LUẬN TRUNG BIÊN PHÂN BIỆT
Thiên Thân Bồ-tát tạo luận
Trần, Thiên Trúc Tam tạng Chân Đế dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt
QUYỂN HẠ
Phẩm 4: ĐỐI TRỊ TU TẬP
Đối trị tu tập là tu tập 37 đạo phẩm, nay sẽ đề cập. Trong luận này trước tiên nói ( Tâm là các chủng loại của ngã chấp, cũng gọi là căn trần thức )
Thô hạnh tham là nhân,
Chủng tử không mê vì
Nhập vào lý 4 đế
Tu quán 4 niệm xứ.
Do thân nên thô hành được hiển hiện. Tư trạch thô hành nên được nhập khổ đế. Thân này thô đại, các hành là tướng, cho nên thô đại gọi là hành khổ. Nhân hành khổ này, tất cả các pháp hữu lậu, trong đó Thánh nhân quán khổ đế. Thụ là tham ái y xứ. Tư trạch các thụ nên được nhập tập đế. Tâm là ngã chấp y xứ. Vì tư trạch tâm này được nhập diệt đế. Vì lìa ngã đoạn bố úy. Pháp là 2 phẩm bất tịnh và tịnh. Vì tư trạch pháp này, lìa bất tịnh, tịnh phẩm vô minh nên được nhập đạo đế. Vì vậy cho nên sơ hành là khiến nhập trong 4 đế, tu tập 4 niệm xứ được an lập. Tiếp tu tập chính cần.
Đã biết phi trợ đạo,
Tất cả thứ đối trị.
Vì là 2 thứ trên,
Tu tập 4 chính cần.
Tu tập 4 niệm xứ cứu cánh, nên phi trợ đạo hắc pháp và trợ đạo phẩm bạch pháp tất cả mọi thứ đã được thấy rõ ràng. Vì diệt lìa pháp phi trợ đạo, vì sinh khởi pháp trợ đạo, 4 thứ chính cần được khởi, thứ nhất là diệt đã sinh phi thiện phi ác, như trong kinh nói rõ.( là diệt, là tắc, là sinh, là trưởng )
Tùy sự trụ nơi kia,
Để thành tựu cần thiết.
Lìa bỏ 5 lỗi lầm,
Tu tập 8 tư lương.
Để lìa, để được 2 thứ pháp hắc bạch, tu tập chính cần rồi tâm không chướng, có trợ giúp được trụ tâm này. Trụ có được 4 năng lực. Bốn năng lực là: Một, tùy giáo được thành tựu. Tùy giáo được thành tựu là 4 như ý túc. Vì là nhân duyên thành tựu tất cả nghĩa sở cầu. Trụ trong đây là tâm trụ, gọi là Tam-ma-đề. Cho nên sau 4 chính cần, lần lượt nói 4 như ý túc. Tùy sự tùy giáo trụ, nghĩa là để diệt 5 thứ lỗi lầm, để tu tập 8 thứ tư lương nên phải biết. Thế nào là lỗi lầm?
Giải đãi quên giáo huấn,
Và hạ liệt trạo khởi.
Không tác ý, tác ý,
Năm lỗi này phải biết.
Giải đãi, nghĩa là chìm đắm trong sự lười biếng xấu ác. Quên giáo huấn, là như quên không ghi nhớ những điều thầy đã dạy. Hạ liệt trạo khởi, nghĩa là 2 chướng hợp làm một, ưu hỷ là thể nên chìm hoặc nổi. Trong vị này khi chìm thì không tác ý, đó là lỗi thứ tư. Nếu không có 2 cái này mà tác ý là lỗi thứ năm. Để diệt 5 lỗi này nên an lập 8 thứ thiền định tư lương. Để diệt giải đãi, những gì là bốn? Một là dục, hai là chính cần, ba là tín, bốn là ỷ. Lại có 4 pháp tuần tự nên biết:
Y xứ và năng y,
Nhân duyên và quả này.
Dục là chỗ dựa của chính cần. Năng y là chính cần. Y xứ này gọi là dục. Vì nhân gì gọi là tín? Vì nếu có tin mới sinh dục. Năng y này gọi là quả của chính cần.Quả này gọi là ỷ. Nếu chính cần sẽ đạt được thiền định mong muốn. Bốn thứ tư lương khác: một là niệm, hai là trí, ba là làm xong, bốn là xả diệt. Bốn thứ lỗi như thứ tự đối trị. Niệm v.v…thứ tự 4 pháp này nên biết:
Duyên cảnh giới không mê,
Cao thấp có thể biết.
Công dụng diệt tâm kia,
Khi vắng lặng buông bỏ.
Niệm là không quên mất cảnh giới. Trí là khi không quên mất cảnh giới, tri giác có 2 trạng thái chìm và nổi. Tri giác đã diệt, có ý dụng công, gọi là tác ý. Hai pháp chìm nổi vắng lặng rồi, khởi tâm buông bỏ, buông bỏ liên tục, gọi là xả diệt. Sau 4 như ý túc lần lượt nói tu tập 5 căn.
Năm căn này được thành lập như thế nảo?
Đã gieo giống giải thoát,
Muốn việc được tăng thượng,
Không chìm cảnh giới mê,
Không tán động, tư trạch.
Trong đây tăng thượng lần lượt 5 xứ lưu là vì tu 4 chính cần, tâm đã an trụ theo giáo huấn. Do đó tâm đã gieo chủng tử thiện căn giải thoát phần. Vì một là dục tăng thượng, hai là cần tu tăng thượng, ba là không quên cảnh giới tăng thượng, bốn là không tán động tăng thương, năm là pháp tư trạch tăng thượng.
Năm căn như tín v.v…theo thứ tự nên biết:
Nói lực làm tổn hoặc,
Trước nhân sau là quả.
Tín v.v… 5 pháp như trước đã nói là có sức vượt trội nên gọi là lực. Thắng lực có nghĩa gì? Là vì có thể làm tổn lìa phi trợ hoặc. Nếu 5 pháp không phải tín v.v…các đối trị hoặc, không chướng ngại nhau, nên nói căn lực có tuần tự. Vì sao tín v.v…5 pháp nói tuần tự trước sau? Vì 5 pháp trước sau làm nhân quả. Vì sao như vậy? Nếu người tin nhân tin quả, để cầu được quả này nên quyết siêng năng làm. Do sự siêng năng làm này đã giữ được cảnh không dời đổi. Nếu niệm dừng trụ thì tâm được Tam-muội ( bình đẳng trụ không cao không hạ, một là vì 3 thụ, hai là vì một cảnh, cho nên lại có 5 thứ trụ chưa nói ). Nếu tâm được định, quán biết cảnh như thật, nhân nghĩa này nên 5 pháp lập theo thứ tự. Nếu người đã gieo giống thiện căn giải thoát phần thì nói 5 căn là vị của nó. Nếu người đã gieo giống thiện căn thông đạt phần là ở trong 5 căn vị, là đang ở trong phương vị.
Hai hai thông đạt phần,
Năm căn và năm lực.
Noãn vị và đỉnh vị lập hành 5 căn. Nhẫn vị và thế đệ nhất pháp lập hành 5 lực. Nếu người gieo giống thiện căn giải thoát thì hai hai vị quyết địnhn thông đạt phần. Nếu chưa không như vậy thì lực này tiếp nói giác phần. Cái này an lập như thế nào?
Y phần tự thể phần,
Thứ ba xuất ly phần,
Thứ tư công đức phần
Ba thứ diệt hoặc phần.
Trong kiến đạo vị, hiển lập giác phần. Giác là nghĩa thế nào? Trí như như vô phân biệt là giác. Phần là nghĩa thế nào? Bạn bè đồng sự pháp có nghĩa là phần. Trong 7 pháp này, giác y chỉ phần gọi là niệm giác. Tự tính phần là trạch pháp giác. Xuất ly phần là chính cần giác. Công đức phần là hỷ giác. Không nhiễm không chướng phần 3 pháp gọi là ỷ, định, xả.
Vì sao nói 3 pháp là không nhiễm chướng phần?
Vì nhân duyên y xứ,
Tự tính cho nên nói.
Nhân không chướng không nhiễm là ỷ, hoặc, chướng vì cùng làm tác nhân. Ỷ này đối trị lại với nhân thô nặng. Y chỉ là thiền định. Tự tính là không bỏ giác phần.
Tiếp nói đến đạo phần. Pháp này an lập như thế nào?
Phần quyết và linh chí,
Linh tha tín 3 thứ,
Đối trị không trợ pháp,
Nói đạo có 8 phần.
Trong tu tập đạo vị, hiển lập đạo phần. Kiến đạo phần, quyết phần là chính kiến. Kiến này là chính kiến thế gian. Chính kiến xuất thế gian sau sẽ được. Bởi trí này là tự sở đắc đạo và khác với quả quyết định phần. Linh tha chí phần, là chính tư duy và chính ngôn. Bởi có phát khởi ngôn ngữ có thể khiến người khác hiểu biết và đạt được. Linh tha tín phần có 3 thứ: chính ngôn, chính nghiệp và chính mạng. Đây là thứ tự của 3 pháp:
Kiến, giới và tri túc,
Chính là khiến người tin.
Linh tha tín phần là 3 xứ chính ngôn thuyết ngôn ngữ cùng suy tìm chính nghĩa cùng tư duy chọn lựa nghĩa khiến người tin. Đó là người có trí tuệ nên có thể khiến người tin. Trí dựa vào chính nghiệp được người tin. Trì giới không làm việc không đúng pháp, dựa vào chính mạng được người tin. Xem nhẹ tiền của, biết tri túc, làm việc đúng pháp đúng lượng thấy y phục v.v…4 mạng duyên, cho nên khiến người tín tri túc, khinh tài tri túc.
Phiền não đối trị phần có 3 thứ: chính cần, chính niệm, chính định. Ba pháp này tuần tự như sau:
Đại hoặc và tiểu hoặc,
Tự tại chướng đối trị.
Phi trợ đạo phiền não có 3:
- Tu tập đạo sở đoạn phiền não. Đây là đại hoặc.
- Tâm trầm một trạo khởi phiền não. Đây là tiểu hoặc.
- Tự tại chướng. Nghĩa là hay chướng ngại sự hiển xuất công đức các thắng phẩm.
Chính cần là đối trị của phiền não thứ nhất. Vì sao như thế? Vì do chính cần, tu đạo được thành tựu. Nếu đạo được thành thì tư duy phiền não diệt.
Chính niệm là đối trị của phiền não thứ hai. Là ở trong tướng vắng lặng. Nếu chính niệm ở trong tướng vắng lặng thì trầm một và trạo khởi sẽ diệt.
Chính định là đối trị của phiền não thứ ba. Vì y chỉ thiền định có thể hiển xuất công đức của 6 thần thông. Tu tập này đối trị. Nếu lược nói có 3 thứ nên biết:
Tùy, bất đảo, hữu đảo,
Tùy điên đảo, bất đảo,
Vô đảo, vô tùy đảo,
Ba thứ tu đối trị.
Tu tập đối trị có 3. Những gì là ba?
- Tùy ứng vô đảo pháp và đảo tương tạp.
- Điên đảo sở tùy trục vô kiến đảo.
- Vô điên đảo vô đảo pháp tùy trục.
Như lần lượt trong các vị phàm phu, trong các
Thánh vị hữu học, trong các Thánh vị vô học, Bồ-tát tu đối trị có sai khác. Sai khác những gì?
Cảnh giới và tư duy,
Chí đắc có sai biệt.
Thanh Văn và Bích-chi, tự tương tục thân v.v…các pháp niệm xứ là cảnh giới. Nếu Bồ-tts tự tha tương tục thân v.v…, các pháp niệm xứ là cảnh giới. Thanh Văn và Bích-chi, do các tướng vô thường v.v…tư duy thân v.v…các pháp. Nếu các Bồ-tát không sinh đắc đạo lý, nên tư duy quan sát. Nếu Thanh Văn và Duyên Giác tu tập 4 niệm xứ v.v… các pháp để diệt lìa thân v.v… các pháp. Nếu các Bồ-tát tu tập các pháp này là không vì diệt lìa, nên tu tập các pháp, chẳng phải không vì diệt lìa, nên tu tập các pháp. Chỉ vì chí đắc vô trụ xứ Niết-bàn.
Đã nói xong về tu tập đối trị. Tu trụ là thế nào?
Phẩm 5: TU TRỤ
Tu trụ có 4 thứ,
Nhân nhập hành chí đắc,
Có tác, không tác ý,
Có trên cũng không trên
Nguyện lạc vị nhập vị,
Xuất vị thụ ký vị
Thuyết giả vị quán vị
Chí vị công đức vị,
Nói xong tác sự vị.
Tu trụ vị có 18. Những gì là 18?
- Nhân vị tu trụ. Như người đã trụ trong tự tính.
- Nhập vị tu trụ. Người đã phát tâm.
- Hành vị tu trụ. Từ sau phát tâm đến quả.
- Quả vị tu trụ. Đã được thời.
- Hữu công dụng vị tu trụ. Thành nhân hữu học.
- Vô công dụng vị tu trụ. Thánh nhân vô học.
- Thắng đức vị tu trụ. Người cầu thực hành được 6 thần thông.
- Hữu thượng vị tu trụ. Người đã quá Thanh Văn vị v.v… chưa nhập sơ địa Bồ-tát.
- Vô thượng vị tu trụ. Chư Phật Như Lai. Sau vị này không có vị nào khác.
- Nguyện lạc vị tu vị. Các người Bồ-tát tất cả ở trong nguyện lạc hành vị.
- Nhập vị tu trụ là sơ địa Bồ-tát.
- Xuất ly vị trụ vị là sau sơ địa 6 địa.
- Thụ ký vị tu trụ là địa thứ 8.
- Năng thuyết sư vị tu trụ là địa thứ 9.
- Quán đỉnh vị tu trụ là địa thứ 10.
- Chí đắc vị tu trụ là chư Phật pháp thân.
- Công đức vị tu trụ là chư Phật ứng thân.
- Tác sự vị tu trụ là chư Phật hóa thân.
Nên biết tất cả các trụ nhiều vô lượng. Nay chỉ nói sơ lược.
Pháp giới lại có 3,
Bất tịnh bất tịnh tịnh,
Thanh tịnh như nthứ tự.
Nếu lược nói, vị này có 3:
- Bất tịnh vị trụ là tử nhân vị cho đến hành trụ.
- Bất tịnh tịnh vị trụ là các hữu học Thánh nhân.
- Thanh tịnh vị trụ là các vô học Thánh nhân.
Trong đây an lập người,
Nên biết đúng đạo lý.
Do trụ này sai khác nên phải biết đúng như đạo lý mà an lập sai biệt các phàm thánh. Như người này trụ trong tự tính, người này đã nhập vị.
Như vậy đã nói xong về tu trụ. Thế nào là đắc quả?
Phẩm 6: ĐẮC QUẢ
Khí quả và báo quả,
Đây là tăng thượng quả.
Ái lạc và tăng trưởng,
Lần lượt thanh tịnh quả.
Khí quả, nghĩa là quả báo và thiện căn tương ưng. Báo quả, nghĩa là khí quả tăng thượng nên thiện căn là tối thượng phẩm. Ái lạc quả, nghĩa là do đời trước nhiều huân tập nên ái lạc thiện quả. Tăng thượng quả, nghĩa là hiện thế huân tập nhiều công đức thiện căn nên thiện căn viên mãn. Thanh tịnh quả, nghĩa là diệt lìa các chướng. Quả vị này nên biết lần lượt có 5 thứ: 1.Báo quả, 2.Tăng thượng quả, 3.Tùy lưu quả, 4.Công dụng quả, 5.Tương ly quả.
Thượng thượng và sơ quả,
Sổ tập cứu cánh quả,
Tùy thuận và đối trị,
Tương ly và thắng vị,
Có hữu thượng, vô thượng,
Lược nói quả như vậy.
Nếu lược nói quả thì có 10 thứ: Một là thượng thượng quả. Tức là từ tự tính phát tâm cho đến tu hành lần lượt về sau. Hai là sơ quả. Tức mới được các pháp xuất thế. Sổ tập quả. Tức từ sau sơ quả ở trong các vị hữu học. Cứu cánh quả. Tức các pháp vô học. Tùy thuận quả là vì nhân duyên nên phải biết. Thượng thượng quả đối trị quả là diệt đạo nhân đây được sơ quả. Trong đây sơ đạo gọi là đối trị quả, tương ly quả, sổ tập quả, viên mãn quả là xa lìa hoặc chướng, cho nên lần lượt là quả của các Thánh nhân hữu học vô học. Thắng vị quả, nghĩa là các công đức thần thông v.v… Hữu thượng quả, nghĩa là Bồ-tát địa là hơn tất cả các thừa khác. Vô thượng quả, nghĩa là chư Như Lai địa. Như vậy 4 thứ quả này là phân biệt viên mãn quả. Cho nên sơ lược mà nhiều như vậy nếu nói rộng thì vô lượng. Trong đây tu tập, đối trị, hợp tập các nghĩa có giác ngộ tu tập, linh bạc tu tập, thục trị tu tập, thượng sự tu tập, mật hợp tu tập. Trí đến cảnh là một, nên có thượng phẩm tu, thắng phẩm đắc tu, sơ phát tu, trung hành tu, tối hậu tu. Hữu thượng tu vô thượng tu, nghĩa là cảnh giới không thắng, tư duy so lường không tập họp. Chí đắc không thắng nên tu trụ. Hợp tập các nghĩa nên thành tu trụ. Trụ nghĩa là người này trụ trong tự tính. Tác sự tu trụ, nghĩa là từ phát tâm cho đến tu hành vị gọi là tối tịnh trụ. Tối tịnh vị trụ có trang nghiêm vị trụ biến khắp 10 địa cho nên vô thượngvị trụ quả hợp tập các nghĩa: 1.Nhiếp trì quả, 2.Tối thắng quả, 3.Túc tập quả, 4.Thượng thượng dẫn xuất quả, 5.Lược quả, 6.Quảng quả. Trong đây nhiếp trì quả có 5 thứ quả. Các quả khác là các sai biệt của 5 thứ quả này. Do đời trước tập họp nên gọi là quả báo quả, vì từ trên trên dẫn xuất. Có 4 thứ quả khác. Nếu lược nói thì thượng thượng quả có 4 thứ. Nếu nói rộng thì tùy thuận quả c ó 6. Đó là 4 thứ quả phân biệt nói rộng, cho nên trong Trung Biên Phân Biệt Luận ở đây có 4, 3 phẩm: 1.Phẩm đối trị, 2.Phẩm tu trụ, 3.Phẩm đắc quả đã nói rõ xong. (1.Khí quả, 2.Quả báo quả, 3.Ái lạc quả, 4.Tăng thượng quả, 5.Thanh tịnh quả bao gồm hết tất cả quả.)
Phẩm 7: VÔ THƯỢNG THỪA
Nay sẽ nói đến vô thượng thừa.
Vô thượng thừa 3 xứ,
Tu hành và cảnh giới,
Cũng nói tụ, tập, khởi.
Vô thượng có 3 thứ. Trong Đại thừa do 3 nghĩa này, thừa thành vô thượng. Ba nghĩa là những nghĩa gì? Một là tu hành vô thượng, hai là cảnh giới vô thượng, ba là tập khởi đắc vô thượng. Trong đây cái gì gọi là tu hành vô thượng? Nên biết trong tu hành là 10 Ba-la-mật.
Tu hành có 6 thứ,
Trong 10 Ba-la-mật này, mỗi pháp có 6 thứ. Sáu thứ là gì?
Vô tỷ và tư trạch,
Tùy pháp với ly biên,
Biệt tu và thông tu.
Như vậy 6 tu là: 1.Vô tỷ tu, 2.Tư trạch tu, 3.Tùy pháp tu, 4.Ly biên tu, 5.Biệt tu, 6.Thông tu.
Trong đây vô tỷ có 12 thứ. Mười hai thứ là những gì?
Quảng đại và trường thời,
Tăng thượng thể, vô tận,
Vô gián và vô nan,
Tự tại và nhiếp trị,
Cực tác, chí đắc, lưu,
Cứu cánh vô tỷ tri,
Nghĩa vô tỷ ở đây,
Là mười Ba-la-mật.
Như vậy là 12 thứ vô tỷ tu hành: 1.Quảng đại vô tỷ, 2.Trường thời vô tỷ, 3.Tăng thượng, 4.Vô tận, 5.Vô gián, 6.Vô nan, 7.Tự tại, 8.Nhiếp trị, 9.Cực tác, 10.Chí đắc, 11.Thắng lưu, 12.Cứu cánh. Quảng đại vô tỷ là gì? Là không dục lạc tất cả thế gian và phú lạc xuất thế gian. Nên biết đó là quảng đại vô tỷ. Trường thời vô tỷ là gì? Vì mỗi một chỗ tu tập 2 kiếp A-tăng-kì mới thành. Tăng thượng vô tỷ là gì? Là lợi ích đầy đủ biến khắp tất cả chúng sinh. Vô tận vô tỷ là gì? Là do hồi hướng vô thượng Bồ-đề hết sức vô cùng vô tận. Vô gián tu vô tỷ là gì? Là bởi tự tha bình đẳng vui thích tu tập, cho nên nhân tất cả chúng sinh công đức thí v.v… có thể viên mãn, thành tựu 10 Ba-la-mật. Vô nan vô tỷ là gì? Là tùy hỷ việc người tu hành các Ba-la-mật mà Ba-la-mật của mình được viên mãn. Tự tại vô tỷ là gì? Do các sức thiền định như phá hư không v.v… mà thí v.v… Ba-la-mật được thành tựu đầy đủ. Nhiếp trị vô tỷ là gì? Là do trí vô phân biệt nhiếp trị giữ gìn tất cả Ba-la-mật. Cực tác vô tỷ là gì? Là trong nguyện lạc hạnh địa của địa tiền phương tiện, tối thượng pháp nhẫn và đạo phẩm, tùy một thứ được thành. Chí đắc vô tỷ là gì? Được trong sơ địa, nhưng chưa từng thấy pháp xuất thế. Thắng lưu vô tỷ là gì? Là lìa sơ địa, trong 8 thứ địa trên. Cứu cánh vô tỷ là gì? Là trong địa thứ 10 và Phật địa. Bởi vì sao? Vì đạo Bồ-tát và Phật quả viên mãn. Nghĩa vô tỷ ở đây, biết là 10 Ba-la-mật, nghĩa là như vậy 12 nghĩa vô tỷ có đầy đủ trong 10 pháp. Cho nên 10 pháp thông thường được gọi tên là Ba-la-mật-đa.
Mười Ba-la-mật là những gì? Để nói rõ tên riêng của 10 pháp nên nói kệ rằng:
Thí, giới, nhẫn, tinh tiến,
Định, Bát-nhã, phương tiện.
Nguyện, lực và Xà-na,
Là 10 vô tỷ độ.
Mười Ba-la-mật này khác nhau thế nào?
Tài lợi không tổn hại,
An thụ thêm công đức.
Trừ ác và khiến nhập,
Giải thoát với vô tận.
Thường khởi và quyết định,
Việc thành thục lạc pháp.
Như vậy tuần tự nên biết 10 Ba-la-mật. Do thí nên Bồ-tát có thể lợi ích chúng sinh. Do giữ giới nên không tổn hại mạng sống, của cải và quyến thuộc chúng sinh v.v… Do nhẫn nhục nên nếu người làm các việc tổn não v.v… yên tâm nhịn chịu. Do tinh tiến nên sinh trưởng các công đức, tổn giảm các tội chướng v.v… Do thiền định nên nhờ công đức các thần thông khiến các chúng sinh quay lưng với cái ác trở về với cái thiện được nhập chính vị. Do Bátnhã nên nói rõ chính giáo khiến người giải thoát. Do phương tiện nên hồi hướng thiện căn về Đại Bồ-đề. Công đức của thí v.v… khiến lưu xuất vô tận. Do nguyện lực nên có thể thụ, trụ, xả tùy nơi muốn sinh. Ở nơi sinh đó có thể phụng sự chư Phật, nghe chính pháp. Trong bố thứ v.v…hằng thực hành các lớiich chúng sinh không thôi nghỉ. Do sức tư trạch tu tập, nên đè bẹp, diệt trừ, đối trị, quyết định , có thể hành thí v.v… các độ, lợi ích chúng sinh. Do trí, nên diệt, lìa, như nói pháp vô minh. Thí v.v… các hành và thí v.v… các pháp tăng thượng duyên được cùng thụ dụng. Hai pháp này Bồ-tát có thể thành thục chúng sinh.
Đã nói về vô tỷ tu hành. Thế nào là tư lường tu hành?
Như giảng nói chính pháp,
Tư lường nghĩa Đại thừa,
Việc thường của Bồ-tát,
Y 3 thứ Bát-nhã.
Y 10 thứ thí v.v… Ba-la-mật như chư Phật an lập, trong các pháp Đại thừa nói trong Tu-đa-la v.v… như lý tư duy, thường thường nghe, tư duy tu tập nên văn, tư tu tuệ hằng tư duy tu hành.
Nếu do 3 tuệ tu hành tư duy sinh công đức gì?
Để trưởng dưỡng giới nhập,
Để được sự cứu cánh.
Nếu người do văn tuệ tu hành tư duy thì tất cả giới tính thiện căn đước tăng trưởng. Nếu do tư tuệ tu hành tư duy thì như chỗ nghe được câu, nghĩa, lý này được nhập vào ý được sinh hiển hiện. Nếu do tu tuệ tu hành tư duy thì như chỗ mong muốn, chính sự được thành tựu. Để nhập địa để trị tịnh nên tu hành tư duy này có trợ bạn.
Mười thứ pháp chính hành,
Nên biết cùng tương ưng.
Tu hành tư duy này, phải biết được 10 thứ chính pháp hành thâu nhiếp. Mười thứ pháp hành là những gì?
Sao chép cúng dường thí,
Nghe đọc và thụ trì
Giảng nói và đọc tụng,
Tư duy và tu tập.
Có 10 pháp tu hành Đại thừa: 1.Sao chép, 2.Cúng dường, 3.Bố thí cho người, 4.Nếu người đọc tụng thì nhất tâm lắng nghe, 5.Tự mình đọc, 6.tự mình như lý tiếp thu văn nghĩa, 7.Nói rõ đúng văn nghĩa và đạo lý, 8.Chính tâm nghe tụng, 9.Nơi thanh vắng như lý tư duy, 10.Đã nhập ý rồi tu tập không để thoái mất.
Vô lượng công đức tụ,
Là 10 thứ chính hành.
Mười thứ chính hành này có 3 thứ công đức: 1.Vô lượng cống đức đạo. 2.Hành phương tiện công đức đạo. 3.Thanh tịnh công đức đạo. Vì sao trong Đại thừa Phật nói quả báo rất cực đại mà trong các pháp Thanh Văn thừa v.v… không nói như vậy? Vì sao như thế? Vì có 2 nguyên nhân:
Tối thắng là vô tận.
Lợi tha không dừng nghỉ.
Tối thắng, nghĩa là kinh Tiểu thừa chỉ vì tự lợi, còn Đại thừa thì tự lợi lợi tha bình đẳng, cho nên là tối thắng. Thứ nhất là tự lợi. Thứ hai lad lợi tha. Cho nên có dưới có trên , gọi là thắng. Đại Bồ-đề thì đến vô dư Niết-bàn. Việc lợi ích người khác như trong nhân địa là không ngừng nghỉ, cho nên nói là vô tận. Vì vô tận nên thắng hơn Tiểu thừa.
Đã nói xong về tư duy tu hành. Tùy pháp tu hành là gì?
Tùy pháp có 2 thứ,
Không tán động, điên đảo.
Tùy pháp tu hành có 2 thứ: Một là không tán động tu hành. Hai là không điên đảo biến đổi tu hành. Trong đây tán động có 6 thứ. Diệt trừ 6 thứ tán động này nên nói là không tán động. Sáu thứ tán động là gì? 1.Tự tính tán động. 2.ngoại duyên tán động. 3.Nội tán động. 4.Tướng tán động. 5.thô hoặc tán động. 6.tư duy tán động. Sáu thứ tán động này nên biết cái gì là tướng, nên nói:
Khởi quán hạnh 6 trần,
Tham vị hạ trạo khởi,
Không quyết ý nơi định,
Tư lướng xứ ngã mạn,
Tâm hạ liệt tán loạn,
Người trí cần phải biết.
Đó là tướng. Sáu thứ tán động Bồ-tát cần phải biết, cần phải lìa bỏ. Sáu tướng như thế nào? Một là từ thiền định khởi tán động, do 5 thức. Đó là tính tán động. Trong 6 trần, nếu tâm hành động gọi là ngoại tán động. Tham vị, ưu hối ,trạo khởi thiền định này gọi là nội tán động. Ý chưa quyết định, chưa dứt đối với địa dưới gọi là tướng tán động. Do tướng này mà nhập định, trong định có khởi tư duy ngã chấp gọi là thô tán động. Do thô tư duy này sinh khởi ngã mạn, tư duy phẩp thấp kém gọi là tư duy tán động. Vì khởi tư duy hạ thừa, khiến 2 tán động trước chưa được thành không được. Tiếp 2 cái đã được khiến thoái mất. Thứ 5 khiến không được giải thoát. Thứ 6 khiến không được vô thượng Bồ-đề.
Trong đây cần phải biết 10 chỗ không điên đảo.
Những gì là 10?
Ngôn từ, nghĩa , tư duy,
Không động 2 tướng xứ,
Không tịnh, thanh tịnh, khách,
Không sợ và không ngại
Trong đây pháp gì gọi là không điên đảo? Không điên đảo nghĩa là chỗ thấy biết đúng lý đúng lượng. Không điên đảo này có 10 chỗ: Một là danh, cú, vị vô đảo. Như kệ nói:
Vì tụ tập, tập nhiều,
Có nghĩa và vô nghĩa,
Là ngôn từ vô đảo,
Nếu danh, cú, vị nếu có tương ưng, danh ngôn không gián đoạn, không tách rời nhau mà nói vật này đó là tên. Thường xuyên tập nên danh cú v.v… có nghĩa. Nếu trái lại 3 cái này là vô nghĩa. Nếu có tri kiến như thế gọi là danh cú vị vô đảo.
Thế nào là nghĩa vô đảo?
Hiển hiện tựa 2 thứ,
Như hiển không thật có,
Gọi là nghĩa vô đảo,
Xa lìa bên hữu vô.
Các nghĩa hiển hiện có 2: một là hiển sở chấp, hai là hiển năng chấp. Do 2 tướng sinh nên như vậy là vô sở hữu. Như trong nghĩa sở hiển hiện, nếu sinh tri kiến như thế thì gọi là nghĩa vô đảo. Vì sao nghĩa như vậy là xa lìa hữu tướng? Vì không có năng chấp sở chấp, xa lìa không tương tự năng, không tương tự sở, vì có tán loạn.
Thế nào là tư duy vô đảo?
Đây nói huân nói tư,
Kia y tư vô đảo.
Là hiển 2 thứ nhân.
Sở chấp năng chấp là sở huân tập ngôn ngữ tư duy, là chỗ sở y hư vọng phân biệt của năng chấp sở chấp. Nếu khởi tri kiến như vậy trong nhất thiết xứ, gọi là tư duy vô đảo. Tư duy như thế nào là năng chấp? Là làm hiển hiện cái sở chấp hư vọng. Do tư duy này sinh ra 2 pháp ngôn ngữ, danh cú vị, làm chỗ dựa cho 2 pháp vì lìa cảnh tư duy vô đảo này.
Thế nào là bất động vô đảo?
Như ảo hóa chẳng có,
Nên biết cũng có nghĩa,
Là bất động vô đảo,
Vì hữu vô bất tán.
Nghĩa này cũng có cũng không, như trước đã nói. Cái có không này ví như ảo hóa. Ảo hóa nghĩa là voi ngựa v.v…là thật thể, cho nên không có phi vô, chỉ tương tự voi v.v…Do tán loạn nên có, cho nên nghĩa cũng như bất hữu. Như sở hiển hiện năng chấp sở chấp, cho nên phi bất hữu, mà chỉ tương tự có tướng tán loạn. Chữ “đẳng” là “v.v…” nghĩa là cũng ví như ngựa hoang, mộng ảo, trăng trong nước v.v…Đã thấy nghĩa thí dụ như ảo hóa v.v… cho nên tâm không hành động thiên lệch, gọi là bất động vô đảo. Do tâm vô đảo này trong cái chấp hữu vô tâm không tán động.
Thế nào là 2 tướng vô đảo?
Tất cả chỉ có tên,
Là phân biệt không khởi,
Là biệt tướng vô đảo.
Tất cả các pháp chỉ có danh ngôn. Danh là gì? Là tất cả nhãn và sắc cho đến tâm và pháp. Thấy biết như thế.
Tất cả là hư vọng phân biệt. Để đối trị nên gọi là biệt tướng vô đảo. Cái gì là biệt tướng? Là hư ngụy, là chân thật.
Tướng này gọi là chân thật. Trong biệt tướng, chân thật là vô đảo. Vì sao như thế? Vì nếu là tục đế thì tất cả các pháp không phải chỉ có danh, vì chấp như vậy.
Cái gì là thông tướng vô đảo?
Xuất ly khỏi pháp giới,
Thì không có một pháp,
Nên pháp giới thông tướng,
Trí này là vô đảo.
Lìa cái hữu thể chân thật vô ngã không có một pháp nào khác. Vì vậy pháp giới tất cả là thông tướng, vì thể bình đẳng. Tri kiến như vậy gọi là thông tướng vô đảo.
Thế nào là tịnh bất tịnh vô đảo?
Điên đảo, tà tư duy,
Chưa diệt và đã diệt,
Bất tịnh và tịnh này,
Là bất điên đảo kia.
Tư duy bất chính và điên đảo còn tồn tại và chưa hết thì gọi là pháp giới không thanh tịnh. Nếu không còn tồn tại và đã hết thì gọi là pháp giới thanh tịnh. Nếu có tri kiến này thì gọi là không thanh tịnh và thanh tịnh không điên đảo. Như thứ tự.
Thế nào là khách vô đảo?
Vì tính pháp giới tịnh,
Ví như tính hư không.
Hai thứ này là khách,
Là không điên đảo kia.
Lại có pháp giới như chân hư không tự tính thanh tịnh. Hai thứ pháp này chẳng phải pháp cũ nên gọin là khác. Trước bất tịnh sau đến tịnh. Nếu có tri kiến này thì gọi là khách tướng vô đảo.
Thế nào là không sợ, không cao vô đảo?
Nhiễm ô và thanh tịnh,
Pháp, nhân 2 đều không.
Nên không sợ, không ngạo,
Là 2 nơi vô đảo.
Nhân là không nhiễm ô, không thanh tịnh, Pháp cũng như vậy. Trước không nhiễm ô, sau không thanh tịnh. Vì sao như thế? Vì nhân và pháp là phi thật hữu. Cho nên trong 2 cái không có một vật gì là tịnh phẩm và bất tịnh phẩm. Khi là bất tịnh, không có một pháp nào bị tổn giảm, khi thanh tịnh không có một pháp nào được tăng ích, làm cho 2 pháp này sinh sợ hãi hay sinh cao ngạo. Nếu có tri kiến này thì gọi là không sợ hãi không cao ngạo vô đảo. Như vậy 10 thứ vô đảo nên thứ tự an lập trong 10 thứ kim cương túc.
Những gì là 10 thứ kim cương túc?
1.Hữu vô vô đảo. 2.Y xứ vô đảo. 3.Ảo hóa thí dụ vô đảo. 4.Vô phân biệt vô đảo. 5.Tự tính thanh tịnh vô đảo. 6.Bất tịnh vô đảo. 7.Tịnh vô đảo. 8.Như chân không thí dụ vô đảo. 9.Bất giảm vô đảo.
10.Bất tăng vô đảo.
Đã nói xong về tùy pháp tu hành.
Thế nào là viễn ly nhị biên tu hành?
Như trong Kinh Bảo Đỉnh, Phật vì Ca-diếp v.v… nói vô tướng trung đạo. Thế nào là nhị biên? Để xa lìa đây, nên phải biết trung đạo này:
Bên khác biệt, một bên,
Ngoại đạo và Thanh Văn,
Tăng ích và tổn giảm,
Hai thứ người và pháp,
Chẳng giúp bên đối trị,
Đoạn thường là hữu biên,
Năng thủ và sở thủ,
Nhiễm tịnh có 2, 3.
Phân biệt làm nhị biên,
Nên biết có 7 thứ,
Hữu vô và ưng chỉ,
Năng chỉ khả úy úy,
Bên năng thủ sở thủ,
Chính tà sự vô sự,
Không sinh và câu thời,
Phân biệt bên hữu vô,
Sắc v.v…các ấm lập khác biệt với ngã. Một bên lập ngã và sắc là một. Một bên là lìa cái nhị biên này Phật nói trung đạo, không thấy ngã, không thấy nhân, không thấy chúng sinh, và không thấy thọ giả. Vì sao như thế? Nếu người chấp ngã kiến thì không lìa nhị biên này. Thọ giả khác biệt, thân cũng khác biệt. Nếu không thủ chấp, khác tức là thọ, danh tức là thân. Hai kiến này quyết định hữu vi. Trung đạo này không được khởi 2 chấp này. Sắc v.v… là thường còn, đó là biên chấp của ngoại đạo. Là vô thướng, đó là biên chấp của Thanh Văn. Để lìa nhị biên này nên Phật nói trung đạo. Sắc v.v… các pháp, không quán thường và vô thường, nên gọi là trung đạo. Hữu ngã thì bên tăng ích chê. Vô ngã thì bên tổn giảm chê, là vì có giả danh con người. Để lìa nhị biên này nên Phật nói trung đạo. Hữu ngã vô ngã là hai. Trung đạo ở giữa không phải hai, vì không chạm đến phân biệt. Tâm thật hữu, là bên pháp tăng ích. Không thật hữu là bên pháp tổn giảm. Để lìa nhị biên này nên Phật nói trung đạo. Nơi đây không ý, không tâm, không thức, không tác ý. Tất cả pháp bất thiện là bất tịnh phẩm, chẳng phải trợ đạo. Tất cả pháp thiện là tịnh phẩm, là bên đối trị. Để lìa cái nhị biên này nên Phật nói trung đạo. Phật nói cái nhị biên này không đi, không đến, không thí dụ, không ngôn thuyết. Hữu là bên thường nhân và pháp. Vô là bên đoạn nhân và pháp. Lìa cái nhị biên này nên Phật nói trung đạo. Trung đạo là ở giữa không ở một trong 2 bên như trước đã nói. Vô minh là sở thủ một bên, năng thủ bên thứ hai. Như vô minh, minh cũng vậy. Tất cả các pháp hữu vi, sở thủ một bên, năng thủ một bên. Pháp vô vi cũng vậy. Như vô minh cho đến lão tử, sở thủ năng thủ, lão tử diệt sở thủ một bên, năng thủ bên thứ hai là diệt đạo, tức sở thủ năng thủ. Như vậy sở thủ năng thủ nhị biên do phần hắc và phần bạch khác biệt. Để lìa nhị biên này nên Phật nói trung đạo. Phật nói vô minh và minh, 2 cái này là không, 2 không, như kinh đã nói rõ. Vì sao như thế? Vì vô minh và minh v.v… không có cái thể sở thủ năng thủ.
Nhiễm ô có 3 thứ: 1.Phiền não, 2.Nghiệp, 3.Sinh nhiễm ô. Phiền não nhiễm ô cũng có 3: 1.Các kiến, 2. Khởi tướng dục, sân, si, 3.Muốn tái sinh. Để đối trị 3 thứ này Phật nói pháp môn biết không giải thoát, biết vô tướng giải thoát, biết vô nguyện giải thoát. Nghiệp nhiễm ô là tạo tác thiện ác. Để đối trị nghiệp này Phật nói trí tuệ không tạo tác. Sinh nhiễm ô là lại có trung sinh, đã sinh, ý tâm và tâm pháp, mỗi niệm mỗi niệm sinh tướng hữu sinh liên tục không dứt. Để đối trị đây Phật nói trí tuệ là không sinh, trí tuệ không khởi, trí tuệnkhông tự tính. Diệt trừ 3 thứ nhiễm ô như vậy gọi là thanh tịnh. Biết không v.v…, và nhiễm ô không v.v…, là cảnh giới thanh tịnh. Trí và tất cả đối trị là hành thanh tịnh. Do hành này phiền não trừ, không khởi lại, là quả thanh tịnh. Ba thứ thanh tịnh nhiễm ô không này v.v… như 3 thứ thanh tịnh nhiễm ô sở tác không v.v…, vì tự tính các pháp là không, nên tự tính pháp giới không có gì khác biệt. Cho nên lại có trí tuệ không v.v… các pháp chẳng phải do nhiễm ô tạo ra và chẳng phải do trí tạo ra. Vì sao như vậy? Vì không v.v…tự tính các pháp là có, vì tự tính pháp giới không nhiễm ô. Nếu người tư duy phân biệt pháp giới có lúc nhiễm ô có lúc thanh tịnh là biên chấp kiến tự tính không nhiễm ô, vì tự thể của pháp không nhiễm tịnh. Chấp này thành biên kiến. Để lìa biên kiến này Phật nói trung đạo phi nhị không này là không, khiến các pháp không các pháp tự thể không, như Kinh Bảo Đỉnh có nói rõ.
Lại có 7 thứ phân biệt nhị biên. Những gì là 7? Một là hữu trung phân biệt một bên. Hai là vô trung phân biệt một bên. Có chân thật nhân, để diệt người này nên lập không. Có chân thật vô ngã, để diệt pháp này nên lập bất không. Do 2 phân biệt này khởi chấp có chấp không, để lìa nhị biên này nên Phật nói trung đạo. Không, là không diệt nhân v.v…
Thế nào là sở vi vô sở vi? Vì tất cả pháp là tính tự nhiên, như kinh có nói rộng. Tất cả vô minh v.v… các hoặc nên chấm dứt khiến diệt. Minh v.v… các đạo pháp nên sinh. Khiến chấm dứt, tiêu diệt, phân biệt như vậy nên vì cái phải chấm dứt và khả năng chấm dứt, trong cái không phát sinh sự sợ hãi. Để lìa 2 bên phân biệt này Phật nói thí dụ về không. Có thể phân biệt sợ hãi một bên. Do cái đáng sợ này phát sinh sợ hãi. Lại một bên phân biệt tạo ra sắc v.v… các trần phát sinh sợ hãi và sinh nỗi khổ sợ hãi. Để lìa 2 bên phân biệt sợ hãi này Phật nói thí dụ như người thợ vẽ. Thí dụ trước là dựa theo người Tiểu thừa mà nói. Nay tghí dụ này là dựa vào Bồ-tát mà nói. Sở thủ phân biệt một bên, năng thủ phân biệt một bên. Để lìa 2 bên này Phật nói thí dụ nhà ảo thuật. Vì sao như vậy? Trí duy thức tạo ra trí vô trần. Trí vô trần diệt trừ trí duy thức. Vì trần không tự thể nên thức cũng không sinh. Trong đây tương tự một bên là phân biệt chính vị, một bên là phân biệt tà vị. Phân biệt chân thật kiến là chính vị phân biệt tà vị. Để lìa nhị biên này Phật nói thí dụ 2 cây đánh lửa. Ví như 2 cây vốn không có lửa trong đó nhưng từ đó phát ra lửa. Lửa phátvra trở lại đốt cháy 2 cây. Như vậy là tướng không chính vị và tướng chính vị. Chân thật kiến chính thông đạt là tướng. Căn Thánh trí khởi rồi là chân thật kiến tướng chính vị . Lại có liễu diệt, trong đây thí dụ cho tương tự chân thật kiến. tà vị tướng không có tà vị tướng. tà vị cũng không tùy thuận chân thật vị. Phân biệt hữu sự một bên. Phân biệt vô sự là một bên. Hữu sự là phân biệt tác ý trước trí tuệ. Lại có phân biệt vô cong dụng. Để lìa 2 bên công đức này Phật nói thí dụ như đèn sáng.
Đã nói xong 14 thứ nhị biên tu hành. Thế nào là thắng hữu đẳng tu hành?
Thắng hữu đẳng tu hành,
Phải biết trong 10 địa.
Thế nào là thắng hữu đẳng tu hành? Trong 10 địa, tùy theo một, trong đây Ba-la-mật là vượt trội hơn cả không gì so sánh. Ba-la-mật này gọi là thắng tu hành. Nếu tất cả mọi nơi đều đồng không sai biệt, thì gọi là hữu đẳng tu hành.
Đã nói xong tu hành vô thượng. Thế nào là cảnh giới vô thượng?
An lập và tính giới,
Sở thành năng thành tựu.
Trì quyết định y chỉ,
Thông đạt và quảng đại.
Phẩm hạnh và sinh giới,
Phải biết là tối thắng.
Có 12 cảnh giới như vậy. Mười hai là những gì? 1.An lập pháp là cảnh giới, 2.Pháp tính cảnh giới, 3.Sở thành tựu cảnh giới. 4.Năng thành cảnh giới. 5.Trì cảnh giới. 6.Quyết trì cảnh giới. 7.Định y chỉ cảnh giới. 8.Thông đạt cảnh giới. 9.Tương tục cảnh giới. 10.Thắng đắc cảnh giới. 11.Sinh cảnh giới. 12.Tối thắng cảnh giới. Trong đây thứ nhất là các pháp Ba-la-mật v.v… như Phật đã an lập. Thứ 2 là pháp như như. Thứ 3 thứ 4, hai cái này thứ tự như trước, vì thông đạt pháp giới. Thứ 6 là tư tuệ cảnh giới. Vì sao gọi là quyết trì? Là vì đã biết pháp này và có thể thụ trì. Thứ 7 là tu tuệ cảnh giới, vì dựa vào bên trong, dựa vào thể nên có thể duy trì. Thứ 8 là cảnh giới thấy trong sơ địa. Thứ 9 là tu đạo cảnh giới cho đến trong 7 địa. Thứ 10 là thế và xuất thế đạo trong 7 thứ địa, vì phẩm loại các pháp được thành tựu. Thứ 11 là trong địa thứ 8. Thứ 12 là địa thứ 9 v.v… 3 xứ, tức là cảnh giới thứ nhất, thứ hai như trước đã nói là cảnh giới bình đẳng trong các vị. Cìn các cảnh giới khác thì 2 cái trước đã hiển thị sai biệt. Các cảnh giới đã nói, cái gì là tập khởi?
Đầy đủ, không hủy báng,
Lánh lìa khiến viên mãn.
Sinh khởi và kiên cố,
Tùy sự không trụ xứ.
Không chướng và không bỏ,
Nên biết 10 tập khởi.
Như vậy là tập khởi có 10 thứ. Trong đây nhân duyên đầy đủ gọi là tính tập khởi. Không hủy báng pháp Đại thừa gọi là nguyện lạc tập khởi. Tránh các pháp hạ thừa là phát tâm tập khởi. Tu hành viên mãn Ba-la-mật là tu hành tập khởi. Sinh khởi Thánh đạo là nhập chính vị tập khởi. Kiên cố thiện căn, thời gian lâu thường tu tập nên gọi là thành thục chúng sinh tập khởi. Tâm tùy sự được thành là tịnh độ tập khởi. Không trụ trong sinh tử Niết-bàn, được thụ ký vị không thoái chuyển, không thoái đọa sinh tử Niết-bàn nên diệt hết các chướng là Phật địa tập khởi. Không bỏ các việc này gọi là hiển Bồ-tát tập khởi. Như vậy luận này gọi là trung biên phân biệt hiểu trung đạo, hoặc phân biệt trung đạo và nhị biên, vì có thể hiển hiện giữa và hai bên. Lìa sơ hậu, không chấp trước giữa và 2 nơi, đúng như lý phân biệt hiển hiện, nên gọi là Trung biên phân biệt luận.
Luận này phân biệt trung,
Nghĩa chân thật rất sâu.
Đại nghĩa, nhất thiết nghĩa,
Trừ các không lành tốt.
Tên và nghĩa của luận Trung biên phân biệt này như nói ở trước. Nghĩa bí mật rất sâu vì chẳng phải cảnh giới giác quán v.v…, vì nghĩa chân thật vững chắc, các thuyết không thể phá, vì là quả vô thượng Bồ-đề, vì đại nghĩa tự tha lợi ích làm nghĩa, vì tất cả nghĩa do đây luận nghĩa 3 thừa được hiển rõ. Có thể trừ tất cả những điều không lành tốt. Không lành tốt là 3 phẩm phiền não và 3 phẩm sinh tử. Có thể lìa diệt sinh tử và phiền não không lành tốt này, có thể diệt sự chướng ngại 4 đức, có thể giữ gìn 4 đức, cho nên nói là trừ sự không lành tốt. Các nghĩa vô thượng nghĩa là lược nói có 3 thứ vô thượng: 1.Chính hành, 2.Chính y trì, 3.Chính hành quả. Đây tu hành như phẩm loại vô tỷ, như phương tiện, như Phật đã lập các pháp trong Đại thừa tư duy v.v…Như trước đã nói như đạo lý không tán động, không đảo. Nếu tu Xa-ma-tha thì không tán động. Nếu tu Tìbà-xá-na thì không điên đảo biến đổi. Như sở vi là xuất ly tùy trung đạo, như ở trong 10 địa, như thắng hữu v.v… các hạnh. Không đảo các nghĩa, nghĩa là danh cú không đảo, thông đạt thiền định tướng nghĩa không đảo, thông đạt trí tuệ tướng tư duy không đảo, được xa lìa nhân duyên điên đảo, vô bất tán động điên đảo. Đó là tướng trung đạo đạt được một cách rõ ràng khiến thành tựu biệt tướng vô đảo. Dựa vào đây khởi đối trị được sinh tử phân biệt đạo thông tướng vô đảo, được thông đạt tịnh phẩm tự tính bất tịnh và tịnh vô đảo, hoặc chướng chưa diệt và diệt được trí đều vô đảo, bất tịnh và tịnh thấy như thật không sợ hãi, không cao ngạo vô đảo, diệt trừ các chướng được xuất ly.
Không Niết-bàn một nẻo
Phật nhật chiếu ánh sáng
Thánh chúng hành thuần thục
Người mù không thể thấy.
Mạng sống nơi yết hầu.
Khi sức các hoặc thịnh,
Cầu đạo chớ buông lung.
Phẩm vô thượng thừa luận Trung biên phân biệt này hoàn tất. Học Đại thừa Thích-ca đạo nhân Bà-tẩu-bàn-đậu tạo.
Tôi nay tạo luận này,
Cho đời tu phúc tuệ.
Khiến tất cả chúng sinh,
Được Bồ-đề như nguyện.
QUYỂN HẠ HẾT