KINH BỒ ĐỀ HÀNH
(Bodhicaryâvatāra)
Thánh Long Thụ Bồ-tát sưu tập tụng
Tam tạng Đại sư Thiên Tức Tai dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt
QUYỂN 2
Phẩm 4: TÂM BỒ-ĐỀ NHẪN NHỤC BA-LA-MẬT-ĐA
(VI. Kṣāntipāramitā )
Phụng hành các thiện nghiệp,
Thí, giới là đi trước.
Cúng dường chư Như Lai,
Trăm ngàn kiếp không hết.
Tu hành pháp Sằng-đề,
Thì không khởi tội sân.
Quán các thứ thể không,
Cho nên nhất tâm nhẫn.
Không được tham khoái lạc,
Giữ ý cho bình đẳng.
Tâm có bệnh giận buồn,
Không ngủ hằng không đủ.
Kia đây có thí chủ,
Cung cấp các lợi dưỡng,
Tùy kia tâm ái trọng,
Không được sinh giận buồn.
Phàm những sự thân cận,
Không khởi tâm ganh ghét.
Không sinh tâm giận ai,
Thì mới được an lạc.
Như vậy nhẫn các việc,
Nếu đối với oan gia,
Mà trừ bỏ sân giận,
Thế mới được an lạc.
Trừ bỏ được sân giận,
Đời đời được an lạc.
Nếu oán sinh trong tâm,
Thì yêu cũng không thích.
Nếu nuốt lấy giận buồn,
Không nhẫn thiện không hoại.
Kia nuốt oán lớn ta,
Với ta không thiện lợi.
Biết kia oán không nuốt,
Cho nên nhẫn kiên cường.
Phàm thấy oan đến đi,
Hoan hỷ mà không giận.
Với oán nếu sinh giận,
Thì thiện lợi mất hết.
Tâm nhẫn thường như thế,
Cho giận không nổi lên.
Trụ nhẫn không thời tiết,
Giận oán tự không sinh.
Nếu ai tự giữ ái,
Không tạo nghiệp ác khẩu.
Khẩu nghiệp nếu không lìa,
Sau cảm oan gia khổ.
Sợ khổ không xuất ly,
Thì không tạo nhân khổ.
Cho nên kiên cố nhẫn,
Sẽ được các an lạc.
Kìa Nột-lăng-nga tử,
Tà kiến cầu giải thoát.
Dao cắt lửa đốt thân,
Chẳng lợi gì nhẫn ấy.
Ngu si không chính kiến,
Luống chịu khổ não lớn.
Con dùng tâm Bồ-đề,
Làm sao khổ không nhẫn?
Mòng muỗi và rận rệp,
Thường đói khát khổ não.
Ngứa ngáy làm phiền người,
Trụ nhẫn thì không thấy.
Lạnh nóng và gió mưa,
Gông cùm và đánh đập,
Bị các thứ khổ não,
Nhẫn không cầu an lạc.
Giết người máu tuôn chảy,
Kiên cường tâm dũng mãnh,
Cắt thân tự thấy máu,
Kinh sợ mà té xỉu.
Người trí tâm thanh tịnh,
Thường sợ sân não xâm.
Cùng phiền não chống chõi,
Tâm nhẫn hằng dũng mãnh.
Rắn bò trên mặt đát,
Như sân nép trong tâm.
Giết nó là không dũng,
Giết kia mới là hơn.
Như Lai đấng Đại bi,
Thương khổ, nói luân hồi.
Khiến biết tội căn bản,
Trụ nhẫn không tạo tội.
Cha mẹ lo điều chi?
Sợ con bị chết đuối.
Giữ tâm lìa giận dữ,
Tự xa lìa khổ báo.
Ví như người vô trí,
Khiến tội mà được sinh.
Tu hành mà vô trí,
Sân sinh cũng như vậy.
Muốn trụ bất tư nghì,
Thì phải giữ tự tâm.
Tâm này sinh ái trọng,
Khiến giận không sinh khởi.
Nếu tham trần cảnh kia,
Mà tạo các thứ tội,
Do kia các nghiệp lực,
Mà không được tự do.
Với cảnh nếu không tham,
Không đâu chứa nhóm được.
Tâm hòa hợp không có,
Cho nên không có sinh.
Không tham mà không sinh,
Không được mà tự nói.
Vì con được như vậy,
Là sinh bất tư nghì.
Kia vô sinh, bất sinh,
Là được, làm sao có?
Xem xét nơi đây kia,
Được diệt hết không sót.
Tâm này hằng thanh tịnh,
Ví như ngọc Ma-ni.
Đổi màu ắt do nhân,
Không nhân làm sao có?
Khi quá khứ khởi hành,
Khởi hành tạo tác chi,
Thì tùy theo nhân kia,
Ứng nhân mà cảm quả.
Tất cả tuy do nhân,
Nhân thiện ác do tâm.
Nói cầu tính tịch diệt,
Như vậy có lỗi gì?
Nếu lấy nhân hòa hợp,
Là thích nơi khổ não.
Tâm này không thể trụ,
Người trí phải tự gắng.
Cho nên thấy oan gia,
Tưởng như thiện tri thức.
Nhân hành hành như vậy,
Sẽ đạt được an lạc.
Các hữu tình như vậy,
Do nghiệp không tự tại.
Nếu thành tựu tự tại,
Ai chịu đến nơi khổ?
Tâm tán loạn duyên trần,
Tâm bị đâm không biết.
Ăn dứt ăn càng giận,
Nơi khổ trở lại yêu.
Tự mình không phúc hạnh,
Lại yêu nghiệp trói buộc.
Như ăn nuốt thuốc độc,
Rơi xuống bờ sinh tử.
Tự trụ là phiền não,
Thật do không tự giữ.
Muốn giải thoát người khác,
Việc này do đâu được?
Phiền não hôn mê bẩn
Khiến đến nỗi tự sát.
Nhiều độc không tâm bi,
Làm sao sân không giữ?
Tự tính đã ngu mê,
Với người thành nhiễu loạn.
Sinh sân mà không nghi,
Như lửa năng thiêu đốt.
Hữu tình khi tính ngu,
Làm các điều lầm lỗi.
Ngu mê nên như thế,
Như khói xông hư không.
Nếu ai sân không giữ,
Vì ngu mê vô trí,
Như cầm gậy xúi người,
Làm tăng thêm sân não.
Con trong đời quá khứ,
Làm khổ các hữu tình.
Cho nên nay thân này,
Bị khổ não nhẫn được.
Thân con ví như sắt,
Chịu kia đốt nung luyện.
Như kia sắt giữ thân,
Sao có bị khổ ấy?
Con nay xem thân này
Như hình tượng vô tình.
Tuy bị các khổ não,
Mà giận không nổi lên.
Ngu mê khởi nghiệp ái,
Chẳng biết được gốc khổ.
Bị khổ duyên lỗi mình,
Làm sao sinh sân não?
Như chịu khổ địa ngục,
Nào chim bay rừng kiếm,
Biết do nghiệp mình sinh,
Thì giận buồn từ đâu?
Con bị nghiệp như vậy,
Biết chỗ khởi lỗi này.
Cho dẫu vào địa ngục,
Cũng chẳng do ai làm.
Muốn hết nghiệp của con,
Thật vô biên vô lượng.
Nghiệp con đã như vậy,
Ơ lâu trong địa ngục.
Lỗi của con như vậy,
Kia là oan gia con.
Làm sao phân biệt biết,
Ngu mê sân tạo tác?
Nếu ai tự hộ trì,
Đối oan nhẫn không giận.
Tâm này sinh công đức,
Làm sao vào địa ngục?
Tất cả nghiệp con làm,
Được nhân như lúc ấy,
Không nhẫn, sân không giữ,
Phá hoại sự tu hành.
Ý không tướng không hình,
Tán loạn tức phá hoại.
Do thân hộ trì nên
Thân khổ phải nhẫn chịu.
Con nơi khẩu ác nghiệp,
Không làm các lầm lỗi,
Thân không bị các khổ,
Làm sao tâm có giận?
Con ở trong đời này,
Tịnh tâm làm lợi hạnh.
Phàm ra làm việc gì,
Cốt yếu ở lợi tha.
Kìa không lợi phi ái,
Chắc bị tội không nghi.
Chi bằng nay chết đi,
Không tham thọ mạng tà.
Tà mạng dù sống lâu,
Chết sẽ đọa nẻo khổ.
Ví như ở trong mộng
Trăm năm hưởng sung sướng.
Như thật sự được vui,
Thức dậy sao không phải?
Khi ấy ví vô thường,
Và tuổi thọ sống lâu,
Biết 2 việc này rồi,
Thì nào có vui sướng?
Ở lâu trong hoan lạc,
Tự gọi được nhiều ích.
Như hành nhân bị cướp,
Trần truồng với tay không.
Phúc lợi theo tội giảm,
Tội căn trở lại sinh.
Phúc hết tội không sinh,
Vì được lợi không sân.
Kia vì sao sinh sống,
Chỉ làm điều bất thiện?
Như vậy không tư duy,
Thiện nào chẳng phá hoại.
Không được ca ngợi sân,
Vì phá hoại hữu tình.
Như vậy tâm lợi tha,
Sân kia không đâu sinh,
Vì người tu tâm kia,
Không trụ tâm nơi nhẫn.
Thấy kia sinh phiền não,
Thì khen công đức nhẫn.
Tháp tượng và diệu pháp,
Có hủy báng phá hoại,
Phật cũng không khổ não,
Với kia con không sân.
Với thầy cùng quyến thuộc,
Không tạo nơi ái nghiệp.
Nay nhân quá khứ sinh,
Thấy đó mà tự gắng.
Giác tâm quán hữu tình,
Hằng tại các khổ não.
Thấy kia như vậy rồi
Thì nhẫn được khổ não.
Giận dữ và ngu si,
Phân biệt lỗi như một.
Lỗi độc hại như thế,
Sao nói không lỗi được?
Vì sao trong quá khứ
Mà tạo nghiệp hại người?
Như vậy các nghiệp nhân,
Gián đoạn đây làm sao?
Như Phật phúc cũng vậy,
Con nay nhất tâm làm.
Cùng tất cả hữu tình
Tâm từ hằng thấy nhau.
Như lửa cháy nhà kia,
Lửa cháy vào trong nhà,
Trong nhà nếu có cỏ,
Lửa sẽ tự lây lan.
Như vậy dụ cho tâm
Hòa hợp với lửa giận
Đốt cháy phúc công đức
Sát-na chẳng còn gì.
Nếu ai giết trong tay
Mà tha, thiện đáng khen,
Được khỏi khổ địa ngục,
Thiện này ai chẳng khen.
Nếu người ở trên đời,
Chút khổ không nhẫn được,
Địa ngục khổ vô lượng,
Nhân giận sao không dứt?
Con bởi khổ như vậy,
Trải trăm ngàn địa ngục.
Mỗi mỗi vì lợi tha
Mà làm chẳng vì mình.
Con không có như vậy
Các sự khổ não lớn.
Để lìa thế gian nên
Làm lợi hạnh như vậy.
Lìa khổ được an vui,
Người đều khen công đức.
Được người khen như vậy,
Làm sao mà không vui?
Kia đã được như vậy,
Được an vui vô ngại,
Hạnh lợi tha tối thượng,
Người trí sao không gắng?
Hạnh tối thượng như vậy,
Được an lạc không tu,
Kiến chấp này không bỏ,
Là phá hoại chính kiến.
Nếu kính ái người khác,
Dùng đức mà ngợi khen,
Ngợi khen đức người rồi,
Mới là kính ái mình.
Phải phát tâm Bồ-đề,
Vì tất cả hữu tình,
Khiến được các an lạc,
Sao lại giận hữu tình?
Phật vì cho 3 cõi,
Muốn hữu tình thành Phật.
Được thế lợi không thật,
Tạo phiền não làm chi?
Nếu cốt nhục của người,
Đến họ hàng bà con,
Dưỡng dục và mạng sống,
Không vui sao giận sinh?
Nếu kia cầu Bồ-đề,
Phải dùng tâm Bồ-đề,
Mà không yêu hữu tình,
Phúc tự bỏ. Giận chi?
Nếu ai có nhu cầu,
Xuất tiền đại xả thí.
Chỗ cầu đã đạt được,
Hơn để tiền tại nhà.
Phúc công đức thanh tịnh,
Chướng gì mà không được?
Được rồi tự không nhận,
Như tu hành mà sân.
Tạo tội và tạo phúc,
Chẳng đồng chẳng tùy hỷ,
Lại cũng không y làm,
Tự mình chẳng gì được.
Nếu yêu nơi oan gia
Muốn cầu kia hoan hỷ
Lại cầu các lời khen,
Điều này không đâu được.
Tuy muốn lợi trọn vẹn,
Thì lại khổ không vui.
Tâm Bồ-đề không nhẫn,
Thì lợi sẽ không thành.
Cái móc ác phiền não,
Kéo người không tự do,
Giống như lính canh ngục,
Ném người vào lửa nóng.
Con vốn cầu lợi tha,
Đâu cần khen ngợi suông.
Không phúc không thọ mạng,
Không sức không an vui.
Lợi hành mình không trọn,
Người có trí phải biết.
Về sau phải tự làm,
Sẽ trọn vẹn ái lạc.
Tu hành muốn được khen,
Như cầm dao tự sát.
Thế gian việc chẳng thật,
Vô ích không lợi lạc.
Ví như căn nhà nát,
Trong ngoài thấy mặt trời.
Cũng do khen ngợi hão,
Phải dụng tâm hiểu rõ.
Hãy tư duy âm thanh,
Khởi diệt đều bình đẳng.
Tâm lợi tha như thế,
Phải làm hạnh như vậy.
Với người nào có yêu,
Mà làm việc lợi ích?
Kia được an vui rồi,
Lợi ích mình chẳng không.
Kia đã được lợi lạc,
Đem tất cả khen ta,
Làm sao mà với ta,
Không vui oai đức nào?
Kia khen ta như thế,
Bởi ái kia tự được.
Kia không duyên như thế,
Như người ngu người mê.
Khen đây tuy ta được,
Mà mau phá không chấp.
Ganh ghét người chính đức,
Do đó mà nổi sân.
Khen đây thành chướng ngại,
Con nay không phát khởi.
Giữ không đọa nẻo ác,
Vì kia hành vô ngã.
Nếu hiểu các hữu tình,
Lợi dưỡng tôn ti buộc.
Khiến hữu tình giải thoát,
Ý đó làm sao giận?
Nếu ai muốn xả khổ
Đến vào cửa giải thoát,
Đó là oai đức Phật,
Làm sao ta giận họ?
Con không giận như vậy,
Vì chướng ngại phúc đức.
Tu hành bình đẳng nhẫn,
Không gì không đạt được.
Các tội lỗi tự thân,
Nhẫn nhục nên không làm.
Vì không tạo tội lỗi,
Nên tự được phúc đức.
Nếu người không có phúc,
An nhẫn thì tự sinh.
Thường khiến an trụ nhẫn,
Làm sao nói chướng ngại?
Muốn làm lợi ích người,
Không làm chướng ngại thí.
Vì chướng ngại xuất gia,
Là không được xuất gia.
Trên đời điều khó được,
Người xin có thể cho.
Con chỉ nói thiện lợi,
Không bị lỗi lầm gì.
Bởi hạnh Bồ-đề kia,
Xa lìa mọi thứ oán.
Như xuất kho trong nhà,
Cho nên nói không khó.
Sám hối các nghiệp nhân,
Đó là điều trước nhất.
Cho nên với quả nhẫn,
Như vậy là được sinh.
Tâm không ngã sở kia,
Tâm đó mới trụ nhẫn.
Thành tựu bất tư nghị,
Cúng dường nơi diệu pháp.
Tâm này vì lợi tha,
Cho đến đem mạng sống.
Nếu vì oán không thí,
Sao còn nói là nhẫn?
Nơi các ác tâm kia,
Mỗi mỗi đều nhẫn nhục.
Nếu nhẫn được như vậy,
Là nhân cúng dường pháp.
Cõi Phật cõi chúng sinh,
Đại Mâu-ni nói vậy.
Nơi kia phụng sự nhiều,
Cảm được sự phú quý.
Như Lai và diệu pháp,
Bình đẳng cho hữu tình.
Vì tôn trọng chư Phật,
Cũng tôn trọng hữu tình.
Lập tâm như vậy thì
Không làm gì cho mình,
Vì kia đại bình đẳng,
Bình đẳng với hữu tình.
Đại tâm đối hữu tình,
Đem tâm từ cúng dường.
Phát tâm như Phật phúc,
Thì được phúc như Phật.
Cho nên hành Phật pháp,
Phật hữu tình bình đẳng,
Không chỗ không bình đẳng,
Biển công đức không bờ.
Phật công đức tinh thuần,
Công đức nào sánh được?
Tuy cúng dường 3 cõi,
Thấy đó mà không thể.
Phật pháp ví như thầy,
Là hữu tình tối thượng.
Cúng dường các hữu tình
Phải tác ý như vậy.
Với quyến thuộc của mình,
Không thể khởi lợi hạnh.
Với người việc phụng sự,
Không làm bị lỗi gì?
Phá hoại thân vào ngục vô gián,
Nếu kia làm rồi con cũng làm.
Tâm rộng lớn vì các chúng sinh,
Như vậy thường làm các việc thiện.
Ví như người đời tự tại chủ,
Bởi nơi việc mình không xứng ý,
Làm sao vì kia mà làm con?
Con làm chẳng phải tính nô bộc.
Như Phật vào khổ mà không khổ,
Như được an vui lại hoan hỷ.
Phải làm tất cả Phật hoan hỷ,
Phật hoan hỷ vì kia làm việc này.
Như thân phiền não mà đều có,
Muốn kẻ thiếu thốn đều đầy đủ.
Với hữu tình khổ cũng như vậy,
Con không phương tiện, thương yêu suông.
Cho nên khổ này con lìa xa,
Khởi tâm đại bi cứu tất cả.
Trước quấy nhiễu người tu nhẫn nhục,
Tội ấy con nay xin sám hối.
Con nay phụng sự chư Như Lai,
Đồng với thế gian người nô bộc.
Mọi người đạp chân lên đầu con,
Cúi đầu hoan hỷ đồng như Phật.
Thế gian tất cả giặc đều làm,
Bởi bi mẫn nên không có ngại.
Thấy đó tất cả không thể sánh,
Cao cả như vậy ai không kính?
Như vậy phụng sự chư Như Lai,
Như vậy là tự lợi thành tựu.
Như vậy là trừ đời khổ não,
Như vậy con nay mới xuất gia.
Ví như một ông vua,
Điều phục được đám đông.
Đông mà điều phục được,
Vì là Thân vương lớn.
Tuy một không cô đơn,
Bởi có sức của vua.
Ngăn cấm không khiếp nhược,
Cũng không có lỗi lầm.
Bi mẫn tâm trụ nhẫn,
Sức như lính canh ngục.
Đem hộ giúp hữu tình,
Như việc dùng vua ác.
Giận chẳng phải lệnh vua,
Như khổ địa ngục kia.
Phiền não nơi hữu tình,
Khổ kia là tự chịu.
Vui chẳng phải vua cho,
Như được đồng chư Phật.
Tâm thiện nơi hữu tình,
Tâm này sao không nhận?
Đem hộ cho hữu tình,
Sau sẽ được thành Phật.
Thấy cảm tôn trọng khen,
Thiện này sao không thấy?
Không bệnh lại đoan nghiêm,
An lạc được sống lâu,
Làm Luân vương phú quý,
Đó đều do nhẫn được.
Phẩm 5: TÂM BỒ-ĐỀ TINH TIẾN BA-LA-MẬT-ĐA
(VII. Vīryapāramitā)
Người trí tu nhẫn nhục,
Bồ-đề trụ tinh tiến.
Biếng nhác phúc xa lìa,
Như gió thổi bay đi.
Sức tinh tiến thế nào?
Cần phải phân biệt nói.
Biếng nhác không tinh tiến,
Như độc phải tự quán.
Tham đắm nơi ngủ nghỉ,
Bảo an lạc vô sự.
Khổ luân hồi đáng chán,
Do từ biếng nhác sinh.
Trong ngôi nhà phiền não,
Sức biếng nhác dắt vào.
Đã đến cửa vô thường,
Làm sao nay không biết?
Tinh tiến vì mình người,
Hạnh này ngươi không thấy.
Biếng nhác và mê ngủ,
Như bò nơi lò mổ.
Như thế mà không thấy,
Mọi nẻo đường đều dứt.
Kia đã không được chi,
Làm sao ham mê ngủ?
Nếu được nơi oai nghi,
Mà vô thường thoạt đến,
Ra làm còn không kịp,
Lấy gì trụ biếng nhác?
Tinh tiến mà không tu,
An nhiên nếu tinh tiến.
Thoạt nhiênvô thường đến,
Tư duy các khổ khổ.
Thấy cửa Diêm-ma kia,
Khổ tình lại càng gấp.
Phút chốc mà lệ sa,
Bà con không cứu được.
Tai nghe tiếng địa ngục,
Tự nghĩ nghiệp khổ đau.
Thân ở nơi bất tịnh,
Sợ hãi đến tột cùng.
Địa ngục khổ cực ác,
Sao còn tạo ác nghiệp?
Như cá sống trong vạc,
Nỗi sợ cũng như vậy.
Tạo nghiệp địa ngục rồi,
Là thụ khổ đốt nấu.
Thân cháy nát khổ não,
Làm sao được thanh tịnh?
Ma vương nhiều người khổ,
Bắt người đến vô thường.
Khổ vô thường đáng sợ,
Đó kết quả biếng nhác.
Ngu mê ham ngủ nghỉ,
Lỗi này cũng không kém.
Vào trong sông khổ lớn,
Lại chẳng được thân người.
Trừ vui pháp tối thượng,
Vô biên chủng tử vui.
Biếng nhác và đùa giỡn,
Nhân khổ sao ngươi vui?
Thấy ôm sức giận nhiều,
Biết kia, tự tinh tiến.
Mình người đều ra làm,
Như mình người bình đẳng.
Con sao được Bồ-đề,
Mà không phân biệt làm?
Bởi Như Lai chân thật
Lời thật chính giải thoát.
Kìa muỗi mòng ruồi bọ,
Cho đến loài tôm ốc,
Nếu được sức tinh tiến,
Cũng sẽ được Bồ-đề.
Chúng ta sinh làm người,
Biết được lợi chẳng lợi,
Hằng biết các tinh tiến,
Sao không được Bồ-đề?
Hoặc xả bỏ tay chân,
Mà sợ hãi như thế,
Ngu mê trái thầy dạy,
Lợi ấy kia chẳng biết.
Chặt phá và đốt nấu,
Vô biên đều cứu thoát,
Vô số kiếp Câu-chi,
Mà chưa được Bồ-đề.
Trải vô số khổ đây,
Lâu mới chứng Bồ-đề.
Ví như vết thương độc,
Hết độc khổ mới hết.
Làm thầy thuốc tất cả,
Cứu chữa các bệnh khổ.
Cho nên khổ tiêu trừ,
Tất cả bệnh đều giảm.
Cho nên nói cứu chữa,
Thuốc ngọt không lợi bệnh.
Thầy giỏi chữa bệnh nặng,
Đều không cho thuốc ngọt.
Trước sau đều như vậy,
Người trí thảy đều làm.
Sau dần rồi tiến tu,
Xác thịt rồi xả bỏ.
Người trí coi xác thịt,
Cũng như loài rau cỏ.
Khô héo rã thành đất,
Nên bỏ chẳng gì khó.
Nếu thân gây tạo khổ,
Tâm gọi là giả tạo.
Người trí tâm không ác,
Nên không ác nghiệp khổ.
Biết pháp ý an vui,
Đủ phúc thân an lạc.
Không luân hồi giả tạo,
Bị khổ đâu có buồn?
Cầu hết tội quá khứ,
Biển lợi tha phúc sâu.
Sức này tâm Bồ-đề,
Nhị thừa cần phải gấp.
Lợi như vậy không vui
Làm, làm sao bị khổ?
Tâm Bồ-đề là xe,
Người trí cỡi được vui.
Vì thành tựu hữu tình,
Ưa thí sức phương tiện.
Thân lực khổ sợ làm,
Quán sát chỉ ngợi khen.
Dứt phân biệt như vậy,
Thì tăng trưởng tinh tiến.
Thân con có thể xả,
Vượt qua thân phương tiện.
Con tiêu trừ tự tha,
Vô số các tội lỗi.
Mỗi mỗi các tội lỗi,
Như kiếp hết không sót.
Tội lỗi mỗi mỗi hết,
Con không còn mảy may.
Vô biên khổ đã thoát,
Tâm con làm sao tổn?
Con cầu nhiều công đức,
Làm lợi cho tự tha.
Học mỗi mỗi công đức,
Kiếp hết học không hết.
Một mảy may công đức,
Đời con chưa từng làm,
Hoặc sẽ sinh đời sau,
Luống qua mà chẳng có.
Con muốn cúng dường lớn,
Cúng dường Phật Thế Tôn.
Vì nghèo không làm được,
Mà nguyện không trọn vẹn.
Không làm an kẻ sợ,
Không tu không an lạc.
Như vào trong thai mẹ,
Mẹ chỉ bệnh khổ não.
Quá khứ xa lìa pháp,
Con nay bị quả báo.
Sinh ra đã như vậy,
Phải tu hành pháp gì?
Tất cả thiện tâm căn,
Mâu-ni ở thế gian,
Căn kia hằng không thoái,
Thường được quả báo tốt.
Phiền não khổ triền miên,
Và bị các sợ hãi.
Với người ưa chướng nạn,
Sinh tội mà tự cảm.
Nếu ai ở nơi đâu,
Có thể khởi thiện nguyện,
Thì cảm các phúc kia,
Đạt được quả cúng dường.
Nếu ai ở nơi đâu,
Tạo tội cầu khoái lạc,
Thì cảm các báo kia,
Bị khổ khí xâm hại.
Trong nguyệt tạng mát mẻ,
Rộng rãi hương sạch thơm,
Tiếng Phật đệ nhất vị,
Không tu thì không được.
Con của đấng Thiện Thệ,
Hiểu pháp của Thiện Thệ,
Như hoa sen tối thượng,
Như mặt trăng nhân giác.
Diêm-ma lính canh ngục,
Lôi kéo hồn tội nhân,
Hầm lửa nước đồng sôi,
Quẳng vào mà đốt nấu.
Dao gậy các hung khí,
Cắt thịt trăm ngàn mảnh,
Rơi vãi trên sắt nóng,
Đây do nhiều bất thiện.
Cho nên tâm làm thiện,
Quan sát kỹ rất nhỏ.
Y theo cờ Kim cương,
Tu học và tác quán.
Sơ học quán hòa hợp,
Không quán gì phi học
Mà không tối thượng danh,
Ngươi phải hồi tâm quán.
Những gì làm trong đời,
Tăng trưởng các tội khổ.
Sự nghiệp trên không tu,
Dưới lại chẳng cầu hơn,
Phải biết 3 thứ việc
Do nghiệp lực phiền não.
Làm ác nhân tương lai,
Như thế sao lại tạo?
Phiền não ở thế gian,
Bắt người không tự do.
Con như người không thể,
Cho nên con không làm.
Tu hành các nghiệp dưới,
Làm sao khiến trụ an?
Phải quán ngã vô ngã,
Và ngã sở tác này.
Một giọt nước cam lồ,
Quạ uống thành Kim súy.
Ý con là nhỏ yếu,
Chỉ thoát ít khổ nạn.
Sân làm vô tâm khó
Bởi vì tội bất thiện.
Vô tâm thấy phát khởi,
Rộng lớn thắng khó kịp.
Cho nên thanh tịnh tâm,
Làm tụng luận văn này.
Khiến biết 3 cõi kia,
Con xa lìa hý luận.
Con được thắng tất cả,
Không ai thắng được con.
Nay con đã tự biết,
Là con Phật sư tử.
Hữu tình lìa ngã nhân,
Mà kia được tối thượng.
Không đầu hàng biếng nhác.
Biếng nhác tự đầu hàng.
Bị nẻo ác lôi kéo,
Thân thiện mau phá hoại.
Nô bộc kẻ ngu ác,
Ăn nhờ chịu gầy ốm.
Kia thụ nơi tất cả,
Tu hành trụ ngã mạn.
Thế mà được tiếng tăm,
Thấp hèn không thể nói.
Như vậy nếu dũng mãnh,
Tự thắng oan gia kia.
Dũng mãnh tu hạnh này,
Mạn, oan không thể thắng.
Tâm kiêu ngạo nếu khởi,
Đó chính thật oan gia.
Thắng quả tuy muốn sinh,
Quả ấy thảy đều bỏ.
Như sư tử tinh tiến,
Trong đám thú phiền não,
Thú phiền não ngàn vạn,
Tuy đông không dịch nổi.
Đời có khổ não lớn,
Người tự thấy đủ cả.
Phiền não không hàng phục,
Mới bị khổ như vậy.
Con thà khiến đầu rơi,
Hoặc moi tim rút ruột,
Phiền não các oan gia,
Nhất thiết không hàng phục.
Nhân tu tinh tiến này,
Nghiệp kiêu mạn được hết.
Đạt được quả báo tốt,
Tự cảm thấy an vui.
Vì tu nhân an lạc,
Mà sao lại không được?
Chỗ tu không quyết định,
Cũng được không thù thắng,
Luân hồi dục không đủ,
Như liếm mật lưỡi dao.
Phúc cam lồ nếu tham,
Ăn rồi sinh đẹp đẽ.
Cho nên nghiệp tịch tĩnh,
Cảm diệu quả đi theo.
Mặt trời ấm trăng lạnh,
Ngày đêm đuổi theo nhau.
Nếu có sức tinh tiến,
Phá được sự biếng nhác,
Đạt được viễn ly nên
Thâm tâm sinh ái lạc.
Phiền não cây gậy cứng,
Đấu lại dùng gươm tuệ.
Dụ kiếm gậy chống nhau,
Như người nữ cùng học.
Cầm kiếm mà không sức,
Mất kiếm càng sợ gấp.
Kiếm mất cũng như vậy,
Địa ngục ở trong tâm.
Thế gian biết người thiện,
Không chịu uống máu độc.
Tâm lỗi cũng như vậy,
Tâm lỗi mà không làm,
Xuất gia tâm tinh tiến,
Như tay bưng bát dầu,
Bát rơi ắt sẽ chết,
Rơi bát nên sợ hãi.
Lười biếng và mê ngủ,
Như ôm lấy rắn độc.
Không bỏ sẽ bị thương,
Nên gấp gấp phải bỏ.
Mỗi mỗi các lỗi sâu,
Phải hồi tâm suy nghĩ.
Lỗi này không thể giữ,
Làm sao lại tái phạm?
Cái nghiệp nhân hòa hợp,
Dứt bằng gươm chính niệm.
Làm sao gọi tự vị,
Mà đạt được niệm này?
Không phát tâm chính niệm,
Mảy may không thể diệt,
Nghiệp sau nếu đi đến,
Tất cả đều chịu báo.
Như sợi Đâu-la-miên,
Cứ theo gió qua lại,
Người tinh tiến cũng thế,
Được tăng thượng như vậy.
(QUYỂN 2 HẾT)