LUẬN TÙY TƯỚNG
(Luận giải thích 16 hành tướng của 4 đế)
Pháp Sư Đức Tuệ tạo luận
Tam tạng Chân Đế dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

Trong luận giải thích nghĩa của16 đế.

Hỏi chung 16 đế là có 16 vật hay có 16 tên ?

Đáp: Sư Tì-phả-sa giải thích là vì có 16 vật nên lập 16 tên. Vì thể của nó là thật có, nên gọi là vật.

Sư Kinh Ưu-bà-đề-xá giải thích tên có 16, vật chỉ có 7, khổ đế có 4 là vô thường khổ không vô ngã, tập diệt đạo 3 đế mỗi đế đều một, hợp lại là 7.

Phật vốn nói Kinh Ưu-bà-đề-xá để giải thích các nghĩa. Sau khi Phật diệt độ, A-nan, Đại Ca-chiên-diên v.v… đọc lại những điều trước đã nghe.

Để giải thích nghĩa trong kinh, như các đệ tử tạo luận giải thích kinh, nên gọi là Kinh Ưu-bà-đề-xá.

Tì-bà-sa lại từ trong Ưu-bà-đề-xá rút ra, gọi tắt là Ưu-bà-đề-xá và đã lưu truyền, nên không gọi kinh Tì-bà-sa.

Nay trước căn cứ vào thuộc duyên giải thích trước, nên gọi pháp hữu vi vô thường, không có lực không thể tự khởi lên, phải nhờ duyên mới khởi. Như đứa trẻ con không thể tự đứng lên, phải nhờ người dìu đỡ mới đứng được.

Nói duyên, tức tham ái và nghiệp. Phải đủ 2 pháp này 5 ấm mới sinh. Nghiệp có thể sinh quả. Tuy có thể sinh, nếu không tham ái yêu đắm nơi sinh thì quả cũng không khởi. Giống như đất nước có thể làm hạt lúa nảy mầm, nhưng nếu không có người đem hạt lúa đặt vào đất, mầm lúa không nảy được.

Khi chưa khởi tham ái và nghiệp thì quả không khởi. Tham ái và nghiệp nhân duyên hòa hợp, quả mới sinh. Sinh tức hiện hữu. Nếu nghiệp lực hết thì quả diệt mất, trở lại thành không. Tức là trước sau. Trước sau không hệ thuộc nơi duyên, cho nên nói thuộc duyên là vô thường.

Tính của nó là bức não nên nói là khổ. Có 2 thứ bức não: một là bức não vì trái nghịch và hai là bức não vì tùy thuận.

Đối với đệ tử Phật là bức não vì trái nghịch. Đệ tử Phật thường sinh sợ hãi sinh tử. Trong kinh thí dụ như lưỡi kiếm bén nung đỏ rực, người cầm bên mình sắp làm hại, trong mỗi niệm thường sinh rất sợ hãi. Đệ tử Phật sợ sinh tử cũng như vậy. Đó là nghĩa trái nghịch, mà sinh lão bệnh tử thường bức não nên khổ.

Đối với phàm phu là bức não vì tùy thuận. Phàm phu ái trước sinh tử, đó là nghĩa tùy thuận. Như hai anh em, anh rất yêu em, em thì hay quấy nhiễu anh. Tuy anh bị quấy nhiễu nhưng vẫn yêu. Phàm phu ái trước sinh tử, tuy bị khổ nhưng vẫn ái trước, nên tính bức não là khổ.

Đối trị kiến chấp ngã sở cho nên nói không. Phàm phu chấp tất cả pháp là ngã sở. Nay nói rõ tất cả đều không phải ngã sở. Để đối trị kiến chấp này nên nói là không. Đối trị ngã kiến nên nói là vô ngã.

Phàm phu chấp 5 ấm cho là ngã. Nay nói rõ tất cả pháp đều không có ngã. Để đối trị kiến chấp này nên nói vô ngã ( Bốn cái này là khổ đế ).

Tiếp đến giải thích 4 tên của tập đế.

Đạo lý của chủng tử pháp nên nói nhân năng sinh quả là chủng tử pháp. Đủ 4 nghĩa, là đạo lý đó. Bốn nghĩa là:

1. Chủng tử phá thì không thể sinh. Như lấy hạt giống đem nghiền cho bể. Dù đủ các duyên không thể sinh mầm. Các phiền não như tham ái v.v… cũng là chủng tử sinh quả. Nếu bị đạo pháp phá trừ thì dù đủ các duyên cũng không sinh quả.

2. Vì cũ quá lâu dù đủ các duyên cũng không thể sinh mầm. Vì hạt giống trải qua thời tiết quá lâu. Tham ái v.v… sinh quả cũng như vậy. Thanh Văn 60 đại kiếp tu hành. Độc Giác một trăm kiếp tu hành. Phật 3 a-tăng-kì kiếp tu hành. Người 3 thừa trước khi chưa phát tâm, ở trong địa vị Nhất-xiển-đề khởi các phiền não tham ái v.v…, phiền não sinh nghiệp, nghiệp cảm quả, khi còn chưa thụ quả mà theo tu hành đã trải nhiều thời gian, công đức trí tuệ đã chuyển sâu rộng, che phủ nhân trước, lực dụng suy yếu, dù đủ các duyên không thể sinh quả.

Kinh Đại Hữu nói: 98 hoặc sinh 1 phiền não, 1 phiền não sinh 98 hoặc. Như nhân tham sinh đủ 98 hoặc, đều có thể sinh tham.

3. Vì thất thời tiết, nên dù đủ các duyên không sinh mầm được. Như mùa xuân gieo trồng thì sinh, mùa đông thì không sinh. Nhân thất thời cũng không thể sinh quả. Như Ương-quật-ma-la do vô minh đoạn hai ngàn mạng, chết ắt phải đọa địa ngục, thế mà hiện thân được thành A-la-hán. Trước đã làm ác nhưng vì thời sai, cho nên dù đủ các duyên mà không được sinh quả.

4. Không đủ nhân duyên, dù không phá bể, không để cũ lâu, không thất thời tiết cũng không sinh mầm. Như đất, nước, nhân công v.v… không đủ các nhân duyên nên không sinh mầm. Nhân sinh quả cũng vậy. Tuy chưa bị phá, chưa trải thời gian lâu và không thất thời tiết mà nhân duyên không đủ thì không thể sinh quả. Nếu chúng sinh tạo nghiệp có thể dắt dẫn sinh quả phải đủ 3 việc: một là thân cận thiện tri thức, hai là có tâm tin tưởng hướng về, ba là làm công sức. Phải đủ 3 việc, nếu không thì vì nhân duyên không đủ nên không được sinh quả.

Kinh Xú Lậu nói: Nếu chúng sinh tạo nghiệp nguyện sinh trong loài người, vì nhân duyên không đủ nên thụ quả sinh trong loài súc sinh v.v… Nếu tạo nghiệp ác phải thụ sinh trong loài súc sinh v.v…, nhân duyên không đủ bèn thụ quả sinh trong loài người. Như A-lahán tuy đủ các nghiệp, bởi đoạn hết các nghiệp phiền não, không còn phiền não đi theo nên không dắt dẫn sinh.

Lại nữa như trong diệt A-na-hàm, dụng nghiệp đã hết mà tham ái chưa hết, không được thụ sinh Sắc giới, sinh trong trung ấm.

Lại nữa như được sơ quả rồi khởi tu đạo diệt phiền não, phiền não sinh nghiệp, tuy đủ nghiệp phiền não, do đoạn kiến đạo phá phiền não, nên không được dùng nghiệp mới thụ sinh.

Chủng tử pháp thế gian phải đủ 4 thứ đạo lý mới sinh mầm được. Tham ái và nghiệp là chủng tử pháp cũng vậy, phải đủ 4 thứ đạo lý mới có thể sinh quả. Sinh quả nên gọi là nhân.

Hỏi: Nghiệp và phiền não cái nào chính là chủng tử ?

Đáp: Phiền não là chính. Phiền não sinh nghiệp. Nghiệp không thể sinh phiền não, vì phiền não là gốc.

Lại nữa có nghiệp không phiền não không thể dẫn sinh. Có phiền não không nghiệp vẫn được sinh trung ấm.

– Hiển hiện nên gọi là tập khởi. Hiển hiện có 2 nghĩa:

1. Tham ái với nghiệp tương ưng khiến quả được sinh. Khi chưa sinh quả chưa hiện, khi sinh thì hiển hiện.

2. Tham ái có thể hiển nơi cảnh giới. Cảnh giới thật là xấu ác mà tham ái chuyển tâm cho cảnh giới là tốt, tức hiển hiện cảnh giới khiến tốt. Như có một người nữ, mà có 3 nhận thức như sau: Người phàm đến trông thấy cho đó là cảnh khả ái. Cọp chó sói trông thấy thì nghĩ rằng đó là vật có thể ăn được. Thánh nhân thấy gọi đó là kho chứa cốt.

Gọi kho chứa cốt là xứng cảnh mà hiểu. Gọi khả ái, là ăn được, do tham ái hiển hiện cảnh này. Do tham ái hiển hiện ứng sinh xứ cảnh, trong đó khởi nhiễm trước nên nghiệp được sinh quả. Nếu không có 2 hiển hiện này quả sẽ không sinh được. Nói rõ 2 thứ hiển hiện này là giải thích nghĩa của tập khởi.

Ngoại đạo cho rằng tất cả pháp chỉ có một nhân sinh, là trời Tự Tại. Một nhân sinh ra tất cả vật.

Nay để phá kiến chấp này, nói rõ các duyên tụ tập mới có thể sinh quả.

Tuy các duyên tụ tập, nếu không thể khiến quả khởi cũng không phải nghĩa của nhân. Tụ tập mà khiến quả khởi mới được là nhân.

Hai thứ hiển hiện cũng làm rõ nghĩa tụ tập, cũng làm rõ nghĩa khiến quả khởi. Cho nên hiển hiện giải thích tập khởi. Như thợ đồ gốm, đất sét, dây, nước v.v… các duyên tụ tập cùng làm ra cái bình.

Có thể rút ra quả khiến thành tựu nên gọi là duyên. Nhân thì cảm trực tiếp khiến quả khởi. Duyên thì có thể khiến quả sinh. Khiến một thời kỳ quả báo được thành tựu đầy đủ.

Tiếp đến giải thích 4 tên của diệt đế. Năm ấm hết không sinh nên gọi là diệt. Đó là y cứ vào quả báo mà nói. Năm ấm hiện tại hết. Năm ấm vị lai không sinh nên gọi là diệt. Nay lấy diệt gọi là thể của vô vi. Diệt đế tự lấy vô vi làm thể, không lấy 5 ấm diệt không sinh làm thể. Năm ấm diệt không sinh có 3 đời. Thể của diệt đế là vô vi, chẳng phải pháp 3 đời.

Năm ấm diệt không sinh có 3 đời là như 5 ấm của Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên v.v… là quá khứ diệt không sinh. Năm ấm của phàm phu thì ở vị lai mới diệt không sinh. Nếu 5 ấm của thánh nhân hiện tại thì hiện tại diệt không sinh.

Trong pháp vô vi không có 5 ấm, vì 5 ấm không sinh trong đây. Nghĩa dùng hết không sinh là vô vi. Lại nữa, nếu khi 5 ấm diệt hết không sinh mới chứng được vô vi này. Bởi nghĩa hết không sinh gọi là vô vi, cho nên gọi vô vi là diệt.

Có thể diệt 3 lửa nên gọi là tịch tĩnh. Có 2 thứ 3 lửa.

Một là dục, sân, si là 3 lửa. Ba cái này có 3 nghĩa nên gọi là lửa: một là có thể đốt cháy tất cả thiện căn chúng sinh, hai là 3 phiền não này có thể làm tâm nổi nóng, tức có nghĩa tâm nóng, ba có thể đốt cháy ba cõi nên gọi là lửa.

Ba phiền não này phổ biến khắp 3 cõi, từ 6 trần, 6 căn, 6 thức sinh. Phiền não căn trần thức này đều là hữu lưu. Do 3 phiền não đây nên không được an lạc. Ba phiền não như lửa có thể đốt, căn trần thức như củi bị đốt.

Hỏi: Thượng giới không có sân, nay sao có thể nói được là có sân ?

Đáp: Phàm phu sinh thượng giới có đủ kiến đế phiền não. Trên thượng giới chẳng phải không có. Chỉ không được khởi cho nên nói không. Nay nói có là về lý mà nói.

Hai là lấy 3 khổ làm 3 thứ lửa. Ba khổ này có thể thiêu đốt chúng sinh khiến không được an lạc. Nếu Dục giới thì đủ 3 khổ. Sắc giới có 2 là hoại khổ và hành khổ. Vô sắc giới chỉ có hành khổ.

Ba khổ tức 3 tai: khổ khổ là hỏa tai, hoại khổ là thủy tai, hành khổ là phong tai.

Có 2 thứ này, 3 lửa thì huyên động. Vì diệt 2 thứ 3 lửa này nên gọi là tịch tĩnh.

Không có 3 loạn động là diệu. Ba loạn động là sinh, lão, tử 3 khổ. Ba khổ này bình đẳng phổ biến khắp 3 cõi, cho nên riêng nói 3 khổ này là 3 loạn động.

Ba cõi đều có sinh nên có sinh khổ. Nếu Dục giới thì có cái già của đầu bạc mặt nhăn. Sáu trời và Sắc giới không có tướng mạo già này, cũng không có nghĩa đổi khác. Như bức họa ban đầu thì sáng sủa rõ ràng đáng yêu, lâu thì màu sắc phai nhạt. Sắc thân ở thượng giới cũng có nghĩa này, tức gọi là lão. Vô sắc giới tâm cũng có lão. Khi quả báo sắp hết, tâm dụng đổi khác. Xưa thì định tâm kiên cố.

Mạng sắp chung định tâm yếu kém, thường muốn thoái đọa. Cho nên 3 cõi đều có lão khổ. Ba cõi đều có mạng chung nên đều có tử khổ.

Sở dĩ gọi đây là loạn động là vì tính của phàm phu thường tìm cầu sự an lạc, do đó tu các việc thiện thế tục là mong được quả báo an lạc. Mà 3 hoạnh tai này khiến bị khổ nên 3 khổ là 3 loạn động. Trong vô vi không có 3 loạn động này, cho nên gọi là diệu.

Hỏi: Thượng giới khi sinh tự không khổ, vì sao gọi là khổ ?

Đáp: Vị tất sinh khổ, thụ cho nên gọi là khổ. Sinh là gốc khổ cho nên gọi là khổ. Vô vi không sinh nên không khổ. Sinh tử có sinh nên có khổ. Vì vậy nói sinh là khổ. Như địa ngục là tên của xứ sở. Xứ thì thật chẳng phải khổ. Chỉ vì xứ có thể sinh khổ, cho nên gọi địa ngục là khổ.

Hỏi: Sinh khổ, trong 3 khổ là khổ gì ?

Đáp: Nếu là khổ thụ thì sinh là khổ. Khổ nếu là lạc thụ thì sinh là hoại khổ, xả thụ thì sinh là hành khổ. Dục giới sinh có đủ 3 khổ. Sắc giới sinh có đủ 2 khổ là hoại khổ và hành khổ. Vô sắc giới chỉ có hành khổ.

Lão khổ cũng đủ 3 khổ. Nếu chuyển lạc làm khổ là khổ khổ. Nếu chuyển khổ làm lạc, chuyển lạc làm lạc là hoại khổ. Nếu chuyển lạc làm xả là hành khổ.

Đại khái các loại trong 3 cõi, tử khổ này cũng đủ 3 khổ. Theo như trước có thể hiểu rõ.

Hỏi: Trong kinh nói có bao nhiêu cái khổ ?

Đáp: Nói có vô lượng khổ. Trong đây có nói 8 khổ. Ngoài ra phân biệt lại có các khổ, nhưng chỉ nói 7 khổ thôi. Trong 8 khổ trước đây không nói bệnh khổ, nói 7 khổ xong nói các khổ khác. Sở dĩ không nói bệnh khổ, vì bệnh khổ chỉ trong con người ở Dục giới. Gần đây không thiên về trong trời Dục giới nên không nói. Trong hàng trời sở dĩ không bệnh khổ là vì bệnh do duyên trong ngoài sinh. Ngoài thì các duyên lạnh nóng không bình thường, ăn uống không thích hợp điều độ v.v… Trong thì hoặc đi nhiều làm cho 4 đại suy yếu, hoặc ngồi nhiều khiến 4 đại suy yếu. Bốn đại suy yếu nên thành bệnh. Thượng giới ngoài không có các duyên lạnh nóng bất thường, ăn uống không thích hợp không điều độ. Trong thì 4 đại đã mạnh mẽ, không có duyên đi ngồi quá nhiều, nên không có bệnh khổ. Nếu cố ý giải thích cách khác thì cũng có nghĩa bệnh. Sáu trời làm dục sự, hoặc 3 ngày không ăn, cho đến 7 ngày không ăn, đến ngày thứ 7 thì chết. Trước khi chưa chết 4 đại suy nhược cũng gọi là bệnh khổ .

Hỏi: Còn 4 khổ khác thể nào ?

Đáp: Năm ấm khổ thông 3 cõi, cầu không được, yêu chia lìa, oán gặp gỡ, 3 khổ này 2 cõi trên không có. Bởi đều tự trụ nơi quả báo, không có ở xen lộn một chỗ, nên không có 3 khổ đây. Sáu trời Dục giới đều có đủ. Các trời hạ phẩm muốn thượng phẩm không được nên sinh khổ, tức cái khổ vì cầu không được, chiến đấu với A-tu-la tức oán gặp gỡ khổ, chiến đấu không được bị A-tu-la bắt tức ái biệt ly khổ.

Giải thoát tất cả lỗi lầm gọi là vĩnh viễn xa lìa. Tất cả lỗi lầm là nhân duyên quả báo. Nhân là phiền não, duyên là nghiệp, thụ 5 ấm là quả báo. Ba cái này là pháp tội lỗi. Giải thoát rốt ráo 3 cái này chứ không phải giải thoát tạm thời nên gọi là vĩnh viễn lìa khỏi.

Hỏi: Vì sao phiền não gọi là nhân, nghiệp gọi là duyên ?

Đáp: Phiền não là chủng tử có thể dẫn sinh nên gọi là nhân. Nếu không phiền não dù có nghiệp cũng không thể dẫn sinh. Nếu không nghiệp, có phiền não cũng được sinh trung ấm. Nếu phiền não hết, tuy được nghiệp trang nghiêm quả, cuối cùng do phiền não sinh nghiệp nên được quả.

Tiếp đến giải thích 4 tên của đạo đế. Trong đó vì hành nên gọi là đạo. Có 2 giải thích:

Một là tận vô sinh trí là năng hành. Giới định tuệ là sở hành. Từ khổ pháp trí đến đạo tỷ trí 12 tâm đều đoạn phiền não là tận trí. Tâm thứ 13 là vô sinh trí.

Giới có hữu lưu vô lưu. Vốn là hữu lưu, do 2 trí hành nên thành vô lưu định. Cũng giống như trí này có 3 thứ là văn, tư, tu.

Tu tuệ cũng có hữu lưu vô lưu, cũng do 2 trí hành nên thành vô lưu. Tận trí hành thì khổ lưu pháp trí hiện tiền, đủ 8 phần thánh đạo.

Giới định vốn là hữu lưu. Nay là tận trí hành, cho nên thành vô lưu.

Tận trí có 2 loại: một là chính kiến, hai là chính tư duy, đồng quán vô thường mà có thô và tế. Chính kiến tế, chính tư duy thô, mà 2 cái này có thể sinh lẫn nhau. Nếu lấy chính kiến làm tận trí, cũng có thể nói khiến chính kiến thành vô lưu. Cuối cùng dùng tận trí khiến trí tuệ thành vô lưu. Như nghĩa rõ này thì trong nhất thời bị tận trí hành nên khiến giới định tuệ thành vô lưu. Bởi dị tính nên được đồng thời. Cho đến A-la-hán đều như thế.

Nếu trở lại dùng chính kiến hướng vọng chính kiến, chính tư duy hướng vọng chính tư duy thì không được đồng thời. Phải dùng chính kiến trước khiến chính kiến sau thành vô lưu. Chính tư duy cũng vậy. Trong một lúc không được có cả hai, vì một tính hai pháp.

Nếu rõ nghĩa như thế thì khác thời nói rõ trí tuệ bị tận trí hành, cho đến A-la-hán đều như thế, bị vô sinh trí hành cho đến A-la-hán đều như thế. Bị vô sinh trí hành cho nên giới định tuệ thành vô lưu, nghĩa là kiến đế có sau 10 tâm. Sau 10 tâm thuộc quả. Nếu là người Tu-đà-hoàn tu quán 12 tâm tức là vô sinh trí khiến đồng thời giới định tuệ và khác thời tuệ thành vô lưu.

Hỏi: Khổ pháp kiến tức là vô sinh trí, sao không nói đến ?

Đáp: Khổ pháp kiến nếu hình đợi khổ pháp trí cũng được gọi là làm vô sinh trí. Nếu hướng vọng khổ loại trí thì lại bị khổ loại trí làm căn bản đoạn phiền não thượng giới lại thuộc tận trí đã không nhất định là vô sinh trí, đều thuộc tận trí. Chỉ có tâm thứ 13 định cho nên có thể nói là vô sinh trí.

Cách giải thích thứ hai nói giới định tuệ là vô lưu. Tâm hành thành vô lưu nên gọi là đạo, nên lấy vô lưu tâm làm năng hành, giới định tuệ làm sở hành. Tận vô sinh trí là trợ tâm pháp cho nên giải thích trước khác giải thích sau.

Nói ở trong, là ở trong giới định tuệ. Tương ưng với lý nên gọi là như. Tức là nếu thông luận thì cùng với đạo lý 4 tướng tương ưng nên gọi là như, nếu biệt luận thì cùng với lý bất đoạn, bất thường, trung đạo tương ưng nên gọi là như. Như vậy là trí đắc lý. Nếu dùng tà tư duy bất như mà phá, không thể làm cho thành bất như, cho nên gọi là như.

Do chính kiến sở tác nên gọi chính hành. Nếu người Thanh Văn nghe chính sư nói chính giáo, từ chính thanh danh sinh chính văn, chính văn sinh chính tu, học tập theo thứ lớp như vậy gọi là sở tác.

Nếu là Độc Giác và Phật thì từ chính tư sinh chính tu, không từ chính thanh danh sinh nghĩa chính văn. Bởi hai thừa này căn lợi, tự có thể tư duy được ngộ.

Hỏi: Độc Giác và Phật, căn bản ắt trải qua nghe pháp cho nên được sinh tư duy tu tuệ. Vì sao không chính văn sinh chính tư duy ư ?

Đáp: Đời trước không phải không trải qua nghe. Nay luận việc hiện tại chẳng phải nhớ lại xưa đã nghe sao ? Thời sư nói thuyết này, y thuyết này, y theo đây mà sinh tư tuệ, trực tiếp tư duy tự được ngộ lý. Thanh Văn thì phải dựa theo lời thầy mà tư duy.

Vĩnh viễn quá độ nên gọi xuất ly. Có 2 cách giải:

1. Giải về quả báo. Do tà tư duy nên sinh phiền não, phiền não sinh nghiệp, nghiệp sinh quả báo, vì những thứ này đều tư duy bất chính. Nếu sinh trí tuệ vô lưu, trí tuệ sinh giới định v.v… đều là chính. Chính và bất chính tương phản nhau. Chính tức quá độ bất chính. Chẳng phải tạm thời quá độ mà là vĩnh viễn quá độ.

2. Một giải thích nữa là phiền não là đảo, trí tuệ là bất đảo. Đảo với bất đảo tương phản nhau. Bất đảo vĩnh viễn quá độ đảo.

Giải thích trước rộng. Giải thích sau sơ lược. Cho nên chỗ dụng khác nhau.

Nhà giải trước lại có một cách giải nữa là 16 danh ngôn chẳng phải pháp tính vĩnh viễn nên gọi là vô thường. Nếu vô vi pháp thì bản lai là hữu, vĩnh viễn không có sinh, vĩnh viễn không trụ diệt. Hữu vi pháp thì tạm sinh tạm trụ tạm diệt. Pháp tính này như vậy nên gọi vô thường, vì từ vô minh sinh. Khổ là vì không rõ thế gian sự. Khổ cận không rõ thế gian sự. Đã tự là khổ rồi huống chi không rõ lý chân thật rất sâu ư ? Lại càng khổ lớn, vô minh căn bản vì khổ do vô minh. Thụ báo sinh tử nên sinh tử không đâu không khổ.

Trung gian con người lìa bỏ nên gọi là không. Sáu căn là trung gian. Phật lấy làng xóm ví với 6 căn. Nay nói trung gian như trung gian của làng xóm. Ngã nhân không ở nơi trung gian này, nên nói người lìa bỏ. Bởi ngã nhân lìa bỏ nên gọi là không.

Không tự tại nên gọi là vô ngã. Tự tại có 2 nghĩa: Một là không nương dựa vào người khác vật khác nên gọi tự tại. Nếu không do người khác vật khác sinh trụ diệt tức tự tại. Hai là tùy ý mình làm nên gọi tự tại. Nếu muốn khiến lửa lạnh lửa liền lạnh, muốn khiến nước không ướt nước liền không ướt, đó là tự tại. Tất cả pháp hữu vi vì dựa vào cái khác nên có sinh trụ diệt. Lại nữa không được như ý. Nếu có thần thông có thể biến chuyển thì hoàn toàn phải dựa vào định v.v… tu học mới có tác dụng này. Đã không khỏi nương dựa cho nên không tự tại. Đã không tự tại nên không có ngã. Lai đạo lý nên gọi là nhân. Nay lần lượt nêu các thí dụ giải thích.

Như có hạt giống không nhờ các duyên, tự nó có sức sinh ra cây, cây chưa sinh mà đã có hạt giống, sức có thể sinh, có thể khiến nảy mầm v.v… sau mới đến. Nghiệp hiện tại chia làm 4 phần:

Phần thứ nhất là đương khi tạo nghiệp thiện ác không nhờ các duyên khác, tự có năng lực cảm quả. Quả cho đến mạng chung còn ở vị lai. Nghiệp đã có năng lực cảm quả, có thể khiến quả sau mới đến. Hiện tại có đạo lý khiến đến nên nói lai đạo lý gọi là nhân, xuất đạo lý nên gọi là tập khởi, nghĩa là hạt giống vốn có thể sinh cây. Cây mầm chồi nhánh lá v.v… vốn ở vị lai. Nay nội thổ trong hạt giống này nhờ đất nước v.v… các ngoại duyên mới được nảy mầm. Mầm vừa khởi thì hạt giống hiện tại liền diệt. Nghiệp diệt cũng như thế. Vốn có thể cảm quả. Quả tại vị lai. Báo hiện tại đã hết, trước thụ sinh trung ấm. Trung ấm sinh vừa mới khởi nghiệp thì sơ phần liền diệt mất. Nghiệp có khả năng xuất đạo lý trung ấm, ắt phải nhân duyên tụ tập, trung ấm quả mới sinh cho nên nói là xuất đạo lý gọi là tập khởi.

Hành độ nên gọi là sinh xứ, nghĩa là mầm trước xuất ra hiện tại, từ mầm sinh chồi, từ chồi bắt đầu đến hoa chưa sinh gọi là hành độ. Hành là dần dần tăng trưởng, độ nơi mầm chồi vừa sinh mầm liền diệt mất. Nghiệp cũng như thế, trước thụ mầm trung ấm, xả mầm trung ấm thụ chính sinh bắt đầu từ Kha-la-la đến cuối phần thứ 7 gọi là hành độ. Dần dần tăng trưởng nên gọi hành quá. Trung ấm vị nên gọi là độ Kha-la-la. Vừa sinh nghiệp, phần thứ hai liền diệt mất. Kha-la-la v.v… lần lượt sinh nên gọi là sinh. Cái sinh này từ nghiệp sinh nên gọi là nghiệp, là xứ nên nói hành độ, cho nên gọi là sinh xứ nghiệp.

Phần thứ ba tự dụng cường. Nếu không nghiệp dụng, dù có các duyên, sinh quả không khởi được.

Đạo lý sở y nên gọi là duyên. Chồi trước dần lớn nhưng còn chưa sinh hoa. Từ sinh hoa cho đến kết hạt, hạt lại sinh cây vị lai, đều gọi là đạo lý sở y. Hoa quả v.v… đều y vào vị chủng tử này mà được sinh hoa. Vừa sinh chủng tử, phần thứ ba liền diệt mất. Nghiệp cũng như thế, từ ban đầu Kha-la-la đến phần thứ 7 chưa thể làm nhân sinh tử và giải thoát. Đến 6 căn đầy đủ sát-na thứ hai trở đi có thể tạo sinh tử giải thoát. Nhân vị này là nghiệp phần thứ tư. Bắt đầu phần thứ tư này trở đi hoặc khổ lạc, hoặc ác hoặc thiện đều dựa vào nghiệp phần thứ tư. Nghiệp phần thứ tư là dựa vào đạo lý cho nên gọi là duyên. Nghiệp phần thứ tư vừa sinh, nghiệp phần thứ ba liền diệt mất. Nghiệp phần thứ tư tự dụng cũng mạnh, quả đã sinh, nhờ nghĩa các duyên thì yếu. Chính do nghiệp dụng nên quả được đầy đủ. Nếu nghiệp phần thứ hai cảm trung ấm sinh, nhân duyên đều yếu. Bởi tham ái làm nhân, nghiệp làm duyên, 2 việc đều yếu không thể lấy chủng tử toàn làm thí dụ, chỉ một phần ít làm thí dụ thôi. Đương khi tác nghiệp đủ có thể cảm 4 vị này. Quả tùy theo thời tiết có khác. Có 4 thứ này đại loại 4 vị này nên chia nghiệp làm 4 phần.

Hỏi: Một nghiệp bất chợt nào đó đều cảm quả này ư ?

Đáp: Tùy một sát-na làm rõ một nghiệp, cũng được nghĩa chia làm 3 phần: phần trước phần sau yếu phần giữa mạnh. Yếu cảm trung ấm, mạnh cảm sinh quả. Nếu là nghiệp vô lưu thì trước mạnh sau yếu.

Hỏi: Nghiệp sinh quả với chủng tử là khác chăng ?

Đáp: Nghĩa này không đồng. Nếu y vào Tát-bà-đa bộ nói rõ pháp hữu vi đều sát-na sát-na diệt thì một chủng tử lại căn cứ 10 sát-na. Nếu đương phần luận tướng sinh thì sát-na thứ nhất có thể sinh sát-na thứ hai, sát-na thứ hai có thể sinh hằng lân thứ ba, tiếp đến minh tướng sinh.

Thứ nhất sinh liền diệt không đến thứ hai lẽ nào có thể sinh thứ ba ư ?

Nếu tùy nhân đồng phần thì đại loại liên tục. Sát-na thứ nhất đồng phần nhân, tức có thể sinh sát-na thứ hai trở đi, cho đến gồm cả nhân hoa quả đồng phần. Nghiệp quả này ở vị lai. Sát-na thứ nhất diệt sát-na thứ hai đồng phần liền nhiếp. Sát-na thứ ba trở đi quả ở vị lai. Từ sau trở đi lần lượt giống như thế. Nếu không có sát-na thứ nhất chủng tử làm gốc thì không có sát-na thứ hai sát-na thứ ba. Vì lần lượt liên tục nên chủng tử sát-na thứ nhất được gọi là năng sinh. Các quả sau gọi là nhân đồng phần, nghĩa là 4 đại của chủng tử tức 4 phần đồng có thể sinh một quả cho nên có tên này. Không như nghiệp có đồng tùy được nhiếp vào nhân quả.

Nếu Chính lượng bộ thì sắc chẳng niệm niệm diệt, có nghĩa tạm dừng trụ. Khi chủng tử chưa sinh mầm chỉ là một chủng tử thôi. Nếu đương phần luận sinh quả, chính sinh mầm quả nếu đại loại liên tục cũng có nghĩa sinh chồi lá v.v… từ sau trở đi đều giống như thế.

Nghiệp thì không vậy. Nghiệp dù tự diệt vẫn có pháp không mất nhiếp trong quả khiến không mất.

Nay căn cứ giới thiện. Giới có căn bản. Căn bản có tiền phương tiện và chính phương tiện. Tiền phương tiện có 3 việc: một là đại chúng hòa hợp cho thụ giới, hai là chính khất cầu giới, ba là thời tiết. Thời tiết nghĩa là phải thụ trọn đời chấm dứt tất cả ác. Chính phương tiện là sư vì kia nói, một bạch ba Yết-ma đến Yết-ma thứ ba xong tức được hộ thân khẩu thiện.

Thiện này tức là giới vì phải tâm đẳng duyên nhiếp, lấy đó làm căn bản, tận hình thụ không diệt. Từ đây về sau liên tục hằng lưu. Nếu trung gian tác tội, thì giới không lưu trở lại. Nếu sám hối xong thì lưu trở lại.

Nói lưu, nghĩa là từ căn bản lưu xuất một sát-na giới thiện. Sở lưu xuất thì cũng sinh liền diệt không từ sát-na giới này sinh sát-na giới thứ hai, trở lại từ căn bản lưu xuất sát-na giới thứ ba. Như thế hậu sinh là có thể từ căn bản lưu xuất.

Nếu là nghĩa Tát-bà-đa có giới thiện của đồng tùy đắc hệ, sinh tuy diệt mất đồng tùy đắc hệ nhưng nó trụ trong quá khứ và hệ quả tại vị lai.

Nếu giới thiện của Chính lượng bộ sinh thiện nghiệp này câu sinh với vô thất pháp. Không nói là hữu nghiệp năng nghiệp, thể sinh liền diệt mất. Vô thất pháp không mất, giữ nghiệp quả khiến không mất. Vô thất pháp chẳng phải pháp mỗi niệm mỗi niệm diệt, mà là pháp đợi thời diệt, nó có nghĩa tạm dừng trụ đợi khi quả sinh, thể mới diệt mất. Nếu là định giới thì đều có nghĩa tùy căn bản liên tục lưu. Bố thí vật thì tùy vật hằng lưu nơi thiện. Nếu vô lưu thiện thì không thể được quả. Không có vô thất pháp câu sinh với thiện. Không có nghĩa vô lưu thiện hằng lưu, xuất tại các tâm khác.

Hỏi: Nghiệp câu sinh với vô thất pháp, đồng là pháp hữu vi, vì sao thể của nghiệp diệt mà vô thất pháp không diệt ư ?

Đáp: Thiện là pháp tương ưng tâm, cho nên sinh thì liền diệt. Vô thất pháp chẳng phải pháp tương ưng tâm, cho nên không niệm niệm diệt, đồng nghĩa Tát-bà-đa.

Tùy đắc cũng niệm niệm diệt, nhưng không phải tâm tương ưng pháp. Chủng loại tự tiếp nối không dứt.

Hỏi: Bố thí thiện hằng lưu định là thế nào ?

Đáp: Thân khẩu là thể của nghiệp, bởi tướng mạo là nghiệp của thân, nói năng là nghiệp của miệng. Dùng tay nắm đồ vật hoặc nhấc đồ vật lên, tức là tướng mạo, tức lấy tướng mạo này làm thân nghiệp. Phát ngôn bảo lấy vật gì đưa cho ai. Lời nói này là khẩu nghiệp.

Có 3 thứ duyên phát khởi thân khẩu nghiệp:

  1. Ba thiện căn.
  2. Từ 3 thiện căn sinh chính tư duy.
  3. Từ chính tư duy sinh tác ý. Nghĩa là có ý phát khởi ra.

Nếu dùng tổng luận thì 3 duyên này phát sinh thân khẩu nghiệp. Cận luận thì chính là tác ý phát sinh thân khẩu nghiệp.

Nói bố thí là bởi 3 duyên phát thân khẩu nghiệp, nên gọi là bố thí thiện. Bồ-tát im lặng mà mưa báu diệu pháp, nên ý nghiệp cũng là thí nghiệp.

Có 3 loại ruộng:

  1. Ruộng phúc đức. Như Phật, Bồ-tát v.v…
  2. Ruộng ân dưỡng. Như cha mẹ v.v…
  3. Ruộng nghèo cùng. Tức chúng sinh đói rách v.v…

Nếu thí ruộng phúc đức thì nhiều thiện căn không si. Nếu thí ruộng nghèo cùng nhiều thiện căn không sân. Đối với chúng sinh nghèo cùng khởi tâm từ bi nên nhiều thiện căn không sân. Trong một lúc đủ 3 thiện căn tùy sở đối nên ruộng có khác ít nhiều.

Lại có 2 thứ thí: một là cung kính thí, hai là lợi ích thí. Nếu thiện sinh khi đang cung kính thí, thì thí xong thiện không lưu nữa. Sở dĩ vậy là như Phật đã Niết-bàn, vì cung kính Phật nên dùng y thực v.v… cúng dường. Lại cũng như người đời dùng y thực v.v… cúng dường quá khứ Thế Tôn vì cũng có cung kính. Vì đã không có người thụ dụng vật ấy nên thiện không được tùy sự mà lưu.

Hai, lợi ích thí là vì lợi ích người mà thí có 4 đại, người ấy thụ dụng vật ấy, 4 đại tăng trưởng, cho nên vì lợi ích mà thí thì thiện tùy theo việc mà hằng lưu.

Ba việc là:

  1. Ba thiện căn.
  2. Dư vật.
  3. Chúng sinh.

Trong 3 việc nếu thiếu một việc thì thiện không lưu. Như dư vật tuy chưa hết, chúng sinh còn thụ dụng mà thí chủ đã chết, hoặc khởi tà kiến đoạn thiện căn, thiện không trở lại căn bản thì thiện không lưu trở lại. Nếu thí chủ còn sống, thiện căn không đoạn, người năng thụ dụng chưa mất mà dư vật đã hết, thiện cũng không lưu trở lại. Những người khác tuy dùng, chẳng phải bản tâm thí chủ mong đợi, luống tự thụ dụng mà thiện hoàn toàn không giúp ích. Nếu đàn-việt thí, tâm phổ thông, thì đây tùy dụng đều có thiện giúp ích. Cho nên làm phúc điền thì khi nhận người khác thí cần phải có hẹn, nếu chấp nhận tùy ý dùng thì tùy chỗ mà hồi thí, truyền truyền sinh phúc thì vô cùng. Nếu không vậy thì liền hồi với người khác, trái với tâm của thí chủ. Người hồi thí không những không có phúc mà còn phải tội, cho đến phải đọa đường ác chịu quả báo. Điều này không dễ dãi nên phải cẩn thận.

Hỏi: Đoạn thiện căn rồi, thiện đã không trở lại căn bản, làm sao lại được sinh thiện ?

Đáp: Đây nên chia làm hai.

Hỏi: Tu-đà-hoàn sơ đạo vô lưu, không có chủng loại vô lưu làm căn bản, lấy gì được sinh A-la-hán, thoái khởi tu đạo phá phiền não, không có bất thiện căn làm gốc, làm sao sinh được ?

Đáp: Sinh có 2 thứ nhân: một là tiên sinh nhân và hai là câu sinh nhân.

Tiên sinh nhân tức 3 thiện căn. Khi chưa tác thiện trước đã có thiện căn này. Có khả năng sinh tác thiện, nên gọi tiên sinh nhân.

Câu sinh nhân, tức là tác ý tư trạch nên thiện sinh. Chỉ khi tư trạch là khi thiện sinh, cho nên gọi câu sinh nhân.

Nếu thiện căn chưa đoạn, khi tác thiện từ 2 nhân sinh. Nếu thiện căn đã đoạn, khi tác thiện thì chỉ từ câu sinh nhân sinh. Nếu khi thiện sinh trở lại tiếp 3 thiện căn khiến được cùng thiện tâm tương ưng. Đoạn thiện căn chẳng phải là thiện căn, thể đều diệt hết, trực tiếp bị tà kiến ngăn cách không có lại thiện tâm, tương ưng với nó gọi là đoạn. Nếu vô lưu đạo sinh thì thể của hữu lưu thiện căn diệt. Tu-đà-hoàn sơ đạo vô lưu, trước đó chưa có vô lưu thiện căn, chỉ từ câu sinh A-la-hán thoái khởi phiền não. Ba bất thiện căn đã hết cũng chỉ từ câu sinh nhân sinh.

Hỏi: Tiểu thừa Phật thụ thí thực, khi dùng vật thực này rồi có đại tiểu tiện không ?

Đáp: Phật không đại tiểu tiện. Phật từ hai bên hàm xuống cổ đều có ngàn sợi gân tiếp thụ tất cả vị thức ăn. Thức ăn đến đây liền biến ra huyết nhục, cho nên không có đại tiểu tiện.

Chuyển luân vương có 2 giải thích, một là có đại tiểu tiện, hai là không có. Ba thừa đồng như phàm phu cũng có đại tiểu tiện.

Nếu 6 trời ăn gọi là Tu-đà. Tu dịch là thiện. Đà dịch là chân thật. Việc ăn uống này tinh diệu cũng không thành đồ đại tiểu tiện.

Không có nghĩa cộng hệ, là nghĩa của diệt. Cộng hệ tịnh hết nên gọi là diệt. Lệ trước chỉ ứng có câu sau, mà có câu trước là Thiên Trúc nói Ni-lô-đà, ở đây một tên có 10 nghĩa. Phúc cũng gọi là Ni-lô-đà. Lan cũng gọi là Ni-lô-đà. Diệt cũng gọi là Ni-lô-đà. Nay đây nói về nghĩa diệt, không nói các nghĩa khác. Dùng câu đầu để phân biệt. Trong Trung A-hàm có giải thích hệ phược. Kinh nói: Phật bảo Tì-kheo: Tham ái ở trong mắt ông, ông phải diệt nó đi. Nếu diệt tham ái, mắt ông cũng diệt. Vì nhãn đối sắc sinh tham ái cộng hệ phược thức. Tham ái tức phiền não hệ phược. Nhãn và cảnh giới sắc là hệ phược. Nếu diệt tham ái hệ phược, nhãn v.v… hệ phược cũng hoại diệt. Kinh ví dụ đó như dùng xiềng xiềng người cho vào ngục. Xiềng là một hệ phược, ngục là một hệ phược. Nếu đánh bỏ xiềng, lại đốt diệt ngục thì lìa 2 hệ phược. Hai phược cùng hệ chúng sinh nên nói cộng hệ.

Giải thoát tham ái nên nói tịnh. Giải thoát cảnh giới nên nói tận. Đây tức là trừ vô dư Niết-bàn. Tham ái diệt là hữu dư Niết-bàn. Cảnh giới diệt là vô dư Niết-bàn. Mắt đã như vậy, tai, mũi v.v… cũng đều như vậy.

Giải thoát 3 tướng hữu vi nên gọi tịch diệt. Có 2 thứ 3 tướng hữu vi: một là 3 đời là 3 tướng hữu vi, hai là sinh lão diệt là 3 tướng hữu vi. Sở dĩ không nói hữu trụ là hữu vi pháp vì trụ vô trụ là tướng vô vi nên không nói.

Do tà tư duy nên khởi phiền não. Phiền não sinh nghiệp. Nghiệp sinh quả báo. Đã có tướng nhân quả sinh nên có 3 đời. Vô vi pháp không có tướng nhân quả sinh nên không có 3 đời.

Hữu vi pháp vốn là không, nên có sinh. Có sinh nên có lão diệt. Vô vi pháp vốn có, nên không sinh. Không sinh nên không lão diệt.

Hữu vi pháp có đủ 2 thứ. Ba tướng huyên động nên chẳng phải tịch tĩnh. Vô vi pháp giải thoát 2 thứ này. Ba tướng đã không huyên động nên gọi tịch tĩnh.

Cứ một phiền não có một giải thoát, 98 phiền não tức có 98 giải thoát. Các pháp bản lai bất sinh, bất sinh tức giải thoát. Chúng sinh do điên đảo nên đối với sắc khởi tham ái, do tham trước sinh nghiệp, nghiệp sinh quả báo. Phiền não tham trước sắc không thể xứng lý sở đối vô vi. Sở đối vô vi tức tham ái này nếu bị đoạn tức chứng đắc vô vi này, cho nên 98 hoặc có 98 vô vi nghiệp và quả báo đi theo. Phiền não không riêng có vô vi.

Chân thật thiện nên gọi là diệu. Thiện có 4 thứ:

  1. Chân thật thiện.
  2. Tự tính thiện.
  3. Tương tạp thiện.
  4. Phát khởi thiện.

Chân thật thiện tức là Niết-bàn. Sinh tử là ác pháp. Niết-bàn không ác, không từ nhân duyên sinh, nên gọi chân thật thiện.

Tự tính thiện tức là không tham không sân không si 3 thiện căn. Ba thiện căn này không nhờ các duyên khác, tính có khả năng đối trị tham sân si 3 ác, Niết-bàn không 3 ác nên nó tương xứng với Niết-bàn, vì vậy gọi là thiện. Ví như 3 thứ thuốc, không phải nhờ các duyên khác, tính của nó có khả năng trị bệnh. Dầu có thể trị cảm gió, tía tô có thể trị nhiệt sốt, mật có thể trị đàm.

Tương tạp thiện là ý nghiệp thiện. Do tương ưng với 3 thiện căn nên sinh tín, trí, các thiện. Khi tín, trí sinh, tâm và trợ tâm pháp tương ưng cùng 3 thiện căn nên tất cả đều thành thiện. Khi chưa pha trộn nhau, 3 thiện căn mỗi thứ có thể trị một ác. Tâm và trợ tâm pháp không pha trộn với 3 thiện căn thì không trị tác dụng của ác. Khi pha trộn nhau có thể phá các ác, như các thứ thuốc khi chưa hòa trộn, mỗi thứ đều có thể trị một bệnh, sau khi pha trộn có thể trị nhiều bệnh.

Phát khởi thiện là thân khẩu thiện. Thân khẩu vốn không có thiện, do ý nghiệp thiện phát khởi thân khẩu nên thân khẩu sinh thiện. Ví như nước vốn chẳng phải thuốc. Đem thuốc sắc trong nước, do thuốc phát khởi nước làm cho nước cũng thành thuốc.

Ba thiện căn đều do tùy thuận chân thật thiện nên được thành thiện.

Ác là thô pháp, vô vi không ác, là chân thật thiện, cho nên gọi là diệu hảo.

Hỏi: Khi tâm và trợ tâm pháp tương ưng với 3 thiện căn, trong một lúc có tương ưng với 3 thiện căn không ?

Đáp: Trong một lúc tương ưng đủ với 3 thiện căn. Như khi tín, trí hiện tiền, tâm này được lý tức là không si, tham sân không khởi tức không tham sân.

Hỏi: Khi Tâm và trợ tâm pháp tương ưng với 3 bất thiện căn, trong một lúc có tương ưng đủ với 3 bất thiện căn không ?

Đáp: Khi ác tâm hiện tiền, tâm này trái với lý, hằng tương ưng với vô minh. Khi khổ tương ưng với tham thì không tương ưng với sân, vì tính ác trái nghịch nhau.

Hỏi: Ba thiện căn có phải là tâm pháp chăng ?

Đáp: Chẳng phải tâm pháp. Cho nên có khi không tương ưng với tâm. Như Tăng-kì v.v… các bộ nói. Tâm tính chúng sinh vốn tịnh, khách trần làm ô nhiễm. Tịnh tức là 3 thiện căn. Chúng sinh vô thủy sinh tử đến nay có khách trần tức phiền não. Phiền não tức tùy miên phiền não v.v… Tùy miên phiền não tức 3 bất thiện căn. Do có 3 thiện căn cho nên sinh tín trí v.v… Khi tín, trí v.v… sinh cùng 3 thiện căn phò trợ lẫn nhau, nên gọi là tương ưng. Do có 3 bất thiện căn nên khởi tham sân v.v… các bất thiện. Khi bất thiện sinh cùng 3 bất thiện phò trợ lẫn nhau, nên gọi là tương ưng. Nếu khởi tà kiến đoạn 3 thiện căn, 3 thiện căn tạm diệt không phải vĩnh viễn diệt, sau nếu sinh thiện thì trở lại tiếp tục khiến sinh. Nếu đoạn 3 bất thiện căn thì đoạn tức vĩnh viễn không sinh. Tối thắng dứt trừ nên gọi vĩnh ly, như người ở trong oán tặc thì không được yên ổn. Nếu đoạn dứt lìa oán tặc lìa chưa xa có nghĩa yên ổn nhưng chẳng phải tối thắng yên ổn. Nếu đều ra khỏi hết cảnh giới đó mới là tối thắng yên ổn. Hợp với bên trong cũng vậy. Nếu ở trong oán tặc phiền não thì đều chưa yên ổn. Tuy có đoạn được một ít chưa hết, có nghĩa yên ổn nhưng chưa phải tối thắng yên ổn. Nếu đoạn hết, vĩnh viễn thoát ra ngoài phiền não mới là tối thắng yên ổn. A-la-hán đều hết phiền não, vĩnh viễn không sinh trở lại, đó là tối thắng yên ổn. Tu-đà-hoàn kiến đế phiền não đều hết, vĩnh viễn không sinh trở lại, cũng là tối thắng yên ổn.

Vì đối trị tà đạo nên gọi là đạo. Chín mươi sáu loại Sa-môn đều hành tà đạo. Sở dĩ gọi tà đạo là hành đạo này thì đi không tới nên gọi tà đạo. Nếu đi con đường ngay thẳng giới định tuệ thì tới được Niết-bàn.

Vì đối trị tà đạo nên nói giới định tuệ là đạo. Lại nữa giải thích nói có thể tìm nên gọi là đạo. Như người muốn đi đến một nơi nào đó trước tiên phải tìm đường. Nếu muốn cầu giải thoát trước phải tìm con đường xuất thế. Giới định tuệ là có thể tìm cho nên gọi là đạo.

Đối trị phi như nên gọi là như. Có 2 giải thích: một là làm rõ lý đối trị phi như, lấy thường lạc ngã tịnh đặt trong sinh tử, lấy vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh đặt trong Niết-bàn. Nay quán sinh tử là vô thường khổ vô ngã bất tịnh, Niết-bàn là thường lạc ngã tịnh, tương ưng với lý tức là như.

Hỏi: Niết-bàn Tiểu thừa thế nào, được gọi là ngã chăng ? Nếu là ngã thì tất cả pháp đều không phải vô ngã.

Đáp: Tiểu thừa nói rõ vô ngã trong tất cả pháp, cho nên gọi là vô ngã.

Niết-bàn hữu thể. Hữu thể tức là pháp ngã.

Đối trị hành bất như thì ngoại đạo có thường kiến đoạn kiến. Thường kiến là chấp ngã bất diệt thụ báo ở vị lai. Vì sự thụ báo vị lai nên trong hiện tại tu khổ hạnh. Có tất cả 11 sự việc:

  1. Ngồi luôn, thường ngồi không dậy.
  2. Đi luôn không đứng, không tránh núi hang hốc .
  3. Không ăn, nhịn đói.
  4. Dựa luôn, thường đứng một chỗ.
  5. Ngước đầu nhìn mặt trời, sáng nhìn phia Đông nhìn theo mặt trời lên rồi lặn không mỏi.
  6. Chích 5 chỗ bằng lửa nóng trên đầu và 4 nơi trên thân.
  7. Nằm trên gai. Đặt gai một chỗ rồi nằm trên đó.
  8. Nhảy xuống sườn núi.
  9. Nhảy vào lửa,
  10. Nhảy xuống nước.
  11. Cúng dường chư thiên. Tự rút gân mình ra làm dây đàn Tì bà đàn mà cúng dường chư thiên.

Đoạn kiến, là cho rằng thân diệt ngã cũng diệt, không có vị lai hiện tại. Tha hồ tạo tác tội lỗi. Hành này không tương ưng với chính hành nên gọi là bất như hành.

Nay quán trung đạo không thường không đoạn lìa nhị biên hành, tương xứng với nước Niết-bàn cho nên gọi là chính hành. Sở dĩ gọi Niết-bàn là nước vì có 2 nghĩa:

Một là vì người đại lực trấn giữ. Người đại lực tức là Phật. Và Độc Giác, A-la-hán chứng đắc Niết-bàn không có lầm lỗi, cho nên gọi là trấn.

Hai là oán tặc không xâm nhập cho nên trong Niết-bàn vĩnh viễn lìa phiền não, tức là bất xâm.

Bất chủng sự có 3 nghĩa:

  1. Không chịu đi tới.
  2. Đường tà vạy.
  3. Đường nghi ngờ.

Nếu khởi ngã kiến thì lấy sinh tử làm nơi cùng cực không muốn tiến lên cầu Niết-bàn nữa, tức là nghĩa không chịu đi. Tuy muốn tiến lên cầu Niết-bàn mà tu giới thủ, tức là đường tà vạy. Với 8 định vô lưu và 8 định hữu lưu không biết đâu là đúng, tức là đường nghi ngờ.

Nếu tu vô lưu tuệ, phân biệt đúng sai tức trừ đường nghi ngờ. Đã trừ đường nghi ngờ, cũng trừ đường tà vạy, không đắm trước sinh tử tức trừ việc không chịu đi tới. Tu vô lưu tuệ có thể trừ ngã kiến, giới thủ, nghi v.v…các phiền não. Niết-bàn không phiền não, tức tương xứng với Niết-bàn. Việc này không tà nên gọi là chính hành. Đối trị tất cả sợ hãi đó là xuất ly. Tất cả sợ hãi là, Phật hỏi vua Ba-tư-nặc: Có người nói có núi lớn từ phương Đông đến, và cũng như vậy lần lượt có người nói 3 phương khác có núi lớn đến, nay vua muốn làm kế gì ?

Vua đáp: Thế Tôn ! Đây không thể dùng ái ngữ mà có thể đẩy lui được, không thể dùng bố thí đẩy lui được, không thể dùng việc sợ hãi đẩy lui được, không thể đem binh đẩy lui được. Chẳng phải 4 phương tiện này có thể đối trị. Như tôi nay chỉ phải nhất tâm gấp tu 8 phần thánh đạo để cầu xuất ly mà thôi.

Phật lại hỏi: Nếu có lửa đến đốt đầu vua đốt cháy áo vua, vua trước phải dập lửa hay trước phải tu 8 phần thánh đạo ?

Vua đáp: Thưa Thế Tôn ! Lửa đốt đầu và áo tôi, nếu tôi dập lửa thì chỉ miễn khổ tạm thời, chẳng phải miễn được vĩnh viễn. Nếu tu 8 phần thánh đạo thì vĩnh viễn lìa khỏi khổ. Tôi phải trước tu 8 phần thánh đạo, không dập lửa trước. Bốn núi 4 phương tức ví cho 4 khổ lão bệnh tử và ái biệt ly. Lão khổ có thể phá hoại tuổi trẻ. Bệnh khổ có thể đoạt lấy sức mạnh. Tử khổ có thể làm sụp đổ mạng sống. Ái biệt ly khổ có thể làm trái nghịch sự phú lạc. Từ trước đên nay đều xuất nghĩa khác. Chỗ chấp của Thiên Thân đồng nghĩa với sư Kinh Ưu-ba-đề-xá.

Luận chủ nói:

Nay tôi sẽ nói theo chỗ tôi tin tôi hiểu.

Có sinh có diệt nên gọi vô thường. Pháp hữu vi có sinh diệt nên không được là thường. Sinh tức có, diệt tức không. Trước có sau không nên là vô thường.

Sinh cái gì nên phi thường sinh, diệt cái gì nên phi thường diệt mà nói sinh diệt là vô thường ?

Giải thích: Sinh hoại nơi diệt nên diệt phi thường, diệt lại hoại sinh nên sinh cũng vô thường. Tính trái chống nhau là khổ. Năm ấm là tụ tập các khổ, hằng trái ngịch tâm chúng sinh khiến chịu khổ. Chúng sinh không ai chẳng yêu thích chỗ thụ thân, đem y phục ẩm thực các thứ nuôi dưỡng nó mà nó có biết ơn này đâu, hằng sinh các khổ, trái nghịch tâm chúng sinh. Y thức tăng giảm hằng sinh khổ não muốn khiến được yên. Do đó mà ngồi lâu sinh khổ, chán ngồi phải đi, đi lâu lại sinh khổ. Như vậy trong 4 oai nghi thường trái nghịch lẫn nhau. Sở dĩ thường trái nghịch tâm chúng sinh vì cảnh giới sở duyên không chân thật nên trái nghịch sinh khổ.

Thể xa lìa nên gọi là không. Tất cả các pháp đều giả danh. Có tên gọi, có nghĩa nhưng không có thật thể. Hòa hợp năng sinh là nghĩa của nhân. Trong hòa hợp để lập tên nhân, sở sinh là nghĩa của quả. Trong sở sinh để lập tên quả mà nhân quả không có thật thể. Bởi vì sao ? Căn trần hòa hợp có thể sinh thức. Lìa căn trần ra, lẽ nào riêng có cái thể của nhân sao ? Vì hòa hợp nên nói thức sinh. Lìa hòa hợp ra, lẽ nào lại riêng có thể của thức sinh ư ? Có nhân quả không có năng tác năng dụng. Không có nhân quả là có danh nghĩa của nhân quả.

Không năng tác, là nhân không thể, không chân thật năng tác.

Không năng dụng, là quả không thể, không chân thật có thể thụ dụng trong danh nghĩa của khổ lạc.

Không thể, tức thể lìa nghĩa, nên gọi là không.

Không tự nhân nên gọi là có ngã. Phật nói hữu pháp không ra ngoài 18 giới. Nếu nói có ngã thì ngã ở trong giới nào ? Nếu không ở trong 18 giới nên biết là không có ngã. Đây là phá nghĩa của Bạttư-phất-đa-la Khả trụ tử bộ.

Cứu nghĩa nói: Ngã biến khắp trong 18 giới, đâu có thể khiến ở riêng trong một giới nào. Chấp ngã nói không một không khác là không thể nói tạng.

Nay lại phá chấp này. Như nhãn căn với sắc trần là sở duyên, nhãn thức là năng duyên. Duyên căn trần nên sinh thức.

Nay trước tiên vào trong sở duyên mà phá. Ngã biến khắp trong căn trần là một hay là khác ? Nếu là khác thì phải sở duyên có căn trần ngã 3 pháp. Cớ sao Phật chỉ nói 2 mà không nói 3 ? Nếu nói có ngã khác với căn trần mà Phật không nói sở duyên thì cái ngã này là vô dụng.

Lại nữa, nếu nói khác căn trần mà ông nói nghĩa không khác thì đây hoại. Nếu nói ngã với căn trần là một thì chỉ có căn trần chỗ nào có ngã ? Như vậy ông nói nghĩa không phải một lại hỏng.

Tiếp đến năng duyên mà phá. Ngã với thức là một hay là khác ư ? Nếu khác tức có 2 thứ năng duyên là ngã và thức. Nếu có 2 pháp vì sao Phật không nói ? Nếu tuy có nhưng Phật không nói thì ngã là vô dụng. Lại nữa, ông nói nghĩa không khác là hoại. Nếu ngã với thức là một, thức theo duyên sinh đã là hữu vi thì ngã cũng phải hữu vi. Ông lập ngã phi hữu vi phi vô vi thì câu nói này là hỏng. Lại nữa, ông nói không phải một, câu này cũng hỏng.

Nếu phá ngoại đạo chấp ngã, ngoại đạo lập nghĩa của ngã dùng 4 trí chứng biết có ngã: 1. Chứng trí. 2. Tỷ trí. 3. Thí trí. 4. Thanh trí. Dùng 4 trí này chứng biết có ngã.

Ngoại đạo có 2 kiến: đoạn và thường. Nếu là đoạn kiến thì thân này là ngã, cho nên thân diệt ngã cũng diệt. Đã thân là thân hiện thấy, tức chứng trí biết có ngã. Nếu thấy hơi thở ra vào v.v… 5 thứ là ngã tướng, đã thấy tướng đó tức biết có ngã. Đây tức tỷ trí biết có ngã. Nếu thấy tự thân có ngã, biết thân người khác cũng có ngã tức thí trí biết có ngã. Nghe thánh sư nói có ngã thì biết có ngã, là thanh trí biết có ngã.

Nếu thường kiến thì chỉ tỷ và thanh 2 trí biết có ngã. Người thường kiến nói lân hư và ngã không thể thấy. Không phải chứng trí có thể biết. Lại nữa người thường kiến cũng nói ngã là chứng trí biết được. Người ấy nói trong con mắt bạch tinh là mặt trăng, trong cái trắng xích tinh là mặt trời, trong cái đỏ thanh tinh là không, trong thanh tinh nhân tử là ngã. Ngã là thường, đây cũng có thể thấy, đó là chứng trí biết được. Mặt trăng là mẹ tạo. Mặt trời là cha tạo. Không là trời Tự Tại tạo. Ngã chẳng phải do nhân tạo cho nên là thường. Sở dĩ gọi thanh tinh là không là nếu che khuất thì không thấy biết cái không đó. Thiên Thân tuần tự phá điều đó.

Trí chứng biết được không quá 7 pháp, tức 6 trần và thức. Sáu trần và thức đều chẳng phải là ngã, làm sao chứng trí biết được ?

Tỷ trí biết được là như nhãn sắc không tác ý v.v… các nhân duyên sinh nhãn thức. Thức tức nói rõ cái dụng. Đã thấy có cái dụng của nó, tỷ trí biết ắt có nhãn. Ngã không có dụng riêng, lấy nghĩa gì so sánh biết có ngã ?

Thí trí là như thấy hình dáng bò nuôi ví giống với hình dáng mà biết bò rừng. Hình trạng cũng như vậy. Ngã đã chẳng phải chứng trí biết được, cũng chẳng phải thí trí biết được.

Thanh trí là như chấp ngã là thánh sư nói có ngã. Ta tin tiếng nói của thánh sư nên lập có ngã. Đây cũng chẳng phải vậy. Thầy của ông có 2 thuyết đoạn thường. Nếu như Bạt-bà-lê-kha, A-lại-già-đà, Ưu-lâu-ca 3 ngoại đạo khởi thường kiến chấp nói có ngã, nói có vị lai. Nếu là Ha-lê đa văn, Đà-a-luân, La-da-na 3 ngoại đạo khởi đoạn kiến chấp nói không có ngã, nói không có vị lai. Thầy ông nói hữu vô tự bất định, làm sao lấy đó chứng minh có ngã ? Người nói vô tự, người chấp ngã nói ngã là chủ của 5 ấm, ở riêng trong 5 ấm. Ví như vua trong một nước, nước là sở hữu của mình không chung với người khác. Nay nói 5 ấm không có chủ cho nên nói là người vô tự, cho nên nói là vô ngã.

Hỏi: Ngoại đạo nói ngã có tác dụng gì ? Nếu có thì có thể dùng tỷ trí biết được ?

Đáp: Kia nói ngã ngoại tướng có 5, nội tướng có 9. Đây là Ưulâu-ca v.v… chấp kiến chấp này. Ngoại tướng có 5 là: 1. Hơi thở ra. 2. Hơi thở vào. 3. Nháy mắt. 4. Xem. 5. Mạng sống. Đủ 5 tướng này thì biết có ngã. Năm tướng tức 5 dụng.

Nay phá chấp đó. Nếu lấy 4 tướng trước biết có ngã thì như cái trứng không có 4 tướng trước, chẳng có ngã sao ?

Cứu nghĩa nói: Tuy không có 4 tướng trước nhưng có tướng thứ 5 nên biết có ngã.

Lại phá chấp đó. Mạng sống ắt trực tiếp với thân. Ông nói khi ngã được giải thoát thì ngã lìa thân, khi ngã lìa thân thì không còn mạng sống, làm sao lấy thọ mạng chứng biết được có ngã ? Nội tướng thì nói ngã là thường, tâm là lân hư, tâm cũng là thường. Riêng có pháp và phi pháp. Pháp là thiện. Phi pháp là ác. Pháp và phi pháp có thể khiến tâm ta hợp chung. ( Bản đời Minh chú thích là “có thể khiến tâm ta” Nam Tạng thì nói “chẳng phải khiến tâm ta” )

Tâm ta hợp chung sinh 9 pháp. Từ tâm ta sinh giác vì có thể giác tri. Từ giác sinh khổ vui. Từ khổ vui sinh ưa muốn chán ghét. Với vui sinh ưa muốn. Với khổ khởi chán ghét. Từ ưa muốn chán ghét sinh công lực. Tạo công lực muốn diệt khổ cầu vui. Từ công lực sinh pháp và phi pháp.

Nếu người thường kiến, chấp có vị lai nên trong hiện tại tu các khổ hạnh, gọi đó là pháp.

Nếu người đoạn kiến, chấp không có vị lai nên trong hiện tại phóng tâm tạo ác, gọi là phi pháp.

Từ pháp, phi pháp sinh tu tập. Tu tập thuần thục thì công dụng mau chóng. Tu mau chóng tức sức của nhân. Tu mau chóng nên có thể nhớ lại việc quá khứ nhanh chóng. Do riêng có pháp phi pháp hợp cho nên trong 9 pháp sinh pháp phi pháp, có lúc làm thiện, có lúc làm ác.

Riêng có pháp phi pháp, tất cả có 5 việc:

  1. Có thể khiến lửa bốc lên trên.
  2. Có thể khiến gió đi quanh.
  3. Có thể khiến đất nước chìm xuống.
  4. Có thể khiến lân hư ly hợp.
  5. Có thể khiến tâm ta hòa hợp.

Ngoại đạo nói có 2 tai nạn: một là trung gian tai, hai là hỏa tai.

Trung gian tai, là tất cả trải qua ba trăm ngàn câu-chi, tức ba trăm ngàn câu-chi kiếp. Một trăn ngàn câu-chi lửa, một trăm ngàn câu-chi nước, một trăm ngàn câu-chi gió thế giới. Trong lúc hỏa tai, thế giới một kiếp diệt một kiếp sinh. Trong lúc thủy, phong tai cũng vậy.

Diệt thì thô trần diệt, bản lân hư rời nhau mà trụ.

Sinh thì khiến pháp phi pháp hợp chung.

Pháp hợp thành thiện đạo. Phi pháp hợp thành ác đạo. Bản trần đã hợp, từ đó tăng trưởng, lại sinh các trần, nên thành thế giới.

Tâm ta cũng ly hợp theo ngoại trần. Qua ba trăm ngàn câu-chi đủ trung gian tai. Đến lúc hỏa tai lại trải qua ba trăm ngàn câu-chi, thế giới diệt hoàn toàn, bản trần hoàn toàn tách rời mà trụ, tâm ta cũng hoàn toàn tách rời mà trụ, thì ta tạm thời giải thoát.

Trải qua ba trăm ngàn câu-chi đủ hỏa tai, pháp phi pháp trở lại khiến hợp chung.

Hỏi: Vì sao lửa đi lên, gió đi quanh, đất nước chìm xuống ?

Đáp: Lửa có thể làm chín các vật, nếu lửa không đi lên thì chúng sinh không có được thức ăn uống chín. Lại lửa có ánh sáng, chủ nơi trí tuệ nên ở trên trời Tự Tại thân có đủ 6 đường. Từ tim trở lên là người, trời. Từ tim xuống đến rốn là A-tu-la và quỷ. Từ rốn xuống đến chân là súc sinh và địa ngục. Người, trời sáng suốt có trí tuệ nên ở trên. Lửa có ánh sáng, chủ nơi trí tuệ nên ở trên.

Gió nếu không đi quanh thì chúng sinh không làm sao đi đến được. Như thuyền trên biển, nếu gió chìm xuống hay bốc lên thì thuyền không thể đi tới được. Do gió đi quanh nên có đi đến. Nếu đất nước không xuống thấp thì chúng sinh không có chỗ nương tựa. Đất nước tối sinh hoặc thuộc địa ngục, súc sinh cho nên ở dưới. Địa ngục súc sinh tối mà có hoặc nên ở dưới đất. Đất nước tối sinh hoặc nên ở dưới.

Để muốn vĩnh viễn giải thoát nên tu giới, thí, khổ hạnh, định 4 pháp. Từ 4 pháp sinh chính pháp. Chính pháp là đắc đạo. Từ chính pháp sinh lạc sinh trí. Người trí lạc thụ lạc quả trong cõi trời. Trí tuệ nếu sau đoạn pháp phi pháp, ngã và tâm vĩnh viễn tách rời, 9 pháp vĩnh viễn không sinh trở lại, tức vĩnh viễn được giải thoát. Nếu phá ngã kiến và lân hư, chấp này tự diệt mất.

Luận nói: Có 4 thứ ái dục:

  1. Chấp ngã là không phân biệt ái dục.
  2. Chấp đương ngã, là không phân biệt lại có ái dục.
  3. Chấp đương ngã có hơn kém là phân biệt lại có ái dục.
  4. Kết có tương tiếp ái dục.

Nay sẽ lần lượt giải thích:

Thứ nhất, chấp ngã là trong hiện tại chấp nói trong thân có ngã mà không phân biệt chấp một ấm là ngã các ấm khác là phi ngã. Cũng không phân biệt 5 ấm đều phi ngã mà nơi ngã sinh ái, nơi ngã sở sắc hương vị xúc v.v… các cảnh sinh tâm nhiễm trước nên gọi là dục. Ngã và ái thì kiến đạo phá. Dục thì tu đạo phá.

Thứ hai, ái dục. Người thường kiến cho rằng ngã bất diệt, được đến vị lai cho nên gọi là đương ngã phân biệt, không khác trước đã giải thích vị lai nói cánh hữu ngã. Nơi cánh hữu ngã sinh ái, nơi ngã sở 6 trần sinh nhiễm trước nên gọi là dục.

Thứ ba, chấp đương ngã như trước đã giải thích, cũng không phân biệt có hơn kém. Phân biệt đó là phân biệt cái ngã vị lai hoặc thụ khổ hoặc thụ vui, hoặc sinh trên đất, hoặc sinh dưới đất. Đó tức là nghĩa hơn kém. Lại có ái dục không khác với giải thích trước.

Thứ tư, ái dục mà văn luận không nói chấp ngã cũng là ái dục chấp ngã. Chấp ngã không phân biệt không khác giải thích trước. Nghĩa là ngã bất diệt được đến vị lai, nơi sinh vị lai khởi nhiễm trước, nên suy ra thân này tức hậu thân của ái kết. Trước sau 2 hữu mạng tiếp nối nhau không dứt nên nói là kết. Hữu tiếp nối ái dục không khác giải thích trước.

Luận nói: Trong kinh Phật nói 5 ấm lấy ái dục làm căn bản. Ái dục là tập khởi. Ái dục là sinh xứ. Ái dục là duyên. Trong kinh lại nói có 4 thứ ái dục. Luận lại tuần tự liệt kê 4 tên trước rồi sau mới giải thích.

Giải thích về nhân: Thứ nhất ái dục là căn bản đầu tiên của 5 ấm nên gọi là nhân. Như hạt với quả. Căn bản là nghĩa của nhân cho nên là ban đầu dẫn kinh nói lấy ái dục làm căn bản, tức ái dục là nhân. Nay lấy căn bản giải thích nghĩa của nhân. Nói căn bản đầu tiên là trước ở hiện tại chấp ngã sinh ái dục. Ái dục này tức có sức cảm quả vị lai nên gọi là đầu tiên. Như có hạt giống mới có sức sinh ra quả, cho nên giống như hạt với quả.

Giải thích tập khởi: Thứ hai ái dục là 5 ấm tập khởi có thể làm cho quả đến, ví như mầm v.v… với quả. Thứ hai ái dục duyên vị lai hữu ngã và sinh các trần. Vì ái dục hòa hợp có thể khiến đến quả hiện tại nên gọi ái dục là tập khởi. Giống như mầm cho đến hoa có thể sinh quả v.v… nhánh v.v… chồi lá hoa quả tức trái cây.

Giải thích sinh xứ: Thứ ba ái dục là sinh xứ của 5 ấm, có thể sinh 5 ấm hơn kém. Ví như trái cây với ruộng, nước đất v.v… cho nên có hương vị sức biến đổi từ sống thành chín. Thứ ba ái dục phân biệt vị lai có hơn kém cho nên khi thụ báo có thăng trầm. Do ái dục thứ ba khiến sinh báo vị lai hơn kém nên gọi ái dục thứ ba là sinh xứ.

Thứ hai, thệ lấy thật làm quả. Nay nói quả cũng lấy thật làm quả. Quả đã sinh, ruộng và nước đất v.v… làm duyên cho quả tăng trưởng hương vị v.v… Ruộng có tốt xấu không đồng nhau, trong khi sinh quả hương vị tùy theo duyên cũng vậy có khác nhau. Tùy ái dục phân biệt nên được quả có hơn có kém.

Hương, y theo lập nghĩa của Chính lượng bộ và ngoại đạo thì có 3 thứ: một là thơm, hai là hôi, ba là bình thường. Bình thường là không thơm hôi. Nếu vậy các bộ chỉ có thơm và hôi, không có mùi gì khác. Mà thơm hôi mỗi mỗi đều có 2 loại: một tăng, hai tổn. Như xạ hương, nếu người ngửi thì tăng lân hư trần của mũi. Loài trùng nghe hương này thì tổn lân hư trần của mũi. Phân v.v… thì hôi thối, nếu người ngửi thì tổn lân hư trần của mũi, heo chó ngửi thì tăng lân hư trần của mũi.

Vị có 7 thứ, là ngọt, đắng, cay, chua, mặn, chát, vị nước tro. Chát như quả sơn tra sống v.v… Vị tro nói riêng chỉ là vị nhạt.

Lực có 10 thứ, tức nhẹ, nặng, lạnh, nóng, nhám, trơn, cứng, mềm, thấm, khô.

Trái cây chín như loại táo, thịt nó như bột gạo rang.

Trái cây chín có 3 loại: một ngọt, hai chua, ba cay đắng. Đây chẳng phải 3 vị, lấy 3 vị làm tên vậy. Ăn trái cây vào bụng, biến chín thành nhạt gọi là ngọt, biến chín thành nóng gọi là chua, biến chín thành gió gọi là cay đắng. Oai đức, là cây thuốc v.v… tự nó có oai đức, hoặc rễ cây có thể phát ra ánh sáng, hoặc có thể xua đuổi quỷ, hoặc có thể trừ độc. Như nơi có cây thuốc Ma-già mọc thì tất cả cỏ độc nơi ấy đều không còn độc nữa. Lực của quả tùy theo duyên mà oai đức không đồng, dụ như chúng sinh cảm báo khác nhau vậy.

Giải thích về duyên: Thứ tư ái dục là sinh duyên của 5 ấm. Năm ấm từ đó khởi, nên ví như quả duyên nơi hoa diệt nên sinh. Ái dục thứ tư nhiễm trước sinh xứ vị lai, kết 2 hữu khiến tiếp nối nhau. Năm ấm vị lai duyên đó được khởi nên gọi ái dục thứ tư là duyên. Như duyên nơi hoa diệt mà quả sinh.

Sự đoạn nên gọi là diệt. Sự tức 12 duyên sinh. Đây là căn cứ vào nhân làm sự. Vì nhân đoạn không tiếp tục nữa nên gọi là diệt. Tức nói ái dục thứ nhất đoạn. Nay 16 đế có 16 vật nên diệt. Dưới 4, mỗi mỗi có một pháp làm thể. Không khổ nên gọi là tịch tĩnh. Khổ không căn cứ khổ thụ nói. Từ trước sinh là quả. Gọi quả là khổ. Trước nói nhân đoạn, nay nói quả không. Nếu quả lại sinh thì huyên động không ngớt, đâu gọi là tịch tĩnh. Và do quả không có nên tịch tĩnh. Đây tức nói rõ không có ái dục thứ hai. Ái dục thứ hai sinh từ ái dục thứ nhất, tức là quả vô thượng cho nên gọi là mỹ diệu, tối thắng không hơn không sánh bằng nên nói là vô thượng, tức nói rõ không có ái dục thứ ba. Ái dục thứ ba phân biệt hơn thua. Nay nói chỉ có hơn, không kém, tức trừ sự hơn kém vì ái dục không trở lại nên gọi vĩnh viễn xa lìa. Nếu đã ra khỏi mà còn trở lại thì chẳng phải vĩnh viễn xa lìa. Nay ra khỏi mà không trở lại nên gọi vĩnh viễn xa lìa, tức nói rõ không có ái dục thứ tư. Ái dục thứ tư kết hữu khiến tiếp nối là trở lại sinh tử. Nay đoạn cái kết này không cho trở lại, hành vô lưu tâm nên gọi là đạo.

Đạo tức giới định tuệ làm thể. Từ vô lưu tâm sinh gọi là hành. Vô lưu tâm có 3 thứ một là thục, hai là trực, ba là minh. Thục nên không thoái. Minh nên không mê. Trực nên chân. Tu tuệ lìa tán động nên thục. Thục nên không thoái mất nữa. Nếu tâm tối tăm thì mê cảnh. Do minh nên không mê. Nếu cả tà vạy thì không được gọi là trực. Đi thẳng không xiêng xẹo nên gọi là trực. Ngay thẳng mà không xen tạp nên gọi là trực. Vô lưu tâm đã đủ 3 đức này nên đạo sinh ra cũng đủ 3 đức.

Thông đạt cảnh chân thật nên gọi là như. Tương xứng với cảnh giới chân thật của lý 4 đế nên gọi là như.

Quyết định nên gọi là chính hành. Như kinh nói: Chỉ có đây là đạo, không có đạo nào khác. Vì là thanh tịnh kiến, không gì hơn không gì bằng, nên gọi là quyết định. Nếu lại có một pháp nào hơn đây thì thành bất định. Nếu lại có một pháp nào khác bằng pháp này cũng chẳng phải là định. Bất định thì không xứng với chính hành. Luận dẫn kinh để chứng minh nghĩa của định nên nói chỉ có đây là đạo không có pháp nào bằng không có pháp nào hơn. Cho nên nói không có đạo nào khác.

Kiến có 2 thứ: Một là tịch kiến, tức 5 kiến. Hai là chính kiến, tức tận trí. Tận trí tức trí của A-la-hán đạt được do đã đoạn hết phiền não. Có thể đoạn trừ tịch kiến, được chính kiến của A-la-hán nên nói là thanh tịnh kiến. Nếu quanh co giải thích kiến đạo thì tâm thứ 13 cũng được gọi là chính kiến. Bởi có thể thanh tịnh kiến nên gọi là chính hành. Cho nên chỉ chính hành là đạo. Ngoài ra lẽ nào lại có đạo khác ư ?

Rốt ráo độ nên gọi là xuất ly, nghĩa là diệt đế là rốt ráo, vì rốt ráo không sinh. Vô lưu trí đoạn trừ phiền não. Vượt các lưu chứng đắc vô vi, nên gọi là độ. Vô vi đã là rốt ráo, chứng đắc vô vi độ cũng rốt ráo cho nên lấy tên diệt đế rốt ráo gọi độ là rốt ráo. Vì rốt ráo độ cho nên gọi là xuất ly.

Luận nói: Trong kinh lại nói chúng sinh có 4 kiến: một thường kiến, hai lạc kiến, ba ngã sở kiến, bốn ngã kiến. Để phá 4 kiến này nên Phật nói vô thường, khổ, không, vô ngã.

Giải thích câu này là, khi khởi kiến ắt trước khởi ngã kiến. Khi khởi ngã kiến tức khởi đủ 3 kiến khác. Khởi ngã kiến là chấp ngã là thường, tức khởi thường kiến. Ngã đã là thường như dao không thể chặt, lửa không thể đốt. Đã không thể phá hoại thì đó là lạc, tức lạc kiến. Đã chấp có ngã ngã sở tại xứ tức là ngã sở, tức là ngã sở kiến. Nếu phá ngã kiến thì 3 kiến kia đều bị phá. Tăng-khư và Tì-thế sư v.v… đều có chấp này.

Tăng-khư, Tì-thế sư v.v… lại khởi thường kiến nói: Vô thì không hữu, hữu thì không vô. Tất cả pháp vô thì hằng vô, vô không thành hữu. Hữu thì hằng hữu, hữu không thành vô, cho nên tất cả pháp đều là thường. Hiện thấy tất cả pháp có sinh diệt, đó là chuyển khác, chẳng phải thể của nó mới sinh, chẳng phải thể của nó diệt mất. Như vàng chuyển thành vòng xuyến, thể của vàng không từng sinh diệt. Họ nói tự tính sinh không v.v… 5 đại, 5 đại lại sinh 5 căn.

Cái gì là tự tính sinh không ? Không với âm thanh đều khởi. Không là gốc, âm thanh là ngọn. Âm thanh là đức của không. Không rất vi tế, không có vật gì có thể phá. Tự tính sinh ra gió, cùng khởi với xúc. Gió là gốc, xúc là ngọn. Xúc là đức của gió. Gió thì thô, không thì vi tế. Đem không đến phá gió, gió xen vào trong không. Gió thì đủ cả 2 đức. Tự đức tính là xúc. Tha đức tính là thanh, sắc. Tự tính sinh lửa, lửa cùng sinh với sắc. Lửa là gốc, sắc là ngọn. Sắc là đức tính của lửa. Lửa thô, gió tế. Gió đến phá lửa, lửa xen vào gió. Lửa đủ 3 đức: tự đức là sắc, tha đức là thanh. Tự tính của xúc sinh nước, nước với vị cùng sinh. Nước là gốc, vị là ngọn. Vị là đức của nước. Nước thô, lửa tế. Lửa đến phá nước. Nước xen trong lửa. Nước đủ 4 đức: tự đức là vị, tha đức là thanh. Sắc là xúc. Tự tính sinh đất. Đất với hương cùng khởi. Đất là gốc, hương là ngọn. Hương là đức của đất. Đất thô, nước tế. Nước đến phá đất. Đất xen trong nước. Đất đủ 5 đức: tự đức là hương, tha đức là thanh. Sắc xúc vị, 5 đại làm nhân sinh 5 căn, 5 căn là quả. Không sinh tai, tai trở lại thủ không. Vì tự đức không thủ tha đức. Chỉ nghe tiếng không thấy sắc v.v… Gió sinh da, da tức da thịt, da trở lại thủ gió. Tự đức chỉ thủ xúc không thủ các đức khác. Bởi lửa sinh mắt, bởi nước sinh lưỡi, bởi đất sinh mũi, có thể hiểu giống như 2 thứ trước.

Năm căn đã từ 5 đại sinh, 5 căn diệt trở về lại 5 đại. Nhĩ căn diệt trở về lại không, cho đến tỹ căn diệt trở về lại đất. Cho nên các pháp là thường.

Người phá thường kiến nói chưa có, có rồi diệt, tức là tiên vô hậu vô cho nên là vô thường. Nói vô bất hữu, nay nói vị hữu hữu. Vị hữu là vô. Vốn là vô, nay thành hữu thì vô chẳng hằng vô. Nói hữu bất vô, nay nói dĩ hữu vô. Trước là hữu nay thành vô thì hữu chẳng hằng hữu.

Hỏi: Làm sao lửa có thể phá nước ?

Đáp: Sắc là đức của lửa. Trong nước có sắc tức là lấy lửa phá nước. Hỏi: Cái gì là tự tính mà nói nó có thể sinh ư ?

Đáp: Có 3 pháp: một tên tự tính, hai tên người, ba tên biến đổi khác. Trong 3 thứ, cái đầu tiên chỉ có tên tự tính, người chỉ có tên người, biến đổi khác cũng có tên tự tính cũng có tên biến khác. Sở dĩ như vậy là cái đầu tiên vô tri cho nên không được gọi người, không chuyển nên không được gọi biến khác cho nên chỉ gọi tự tính, người có tri giác không thể thủ không được gọi tự tính, không chuyển nên không được gọi biến khác, chỉ được gọi người. Từ 3 đức trở đi đều vô tri, có thể truyền sinh sau nên gọi là tính, từ cái khác sinh có chuyển nên gọi là biến khác. Như tính vàng không đổi mà có vòng xuyến khác nhau.

Người tức là ngã. Tự tính như người mù có thể đi mà không thấy người đi đường, như người có mắt mà không có chân, có thể thấy nhưng không đi được. Tự tính có thể tạo tác nhưng không có tri giác. Người có tri giác mà không thể tạo tác. Người với tự tính hợp chung lại thì sinh tự tính biến khác.

Có 8 thứ tự tính: 1. Căn bản tự tính. 2. Ba đức tự tính. 3. Đại tự tính. 4. Ngã chấp tự tính. 5. Duy trần tự tính. 6. Đại thật tự tính. 7. Tri căn tự tính. 8. Nghiệp căn tự tính. Cái thứ nhất trong 3 là căn bản tự tính xưa nay vốn có. Từ căn bản tự tính sinh 7 thứ tự tính. Bảy thứ tự tịnh đều là biến dị tự tính. Từ căn bản tự tính sinh 3 đức tự tính. Ba đức tiếng Thiên Trúc thứ nhất là Tát-đỏa, không có nghĩa tương đương để phiên dịch, nên nói là diệu hữu. Nghĩa là khi sinh thể của nó tinh diệu. Thứ hai là A-la-xã, dịch đúng là trần, động và có thể nhiễm nên gọi là trần. Thứ ba là Đa-ma, dịch đúng là ám, thể của nó là bế tắc. Nếu lấy nghĩa lập thì thứ nhất là khinh quang, thứ hai là động trì, thứ ba là trọng tắc. Tất cả pháp trong ngoài đều không ra ngoài 3 thứ này.

Tiên luận, ngoại luận, ngoại pháp đại loại có 4 đại luận là không đại và hỏa đại là khinh quang. Phong đại là động trì mà có thể giữ cho vật không rơi xuống. Địa thủy là trọng tắc, thể của nó nặng mà tối tăm bế tắc.

Đại loại 6 thú thì trời là khinh quang, người là động trì, 4 ác thú là trọng tắc.

Đại loại nội pháp luận thì xả thụ là khinh quang, lạc thụ là động trì, tâm dao động mà đuổi theo cảnh, khổ thụ là trọng tắc. Trí tuệ là khinh quang.Tham là động trì. Sân si là trọng tắc.

Khi mới sinh 3 đức, trong diệu hữu bắt đầu hiển, ngoại pháp chưa hiển, về sau mới hiển. Từ tự tính 3 đức sinh đại tự tính. Đại tức là giác. Giác là gốc của các tri thức, có tác dụng giác sát. Từ đại tự tính sinh ngã chấp tự tính, chấp nói có ngã khác với tha nhân. Nếu theo nghĩa của Tăng-khư thì từ ngã chấp sinh duy trần, duy trần sinh đại thật. Nếu theo nghĩa cùa Tì-thế sư thì từ đại thật sinh duy trần. Nay hãy y theo giải thích trước.

Nói duy trần là chỉ có 5 trần, các pháp khác chưa hiển. Từ 5 trần sinh đại thật, tức 5 đại. Tất cả pháp không ra ngoài chúng, nên gọi là đại. Thật, là tất cả pháp, quá khứ vị lai đều ở trong đại này. Tất cả pháp tự có biến đổi khác. Thể của chúng thướng tại không biến khác. Như nhãn căn hoại trở về lại không đại. Nhãn căn tự nó có hoại, không đại không hoại. Cho đến tỹ căn trở về với địa đại cũng vậy. Cho nên gọi là thật. Từ đại thật sinh tri căn. Vì nhãn v.v… 5 căn có khả năng tri giác. Từ tri căn sinh nghiệp căn.

Có 5 nghiệp căn: 1. Miệng. 2. Tay. 3. Chân. 4. Eo. 5. Nam nữ căn. Miệng có khả năng nói, là ngữ căn, nói tức là khẩu nghiệp. Tay là tróc căn, nắm bắt là thủ nghiệp. Chân là hành căn, đi là cước nghiệp. Eo là phóng căn, có khả năng phóng uế, phóng là cưu nghiệp. Nam nữ căn có khả năng sinh con, là sinh tử căn, sinh con là nam nữ căn nghiệp.

Đây là 25 câu thật đế nghĩa. Năm nghiệp căn, 5 tri căn, 5 trần, 5 đại là 20, ngã chấp là 21, đại là 22, 3 đức là 23, người là 24, tự tính là 25.

Hỏi: Đại khái lấy 5 đại luận 3 đức, 5 đại chỉ nên thuộc đại thật. Ví như một cái ngà voi chia ra nhiều miếng, miếng thì khắc hình ngựa, miếng khắc hình voi. Ngựa voi tuy khác, thể tính vẫn là ngà. Năm đại cũng vậy. Năm đại tự thuộc đại thật, theo thể tính nhiếp thuộc lẫn nhau, tự thuộc vào 3 đức. Trước nói tự tính sinh không v.v… tức nói căn bản tự tính là năng sinh. Nghĩa của Tăng-khư thì nói trong nhân đủ có quả. Như trong hạt cây Bát-đa đã có đầy đủ nhánh lá hoa quả. Trong tự tính đã đầy đủ 7 thứ biến dị tự tính. Khi người hợp với nó, 7 thứ liền tuần tự hiển hiện, gọi đó là sinh. Chẳng phải trước không sau có gọi là sinh.

Hỏi: Ba đức có trí tuệ và 3 phiền não, duyên vật gì làm cảnh ?

Đáp: Đó là pháp diệu hữu không duyên cảnh khởi. Như 3 thiện căn, ba bất thiện căn của nhà Phật lại có duyên gì khởi ư.

Hỏi: Trong 3 đức có trí tuệ. Đại nói là giác, sao nói biến dị tự tính đều chẳng phải tri ư ? Người là tri. Người có khả tri. Bảy thứ biến dị tự vô tri dụng. Như người có thể chặt nên gọi là đao, vì có thể chặt. Đao thật không thể chặt.

Hỏi: Duy trần là sắc v.v… 5 trần. Sao dùng trần đến hiển thị đại thật ư ?

Đáp: Năm đại đều là lân hư không thể thấy. Sắc v.v… 5 trần là ngọn của 5 đại. Thấy ngọn mới rõ được gốc. Sắc v.v… 5 trần chẳng phải lân hư nên có thể thấy.

Hỏi: Tự tính là năng sinh, cũng là năng biến. Ba đức vọng tự tính là sở sinh sở biến. Vọng đại là năng sinh năng biến. Vì sao tự tính năng sinh được nhận tên sinh, năng biến không được nhận tên biến, mà 3 đức nhận đủ cả 2 tên ư ?

Đáp: Năng biến năng sinh đều là tên của nhân. Sở biến sở sinh đều là tên của quả. Gọi thẳng là biến, gọi thẳng là sinh, đó là tên của quả. Quả khởi mới là biến là sinh. Nhân chưa có biến và sinh.

Nay nói tự tính năng sinh tức là năng biến, nói năng biến là năng sinh. Chẳng phải sở biến nên không được nhận tên biến. Ba đức đủ 2 nghĩa năng sở nên nhận được 2 tên.

Hỏi: Cái gì lấy năng sinh làm tự tính ?

Đáp: Năng sinh là gốc. Gốc là nghũa của tự tính nên nhận tên tự tính.

Hỏi: Người cũng là gốc, sao không nhận tên tự tính ?

Đáp: Người không tác dụng, không thể biến khác nên không nhận tên tự tính.

Người lạc kiến, là như Ni-kiền tử v.v… khởi chấp kiến bảo rằng chân thật sinh tử là lạc, chân thật Niết-bàn là khổ. Họ suy diễn rằng: Như người không có một tay một mắt là khổ chăng ? Nếu là khổ thì hoàn toàn không có thân chẳng phải là rất khổ sao ? Niết-bàn đã không có 5 ấm cho nên nói Niết-bàn chân thật là rất khổ. Không một tay một mắt, khi được người chữa trị được lại một tay một mắt thế không phải lạc sao ? Đó là lạc. Được một tay một mắt đã tự là lạc rồi, được một thân đầy đủ lẽ nào chẳng phải cực lạc ? Hiện tại trên đời đã có đủ 5 căn cho nên biết có thân chân thật là cực lạc.

Tăng-khư, Tì-thế sư lại khởi lạc kiến rằng: Sinh tử chân thật có khổ có lạc. Người, trời là chân thật lạc. Địa ngục súc sinh v.v… chân thật là khổ. Họ lấy nhân mà suy diễn: Nhân đã chân thật có thiện có ác, ác có thể cảm khổ, thiện có thể cảm lạc. Vì nhân chân thật cho nên biết qiủa cũng chân thật.

Phá 2 kiến chấp này là, vì sinh tử đối đãi nhau nên sinh lạc. Vì sao biết ? Lấy thô làm lạc, lấy tế làm khổ. Như ngạ quỷ duyên địa ngục là khổ, tự duyên nghiệp báo là lạc. Súc sinh duyên ngạ quỷ là khổ, tự duyên nghiệp báo là lạc. A-tu-la duyên súc sinh là khổ, tự duyên nghiệp báo là lạc. Như trong người, trời cõi Sắc, Vô sắc đối đãi nhau về hình tướng là lạc. Cùng cực đến phi tưởng, nếu lấy Niết-bàn mà trông phi tưởng thì phi tưởng là khổ, Niết-bàn là lạc. Đã không có gì hơn Niếtbàn nên Niết-bàn là chân thật lạc. Sinh tử là chân thật khổ. Nếu Niếtbàn của Đại thừa và 3 thừa có khác nhau, nay đây không luận bàn.

Hỏi: Thường nói tội bậc trên là địa ngục, bậc giữa là súc sinh, bậc dưới là ngạ quỷ. Nay sao lại nói súc sinh hơn ngạ quỷ được ?

Đáp: Nếu Tiểu thừa thì như đã dẫn lý luận của Đại thừa súc sinh hơn ngạ quỷ. Ngạ quỷ đội lửa mà đi, chịu khổ nặng, cổ nhỏ bụng to, thường khổ sở vì đói khát. Dẫu gặp dòng nước trong cho đó là lửa mạnh. Trong súc sinh không có chuyện như vậy, cho nên biết là hơn.

Phá người có kiến chấp sau, thì sinh tử lấy hữu lưu làm nhân. Dù là thiện nhân, thiện đó cũng là hữu lưu. Đã là hữu lưu nên chẳng phải chân thật. Như có thức ăn ngon tốt mà trúng độc trong đó thì không còn là thức ăn ngon tốt. Đã không phải thiện chân thật lẽ nào lại là lạc chân thật ?

Luận nói: Ngã tác khí nên gọi ngã sở, đó là Tăng-khư, Tì-thế sư có kiến chấp này: một là nội tác khí, hai là ngoại tác khí. Ngã là tri giả, tác giả, thụ giả. Tri là ngã pháp, tức giác pháp trong 9 pháp. Tâm là nội tác khí của ngã. Căn là ngoại tác khí của ngã. Trần là tư lương của ngã.

Tri có 5, căn trần đều có 5. Tâm chỉ là một. Tâm và ngã đều thường. Chẳng phải pháp khiến chúng hợp chung, trước đã giải thích lý do.

Gọi tác khí là như thế gian có búa, cưa v.v… đó là tác khí của người thợ dùng chúng để đóng giường ghế v.v… Tâm và căn cũng vậy, ngã dùng chúng để thấy sắc nghe tiếng, nên gọi là tác khí. Do trần sinh tri, nên gọi là tư lương.

Lấy nội tác khí chứng minh có ngã. Lấy ngoại tác khí chứng minh có nội tác khí. Lấy tư lương chứng minh có căn. Ngã pháp đều cùng chứng minh có ngã và tác khí tư lương.

Nội tác khí chứng minh có ngã là, ngã là tác giả, nếu không có ngã ai sai khiến cái tâm ở nơi con mắt, hoặc ở tai mũi lưỡi ư ? Cho nên biết là có ngã.

Ngoại tác khí chứng minh có nội tác khí là, tất cả chứng minh 2 nghĩa:

1. Chứng minh tâm là một. Nếu tâm là nhiều thì tại sao trong một lúc không đều sinh 5 tri giác để nhận biết 5 trần ? Cho nên biết chỉ có một tâm. Ở trong con mắt thì chỉ có thể thấy không thể nghe. Ở lỗ tai thì chỉ nghe không thể thấy sắc. Cho nên 5 căn không dùng chung nhau được.

2. Chứng minh tâm là có. Nếu có tâm thì hằng hữu. Ngã hằng hữu 5 căn, sao không hằng sinh tri giác nhận biết 5 trần ? Khi tâm ở trong căn mới có thể nhận biết trần. Cho nên biết chắc chắn có tâm.

Tư lương chứng minh có ngoại tác khí là, nếu không có ngoại tác khí sao khi căn hoại thì không thấy sắc nữa ? Cho nên biết chắc chắn có ngoại tác khí.

Ngã pháp đều cùng chứng minh 4 việc là, tâm không phải là tri. Căn trần cũng vậy. Nếu không có ngã làm sao có tri. Ngã là tri, cho nên tri là ngã. Pháp đã có ngã, pháp chứng minh có ngã.

Nếu không có tâm thì trong một lúc đều có 5 tri giác. Nếu khi biết sắc không thể biết thanh, cho nên biết chắc chắn có tâm.

Ở trong căn cho nên tri giác được sinh, cũng có thể lấy cái tri giác đó chứng minh tâm là một.

Nếu tâm không phải một, 5 tâm đều cùng ở trong căn thì trong mỗi lúc mỗi lúc phải có 5 sự nhận biết.

Nếu không có căn sao khi căn hoại không sinh tri giác ?

Nếu không có 5 trần thì biết cái gì là sở tri ?

Tâm và ngã hợp chung nên gọi là nội tác khí.

Căn không hợp chung với ngã nên gọi là ngoại tác khí.

Trần là tiền cảnh, có thể giúp sinh ngã pháp, gọi là tư lương của ngã, tức gọi là ngã tác khí, và tư lương của ngã là ngã sở.

Tăng-khư lập có ngã, lấy 5 nghĩa chứng minh:

1. Tụ tập vì người cho nên biết có ngã. Như người đời để hoằng pháp nên gom góp kinh sách không phải cho mình mà cho người khác. Như người đời gom góp giường ghế cũng không phải cho mình mà nghĩ cho người khác. Đã thấy gom góp là vì người tức là có tha nhân. Thân chúng sinh cũng vậy. Năm trần, 4 đại, 5 căn, 5 ấm v.v… tụ tập, thấy tụ tập đó thì biết chẳng phải vì mình mà chắc chắc là vì người. Tha tức là ngã cho nên biết có ngã.

2. Thấy tự tính biến đổi khác. Vì 3 đức v.v… 7 pháp cho nên biết có ngã. Tự tính chẳng phải tri, nó không thể biến đổi khác. Vì 3 đức v.v… 7 pháp đã có thể biến khác, vì 3 đức v.v… 7 pháp biết chắc chắn có tri đến hợp mới có được biến khác. Tri tức là ngã, cho nên biết có ngã.

3. Thấy biến đổi khác. Trong có giác nên biết có ngã. Tự tính chẳng phải giác. Tự tính là gốc, biến khác là ngọn. Gốc đã không giác thì trong ngọn không được có giác. Trong biến khác đã có giác cho nên biết riêng có thể của giác đến hợp với tự tính nên trong biến khác có giác. Giác thể tức là ngã, cho nên biết có ngã. Một việc này tức hiển thị ngã bị trói buộc, bởi từ giác sinh ngã chấp.

4. Thấy có khả dụng nên biết có ngã. Đã có khả dụng thì biết chắc có năng dụng. Tự tính là khả dụng. Ngã là năng dụng. Đã thấy có khả dụng nên biết chắc có năng dụng. Cho nên biết có ngã. Thí dụ như người nữ là khả dụng người nam là năng dụng. Thấy có nữ, tức biết có nam. Tự tính là khả dụng, nên ngã hợp với nó. Vì hợp nên biến khác thành 3 đức v.v… 7 pháp. Bảy pháp trói buộc cái ngã. Sau nghe thầy dạy, được văn tư tu tuệ, biết từ tự tính sinh trói buộc này trụ trong sinh tử. Đối với tự tính và sinh chán ghét trói buộc, đã sinh chán ghét vĩnh viễn lìa trói buộc nên ngã được giải thoát. Thí dụ như người nam ở trong tối hành dục với một người nữ bị bệnh hủi, thường xuyên không biết chán. Sau ở nơi sáng trông thấy người nữ liền sinh chán bỏ. Nếu là người nữ có tính mạnh bạo, người này còn tìm đến với người nam. Nếu là người có tính mềm yếu, một khi bị chán ghét tức không đến nữa. Tuy lúc đó không đến, vẫn còn có nghĩa đến. Tự tính một khi bị chán ghét thì vĩnh viễn không hợp với ngã. Không có một người nữ có tính yếu mềm nào như tính yếu mềm của tự tính.

5. Riêng trụ trong nghĩa chân thật có, cho nên biết có ngã. Đã biết từ tự tính sinh biến khác nên bị trói buộc, tu được trí tuệ, đối với tự tính sinh chán bỏ, tự tính đã lìa bỏ ngã nên ngã trụ một mình, ngã trụ một mình nên ngã được giải thoát.

Nếu không có ngã, thì không có nghĩa trụ một mình. Nghĩa trụ một mình đã chân thật có, cho nên biết có ngã.

Sau sẽ nói riêng về phá ngã chấp. Đây không rườm rà nói cả hai./.

HẾT