LUẬN CHƯƠNG SỞ TRI
Phát Họp Tư Ba tạo luận
Sa La Ba dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt
QUYỂN HẠ
Vương tổ làm vua đầu tiên là Tam-mạt-đa vương. Bấy giờ việc phân chia ruộng đất bị trộm xâm lấn lẫn nhau. Ban đầu phát sinh trộm đạo bị vua tra hỏi nói không hề trộm, bắt đầu khởi vọng ngữ. Phép vua xử tội chết, tức có sát hại, sinh pháp bất thiện. Bấy giờ chúng sinh tạo pháp bất thiện, sau khi mạng chung tức sinh bàng sinh. Tiếp sinh ngạ quỷ, dần dần sinh địa ngục. Tiếp đến khi Vô Gián ngục sinh 1 hữu tình là Thành kiếp chấm dứt. Như vậy hữu tình làm các bất thiện, mạng sống dần giảm, thụ dụng ít và thiếu thốn. Người Diêm-phù-đề thụ 8 vạn tuổi. Địa ngục Vô Gián sinh 1 hữu tình là 2 đồng thời như vậy là tình thế giới thành, 19 Trung kiếp khí thế giới thành, tức 1 Trung kiếp. Như vậy Thành kiếp là 20 Trung kiếp. Khi người Diêm-phù-đề 8 vạn tuổi bắt đầu là Trụ kiếp. Trụ kiếp cũng trải qua 20 Trung kiếp. Đến khi 10 tuổi thì đao binh tai nổi lên chỉ 7 ngày đêm. Tật dịch tai nổi lên 7 tháng 7 ngày. Cơ cẩn tai khởi lên 7 5 7 tháng 7 ngày phần nhiều chết hết. Người nào còn sống, thấy nhau khởi tâm hiếm thấy, cùng nhau hòa thuận quyến luyến, xa lìa giết hại, dần dần sinh thiện. Cho nên thụ mạng, sự thụ dụng lại tăng nhiều đến 8 vạn tuổi. Khi tăng thượng thì Chuyển Luân vương ra đời theo pháp giáo hóa dân. Đến khi giảm xuống thì Bạc-già-phạm xuất thế tế độ chúng sinh. Trong thời gian tăng giảm thì Độc Giác xuất thế khiến các hữu tình tạo phúc điền. Trụ kiếp cũng trải qua 20 Trung kiếp. Bắt đầu Hoại kiếp, tình thế giới đầu tiên hoại. Trong ngục Vô Gián không có hữu tình sinh. Hết các nghiệp đời trước liền nẻo thú khác. Nếu có chưa hết thì sinh trên địa ngục, hoặc sinh trong địa ngục thế giới khác. Ngục Vô Gián trống rỗng. Trong cõi người, trừ người Cưu-lô, ngoài ra cùng với trời cõi Dục không có sư pháp nhưng được Sơ tĩnh lự sinh trời Sơ thiền. Không có sư pháp nhưng được Nhị tĩnh lự sinh trời Nhị thiền. Từ ngục Vô Gián đến Phạm Thế trống rỗng. Như vậy cũng trải qua 19 Trung kiếp, rồi sau đó 4 châu có 7 mặt trời xuất hiện. 3n đầu không có mưa xuống, dược thảo cây cỏ rừng rú đều chết khô. Khi 2 mặt trời xuất hiện ao đầm sông ngòi khô cạn. Khi 3 mặt trời xuất hiện, sông Khắc-già v.v… đều khô cạn. Khi 4 mặt trời xuất hiện thì ao Vô Nhiệt cạn. Khi 5 mặt trời xuất hiện thì nước biển chỉ còn đến đầu gối. Khi 6 mặt trời xuất hiện thì biển lớn cũng khô. Khi 7 mặt trời xuất hiện thì khí thế giới kia thành một đống lửa cao vút. Từ ngục Vô Gián thẳng lên đến Phạm Thế bị lửa thiêu đốt trải 1 Trung kiếp. Hoại kiếp tính chung trải 20 Trung kiếp. Không kiếp cũng vậy. Như vậy Thành, Trụ, Hoại, Không tức 80 kiếp. Tổng cộng 80 này gọi là 1 Đại kiếp. Đó là thụ mạng của Phạm Chúng.
Có 3 thứ làm hoại Khí thế giới: lửa, nước, gió. Hoại, là như trước đã nói. Như vậy 7 lần rồi sau thế giới lại thành. Lại nữa bị nước phá hoại đến trời Nhị thiền. Từ trời Cực Quang liền sinh đám mây lớn đổ xuống trận mưa lớn. Khí thế giới kia như nước hóa muối làm tiêu tan hết, nước ấy tự cạn. Một lần thủy tai lại có 7 hỏa tai. Qua 7 hỏa tai lại có 1 thủy tai. Như vậy đủ thủy tai đến 7 lần lại có 7 hỏa tai. Sau thế giới thành bị phong tai hủy hoại đến trời Tam thiền. Sức gió này thổi tan Diệu Cao huống chi là những thứ khác. Trời Đệ tứ thiền tuy không ngoài tai nạn, loại hữu tình này sinh thì định sinh, thụ mạng hết thì định tử. Như vậy khí thế giới tình thế giới và sự thành hoại đều đã nói xong.
Lại nữa pháp duyên sinh nhân quả nối nhau là nhân duyên dựa vào nhau nhờ nhau mà sinh, nên gọi là duyên sinh. Có 2 duyên sinh là ngoại duyên sinh và nội duyên sinh. Ngoại duyên sinh là pháp thành thế giới, như hạt giống sinh mầm như trước đã nói. Nội duyên sinh là như có vô minh tức có hành v.v…, gọi là thuận duyên sinh, như vô minh diệt là hành diệt, gọi là nghịch duyên sinh.
Thuận duyên sinh có 7 là: ước vị, ước viễn tục, ước liên phược, ước sát-na, ước tam tế, ước nhị trùng nhân quả, ước tam hoặc.
Ước vị, là ở trong đời trước trong phần vị phiền não, 5 uẩn tức gọi là vô minh. Do vô minh thắng cho nên nói như vậy. Trở xuống đều từ nghĩa thắng làm tên. Hành v.v… các pháp đều đủ 5 uẩn. Hành, là các nghiệp vị thiện bất thiện đời trước đã tạo trong 5 uẩn. Thức, là chính khi kết sinh trong thai mẹ, trong 1 sát-na vị đã có 5 uẩn. Danh sắc, là phần vị ở trong thai: Yết-la-lam ( đây gọi là hòa hợp, cũng gọi là đóng ván ), Át-bộ-đàm ( đây gọi là 3o kết ), Bế-thi ( đây gọi là cục thịt ), Kiện-nam ( đây gọi là cứng chắc ), Bát-la-xa-khư ( đây gọi là chi thể, gân, sức v.v…sinh ) v.v… 5 danh sắc. Sáu xứ là ở trong thai mẹ, từ nhãn v.v… sinh đến 3 hòa hợp, chưa có liễu biệt cảnh vị trong 5 uẩn. Xúc, là căn, cảnh, thức 3 hòa hợp, chưa có thể nhân vị liễu biệt khổ vui trong 5 uẩn. Thụ, là đã biết rõ tướng của 3 thụ nhân sai biệt, lúc còn trẻ con cho đến chưa khởi dâm vị, ở trong 5 uẩn. Ái, tức tuổi đã phát triển sung mãn biết dâm dục, chưa rộng truy cầu vị trong 5 uẩn. Thủ, là để được các thứ tư cụ tốt, khắp nơi tìm cầu vị trong 5 uẩn. Hữu, là do đeo đuổi tìm cầu nên tích chứa, có thể tạo ngiệp quả về sau trong 5 uẩn. Sinh, là do nghiệp lực này, từ đây xả mạng chính kết hữu vị trong 5 uẩn. Lão tử, là từ đương lai sinh danh sắc đến thụ vị trong 5 uẩn.
Nhất thiết hữu bộ nói ước vị duyên sinh tức viễn tục và liên phược cũng vậy. Kinh bộ tông thì không nói ước vị.
Ước viễn tục, là vô minh với minh mâu thuẫn nhau. Đó là tâm sở pháp, nhân của phát hành. Hành, là phát khởi nghiệp, như phúc nghiệp, phi phúc nghiệp, bất động nghiệp v.v… Thức, là do nghiệp dẫn khiến thức sinh. Danh sắc, là 5 uẩn ở trong thai. Sáu xứ, là nhãn căn v.v… sinh. Xúc, là căn, cảnh, thức 3 hòa hợp. Liễu biệt, là tâm sở pháp. Thụ, là do kia sinh khổ, lạc, xả. Ái, là tham đắm cảnh vui. Thủ, là tìm cầu cảnh kia. Hữu, là do kia phát khởi thành nghiệp tương lai. Sinh, là do nghiệp nối nhau kết sinh. Lão tử, là khiến sinh kia, sinh rồi rốt cuộc chuyển chết. Liên phúc cũng vậy.
Ước sát-na, là do 1 sát-na đầy đủ 12 hữu chi duyên sinh. Do tham hành sát. Si gọi là vô minh. Đoạn mạng tức hành Đối với các cảnh sự, phân biệt rõ là thức. 5 uẩn đều gọi chung là danh sắc. Căn trụ nơi danh sắc gọi là 6 xứ. Căn cảnh thức 3 hòa hợp thì có xúc. Nhân xúc mà cảm thụ. Tham tức là ái. Cùng với ái này tương ưng các ràng buộc gọi là thủ. Khởi thân ngữ 2 nghiệp gọi là hữu. Như vậy các pháp nhóm họp khởi lên gọi là sinh. Thành thục biến đổi gọi là lão. Hoại diệt là tử.
Ước tam tế, là vô minh với hành thuộc quá khứ, gọi là chi của nhân. Thức v.v…5 chi thuộc hiện tại, là chi của quả. Ái, thủ, hữu 3 thứ thuộc hiện tại, là chi của nhân vị lai. Sinh, lão tử 2 chi thuộc vị lai, là chi của quả. Quá khứ 2 chi, hiện tại 8 chi, vị lai 2 chi, cho nên có 12 chi.
Ước lưỡng trùng nhân quả là có 2: tiền tế và hậu tế. Tiền tế là vô minh là hoặc, hành là nghiệp. 2 đó là chi của nhân. Do đó sinh thức v.v… 5 chi, tức là chi của quả. Đó là 1 tầng nhân quả. Hiện tại ái, thủ 2 chi là hoặc, hữu tức là nghiệp, 3 thứ là nhân của vị lai. Do đó sẽ sinh ra sinh và lão tử, tức là chi của quả. Đó là 1 tầng nhân quả nữa. Như vậy 12 hữu chi có 2 tầng nhân quả.
Ước tam hoặc, là vô minh, ái, thủ 3 cái đó là hoặc, hành, hữu 2 cái đó tức là nghiệp, gọi đó là tập đế. Thức v.v… 7 chi tức là khổ, gọi đó là khổ đế. Đó là thuận duyên sinh. Nghịch duyên sinh là vô minh diệt tức hành diệt. Vô minh diệt là rõ trí vô ngã, tức là đạo đế. Nếu vô minh diệt sinh nhân hành diệt, dẫn nghiệp diệt, cho nên thức v.v… 5 chi diệt. Do diệt này nên khởi phát nghiệp sau, ái thủ v.v… diệt. Do diệt này nên sinh, lão tử v.v… cũng đều diệt, tức là diệt đế. Nói 4 đế xong.
Khí, tình, duyên sinh và 4 đế đều gồm trong 5 pháp là: 1. Sắc pháp. 2. Tâm pháp. 3. Tâm sở pháp. 4. Bất tương ưng pháp. 5. Vô vi pháp.
1. Sắc pháp, tức là sắc uẩn, gồm 5 căn, 5 cảnh, vô biểu sắc là 11 pháp.
Nói 5 căn, là nhãn căn cực vi như hương thơm của hoa bàng bố khắp trên nhãn tinh, nhĩ căn cực vi như lớp da dày trong lỗ tai, tỹ căn cực vi như 2 cái thứg ở trong sống mũi, thiệt căn cực vi như hình bán nguyệt ở khắp trên lưỡi, thân căn cực vi cũng như thân cao, từ đầu đến chân khắp trong thân căn. Căn là trần, cho nên không thể duyên cảnh.
Nói 5 cảnh, là sắc là cảnh của mắt duyên. Sắc này có 2 thứ: một là hiển sắc, hai là hình sắc. Hiển sắc có 4 thứ: xanh vàng đỏ trắng. Hình sắc có 16 thứ: dài ngắn vuông tròn cao thấp ngay không ngay ánh sáng bóng tối sáng tối mây khói bụi mù.
Thanh, là cảnh sở duyên của tai, có 20 thứ. Có 2 thứ thanh: một là có chấp nhân, như tiếng nói v.v…, 2 là không chấp nhân, như tiếng tfrống v.v… Hữu ký vô ký mỗi thứ đều có 2 thành ra 4. Đây lại có vừa ý không vừa ý, sai biệt thành ra 6.
Hương, là cảnh sở duyên của mũi, có 4 thứ: mùi thơm, mùi hôi, đẳng và bất đẳng sai biệt thành 4.
Vị, là cảnh sở duyên của lưỡi, có 6 thứ: ngọt chua đắng cay mặn nhạt.
Xúc, là ảnh sở duyên của thân. Nhân xúc 4 đại quả xúc láng nhám nặng nhẹ lạnh nóng đói khát.
Nói vô biểu sắc, là luật nghi, bất luật nghi có sắc tướng trái nhau. Đây là sắc uẩn.
1. Tâm pháp, có 6 thứ là nhãn thức, nhĩ thức, tỹ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Sáu đây là thức uẩn.
2. Tâm sở hữu pháp, có 46 là:
1. Đại địa pháp có 10 thứ:
Thụ là lãnh nạp.
Tưởng là khiến tâm chấp cảnh.
Tư là khiến tâm vận động.
Tác ý là khiến tâm duyên cảnh.
Thắng giải là khiến tâm chấp nhận đối với cảnh, có nghĩa là khiến tâm không khiếp nhược đối với cảnh.
Dục là mong muốn.
Xúc là hòa hợp liễu cảnh.
Tuệ là lựa chọn.
Niệm là khiến tâm đối với cảnh ghi nhở rõ ràng không quên.
Định là khiến tâm chuyên chú một cảnh.
Như vậy 10 thứ này phổ biến khắp tất cả tâm, nên gọi là Đại địa pháp.
2. Đại thiện địa pháp có 10 thứ:
Tín là khiến tâm trừng tịnh đối với cảnh.
Không phóng dật là thường tập thiện pháp giữ gìn tâm tính.
Khinh an là tâm có tính kham nhiệm.
Xả là khiến tâm bình đẳng.
Tàm là đối với các công đức và đối với người có thì trụ tâm cung kính.
Quý là đối với tội thì khiếp sợ.
Vô tham là không đắm trước hữu lậu.
Vô sân là không muốn làm tổn hại hữu tình.
Bất hại là thương xót hữu tình, khiến không tổn não.
Cần là khiến tâm dũng cảm đối với việc thiện.
Như vậy 10 thứ này phổ biến khắp các tâm thiện, nên gọi là Đại thiện địa pháp.
3. Đại phiền não địa pháp có 6 thứ:
Si là ngu si, tức vô minh, không có trí không hiểu rõ.
Dật là phóng dật không tu các thiện.
Đãi là gỉi đãi, tâm không dũng mãnh.
Bất tín là tâm không trừng tịnh.
Hôn trầm là thấn tấm liên tục có tính không kham nhiệm. Đó là nghĩa mê muội trầm trọng.
Trạo cử là tâm không vắng lặng.
Như vậy 6 thứ này phổ biến khắp trong các tâm phiền não, nên gọi là Đại phiền não địa pháp.
4. Đại bất thiện địa pháp có 2 thứ:
Vô tàm là đối với các công đức và người có tâm không kính trọng.
Vô quý là đối với tội lỗi không biết khiếp sợ.
Như vậy 2 thứ này phổ biến khắp các tâm bất thiện, nên gọi là Đại bất thiện địa pháp.
5. Tiểu phiền não địa pháp có 10 thứ:
Phẫn là khiến tâm phát phẫn uất.
Hận là đối với việc sở duyên của phẫn, thường tìm cách kết oán không bỏ.
Siểm là tâm không ngay thẳng.
Cuống là làm mê hoặc.
Tật là thấy người có tốt không chịu được.
Não là chấp chặt cứng các tội, do không chịu nhận sự can gián hợp lý.
Phú là che giấu tội của mình.
Xan là có tâm lẫn tiếc đối với pháp tài của mình.
Kiêu là nhiễm trước chỗ sắc lực, chủng tộc của tự thân khiến tâm kiêu ngạo.
Hại là bức bách người khác.
Như vậy 10 thứ chỉ có tu mới dứt được, nó phổ biến khắp các ý thức , nên gọi là Tiểu phiền não địa pháp.
6. Bất định pháp có 8 thứ:
Tầm là khiến tâm đối với cảnh thô chuyển làm tướng.
Tứ là khiến tâm đối với tế cảnh làm tướng.
Ác tác là hối hận các nghiệp ác đã làm.
Thùy miên là không thể nhiệm trì sự liên tục của thân tâm, khiến đầu óc tối tăm mơ màng.
Sân là khiến tâm đối với hữu tình ưa làm tổn hại.
Tham là ái trước hữu lậu.
Mạn là khiến tâm ỷ thị cao cử.
Nghi là khiến tam do dự.
Như vậy 8 thứ này đối với các địa trước không nhất định thuộc vào địa nào, cho nên gọi là Bất định.
Trong Đối Pháp Tập Luận và Ngũ Uẩn Luận nói 11 thiện như sau:
Trong hiểu rõ 4 đế gọi là vô si. Trong tùy phiền não chấp bất tịnh là tịnh. Nhiễm ô tác ý, thắng giải gọi là phi lý tác ý, tà thắng giải. Trong căn bản phiền não đối với các đế lý điên đảo suy đạc, nhiễm ô tuệ phần gọi là bất chính tri. Trong tùy phiền não đối với các sở duyên không thể ghi nhớ rõ ràng nhiễm ô niệm phần gọi là thất niệm, đối với các sở duyên khiến tâm lơ đãng nhiễm ô định phần gọi là tán loạn. Đối Pháp Tạng Luận thì không nói như vậy. Các tâm sở trên đây trừ thụ và tưởng 2 thứ đều ở trong hành uẩn. Xong tâm sở pháp.
Bất tương ưng hành có 14 thứ:
Hữu tình tương tục, luật nghi tương ưng, có vật khác gọi là Đắc.
Không tương ưng với luật nghi kia, có vật khác gọi là Bất đắc.
Cùng làm sự nghiệp với các loại hữu tình gọi là Chúng đồng phần.
Nếu hữu tình sinh trong Vô tưởng thiên, có pháp có thể khiến tâm tâm sở diệt là vật thật hữu gọi là Vô tưởng quả.
Lại có pháp khác có thể khiến tâm tâm sở diệt gọi là Vô tưởng định. Vô tưởng là tên của định. Hoặc định Vô tưởng gọi là Vô tưởng định, như nói dưới đây.
Thánh giả tương tục tưởng thụ v.v… diệt là vật thật hữu gọi là Diệt tận định.
Hữu tình mới sinh trụ thời gian chưa chết gọi là Mạng căn.
Trước không nay có gọi là Sinh.
Khiến tạm thời tồn tại gọi là Trụ.
Chuyển biến gọi là Lão.
Biến hoại gọi là Vô thường.
Tức 4 tướng hữu vi.
Có thể thuyên tự thể gọi là Danh thân.
Thuyên nghĩa cứu cánh gọi là Cú thân.
Là sở y của 2 cái gọi là Văn thân… 14 pháp.
Lại nghĩa gồm trong phá hòa hợp chúng gọi là Bất hòa hợp. Quả của nghiệp tạo ra tự thành thục, giống như mắc nợ, hoàn toàn không bị mất. Vật v.v… cũng ràng buộc bất tương ưng hành. Nhất thiết hữu bộ thì sắc tâm sở tam hữu biệt vật. Các sư Kinh bộ nói 3 pháp kia giả nói phần vị thì trừ thụ tưởng, có 46. Tâm sở hữu pháp và Bất tương ưng gọi là Hành uẩn.
Vô vi pháp xuống dưới sẽ rõ.
Như vậy sắc pháp tức gọi là 10 giới. Trừ vô biểu sắc là nhãn v.v… 10. Tâm pháp 7 giới là 6 thức và ý căn giới. Nếu khi nói xứ, tức là 7 pháp kia, gồm có 1 ý xứ. Tâm sở hữu pháp, bất tương ưng pháp, vô vi pháp, vô biểu sắc v.v… gọi chung là pháp giới, cũng gọi là pháp xứ.
Như vậy đã nói sở tri 5 pháp, 5 uẩn cùng 12 xứ và 18 giới.
Phẩm 3: ĐẠO PHÁP
Lại nữa, đạo là thiểu dục tri túc, đủ chủng tính thì thân tâm xa lìa các tạp loạn, trụ ở giới cận sự v.v… Cần phải siêng có thể nghe. Nếu đã nghe rộng rồi thì tư duy điều đã nghe. Tư duy rồi phải tu, nghĩa là phải tu chỉ quán. Nhiều tham thì tu bất tịnh quán. Nhiều sân thì tu từ bi quán. Nhiều si thì tu phân biệt duyên sinh quán. Nhiều chấp ngã thì tu phân biệt giới quán. Nhiều tán loạn thì tu sổ tức quán. Tu chỉ quán thành rồi, tu thắng giải, nên như pháp hiểu rõ trong ngoài thân, gọi là thân niệm trụ. Như pháp hiểu rõ khổ lạc xả gọi là thụ niệm trụ. Như pháp hiểu rõ tâm pháp của 6 thức, gọi là tâm niệm trụ. Như pháp hiểu rõ tưởng hành vô vi, gọi là pháp niệm trụ. Tu 4 pháp này là trí tư lương.
Đạo tập tư lương rồi, tu gia hành đạo.
Ở trong noãn vị, ác đã sinh khiến đoạn, ác chưa sinh khiến không sinh. Thiện đã sinh khiến tăng trưởng, chưa sinh khiến sinh. Như vậy 4 pháp gọi là 4 chính cần ( văn nói là chính đoạn ).
Ở trong đỉnh vị, dục thiện pháp định, càn lạc thiện định, tác ý thiện định, giản trạch thiện định, như vậy gọi là 4 thần túc.
Ở trong nhẫn vị, hành thế chính kiến, trừng tịnh gọi là tín, ưa tu thiện pháp gọi là tiến, nhớ rõ không quên gọi là niệm, chuyên chú vào một cảnh gọi là định, biết pháp thủ xả gọi là tuệ. Tu 5 pháp này có thể sinh thiện pháp, cho nên gọi là 5 căn.
Ở trong thế đệ nhất vị tu 5 thứ tín, tiến, niệm, định, tuệ có thể phá mâu thuẫn, cho nên gọi là 5 lực. Đây là gia hành đạo.
Ở trong kiến đạo vị hiểu rõ 4 đế, gọi là chính kiến. chính ngữ phát khởi, gọi là chính tư duy. Như pháp chính thuyết, gọi là chính ngữ. Xả bỏ nghiệp bất thiện, gọi là chính nghiệp. Xả bỏ tà mạng, gọi là chính mạng. Mong cầu thiện pháp, gọi là chính tinh tiến. Nhớ rõ không quên, gọi là chính niệm. Chuyên chú vào một cảnh, gọi là chính định. Như vậy 8 pháp gọi là 8 chi Thánh đạo. Đây là kiến đạo. Kiến đạo đoạn được phân biệt phiền não và tướng đắc v.v… là khổ đế của Dục giới như tham sân si mạn vô minh nghi, có thân kiến biên chấp kiến giới cấm thủ kiến, kiến thủ, tà kiến. Tập diệt 2 đế đều trừ 3 kiến. Bảy bảy 14 đạo đế đoạn, trừ 2 kiến trên. Dục giới 4 đế cộng 32.
Sắc giới 4 đế đều trừ sân cộng 28. Vô sắc cũng vậy. Nhsư vậy tam giới kiến đạo đoạn 88.
Trong tu đạo vị ghi nhớ rõ thiện pháp gọi là niệm giác chi. Chọn lựa lấy bỏ gọi là tuệ giác chi. Mong cầu tinh tiến gọi là cần giác chi. Chứng niềm vui vô lậu gọi là hỷ giác chi. Thân tâm tự nhiên thích tính gọi là khinh an giác chi. Không bị thế pháp lôi kéo, không đắm trước, không ngại gọi là xả giác chi. Khiến tâm trụ cảnh gọi là định giác chi. Tu 7 chi này gọi là tu đạo. Tu đạo đoạn phiền não câu sinh, được tướng vô ký hữu lậu thiện. Trong Dục giới, tham sân, si, vô minh 4 thứ đều đủ 9 phẩm cộng lại là 36. Trong Sắc giới, đệ nhất tĩnh lự trừ sân, ngoài ra 3 đều mỗi mỗi có 9 phẩm thành ra 27. Như vậy nhị, tam, tứ tĩnh lự cũng vậy. Sắc giới tổng cộng có 1 trăm lẻ 8 số. Vô sắc giới cũng vậy. Như vậy tam giới tu đạo đoạn, tổng cộng có 1 trăm 52 số.
Tiếp đến chứng 10 pháp vô học, là chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tiến, chính niệm, chính định, chính giải thoát, chính giải thoát tri kiến. Đó là vô học đạo.
Phẩm 4: QUẢ PHÁP
Lại nữa, quả là như trên đã nói 37 phẩm Bồ-đề phần pháp là phát tâm tự giải thoát luân hồi. Lợi căn thì cực nhanh, 3 đời chứng A-la-hán. Một đời tu thuận giải thoát phần thiện, gọi là tư lương đạo. 2 đời tu thuận quyết trạch phần thiện, gọi là gia hành đạo. 3 đời cũng như Sa-môn chứng đệ tứ quả. Độn căn biếng nhác, tức không nhất định cho nên như Sa-môn là hướng dự lưu v.v… thứ tư gọi là quả. Hướng dự lưu là trước gia hành đạo ở trong tình khí đều khổ, tự tính tức là khổ đế. Lại nữa, nhân kia là nghiệp và phiền não, gọi là tập đế. Khiến kia giải thoát tức là diệt đế. Lại nữa, nhân kia tức là đạo đế. Tu tập thuần thục, do kia khi lần lượt chứng kiến đạo trước tiên quán khổ đế. 4 pháp tính là: Chuyển biến là vô thường. 3 khổ là khổ. Thật hữu với ngã không phải 1 uẩn nên gọi là không. Thật hữu với ngã khác nhau nên gọi là vô ngã. Hiện chứng 4 trí, tiếp quán tập đế. 4 pháp tính là: Như gieo trồng khổ lý cho nên là nhân. Hiện khổ lý cho nên là tập. Tiếp nối khổ lý cho nên là sinh. Tùy thuận khổ lý cho nên là duyên. Hiện chứng 4 trí, tiếp quán diệt đế. 4 pháp tính là: Diệt nhân khổ nên là diệt. Dứt quả khổ nên là tĩnh. Siêu vượt hữu lậu nên là diệu. Thoát luân hồi là ly. Hiện chứng 4 trí, tiếp quán đạo đế. 4 pháp tính là: Nghĩa của thông hành là đạo. Khế hợp chính lý là như. Tu trí vô niệm là hành. Hiện chứng 3 trí. 10 lăm này gọi là sơ quả hướng. Thứ 16 là do đạo đế kia vĩnh viễn siêu xuất các hữu nên hiện chứng nhất trí. 10 sáu pháp này là trụ sơ quả đã chứng 4 đế.Tu tập thuần thục 16 hành tướng thì đoạn được 5 phẩm phiền não trước trong số 9 phẩm do tu đạo đoạn của Dục giới, tức Nhất lai hướng. Đoạn phẩm thứ 6 tức Nhất lai quả. Người Nhất lai kia lại phải trở lại thụ sinh 1 đời ở Dục giới. Cho nên 3 phẩm dưới, trong Dục giới 1 đời là đoạn. Hiện chứng hành tướng tu tập thuần thục đoạn 7, 8 phẩm gọi là Bất hoàn hướng. Đoạn phẩm thứ 9 gọi là bất hoàn quả. Người Bất hoàn kia đoạn hết tất cả phiền não của Dục giới, chắc chắn không trở lại sinh Dục giới nữa. Hiện chứng hành tướng các địa ở thượng giới, tu tập thuần thục 4 tĩnh lự, 4 vô sắc đều đoạn 9 phiền não. Sơ tĩnh lự nhất phẩm làm đầu tiên đến đoạn bát phẩm của Hữu đỉnh là cuối cùng, gọi là A-la-hán hướng. Đoạn phẩm thứ 9 gọi là A-la-hán quả. Người A-la-hán kia đoạn hết phiền não của 3 cõi không còn sót, gọi là A-la-hán.
Kinh nói Càn tuệ địa 8 thứ là tư lương đạo của Thanh Văn. Tức Càn tuệ địa thì dục ái khô ráo căn cảnh không 2. Chỗ tu thiện đó gọi là Càn tuệ địa. Chủng tính địa, là gia hành đạo. Chắc chắn không thành Phật, chắc chắn thành chủng tính Thanh Văn, Độc Giác, gọi là chủng tính địa. Bát nhân địa, là sơ quả hướng cho đến A-la-hán quả gọi là Bát nhân địa. Cụ kiến địa, là trụ sơ quả. Hiện chứng thấy hành tướng của 4 đế nên gọi là Cụ kiến địa. Bạc địa, là quả Nhất lai vì đã đã đoạn phần nhiều phiền não của Dục giới, nên gọi là Bạc địa. Ly dục địa, là Bất hoàn quả. Vì lìa các tham dục trong Dục giới nên gọi là Ly dục địa. Người đã xong các địa tức A-la-hán. Khổ đã biết, tập đã đoạn, diệt đã chứng, đạo đã tu gọi là xong các địa. Thanh Văn địa, tức Bất lai, Bất hoàn, A-la-hán, 3 thứ gọi là Thanh Văn địa. Bích-chiphật địa, là như trên đã nói 37 phẩm Bồ-đề phần pháp chỉ tự 1 người muốn chứng Bồ-đề. Như vậy phát tâm tu trăm Đại kiếp, đến thân sau cùng sinh vào đời không có Phật, không nhờ thầy dạy, chứng thành Độc Giác. Đây có 2 loại: một là Lân giác, hai là Bộ hành. Lân giác dụ, là chỉ ở một mình đủ thánh hạnh. Bộ hành loại là ở chung với đám đông. Cứu cánh chính giác, là như trên đã nói 37 phẩm Bồ-đề phần pháp vì các hữu tình mà thành Phật nên phát khởi đại bi phát tâm Bồ-đề vượt trội, hầu hạ chư Phật đều được hoan hỷ. Vì lợi tha nên hành lục độ. Ba vô số kiếp cứu cánh thành Phật, là Thích-ca Như Lai xưa là người thợ đồ gốm tên Đại Quang Minh, sơ phát tâm nơi Đại Thích-ca Như Lai, đến vô số kiếp đầu phụng sự hầu hạ 7 vạn 5 ngàn Phật. Vị Phật sau cùng tên Bảo Kế. Vô số kiếp thứ 2 phụng sự hầu hạ 7 vạn 6 ngàn Phật. Vị Phật sau cùng tên Nhiên Đăng. Vô số kiếp thứ 3 phụng sự hầu hạ 7 vạn 7 ngàn Phật. Vị Phật sau cùng tên Thắng Quan.
Lục độ, là đem tâm từ bi đối với các hữu tình có những gì cần cho đời sống đều tuệ thí. Khi làm Thái tử Phổ Độ, thí Ba-la-mật cứu cánh viên mãn. Chưa lìa tham dục bị chẻ thân thể tâm không sân giận. Khi làm tiên Nhẫn Nhục, nhẫn và giới 2 hạnh cứu cánh viên mãn. Khi làm con nhà Bà-la-môn trông thấy Phật Để-sa trụ hỏa giới định quên bỏ xuống 1 chân trải 7 ngày đêm đi nhiễu vòng quanh tán rằng:
Trời đất cõi này nhà đa văn,
Phạm cung, thiên xứ 10 phương không.
Trượng phu, Ngưu vương Đại Sa-môn,
Khắp đất núi rừng không ai sánh.
Như vậy tán thán xong liền siêu 9 kiếp. Tiến Ba-la-mật cứu cánh viên mãn, ở nơi tòa kim cương viên mãn, đầu hôm hàng phục các ma quân. Nửa đêm về sáng thì kim cương dụ định, định tuệ 2 hành cứu cánh viên mãn. Như vậy trước khi ngồi tòa kim cương hàng ma, tu phúc trí đủ 3 vô số kiếp phụng sự hầu hạ chư Phật. Lục độ tuy viên mãn tức dị sinh thân, ngồi tòa kim cương, chứng kiến tu đạo, thành đẳng chính giác. Trong Thanh Văn thừa, khi trong nhân, không nói liễu tri các pháp vô ngã, không, bi, thí, hành, tam luân, thể không, hành tướng 10 địa, khi trong quả không nói báo thân và 4 trí.
Chính giác pháp, gồm 6 thứ, là: thân, trí, đoạn, lợi tha, đại bi, cụ túc.
Thân có 2: sắc thân và pháp thân. Sắc thân thì có đủ 32 tướng, 80 vẻ đẹp, tức tự tính thân vì vượt qua Càn-thát-bà và Bí-lăng-già. Thị hiện Càn-thát-bà vương và Chuyển luân thánh vương tức hóa thân. Nhưng chư Phật có chủng tính, thân lượng, thụ mạng, quốc độ, và căn cơ có nhiều khác nhau. Pháp thân thì có 10 pháp vô học, chư Phật đều giống nhau.
Trí có 2: biến trí và chính trí. Biến trí là hiểu rõ uẩn, giới, xứ, nhân quả, thể tính, nên gọi là biến trí. chính trí là biết các pháp vô thường v.v…trong 4 đế, nên gọi là chính trí.
Đoạn có 2: đoạn phiền não chướng và đoạn sở tri chướng. Đoạn phiền não chướng, là đối trị tham v.v… các căn bản phiền não và tùy phiền não khiến đoạn diệt. Đoạn sở tri chướng, là đối trị khi có thể chướng cảnh, pháp tự tính vô tri, khiến đoạn diệt.
Lợi tha có 2: một là đối với các hữu tình đặt vào nơi giải thoát, xả bỏ mâu thuẫn khiến trụ nơi đạo, hai là đối với các hữu tình đặt vào nẻo thiện, xả bỏ ác khiến trụ nơi thiện.
Đại bi và , tiếp sẽ nói dưới đây.
Các thánh giả nói công đức có 11 thứ. Đó là vô tránh, nguyện trí, 4 vô ngại giải, 6 thần thông, 4 tĩnh lự, 4 vô sắc, 4 vô lượng, 8 giải thoát, 10 biến xứ, 8 thắng xứ, 3 đẳng trì.
Vô tránh, là dựa vào tâm đệ tứ tĩnh lự, nguyện các hữu tinh chứ duyên thân mình sinh các phiền não, tư duy đẳng trì nên gọi là vô tránh.
Nguyện trí, là dựa vào tâm đệ tứ tĩnh lự, lấy nguyện làm trước dẫn như trí khởi như nguyện liễu tri, nên gọi là nguyện trí.
4 vô ngại giải, là: 1. Pháp vô ngại giải, vì biết tên các pháp. 2. Nghĩa vô ngại giải, vì nghĩa chính tri. 3. Từ vô ngại giải, vì biết đúng ngôn từ. 4. Biện tài vô ngại giải, vì biết đúng chính lý. Đó là 4 vô ngại giải.
Sáu thông, là: 1. Thần cảnh thông, du hành đi qua vách đá v.v… không trở ngại. 2. Thiên nhĩ thông, hoặc gần hoặc xa, những âm thanh khác đều nghe được biết được. 3. Thiên nhãn thông, có thể tùy sở ứng dù bị chướng cách, rất nhỏ, rất xa, các phương các sắc. 4. Tha tâm thông, có thể biết tâm người khác có hay không muốn điều gì. 5. Túc trụ thông, biết việc đời trước của mình, của người khác. 6. Lậu tận thông, biết tất cả đạo thế gian xuất thế gian. Trước 5 là hữu lậu, dựa vào đệ tứ tĩnh lự. Thứ 6 là vô lậu dựa váo đệ cửu.
Bốn tĩnh lự, là:
Sơ tĩnh lự có đủ 5 chi: 1. Tầm. 2. Tứ. 3. Hỷ. 4. Lạc. 5. Đẳng trì. Tĩnh lự thứ 2 có 4 chi: 1. Nội đẳng tịnh. 2. Hỷ. 3. Lạc. 4. Đẳng trì.
Tĩnh lự thứ 3 có 5 chi: 1. Hành xả. 2. chính niệm. 3. chính tuệ. 4. Thụ lạc. 5. Đẳng trì.
Tĩnh lự thứ tư có 4 chi: 1. Hành xả thanh tịnh. 2. Niệm thanh tịnh. 3. Phi khổ lạc thụ. 4. Đẳng trì.
Bốn vô sắc, là khi tu gia hành, từ vô biên không và vô biên thức vô sở hữu, nên khi dùng chính định trừ sắc, y vào 4 uẩn khác.
Thứ tư, danh là do tưởng muội liệt, nghĩa là không sáng suốt nổi trội, được gọi là phi tưởng. Có tưởng muội liệt nên gọi là phi phi tưởng. Như vậy, theo thứ tự là không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ, gọi là 4 vô sắc. Nếu thêm diệt tận định, cũng gọi là 9 định theo thứ tự.
Bốn vô lượng, là từ, bi, hỷ, xả. Trong 4 thứ, 2 thứ đầu thể của nó là không sân. Hỷ tức hỷ thụ. Xả tức không tham. Cảnh sở duyên, là hữu tình ở Dục giới có sân hại và có hân úy dục tham sân v.v… theo thứ tự đối trị.
Tám giải thoát, là căn cứ tĩnh lự đầu:
1. Nội hữu sắc tưởng, quán các ngoại sắc giải thoát. Bất tịnh tưởng chuyển thành tưởng xanh bầm, dùng sắc quán sắc.
2. Nội vô sắc tưởng, quán các ngoại sắc giải thoát, nội vô sắc quán.
4. Căn cứ tĩnh lự sau tịnh giải thoát, thân đã chứng cụ túc trụ, quán tất cả sắc thành thanh tịnh sáng sạch.
Như vậy 3 thứ và 4 Vô sắc định làm 4 giải thoát sau. Diệt thụ tưởng định là giải thoát thứ 8. Căn cứ vào hữu đỉnh tâm, các thánh giả chán cái tưởng thô thụ, dùng tịch tĩnh định diệt tâm tâm sở, gọi là diệt tận định.
Mười biến xứ, là quán sát phổ biến khắp địa, thủy, hỏa, phong, xanh, vàng, đỏ, trắng và không với thức 2 vô biên xứ. Căn cứ đệ tứ tĩnh lự, duyên sắc có thể thấy, đối với các xứ như địa v.v… quán sát khắp không sót một khe hở. Trong 10 biến xứ, 8 biến xứ trước thể của nó là không tham, 2 biến xứ sau là không và thức, tự tính của nó là không có sắc.
Tám thắng xứ, là:
- Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc ít.
- Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc nhiều.
- Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc ít.
- Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc nhiều.
Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc xanh, vàng, đỏ, trắng là 4, với trước thành đủ 8. Trong 8, 2 cái đầu như sơ giải thoát, tiếp 2 như thứ giải thoát, 4 cái sau là đệ tam giải thoát.
Nếu vậy, 8 thắng xứ với 3 giải thoát nào có khác gì?
Đáp: Trước tu giải thoát chỉ có thể xả bỏ. Đây tu thắng xứ có thể chận đứng sở duyên, tùy theo lạc dục mà hoàn toàn không khởi. Tu giải thoát v.v… một là vì các hoặc đã đoạn lại xa, 2 là vì đối với định đước thắng tự tại cho nên có thể dẫn khởi các không tranh v.v… và thần thông ưu việt. Do đó có thể chuyển biến các việc vì khởi các tác nhân lưu xả v.v…
3 Tam-ma-địa, là: không, vô tướng, vô nguyện.
Không Tam-ma-địa là 2 thứ hành tướng không và phi ngã, tương ưng với đẳng trì.
Vô tướng Tam-ma-địa là duyên 4 thứ hành tướng của diệt đế, tương ưng với đẳng trì. Vì Niết-bàn vô tướng, lìa 10 tướng nên gọi là vô tướng, có thể duyên định kia, được gọi là vô tướng.
Vô nguyện Tam-ma-địa là duyên 10 thứ hành tướng của các đế khác, tương ưng đẳng trì, vì đáng chán bỏ phi thường khổ nhân. Đạo như thuyền bè, chắc chắn phải bỏ, có thể duyên định kia, được gọi là vô nguyện. Đều là vượt qua những đối đãi hiện tại nên các công đức này đều giải thoat. Vì A-la-hán, Bích-chi-phật, Như Lai đều cùng chung công đức nên gọi là cộng công đức . Tuệ giải thoát là vì không có 3 đẳng trì và 4 vô lượng.
Công đức không chung của Như Lai có 18 thứ. Đó là 10 lực, 4 không khiếp sợ, 3 niệm trụ và 1 đại bi,
Mười lực là: 1.Xứ phi xứ trí lực. 2. các nghiệp dị thục trí lực. 3. Tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí trí lực. 4. Căn thượng hạ trí lực. 5. Các thứ thắng giải trí lực. 6. Các thứ giới trí lực. 7. Khắp các nẻo hành trí lực. 8. Túc trụ tùy niệm trí lực. 9. sinh tử trí lực. 10. Lậu tận trí lực.
Bốn không khiếp sợ là: 1. Chính đẳng giác, không khiếp sợ. 2. Hết các lậu, không khiếp sợ. 3. Nói chướng, không khiếp sợ. 4. Nói đạo, không khiếp sợ.
Do có trí lực, không khiếp sợ đối với người khác, nên gọi là không khiếp sợ.
Nói 3 niệm trụ nghĩa là Như Lai thuyết pháp, các đệ tử một mực cung kính có thể chính thụ thực hành, Như Lai duyên đó không sinh hoan hỷ, xả mà an trụ chính niệm chính tri, đó gọi là Như Lai đệ nhất niệm trụ. Các chúng đệ tử duy không cung kính không chính thụ hành, Như Lai duyên đó không sinh lo buồn, xả mà an trụ chính niệm chính tri, đó gọi là Như Lai đệ nhị niệm trụ. Các chúng đệ tử, một loại cung kính có thể chính thụ hành, một loại không kính, không chính thụ hành, Như Lai duyên đó không sinh vui buốn, xả mà an trụ chính niệm chính tri, đó gọi là Như Lai đệ tam niệm trụ. Cả 3 này đều lấy niệm tuệ làm thể, nên gọi là niệm trụ.
Đại bi, là trong thế gian ngày đêm 6 thời quán sát kỹ cái khổ, cái vui, cái phải điều phục của thế gian tùy ứng mà làm lợi lạc, cho nên gọi là đại bi. Đại thừa nói Như Lai có 18 pháp không chung, 3 không hộ. Vì Thanh Văn thừa chưa từng được nghe.
Phẩm 5: VÔ VI PHÁP
Lại nữa, vô vi pháp có 3 thứ: 1. Hư không. 2. Trạch diệt. 3. Phi trạch diệt.
Nói hư không vô vi, là hư không chỉ có tính không hoàn lại, do không chướng ngại, biến khắp mọi nơi, gọi là hư không vô vi. Sắc hành trong đó. Ngoài ra cửa, cửa sổ, lỗ khe hở có hư không tối sáng và sắc A-già v.v… đều không phải vô vi.
Nói trạch diệt vô vi, là trí vô lậu đoạn các chướng nhiễm, kiến đạo tu đạo hiển rõ chân lý, gọi là trạch diệt vô vi.
Nói phi trạch diệt vô vi, là có thể vĩnh viễn ngăn ngại pháp vị lai sinh, được diệt khác trước gọi là phi trạch diệt, được không do lựa chọn chỉ do thiếu duyên nên gọi là phi trạch diệt.
Ba vô vi đây, Nhất thiết hữu bộ chấp nhận có thật vật. Các sư Kinh bộ nói là không có tạo tác.
Hỏi: Lẽ nào chân như không phải là vô vi?
Đáp: Đó tức là vô ngã. Bởi Thanh Văn thừa không nói pháp vô ngã. Nhân vô ngã, tức vô thường v.v… 16 hành tướng. Hành tướng của 3 đế tức hữu vi. Duy chỉ hành tướng của diệt đế là trạch diệt pháp, không phải các pháp khác. Như vậy khí, tình, đạo, quả, vô vi, 5 thứ sở tri đều gồm tất cả trong pháp sở tri. Cho nên pháp tình, khí, tức là khổ đế. Làm thành nhân của nó là tập đế. Đạo, quả, 2 pháp tức là đạo đế. Trạch diệt vô vi, tức diệt đế. Hư không, phi trạch diệt 2 thứ vô vi. 3 thứ không phải gồm trong 4 đế. Vì khổ, tập 2 đế là pháp hữu lậu. Đạo, diệt, 2 đế là pháp vô lậu.
Như vậy là đã nói xong pháp sở tri hữu vi vô vi của thế gian và xuất thế gian.
Duệ Trí Hoàng thái tử,
Phong phú đủ các tướng,
Nhiều lần thỉnh cầu, nên
Tuệ Tràng Cát Tường Hiền
Niêm trụ Nhật tạng luận,
Khởi thế và Đối pháp,
Theo đó tạo luận này,
Hữu tình sở tri luận.
Cơ nghi hữu vô biên,
Tóm lược chia làm
5. Là khí, tình, đạo, quả,
Cùng với pháp vô vi.
Cho nên nay khai thị,
Người sáng suốt hiểu rõ.
Nhờ đây rõ sở tri,
Hiểu rồi dạy người khác.
Luận này cùng câu văn,
Nếu có chỗ trái nghĩa,
Xin cung thỉnh người trí,
Mẫn nạp chỉ bảo cho.
Như có cácthiện căn,
Biến khắp cõi hư không.
Nguyện tôi cùng chúng sinh,
Đều chứng vô thượng quả.
Luận làm rõ sở tri này là do Bồ-tát Chân Kim Hoàng thái tử cầu thỉnh nên Pháp vương thượng sư Tát-tư-ca Đại Ban-nhĩ-đạt, túc trân định thụ Tì-kheo Phát-tư-ba Tuệ Tràng Cát Tường Hiền, nhằm ngày 3 Quỷ tú, hạ tuần tháng giữa mùa thu năm Nhâm Dần nơi pháp tịch của Đại Cát Tường Tát-tư-ca giảng tập xong, trì kinh luật luận là Diệu Âm và Trí Sư Tử được giao ghi chép./.
TRỌN BỘ 2 QUYỂN HẾT