TỨ PHẦN LUẬT HÀNH SỰ SAO TƯ TRÌ KÝ
Đời Đại Tống, Sa-môn Thích Nguyên Chiếu ở Dư hàng soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN TRUNG

(PHẦN 1 – 3)

Bốn môn của giới thể, môn một và hai nói về thể, trong môn thứ hai gồm hạnh; môn thứ ba, bốn thuộc về pháp, trong môn thứ tư có tướng, thường là phần thô.

Ủy như trở xuống là nói. Khoa đầu có năm chương đầu, lập ra hai giới, cho đến thứ tứ đều nói hai món, thứ năm bàn riêng về vô tác. Lại bốn thứ trước hạn cuộc giới, nghĩa chung cả thiện ác, khoa sau thông tạp, chính là hiển giới.

Trong phần nói nhiều ít, văn đầu có ba:

1- Thọ nhiều mà biết ít. Đời Thái Đường, Thích môn hưng thạnh, người tài giỏi nhiều như rừng, còn nói là được năm, ba người, huống chi đời suy mạt này, có thể biết.

2. Từ giai cấp trở xuống là hiển rõ lý do không biết. Hai câu trên là nói người chuyên ngu si không biết, trí trở xuống là nói người không biết vọng thọ.

Mù là dụ cho vô tri; mộng là dụ cho không thật. Cập trở xuống nói thành hay không chưa quyết định, hà hán là dụ người kia lờ mờ không biết bờ mé gì cả.

3- Từ cố trở xuống là gồm nêu bày ý. Y cứ vào thiên này chỉ giải thích giới tướng. Nay y cứ kia trước rộng hành pháp thể, ý thấy ở đây.

Các môn là chỉ chung ba thứ chung, riêng, khoa mục ở trước.

Trong phần hai, trước hỏi bao nhiêu món: luận chung các giáo, đều được nói không nhất định. Y cứ về cảnh từ chế theo vị (năm, tám, mười đầy đủ), khắc thể (tác và vô tác), hoặc đối bảy chi, hoặc gồm ba nghiệp, hoặc chia ra già tánh, hoặc y cứ thọ tùy, có nhiều điểm khác đây, hỏi chung việc đó.

Trong phần đáp: Trước y cứ về cảnh chỉ lượng. Nay trở xuống nêu cốt yếu gồm thâu. Nay chánh nói về thể, hai điểm này là cốt yếu nên nêu riêng.

Thâu chung hết là do hai giới này gồm nhiếp trong phần phát thể, vì thế ở đây gồm thâu pháp thể. Mà nói cảnh ấy là muốn nói riêng cảnh, pháp đều quy về hai giới.

Trong khoa thứ hai, trước chỉ lập chung, kế nêu lý do, lý thú đã rõ. Dẫn y cứ lại nói: Chỗ lập đã định, tức phải hiển bày hai món danh nghĩa, cho nên giải thích danh, nương vào phần sau.

Khoa đầu, trong phần hỏi nói không phải một là muốn hiển bày tướng cần, vì thế y cứ vào phế bỏ lẫn nhau để hỏi. Và dùng ba là nghiệp sớ “tác”, vì sao không ba hợp, nghĩa là hai pháp hữu tác và vô tác đồng thời, thích ứng liền lập nhất hợp kế với trước là ba. Trước đáp có hai:

1. Nói tác phải vô tác, tác thôi không ngăn ngừa vì dùng tác đoản (tác trong thời gian ngắn). Không thể thường tác là tâm, hoặc tác dụng khác.

2. Từ nhược đôn trở xuống là nói vô tác cầu tác, sau là kết chỉ bày.

Kế, trong phần đáp: Tác và vô tác khác nhau vì động tịnh khác nhau. Tâm, phi tâm khác nhau vì thể trái nhau. Trong nghiệp sớ có ba câu:

  1. Tác là sắc tâm; vô tác là phi sắc tâm.
  2. Tác là duyên đầu; vô tác là nghiệp sau.
  3. Tác là vận động; vô tác là không vận động.

Nhược trở xuống là giải thích nghi. Do không cho lập ba, sợ cho rằng giới pháp chỉ hạn cuộc có hai, vì thế đặc biệt giải thích, hiểu rõ ở trên, lại y cứ nơi có thể ngăn ngừa nên chỉ nêu có hai.

Trong phần dẫn chứng, trong Đa luận, hai câu đầu nói từ nhân cảm phát. Sơ trở xuống là nói phần chứng thành tựu. Trong phần chú giải nêu tên, câu đầu là đồng, câu sau giải thích nghĩa.

Nghiệp sớ chép: Đây là nghiệp thể.

1. Phát tiếp tục hiện không nhờ duyên giải thích, không do giáo chỉ bày mới có giới dụng, tức thể nhậm vận có thể báo đáp đời sau nên gọi là Vô giáo. nay thì kinh luận phần nhiều nói là vô tác, nghĩa đồng. Theo lời chú này, chữ tha chính là chỉ nghiệp thể không thuộc về người. Luận Câu-xá gọi là Vô biểu, cũng giống như ở đây giải thích.

2. Trước chỉ bày hai giới. Thị trở xuống là nói duyên đủ nhân thiếu. Hạ trở xuống chỉ luận để hiển bày ý kinh.

3. Kia nói hóa giáo, mười bất thiện đạo. Nghĩa hai sắc đồng nên có thể làm chứng.

Nghiệp sớ nói tác là mười món pháp chung cả thiện ác, có chút thích ứng với dụ sau. Do tâm trọng khinh, có phát không phát nên nói hoặc có, không, v.v…

Như trở xuống là dụ, hiển cực là dụ tâm trọng. Thơm hôi là dụ thiện ác, ngói cây dụ khinh kia là vô ký. Tay cầm dụ cho làm trử bỏ vật. Khí khác có không để phối với ba tâm, có thể thấy. (Xưa nói: Kinh này đồng tông với luận Câu-xá là sai, đâu có kinh Phật và luận đồng tông ư? Nên nói: Câu-xá, các tông, kinh nầy thì có thể được).

Trong phần kết hỏi rằng: Tông nầy hai giới danh thể đều khác, vì sao dẫn Thiện sinh trong Đa luận mà làm chứng?

Đáp: Nay, đây không nói về danh thể, chỉ chứng hai số là đồng, xin xem ơ văn kết. May mắn không đợi suy xét.

Kế giải thích danh nghĩa. Trong phần hỏi kết trước sinh sau, gồm hỏi ba tên.

Đáp: Tác là phương tiện, cấu tạo làm nghĩa.

Đào gia tức dùng đất làm nhà.

Luân là Phạm thổ là xe phôi khí. Vận đó thì chuyển, nên dùng làm thí dụ. Chất thể của bốn đại gọi là báo sắc, theo duyên động tác gọi là phương tiện, phương tiện nương báo, hai pháp nương nhau chẳng phải một chẳng phải khác. Chỉ nói quả báo chưa hẳn là phương tiện, nói phương tiện kia quyết có quả báo (chưa hẳn), v.v… Nay dùng luân thủy dụ cho báo chất, luận động dụ cho phương tiện, tức gọi động kia là tác mà thôi.

Cố trở xuống là dẫn chứng thân và động thân, đối dụ có thể hiểu (tâm luận tức Hữu bộ chấp tác giới, phương tiện đây là sắc nên chỉ nói thân).

Trong phần vô tác nói một phát: Một dụ đầu tiên, câu này nói nghiệp thể ban đầu thành, tức Yết-ma lần thứ ba xong. Sát-na thứ nhất cùng tác đều đủ, đây là thể phát. Tác giới đã hết, riêng vô tác còn, nối tiếp không dứt, nên nói là tục hiện (xưa nói: Một phát là tác giới rơi rớt, vô tác tiếp tục khởi, đây là giải thích sai). Thỉ tức câu trên nói khi mới bắt đầu. Mạt tức sau cùng, nghĩa là qua đời liền xả. Tạp chung cho bốn xả, lại y cứ về thường đồ nên ba thứ kia không nêu ra. Câu này nói nghiệp thể lâu dài. Bốn tâm nêu chung bốn ấm. Ba tánh là chỉ riêng hành ấm. Ba ấm chỉ cho vô ký, hành ấm chung cho ba tánh (thiện, ác, vô ký), vì thế câu nầy hiển bày phi tâm. Câu dưới chính chỉ bày nghĩa vô tác. Nếu đối nghịch với tác giải thích: Câu đầu thì trái với trước, tức dứt hết, câu kế trái với một niệm, câu thứ ba trái với tâm hạnh lành, câu thứ tư trái với duyên cấu tạo. Vì thế sau dẫn chứng có hai:

1. Dẫn trong Tạp Tâm: câu đầu tiếp trước dứt bỏ sinh khởi vô tác (Bổn luận và trên giải thích tác giới là văn liên tiếp). Thức khác là bốn tâm, hậu tâm hướng về tác tâm ở trước, vì thế nói là khác. Câu là đồng thời, pháp nầy là vô tác. Tùy sinh nghĩa là nhậm vận khởi. Trong Thành luận nói chung nghiệp lý không hạn cuộc giới. Nhân tâm là thị hiện từ phát tác. Nhân là nghĩa nương nhau, tâm tức chọn riêng có tông. Sinh tội phước: Sinh là phát tội; phước là thiện ác vô tác. Văn nêu vô ký làlấy tâm khác. Trong phần gọi chung, hai câu đầu là chỉ thẳng chánh nghĩa, vì hai giới này đều dứt ác.

2. Từ cố trở xuống dẫn trong kinh Niết-bàn, già chế nghĩa là cấm đoạn. Trực là một phen nói cùng tận lý, không còn luận bàn khác, vì thế như trước nói, Thiện sinh là môn giới pháp thứ ba. Năm chữ như chế v.v… là bao gồm năm nghĩa, đối với trước rất dễ biết.

Trong phần ba nêu ra thể: Pháp thể sâu kín có chút liên quan đến lời nói. Nhưng trong lời sao vì kẻ mới học nêu thẳng chánh lý, văn nghĩa giản lược đến nỗi có nhiều sự sai lầm. Đây là nguồn gốc của luật giáo lại là căn bản của người tu hành thì sự cần phải giải thích rộng để giúp cho tâm dụng.

Nêu thể trạng nghĩa là tướng trạng của thể không có khác.

Trong phần nêu tông, câu đầu chỉ chung dị chấp, nay trở xuống nêu riêng bổn tông.

Hai luận chỉ cho Thành luận và Đa luận.

Nói không đồng nghĩa là bao gồm các bộ kế, không nêu ra bốn môn, cái gọi là: Không, có, song phi và lưỡng diệc. Song phi nhập không; lưỡng diệc quy về có, vì thế bốn môn này tính lại tức hai môn, xứ này truyền bá tuy có bốn bộ luật, luật Thập Tụng và luật Tứ Phần lúc bấy giờ thạnh hành, vì thế nay chỉ đối với Đa tông mà nói khác.

1. Luật Tứ Phần: Bộ Đàm Vô Đức gọi là Không Tông, cũng gọi là Tông Giả Danh, tức Thành Thật y cứ.

2. Luật Thập Tụng: bộ Tát-bà-đa gọi là Hữu tông, cũng gọi là tông Thật Pháp.

Nay các bộ: Bà-sa, Câu-xá, Đa luận, Tạp Tâm đều có tính kia, lược biết như đây.

Ủy biện dị tướng: Đủ như trong sớ, phần nhiều thấy giảng giải không biện về giáo tông, danh tướng,… do đâu mà biết thể, người học nhờ lời nói, cần phải lưu tâm. Nhưng nay trong lời sao y theo tông, nói thể chỉ lược Đa tông. Nhưng sợ kẻ học sau chấp trước vào văn, vọng nói ra sự xuyên tạc, vì thế phải lược chỉ bày.

Nghiệp sớ rộng nêu sáu vị để phân biệt, nay chỉ tóm tắt, chỗ cốt yếu dẫn ra để nêu bày.

1. Hai giới đều là hữu vi, không phải ba món vô vi, vì nương duyên cấu tạo bốn tướng sở vi (đây là hữu vi vô vi phân biệt. Ba món vô vi là hư không vô vi, trạch diệt vô vi và phi trạch diệt vô vi. Bốn tướng là sinh, trụ, dị, diệt).

2. Các pháp hữu vi gồm có ba tụ: 1- Sắc tụ; 2- Tâm tụ; 3- Phi sắc tâm tụ.

Hai giới đều là sắc, chẳng phải hai tụ khác (Đây là trong hữu vi ba tụ phân biệt).

1. Sắc có mười một, ba thứ:

2. Hữu đối sắc có thể thấy (tức sắc trần).

3. Hữu đối sắc không thể thấy (năm căn sáu trần).

4. Vô đối sắc không thể thấy (tức có chút phần pháp trần, pháp trần có hai: Một là tâm pháp, nghĩa là các pháp tâm sở; hai là phi tâm pháp, sắc pháp quá khứ vô tác, tức thuộc về sắc nầy).

Nay tác giới là thân tác, tức sắc thứ nhất. Khẩu tác tức thinh trần trong sắc thứ hai. Thân miệng vô tác gồm sắc thứ ba (trong tụ sắc nầy, ba sắc phân biệt).

– Trong sắc loại có hai:

1. Bổn báo sắc, nghĩa là bốn đại.

2. Phương tiện sắc, nghĩa là sự vận động tạo tác.

Tác giới không phải bổn báo mà là phương tiện.

Vô tác không phải hai sắc (đây là trong sắc thân miệng, hai sắc phân biệt).

5.  Tác giới là thiện sắc thinh, không phải ác vô ký.

Giới thể vô tác là thiện, có thể biết (trong phương tiện nầy, ba tánh phân biệt).

6. Tác nghiệp trước sau đều là giới, không đồng với thiện khác, vô tác đường thể là giới, không phải chỗ luận ở đây (đây là y cứ trong thiện chỉ y cứ về tác giới sau phân biệt).

Sáu vị trên đây là hiển bày tông kia.

Hai giới đều là sắc, tác sắc tức là hai trần: Sắc và thinh vô tác sắc là thuộc về pháp nhập gọi là giả sắc.

Hỏi: Vô tác đã không thấy đối, sao gọi là sắc?

Đáp: Ở đây có nhiều nghĩa.

1. Từ năng tạo gọi là sắc. Sớ chép: Giới thể đã khởi, nương thân miệng mà thành, tùy đủ biện nghiệp phán chung là sắc nầy.

2. Tổn ích gọi là Sắc. Lại nói: Tông kia nói bảy nghiệp đều là trong sắc, vì có tổn ích.

3. Ngại nên gọi là sắc. Lại nói: Vô tác tuy không thấy đối nhưng do bốn đại tạo, lại chướng ngại nhau. Y cứ chỗ có thể phân chia nên gọi là sắc.

Hỏi: Đã chướng ngại nhau thì lẽ ra đồng với căn trần. Đã là pháp nhập thì là chỗ đối của ý, tức không phải đối?

Đáp: Năm căn, năm trần, năng sở đều ngại đều là sắc, vì thế năng sở đều xen nhau đối không chung. Vì thế giả sắc không phải như vậy, tuy cùng ý đối, ý căn duyên chung tất cả trần nên chẳng phải là nghĩa đối. Lại giả sắc là sắc, ý căn chẳng phải sắc nên không phải nghĩa ngại.

Còn lại nói rộng như trong sớ.

Trong phần tác giới, khoa đầu nói tác nghĩa là ban đầu ở trong đàn tràng bạch tứ Yết-ma xong, sát-na thứ nhất về trước ba nghiệp, v.v… Phương tiện cấu tạo là: Trước dẫn luận, lại hai câu trên nêu thể chánh. Thân, miệng, nghiệp suy nghĩ, nghĩa là đi đến quỳ lễ là thân tác. Trình bày lời xin giới tức khẩu tác. Lập chí trông mong cảnh pháp, duyên tâm thấu suốt trước sau gồm ở thân miệng nên gọi là thân khẩu nghiệp suy nghĩ, tức nghiệp suy nghĩ đây là thể của tác.

Luận kia trở xuống gồm chỉ nghĩa duyên. Nói tạo đủ nghĩa là chỉ rõ thân miệng tự vô công dụng chỉ suy về tâm (ý), vì thế như ở đời tạo vật mất một trăm công, tự không thể thành, phải do người dùng, so sánh rất dễ biết.

Hỏi: Trong nghiệp sớ, ban đầu giải thích sắc tâm là thể, ở đây vì sao nói là khác?

Đáp: Thân miệng tức sắc nghiệp, tư tức là tâm cho nên không khác. Lời sao hiển bày cốt yếu khiến cho dễ hiểu mà thôi.

Trong phần nêu ra, nói do phạm liệt thọ, nghĩa là thiện ác tuy khác nhau mà phát nghiệp nghĩa có một, vì thế như trong luật nói tâm nghĩ tưởng khác nhau không đến được quả.

Lại trong phần không phạm nói làm rơi dao gậy, ngói gạch, cây gỗ trúng lầm người bị chết; dìu dắt, bồng bế người bệnh tới lui bị chết, tất cả việc làm này không có tâm hại nên không phạm. Đây tuy động sắc nhưng vô tâm nên không thành nghiệp. Dẫn chứng tức Thành luận: Hai câu đầu suy ngọn về gốc, hai câu sau nói bỏ gốc thì không có ngọn.

Hỏi: Nay nói tác thể là tâm vương là ý tư phải không?

Đáp: Trước nói rằng nghiệp tư, vì sao phải nghi mà hỏi, như xem trong luận, ba nghiệp đều là tâm, lìa tâm không có suy nghĩ, lời nói này dường như chỉ là tâm vương. Nhưng thể dụng của tâm vương dùng để phân, từ thể khởi dụng, dụng tức là thể. Nay nói về tác nghiệp, cứ nói dùng mà nói, vì thế Nghiệp sớ chép: Nói tâm chưa chắc là tư, nhưng nói tư thì ắt là tâm, phải cho kỹ càng.

Khiển trách khác là đối phá Hữu tông. Năm căn, năm trần, bốn đại là mười bốn sắc, do tông này nói căn trần thúc đẩy thức, rõ thiện ác vốn do tâm tạo, đây là căn trần đều thuộc vô ký. Kia không nói về tâm, căn, trần, bốn đại đều chung cho ba tánh.

Kế trong phần sắc thinh, việc nầy đã lập sắc thinh có hai:

1. Năm trần bên ngoài và báo sắc chẳng phải là tánh tội phước; phương tiện sắc bên trong là tánh tội phước.

2. Một niệm sắc, thinh, mắt tai đã không phải tánh tội phước; tương tục sắc thinh, pháp nhập đã nghiệp là tánh tội phước.

Nay lấy phương tiện và nối tiếp sắc thinh dùng làm tác thể. trong văn chia làm hai:

(1) Lập thể: Nối tiếp tục là phân biệt khác với một niệm. Đi đến quỳ xuống cho đến khi tác pháp xong tức là tương tục sắc. Trình bày lời nói đầy đủ để cầu xin giới là tương tục thinh. Thiện là phân biệt khác với năm căn năm, trần sắc. Dĩ trở xuống là ngăn ngừa, do mười bốn món sắc trong tông này đều là vô ký, nay lập sắc thinh sợ cho rằng trái với tông, nên giải thích đó mà thôi.

Pháp nhập thuộc về sắc quá khứ.

Ý thức được nghĩa là người có thể thọ.

Quỳ xuống, là trình bày lời nói, là sở duyên của tâm (xưa ghi: ba thầy bảy vị tăng, ý thức được ấy là sai).

Hỏi: Trước đã lập nghiệp tư đối với nghĩa đã rõ, vì sao sau thầy lại lập sắc thinh?

Đáp: Hợp giáo thuận tông rất có mạch lạc. Người đọc chưa rõ vọng sinh xem thường, kẻ học sau cẩn thận chớ theo.

Hỏi: Cả hai đều đưa ra hai cách giải thích, vậy phải y theo cách giải thích nào để làm nhất định?

Đáp: Văn không bỏ cũng không lấy, chọn hết cả hai cũng không sao, nhưng trong các văn phần nhiều dùng nghĩa trước, cả hai đều còn nhưng tùy người dùng riêng, nên tự suy nghĩ kỹ.

Hỏi: Ở đây khác với tác giới của Đa tông như thế nào?

Đáp: Tông khác lập riêng thì phải có khác. Dẫn phần đối chiếu ở trước y cứ vào căn trần để phân tách, như bàn tay có các ngón, còn lại như trong phần nói riêng.

(2) Giải thích vô tác: trong phần chỉ bày thể, nói phi sắc phi tâm: Đây là tên của tụ thứ ba trong Thành luận, cũng gọi là Tụ bất tương ưng. Tụ nầy có mười bảy pháp, vô tác tức là một pháp trong mười bảy pháp đó.

Bởi thể của vô tác không hai, cho nên mới nhập vào đây, tức lấy tên của tụ dùng làm thể kia. Nhưng từ xưa đến nay bàn về thể phần nhiều căn cứ riêng vào Nghiệp sớ, nêu cả hai chấp:

1. Pháp chấp, có giảng luật Tứ Phần, chính là y theo Tạp Tâm nêu tâm thể phi sắc. Có người học luật Thập Tụng lại y cứ Thành Luận lập sắc là thể, nêu thể thì thuận, y cứ theo giáo thì trái tông, nên gọi là pháp chấp.

2. Mê chấp có tông Hoằng Giả lập sắc là thể, hoặc truyền Hữu bộ chấp tâm phi sắc, Quang Sư dùng lý làm thể, Nguyện Sư dùng năm duyên thọ giới làm thể, ở đây là nói các vị Tổ sư trước đây còn có những sự khác nhau như vậy. Soạn trong Nghiệp sớ nêu rộng nghĩa chương. Phân tông định thể, văn lý sâu rộng, chỉ do người học không khéo thảo luận nên mới khởi ra đầu mối khác nhau kia. Nay xin lược dẫn.

Bộ Tăng Huy Ký chủ định phi sắc phi tâm là nghĩa hạt giống, tức lập hạt giống làm thể.

Có người cho rằng: Phi sắc phi tâm là tên của tụ thứ ba. Do loại vô tác này không tương ưng với sắc tâm, xếp vào tụ thứ ba nên gọi là phi sắc tâm mà thôi. Có người cho rằng: Phi sắc phi tâm tức là sắc vi tế, đồng như Hữu tông kia. Ngài Nam Sơn giải thích rằng: Phi sắc nghĩa là không do năm trần bốn đại tạo thành, v.v… há chẳng phải là lựa sắc thô, tâm thô, chỉ lấy sắc nhỏ nhiệm ư? Có người giải thích chẳng phải sắc là tâm.

Dẫn Nghiệp sớ chép: Xét nghiệp thể kia vốn do tâm sinh, đây là ngài Nam Sơn xét nhập vào Đại thừa. Có người cho rằng: Phi sắc phi tâm là tư chủng làm thể, như vậy v.v… không một thứ nào thật có, như riêng bị phá. Tổ sư gọi là nguồn gốc điên đảo, lý vị sơ sài, đánh giá quá lạm sao có thể hơn được.

Ở đời có người nói rằng: Phi sắc phi tâm rốt ráo thể kia là pháp gì? Nay vì họ mà giải thích rằng: Thể kia rốt ráo là phi sắc phi tâm, làm sao dùng danh để định thể được? Vì thế lại nói rằng hai phi chính là loại trừ đó mà nói, danh trở xuống là không thể.

Lại hỏi rằng: Trong luật nói phi pháp phi nhân là loại đối nhau có thể, không thể. Đây đều không hiểu giáo có quyền có thật, danh không phóng khoáng (lãng phí), nên phần nhiều là vọng thuật.

Trong phần giải thích phi sắc có hai:

1. Ước về năng tạo dùng tác để nói lên vô tác, nghĩa là năng tạo là tâm nên cái phát ra là phi sắc.

Sớ rằng: Đã là tâm khởi thì đâu phải do năm trần, bốn đại thành.

Trần là năm trần, đại là bốn đại.

Hỏi: Vì sao y cứ về năng tạo dùng tác hiển bày vô tác?

Đáp: Vì đối phá Hữu tông, kia chấp sắc tạo năm trần bốn đại mà thành.

2. Dĩ trở xuống là nghĩa chứng, chỉ y cứ về sở phát (cái phát ra) để hiển bày phi sắc. Trước nêu sắc là gồm nói về nghĩa sắc, không ngoài năm nghĩa: 1- Tướng; 2- Dị; 3- Tổn; – Ngại; – Đối. Phối hợp văn rất dễ hiểu.

Hình đoạn: Có dáng mạo.

Phương sở: Có nơi chốn.

Mười bốn sắc: Như nói ở trước.

Hai mươi gồm hiển sắc có mười hai (xanh, vàng, đỏ, trắng, ánh sáng, bóng tối, khói mây, bụi sương, đây là hạn cuộc tánh vô ký. Hình sắc có tám (dài, ngắn, cao, thấp, vuông, tròn, nghiêng, thẳng, đây là chung ba tánh).

Não hoại: Loài hữu tình có đủ hai món này, loài vô tình chỉ có hoại.

Luận rằng: Sắc là tướng não hại, trong tướng vô tác não hại không thật có.

Hỏi: Vô não thì có thể thật có. Nếu nói rằng vô hoại vì sao giới có hơn kém và bốn xả ư?

Đáp: Đây tức là Thành tông, thông nghĩa sâu xa.

Vô trở xuống là nói lên phi sắc rất dễ hiểu.

Trong phần phi tâm, trước đối năng tạo, tác giới dùng tâm làm thể. Tâm là duyên lự, vô tác ngoan thiện thể không giác biết, vì thế không duyên lự (hoặc nói rằng vô tác không thể dùng tâm duyên lự: Đây là không hiểu lời nói).

Diệc trở xuống là nghĩa chứng. Dùng tâm hiển phi tâm, năm nghĩa nói về tâm, thâu suốt bốn ấm. Lự tri tức hành tâm. Mờ tối: Hoặc nói về ngu trí, hoặc nói về nhớ quên, hoặc minh là nói hành tâm, ám là ba tâm.

Ba tánh là ba tâm hạn cuộc vô ký, chỉ có hành chung cho ba tánh.

Rộng lược: Hoặc y cứ về duyên, cảnh tiệm đốn tức là hành tâm, hoặc y cứ về tâm pháp, một tâm chia ra bốn uẩn, sáu nhập, sáu thức, v.v… lần lượt nói về rộng hẹp có thể tìm thấy.

Báo pháp: Đáp lại nhân gọi là báo, chúng sinh chiêu cảm quả báo tâm tánh khác nhau.

Vô trở xuống là nói về phi tâm, không có năm nghĩa trên nên nói là không đủ.

Trong phần kết, Thành luận có bốn tụ: 1- Sắc; 2- Tâm; 3- Phi sắc tâm; – Vô vi.

Vô tác là pháp thứ mười bảy trong tụ thứ ba (mười bảy pháp: đắc, phi đắc, đồng phận, mạng căn, quả vô tưởng, định vô tưởng, định diệt tận, sinh, trụ, dị, diệt, danh thân, cú thân, tự thân (văn thân), già chết là pháp vô tác của phàm phu. (Vô tác đây là pháp thứ mười bảy)).

Trong phần dẫn chứng, bổn luận có hai đoạn:

(1) Kia trước hỏi rằng: Có người nói: Tác nghiệp hiện có thể thấy như bố thí, lễ bái, giết hại, v.v… đây là có thấy thì lẽ ra có, còn nghiệp vô tác không thể thấy nên lẽ ra không (đây là y cứ vào tác để nạn không có vô tác).

Đáp: Nếu không có vô tác thì không lìa các pháp giết, v.v… (đã lìa được giết v.v… thì nghiệm ra có vô tác).

Hỏi: Lìa tên vô tác, không tác thì không có pháp, như khi người không nói thì pháp ngữ cũng sinh, khi không thấy sắc thì không đâu không thấy sắc? (Đây là khi đối cảnh để hạn khi khác không đối cảnh, dẫn dụ có thể hiểu).

Đáp: Vì lìa sát sinh được sinh lên cõi trời, nếu không có pháp thì lấy gì làm nhân (đây là y cứ về cảm báo lúc khác thì có).

Hỏi: Không vì lìa sát mà sinh lên cõi trời vì thiện tâm (đây là suy thiện tâm làm nhân, bắt bẻ công chẳng phải vô tác).

Đáp: không phải như vậy. Xét trong lời sao, như các lời nói trong kinh. Trong kinh tức luận gia tự dẫn. Tinh tấn tức tác nghiệp, sống lâu là hiện báo. Tùy sống lâu phước nhiều nghĩa là vô tác thêm lớn phước tức lành vô tác.

Nói phước nhiều thọ vui cõi trời: Đây là chứng minh rằng sinh lên cõi trời vốn do vô tác chẳng thiện tâm. Vì thế từ nhược trở xuống phản chất nên có vặn hỏi. Nói chẳng phải tâm lành không do tâm lành, tức biết vô tác nhậm vận tự như vậy, thì phi tâm đã rõ.

Không thể thường có nghĩa là tâm con người chưa chắc thường hướng đến việc lành, vì thế trong các đoạn sau, câu đầu lập nghĩa. Luật nghi tức thọ thể. Nhược trở xuống là giải thích thành. Bất thiện tức trái nhau, vô ký tức thành nghiệp. Y theo luận dưới tâm vô ký có chữ vô tâm, đây là nói thọ thể.

Nếu là tâm: Chỉ là thiện tâm thành trì, không lẽ tâm khác cũng gọi là trì, tức nghĩa ba tánh nhậm vận.

Cố trở xuống y cứ quyết định.

Lúc bấy giờ là chỉ khi tâm bất thiện và vô ký ở trên.

Không có tác là do tác quyết là tâm lành. Nay do tâm khác sao cho khởi tác. Đã không có tác mà được gọi là trì giới, chính là bổn thọ vô tác không nhờ duyên tạo thành, nhậm vận thường có, rõ biết vô tác phi tâm.

Trong kinh Niết-bàn đủ như phần nêu tông đã dẫn. Sắc vô hình là nói phi sắc. Phi xúc đối tức là phi tâm. Trong Thập Trụ, sắc phi sắc, kia là tông, Đại thừa là sắc, tức sắc của tâm nên không nói tâm.

Vô tác phi sắc: Thể tức là tâm nên không nói phi tâm. Nay chỉ lấy tên phi sắc kia để làm chứng mà thôi.

Hướng dẫn các văn trong phần kết chỉ bày, tuy là xả hai chứng, chính là muốn đối phá chấp sắc của Hữu bộ. Do đó, trong văn chỉ kết phi sắc, nghĩa phi tâm đã không có chỗ đối thì mượn gì để chứng thành nên không nói. Trên y luận chỉ bày, nói về thể tướng chưa rõ ràng lắm, còn Nghiệp sớ mới trình bày y cứ nghĩa có ba tông, nay lược nêu bày. Hễ muốn xét về thể phải biết tạo nghĩa của ba tông có cạn sâu. Giáo tướng của hai thừa khác nhau, mảy may không xen lạm mới nói về thể được.

(2) Trước nói Hữu tông phân ra Tiểu giáo. Tông kia cho rằng: Tiểu cơ sức thấp kém không y cứ về tâm luận. Hai nghiệp thiện ác đều do sắc tạo. Năng tạo là sắc, sở phát cũng là sắc, vì thế tác và vô tác đều lấy sắc làm thể. Thầy của bộ tông kia tuy giải thích nhiều nhưng ý chưa khéo léo, vì thế đến nghiệp sớ mới chỉ ra thể tướng, mới là lý cùng tận. Sớ văn chép:

Như luật nói nghiệp, sắc thiện, sắc ác, đường lành, đường ác mà thiên nhãn thấy, tùy hạnh đã tạo như thật biết rõ, dùng văn nầy làm chứng, chính nói nghiệp thể (thể của nghiệp) là sắc pháp.

Lại chép: Song thể của sắc này giống với Trung ấm, vi tế khó biết chỉ có thiên nhãn mới thấy, thấy có tướng mạo thiện ác rõ ràng, há y cứ về trần đối dụng chung sắc tánh. Các Sư phân biệt lý do, xét nghiệp lượng kia ý nói như thế (nên biết, luận kia chỉ chấp vô đối sắc nhập vào giả sắc, chỉ là sắc sâu kín, nêu riêng lời sớ nầy).

(2) Nói bổn tánh, Thành luận quá phần Tiểu thừa, giáo tuy nghĩa tiểu trái đạo tiểu. Tuy thông Đại thừa mà chẳng phải hoàn toàn Đại giáo. So sánh trước thì hơn, hướng về sau thì kém, đây cho nên lập thể giữa hai điều kiện này.

Trước nói tác giới sắc tâm năng tạo. Sắc là bổn giáo, tâm là quá phần, đồng thời nói về sở phát phi sắc phi tâm. Phi sắc tức quá phần, phi tâm tức bổn giáo. Kinh Đại Tập, cái gọi là thầy của bộ Đàm-vô-đức che ẩn pháp tạng. Giới sớ cũng nói là bao gồm quyền thật, nghĩa kia ở đây. Nếu nói về tác giới còn có thể theo văn, riêng vô tác này trải qua, cho nên phải hiển bày. Phi sắc phi tâm được tên có nhiều khác nhau:

1. Giải thích đối tác, như Thành tông giải thích ở trước.

2. Giải thích tác, Sớ chép: Do tác ban đầu khởi quyết phải nương sắc tâm, vô tác sau phát khác với duyên trước nên gượng gọi đó là phi sắc tâm mà thôi.

3. Giải thích lựa chọn giáo, Phi sắc lựa tiểu, phi tâm nhường đại.

4. Giải thích lỗi phế: Tác giới nói rằng thân miệng, đây là đủ vô tác gọi là phi sắc, tức đối phá hai giới của Hữu tông.

Lại nói phi tâm: tự bỏ tác giới của bổn tông.

5. Giải thích nghi. Đầu tiên nghi tác đã mượn đủ lẽ ra là sắc, nên nói phi sắc. Và giải vô tác bèn nói tâm khởi. Lại nghi là tâm nên nói là phi tâm. Nếu nói về thể kia đã do tâm mà thành thì thể há do vật khác. Chỉ do giáo pháp có hạn không thể lạm không. Giáo đã quyền đâu có theo thật được.

Vả lại, như Thành luận nói sắc thì vô ký ngoàn sắc bàn tâm, sáu thức vọng tâm là do phi sắc, thì nói rằng không do năm căn bốn đại tạo thành. Phi tâm bèn cho là thể không duyên lự. Bởi thiện tánh ghi nghiệp. So sánh sắc hoàn toàn trái nghiệp, thể vô tri thật khác với tâm. Xét trong luận thì thể mạo thật chỉ cho tâm nghiệp, nhưng không bàn về hạt giống nên gọi phi sắc, không nói Lệ-da nên gọi là phi tâm. Vì thế Nghiệp sớ chép: Xét thể của nghiệp kia vốn do tâm sinh (vì từ tác khởi), lại huân vào bổn tâm (bổn tâm tức sáu thức vọng tác nên nói trở lại). Có năng có dụng (năng tức dụng sau, tức đối ngăn ngừa), tâm đạo mờ mịt chỉ có thể gọi là thông, vì thế y cứ vào sắc tâm cùng tột nêu ra thể tánh (gồm nghĩa duyên), đều lấy năm nghĩa tìm đó thì không thật có (không tương ưng), không biết gọi là gì nên gượng gọi chẳng hai. (Cả hai tìm không được, không thể gọi tên mà gọi, nên nói là gượng gọi).

(3) Viên giáo tức là nghĩa Đại thừa. Hai phần trước giải thích đều không rõ giáo, vì thế trong kinh Niết-bàn hoặc sắc, phi sắc đều bị tranh luận. Đức Như lai nói không hiểu ý ta. Đây do Tổ sư lấy Đại thừa viên thật liễu nghĩa, quyết khai quyền giáo hiển bày các Đàn tràng thọ thể của ta, ý khiến người tu hành có thể gá tâm, nay chia làm hai:

1. Nêu bày viên thể, tức nói A-lại-da tùy duyên biến tạo chứa đựng hạt giống.

1-(1) Nói năng tạo: Lại tức sáu thức y theo thức thứ tám khởi, khác với Tiểu thừa. Dầu có gồm sắc, nhưng sắc nầy cũng là tâm, không giống tâm sắc thể khác ở tiểu tông.

1-(2) Nói sở phát tức tâm đã tạo các hạt giống gốc lành tạng thức giữ gìn, tùy tâm không dứt. Như trong kinh Lăng-già nói biển thức, sóng thức. Sóng từ biển khởi, rồi trở lại biển. Sóng không có sóng riêng, mà tức là nước biển, năng tạo sở phát, toàn thể là thức lại không có pháp khác. Phải biết loại sắc nầy tướng đầy đủ nên nói là sắc, không giống như năm căn bốn đại, lại không có giác biết nên chẳng hai. Tùy nghi phương tiện ngộ nhập là trước tiên; Đại, Tiểu, Quyền, thật cần phải xem xét kỹ càng, vì thế trong Nghiệp sớ chép: Trí biết cảnh duyên, vốn do tâm tạo. Không có duyên cảnh vọng (không thật) nhưng chỉ một thức tùy duyên chuyển biến nên có kia có đây. Muốn rõ vọng tình phải biết vọng nghiệp vì thế tác pháp trở lại huân vào vọng tâm, ở bổn tạng thức thành hạt giống thiện, đây là giới thể.

2. Nói về viên tu, đã biết thọ thể. Ngay khi phát tâm là thành ba tụ, vì thế hễ hành trì một giới cấm nào thì điều ác không khởi, tức nhiếp luật nghi; dùng trí quán sát tức giới nhiếp thiện pháp; không đâu chúng cứu hộ tức giới nhiếp chúng sinh. Nhân thành ba hạnh, quả được ba Phật, do thọ khởi từ nhân đến quả, thật ra hạnh nầy là căn bổn của người xuất gia, mới khế hợp với bổn hoài lập giáo của Đức Như lai. Vì thế trong Nghiệp sớ chép: cho nên người tu hành phải thường suy nghĩ về hạnh này, tức là ba tụ, v.v…

Lại nói: cuối cùng quy về Đại thừa, cần phải có nơi để tâm. Lại nói: Đã biết ý nầy phải giữ gìn như tánh mạng, như phao nổi. Lược nêu đại cương, còn lại rộng như kia đã bàn, người học sau phải nghiên cứu rõ ràng tỉ mỉ. Vả lại năm trược ràng buộc, bốn con rắn (bốn đại) chưa thoát được, chung chỗ với quỷ súc, khổ sở đau đờn, đâu được không suy nghĩ, thanh thăng ngồi giữ bồn tro. Dầu có tu tôn kính mà không được môn kia chỉ luống siêng năng khổ nhọc mà không hề có chỗ đến. Nếu cùng tận được sinh tử, chở nghiệp quấy vô biên, phá được hôn mê từ vô thỉ, chứng được pháp thân Vô thượng chỉ một môn giới này, rất là yếu thuật. Chư Phật khen ngợi trong các kinh, các Tổ mở mang thạnh hành vào những đời trước, cần phải tin sâu chớ tự nghi ngờ. Phải cho rằng thọ thể là hai mắt, tùy hành là hai chân, thọ thể và tùy hành giúp nhau, tuy muôn hạnh cũng có thể thành tựu. Mắt và chân giúp nhau tuy ngàn dặm nhưng chắc chắn sẽ tới được, tự mình không đồng đạo thì làm sao nói từ bi?

(4) Trong phần trước sau, nếu nói về tác giới thì không có trước sau. Riêng vô thường này có nhiều cách giải thích nên phải giải thích rõ ràng.

– Trước giải hai câu trên là nêu thí dụ, cố trở xuống là dẫn chứng. Niệm đầu đều có, có thể nghiệp hết đều sinh.

– Sau giải câu đầu trong khoa đầu là nêu nghĩa. Cố trở xuống dẫn chứng. Pháp thế gian là do duyên cấu tạo thành. nhân tức là tác giới, quả là vô tác. Như trở xuống dụ cho hiển. Cố trở xuống là chuẩn định.

Khoa kế do lập trước sau trái với luận văn trên nói niệm ban đầu đều có, vì thế phải giải thích.

Trước ngăn ngừa. Thử trở xuống là giải thích chung, đầu nói tác đều cùng khởi. Bất trở xuống là nêu bày hình đều sau hình. Trên nói sau nhưng lời nói chưa rõ còn sợ xen lạm đồng niệm đầu tiên, vì thế lại dặn dò rằng cũng là, v.v… Về trước hai lời giải đều là nghĩa xưa, nếu y theo Nghiệp sớ thì dùng lời giải thứ nhất, nhưng không rõ nghĩa ba thời chưa cùng tận.

Sớ nêu nghĩa nay rằng: Nay giải một thời không phải trước sau khởi, há có tác dứt rồi vô tác mới sinh. do bổn đàn tràng nguyện tâm giới hạn tức nhân thành (hai giới nhân sinh). Đến sát-na sau hai giới đều đủ (hai giới quả mãn) vì thế nói rằng khi tác có vô tác (kết nêu bày văn trong luận, cho nên biết văn nầy không nói tác có vô tác).

Lại y cứ một thọ nói ba thời vô tác:

1. Nhân thời vô tác (từ khi mới đăng đàn tác có tùy tác. Sinh hình có nhân thành chưa hiện).

2. Quả thời vô tác có hai: (Khi ba pháp xong, một tức đồng trên tác đủ. hai là hình đủ quả mãn).

3. Quả hậu vô tác (sát-na thứ hai, chung khi qua đời).

(5) Trong phần nhiều ít, khoa này không hạn cuộc giới thể, gồm nêu tám thứ: Thiện, ác, định, tán, thế, xuất thế, nghiệp thế gian, nghiệp xuất thế gian. Tất cả gồm thâu nên nói là phiếm.

Trong phần nêu rằng y theo Đa luận: Nếu thuận theo Đa Tông thì nên nói rằng vô giáo, nhưng đều chung kia đầy.

Trong phần nêu giải thích, hỏi: Tác câu đã sinh chung với nhau phương tiện, sao gọi là vô tác?

Đáp: Tuy chung với tác mà không ngại thể kia, không nhờ duyên cấu tạo, do hai pháp trái nhau tánh không thể hợp, nêu sớ nói không do tâm khởi nhậm vận cảm nhau, vì thế gọi là Tác câu, cùng với vô tác nầy.

Hai hình câu: tuổi thọ hết, thân diệt mất: theo luận thì thọ thể thật chung cho bốn xả. Vả lại, nói theo bổn kỳ một tướng thì hai món trên giới thiện cả hai thông. Nay nói thọ thể chỉ ở hai môn nầy, còn lại không liên hệ nhau. Nghĩa năm, sáu gồm tùy hành.

Yếu kỳ có thể đồng như tự thệ.

Trong phần ba, trước nói việc lành. Câu sau lại nêu việc ác. Như giới sát đủ loại như trên đã nói.

Bốn tùy dụng: Trên chỉ vật tại, đây y cứ về sự trì dụng, thiện ác loại giải.

Trong phần năm, trước y theo Đa tông, thân miệng không xen nhau thì có duyên khác, nói dối là khẩu nghiệp hiện tướng nêu tướng, vì nương thân thành. Trộm cắp là thân nghiệp, chú vật quá khuyết (chú nguyện cho chúng sinh), vì nương miệng mà thành.

Nhược trở xuống xét khác thành tông. Không như vậy thì hễ tạo thành nghiệp, không nói duyên khác. Như miệng tạo thân tức phát khẩu nghiệp, thân tạo cũng vậy.

1. Sáu trợ duyên: Năng giáo phát nghiệp, nương sở giáo kia. Trước trong văn tạo tác giúp thành nêu giới sát sinh và trộm cắp, dạy thiện y theo đó mà biết.

2. Yếu kỳ: Nói có khác gì với hình?

Đáp: Hình đều tùy theo báo, yếu kỳ không nhất định.

Sớ chép: Như mười đại thọ và tám phần chừng, cốt yếu tâm theo thời kỳ phát thệ mà khởi (mười thọ rút ra từ kinh Thắng-man, tám phần chừng khai tự thệ).

Văn nêu việc lành, việc ác cùng đồng như vậy.

1. Tùy tâm: Đây là nói hai giới định và đạo, văn chia làm hai:

2. Y theo Đa tông, Đa tông có thể nhập định, nhập đạo, có thiền vô lậu luật nghi, xuất định thì không có.

3. Dẫn trong Thành Luận: Hai câu đầu là đối phá tông kia. Trong luận dưới chữ có (hữu) lại có một câu thường không làm ác.

Tâm lành là nêu bày tùy tâm. Nếu như vậy định đạo vô tác lẽ ra không phải ?

Đáp: Chỉ có thể tùy tâm mà thật ra là phi tâm, do nghiệp tánh kia có thể khởi thói quen sau, nên nói tâm lành càng thù thắng mà thôi.

Thử trở xuống nêu tên, biệt trở xuống là chọn khác.

Chỉ tùy tâm ấy vì là suốt đời.

Hỏi: Thành tông nói biệt giải thoát cũng do tâm tạo, sao chỉ tùy thân?

Đáp: Vì nghĩa giáo giới hạn.

Nếu như vậy thì tại sao lời sớ nói công do tâm sinh tùy tâm mà dứt?

Đáp: Vì nghĩa quá phần.

Tức trở xuống là dẫn chứng. Đạo lực tức đạo và giới.

Lại trong Trí luận chép: Sơ quả sinh vào nhà giết dê, thà chết chớ không giết. Đây chứng tỏ tùy tâm sinh tử.

Nghiệp sớ, hỏi rằng: Tùy dùng và tác câu khác nhau thế nào?

Đáp: Nghiệp tướng và hư thông chẳng chướng ngại nhau, lẫn lộn đồng thời tùy nghĩa mà khác. Vả lại như cầm roi thường biết là sẽ bị khổ. Đã không thời hạn tức không luật nghi là hình câu nghiệp. Yếu thệ thường hành tức là nguyện nghiệp, khẩu giáo đánh đập tức là duyên khác.

Văn thọ hành ở trước là giúp nghiệp động theo. Nghiệp khởi thì là tác câu; roi đầy đủ không mất thì gọi là sự còn. Tùy tác cảm nghiệp há chẳng phải từ dụng, niệm ác chưa dứt lại là tâm câu nên nêu một duyên liền chung tám nghiệp, còn lại thì xếp vào biết có không.

Y theo đây để rõ, hoặc đơn hoặc phức, xen lẫn không nhất định, cùng tột lý nghiệp, ở văn nầy.

Trong phần phân biệt chung, bảy trước hạn cuộc cõi Dục, vì thể là sự loạn; một cái sau hoặc thế thiền, riêng chọn định cộng, hạn cuộc hai giới vì nghiệp hữu lậu. Nếu xuất đạo thì gồm thâu đạo định.

Nói không phải ba giới vì đều vô lậu. Trên y cứ về giới chọn dùng nghĩa cầu; kế y cứ vào thiện ác mà chọn. Bảy trước chung cho thiện ác, một sau hạn cuộc điều thiện; ba, lựa thế gian, xuất thế gian, bảy trước hạn cuộc pháp thế gian, bảy ác hạn cuộc thế gian, bảy thiện chung cho xuất thế vì là phương tiện của đạo; một sau là định cộng chung thế gian và xuất thế gian, đạo cộng hạn cuộc xuất thế gian.

Bốn, là y cứ theo bảy thiện trước thì thứ nhất, thứ hai và bảy chung cho giới thiện, bốn thứ còn lại hạn cuộc thiện rộng.

Năm: Định cộng có tà và chánh.

Sáu: Đạo cộng chung cho đại, tiểu, rộng lớn như vậy.

Đại môn thứ hai, thọ tùy đồng khác, vô tác trong năm thứ đồng.

Bốn đối địch đồng nói thể còn nghĩa là bổn thọ không mất. Đối sự là sự tức cảnh, do có bổn thọ mới khởi phòng hộ, tức gọi là bổn thể có công năng ngăn.

Trong phần tùy cùng một, đồng sớ nói đối không hưng trị cùng tác đồng. Vô tác đây nghĩa là chẳng phải tác câu, nghĩa là khởi đối phòng tức có hạnh lành, tùy thể đều sinh, tác dụng đã dứt mà thiện nầy thường còn, vì thế gọi nghiệp nầy là tùy vô tác, đối địch với phi nên đồng với thọ (theo đây, ngoài Tùy vô tác có tác câu riêng, tùy tác liền dứt).

Trong năm, giới trọng phát: Nghĩa là nói thọ thể có ba phẩm. Dư, thiếu không nhất định, nghĩa là tùy thể cũng có ba. Do nghiệp tùy tâm phát, thọ tuy hai giới đều đủ ba tâm vì thế khiến vô tác cũng có ba phẩm.

Nêu Thành luận: Đối chọn hữu tông thì thọ chỉ có một phẩm, tùy có ba phẩm, thì một nhiều khác nhau, trong bốn khác:

1. Thọ chỉ khởi tâm, vì thế có thể phát chung. Tùy là tu tạo chỉ được phát riêng.

2. Nói tùy vô tác sự chỉ nghĩa không, là không đâu chẳng có vô tác, chỉ do tùy giới tùy tác phòng phi, tác dứt thiện còn. Không ngăn ngừa thì không thể gọi là tùy, nên nói là không. Trước dẫn sớ rằng thiện nầy thường còn, văn chứng minh đó.

3. Nói hai không tức ác, vô úy.

4. Kế là tác giới.

Trong năm đồng, danh thể trái với trước, nghĩa đồng như trên.

Đoản đồng nghĩa là hai giới đều y cứ về mặt sắc tâm, động diệt thì dứt.

Hiệp đồng nghĩa là không chung với ác, vô ký.

Nếu như vậy thì như trong Đa luận bốn tâm được thành.

Hựu trở xuống trong phần trì phạm nói tự làm, dạy người làm, từ nghiệp mà thành, đều y cứ và làm phương tiện trước, tâm khác thành nghiệp há chẳng phải hai tác chung cho ba tánh ư? Suy nghĩ đó có thể hiểu. Thứ tư trong bốn thứ khác đều nêu khác, cố trở xuống là dẫn văn chứng minh thọ.

Trước nói thọ một phẩm. Hỏi rằng: Đa tông có thể được. Thành luận giới được thọ lại, kia nói một phẩm ư?

Đáp: Tuy khai thọ lại vì ba phẩm không chung, nếu như vậy vô tác vì sao dùng thọ chia ba phẩm?

Đáp: Vì vô tác chẳng phải sắc tâm. Tuy có ba phẩm tăng làm một thể. Tác là sắc tâm tăng thêm ba phẩm trước sau đều khác, nên không có nhiều phẩm.

Trong tùy xuống nêu nghĩa nhiều phẩm.

Cảnh hơn kém tức y cứ chỗ ngăn ngừa, hiển bày cảnh nặng nhẹ, nghĩa là thiên đầu hơn hẳn, chúng pháp kém nhất, chặng giữa ngang nhau hơn kém sẽ biết. Hoặc y cứ vào có thể ngăn ngừa khó dễ, chia ra: Đột-cát-la chí khó là hơn, Ba-la-di nặng dễ khiển lại kém, chặng giữa có thể hiểu.

Trong văn thứ ba, vốn nói sở duyên mà chia bốn khoa là tâm tùy theo cảnh mà khởi nên trước tiên nói tâm. Tâm cảnh tương ưng tức thọ thể nên ba là nói giới. Giới phải có dụng nên sau nói ngăn ngừa, bốn nghĩa khớp nhau không thể cô lập, vì thế khoa đầu, đầu tiên nói phần sơ lược trước. Đãn trở xuống là bày nay rộng. Hai câu trên là nêu ý, hai câu dưới là nói lợi ích, câu trên khai giải, câu dưới giúp hạnh.

1. Đầu, trong tâm năng duyên hiện tại lựa chọn khác với quá khứ vị lai, tương tục chọn khác một niệm.

Sớ chép: Niệm niệm tuy dứt mà thường tương tục khởi, tức dùng tâm nầy làm căn bổn giới nhân.

2. Trước nêu cảnh, như trở xuống là nêu sự hiển tướng. Như cho mình là oán, oán kia đã chết thì là quá khứ. Hoặc oán có con tức hiện tại, cháu tuy chưa sinh, sinh sẽ là thù, tức là vị lai.

Nghiệp sớ chép: đang sinh không phải là vị lai (xưa cho rằng con trong bụng là vị lai là sai, tức thuộc hiện tại). Đối ba cảnh này đều có thể khởi tâm hại, muốn thành tịnh giới thì phải dứt tâm ác, vì thế cảnh sở duyên bao gồm ba đời.

Kinh Niết-bàn chép: Nếu người chém chặt thi chết do nghiệp duyên này đáng đọa địa ngục.

Trong phần dẫn chứng văn luận nêu câu hỏi để phá Đa tông. Trong phần đáp, câu đầu chánh đáp. Sở chỉ cho cảnh. Như trở xuống là nêu thứ lớp, y cứ về quá khứ, vị lai cũng giống như vậy.

3. Phát giới. Hỏi: Đây khác với năng duyên ở trên thế nào?Đáp: Trước là tâm năng duyên, đây là giới sở phát.

Do thọ thể kia không thể nêu bày, lại y cứ năng duyên để nêu bày sở phát. Lại hai thứ trước là tác giới, hai thứ sau là vô tác. Lại ba hạn cuộc thọ thể, bốn là tùy hành.

(6) Phòng phi. Văn trước nói hiện tại vô phi: Đây là y cứ đối trị tâm hành để nói về ba đời. Phòng là dự phòng trước không để khởi phi. Đối trị hiện tiền là ngăn ngừa sai trái chưa xảy ra, vừa mất chánh niệm liền rơi vào lỗi lầm sai trái. Vì thế phải biết hiện tại không có nghĩa phòng ngừa.

Trong phần giải thích ngại, trước hỏi: Nghiệp sớ nêu như xưa đã truyền thì biết xưa nay vâng theo lời này. Tỳ-ni tức bảy pháp diệt tránh, trước vì tranh cãi khởi ra mới dùng pháp, diệt tức diệt những gì đã xảy ra, đã xảy ra tức là thuộc về quá khứ, y cứ vào đây chỉ nói giới, ngăn ngừa vị lai ở đây gồm quá khứ, há chẳng phải trái nhau sao? Nên phải giải quyết nghi ngờ.

Trong phần đáp, văn ở đầu nói: Cảnh tuy lỗi là kẻ thù chết. Phi phi quá (chẳng gì không phải lỗi lầm): Việc chém giết còn, lỗi tuy không mất, hướng về giới thanh tịnh thì cấm không sinh, lại thành chưa khởi nên nói giống như đây. Giống như là nói lại đồng. Đây là giải thích thuận thành nghĩa là lời giải thích xưa giới phòng chưa khởi.

Kế giải thích tức y cứ vào việc phạm tội và sám hối. Nói giới cũng chung cho hai phòng ngừa, lại phá hạn cuộc của lời truyền xưa.

Nghiệp sớ nói rằng: Xưa giải thích Tỳ-ni trừ việc đã khởi, căn cứ theo bảy Tỳ-ni, giới ngăn ngừa việc chưa khởi, nghĩa là đàn tràng thọ thể, ở đây hạn cuộc luận mà thôi. Nay giải thích Tỳ-ni cũng trừ việc đã xảy ra và chưa xảy ra, như bốn pháp diệt tránh đối trừ, đây là diệt việc đã xảy ra. Nói quán là chính dứt việc nên xảy ra mà chưa xảy ra, tức dứt lỗi chưa xảy ra, giới cũng hai ngăn ngừa, nghĩa giống như lời sao giải, còn lại trở xuống chỉ cho giới sớ văn thấy trong Nghiệp sớ.

Kia lại nêu ra bốn địa vị trong Đa tông:

  1. Năng duyên hạn cuộc một niệm.
  2. Sở duyên chỉ thuộc hiện tại.
  3. Giới phát cũng chỉ một niệm.
  4. Ngăn quấy chung cho quá khứ, vị lai.

Trong phần riêng lựa chọn, khoa đầu, trước chọn sở duyên. Mắc tội hiện tại: Trong phần tùy: Trì phạm phải đối cảnh thật.

Quá khứ, vị lai chỉ khởi tâm: Cảnh không đối hiện tại vì chỉ có thể tâm duyên.

Thuyết ngôn: Hiển không phải đều thật.

Khoa kế từ nhược trở xuống là chọn sở phát.

Một niệm: Hạn cuộc ba pháp trong một sát-na, do trước nói duyên cảnh chung ba đời, phát giới chung nối tiếp, ở đây phải chú trọng chọn hạn cuộc nêu giới hạn.

Trong phần dẫn chứng, văn trong luận nói giới mà nêu lòng từ bố thí vì bố thí đứng đầu tiên trong sáu độ là hạnh dụng của Đại sĩ, so sánh đủ thấy là cao thắng. Văn chia ra hai tiết: 1/ Nói bố thí và giới bằng nhau. 2/ Hựu trở xuống là nói bố thí không bằng giới. Lại có hai:

1. Nói bố thí lòng từ hạn cuộc hẹp, nói giúp vật nghĩa là tài của, thức ăn v.v… các vật có thể cứu giúp hiện tại vì không thể cứu giúp quá khứ, vị lai.

2. Giới trở xuống là nói lên giới thông cùng khắp, sau dẫn luận chứng. Chỉ lỗi hạn cuộc tức đồng bộ Câu-xá nói năng phi năng cảnh nghĩa xen nhau chuyển sinh. Văn sau tự thấy.

Trong phần hỏi duyên tướng ngăn ngừa. Muốn hiển nghĩa phòng phi (ngăn lỗi) không chung cho hiện tại. Trong phần đáp, trước ước tùy hành. Nói không ngăn hiện tại, trước định thẳng không lỗi.

Câu nếu không, v.v… là giải thích không đây chẳng có lý do. Hai câu trên là hiển thành lỗi phi, hai câu dưới nói tức thuộc về chưa lỗi. Song trở xuống là y cứ về thọ thể nói ngăn lỗi quấy. Trước nói phòng lỗi chưa xảy ra, sau từ ký trở xuống nói phòng lỗi quá khứ.

Trong phần chuyển nạn, trước nói thọ thể có thể ngăn lỗi chưa xảy ra, muốn suy công có thể phòng ngừa quy về tùy hành, nên ở đây mới gạn hỏi.

Trong phần đáp, trước là chỉ bày. Như trở xuống là dụ hiển. Thành, ao, cung, dao là dụ cho thọ thể. Ngăn ngừa đánh giặc dụ cho tùy hành.

Sau chỉ cho giới sớ, văn cũng xuất xứ từ Nghiệp sớ. Sớ chép: Giới thật có thể ngăn ngừa và cắt đứt không cho khởi, thường phải thực hành sách tấn giữ gìn, mới có thể dạo chơi nơi trần cảnh mà không bị xâm nhập. Như ở đời, cung tên gươm giáo mới chống cự được quân địch, phải cầm dao tiến đến trước quân trận.

Trong phần bốn phát giới nêu.

Câu “chỉ như trên” nghĩa là cũng khéo thọ giới. Thế tục tức bọn tùy lưu không phải cư sĩ.

Tướng là cảnh tướng, Pháp tức giới pháp.

Hạ trở xuống là hiển ích, tức hai lợi.

Trong huyền cử, hai câu đầu nói rộng cùng khắp. Yếu trở xuống là nêu phần yếu lược để chỉ bày.

– Ở đầu gồm nêu.

– Nhậm trở xuống là chỉ bày riêng.

  1. Nói sáu đại chung cho tình, phi tình (hữu tình và vô tình).
  2. Sáu trần tức phi tình.
  3. Sáu đường, v.v… tức hữu tình.

Nói Trung ấm, trong Nghiệp sớ chép: Ngoài chúng sinh trong sáu đường còn có hữu phát sao?

Đáp: Như lai không thu nhiếp các đường, trung ấm cũng như vậy.

Tâm luận chép: Bốn loài sinh bao gồm các đường, trung ấm không thuộc vào các đường, do đường nghĩa là thú, mà trung ấm chỉ duyên thức.

Trong phần dẫn văn, khoa đầu trong bộ Câu-xá nói người học phần nhiều mê mờ nên trước phải lược chỉ bày. Phần tức là chi, nghĩa là bảy chi nghiệp.

Nhân là giới, nhân nghĩa là tâm năng thọ. Văn nầy muốn nói bốn vị giới: Năm giới, tám giới, mười giới và giới cụ túc đều sinh cảnh cùng khắp nên nêu hai tướng của tâm để so sánh, nghĩa là giới thọ tâm có tận, không tận để đắc giới. sinh cảnh không cùng khắp, định không phát giới, nghĩa là ba giới chỉ phát bốn chi, giới cụ túc hoàn toàn phát sinh bảy chi. Ở đây nói bảy chi nhiều ít đều đắc giới, tức là phân bất định.

Lại nếu y cứ ba thiện thì ba tâm đồng thời, nếu y cứ ba phẩm thì được một phẩm. Đây là nói ba tâm đủ thiếu đều có thể phát giới, tức nhân bất định. Riêng cảnh chúng sinh không thể không cùng tận nên nói là Định.

Hà trở xuống là giải thích nghĩa định.

Nói không được từ một món là nói quyết phải cùng khắp.

Trong phần phân chia bất định nói tất cả, nghĩa là bảy phần Câuxá tức Hữu bộ chấp rằng giới Tỳ-kheo mới được bảy chi vì là giới cụ túc, còn các giới kia là ba, bốn chi vì không phải giới cụ túc. Cho nên, nếu y theo thành tông thì bốn giới đều phát bảy chi, tức đều từ tất cả mà đắc định. Nay y theo kia dẫn tông chấp cần phải biết.

Trong phần nhân bất định, trước nói ba điều thiện. Tất cả: Ba tâm đồng thời. Nếu khởi ba độc thì có đơn có cụ, nếu y cứ vào ba thiện thì chắc chắn không lìa nhau, cho nên kế nói về ba phẩm. Nói không từ tất cả nghĩa là ba tâm không cùng.

Trong phần giải thích định, so sánh với phần nhân ở trước không từ tất cả đều phát, đắc giới, duyên cảnh trái lại, nên nói rằng nếu không từ, v.v…

Hà trở xuống là giải thích lý do không có giới.

Vân trở xuống là chuyển giải thích ý không được, tử là chết.

Trong phần chỉ bày rộng

* (1) Đầu năm phần khác nhau, nghĩa là lúc mới thọ phát tâm dứt ác, đối năm việc này có thể trì, không có thể trì, vì thế sinh lấy bỏ.

1/ Lựa sinh loại có thể trì không thể trì.

2/ Lựa giới chi (chi của giới). Tông kia năm giới, tám giới hạn cuộc số nhất định, vì thế nếu thọ một giới, hai giới đều được hạnh lành. Giới nói không phải như vậy, phân đầy đủ đều được mười giới và giới cụ túc. Thể là xuất gia, tánh ngăn cũng dứt thì có lỗi nầy.

3/ Cõi nước, quận, huyện.

4/ Năm, tháng, ngày, giờ.

Năm giới thì nói trọn đời, tám giới thì nói trong một ngày một đêm. bộ kia thì thời gian nhất định. Trong Thành luận nói hai giới (năm giới, tám giới) trọn đời hay nửa ngày tùy cơ dài ngắn.

5/ Tự giải thích.

Trừ đấu tranh: Gặp duyên nầy không thể trì được. Như trở xuống là kết chung. Theo đó có thể biết, giới thiện khắp hay không khắp là khác nhau mà thôi.

* (2) Kế là nói có thể trì, không thể trì. Như đối với loại chúng sinh này không thể trì thì gọi là không phải cảnh làm được, đối với loại có thể trì thì giáo lý là cảnh làm được.

Sớ chép: Người giết mổ giữ giới không giết hại thú rừng (tức cảnh làm được, người giết mổ đối với súc vật nuôi trong nhà là không phải cảnh làm được). Thợ săn giữ giới không giết súc vật nuôi trong nhà cũng là cảnh làm được. Thợ săn đối với loài thú rừng thì không phải là cảnh làm được.

Trong văn, khoa đầu hai câu trên hỏi, nghĩa là đối loại chúng sinh nầy đã phi năng sở, nay cũng duyên chung, hướng đến kia pháp giới có ý nghĩa gì? Ý hỏi như vậy.

Do trở xuống giải thông, cho rằng tâm không chỗ chọn lựa mới tương ưng.

Khoa kế, trong lỗi đầu, trước lặp lại chấp.

Thử trở xuống là khiển trách đoạt.

Câu trên chỉ lỗi. Chữ tổn là vết lầm. Y cứ theo số hợp tác tăng thêm. Hai câu sau nêu lý, nghĩa là sở năng sinh phi năng thì giới có bớt, phi năng sinh sở năng thì giới thêm, vì thế nói là xen nhau chuyển sinh.

Sớ chép: Như thợ săn giữ heo, dê thì khi chết đọa vào loài hươu nai thì giới bớt. Hoặc nai sinh trong loài dê thì giới thêm. Người đồ tể cũng vậy.

Trong lỗi thứ hai, nói như vậy nghĩa là lặp lại nghĩa thêm bớt ở trên. Tắc trở xuống là chỉ lỗi, do giới thọ xả đều nhờ nhân duyên, nay từ thêm bớt là trái với nghĩa giới.

Trong lỗi thứ ba, trước y theo nghĩa trên, nghĩa là giới tự thêm bớt không (nhờ) nhân duyên, nghĩa cũng có lỗi gì.

Ác trở xuống là chỉ cho lỗi, do tâm hại không cùng, tâm năng sở cũng không nhất định.

Sớ chép: Như thợ săn giữ giới không giết gia súc nuôi trong nhà, đi săn không được, trên đường gặp heo, dê tâm lại khởi sát, y theo đây có thể biết. Tâm đắc giới không cho một mảy may ác, muôn điều lành cao siêu, năm thừa khuôn phép, Thánh chúng khen ngợi cũng do đây.

* (3) Giải thích thêm bớt: Bộ Bà-sa hỏi tức bộ Câu-xá tự dẫn. Nếu như vậy: Lặp trước làm nạn. Trước nói xen nhau chuyển có lỗi thêm bớt. Nay nạn dầu khiến cho cùng khắp cũng không khỏi lỗi nầy, nên phải giải thích. Trong văn, trước y cứ phi tình (vô tình), có lỗi thêm bớt.

Chưa có nghĩa là như mùa đông thọ, mùa xuân sinh, giới có thêm. Có thời nghĩa là như mùa xuân thọ, mùa thu diệt, giới có bớt. Kế y cứ vào hữu tình chỉ có lỗi bớt.

Nhập bát tức chứng quả A-la-hán, nhập Bát Niết-bàn đây là y cứ về nguội thân nhập vô dư, không ở trong ba cõi thọ sinh, tức chúng sinh bớt.

Trong lời đáp, câu đầu là sự nghi ngờ của thế gian. Giới vốn ngăn ngừa lỗi quấy, quả nhân phiền hoặc của ba thừa, đã nghiêng về nghiệp quấy thì tán mất hẳn đâu dùng giới làm gì. Lại trong kinh luật nói Đức Như lai khi mới thành đạo cảm giới A-la-hán phá kiết sử, pháp trên đắc giới y cứ theo đây. Câu đầu vừa có quyết nghi lại có riêng, chung, văn trong nghĩa sao.

Cảnh không cùng tận: Kinh nói chúng sinh không cùng tận thì giới cũng không cùng tận. Đây là nêu chánh báo quyết gồm y báo, vì thế cảnh phi tình cũng vô tận.

Câu thứ hai là chung với nạn trước, còn lại nhân ba tướng mà có.

Tâm có lỗi là do hoặc tâm chưa dứt, vọng nghiệp theo đó mà khởi tâm độc, vì tâm chặt cỏ chưa dứt.

Câu ba, hai chung, phàm phu hiện cảnh cả hai đều còn.

Trong phần bốn khác nhau: Như bốn giới trọng đầu tên thì Tăng, ni giống nhau. Bốn giới trọng sau thì ni có, tăng không. Lậu xúc, khen nói lời thô tăng có ni không, tên giới khác nhau. Như tăng chuyển thành ni, lậu xúc, v.v… cảnh chẳng phải chỗ ngăn ngừa của ta lại không thể phòng ngừa, vì thế nói là đều dứt. Câu nầy nói dứt tức không giống như dứt trong dứt diệt ở trước, so sánh đó có thể biết.

Kế nói phi tình (vô tình), đầu là văn luận, y cứ Đại Thiên: Căn cứ theo giới hạn của tông. Văn sau phần nhiều nói về pháp giới, lời nói kia dụ như chung. Nên lựa Đại Tiểu phân biệt rộng hẹp, ý nầy cần thiết, phải biết cho rõ.

Tội phước tức thiện ác. Trong thiện sinh, vả lại nêu vô tình. Bốn nghĩa như ở sau phối trong giới trở xuống là kết khuyên, rất dễ biết.

Trong ba cảnh là A-tỳ, cõi Phi tưởng, nêu trên dưới gồm nhiếp khoảng giữa.

Có thể, không thể, hoặc y cứ theo về ba đời có thể, tức hiện tại không thể, tức quá khứ, vị lai không thể.

Lại trong hiện tại năm đường cách nhau. Lại trong loài người xa gần không đến. Lại trong gần phàm thánh có thể chăng, v.v… Cho đến ý lược nêu giới dâm và giới trộm cắp.

Như lai là chỉ riêng Đức Thích-ca, cũng phải phân nghĩa, rất lớn như cát sông Hằng.

Ba nhân duyên tức ba điều lành.

Hựu trở xuống là kết thúc khen ngợi.

Chung cho năm chúng: Vì cảnh lượng đồng.

Giới đức bình tức dụ cho thọ thể.

Trí luận chép: Người giữ giới không việc gì không được, người phá giới tất cả đều mất. Thí như có người thường cúng dường các vị trời để cầu giầu sang, các trời thương người này bèn cho một vật gọi là bình đức. Những vật cần thiết đều từ trong bình này hiện ra. Người đó được rồi, vừa ý mong muốn, cho đến mừng quá, bèn đứng trên bình nhảy múa, bình liền bể, các vật đều mất hết. người giữ giới cũng giống như vậy, các món diệu lạc không có nguyện nào không được. Nếu mừng tự buông lung thì cũng giống như người kia làm bể bình mất vật.

Đoan cũng có nghĩa là buông lung không giữ giới. Phước đức tức là vô tác.

Trong luận Minh Liễu, khoa đầu chia làm hai:

  1. Dẫn luận.
  2. Từ cứ trở xuống là kết thúc khen ngợi.

Trong phần một, trước dẫn văn luận, kế dẫn lời giải thích trong luận. Ở đây lại chia làm hai.

*1. Phối số bày đức: Trước giải thích danh nghĩa. Phước là nghiệp lành, biển tức thí dụ. Phá giới phiền não tức là nghiệp hoặc.

Sau từ đạo ngôn trở xuống là hợp số ba đoạn trước nêu giới số, chỗ dẫn luật giới đều do luận kia tự chỉ, xứ nầy đều không. Lại chỉ giới riêng của ni cũng y cứ theo luật kia, không thể dùng tông nầy suy xét.

Hỏi: Liễu luận là tông Chánh lượng, sao dùng giới số không y theo bộ kia?

Đáp: Hoặc sợ Chánh lượng giới bổn, Tông kia hai luật, lại sợ muốn hiển nhiều tướng nên dùng bộ khác.

*2. Từ mỗi giới trở xuống là dùng một lợi phối giới. Một giới có mười lợi, tổng số thành bốn ngàn hai trăm lợi.

Mỗi công đức trở xuống dùng mười hạnh phối lợi, một lợi có mười hạnh: 1/ giới thành một trăm hạnh, tổng cộng thành bốn mươi hai ngàn hạnh. Tín v.v…; là tín; 2/ tinh tấn; 3/ niệm; / định; / tuệ.

Thân miệng hai hộ chung cho tất cả giới, không thể phối với bảy chi.

Hựu trở xuống là nêu danh hiển đầy đủ nghĩa là danh (tên) vô nguyện hiển nghĩa đầy đủ.

Nói học xứ là chỗ y cứ của người tu hành (chỗ nương ở của người tu hành).

Trong phần hỏi: Luận dùng hai giới tăng và ni hợp thành bốn trăm hai mươi, nay y cứ theo một chúng thì không đủ phát ra bốn mươi hai ngàn hạnh, vì thế dùng đó để hỏi.

Trong phần giải đáp đầu cho rằng: Riêng một chúng thì thật không đủ, theo trước hai luật: tăng có ba trăm hai mươi mốt giới thì có ba mươi hai ngàn một trăm hạnh. Giới ni chỉ nêu số giới khác với tăng, không rõ bộ kia giới của ni nhiều ít bao nhiêu nên không phối sai (xưa ghi: dùng giới trong luật Tứ Phần để phối là sai).

Trong phần giải thích kế tiếp. Do tăng ni chuyển căn tức lẫn nhau nhập chúng lại không thọ lại, vì thế phải biết Tỳ-kheo một thể đủ giới hai chúng, ni cũng giống như vậy.

Bảy chúng nhiều ít, năm giới dẫn trong luận.

Trước nói hữu tình, tịnh trở xuống là nêu vô tình.

Trước sau: Tông kia năm giới hạn cuộc suốt đời, vì thế từ thiết trở xuống là chỉ chung cho năm pháp. Không tùy duyên cảnh có bớt đi, vì thế trong đây hữu tình và vô tình cùng luận. Ba thiện phối hợp riêng gồm mười giới, năm giới.

Trong phần y cứ nghĩa. Trước nói cảnh của hữu tình, đầu tiên là lìa cảnh dâm thì đối nữ sáu giới, đối nam năm giới.

Từ phát trở xuống là phối tâm độc.

Sau nói về vô tình. Nếu hữu tình và vô tình hợp số thì nữ có hai mươi mốt, nam có tám, đây là y cứ về đơn phối.

Y cứ khai bảy độc thì nữ bốn mươi chín, nam bốn mươi hai.

Trong tám giới chỉ hữu tình giống như trên. Cũng phối y theo nghĩa luận y cứ hai số khác nhau.

Vô tình có năm:

  1. Uống rượu.
  2. Đeo tràng hoa.
  3. Ngồi giường cao tốt rộng lớn.
  4. Ca múa hát xướng.
  5. Không ăn quá ngọ.

Giới thứ nhất, thứ ba nếu hữu tình vô tình hợp số, theo luận thì được hai mươi bảy giới. Nghĩa y theo trước, đối nữ có ba mươi ba, năm mươi ba. Riêng y cứ bảy độc, đối nữ bảy mươi bảy, nam bảy mươi, rất dễ biết.

Trong mười giới: Trên chỉ cảnh đồng với tăng, dưới y cứ theo văn để chứng.

Văn luật tức là kiền-độ, đại tiểu đều trì.

Giới giới trở xuống tức hai bộ giới bổn.

Nêu Tứ Phần là chọn lựa tông khác không phải như vậy.

Bốn chi của Đa tông đồng với năm giới, tám giới ở trước.

Trong phần giải thích ngại, nói tướng nêu có mười, mà nói đồng như tăng là trái nhau.

Thử trở xuống là giải thích chung.

Trước nêu ý, bày tướng. Sau từ cố trở xuống là dùng giới Cụ túc, bạch tứ Yết-ma để so sánh.

Nêu mười bốn: Mười tức mười giới, đối ba quy y ở trước. Bốn tức bốn tội nặng đối một lần Yết-ma.

Trong giới Cụ túc, văn luận y cứ đơn phạm, cảnh sở đối của mỗi chúng sinh.

Bảy chi của thân và miệng là chỗ tạo nghiệp, trong giới đã cấm.

Ba độc tức tâm năng tạo là căn bản của nghiệp. Luận nêu hữu tình, vô tình ba giới, mỗi mỗi cũng như vậy.

Trong nghĩa tiêu chuẩn, trước lìa tâm độc, ba đơn như luận nói.

Trong phần xen khởi nói hai, ba, nghĩa là phức có ba: 1/ Tham, sân; 2/ Tham và si; 3/ Sân và si.

Đẳng phần tức đầy đủ một, chung ba đờn trên cộng thành bảy độc.

Người nữ trở xuống là lìa cảnh lỗi. Đối bảy nghiệp chỉ có dâm để lìa. Sở dĩ như vậy là vì như dâm một đường (một chỗ), các đường khác không nhiễm ô. Sát có bốn chỗ, giết bất cứ một chỗ nào cũng chết ngay, vì thế không cần phân chia.

Bảy trở xuống dùng độc trải qua chi, dùng chi đối cảnh.

Trong mỗi chi đều có bảy độc. Đối cảnh của nam nữ hợp số sẽ thấy, hai câu sau trải qua cảnh vô tình thì không thể đếm.

Trong phần kết chỉ bày nói thiện sinh năm món gồm nhiếp giới cảnh. Chỉ nêu cảnh để so sánh pháp, nên nói rằng thí. Phi là thí dụ, tuyết dụ cho lý.

Hỏi: Trong phần nhiếp giới nói do Chư Phật chế giới, tướng kia chẳng phải một mà ở trước đối cảnh hữu tình chỉ nói bảy chi, nghi rằng kia chưa hết, nên mới nêu lời hỏi này.

Trong phần đầu đáp hết, phối chúng loại của giới văn nêu ra Đa tông, trong lời sớ của giới và nghĩa sao đều có dẫn ở. Đây dùng bốn giới trọng nhiếp tất cả giới, chủng và danh chung. Điều tướng của các thiên đều tự làm chủng, danh thì hạn cuộc. Chỉ y cứ tăng tàn trở xuống các thiên là thuộc chủng. Nay của chủng loại lại y cứ riêng đối. Chủng tức bốn giới trọng căn bổn vì khác. Loại tức chi điều của các thiên khác vì sinh. Dầu có vô lượng cũng không ngoài bốn giới nầy.

Phần kế đáp không hết, câu đầu lập nghĩa; dĩ trở xuống là giải thích lý do. Sát (giết) đánh khác: Chỗ ngăn ngừa lỗi khác (sớ ghi: nặng nhẹ khác nhau).

Có thể ngăn ngừa khác: Đối trị hành khác.

Cố trở xuống là dẫn chứng.

Kia nói đầy đủ rằng: Trừ mười nghiệp lành và mười nghiệp ác (hóa giáo nghiệp đạo), thiện giới (chế giáo bảy chi) ác giới (tức không luật nghi) lại có chỗ không thuộc nghiệp giới: Nghĩa là pháp thiện ác (đây là y theo lời ký xưa đã dẫn). Nay trong lời sao lược nêu giới thiện ác mà thôi. Y theo văn của kinh nầy thì dùng căn bổn ngăn cách phát ra nghiệp giới, có thể chứng minh (xét biết) rằng bảy chi không thuộc về giới khác, vì thế nói rằng: Cho nên biết v.v… Hai câu nầy nếu lấy sự ngẫu nhiên đối hợp thì nói là bảy chi thuộc về căn bổn, hoặc không sửa câu trên thì câu dưới phải là thuộc về chủng loại nghiệp giới, văn này rất thuận tiện.

Nay trong giới bổn, bốn giới trọng ở thiên đầu và giới nói hai lưỡi, nói lời mắng nhiếc trong chín mươi pháp Ba-dật-đề thì bảy chi giới, ngoài ra đều thuộc về nghiệp giới (xưa ghi là sát, vọng Đại thừa, Tiểu gọi là bảy chi, nhiếp chín giới là sai. Nay nặng nhẹ cũng khác nhau, làm sao nhiếp nhau được.

Hỏi: Y cứ theo chỗ giải thích này thì lẽ ra không lập chủng loại hay sao?

Đáp: Hai lời giải thích trước sau đại khái chẳng khác, lập riêng nghiệp giới gồm thâu chủng loại, phần nhiều thấy vọng giải nên ở đây giải thích tỉ mỉ.

Trong phần tác câu, trước về căn bổn chủng loại, gồm thâu các giới nhưng cùng nghiệp đạo có xen lạm nhau, vì thế phải phân biệt.

Câu “câu đầu sau ba” tức là nói tham, sân, tà kiến hóa giáo ngăn cấm nên gọi là thiện, luật không chế nên chẳng phải giới. Bốn phần trọng duyên đồng nhau mười nghiệp có thể xếp vào giới. Nếu theo giới Bồ-tát thì mười nghiệp thiện đều là giới, như ở đây cần phải biết.

Trong câu thứ ba, trước nêu tướng. Dĩ trở xuống là giải thích cả hai.

Không hẹn kỳ: Hiển bày việc lành ở đời không nguyện thể, trái lại gọi là yếu kỳ thọ thể. Nhưng sau như thể mà tu.

Hỏi: Trong giới nghi, trên nói giới thể cùng khắp, có một ít xen lạm luật nghi nên phải phương tiện.

Đáp: Trước cùng nghĩa lược chia ra.

Diễn dụ như cùng khắp. Dùng luật để huấn pháp, pháp tức là khắc chế, thường khiến không khởi không đợi đối việc. Giới là dạy cấm. Cấm tức đối lỗi. Phòng cấm là công, quyết phải đối cảnh, cả hai đều có tướng nên cùng gọi là nghi (luật nghi).

Như trở xuống là nêu thiện ác.

Phần nêu bày lại có hai: Thiện và ác, tìm văn xem sẽ hiểu.

Trong phần giới hành, khoa đầu nói hai giới nghĩa là thị hiện nghĩa tùy giới, phương tiện nói thông, vả lại y cứ về trí xa lìa đối trị.

Trong phần chánh giải thích, văn đầu trước y cứ về pháp mà nói. Yếu kỳ tức tận mạng, dứt ác là nghĩa thể dứt ác. Từ là duyên cảnh cùng khắp, tâm thương xót, hợp hai tâm nầy thành một nguyện tức thọ thể.

Xưng nguyện là hợp với yếu và tư ở trước, tức nghĩa thuận theo.

Thí trở xuống y cứ về dụ hiển: Trước nói lo liệu cung điện nhà cửa, dụ cho cầu Thánh đạo. Sau dụ thọ tùy, rất dễ biết. Doanh cấu là tạo lập nhà cửa. Trong phần cần thiết lẫn nhau 1. Nêu bày xen nhau thiếu:

– Trước nói thiếu tùy. Hán lộ là dụ không điều lành nào mà che giấu. Tệ nghĩa là chết khốn đốn, dụ cho trôi lăn trong đường ác.

– Sau nói thiếu thọ. Tùy sinh tử nghĩa là chỉ là thiện thế gian, không phải nền tảng của đạo.

Lại hạn cuộc hẹp nghĩa là duyên cảnh không cùng khắp, vì tâm ác còn. Xuyên du nghĩa là đào tường, khoét vách. Do không có sâu bên ngoài nên trong nhà đó bị đào khoét. Đây ý nói không chịu ngăn ngừa tuy có tu hạnh lành mà trở lại bị trần nhiễu loạn làm mất gốc lành, như bị kẻ trộm đào tường khoét vách trộm lấy hết tài sản quý báu.

2. Từ ắt trở xuống là nêu sự cần thiết lẫn nhau.

Trong lời hỏi:

*1. Nói cần thiết lẫn nhau, công kia một đồng, chiêu sinh cảm quả phải có thân sơ, nên phải hiển bày.

Trong lời đáp, trước đối hiển thân sơ. Hai câu trên nói thọ sơ. Ắt trở xuống nói tùy thân. Do đàn tràng ban đầu thọ đốn khởi nguyện suông. Đối cảnh ngăn ngừa, y cứ vào tiệm tu thật hạnh. Hành là thành nhân, nhân có công năng cảm quả, vì thế Nghiệp sớ chép: Căn cứ theo thực hành, có thể khởi tu sau, không y cứ nguyện suông đến chiêu cảm quả vui. Song hai pháp thọ và tùy quyết phải cần nhau. Nhưng sự dẫn sinh công lực có mạnh yếu, cảm quả hoàn toàn từ thọ sinh. Thọ tuy nguyện suông nhưng hoàn toàn làm cơ bản cho tùy. Đây là ngăn ngừa phát hạnh, thì thọ mạnh tùy yếu. Khởi tu chiêu cảm sinh thì tùy mạnh thọ yếu. Văn dạy dùng cho người học, cần phải biết.

*2. Từ cố trở xuống nêu bày hình tướng, có ba:

1. Tướng thành tùy. Một thọ đồng là nêu trước sau. Phương tiện là trí đối trị. Nhập hạnh tâm là chỉ bày hai trì thành nghiệp xứ. Ba thiện thể là nói nghiệp tánh. Thời nói, v.v… là nêu bày quyết phải tu. Do đó, biết cảm quả công ở tùy, luống thọ không trì thì không có lợi ích.

2. Từ nhược trở xuống nói lỗi không tùy răn dè khen ngợi: Công, nghiệp thâm sâu, phạm tội nặng sẽ dẫn đến tội lớn.

Chẳng bằng không thọ là ý khuyến khích rất tha thiết, không được lui sụt.

3. Từ thị trở xuống là kết dạy bảo. Nói người tu hành là dặn dò chung cho đời mạt pháp sau nầy. Khiến khéo biết là lời răn dạy phải học rõ ràng tỉ mỉ.

– Phải biết từng giáo (từng lời dạy) đều có khai, chế.

– Phải biết từng hạnh (mỗi hạnh) có thuận, nghịch.

– Phải biết từng nghiệp (mỗi nghiệp) có thiện, ác.

– Phải biết từng quả (mỗi quả) có khổ, vui.

Phải rõ bốn điều này mới nhiếp tu được.

Nghiệp tánh, v.v…: Như đã nói ở trước. Thuận trì, trái phạm, thiện ác, nhân quả đều như lý nghiệp, không luống, dìm che hay tâng bốc, khiến sinh lòng tin, vì thế nói rõ ràng.