LUẬN NGHIỆP THÀNH TỰU
Thiên Thân Bồ-tát tạo luận
Thiên Trúc Tam tạng Tì Mục Trí Tiên dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

Nghiệp có 3 thứ là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Đây là Tu-đa-la. Có người nói rằng thân làm các nghiệp gọi là thân nghiệp, miệng nói các nghiệp gọi là khẩu nghiệp. Hai cái này đều có làm và không làm. Ý tương ưng với nghiệp gọi là ý nghiệp. Nghiệp này là tư duy. Kia nay suy nghĩ thì ý là pháp gì? Có thân ý đều có hình tướng, kia duyên nơi thân mà sinh. Là hình tướng gì? Là hình tướng của thân. Nếu là hình tướng của thân thì cần gì phải nói thân tạo nghiệp? Vì thân là nói chung các phần có trong thân. Duyên đại chủng của thân sinh ra, gọi là thân tác nghiệp. Đó là nói riêng trong cái chung. Ví như người ta nói ở trong thành, ở trong rừng.

Phan duyên kia sinh, vì sao nói cái môi này động và hình tướng? Vì tâm kia không phải duyên cái môi động sinh, không phải duyên hình trạng sinh, mà duyên ngôn ngữ sinh.

Không lấy nguyện đời trước, tâm kia không duyên nguyện đời trước mà sinh, duyên cái nhân của báo dị thục nên tâm sinh.

Vì sao nói ý khởi nghiệp? Vì tâm chuyển người khác biết.

Cái gì hình tướng gọi là dài v.v…? Cái gì dài v.v… Là thấy dài v.v… Là gồm vào cái gì? Là gồm vào trong sắc.

Dài là sắc của vi trần chăng, hay như vi trần tụ tập chăng, hay là một vật sắc biến khắp chăng? Dài nếu là sắc của vi trần, thì cái dài kia có thể chia lấy từng phần như sắc chia lấy. Nếu như vi trần cùng tụ tập thì vi trần của sắc kia với tụ tập kia có gì khác? Vi trần tụ tập kia không khác dài thì nếu vậy một vật sắc biến khắp thì một vật kia biến khắp trong cái dài. Nếu một vật biến khắp trong từng phần từng phần thì đều có thể lấy, vì tất cả mọi chỗ đều có đủ. Nếu chẳng phải một thì phải lấy từng phần từng phần. A-hàm Thập Nhập Vi Trần Hòa Tập thì Phật pháp hoại. Lại theo dị pháp của Ca-na-đà thì thành vi trần tụ tập. Một mặt thấy dài sinh cái biết dài, thấy rút lại sinh cái biết ngắn, ngay ngắn biết là vuông, giáp vòng biết là tròn, giữa nhô lên sinh cái biết là cao, dưới biết là thấp, bằng biết là ngay, thấy nhiều thứ biết là so le, thấy tấm thảm gấm như nguyên trạng như vậy thì biết có các hình tướng, các vật khác nhau ấy không được thấy là một như sắc khác nhau.

Nếu ý nói tất cả phương xứ tất cả hình tướng thì nghĩa không phải như vậy. Như vậy là hình tướng không có vật khác nhau, sắc cũng vậy. Ở nơi chỗ đứng thấy dài ngắn, như cây, chim, kiến nghĩa thành không lỗi.

Nếu như vậy thì sao ở nơi xa mờ không thấy sắc mà thấy hình tướng tụ tập? Sao đều thấy chưa thấy hình tướng như hàng cây, thấy hàng mà không thấy hình tướng kia không có vật khác.

Ở trong tụ tập nếu mờ tối, nếu xa thì không thấy 2 thứ. Tuy thấy không rõ là vật gì, kia thấy vật gì. Tuy thấy sắc kia nhưng không rõ ràng. Nên biết như vậy, ý này không thành tựu nghĩa của hình tướng.

Lại có người nói tâm duyên kia sinh, đi qua nên gọi là ý. Phan duyên kia sinh, là nghĩa gì? Cái môi ấy động v.v… Vì sao gọi là đi qua? Nghĩa là hướng đến phía kia. Thâu nhiếp vào cái gì? Thâu nhiếp vào sắc.

Làm sao biết đây đi qua phương kia? Vì không thấy khác. Như lửa và tuyết, rượu nồng độ cao và mặt trời v.v… nhân duyên biến đổi vào thì liền ra, chưa thấy biến đổi nhưng không phải không đổi khác. Như đốt loại cây cỏ có thể đốt cháy v.v… không thấy ngọn lửa khác, nhưng ngọn lửa chẳng phải không khác. Khi mới nhập vào, nếu không biến đổi thì sau cũng không biến đổi, bởi nhân duyên kia không riêng khác. Nếu củi, cỏ v.v… thô tế không đồng đều thì độ sáng, sức nóng của ngọn lửa đều khác không đồng. Đem cái thấy không đồng mà nói nghĩa là hướng đến phương kia thì không phù hợp.

Nếu không có diệt nhân, vì sao không không được tâm tâm số pháp? Âm thanh, ngọn đèn v.v… diệt có nhân duyên gì thì những cái khác cũng như vậy. Nhân duyên kia diệt là nhân duyên của chính nó hoại. Nhân duyên các pháp khác tại sao không phải vậy? Lại nữa, như pháp ấy không có nhân duyên thì các pháp khác cũng vậy. Nếu mới châm lửa vào cỏ, cây mà sắc vẫn như cũ không khác thì sau cũng vậy không khác. Vì sao đèn sáng, chuông linh phát ra âm thanh? Gió, tay mới chạm vào liền diệt liền ngừng, không phải đây có thể diệt không phải đây có thể ngừng. Nếu như lửa…, cây …, đốt cháy…, sắc…, diệt… khi mới nhập vào xuất ra vì sao không khác? Vì nhân duyên ngoài không riêng khác, thục vật không nên có vi, trung, thượng. Vật mới biến thục, nhân cái gì được biến? Nhân duyên duy nhất là năng sinh năng diệt. Đây chẳng phải đạo lý. Chẳng phải lấy 1 nhân có thể thành 2 pháp. Như vậy trung gian lại có diệt nhân. Như trước thủ xả khác tướng liên tục chuyển, phải hiểu như vậy. Nếu diệt có nhân thì không có pháp nào không nhân như tâm sinh.

Diệt pháp không thành, vì tất cả pháp đều có nhân. Cho nên diệt thì không có nhân. Như lửa tuyết, rượu cao độ mặt trời v.v… là nhân duyên thục biến. Nếu diệt có nhân như sắc, như vậy không có pháp có nhân duyên diệt, sinh cũng không nhân. Thấy pháp khác kia bảo là pháp này sinh thật có nhân. Tâm trước tâm sau như tâm trung gian thục biến. Thục biến như sữa làm phó-mát, rượu nước ép nho làm rượu cao độ. Như vậy không có một pháp nào có trụ tướng. Vật trụ thì không đi, không đi thì trụ. Nếu như vậy thì thấy kia là thấy vật gì? Thấy vật ở nơi này, lẽ nào chẳng phải thấy vật mới ở nơi kia, mà thấy ảnh cỏ cháy chẳng phải ảnh ở nơi kia thấy ở nơi này. Như mặt trời đứng, cũng mặt trời ấy mà hồi chuyển xa gần thấy ảnh hồi chuyển thành tăng giảm, hay mặt trời ở nơi che khuất thì không thấy.

Như lại có người hỏi: Đây là vật ở đâu? Là vật trước kia chuyển hướng đến phương này? Đáp câu hỏi của người kia rằng đây là vật ở đâu. Nay nói nghĩa trước. Như vậy vật trụ thì không đi, nếu vật không đi tức là trụ v.v… Sau thì thấy khác, mỗi niệm mỗi niệm biết khác. Nếu không biết khác vật kia, không biết khác chẳng phải vật kia, sao không nói là khác? Như vậy 2 thứ đều không thể thấy. Và như vậy thì không thành nghĩa của đi và trụ.

Thật sự không có đi hay trụ, thể của pháp hữu vi mỗi niệm mỗi niệm tự hoại. Sinh nhân trong các phương, khởi tâm là nhân. Tay, chân v.v… động, được gọi là hành ý. Đệ tử của Nhật Xuất nói như thế này: Là thâu nhiếp vào cái gì? Là thâu nhiếp vào sắc. Vì sao vậy? Mắt không trông thấy như các màu xanh v.v… Nếu người khác thấy, có thể nói là ý. Người khác không thấy làm sao nói ý? Làm sao biết có? Làm sao trong thân, tâm động hành chỗ khác? Gió sinh, gió này được gọi là nhân duyên phương khác mà sinh. Làm sao cỏ, lá cây theo gió nghiêng ngã, thì hành cũng như vậy. Phương khác sinh thì sức của hành không thành, cần gì phân biệt?

Kia là sinh nhân của thân và phương như vậy, thì tâm sinh gió như vậy gọi là ý. Sao chẳng phải ý mà được gọi là ý? Đệ tử của Thích-ca pháp xúc nhập chẳng phải thiện cũng chẳng phải bất thiện.

Kia như vậy tâm phương khác thân sinh, cái sinh này gọi là ý. Nếu như vậy thì ý chỉ là tướng mạo không có vật thật. Thân thì phần nhiều. Ý cũng chẳng phải vị của ý. So với người khác thì pháp của đệ tử Thích-ca không như vậy. Vị v.v… chẳng phải thiện cũng chẳng phải bất thiện. Tâm sinh sắc nên kia được nói là ý. Chẳng phải tâm kia sinh, tự phong chủng sinh. Pháp của đệ tử Thích-ca thì không như vậy. Sắc nhập chẳng phải thiện cũng chẳng phải bất thiện.

Sắc phương kia sinh ý không thể được. Nếu có vật kia cúng dường trời được, nếu không có vật kia thì không thể cúng dường trời được. Sinh và vật không khác, cái gì có thể thành khác? Kia không thể được, như vậy sắc v.v… như mắt có thể thấy, sinh thì không như vậy. Đã không thể thấy, làm sao nói ý. Đó là trước đã nói, như sinh không như vậy, sắc cũng đã nói.

Chỉ có vô tác là nghiệp của thân. Sao gọi là vô tác? Gồm trong pháp nhập, bố úy v.v… các sắc. Làm sao vô tác được nói là vô tác? Nếu là Dục giới cùng với tâm hợp chuyển thì biết Sắc giới. Vậy là khi tâm khác và vô tâm, sợ sệt với không sợ sệt cùng với tâm đều mất. Nếu khi thụ, thế lực sau thường không mất. Trong Giới Kinh nói, Tì-kheo im lặng. Thế nào là vọng ngữ? Lại nữa, nghiệp vô ký không thể thành. Vô tác 2 thứ là thiện và bất thiện. Kia trong khoảng sát-na vô tác hợp chuyển như kia phân biệt thân khẩu nghiệp sắc, nếu thiện bất thiện cả 2 không thành. Bởi vì sao? Xả thân thì đoạn dứt, đối với quả ái bất ái đời sau không thể được. Lại có người nói nghiệp quá khứ vì cớ gì bất thành? Nếu nghiệp quá khứ ở đời sau được 2 thứ quả báo ái bất ái, đây tức là trên cái ung nhọt lại sinh cái ung nhọt. Nghiệp quá khứ có quá khứ, là trước có sau không. Như Như Lai nói:

Tuy lại trải trăm kiếp,

Mà nghiệp thường không mất.

Được nhân duyên hòa hợp,

Bấy giờ quả báo thục.

Kệ này thế nào? Là có thể cùng quả báo không mất nghĩa. Như vậy là đã giải thích xong nửa đầu bài kệ. Người nào không tin lâu xa được quả? Được quả nghĩa gì? Nếu liên tục chuyển, giống như hạt lúa. Nếu trụ tự tướng nên biết như vậy. Nếu trụ tự tướng có thể cùng quả, nghĩa là không mất không hư hoại, phải thường cùng quả. Kia không tự tướng nên gọi là mất là hư hoại. Lại không như vậy làm rồi không làm. Thế nào là không làm? Quả không cho 2 lần. Vì sao không cho? Vì đã cho rồi, không thể cho rồi lại cho nữa. Như vật đã sinh rồi không sinh nữa. Kia là quả đồng loại sao không cho lại? Sao quả báo đều cho rồi là xong không sinh nữa? Pháp nhân duyên không có năng lực như vậy. Người vô lậu, hậu niệm hết, lậu không cho quả báo. Sao hậu thời được nói là diệt? Chẳng phải sức như vậy có thể thành quả báo. Nếu nhân của chủng tử có sức đối với quả, được nói là sức của nhân có thể cho quả báo. Nếu những ai có quá khứ thì có vị lai. Vì sao vị lai không cho quả báo? Tất cả mọi thời có, có vật gì thời nào không? Kia nói như vậy nếu được hòa hợp quả báo liền thục. Đây thì không phải vậy. Nếu sức của người nào, sức ở thời nào là sức của vật gì, quả của người này rốt ráo không thành có nghiệp quá khứ, vào đời sau được quả báo là không thành.

Lại có người nói các nghiệp thân khẩu thiện bất thiện v.v… trong âm thầm liên tục lìa tâm pháp huân. Nếu gọi tên là tập, nếu tên không mất, đời sau tức được quả ái bất ái. Nếu ý nghiệp khác tâm sinh diệt chuyển, nếu không huân tâm, làm sao đời sau được quả báo? Nếu người đọc tụng thời gian lâu nghĩ nhớ lại, người kia thấy các vật, như vậy lấy pháp gì huân, nghĩ nhớ vật gì, người kia thấy, người kia đọc tụng v.v…về sau nghĩ nhớ chỗ nào? Tâm sinh diệt tận Tam-muội, tâm ban đầu đã diệt, về sau nơi nào có tâm sinh khởi? Dùng nước khoáng tím bôi lên hoa cây Ma-đăng-long-già. Hai kia cùng diệt. Như vậy trung gian vật gì nhuộm trái cây mà sau quả sinh màu đỏ? Trong pháp, văn và tư cũng vậy. Sức tương tục, sức huân tập của tâm chuyển biến được quả đời sau phải biết cũng như vậy.

Giống như nước khoáng màu tím nhuộm hoa cây Ma-đăng-long-già làm cho trong quả có màu đỏ.

Thân nghiệp như vậy tương tục huân tâm, cho nên không được như vậy tâm kia cùng tương đối với thiện bất thiện. Nếu người này tạo thiện bất thiện, người kia như vậy quả ái bất ái với sức tương ưng chẳng phải tương ưng khác. Nếu lại nghiệp diệt, tâm tương tục nên đời sau được quả. Làm sao vô tâm, diệt tận Tam-muội và vô tưởng tâm tương tục tâm đoạn, quả báo nghiệp trước liền sinh nơi thân kia về sau?

Lại có người nói kia huân nơi tâm tương tục mà được. Kia diệt Tam-muội thì tương tục ở đâu? Tam-ma-bạt-đề sơ tâm nhân duyên. Làm sao diệt đã lâu mà có nhân duyên? Trước tôi đã nói, quá khứ được quả nơi nào tâm như vậy trung gian sinh.

Lại có người nói chủng tử của sắc căn, trên chủng tử kia được tâm tâm số chủng. Hai chỗ y là tâm trong thân và sắc căn trong thân. Như vậy thứ tự như tâm duyên pháp mà sinh ý thức. Trung gian vô tâm, kia làm sao sinh? Kia có chủng tử được gọi là ý căn, nên biết như thế. Nói nhân là quả, như đói khát xúc. Thế nào là tâm tâm số pháp đều có 2 thứ chủng tử? Trong một hạt giống không có 2 thứ mầm. Không thấy như vậy, trong một nhân duyên không thấy sinh nhiều. Lỗi của kia cũng vậy. Vô tâm Tam-muội vô tưởng tâm đoạn, làm sao được nghiệp quả về sau? Đây là một sương quá. Là vật sưong gì vậy? Tùy theo những người nào là vô tâm Tam-muội? Lại có người nói hữu tâm Tam-muội. Như Tì-bà-sa trong 5 trăm La-hán chúng hòa hợp, Đại đức Bà-tu-mật-đa nói nếu những người nào diệt định vô tâm người ấy bị lỗi này. Ta diệt Tam-muội là hữu tâm, nên dẫn Tu-đa-la để làm chứng ngôn. Thân hành thì diệt, các căn không chuyển thức không lìa thân. Lại nữa người ấy tin thụ thức gì? Hữu nhân ý thức. Như Lai nói ý nhân duyên pháp mà sinh ý thức. Ba thứ hòa hợp nên gọi là xúc. Xúc cùng thụ tưởng tư v.v… câu sinh. Thế nào là có ý thức chẳng phải 3 việc hòa hợp? Hoặc có hòa hợp mà chẳng phải xúc? Hoặc lại có xúc mà chẳng phải thụ tưởng? Nếu tưởng thụ diệt được nói là diệt tận, sao Tu-đa-la Như Lai nói thụ đều duyên ái? Chẳng phải tất cả thụ đều nhân duyên ái, xúc cũng như vậy. Chẳng phải tất cả xúc đều nhân duyên ái, Như Lai trong Tu-đala cũng có đặc biệt nói nghĩa ấy. Vô minh sinh xúc, xúc sinh nơi thụ, thụ nhân duyên ái, không có chỗ nào nói xúc lìa nơi thụ tưởng. Như vậy không nói lỗi ấy tức thành mà không thể ngăn chận 3 việc đầy đủ được nói là hòa hợp. Không có 3 việc ấy thụ tưởng không sinh. Nếu không như vậy, trong Tam-ma-đề còn không có xúc đó thì thụ tưởng nơi nào? Lại có người nói chỉ có một ý thức. Đó là thức gì? Là thiện, là nhiễm, ô uế, vô ký? Nay sẽ nói nghĩa này. Nếu là thiện tức tương ưng với các thiện căn vô tham v.v… Thiện vô tham v.v… làm sao không xúc? Nếu thiện tức thời nhân duyên thế lực, nếu là thiện thì sẽ không tách rời các tâm thiện v.v… thế lực của 3 thứ tâm sinh thiện v.v… tâm trở về với vô nhân. Nếu là nhiễm, sao không tương ưng với phiền não? Nếu nhiễm phiền não thì sao không xúc? Lại nữa Như Lai trong Tu-đa-la có nói 10 câu hỏi kia. Nếu có thụ ấm, tưởng ấm, hành ấm, tất cả ấm kia đều xúc nhân duyên, vô tưởng Tam-muội còn không nhiễm huống chi là diệt Tam-muội. Nếu kia là ô uế vô ký thì kia làm sao có báo sinh, có oai nghi, có công xảo, có biến hóa? Nay xin hỏi nếu là báo sinh, làm sao hữu đỉnh Tam-ma-đề tâm, dưới đến 8 địa khoảng giữa rất cách xa Dục giới báo thức với tâm tương tục? Như vậy lại có tâm bất động khởi làm sao tương tục? Như trong kinh, Ma-ha Câu-hi-la hỏi Như Lai: Khởi diệt Tam-muội xúc bao nhiêu xúc? Như Lai đáp: Tuệ Mạng Câu-hi-la ! Xúc 3 xúc. Đó là vô động, vô tướng, vô sở hữu. Trước cần thời kỳ lực nhập diệt Tam-muội. Trước tâm cần thời kỳ khởi không quá thời hạn. Đây là nghĩa thế nào? Sao đều duyên diệt tận Tam-muội hữu đỉnh tâm trước khi chấm dứt Dục giới nghiệp huân tâm được báo, vì sao chẳng phải tiền tâm được báo? Bởi vì sao? Nếu trước báo sắc, nơi kia đoạn dứt thì không tương tục. Vì sao hậu tâm lại tương tục? Nếu oai nghi v.v… nơi kia không xúc, làm sao dùng tâm duyên oai nghi v.v… kia? Hữu vi thiện 9 định tuần tự và 8 giải thoát thì không tương ưng. Kia vô nhiễm tâm và vô ký tâm thì không tương ưng. Hữu đỉnh Tam-muội y chỉ diệt định ức niệm phan duyên nhập tưởng thụ diệt. Nếu nhập diệt định có tâm thức thì phan duyên cái gì? Nếu duyên diệt định thì sao chẳng phải thiện? Nếu thiện thì tương ưng với không tham. Nếu tương ưng thì sao không được là xúc nhân duyên? Nếu khác phan duyên nhập diệt Tam-muội thì sao giữa chừng tương ưng với loạn tâm? Tự tâm phân biệt gọi là vô ký như vậy 2 thứ đều không tương ưng. Như vậy là không biết thật nghĩa của A-hàm. Luận sư kia múa men mà nói rằng trong diệt Tam-muội còn có ý thức phân biệt như vậy.

Thế nào là hữu tâm Tam-muội như Tu-đa-la pháp sư tin nói? Pháp sư Tu-đa-la tin nói như thế nào? Nói tất cả chủng tử của báo thức kia ràng buộc nghiệp chặt chẽ, hành không tuyệt dứt. Sinh nơi kia, tướng báo thức hoại, liên tục mà đi, cho đến Niết-bàn mà không đoạn tuyệt. Kia nếu như vậy thì có thể nói là có tâm, khác với 6 thức thân cho nên không chuyển. Khi mới nhập diệt định, sức của tâm tăng thượng khi ấy chủng tử đều ẩn tàng nên gọi là vô tâm. Tâm có 2 thứ, một là tâm của các chủng tử tụ tập, hai là tâm của các phan duyên hoại. Lìa cái tâm thứ hai nên gọi là vô tâm. Như cái giường có một chân, vì không có các chân kia nên nói nó là không có chân. Chủng tử kia ẩn giấu, báo thức niệm chuyển có nhuyến, trung, thượng. Như nước như sức nóng, bắn tên v.v… sức của nó từ đây đến kia. Chủng tử thức kia đến kỳ lại sinh. Tùy theo nhân duyên gì, lúc sau sẽ thành các chủng tử khác biệt. Báo thức là kho chứa. Các dị thức đối pháp kia cũng sinh thiện bất thiện huân, như kia lần lượt huân nếu tương tục chuyển, như sức kia huân nơi thân vị lai thì được quả ái bất ái kia. Nhân duyên của thức này nên nói như vậy.

Chủng tử tâm thức này,

Vô biên liên tục hành,

Tự nhân duyên trong tâm,

Kia các sức lực sinh.

Kia lần lượt không mất,

Đến thời liền được quả,

Như Ma-đăng-long-già,

Nhuộm hoa ruột quả hiện.

Nghĩa này Như Lai giải thuyết trong Kinh Đại Thừa Giải Thâm Mật có kệ như sau:

Chủng tử A-đà-na,

Thâm tế như mưa lớn.

Không vì ngu phu nói,

Sợ phân biệt chấp ngã.

Kệ này nói nghĩa gì? Kia lại có trói chặt trong thân, cho nên gọi là thức A-đà-na. Đó là chỗ sở y của chủng tử tất cả pháp, cho nên gọi là thức A-lê-da. Là nghiệp báo đời trước nên gọi là báo thức. Nếu không có thức ấy, thân lấy gì biết được. Thân chưa tận, khắp thân không rời, lại không có thức khác. Nếu lại không đối, thì vật gì đối trị gốc rễ phiền não? Phiền não căn hợp làm sao đối trị? Vì không có 2 pháp.

Nhiễm hành, thiện hành, vô lậu tâm hành, như vậy liên tục Vô sắc giới sinh. Kia hành cái gì, y vật gì báo? Nếu không báo thì hành cũng phải không tương ưng kia.

Như kia, người A-na-hàm tu tập hữu đỉnh lậu tận, vô sở hữu xứ vô lậu hiện tiền có ngã sở gì hữu đỉnh bất thoái? Các phần hòa hợp gọi là mạng căn, không có vật gì khác. Pháp kia chỉ có báo ấm tương tự thế lực chuyển hành chẳng phải vật khác. Thế lực tương tự, giống như thế lực của cây lúa và thân lúa, nên biết như vậy. Lại có vật khác, như nói có thức.

Lại sở duyên gì là duyên không quyết định? Sao thức duyên nói là không quyết định? Lại nói thức khác như diệt Tam-muội.

Như Đại đức Đồng Sắc đệ tử kia nói có phân thức, lại có người nói là căn bản thức. Thủ ấm nhiếp cái gì? Theo nghĩa như vậy, thức thâu nhiếp trong thủ ấm. Tu-đa-la này văn tự chương cú nói như thế nào? Thủ ấm của thức gì gọi là 6 thức thân? Như hành duyên thức, đó là thức gì? Vì 6 thức thân nên theo pháp này nói như hành ấm kia. Cái gì là hành ấm? Sáu tư thân nên không gồm pháp khác. Lại theo cái gì? Theo Thâm Mật Giải Thoát Tu-đa-la v.v… Như Lai đều nói: Ta không vì nói cho ngu phàm phu, sợ phân biệt ngã.

Nhân duyên gì phân biệt như vậy? Kia hữu vi hành xứ xứ lưu chuyển sợ người không biết. Nếu nói như vậy y chỉ phan duyên các thứ liễu tri tăng thượng thắng tâm, nếu các phiền não kia đối trị tương ưng nhiễm tịnh v.v… nói chủng tử thức kia, nếu dùng quả so sánh nói thức như vậy không nói nhân thức, kia nói điên đảo ý như vậy nên đây có thân thức. Lại có thân thức như tuần tự nói nghĩa này tương ưng, chẳng phải thấy tất cả Tu-đa-la nói nghĩa tương ưng. Như vậy chẳng phải các Tu-đa-la nói. Chớ nên lấy cớ vì tất cả trong Tu-đa-la đều không nói mà bảo là không có thức A-lê-da.

Như vậy 2 thứ tâm thức đều dồn vào một chỗ đều có, như là báo thức và thức khác. Nếu như vậy thì có lỗi gì? Nếu có 2 thứ thức thân tương tục, như vậy phải có 2 chúng sinh như thức trong thân.

Không được như vậy thì chủng tử quả kia cùng tương ưng chuyển vào báo thức nên có thể huân thức khác. Thân thức trung gian không phải pháp như vậy. Nếu như vậy thì đây không có lỗi. Lại có chủng tử chủng tử sinh thấy khác hoại. Như cây Xa-lô-ca và Ưu-bát-la v.v… do rễ sinh ra. Nếu thấy hoặc không thấy là không đúng. Nếu nói như vậy thì kia không có lỗi. Thế là thật có thức A-lê-da. Sáu thức vì sao không y chỉ vào ngã mà vào thức gì? Nếu như thức A-lê-da liên tục theo nhân duyên mà chuyển thì kia nào có khác gì? Kia nếu là một thì hoàn toàn bất động, làm sao thức

v.v… được huân? Như nước khoáng màu tím huân hoa cây Mađăng-long-già kia. Nếu không huân thì không chuyển thắng pháp. Làm sao biết trước như tập dục v.v…? Thời gian lâu nhớ biết dục v.v… sinh trưởng. Trong ngã không có tâm thì sau đó tâm sinh từ đâu? Nếu không có ngã thì tâm có năng lực gì y chỉ vào ngã kia phân biệt? Nếu có ngã thì tâm kia làm sao lần lượt sinh? Nếu cùng chung nhân duyên kia sinh năng lực khác làm sao biết được? Nếu là năng lực kia thì sinh trụ niệm chuyển là pháp gì? Nếu như vậy thì vật không giống nhau mà cùng y chỉ là trái với nghĩa của A-hàm nói tất cả pháp đều không có ngã. Như vậy là phi lý tự ý phân biệt suy lường chấp ngã. Cho nên nghĩa của tư huân thức A-lê-da liên tục không dứt thân sau được quả là thành tựu, chẩng phải như thuyết nói là nghiệp của tướng thân khẩu.

Lại nữa, như vậy nghiệp thân khẩu không trái với Tu-đa-la nói có 3 nghiệp. Nghĩa này như thế nào? Nghĩa này không trái với Như Lai nói. Như vậy không có lỗi. Như vậy có thể nói vì sao không lỗi? Nay sẽ nói nghĩa này. Vì nghĩa gì mà nói 3 thứ nghiệp? Sao gọi là thân? Sao gọi là nghiệp? Thân là nghĩa gì? Nghiệp là nghĩa gì? Sao gọi là thân nghiệp? Vậy khẩu nghiệp cũng nói như vậy.

Vì nghĩa gì nói thân nghiệp v.v… không nói nhãn nghiệp? Vì nghĩa gì nên nói nghĩa như vậy? Mười thiện nghiệp đạo gồm trong 3 nghiệp, nói nhiều sợ người như Tì-li-chi tử học 3 thứ giới vì nói 3 thứ là thân tạo tác chẳng phải miệng, chẳng phải ý, chỉ phân biệt một, lại vì người khác nói. Thân nghiệp tướng thân lại gồm căn đại, vì đại tập họp thành. Gọi thân nghiệp là nghĩa của tư tập. Gọi thân đại, đại tạo thành vi trần tụ tập.

Lại có người nói bất tịnh gọi là thân, vì vật bất tịnh hòa hợp. Thân người cõi trời kia không được gọi là thân.

Ý tạo tác hành gọi là ý nghiệp. Thân động tập họp nghiệp gọi là thân nghiệp. Tư có 3 thứ là tư lường, quyết định và tiến thú. Nếu vì thân động thân kia tương tục trong phương sinh nhân phong giới thổi gọi là thân nghiệp. Trừ câu trung gian, như dầu Ta-la, hoặc như gió bụi. Nói 3 nghiệp đạo sát, đạo, tà hạnh. Kia thế nào là tư? Thân kia thường nhiếp thủ, thân nghiệp kia động sát, đạo, tà hạnh. Thân kia động chuyển, thân tương tục tạo tác. Kia được nói tạo tác như giặc đốt làng xóm lấy củi nấu cơm.

Tư sao được gọi là nghiệp đạo? Hành ác đạo nghiệp nên gọi là nghiệp đạo. Hoặc thân động chuyển nên gọi là nghiệp đạo. Ba thứ tư nghiệp được gọi là nghiệp. Tư kia trụ trì thì được sát sinh, trộm cắp, tà hạnh. Lại y theo thế đế mà nói thân nghiệp có thiện bất thiện. Lại nói môn kia, vì tư kia nên có nghĩa tương ưng thế gian qua lại. Nếu tư thiện bất thiện như vậy, sao trong Tu-đa-la nói thân 3 thứ tạo tác, tư nghiệp tập, tạo bất thiện sinh khổ, bị khổ báo? Môn kia trụ trì phan duyên kia, là ý Phật như vậy.

Tư kia khác nên nói tư ý nghiệp. Chỉ ý tương ưng, thân khẩu không chuyển, vì sao Như Lai nói tư tư nghiệp? Như trước đã nói, tư có 3 thứ, 2 thứ kia là tư, thứ ba là tiến thú.

Tư kia là nghiệp. Ngôn ngữ là tiếng vang. Tiếng vang còn có thể hiểu. Nghiệp thú tư kia, nói tướng danh tự nên gọi là ngôn ngữ, nói nghĩa ức niệm nên gọi là ngôn ngữ, nghiệp như trước nói, ngôn ngữ khởi nghiệp nên gọi là khẩu nghiệp, trừ trung gian ngữ thức ý gọi là ý. Ý xứ xứ sinh, cảnh giới cũng tâm, ngoài ra như trước nói.

Nếu trong thân nghiệp phải có tư thì khác tâm, vô tâm, khi ấy không có tư làm sao có được có sợ hãi không sợ hãi. Tư huân không hoại được nghĩa tối thắng của sợ hãi không sợ hãi nếu ý khởi phân biệt sợ hãi không sợ hãi.

Ý kia huân làm sao phá hoại? Như tự chứng biết ngăn chận không ngăn chận. Tư lại không có nhân, kia hoại cái gì? Nếu xả bỏ sợ hãi, xả bỏ không sợ hãi. Tư là nhân đó. Ý khởi phân biệt. Lại có xả nhân nhãn ngữ v.v… các nghiệp.

Đã nói giác nghiệp chẳng phải tạo tác nghiệp. Cái gì là giác nghiệp? Nghĩa là tác ý hành. Cái gì là tạo tác? Nhãn v.v… ở đâu? Thứ tự lực chuyển.

Như Lai nói 3 nghiệp,

Y pháp nghĩa thành tựu.

Ta giải nghiệp thành phúc,

Nguyện chúng sinh thành Phật.

TRỌN BỘ 1 QUYỂN HẾT