The Forty-Two Hands
With the commentary of
THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

Translated into English by
BHIKSHUNI HENG YIN
THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY
SAN FRANCISCO
1976

Translated into Vietnamese by
The late Dharma Master THÍCH THIỀN-TÂM

17. The Jade Ring Hand and Eye

The Sutra says: “For male and female servants, use the Jade Ring hand.”

The Mantra: Hu lu hu lo mwo la.

The True Words: Nan. Bwo nwo syin wei la ye. Sa wa he.

The verse:

Startle heaven, shake the earth, employ the ghosts and spirits.
Call the wind, command the rain, as if in joyful play.
Men are reverent, women respectful, as they all make obeisance.
With guest and host in harmony, the Way will flourish greatly.

17) Ngọc-Hoàn Thủ Nhãn Ấn Pháp

Kinh nói rằng: “Nếu muốn có tôi trai tớ gái để sai khiến, nên cầu nơi Tay cầm chiếc Vòng-Ngọc.”

Thần-chú rằng: Hô Lô Hô Lô Ma Ra [41]

Chơn-ngôn rằng: Án– bát na hàm vị ra dã, tát-phạ hạ.

Kệ tụng:

Kinh thiên động địa dịch quỉ thần
Hô phong hoán vũ đàm tiếu trung
Nam cung nữ kính đồng lễ bái
Tân chủ hòa hợp đạo đại hưng.

[Trời đất rung động sáu cách, làm kinh sợ Qủy thần, nên họ y theo lịnh mà làm.
Gọi gió, kêu mưa, như là chuyện vui đùa.
Nam Nữ cung kính, đồng lễ bái.
Tứ chúng hòa hợp, thì Phật-pháp được phát triển mạnh mẽ.]

Nếu Qúy-vị, trong khi tu hành mà gặp phải  những chúng sanh can cường, rất khó giáo hóa; cũng không thể hòa hợp với họ để tu hành, vì họ luôn tìm cách làm chướng ngại Qúy-vị;  hoặc là con cái ngỗ nghịch không nghe theo lời khuyên dạy thiện lành của Cha Mẹ, hay là bất cứ ý nguyện gì bạn muốn “hòa hợp” mà không thể thực hiện được, thì nên tu thủ nhãn này sẽ được như ý nguyện mong cầu.

Tại sao vậy?  Vì  “ĐÀ-RA-NI” là tổng tất cả pháp và trì tất cả nghĩa.

Khi Qúy-vị tu thủ nhãn này,  thì tự nhiên “THÀNH TỰU”: tâm “TÙY-HỶ”, tâm  “HỶ-XẢ”,  tâm Đại-Từ-Bi, tâm Bình-Đẳng, tâm Vô-Vi, tâm Vô-Nhiễm-Trước, tâm Không-Quán, tâm Cung-Kính, tâm Tỳ-Hạ, tâm Vô-Tạp-Loạn, tâm Vô-Kiến-Thủ, tâm Vô-Thượng Bồ-Đề… ĐỀU TỪ “ĐÀ-RA-NI” NẦY LƯU XUẤT RA CẢ.

Tâm “TÙY-HỶ” là khi thấy có chúng sanh, dù có một việc thiện nhỏ nào như vi-trần, cũng nên tán thán khen gợi, làm cho họ trưởng dưỡng thiện-căn, tiêu trừ nghiệp-chướng. Như “Phổ-Hiền Bồ-tát” trong KINH HOA NGHIÊM.

Tâm “HỶ-XẢ” là khi thấy có chúng sanh, vong ân, bội nghĩa, tạo ngũ nghịch, thập ác, tổn hại cho mình và người , thì cũng vui lòng bỏ qua, chỉ mong họ sớm cải ác làm lành, Quy Y Tam Bảo, Phát Bồ-đề tâm… Như “Phật Thích-ca” là “Nhẫn Nhục Tiên Nhơn” bị Vua Ca-Lợi cắt đứt tay chân, trong KINH KIM CANG.

Đây là tinh thần VÔ-NGÃ, có đầy đủ “BI, TRÍ, DŨNG”  thì làm cho Trời Đất chấn động sáu cách:

1) Phương Đông nổi phương Tây chìm,

2) Phương Tây nổi phương Đông chìm,

3) Phương Nam nổi phương Bắc chìm,

4) Phương Bắc nổi phương Nam chìm,

5) Chính Giữa nổi bốn bên chìm,

6) Bốn Bên Nổi chính giữa chìm.

(Kinh Ðại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật)

Đó gọi là sáu cách chấn động của các thế giới,  làm kinh sợ Qủy Thần, có khả năng ra lịnh cho Qủy Thần, cho Rồng phun mưa, làm gío là chuyện rất thường như chuyện đang vui đùa vậy,  đây gọi là “du hý thần thông.”

Chúng-sanh “CAN CƯỜNG”, Nam Nữ ngỗ nghịch, nhìn thấy “DU HÝ THẦN THÔNG” của người tu “NGỌC-HOÀN THỦ NHÃN ẤN PHÁP” nầy thì trở lại “cung kính lễ bái tam bảo”, cải ác làm lành, cùng hướng tới chơn-lý, vậy nên “Tứ chúng hòa hợp, thì Phật-pháp phát triển mạnh mẽ.” LÀ DO CÓ NGƯỜI TU THỦ NHÃN NẦY?

Tứ chúng hòa hợp là chỉ cho Tỷ-khưu, Tỷ-khưu-ni, Cư-sĩ Nam và Cư-sĩ Nữ trong Phật-pháp. Nếu nói rộng ra thì là sự “HÒA-HỢP” trong Gia-đình, Xã-hội, Quốc-gia, Chúng-sanh, Pháp-giới…

Lời bàn:

Khi Quý-vị phát tâm “Đại-Từ-Bi” thì đó chính là trì “Chú Đại-Bi và 42 Thủ Nhãn.”

hoặc là trì “ Ngọc-Hoàn Thủ Nhãn Ấn Pháp” nầy thì tự nhiên “THÀNH TỰU” : 

1)  tâm “TÙY-HỶ”

2) tâm  “HỶ-XẢ”

3) tâm “Đại-Từ-Bi”

4) tâm “Bình-Đẳng”

5) tâm “Vô-Vi”

6) tâm “Vô-Nhiễm-Trước”

7) tâm “Không-Quán”

8) tâm “Cung-Kính”

9)  tâm “Tỳ-Hạ”

10) tâm “Vô-Tạp-Loạn”

11) tâm “Vô-Kiến-Thủ”

12) tâm “Vô-Thượng Bồ-Đề”… ĐỀU TỪ “ĐÀ-RA-NI” NẦY LƯU XUẤT RA CẢ.

Tai sao vậy?  Vì  “ĐÀ-RA-NI” là tổng tất cả pháp và trì tất cả nghĩa. Nếu hiểu theo 1 nghĩa, 1 pháp nào đó cố định, thì không gọi là “Đà-Ra-Ni.”

Kệ tụng:

Kinh thiên động địa dịch quỉ thần
Hô phong hoán vũ đàm tiếu trung
Nam cung nữ kính đồng lễ bái
Tân chủ hòa hợp đạo đại hưng.   

Ngọc-Hoàn Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Mười Bảy

Hô Lô Hô Lô Ma Ra [41]

Án– bát na hàm vị ra dã, tát-phạ hạ.