LUẬN CHƯƠNG SỞ TRI
Phát Họp Tư Ba tạo luận
Sa La Ba dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN THƯỢNG

Kính lễ Kim Cương Thượng sư,

Kính lễ Chư Phật Bồ-tát.

Khắp tri kiến sở tri,

Thương xót dạy quần sinh.

Kính lễ Tối thượng trí.

Sẽ giảng rõ sở tri,

Là khí, tình thế gian,

Đạo pháp và quả pháp,

Và các vô vi pháp,

Lược gồm có 5 thứ.

Phẩm 1: KHÍ THẾ GIỚI

Cái thể tạo thành khí thế giới là 4 đại chủng. Vì đủ 4 thứ thì sinh. Đó là đất thì cứng, nước thì ướt, lửa thì nóng, gió thì động. Các đại chủng này, nhỏ nhất gọi là cực vi trần, cũng gọi là lân hư trần, không thể giải thích đủ, 7 lân hư là 1 cực vi, 7 cực vi là 1 vi trần, 7 vi trần là 1 thấu kim trần, nghĩa là một thứ bụi có thể xuyên qua vàng, 7 thấu kim trần là 1 thấu thủy trần, nghĩa là một thứ bụi có thể xuyên qua nước, 7 thấu thủy trần là 1 thố mao trần, nghĩa là một thứ bụi nhỏ như đầu lông con thỏ, 7 thố mao trần là 1 dương mao trần, nghĩa là một thứ bụi bằng đầu lông con dê, 7 dương mao trần bằng 1 ngưu mao trần, nghĩa là một thứ bụi bằng đầu lông con bò, 7 ngưu mao trần bằng 1 du khích trần, nghĩa là một thứ bụi có thể đi qua khe hở, 7 du khích trần bằng ấu trùng con rận, 7 ấu trùng con rận bằng 1 con rận, 7 con rận bằng 1 hạt lúa mì, 7 hạt lúa mì bằng 1 đốt ngón tay, 3 đốt ngón tay bằng 1 ngón tay, 24 ngón tay sắp nằm ngang bằng 1 khuỷu tay, 4 khuỷu tay là 1 cung, 5 trăm cung thành 1 Câu-lô-xá, 8 Câu-lô-xá thành 1 do-tuần. Đây là chuẩn đo lường thân tướng của thế giới. Làm thành nhân của thế giới là do cảm cộng nghiệp của tất cả hữu tình.

Thành như thế nào?

Từ trong không giới gió 10 phương nổi lên xung kích lẫn nhau, cứng chắc kín đáo bất động là diệu phong luân. Màu sắc của nó xanh sáng, cực đại kiên thật, sâu 16 lạc-xoa do-tuần, rộng vô số. Do hơi ấm sinh ra mây gọi là kim tàng, mưa xuống những cơn mưa lớn. Nương gió mà trụ gọi là đáy. Biển sâu 11 lạc-xoa 2 vạn do-tuần. Nước đó đập tát lên kết thành vàng như sữa nóng đóng ván thành màng, tức địa luân bằng vàng, cho nên thủy luân giảm chỉ dày 8 lạc-xoa, còn 3o nhiêu chuyển đổi thành vàng dày 3 lạc-xoa 2 vạn do-tuần. Kim luân rộng bằng thủy luân. Chu vi tức thành gấp 3, hợp với 36 lạc-xoa 1 vạn 3 trăm 50 do-tuần. Phong luân trước là đáy của cõi Ta-bà. Địa luân và thủy luân là đáy của 4 châu. Trên địa luân lại có mưa lớn, liền thành biển lớn, bị gió đập, những thứ tinh diệu tụ thành núi Diệu Cao Sơn, những thứ hạng trung tụ thành Thất Kim Sơn, những thứ hạng dưới tụ thành Luân Vi Sơn, những thứ tạp nhạp tụ thành 4 châu v.v… Thể của Diệu Cao Sơn phía Đông là bạc, Nam là lưu ly, Tây là pha-lê-kha, Bắc là vàng làm thành. Ngoài ra 7 núi chỉ có vàng. Đất của 4 châu do tạp phẩm tạo thành. Luân Vi Sơn chỉ làm bằng sắt. Núi Diệu Cao Sơn chìm vào trong biển 8 vạn du-thiện-na. So với các núi khác đều cao và đẹp hơn nên có tên là Diệu Cao. Tiếp đến lần lượt 7 núi vàng là:

  1. Núi Du-càn-đà-la cao 4 vạn do-tuần.
  2. Núi I-sa-đà-la cao 2 vạn do-tuần.
  3. Núi Khư-đắc-la-kha cao 1 vạn do-tuần.
  4. Núi Tu-đằng-ta-la cao 5 ngàn do-tuần.
  5. Núi A-du-cát-na cao 2 ngàn 5 trăm do-tuần.
  6. Núi Tì-nê-đát-ca-na cao 1 ngàn 2 trăm 50 do-tuần.
  7. Núi Cư-dân-đà-la cao 6 trăm 25 do-tuần.

(Tạng Luận Sớ nói: 1. Núi Trì Song. 2. Núi Trì Trục. 3. Núi Diêm Mộc. 4. Núi Thiện Kiến. 5. Núi Mã Nhĩ. 6. Núi Tượng tỹ. 7. Núi Ngư Chủy.)

Ngoài 4 đại châu có núi Luân Vi cao 3 trăm 12 do-tuần rưỡi. Chúng đều rộng bằng lượng nước tháo ra. Giữa núi Thất Kim Sơn là nơi vui chơi của các Long vương, gọi là Hý Hải.

Bảy biển giữa 8 núi gần Diệu Cao Sơn là:

  1. Biển Du-càn-đà-la rộng 8 vạn do-tuần.
  2. Biển I-sa-đà-la rộng 4 vạn do-tuần.
  3. Biển Khư-đắc-la-kha rộng 2 vạn do-tuần.
  4. Biển Tu-đằng-ta-la 1 vạn do-tuần.
  5. Biển A-du-cát-na rộng 5 ngàn do-tuần.
  6. Biển Tì-ni-đát-ca-na rộng 2 ngàn 5 trăm do-tuần.
  7. Biển Ni-dân-đà-la rộng 1 ngàn 2 trăm 50 do-tuần.

Đầy nước 8 công đức , 8 núi 7 biển đều vuông vức. Biển ngoài vị mặn. Ni-dân-đà-la đến Luân Vi Sơn, 2 núi cách nhau 3 lạc-xoa 2 vạn 2 ngàn do-tuần. Nước biển ngoài tuy không có phân chia, nhưng do sắc của Diệu Cao biển phía Đông sắc trắng, biển phía Nam sắc xanh, biển phía Tây sắc đỏ, biển phía Bắc màu vàng, hiện các sắc như vậy cho nên gọi là 4 biển. Chu biên của chúng là 36 lạc-xoa 7 trăm 50 dotuần. Ngoài Luân Vi Sơn chu vi 36 lạc-xoa 2 ngàn 6 trăm 25 do-tuần. Biển ngoài, Nam Thiệm-bộ châu thì hình trạng như như cái thùng xe hẹp hướng về Thiết Vi 3 do-tuần rưỡi, còn 3 bên thì đều 2 ngàn dotuần. Chu vi 6 ngàn 3 do-tuần rưỡi, có 2 trung châu: Đông Giá-ma-la ( Đây gọi là Miêu ngưu ), Tây Bà-la-ma-la ( Đây gọi là Thắng miêu ngưu ). Trung ương Thiệm bộ nước Ma-kiệt-đà là nơi sinh của 3 đời chư Phật. Tiếp đến hướng về phía Bắc qua Cửu Hắc Sơn có Đại Tuyết Sơn, gọi là Cụ Cát Tường. Phía Bắc núi này có Hương Túy Sơn. Giữa 2 núi này có Đại Long vương tên là Vô Nhiệt. Ao nó ở là A-nậu-đạt ( Đây gọi là Vô Nhiệt ) có hình trạng 4 mặt đều 50 do-tuần. Chu vi 2 trăm do-tuần. Trong ao đầy nước có 8 công đức . Từ trong ao này chảy ra 4 con sông lớn: Phía Đông là sông Khắc-già, từ miệng voi chảy ra cát bạc, cộng 5 trăm sông chảy về biển Đông. Phía nam sông Tân Độ từ miệng bò chảy ra cát lưu ly, cộng 5 trăm sông chảy về biển Nam. Phía Tây sông Phược-sô từ miệng ngựa chảy ra cát Pha-lê-kha, cọng 5 trăm sông chảy về biển Tây. Phía Bắc sông Tất-đát từ miệng sư tử chảy ra cát vàng, cộng 5 trăm sông chảy về biển Bắc. 4 con sông này từ ao Vô Nhiệt chảy vòng bên phải 7 vòng rồi chảy theo mổi phương. Núi Hương Sơn về phía Bắc độ 20 do-tuần có một núi đá tên Nan-đà nham, mỗi mặt đều 50 do-tuần, chu vi 2 trăm do-tuần, cao 3 do-tuần rưỡi. Lại có 8 ngàn núi nhỏ. Núi phía Bắc độ 20 do-tuần, có cây Ta-la thụ vương, gọi là Thiện Trụ. Rễ nó đâm xuống đất 40 cung, cao 80 cung có 7 lớp hàng cây 3o quanh. Phía Đông độ 20 do-tuần có ao nước ấm hình tròn rộng 50 do-tuần, chu vi 1 trăm 50 do-tuần. Lại có 8 ngàn ao nhỏ chứa đầy nước có 8 công đức , có hoa sen lá như da bò, cọng như trục xe, hoa như bánh xe, vị ngon như mật. Nơi đó lại có voi chúa cho Đế Thích cưỡi khi lâm chiến, tên là Thiện Trụ, cùng với 8 ngàn voi. 4 tháng mùa lạnh thì ở núi vàng, 4 tháng mùa nóng thì ở Thiện Trụ, 4 tháng mùa mưa thì ở ao nước ấm. Bên ao Vô Nhiệt có cây Thiệm-bộ quả có vị ngon, lớn bằng cái vò, khi 9 rơi xuống nước phát ra tiếng Thiệm-bộ. Rồng hóa ra cá nuốt những trái cây này, con lại gặp nước chảy thành vàng Thiệm-bộ. Do tên của cây này nên gọi là Thiệm-bộ. Phía Tây châu Thiệm-bộ này có nước Ô-điền là nơi của Đại Kim Cương Cung Trì Chủng, pháp Kim cương thừa từ đó truyền ra. Giữa biển Nam có núi tên là Trì Thuyền. Bồ-tát Quan Âm ở trên đỉnh núi này. Thánh mẫu Đa-la ở dưới núi. Phía Đông có 5 ngọn núi cao, Bồ-tát Văn-thù ở trên ngọn núi ấy. Có 16 nước lớn và hàng ngàn nước nhỏ. Lại có 3 trăm 60 giống người. Có 7 trăm 20 thứ tiếng. Châu ở phía Đông biển ngoài tên gọi là Thắng Thân, trạng như hình bán nguyệt, đối diện núi Diệu Cao 3 trăm 50 do-tuần, còn các bên là 60 do-tuần, chu vi 6 ngàn 3 trăm 50 do-tuần. 2 bên châu này có 2 trung châu là Bắc Đề-ha ( Đây gọi là thân ) và nam Tì-đề-ha ( Đây gọi là Thắng thân ). 3 châu ấy vượt hơn các châu khác 7 cây Đa-la. Hoặc nói người của châu này tướng mạo đoan nghiêm thân đẹp đẽ nên gọi là Thắng Thân. Châu ở phía Bắc biển ngoài tên gọi là Cưu-lâu, dạng hình tứ giác vuông vức, mỗi bên 2 ngàn do-tuần, chu vi 8 ngàn dotuần. 2 bên châu này có 2 trung châu, một tên là Cưu-lâu ( Đây gọi là Hữu thắng ), 2 tên là Cao-ta-la ( Đây gọi là Hữu thắng biên ). Người của châu ấy cần thụ dụng thứ gì đều từ cây như ý mà ra. Trước khi chết 7 ngày, cây như ý phát ra tiếng không hay báo cho biết 7 ngày sau sẽ chết. Hoặc nói người châu này ti thiệt tức cát thực nhục quỷ âm, cho nên gọi là Cưu-lâu là bất mỹ âm. Châu ở phía Bắc biển ngoài tên gọi là Ngưu Hóa, hình giống mặt trăng tròn, đường kính 2 ngàn 5 trăm do-tuần, chu vi 7 ngàn 5 trăm do-tuần, có 2 trung châu là Nam Xá-sai ( Đây gọi là Cụ siểm ) và Bắc Ốt-đát-la-man-đát-lí-noa ( Đây gọi là Nghi thượng ). Người châu ấy có nhiều bò báu dùng làm hàng hóa trao đổi, nên gọi là châu Ngưu Hóa. Núi biển v.v… đều chìm xuống 8 vạn do-tuần. Gần kim địa nên gần châu Thiệm-bộ. Tinh Cát Cức châu, Kim châu, Nguyệt châu v.v… đều thuộc châu Thiệm-bộ. Tiểu châu của các đại châu v.v… cũng vậy. Tiếp đến trên tầng không 4 vạn do-tuần đều thuần tịnh không có gì ngăn ngại. Thắng kiên phong luân xoay vòng bên phải, mặt trời mặt trăng và tinh tú trụ trên không.

Mặt trời do hỏa châu làm thành, đường kính 51 do-tuần, chu vi 1 trăm 53 do-tuần, dày 6 do-tuần linh 18 phân, trên có viền vàng, trên đó lại có vàng, bạc, lưu ly, pha-lê-kha v.v… lộ thành 4 góc, là cung điện của Nhật thiên tử, do gió vận hành 1 ngày 1 đêm đi giáp vòng 4 đại châu. Khi mặt trời đi về hướng Bắc thì ngày dài, đi về Nam thì ngắn. Khi đi khoảng giữa Nam Bắc thì ngày đêm dừng. Do đi đến nơi ánh sáng tức có lạnh nóng là mùa đông và mùa hạ. Đi về Bắc 6 tháng, đi về Nam 6 tháng. Đi đến giữa đường gọi là mặt trời mặt trăng đi vòng tinh luân. Trải qua một vòng gọi là 1 5.

Mặt trăng do thủy châu làm thành, đường kính 50 do-tuần, chu vi 1 trăm 50 do-tuần, dày 6 do-tuần linh 18 phân, trên đó lại có vàng, bạc, lưu ly, pha-lê-kha v.v… lộ thành 4 góc, là cung điện của Nguyệt thiên tử. Mặt trời mặt trăng cách nhau xa gần bóng của nó tăng giảm. Do tăng 1 phân tức sinh nửa tháng trên, 15 phân thì gọi là tròn đầy. Do giảm 1 phân tức sinh nửa tháng dưới, bóng của nó che kia, trọn 15 phân thì gọi là không tròn đầy. Do tăng giảm nên gọi là tú không. Do 1 ngày 1 đêm gọi là tú địa. Như vậy 30 gọi là 1 tháng.

Các tinh tú là các thiên cung trên không do các báu làm thành, đều hình dạng tròn, nhỏ thì bằng 1 tiếng bò rống, vừa thì bằng 3 tiếng bò rống, lơn thì bằng 6 tiếng bò rống, chu vi gấp 3 lần, thuộc tứ thiên vương chúng.

Núi Diệu Cao Sơn có 4 tầng. Bắt đầu từ mé nước trở lên cách nhau 10 ngàn do-tuần, tức tầng thứ nhất. Từ núi Diệu Cao Sơn ra chung quanh 16 do-tuần trở lên cách nhau 1 vạn do-tuần, tức tầng thứ 2, ra chung quanh 8 ngàn do-tuần trở lên cách nhau 1 vạn dotuần, tức tầng thứ 3, ra chung quanh 4 ngàn do-tuần trở lên cách nhau 1 vạn do-tuần tức tầng thứ tư, ra chung quanh 2 ngàn do-tuần đỉnh núi Diệu Cao Sơn 4 góc đều nhô ra 1 chóp cao 4 do-tuần rưỡi, rộng 1 trăm 25 do-tuần, chu vi 5 trăm do-tuần, có thần Dược-xoa trụ trong đó. Trên đỉnh núi này có thành trung ương của trời thứ 33 gọi là Thiện Kiến làm toàn bằng vàng, cao 1 do-tuần rưỡi, mỗi mặt đều 2 ngàn 5 trăm do-tuần, chu vi 1 vạn do-tuần. Thành làm bằng vàng được trang sức đủ 1 trăm lẻ 1 thứ báu, đất ở đó mềm như bông Đâu-la miên. 4 mặt thành có 1 vạn 6 ngàn cây cột báu, kèo báu, rui báu mái hiên báu. 4 mặt 4 cửa, lại có số ngàn vọng lầu 1 cửa nhỏ. 4 con đường lớn có các con đường nhỏ. Bên 4 cửa thành 5 trăm thiên tử đều mặc áo giáp bảo vệ cửa thành. Trong thành có điện Đế Thích gọi là Tối Thắng Xứ, cũng gọi là Vượt trội Điện, trạng hình vuông, cao 4 trăm do-tuần rưỡi, mỗi mặt 2 trăm 50 do-tuần, chu vi 1 ngàn do-tuần, 1 trăm lẻ 1 khước địch, mỗi khước địch có 7 lầu, mỗi lầu báu đều có 7 lầu nhỏ, mỗi lầu nhỏ đều có 7 ao hồ, mỗi ao hồ đều có 7 hoa sen, trên mỗi hoa sen đều có 7 đồng nam đồng nữ tấu nhạc ca múa làm vui. Phía Đông thành Thiện Kiến có một nơi để xe, gọi là Vườn Chúng Xa, cao 1 ngàn do-tuần. Phía Nam là nơi lâm chiến, gọi là Vườn Thô Ác. Phía Tây là nơi để làm việc gọi là Vườn Tạp. Phía Bắc là nơi vui chơi, gọi là Vườn Hoan Hỷ. Rộng lớn đều như trước. Bên ngoài các vườn độ 20 do-tuần có thiện địa gọi là Chúng xa, Thô Ác, Tương Tạp, Hoan Hỷ, to rộng bằng 4 vườn. Đông Bắc thành Thiện Kiến có cây như ý, tên là 3-lợi-xà-đa, cũng gọi là cây Viên Sinh, gốc rễ sâu 50 do-tuần, cao 1 trăm do-tuần, nhánh cây tỏa ra 50 do-tuần có khả có thể cho các điều vui thích, dưới có đá bàn tên là A-lật-ma-li-ca, sắc trắng như lông chiên, mỗi mặt đều 50 dotuần, chu vi 2 trăm do-tuần. Phía Tây Nam thành Thiện Kiến là nơi chư thiên tập họp, gọi là Thiện Pháp Đường, chu vi 9 trăm do-tuần dạng hình tròn. chính giữa tòa nhà này có tòa ngồi của Đế Thích đều làm bằng vàng. Chung quanh tòa này có tòa ngồi của 36 phụ thần đều sắp xếp cho 33 trời trở lên độ 8 vạn do-tuần, nương gió mà trụ trong không giới, do các báu làm thành. Ly Tránh thiên cung rộng lớn bằng gấp đôi Diệu Cao Sơn đỉnh, trên độ 1 ức 6 vạn do-tuần nương gió mà trụ trong không giới, do các báu làm thành. Đâu-suất thiên cung rộng lớn gấp đôi Ly Tránh, trên độ 3 lạc-xoa 2 vạn dotuần, nương gió mà trụ trong không giới do các báu làm thành. Hóa Lạc thiên cung rộng lớn bằng gấp đôi Đâu-suất, trên độ 6 lạc-xoa 4 vạn do-tuần, nương gió mà trụ trong không giới do các báu làm thành. Tha Hóa Tự Tại thiên cung rộng lớn gấp đôi Hóa Lạc. Đây tức Dục giới. Trên có Sơ thiền. Như vậy 4 châu, 7 núi, Diệu Cao, Luân Vi, 6 trời Dục giới và Sơ thiền, gọi là cõi 4 châu. Một đến 1 ngàn là Tiểu thiên giới, có 1 Tiểu Thiết Vi Sơn vây quanh. Tiểu thiên giới này từ 1 đến 1 ngàn là Trung thiên giới, có 1 Trung Thiết Vi Sơn vây quanh. Trung thiên giới này từ 1 đến 1 ngàn là 3 ngàn Đại thiên thế giới, có 1 Đại Thiết Vi Sơn vây quanh. Như vậy có số trăm ức 4 châu giới đều có những dãy núi Thiết Vi. Khoảng cách núi giữa các châu là vùng tối tăm không có ngày đêm, đưa tay không nhìn thấy.

Sơ thiền thiên lượng bằng 4 châu giới.

Nhị thiền thiên lượng bằng Tiểu thiên giới.

Tam thiền thiên lượng bằng Trung thiên giới.

Tứ thiền thiên lượng bằng 3 ngàn Đại thiên thế giới.

Về khoảng cách nhau đều tăng gấp đôi. Nghĩa là Sắc giới, Vô sắc giới không có xứ sở riêng biệt. Nếu có sinh thì chết nơi nào liền sinh nơi ấy. Trụ ở Vô sắc định nên gọi là Vô sắc.

Phẩm 2: TÌNH THẾ GIỚI

Nói chung tình thế giới có 6 loại: 1. Địa ngục. 2. Ngạ quỷ. 3. Bàng sinh. 4. Người. 5. Phi thiên. 6. Trời.

Danh nghĩa 6 loại này như thế nào?

Nghĩa là chặt nát thân thể gọi là địa ngục. Đói khát bức bách gọi là ngạ quỷ. Đi nằm ngang nên gọi là bàng sinh. Ý nhiều phân biệt nên gọi là người, là nghĩa của Ma-nậu-sa về thân và thụ dụng, tuy đồng với trời nhưng có phần kém xấu hơn. Hoặc do không có rượu nên gọi là phi thiên, là nghĩa của A-tu-la, từ thân Phạm sinh ra, du hý vui chơi. Hoặc ứng sự cúng dường nên gọi là trời, là nghĩa của Đề-bà. Địa ngục là dưới châu Thiệm-bộ quá 2 vạn do-tuần, rộng 4 phương 2 vạn do-tuần, làm toàn bằng sắt lửa cháy rực rỡ. Có 8 địa ngục nóng là: 1. Cánh hoạt. 2. Hắc thằng. 3. Chúng hợp. 4. Hào kiếu. 5. Đại hào kiếu. 6. Viêm nhiệt. 7. Đại viêm nhiệt. 8. Vô Gián.

Địa ngục Cánh hoạt là hữu tình sinh vào nơi kia do nghiệp trước chiêu cảm. Chúng cầm các loại khí trượng oán ghét giết hại lẫn nhau, đoạn đoạn đọa lạc muộn tuyệt tạm chết, không âm sống lại, chúng hữu tình kia liền sống trở lại rồi lại giết hại lẫn nhau. Thụ mạng của chúng là 1 đời của Tứ thiên vương thiên bằng 1 ngày đêm. Như vậy tính ra là chịu khổ sở 5 trăm năm.

Địa ngục Hắc thằng là các ngục tốt dùng dây đen trói thân hình hữu tình từ đầu đến chân, dùng lưỡi cưa lửa cưa xẻ chi thể, do nghiệp lực trước mà bị như vậy. Thụ mạng của chúng là 1 đời của Đao-lợi thiên bằng 1 ngày đêm. Như vậy tính ra phải chịu khổ này 1 ngàn năm.

Địa ngục Chúng hợp là hữu tình sinh vào nơi kia bị đánh bằng cây sắt, hoặc 2 núi sắt như 2 đầu dê húc nhau lại làm tan nát thân mạng. Khi 2 núi tách nhau ra thì tội nhân sống lại, rồi lại bị húc nát. Thụ mạng của chúng là 1 đời của Ly Tránh thiên bằng 1 ngày đêm. Như vậy tính ra phải chịu khổ này 2 ngàn năm.

Địa ngục Hào kiếu là hữu tình sinh nơi đó sợ ao nước sắt nóng mà vào trong rừng rậm rồi bị lửa bốc cháy thiêu đốt, do nghiệp lực trước, lưỡi tội nhân to rộng 1 ngàn do-tuần, có 1 con bò lớn sừng sắt, da sắt kéo cày bằng sắt bốc lửa cháy dữ dội cày trên lưỡi tội nhân.

Thụ mạng của chúng là 1 đời của Đâu-suất thiên bằng 1 ngày đêm. Như vậy tính ra phải chịu khổ sở này 4 ngàn 5.

Địa ngục Đại hào kiếu là cũng giống như trước mà khổ tăng gấp đôi. Thụ mạng của chúng là 1 đời của Hóa Lạc thiên bằng 1 ngày đêm. Như vậy tính ra phải chịu khổ sở này 8 ngàn 5.

Địa ngục Viêm nhiệt là chịu khổ đốt cháy trong 3 lớp thành sắt. Thụ mạng của chúng là 1 đời của Tha Hóa Tự Tại thiên bằng 1 ngày đêm. Như vậy tính ra phải chịu khổ sở này 1 vạn 6 ngàn 5.

Địa ngục Cực viêm nhiệt là giống như trước nhưng khổ tăng gấp đôi. Thụ mạng của chúng phải chịu khổ bằng một nửa Trung kiếp.

Địa ngục Vô Gián là thân bị nhốt trong nhà sắt bị thiêu đốt khổ sở. Thụ mạng của chúng bằng 1 Trung kiếp.

10 sáu tăng ngục là mặt bên của 8 ngục nóng đều có 4 chỗ:

1. Tăng lò lửa than sâu ngập đầu gối. Hữu tình đi trong đó vừa bỏ chân xuống da thịt máu huyết đều cháy tiêu chỉ còn xương, nhấc chân lên thì hoàn lại như cũ.

2. Tăng phân thây chết, bất tịnh ứ đến eo lưng hữu tình, trong đó có nhiều trùng Nhương-củ-trá mỏ nhọn như kim mổ lủng da thấu xương hút tủy.

3. Tăng lưỡi dao nhọn. Có 3 loại: 1. Đường đi có lưỡi dao nhọn. Nghĩa là trên đường đi có nhiều dao nhọn ngửa lưỡi lên, hữu tình đi trên đường đó vừa bỏ chân xuống thì cắt rớt da thịt, nhấc chân lên thì hoàn lại như cũ. 2. Rừng lá cây như kiếm. Nghĩa là rừng này lá cây đều là kiếm nhọn. Hữu tình đi trong đó gió thổi lá rụng đâm rách thân thể, có quạ, chó dữ cắn xé ăn thịt. 3. Rừng cây đọc bằng sắt, tên là Tiêm-ma-lợi. Nghĩa là cây rừng này có nhưng cây đọc bằng sắt nhọn dài 16 ngón tay. Hữu tình bị bắt trèo lên trèo xuống cây bị các cây đọc dâm lên đâm xuống, máu thịt hữu tình vướng trên những cây đọc. Có giống quạ mỏ sắt rình mổ mắt, não tủy giành nhau ăn. Con đường dao nhọn v.v… tuy có 3 chủng loại khác nhau nhưng đều gồm tăng thiết trượng như nhau.

4. Tăng sông nước nóng. Tên gọi là Vô độ. Sông đầy nước tro cực nóng, hữu tình vào trong đó hoặc nổi hoặc chìm, hoặc nghịch hoặc thuận, hoặc ngang hoặc đứng, bị chưng bị nấu xương thịt nhừ nát như trong vạc lớn đựng đầy nước tro nóng rồi cho lúa gạo vào đốt lửa mạnh, lúa gạo chuyển vần trồi lên hạ xuống 9 nhừ, hữu tình cũng vậy. Dẫu muốn trốn thì trên 2 bên bờ ngục tốt tay cầm đao thương cản lại không làm sao thoát ra được. Sông này như hào thành, trước 3 giống như vườn, chúng được gọi là cận biên địa ngục.

Tám ngục lạnh là: 1. Thủy bào. 2. Bào liệt. 3. A-tra-tra. 4. A-33. 5. Âu-hầu-hầu. 6. Rách như hoa Uất-bát-la ( Đây gọi là hoa sen xanh ). 7. Rách như hoa sen. 8. Rách như hoa sen lớn.

Địa ngục thủy bào là sinh vào nơi nước lạnh, cực kỳ lạnh, toàn thân nổi mụn nước, gọi là ngục thủy bào. Thụ mạng ở đây là nước Ma-già-đà có hộc lớn 80 hộc mè, cứ 1 trăm 5 bỏ đi 1 hạt cho đến hết tất cả thì thụ mạng ở đây cũng vậy.

Địa ngục bào liệt là do cực kỳ lạnh làm các mụn nước vỡ ra chảy nước vàng. Thụ mạng ở đây gấp 20 lần thụ mạng trước.

Địa ngục A-tra-tra là do quá lạnh phải nghiến răng nhẫn chịu. Thụ mạng ở đây gấp 20 lần thụ mạng trước.

Địa ngục A-3-3 là âm thanh nhẫn chịu cái lạnh. Thụ mạng ở đây gấp 20 lần thụ mạng trước.

Địa ngục Âu-hầu-hầu là do lạnh mà phát ra tiếng khổ rên la khóc. Thụ mạng ở đây gấp 20 lần thụ mạng trước.

Địa ngục rách như hoa Uất-bát-la là quá lanh đến nỗi thân rách như là hoa Uất-bát-la. Thụ mạng ở đây gấp 20 lần thụ mạng trước.

Địa ngục rách như hoa sen là quá lạnh đến nỗi thân rách như cái hoa sen nở. Thụ mạng ở đây gấp 20 lần thụ mạng trước.

Địa ngục rách như hoa sen lớn là thân rách tả tơi như cái hoa sen lớn nở ra nhiều cánh. Thụ mạng ở đây gấp 20 lần thụ mạng trước.

Địa ngục cô độc là tại trong núi và đồng hoang ở Thiệm-bộ-đề 1 ngày 1 đêm thụ xen tạp khổ vui. Tám địa ngục nóng 8 địa ngục lạnh ở gần bên địa ngục cô độc. Như vậy gọi là 18 địa ngục.

Ngạ quỷ là dưới thành Vương-xá quá 5 trăm do-tuần có thành ngạ quỷ tên là Hoàng Bạch, cũng gọi là Thảm Đạm. Quỷ vương kia tên Diêm-la pháp vương, ở chung với 36 quyến thuộc. Có 4 loại: 1. Ngoại chướng. 2. Nội chướng. 3. Ẩm thực chướng. 4. Chướng ẩm thực.

1. Ngoại chướng là trở ngại bên ngoài cho đến âm thanh của sự ăn uống cũng không nghe được.

2. Nội chướng là chướng ngại từ bên trong, chỉ ăn uống được nhưng vật rất nhỏ vì miệng như lỗ kim không thể vào được, dẫu vào miệng thì cổ họng như đuôi ngựa không thể thông qua được. Dẫu qua được cổ hong thì bụng to như núi không thể no được. Tuy no nhưng cẳng chân như cọng cỏ không thể cử động được, phải chịu nỗi khổ lớn này.

3. Ẩm thực chướng là khi thấy có ăn uống thì vô số ngục tốt cầm binh khí cản trở không cho ăn.

4. Chướng ẩm thực là khi ăn uống thức ăn thì do nghiệp cảm như bị viên sắt nóng nước đồng sôi rót vào miệng chảy xuống dưới. 4 loại như vậy đều là ngạ quỷ. Thụ mạng của chúng là 1 tháng của cõi người là 1 ngày đêm của chúng. Như vậy tính ra thụ mạng 5 trăm năm, tức tương đương 1 vạn 5 ngàn năm của cõi người. Chúng hoặc ở trong các rừng lạnh của cõi người ăn máu thịt v.v… đều là loài ngạ quỷ.

5. Bàng sinh là đa phần ở sông biển. Cũng như loài ở lẫn lộn trong bã rượu, con lớn ăn con nhỏ con nhỏ ăn con lớn khủng bố sát hại nhau. Chỗ ở của chúng không nhất định trôi nổi như sóng biển, hoặc ở trong cõi người cõi trời. Thụ mạng của chúng dài lâu như Long vương thụ nửa Trung kiếp, ngắn ngủi như một loại muỗi sống 1 sát-na. Thân lớn không nhất định.

6. Con người, ở trong 4 đại châu, 8 trung châu, và các tiểu châu. Thụ mạng con người như người châu Thiệm-bộ. Khi kiếp mới thành con người không có tuổi thụ, về sau giảm dần, nay là 60 tuổi. Tiếp sau sẽ giảm đến khoảng 10 tuổi. Rồi lại tăng dần không có định lượng. Người Bắc Cưu-lô tuổi thụ 1 ngàn tuổi. Người Đông Thắng Thân thụ 5 trăm tuổi. Người Tây Ngưu Hóa thụ 2 trăm 50 tuổi. Trừ Bắc Cưu-lô, các châu khác đều có chết yểu hoặc chết bất đắc kỳ tử. Về sự thụ dụng, người châu Bắc Cưu-lô ăn lúa gạo tự nhiên, y phục vật trang sức đều từ cây như ý mà ra. Còn 3 châu kia ăn gạo, thịt v.v… các thụ dụng khãc do tự lượng. Người châu Thiệm-bộ-đề cao 8 khuỷu tay. Người Tây Ngưu Hóa cao 16 khuỷu tay. Người Bắc Cưulâu cao 32 khuỷu tay. Tướng mặt của người cũng như châu trạng, người tiểu châu cũng như đại châu, thân đều giảm một nửa, cho nên nói như vậy.

7. Phi thiên là mé nước của Diệu Cao xuống quá 1 vạn 1 ngàn do-tuần. Núi non đồng hoang sáng sủa, A-tu-la vương ở trong thành nội tên La-hầu-la ( Đây gọi là Nhiếp Não ) ở chung với quyến thuộc. Lại nữa, quá 1 vạn 1 ngàn do-tuần có A-tu-la vương nơi thành nội Tinh Man tên là Hạng Man ở cùng quyến thuộc. Lại nữa, quá 1 vạn 1 ngàn do-tuần có A-tu-la vương ở nơi thành nội Kiên Lao tên là Diệu Trấn , cũng có tên là Đại Lực ở cùng quyến thuộc. Lại nữa, quá 1 vạn 1 ngàn do-tuần có A-tu-la vương ở thành nội Thậm Thâm tên Tìma-chất-đa-la ( Đây gọi là Ti Chủng Chủng, cũng gọi là Văn Thân ) ở cùng quyến thuộc, thường cùng đấu với Đế Thích, thành tên là Cụ Kim, cung điện tên là Tấu Nhạc, như ý thụ vương tên Đát-bát-lật, nơi tụ tập gọi là Hiền Tài, đá tên Thiện Hiền, vườn tên Phổ Hỷ, Diệu Hỷ,Tối Hỷ,Thậm Hỷ Thiện địa, cũng gọi là Phổ Hỷ, Diệu Hỷ, Tối Hỷ, Thậm Hỷ, voi cưỡi khi lâm chiến tên là Vô Có thể Địch, voi cưỡi khi đi dạo chơi tên Lũy Tuyết, ngựa tên Tiễu Bột.

Các Phi thiên này chiến tranh với trời thứ 33 tranh giành Tu-đà vị và Tu-la nữ, từ trong núi ra mình mặc áo giáp kiên cố bằng vàng bạc lưu ly pha-lê-kha v.v…, tay cầm kiếm, dáo, tiêu, thương, cung tên, thống lãnh 4 bộ quân binh. Các A-tu-la vương kia như La-hầula, Hạng Man, Diệu Trấn , Tì-ma-chất-đa-la v.v…, hoặc trước 3 đến, hoặc 4 cùng đến. Bấy giờ 5 chúng bảo vệ của Đế Thích, một trụ ở Hý hải các chúng Long vương là Nguyện Lạc và Bạch Pháp chiến đấu với Phi thiên. Nếu chúng Long vương không thắng thì đến Kiên Thủ họp cùng với chúng bảo vệ thứ 2 chiến đấu với Tu-la. Nếu không thắng thì đi đến Trì Man họp cùng với chúng bảo vệ thứ 3 mà chiến đấu. Nếu không thắng thì đến Đát-kiêu họp cùng với chúng bảo vệ thứ tư mà chiến đấu nữa. Nếu không thắng thì đến nơi Tứ vương họp cùng chúng bảo vệ thứ 5 mà chiến đấu nữa. Tứ Đại thiên vương suất 4 binh chúng mặc áo giáp báu cầm binh khí chiến đấu. Phần nhiều thì Tứ thiên vương thắng. Nhưng nếu không thể đẩy lui được thì đến trước trời Đao-lợi bạch Đế Thích rằng: Chúng tôi không thể đánh lui bọn chúng A-tu-la được, vua nên đẩy lui bọn địch. Nghe bạch như vậy xong, Thiên chủ Đế Thích cưỡi con voi Thiện Trụ bảo các chúng trời thứ 33 rằng:

Các ông phải biết nay quân Tu-la đã đến đỉnh Diệu Cao. Hãy mặc áo giáp kiên cố lên xe cùng Tu-la giao chiến. Nghe nói xong, các thiên tử kia đều mặc áo giáp báu cầm binh khí đến vườn Chúng Xa lên xe, vào vườn Thô Ác chuyển thân tâm ác rồi ra thành Thiện Kiến cùng chiến đấu với địch quân Tu-la. Nếu Tu-la thắng thì xâm nhập vào nội thành. Nếu chư thiên thắng thì đuổi quân Tu-la đến biển thứ nhất. Trong khi giao chiến, trời và phi thiên nếu đứt cẳng chân, eo lưng chúng liền chết. Nếu tay chân đứt, thì sinh lại như cũ. Khi Bạcgià-phạm, Bích-chi-phật, Chuyển luân thành vương trụ ở thế gian thì các A-tu-la không khởi tâm tranh đấu. Và nếu có xảy ra chống nhau thì chư thiên chắc chắn thắng. Thế gian thiện tăng thì thiên chúng cũng thắng. Thế gian bất thiện tăng thì A-tu-la thắng. Vì vậy cho nên chư thiên hộ trì việc tbiện.

Trời là 6 trời Dục giới, 17 trời Sắc giới, 4 trời Vô sắc giới.

Dục giới 6 trời là: Tầng thứ nhất núi Tô-lô-mê là nơi ở của chúng Kiên Thủ. Tầng thứ 2 là nơi ở của chúng Trì Man. Tầng thứ 3 là nơi ở của chúng Đát-kiêu. Phía Bắc trên núi Trì Song có thành tên A-na-ca-phược-đế là nơi ở của Đa Văn thiên vương và chúng Dượcxoa. Như vậy, phía Đông có thành tên Hiền Thượng có Đại thiên vương tên Trì Quốc, nơi ở của chúng Càn-thát. Phía Tây có thành tên Chúng Sắc, có Đại thiên vương tên Quảng Mục, nơi ở của chúng Long thần. Phía Nam có thành tên là Tăng Trưởng, có Đại thiên vương tên Tăng Trưởng, nơi ở của chúng Diệm-man. Ngoài ra 4 tầng cấp, 7 núi vàng v.v… mặt trời mặt trăng tinh tú Thiết Vi luân sơn, châu Thiệm-bộ, nơi cây Đa-la, chỗ ở của bộ chúng của Tứ vương đều thuộc của Tứ vương, đó gọi là 1 bộ. Thụ mạng của chúng là người 50 tuổi bằng 1 ngày đêm. Như vậy thụ mạng trải 5 trăm 5. Thân cao 1 Câu-lô-xá một phần tư. Trời 33 ở trên đỉnh Diệu Cao, là nơi ở tối thắng nhất của Thiên chủ Đế Thích cùng với phi thiên nữ tên là Diệu An và các thiên nữ thụ các dục lạc không chán.

Lại có voi chúa để cưỡi lâm chiến tên là Thiện Trụ. Và voi chúa để cưỡi trong vườn Du Hý tên là Ái-la-phiệt-noa ( Đây gọi là Trì Địa tử ). 2 voi chu vi đều 7 do-tuần, đều ở chung với 8 ngàn chúng voi nhỏ. Lại có ngựa chúa tên Tấn Tật Phong, ở chung với 8 ngàn ngựa. Thiên chủ có đến 33 số tể phụ đại thần, cho nên gọi là trời 33. Các thiên tử đam mê 5 dục lạc. Nếu khi phóng tứng thì có trống trời lớn phát ra âm thanh cảnh tỉnh chư thiên rằng: Các hành vô thường. Hữu lậu đều khổ. Các pháp vô ngã. Tịch diệt là vui. Khi chiến đấu cùng quân của Tu-la thì phát ra âm thanh trừ khổ rằng: Cầu chư thiên thắng. Cầu Tu-la bại. Cung điện thành trì cây đá như xưa. Thụ mạng của chư thiên là cõi người 1 trăm năm là 1 ngày đêm. Như vậy tính ra thụ 1 ngàn năm. Thân của các trời bẳng nửa Du-xà-na.

Trời Diệm-ma là khi trời 33 đấu tranh với phi thiên thì trời này lìa không tham dự sự đấu tranh đó cho nên gọi tên là Ly Tránh thiên. Thụ mạng của trời này là con người 2 trăm năm là 1 ngày đêm. Như vậy tính ra thụ 2 ngàn năm. Thân của trời này bằng 2 Du-xà-na.

Trời Đâu-suất-đà là nơi có Tử Thị là vị pháp vương nối đời xuất thế. Thụ pháp lạc lớn gọi là Đâu-suất. Là nghĩa của câu lạc. Cói người 4 trăm năm là 1 ngày đêm của cõi trời đó. Thụ mạng cõi trời này là 4 ngàn năm. Thân cao 4 Du-xà-na.

Trời Hóa Lạc là tự hóa thụ dụng gọi là hóa lạc. Cõi người 8 trăm năm thì cõi trời kia là 1 ngày đêm. Thụ mạng 8 ngàn tuổi. Thân cao 8 Du-xà-na.

Trời Tha Hóa Tự Tại là thụ dụng tha hóa gọi là tha hóa tự tại. Trong đó Thiên vương uy tự tại, tức là Ma chủ. Cõi người 1 ngàn 6 trăm năm bằng 1 ngày đêm ở cõi trời đó. Thụ mạng 1 vạn 6 ngàn tuổi. Thân cao 16 Du-xà-na.

Dưới từ Vô Gián cho đến trời Tha Hóa Tự Tại gọi là Dục giới. Vì đam mê dục lạc và ăn bằng đoàn thực cho nên nói như vậy.

Sắc giới 17 trời là gồm 4 tĩnh lự.

Sơ thiền 3 trời là Phạm Chúng, Phạm Phụ, Đại Phạm. Thụ mạng là Phạm Chúng nửa kiếp, Phạm Phụ 1 kiếp, Đại Phạm 1 kiếp rưỡi. Thân cao tuần tự là nửa do-tuần, 1 do-tuần, 1 do-tuần rưỡi.

Nhị thiền 3 trời là Thiểu Quang, Vô Lượng Quang, Cực Quang. Thụ mạng là Thiểu Quang 2 kiếp ( trở lên Tứ Thiên thì 40 Trung kiếp là 1 Đại kiếp, trở xuống các trời thì 80 Trung kiếp là 1 Đại kiếp ). Vô Lượng Quang 4 kiếp. Cực Quang 8 kiếp. Thân cao là Thiểu Quang 2 do-tuần, Vô Lượng Quang 4 do-tuần, Cực Quang 8 do-tuần.

Tam thiền 3 trời là Thiểu Thiện, Vô Lượng Thiện, Quảng Thiện. Thụ mạng là Thiểu Thiện 16 kiếp, Vô Lượng Thiện 32 kiếp, Quảng Thiện 64 kiếp. Thân cao là Thiểu Thiện 16 do-tuần, Vô Lượng Thiện 32 do-tuần, Quảng Thiện 64 do-tuần.

Tứ thiền 8 trời: Vô Vân, Phúc Sinh, Quảng Quả, 3 là phàm cư. Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Hiện, Thiện Kiến, Sắc Cứu Cánh, 5 là Thánh Cư, gọi là 5 Tịnh Cư. Thụ mạng các trời ấy là Vô Vân 1 trăm 25 kiếp, Phúc Sinh 2 trăm 50 kiếp, Quảng Quả 5 trăm kiếp, Vô Phiền 1 ngàn kiếp, Vô Nhiệt 2 ngàn kiếp, Thiện Hiện 4 ngàn kiếp, Thiện Kiến 8 ngàn kiếp, Sắc Cứu Cánh 1 vạn 6 ngàn kiếp. Thân cao các trời ấy là Vô Vân 1 trăm 25 do-tuần, Phúc Sinh 2 trăm 50 do-tuần, Quảng Quả 5 trăm do-tuần, Vô Phiền 1 ngàn do-tuần, Vô Nhiệt 2 ngàn dotuần, Thiện Hiện 4 ngàn do-tuần, Thiện Kiến 8 ngàn do-tuần, Sắc Cứu Cánh 1 vạn 6 ngàn do-tuần. Bắt đầu từ Phạm Chúng đến Sắc Cứu Cánh đều gọi là Sắc giới. Lìa bỏ dục lạc không lìa bỏ sắc nên gọi là Sắc giới.

Vô sắc giới 4 trời là cõi này không có hình sắc cũng không xứ sở, tùy theo định mà chia làm 4: Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Thụ mạng các trời ấy là Không Vô Biên Xứ 2 vạn Đại kiếp, Thức Vô Biên Xứ 4 vạn Đại kiếp, Vô Sở Hữu Xứ 6 vạn Đại kiếp, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ 8 vạn Đại kiếp. 4 cõi của các trời ấy gọi là Vô Sắc giới. Không lìa bỏ định sắc, lìa bỏ thô sắc cho nên không có danh sắc. Thụ mạng các trời ấy gọi là thời của tuế kiếp.

Lượng đó như thế nào?

Thời gian ngắn nhất gọi là sát-na. 1 trăm 20 sát-na là 1 đát-sátna, 60 đát-sát-na là 1 la-bà, 30 la-bà là 1 mâu-hưu-đa ( Đây gọi là phút chốc ), 30 mâu-hưu-đa là 1 ngày đêm, 30 ngày đêm là 1 tháng, 12 tháng là 1 năm.

Kiếp có 6 loại: 1. Trung kiếp ( hoặc gọi là Biệt kiếp ). 2. Thành kiếp. 3. Trụ kiếp. 4. Hoại kiếp. 5. Không kiếp. 6. Đại kiếp.

1. Trung kiếp là hoặc người Thiệm-bộ từ vô lượng tuổi dần dần giảm đến 8 vạn tuổi tức 1 kiếp. Từ 8 vạn tuổi giảm đến 10 tuổi gọi là Trung kiếp đầu. Rồi tăng đến 8 vạn tuổi giảm đến 10 tuổi là 1 Lộc lô. Cứ như vậy tăng giảm đến 18 lần là 18 Trung kiếp. Rồi sau đó 10 tuổi đến 8 vạn tuổi sau Trung kiếp, khoảng trung gian trước sau. 18 Lộc lô là 20 Trung tùng.

2. Thành kiếp là bắt đầu từ phong luân đến ngục Vô Gián sinh thành 1 hữu tình khí thế giới trải qua 1 Trung kiếp, như trước đã nói. Hữu tình thế giới là 3 ngàn cõi này thành lập sau khi hỏa tai hoại diệt. Người từ cõi trời Cực Quang thiên mạng chung sinh về cõi Đại Phạm mỏi mệt cô đơn than rằng: Nếu có đồng phần sinh về cõi đây không được sao? Phát tâm như vậy, tuy không phải niệm lực, người cõi trời Cực Quang mạng chung liền sinh nơi đó. Trước sinh tâm mà khởi ý niệm như vậy. Do ta tham sinh cho nên người đời đều gọi tổ loài người là Đại Phạm. Rồi như thứ tự Phạm Phụ, Phạm Chúng, Tha Hóa Tự Tại cho đến Tứ vương lần lượt mà sinh. Bắc Cưu-lô châu, Tây Ngưu Hóa châu, Đông Thắng Thân châu, Nam Thiệm-bộ châu lần lượt mà sinh.

Bấy giờ người châu Thiệm-bộ thụ vô lượng tuổi. Ăn uống vui chơi có sắc ý thành, thân có ánh sáng đi trên không tự tại như trời Sắc giới. Có loại như vậy. Dần dần đất phát sinh có mùi vị ngon ngọt, màu trắng như mật có hương thơm. Bấy giờ có người bẩm tính đam mê mùi vị, nghe mùi thơm khởi tâm yêu thích liền lấy ăn, rồi bảo người khác bắt chước lấy ăn. Vì là đoàn thực nên thân mất ánh sáng. Do các nghiệp cảm mặt trời mặt trăng liền xuất hiện chiếu sáng 4 châu. Tiếp đến mùi ngon của đất ẩn mất lại sinh một thứ như bánh, mùi vị ngon ngọt sắc hồng đẹp như mật liền tranh nhau ăn. Loại đất như bánh lại ẩn mất mà sinh tiếp đến sinh rừng song mây. Lại tranh nhau ăn rừng song mây lại ẩn mất. Rồi lại có loại lúa gạo tự nhiên không canh tác mà mọc. Lại tranh nhau lấy ăn. Thức ăn này thô cho nên liền có chất bã ô uế thải ra. Thế là các căn đều xuất hiện.

Người thời bấy giờ ăn sáng và chiều, ăn bằng hương lúa gạo. Về sau có người bẩm tính lười biếng, lấy loại gạo thơm chứa cất để lâu làm thức ăn. Những người khác cũng bắt chước theo, gạo thơm liền ẩn mất. Rồi sau đó cùng nhau phân chia ruộng đất lo phòng xa ngườio hết. Rối sinh tâm bảo vệ phần ruộng của mình. Đối với phần ruộng của người khác có ý xâm đoạt do đó sinh ra cạnh tranh.

Bấy giờ mọi người bàn với nhau đề nghị một người có đạo đức phong làm điền chủ. Mọi người bằng lòng, gọi là Đại Tam-mạtđa vương ( Đây gọi là Chúng sở hứa ). Vị vương này có nhiều con nối nghiệp. Đích tử hiệu là Quang Diệu, con Quang Diệu là Thiện Đế, con Thiện Đế là Tối Thiện, con Tối Thiện là Tĩnh Trai. Đó là 5 vương thời Thành kiếp. Con của Tĩnh Trai vương là Đỉnh Sinh, con Đỉnh Sinh là Diệu Đế, con Diệu Đế là Cận Diệu, con Cận Diệu là Cụ Diệu, con Cụ Diệu là Nghiêm Diệu. Đó là 5 Chuyển luân vương. Con của Nghiêm Diệu vương là Xả Đế, con Xả Đế là Xả Song, con Xả Song là Xả-cố-ni, con Xả-cố-ni là Xả Thất, con Xả Thất là Thiện Kiến, con Thiện Kiến là Đại Thiện Kiến, con Đại Thiện Kiến là Trừ Ngại, con Trừ Ngại là Kim Sắc, con Kim Sắc là Cụ Phần, con Cụ Phần là Ly Ác, con Ly Ác là Diệu Cao, con Diệu Cao là Định Hành, con Định Hành là Thậm Hống Âm, con Thậm Hống Âm là Đại Thậm Hống Âm, con Đại Thậm Hống Âm là Có thể An, con Có thể An là Phương Chủ, con Phương Chủ là Hiền Trần, con Hiền Trần là Có thể Quảng, con Có thể Quảng là Đại Thiên. Chủng tộc của vương này có 5 ngàn nối nhau, gọi là Cưu-lâu vương. Người con sau cùng là Cụ Đầu vương có 9 ngàn vương. Người con sau cùng là Long Âm có 1 vạn vương. Người con sau cùng là Đát-di-lưu-đát có 1 vạn 5 ngàn vương. Người con sau cùng là Cù-đàm thị. Đây tức hậu duệ của dòng Cam Giá. Người con ấy nối tiếp. Dòng vua Cam Giá có đến 1 ngàn 1 trăm, người con sau cùng dòng vua Cam Giá là Tăng Trưởng ( tức Ý Sư Ma vương ). Vương có 4 người con: 1. Tên Diện Quang. 2. Tên Tượng Thực. 3. Tên Điều Phục Tượng. 4. Tên Nghiêm Trạc, xưng là Thích-ca thị. Nghiêm Trạc có người con tên Nghiêm Trạc Túc. Con Nghiêm Trạc Túc là Trí Sở, con Trí Sở là Ngưu Cư, con Ngưu Cư là Sư Tử Giáp vương có 4 người con: 1. Tên Tịnh Phạn. 2. Tên Bạch Phạn. 3. Tên Hộc Phạn. 4. Tên Cam Lồ Phạn. Con của Tịnh Phạn vương tức Bà-già-phạm, thứ đến là Nan-đà. 2 người con của Bạch Phạn vương là: 1. Tên Đế-Sa-diều-đạt. 2. Tên Nan-đề-ca. 2 người con của Hộc Phạn vương là: 1. Tên A-ni-lâu-đà. 2. Tên Bạt-đề-lê-ca. 2 con của Cam Lồ Phạn vương là: 1. Tên A-nan. 2. Tên Đề-bà-đạtđa. Con của Bà-già-phạm tên La-hầu-la. Chủng tộc Thích-ca đến đây chấm dứt.

Lại có một dòng vua khác y theo pháp mà chấn hưng giáo pháp. Sau khi Như Lai diệt độ 2 trăm năm, một nước ở Trung Ấn Độ có vị vua tên Vô Ưu là pháp vương ở Thiệm-bộ-đề. Vua làm thí chủ trong phần nhiều các kỳ kết tập làm hưng thịnh Phật giáo sau 3 trăm năm. Tây Bắc Thiệm-bộ có vua tên Cát-ni-thi-cát làm thí chủ kỳ kết tập lần thứ 3 rộng hưng thịnh Phật giáo ở các nước Thiên Trúc, nước Ca-thấp-di-la, Lặc Quốc, Qui Tư ( âm là Khâu-từ ), nước Niết-ba-lạt, nước Chấn Đán, nước Đại Lý, nước Tây Hạ v.v…, các chúng pháp vương đều hưng long Phật pháp ở nước mình. Sau khi Như Lai diệt độ hơn 1 ngàn năm, trong một phiên quốc ở phía Tây trước tiên có vua tên Nha-khất-tán-phổ, đời 26 có vua tên Hợp-đà-đóa-tư-nhantán, bấy giờ Phật giáo mới bắt đầu truyền đến. Sau đến đời thứ 5 có vua tên Song-tán-tư-cam-phổ, bấy giờ Ban-di-đạt tên là A-đạtđà, dịch chủ tên là Đoan Mỹ Tam-ba-la phiên dịch giáo pháp, xây dựng Cáp-tát, tinh xá lưu truyền giáo pháp các nơi. Sau đến đời thứ 5 có vua tên Khất-song-đề-tán, vua này triệu thỉnh Thiện Hải đại sư, Liên Hoa Sinh thượng sư, Ca-ma-la-thập, La-ban-di-đạt, Chúng Thành Tựu, cùng Tì-lô-giá-na-la-khư-đát và Khương Long Tôn Hộ 7 người phiên dịch giáo pháp. Ngoải ra Ban-di-đạt cùng các dịch chủ rộng phiên dịch giáo pháp 3 loại cấm giới chấn hưng lưu truyền trong nước. Sau đời thứ 3 có vua tên Khất-lai-ba-thiệm vua này có biên giới rộng. Bấy giờ có Tích-na-di-đa cùng Thấp-liên-đát-la-Bồđề, Ban-di-đạt, cùng với Tư-cát-cán cát Tường, Tích-chước-la Long Tràng đã phiên dịch hiệu đính rất nhiều và phiên dịch những gì chưa dịch rộng chấn hưng Phật pháp. Dòng vua Tây phiên đến nay hãy còn3n-di-đạt v.v… dịch chủ phiên dịch, còn có đông đảo chúng thiện tri thức nên giáo pháp con hưng thịnh.

Nước Mông Cổ phía Bắc có phúc quả trước thành thục sinh vương tên Thành Cát Tư. Ban đầu Thành Cát Tư, theo thí dụ, vua nước đa âm, như Thiết Luân vương. Con của vua này tên Cán Quả Đới, thời bấy giờ gọi là Khả Hãn, nối ngôi làm vua cương giới rộng hơn trước, có con tên Cổ Vĩ, nối ngôi vua là Thành Cát Tư hoàng đế. Con thứ tên Đóa La. Con trưởng của Đóa La tên là Mông Ca cũng nối ngôi vua. Em của vua là Hốt Tất Liệt nối ngôi vua, đánh các nước mở rộng cương giới quy y Phật pháp giáo hóa nhân dân. Phật giáo trở nên rực rỡ gấp bôi trước kia. Vua có 3 người con. Con trưởng tên Chân Kim Phong Túc, như pháp bảo trang nghiêm của trời. Con thứ 2 tên Mang Các Thích. Con thứ 3 tên Nạp Ma Hạ, đều đầy đủ bản cũng như phả hệ. Đây là bắt đầu từ dòng vua Thích-ca cho đến dòng vua ngày nay.

QUYỂN THƯỢNG HẾT

Trang: 1 2