KINH BỒ ĐỀ HÀNH
(Bodhicaryâvatāra)

Thánh Long Thụ Bồ-tát sưu tập tụng
Tam tạng Đại sư Thiên Tức Tai dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 4

Phẩm 7: TÂM BỒ-ĐỀ BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA

(IX. Prajñāpāramitā)

Như Lai trí tuệ nhân,

Vì tất cả thế gian,

Khiến cầu xa lìa khổ,

Cho nên trí tuệ sinh.

Chân như và thế gian,

Nay nói 2 pháp đó.

Biết Phật chân như nên

Thuyết pháp mà trí tuệ.

Phàm phu thế gian kia,

Thấy 2 thứ tương ứng.

Hại với lại thắng hại,

Là việc đời tương ứng.

Thấy 2 việc ấy rồi,

Thấy đó mới là trí.

Trí thấy tính thế gian

Là như dụ chân như.

Thuyết này không khứ lai,

Người trí ai chẳng thấy.

Sắc v.v…rất rõ ràng,

Là việc đời tương ứng.

Bất tịnh mà làm tịnh,

Người trí dụ có lợi.

Vì biết thế gian nên

Nói là thế gian tính.

 Vì thấy nơi chân như,

Thấy bởi sát-na trụ.

Thế gian hạnh tương ứng,

Hạnh này không lầm lỗi.

Như nữ nhân bất tịnh,

Khác đời các việc hại.

Nói phúc Phật hư ảo

Khiến ta làm sao tin?

Hữu tình nếu cảnh ảo

Làm sao lại sinh diệt?

Kia do tập hòa hợp,

Mới được duyên huyễn ảo.

Hữu tình chủng tử sinh,

Làm sao có chân thật?

Giết người hư ảo kia,

Không tâm tính các tội.

Tâm hư ảo bình đẳng,

Tội phúc được sinh khởi.

Sức đẳng trì chân ngôn,

Cảnh ảo tâm không đắm.

Bởi các thứ ảo kia,

Các thứ do nghiệp sinh.

Nào có nơi một người,

Được hết tất cả sức?

Nếu trụ nơi chân như,

Hoặc trụ nơi tịnh giới,

Như vậy tức Phật hạnh,

Ai nói Bồ-đề hạnh?

Nhân duyên phải đoạn hết,

Ảo hóa không thể được.

Nhân duyên nếu đoạn hết,

Không sinh mà tự được.

Nếu không trụ nghi vọng,

 Thì cảnh ảo không lập.

Nếu cảnh ảo kia không,

Tất cả không thể được.

Như vậy tức chân như,

Được hiện trong tâm thể.

Nếu chia tâm như vậy,

Hư ảo do đâu thấy?

Tâm không tự thấy tâm,

Đó là Thế Tôn nói.

Như kiếm đao tuy bén,

Không thể tự cắt mình.

Tự tính cũng như thế,

Lại dụ như đèn sáng,

 Do phá được tối tăm,

Mà không nói tự chiếu.

Lại như ngọc thủy tinh,

Thể vốn chỉ trong suốt,

Do xanh thì thành xanh,

Ảnh hiện tùy các sắc.

 Không xanh mà hiện xanh,

Như tâm là tự tạo.

Lại như đèn sáng kia,

Người trí biết như thế.

Trí tuệ khai thông đây,

Người trí đâu có nói?

Tuy khai mà không khai,

Như người không chỗ thấy.

Thạch nữ nghĩa không sinh,

Với đây không 2 nghĩa.

Cũng đồng không tâm thức,

Duyên niệm không sở đắc.

Chẳng niệm mà có sinh,

Hư vọng niệm như độc.

Là hoặc nhân hoặc quả,

Vì pháp mà tự nói.

Có nói thuốc chữa mắt,

Thấy bình mà không thuốc.

Nếu thấy nghe hay biết,

Đó hữu mà phi hữu.

Dứt niệm nơi nhân khổ,

Là thật niệm nên niệm.

Niệm niệm mà không khác,

Tâm này phải bình đẳng.

Tiền trần thường dối người,

Biết đó vô sở hữu,

Như ảo mà không thật,

Do vọng tâm tự thấy.

Trụ trần ở luân hồi,

Như không, không sở y.

Tính trụ trần cũng vậy,

Cũng không có sở đắc.

Nếu cùng với bất thiện,

Bất thiện ngươi sở đắc.

Nếu tâm có lấy bỏ,

Thí tất cả Như Lai,

 Như vậy có dụng tâm,

Mà được công đức gì?

Cảnh ảo biết tất cả,

Phiền não làm sao đoạn?

Với ảo 3 độc kia,

Xa lìa mà không tạo.

Biết nơi tâm phiền não,

Kia làm mà chưa hết.

Với kia khi được thấy,

Không hữu ý vô lực.

Tính phiền não chẳng hết,

Với không mà xen tạp

 Đến vô sở học kia,

Sau kia mới hết được.

 Tính kia mà không được,

 Thì cũng không thể thấy.

Tính kia nếu không trụ,

Làm sao trụ thân này?

Nếu tính mà không có,

 Thân trụ nơi vô tính.

Tính ấy như khứ lai,

Tùy hiện không chấp trước.

 Cây kiếp với Ma-ni,

Cứ như ý viên mãn.

Phật biến hóa cũng vậy,

Làm hạnh nguyện như đây.

Dụ pháp chú rừng cây,

Chú thành cây khô héo.

Các độc tuy hại lâu,

Kia thảy đều tiêu trừ.

Tu hành của Bồ-tát,

Ra làm các sự nghiệp,

Hạnh Bồ-đề tối thắng,

Cây Phật năng thành tựu.

Vì hạnh bình đẳng kia,

Mà trụ nơi tĩnh vắng.

Và làm bất tư nghị,

Cúng dường được quả gì?

Tùy kia chỗ tạo nhân,

Mà được quả báo đó.

Các cúng dường chân thật,

Đắc quả mà xưng thật.

Làm sao được pháp không,

Thật được pháp giải thoát?

Không lìa đạo Mâu-ni,

Thì sẽ được Bồ-đề.

Ngươi không cầu Đại thừa,

Pháp nào cầu viên mãn?

Nhị thừa được thành tựu,

Nhưng chẳng phải viên mãn.

Nếu kia chỗ tạo nhân,

Sợ sệt nơi Đại thừa,

Sợ, sợ chẳng phải thật,

Sợ này thật là sợ.

Cần phải biết pháp này,

Luận đến chỗ Đại thừa

Lìa đây là pháp khác,

Biết là luận ngoại đạo.

Pháp căn bản của Tăng,

Tăng biết pháp xuất ly.

Tâm có chỗ chấp trước,

Không thể được Niết-bàn.

Tâm giải thoát không chấp,

Phiền não được tiêu diệt.

Nghiệp phiền não tiêu trừ,

 Đây nhờ sức giải thoát.

Ái thủ không duyên nhau,

Do đó không nắm giữ.

Nghiệp ái mà suy yếu,

Là không có si ái.

Thụ ái được duyên nhau,

Thụ này mới được hữu.

 Trước tâm an trụ hữu,

Thì được gọi nơi nơi.

Nếu tâm mà chẳng không,

Thì gọi là chấp trước.

 Tâm tính nếu nói không,

Như thức là vô đắc.

Như Ứng Chính đẳng Giác,

Đã nói diệu pháp này.

Nghĩa đó là Đại thừa,

Hạnh Đại thừa bình đẳng.

Trong một thời thuyết pháp,

Rõ tất cả lỗi lầm,

Một mùi vị bình đẳng,

Không Phật nào chẳng nói.

Đại tôn giả Ca-diếp,

Như nói là không biết,

Kia ngươi nói không hiểu

Không thụ thì làm gì?

Nếu sợ sức giải thoát,

Thì sẽ bị luân hồi.

Mê sự khổ không kia,

Mà bị nơi quả này.

Mê không kia như thế,

Không được chê bai pháp.

Quán sát kỹ không này,

Cho nên được không nghi.

Lìa tối biết phiền não,

Do pháp mà biết không.

Muốn mau biết tất cả,

Quán sát kỹ kia nói.

Nếu vật sinh nơi khổ,

Sợ khổ đó phải sinh.

Khổ đó do không tạo,

Kia sao lại sinh sợ?

Nếu sợ nơi vật kia,

Đó tức là ngã sở.

Như vậy ngã vô sở,

Khổ sợ làm sao được?

Răng tóc móng và vảy

Xương thịt cùng máu tủy,

Nước mũi mủ đờm dãi

Mỡ màng ruột bao tử

Mồ hôi đại tiểu tiện

Cửu lậu và lục thức,

Như vậy các pháp ấy

Tất cả đều vô ngã.

Nói kia trí và thanh,

Thanh hằng thụ tất cả.

Nếu nói thanh lìa trí,

Lìa thì làm sao biết?

Nếu trí mà không biết,

Vì trí kia khó biết.

 Trí kia đã quyết định,

Là gần với trí trí..

Trí này chẳng thanh thụ,

Thanh kia lấy gì nghe?

Thanh kia gần với tâm,

Kia biết sắc như vậy.

Nếu thụ nơi sắc thanh,

 Thì sắc lại thụ gì?

Như kia một cha con,

Suy nghĩ không chân thật.

Hữu tình trần che khuất,

Không cha cũng không con.

Biết thanh sắc như vậy

Cũng không nơi tự tính.

Sắc kia biết như vậy,

Như vui tạm hòa hợp.

Tự tính kia như vậy,

Kia một mà nói có.

Sắc khác đều không thật,

Đây nói sắc hạ phẩm.

Kia tất cả trí tâm,

 Phiền não đều thanh tịnh.

Tư duy một giác tâm,

Các thứ kia nếu không,

Ái như rỗng, không thật,

Làm sao trụ nơi kiến?

Vô ngã mà vô tâm,

Tâm này như tượng vẽ.

Là tâm trí tương ưng

Thanh tịnh ngu si phá.

Tự tâm là như vậy,

Kia làm, làm thế nào?

Kia ngu si vô hành,

Ngã này mà dối làm.

Hữu hành tự xuất ly,

Mà không quả ác nghiệp.

Nếu làm nghiệp phá hoại,

Làm sao được quả thiện?

Hai thứ hành quả này,

Cùng nhau phá thành tựu.

Kia nói biết không dối,

Kia là tự vô sự.

Nhân quả định tương ưng,

Ác kiến phải không sinh.

Hành này mà không trụ,

 Tác thụ nay sẽ nói.

Tâm quá khứ vị lai,

Bỉ ngã không có sinh.

Tâm này sinh ngã phá,

Ngã không sinh khởi lại.

Như cây chuối làm trụ,

Vô sở năng thắng nhiệm.

Ngã tâm sinh cũng vậy,

Là được quán sát tốt.

Nếu không có hữu tình,

Hành này dùng làm gì?

Hành kia nay nếu làm,

Mà làm có sự si,

Hữu tình sao thật không?

Si dụ như sự ái.

Nếu diệt được khổ não,

Sẽ đoạn diệt sự si.

Ngã mạn là nhân khổ,

Si là được tăng trưởng.

Sự kia tâm không hồi,

Quán tâm là tối thượng.

Không chân không cẳng, gối,

Không eo cũng không đùi,

Không cánh tay không vai,

Không rốn, không ngực, lưng,

Không sườn và không hông,

Không tay cũng không mũi,

Không cổ lại không đầu,

Xương, khớp đều như vậy.

Quán tất cả thân đây,

Không đi ở một nơi,

Kia đi khắp nơi nơi,

Nơi nào tự an trụ?

Bởi vì thân tay kia

Đều trụ ở mọi nơi.

Kia một thân như vậy,

Cho đến tay vân vân,

Không trong không ngoài thân,

Sao chỉ có thân tay?

Tay v.v… không phân biệt,

Làm sao kia lại có?

Kia đã không si thân,

Sao còn nói ý, tay?

Trụ đã gần thù thắng,

Người quán biết người dụ.

Nếu nhân kia hòa hợp,

Người gỗ cũng như nhau.

Nếu rõ tướng như vậy,

Thân kia như thấy đây.

 Như vậy bỏ ngón chân,

Ngón tay cũng đều bỏ.

Kia mới quán lóng hợp,

Sau thấy lóng tự rời.

Thân này đã phá xong,

 Kia trụ phân biệt thấy.

Phân biệt thấy thân này,

Được dụ như hư không.

Như vậy sắc trong mộng,

Người trí nào có vui?

Ra làm nếu không thân,

 Làm sao có nam nữ?

Nếu vui thật là khổ,

Điều này sao không rõ?

Quán sát đây thế nào?

Ái lạc sâu phiền não.

Vui đó là không thật,

Như kia không chấp thụ,

Khổ ngươi như thế nào

Như kia không tự được?

Kia có khổ vi tế,

Vi tế mà không nói.

Bởi kia vi tế nên,

Không nói khiến người vui.

Do giận mà sinh khổ,

Đã sinh thì có diệt.

Nếu trong định có thấy,

Với sinh tự không thụ.

Như vậy mà đã biết,

Như vậy quán nhân quả.

Thiền ái hoặc tương ưng,

Bị sinh chỗ nghi kia.

Thiện căn mà có lợi,

Đều là vì cho ai?

Kia đây sao hòa hợp,

Hòa hợp thì được gì?

Người dụ như hư không,

Tuy hợp mà không vào.

Không vào mà phi hợp,

Là hạnh không phân biệt.

Không cầu tên hòa hợp,

Như thấy mà không thấy.

Hòa hợp kia không cầu,

Làm sao gọi được sinh?

Có vật phi hòa hợp,

Như dắt dẫn biết trước.

Mà thức kia vô tướng,

Không trụ nơi hòa hợp.

Pháp xúc kia như vậy,

Thì thụ nào được sinh?

Ngày nay ta làm gì,

Mà bị các khổ hại?

Nếu không là sở thụ

Thì khổ hại không biết.

Vị này kia thấy được,

Ái nào chẳng lìa xa?

Nay thấy xúc trong mộng,

Ảo hóa của tự tâm,

Đã thấy kia tính xúc kia,

Thụ kia ngươi cũng biết.

Đời trước và đời sau,

Niệm niệm mà không thụ.

Như vậy quán tự thân,

Thụ cũng không chỗ được.

Chỗ thụ đã không thật,

Kia sẽ biết không có.

Nếu đây không tự thân,

Làm sao hại như vậy?

Sự tự trụ sắc tính,

Không gốc, không trung gian.

Sắc không trong không ngoài,

 Không chỗ nào có được.

Thân nếu không có chỗ,

Không hợp không phân biệt.

Tự tính của hữu tình,

Vắng lặng không chỗ có.

Người trí nếu trước biết,

Làm sao có chấp trước?

Trí là đồng trí nên

Kia sinh sao lại chấp?

Trí ấy là hậu đắc,

Trí ấy được thế nào?

Như vậy tất cả pháp,

Tuy sinh mà không có.

Như vậy nếu pháp không,

Pháp ấy sao có hai?

Kia các pháp nếu vậy,

Hữu tình đều vắng lặng.

Kia tha tâm có nghi,

Thì tự tâm không có.

Kia chắc là hậu hữu,

Pháp này không đây kia.

Tư duy trong tự tâm,

Hai này hằng cùng trụ.

Nếu được nơi chính trụ,

Tất cả người trí nói.

Nếu có các người trí,

Đạt được nơi trí trí,

Người trí được trí này,

Kia tức thì không vị.

Người trí được trí này,

Có được nhưng không trụ.

Không trụ tức không sinh,

Đó là nói Niết-bàn.

Nếu có 2 pháp kia,

Như vậy rất khó trụ.

Nếu pháp do nơi trí,

Trí ấy nhân đâu có?

Trí đó do nơi biết,

Cái biết không sở đắc.

Hai pháp đều nhân nhau,

Nên hữu tình vô tính.

Không cha thì không con,

Muốn sinh con sao được?

Có cha mới có con,

Hai pháp kia cũng vậy.

Mầm từ hạt giống sinh,

Hạt giống cầu được gì?

Cái biết từ trí sinh,

Kia thật sao không làm?

Mầm từ giống trí sinh,

Biết từ mầm trí có.

Nếu không biết biết kia,

Sao có được trí trí?

Mọi người do nhân duyên,

Là điều trước đã nói.

Sự sinh khởi nhân quả,

Ví dụ như hoa sen.

Nhân quả do đâu làm,

Đều do từ quá khứ.

Quả này làm sao được?

Do nghiệp lực quá khứ.

Thế gian do Tự Tại,

Tự Tại kia nói gì?

Như vậy được hậu hữu,

Tên kia sao lẫn lộn?

Việc đó chỉ bất định,

Phi tâm phi hiền thánh.

Tội ác không báo thiện,

Kia sao được Tự Tại?

Chẳng thấy như hư không,

Chẳng thấy từ quá khứ,

Tự Tại bất tư nghị,

Lý đó không nên nói.

Chủ kia dù tối thượng

Kia cũng tự vô định.

Thiện ác có tự tính,

Người trí biết vô biên.

Nghiệp nhân có khổ vui,

Thuyết kia nói thế nào?

Nếu không có nhân trước,

Thì ai được quả báo?

Làm sao không hằng làm

 Kia không có biệt kiến?

Kia làm đã vô biệt,

Sao lại được thấy kia?

Nếu thấy nhân hòa hợp,

 Thì không nói Tự Tại.

Hòa hợp này không chủ,

Thì pháp kia không chủ.

Kia ái không tự ái,

Thì ái đó vô tác.

Sơ đắc là do đó,

Sao nói Tự Tại làm?

Kia không làm quá khứ,

Là nếu hằng bất diệt,

Ái tối thượng số này,

Là thế gian hằng thường.

Hữu tình trần che tối,

Trụ ác cống đức này.

 Nói đó là tối thượng,

Là thuyết ác thế gian.

Tự tính của một ba,

Không hợp và không có.

Đức đó vô sở hữu,

Kia mỗi mỗi 3 thứ.

Công đức tuy vô thanh,

Thanh này có hoàn viễn.

Như áo là vô tâm,

Do đó sinh thích thú.

Tính của sắc cũng vậy,

Quán đó không có tính.

Các nhân thích thú kia,

Không thể được lâu dài.

Kia được là vi tế,

Vì sao kia thô tế?

Thích thú nếu là thật,

Tư duy sao không thụ?

Lìa thô được vi tế,

Vi tế chẳng dài lâu.

Mọi vật đều như vậy,

Dài lâu sao không được?

Thích thú được không thô,

Thích thú không định chắc.

 Kia không có sở sinh,

Thuyết đó không chân thật.

 Đức chân thật kia sinh,

Kia được trụ vô dục.

Vì ăn thứ bất tịnh,

Mà có nơi nhân quả.

Thích cái áo vô giá,

Mua hạt giống Đổ-la.

Không ái thế gian si,

Kia trụ chân như trí.

Trí đó thế gian có,

Làm sao mà không thấy?

 Đồng lượng thế gian kia,

Như vậy rõ ràng thấy.

Thế lượng là phi lượng,

Kia không dối mà nói.

Cho nên quán chân như,

Là không và không sinh.

Biết tính là không xúc,

Tính ấy là không chấp.

Tính ấy thật, phi thật,

Cho nên phi thật tính.

Cho nên tỉnh mộng rồi,

Nghi kia không còn nữa.

Tính đó nếu thấy có,

Là do không thật sinh.

Cho nên biết tính kia,

Không nhân thì không có.

Tất cả đều không chủ,

An trụ trong nhân duyên.

Do kia không khác biệt,

Không trụ cũng không đi.

Nếu kia mê nơi thật,

Lại bị thế gian thắng.

Là từ nhân sinh ra,

 Là từ ảo hóa làm.

Kia từ đâu đến đi,

Hiểu rõ là như thế.

Nếu hiểu rõ là thế,

Mới thấy kia vô tính.

Làm sao biết thật giả,

Đồng với ảnh tượng thôi.

Tính nếu nói tự có,

Là nhân gì lập ra?

Nếu kia là không có,

Nên không dùng nhân kia.

Cái tính tướng không có,

Nhân trăm ngàn Câu-chi.

Kia lập tính thế nào,

Sao có được tính riêng?

Khi tính kia không tính,

Tính đó khi nào được?

Vô tính tức vô sinh,

Phải y tính kia làm.

Tính không tính quá khứ,

Mà do tính không sinh.

Không hữu tính vô tính,

Như ảo hóa hòa hợp.

Tất cả tính hữu vô,

Có như vậy bất diệt.

Đây tất cả thế gian,

Cho nên chẳng sinh diệt.

Biết hành không chẳng thật,

Như mộng như cây chuối.

Phân biệt diệt bất diệt,

Tất cả không thể được.

 Tính không là như vậy,

 Có gì được và thụ?

Chẳng thật hằng như thế,

Thì kia làm sao đsợc?

Có gì khổ và vui?

Có gì yêu không yêu?

Kia yêu, yêu cái gì?

Cần phải biết tự tính.

Thế gian cũng biết được,

Cái gì là vô thượng,

Người nào là người thân,

Sinh gì và được gì?

Tất cả như hư không,

Đây kia thụ đều mất.

Vui mừng giận đối nhau,

Do vui hoặc tranh giành.

Giận buồn các tà hạnh,

Tất cả khiến phá hoại.

Tội ác tự vui thích,

Là bị gọi nẻo ác.

Chết liền đọa nẻo ác.

Bị khổ mà không hối.

Hoặc qua lại cõi trời,

Đời đời hưởng phúc lạc.

Xả bỏ nhiều tội lỗi,

Là chân thật như vậy.

Như vậy chân vô tính,

Lại hằng yêu ghét nhau.

Nói kia tương lai ác,

Chìm vô biên biển khổ.

Sắc lực và thọ mạng,

Kia được chỉ chút ít.

Tuy có được phúc lạc,

Mà do có đói khổ,

Và ngủ nghỉ hôn mê,

Như hư ảo hòa hợp.

Phải hết hư ảo kia,

Như thế còn khó được.

Kia học để làm gì,

Làm gì trừ được gì?

Nào các thứ việc ma kia,

Đó mới là đại tội.

Nơi kia nhiều đường chính,

Khó thắng mà không đi.

Lại trong một sát-na,

Khó được sinh giác ngộ.

Quá khứ vị lai khổ,

Khó cạn biển phiền não,

Mà nơi biển khổ này,

Ta hận cầu lìa khổ.

Như vậy an trụ đây,

Nếu tự không thích trụ,

Như chốc lát chốc lát,

Vào tắm trong lửa nóng.

Thấy tự lợi như vậy,

Mà thụ nơi khổ này.

Không lão tử tự tại,

Kia làm nhân như vậy,

Từ pháp ác kia đến,

Cảm ác mà chết trước.

Lửa khổ nóng như vậy,

 Ta bao giờ mới dứt?

Tự tạo nơi phúc lạc,

Mây phúc sinh phủ quanh,

Bởi ta thấy biết gì,

Mà nói biết tuệ không.

Đảnh lễ biết đầy đủ,

Đảnh lễ phúc đức nặng.

Phẩm 8: TÂM BỒ-ĐỀ HỒI HƯỚNG

(X. Pariṇāmanā)

Hạnh Bồ-đề như vậy,

Tư duy làm việc phúc.

Hạnh Bồ-đề trang nghiêm,

Cả mọi người đều được.

Cho đến cả mọi nơi,

Ai thân tâm khổ não,

Mà được phúc tốt này,

Hoan hỷ biển phúc lạc.

Nếu ai không tự tại,

Mà ở trong luân hồi,

Khiến được vui thế gian,

Cho đến vui Bồ-đề.

Nếu ai trong thế giới,

Cho đến trong địa ngục,

Mà khiến những người ấy,

Đều được rất an lạc.

Khổ lạnh được ấm áp,

Khổ nóng được mát mẻ.

Bồ-tát mây lớn che,

Lại tắm nước biển pháp.

Chóp núi sắt cây sắt,

Rừng kiếm ánh sáng chớp.

Tất cả thành cây kiếp,

Tội nhân vui an lạc.

Như Ca-na-ma, Ca-la-noa,

Oan ương, nga, nhạn tiếng vui thích.

Ao hồ trong sạch không ô uế,

Các hương vi diệu sinh hỷ lạc.

Địa ngục lò than nhóm,

Mà được ngọc Ma-ni.

Đất nóng thủy tinh đẹp,

Lại núi báu hòa hợp.

Dùng như vậy cúng dường,

Đầy khắp cung Thiện Thệ.

Than lửa nóng, mưa gươm,

Từ nay rưới mưa hoa,

Gươm kia chém giết nhau,

Từ nay thành hoa rải.

Đốt giã các thân thịt,

Như sắc hoa Quân-na.

Thịt xương cùng với lửa,

Vất xuống sông Nại Hà.

Bởi sức thiện của ta,

Nay thành cung điện trời.

Sáng như ngàn mặt trời,

Đầy khắp Na-chỉ-nhĩ.

Lính canh ngục Diêm-ma,

Người thấy không sợ hãi.

Các giống quạ kềnh kềnh,

Đều lìa bỏ ăn thịt.

Yêu kia khắp an lạc,

Đây được thiện nào sinh?

Phúc dụ như hư không,

Quán đây trên và dưới.

Như thấy Kim cương thủ,

Mau diệt trừ tai hoạn.

Mưa xuống các hương hoa,

Phá diệt lửa địa ngục.

Thế nào là an lạc?

Thế nào là hoan hỷ?

Người ở địa ngục kia,

Được thấy Quán tự tại.

Đồng tất cả oai đức,

Câu-chi kế đồng tử.

Tâm Đại bi Bồ-đề,

Cứu độ cho tất cả.

Dùng thiên cúng dường kia,

Mão trời và hoa trời.

Cho đến hoa tâm bi,

Lầu gác báu vui thích.

Giọng thiên nữ nói năng,

Trăm ngàn thứ ca vịnh.

Khen Đại thánh Văn-thù,

 Và Phổ Hiền Bồ-tát.

Đem công đức thiện này,

Đồng với người địa ngục.

Đại thánh Quán tự tại,

Quán sát khổ địa ngục.

Vô lượng khổ đáng sợ,

Tay cho sữa cam lồ,

Giúp chúng ngạ quỷ kia,

Cho ăn và tắm gội.

Khiến no đủ sạch sẽ,

Lìa khổ được an vui.

Như người Bắc Câu-lô,

Sắc lực và thọ mạng.

Kẻ điếc được nghe tiếng,

Người mù thấy sắc hình.

Có thai và sinh đẻ,

Như Ma-da không khổ.

Tuy mặc áo ăn cơm,

Mà trang nghiêm thanh tịnh.

Tất cả cầu tùy ý

Được lợi lại được ích.

Kẻ sợ không còn sợ,

Không vui thì được vui.

Phiền não hết phiền não,

Ai thấy đều hoan hỷ.

Người bệnh được an lành,

Thoát khỏi mọi trói buộc.

Không sức thì có sức,

Tâm yêu cho lẫn nhau.

An lạc khắp 10 phương,

Đi đường thì đến nơi.

Việc ác đều diệt hết,

Và trở thành việc tốt.

Các khách buôn đi thuyền,

Thỏa mãn được như ý.

An lạc đến bờ kia,

Cùng thân thiện vui vẻ.

Lúc đi đường đói khát,

Có bạn không lo sợ.

Chẳng sợ giặc sợ cọp,

Cũng chẳng sợ mê say.

Đồng hoang không sợ bệnh,

Già trẻ không chủ tể.

Thánh hiền đều gia hộ,

Thoát khỏi các phiền não

Bi mẫn tín trí tuệ,

Đầy đủ tướng tu hành.

Hằng được Túc mạng thông,

Và được Vô tận tạng,

Cho đến Hư không tạng.

Không duyên, không phương tiện,

Không thiếu tài, không vui,

Hữu tình thiếu tiếng tăm,

Sẽ được tiếng khen lớn.

Xuất gia nếu xấu tướng,

Sẽ được đủ sắc tướng.

Nếu kia có 3 cõi,

Khiến kia được trượng phu,

Cũng lìa bậc thấp cao,

Sẽ phá tâm ngã mạn.

Nay được tất cả phúc,

Lợi các chúng hữu tình,

Thường lìa tất cả tội.

Hằng làm việc thiện lợi,

Tâm Bồ-đề ra làm,

Hạnh Bồ-đề khôing lui,

Xa lìa nghiệp ngã mạn.

Sẽ được Phật thụ ký.

Tất cả chúng hữu tình,

Được vô lượng thọ mạng.

Thọ mạng hằng tăng trưởng,

Phá hoại tiếng vô thường,

Kiếp cây vườn ưa thích.

Cả muôn phương đều được,

Ưa thích diệu pháp âm.

Đồng Phật Phật viên mãn.

Kia các núi cao thấp,

Bằng phẳng như bàn tay.

Nhu nhuyến sắc lưu ly.

Tất cả địa đều được,

Chư Đại Bồ-tát chúng,

Phổ biến các quốc độ

Bằng ánh sáng tự trụ,

Trang nghiêm nơi đại địa,

Cây cối và phi cầm,

Sáng chiếu cõi hư không,

Tiếng thuyết pháp không ngớt.

Các hữu tình thường nghe,

Phật và các Phật tử,

Chúng kia thường được thấy,

Vô biên mây cúng dường,

Cúng dường nơi Thế Tôn.

Trời mưa đúng thời tiết,

Lúa thóc đều tốt tươi,

Thế gian được sung túc.

Phép vua được y hành,

Dược lực được tăng thịnh.

Sức minh chú thành tựu.

La-sát Noa-cát-nhĩ,

Chúng đều sinh bi mẫn,

Không làm khổ hữu tình.

Không tội, cũng không bệnh,

Không khinh mạn, hạ liệt.

Không còn có phiền não,

Đọc tụng được tự tại.

Đi ở đều tùy ý,

Thường xuyên vân tập chúng,

Để thành tựu Tăng sự.

Bí-sô trụ tịnh giới,

Được hiểu rõ tất cả,

Quán sát nơi nghiệp tâm,

Lìa bỏ các phiền não.

Bí-sô được lợi ích,

Phải xa lìa tranh giành.

Chư xuất gia cũng vậy,

Không được phá cấm giới,

Được giới thì phải hộ.

Hằng muốn hết các tội.

Nếu kia không phá giới,

Được ích qua cõi trời.

Nếu kia người trì bát,

Để được các thiện lợi,

Được chủng tử thanh tịnh,

Tiếng đồn khắp chư phương,

Hằng không thụ tội khổ.

Hằng hành nơi không khổ,

Vô biên các hữu tình,

Cúng dường tất cả Phật

Sẽ được một thân trời.

Kia thành Phật thế gian

Bất tư nghị hữu tình,

Vui Phạt mà được vui

Nguyện vì các thế gian

Bồ-tát được thành tựu.

Kia tôn trọng tư duy

Hữu tình kia khiến được

An lạc Bích-chi-phật,

Và được vui Thanh Văn,

Trời, người, A-tu-la,

Tâm trọng mà hằng hộ.

Nếu kia Túc mạng thông,

Xuất gia đây hằng được.

Nếu kia Hoan hỷ địa,

Văn-thù-sư-lợi trụ.

Ta nếu dùng vị kia,

Tùy sức có thể cho.

Nếu biết hòa hợp trụ,

Thì được sinh tất cả.

Nếu ai muốn được thấy,

Và có ai muốn nghe,

Như vậy kia được thấy.

Đức Văn-thù-sư-lợi:

Mặt trời chiếu 10 phương,

Vì tất cả hữu tình.

Tu hành của Văn-thù,

Ta được hạnh như vậy,

Kia hoặc trụ hư không,

Hoặc trụ nơi thế gian,

Nay ta trụ cũng vậy.

Hoại được khổ thế gian.

Thế gian nếu có khổ,

Kia tất cả ta chịu.

Thế gian tất cả thiện,

Cái Bồ-tát muốn được,

Là thuốc cứu thế gian,

Tất cả đều phú lạc,

Tất cả đồng lợi dưỡng.

Phật giáo mà trụ lâu,

Đem thiện tâm thanh tịnh,

Quy mạng nơi Văn-thù,

Tôi nói thiện tri thức,

Thanh tịnh đây tăng trưởng./.

(QUYỂN 4 TRỌN BỘ HẾT)

Trang: 1 2 3 4