TỨ PHẦN LUẬT HÀNH SỰ SAO TƯ TRÌ KÝ
Đời Đại Tống, Sa-môn Thích Nguyên Chiếu ở Dư hàng soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN TRUNG

(PHẦN 1 – 2)

THIÊN GIẢI THÍCH TƯỚNG

Hai chữ giới tướng trong đề gọi chung là giới bổn, tức chỗ giải thích hai chữ “Tùy thích” hạn cuộc trong lời sao nầy, tức có thể giải thích. Nhưng trong giới bổn chỉ nêu tên giải thích, nói về trì, phạm, đủ trong quảng luật. Nay sư tầm (lượm lặt) văn luật phổ biến rộng ở các bộ tùy ở phần giới sau. Điều lệ riêng chỉ bày nên nói rằng tùy giới giải thích tướng.

Hỏi: Đây là Tông sao, vì sao nói là giải thích ư?

Đáp: Giải thích nghĩa là hễ nêu một giới, thì hiển thẳng tướng trì phạm, nặng nhẹ, không phải như lời sớ trong giới tùy văn giải thích.

Hỏi: Thế nào gọi là Tướng?

Đáp: Như trước phần giải thích giới ở sau.

Ba khoa tóm lại đó:

  1. Cảnh sở phạm.
  2. Thành phạm tướng.
  3. Khai không phạm.

Đều gọi là Tướng.

– Lại dùng nghĩa cầu cũng có ba nghĩa khác nhau:

  1. Phạm và không phạm.
  2. Trong phạm tội có nhẹ và nặng khác nhau.
  3. Có phương tiện và căn bổn khác nhau.

Nói chung về tướng kia không ngoài tâm cảnh, như phần sau sẽ giải thích lại.

Trong phần chú hiển, hai câu trên chỉ bày chỗ y cứ ra.

Điều bộ nghĩa là hai mươi kiền độ của giới bổn tăng ni trong luật sau lần kiết tập ngũ bách, Thất bách làm riêng một thiên, có liên quan quyển ba gọi là Điều bộ Tỳ-ni, chính là điều lệ ở giới bổn trước quyết định giải thích sự nghi trệ. Như trước giới dâm chưa rõ giới hạn ba đường, hai cảnh đạo tục thành tướng phạm. Ngài Ba-ly hỏi riêng từng việc. Đức Như lai tùy câu hỏi mà đáp, giải thích khiến cho trì, phạm trong giới bổn trước được đầy đủ. Nhưng nay giới bổn trong tạng phần nhiều là chữ Điều, nghi âm nầy là sai, không có lý do nào khác.

Có người giải thích rằng: Khi Phật còn tại thế, Tinh-la chế riêng bộ loại: Ba-ly điều hòa bộ loại, vì thế gọi là Điều Bộ, do nghĩa chữ Điều nói lên Đại sư cho là dễ, đây là lời nói không có y cứ cứ chứa đủ để tin.

Đản trở xuống ba câu là trước tiên nêu bày chỗ lập Điều bộ. Chánh bổn tức giới bổn ở trước. Sau nêu đó tức dùng Điều bộ ở phần thứ tư.

Nay trở xuống là chánh nói chỗ y cứ của thiên nầy.

Các thiên tức chỉ văn trước sau của lời sao nầy.

Chưa đủ có hai:

1. Tuy có danh phạm hai trăm năm mươi, nhưng chưa chắc là đủ.

2. Dầu có danh chủng chưa biết thành khuôn phép (cách thức), duyên tướng phạm. Nhưng Điều bộ (tức hai mươi kiền độ) ở cuối luật, tùy tướng ớ giữa phần sao, nay chỉ y cứ kia, chưa đủ nghĩa điều trọng, không phải cho rằng y cứ trước sau.

Bổn văn, khoa đầu có ba đoạn:

  1. Nói thuận lời dạy thành lợi ích.
  2. Từ nhược trở xuống là nói mê lời dạy đến nỗi bị tổn hại.
  3. Sở trở xuống chỉ bày sự biên soạn ngày nay.

Văn đầu, câu đầu nêu giáo bổn. Chú dẫn văn trong Thi-la Ba-lamật của luận Trí Độ. Nói danh tự nghĩa là đây hạn cuộc trong giới bổn làm số mục. Trong Tỳ-ni là chỉ cho quảng luật. Tám mươi bốn ngàn là đối môn trần lao. Hướng về trước là rộng, hướng về sau là lược, vì thế nói là lược thuyết Vô lượng vô biên, đây là tùy theo cảnh. Vì thế sau so sánh đạo và tục, ý khiến cho người học biết mình là người tôn thắng chớ tự khinh thường. Thi-la Ba-la-mật và giới độ ở sau, Phạm Hoa đều nêu khiến cho dễ hiểu.

Y trở xuống hai câu là nói thuận với lời dạy. Câu trên là hạnh, câu dưới là giải. Hạnh giải cả hai đều đủ công thành học giới.

Tiện trở xuống là hiển bày sự lợi ích. Có thể được vậy “khắc năng”, hoặc viết “khắc tiếu”.

Đoạn kế trái với ba ý trên.

Câu đầu nói mê giáo tức không hiểu. Sở duyên là cảnh, do mê mờ giáo pháp nên không rõ cảnh. Hoặc có thể sở duyên tức chỉ cho giáo tướng. Câu kế nói tùy theo nhiễm ô tức thiếu hạnh. Nhiễm tức mê đắm hoặc là mê loạn. Há trở xuống hai câu nêu bày sự tổn hại. Có thể thấy hai câu trên trong phần ba nêu bày sự biên soạn, nương giáo là nói riêng ở trong tông nầy, gồm chung ba tạng.

Ắt trở xuống là khuyên tu.

Ngõ hầu là hy vọng. Họa hại tức nói về đường khổ ở trước, nghĩa là ba đường: Địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, nay nêu sự tổn hại để khuyên. Phải biết vâng giữ giới không chỉ khởi được sự khổ hại mà trí tuệ phát sinh cũng từ chỗ trì giới này.

Trong phần chỉ chung riêng, thiên này theo điều (lệ) hiển tướng gọi là biệt sự trì phạm, chương sau gồm thâu thiên tụ gọi là nghĩa chung của trì phạm. Do riêng hiển chung, dùng chung thâu riêng, trước sau chiếu nhau trì phạm mới rõ, muốn khiến dự hiểu ý của hai thiên, vì thế ở đây nêu bày, chỉ tức là nêu bày.

Thẳng nêu bày nghĩa là lựa bỏ chương nghĩa vì có ở thiên sau. Tiến nghĩa là không lỗi có thể thực hành không nghĩa là có giáo chế dừng (không làm).

Khuôn phép trì phạm y cứ trái ngược đề văn.

Hai câu đầu trong khoa thứ ba khen ngợi công phu giữ giới. Nương theo giới luật thanh tịnh sẽ vượt ra biển khổ, cho nên nói giới như thuyền bè. Hễ người nào nhập vào cửa đạo đều phải bẩm thọ giới, đây là tông yếu.

Thọ trở xuống nói lý do phạm. Khi thọ khắp cảnh đều phát nên thông pháp giới, tùy trong đó một hạnh khó trì, vì thế như sừng con kỳ lân (kỳ lân là loài thú thường hiện điềm lành. Nước nào có đạo Phật thì kỳ lân hiện, nó chỉ có một sừng, nêu dụ này ý nói kia là ít mà thôi), bẩm thọ thì nhiều mà trì thì ít, tai họa là ở chỗ mê mờ giáo pháp nên nói là bởi do, v.v…

Bổn thuyên tức số mục luật giáo. Trần nhiễm tức hủy phạm.

Thử trở xuống là chỉ bày ý nêu chương. Y cứ đầu đề nầy chỉ nêu giới tướng. Nay chỉ muốn thuật pháp thể và hạnh nên trước chỉ bày ý cần nói.

Câu trên dẫn thánh để so sánh, trên nêu chữ thử tức chỉ cho giới trước.

Thánh hiền khâm tựa tức nêu tông, các kinh, luật, luận được dẫn để thay cho văn giới.

Hà trở xuống là nói lên nay cần phải thuật. Cố trở xuống là nêu bày chương môn.

Thông xuất ly nghĩa là quán suốt nhân quả.

Chúng sinh hành nghĩa là nền tảng.

Thuận bổn thọ là tùy hạnh.

Thông thiên, tụ là thuộc về giáo thuyên, tức là biến.

Hỏi: Vì sao không chỉ giải thích tướng mà luận cả về bốn giới?

Đáp: Giới là một, quỹ phàm từ thánh gọi là Pháp, gồm nhiếp quy về tâm gọi là Thể. Ba nghiệp tạo tác gọi là hành. Xem rộng có thể phân biệt danh tướng, do pháp thành thể, nhân thể khởi hạnh, hạnh quyết phải y cứ theo tướng. Phải biết tướng đó tức là pháp tướng lại là thể tướng, lại là hành tướng không có tướng khác. Nếu mê mờ ba tướng đây mà giải thích tướng, lại đã không do tựa chẳng biết chỗ có (lý do), luống tự tìm điều thì khó nghiên cứu được gốc, vì thế trong phần giới thể chép: Mọi người thọ giới ít có người hiểu rõ nên đối với phần tùy tướng các môn đều chỉ bày. Y cứ đó biết mình giới thành hay không, song sau trì phạm mới có thể tu lìa. Ý của Đức Phật hiển bày rõ ràng, người học phải biết.

Khoa đầu nói Thánh đạo tức chung ba thừa.

Bổn nghĩa là căn bổn. Cơ tức nền tảng.

Bổn dụ giới pháp phát sinh ở Thánh đạo.

Cơ dụ cho Thánh đạo nương vào giới pháp.

Kế, trong phần thuận nói, trước là chánh nói.

Giặc tức ba độc, nó có khả năng cướp đoạt thiện tài và xâm hại tuệ mạng nên dùng để thí dụ. Tùy cảnh cấm chế cho nên như cầm nắm. Nhiếp chỉ một chỗ cho nên như ràng buộc, dùng trí chiếu phá nêu như giết. Cầm nắm, ràng buộc chung cho phàm phu, sát chỉ thuộc bậc thánh. Sơ quả (Tu-đà-hoàn) phá kiến hoặc cũng được gọi là sát tặc, cuối cùng đến Vô học sát mới rốt ráo, đây là đến quả A-la-hán rõ tên Sát Tặc. Nhưng, tuy Thánh đạo gần với ràng buộc sát tặc mà suy đầu mối kia do công đã cầm nắm trước tiên, nghĩa căn bản và nền tảng (bổn và cơ) hiển bày rõ ở đây. Hiền là hiện tu thánh đã thành, Đại tiểu tuy khác mà hạnh môn giống nhau. Đây là trong năm phần công đức, giới là đầu tiên, quả Vô thượng Bồ-đề lấy giới làm nền tảng, đâu thể bỏ giới mà cầu Thánh đạo riêng. Trong luận Trí Độ nói: Không có cánh mà muốn bay, không có thuyền mà muốn qua sông, lời Thánh khuyên răn hết lòng như vậy mà không tin ư? Tức trở xuống là dẫn chứng, văn có ba đoạn.

Di giáo nương nhân đồng nền tảng và cơ bản trước (cơ, bổn).

Các thiền định là Bốn thiền, Bốn không, tướng định khác nhau.

Chim kêu (điểu minh) giải thích rằng có sắc, không sắc giải thoát công đức ở đây.

Diệt khổ trí: Khổ tức kiến hoặc và tư hoặc vì đây là gốc khổ. Trí tức ba mươi bốn tâm vì có công năng diệt khổ.

Kế dẫn luật Tứ Phần chỉ bày ý Phật chế vốn là Thánh đạo. Điều khiến cho hết độc sau khi quả thành.

Văn tức thuyết giới trong bổn luật.

Kiền-độ giải thích văn Ba-la-đề-mộc-xoa (trong phần nêu tông cũng có, có chỗ nói Thiện sinh là xả rồi) câu trên là dụ hiển. Căn là dụ sinh trưởng. Diệu thủ là dụ cho sự cao thắng. Hai câu sau là pháp dụ.

Nhóm họp các điều lành nghĩa là bao gồm muôn hạnh.

Tam-muội thành: Bốn thiền quán.

Đầy đủ hai nghĩa này nên nói đồng căn thủ.

Trong phần phản hiển, trước dẫn luận để chỉ bày, sau dẫn kinh để chứng minh, cũng trong văn Di giáo nêu tông để giải thích, ở đây nói không có giới thì đầy đủ các lỗi lầm. Nghĩa cơ bản ở đây càng rõ hơn.

Trong phần chỉ lược, thứ nhất nói rằng: Vì đạo chế giới vốn chẳng phải phước ở đời. Lại nói: Như vốn ý chế làm phương tiện cho đạo. Người học ba thừa quyết phải do dấu vết, văn rộng như kia, còn lại tìm xem đó.

Khoa kế nêu công năng, nhưng đầu tiên nêu dụng vì có dụng mới thấy được công năng, công năng do dụng hiển, cho nên nêu dụng đầu tiên.

Trong phần lược nêu có hai: Trước là nêu chung giáo chỉ, sau bày riêng công năng của giới.

Hai câu đầu trong phần trước gồm chỉ chung ba tạng, phải y cứ hay ý chung riêng để giải thích. Nếu y cứ về riêng thì từ hai tạng kinh và luận có công năng đoạn trừ cao. Tỳ-ni một pháp trụ trì cao quý, y cứ về thông gồm đủ kinh, luận là nêu lưu thông trụ trì. Tỳ-ni đặc biệt nêu bặt sự ràng buộc đầu tiên. Nghĩa tuy chung cả hai mà văn thì từ ý riêng, vì thế nói rằng đều có, v.v… Nói nghĩa riêng, là chỉ chung ba tạng khác nhau.

Nói phải lược nêu là nêu riêng luật tạng.

Nói lược có hai:

  1. Đối tạng khác vì ở đây không nói.
  2. Y cứ luật tạng vì chỉ nêu cốt yếu.

Trong phần bày riêng, bốn câu trước là nêu riêng. Ắt trở xuống là kết chung các câu trên. Câu đầu nghĩa trụ trì, câu kế nghĩa quỹ vật.

Chín tướng là trừ Phật đạo, ba thánh, sáu phàm đều nhờ giới huấn, vì thế nếu chuẩn theo kinh Niết-bàn nói “Ta cũng có thầy”, đó chính là pháp.

Trong giới kinh chép: Chư Phật ba đời đều tôn kính giới. Đây phải biết là giới pháp, Đức Phật là bậc thầy còn phải tôn kính, nay không ai chẳng nên dùng giới để trị, nên nói chín đường.

Câu ba: Nghĩa phát thú.

Câu bốn: Nghĩa căn bản, nền tảng.

Bốn câu này nhiếp hết công năng của giới. so sánh với tạng khác, hơn kém rất dễ thấy.

Kế trong phần dẫn chứng:

– Trước dẫn bổn luật, chứng chung ba nghĩa khác.

– Sau dẫn luật Thiện Kiến chứng riêng nghĩa thứ nhất.

Lại bài kệ tựa luật nói vượt qua sinh tử. Kệ giới bổn nói có công năng đến được Phật đạo. Y cứ theo bài kệ tựa luật trước nêu thí dụ rằng: Như có người muốn qua sông dùng tay và phao nổi tuy nước sâu cũng không sợ bị chìm, khiến đến được bờ bên kia. (Trang 263) Lời sao dẫn hợp pháp đối dụ, có thể biết.

Trong kệ giới bổn, câu đầu triệu vời hành nhân, câu kế nói về bản chí, câu ba chỉ bày hành pháp; Chánh pháp tức chỉ cho giới. Câu thứ tư trừ hoặc điên đảo.

Trong phần nêu kiết tập hai câu trên trong phần văn đầu nêu sự cao quý. Thiện trở xuống dẫn chỉ bày. Loài hữu tình sắc tâm còn mất nương vào thọ mạng. Phật pháp hưng thịnh hay dứt mất đều do Tỳ-ni, đây là ý của luận gia hiển bày đương lúc kiết tập.

Trong phần suy giải thích, câu đầu là tổng vi, sau từ dư trở xuống là giải thích riêng. Trước kinh, sau luật.’

– Trong kinh lại có hai:

1/ Bốn câu đầu chỉ cho toàn thể tướng hư thông. Hóa tích nghĩa là nhân duyên khi xưa. Nhân quả tức báo ứng trong ba đời.

Nói tùy sự lý nghĩa là sự riêng, lý thông, vì lý của kinh nêu bày có sự tướng dung quy về lý, nên có một nhiều xen nhau. Đại tiểu dung nhau, huống chi ở nơi vong ý, vừa tập liền trừ nên nói rằng lời nói không có chỗ tựa.

2/ Sáu câu sau từ ý trở xuống hiển sâu xa khó học.

Còn sợ kẻ ngu không hiểu được ý này, vọng sinh khinh trọng cho nên ở đây ngăn ngừa.

Thuyên là vật để bắt cá, dụ cho ngôn giáo.

– Kế là nói về luật tạng:

– Bốn câu đầu so sánh hiển bày sự nêu cao ở trước. Cho nên biết

hóa giáo trụ trì công liệt thuyên tướng vi ẩn. Dĩ trở xuống là nêu sự giải thích hoàn thành. Đầu tiên y cứ giải thích tướng khác. Hựu trở xuống y cứ vào chúng pháp mà giải thích. Trong văn đầu tiên là thông năm chúng, pháp bao gồm, tăng riêng. Trụ tức là xứ, sau dẫn tự cáo, Già-lam chế trí đều còn biểu đối. Lại đại giới, Tịnh địa nhiếp người, nhiếp thức ăn, đều có giới hạn, khác với tướng thế tục. Tạp hạnh nói thông chúng tự cộng hành. Hành tức là sự, vì thế bốn câu này tức người, pháp, xứ và sự nhiếp hết tướng này. Song bốn tướng này cương lãnh đạo tông khác với thế tục. Dẫn dắt chúng sinh trụ trì muôn đời thật nhờ tướng này.

– Bốn câu sau từ do trở xuống, là nêu nghĩa trụ trì:

+ Câu đầu nói thế đế y theo tướng mà thành lập. Do các chúng sinh không biết vắng lặng, chỉ tùy theo tướng hữu vi luống dối, bèn có thế gian nên nói vâng.

+ Câu kế nói Đức Như lai thuận theo thế tục lập pháp. Đức Như lai nói pháp thường y theo hai đế: Một là y chân đế, dứt hết các pháp. Hai là y theo tục đế, kiến lập các pháp. Nay luật tạng nầy kiến lập trì và phạm, diệt ác sinh thiện, tùy tình phụ tướng dẫn dắt người sơ tâm. Đây là chỗ chế giới đều nương duyên sinh, tùy theo đó có khai, già đều để ngăn ngừa sự chê bai, vì thế nói: Pháp tùy tướng.

Kế, trong phần chúng pháp. Đức Phật lập giới khiến cho người bẩm thọ thực hành tức dùng pháp giúp người. Trên nói tự mình thực hành pháp đã lập mới kham lãnh tất cả để chúng thực hành, tức là mở mang Phật pháp nên nói rằng chính thân thành, v.v… Do đây phải biết pháp có công dụng giúp người, người có khả năng hoằng pháp, không có pháp thì người mất, không có người thì pháp diệt, người và pháp giúp nhau mới tồn tại lâu dài, vì thế ở sau dẫn chứng. Cũng trong nửa bài kệ trước ở bài kệ tựa luật nói rằng: nếu Thánh chúng hòa hợp (Thánh chúng hai hòa sự và lý, phàm chỉ có sự hòa) Đức Thế tôn sẽ khen ngợi. Nửa bài kệ dưới như trong lời sao dẫn, giải thích lý do Đức Thế tôn khen ngợi.

Ba là giải thích danh nghĩa. Trong phần nêu ba tên, trước là Tỳ-ni, có bốn: Hai câu đầu dịch tên, chú giải hiển, rõ tên khác, đều là truyền lầm. Tức trở xuống là dẫn xuất xứ. Mười tám pháp: Tức Điều đạt chấp chín pháp tà, phá chín pháp chánh của Đức Phật, cộng thành mười tám. Pháp phi pháp (tám pháp chánh vật giải là pháp mà Điều-đạt nói là phi pháp. Năm quỹ sinh tà không thể sinh giải là phi pháp Điều-đạt nói là chánh pháp.

Luật, phi luật: (Tám chánh điều thân miệng lìa bảy phi gọi là luật, Điều-đạt cho là phi luật. Năm điều tà ngược với trước thì Điều-đạt nói là luật.

Phạm, bất phạm: (Không cạo tóc, không cắt móng tay, Đức Phật chế có tội gọi là phạm. Điều-đạt cho rằng bị bịnh không cạo tóc, không cắt móng tay không phạm. Đức Phật nói: Tâm niệm làm ác không chế, có tội danh không phạm. Điều-đạt nói tâm khởi ba độc trái với trên là phạm.

Hoặc nhẹ hoặc nặng: (Ngăn ác là khinh, Điều-đạt thấy hoại diệp (hư lá) đọa loài rồng liền cho là nặng. Thiên đầu thường chướng là nặng, Điều-đạt cho rằng trước làm không phạm liền cho là nhẹ,

Hữu tàn vô tàn: (Phạm bốn thiên sau không phải chướng một đời gọi là hữu tàn, Điều-đạt nói vô tàn. Phạm thiên đầu thường chướng gọi là vô tàn, Điều-đạt nói hữu tàn.

Thô ác, không thô ác (hai thiên đầu trở xuống là phương tiện Thâu-lan-giá nặng gọi là thô ác không, Ba-dật-đề trở xuống và các Thâu-lan-giá khác gọi là thô ác, vì thế nói ngược lại.

Thường sở hành, phi thường sở hành chánh đạo là thường sở dụng, Điều-đạt nói là phi thường. Còn năm pháp là phi thường dùng, Điều-đạt nói là thường dùng.

Chế, phi chế: (Năm thiên là Phật chế mà Điều-đạt nói là phi chế (không phải Phật chế). Năm pháp không phải Phật chế gọi là phi chế mà Điều-đạt nói là chế.

Thuyết, phi thuyết: (Bốn điều là trọng cấm còn lại là nhẹ, y cứ vào danh chánh thuYết-mà Điều-đạt nói là phi thuyết. Bốn điều khinh còn điều trọng là phi thuYết-mà Điều-đạt nói là thuyết. Phần nhiều thấy vọng giải vì thế dẫn lời chú trong sớ ra. Đây là y cứ trong giới phá tăng đã nêu ra.

Kiền-độ Câu-diêm-di, nêu phần thứ hai là: Tỳ-ni phi Tỳ-ni, trước sau hai tiếng Hoa Phạm đều nêu, vì thế nói không gồm.

Ở đây phải biết, tên gọi này là Luật tự dịch mà thôi.

Ở dưới lại dẫn kinh nói bảy pháp Diệt tránh cho là bảy luật, y cứ lợi ích mà hiển.

Hoặc trở xuống chỉ không phải văn, thấy trong Mẫu luận, sớ rằng: Xưa giải thích Tỳ-ni đều gọi là diệt, do bảy pháp Tỳ-ni này mà dứt trừ bốn sự tranh cãi. Vì thế như nước diệt lửa mà nước không có tên diệt, tên không kèm thể nên không lấy. Cho nên sau hiển bày chánh danh nương vào thể mà lập. Kinh luật nói y cứ nên nói là chánh.

Kế, trong phần giới danh, trước dịch tên. Tức trở xuống là hiển bày chỗ y cứ.

Sáu độ gồm:

  1. Đàn (Hán dịch gọi là Thí).
  2. Thi-la (giới)
  3. Sàn-đề (nhẫn nhục)
  4. Tỳ-lệ-gia (tinh tấn)
  5. Thiền (định)
  6. Bát-nhã (trí tuệ).

Sáu món này đều gọi là Ba-la-mật, Hán dịch là Độ.

Nay dùng thứ hai để chứng danh, có thể biết đây tức là kinh luận thường bàn cho nên chỉ chung mà thôi.

Sau, trong Mộc-xoa không dịch khác cho nên chỉ thẳng tên mà thôi.

Xứ xứ cũng gọi là biệt biệt.

Trong phần hiển rõ thứ lớp, trước nêu. Giáo, hành và quả, ba món này không chỉ là giới luật, tất cả giáo môn thứ lớp đều như vậy nên nói là nhất hóa.

Luật trở xuống là chánh hiển. Câu đầu nói luật trước tiên. Từ giáo bất trở xuống là nói thứ lớp giới, từ giới bất trở xuống là nói Mộc-xoa ở sau.

Trong phần giải thích nghĩa luật, khoa đầu, câu trên huần chữ. Pháp dùng khuôn phép nhất định làm nghĩa, như trong phần giải thích đề. Vị trở xuống là giải thích nghĩa. Tất cả giới bổn chia làm hai: Trước nói phạm tướng, sau nói không phạm. Trong phạm lại có hai, tức bốn nghĩa nhẹ và nặng, nhiếp hết Đại tạng Tỳ-ni. Cứ trong nặng nhẹ lại có nhân quả, khuyết duyên, khai chế khác nhau. Vì thế nói là đẳng (v.v…) Hiển bày tên luật từ giáo mà lập, nên nói rằng luật, v.v…

Trong phần hỏi cho rằng giáo (lời dạy) của bậc Thánh đều là pháp tu hành mà Tu-đa-la lấy sự nhiếp suốt làm số mục, A-tỳ-đàm lấy sự chia chẻ lý để nêu tên, vì thế có câu hỏi này, ý hiển tông này riêng chuyên hiệu nầy.

Trong phần đáp dẫn luận nêu ý, lại y cứ ba môn học vô lậu, dẫn sinh thứ lớp. Khuôn mẫu của giới ở trước nên gọi riêng là pháp. Nếu như vậy thì kinh cũng huấn pháp; Luân phiên đối pháp, pháp không so sánh, v.v… đây thì tạng khác cũng được gọi là pháp, đâu riêng gì luật?

Đáp: Tu-đa-la dịch là tuyến, vốn là tiếng ở Tây trúc, cõi nầy chữ, sách, huấn kinh là pháp. Lại luận gọi là pháp: Hoặc từ pháp tướng như năm ấm, mười tám giới, mười hai nhập, v.v… hoặc là pháp môn Tứ đế, Nhân duyên, sáu độ, v.v… hoặc y cứ theo lý pháp thể Niết-bàn, v.v… Tỳni không phải như vậy, vì tên bổn tiếng Phạm, lại là giáo thuyên danh tướng khuôn phép nhất định, đây chẳng thể không từ văn mà đoán, vì thế nghĩa pháp trong tạng khác không giống như trong luật.

Hỏi: Nghĩa pháp môn kia cũng là từ giáo phải không?

Đáp: Nếu nói chung về giáo thuyên của ba tạng đều gọi là Pháp, nhưng giới dẫn nghĩa quỹ sinh vật. Nghĩa cao siêu hơn nên y cứ theo đây mà gọi là Pháp, còn pháp khác tuy gọi là Pháp nhưng kém hơn nên không nêu. Nếu nói riêng thì ba tên đều khác nhau, như trước đã nêu.

Trong phần trước sau, trước là chứng minh. Nếu theo truyền thuyết thế gian nói rằng kinh, luật, luận nầy là từ lời nói thuận tiện, nếu đối với ba học vô lậu thì luật quyển là trước tiên, nên nêu bày ý kia.

Do trở xuống là giải thích. Do định và tuệ u hiển, tà chánh khó phân, lựa riêng phần tạm, lạm quyển phải dùng luật pháp, đã dùng đầu tiên thì nghĩa quyết phải được nêu trước tiên. Nội pháp là tám chánh đạo, ngoại tục cùng xen lẫn gọi là Hình, dùng pháp trừ ấy như trong luật. Lúc bấy giờ, ở đời bị đói khát có một ngoại đạo lõa hình theo sau chúng tăng, khi tăng thọ giới, phần Hòa-thượng, A-xà-lê, v.v… hỏi thì đều nói là không biết. Nhân đó trình bày đầu tiên, chỗ nhiệm mầu cốt yếu. Cố trở xuống là kết thúc chỉ bày.

Dư trở xuống là chỉ lược. Hoặc y cứ thứ lớp ba môn học vô lậu (giới, định, tuệ); hoặc thọ mạng Phật pháp nên hợp để ở đầu. Đây tức thường nghe tên không giải thích (hoặc chỉ cho giới và Mộc-xoa, hoặc chỉ sớ trong giới đều sai).

Kế trong phần giải thích nghĩa giới, khoa đầu dẫn trong Tạp Tâm hiển bày nghĩa giới chung khắp, không có cảnh nào không phát khởi, không có điều ác nào không cấm. Lựa điều lành ở đời thì hạn cuộc phạm vi nhỏ hẹp không cùng khắp. Thiên vô lậu, giới tuy tình cảnh phát đều không phải loại chung, chỉ rộng như sau tức trong phần giới thể.

Trong phần nêu rộng, khoa đầu: luận Trí Độ nói tánh thiện, luận kia nói là: Ưa thực hành thiện đạo không tự buông lung, gọi tánh là thiện, không khiến theo điều ác nên gọi là thiện. Sinh năm giải thích nghĩa học, trích ở khoa kế.

Hai, là trong phần từ (tùy) tâm, đây là y cứ sở trị mà đặt tên. Năm căn của thân miệng… phải điều phục không chỉ riêng tâm nên nói là đẳng (v.v…)

Ba, trước nêu tên của thể. Như trở xuống là dẫn luận nêu thể, câu đầu nêu tên, ở đây lời xen lạm với từ tâm. Dĩ trở xuống là chỉ bày thể tức u cứ vào ba tánh, lựa thể là thiện vô tác.

Hỏi: Ở đây cùng với tánh thiện nêu trên có gì khác?

Đáp: Theo sự giải thích của luận trước là hướng đến về ngăn ác mà nói, vì thế xếp thuộc về công năng.

Bốn: Trước dẫn các giáo, hạn cuộc pháp lành để giải thích, đối với nghĩa chưa hết, vì thế lời sao dùng nghĩa để đoán, vì thế gọi là Nhân minh.

Danh, nghĩa cả hai đều chung nên gọi là chánh nghĩa (nghĩa chính). Câu đầu nêu tên không hạn cuộc.

Giới nói tánh là mượn huấn (lời dạy) để hiển nghĩa, chớ dính mắc chữ và sách.

Ác luật nghi cũng gọi là giới ác. Bọn hàng thịt, thợ săn, Chiên-đàla thường làm việc giết hại, gọi là thọ giới ác trì luật nghi ác.

Hỏi: Thế nào là Thọ?

Đáp: Dùng việc giết hại làm sự nghiệp, phát khởi ý thọ hành tức là thọ. Như trong Tạp Tâm nói: Thuận theo việc ác dễ thành không nhờ duyên khởi. Hễ hướng về tất cả các loài chúng sinh khởi tâm giết hại gọi là luật nghi, hễ giết chết sinh mạng tức là trì giới.

Không luật nghi nghĩa là chẳng có thiện nên nói không, thông với các loài nên nói luật nghi, tức ác luật nghi chỗ nêu khác mà thôi.

Nhược thử trở xuống là giải thích nghĩa.

Hai câu đầu là chỉ bày chung.

Giới dùng tên tánh, tánh chung ba tánh. Vả lại, nói về thiện ác không dung nhau đều được nghĩa cấm.

Ác trở xuống là giải thích riêng. Trước nói giới ác, cấm chung chế ngăn gọi là luật. Tạo tác có tướng gọi là Nghi.

Nhược trở xuống nói giới thiện. Khiến cho hiểu ngược lại nghĩa, là đảo ngược hai chữ thiện ác. Sửa đổi việc ưa giết hại là từ hộ, tức sẽ thấy.

Trong phần năm, là dẫn luật, đây là trong phần thuyết giải nghĩa chữ giới. Văn giới là nhân, Mộc-xoa là quả. Nay gọi giới là Mộc-xoa tức là nhân từ quả.

Trong phần giải thoát y cứ vào hai nghĩa gần và xa để giải thích. Trong phần gần lại có hai:

1. Nêu nói về tùy phần: Nói lên chẳng phải đốn thoát, tức là nghĩa xứ xứ.

2. Từ vị trở xuống là giải thích. Hai câu đầu chỉ bày cảnh duyên khác nhau. Một câu kế nói trị hành không đốn. Một câu tiếp theo chỉ bày phần quả. Đây là hướng về chỗ tùy cảnh khởi, hộ thoát khỏi tội lỗi, vì thế nói là tùy tướng.

Kế là nói nghĩa xa: Đây là do phàm phu chỗ đã thọ trông mong quả Thánh ở sau, nên nói là viễn thủ, tức là nghĩa căn bản, nền tảng

Thánh đạo đã nói ở trước, cho nên nói là nhân nơi giới, v.v… Khắc giống như hộ.

Thánh gồm ba thừa, bao gồm năm trụ.

Cố trở xuống là dẫn chứng. Cũng trong bài tựa kệ luật chép: Các kinh ức trăm ngàn, giới là bậc nhất. Muốn cầu giới bậc nhất này thì nầy, đời sau phải giữ gìn giới cấm nầy, trọn đời chớ hủy phạm. Câu thứ hai như lời sao.

Hỏi: Cận và viễn (gần và xa) cả hai giải thích thế nào mà phân?

Đáp: Do ở đây có nhiều điểm khác nhau:

1. Gần y cứ về dừng nghiệp, viễn là y cứ về dứt hoặc.

2. Gần là phàm phu, xa là Thánh đạo.

3. Gần là nhân, xa là quả.

4. Gần là tiếp phòng (ngăn ngừa dần dần), xa là đốn phá. Tức trong lời sớ giới chép: Giới chướng có hai: Một là nghiệp quấy, hai là phiền hoặc. Giới tịnh chướng ngại nghiệp, hoặc đợi trí mất. Từng phần từ gọi là biệt thoát (đây là nghĩa cận), hậu trí dứt hoặc mới gọi là rốt ráo giải thoát (đây là y cứ về nghĩa xa).

Văn dưới chỉ cho phần sau. Tức trong phần giới thể phát môn số lượng của giới, kia nói cảnh và lượng, v.v… tức nghĩa biệt giải thoát có thể thấy.

Bốn, là trong phần đủ duyên nêu bày ý, trước chỉ bày pháp thọ.

Nói đời nay chỉ có Yết-ma: Do trong phần năm thọ ba lần nói “Thiện lai”, tám pháp cung kính chỉ hạn cuộc khi Phật còn tại thế. Phá kết vi tế ít có mà lại ẩn.

Nương nhân duyên: Hoặc phát tâm là nhân, các việc khác gọi là duyên, hoặc năng thọ là nhân, sở đối là duyên, hoặc đều là nhân duyên như trước đã nói.

Kỳ trở xuống nói giới trọng, thuật ý.

Môn tức thọ giới thiên (thiên giới).

Đại cương Tỳ-kheo là nhiếp tăng yếu.

Căn bổn Phật pháp là trụ trì cao quý.

Trong phần nêu duyên chỉ tóm tắt pháp thọ ở trước. Chỉ bày đúng sai, phần đối giải thích đầy đủ ở trước. Người nghe lâu đã biết không cần giải thích lại, người mới học chưa hiểu thì tự tìm xem, vì thế chỉ lược nêu mà thôi. Trước nêu năm duyên và Mẫu luận. Trong phần ba, trước nói thọ là biết sư trở xuống đến tội nhỏ, nhìn chung về sau nói Thập sư xen nhau biết, chỉ y cứ giới trọng Ba-la-di. Tâm không có pháp nghĩa là người không có giới như mười ba nạn, mười tụng cư sĩ.

Trong phần tạp tướng, trước lại nói rằng lấy ý của luận hoặc có thể dẫn phần thọ duyên ở trước.

Năm giới, tám giới trở xuống đều nói lược phá giới trọng, vì thế nói rằng cho đến mười giới, v.v…

Hai, là dẫn luận chỉ bày, luận kia nói sáu món giới hễ phạm bất cứ một giới trọng nào còn lại đều tuyệt phần. Trong văn nêu năm giới, còn lại đều lược, nên nói rằng cho đến, v.v… Chữ tám là viết sai, y theo luận hợp thành mười giới, tức vượt hơn tám giới.

Nói không được như trước: Đồng với năm giới ở trên.

Trong phần ba kiết giới, trước khiển trách kiết giới tràng riêng. Cánh trở xuống, chữ bất nghi là chữ đa, bỏ đi thì nghĩa tiện. Kiết thẳng tiểu giới thì gọi là giới tràng, đối đãi mà nói tiểu như pháp kiết trước, rất dễ biết. Kế từ kim trở xuống khiển trách không có duyên mà kiết tiểu giới nầy tức ba tiểu giới có nạn ứng pháp, vô cớ là phi.

Trong phần bốn, trước dẫn luận để nêu bày tâm. Nặng và nhẹ hai tâm khó hiển bày tướng kia, chẳng phải gọi là uổng phí mà thôi, cốt yếu là thấy cảnh rõ ràng. Thượng phẩm yếu thệ mới gọi là tâm Tăng thượng nặng. Cũng như trước đã nói sợ quên nên nêu lại mà thôi.

Hựu trở xuống là y cứ vào hành để hiển bày tướng. Trước chỉ bày được mất. Nói y theo luận tức các luận trước. Do vâng giữ hết lòng tôn trọng, vì thế sau dẫn văn chứng. Luật tự giải thích rằng: Cộng Tỳ-kheo nghĩa là cùng các Tỳ-kheo khác thọ Đại giới, đây là nghĩa cộng Tỳkheo (san định giới đổi thành cộng giới).

Đồng giới: Giải thích rằng: Kết giới đây rồi thà chết chớ không phạm, đồng với Tỳ-kheo khác nghĩa là đồng giới (tùy hạnh đồng), đây tức là văn giới dâm trong bổn luật. Tuy văn hạn cuộc giới đầu tiên mà nghĩa chung hai trăm năm mươi giới, do đó đem giới đầu tiên nêu đây, ý là nói quyết thọ tùy hai giới mới có trì phạm, không thọ thì không tùy, không tùy thì không thọ, đây là chứng nguyện hạnh phù hợp nhau mới thành đắc giới. Nguyện hạnh tức là thọ tùy.

Trong năm thời tiết, khoa đầu tiên là hỏi. Trong phần nêu bốn tâm lược vô ký nên nói rằng cho đến. Vô tâm: Luận chép là nhập định diệt tận. Y cứ theo nghiệp sớ hỏi: Ba tánh chung đắc thì hợp với vô tâm, nhập vô ký phải không?

Đáp: Nói thông, kia giải thích: Đầu tiên khởi tâm lành chắp tay lễ tăng, bạch tứ Yết-ma khởi nghiệp nối nhau thành tựu, đây là tâm lành phát tâm lành mà đắc. Nếu trước dùng tâm lành cho đến khởi nghiệp, Yết-ma chưa thành khởi niệm bất thiện, nương vào năng lực tâm lành trước nên phát nghiệp nhậm vận mà khởi, cùng với bất thiện đều gọi là tâm lành phát, tâm ác đắc. Tâm vô ký, ngủ nghỉ nhập định diệt tận cũng giống như vậy.

Kế trong phần lập nạn tức trong kiền-độ thọ giới ở trước. Văn nói sân là bất thiện; Ngủ nghỉ, cuồng loạn là vô ký. Trong phần đáp, trước nêu được và không được.

Sau khi Yết-ma rồi nghĩa là mới bạch xong. Yết-ma lần thứ nhất về sau gọi là sau.

Nghiệp sớ dẫn luật Thập Tụng chép: Khi biết phạm, khi không biết thanh tịnh, như phạm Tăng tàn sám hối. Nghe xuất tội bạch rồi, sau ngủ không biết, là Yết-ma rồi. Y theo đây để nghe chung bạch trước, sau ngũ đắc giới (đây là chỗ y cứ của Tổ sư). Do trước trình bày việc xin Thập sư, đã nghe tác bạch rồi đủ nêu bày tình huống. Tuy nhập tâm khác mà không ngại cảm giới, rộng như nghiệp sớ.

Tiến trở là riêng xét riêng về tâm lành, sợ nghi tâm lành vốn có giới hạn. Kia nói khi bạch đủ bốn tâm trên không đắc giới, vì thế ở đây giải thích. Hựu trở xuống lại sợ chấp rằng vô tâm duyên giới, liền cho là quá lạm vô tâm nên dặn dò lại mà thôi.

Trong phần năm ưu việt: Ưu là hơn, trước sau sáu môn đều nói riêng về biệt giải thoát. Đây gồm đạo định lại muốn đối hiển bày công phu cao siêu của biệt giải thoát. Lại biệt giải thoát một giới bao gồm chung năm thọ. Nếu đối với bảy khoa thì bốn thông, ba hạn cuộc tìm văn sẽ thấy. Muốn giải thích môn này trước phải biết sơ lược về danh tướng của đạo định. Đầu tiên biệt giải thoát đối cảnh nêu danh, đạo định từ tâm làm tên gọi, cùng với hai môn định và tuệ đồng thời, vì thế đều nói là cộng, cũng gọi là Câu (cộng cũng gọi là Cùng).

Giới định kia: Thành luận nói Ly thiền định là hai giới, Sắc và Vô sắc khác nhau, nên nhiều tông hợp thành một. Đều không động nghiệp nên đạo giới hoặc gọi là đạo câu, đạo cộng vô lậu, v.v… đây là nói về tên.

Hai: Biệt định đều hữu lậu, đạo cộng chỉ cho vô lậu, biệt giải thoát là nghiệp cõi Dục, Định cộng và nghiệp hai cõi trên, Đạo cộng không phải nghiệp ba cõi, đây là nói về thể.

Ba: Biệt định chung phàm thánh; Đạo cộng chỉ hạn cuộc ở Thánh vị, đây là phân địa vị.

Bốn: Biệt giải thoát nhờ duyên thọ, định đạo tùy tâm phát, đây là nói về nhân.

Năm: Biệt giải thoát chỉ bày thân vì phải là trọn đời; Định đạo gọi là tùy tâm vì sinh tử không dứt. Đây là nói về công phu, lược biết như vậy, còn lại như ở sau sẽ giải thích.

Trong phần nêu ý nói mất tướng nghĩa là trái với lời dạy.

Khoa kế, trong Đa luận có năm món: 1/ Thời; 2/ Cảnh; 3/ Tâm; 4/ Cộng; 5/ Người. Như phần kế đây sẽ giải thích.

1. Thời ít thường: Do Mộc-xoa (giới) phải có Phật ra đời chế ra mới có, còn hai (Biệt định và Đạo định) dầu không có Phật ra đời cũng có người đắc định chứng đạo vì thế nói là thường có. Nói hy hiện thắng là dụ như ở đời những vật gì ít có thì quý, thường có thì không quý.

2. Cảnh: Mộc-xoa (giới) thì ngăn tánh chung chế, còn hai thứ Biệt định và Đạo định chỉ ngăn tánh ác, nên cảnh vừa chung vừa hạn cuộc.

3. Tâm: Từ tức là đại tâm, vì thế Đức Phật nhân đó nói rằng: giới Thiền vô lậu không do từ tâm mà được, nghĩa là từ trí tuệ được, đây là chuyên vì tự lợi, tức tâm thấp kém của hàng Nhị thừa, rất dễ hiểu.

4. Công: Có hai:

1/ Nhiếp chúng sinh, rộng vì giúp bảy chúng.

2/ Trụ trì thù thắng, vì giữ gìn tương tục v.v…

Trong trụ trì ba món đều dùng chữ thiệu tục (giữ gìn tương tục) mà thấu suốt.

Ba món: Một là chỗ pháp nương; hai là chỗ cảnh trụ; ba là chỗ quả thành tựu (xưa ghi: dẫn kinh Tỳ-la Tam-muội chép: Người, trời, Niết-bàn là ba món là sai). Trong luận chỉ nói rằng: Đạo quả ba thừa nối nhau không dứt, vì thế biết văn khác đều là lời sao thêm vào.

5. Người: Ngoại đạo không có giới vô lậu nên chỉ nêu thiền giới mà thôi. Do ngoại đạo kia cũng đắc định ở cõi Sắc và Vô Sắc.

Trong luật Thiện Kiến, trước nêu bày:

Từ các trở xuống hiện lượng, đầu tiên gồm nêu pháp dụ. Quang sơn là dụ, học tức là pháp; ba môn giới, định, tuệ nên nói là các.

Nhật trở xuống riêng đối hiển thắng. Nhược trở xuống là nêu lý do kia, ở đây cùng với nghĩa đầu trong Đa luận có hơi giống nhau. Trong phần trọng thọ, chương nầy đã nói ý khiến hành giả phải xem xét những gì mình đã thọ, cùng cầu tăng thắng.

Trong Đa tông, khoa đầu văn nêu ba món, đều khác luật Tứ Phần.

Nói không trọng phát là ba giới thường định.

Như trở xuống, trong phần tâm thọ năm, tâm thọ mười, bổn tục vẫn trở xuống. Năm phần còn lại mới cao siêu. Trong phần tâm thọ mười. Thượng tâm thọ đại cũng giống như vậy. Kia chép: Giới Mộcxoa không có trọng đắc. Như tâm vi phẩm thọ được năm giới, sau dùng tâm trung thượng phẩm thọ mười giới. Trước được năm giới, không tăng thắng, đối năm giới sau mới được tăng thắng. Không thọ lại: kia tính một lần thọ liền định. Đã không phát lại lại thọ không tâm vì thế không lập. Y cứ sau chỉ nói giới cụ túc, ý rõ năm giới, tám giới, mười giới cũng giống như vậy. Có năm giới chế trọn đời, tám giới giới hạn trong một ngày một đêm. Dầu tính theo ngày thọ, khi khác hướng đúng ngày đò không thể thọ lại.

Bất trọng phạm: Ở đây y cứ theo đồng chủng ở thiên đầu mà nói.

Y bổn định: Bổ nghĩa là đàn tràng thọ lần đầu tiên. Cố trở xuống là dẫn chứng. Trong bộ Bà-sa nói Bí-sô tuổi nhỏ được giới thượng phẩm vì có thể khởi tâm thượng phẩm thọ. Bí-sô La-hán được giới hạ phẩm vì trước phát tâm hạ phẩm thọ, sau không tăng thắng.

Hỏi: La-hán đã phát định cộng, Đạo câu (Đạo cộng) há không được tăng thắng, giới đã không tăng làm sao được Thánh đạo. Như đây suy nghĩ đó.

Trong phần giải thích nạn. Đầu tiên vặn hỏi rằng: Như trong giới bổn nói rằng giới thiếu kém không ăn năn nghĩa là muốn vượt qua phạm giới yếu kém, nên nói là thiếu kém.

Kiên cố giữ gìn sự trong sạch của thể kia nên như thừa khác. Thể đã có dư thừa và thiếu kém thì lý có thêm và bớt, thế là cùng nghĩa thường định ở trên thật trái nhau, vì thế mới vấn nạn. Trong phần đáp, hai câu đầu y cứ về thọ trì chế khai, ở đây đối với tùy hành: Hành có trì và phạm nên nói thừa khác và thiếu kém.

Nói không luận thọ thể, thọ nương bổn định vì thế không dư thừa và thiếu kém.

Kế từ diệc trở xuống là y cứ theo thọ thể chia ra tác và vô tác, hai câu trên nói tác giới.

Một niệm là nói thời gian rút ngắn lại.

Tùy tâm là theo cảnh dời đổi, không thể truy tìm.

Tâm thượng trung hạ hễ phát một phẩm thì thường định.

Nếu như vậy, tông kia tác giới là sắc pháp, làm sao tùy tâm?

Đáp: Đây là y cứ khi tâm niệm khắc định giới, vì thế trong phần Tạp Tâm, Đa luận đều lấy niệm thứ nhất, niệm thứ hai dùng để chia ra trước sau, như sau sẽ tự rõ.

Hai câu dưới nói về vô tác. Phi tâm là ngược với tùy tâm ở trên. Trọn đời là ngược với một niệm ở trước. Kia chấp vô tác là sắc nên chỉ nói rằng phi tâm mà thôi. Tùy hành tăng ni nghĩa là tâm hành trì có siêng năng, biếng nhác nên thể có dư thừa và thiếu kém, tức kia chấp bảy nghiệp của thân và miệng đều là nghĩa sắc tổn ích, nếu như vậy thì có gì khác với tùy hành ở trên?

Đáp: Trên là chuyên nói về tùy hành, ở đây cho là dùng tùy để giúp thọ (xưa ghi: sau giải thích cho rằng đồng giới cho phép thọ lại là sai. Kia tự y cứ về việc thực hành nói thể dư thừa yếu kém, há khiến cho thọ lại ư?).

* Trong phần thành tông, trước dẫn luận.

Nói nhưng nêu cố ấy là nhân khởi trước, sau không đại chúng. Đối phá, kia chấp giả lập nghi vấn.

Trong phần đáp, đầu tiên là lại phát. Nêu phẩm thứ chín nói bảy luật nghi vấn:

Luật nghi thứ nhất: Có người thọ giới một ngày.

Luật nghi thứ hai: Ngày thọ giới Ưu-bà-tắc.

Luật nghi thứ ba: Ngày xuất gia thọ giới Sa-di.

Luật nghi thứ tư: Ngày thọ giới Cụ túc (Tỳ-kheo).

Luật nghi thứ năm: Ngày đắc thiền định.

Luật nghi thứ sáu : Ngày chứng định Vô Sắc.

Luật nghi thứ bảy: Ngày chứng Vô lậu.

Trên nói vô lậu là y cứ vào sơ quả, dưới gồm thâu quả hai, ba, bốn, vì thế nói là tùy chứng được Đạo xứ (Bổn luận nói là Đạo quả).

Nhi trở xuống là nêu nghĩa lại phát.

Nói vốn được không mất là nhờ thể trước tăng thêm giúp thể sau.

Thắng là thọ tên từ tên nêu bày sau vì tên trước mất.

Kỳ trở xuống nêu giải thích có thể biết.

Hỏi: Làm thế nào phân biệt giữa lại phát, thọ lại?

Đáp: Lại phát y cứ nhiều giới, thọ lại y cứ một giới.

Nếu như vậy luận nói lại phát sao thấy thọ lại?

Đáp: Do thể lại phát liền được thọ lại, vì kia thọ lại một giới nên thể phát.

Trong phần dẫn chứng thầy riêng truyền, nay trong tạng không có bổn (các lời ký ghi rằng: Đời Lương, ngài Tăng Hựu soạn có năm quyển), đây tức là Đa tông nghĩa của các Sư khác. Tuy trái với tông nầy

nhưng thuận với bộ nầy, nên đặc biệt trích dẫn.

Tăng Truyện tức Cao Tăng Truyện đời Lương, do ngài Tuệ Hiệu chùa Gia Tường soạn. Ở đây dẫn Bạt-ma truyện, Đàn kinh viết mười một năm. Kỳ Hoàn là tên chùa Dương Đô ở nước này.

Năm mươi ba vị, như Tuệ Chiếu, v.v… , ba trăm hai mươi ba vị như Ni Tuệ Quả v.v…, ở chùa Ảnh Phước đồng thọ lại.

Tăng-già-bạt-ma, Hán dịch là Chúng Khải, hoặc có người hỏi: Truyện chép: có Pháp sư Tuệ Nghĩa đến ấp Bộ kinh thấy Bạt-ma thực hành thọ lại cho là kỳ lạ, sinh dị chấp khác nhau, đích thân ngài Tuệ Nghĩa tranh luận với Bạt-ma.

Đáp trở xuống là lời của Bạt-ma.

Ngài Tuệ nghĩa hỏi rằng: Giới không giống như sắc có thể thấy được. Trong khoảnh khắc thấy thọ giới lại, hoặc y theo thứ lớp hạ lạp xưa, hoặc tính sau khi thọ làm đầu, giữa tới lui này đủ để sinh ra sự nghi ngờ.

Bạt-ma đáp rằng: Người có hai hạng không phải một hạng, nếu năm tuổi chưa đủ, hai tháng chưa tròn thì y theo nay thọ làm đầu tiên, nếu năm đã đủ liền vào vị được giới, chỉ nghi thọ trước có tâm trung và hạ, lý phải cầu cảnh cao quý mà thọ giới lại, tức y theo tuổi xưa mà thường định. Còn lại như trong Đàn kinh có nói rộng.

Trong phần bảy, ý nói cõi này đắc giới nguyên duyên, khiến khiến tu theo không vâng giữ suông.

Chấn lĩnh tức gọi xứ nầy. Sau nói là Hán cảnh, đủ có thể chiếu nhau.

Trong phần khiển trách chung, trước nêu vọng có hai: Một là không có đầu mối, hai là duyên trái cũng được.

Hốt trở xuống là chánh khiển trách. Trước trách nói dối, do không trọng lời dạy của Phật, khinh phát ra lời nói này, nên thật đáng trách.

Thời này phần nhiều không biết như vậy, thật đáng thương.

Vì là tiếng than thở.

Đình là tiếng sấm nhanh.

Bảy ánh sáng là mặt trời, mặt trăng và năm ngôi sao (phương Nam có sao Huỳnh hoặc, phương Bắc có sao Chấn, phương Đông có sao Tuế, phương Tây có sao Thái Bạch, Trung cung có sao Thổ Tú). Lệ là khuyên dạy, cùng khắp thiên hạ. Ở đây nói Tổ sư nghĩa là Thánh giáo mọi người đồng nghe mà người vô ý ngu si đều không hiểu được, do kia nói dối bất giác kinh sợ, cho nên nói rằng đâu cho là đồng. Cũng dụ như người có hai mắt nghe tiếng sấm vang lên thấy ánh sáng lóe ra thật rõ mà người đui điếc không thể nghe và thấy.

Quản thức nghĩa là trong cái ông dòm thấy, dụ cho kiến thức hẹp hòi. Thố nghĩa là đặt.

Cố trở xuống là chỉ bày xuất xứ.

Trước hiển bày duyên thành. Dẫn dùng Thánh giáo là chỉ môn thứ tư ở trước.

Thử trở xuống chỉ bày từ đầu tiên.

Túng trở xuống là ngăn phòng (ngăn ngừa). Sợ chấp trước các luật luận, cho phép có duyên thiếu mà cảm quả.

Tiện nghĩa là không cần phải nhờ duyên vì thế túng mà đoạt, như bổn luật không thọ mười giới. Đa tông không đủ bát. Trong Già luận thì Sư tăng không đúng pháp, v.v… tức duyên cảnh xen lạm, nhưng tướng có thành chăng đều thấy trong thiên thọ giới, nên chỉ như trước.

Trong phần hiển bày riêng, Tăng duyên có hai: Câu đầu lặp lại phần nêu ở trước. Tự trở xuống là dẫn chỉ bày. Lại có ba: Trước (một) là nêu giáo đầu tiên, hai từ hậu trở xuống là chánh chỉ bày thọ duyên; ba từ tức trở xuống là kết thúc chỉ bày.

Trong phần đầu, Hán là triều đại, Minh là đế hiệu, vua Minh đế đời Hậu Hán, vào niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ ba, một đêm nọ nằm mộng thấy có một người sắc vàng trên hư không bay xuống. Sáng ra, nhà vua nhóm họp các quan xem đoán giấc mộng này. Truyền Nghị tâu vua rằng: Thần xem trong sách châu Thư dị ghi rằng: Ở Tây Vực có vị thần, là Phật, sinh vào thời vua Chiêu Vương, mất vào thời vua Mục Vương. Khi nhập diệt, ở xứ nầy, giờ ngọ mà trời râm, mặt đất rung chuyển, có một cầu vồng mầu trắng, có hai mươi mốt đường suốt cả hư không từ tối đến sáng. Vua Mục Vương nghe vậy bèn hỏi các quan đây là điềm gì. Lúc đó, vị thần tên là Hổ Đa tâu vua rằng: Đây là điềm bậc Thánh ở Tây Vực nhập diệt. Sau một ngàn năm giáo pháp sẽ truyền đến xứ này. Vua ra lệnh khắc trong đá chôn trước miếu thờ trời ở Nam Giao, thần tính đến nay đúng một ngàn năm, điềm mộng của bệ hạ chắc chắn là đây rồi. Vua nghe vậy cho là đúng, bèn sai mười tám người như Thái Ân, v.v…. đến Tây Vực cầu Phật pháp.

Ca-trúc là tên của các vị tăng truyền pháp, tức Ca-diếp, Ma-đằng, Trúc-pháp-lan đều là người Trung Thiên-trúc. Lúc bấy giờ, Thái Âm, v.v… đến nước Nguyệt-thị gặp Ma-đằng và Trúc-pháp-lan cùng đi du hóa, bèn rước về Lạc Dương dịch kinh Tứ Thập Nhị Chương, lại vẽ tượng Đức Phật Thích-ca, đây tức là Tam bảo bắt đầu có ở xứ này.

Chữ bất nghĩa cũng như chữ chí: là đến.

Tào là họ của vua, ngụy là hiệu nước, vì có Hậu Ngụy xen lẫn nên thân họ để phân biệt: Từ đời Hán Minh đến nay hơn một trăm chín mươi năm.

Nói chưa bẩm v.v…. nghĩa là thể tục hình khác.

Nói thiết phục v.v… nghĩa là pháp thiếu sai.

Từ là miếu thần, tự là cúng tế.

Sở dĩ ngài Ma-đằng và Trúc-pháp-lan không trao ba quy y, năm giới cấm ngay là vì đây chính là bậc Thánh biết căn cơ mà giáo hóa, còn phải dần dần.

Trong phần thọ duyên có hai:

– Một là nói Ca-la hành thọ, cũng gọi là Kha-la.

Gia Bình là niên hiệu thời vua Tề, làm vua được năm năm. Lạc Dương là chỗ đóng đô của nước Ngụy.

Lập Yết-ma thọ là nạp pháp làm thể, khác với hình đồng ở trước.

Nghiệp sớ chép: Y pháp chánh bộ thực hành mười vị tăng thọ giới. Lại nói: Thần Châu nhất thống ước thọ, đều tụng văn luật Tứ Phần, đây là đầu tiên. (Nước này tăng ni đắc giới công lao đầu tiên là của Ca-la. Luật tông không dùng Tổ kế tục ví quên gốc. Trong văn chỉ nói Yết-ma thì nghĩa ba quy y, năm giới cấm, mười giới sa-di sẽ đầy đủ.

Trung hạ: Đại quốc nói là hạ, vả lại hạn cuộc ở xứ nầy, nói trung thật ra là Tây phạm Ấn-độ ắt đầy đủ.

Trung Hạ: Đại quốc nói là Hạ, vả lại hạn cuộc ở xứ nầy, nói trung thật ra là Tây phạm, Ấn-độ chính là trung tâm cõi Diêm-phù-đề mà thôi.

Cải vọng tập là lập nghi thức của tăng, thay cho cúng tế ở trước.

Xuất giới tâm là khiến nương đó mà giữ gìn. Xuất là văn dịch, tâm dùng tổng yếu làm nghĩa. Văn luật tuy rộng, nhưng cốt yếu quy về giới bổn, vì thế nói là tâm. Loạn của giáo tông từ đây bắt đầu. Thông sư về trước mở rộng thạnh hành luật Tăng-kỳ cũng do đây.

Hai: Từ hựu trở xuống nói ngài Đàm-đế dịch Yết-ma. Đàm-đế là tiếng Phạm, chưa rõ tiếng Hoa. Nếu theo trong Tạng, Tăng khải Yếtma cũng nêu Tào Ngụy, nhưng Ca-la không dùng, vì riêng thỉnh ngài Đàm-đế. Nay chỉ suy tôn ngài Đàm-đế, Tăng Truyện chép: Thỉnh Hồ Tăng nêu ra Yết-ma nầy. (Ca-la hành thọ, ngài Đàm-đế chỉ dịch văn, sau ngược lại, do ngài Đàm-đế là Tổ riêng dặn lại Ca-la, chưa suy nghĩ mà thôi).

Kế, trong duyên ní, trước nêu: Nếu theo Yết-ma của ngài Đàm-đế

thì pháp đầy đủ, biết Tào Ngụy đến nay tức theo một chúng thọ, đây là y theo luật Ngũ Phần, chúng tăng gồm mười một người, ngoài mười vị tăng cần có một vị ni làm Hòa-thượng mới thực hành được. Theo lý, trước có một vị ni ở Tây Vực đến đây, nay gọi là duyên đầu tiên, chính là ba chúng thọ giới đầu tiên.

Chí trở xuống là dẫn nêu bày. Trước nêu bày ngài Cầu-na hứa thỉnh, văn có ba:

1. Nêu ngài Cầu-na ở Tây Vực đến. Nguyên Gia tức thời Tống Văn Đế đổi hiệu, được ba mươi năm.

Cầu-na Bạt-đà-la, Hán dịch là Đức Khải.

Dương Châu tức chỗ đóng đô của nhà Tống. Sau ở trong vườn trước chùa Nam Lâm lập giới đàn truyền giới, tức giới đàn được dựng lập đầu tiên ở xứ Trung Quốc.

2. Từ hựu trở xuống là nêu lý do đầu tiên phát khởi.

Trước nói vị ni ở Tây Vực lấy làm lạ hỏi, theo truyện nầy chính là

Tuệ Quả ở chùa Ảnh Phước, v.v…

Vị ni đó hỏi ngài Cầu-na-bạt-ma.

Ma trở xuống là đáp, giải thích rất dễ hiểu.

3. Từ chư trở xuống nêu hoài nghi cầu thọ. Trước nói vị ni đời Tống cầu thỉnh, sau nói ngài Cầu-na-bạt-ma hứa khả.

Kế, từ đến năm thứ mười trở xuống là nói đời Chúng Khải thành. Trước nêu Chúng Khải từ Tây Vức đến tức người nước Thiên-trúc. Sơ trở xuống nói hành pháp. Trước nói duyên trước, Đức Khải vào tháng chín năm thứ mười chết.

Nga trở xuống là nói ni số đủ. Nga nghĩa là không lâu, tức mười một năm. Thông trước mười một người, đây là y cứ chánh dùng mà nói, nên nói số mười.

Trong phần nêu xuất xứ, Tăng Truyện nói: ngài Tuệ Giao đời Lương soạn. Danh Tăng Truyện chép: Đời Lương ngài Bảo Xướng soạn. Bài tựa Tăng Truyện chép: do Vương Cân ở Lang Da soạn. Tăng Sử do Văn Tuyên Vương Tề Cánh Lăng soạn, Tam Bảo Ký Truyện, hoặc gọi là Phật sử, hoặc gọi là Tăng lục, v.v… đời Tấn, đời Tống ghi chép là Tục điển, rõ trong văn sao thời nay. Phần nhiều dẫn trong Tăng truyện, nhưng sự tích kia đều có trong các văn, vì thế chỉ chung đó khiến sinh tâm kính tin.

Cố trở xuống là hiển ý. Quy là phân biệt lành dữ, cảnh là phân ra tốt xấu, ngàn năm sau không cho nói quá.