KINH BỒ ĐỀ HÀNH
(Bodhicaryâvatāra)

Thánh Long Thụ Bồ-tát sưu tập tụng
Tam tạng Đại sư Thiên Tức Tai dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 3

Phẩm 6: TÂM BỒ-ĐỀ TĨNH LỰ BA-LA-MẬT-ĐA

(VIII. Dhyānapāramitā)

Phật hỷ tinh tiến tăng,

An trụ thiền định ý.

Thương kia người tán tâm,

Ở trong mầm phiền não.

Con nay biết thân tâm,

Không sinh nơi tán loạn.

Cho nên xa thế gian,

Cũng lìa xa nghi hoặc.

Hạnh lợi ích đáng yêu,

Yêu, không lìa thế gian.

Người có trí tư duy,

Cho nên đây đều xả.

Y nơi Xa-ma-tha,

Và Vĩ-bát-xa-nẵng,

Như vậy mà khởi hành,

Phá hoại các phiền não.

Trước cầu Xa-ma-tha,

Không nhờ hạnh thế gian.

Vô thường mà hằng hữu,

Với ái đâu cần đến.

Nêu thấy trong ngàn đời,

Cũng chẳng khởi ái trước.

Không thích Vĩ-bát-xá,

Cũng chẳng trụ Đẳng trì.

Thấy rồi không dừng bước,

Là lo quá khứ khát.

Như thật mà không thấy,

Đâu hết được phiền não.

Ý duyên nơi ái tập,

Bị phiền não đốt cháy.

Suy nghĩ kia rơi xuống,

Mạng ngắn trụ chốc lát.

Bạn lành chẳng dài lâu,

Không thành pháp kiên cố.

Hành đồng với ngu mê,

Quyết định đọa nẻo ác.

Sao được đồng ngu mê,

Bởi độc chia nhau dắt.

Mà với quyến thuộc mình,

Sát-na bị oán hận.

Tính dị sinh phàm phu,

Vui giận là bất định.

Giận nhiều thừa sự khó,

Xa lìa các thiện lợi.

Tâm hạ liệt tự khen,

Trói buộc tội yêu ghét.

Kia không bỏ giận dữ,

 Sẽ phải đọa nẻo ác.

Ngu mê không nhiếp tâm,

Vì thế không công đức.

Khen mình chê bai người,

Luân hồi mình tự chịu.

Ngu mê cứ nắm giữ,

Mà trụ các bất thiện.

Bất thiện không hòa hợp,

Việc ấy đều đạt được.

Một đời con cam chịu,

Mà tâm chẳng tham lam.

Xa lìa các ngu mê,

Sẽ được ái thừa sự.

Không làm việc ngợi khen,

Trụ nơi việc thiện nào?

Ví như ong làm mật,

Lặng lẽ mà thành tựu.

Con làm khắp mọi nơi,

Mà như chưa hề làm.

Hằng được có nhiều người

Khen ngợi và kính yêu.

Nếu mê các nơi ấy,

Làm thích thú khoái lạc,

Do đó trong thế gian,

Bị sinh tử sự hãi.

 Cho nên là người trí,

Sợ hãi nơi sinh tử.

Biết ngàn thứ khổ não,

Trụ và quyết định chịu.

Nếu trong khoảng sát-na,

Tự tu hành tinh tiến,

Đạt được tiếng khen tốt,

Lại được nhiều lợi dưỡng.

Bởi người cùng lợi kia,

Chê ta không công đức,

Như vậy càng chê bai,

Ta hoan hỷ như khen.

Dù chê bai không giận,

Khen ngợi cũng chẳng vui.

Chư Phật và hữu tình,

Các thứ đều như vậy.

Khen ngợi được công đức,

Chê bai chịu khổ báo.

Người đời không suy nghĩ,

Cho đó là ngu si.

Tự tính khổ cùng trụ,

Kia sinh nào có vui?

Ngu mê chẳng bằng hữu,

Đó là Như Lai nói.

Nếu ở trong ngu mê,

Tự lợi ưa đủ thứ,

 Nếu vào cửa lợi tha,

Như vậy là yêu mình.

Không chê bai hữu tình.

Không nhất tâm thừa phụng.

Làm tổn hại lợi vật,

Như phiền não hủy thiện.

Như cung điện trời kia,

Và nơi nhà thiện căn,

Tùy theo tâm yêu thích,

Tùy ý được tốt đẹp.

Tự tính là rộng lớn,

Đây là chỗ vô ngại.

Kia cái chưa từng thấy,

 Cũng không thể quan sát.

Phú quý như cái khuôn,

Tuy thành không chắc chắn,

Thụ dụng có tự do,

Mà khổ não chóng đến.

Như lấy trộm áo người,

Chia nhau mặc cho mình,

Đi đứng chẳng tự do,

Khổ não mong cầu thoát.

 Cân nhắc nơi tự thân,

Kia là pháp khổ não.

Thân của ta như vậy,

Thân đó ắt sẽ hoại.

Quán sát nơi thân này,

Tính và thân lìa nhau.

Tính thì không thể hoại,

Thân bị hổ báo ăn.

Một đời rồi phải chết,

Hữu tình giới là thế.

Kia còn thấy gì đâu?

Các đại đều phân tán.

Như người đi đường xa,

Muốn đến chỗ nghỉ chân.

Lo khổ không gì khác,

Chỉ cầu không trở ngại.

Dụ luân hồi cũng vậy,

Đều chịu pháp sinh trụ.

Chỉ có 4 hạng người,

Mới đạt được viễn ly.

Như vậy một thân này,

Oan gia chẳng khen ngợi.

Thật được thành như vậy,

Không chán ghét thế gian.

Quá khứ ở thế gian,

Sinh tử không hối hận.

Chỗ đi đi không gần,

Lìa được khổ thế gian.

Niệm Phật tâm miệng đồng,

Không có người ghét chê.

Cho nên thân ý hoà,

Tĩnh lặng không phiền nhiễu.

Con hằng làm như vậy,

Diệt hết các phền não.

Giải thoát nơi tự tâm,

Lại giải thoát tất cả.

Được tâm bình đẳng này,

Đời này và đời sau,

Dứt khổ trói buộc kia,

Cho đến cả địa ngục.

Nếu có nam hoặc nữ,

Chấp tay tâm cung kính,

Thiện lợi không kể hết,

Có thể nói không tội.

Nếu khéo đem tiền mình,

Xa lìa, vứt bỏ sợ.

Dù đi hay không đi,

Được tĩnh lặng cao tột.

Người kia đã được thế,

Con cũng được không khác.

Hiểu rõ hạnh như vậy,

Sao không tìm tĩnh lặng?

Nhất tâm trụ tham ái,

Bị dắt xuống nẻo dưới.

Nghiệp cảm cửa Diêm-ma,

Trước mặt trông đáng sợ.

Cửa ấy là oan gia,

Phiền não nay không đồng,

Rõ ràng trụ tham ái,

Nay thấy nói làm sao?

Tội lỗi tự che giấu,

Mỗi mỗi người trông thấy,

Kia nay có ăn nuốt,

Đố kỵ sao không hộ?

Diều hâu thường tham ăn,

Chỉ thích thứ thịt béo.

Lại dùng máu trau tria,

Riêng trọng thức ăn này.

Như thấy hình dạng quỷ,

Gầy khô mà cử động.

Tướng mạo đã như thế,

Thấy càng thêm khiếp sợ.

Miệng môi răng nước bọt,

Đều từ bất tịnh sinh.

Bất tịnh chẳng phải thứ

Ăn uống thích sao được?

Chạm xúc Đâu-la miên,

Mịn màng thật vui thích.

Mùi xú uế tiết ra,

Kẻ dục tâm tự mê.

Tham này là khổ cái,

Người mê đắm chấp say.

Không đắm thì vô sự,

Làm sao không tự lìa?

Tướng suy già tùy sinh,

Thịt bùn thêm đắm nhiễm.

Chẳng biết kia không ảo,

Lại thích đồ nôn ọe.

Như đãy chứa bất tịnh,

Người mê chẳng nghĩ suy.

Bất tịnh nhiều như vậy,

Mà sao ngươi lại thích?

Thịt thân chẳng do sạch,

 Trí ngu thảy đều thấy.

Tự tính vốn vô tâm,

Làm sao vọng yêu thịt?

Nếu kia không ái tâm,

Là được thấy rõ ràng.

Nếu không tâm đây kia,

Tự chẳng thấy nôn ọe.

Riêng có phi bất tịnh,

Mà tự chẳng hy hữu.

Như vậy không tự tịnh,

Kia ngươi chẳng hy hữu.

Ngu mê tâm bất tịnh,

Thể dụ như hoa sen,

Mặt trời tuệ chiếu nở,

Thân chẳng tịnh sao yêu?

Bất tịnh nay vô thường,

Nhiễm ái nay bất chính,

Muốn xuất thân chính tịnh,

Làm sao do ái nhiễm?

 Làm sao nôn ọe kia,

Do tham bất tịnh ấy.

Nơi đất bất tịnh kia,

Hạt giống mọc lớn lên.

Ngươi thụ thân bất tịnh,

Thân đó nơi trùng tụ.

Thân đó là phi tịnh,

Phi tịnh không thể yêu.

Bất tịnh không phải một,

Mà ngươi tự không chán.

Không đồ bất tịnh riêng,

Đồ này ai yêu nhiều.

Long não và phấn hương,

Ăn uống cho thỏa thích,

Vào miệng tối thượng vị,

Là đất hợp thanh tịnh.

Nếu phân biệt rõ đây,

Bất tịnh kia không lìa.

Ô uế bỏ gò mả,

Thân này cũng như vậy.

Lột da thịt nhầy nhụa,

Trông thấy mà phát sợ.

Đã biết kia vậy rồi,

Sao còn sinh yêu thích?

Bạch đàn hương thơm sạch,

Thân không được như vậy.

Vì sao hương thù thắng,

Đem tâm riêng yêu thích?

Tự tính hôi nếu tham,

Chẳng thích nơi tĩnh lặng.

Các hương với các pháp,

Tất cả đều ô nhiễm.

Nếu tóc móng ra dài,

Răng nhiễm bẩn đen sì,

Mồ hôi sinh nhớp nhúa,

Ác tính thân lõa lồ,

Cuồng loạn tự si mê,

Muốn đi khắp đại địa,

Lại mang theo khí giới,

Một lòng đợi tự sát,

Rừng lạnh trơ xương khô,

Thấy liền phát ác thanh,

Làng xóm xương khô động,

 Người mê lại thích yêu.

Bất tịnh là như vậy,

Khổ này được kia yêu.

Như kia trong Na-lạc,

Khổ thống nào chẳng chịu.

Tuổi trẻ tham hưởng lạc,

Chẳng cầu sức thắng thiện.

Tuổi trẻ nếu không cầu,

Đến già thì làm sao?

Như mặt trời sắp lặn,

Có làm sợ không kịp.

Lại như bầy hươu nai,

Đến tối trở về không.

Tích trượng bát tùy thân,

Trên đường đi khốn khổ.

Như bê con theo mẹ,

Cũng vậy không gì sợ.

Nếu tự vì dục mê,

Tự bán làm nô bộc,

Kia không được tự tại,

Cũng tùy theo nghiệp dắt.

Như sản phụ trong rừng,

Chiến trận mạng khó giữ.

Người mê bị dục cuồng,

Cậy ta có nô bộc.

 Người đoạn dục tâm tịnh,

Thẩm xét được các khổ.

Thấy kia bị lửa đốt,

Sắp bị mũi thương đâm.

Người mê cầu cảnh dục,

Được vui trong giả dối.

Vô biên việc không lợi,

Thanh tịnh đều phá hoại,

Của hư ảo thế gian,

Người ngu tham không chán.

Qua lại khổ luân hồi,

Biết bao giờ giải thoát?

Như vậy tham mùi dục,

Người dục chịu không ít.

Như bò kéo xe nặng,

Mà chẳng được nắm cỏ.

Mùi dục với không cỏ,

Có ít ai thấy được.

Thấy rồi mới biết sai,

Sát-na giác hy hữu.

Mà thân làm như thế,

Nhất thời bị mệt mỏi.

Chẳng tu thắng định nghiệp,

Ắt sẽ đọa địa ngục.

Kia trăm kiếp Câu-chi,

Chia chịu khổ không biết.

Kia làm các khổ lớn,

Chẳng vì cầu Bồ-đề,

Không khí giới lửa độc,

Không vách núi oan gia.

Người lìa dục như thế,

 Thoát ly địa ngục khổ.

Xa lìa dục như vậy,

Sinh ái lạc phân biệt.

Ái lạc chẳng không xứ,

Mà tranh Thiện Lâm địa.

Thiện Tài Nguyệt Quang Minh,

 Bạch đàn hương tịnh khiết.

Trong lầu gác rộng báu,

Đi lại rất khoái thích.

Thiện Lâm không tiếng ồn,

Thanh tịnh gió mát thổi

Nơi đó thật tĩnh lặng,

Tư duy tâm sảng khoái.

Nếu ở có gì thích,

Nhà trống dưới cây rừng,

Xả ái lìa phiền não,

Tự tại hộ căn thức.

Nơi đó không chủ tể,

Tùy đi đứng tự tại.

Vui thích thụ khoái lạc,

Khác gì trời Đế Thích?

Quán công đức trí tuệ,

Và các pháp như vậy.

Lại chính tâm Bồ-đề,

Tiêu trừ các nghi hoặc.

Trước sẽ quán như vậy,

Rồi tự tha không hai.

Tự mình tất cả hạnh,

Khổ vui cũng bình đẳng.

Tay ra làm các việc,

Giữ gìn như một thân.

Pháp hoại, không hoại đời,

Khổ vui cũng như vậy.

Như khổ của riêng mình,

Mỗi mỗi đều tiêu hết.

Ta thụ trì như vậy,

Là vì chúng hữu tình.

Nếu như ta yêu người,

Khiến được vui bình đẳng,

Kia được an vui rồi,

Với ta còn gì hơn?

Nếu ta không yêu người,

Kia bị khổ sợ hãi,

Kia không thoát khổ sợ,

Với mình khổ sợ hơn.

Nếu nay bị khổ hại,

Là do không ái hộ.

Vị lai khổ hại thân,

Làm sao mà hộ được?

Nếu ta trụ tà kiến,

Lại còn khởi ngã mạn,

Như vậy bị sinh khác,

Như vậy bị chết khác,

Tạo tội chẳng tạo tội,

Như tay với chân kia,

Tay chân khổ không đồng,

Làm sao đồng nói hộ?

Vì thế biết không hợp,

Tâm trụ nơi ngã mạn.

Hợp ấy phải dứt hết,

Kia phải tự tùy sức.

Chủng tử lần lượt nhóm,

 Sắp xếp như quân ngũ.

Nếu đây mà không khổ,

Kia chẳng biết được gì?

Khổ vốn chẳng chủ tể,

Đời tất cả không hơn.

Nếu trụ nơi Thi-la,

Thì khổ không thể lập.

Nếu trụ giới thanh tịnh,

 Ngăn được tất cả khổ.

Tất cả khổ không nhân,

Thì các khổ không có.

Bi khổ vì sao nhiều,

Sức gì có thể sinh?

Suy nghĩ trong thế gian,

Cho nên nhiều bi khổ.

Một khổ chẳng phải nhiều,

Thấy hữu tình bị khổ,

Bi khổ như vậy sinh,

Nơi tự tha bình đẳng.

Tự khổ chẳng tiêu trừ,

Muốn tiêu trừ tha khổ.

Cho nên Diệu Nhân Nguyệt,

Nói câu hữu tình kia.

 Người thiện quán như vậy,

Tha khổ hộ như nhau.

Dẫu ở ngục Vô gián,

Như ngỗng lội ao sen.

 Vì giải thoát hữu tình,

Kia như biển hoan hỷ.

Như vậy hằng không đủ,

Như vị giải thoát kia.

Làm tức là lợi tha,

Không ngã, không nghi ngờ.

Lợi tha không mong cầu

Quả báo. Ai bảo ái?

Cho nên ta như thế,

Không đức mà tự gọi

Bi tâm với hộ tâm.

Khởi vị tha như vậy.

Người trí biết vi tế,

Máu Du-yết-la thảy.

Người trí biết được đây,

Quan sát vật không thật,

Là thân, chẳng ai khác,

Sao tự mình không biết?

Bởi tự biết thân khác,

Như vậy nên không khó.

Tự biết mình có lỗi,

Chẳng biết công đức người.

Tự tính không thích xả,

Luống quan sát tha thí,

Sự hòa hợp thân này,

Nhân duyên như vỗ tay.

Đó là duyên thế gian,

Hữu tình sao chẳng biết,

Làm sao học vô sinh?

Như học mà tự biết,

Tự thân mà phi thân,

Bởi thân tự như tha.

Như vậy là lợi tha,

Làm rồi không nghi ngại.

Quả chín rồi tự thụ,

Sẽ được vô sinh kia.

Cho nên thế gian học,

Bi tâm với hộ tâm.

Ái tâm này tự che,

Sâu nặng như phiền não.

Biết hữu tình sợ hãi,

Làm thầy dạy cho học.

Nếu học được như vậy,

Tuy khó mà chẳng lui.

Sa-môn thấy sợ hãi,

Kia kẻ không được hộ,

Nếu mình cùng với người,

Mau chóng mà phải cứu.

Giận như oán sợ nhiều,

Không yêu sợ được ít.

Dùng bí mật tối thượng,

Tự tha chuyển làm lợi.

Thủy, bộ và trên không,

Chớ khiến người giết hại.

Như nếu là hiện nay,

Cứu độ kẻ đói khát.

Nếu ai vì tài lợi,

Giết cha hủy Tam Bảo,

Thấy đời ác trang nghiêm,

Chết vào ngục A-tì.

Sao lại có người trí,

Thấy ái mà cúng dường,

Thấy oán không muốn thấy,

Làm sao nói cúng dường?

Kìa quỷ là tự lợi,

Xả đó thụ cái gì?

Lợi tha mà không sinh,

Làm sao xả thụ dụng?

Lấy tự lợi hại người,

Là thụ sinh địa ngục.

Tự hại mà lợi tha,

Các công đức đầy đủ.

Tác ý Thiện Thệ thấy,

Như vậy đi nơi khác.

Hạ liệt chẳng tự ái,

Ngu si vào nẻo ác.

Tự lợi biết vi tế,

Nay đọa làm nô bộc.

Lợi tha vi tế biết,

Sẽ làm Tự tại chủ.

Đời có những kẻ khổ,

Xưa tự mê tham ái.

Đời có kẻ sung sướng,

 Xưa lợi lạc cho người.

Cần chi nói nhiều thứ,

Ở trong đây đã thấy.

Ngu mê vui cho mình,

Mâu-ni lợi người khác.

Chẳng cầu Phật Bồ-đề,

Luân hồi sao vui được?

Mình khổ muốn cho người,

Luân chuyển do đâu được?

Quán sát nơi đời sau,

Thiện lợi không thành tựu.

Khởi nghiệp nơi nô bộc,

Người chủ trở lại chịu.

Lợi lạc cùng với nhau,

Người mê thấy lìa bỏ,

Mà lại cùng nhau khổ,

Sẽ thụ ác khổ báo.

Nếu bị tai họa khổ,

Cho đến khổ kinh sợ,

Kia tất cả tự làm,

Vì sao làm như vậy?

Không thể xả tự thân,

Thì không thể lìa khổ.

Như không lìa nơi lửa,

Không thể hại cháy lớn.

Khổ mình nếu trừ đựoc,

Có thể trừ khổ người.

Bởi tự tha thụ kia,

Nên lấy làm ví dụ.

Ngươi nay không nghĩ khác,

Lợi ích các hữu tình,

Ngươi quyết định tác ý,

Nghiệp nhân có phân biệt.

Mắt lấy thấy làm năng,

Sở quán không phải mắt.

Tay cầm nắm là dụng,

Bị cầm, đâu phải tay?

Chỉ vì các hữu tình,

Cũng chẳng trụ thân kiến.

Lìa kiến là Thiện Thệ,

Thường làm lợi như vậy.

Thấy người hạ phẩm kia,

Mà khởi tự tha kiến,

Tuy quán yêu ghét kia,

Tâm ta không nghi hoặc.

Quán vô ngã như vậy,

Đạt được vô ngã ngã.

Chê bai và ngợi khen,

Không khổ cũng không vui,

Ta tạo tác nghiệp nhân,

Được thiện an trụ kia,

Khiêm hạ đời trên hết,

Không đức mới có đức.

Bởi đức kia không khen,

Tất cả đức tự có.

Khiêm hạ được như thế,

Thắng ngã do đây được.

Lìa giới kiến, phiền não,

Do được sức vô ngã,

Như thuốc chữa bệnh nhân,

Tùy dược lực khác nhau.

Ta chữa trị như vậy,

Tự thấy là làm sao?

Nhưng tự có công đức,

Đức kia ta không trụ.

Các cửa ác địa ngục,

Nơi kia sầu không sinh.

Bởi vì có công đức,

Đó mới là người trí.

 Nếu từ binh đẳng quán,

Lợi ích tự tăng trưởng.

Tự lợi phân tôn ti,

Đấu tranh mà thành tựu.

Đó tất cả thế gian,

Ai được thấy công đức?

Nếu tên công đức này,

Không nghe người này được,

Tội che khuất tâm báu,

Là không tự cúng dường.

Nơi phần lợi ích mình,

Mà hoàn toàn không được.

Có thấy mà tạm vui,

Lâu ắt sẽ không vui.

Như vậy tất cả người,

Mỉm cười mà chê bai.

Hạ liệt tâm ngã mạn,

Tự thắng ghét người đồng.

Khoe trí tuệ dung nhan,

Dòng họ và của cải,

Cho đây là đức mình,

Thường muốn nghe khen ngợi.

Nghe khen sinh thắng tâm,

Hoan hỷ mà được vui.

Lấy đây làm được lợi,

Tự gọi sức công đức.

Đời trước tạo chút nhân,

Được nghiệp bất chính này,

Hết chút báo này rồi,

Hằng ở nơi luân hồi.

Như vậy trong luân hồi,

Chịu trăm ngàn khổ kia.

Quá hơn vô biên kiếp,

Biết bao giờ xuất ly?

Bị khổ rất khốn đốn,

Tâm tội mà không biết.

Vì không biết như vậy,

 Lâu mới phát giống thiện.

Sau thấy Như Lai nói,

Chân thật được công đức.

Ngươi nếu thấy quá khứ,

Không thụ ác nghiệp kia.

Bồ-đề chính an lạc,

Vui này không được lìa.

Cho nên lấy làm dụ,

Du-yết-la kia thảy,

Ngươi làm sao lại tạo,

Ngã mạn và bất thiện.

Các hành đến thân rồi,

Có quán cũng không thấy.

Đạt được lìa như vậy,

Lợi tha ngươi thường làm.

 Mình vui mà người khổ,

Làm thế là thấp kém.

Tự trong một tâm ngươi,

Với người tạo yêu ghét,

Giữa chừng chợt tư duy,

Việc này làm hồi nào?

Bèn tự bỏ khoái lạc,

Cũng không làm người khổ.

Thà tự phải rơi đầu,

Không tạo tội lại nữa.

Cho đến một tội nhỏ.

Đây Đại Mâu-ni nói.

Dùng các thiện thắng khác,

Mà ngầm ngợi khen người,

Như đầy tớ thờ chủ,

Mà phụng sự hữu tình.

Kia trụ nơi tội lỗi,

Không định, không công đức,

 Tự như người không biết,

Làm ý công đức này.

Ngươi nếu khẩn trương làm,

Vì mình và vì người,

Khẩn trương làm như thế,

Khổ não tự thoái lui.

Tu này là đệ nhất,

Mà chưa được công sức,

Dụ Tân trụ oai nghi,

Do tài mà kinh sợ.

Thụ trì thân như thế,

Hàng tâm không tán loạn.

Ngươi phải trụ như vậy.

Sao ngươi không làm thế?

Do thường làm quán sát,

Khiến vọng tâm không khởi.

Như vậy điều phục ta,

Dứt tất cả lỗi lầm.

Thấy ta đi đến đâu,

Vô minh thảy đều hoại.

Đồng với quá khứ kia,

Như ngươi đã hoại ta.

Tự lợi ta nay có,

 Sẽ xa lìa không lâu.

Như người bán người khác,

Khổ nhiều không tự tại.

Ngươi không cùng hữu tình,

Tuy gọi không tán loạn.

Cho nên như đem người,

Giao lính ngục không khác.

Các thứ ở trong ngục,

Bị hại cũng dài lâu.

Đây được là tự lợi,

Oán niệm kia không sinh.

Không làm nơi tự ái,

Mà tự ái được có.

Nếu thấy tự hộ trì,

Vì hộ trì không thật,

Thân này mới như như,

Mà làm việc giữ gìn.

Được thượng phẩm nhu nhuyến,

Đến đây cũng như vậy.

Nếu đây mà được đến,

Như đất nhận tất cả.

Nếu không thể viên mãn,

Thì ái cần dụng tâm.

Phiền não của ái tâm

Mà không thể phá được,

Như kia giàu sang lâu,

Không thể cầu tất cả.

Nếu tham vật của người,

Không thụ nơi tên hiền,

Cho nên cầu tăng thắng,

 Thân tâm không phóng dật.

Ái kia trọn diệt hết,

Động này, bất giác này,

Thân bất tịnh các ác,

Đây ta làm sao chấp?

Thân ta đây làm sao

Tuy sống mà phải chết?

 Với đất cát không khác.

Ngã kiến sao không phá,

Vì thân này không thật,

Luống chịu các khổ não.

Sao lại với vô tình,

Lại sinh khởi giận dữ?

Ta nay luống nuôi dưỡng,

Kết cuộc báo diều ăn.

Đến thế không yêu giận,

Yêu kia làm sao lập?

Nếu kia trụ giận dữ,

Nên hoan hỷ cúng dường.

Kia không biết như vậy,

Làm đau khổ mà chi?

 Ta nay yêu thân này,

Vì là vật thân yêu.

Tất cả yêu tự thân,

Làm sao ta không yêu?

Cho nên ta xả thân,

 Là xả cả thế gian.

Xem đó nhiều tội lỗi,

Ví như đồ giữ nghiệp.

Nghiệp đó thế gian làm,

Ta bỏ mà tùy thân.

Tĩnh niệm không tán loạn,

 Sẽ đoạn dứt vô minh.

Cho nên phá phiền não,

Ta ở trong thiền định.

Tà đạo không dắt tâm,

Tự gọi tối thượng trụ.

(QUYỂN 3 HẾT)

Pages: 1 2 3 4