LUẬN KIM CƯƠNG CHÂM
Bồ-tát Pháp Xứng tạo luận
Pháp Thiên dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

Như Bà-la-môn nói trong các kinh điển, 4 Vi-đà ( Veda ) là chính, trong đó niệm là chính. Trong niệm, năng sở thuyên là chính, trong đó năng thuyên là chính. Chỉ kinh điển này là tối thượng không có giáo pháp nào hơn đây.

Ở đời nếu không có đây thì tạo nghiệp ra sao ?

Do năng thuyên này, yêu ghét từ đó sinh. Như tất cả chủng tính, Bà-la-môn là trên hết.

Nay nói nghĩa thuyên này cũng vậy.

Lý này không đúng. Bởi vì sao ? Bà-la-môn kia là chủng tính gì, mạng gì, làm sao biết, hành nghiệp như thế nào, làm sao được tên Bà-la-môn này ?

Lại nữa, sao gọi Vi-đà này là chính ? Nguyên nhân Đế Thích ? Sao là bàng sinh ? Bàng sinh sao sinh nơi Nguyệt thiên ? Nguyên nhân Nhật thiên lại sinh bàng sinh ? Nguyên nhân phong thiên, hỏa thiên, thủy thiên lần lượt qua lại, vì sao như vậy ?

Lại nữa, họ vọng chấp rằng trong cõi trời chết rồi sinh lại cõi trời, trong loài người chết rồi lại sinh làm người, bàng sinh cũng vậy.

Trong 4 Vi-đà tạo ra thuyết như thế đều không đúng chính lý.

Mạng là gì ? Vì nhân gì gọi là mạng ? Bà-la-môn v.v… cũng như vậy.

Lại nữa, ngoại đạo Bà-la-môn các ông nói: Chính điển nói Bàla đế sơn sản sinh 7 loại cầm thú. Núi Ta-la-đà và Biệt lộc Ca-lăngnhã-lí ( Kāliñjara ), các núi đó có chim kéc, cò, ngỗng, nai sinh trong loài người Câu-lô-khất-sái ( Kuru-kṣetra ). Từ đó chết rồi sinh trong Bà-la-môn.

Giải luận 4 Vi-đà.

Các loại cầm thú này nai, ngỗng, oan ương xuất sinh trong loài người, mạng các thú kia là Bà-la-môn hay phi Bà-la-môn ? Sở dĩ vì sao ? Mạng của chúng nếu vậy mà chẳng phải cầm thú, mạng của chúng nếu chẳng phải chúng sinh Bà-la. Lời nói ấy không đúng lý.

Bà-la-môn chấp cho rằng luận 4 Vi-đà là gốc của vạn pháp, cũng gọi là chân như, chẳng phải trong các chủng tính khác mà chấp nhận thụ thực.

Ở nơi Thủ-đà thường thụ lợi, chính là trái với tông của mình sao gọi là tịnh hạnh ? Do đó cũng chẳng phải chân thật Bà-la-môn.

Lại nữa, giáo pháp của 4 Vi-đà Bà-la-môn vọng chấp chính mạng và trong chính pháp của dòng Bà-la-môn cũng phi lý sao gọi là chính pháp ? Chủng tính xen tạp sao gọi là tối thượng ?

Sở dĩ vì sao ? Chẳng phải rất xen tạp. Việc ấy như thế nào ?

Như cha tên Na-lạc-khất-xoa mà con tên Binh-nga-la-tiên. Lại như Cha tên A-nga-tất-đế ( Agasti, Agastya ), con cũng tên A-nga-tấtđế. Lại như cha tên Bố-sa-dã-tả mà con tên Kiêu-thi-ca ( Kauśika ). Lại như cha tên Ca-si-na con cũng tên Ca-si-na. Lại như cha tên Bàtả-ngu-lạp-ma mà con tên Kiêu-đán-ma ( Gautama ). Lại như cha tên Ca-la-xá ( Kalaśa ) mà con tên Nột-lỗ-noa-tả-lí-dã ( Droṇa-ācārya ).

Lại như cha tên Để-dật-để-lí ( Tittiri ) mà con tên Để-đế-lí-ca. Lại như cha tên Nại-la, con tên Tiên Giác. Lại như mẹ tên Dã Lộc người bắt cá sinh con tên Phược-dã ( Vyāsa ) Tăng tử Giác-khất-sái. Cha dòng Thủđà mà con tên Vĩ-thấp-di-đát-lãm ( Viśv~amitra ). Mẹ là Chiên-đà-la ( Caṇḍālā ) con tên Phược-sắt-trá ( Vasiṣṭha ). Mẹ tên Ô-lí-phược-thi ( Urvaśī ) người con gái trời sinh, chẳng phải Bà-la-môn.

Như trên đã nói. Nhân đâu cố chấp nói Bà-la-môn là con người cao thượng hơn hết. Lại như chỗ chấp của Kinh Thú-lỗ ( Śruti )-để, chính cũng phi lý. Cho nên có pháp Bà-la-môn đạo lý cũng sai.

Lại như có chấp pháp Bà-la-môn thịt tươi, tử khoáng và muối v.v… các vật Thủ-đà ( Śūdra ) nên thụ, ông là Bà-la-môn chớ nên thụ nhận, nay sao không thế ?

Lại như họ chấp Bà-la-môn bán sữa, đi hư không đọa lạc, chẳng phải Bà-la-môn. Ăn thịt, đọa không, cũng phi lý như vậy. Cho nên phải biết Bà-la-môn mua bán sữa, thịt , chẳng phải là pháp Thủ-đà. Do đó nên biết tất cả những người chẳng phải ăn thịt sữa v.v…và chẳng phải mua bán đều được gọi chung là Bà-la-môn ư ? Cho nên phải biết sữa, thịt chấp việc bán là chẳng phải Bà-la-môn là vọng chấp phi pháp.

Lại nữa vọng chấp chủng tính tối thượng của thế gian cũng chẳng phải chính pháp. Như Sát-đế-lợi, Tì-xá, Thú-đạt đều chấp tối thượng, đều phải gọi chung là chủng tính Bà-la-môn.

Nếu chấp khổ thân là Bà-la-môn thì những người có khổ thân đều phải gọi là Bà-la-môn.

Lại nữa, họ vọng chấp sát hại Bà-la-môn bị tội nặng. Sát hại quyến thuộc của họ cũng bị tội như vậy. Họ lại chấp rằng họ từ miệng của Tịnh thiên sinh ra, dòng Sát-đế-lợi từ trên thân trời Tịnh thiên, Tì-xá, Thủ-đà từ thân chân sinh ra. Nếu sát hại họ thì bị tội nặng.

Cái chấp của họ là phi lý. Sở dĩ vì sao ? Nếu sát hại các chủng tính khác không có tội thì sát hại các quyến thuộc khác cũng vậy không có tội. Do đó vọng chấp này không đúng chính lý.

Lại nữa, họ chấp cho rằng phá hoại hạnh của họ, phá hoại hạnh bố thí của họ và người thụ thí, hoặc trí hoặc thân đều bị tội nặng.

Đây không phải vậy. Sở dĩ vì sao ? Trong thân, trong trí, cái gì được danh hiệu là Bà-la-môn ? Vậy Thủ-đà v.v… đều có thân, trí, đều được gọi là Bà-la-môn sao ?

Lại nữa vọng chấp của họ giải thích 4 Vi-đà và Di-bà ( Mīmānsā ) tức Thanh luận, cùng Tăng-khư luận ( Sāmkhya ) tức Số luận, Vĩthế-sử-ca ( Vaiśesika ) tức Thắng luận, cho đến các luận thảy đều hiểu là Bà-la-môn.

Đây cũng không đúng lý, như Thủ-đà v.v… cũng giải thích theo luận kia hiểu nghĩa như vậy thì đều phải được gọi là Bà-la-môn sao ?

Nếu tu khổ hạnh gọi là Bà-la-môn, thì Thủ-đà kia cũng có thể tu, vậy cũng phải được gọi là Bà-la-môn sao ?

Hiểu các thuật số gọi là Bà-la-môn thì người bắt cá kia, và các nhạc công hiểu các thứ thuật số sai biệt cũng có thể được gọi là Bàla-môn sao ?

Cho nên phải biết hành chẳng phải Bà-la-môn, nghiệp chẳng phải Bà-la-môn, hạnh thí thụ giả chẳng phải Bà-la-môn.

Sát-đế-lợi, Tì-xá, Thủ-đà kia cũng có thể hành đều phải được gọi là Bà-la-môn sao ?

Cho nên phải biết chẳng phải tộc tính, chẳng phải nghiệp, chẳng phải hành, chẳng phải sinh, cho đến với đức mà gọi Bà-la-môn.

Kia nhân đâu lập rằng giống như hoa Quân-na ( Kunda ), cũng giống như trăng tròn sáng ? Lìa tất cả nhiễm, khéo tu thắng hạnh, không thiếu oai nghi giới hạnh đầy đủ, khéo phục các căn, đoạn trừ phiền não, không ngã không nhân , lìa các chấp trước, và xa lìa tất cả tham sân si, như vậy mới gọi là chân thật Bà-la-môn.

Lại nữa, lìa ái nhiễm cho đến súc sinh, không sinh tham đắm, tu hạnh thanh tịnh là Bà-la-môn.

Cho nên được biết Đại tiên Cốt-lô có nói: Bà-la-môn này chẳng phải chủng tính, chẳng phải nghiệp, chẳng phải đức, chẳng phải hành, cũng chẳng phải công xảo. Như Chiên-đà-la giỏi 4 Vi-đà, công xảo nghệ năng đức hạnh đầy đủ mới có thể được gọi là Bà-la-môn.

Cho nên phải biết chẳng phải mạng,chẳng phải chủng tính, chẳng phải trí, chẳng phải thân, cũng chẳng phài nghiệp hành mà gọi là Bà-la-môn.

Lại nữa, như Thủ-đà, khổ hạnh tu học hiểu rõ 4 Vi-đà, được 5 thần thông tiên, ông là Bà-la-môn làm sao phụng sự người hạ chủng tính này ? Lại nữa đạo tiên kia 4 chủng tính đều có thể đạt được, tại sao các chủng tính khác nói là chẳng phải tối thượng ?

Lại nữa, như Đế Thích xưa tu thiện nghiệp được sinh cõi trời kia vốn thuộc chủng tính thấp. Chính văn kinh ấy nói như thế này: Bà-già-bà và Đế Thích họ là chủng tính thấp. Như vậy xin hỏi y theo trước và lại như họ nói Đại Tự Tại thiên và thiên hậu từ trong miệng sinh ra Đế Thích chư thiên và khí thế gian kia, chứ chẳng phải từ thế gian sinh Đại Tự Tại và sinh thiên hậu. Gốc có thể sinh ngọn, chẳng phải ngọn có thể sinh gốc. Cho nên câu nói này trái với chính thuyết của họ. Gốc là hạ chủng tính làm sao vọng chấp là từ kia sinh. Cho nên biết là phi lý.

Lại như Thủ-đà chết rồi sinh trời Đại Tự Tại kia, ông là Bà-lamôn làm sao lại phụng thờ chủng tính thấp kia ?

Lại nữa, như ông nói pháp Bà-la-môn là phục khí nhĩ dược, khổ hạnh tuyệt thực gọi là Bà-la-môn.

Những người Thủ-đà kia cũng có thể làm được điều đó. Vậy phải được gọi là Bà-la-môn sao ?

Lại nữa họ chấp cho rằng ở nơi Thủ-đà trong tay thụ thực trải qua một tháng, hiện thân biến thành thân Thủ-đà, thân sau quả báo quyết định làm chó.

Lại nữa Bà-la-môn lấy con gái Thủ-đà làm vợ thì cha mẹ, gia thần đều lánh xa, chết vào địa ngục.

Chấp này là phi lý. Dòng Bà-la-môn với Thủ-đà kia có gì sai biệt ?

Như Đại tiên Ca-si-na ( Kaṭha, Kaṭhina ) sinh từ bào thai một con nai, khổ hạnh tu học mới chứng đạo tiên. Vị tiên này đâu có từ Bà-la-môn sinh ra ?

Như Đại tiên Phược-dã-ta ( Vyāsa ) được sinh từ người con gái bắt cá ( Kaivarta ) khổ hạnh tu học mà thành đạo tiên. Đây đâu phải dòng Bà-la-môn. Cho nên là vọng chấp không hợp chính lý.

Lại nữa, như Đại tiên Phược-tư-sắt-trá ( Vasiṣṭha ) được sinh từ thiên nữ Ô-lí-phược-thi ( Urvaśī ) khổ hạnh tu học mới được đạo tiên. Vị tiên này đâu phải do Bà-la-môn sinh ?

Lại nữa, như Đại tiên Lộc Giác ( Ṛṣya-sṛnga ) sinh từ bào thai của con nai, tu tập khổ hạnh mà thành tiên đạo. Vị tiên này đâu phải do Bà-la-môn sinh ?

Lại nữa, như Đại tiên Vĩ-thấp-phược-di-đát-lô ( Visva-mitra ) được sinh từ người con gái nhà Chiên-đà-la.

Vị tiên này đâu phải do Bà-la-môn sinh ? Vì vậy cho nên phải biết điều phục các căn không chấp ngã nhân, siêng tu Phạm hạnh xa lìa dục nhiễm, hằng dứt các sai lầm, do đó mới là chân thật Bà-lamôn, mà chẳng phải từ tộc tính kia sinh, làm sao vọng chấp dòng Bà-la-môn là thế gian tối thượng ?

Giới hạnh thanh khiết, tộc tính không tạp, vọng chấp này chẳng phải tối thượng làm tối thượng.

Cho nên phải biết Bà-la-môn kia chẳng phải dòng họ, chẳng phải mạng, chẳng phải tộc tính, chẳng phải hành, chẳng phải nghiệp, chẳng phải sinh là Bà-la-môn.

Lại nữa, như nhiều người vốn là hạ chủng tính, trì giới tu phúc mà được sinh cõi trời, đâu phải do tộc tính mà được sinh cõi trời ?

Lại nữa, như tông của ông, Đại tiên Ca-si-nẵng, Đại tiên Vĩ-dã-ta, Đại tiên Phược-thi-sắt-trá, Đại tiên Tiên Giác ( Ṛṣyaśṛṅga=śṚyasṛṅga ), Đại tiên Vĩ-thấp-phược, Đại tiên Di-đát-la, Đại tiên Nẵng-la-na, các Đại tiên này đều sinh từ chủng tính hạ cấp, khổ hạnh tu nhân mới được đạo tiên, sao vọng chấp chủng tính chẳng phải xen tạp mới là thế gian tối thượng ? Cho nên đó là những lời không thật không nên tin.

Lại nữa, như kia chấp dòng Bà-la-môn sinh từ miệng Phạm vương, Sát-đế-lợi sinh từ cánh tay Phạm thiên, Tì-xá sinh từ đùi Phạm thiên, từ chân Phạm thiên sinh Thủ-đà. Cho nên hư vọng tạo ra nhiều chấp này.

Lại nữa, chấp khổ hạnh giữ chí kiên cố gọi là Bà-la-môn, thì những người bắt cá, thợ nhuộm, thợ da và Thủ-đà v.v… kiên chí khổ hành đều phải gọi chung là Bà-la-môn sao ?

Lại nữa, họ chấp việc kết búi tóc, lưng đeo dây thừng tay cầm gậy, nhịn ăn nhịn mặc mà gọi là Bà-la-môn thì bao nhiêu Thú-đà cũng có thể làm được như vậy, đều phải gọi chung là Bà-la-môn sao ?

Lại nữa, chấp 4 chủng tính đều từ Phạm thiên sinh thì sao cha là một mà con thì khác dòng họ ? Thủ-đà cho đến các tộc khác đều là một cha sinh ra các con mà dòng họ phải khác nhau là không đúng.

Sao vậy ?

Lại nữa, Bà- la-môn từ một miệng Phạm thiên sinh ra, vậy mà chị gái em gái anh trai em trai giao hợp nhau người đời còn chê trách, ông có thể làm việc đó thì sao gọi là thanh tịnh ?

Cho nên vọng chấp phi tịnh cho là tịnh.

Như một cha mẹ sinh 4 người con chẳng phải có thể có họ khác, làm sao vọng chấp đây là Bà-la-môn, đây Sát-đế-lợi, đây là Tì-xá, đây là Thủ-đà. Làm sao một cha mà con khác họ nhau ?

Cho nên 4 chủng tính là vọng chấp sai biệt.

Chẳng phải như voi ngựa bò dê lạc đà nai sư tử cọp sói hình dáng chân cẳng đều khác nhau. Đây là dấu chân bò cho đến dấu chân voi có thể phân biệt khác nhau.

Lại như một cây sinh ra hoa quả không thể có khác nhau. Chẳng phải như những hoa khác do sinh nơi không như nhau có thể khiến không giống nhau. Nay đạo lý 4 chủng tính của ông cũng vậy. Nếu Bà-la-môn, Sát-đế-lợi, cho đến Thủ-đà đều từ một cha sinh ra làm sao lại vọng chấp 4 chủng tính sai biệt ?

Lại nữa, có Thiên vương tên Dụ-địa-sắt-trí-la ( Yudhiṣṭhira ) thành tâm chấp tay đến người tiên Phệ-ta-ba-sái ( Vaiśampāya ) đầu mặt làm lễ dưới chân bạch Đại tiên rằng: Sao được gọi là đức của Bàla-môn ? Lại nữa, sao gọi là tướng Bà-la-môn ? Có bao nhiêu tướng sai biệt nguyện xin diễn nói cho tôi được hiểu.

Bấy giờ Đại tiên Phệ-ta-ba-sái kia bảo nhà vua rằng: Nhẫn nhục, tinh tiến, tĩnh lự, Bát-nhã, là đức của Bà-la-môn.

Xa lìa tham sân và các sát hại tất cả hữu tình, đó là tướng thứ nhất của Bà-la-môn.

Với vật sở hữu của người khác tất cả tài vật không tham thụ, đó là tướng thứ hai của Bà-la-môn.

Xa lìa bạo ác tính hạnh ôn hòa, không phân chia ngã nhân, xả bỏ trói buộc và các dục nhiễm, đó là tướng thứ ba của Bà-la-môn.

Với người nữ người cũng như trời cho đến bàng sinh hằng lìa nhiễm trước, đó là tướng thứ tư của Bà-la-môn.

Lại nữa, thành thục tất cả hữu tình, hằng khởi bi mẫn, điều phục các căn thanh tịnh tối thắng, đó là tướng thứ năm của Bà-la-môn.

Đầy đủ tất cả 5 thứ gọi là Bà-la-môn. Nếu phân chia người và ta, chẳng đủ 5 tướng, đều gọi là Thủ-đà.

Người tiên lại bảo Dụ-địa-sắt-sỉ-la: Phi tộc, phi tính và tu khổ hạnh thành Bà-la-môn. Các Chiên-đà v.v… đầy đủ 5 tướng cũng được gọi là chân thật Bà-la-môn. Do lý như vậy các Bà-la-môn kia cũng là Thủ-đà, Thủ-đà cũng là chân thật Bà-la-môn.

Dụ-địa-sắt-sỉ-la kia bạch người tiên rằng: Bà-la-môn kia hành hạnh bất sát được quả thanh tịnh. Đây là thiểu phần Bà-la-môn.

Người tiên lại bảo Dụ-địa-sắt-sỉ-la nói: Bốn tính này khác nhau đều do nhân duyên quá khứ nghiệp đời trước, giống như thế gian thai sinh hữu tình, tất cả đều từ nơi căn môn ô uế sinh, nào có gì sai biệt ? Cho nên giới hạnh lại tu đức nghiệp gọi là Bà-la-môn, cho đến Thủđà tu đức hạnh thành Bà-la-môn.

Nếu Bà-la-môn không tu đức hạnh thì đây cũng được gọi là Thủ-đà hạ liệt.

Lại nữa, 5 căn này có thể khởi ác nghiệp hằng phải điều phục. Giống như biển lớn đánh chìm hữu tình phải cầu tế độ khiến siêu bỉ ngạn.

Bấy giờ vua Dụ-địa-sắt-sỉ-la nghe người tiên nói hiểu rõ vui mừng, đem những điều đã nghe hồi thí tất cả vô biên hữu tình khiến đều hiểu ngộ, chẳng phải vì tự thân và tham mạng mình.

Ta nay ngày đêm tu tập nhẫn nhục, xa lìa quyến thuộc và tật đố, không đắm trước trở lại tất cả cảnh dục, hằng tu tịnh hạnh hướng cầu giải thoát.

Người tiên lại bảo Dụ-địa-sắt-sỉ-la rằng: Không sát hại hữu tình, xa lìa tham sân thanh tịnh vô tỷ, như vậy gọi là hạnh Bà-la-môn. Điều phục các căn, bố thí nhẫn nhục, chân thật Phạm hạnh, bi niệm mẫn hộ tất cả hữu tình, tu tập trí tuệ, như vậy gọi là hạnh Bà-la-môn. Lìa tà khổ hạnh, ứng cơ các hữu tình có các khổ, như vậy gọi là hạnh Bà-la-môn.

Lại nữa, trong kinh chú của Bà-la-môn Nga-dã-đát-lí

( Gāyatrī=Sāvitrī ) nói: Khổ hạnh lìa chấp, điều phục các căn, tứ thời hành thí, ái niệm hữu tình, lìa bỏ ngủ nghỉ, hằng tu tịnh hạnh trải qua ngàn kiếp mới được gọi là chân thật Bà-la-môn.

Người tiên lại bảo Dụ-địa-sắt-sỉ-la rằng: Nếu người hiểu rõ luận 4 Vi-đà gọi là Bà-la-môn, gọi là chủng tính tối thượng. Bao nhiêu người chủng tính Thủ-đà cũng có thể hiểu rõ, sao chẳng phải tối thượng ?

Ví như 4 chủng tính cùng đi dạo nơi thánh cảnh. Các dấu chân không thể phân biệt được là dấu chân người này không phải dấu chân người kia. Một chủng tính 4 chủng tính cũng vậy, do giả lập, vốn không sai biệt.

Lại nữa, như thế gian hình dáng bò ngựa tuy có khác nhưng nam nữ 2 căn của đồng loại không khác. Bà-la-môn với Sát-đế-lợi, Tì-xá, Thủ-đà, một tính 4 tính đối chiếu nhau cũng vậy.

Lại nữa, như một người máu thịt, đại tiểu tiện, tay chân, các căn, với số đông người đồng loại cũng vậy.

Lại nữa, như hoa sen, hoa Sát-đát-lí, trăng, ốc, ánh sáng có thể phân biệt khác nhau. Đối với 4 tính sắc tướng không khác làm sao phân biệt ?

Lại nữa, như bò ngựa cho đến voi nai hành dục nhiễm mà chẳng phải giao hợp có thể phân sai biệt. Nay Bà-la-môn cùng với Sát-đếlợi, Tì-xá, Thủ-đà giao hợp nhau mà hành nhiễm dục đều đồng thai sinh có gì sai biệt ?

Lại nữa, như Bà-la-môn sinh con gái, đối các Bà-la-môn đồng tính chị em làm sao giao hợp ? Chị em anh em chồng vợ là vậy. Thế gian Thủ-đà phi hành pháp này.

Ví như thế gian cây Ưu-bát-la, hoa quả nhánh lá tuy nhiều nhưng căn thân không khác, chẳng phải có thể phân biệt hoa nầy hoa kia. Ông là Bà-la-môn cũng như vậy. Chăng phải có thể giao hợp đồng tính chị em ? Thế gian chê trách không thể hành.

Lại nữa, như lìa bỏ thân ngữ bất thiện, hằng tu tịnh nghiệp gọi là Bà-la-môn, thì các Tì-xá v.v… cũng có thể thực hành được, được đại tiên tên Phược-tư-sắt-trá kia.

Lại nữa, như lửa ở thế gian có thể đốt cháy củi mà không phân biệt. Nay Bà-la-môn cũng vậy không khác đối với các chủng tính khác.

Lại nữa, như Đại tiên Di-dã-ta của tông kia vốn cha là người bắt cá sinh ra, cũng chẳng phải là Bà-la-môn sinh ra.

Lại nữa, như vua Bán-noa-phược ( Pāṇḍava ) có 5 anh em đồng một mẹ sinh, mà đều khác tên cha. Đó là do nghiệp đời trước cùng mẹ khác cha chứ không phải do chủng tính mà vọng chấp khác.

Lại nữa, như thế gian muối ở trong nước, hình dáng có thể ẩn mất mà không phải không có vị mặn. Nghiệp đời trước theo thân ẩn hiển cũng vậy. Các vọng chấp như vậy, người có trí phải suy xét kỹ không thể căn cứ vào lời nói./.

HẾT