NHÂN QUẢ PHỤ GIẢI LƯƠNG HOÀNG SÁM
TẬP II
Biên giảng: QUẢ KHANH
Hạnh Đoan Lược dịch

 

MẸ VÀ CON TRAI

Một thanh niên khoảng 20 tuổi gọi điện đến nhà tôi khóc kể, cầu xin tôi giúp anh ta tìm mẹ (bỏ nhà ra đi đã mấy ngày nay). Lúc đó tôi đang bận viết cuốn sách này nên đưa điện thoại cho sư đệ Quả Công (là khách đến thăm nhà), phụ gỡ rối giùm.

Quả Công hỏi:

– Có phải do em chẳng chăm học tập, khiến mẹ tức giận bỏ đi phải không?

– Y nói:

– Dạ phải.

Quả công lại hỏi tiếp:

Thành tích học tập của em tuột dốc, tệ dữ, là do em quá mê xem phim, sách, băng, đĩa… đồi trụy phải không?

– Y kinh ngạc nói:

– Chuyện của tôi ngài làm sao chỉ qua điện đàm mà biết hết vậy? Xin ngài hãy làm ơn chỉ giùm: Mẹ tôi hiện đang ở đâu? Bà bỏ nhà đi đã hai ngày rồi!

Quả Công hỏi:

– Ba em đâu?

– Cha tôi mất sớm, chỉ còn tôi và mẹ nương nhau mà sống. Tôi sắp thi lên Cao học, nhưng do mê xem phim, ảnh, sách, báo… đồi trụy, khiến trong lòng toàn tưởng loạn, nghĩ điên, dẫn đến thành tích học tập bị sa sút… Mẹ tôi la mắng hoài, hôm trước còn mắng nữa, nên tôi có cự cài với mẹ… Thế là bà tức giận bỏ đi. Xin ngài hãy cứu mẹ tôi. Nói xong anh ta khóc nức nở.

Quả Công bảo:

-Tôi cũng chẳng biết mẹ em ở đâu, nhưng tôi biết bà không có đi… tự tử. Bà từng nói: “Nếu con không bỏ được thói xấu này, thì mẹ sống cũng chẳng có hy vọng gì, chi bằng chết quách cho yên thân!”.

Bên kia lại vang lên tiếng khóc nức nở, y nói:

– Mẹ tôi lúc sắp bỏ đi quả có nói vậy, nhưng ngài làm sao mà biết rành như thế? cầu xin ngài giúp đỡ, chỉ ra chỗ của mẹ giùm, tôi sẽ tới đó xin lỗi, nhất quyết từ nay sẽ không xem hay coi gì bậy nữa!

Quả Công nói:

– Nếu em thực lòng muốn mẹ quay về, thì phải dứt tuyệt đồ mặn, ăn chay trường. Hây quỳ trước tượng Phật nhà em, nhà em có thờ tượng Quan Thế Âm bằng sứ phải không?

– Dạ đúng vậy.

Quả Công bảo y:

– Tôi thấy dung nhan Bồ tát Quan Thế Âm rất trang nghiêm, Ngài nói: “Đời này nếu em không cải tà quy chính sửa lỗi, thì số mệnh sẽ rất bi thảm”.

Y vừa nghe, kinh hoảng nháo nhào, vội hỏi số mệnh mình thế nào?…

Quả Công khuyên y mỗi ngày phải ăn chay và tụng “Kinh Địa Tạng” từ hai đến ba bộ mà hồi hướng cho chúng sinh. Tụng đủ 21 bộ, thì mẹ y nhất định sẽ quay về…

– Nếu tâm em chí thành, có lẽ tụng chừng vài bộ là mẹ sẽ về. Nhưng mà em vẫn phải kiên trì tụng cho xong 21 bộ, như vậy mới có thể giúp tiêu trừ ác nghiệp bất hiếu (dám cự cãi) với mẹ.

Từ nay về sau chẳng những không được xem sách báo phim ảnh đồi trụy, mà còn phải thiêu hủy hết. Nếu không, chư Phật, Bồ tát, Thiên long hộ pháp sẽ lìa xa nhà em ngay. Trong thời gian đi học, hằng ngày (trước khi ngủ và đến trường), trên đường đi phải tụng thuộc làu mười biến “Chú Đại Bi” thì em sẽ đạt thành tích tốt.

Ba ngày sau, từ nhà họ, mẹ y gọi điện tới, ngoài việc bày tỏ lòng cảm ân ra, bà còn hỏi thêm một số việc của con trai.

Tôi cũng khuyên bà từ nay nên dứt tuyệt đồ mặn ăn chay trường, mỗi ngày cần tụng một bộ “Kinh Địa Tạng”, tương lai không những tất cả đều thuận lợi, mà cuối đời bà cũng hạnh phúc, có thể vàng sinh cõi lành.

Sau đây xin ghi rõ nhân duyên giữa hai mẹ con này (do sư đệ Quả Công quan sát và kể ra):

“Nước Anh có một trưởng nam của gia đình giàu có nọ, từ nhỏ quen sống phóng túng, huân toàn ác hạnh, không chăm học hành, chỉ ưa kết bè kết bạn, nhậu nhẹt vui chơi, bồ bịch với nhiều bạn gái…

Lần nọ, anh lái xe chở người bạn gái rất thân đi đến miền viễn phương chơi, dọc đường xảy ra tranh cãi. Chàng trai trong lúc nổi giận đã đuổi thẳng cô bạn gái xuống xe, rồi một mình quay về.

Khi chàng bình tĩnh lại, lập tức quay ngược đầu xe lại để tìm bạn gái, nhưng không thấy bóng dáng nàng đâu. Phần cô gái sau khi xuống xe, dòm thấy bốn bề mênh mông vắng vẻ không bóng người, trong lòng rất sợ. Lúc đó bỗng nghe tiếng chuông Giáo đường từ xa vọng tới, thế là cô đi về hướng Giáo đường.

Hôm sau vị Linh mục lái xe đưa cô về nhà. Sau đó cô biết bạn trai mình do quá lo mà sinh bệnh, liền cãi lời cha mẹ lén đến thăm chàng. Bọn họ trải qua trận phong ba này, cảm tình càng thêm thắm thiết. Đến tuổi có thể kết hôn, do cha mẹ cô gái kiên quyết phản đối, nên họ chẳng thể thành thân”…

Kiếp trước bọn họ không thành chồng vợ, đời này lại thành mẹ con. Do thân phận bất đồng làm thay đổi mối duyên tình đời trước. Nhờ Bồ tát Quan Thế Âm gia trì, Quả Công (là đệ tử Ngài Tuyên Hóa) đã giúp mẹ con bọn họ đi vào con đường học Phật…

Nguyện hai mẹ con họ đời này đạo nghiệp thành tựu…

Sám văn:

Phải biết Bà con quyến thuộc đều là nguồn gốc oán thù ba đời… Tất cả oán thù đều do thân quyến mà khởi. Nếu không có bà con thì không có oán. Lìa thân quyến tức là lìa oán. Vì sao?

Mỗi người ở một nơi, xa cách nhau thì không thể sinh oán. Sinh oán hận là do thân gần. Bởi trong lòng ai cũng có ba độc: Tham, sân, si nên thường xảy ra xung đột gây cãi, oán hận.

Do vậy mà bà con thân thích hay trách móc, hiềm hận lẫn nhau. Hễ có chút không vừa lòng là sinh tâm giận dữ.

Nếu ai giàu sang phú quý thì được bà con nhìn, đua nhau đến xin; còn nghèo thiếu thì không ai để ý.

Thông thường, kẻ xin dù được cho vẫn luôn thấy thiếu; vì càng được càng chưa thấy đủ. Trăm lần xin, trăm lần được cũng không cho là ân, song hễ một lần chẳng vừa lòng thì khởi giận hờn. Từ đó bắt đầu ôm lòng ác, nghĩ cách kết thù gieo họa, đời đời không thôi.

Từ đây mà suy, oán thù ba đời, không ai xa lạ, thảy đều là bà con thân thích, quyến thuộc của ta.

Giải thích:

Oán thù đối nghịch chẳng ai xa lạ, chính là thân nhân, cũng là oan gia trái chủ đời trước tụ hội. Biết rõ điều này thì chúng ta chỉ có sám hối nghiệp chướng của mình. Xin kể một câu chuyện:

NHÃ TRÚC

Có cặp vợ chòng 35 tuổi, cũng là đôi trai tài gái sắc nổi bật nơi thị trấn họ cư ngụ.

Người chồng làm việc ở cơ quan, cô vợ mở tiệm giày trong thị trấn, có một đứa con khoảng 10 tuổi và bà mẹ chồng chưa đến 60. ở ngoài nhìn vào thì đây là một gia đình hạnh phúc, người chồng rất có hiếu với mẹ.

Cô vợ tên Nhã Trúc, khi kể chuyện mình đã tức tưởi bật khóc, lệ tuôn đầm đìa…

Cô nói chồng rất yêu thương mình, kết hôn xong, mãi đến khi sinh con cô vẫn thấy mình thực là tốt số, vì đã chọn đúng người. Nhưng không hiểu sao, cô sinh con xong rồi thì mẹ chồng đối với cô thái độ từ bình thường bỗng chuyển sang khiêu khích, lúc nào cũng bắt lỗi. Mẹ chồng không thèm gây cãi với cô, mà cứ đợi chồng cô đi làm về, là kể tội cô đủ thứ… Chồng cô nồi danh có hiếu, tính rất nóng nảy nên dễ bốc hỏa, hễ thấy mẹ tức giận, thì chẳng cần hỏi rõ trắng đen chi đã tát cho cô mấy cái nổ đom đom mắt, làm mặt cô sưng vù, cả tuần sau mới dám mở tiệm kinh doanh lại.

Lúc này đứa con vẫn chưa đầy tháng, xem như cơn ác mộng phát sinh từ đó. Cứ cách bảy, tám ngày thì cô bị chồng đánh một trận nhừ tử, hơn nữa anh còn cấm không cho kêu la, không được khóc. Nếu như cô khóc, thì anh tát ngay vào mồm cô, đã mấy lần khiến cô suýt chết. Từ đó về sau mỗi lúc bị chồng đánh, cô không dám khóc. Chẳng những phải im lặng, chấp nhận bị chồng đánh mà còn phải van xin, nài nỉ anh đừng đánh trên mặt mình, vì lo sợ hôm sau không thể buồn bán bình thường. Mẹ chồng cô chẳng những không can ngăn, ngược lại còn đứng ở ngoài nhìn vào với vẻ hả hê, đắc ý; như thể cô có thâm thù đại hận với bà vậy…

Vừa kể cô vừa xán tay áo, vén chân cho mọi người xem những vết thương bầm tím dọc ngang, chằng chịt trên mình. Mấy cô gái nhìn vào đều phát hoảng, xúc động cảm thương rơi nước mắt.

Tuy bị hành hạ đánh đập thường xuyên, nhưng Nhã Trúc không hề kể cho cha mẹ mình biết, cũng chẳng dám nói với bạn bè, vì sợ mọi người cười chê. Thậm chí cũng không dám đề nghị ly hôn. Cô nói cô biết chồng vẫn yêu thương mình, vì mỗi lần đánh cô xong, anh đợi cho mẹ ngủ, thì đến bên cô, vừa khóc vừa thủ thỉ bên tai cô xin lỗi. Còn hứa hẹn, bảo đảm là sẽ không đánh cô nữa.

Nhưng chẳng được mấy ngày, hễ vừa nghe mẹ chồng ca cẩm nói xấu cô, thì tệ trạng kia vẫn tiếp diễn như cũ.

Nhã Trúc hỏi tôi cô phải làm sao? ở chỗ cô nếu phụ nữ mà ly hôn rất bị coi thường khinh rẻ, giả sử có tái giá cũng chẳng tìm được gia đình tốt. Rồi cô hỏi:

– Chẳng biết tôi đời trước tạo ác nghiệp gì, mà nay bị thống khổ quá như thế?

Tôi quán sát một hồi, rồi kể cho Nhã Trúc nghe:

“Đời trước cô là nam nhân X, trong nhà có nuôi một con ngựa cái lông trắng mỹ miều. Nó lớn lên càng xinh đẹp, cường tráng, mạnh mẽ, nhìn bắt mắt vô cùng. Thế là mọi người xúm nhau hướng anh X chi tiền trả giá cao, lo đặt mua ngựa con trước. Đến lúc phối giống, anh X đi khắp nơi tìm giống tốt. Con ngựa hoài thai rồi mà vẫn phải làm việc.

Có người bảo anh X:

– Ngựa cái bụng to như thế ròi, không nên để nó làm việc nặng nữa…

Nhưng anh X lại tung chân đá vào bụng ngựa thám dò và nói:

– Con ngựa này da dầy, sẽ không bị đẻ non đâu!

Ngựa con sinh ra quả nhiên rất đẹp, nhiều người giành nhau mua. Anh X hưởng lộc thiệt ngọt. Nhờ bán ngựa con mà giàu có. Mỗi lần ngựa mẹ hoài thai rồi sinh con, thì ngựa con đều lần lượt bị bán đi, khiến ngựa mẹ và con ôm niềm thống khổ vì mẫu tử bị chia cách…

Ngựa mẹ từ lúc mang thai chưa từng được ngưng chuyên chở và luôn bị đòn roi. Mỗi khi sinh con xong, chưa được mấy ngày nó đã phải kéo xe hay cày bừa, còn hứng chịu roi đòn chửi mắng. Đến khi ngựa mẹ không còn khả năng sinh sản và làm việc được nữa, thì nó bị bán vào lò mổ, anh X thu món tiền cuối cùng bằng việc bán mạng nó”…

Khi tôi kể xong câu chuyện, Nhã Trúc mở to mắt, thảng thốt hỏi:

– Vậy… mẹ chồng tôi chính là… con ngựa cái ấy?

Tôi gật đầu:

– Đúng thế!

Cô hỏi tiếp:

Vậy… chồng tôi là ai?

– Là một trong số các ngựa con bị bán đi…

Tôi giải thích tiếp:

– Do đời trước làm ngựa con, thời gian sống gần mẹ chẳng được bao nhiêu thì đã bị bán đi, đời này lại sinh làm mẹ con cùng nhau nữa, tình thâm vẫn còn, nên anh chỉ biết nghe theo lệnh mẹ, không muốn để mẹ phải có chút phiền bực nào. “Lúc không nổi nóng thì anh là người chồng yêu thương cô, còn lúc nổi nóng thì anh chính là ngựa con bị bán đi, biến thành cừu nhân!”.

Nhã Trúc mắt đầy lệ, mặt tái nhợt, đương nhiên rất kích động:

– Sao đời trước của tôi xấu xa đến thế? Do tôi làm toàn việc tổn đức, nên đời này bị chồng đánh quả là đáng kiếp, không hề oan! Từ nay trở đi tôi không còn oán hận mẹ chồng nữa. Tôi thệ sẽ sống hiếu thuận với mẹ chồng…và tương lai nếu tôi tu thành Phật, thì người đầu tiên tôi độ là mẹ chồng…

Cô nói xong mọi người đều cảm động rơi nước mắt… chẳng phải buồn sầu, mà là mừng cho cô.

Nửa năm sau, tôi có chuyện phải đến nơi này, sẵn dịp, Nhã Trúc kể cho mọi người nghe:

Từ lúc tôi theo quý vị học Phật rồi, tâm tình tốt hẳn lên. Nguyên là bên nhà chồng tôi không có thờ Phật, nên chẳng biết đến niệm Phật hay tụng kinh chi.

Vì vậy, tôi phải đợi những khi mẹ chồng đi vắng, thì đóng cửa, lén tụng “Kinh Địa Tạng”, có lần chồng tôi bất ngờ trở về phát hiện ra… anh liền chạy tới đánh tôi, suýt nữa thì xé nát kinh, lúc đó tôi quỳ xuống cầu xin anh dừng tay, nên anh chỉ cầm quyển kinh đập vào đầu tôi.

Vì vậy hễ tôi tụng kinh thì phải tụng thầm, hành trì lén lút giống như là kẻ trộm, một khi tai vừa nghe tiếng cổng khua là lo dẹp ngay, sau đó chờ dịp thuận tiện mà tụng tiếp.

Không bao lâu thì mẹ chồng tôi đột nhiên phát bệnh đau lưng, đã đến nhiều y viện chẩn khám rồi, mà chữa không hết. Bà sợ tốn tiền vô ích nên không thèm đi trị nữa. Hằng ngày ở nhà nằm rên rỉ không ngừng.

Thế là tôi bỗng nảy ý: Tôi đóng cửa phòng mình lại và quỳ xuống, chắp tay hướng lên không, khẩn cầu: Xin Bồ tát đại từ đại bi gia hộ, con nguyện vì mẹ tụng ba bộ “Kinh Địa Tạng”, cầu cho bệnh bà được an. Nếu như bệnh có thể lành, thì xin khiến mẹ chồng con hồi tâm, cho phép con được thờ Phật tụng kinh”… khấn xong tôi lạy ba lạy.

Sau đó tôi tiến vào phòng mẹ chồng, thưa:

– Mẹ ơi, để con tụng ba bộ “Kinh Địa Tạng” cầu cho mẹ hết đau lưng nhé…

Mẹ chồng tôi nhăn nhó nói:

– Tụng kinh mà có thể lành bệnh thì người ta còn đi bệnh viện làm cái quái gì?

Tôi nói:

– Chẳng phải bệnh viện cũng không trị lành bệnh mẹ hay sao? Con thành tâm tụng kinh nhất định sẽ cảm động chư Phật, Bồ tát gia trì cho mẹ, mẹ hãy cho phép con thực hiện thử nhé? Dù sao cũng đâu có tốn tiền gì?…

Mẹ chồng nói:

– Ta đang đau muốn chết, ngay cả thở cũng đau! Muốn thử thì tại sao không mau tụng đi?

Bà vừa nói vừa bốc hỏa…

Thế là tôi lao vào phòng mình, chắp tay lớn tiếng tụng “Kinh Địa Tạng”. Lần đầu tiên tôi yên tâm tụng kinh nên mừng khôn xiết, do mừng quá nên mắt tuôn lệ đầm đìa: “Tạ ân chư Phật, Bồ tát, con xin thành tâm đảnh lễ …”, tận đáy lòng tôi không ngừng vang lên âm thanh cảm kích này…

Chuyện kỳ diệu phát sinh, khi tôi tụng xong một bộ kinh, không còn nghe tiếng mẹ chồng rên rỉ nữa, tôi lén đi ra thăm dò, mới hay bà đã ngủ từ lúc nào.

– Ôi chao! Hoàng thiên ơi! Đây là điều chưa từng có kể từ hồi bà phát bệnh tới nay.

Tôi mừng rơi nước mắt, lại quỳ xuống tụng kinh tiếp. Đến khi tôi tụng xong ba bộ “Kinh Địa Tạng” thì hai đầu gối tê dại chẳng còn cảm giác nữa, tôi đứng lên không được và té ngã ra đất, phải nằm cả buổi mới có thể ngóc dậy… Mẹ chồng tôi vẫn còn đang ngủ say. Tôi biết bà quá khốn đốn, quá mệt rồi”….

Câu chuyện của Nhã Trúc, tôi xin phép được dừng ngang đây. Tôi nghĩ mình không nên viết thuật tiếp nữa, dù khi kể tôi đã thay đổi tên, chỉ dùng hóa danh, song cũng không nên để lộ quá nhiều chuyện bí mật của người.

Tôi chỉ muốn chứng minh câu sám văn đã nói: “Không có thân nhân thì không có oán, nếu lìa quyến thân thì cũng lìa oán”…

Bằng chứng là, về sau này, khi Nhã Trúc được phép xuất gia rồi, thì đúng là cô được hưởng cuộc đời bình an “lìa thân lìa oán”. Tôi cũng từng đi thăm cô. Nghe Sư phụ tôi nhận xét:

Căn cơ Nhã Trúc rất tốt, là bậc nhân tài trong hàng tu sĩ!

Tôi thầm chúc cô sớm thành Phật đạo, trở lại hóa độ chúng sinh…

Nếu quá khứ chúng ta có kết oán với người rất lâu rồi mà chưa giải, thì hôm nay, ta là đệ tử Phật, cần phải biết nhận ra lỗi mình, không nên giận oán nhớ lỗi người, mà chỉ nhìn vào chỗ lỗi của mình, như vậy mới có thể giải oán kết giữa mình và đối phương.

Đối với người còn sống, chỉ cần thành tâm sám hối, thắp hương lễ bái, quỳ trước Phật niệm tên người ấy, hướng về họ nói lên lời sám hối, thì cũng giống như người đó đang quỳ cạnh mình ở trước Phật vậy. Khi mình nói lời xin lỗi họ xong, nguyện vì họ tụng “Kinh Địa Tạng” để gia tăng thêm phúc báu cho họ.

Và kể từ hôm đó trở đi, đề nghị bạn mỗi ngày hãy nhìn thời gian, ở trước Phật tụng một bộ “Kinh Địa Tạng” cầu cho họ. Trước khi tụng, nhớ nói một câu: Con xin vì người tên… mà tụng “Kinh Địa Tạng”, cầu cho họ khang kiện, hạnh phúc, lìa khổ được vui V.V.. Đã nói vậy rồi thì tới lúc Hồi hướng, không cần phải đọc lại tên này nữa, bởi vì bạn chỉ cần quỳ trước Phật niệm tên họ, thì (dù là còn đang sống) thần thức họ cũng sẽ lập tức đến nghe, sẽ quỳ ngay trước Phật. Cho dù họ đối với bạn còn ôm lòng oán thù (như tôi trước đã từng giảng qua là: Tụng một biến “Kinh Địa Tạng” cầu cho, cũng giống như bạn tặng họ 20 vạn Nhân dân tệ, thêm vào đó bạn còn chân thành sám hối với họ, nên họ sẽ tiếp nhận).

Hằng ngày, chỉ cần bạn kiên trì tụng một bộ “Kinh Địa Tạng”, đừng tụng quá nhanh, đọc rõ ràng, thì sẽ có một ngày, khi tình cờ gặp mặt nhau, họ sẽ chủ động chào hỏi bạn.

Lúc được như thế thì bạn cũng nên chủ động nói mấy câu xin lỗi ngay đó, thì mâu thuẫn oán kết tự nhiên được hóa giải.

Nếu muốn hóa giải oán hận với người đã chết, thì cũng dùng cách này. Ở trước Phật thốt ra lời xin lỗi và nguyện vì người đã chết tụng “Kinh Địa Tạng” 3, 5, 7 hoặc 21 bộ, (đương nhiên càng nhiều càng tốt) được vậy thì đời sau sẽ không gặp nghịch duyên nữa, cũng có thể trong mộng người chết sẽ hướng bạn báo tin vui. Lời này muôn vàn chính xác, hy vọng độc giả tham khảo thử nghiệm, sẽ thấy Phật pháp hay không thể nghĩ lường. Chỉ cần bạn chịu thực hành, thì điều kỳ diệu gì cũng có thể xảy ra.

Tất cả oán thân trong lục đạo
Nghe con phát nguyện với tâm thành
Nếu họ thiếu nợ, con không đòi!
Còn con nợ, xin tụng kinh cho họ!
Cầu xỉn tha thứ con ngu si…
Tâm thành đảnh lễ nguyện sửa mình
Tu đến Đạo thành, thân tâm tốt
Quay về Ta bà độ chúng sình…

Xin kể một câu chuyện hóa giải túc oán:

QUẢ TRỤ

Công ty Hàng Không nổi danh nọ có Cư sĩ Quả Trụ, học Phật đã nhiều năm, ưa làm nhiều việc thiện. Ông từng giúp đỡ một bằng hữu (do bị bệnh nên thất nghiệp). Người bạn này thời Trung học bị trường kỳ mất ngủ, tinh thần suy sụp, nên phải nghỉ học ở nhà.

Lúc Đường Sơn bị động đất, mẹ y do mất thân nhân nên bị sốc, thần kinh hóa ra thất thường, cả nhà nương vào phụ thân y (đang làm việc tại Thiên Tân) nuôi dưỡng. Do cuộc sống y quá khó khăn nên Quả Trụ thường tiếp tế cho. Nhưng lần nọ, tình cờ ông phát hiện: Người bạn này đã gian trá ngụy tạo, mượn danh nghĩa góp vốn cho phụ thân để gạt ông lấy đi năm ngàn. Khi y diễn tiếp trò này để mượn 5 ngàn nữa thì Quả Trụ cương quyết không cho. Y rất tức giận vì lâu nay quen sống ỷ lại vào sự trợ giúp của Quả Trụ, nên rắp tâm báo thù: Do y bị chứng mất ngủ, nên hằng ngày cứ đợi nửa khuya là gọi điện đến nhà Quả Trụ quấy phá, trong điện thoại toàn nói những câu hung hăng hăm dọa, đại loại như: “TA GIẾT CHẾT MI”… MAU CẦM TIỀN TỚI!” hoặc cho bật nhạc rùm beng, khiến Quả Trụ phải tháo dây điện thoại ra…

Bấy nhiêu vẫn chưa đủ, y còn gọi đến nhà cha mẹ Quả Trụ ở tận miền quê Sơn Đông, xổ toàn lời tục tằng khó nghe để lăng mạ cha mẹ Quả Trụ, hoặc phao tin: “Quả Trụ bị xe tông chết”, khiến song thân Quả Trụ khổ sở, chịu hết thấu…

Được thể, y càng làm tới, táo tợn gọi điện đến sở làm của Quả Trụ để quấy nhiễu. Lần nọ, cơ quan ông tiếp được một cú điện thoại: “Chúng tôi là công an, tên Quả Trụ đang bị chúng tôi truy nã, yêu cầu Lãnh đạo công ty lập tức đến nhà hắn ngay!”.

Lúc đó trong nước đang căng thẳng vì chuyện tà giáo Pháp Luân Công gây ầm náo, nên khi nhận được tin này, ban lãnh đạo công ty Quả Trụ cực kỳ căng thẳng, vội bỏ hết các việc quan trọng, gấp rút dẫn nguyên đội quân tới nhà Quả Trụ, khiến ông ngơ ngác nhìn quân dân Ban lãnh đạo mà không hiểu mô tê gì, sau đó đành phải nhọc nhằn giải thích…

Quả Trụ cũng có báo cảnh sát, nhưng chẳng ăn nhằm gì. ông cũng gọi điện khuyên lơn, quở trách và nhờ cha y quản giáo, can thiệp giùm… nhưng có dùng đủ cách, cũng không hiệu quả chi, vẫn bị y gọi điện hành khổ không ngừng. Tuy đã biết tệ trạng này thuộc về nhân quả, nhưng Quả Trụ cũng cảm thấy quá phiền, vì nơi ông công tác thuộc nghành tối quan trọng, nên ông khó đổi số điện thoại, mà không đổi… thì tiếp tục hại bao người bị quấy nhiễu lây. Nếu như nhà ông đổi số điện thoại, thì người bạn kia mất chỗ trút hận, ắt ngày ngày sẽ gọi tới công ty ông quấy phá, như vậy lại càng phiền hơn. Đúng là “oan gia trái chủ”, làm sao cũng không tránh được nợ oán chưa trả…Quả Trụ càng thấm thìa câu khổ “oán tắng hội” mà Phật dạy.

Sau đó Quả Trụ tìm gặp tôi, kể lể mọi khổ não của mình, tôi cười bảo anh ta:

– Làm việc tốt, ra ân lại mắc oán, bị rơi vào cảnh khổ phiền vì kẻ thọ ân quấy rối, đấy chính là: “Quả báo nặng đang chuyển thành trả nhẹ, không phải là việc xấu đâu”. Giữa ông và người bạn này do kiếp xưa từng kết oán nên mới thành ra vậy, ông nếu minh bạch lý nhân quả rồi, thì tôi không cần giải thích nhiều. Hãy thực hiện điều này thử xem: Nên phát tâm sám hối để tiêu trừ tất cả oán hận với y, sau khi về nhà ông hãy vì y tụng bảy bộ “Kinh Địa Tạng” rồi hẵng bàn tiếp…

Quả Trụ hiểu ra, thực sự trước đây ông cũng có vì y hồi hướng cho, nhưng tâm vẫn còn ôm niệm oán tức, vì vậy mà không thấy có hiệu quả.

Thế là tối đó, về nhà ông chí thành sám hối túc nghiệp, tự biết đời trước mình có nợ oan trái với y. Nên ở trước tượng Phật ông trang trọng thắp hương lễ bái. Mỗi ngày tụng một bộ “Kinh Địa Tạng” hồi hướng cho người bạn kia. Còn phát nguyện học theo Bồ tát Địa Tạng Vương trợ giúp cho cha mẹ y. Quả Trụ không tháo dây điện thoại nữa, mà để tùy ông ta…

Kết quả: Suốt sáu ngày tụng “Kinh Địa Tạng”, anh bạn kia vẫn ngày ngày quấy phá không ngừng, Quả Trụ cũng không thèm lý tới, vẫn một lòng cầu lợi ích cho anh ta…

Đến ngày thứ bảy, khi quỳ tụng kinh đủ số bảy bộ rồi, kỳ tích phát sinh: Cả nhà ông được ngủ yên ổn, điện thoại không còn reo quấy phá nữa… Hơn nữa từ đó về sau, mối hận hiềm người bạn này cưu mang suốt ba năm, tưởng như khó xả, bỗng tiêu tan không còn. Cả nhà Quả Trụ cảm thấy khó tin nổi. Nhưng sự thật hiển nhiên là thế, Phật pháp vốn không thể nghĩ lường mà.

Khoảng một tháng sau, Quả Trụ nhận được điện thoại người bạn kia gọi đến (vào ban ngày), nói:

-Tôi sai rồi, tôi đối với người có ân giúp đỡ mình cực lớn như anh, lại hành xử quá tệ và có lỗi. Xin anh tha thứ…

Nghe vậy lòng Quả Trụ vô cùng xúc động, thầm cảm tạ Phật pháp đã giúp ông chuyển oan gia biến thành bạn bè.

Mới đây, Quả Trụ còn dẫn người bạn này đến gặp tôi. Tôi khuyên y ráng tu học tốt, y gật gật đau.

Cho đến bây giờ, Quả Trụ vẫn thường nhận điện thoại anh bạn kia gọi tới vấn an, hỏi thăm sức khỏe.

Khi chúng ta khốn đốn vì oán ghét tụ hội khổ sở, chẳng hạn như: Cha mẹ làm chướng ngại học Phật, thân quyến không thèm nghe Phật pháp, con cái ngỗ nghịch khó dạy, cấp trên xung đột, đồng nghiệp khó hòa, không hiểu sao đi đường hay bị người làm khó… gặp chó dữ gây phiền, bị ruồi nhặng, chuột, muỗi, dán kiến (các côn trùng, động vật…) xâm hại, nghĩa là đủ loại phiền toái xảy ra. Thì bạn đừng ngại, hãy cố thử xem: Đầu tiên tận trong lòng phải tiêu hết khí oán đối với chúng sinh, phát nguyện giữ gìn giới cấm thanh tịnh, sinh khởi tâm sám hối túc nghiệp và phát ý chân thành vì lợi ích đối phương, nhất tâm vì họ tụng “Kinh Địa Tạng” hoặc kinh Đại thừa hay trì chú, niệm Phật v.v…, bạn nhất định sẽ có được thu hoạch không ngờ…

Sám văn:

Nguyện hết thảy oán thù trong ba đời ngay đây sạch hết. Từ nay trở đi cho đến ngày thành Đạo, vĩnh ly tam đồ, lìa bốn ác thú; tất cả Sống hòa, hằng làm bà con Phật pháp, quyến thuộc Từ bi, tu vô lượng trí, thành tựu tất cả công đức…

Giải thích:

Vì tham lam mê muội mỗi chúng ta đều phạm tội hoặc ít hay nhiều, chẳng hạn như: Tham lấy vật công, ăn chận bòn rút, ráng chiếm thật nhiều để làm của riêng, gây tổn người lợi mình, dâm tâm hừng thịnh v.v… Lúc chưa thành gia, thì nghĩ đủ cách để chinh phục quyến rũ thật nhiều người khác phái. Kết hôn rồi, thì luôn thấy vợ (hay chồng) người khác hấp dẫn hơn người của mình và dùng đủ thủ đoạn thực hiện ý gian. Lo sắp bày mưu chước để hưởng lạc nhất thời, chẳng màng hậu quả… Càng chẳng biết làm vậy là tương lai phải xuống địa ngục thọ tội, phải ôm cột đồng…

Còn những tội lỗi ngu si như: Làm cò dẫn mối, mở nhà thổ kiếm tiền dơ bẩn, tương lai sẽ bị đọa địa ngục khó có ngày thoát ra, cho dù nhờ trước kia có hành thiện mà được làm người, thì cũng bị túc nghiệp trói thân, khổ không thể nói…