The Forty-Two Hands
With the commentary of
THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA
Translated into English by
BHIKSHUNI HENG YIN
THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY
SAN FRANCISCO
1976
Translated into Vietnamese by
The late Dharma Master THÍCH THIỀN-TÂM
26. The Jeweled Halberd Hand and Eye
The Sutra says: “For warding off invading enemies, use the Jeweled Halberd Hand.”
The Mantra: Mwo he fa she ye di.
The True Words: Nan. San mei ye. Jr ning he li. Hung pan ja.
The verse:
When Jen Kuei stormed Korea; his bravery was matchless.
The rescue from the quicksand revealed his uncommon strength.
After Korea submitted to the Celestial rule,
That country’s rebellious thieves vanished without a trace.
26) Bảo-Kích Thủ Nhãn Ấn Pháp
Kinh nói rằng: “Nếu muốn xua đuổi giặc nghịch ở phương khác đến, nên cầu nơi Tay cầm cây Bảo-Kích.”
Thần-chú rằng: Ma Ha Phạt Xà Da Đế [29]
Chơn-ngôn rằng: Án– thẳm muội dã, chỉ nảnh hạ rị, hồng phấn tra.
Kệ tụng:
Nhân Quý chinh liêu dũng vô địch
Nê hà cứu giá lập công kỳ
Cao ly đầu hàng triều thánh đế
Tha phương nghịch tặc tuyệt tông tích.
[TIẾT NHÂN QÚY, Dũng Tướng vô địch, viễn chinh tới thành LIÊU NINH,
Không nại nguy hiểm mất mạng, Cứu VUA nên lập được kỳ công.
Thuần phục quân CAO LY, đất nước an bình VUA được tôn xưng là THÁNH ĐẾ,
Bởi vì không còn tông tích của giặc NGOẠI XÂM phương khác nữa.]
Bài kệ tụng này có hai ý nghĩa: GIẶC BÊN NGOÀI và GIẶC BÊN TRONG
1) GIẶC BÊN NGOÀI:
Nếu Qúy-vị trì tụng thủ nhãn này, sẽ xua đuổi được giặc ngoại xâm ở phương khác đến, như TƯỚNG QUÂN NHÂN QÚY chẳng hạn. Đêm lại an vui thái bình thạnh trị, nên VUA được dân chúng tôn xưng là THÁNH ĐẾ ( bậc hiền quân chỉ BIẾT lo cho dân).
Lại nữa, nếu thường trì thủ nhãn này thì đất nước không bị giặc ngoại xâm. Bởi vì sao? Vì nhân của thủ nhãn này là an vui giải thoát, nên nhất định không có qủa khổ đao binh. Đây là BI NGUYỆN của BỒ-TÁT QUÁN-THẾ-ÂM sẽ làm cho tiêu nghiệp đao binh cho chúng ta, lớn thành nhỏ, nhỏ thành không.
2) GIẶC BÊN TRONG:
Giặc bên ngoài thì dẽ trừ vì có hình tướng, có chổ nơi.
Còn giặc trong “TẠNG THỨC” của chúng ta đã tạo từ vô lượng kiếp cho tới nay là “NGHIỆP CHƯỚNG”, “BÁO CHƯỚNG” và “PHIỀN NÃO CHƯỚNG” thì rất khó tiêu trừ, vì không hình tướng, không có chỗ nơi. Nếu có hình tướng, thì 10 phương hư không cũng không thể chứa hết được. (KINH HOA NGHIÊM)
Vậy phải làm sao?
KINH VĂN:
Đức Phật nói: “Lành thay! A-Nan, các ông nên biết tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay chịu sanh tử tương tục do vì không nhận ra “CHƠN TÂM THƯỜNG TRỤ”, thể tánh vốn trong sạch sáng suốt, mà nhận lầm các vọng tưởng. Các vọng tưởng này vốn chẳng chân thật, thế nên bị luân chuyển.”
Nay ông muốn thấu rõ quả vị vô thượng bồ-đề và phát minh chân tánh, ông phải dùng trực tâm đáp ngay lời Như Lai hỏi. Mười phương Như Lai ra khỏi sinh tử, đều nhờ trực tâm. Do tâm và lời nói đều ngay thẳng như thế, đến khoảng thời gian trước, sau, và thời kỳ trung gian tuyệt nhiên không có lời nói quanh-co.
A-Nan, nay tôi hỏi ông: “Ngay khi ông vừa mới phát tâm là do ông thích 32 tướng tốt của Như Lai, Vậy ông lấy gì để thấy và ông ưa thích cái gì? A-Nan thưa: “Bạch Thế Tôn! Sự yêu thích như thế là do TÂM và MẮT của con. Do mắt thấy tướng thù thắng của Như Lai nên tâm ưa thích và phát tâm nguyện xả bỏ sinh tử.”
Đức Phật bảo A-Nan: “Như ông nói, thật chỗ yêu thích là do tâm và mắt. Nếu ông không biết tâm và mắt ở đâu thì không thể nào hàng phục được trần lao.”
Ví như quốc vương, khi có giặc đến xâm chiến nước mình, muốn phát binh đi trừ dẹp, thì cần phải biết giặc ở nơi đâu.
Lỗi lầm là ở tâm và mắt khiến ông bị lưu chuyển. Nay tôi hỏi ông, riêng TÂM và mắt nay ở chỗ nào?
(KINH LĂNG NGHIÊM)
Mỗi câu tràng hạt (THỦ NHÃN) Phật là tâm
Phật rõ là tâm, uổng chạy tìm!
Bể Phật dung hòa tâm với cảnh
Trời tâm bình đẳng Phật cùng sanh
Bỏ tâm theo Phật còn mơ mộng
Chấp Phật là tâm chẳng trọn lành.
Tâm, Phật nguyên lai đều giả huyễn
Phật, tâm đồng diệt đến viên thành.
(NIỆM PHẬT THẬP YẾU- HT. THÍCH THIỀN-TÂM)
Tóm lại, nếu Qúy-vị trì tụng Bảo-Kích Thủ Nhãn Ấn Pháp, không những ngăn ngừa và xua đuổi được giặc ngoại xâm bên ngoài, mà còn trừ được giặc ở bên trong là NGHIỆP CHƯỚNG, BÁO CHƯỚNG và PHIỀN NÃO CHƯỚNG, nên đối với “THỜI GIAN” thì việc gì trước làm trước…đối với “KHÔNG GIAN” là chỗ ở, cảnh vật, tiếp xúc với người cùng vật… đều “TỰ TẠI”, nói chung là tất cả đều được “TA BÀ HA”.
Bảo-Kích Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Hai Mươi Sáu
Ma Ha Phạt Xà Da Đế [29]
Án– thẳm muội dã, chỉ nảnh hạ rị, hồng phấn tra.