VÔ LƯỢNG THỌ KINH ƯU BA ĐỀ XÁ NGUYỆN SINH KỆ
– Bồ-tát Bà-tẩu-bàn-đầu soạn và chú thích
– Đời Ngụy chùa Vĩnh Ninh, Sa-môn Bồ-đề-lưu-chi người Bắc Thiên Trúc dịch
– Đời ngụy, chùa Huyền Trung trong hang Thạch Bích Tỉnh Tây Hà, Sa-môn Đàm Loan chú giải
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN HẠ

Luận chép: Dưới đây là phần giải thích,nghĩa trong phần này có mười lớp:

  1. Đại ý của nguyện kệ.
  2. Khởi quán sinh tín.
  3. Quán hạnh thể tướng của.
  4. Tịnh nhập nguyện tâm.
  5. Khéo léo nhiếp hóa.
  6. Lìa chướng Bồ-đề.
  7. Thuận Bồ-đề môn.
  8. Danh nghĩa nhiếp đối.
  9. Nguyện sự thành tựu.
  10. Lợi hạnh đầy đủ.

Luận là bàn luận, y nói nguyên nhân luận bàn của kệ. Rằng là lời cho các câu dưới đây. Là luận bàn giải thích về lời kệ, cho nên luận chép:đại ý của nguyện kệ.

Kệ nguyện này nói về nghĩa gì? Là nói quán thế giới an vui của kia thấy Như lai A-di-đà nguyện sinh về cõi ấy.

1. Khởi quán sinh tín: Trong đây có hai lớp:

– Nói về năng lực của năm niệm.

– Nêu ra năm niệm môn.

Nói về năng lực của năm niệm: Làm sao quán, làm sao sinh tín tâm? Nếu người thiện nam hay thiện nữ tu năm niệm môn. Thực hành thành tựu rốt ráo được sinh về cõi An Lạc, thấy Đức Phật A-di-đà kia là nêu ra năm niệm môn.

Năm niệm môn là:

  1. Môn lễ bái.
  2. Môn khen ngợi.
  3. Môn Tác nguyện.
  4. Môn Quán sát.
  5. Môn Hồi hướng.

Môn nghĩa là ra vào, nếu người có được môn thì ra vào không chướng ngại. Bốn niệm môn trước là môn đến cõi An Lạc thanh tịnh, một niệm môn sau là phát khởi lòng từ bi giáo hóa.

Thế nào là lễ bái thân nghiệp, lễ bái Di-đà Như lai Ứng Chánh Biến Tri. Chư Phật Như lai có vô lượng đức. Vì đức vô lượng nên đức hiệu cũng vô lượng. Nếu muốn ghi chép đủ bằng bút mực cũng không sao ghi hết. Đó là điểm mà các kinh đưa ra muời hiệu, hoặc nêu ba hiệu, đó là để thể hiện tấm lòng hết mực tôn kính. Có chuyển tải hết ý nghĩa này hay chăng? Nói về ba hiệu này là Như lai, Ứng Cúng và Chánh Biến Tri.

Như lai:

Hiểu đúng tướng pháp, nói đúng tướng pháp. Như đạo an ổn của Chư phật mà đến Đức phật này cũng đến (lai) như thế không đi vào thân hậu hữa, nên gọi là Như Lai.

Ưng :là Ưng cúng. Đức Phật tất cả kiết sử đã dứt hết được tất cả trí tuệ. Xứng đáng thọ sự cúng dường của chúng sanh trong trời, đất nên gọi là Ứng.

Chánh Biến Tri là biết tất cả Chư Phất thật không có tướng hư hoại không thêu không bớt Thế nào là không hư hoại? chỗ tâm hành dứt, đường nói năng bật các pháp như tướng Niết-bàn bất động, nên gọi là Chánh Biến Tri. Nghĩa vô ngại quang như trong kệ trước đã giải thích. Vì ý sinh về nước kia cho nên mới nói điều này. Pháp của Bồ-tát là thường ngày ba thời, đêm ba thời lễ bái tất cả Chư Phật mười phương vào, không cần có ý nguyện sinh. Nay phải thường có ý nguyện sinh cho nên lễ Như lai, A-di-đà. Thế nào là khen ngợi, khẩu nhgiệp khen ngợi? Tán là khen ngợi, thán là tán dương. Khen ngợi là dùng miệng nên thuộc về khẩu nghiệp.

Gọi là Như lai phải đúng trí tưởng ánh sáng của Đức Như lai. Muốn đúng theo danh nghĩa đó thì tu hành chân thật mới tương ứng.

Xưng danh hiệu Như lai kia, là xưng danh hiệu Vô Ngại Quang Như lai.

Đúng với trí tướng ánh sáng của Đức Như lai kia:

Ánh sáng của Phật là tướng trí tuệ. Ánh sáng này chiếu soi khắp các thế giới ở mười phương không bị cản trở, có công năng xua tan hết những bóng tối mười phương cho chúng sinh, còn ánh sáng mặt trời, mặt trăng. hạt châu chỉ chiếu soi xua tan bóng tối trong hang sâu.

Đúng với danh nghĩa kia thì phải tu hành chân thật mới được tương ưng: Danh hiệu Vô Ngại Quang Như lai kia có năng dứt bỏ vô minh cho chúng sinh, làm thoai mãn tất cả chỉ nguyện của chúng sinh nhưng có

1. Khi xưng nhớ niệm danh Ngài mà vô minh vẫn còn nên không được mãn nguyện. Vì sao? Vì không tu hành đúng như thật danh nghĩa nên không tương ưng. Thế nào không tu hành đúng như thật với danh nghĩa không tương ưng? Vì không biết Như lai là thân thật tướng hay thân vật chất. Lại, có ba thứ không tương ưng.

2. Lòng tin không được thuần thục lúc có lúc không. Tín tâm không chuyên nhất chẳng nhất định

3. Lòng tin không nối nhau, vì xen lẫn niệm khác. Ba câu này lần lượt làm thành lẫn nhau, vì lòng tin không thuần thục nên không quyết định Không quyết định nên nên không được nối nhau, cũng có thể niệm không được nối nhau, cho nên không được lòng tin quyết định. Hễ không được lòng tin quyết định, thì tâm không được thuần thục. Vì trái nhau nên gọi là tu hành như thật tương ưng đúng, cho nên luận chủ nói rằng: Con nhất tâm.

Hỏi:Tên là pháp chỉ bày, như ngón tay chỉ mặt trăng. Nếu có người xưng danh hiệu Phật thì được đầu đủ nguyện vọng.

Ngón tay Chỉ mặt trăng lẽ ra có công năng phá tôi nếu ngón tay chỉ mặt trăng không thể phá tối mà xưng danh hiệu Phật thì cũng đâu thể mãn nguyện phải không?

Đáp :Các pháp có muôn ngàn khác nhau, không thể nói một mà bao gồm tất cả có khi danh tức là pháp, có khi danh khác, pháp danh là pháp. Danh hiệu Chư Phật, Bồ-tát, Bát-nhã Ba-la-mật và, chương cu Đa-la-ni âm từ cấm chú v.v…. Như từ cấm thủng nói mặt trời mọc ở phương Đông vừa đỏ, vừa vàng, dú cho đến giờ dâu, giờ hơi cấm không cho mặt trời mọc, nên nó to ra khác đi, như lính đánh trận, trong miệng luôn đọc binh đấu thì đều bày la liệt phía trước. Khi binh đến đọc chín chữ này, thì thứ năm binh không bắn trúng. Bao Phát Tử nói là yếu đạo. Lại có người đau khổ thấm dần vào gân xương thì cây dừa đốt trên lửa cũng lành, hoặc có người chỉ kêu đến cây dừa cũng lành bệnh, thân ta được hiệu quả này. qua những việc gần gũi người đời ai cũng biết, huống chi cảnh giới không thể suy nghĩ bàn luận luận. Thí dụ diệt trừ thuốc bôi lên trống, lại là một việc. Thí dụ này đã nói từ trước, cho nên không dẫn lại. Có tên mà pháp khác, như từ ngữ ngón tay chỉ mặt trăng.

Thế nào là phát nguyện? Tâm thường phát nguyện nhất tâm chuyên niệm rốt ráo vãng sinh về cõi nước An Lạc muốn thật tu hành đúng như thật. ma-tha -ma-tha, Hán dịch là chỉ. Chỉ là dừng tâm một chỗ không làm điều ác. Dịch danh từ này nếu không nương vào đại ý thì đối với nghĩa chưa đầy đủ. Nói như vậy vì sao? Như trụ tâm ở chót mũi, cũng gọi là Chỉ. Quán bất tịnh để dứt tham, quán từ bi để dứt sân, quán nhân duyên để dứt si, như vậy v.v…. cũng gọi là chỉ. Như người sắp đi không đi cũng gọi là chỉ,chonnên từ ngữ chỉ là lâng lâng không chính thức được gọi là Sa-ma-tha. Như cây mận, cây mít, cây du, cây liễu, dù đều gọi là cây, nhưng chỉ nói cây đâu có được cây du, cây liễu ư? Sa-ma-tha gọi là chỉ có ba nghĩa.

1. Nhất tâm chuyên niệm A-di-đà Như Lai, nguyện sinh về cõi nước của ngài, đây là danh hiệu Như Lai và danh hiệu cõi nước kia có công năng dứt tất cả điều ác.

2. Cõi nước An lạc vượt ngoài qua ba cõi, nếu sinh về cõi nước kia tự nhiên dứt được ba nghiệp ác của thân, miệng, ý.

3. Đức Như lai A-di-đà có năng lực dừng, cầu tâm Thanh Văn, Bích-chi-Phật. Ba thứ Chánh giao1 trụ trì .tự nhiên dứt mong này đều từ công đức chân thật của Đức Như lai sinh ra, cho nên nói muốn tu hành -ma-tha.đúng như thật

Thế nào là quán sát trí tuệ, quán sát chánh niệm, thấy kia muốn tu hành Tỳ-bà-xá-na đúng như thật?

Tỳ-bà-xá-na, Hán dịch là “Quán”. Nhưng nói rộng nghĩa quán cũng chưa đầy đủ. Phải nói thế nào? Như quán thân vô thường, khổ, không, vô ngã, chin tưởng v.v… đều gọi là “Quán”. Cũng như tên cây ở trên hư không được gọi là cây Xuân, cây Chá. Tỳ-bà-xá-na dịch là Quán, cũng có hai nghĩa:

1. Ở đây quán tưởng kia, có ba công đức trang nghiêm, vì công đức này chân thật, nên người tu hành cũng được công đức chân thật. Nếu người được công đức chân thật thì chắc chắn vãng sinh về cõi kia.

2. Khi được sinh về cõi tịnh kia liề thấy Phật A-di-đà, chưa chứng được tâm thanh tịnh, Bồ-tát rốt ráo chứng được pháp thân bình đẳng Bồtát tâm thanh tịnh, Bồ-tát thượng địa rốt ráo đồng được vắng lặng bình đẳng, cho nên nói muốn tu hành đúng như thật Tỳ-bà-xá-na.

Quán sát kia có ba thứ, thứ ấy là:

  1. Quán sát công đức trang nghiêm ở cõi Phật kia.
  2. Quán sát công đức trang nghiêm của Phật A-di-đà.
  3. Quán sát công đức trang nghiêm của các Bồ-tát kia.

Tâm duyên vào việc này gọi là “Quán”, tâm quán biết rõ ràng gọi là “sát”.

Thế nào là hồi hướng không bỏ tất cả những điều khổ não của chúng sinh? là tâm thường nguyện hồi hướng làm đầu, thành tựu được tâm đại bi.

Hồi hướng có hai tướng: 1. Vãng tướng. 2. Hoàn tướng. Vãng tướng là ban công đức của mình cho tất cả chúng sinh, và nguyện cùng họ vãng sinh về cõi nước thanh tịnh của Đức Như lai A-di-đà. Hoàn tướng là khi sinh về cõi nước ấy rồi, được thành tựu năng lực phương tiện Xa-ma-tha Tỳ-bà-xá-na, vào rừng rậm sinh tử để giáo hóa tất cả chúng sinh, cùng họ hướng về Phật đạo. Vãng hay Hoàn cũng đều là cứu chúng sinh ra khỏi biển khổ sinh tử. Cho nên nói hồi hướng làm đầu vì muốn được thành tựu tâm đại bi.

Quán sát thể tướng, trong phần này có hai thế:

  1. Khí thể.
  2. Chúng sinh thế.

– Trong phần khí có ba lớp:

  1. Thể tướng của cõi nước.
  2. Thị hiện lợi mình, lợi người, nhập vào bậc nhất nghĩa đế, đó là thể tướng của cõi nước.

Thế nào là quán sát công đức trang nghiêm cõi Phật kia? Cõi Phật kia công đức trang nghiêm vì năng lực thành tựu không thể suy nghĩ bàn luận luận như tính chất của báu Ma-ni như ý kia giống như pháp tương đối.

Không thể nghĩ lường là chỉ chung mười bảy năng lực công đức trang nghiêm của cõi Phật kia không thể suy nghĩ bàn luận luận. Các kinh nói chung, có năm thứ không thể suy nghĩ bàn luận luận:

  1. Chúng sinh nhiều hay ít không thể suy nghĩ bàn luận.
  2. Nghiệp lực không thể suy nghĩ bàn luận.
  3. Công lực không thể suy nghĩ bàn luận.
  4. Năng lực thiền định không thể nghĩ suy bàn luận.
  5. Phật pháp không thể nghĩ bàn suy luận.

– Có hai thứ năng lực:

1. Nghiệp lực: Nghĩa là Bồ-tát Pháp Tạng ra đời nghiệp lực gốc lành và đại nguyện đã thành tựu.

2. Chánh giác Pháp Vương A-di-đà khéo có năng lực giữ gìn và nhiếp phục tất cả. Những điều này không thể suy nghĩ bàn luận cũng như mười bảy điều dưới đây, mỗi tướng đều không thể suy nghĩ bàn luận, văn sao sẽ giải thích như tính chất của báu Ma-ni như ý kia, dường như tương đối, vì muốn mượn tính chất của báu ma-ni như ý kia, để chỉ rõ tính chất cõi Phật kia không thể suy nghĩ bàn luận. Khi Chư Phật nhập Niết-bàn, dùng năng lực phương tiện để lại toiá thân xá-lợi để chúng sinh làm phước. Chúng sinh hết phước thì xá-lợi này trở thành châu báu ma-ni như ý. Châu này thường ở dưới biển cả. Đại Long Vương dùng để làm đẹp trên đầu. Nếu vua Chuyển Luân xuất hiện ở đời, vì lòng từ bi phương tiện sẽ được hạt châu này, ở trong Diêm-phùđề làm lợi ích lớn cho chúng sinh. Nếu cần cơm ăn, áo mặc, nước uống, ánh sáng, tất cả dụng cụ v.v… đều tùy theo ý muốn mà có các thứ. Vua liền để hạt châu trong sáng trên đầu cây sào phát nguyện: “Nếu tôi thật là vua Chuyển Luân thì mong hạt châu này mưa rãi xuống các vật dụng như mưa đúng như điều mong cầu hoặc khắp cả một dặm, mười dặm, hoặc trăm dặm đều đúng theo tâm nguyện của tôi”. Khi ấy trong hư không trời mưa rãi xuống tất cả vật dụng xuống như mưa, đều đúng với những điều mìnhmong cầu đầy khắp thiên hạ, tất cả đều thỏa đáng với nguyện vọng của người, nhờ năng lực của tánh báu này. cõi Phật An lạc kia cũng như vậy, vì đã thành tựu được các tính chất An lạc.

Tương tự tương đối: Năng lực của hạt châu kia, nếu người cầu mong cơm, áo, thì sẽ mưa rãi xuống tất cả cơm ăn, áo mặc như mưa đúng với ý cầu xin của người, nhưng phải mong cầu mới được. Cõi Phật kia thì không phải như vậy, vì bản chất đã đầy đủ và thành tựu, không bị nghèo thiếu. Ở đây lấy chút việc ấy làm ví dụ, nên nói là hơi giống. Hơn nữa, quả báo chỉ đáp ứng như mong cầu cơm, áo cho chúng sinh, không thể đáp ứng sự khao khát đạo Vô thượng cho chúng sinh. Báo kia đáp ứng như cầu vật chất cho chúng sinh chỉ một đời, không phải nhiều đời. Vì có những điều khác nhau như thế nên nói: là “Tương Tự”.

Nếu có người quán sát cõi Phật kia Thành tựu công đức trang nghiêm có mười bảy thứ nên biết. Mười bảy công đức ấy là:

  1. Thành tựu công đức trang nghiêm thanh tịnh.
  2. Thành tựu công đức trang nghiêm lượng.
  3. Thành tựu công đức tánh trang nghiêm.
  4. Thành tựu công đức trang nghiêm hình tướng.
  5. Thành tựu công đức trang nghiêm các việc.
  6. Thành tựu công đức diệu sắc trang nghiêm.
  7. Thành tựu công đức trang nghiêm xúc chạm.
  8. Thành tựu công đức ba thứ trang nghiêm.
  9. Thành tựu công đức mưa trang nghiêm.
  10. Thành tựu công đức trang nghiêm ánh sáng.
  11. Thành tựu công đức trang nghiêm âm thanh hay.
  12. Thành tựu công đức trang nghiêm chủ.
  13. Thành tựu công đức trang nghiêm quyến thuộc.
  14. Thành tựu công đức trang nghiêm thọ dụng.
  15. Thành tựu công đức trang nghiêm không có các nạn.
  16. Thành tựu công đức trang nghiêm đại nghĩa môn.
  17. Thành tựu công đức trang nghiêm tất cả việc mong cầu đều đầy đủ.

Trước nêu ra chương môn, sau giải thích đề.

Về Thành tựu công đức trang nghiêm thanh tịnh, kệ chép:

Quán thế giới ấy trang nghiêm thanh tịnh tướng tốt đẹp hơn ba cõi. Tại sao điều này gọi là không thể suy nghĩ bàn luận? Vì Có các phàm phu còn phiền não cũng được sinh về cõi nước thanh tịnh kia. Nghiệp ràng buộc trong ba cõi hoàn toàn không thể lôi kéo, do đó không cần dứt bỏ phiền não, nhưng vẫn được Niết-bàn, đều đó suy nghĩ bàn luận?

Thành tựu công đức trang nghiêm lượng là: Kệ chép rốt ráo như hư không không có bờ mé. Vì sao nói là không thể suy nghĩ bàn luận.

Trời, người ở cõi kia nếu ý muốn cung điện lầu gác rộng hoặc một do-tuần, hoặc trăm do tuần, ngàn do tuần, hay ngàn gian, muôn gian thì, tùy theo tâm liền được thành tựu và mỗi người đều được như vậy. Chúng sinh trong các thế giới ở mười phương nguyện vãng sinh, hoặc đã sinh, đang sinh và sẽ sinh, trong khoảnh khắc một giờ, một ngày, tính số không thể biết, là nhiều hay ít. Nhưng thế giới kia thường như hư không, không có sư chèn ép, chúng sinh cõi đó ở đúng lượng như vậy, chí nguyện của họ cũng rộng lớn như hư không chẳng có hạn lượng, lượng cõi nước kia có thể thành tựu lượng tâm hạnh của chúng sinh, đâu thể suy lường được?

Thành tựu công đức trang nghiêm tánh:

Kệ chép: chánh đạo đại từ bi xuất hiện ở đời thì gốc lành sinh, thế nào là không thể suy nghĩ bàn luận?

Thí như lòai trùng ca-la-cầu-la, thân nó nhỏ nhắn, nhưng nếu có gió lớn thổi đến thì thân nó cao lớn như núi. Tùy theo gió lớn nhỏ mà thành thân tướng của mình, chúng sinh sinh về cõi An Lạc cũng như thế. Sinh vào thế giới chánh đạo kia thì thành được gốc lành xuất thế, nhập vào chánh định. Cũng như gió kia không phải thân mà thành thân, đâu thể suy nghĩ bàn luận được.

Thành tựu công đức trang nghiêm hình tướng: Kệ chép: sáng ngời vằng vặc đầy đủ như vầng mặt trăng, mặt trời, vì sao gọi là không thể suy nghĩ bàn luận.

Hễ nhẫn nhục được đoan chánh thì tâm ta được ảnh hưởng Hễ được sinh về đó thì không có sân, nhẫn khác nhau, hình tướng dung nhan người trời đều đẹp tướng tốt ngang nhau, vì đều nhờ năng lực ánh sáng thanh tịnh. Anh sáng ấy không phải tâm hành mà làm việc của tâm hành đâu thể suy nhĩ bàn luận được.

Thành tựu công đức trang nghiêm các việc :

Kệ chép:đầy đủ các tính chất châu báu, đầy đủ sự nhiệm mầu trang nghiêm. Vì sao không thể suy nghĩ bàn luận? Vì các việc kia hoặc một thứ báu, mười thứ báu, trăm ngàn thứ báu, đều tùy theo tâm đáp ứng đầy đủ, đúng theo ý muốn. Nếu muốn nó không còn thì thoắt chốc biến mất, tâm được tự tại, có thần thông bay xa, đâu thể suy nghĩ bàn luận?

Thành tựu công đức trang nghiêm sắc nhiệm mầu:

Kệ chép ánh sáng thanh tịnh rực rỡ trong sáng chói khắp người đời. Tại sao không thể suy nghĩ bàn luận?

Ánh sáng này khi gặp việc thì ánh lên thấu suốt trong ngoài. Tâm ánh sáng này thì thấu cả vô minh, sáng soi làm Phật sự, đâu thể suy nghĩ bàn luận?

Thành tựu công đức trang nghiêm xúc chạm:

Kệ chép công đức bản chất của báu mềm mại như cỏ, tất cả mọi người chạm vào đều sinh ra ý nghĩ cao quý hơn cả Ca-chiên-lân-đà. Vì sao không thể suy nghĩ bàn luận? Vì thông thường báu là cứng chắc nhưng ở đây thì mềm mại, chạm vào dễ chịu nên ưa thích, nhưng lại thêm lớn tâm đạo, sự việc như ái tác. Đâu thể suy nghĩ bàn luận được. Có vị Bồ-tát tên là Ái tác, hình dung xinh đẹp làm cho người sinh tâm kính mến. Người kính thương ngài hoặc được sinh lên cõi trời, hoặc phát tâm bồ-đề.

Thành tựu công đức trang nghiêm ba thứ:

Có ba việc nên biết, ấy là ba việc :

Điều thứ nhất là nước, thứ hai là đất, thứ ba là hư không. Ba thứ này sở dĩ nói chung, vì chúng đồng loại. Thế nào là nói chung:

  1. Sáu đại: Đó là hư không, thức, đất, nước, lửa, gió.
  2. Loại vô phân biệt: Đất, nước, lửa, gió, hư không.

Chỉ nói ba loại: Thức là một đại thuộc chúng sinh thế gian, hỏa là một đại trong không kia, dù có gió nhưng gió không thấy, được vì không có chỗ trụ. Do đó trong sáu đại, năm thứ chấp nhận có nhưng trang nghiêm được, nên ba thứ này nói chung.

Thành tựu công đức trang nghiêm nước: Kệ chép muôn ngàn hoa báu rủ đầy hồ, suối chảy, gió nhẹ động hoa lá, ánh sáng xen lẫn nhau, lung linh tung tăng. Vì sao không thể suy nghĩ bàn luận? Vì cõi thanh tịnh kia trời người không phải nuôi sống thân bằng nước, thì đâu cần dùng nước? Vì được sự thành tựu thanh tịnh nên không cần dùng nước để rửa, giặt, thì đâu cần dùng nước, ở cõi đó không bị bốn mùa chi phối, lúc nào khí hậu cũng điều hòa không nóng bức, thì đâu cần dùng nước? Không cần nhưng vẫn có, nên có những điều này. kinh chép: Các Bồ-tát kia và các Thanh Văn nếu vào đất báu, ý muốn nước tới chân thì ngập tới chân, muốn tới đầu gói thì nước đến đầu gối, muốn tới eo thì tới eo, muốn đến cổ thì đến cổ, muốn nước rót vào thân thì tắm một cách tự nhiên, muốn nước trở lại chỗ cũ thì nước trở lại chỗ cũ. Điều hòa không khí nóng, lạnh tự nhiên theo ý. Mở thần diệt thể sạch trừ tâm nhơ sáng vắng lặng trong, rỗng không như hư không chẳng hình tướng, diệu báu sáng chiếu, thấu suốt những nơi sâu xa. Sáng lớn, nhỏ chảy dần dần rót vào nhau, nhẹ nhàng, thong thả không chậm, không nhanh vô lượng. Sống lăn tăn, các âm thanh tự nhiên nhiệm màu tùy theo ứng sự thích đều nghe được: Hoặc nghe tiếng Phật hoặc nghe tiếng Pháp, hoặc nghe tiếng Tăng, hoặc nghe tiếng vắng lặng, tiếng không, vô ngã, tiếng đại tự bi, tiếng Ba-la-mật. Hoặc nghe tiếng mười sáu pháp vô úy bất cộng, các tiếng thông tuệ, tiếng vô sở tác, tiếng chẳng sanh diệt, tiếng vô Sinh Nhẫn, cho đến tiếng cam lộ rót lên đảnh, các thứ âm thanh nhiệm mầu. Các thứ tiếng như thế ứng với những điều nghe này vui mừng vô lường. Thuận theo nghĩa thanh tịnh, dục vắng lặng chân thật. Thuận theo năng lực Tam bảo, vô sở úy, pháp bất cộng. Thuận theo thông tuệ Bồ-tát, Thanh Văn sở hành của. Không có tên ba đường khổ nạn, chỉ có tiếng an vui tự nhiên, cho nên tên cõi nước này là “An lạc”, nước này làm Phật sự, đâu thể suy nghĩ bàn luận luận?

Thành tựu công đức trang nghiêm đất đai:

Kệ chép: cung điện các lầu gác thấu mười phương vô ngại trở, cây chen nhau, sáng lạ, lan can báu bao quanh khắp nơi, vì sao những điều này không thể suy nghĩ bàn luận?

Các việc kia, hoặc một thứ báu, mười thứ báu, trăm thứ báu và vô lượng thứ báu, tùy tâm thích ý trang nghiêm đầy đủ những việc trang nghiêm này. Như gương trong sáng, mười phương cõi nước tịnh uế, các tướng nghiệp duyên thiện, ác tất cả đều hiện trong đó, trời người trong cõi nước đó đều thấy việc này. Trước cảnh tượng thành tựu tự nhiên không khen ngợi hết, cũng như các đại Bồ-tát các bàu như tánh pháp chiếu v.v… làm mũ trong mũ báu này đều thấy Chư Phật, lại thông suốt tánh của tất cả các pháp.Lai Như khi Phật nói kinh Pháp Hoa, Ngài phát ra ánh sáng giữa hai đầu chân mày chiếu về phương Đông một muôn tám ngàn cõi nước, đều như mầu vàng ròng, từ địa ngục A-tỳ trên đến Hữu Đảnh, chúng sinh sinh tử trong sáu đường ở các thế giới thú hướng nghiệp duyên thiện ác và thọ báo tốt xấu đều hiện trong đó, đều bao trùm những loài này, ảnh này là Phật sự, đâu thể suy nghĩ bàn luận.

Thành tựu công đức trang nghiêm hư không:

Kệ chép vô lượng báu đan xe nhau, lưới trùm khắp hư không, các thứ linh réo rắc phát ra tiêng êm tai. Vì sao không thể suy nghĩ bàn luận? Vì kinh nói:

“Vô lượng lưới báu giãng khắp cõi Phật, đều dùng chỉ vàng, chân châu ngọc trăm ngàn thứ báu xen lẫn, quý lạ đẹp đẽ tô điểm trang nghiêm, chung quanh bốn bên có linh báu rủ xuống, ánh sáng rực rỡ vô cùng trang nghiêm đẹp đẽ. Tự nhiên gió công đức từ từ nổi thổi nhẹ, gió này điều hòa không lạnh không nóng, ôn hòa mát mẽ, mềm mại không mau không chậm. Gió thổi làm các màn lưới và cây báu, vang ra pháp âm nhiệm mầu, tỏa ra muôn thứ hương đức ôn hòa thanh nhả, có người nghe được đều này, các tập khí trần lao tự nhiện không còn, gió chạm vào thân thì được an vui tiếng này làm Phật sự”.

Thành tựu công đức trang nghiêm mưa, Kệ chép:

Mưa hoa trang nghiêm áo vô lượng hương thơm xông khắp. Ở đây vì sao là không thể suy nghĩ bàn luận? Vì kinh nói:

Gió thổi hoa rơi đầy khắp cõi Phật, mầu sắc tùy theo thứ bậc nên không lẫn lộn, hoa rực rỡ, mềm mại tỏa ngát hương thơm. Chân bước lên thì hoa lún xuống bốn tấc, nhấc chân lên thì hoa bằng đầy trở lại như cũ, hoa xài rồi đất nứt ra, hoa vùi xuống theo thứ lớp, sạch sẽ không sót .Tùy theo thời tiết cõi đó gió thổi hoa rơi, như thế nhiều lần. Còn có các thứ hoa sen báu đầy khắp thế giới, mỗi hoa báu có trăm ngàn ức cánh, ánh sáng hoa này có vô lượng mầu sắc, hoa màu xanh có ánh sáng xanh, hoa màu trắng có sánh sáng trắng, hoa mầu đen, vàng, đỏ, tía thì ánh sáng cũng có mầu như vậy, rực rỡ sáng chói như mặt trời, mặt trăng. Trong mỗi hoa tỏa ra ba mươi sáu trăm ngàn ức tia sáng, trong mỗi tia sáng có mươi sáu trăm ngàn ức Phật, thân màu vàng ròng, tướng tốt xinh đẹp. Mỗi Đức phát ra trăm ngàn tia sáng, nói pháp mầu nhiệm cho khắp mười phương. Như thế mỗi Đức Phật đặt vô lương chúng sinh vào chánh đạo của Phật. Hoa là Phật sự, đâu thể suy nghĩ bàn luận.

Thành tựu công đức trang nghiêm ánh sáng, Kệ chép:

Mặt trời Phật tuệ sáng, xua tối si mê, điều này vì sao là không thể suy nghĩ bàn luận? Vì cõi kia sáng ngời từ phước báu trí tuệ Như lai tỏa ra, ai tiếp nhận được thì vô minh đen tối hoàn toàn dứt hết. Ánh sáng này chẳng phải trí tuệ thì có thể là dụng của tuệ, đâu thể suy nghĩ bàn luận được.

Thành tựu công đức trang nghiêm âm thinh, mầu nhiệm, Kệ chép:

Tiếng phạm ngộ sâu xa nhiệm mầu, khắp mười phương Vì sao không thể suy nghĩ bàn luận?

Kinh chép:

Nếu người chỉ nghe nói cõi nước kia thanh tịnh an vui hết lòng nguyện vãng sinh, thì cũng được vãng sinh, nhập vào nhóm chánh định.

Cõi nước này dùng danh tự làm Phật sự, đâu thể suy nghĩ bàn luận?

Thành tựu công đức trang nghiêm chủ, Kệ chép:

Chánh giác A-di-đà, Pháp Vương khéo trụ trì. Điều này vì sao không thể suy nghĩ bàn luận? Vì Chánh giác A-di-đà không thể suy nghĩ bàn luận là cõi nước thanh tịnh an vui do Chánh giác A-di-đà kia khéo dùng năng lực trụ trì, làm sao nghĩ bàn được? Trụ là bất dị, bất diệt. Trì là không tan không mất. Như dùng thuốc không mục nát để ướp hạt giống, bỏ vào nước không thối rữa, vào lửa không cháy, gặp nhân duyên thì sinh. Vì sao? Vì năng lực thuốc không hư hoại. Nếu người vừa sinh về cõi thanh tịnh an vui, về sau phát nguyện sinh trở lại ba cõi để giáo hóa chúng sinh. Bỏ mạng sống cõi tịnh, theo nguyện thọ sinh, dù sinh trong ba cõi, sống len lõi trong nước lửa nhưng hạt giống vô thượng Bồ-đề hoàn toàn không mất. Vì sao? Vì đi thẳng đến chánh giác A-diđà khéo trụ trì.

Thành tựu công đức trang nghiêm quyến thuộc, Kệ chép:

Như lai chúng tịnh hoa Chánh giác, hóa hóa sinh. Điều này tại sao không thể suy nghĩ bàn luận? Hễ sinh trong thế giới lẫn lộn, hoặc sinh bằng thai, bằng trứng, bằng ẩm ướt, bằng hiếu hóa, bao nhiêu quyến thuộc, chịu ngàn muôn khổ vui, vì nghiệp lẫn lộn. Cõi nước An Lạc kia đều hóa sinh trong tịnh hoa Chánh giác của Như lai A-di-đà đồng một niệm Phật không cócon đường nào khác. Xa chung cả trong bốn biển đều là anh em, quyến thuộc, đâu thể suy nghĩ bàn luận.

Thành tựu công đức trang nghiêm thọ dụng, Kệ chép:

Ưa thích pháp Phật, thiền tam-muội thức ăn. Điều này vì sao gọi là không thể suy nghĩ bàn luận? Không ăn nhưng nuôi được mạng sống, vì đã có trí tuệ thì đâu chẳng phải Như lai đã đầy đủ bản nguyện hay sao? Nương theo mạng sống Phật để duy trì mạng sống của ta, đâu thể suy nghĩ bàn luận?

Thành tựu công đức trang nghiêm không có các điều khó khăn, kệ chép:

Thân tâm lìa hẳn não hưởng vui, thường không dứt. Điều này vì sao không thể suy nghĩ bàn luận? Vì kinh chép: Thân là đồ chứa khổ, tâm là mối lo buồn, nhưng kia có thân tâm mà hưởng vui không dứt đâu thể suy nghĩ bàn luận luận.

Thành tựu công đức trang nghiêm đại nghĩa mon, kệ chép:

Cõi Gốc lành Đại thừa đều không có chê bai, người nữ và căn thiếu, giống hai thừa chúng sinh. Của báu cõi tịnh xa lìa hai lỗi che bai nên biết: Một là thể, hai là danh. Thể có ba thứ:

  1. Người Hai Thừa.
  2. Người nữ.
  3. Người các căn không đủ.

Vì Không ba lỗi này nên danh lìa thể chê bai, danh cũng có ba thứ, chẳng những khôngcó ba thể, mà cho đến không nghe các tên: Hai Thừa, người nữ, các căn không đủ, ba thú danh nên gọi là lìa danh từ chê bai. Tất cả mọi người đều bình đẳng một tướng. Vì sao không thể suy nghĩ bàn luận? Vì các vị trời đều đựng chung cơm một bát nhưng có mầu sắc khác nhau là tùy theo phước của nói vị, hể họ ấn chân xuống đất thì biết là vàng hay gạch. Nếu có người nguyện vnãg sinh, vốn là phẩm ba ba, nay không có một hai khác nhau, cũng như nước biển. Tuy chỉ một vị, đâu thể suy nghĩ bàn luận.

Thành tựu công đức trang nghiêm sở cầu đầy đủ, Kệ chép:

Chúng sinh nguyện ưa thích, tất cả đều đầy đủ. Ở đây vì sao không thể suy nghĩ bàn luận? Vì trời, người ở nước kia nếu muốn vãng sinh về vô lượng cõi Phật ở thế giới phương khác thì phải cúng dường chư Phật và Bồ-tát, phải cúng dường đầy đủ đều đúng với bản nguyện. Lại nữa, muốn xả tuổi thọ ở đó sinh về cõi khác tự tại dài ngắn, tùy nguyện đều được. Chưa đến địa vị tự tại, nhưng đồng với dụng tự tại, đâu thể suy nghĩ bàn luận được.

Nói về tự lợi, lợi tha.

Lược nói về sự thành tựu mười bày thứ trang nghiêm công đức. Như lai thị hiện thành tựu tự thân làm lợi ích lớn và năng lực công đức, thành tựu công đức lợi ích cho người. Lược nói là trình bày công đức cõi tịnh kia nhiều vô lượng, không phải chỉ mười bảy thứ. Như núi Tu-di nhét vào hạt cải, biển cả chứa trong lỗ chân lông. Há là sự nhiệm màu của núi biển chẳng? Sức mảy lông của hạt cải chăng? Đâu phải sự nhiệm mầu, cho nên mười bảy thứ dầu nói lợi tha, nghĩa tự lợi cũng như vậy, rất dễ hiểu.

Nhập vào nhất nghĩa đế. bậc

Cõi Phật Vô Lượng Thọ kia trang nghiêm cảnh giới tướng nhiệm màu bằng bậc nhất nghĩa đế và nói mười sáu câu và một câu thứ lớp. Nên biết bậc nhất nghĩa đế là pháp duyên khởi của Phật. Đế này là cảnh nghĩa, cho nên trang nghiêm bằng mười sáu câu gọi là tướng cảnh giới nhiệm mầu trang nghiêm được nghĩa này là quán khí tịnh, chung và riêng mười bảy quán hạnh thứ lớp. Thế nào là khởi thứ lớp, dựng chương ngôn Quy Mạng Vô Ngại Quang Như lai, nguyện sinh về cõi An Lạc, trong đây có nghi rằng sanh laà gốc của hu7,là đầu của các ương luy, bỏ danh nguyện sanh sanh đâu thể cùng tận:là giải thích nghĩa nầy, cho nên phải quán Thành tựu công đức trang nghiêm cõi tịnh. Nói cõi tịnh kia là sinh trong bản nguyện vô sinh thanh tịnh của Như lai A-di-đà không phải như sinh vào ba cõi luống dối. Vì sao nói những điều này? vì pháp tánh thanh tịnh hoàn toàn Vô sinh, nói sinh là thức của phàm phu thì trên mất thân vô vi, năng vi, dưới chắc chắn suy mê trong ba không bất không. Căn bại hoại mắt hẳn gào thét rung chuyển cõi Tam Thiện, không trở lại không hồi phục được sự hổ thẹn nầy. Thể sinh lý gọi là cõi tịnh, nhà tịnh độ là mười bảy câu. Trong mười bảy câu chung riêng chia hai: câu đầu là tướng chung, là cõi Phật thanh tịnh vượt ngoài ba cõi. Vượt ngoài ba cõi có tướng gô, Thành tựu mười sáu thứ công đức trang nghiêm dưới là tướng. Lượng rốt ráo bằng hư không, rộng lớn không bờ mé. Đã biết được lương, lương này lấy gì làm gốc? Cho nên phải quán tánh, tánh nghĩa là gốc. Cõi tịnh kia sinh ra từ chánh đạo, đại từ bi gốc lành xuất thế, đã nói gốc lành xuất thế, gốc lành này sinh ra các tướng gì? Cho nên phải quán hình tướng trang nghiêm. Đã biết hình tướng thì phải biết thể của hình tướng là gì? Cho nên phải quán các việc, đã biết các việc thì, phải biết những việc hình sắc nhiệm mầu. Thì sắc này có xúc gì? Cho nên phải quán xúc, đã biết thân xúc, thì phải biết nhẫn xác xúc, thì cho nên phải quán đất, hư không để trang nghiêm ba việc. Đã biết nhãn xúc thì phải biết tỷ xúc, cho nên phải quán áo đẹp hương xông. Đã biết nhãn, tỷ, xúc phải biết lìa nhiễm, cho nên phải quán Phật tuệ sáng ngời, đã biết năng lực trí tuệ thanh tịnh vang xa. Đã biết danh tiếng phải biết ai là tăng thượng, cho nên phải quán chủ. Đã biết có chủ thì ai là quyến thuộc, cho nên phải quán quyến thuộc, phải quán thọ dụng. Đã biết thọ dụng, thì phải biết thọ dụng này là hữu nạn hay vô nạn, cho nên phải quán không có các nạn, vì sao Vì không có các nạn nên phải quán đại Nghĩa Môn thì. Đã biết Đại Nghĩa Môn, phải biết Đại nghĩa Môn có tròn này hay không, cho nên phải quán sở cầu sung túc. Hơn nữa, mười một câu chẳng những chỉ giải thích nghi, mà phải quán thành tựu mười bảy thứ trang nghiêm này, mới sinh được lòng tin chân thật, chắc chắn được sinh về cõi Phật An Lạc kia.

Như nói biết sinh là Vô sinh, đúng là sinh phẩm thượng nếu hạ hạ phẩm nương mười niệm vãng sinh, đâu chẳng chấp nhận thật sinh hay chăng? Nhưng chấp nhận thật sinh thì rơi vào hai chấp: Một là sợ không được vãng sinh, hai là sợ lại sinh mê hoặc, thí như phén lóng nước vào nước đục, thì nước liền trong. Nếu người dù có tội sinh tử không lường, nghe được danh hiệu A-di-đà Như lai chí cực vô sinh hạt ngọc thanh tịnh, buông bỏ tâm nhơ , trong niệm niệm tội diệt, tâm thanh tịnh, liền được vãng sinh. Lại như hạt ngọc ma-ni thanh tịnh gói trong giẻ rách vàng đen bỏ vào nước thì nước liền vàng đen như mầu sắc của vật, cõi Phật thanh tịnh kia có bảo châu vô thượng A-di-đà Như lai, dùng lụa bọc thành tựu công đức trang nghiêm vô lượng, để thấy sinh thành trí Vô sinh chăng? Lại, như lửa trên băng, lửa hừng hực thì băng tiêu, băng chảy thì lửa tiêu, bậc hạ phẩm kia dù không biết pháp tánh Vô sinh nhưng xưng danh hiệu Phật thì được vãng sinh, ý nguyện sinh sinh về cõi kia. Cõi kia là thế giới vô sinh, thấy lửa tự nhiên diệt, hai là quán Bồ-tát. Quán phật

Thế nào là quán Phật Thành tựu công đức trang nghiêm? Quán Phật Thành tựu công đức trang nghiêm là có tám tướng. Nên biết nghĩa quán này đã nói ở bài kệ trước, tám tướng ấy là:

  1. Thành tựu công đức trang nghiêm tòa ngồi.
  2. Thành tựu công đức trang nghiêm thân nghiệp.
  3. Thành tựu công đức trang nghiêm khẩu nghiệp.
  4. Thành tựu công đức trang nghiêm ý nghiệp.
  5. Thành tựu công đức trang nghiêm đại chúng.
  6. Thành tựu công đức trang nghiêm thượng thủ.
  7. Thành tựu công đức trang nghiêm chủ .
  8. Thành tựu công đức trang nghiêm không hư hoại tạo nên sự giữ gìn.

Thế nào là thành tựu công đức trang nghiêm tòa ngồi?

Kệ chép:

Vô lượng đài hoa tịnh

Mầu nhiệm Đại Bảo Vương.

Nếu muốn quán tòa phải nương theo kinh Quán Vô Lượng Thọ.

Thế nào là thành tựu công đức trang nghiêm thân nghiệp?

Kệ chép:

Tướng tốt sáng một tầm

Sắc tượng hơn chúng sinh.

Nếu muốn quán thân Phật

Phải nương kinh Quán Vô Lượng Thọ.

Thế nào là thành tựu công đức trang nghiêm khẩu nghiệp?

Kệ chép:

Tiếng nhiệm mầu Như lai

Âm phụm khắp mười phương.

Thế nào là thành tựu công đức trang nghiêm tâm nghiệp?

Kệ chép:

Đồng đất, nước, gió, lửa,

Hư không, vô phân biệt.

vô phân biệt là không có tâm phân biệt. Phàm phu chúng sinh gây ra do ba nghiệp thân, miệng, ý trôi lăn trong ba cõi không cùng tận. Cho nên Chư Phật, Bồ-tát trang nghiêm ba nghiệp thân, miệng, ý, để đối trị ba nghiệp luống dối của chúng sinh. Thế nào là dùng nó để giáo hóa chúng sinh. Vì còn chấp thân nên thọ thân ba đường, thân thấp hèn, thân xấu xí, thân tám nạn, thân trôi lăn. Những chúng sinh như thế thấy thân tưởng tốt sáng ngời của đức Như lai thì các hân bị nghiệp trói buộc đều được giải thoát, vào nhà Như lai hoàn toàn được thân nghiệp bình đẳng. Chúng sinh vì kiêu mạn nên chê bai chánh pháp, hủy nhục Hiền Thánh, làm tổn thương bậc tôn trưởng, những hạng người như thế phải chịu khổ rút lưỡi, khổ câm ngọng, khổ nói giáo pháp không được, khổ không được danh thơm tiếng tốt, chúng sinh chịu những điều khổ như vậy nghe danh hiệu chí đức A-di-đà Như lai, nói pháp thanh thì những khẩu nghiệp ràng buộc trên đều được giải thoát. Vào nhà Như lai hoàn toàn được khẩu nghiệp bình đẳng. Chúng sinh vì tà kiến nên tâm sinh phân biệt. Hoặc có, hoặc không, hoặc phải hoặc trái, hoặc tốt, hoặc xấu, hoặc thiện, hoặc ác, hoặc đây, hoặc kia, có các thứ phân biệt như thế. Vì phân biệt nên đắm chìm mãi trong ba cõi, phải chịu những thứ khổ phân biệt, khổ lấy bỏ, ngủ mãi trong đêm dài không có ngày ra. Các chúng sinh này nếu gặp A-di-đà Như lai thì những chúng sinh bình đẳng, hoặc nghe A-di-đà Như lai y nghiệp bình đẳng như, thì các chúng sinh bị nghiệp trói buộc nầy đều được giải thoát, vào nhà Như lai rốt ráo được ý nghiệp bình đẳng.

Hỏi: Tâm là tướng hiểu biết, vì sao được xem là đồng với đất, nước, lửa gió vô phân biệt?

Đáp: Tâm dù biết tướng nhưng nhập vào thật tướng thì không biết. Ví như bản chất của rắn là hình cong nhưng khi vào ống tre chui thì thẳng. Như kim đậm hoặc bị ong, bò cạp chích thì có giác biết. Hoặc đĩa hút máu, hoặc dao bén cắt thì không có giác biết. Như thế,v.v… biết hay không biết đều thuộc về nhân duyên. Nếu thuộc về nhân duyên thì chẳng biết đều là biết. Tâm nhập vào thật tướng có thể giúp cho không biết, làm sao có được trí Nhất thiết chủng?

Tâm phàm phu hể có chỗ biết thì có chỗ không biết, tâm bậc thánh không biết nên biết tất cả, không biết mà biết, biết tức không biết.

Hỏi: Đã nói không biết nên biết tất cả, nếu người biết tất cả, đâu không phải biết các pháp hay sao? Đã biết các pháp, thì sao còn.

Nói không có phân biệt?

Đáp: Tướng các pháp đều nhu huyễn hóa. Nhưng huyễn hóa mà voi, ngựa đều có cổ dài, mũi, tay, chân khác nhau. Nhưng người trí nhìn nó, đâu thể nói nhất định có voi, ngựa để phân biệt ?

Thành tựu công đức trang nghiêm đại chúng là thế nào?

Kệ chép:

Trời người chung một bất động thanh tịnh, biển trí sinh.

Thế nào là thành tựu công đức trang nghiêm thượng thủ?

Kệ chép:

Như núi Tu-di chúa đẹp chẳng núi nào hơn Thế nào là thành tựu công đức trang nghiêm Chủ?

Kệ chép:

Người trời chúng trượng phu,

Kính vây quanh chiêm ngưỡng.

Thề nào là thành tựu công đức trang nghiêm không hư hoại giữ gìn tồn tại?

Kệ chép:

Quán sức bản nguyện Phật,

Gặp mà không luống qua

Làm cho mau đầy đủ

Biển báu lớn công dức. Thành tựu công đức không sống không giữ gìn tồn tại là do năng lực bản nguyện của đức Như lai A-di-đà. nay sẽ trình lược bày tướng luống làm, không giữ tồn tại. Dùng nghĩa này để nói sơ chẳng luống giữ gìn tồn tại. Có người nhường thức ăn nuôi học trò, hoặc chất đầy trong thuyền, chứa ngập kho vàng, nhưng vẫn bị chết đói, việc như vậy ở đâu cũng có. Được nhưng không tạo, có được nhưng không phải giữ để tồn tại, đều do nghiệp luống dối, tạo nên không thể giữ gìn. Nên nói bất hư thì giử gìn được. Theo bản Pháp Tạng: Bồ-tát có bốn mươi tám nguyện, ngày nay đức Như lai A-di-đà thần lực tự tại, chuyên dùng năng lực để thành, năng lực dùng nguyện để đạt. Nguyện thành tựu, thì năng lực cũng không xây dựng trên rỗng không. Năng lực và thệ nguyện phối hợp nhau, hoàn toàn không sai lấm cho nên nói là thành tựu.

Thấy đức Phật kia chưa chứng, Bồ-tát tâm thanh tịnh rốt ráo chứng được pháp thân bình đẳng cùng với Bồ-tát tâm thanh tịnh các Bồ-tát thượng địa rôr1 ráo đồng được vắng lặng bình đẳng. Pháp thân bình đẳng là Bát địa trở lên đến pháp tánh sinh thân Bồ-tát vắng lặng bình đẳng tức là pháp thân Bồ-tát đã chứng được pháp vắng lặng bình đẳng. Vì đắc được pháp bình đẳng vắng lặng nầy nên gọi là pháp thân bình đẳng. Vị Bồ-tát này được tam-muội báo sinh, dùng thần lực tam-muội, trong niệm cùng cùng lúc một nơi biến khắp thế giới mười phương, dùng các thứ cúng dường tất cả Chư Phật, Chư Phật trong đại hội đông như số giọt nước biển, có thể ở trong vô lương thế giới chỗ không có Phật, Pháp Tăng, mà thị biện các thứ và giáo hóa các thứ, độ tất cả chúng sinh thường làm Phật sư. Đầu tiênkhông có tưởng qua lại tưởng cúng dường, tưởng độ thoát, cho nên thân này gọi là pháp thân bình đẳng, pháp này gọi là pháp vắng lặng bình đẳng. Chưa chứng được Bồ-tát tâm thanh tịnh là Sơ địa trở lên, Thất địa trở xuống. Bồ-tát này có khả năng thị hiện thân hoặc trăm, ngàn, muôn ức, hoặc trăm ngàn muôn ức không có cõi Phật mà làm Phật sự, điều quan trọng là làm cho tâm nhập tam-muội, mới có thể chẳng phải không có phi tâm. Vì tâm tạo nên gọi là chưa đắc tâm tịnh. Bồ-tát này nguyện sinh về cõi tịnh An Lạc, thấy Phật A-di-đà khi thấy Phật A-di-đà, thì với Bồ-tát thượng Địa thân bình đẳng và pháp bình đẳng rốt ráo. Bồ-tát Long Thọ, Bồ-tát Bà tẩu Ban đầu nguyện sinh về đó là như vậy.

Hỏi :Theo kinh Thập Địa:

Bồ-tát tiến lên tầng bậc, dần có công huân vô lượng, qua nhiều kiếp về sau mới được.

Vì sao khi thấy Phật A-di-đà thì rốt ráo với các Bồ-tát thượng địa thân binh đẳng, pháp bình đẳng?

Đáp: Nói rốt ráo là chưa nói bình đẳng. Rốt ráo không mất bình đẳng này, nên gọi là bình đẳng.

Hỏi: Nếu không bình đẳng, vì sao lại nói Bồ-tát? Chỉ cần lên Sơ địa thì dần dần tăng tiến tự nhiên bình đẳng vỉ sao nói bình đẳng? Với Bồ tát thượng địa?

Đáp: Bồ-tát Thất Địa được,vắng lặng hoàn toàn trên chẳng thấy có Chư Phật để cầu, dưới chẳng thấy có chúng sinh để độ. Muốn bỏ Phật đạo, chứng được mé thật, lúc đó nếu không được thần lực của Chư Phật mười phương ủng hộ thì liền diệt độ, như người Hai Thừa không khác. Nếu Bồ-tát vãng sinh về cõi An Lạc thấy Phật A-di-đà thì không gặp những điều khó khăn này, cho nên mới nói bình đẳng rốt ráo. Hơn nữa, trong kinh Vô Lượng Thọ: Bản nguyện của Phật A-di-đà rằng: nếu khi ta thành Phật, các chúng Bồ-tát ở cõi Phật phương khác sinh về nước ta, rốt ráo được Nhất Sinh Bổ Sứ, trừ người có bản nguyện tự tại, vì giáo hóa chúng sinh, cho nên chúng sinh được nguyện vọng lớn, chứa nhiều gốc đức, độ thoát tất cả sanh đến khác cõi Phật, tu hạnh Bồ-tát, cúng dường Chư Phật Như lai, giáo hóa vô lượng chúng sinh nhiều như số cát sông Hằng, để lập đạo Vô thượng chánh chân, vượt ra hạnh các địa tầm thường, hiện tại, tu tập công đức Phổ Hiền, nếu không được như vậy thì không thành Chánh giác. Theo kinh này suy ra Bồ-tát cõi kia, hoặc có thể không từ một Địa đến một Địa. Nói Thập Địa thứ bậc là đức Thích-ca Như lai ở trong cõi Diêm-phù-đề để hóa đạo, cõi tịnh phương khác đâu cần phải như vậy. Trong năm thứ không thể suy nghĩ bàn luận, Phật pháp là không thể suy nghĩ bàn luận thứ nhất. Nếu nói Bồ-tát phải từ một Địa đến một Địa không vượt qua lý, chưa dám nói rõ, thí như có loại cây tên Hảo Kiên, cây này sống trên mặt đất một trăm năm, mỗi ngày cao một trăm trượng, tính đến sức cao một trăm năm chẳng lẽ thuộc loại thông cao chăng? Thấy cây thông lớn một ngày chưa được một tấc, nghe loại cây Hảo Kiên kia, sao không nghi cho được? Thì nói có người nghe đức Thích-ca Như lai chứng A-la-hán vừa nghe phán xét Vô sinh, suốt đời nói là lời dẫn dắt, chẳng phải là lời xưng thật. Nghe nói về việc này sẽ không tin, hễ những lời phi thường thì không thuận với người bình thường, nói không đúng cũng thích hợp với điều này. Lược nói tám câu trình bày thành tựu thứ lớp thành tựu công đức trang nghiêm tư lợi lợi tha của đức Như lai.

Thứ lớp là gì?

Mười bảy câu trước là thành tựu trang nghiêm cõi nước. Đã biết sự thành tựu cõi nước, thì cũng nên biết thành tựu chủ của cõi nước, cho nên phải quán thành tựu công đức trang nghiêm cõi Phật. Cõi Phật kia nếu đã trang nghiêm thì ngồi chỗ nào? Cho nên phải quán tòa ngồi trước. Đã biết tòa rồi thì phải biết chủ tòa. Cho nên phải quán thân nghiệp trang nghiêm. Đã biết thân nghiệp, nên biết tiếng tăm nào, cho nên phải quán khẩu nghiệp trang nghiêm. Đã biết tiếng tăm thì phải biết được danh. Cho nên phải quán trang nghiêm tâm nghiệp. Đã biết ba nghiệp đầy đủ, thì phải thầy trò người còn ai có khả năng chịu sự giáo hóa ấy. Cho nên phải quán công đức của mọi người. Đã biết mọi người có vô lượng công đức, thì phải biết được ai là Thượng thủ, cho nên phải quán bậc thượng thủ Bậc thượng thủ là Phật, đã biết thượng thủ, sợ e đồng với trưởng ấu, cho nên phải quán chủ. Đã biết chủ, chủ có tăng thượng gì? Cho nên kế là quán trang nghiêm trụ trì không luống dối. Tám câu thứ lớp thành rồi đó là quán Bồ-tát.

Thế nào là Bồ-tát quán sát Thành tựu công đức trang nghiêm?

Bồ-tát quán sát Thành tựu công đức trang nghiêm: Quán Bồ-tát ấy có bốn thứ tu hành đúng Thành tựu công đức. Nên biết Chân như là Chánh thể của các pháp, thế như mà hành thì là không hành, đúng không hành mà hành thì gọi là như thật tu hành. Thể như một nhưng nghĩa chia làm bốn, cho nên bốn hạnh dùng một để thu nhiếp chung.

Bốn hạnh là:

1. Trong một cõi Phật thân không dao động nhưng trùm khắp mười phương; ưng hóa tất cả tu hành đúng như thật, thường làm Phật sự. Kệ chép: Cõi An Lạc thanh tịnh thường xoay bánh xe không nhơ, mặt trời hóa Phật, Bồ-tát vững như núi Tu-di, cho nên giáo hóa chúng sinh như hoa sen trong bùn. Bồ-tát địa thứ tám trở lên ở trong tam-muội, nhở năng lực tam-muội thân bất động ở tại chỗ mà trùm khắp mười phương, cúng dường Chư Phật, giáo hóa chúng sinh.

Bánh xe không nhơ:

Là công đức Phật địa. Công đức Phật địa không có thói quen phiền não. Phật vì các Bồ-tát thường xoay bánh xe pháp. Các đại Bồ-tát cũng có thể dùng bánh xe pháp này giáo hóa tất cả không tạm thời dửng nghĩ cho nên nói là thường xoay. Pháp thân như mặt trời nhưng hóa thân sáng rực khắp các thế giới. Nói mặt trời chưa đủ, còn dùng ánh sáng bất động và nói vững chắcnhư núi Tu-di.

Hoa mọc trong bùn:

Kinh chép: Ở cao nguyên đất bằng hoa sen không moc, chỗ bùn nước thì hoa sen mới mọc. Dụ này như phàm phu sống trong bùn lầy phiền não, được Bồ-tát giáo hóa nở hoa chánh giác Phật. Tin họ làm hưng thịnh Tam bảo mãi không bị mai một.

2. Thân ứng hóa kia lúc nào cũng không trước, không sau, trong một tâm, một niệm phát ra ánh sáng chiếu khắp các thế giới ở mười phương, giáo hóa chúng sinh, đưa ra các phương tiện tu hành, để dứt trừ tất cả khổ cho chúng sinh. Cho nên Kệ chép ánh sáng trang nghiêm trong một niệm và cùng lúc chiếu sáng khắp tháp hội Chư Phật, làm lợi ích cho các chúng sinh. Ơ Trên nói bất động nhưng đạt đến có lẽ đạt đến có trước sau, cho nên lại nói một niệm cùng lúc không có trước sau.

3. Tất cả thế giới không sót chiếu khắp pháp hội Chư Phật, rộng lớn vô lượng, cúng dường cung kính khen ngợi công đức chư Phật. Kệ chép: Trời mưa hoa, trôi nhạc, áo hương thơm, cũng dường thảy khen công đức Chư Phật, không có tâm phân biệt.

Không sót: Chiếu khắp các đại hội Chư Phật trong tất cả thế giới, không có một thế giới, một hội Phật nào mà không đến. Tăng Triệu nói: Pháp thân không hình tượng nhưng hình tượng đặc biệt đều ứng vận, không lời nhưng huyền tịch đầy khắp. Quyền thật nhiệm mầu không mưu mô nhưng linh động biết việc là do ý này.

4. Tất cả thế giới ở mười phương kia không có chỗ Tam Bảo trụ trì trang nghiêm, công báu đức Phật, Pháp Tăng sâu rộng như biển, dạy cho chúng sinh hiểu và tu hành đúng. Như thật Kệ chép: Những thế giới nào không có công đức Phật pháp, tôi nguyện đến đó chỉ dạy Phật pháp như Phật. Ba câu trên nói đến khắp là đều có cõi Phật, nếu không có câu này, thì pháp thân có chỗ không đến. Điều lành trên có chỗ chưa tốt, nói của quán hạnh thể tướng đã xong dưới đây là giải thích nghĩa trọng thứ tư gọi là tịnh nhập nguyện. Tâm.

Lại vừa rồi Nói quán sát thành tựu công đức trang nghiêm cõi Phật. thành tựu công đức trang nghiêm cõi Phật và thành tựu công đức trang nghiêm Bồ-tá, Hành tựu được ba thứ này thì trang nghiêm được tâm nguyện nên biết..

Ứng tri:

Nên biết nên biết thành tựu trang nghiêm ba thứ này là do bốn mươi tám nguyện xưa nên trang nghiêm thanh tịnh được tâm nguyện. Vì nhân thanh tịnh nên quả thanh tịnh, đều do người khác mà có. Lược nói nhập một câu pháp: Trong cõi nước trang nghiêm có mười bảy câu, Như lai trang nghiêm có tám câu trang nghiêm Bồ-tát có bốn câu là rộng, Nhập một câu pháp là nói sơ lược.

Vì sao nói rộng lược nhập vào nhau?

Chư Phật Bồ-tát có hai loại pháp thân: một là pháp thân pháp tánh,hai là

Pháp thân phượng trên Từ pháp thân pháp tánh sinh ra pháp thân phương tiện. Từ phương tiện pháp thân có pháp thân pháp tánh. Hai pháp thân này khác nhau nhưng không thể phân chia, một nhân khác nhau, cho nên rộng lược nhập vào nhau đều dùng pháp đặt tên, nếu Bồ-tát không biết rộng lược nhập vào nahu thì không thể lợi mình, lợi người.

Một câu pháp? là câu thanh tịnh, câu thanh tịnh là trí tuệ chân thật pháp thân vô vi. Ba câu, này xoay vần vào nhau nhập nương vào nghĩa nào gọi là Pháp? Vì thanh tịnh, nương vào đâu mà gọi là thanh tịnh? Vì dùng trí tuệ chân thật pháp thân vô vi. Trí tuệ chân thật? Là thật tướng trí tuệ. Vì thật tướng vô tướng nên được chân trí vô tri. Pháp thân vô vi là thân pháp tánh. Vi pháp tánh lặng lẽ nên pháp thân vô tướng, vô tướng tu nên tất cả đều có tướng, cho nên tướng tốt tức là pháp thân. Vì vô tri nên biết tất cả. Nên trí Nhất Thiết Chủng là trí tuệ chân thật. Vì chân thật nên thấy được trí tu. Biết trí tuệ chẳng phải tạo tác, chẳng phải không tạo tác. Dùng vô vi mà nêu lên pháp thân, biết pháp thân chẳng phải sắc, chẳng phải phi sắc, chẳng phải dối với phi đâu chẳng phải năng thị của phi hay sao? Vì không thể gọi là phi, thị của. Vốn thị này không phải đợi phục hồi phi thị. Phi là phi, chẳng phải trăm phi thì không dụ được, cho nên nói câu thanh tịnh.

Câu thanh tịnh là trí tuệ chân thật, pháp thân vô vi.

Nên thanh tịnh này có hai: thứ nêu biết

Trong tám câu chuyển ở đâu chung một pháp nhập vào thanh tịnh, chung được thanh tịnh vào pháp thân.

Nay chia thanh tịnh thành hai thứ, nên nói phải biết.

Hai thứ là:

  1. Khí thế gian thanh tịnh.
  2. Chúng sinh thế gian thanh tịnh.

Khí thế gian thanh tịnh là gì?

Như vừa rồi nói mười bảy thứ thành tựu công đức trang nghiêm cõi Phật như trước, gọi là khí thế gian thanh tịnh.

Chúng sinh thế gian thanh tịnh là gì?

Như nói thành tựu tám thứ trang nghiêm cõi Phật như trước, bốn thứ thành tựu công đức trang nghiêm Bồ-tát, gọi là chúng sinh thế gian thanh tịnh. Như thế một câu pháp thâu nhiếp hai nghĩa thanh tịnh. Nên biết

Vì thế chúng sinh là htể của báo riêng, cõi nước là dụng của báo chung chúng, nên thể dụng và chẳng phải một cho nên nói nên biết. Như các tâm pháp tạo thành, chẳng phải cảnh giới khác, chúng sinh và khí lại chẳng phải một cũng chẳng phải khác. Chẳng phải một thì nghĩa phân chia, chẳng phải khác đồng thanh tịnh, khí là dụng. Nghĩa là cõi tịnh kia là chỗ thọ dụng dụng của chúng sinh thanh tịnh kia, nên gọi là khí. Như thức ăn thanh tịnh dùng đồ bất để đựng tịnh, vì đồ đựng bất tịnh, nên thức ăn cũng bất tịnh. Thức ăn bất tịnh dùng đồ tịnh, thức ăn cũng bất tịnh. Thức ăn bất tịnh nên đồ đựng cũng bất tịnh. Hai thứ này phải sạch mới gọi là tịnh, cho nên chỉ có một tên thanh tịnh nhiếp cả hai thứ.

Chúng sinh thanh tịnh chính là Phật và Bồ-tát các trời, người kia có được xếp vào số thanh tịnh này hay không?

Được gọi là thanh tịnh nhưng chẳng phải thanh tịnh thật. Ví như bậc thánh xuất gia giết giặc phiền não, nên gọi là Tỳ-kheo. Hễ người xuất gia thì giữ giới hay phá giới đều gọi là Tỳ-kheo. Như lúc Vương Tứ mới sinh làm lễ Quán đảnh, đủ ba mươi hai tướng thì thuộc bảy báu. Dù chưa thể làm được vua Chuyển Luân cũng gọi là vua Chuyển Luân, vì những điều kiện kia cũng như vậy, đều vào nhóm đại thừa chánh định, cuối cùng được pháp thân thanh tịnh, vì sẽ được nên gọi là thanh tịnh, khéo léo nhiếp hóa.

Xa-ma-tha Tỳ-bà-xá-na của Bồ-tát rộng lược tu hành thành tựu tâm nền mỏng? Tâm nền mỏng là gì?

Nghĩa là rộng lược chỉ quán thuận nhau tu hành thành tựu được tâm không hai. Ví như nước nhận lấy bóng thanh tịnh vá vắng lặng giúp nhau thành tựu.

Biết như thật sự rộng lược của các pháp, biết như thật là gì?

Là biết tướng đúng như thật, trong rộng có hai mươi chín câu, trong lược có một câu đều là thật tướng.

Như thế thành tựu hồi hướng phương tiện khéo léo. Như thị là gì?

Như trước sau rộng, lược đều là thật tướng. Vì biết thật tướng cho nên mới biết được chúng sinh ba cõi là tưởng luống dối. Biết chúng sinh luống dối thì sinh lòng từ bi chân thật. Biết được pháp thân chân thật thì khởi quy y chân thật. Từ bi và quy y là phương tiện khéo léo ở dưới.

Thế nào là Bồ-tát hồi hướng phương tiện khéo Bồ-tát hồi hướng phương tiện khéo léo. Là nói về lễ bái, năm thứ tu hành đã chứa nhóm các gốc lành công đức, bản thân mình không mong cầu lạc dục tự thân trụ trong đó, nhưng muốn cứu giúp tất cả chúng sinh khổ nên, phát nguyện nhiếp lấy tất cả chúng sinh cùng họ sinh về cõi Phật An Lạc kia, đó gọi là Bồ-tát thành tựu hồi hướng phương tiện khéo léo. Theo kinh Vô Lượng Thọ Phật nói ở thành Vương xá, thì trong ba hạng chúng sinh tuy thực hành có hơn kém, họ đều phát tâm vô thượng Bồ-đề, tâm vô thượng Bồ-đề này là nguyện làm tâm chúng sinh, tức đưa hết chúng sinh sinh tâm vào cõi có Phật, cho nên nguyện sinh về cõi tịnh An Lạc thì phải phát tâm vô thượng Bồ-đề. Nếu người không phát tâm vô thượng Bồ-đề, chỉ nghe cõi kia mà hưởng được sự vui vô cùng. Vì an vui nên nguyện sinh, thì cũng không được vãng sinh. Cho nên nói không cầu bản thân trụ trong an vui, vì muốn cứu khổ chúng sinh.

Trụ an vui là gì?

Nghĩa là cõi thanh tịnh an vui kia là chỗ an trụ hưởng sự an vui không cùng tân nguyện lực xưa của Như lai A-di-đà. Là giải thích danh nghĩa hồi hướng: nghĩa là tất cả công đức mình đã chứa nhóm ban cho tất cả chúng sinh đều đến Phật đạo.

Phương tiện khéo léo là gì?

Bồ-tát nguyện dùng hết lửa trí tuệ của mình đốt tất cả cỏ cây phiền não của chúng sinh. Nếu có một chúng sinh nào chưa thành Phật thì ta không thành Phật, nhưng chúng sinh chưa thành Phật hết, Bồ-tát đã tự thành Phật. Ví như dùng lửa, muốn cỏ cây đốt cháy hết, cây chưa cháy hết thì lửa đã tắt. Về sau thân này thành thân trước nên gọi là phương tiện khéo léo.

Ở đây, nói phương tiện là gí?

Nguyện thu nhiếp tất cả chúng sinh cùng sinh về cõi Phật An Lạc. Cõi Phật kia là phương tiện vô thượng, là con đường thành Phật đạo rốt ráo.

Chướng Bồ-đề là gì?

Bồ-tát thành tựu hồi hướng khéo biết như vậy, thì xa lìa ba pháp trái nhau của môn Bồ-đề. Ba pháp ấy là:

1. Nương vào môn trí tuệ không mong cầu mình được an vui, vì xa lìa ngã, tâm tham đắm của bản thân. Biết tiến, lùi gọi là Trí. Biết không, vô ngã gọi là Tuệ. Vì nương trí không mong cầu sự an vui cho mình, vì nương tuệ xa lìa ngã tâm tham đắm bản thân.

2. Nương môn từ bi, cứu khổ tất cả chúng sinh, xa lìa tâm bất an cho chúng sinh. Cứu khổ gọi là Từ, ban vui gọi là Tuệ. Vì nương từ nên cứu khổ tất cả chúng sinh, vì nương bi giúp cho chúng sinh xa lìa tâm bất an.

3. Nương môn phương tiện thương xót tất cả tâm chúng sinh, tâm xa lìa những sự cung kính, cúng dường cho bản thân. Ngay thẳng gọi là Phương, ngoài mình gọi là Tiện. Vì nương ngay thẳng, tâm sinh thương xót tất cả chúng sinh. Vì nương ngoài mình nên tâm xa lìa cung kính, cúng dường cho bản thân. Đó gọi là xa lìa ba pháp trái nhau của môn Bồ-đề.

Thuận môn Bồ-đề là gì?

Bồ-tát xa lìa ba pháp trái nhau của môn Bồ-đề như vậy, vì được đầy đủ ba pháp thuận theo môn Bồ-đề.

Ba pháp ấy là?

1. Tâm thanh tịnh vô nhiễm, vì không mong cầu điều vui cho bản thân. Bồ-đề là thanh tịnh vô nhiễm, nếu cầu sự an vui cho bản thân thì trái với Bồ-đề. Cho nên tâm thanh tịnh vô nhiễm là thuận theo môn Bồ-đề.

2. Tâm an vui thanh tịnh nhổ tất cả gốc khổ cho tất cả chúng sinh. Bồ-dề là chốn an ổn, thanh tịnh cho tất cả chúng sinh. Nếu không có tâm cứu chúng sinh xa khỏi sinh tử, thì trái với Bồ-đề, cho nên cứu khổ cho tất cả chúng sinh là thuận theo môn Bồ-đề.

3. Tâm thanh thanh tịnh an vui, vì giúp cho chúng sinh được đại Bồ-đề, vì thâu nhận chúng sinh sinh về nước đó. Bồ-đề là chốn thường vui rốt ráo, nếu không làm cho chúng sinh được thường vui rốt ráo, thì trái với Bồ-đề. Rốt ráo thượng vui này, là nương vào đâu mà được là?

Nương vào môn Đại thừa. Mà được.

Môn Đại thừa là gì?

Là cõi nước An Lạc kia, cho nên lại nói vì muốn gồm nhiếp chúng sinh sinh về cõi nước kia.

Danh nghĩa Nhiếp đối là gì?

Trước nói ba môn Phương tiện, Trí tuệ, từ bi, gồm nhiếp Bát-nhã. Bát nhã gồm nhiếp phương tiện nên biết.

Bát-nhã là gì?

Thông đạt như gọi là Tuệ.

Phương tiện là gì?

Thông hiểu huyền gọi là Trí. Đạt như thì tâm hành vắng lặng. Thông hiểu huyền thì hoàn toàn tỉnh ngộ các căn cơ. Các cơ tỉnh ngộ thì trí hoàn toàn ứng theo nhưng không biết. Tuệ lặng lẽ cũng vô tri nhưng hoàn toàn tỉnh. Trí tuệ và phương tiện làm duyên cho nhau nhưng đông, duyên nhau mà tĩnh, đông mà không mất tĩnh, đây là công dụng của Trí tuệ. Tỉnh mà không bỏ động, đây là năng lực của Phương tiện. Cho nên trí tuệ, từ bi, phương tiện nhiếp lấy Bát-nhã, Bát-nhã thâu nhiếp phương tiện.

Nên biết là gì?

Nên biết trí tuệ phương tiện là cha mẹ của Bồ-tát, nếu không nương trí tuệ phương tiện là pháp của Bồ-tát thì không thành tựu. Vì sao? Vì Nếu không có trí tuệ thì chúng sinh bị rơi vào điên đảo. Nếu không có phương tiên quán xét pháp tánh thì không chứng được mé thật, vì vậy nói là nên biết.

Trước nói lìa bỏ ngã tâm chấp, không tham đắm bản thân, xa lìa tâm chúng sinh bất an, xa lìa tâm cung kính, cúng dường cho bản thân, nên biết pháp xa lìa này làm chướng Bồ-đề. Các pháp, mỗi pháp đều có sự chướng ngại. Như gió làm chướng tĩnh, đất là chướng nước, nước làm chướng lửa. Năm điều ác, mười điều ác làm chướng trời, người. Bốn đến đảo làm chướng ngại bốn quả Thanh Văn. Không xa lìa ba thứ này thì làm chướng ngại tâm Bồ-đề.

Nên biết là gì?

Nếu muốn không bị chướng ngại thì phải xa lìa ba thứ chướng ngại này.

Trước nói tâm thanh tịnh vô nhiễm, tâm an thanh tịnh và, tâm lạc thanh tịnh. Ba thứ tâm này gom lại một chỗ, thành tựu được tâm an vui chân chánh. Lạc có ba thứ:

1. Ngoại lạc: là năm thức đã sinh hỷ lạc.

2. Nội lạc là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền ý thức thiền sinh hỷ lạc.

3. Pháp lạc: Là trí tuệ sinh ra hỷ lạc, trí tuệ này đã sinh hỷ lạc thì ưa làm công đức Phật. Xa lìa ngã tâm chấp, xa lìa tâm bất an của chúng sinh, xa lìa tâm mong cúng dường cho mình thì ba tâm thanh tịnh này thêm lớn mạnh, gom thành tâm an vui chân.chánh Lời nhiệm mầu tốt đẹp này, dùng duyên lạc này sinh về cõi Phật. Lời tốt đẹp vượt ra ba cõi, lời chân thật không luống dối, không điên đảo, việc nguyện được thành tựu.

Tâm trí tuệ tâm phương tiện, tâm vô chướng, tâm thắng chân của Bồ-tát như vậy có công năng làm thanh tịnh cõi Phật nên biết.

Nên biết nghĩa là phải biết bốn thứ công đức thanh tịnh này được sinh về cõi Phật thanh tịnh, chẳng nhờ duyên khác mà được sinh.Đó gọi là Đại Bồ-tát thuận theo năm pháp môn đã làm mà tùy ý tự tại, thành tựu, như trước đã nói thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, trí nghiệp, phương tiện, trí nghiệp thuận theo pháp môn, tùy ý tự tại. Nói năm năng lực công đức này được sinh về cõi Phật thanh tịnh, ra vào tự tại. Thân nghiệp: là lễ bái khẩu nghiệp là khen ngợi ,ý nghiệp là phát nguyện. Trí nghiệp :là Quán sát phương tiện trí nghiệp là hồi hướng. Năm nghiệp này hòa hợp là pháp môn thuận theo vãng sinh cõi tịnh, thành tựu nghiệp tự tại, lợi hạnh đầy đủ. Lại có năm môn thành tựu theo thứ lớp, năm công đức nên biết.

Năm môn gồm:

  1. Cận môn.
  2. Đại hội chúng môn.
  3. Trạch môn.
  4. Ốc môn.
  5. viên lâm du hý địa môn.

Năm môn này nói tướng ra vào có thứ lớp: Trong tướng vào mới đến cõi tịnh là gần Chánh đẳng Chánh giác. Vào chánh định rồi liền vào số chúng đại hội thanh tịnh của Như lai. Nhập số chúng đạt đến chỗ tu hành; tu hành thành tựu đến được giáo hóa địa, tức là chỗ an vui tự tại của Bồ-tát. Cho nên xuất môn gọi là môn Viên Lâm Du hý địa. Năm môn này, môn đầu và môn thứ tư thành tựu thì nhập được vào công đức, thành tựu được thứ năm môn thì sinh ra công đức. Môn nhập xuất công đức này như thế nào?

Nhập môn thứ nhất:

Lễ bái Phật A-di-đà thì được vãng sinh về cõi nước của Ngài, được sinh về cõi nước của Ngài gọi là “Nhập thứ nhất môn”. Lễ Phật nguyện sinh về cõi Phật là tướng công đức đầu tiên.

Nhập môn thứ hai:

Khen ngợi Phật A-di-đà, thuận theo danh nghĩa xưng hiệu Như lai. Nương ánh sáng Như lai trí tướng tu hành, cho nên được nhập vào hội chúng lớn, nên gọi là môn nhập thứ hai. Nương vào danh của Như lai nghĩa khen ngợi là tướng công đức thứ hai.

Nhập môn thứ ba:

Nhất tâm chuyên niệm, nguyện sinh về cõi kia, tu hạnh Sa-ma-tha vắng lặng tam-muội, nên được nhập vào thế giới Liên Hoa Tạng tammuội, nên gọi là nhập vào được môn thứ hai. Vì tu vắng lặng chỉ, nhất tâm nguyên sinh về cõi kia, là tướng công đức thứ ba.

Nhập môn thứ tư:

Chuyên nhớ quán sát cõi kia trang nghiêm nhiệm mầu, tu Tỳ-bàxá-na nên đến được cõi kia, hưởng thọ các pháp vị an vui,, đó gọi là nhập vào môn thứ tư.

Các thứ pháp vị an vui:

Trong Tỳ-bà-sá-na có cõi quán Phật vi thanh tịnh nhiếp thọ chúng sinh. Vị đại thừa rốt ráo tu trì, vị không luống dối các việc khởi hạnh nguyện nhiếp lấy vị cõi Phật. Có vô lượng vị đạo phật trang nghiêm như thế,v.v… nên nói là các thứ là tưởng công đức thứ tư.

Xuất môn thứ năm: Tâm đại từ bi quán sát tất cả khổ não của chúng sinh hiện thân vào trong vườn sinh tử phiền não, bằng đến tận nơi giáo hóa thần thông, dùng năng lực bản nguyện hồi hướng, nên gọi là xuất môn thứ năm.

* Nói về thân ứng hóa:

Như “Phẩm Phổ Môn” trong kinh Pháp Hoa thị hiện loại thân. Du Hý có hai:nghĩa:

1. Nghĩa tự tại, Bồ-tát độ chúng sinh, như sư tử bắt nai không có gì khó khăn, giống như dạo chơi.

2. Nghĩa độ mà không có gì để độ, Bồ-tát quán chúng sinh rốt ráo không thật có, dù độ vô lượng chúng sinh nhưng không có một chúng sinh nào để được diệt độ. Thị hiện độ chúng sinh giống như dạo chơi.

* Nói bản nguyện lực:

Thị hiện đại Bồ-tát đối với pháp thân thường ở trong tam muội mà hiện các thứ thân, hiện các thứ thần thông, nói tất cả pháp đều từ năng lực bản nguyện mà khởi. Thí như đàn cầm của A-tu-la tuy không gảy tiếng nhưng âm điệu du dương tự nhiên, đó gọi là giáo hóa địa tướng công đức thứ năm của.

Bồ tát nhập môn thứ tư thành tựu hạnh tự lợi nên biết.

Thành tựu là: Tự lợi mỹ mãn.

Nên biết: Nên biết do lợi mình thì lợi người. Không thể chưa tự lợi mà lợi tha được.

Bồ tát xuất môn thứ năm thành tựu hồi hướng lợi ích hạnh lợi tha, nên biết thành tựu là dùng nhãn hồi hướng để chứng minh quả địa giáo hóa hoặc nhân, hoặc quả không có một điều nào không có lợi tha được.

Nên biết: Nên biết từ lợi tha nên có tự lợi, không lội tha thì không tự lợi.

Bồ-tát tu năm “Niệm môn hành tự lợi, lợi tha như vậy thì mau thành tựu được Vô thượng Chánh đẳng, Chánh giác. Pháp Chư Phật được gọi là vô thượng chánh đẳng chánh giác,. Vì được Bồ-đề nên gọi là Phật. Nay nói liền được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, là được sớm thành Phật. A là vô, Nâu-đa-la:là thượng Tam miệu: là Chánh tam là biến, là Bồ-đề: Đạo, dịch chung là Vô thượng Chánh Biến đạo.

Vô thượng: Đạo này lý tột cùng lý tân tánh, không còn có lỗi gì.

Vì sao nói như vậy?

Vì đạo này chân chánh. Chánh là thánh trí như đúng pháp tướng mà biết. Nên gọi là Chánh trí.. Pháp tánh vô tướng nên Thánh trí. Vô tri Biến có hai:thứ

  1. Tâm thánh biết hết tát cả pháp.
  2. Pháp thân trùm khắp pháp giới, hoặc tâm hoặc thân đều cùng khắp.

Đạo là Đạo vô ngại. Kinh cháp:

Mười phương vô ngại, ra khỏi san h tử.

Nhất đạo: Một đường vô ngại.

Vô ngại: Biết được sinh tử tức là niết-bàn nhập vào pháp môn không hai được vô ngại.

Nhờ đâu mà được Vô Thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Luận chép:

Tu năm hạnh môn, vì tự lợi lợi tha được thành tựu, nhưng phải tìmxét gốc của nó. A-di-đà Như lai là duyên tăng thượng. Tha lợi và lợi tha nói phải có chính phụ. Nếu chỉ cho Đức Phật thì nên nói là lợi tha chỉ cho chúng sinh phải nói “Tha lợi”. Nay nói về Phật lực, cho nên phải nói về lợi tha, phải biết là ý này. Hễ sinh về cõi tịnh kia và Bồ-tát thiện nhân đã khởi lên các hành đều nương vào năng lực bản nguyện của A-di-đà Như lai. Vì sao nói như thế? Vì nếu không nương vào năng lực phật thì dù thành lập bốn mươi tám nguyện, nay mục đích thủ chứng ba nguyện, để chứng nghĩa ý, nguyện rằng:

Nếu tôi được thành Phật, chúng sinh trong mười phương dốc lòng tin ưa muốn sinh về cõi nước tôi thì dù chỉ mười niệm. Nếu không được sinh thì tôi không thành Chánh giác, chỉ trừ năm tội nghịch, chê bai chánh pháp. Nương vào năng lực của nguyện phật nên dù mười niệm cũng được vãng sinh. Vì được vãng sinh nên không còn bị luân hồi trong ba cõi vì không còn luân hồi nên mau đắc đạo, đây là quả chứng thứ nhất.

Nguyện rằng:

Nếu khi tôi được thành Phật, mà người trời trong cõi nước tôi không trụ trong nhóm chánh định , cho đến diệt độ, thì tôi không thành Chánh giác, nương vào nguyện lực của Phật nên trụ vào nhóm chánh định. Vì trụ nhóm chánh định , nên được diệt độ, các điều hồi phục không khó khăn, cho nên được mau chứng đắc, đây là quả chứng thứ hai.

Nguyện rằng:

Nếu khi tôi được thành Phật, các Bồ-tát ở cõi Phật phương khác sinh về nước tôi ráo ráo dược Nhất Sinh Bổ Xứ, trữ những vị có bản nguyện tự tại giáo hóa, vì làm cho chúng sinh thệ nguyện được vững vàng, chứa nhiều gốc đưc, độ thoát tất cả chúng sinh, đến khắp các cõi Phật, tu hạnh Bồ-tát, cúng dường Chư Phật, Như lai mười phương, hóa độ Hằng-sa vô lượng chúng sinh, để họ xây dựng đạo vô thượng chân chánh. Vượt ra khỏi thường tình và các địa hạnh hiên tiện, tu tập theo Đức Phổ Hiền, nếu không như vậy thì không “Thành Chánh giác”. Nhờ nguyên lực Phật nên vượt khỏi thường luân, hạnh các địa hiện tiền. Tu tập công đức Phổ Hiền để vượt khỏi, hạnh các địa thường tình tu tập theo Đức Phổ Hiền để vượt khỏi các hạnh địa bình thường, cho nên mau được, đây là quả chứng thứ ba từ đây suy ra tha lực là duyên tăng thượng được không đúng ư? Phải nói về tự lực, như người sợ ba đường cho nên mới thọ trì giới cấm, tu thiền định, nhờ thiền định nên tu tập thần thông, vì có thần thông nên đi khắp chốn Ta-bà, như thế gọi là tự lực. Còn kẻ yếu cưỡi lừa không được phải như vua Chuyển Lân đi trên hư không, đến khắp bốn thiên hạ tự do, đó gọi là tha lực.

Dốt thay người học đời sau nghe nương vào năng lực người khác sinh tín tâm, thấy mình không có phần.

Kệ Ưu-bà-đề xá nguyện sinh trong kinh Vô Lượng Thọ chú thích quyển hạ (xong).

****

Ở đầu kinh nói như thị là để nêu tín làm năng nhập. Cuối kinh nói vâng hành là trình bày việc đã tin phục. Nói về khuôn phép ban đầu và trở về, nói lên nguyên nhân có tông chỉ. Cuối cùng giảng nói về nghĩa và trình bày lý sở thuyên xong. Nhưng khác nhau người soạn được nêu như sau.

(chu) Pháp Sư Thích Đàm Loan người huyện Phần Thủy, ở Tịnh Châu, cuối đời Ngụy đầu đời Cao Tề. Thần trí vang khắp ba nước. Ngài thông suốt các kinh, tài vượt hơn người. Thiên tử Túc vương nước Lương thường hướng về phương Bắc kính lễ Bồ-tát. Ngài chú giải luân Vãng Sinh gồm hai quyển, việc xuất hiện của Phật được phép thành luận Tịnh Độ ba quyển.

Ngày 2 tháng 7 năm Mậu Thìn, niên hiệu Kiến Trường năm thứ tám tháng tư mùa hạ năm Mậu Thìn, niên hiệu Khoan Vĩnh năm thứ năm y theo cac bậc tiền bối soạn luận Cao Mạng Tân bản, chú thành hai quyển, đem những điều thiếu sót của Tân bản dung hợp với ngự điểm, viết để lại cho người sau.

Vua viết vào mùa hạ giữa năm Mậu Thìn .

Dã Tử Hựu Tuấn.

(Chu) Vào ngày hai mươi bảy mùa đông, giữa năm Giáp Thìn niên hiệu Hương Bảo năm thứ chín dùng bản Tuệ Hiểu được giữ ở chùa Tây Liên kinh thành kính ghi.

Thích Tuệ Châu.

(chu) Bản này dùng bản Ngự hiển được Tôn sư Tuệ Hiểu viết lưu lại ở Tây Liên Lạc Dương, cho Tuệ Châu viết ở chùa Thanh Tuyền bắc Ngự Hướng Anh Tôi, vào khoản này tra xét, đính chính và dung hợp với bản ấn. Sự truyền thừa có thật, con cháu đời sau kính cẩn bái kiến.

Vào ngày mùng 10 tháng chạp năm Tân Hợi niên hiệu Hanh Bảo năm thứ mười sáu

Thích Lợi Tếnăm thứ ba mươi hai.

(Thanh) Bản vào niên hiệu Kiến Bảo này chùa Tây Liên Tuệ Hiểu soạn và sắp xếp năm Giáp Thìn ghi lại những lời giảng tản mác ở Thủ Khẩu Ngự Đường, Lư giao cho anh tôi bảo viết và lưu lại. Lúc này tôi tra xét đính chính dung hợp bàn này, truyền lại đời sau, người đương thời rất quý trọng.

Vào ngày 20 tháng chạp, năm Tân Hợi, niên hiệu Hưởng Bảo năm thứ mười sáu.

Thích Lợi Tế.

 

Trang: 1 2