Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá
Chú Giải Giảng Nghĩa
無量壽經優婆提舍註解講義
Ấn Độ Thế Thân Bồ Tát tạo luận
印度世親菩薩造論
Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch luận
元魏天竺三藏菩提流支譯論
Nguyên Ngụy Huyền Trung Tự sa-môn Đàm Loan chú giải
元魏玄中寺沙門曇鸞註解
Dân Quốc Tịnh Luật Tự sa-môn Tánh Phạm giảng nghĩa
民國淨律寺沙門性梵講義
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(theo bản in của Tam Huệ Học Xứ, ngày 1 tháng 1 năm 1999)
Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang

2.2.2.2.3.2.1.3. Thị hiện đức tự lợi, lợi tha của Như Lai

          (Luận) Tức kiến bỉ Phật, vị chứng tịnh tâm Bồ Tát, tất cánh đắc chứng bình đẳng Pháp Thân, dữ tịnh tâm Bồ Tát, dữ thượng địa chư Bồ Tát, tất cánh đồng đắc tịch diệt bình đẳng cố.

          (Chú) Bình đẳng Pháp Thân giả, Bát Địa dĩ thượng pháp tánh sanh thân Bồ Tát dã. Tịch diệt bình đẳng giả, tức thử Pháp Thân Bồ Tát sở chứng tịch diệt bình đẳng chi pháp dã. Dĩ đắc thử tịch diệt bình đẳng pháp, cố danh vi bình đẳng Pháp Thân. Dĩ bình đẳng Pháp Thân Bồ Tát sở đắc, cố danh vi tịch diệt bình đẳng pháp dã.

          ()即見彼佛。未證淨心菩薩。畢竟得證平等法身。與淨心菩薩。與上地諸菩薩。畢竟同得寂滅平等故。

          ()平等法身者。八地已上法性生身菩薩也。寂滅平等者。即此法身菩薩所證寂滅平等之法也。以得此寂滅平等法。故名為平等法身。以平等法身菩薩所得。故名為寂滅平等法也。

          (Luận: Tức là thấy đức Phật thì vị Bồ Tát chưa chứng tịnh tâm sẽ rốt ráo chứng Pháp Thân bình đẳng, cùng với tịnh tâm Bồ Tát và các vị thượng địa Bồ Tát rốt ráo cùng đắc tịch diệt bình đẳng.

          ChúBình đẳng Pháp Thân là pháp tánh sanh thân Bồ Tát từ Bát Địa trở lên. “Tịch diệt bình đẳng” chính là pháp tịch diệt bình đẳng do Pháp Thân Bồ Tát đã chứng. Do đắc pháp tịch diệt bình đẳng này, nên gọi là Pháp Thân bình đẳng. Do là pháp chứng đắc bởi Pháp Thân Bồ Tát, nên gọi là “pháp tịch diệt bình đẳng”).

          Pháp Thân bình đẳng là Lý Thể bình đẳng do chư Phật cùng chứng, còn gọi là tự tánh thanh tịnh tâm, chân tâm, Chân Như, Thật Tướng, Phật Tánh, pháp tánh, pháp giới, Như Lai Tạng Tâm, Đại Viên Giác, hoặc Vô Cấu Thức.

          Pháp Thân: “Pháp” là nói theo ý nghĩa “công năng”, Thân là nói theo ý nghĩa “nương cậy, gìn giữ”. Tức là cái “nhất tâm” này có công năng gìn giữ, có thể hiển hiện các pháp nhiễm hay tịnh. Các pháp đều nương theo tâm mà duyên thành, chẳng một, chẳng khác với cái tâm. Vì thế, dùng bình đẳng nhất tâm làm Pháp Thân, tức là chúng sanh tâm cấu nhưng tự tánh thanh tịnh, chẳng phải là lìa ngoài cái tâm nhơ bẩn (cấu tâm) mà có riêng một cái tịnh tâm! Vì thế gọi là “tự tánh thanh tịnh tâm”.

          Vạn pháp hư ngụy, duyên hội hợp bèn sanh; pháp được sanh ra vốn là Không, hết thảy duy tâm. Do đối ứng với các pháp hư ngụy mà gọi là Chân Tâm.

          Hết thảy các pháp nương vào tâm mà duyên khởi, dùng tâm làm Thể thì gọi là Chân. Tâm, Phật, chúng sanh, ba thứ chẳng sai biệt, nên gọi là Như. Vì thế gọi là Chân Như.

          Pháp Thân vô tướng, vô bất tướng (chẳng phải là không có tướng), nên gọi là Thật Tướng.

          Phật là Giác, Tánh tức là tâm. Tịnh tâm vốn giác, nên gọi là Phật Tánh.

          Pháp Thân bình đẳng, tức là vạn pháp bình đẳng tánh Không. Tánh có nghĩa là “chẳng thay đổi, chân thật”. Vì thế gọi là Pháp Tánh.

          Nhất niệm tâm trọn đủ các pháp thuộc mười pháp giới, tùy duyên mà hiện, nên gọi là Pháp Giới.

          Nhất tâm nhị môn, chứa đựng và tiếp nhận nhiều thứ. Chân Như Môn là Như, Sanh Diệt Môn là Lai; vì thế gọi là Như Lai Tạng Tâm. Như Lai Tạng Tâm có ba nghĩa năng tàng (có thể chứa đựng), sở tàng (được chứa đựng) và năng sanh (có thể sanh). Pháp Thân bình đẳng do chư Phật chứng đắc, tánh đức tịnh tâm mà chúng sanh vốn trọn đủ ; đấy chính là Như Lai Tạng Tâm năng tàng. Nhất tâm nhị môn, pháp vốn sẵn có như thế, nhưng chúng sanh bị vô minh che lấp, [cho nên] có Sanh Diệt mà chẳng có Chân Như. Đấy chính là Như Lai tạng Tâm sở tàng. Như thai tạng (tử cung) của người nữ có thể sanh ra con cái, cái tâm này cũng vậy: Thể của nó trọn đủ công dụng của hai tánh tịnh và nhiễm, có thể sanh ra các pháp nhiễm và tịnh. Đấy là Như Lai Tạng Tâm năng sanh.

          Tâm tuy không tịch, nhưng bao trùm trọn vẹn thái hư, linh tri chẳng mê muội. Vì thế gọi là Đại Viên Giác.

          Như hoa sen mọc từ bùn lầy mà chẳng bị nhuốm bẩn, vì thế gọi là Vô Cấu Thức.

          Lời luận đã nói: Tịnh tâm, Pháp Thân bình đẳng, và tịch diệt bình đẳng (pháp tánh) là một pháp mà có nhiều tên gọi khác nhau. Thể của nó chẳng khác biệt, tức là như Thiền Tông đã gọi là “bản lai diện mục” (diện mạo vốn sẵn có), Tịnh Độ Tông gọi nó là “vô lượng quang, vô lượng thọ”. Phàm những ai có thể nương theo luận này để tu ngũ niệm môn thành tựu thì trong hiện đời, hoặc khi vãng sanh, bèn thấy A Di Đà Phật. Do thấy Phật (vị Phật tam thân nhất thể) bèn gọi là “đắc Niệm Phật tam-muội”. Đấy chính là chứng đắc tịnh tâm, Pháp Thân bình đẳng, pháp tánh tịch diệt bình đẳng.

          Bất luận quý vị là phàm phu, Nhị Thừa, hoặc là Bồ Tát, trước khi chứng Sơ Địa, tuy chưa chứng ngộ tịnh tâm, chỉ cần có thể thấy Phật Di Đà, sẽ có thể sanh về Cực Lạc, rốt ráo đều có thể chứng đắc Pháp Thân bình đẳng, rốt ráo bình đẳng, trọn chẳng có ai không chứng. Nếu như quý vị là bậc địa thượng Bồ Tát đã chứng tịnh tâm, sẽ có thể cùng với bậc đại Bồ Tát từ Bát Địa trở lên cùng chứng Pháp Thân thanh tịnh của chư Phật (Pháp Thân đức), viên mãn Báo Thân (Bát Nhã đức), ngàn trăm ức hóa thân (Giải Thoát đức), cùng nhập biển đại tịch diệt (Niết Bàn) của Như Lai. Tịch mà thường Chiếu, Chiếu mà thường Tịch, cũng là rốt ráo bình đẳng, chẳng có sai biệt.

          Điều này cũng có cùng một ý thú “rốt ráo cùng đắc Pháp Thân bình đẳng” như trong phẩm Thí Dụ của kinh Pháp Hoa đã nói: “Như bỉ trưởng giả, sơ dĩ tam xa dụ dẫn chư tử, nhiên hậu đản dữ đại (bạch ngưu) xa, bảo vật trang nghiêm, an ổn đệ nhất. Như Lai diệc phục như thị, sơ thuyết tam thừa dẫn đạo chúng sanh, nhiên hậu đản dĩ Đại Thừa (đại Niết Bàn) nhi độ thoát chi” (Như ông trưởng giả kia thoạt đầu dùng ba loại xe để dẫn dụ các con, sau đấy chỉ cho họ xe (trâu trắng) lớn, trang hoàng bằng các món báu, an ổn bậc nhất. Như Lai cũng giống như thế, thoạt đầu nói ba thừa để hướng dẫn chúng sanh. Sau đấy chỉ dùng Đại Thừa (đại Niết Bàn) để độ thoát). Chẳng qua Pháp Hoa là “hội tam quy nhất” (gộp chung ba thừa về một thừa), trước là Quyền, sau là Thật. Pháp môn Tịnh Độ chính là “tức Quyền, tức Thật” (tuy Quyền mà chính là Thật, tuy Thật mà lại là Quyền), Quyền và Thật chẳng hai, thuần nhất Phật Thừa. Pháp Hoa thuộc về Nan Hành Đạo, còn Tịnh Độ là Dị Hành Đạo.

          Pháp môn này do thấy đức Di Đà “ba thân một Thể”, liền thấy Tự Tánh Thiên Chân Phật, là con đường gọn tắt nhất để hết thảy chúng sanh từ địa vị phàm phu mà vào thẳng địa vị Phật! Đấy cũng là cốt lõi, là then chốt của tất cả Bồ Tát hạnh “tự lợi, lợi tha” cho hết thảy chúng sanh từ phát tâm cho đến khi thành Phật. Do vậy, trong kinh Quán Phật Tam Muội, đức Thích Ca Thế Tôn đã nói: “Ngã dĩ niệm Phật cố, quán Phật cố, đắc Nhất Thiết Chủng Trí (thành Phật)” (Ta do niệm Phật, do quán Phật mà đạt được Nhất Thiết Chủng Trí, tức thành Phật). Do điều này có thể biết, pháp môn ngũ niệm trong bộ luận này chính là gom ngũ thừa cùng về Nhất Thừa, tùy ý tự nhiên, cùng đạt được chiếc thuyền Từ “thành Phật” to lớn. Phẩm cuối cùng của kinh Hoa Nghiêm dùng mười đại Phổ Hiền hạnh nguyện để hướng dẫn về Cực Lạc, gặp gỡ, chầu hầu Phật Di Đà, có thể viên mãn Bồ Đề ngay trong một đời, rốt ráo cùng chứng Pháp Thân thanh tịnh bình đẳng của Như Lai, chính là ý này vậy.

          Ngài Đàm Loan giảng giải, dùng người năng chứng (có thể chứng đắc) và sở chứng pháp (pháp được chứng bởi người ấy) để giảng rõ chỗ sai khác giữa Pháp Thân bình đẳng và tịch diệt bình đẳng, khiến cho [người đọc] dễ liễu tri. Thật ra, Pháp Thân bình đẳng và pháp tánh tịch diệt đều là “ngôn ngữ dứt bặt, tâm hành xứ diệt”, chỉ có chứng mới biết; lại còn chẳng có Năng và Sở, chẳng thể phân biệt, lìa tứ cú1

, tuyệt bách phi! Nếu vẫn còn có “năng – sở, nhân – pháp” đối đãi thì chẳng phải là Pháp Thân bình đẳng! Vì thế, trong kinh có nói: “Tự tâm tự thủ tâm (tác năng sở phân biệt), phi huyễn thành huyễn pháp” (Tự tâm tự chấp giữ cái tâm (tức là phân biệt có chủ thể và khách thể), cái chẳng hư huyễn bèn trở thành pháp hư huyễn), hoặc “tri kiến lập tri, tức vô minh bổn; tri kiến vô kiến (vô năng sở phân biệt), tư tức Niết Bàn” (từ nơi hay biết mà lập ra một cái biết thì chính là cội gốc của vô minh. Đối với tri kiến mà chẳng có thấy (tức là không có phân biệt chủ thể và khách thể), đấy chính là Niết Bàn). Trung Luận có bài kệ rằng: “Chư pháp Thật Tướng giả, tâm hạnh ngôn ngữ đoạn, vô sanh diệc vô diệt, tịch diệt như Niết Bàn, tự tri bất tùy tha, tịch diệt vô hý luận, vô dị, vô phân biệt, thị tắc danh Thật Tướng (bình đẳng Pháp Thân). Bất đoạn diệc bất thường, bất nhất diệc bất dị, thị danh chư Thế Tôn, giáo hóa cam lộ vị” (Đối với Thật Tướng của các pháp thì tâm suy nghĩ và ngôn ngữ [toan diễn tả] đều bất lực. [Thật Tướng] chẳng sanh mà cũng chẳng diệt, tịch diệt như Niết Bàn. Tự hay biết, chẳng do điều gì khác mà [hay biết]. Tịch diệt chẳng có hý luận, không khác, không phân biệt. Đó gọi là Thật Tướng (tức Pháp Thân bình đẳng). Chẳng đoạn mà cũng chẳng thường, chẳng một mà cũng chẳng khác. Đó gọi là vị cam lộ giáo hóa của các đức Thế Tôn).

          (Chú) Thử Bồ Tát đắc báo sanh tam-muội, dĩ tam-muội thần lực, năng nhất xứ, nhất niệm, nhất thời, biến thập phương thế giới, chủng chủng cúng dường nhất thiết chư Phật, cập chư Phật đại hội chúng hải, năng ư vô lượng thế giới vô Phật Pháp Tăng xứ, chủng chủng thị hiện, chủng chủng giáo hóa, độ thoát nhất thiết chúng sanh, thường tác Phật sự, sơ vô vãng lai tưởng, cúng dường tưởng, độ thoát tưởng. Thị cố thử thân danh vi bình đẳng Pháp Thân, thử pháp danh vi tịch diệt bình đẳng pháp dã.

          ()此菩薩得報生三昧。以三昧神力。能一處一念一時。遍十方世界。種種供養一切諸佛。及諸佛大會眾海。能於無量世界無佛法僧處。種種示現。種種教化。度脫一切眾生。常作佛事。初無往來想。供養想。度脫想。是故此身名為平等法身。此法名為寂滅平等法也。

          (Chú: Vị Bồ Tát ấy đắc báo sanh tam-muội, do thần lực của tam-muội có thể trong một chỗ, một niệm, một thời, mà trọn khắp mười phương thế giới, đủ mọi thứ cúng dường hết thảy chư Phật và biển đại chúng trong pháp hội của chư Phật, có thể trong vô lượng thế giới là những chỗ không có Phật Pháp Tăng mà thị hiện đủ mọi cách, giáo hóa đủ mọi cách, độ thoát hết thảy chúng sanh, thường làm Phật sự, trọn chẳng có ý tưởng đến đi, ý tưởng cúng dường, ý tưởng độ thoát. Vì thế, thân này gọi là Pháp Thân bình đẳng, pháp này được gọi là pháp bình đẳng tịch diệt).

          Trong đoạn chú giải này, ngài Đàm Loan giảng giải về hàng Bồ Tát vãng sanh Tịnh Độ đã đắc tịnh tâm, đều là vốn sẵn đắc báo sanh tam-muội (tức tam-muội do quả báo mà tự nhiên có, chẳng phải là do kết quả của sự tu tập). Do thần lực của tam-muội ấy, cho nên giống như trên đây đã nói: Bồ Tát trong cõi ấy có bốn thứ công đức do tu hành chân chánh. Báo sanh tam-muội là gì? Tức là bậc Bát Địa Bồ Tát trở lên mặc sức tự nhiên thường nhập tam-muội, chẳng phải tốn tâm lực, chẳng cần phải tác ý (dấy lên ý tưởng nhập Định), có thể hiện các thứ hình, sanh ra đủ loại công đức. Cái thân đắc báo sanh tam-muội ấy được gọi là “Pháp Thân bình đẳng”, pháp báo sanh tam-muội thì được gọi là “pháp tịch diệt bình đẳng”, cũng là chẳng một, chẳng khác!

          (Chú) Vị chứng tịnh tâm Bồ Tát giả, Sơ Địa dĩ thượng, Thất Địa dĩ hoàn chư Bồ Tát dã. Thử Bồ Tát diệc năng hiện thân, nhược bách, nhược thiên, nhược vạn, nhược ức, nhược bách thiên vạn ức, vô Phật quốc độ thi tác Phật sự. Yếu tu tác tâm nhập tam-muội nãi năng, phi bất tác tâm. Dĩ tác tâm cố, danh vi “vị đắc tịnh tâm”. Thử Bồ Tát nguyện sanh An Lạc Tịnh Độ, tức kiến A Di Đà Phật. Kiến A Di Đà Phật thời, dữ thượng địa chư Bồ Tát tất cánh thân đẳng, pháp đẳng. Long Thọ Bồ Tát, Bà Tẩu Bàn Đầu Bồ Tát bối, nguyện sanh bỉ giả, đương vị thử nhĩ.

          ()未證淨心菩薩者。初地已上。七地已還。諸菩薩也。此菩薩亦能現身。若百若千若萬若億。若百千萬億。無佛國土。施作佛事。要須作心入三昧乃能。非不作心。以作心故。名為未得淨心。此菩薩願生安樂淨土。即見阿彌陀佛。見阿彌陀佛時。與上地諸菩薩畢竟身等法等。龍樹菩薩。婆藪槃頭菩薩輩。願生彼者。當為此耳。

          (Chú: Bồ Tát chưa chứng tịnh tâm là các vị Bồ Tát từ Sơ Địa trở lên, từ Thất Địa Bồ Tát trở xuống. Vị Bồ Tát này cũng có thể hiện thân trong trăm, hoặc ngàn, hoặc vạn, hoặc ức, hoặc trăm ngàn vạn ức cõi nước không có Phật để thực hiện Phật sự, [nhưng vị ấy] phải khởi tâm nhập tam-muội thì mới có thể [hiện thân trong quốc độ khác], chứ không phải là chẳng khởi tâm. Do phải khởi tâm, nên gọi là “chưa đắc tịnh tâm”. Vị Bồ Tát ấy nguyện sanh về An Lạc Tịnh Độ, liền thấy A Di Đà Phật. Khi thấy A Di Đà Phật, thân và pháp sẽ rốt ráo ngang bằng các vị thượng địa Bồ Tát. Những vị như Long Thọ Bồ Tát, Bà Tẩu Bàn Đầu Bồ Tát nguyện sanh về cõi ấy chính là vì chuyện này).

           Trong đoạn văn này, ngài Đàm Loan giải thích “Bồ Tát chưa chứng tịnh tâm Bồ Tát” là gì? Điều này chẳng giống như trong các kinh luận thường nói. Nói thông thường, Sơ Địa Bồ Tát đắc vô lậu (tự tánh thanh tịnh) tịnh tâm, các bậc Bồ Tát thuộc Địa Tiền Tam Hiền2 đều chưa đắc. Chẳng phải là như [các vị Bồ Tát] từ Bát Địa Bồ Tát trở lên, [các vị ấy] chẳng khởi tâm mà có thể hiện ngàn trăm ức hóa thân vì đã đắc tịnh tâm. Từ Thất Địa trở về trước, do phải khởi tâm, nên gọi là “chưa đắc tịnh tâm”. Còn như Long Thọ Bồ Tát thì trong kinh Lăng Già, đức Phật đã huyền ký: Sau khi [Long Thọ] Bồ Tát chứng Sơ Địa, vãng sanh Cực Lạc, bèn thuộc loại Bồ Tát đã đắc tịnh tâm vãng sanh Tịnh Độ. Thế Thân Bồ Tát (Bà Tẩu Bàn Đầu, Vasubandhu) Bồ Tát thuộc địa vị Tứ Gia Hạnh Bồ Tát của Đại Thừa, thuộc loại “chưa đắc tịnh tâm Bồ Tát vãng sanh”.

          Như trong phần trước tôi đã nói, bất luận quý vị là phàm phu hay Nhị Thừa, hoặc là bất cứ hạng Bồ Tát nào, chỉ cần có thể vãng sanh An Lạc Tịnh Độ, thấy A Di Đà Phật (tam thân nhất thể Phật), sẽ được thấy Tự Tánh Thiên Chân Phật, tức là chứng đắc tịnh tâm, bình đẳng với bậc Thập Địa Bồ Tát. Đó gọi là “hoa nở thấy Phật, ngộ Vô Sanh”, ai nấy đều như thế. Bất quá, như người thấy mặt trăng, chỉ có một vầng trăng, chẳng có sai biệt, nhưng trăng từ mồng Ba đến Rằm tròn khuyết khác nhau. Thập Địa Bồ Tát cũng giống như thế, do liên quan đến công hạnh cạn hay sâu, mà có mười địa vị sai khác. Đó gọi là “đoạn vô minh từng phần, chứng Pháp Thân từng phần”, chẳng phải là chứng tịnh tâm và Pháp Thân bình đẳng có sai khác!

          Luận này nói hàng Bồ Tát chưa chứng tịnh tâm thấy A Di Đà Phật, liền đắc Pháp Thân bình đẳng, sẽ bình đẳng, chẳng khác bậc địa thượng tịnh tâm Bồ Tát. Đấy là nói “rốt ráo bèn có thể đạt được, tất nhiên chứng đắc”. Tôi nói một thí dụ: Như Thái Tử đầu lòng do quốc vương sanh ra, khác hẳn những người dân bình phàm. Vừa sanh ra đã vượt trỗi văn võ bá quan, rốt ráo bằng với hết thảy các quốc vương, vì [Thái Tử] rốt cuộc sẽ có thể kế thừa ngôi vị quốc vương, tất nhiên sẽ làm quốc vương, trọn chẳng phải là nói [Thái Tử] hiện thời đang làm quốc vương. Bồ Tát vãng sanh An Lạc Tịnh Độ khác các vị Bồ Tát bình phàm, tức là giống như đệ nhất Thái Tử do quốc vương sanh ra chẳng giống những người dân bình phàm. Vừa đến cõi đó, sẽ vượt trỗi các vị địa tiền Bồ Tát (Bồ Tát chưa chứng Sơ Địa), phàm phu, và Nhị Thừa trong cõi này; vì vị ấy tất nhiên thấy A Di Đà Phật, ngộ Vô Sanh Nhẫn, rốt cuộc chỉ trong một đời này, sẽ cùng với các bậc địa thượng, cho đến Đẳng Giác Bồ Tát đồng đắc tịnh tâm, đồng nhập đại Niết Bàn của Như Lai, Pháp Thân bình đẳng chẳng có sai biệt! Nhưng chẳng phải là nói “hễ vãng sanh Tịnh Độ, sẽ ngay lập tức là bậc Bồ Tát từ Bát Địa trở lên cho đến Đẳng Giác, ngay lập tức là Phật!” Như Thái Tử trước khi đăng cực (lên ngôi) kế vị, vẫn chẳng phải là quốc vương, chỉ là Thái Tử rốt cuộc sẽ làm quốc vương đó thôi! Đấy chính là nguyện thứ mười trong bốn mươi tám nguyện, “chẳng dấy khởi ý niệm tham đắm, so đo”; nguyện thứ mười một, “Chánh Định ắt đạt đến Niết Bàn”. Do sức công đức của hai nguyện ấy, cũng như do thần lực chẳng thể nghĩ bàn của A Di Đà Phật nhiếp thọ hàng Bồ Tát vãng sanh cõi ấy, các Ngài rốt cuộc đều có thể đạt được Pháp Thân bình đẳng, Đại Niết Bàn lạc, chẳng khác Phật!

          (Chú) Vấn viết: Án Thập Địa kinh, Bồ Tát tấn thú giai cấp, tiệm hữu vô lượng công huân, kinh đa kiếp số, nhiên hậu nãi đắc. Thử (luận) vân hà kiến A Di Đà Phật thời, tất cánh dữ thượng địa chư Bồ Tát thân đẳng, pháp đẳng da? Đáp viết: Ngôn “tất cánh” giả, vị ngôn “tức đẳng” dã. Tất cánh bất thất thử đẳng, cố ngôn “đẳng” nhĩ. Vấn viết: Nhược bất tức đẳng, phục hà đãi ngôn? Bồ Tát đản đăng Sơ Địa, dĩ tiệm tăng tấn, tự nhiên đương dữ Phật đẳng, hà giả ngôn “dữ thượng địa Bồ Tát đẳng”? Đáp viết: Bồ Tát ư Thất Địa trung, đắc đại tịch diệt, thượng bất kiến chư Phật khả cầu, hạ bất kiến chúng sanh khả độ, dục xả Phật đạo, chứng ư Thật Tế. Nhĩ thời, nhược bất đắc thập phương chư Phật thần lực gia khuyến, tức tiện diệt độ, dữ Nhị Thừa vô dị. Bồ Tát nhược vãng sanh An Lạc, kiến A Di Đà Phật, tức vô thử nạn. Thị cố, tu ngôn “tất cánh bình đẳng”.

          ()問曰。案十地經。菩薩進趣階級。漸有無量功勳。經多劫數。然後乃得。此()云何見阿彌陀佛時。畢竟與上地諸菩薩。身等法等耶。答曰。言畢竟者。未言即等也。畢竟不失此等。故言等耳。問曰。若不即等。復何待言。菩薩但登初地。以漸增進。自然當與佛等。何假言與上地菩薩等。答曰。菩薩於七地中。得大寂滅。上不見諸佛可求。下不見眾生可度。欲捨佛道。證於實際。爾時若不得十方諸佛神力加勸。即便滅度。與二乘無異。菩薩若往生安樂。見阿彌陀佛。即無此難。是故須言畢竟平等。

          (Chú: Hỏi: Xét theo sự tăng tấn theo từng tầng cấp của Bồ Tát trong kinh Thập Địa, thì do dần dần có vô lượng công huân, trải qua nhiều kiếp số, sau đó mới đạt được. Vì sao luận này nói “khi thấy A Di Đà Phật, thân và pháp [của người vãng sanh ấy] sẽ rốt ráo bằng với các vị thượng địa Bồ Tát?” Đáp: Chẳng nói là “ngay lập tức liền bằng”! Do rốt cuộc chẳng mất sự ngang bằng ấy, nên nói là “bằng”. Hỏi: Nếu chẳng ngay lập tức được bằng, còn nói làm chi nữa? Bồ Tát chỉ cần chứng Sơ Địa, do dần dần tăng tấn, tự nhiên sẽ bằng với Phật, hơi đâu mà nói là bằng với bậc thượng địa Bồ Tát? Đáp: Trong địa vị Thất Địa, Bồ Tát đắc đại tịch diệt, trên là chẳng thấy chư Phật để có thể cầu, dưới là chẳng thấy chúng sanh để có thể độ, muốn bỏ Phật đạo hòng chứng Thật Tế. Lúc bấy giờ, nếu chẳng được thần lực của mười phương chư Phật gia hộ, khuyên lơn, sẽ liền diệt độ, chẳng khác hàng Nhị Thừa. Nếu Bồ Tát vãng sanh An Lạc, thấy A Di Đà Phật, sẽ chẳng có nạn ấy. Vì thế, cần phải nói là “rốt ráo bình đẳng”).

          Hai lượt vấn đáp này nhằm thuyết minh điều được nói trong bộ luận này, tức ý nghĩa đặc biệt của chuyện “tất cả Bồ Tát chưa đắc tịnh tâm nếu vãng sanh cõi ấy rốt cuộc sẽ cùng với tịnh tâm địa thượng Bồ Tát đều đắc Pháp Thân bình đẳng”, tức là: Đã vãng sanh An Lạc Tịnh Độ, chẳng cần được mười phương chư Phật gia trì, khuyên lơn, rốt ráo sẽ chẳng [đến nỗi do] quán Không, chứng diệt, mà chẳng hóa độ chúng sanh. Như trong phần trước, ngài Đàm Loan đã nói: “Tục quát chi quyền, bất đãi khuyến nhi loan cung” (Phương tiện quyền xảo đặt mũi tên để bắn cho xa, chẳng đợi [người khác] khuyên kéo cong cánh cung). Vì sao vậy? Do thấy A Di Đà Phật, tức là thấy vị Phật tam thân nhất thể, sẽ chứng trọn vẹn tam đức của đại Niết Bàn. Pháp Thân không tịch, Báo Thân và Hóa Thân độ sanh, vốn là chẳng một, chẳng khác, chắc chắn là chẳng giống hàng Nhị Thừa nát thân diệt trí, hòng giữ lấy sự diệt độ, mà cũng chẳng giống các vị Thất Địa Bồ Tát muốn chứng Thật Tế, dứt diệt công dụng. Rốt ráo cùng với chư Phật đồng đắc các công đức như tam thân, tứ trí, thập lực, tứ vô sở úy, thập bát bất cộng v.v… Do vậy, cần phải nói “rốt ráo bình đẳng”, tức là rốt ráo bình đẳng với chư Phật.

          Ngài Đàm Loan giải thích “Thất Địa Bồ Tát đắc đại tịch diệt” là theo như kinh Anh Lạc Bổn Nghiệp đã nói: “Thất Địa là vô sanh tâm”. Nhưng trong các kinh luận Đại Thừa khác, có [kinh] nói Đệ Bát Địa, còn gọi là Bất Động Địa, thì mới đắc đại tịch diệt, muốn xả Phật đạo, chứng Thật Tế. Khi ấy, bèn có chư Phật hiện tiền gia trì, khuyên lơn, bèn khởi vô tướng vô công dụng hạnh, trang nghiêm cõi nước, khiến cho chúng sanh thành thục. Chân Ngôn Tông thì gọi Bát Địa là “nhất đạo vô vi tâm”, lại gọi là “như thật nhất đạo tâm”, [tức là] cái tâm đúng như thật mà biết tự tâm tánh Không, tâm vô tánh. Nói dung hội thì nếu nói là Thất Địa, tức là xét theo khi đã viên mãn tâm Thất Địa, còn nói là Bát Địa thì là xét theo lúc mới tiến nhập Bát Địa. [Dung hội như vậy] thì hai thuyết chẳng trái nghịch nhau!

          (Chú) Phục thứ, Vô Lượng Thọ kinh trung, A Di Đà Như Lai bổn nguyện ngôn: “Thiết ngã đắc Phật, tha phương Phật độ, chư Bồ Tát chúng, lai sanh ngã quốc, cứu cánh tất chí Nhất Sanh Bổ Xứ, trừ kỳ bổn nguyện, tự tại sở hóa, vị chúng sanh cố, bị hoằng thệ khải, tích lũy đức bổn, độ thoát nhất thiết, du chư Phật quốc, tu Bồ Tát hạnh, cúng dường thập phương chư Phật Như Lai, khai hóa hằng sa vô lượng chúng sanh, sử lập vô thượng chánh chân chi đạo, siêu xuất thường luân chư địa chi hạnh, hiện tiền tu tập Phổ Hiền chi đức. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác”.

          ()復次。無量壽經中。阿彌陀如來本願言。設我得佛。他方佛土。諸菩薩眾。來生我國。究竟必至一生補處。除其本願。自在所化。為眾生故。被弘誓鎧。積累德本。度脫一切。遊諸佛國。修菩薩行。供養十方諸佛如來。開化恒沙無量眾生。使立無上正真之道。超出常倫諸地之行。現前修習。普賢之德。若不爾者。不取正覺。

          (Chú: Lại nữa, trong kinh Vô Lượng Thọ, phần bổn nguyện của A Di Đà Như Lai có chép: “Nếu tôi thành Phật, các vị Bồ Tát trong cõi Phật ở phương khác sanh về nước tôi, rốt ráo ắt đạt đến Nhất Sanh Bổ Xứ, trừ những ai có bổn nguyện riêng, tự tại giáo hóa, vì chúng sanh mà mặc áo giáp hoằng thệ, tích lũy cội đức, độ thoát hết thảy, dạo chơi các cõi Phật, tu hạnh Bồ Tát, cúng dường mười phương chư Phật Như Lai, khai hóa hằng sa vô lượng chúng sanh, khiến cho họ an trụ nơi đạo vô thượng chánh chân, vượt trỗi hạnh của các địa vị thông thường, hiện tiền tu tập công đức của Phổ Hiền. Nếu chẳng như vậy, tôi chẳng giữ lấy ngôi Chánh Giác”).

          Lại nói đến nguyện thứ hai mươi hai trong Di Đà bổn nguyện, hàng Bồ Tát trong nước đều là Nhất Sanh Bổ Xứ. Đã là Nhất Sanh Bổ Xứ, công đức sẽ hoàn toàn bằng với Thập Địa và Đẳng Giác Bồ Tát, cho đến chư Phật phước huệ nhị nghiêm, bi trí nhị lực. Lời bàn định trong bộ luận này đã nói “rốt ráo cùng đắc tịch diệt bình đẳng” chỉ là nói đại lược. Nhất Sanh Bổ Xứ là gì? Chính là các vị Bồ Tát từ phát Bồ Đề tâm trải qua ba đại A-tăng-kỳ kiếp, rộng tu phước huệ; sau đấy, trăm kiếp tu hành tướng hảo, hết thảy đều viên mãn. Trong đời tối hậu, sanh trong Đâu Suất Nội Viện, đợi [tới thời tiết nhân duyên] để kế nhiệm vị Phật đã diệt độ mà thành Phật. Đó gọi là Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát, như Di Lặc Bồ Tát chẳng hạn. Những vị Bổ Xứ Bồ Tát như vậy rất hiếm có, khó được gặp gỡ, nhưng sanh về An Lạc Tịnh Độ, ai nấy đều rốt ráo là Bổ Xứ Bồ Tát.

          Ngài Đàm Loan đã dùng bổn nguyện này và sự thật này để chứng minh điều được nói trong bộ luận này: A Di Đà thành tựu công đức “chẳng uổng công thực hiện trụ trì” (bất hư tác trụ trì), khiến cho những vị Bồ Tát hễ tu pháp môn ngũ niệm thành tựu, vãng sanh thấy đức Phật kia, sẽ rốt ráo chỉ trong một đời này đồng thành Phật đạo, chẳng có sai khác, chắc chắn là như thế đó! Chuyện này khác hẳn [tình huống thực tế của] những vị Bồ Tát tu Nan Hành Đạo: Cần phải nhiều kiếp dài lâu rộng tu viên mãn công đức thì mới thành Phật.

          Trong lời nguyện [của Pháp Tạng Bồ Tát] có nói: “Siêu xuất thường luân chư địa chi hạnh, hiện tiền tu tập Phổ Hiền chi đức” (Vượt trỗi hạnh của các địa vị thông thường, hiện tiền tu tập công đức của Phổ Hiền). Đấy chẳng phải là dạy bảo chúng ta hết sức minh bạch đó ư? Pháp môn Tịnh Độ là Dị Hành Đạo, vượt trỗi Nan Hành Đạo do các vị Bồ Tát thông thường tu tập. [Theo Nan Hành Đạo] thì phải từ địa vị phàm phu, trải qua các địa vị Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hồi Hướng, Thập Địa v.v… tu hành dần dần thì mới có thể viên mãn Bồ Tát đạo mà thành Phật. Ngay trong khi quý vị tu tập ngũ niệm môn thành tựu trong hiện tiền thì chính là tu tập công đức của Phổ Hiền, quyết định vãng sanh Cực Lạc. Do vậy, bằng với Phật!

          “Phổ Hiền đức” chính là danh xưng chung để gọi công đức tu hành bởi hết thảy các vị Bồ Tát trong thời gian và không gian vô tận, không có một loại công đức nào của Bồ Tát mà chẳng được bao gồm trong ấy. Tức là như Thái Tử của nhà vua, hết thảy những gì quốc vương có, Thái Tử sẽ đều có, rốt ráo bằng với hết thảy các quốc vương. Mọi người phải chú ý: Tu hành pháp môn ngũ niệm, tức là tu tập Phổ Hiền đức trong hiện tiền. Đấy hoàn toàn là do sức bổn nguyện công đức, sức bi trí tự tại của Phật Di Đà, khiến cho quý vị có thể đạt được như vậy. Chẳng cần phải chiếu theo Bồ Tát đạo thông thường, lần lượt tấn tu trải qua các địa vị thuộc Tam Hiền và Thập Thánh. Ngay trong hiện tiền, do vì niệm Phật, do quán Phật, mà được thấy A Di Đà Phật. Do vì thấy Phật, được sanh trong cõi An Lạc. Do sanh trong Tịnh Độ, nương theo bổn nguyện của Phật, được Phật nhiếp thọ, chỉ trong một đời này, sẽ rốt ráo ắt đạt đến Nhất Sanh Bổ Xứ, bèn là viên mãn Phổ Hiền Hạnh, trọn đủ Phổ Hiền đức. Đấy chính là chỗ đặc biệt thù thắng của pháp môn Tịnh Độ.

          Vì thế, tôi kính khuyên các vị liên hữu: Không chỉ là phải thật thà niệm danh hiệu A Di Đà Phật, mà còn phải chú ý quán sát bổn nguyện công đức của A Di Đà Phật, cũng như các thứ trang nghiêm thành tựu trong cõi ấy và [công đức thành tựu của] chư Phật, Bồ Tát như bộ luận này đã nói. Lại còn phải chân thật phát nguyện “ngay trong đời hiện tại, hoặc vào lúc lâm chung, nhất định sẽ thấy A Di Đà Phật, nguyện sanh trong cõi An Lạc”. Nếu có thể thấy Phật, chắc chắn sẽ chẳng có hết thảy điên đảo gây chướng ngại, nhất định vãng sanh Tịnh Độ, liễu sanh thoát tử, cùng với các vị thượng địa Bồ Tát nhóm họp cùng một chỗ, cho tới lúc viên thành Phật đạo, bằng với chư Phật.

          Có lợi ích to tát như thế, cho nên Văn Thù và Phổ Hiền Bồ Tát đều phát nguyện rằng: “Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời, tận trừ nhất thiết chư chướng ngại, diện kiến bỉ A Di Đà Phật, tức đắc vãng sanh An Lạc sát. Ngã ký vãng sanh bỉ quốc dĩ, hiện tiền thành tựu thử đại nguyện, nhất thiết viên mãn tận vô dư, lợi lạc nhất thiết chúng sanh giới” (Nguyện cho con lúc sắp mạng chung, trừ sạch hết thảy các chướng ngại, tận mặt gặp Phật A Di Đà, liền được vãng sanh cõi An Lạc. Con đã sanh về cõi ấy rồi, hiện tiền thành tựu đại nguyện này. Hết thảy viên mãn chẳng còn sót, lợi lạc hết thảy chúng sanh giới).

          (Chú) Án thử kinh thôi, bỉ quốc Bồ Tát, hoặc khả bất tùng nhất địa chí nhất địa. Ngôn Thập Địa giai thứ giả, thị Thích Ca Như Lai ư Diêm Phù Đề, nhất ứng hóa đạo nhĩ. Tha phương Tịnh Độ, hà tất như thử. Ngũ chủng bất tư nghị trung, Phật pháp tối bất khả tư nghị. Nhược ngôn Bồ Tát tất tùng nhất địa chí nhất địa, vô siêu việt chi lý, vị cảm tường dã. Thí như hữu thụ, danh viết Hảo Kiên. Thị thụ địa sanh, bách tuế nãi cụ, nhất nhật trưởng cao bách trượng. Nhật nhật như thử, kế bách tuế chi trưởng, khởi loại tu tùng da? Kiến tùng sanh trưởng, nhật bất quá thốn, văn bỉ Hảo Kiên, hà năng bất nghi? Tức đồng hữu nhân văn Thích Ca Như Lai, chứng La Hán ư nhất thính, chế Vô Sanh ư chung triêu, vị thị tiếp dụ chi ngôn, phi xứng thật chi thuyết. Văn thử luận sự, diệc đương bất tín. Phù phi thường chi ngôn, bất nhập thường nhân chi nhĩ. Vị chi bất nhiên, diệc kỳ nghi dã.

          ()案此經推彼國菩薩。或可不從一地至一地。言十地階次者。是釋迦如來於閻浮提一應化道耳。他方淨土。何必如此。五種不思議中。佛法最不可思議。若言菩薩必從一地至一地。無超越之理。未敢詳也。譬如有樹。名曰好堅。是樹地生。百歲乃具。一日長高百丈。日日如此。計百歲之長。豈類修松耶。見松生長日不過寸。聞彼好堅。何能不疑。即同有人聞釋迦如來。證羅漢於一聽。制無生於終朝。謂是接誘之言。非稱實之說。聞此論事。亦當不信。夫非常之言。不入常人之耳。謂之不然。亦其宜也。

          (Chú: Xét theo kinh ấy để suy luận thì Bồ Tát trong cõi ấy có thể là chẳng từ một địa vị này tiến lên một địa vị khác. Nói đến địa vị theo thứ tự trong Thập Địa thì là đạo ứng hóa của Thích Ca Như Lai trong Diêm Phù Đề, chứ Tịnh Độ trong các phương khác chưa chắc đã là như vậy. Trong năm thứ chẳng nghĩ bàn, Phật pháp khó thể nghĩ bàn nhất. Nếu nói Bồ Tát ắt phải từ địa vị này tiến lên địa vị khác, chẳng có lẽ nào vượt trỗi, thì tôi chẳng dám bảo [cách nói ấy] là tường tận được! Thí như có loại cây tên là Hảo Kiên (rất chắc chắn). Cây này mọc trên mặt đất, trăm năm mới hoàn toàn trưởng thành. Cây đó mỗi ngày mọc cao thêm một trăm trượng, ngày nào cũng đều như vậy. Tính toán mức tăng trưởng [của cây ấy] trong một trăm năm, há có giống như [sự tăng trưởng] của loài trường tùng hay không? Thấy cây tùng mỗi ngày tăng trưởng chẳng hơn một tấc, nghe nói đến cây Hảo Kiên kia, làm sao chẳng ngờ cho được? Tức là giống như có kẻ nghe nói [có người] nghe Thích Ca Như Lai giảng pháp một lần, đã chứng La Hán, đạt Vô Sanh trong sáng tối, bèn bảo “đó là kiểu nói khuyên dụ để tiếp dẫn, chẳng phải là nói đúng theo sự thật”. Nghe chuyện trong bộ luận này, họ cũng sẽ chẳng tin. Phàm là lời lẽ chẳng tầm thường sẽ không lọt tai kẻ tầm thường! [Nếu họ] bảo chẳng phải là như vậy thì cũng phù hợp [với mức độ nhận thức] của họ đấy mà!)

          Nếu dựa theo lời nguyện trong kinh Vô Lượng Thọ như vừa thuật trên đây để suy lường hàng Bồ Tát trong cõi ấy: Do đã là vượt trỗi hạnh của các địa vị thông thường, chắc là thật sự có thể [có những vị Bồ Tát] chẳng theo thứ tự từ Sơ Địa tiến lên Nhị Địa, [lần lượt tăng tấn] cho đến Thập Địa để tu hành thành Phật. Nói “Bồ Tát đạo, Bồ Tát hạnh” thì ắt cần phải từ địa vị này tiến lên địa vị khác, có tầng cấp Thập Địa để tấn tu dần dần; đấy chính là do đức Bổn Sư thị hiện dấu vết giáo hóa suốt một đời trong cõi này mà nói ra đó thôi. Các cõi Phật thuộc phương khác chưa chắc đã đều là như vậy. Vì như trong phần trước đã nói, thế gian có năm thứ chẳng thể nghĩ bàn. Trong ấy, Phật pháp là chẳng thể nghĩ bàn nhất. Do vậy, nếu nói quyết định “Bồ Tát tu hành, ắt cần phải từ địa vị này tu viên mãn rồi mới tấn tu lên địa vị cao hơn, chắc chắn chẳng có Lý và Sự vượt trỗi” thì Đàm Loan tôi chẳng dám nói kiểu đó.

          Nay nêu ra thí dụ, như cây Hảo Kiên. Thí dụ này là nói theo quyển thứ mười của Trí Độ Luận: “Cây Hảo Kiên mọc trên đất một trăm năm thì cành lá mới đầy đủ. Cây mỗi ngày tăng trưởng cao thêm một trăm trượng. Cây ấy đã mọc rồi, muốn cầu cây to để che rợp thân; khi đó, sẽ có vị thần bảo với cây ấy rằng: – Trong cõi đời không có gì cao to như ngươi, các cây khác đều bị ngươi che rợp”. Há có thể đem cây trường tùng so sánh với cây Hảo Kiên được chăng? Cây tùng tăng trưởng mỗi ngày bất quá một tấc mà thôi! Nay nghe nói cây Hảo Kiên mỗi ngày tăng trưởng cao thêm một trăm trượng, làm sao có thể tin tưởng chẳng nghi cho được?

          Lại nói đến một sự thật khác: Có người khi nghe đức Phật giảng về sự tu hành của Ngài trong quá khứ, nghe một bèn ngộ cả ngàn, lập tức chứng quả La Hán. Từ sáng đến tối, tinh tấn chẳng ngơi, trong một ngày liền đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn. Đấy là lời chân thật, nhưng đối với kẻ bình thường chẳng tu hành mà nghe nói như vậy, sẽ cho rằng: “Tuyệt đối chẳng thể có chuyện ấy! Lời ấy chẳng qua là do đức Bổn Sư phương tiện tiếp dẫn, khuyên dụ chúng sanh dụng công tu hành đấy thôi!” Cũng chẳng thể tin tưởng thật sự có chuyện ấy. Vì sao chẳng tin? Vì lời lẽ vượt trỗi thường tình ấy, kẻ bình phàm sẽ chẳng nghe lọt tai, cho là chẳng có chuyện ấy, chẳng chịu tin tưởng. Đấy là lẽ đương nhiên! Dùng những thí dụ ấy để sánh ví những kẻ chẳng tin pháp môn Tịnh Độ, nghe luận này nói “do tu ngũ niệm môn liền thấy A Di Đà Phật, sẽ có thể bằng với Thập Địa Bồ Tát minh tâm kiến tánh, rốt ráo cùng đắc Pháp Thân tịch diệt bình đẳng của Như Lai” thì họ cũng sẽ tuyệt đối chẳng thể tin tưởng đấy là sự thật!

          (Luận) Lược thuyết bát cú, thị hiện Như Lai tự lợi, lợi tha công đức trang nghiêm thứ đệ thành tựu, ưng tri.

          ()略說八句。示現如來。自利利他功德。莊嚴次第成就。應知。

          (Luận: Nói đại lược tám câu nhằm chỉ bày công đức trang nghiêm tự lợi, lợi tha thành tựu theo thứ tự, hãy nên biết).

          Trong đoạn văn này, Luận Chủ đã quy nạp việc quán sát tám thứ trang nghiêm công đức thành tựu của A Di Đà Phật như đã nói trên đây để kết luận: Tám câu ấy đều là công đức “trước tự lợi, sau lợi tha” của A Di Đà Phật, như Đại Trí Độ Luận đã nói: “Chẳng thể tự độ mà có thể độ người khác, chẳng có lẽ ấy!” Đấy chính là thứ tự tất nhiên, đệ tử Phật phải nên biết! Từ trang nghiêm tòa cho đến trang nghiêm tâm là thuộc về công đức tự lợi; từ trang nghiêm đại chúng cho đến trang nghiêm chẳng uổng công thực hiện trụ trì, những điều ấy thuộc về công đức lợi tha. Tự lợi đã trọn, lợi tha càng rộng, Sự là tất nhiên, Lý bèn đương nhiên! Đấy chính là quy củ thơm thảo ngàn đời chẳng đổi trong “học Phật, thành Phật” vậy!

          (Chú) Thử vân hà thứ đệ? Tiền thập thất cú, thị trang nghiêm quốc độ công đức thành tựu. Ký tri quốc độ tướng, ưng tri quốc độ chi chủ. Thị cố, thứ quán Phật trang nghiêm công đức. Bỉ Phật nhược vi trang nghiêm? Ư hà xứ tọa? Thị cố, tiên quán tòa. Ký tri tòa dĩ, nghi tri tòa chủ. Thị cố, thứ quán Phật trang nghiêm thân nghiệp. Ký tri thân nghiệp, ưng tri hữu hà thanh danh? Thị cố, thứ quán Phật trang nghiêm khẩu nghiệp. Ký tri danh văn, nghi tri đắc danh sở dĩ. Thị cố, thứ quán trang nghiêm tâm nghiệp. Ký tri tam nghiệp cụ túc, ưng vi nhân thiên đại sư, kham thọ hóa giả thị thùy? Thị cố, thứ quán đại chúng công đức. Ký tri đại chúng hữu vô lượng công đức, nghi tri thượng thủ giả thùy? Thị cố, thứ quán thượng thủ. Thượng thủ thị Phật. Ký tri thượng thủ, khủng đồng trưởng ấu. Thị cố, thứ quán chủ. Ký tri thị chủ, chủ hữu hà tăng thượng? Thị cố, thứ quán trang nghiêm bất hư tác trụ trì. Bát cú thứ đệ thành dĩ.

          ()此云何次第。前十七句。是莊嚴國土功德成就。既知國土相。應知國土之主。是故次觀佛莊嚴功德。彼佛若為莊嚴。於何處坐。是故先觀座。既知座已。宜知座主。是故次觀佛莊嚴身業。既知身業。應知有何聲名。是故次觀佛莊嚴口業。既知名聞。宜知得名所以。是故次觀莊嚴心業。既知三業具足。應為人天大師堪受化者是誰。是故次觀大眾功德。既知大眾有無量功德。宜知上首者誰。是故次觀上首。上首是佛。既知上首。恐同長幼。是故次觀主。既知是主。主有何增上。是故次觀莊嚴不虛作住持。八句次第成已。

          (Chú: Thứ tự của những thứ này là như thế nào? Mười bảy câu trước đó chính là trang nghiêm quốc độ công đức thành tựu. Đã biết tướng quốc độ, hãy nên biết vị chủ của quốc độ. Do đó, kế đến bèn quán công đức trang nghiêm của Phật. Đức Phật ấy trang nghiêm như thế nào? Ngài ngồi ở nơi đâu? Vì thế, kế đó trước hết là quán tòa. Đã biết tòa rồi, hãy nên biết vị tòa chủ. Vì thế, kế đó, quán thân nghiệp trang nghiêm của Phật. Đã biết thân nghiệp, hãy nên biết có tiếng tăm gì? Do vậy, kế đó là quán khẩu nghiệp trang nghiêm của đức Phật. Đã biết tiếng tăm, hãy nên biết nguyên do vì sao có tiếng tăm ấy? Vì thế, tiếp đó là quán trang nghiêm tâm nghiệp. Đã biết ba nghiệp đầy đủ, đáng làm bậc đại sư cho trời người, kẻ có thể tiếp nhận sự giáo hóa ấy là ai? Do vậy, kế đó là quán công đức của đại chúng. Đã biết đại chúng có vô lượng công đức, hãy nên biết thượng thủ là ai? Vì thế, kế đó là quán thượng thủ. Thượng thủ là Phật. Đã biết thượng thủ, sợ sẽ tưởng lớn (đăng địa Bồ Tát, hoặc Phật), nhỏ (tam hiền Bồ Tát) đều như nhau. Vì thế, kế đó là quán đấng giáo hóa chủ. Đã biết chủ, chủ có điều gì tăng thượng? Vì thế, kế đó là quán trang nghiêm chẳng uổng công thực hiện trụ trì. Thứ tự của tám câu đã hình thành xong).

          Ngài Đàm Loan giải thích thứ tự tất nhiên của những điều được quan sát trong bộ luận này: Trước hết là quán quốc độ, rồi quán vị chủ của quốc độ. Vì thế, theo thứ tự quán vị chủ của quốc độ An Lạc, tức là [quán] A Di Đà Phật có những công đức trang nghiêm thành tựu nào. Trong khi quán sự trang nghiêm của Phật, trước hết là quán chỗ ngồi của Phật, tức là tòa hoa sen vô lượng báu, rồi quán tam nghiệp thân khẩu ý (tâm) trang nghiêm của Phật. Phật đã có tam nghiệp (tam luân) giáo hóa chúng sanh chẳng thể nghĩ bàn; vì thế, kế đến là phải quán sự trang nghiêm của đại chúng được Ngài giáo hóa. Trong đại chúng, ắt có bậc thượng thủ. Vì thế, kế đó là quán thượng thủ. Đã biết đại chúng được giáo hóa và thượng thủ, hãy nên biết đấng năng hóa chủ (đấng có thể giáo hóa chúng sanh). Vì thế, kế đó quán sự trang nghiêm của chủ. “Chủ” là như vua của một nước, hoặc chủ một nhà, có thể thật sự trụ trì, cai trị quốc gia hay không? Vì thế, phải quán công đức thành tựu trang nghiêm chẳng uổng công thực hiện trụ trì. Quan sát như vậy, tất nhiên có thứ tự trước sau. Cho nên tám thứ trang nghiêm phù hợp luật duyên khởi, theo thứ tự “do có cái này mà có cái kia” đạt được thành tựu viên mãn.

          Hãy nên biết: Những điều mục và thứ tự quan sát được nêu lên trong bộ luận này hoàn toàn chiếu theo Quán Kinh và kinh Vô Lượng Thọ. Từ phép Quán thứ nhất đến phép Quán thứ sáu của Quán Kinh chính là mười bảy thứ tướng trang nghiêm nơi quốc độ An Lạc trong bộ luận này. Từ phép Quán thứ bảy cho đến phép Quán thứ mười sáu chính là tám thứ tướng trang nghiêm của A Di Đà Phật trong bộ luận này. Cái được gọi là “quán công đức của thượng thủ” trong bộ luận này chính là phép Quán thứ mười và thứ mười một của Quán Kinh, có tên là “quán tướng kim sắc chân thật của Quán Thế Âm và Đại Thế Chí”, chẳng phải là quán Phật. Phép Quán thứ mười hai cho đến phép Quán thứ mười sáu của Quán Kinh được gọi là phép Quán “bất hư tác trụ trì công đức” trong bộ luận này, khiến cho ba bậc chín phẩm đều được vãng sanh Cực Lạc để thành Phật. Phần sau của bộ luận này là quán bốn thứ công đức chánh tu hành của hàng Bồ Tát trong cõi ấy dựa theo phần kinh văn nói về công đức của hàng Bồ Tát cõi Cực Lạc trong quyển hạ của kinh Vô Lượng Thọ. Vì thế, mở đầu [bộ luận này], vị Luận Chủ đã nói: “Ngã y Tu Đa La, chân thật công đức tướng, thuyết nguyện kệ tổng trì, dữ Phật giáo tương ứng” (Con nương theo Khế Kinh, tướng công đức chân thật, nói nguyện kệ tổng trì, tương ứng lời Phật dạy).

2.2.2.2.3.2.2. Quán Bồ Tát

          (Chú) Quán Bồ Tát giả.

          ()觀菩薩者。

          (Chú: Quán Bồ Tát).

2.2.2.2.3.2.2.1. Nêu chung bốn thứ công đức do chánh tu hành

          (Luận) Vân hà quán sát Bồ Tát trang nghiêm công đức thành tựu? Quán sát Bồ Tát trang nghiêm công đức thành tựu giả, quán bỉ Bồ Tát hữu tứ chủng chánh tu hành công đức thành tựu, ưng tri.

          (Chú) Chân Như thị chư pháp chánh thể, Thể như nhi hành, tắc thị bất hành. Bất hành nhi hành, danh “như thật tu hành”. Thể duy nhất như, nhi nghĩa phân vi tứ. Thị cố, tứ hạnh dĩ nhất chánh thống chi.

          ()云何觀察菩薩莊嚴功德成就。觀察菩薩莊嚴功德成就者。觀彼菩薩。有四種正修行功德成就。應知。        

          ()真如是諸法正體。體如而行。則是不行。不行而行。名如實修行。體唯一如。而義分為四。是故四行。以一正統之。

          (Luận: Quán sát sự trang nghiêm được thành tựu bởi công đức của hàng Bồ Tát như thế nào? Quán sát sự trang nghiêm được thành tựu bởi công đức của hàng Bồ Tát là quán các vị Bồ Tát ấy có bốn thứ công đức thành tựu do chánh tu hành, hãy nên biết!

          Chú: Chân Như là chánh thể của các pháp. Thể tuy là Như mà hành, [tuy hành mà] là chẳng hành. “Chẳng hành mà hành” thì gọi là “như thật tu hành”. Do Thể chỉ có một, giống hệt nhau, nhưng [xét theo] nghĩa lý thì được chia thành bốn [hạnh]. Vì thế, bốn hạnh dùng một điều (tức nhất tâm, hoặc Chân Như) để thâu nhiếp chung).

          “Chân Như thị chư pháp chánh thể” (Chân Như là chánh thể của các pháp): Các pháp chẳng có chánh thể, duyên tụ hội bèn có sanh. Pháp được sanh vốn là Không, chỉ là nhất tâm tạo tác. Vì thế, kinh nói: “Tâm tác chư Phật, tâm tác chúng sanh” (Tâm tạo chư Phật, tâm tạo chúng sanh). Do vậy, các pháp đều lấy nhất tâm làm chánh thể. Cái tâm ấy vô tướng, vô sanh, tự tánh thanh tịnh, là Tâm Chân Như Môn. Tâm ấy chẳng phải là không có tướng, có thể sanh ra muôn pháp, tức là Tâm Sanh Diệt Môn. Nhất tâm nhị môn, Không và Hữu vô ngại, cho nên [nhất tâm] có thể làm chánh thể của muôn pháp. Nếu chẳng trọn đủ hai môn, thì sẽ lệch về Không, hoặc thiên về Hữu, chẳng thể làm chánh thể của các pháp được! Vì thế, kinh nói: “Tâm sanh, tắc chủng chủng pháp sanh” (Tâm sanh thì đủ mọi pháp sanh), “tâm bổn vô sanh, nhân cảnh hữu” (tâm vốn vô sanh, do cảnh mà có). Đấy chính là chân lý của vũ trụ và nhân sinh, là Thật Tướng của các pháp thế gian và xuất thế gian.

          “Thể như nhi hành” (Thể tuy là Như mà có hành), tức là tánh Không mà duyên khởi. “Tắc thị bất hành” ([Tuy có hành] mà là chẳng hành) chính là duyên khởi mà tánh Không. Nương vào nhất tâm nhị môn, tánh Không mà duyên khởi, thì gọi là “như thật tu hành”, cũng gọi là “xứng tánh khởi tu, toàn tu tại tánh”. Như trong phần Kệ Tụng của Trung Quán Luận có nói: “Y ư Không nghĩa cố, nhất thiết pháp đắc thành” (Do nương theo nghĩa Không mà hết thảy các pháp được thành), “chư pháp nhược bất không, nhất thiết pháp bất thành” (các pháp nếu chẳng không, hết thảy pháp chẳng thành). Thể của các pháp đã chỉ là nhất tâm nhị môn, cho nên chúng ta quan sát hết thảy công đức tu hành trang nghiêm thành tựu của các vị đại Bồ Tát trong cõi ấy tuy nói tổng quát là có bốn thứ khác nhau, nhưng Thể của chúng chỉ là nhất tâm tạo tác. Vì thế, đối với bốn hạnh, nên dùng chánh thể là nhất tâm để nhiếp trọn, đều là công đức do nhất tâm xứng tánh tu hành. Đó gọi là: “Sanh tử cũng là tâm, Niết Bàn cũng là tâm”. Nhất tâm mà làm thành hai, tuy hai nhưng vẫn chẳng có hai tướng, ví như nước trong biển cả, trọn đủ kho các báu.

2.2.2.2.3.2.2.2. Giải thích tường tận bốn thứ công đức chánh tu hành

2.2.2.2.3.2.2.2.1. Bất động ứng hóa đức (công đức chẳng rời bổn xứ mà ứng hóa khắp nơi)

          (Luận) Hà giả vi tứ? Nhất giả, ư nhất Phật độ, thân bất động dao, nhi biến thập phương chủng chủng ứng hóa, như thật tu hành, thường tác Phật sự. Kệ ngôn: “An Lạc quốc thanh tịnh, thường chuyển vô cấu luân, hóa Phật, Bồ Tát nhật, như Tu Di trụ trì” cố. Khai chư chúng sanh ứ nê hoa cố.

          (Chú) Bát Địa dĩ thượng Bồ Tát thường tại tam-muội. Dĩ tam-muội lực, thân bất động bổn xứ, nhi năng biến chí thập phương, cúng dường chư Phật, giáo hóa chúng sanh. “Vô cấu luân” giả, Phật địa công đức dã. Phật địa công đức vô tập khí phiền não cấu. Phật vị chư Bồ Tát, thường chuyển thử pháp luân. Chư đại Bồ Tát diệc năng dĩ thử pháp luân, khai đạo nhất thiết, vô tạm thời hưu tức. Cố ngôn “thường chuyển”. Pháp Thân như nhật, nhi ứng hóa thân quang biến chư thế giới dã. Ngôn nhật vị túc dĩ minh bất động, phục ngôn “như Tu Di trụ trì” dã. “Ứ nê hoa” giả, kinh ngôn: “Cao nguyên, lục địa, bất sanh liên hoa, ty thấp ứ nê, nãi sanh liên hoa”. Thử dụ phàm phu tại phiền não nê trung, vị Bồ Tát khai đạo, năng sanh Phật chánh giác hoa. Lượng phù thiệu long Tam Bảo, thường sử bất tuyệt.

          ()何者為四。一者於一佛土。身不動搖。而遍十方。種種應化。如實修行。常作佛事。偈言安樂國清淨。常轉無垢輪。化佛菩薩日。如須彌住持故。開諸眾生。淤泥華故。   ()八地已上菩薩。常在三昧。以三昧力。身不動本處。而能遍至十方。供養諸佛。教化眾生。無垢輪者。佛地功德也。佛地功德。無習氣煩惱垢。佛為諸菩薩。常轉此法輪。諸大菩薩亦能以此法輪。開導一切。無暫時休息。故言常轉。法身如日。而應化身光遍諸世界也。言日未足。以明不動。復言如須彌住持也。淤泥華者。經言高原陸地。不生蓮華。卑濕淤泥。乃生蓮華。此喻凡夫在煩惱泥中。為菩薩開導。能生佛正覺華。諒夫紹隆三寶。常使不絕。  

          (Luận: Những gì là bốn? Một là trong một cõi Phật, thân chẳng dao động mà đủ mọi thứ ứng hóa trọn khắp mười phương, như thật tu hành, thường làm Phật sự. Kệ rằng: “Cõi An Lạc thanh tịnh, thường chuyển vô cấu luân, hóa Phật, Bồ Tát nhật, như Tu Di trụ trì”, vì nở hoa nơi bùn lầy cho các chúng sanh vậy.

          Chú: Bậc Bồ Tát từ Bát Địa trở lên thường ở trong tam-muội. Do sức tam-muội, thân chẳng lìa bổn xứ mà có thể đến khắp mười phương, cúng dường chư Phật, giáo hóa chúng sanh. “Vô cấu luân” là công đức nơi địa vị Phật. Công đức nơi địa vị Phật chẳng có tập khí phiền não cấu. Phật vì các Bồ Tát thường chuyển pháp luân này. Các đại Bồ Tát cũng có thể dùng pháp luân này để khơi gợi, hướng dẫn hết thảy, chẳng tạm ngưng nghỉ chút nào. Vì thế nói là “thường chuyển”. Pháp Thân như mặt trời, quang minh nơi thân ứng hóa trọn khắp các thế giới. Do nói là “mặt trời” chưa đủ nêu rõ sự bất động, lại nói là “như trụ trì”. “Hoa sanh từ bùn lầy” là như kinh nói: “Cao nguyên, đất liền chẳng sanh hoa sen, chốn bùn lầy thấp kém mới sanh hoa sen”. Điều này ví như phàm phu ở trong bùn phiền não, được Bồ Tát hướng dẫn, chỉ dạy, có thể sanh hoa Chánh Giác của Phật. Tôi cho rằng: [Do công đức giáo hóa của Bồ Tát] Tam Bảo sẽ được tiếp nối hưng thịnh, thường khiến cho chẳng bị dứt mất).

          Giải thích cặn kẽ công đức của bốn loại chánh tu hành. Thứ nhất là “bất động ứng hóa đức”, tức là một vầng trăng in bóng trên ngàn sông. Nước trong thì trăng hiện, chẳng đến mà cũng chẳng đi. Vì thế gọi là “bất động ứng hóa”. Nói theo giáo pháp suốt một đời của đức Bổn Sư trong cõi này, bậc Đăng Địa Bồ Tát thì mới có thể bất động đạo tràng (chẳng rời khỏi đạo tràng) mà ứng hóa mười phương. Như Sơ Địa Bồ Tát bèn có thể ứng hóa thân Phật trong một trăm thế giới Phật hòng phổ độ chúng sanh. Mỗi địa vị sau bèn vượt trỗi địa vị trước. Nếu là Bồ Tát từ Bát Địa trở lên, sẽ có thể giống như Phật, đồng thời ứng hóa trọn khắp mười phương vô lượng thế giới làm Phật sự độ sanh. Như phẩm Diệu Âm Bồ Tát và phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa đều là sự thật về chuyện ứng hóa của đại Bồ Tát. Nhưng hóa pháp (cách thức giáo hóa) và hóa sự (những sự tướng dùng để giáo hóa) của Phật Di Đà trong Tây Phương An Lạc quốc chẳng giống cõi này. Tức là hàng Bồ Tát chỉ cần đến cõi ấy (Cực Lạc), ai nấy đều là “hoa nở thấy Phật, ngộ Vô Sanh”, ai nấy đều trọn đủ bản lãnh và công đức “bất động ứng hóa”, bất luận là Địa Tiền (chưa chứng Sơ Địa), hay Địa Thượng (đã chứng Sơ Địa trở lên). Vì sao vậy? Đấy chính là như phẩm Phân Biệt Công Đức trong kinh Pháp Hoa đã nói: “Nhĩ thời, đại hội văn Phật thuyết thọ mạng kiếp số trường viễn, vô lượng chúng sanh đắc đại nhiêu ích, hoặc trụ Bất Thoái địa, hoặc đắc đà-la-ni, hoặc năng chuyển bất thoái pháp luân, hoặc năng chuyển thanh tịnh pháp luân, đắc vô lượng vô lậu thanh tịnh chi quả báo” (Lúc bấy giờ, chúng hội nghe đức Phật nói thọ mạng kiếp số dài lâu, vô lượng chúng sanh đạt được lợi ích to lớn, hoặc trụ nơi địa vị Bất Thoái, hoặc đắc đà-la-ni, hoặc có thể chuyển pháp luân bất thoái, hoặc có thể chuyển pháp luân thanh tịnh, đạt được quả báo vô lượng vô lậu thanh tịnh).

          Bồ Tát sanh về An Lạc quốc, không chỉ là vô lượng thọ giống như Phật, mà còn đích thân phụng sự A Di Đà Phật, đích thân thấy rành rẽ ba thân một thể của đức Phật, đều là vô lượng thọ, đích thân chứng Thật Tướng nhất tâm nhị môn, cũng đều là thời gian và không gian vô tận. Đương nhiên là có thể lập tức thấy ngay Tự Tánh Thiên Chân Phật, có công năng “bất biến tùy duyên, tùy duyên bất biến, ứng hóa mười phương, như thật (nhất tâm nhị môn) tu hành, thực hiện Phật sự “thường chuyển vô cấu pháp luân, tự độ, độ người khác”. Đấy là nói theo phương diện tự lực. Huống hồ còn kèm thêm sức công đức bổn nguyện, sức trí huệ từ bi của A Di Đà Phật gia trì hàng Bồ Tát vãng sanh cõi ấy [khiến cho các vị ấy] đều có thể rốt ráo đạt đến địa vị Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát. Loại lợi ích này chẳng thấy nói trong ngàn kinh muôn luận [dạy về những pháp môn khác]!

          Ngài Đàm Loan giải thích, “vô cấu luân” chính là công đức nơi địa vị Phật. Nhưng nói theo kinh luận, chỉ có tất cả công hạnh tự lợi và lợi tha của bậc Bát Địa (thuộc Biệt Giáo) đã chứng nhập Cửu Địa, Thập Địa thì mới đều là vô tướng, vô công dụng. Đấy chính là tác dụng của pháp luân thanh tịnh (vô cấu), là cái Thể của pháp luân thanh tịnh. Phàm là bậc Bồ Tát từ Bát Địa trở lên, tất cả tự chuyển pháp luân hoặc chuyển tha pháp luân, đều gọi là thanh tịnh (vô cấu) pháp luân”. Hàng Bồ Tát trong An Lạc quốc đã là rốt ráo ắt đạt đến địa vị Nhất Sanh Bổ Xứ, đều là Thập Địa, hoặc Đẳng Giác Bồ Tát, số đến vô lượng, mọi nơi mọi lúc đều có. Vì thế nói: “Thường chuyển vô cấu luân”. Như phần kinh văn trong kinh Vô Lượng Thọ có nói về công đức thành tựu của Bồ Tát trong cõi ấy như sau: “Trí huệ như đại hải, tam-muội như sơn vương, thanh bạch chi pháp (vô cấu) cụ túc viên mãn” (Trí huệ như biển cả, tam-muội như núi chúa, pháp trắng sạch (vô cấu) trọn đủ viên mãn). Lại nói: “Do như liên hoa, ư chư thế gian, vô nhiễm ô cố. Do như Tuyết sơn, chiếu chư công đức, đẳng nhất tịnh cố” (Ví như hoa sen vì ở trong các thế gian chẳng nhuốm bẩn. Ví như núi Tuyết, chiếu các công đức, bình đẳng một vị thanh tịnh). Lời kệ nói “thường chuyển vô cấu luân, như Tu Di trụ trì” chính là dựa theo những phần kinh văn ấy mà nói.

          Ngài Đàm Loan lại giải thích: Pháp Thân như mặt trời, [quang minh nơi] Ứng Hóa Thân giống như ánh sáng mặt trời chiếu trọn khắp thế giới. Vầng mặt trời là Thể, quang minh là Tướng, chiếu trọn khắp là Dụng. Dùng điều này để sánh ví tam thân nhất thể của Phật, Bồ Tát. Thể, Tướng, Dụng bất tức, bất ly (Thể, Tướng, Dụng chẳng phải chính là lẫn nhau, mà cũng chẳng lìa khỏi nhau). Điều này hết sức phù hợp, thích đáng. Nhưng trong kinh có nói, vầng mặt trời đi khắp tứ thiên hạ, nhân gian thấy có sự kiện “mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây”, cho nên chẳng thể dùng chuyện này để sánh ví công đức “bất động ứng hóa” được. Vì thế phần Kệ Tụng trong luận này lại nêu ra thí dụ “núi Tu Di”, đấy chính là an trụ bất động. Nếu dựa theo sự chứng minh của khoa học hiện thời, vầng mặt trời (thái dương) xác thực là an trụ bất động, nhưng địa cầu di chuyển vừa tự xoay quanh nó, vừa xoay quanh mặt trời; cho nên có sự sai biệt mặt trời mọc, mặt trời lặn, ban ngày, ban đêm. Những điều chú giải còn lại dễ hiểu, chẳng cần phải nói nhiều.

          Ngài Đàm Loan tổng kết lời tán thán như sau: “Lượng phù! Thiệu long Tam Bảo, thường sử bất tuyệt”“Lượng phù” (諒夫) nghĩa là “tôi nghĩ như thế này”: Hàng Bồ Tát trong cõi ấy do đều có báo đắc tam-muội, cho nên có thể tùy ý tự nhiên khởi lên diệu dụng bất động ứng hóa, mục đích không gì chẳng nhằm nối tiếp hưng thịnh (thiệu long) Tam Bảo, khiến cho Tam Bảo thường trụ trong cõi đời, giòng giống Phật chẳng tuyệt, khiến cho hết thảy chúng sanh đều có thể sanh khởi hoa Chánh Giác của Phật, tức là chúng sanh trong ngũ trược đều thành Phật.

          Hãy nên biết: Hàng Bồ Tát trong cõi ấy thành tựu công đức của bốn thứ chánh tu hành đều nương vào công đức nơi bổn nguyện trong khi tu nhân và thần lực nơi quả địa của A Di Đà Phật mà có. Chẳng giống hàng Bồ Tát trong cõi này, hoàn toàn cậy vào tự lực để tu trì, tu trọn một đại A-tăng-kỳ kiếp, dự vào địa vị từ Sơ Địa trong Biệt Giáo trở lên thì mới có chút phần. Trọn hết một A-tăng-kỳ thứ hai, chứng nhập Bát Địa trở lên, mới có thể giống như các vị Bồ Tát trong cõi ấy (Cực Lạc). Thế nhưng các vị Bồ Tát trong cõi ấy đã nương vào những sức công đức bổn nguyện nào? Chính là từ nguyện thứ năm cho đến nguyện thứ mười, nguyện thứ mười lăm, nguyện thứ hai mươi hai, cho đến nguyện thứ hai mươi sáu, lại còn có nguyện thứ bốn mươi trong bốn mươi tám nguyện ấy, tổng cộng là sức công đức của mười ba nguyện. Nếu không có bổn nguyện, sẽ chẳng thể thành tựu công đức của bốn thứ chánh tu hành. Trong phần kế tiếp, khi giải thích ba thứ công đức kia, sẽ phỏng theo đây, chẳng cần phải nhắc lại nữa.

2.2.2.2.3.2.2.2.2. Đồng thời biến chí đức (công đức đồng thời đến trọn khắp)

          (Luận) Nhị giả, bỉ ứng hóa thân nhất thiết thời, bất tiền, bất hậu, nhất tâm, nhất niệm, phóng đại quang minh, tất năng biến chí thập phương thế giới, giáo hóa chúng sanh, chủng chủng phương tiện, tu hành sở tác, diệt trừ nhất thiết chúng sanh khổ cố. Kệ ngôn: “Vô cấu trang nghiêm quang, nhất niệm cập nhất thời, phổ chiếu chư Phật hội, lợi ích chư quần sanh” cố.

          (Chú) Thượng ngôn “bất động nhi chí”, dung hoặc chí hữu tiền hậu. Thị cố phục ngôn nhất niệm, nhất thời, vô tiền hậu cố.

          ()二者彼應化身。一切時不前不後。一心一念。放大光明。悉能遍至十方世界。教化眾生。種種方便。修行所作。滅除一切眾生苦故。偈言無垢莊嚴光。一念及一時。普照諸佛會。利益諸群生故。 

          ()上言不動而至。容或至有前後。是故復言一念一時。無前後也。

          (Luận: Hai là thân ứng hóa ấy trong hết thảy các thời chẳng trước, chẳng sau, nhất tâm, nhất niệm, phóng đại quang minh, đều có thể đến trọn khắp mười phương thế giới giáo hóa chúng sanh, thực hiện đủ mọi phương tiện, tu hành hòng diệt trừ nỗi khổ của hết thảy chúng sanh. Kệ rằng: “Vô cấu trang nghiêm quang, một niệm và một thời, chiếu khắp các Phật hội, lợi ích các quần sanh”.

          Chú: Phần trên nói “bất động mà đến” có thể là có đến trước hay sau. Vì thế lại nói là “một niệm, một thời”, tức là không có trước hay sau vậy).

          Chẳng lìa chỗ mình mà ứng hóa mười phương; đấy là nói theo không gian. Một niệm và một thời mà đến khắp mười phương; đấy là nói theo thời gian. Hãy nên biết, quan niệm có hạn định về thời gian và không gian chính là vọng tưởng, chấp trước của chúng sanh. Nếu là bậc Bồ Tát đã chứng đắc Pháp Thân bình đẳng, khôi phục bản tâm vốn tịnh, cái tâm ấy rỗng rang, vắng lặng ấy lại bao trùm trọn vẹn mười phương, trong ấy còn có hạn lượng sai biệt về thời gian hay không gian nữa chăng? Do vậy, các Ngài tu hành bất luận là tự lợi hay lợi tha đều là “theo chiều ngang trọn khắp mười phương, theo chiều dọc tột cùng ba đời”, tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên. Trong một niệm tâm, phóng quang chiếu khắp các pháp hội của chư Phật, lợi ích chúng sanh. Đấy là diệu dụng nơi ứng hóa thân của hàng Bồ Tát trong cõi ấy mà còn có thể [thực hiện] như thế đó, huống hồ là quang minh nơi tam thân nhất thể của A Di Đà Phật, đương nhiên là càng có thể đồng thời chiếu trọn khắp mười phương thế giới, nhiếp thọ chúng sanh niệm Phật trở về Tịnh Độ, chẳng bị chướng ngại. Chúng ta phải nên tin sâu, chẳng nghi chuyện này!

2.2.2.2.3.2.2.2.3. Vô dư cúng tán đức (công đức cúng dường và tán thán chẳng thừa sót)

          (Luận) Tam giả, bỉ ư nhất thiết thế giới, vô dư chiếu chư Phật hội đại chúng, vô dư quảng đại vô lượng cúng dường, cung kính, tán thán chư Phật Như Lai công đức. Kệ ngôn: “Vũ thiên nhạc, hoa y, diệu hương đẳng cúng dường, tán chư Phật công đức, vô hữu phân biệt tâm” cố.

          (Chú) “Vô dư” giả, minh biến chí nhất thiết thế giới, nhất thiết chư Phật đại hội, vô hữu nhất thế giới nhất Phật hội bất chí dã. Triệu công ngôn: “Pháp Thân vô tượng, nhi thù hình tịnh ứng. Chí vận vô ngôn, nhi huyền tịch di bố, minh quyền vô mưu, nhi động dữ sự hội”, cái tư ý dã.

          ()三者彼於一切世界。無餘照諸佛會大眾。無餘廣大無量供養。恭敬讚歎。諸佛如來功德。偈言雨天樂華衣。妙香等供養。讚諸佛功德。無有分別心故。  

          ()無餘者。明遍至一切世界。一切諸佛大會。無有一世界。一佛會不至也。肇公言。法身無像。而殊形並應。至韻無言。而玄籍彌布。冥權無謀。而動與事會。蓋斯意也。

          (Luận: Ba là các vị Bồ Tát ấy trong hết thảy các thế giới, chiếu đại chúng trong hội của chư Phật chẳng sót, vô lượng cúng dường, cung kính, tán thán công đức của chư Phật Như Lai rộng lớn chẳng thừa sót. Kệ rằng: “Mưa nhạc trời, áo hoa, hương mầu… để cúng dường, khen công đức chư Phật, chẳng có tâm phân biệt”.

          Chú: “Vô dư” là đến trọn khắp các đại hội của hết thảy chư Phật, không có thế giới nào, không Phật hội nào chẳng đến. Ngài Tăng Triệu nói: “Pháp Thân không có hình sắc, mà các hình tướng khác nhau đềcùng ứng hiện. Âm vận tột bậc không có lời, mà sách huyền diệu3 trọn khắp, quyền âm thầm4 không mưu tính mà hễ dấy động đều khế hội với Sự” chính là ý này).

          Hàng Bồ Tát trong cõi ấy đến mười phương thế giới tùy loại hiện thân, phóng quang khắp chốn, mọi nơi mọi lúc đều cúng dường, tán thán công đức của Tam Bảo, trên là báo ân Tam Bảo, dưới là độ chúng sanh thành Phật. Đấy chính là Bồ Đề tâm, Bồ Tát hạnh “thượng cầu, hạ hóa”. Đấy là khuôn phép của hết thảy Bồ Tát. Phàm là những vị xuất gia hay tại gia Bồ Tát đã phát Bồ Đề tâm đều đáng nên phỏng theo mà như thật tu hành như thế.

          “Triệu công” là nói tới Tăng Triệu đại sư tham gia đạo tràng dịch kinh của La Thập đại sư thời Diêu Tần. Ngài viết bộ Triệu Luận gồm ba quyển, chia thành bốn thiên: Một là Vật Bất Thiên Luận, hai là Bất Chân Không Luận, ba là Bát Nhã Vô Tri Luận, bốn là Niết Bàn Vô Danh Luận. Đời Tống, Tuân Thức đại sư trước tác bộ Triệu Luận Sớ gồm sáu quyển. Đời Minh, Hám Sơn đại sư trước tác Triệu Luận Lược Chú sáu quyển, [các vị độc giả] đều nên tìm đọc.

          “Pháp Thân vô tượng… nhi động dữ sự hội” (Pháp Thân không có hình sắc… mà dấy động thì đều khế hội Sự): Mấy câu văn này đều trích từ Triệu Luận, cũng đều là những lời lẽ nhằm hình dung Trung Đạo Thật Tướng của nhất tâm nhị môn. Nói theo Tâm Chân Như Môn thì Pháp Thân không hình tướng (vô tướng), chí vận (至韻, âm vận tột bậc) vô ngôn (tức là không có tiếng). “Minh quyền vô mưu” (冥權無謀, phương tiện quyền biến âm thầm không mưu tính, tức Căn Bản Vô Phân Biệt Trí). Nói theo Tâm Sanh Diệt Môn thì “thù hình tịnh ứng” (hình tướng khác biệt cùng ứng hiện), tức chẳng phải là không có tướng, là “huyền tịch (diệu âm) di bố” (sách vở mầu nhiệm (hay còn có thể hiểu là diệu âm), tức kinh điển Phật giáo trọn khắp), tức là tiếng vô thanh thì gọi là “đại thanh”, theo chiều ngang trọn khắp mười phương. “Động dữ sự hội” (Hễ dấy lên thì sẽ khế hội Sự), tức là Hậu Đắc Phương Tiện Trí, chẳng suy nghĩ mà biết, chẳng mưu tính mà hợp. Có cảm liền có ứng, không gì chẳng thành. Ngài Đàm Loan dẫn lời ngài Tăng Triệu để chỉ rõ tất cả vô tướng vô công dụng hạnh của hàng Bồ Tát trong cõi ấy đều là nước chảy mãi sẽ thành sông, khéo đạt đến chỗ tốt đẹp, cho nên có thể “thượng cầu, hạ hóa”, hết thảy không gì chẳng viên mãn, chẳng thành tựu.

2.2.2.2.3.2.2.2.4. Biến thị Tam Bảo đức (Công đức chỉ bày Tam Bảo trọn khắp)

          (Luận) Tứ giả, bỉ ư thập phương nhất thiết thế giới vô Tam Bảo xứ, trụ trì trang nghiêm Phật Pháp Tăng Bảo công đức đại hải, biến thị linh giải, như thật tu hành. Kệ ngôn: “Hà đẳng thế giới vô, Phật pháp công đức bảo, ngã nguyện giai vãng sanh, thị Phật pháp như Phật” cố.

          (Chú) Thượng tam cú, tuy ngôn “biến chí”, giai thị hữu Phật quốc độ. Nhược vô thử cú, tiện thị Pháp Thân hữu sở bất pháp, thượng thiện hữu sở bất thiện.

          ()四者彼於十方。一切世界。無三寶處。住持莊嚴佛法僧寶功德大海。遍示令解。如實修行。偈言何等世界無。佛法功德寶。我願皆往生。示佛法如佛故。      

          ()上三句。雖言遍至。皆是有佛國土。若無此句。便是法身有所不法。上善有所不善。

          (Luận: Bốn là trong mười phương, ở trong hết thảy các chốn không có Tam Bảo, các vị Bồ Tát [trong cõi Cực Lạc] trụ trì trang nghiêm biển cả công đức của Phật Pháp Tăng Bảo, dạy trọn khắp khiến cho chúng sanh thấu hiểu rồi như thật tu hành. Kệ rằng: “Thế giới nào chẳng có, báu công đức Phật pháp, tôi đều nguyện vãng sanh, dạy Phật pháp như Phật”.

          Chú: Ba câu trước tuy nói là “đến trọn khắp”, nhưng đều là [đến trọn khắp] những quốc độ có Phật. Nếu không có câu này thì Pháp Thân sẽ có chỗ chẳng phải là Pháp, thượng thiện sẽ có chỗ là bất thiện).

          Ba loại công đức chánh tu hành trước đó của Bồ Tát tuy đều nói là “biến chí” (遍至, tới trọn khắp), nhưng đều thuộc vào các quốc độ có Phật trong mười phương. Loại thứ nhất là ở trong quốc độ có Phật, bèn như thật tu hành, giúp Phật thuyết pháp. Loại thứ hai là đến các đại hội thuyết pháp của chư Phật, phóng quang chiếu trọn khắp, diệt khổ cho chúng sanh. Loại thứ ba là cúng dường mười phương chư Phật. Loại thứ tư này thì không chỉ là trong thế giới có Phật, mà là muốn tới hết thảy các thế giới là chỗ không có Tam Bảo để kiến lập Tam Bảo, vì Tam Bảo là đèn sáng duy nhất trong thế gian, là thuyền Từ trong biển khổ. Nếu chẳng có Tam Bảo trụ thế, [thế gian] đúng là đêm dài của trời người, biển khổ mênh mông, ai có thể ban cho chúng sanh quang minh và an ổn? Do vậy, phàm là hàng Bồ Tát đã phát Bồ Đề tâm thượng cầu, hạ hóa, đều là vì đạo nghĩa mà chẳng chối từ, muốn đến chỗ không có Tam Bảo để làm Phật thuyết pháp, độ sanh. Như Quán Âm, Diệu Âm Bồ Tát đối với kẻ đáng nên dùng thân Phật để độ, liền hiện thân Phật để thuyết pháp cho họ. Công đức trụ trì Tam Bảo cứu thế rộng lớn không bờ bến như biển cả, khiến cho chúng sanh đều được lìa khổ hưởng vui, cùng thành Phật đạo.

          Giả sử làm Bồ Tát mà chẳng có sự tu hành “tự lợi, lợi tha” theo kiểu ấy, trong kinh nói [người như vậy] chẳng phải là Bồ Tát chân thật. Nói theo Lý, Pháp Thân mà quý vị chứng đắc sẽ chẳng phải là Pháp Thân chân thật bình đẳng, chẳng phải là “không đâu chẳng tồn tại, không tướng nào chẳng hiện, chẳng thể trọn khắp hết thảy mọi nơi”. Đấy chẳng phải là thanh tịnh diệu Pháp Thân trọn đủ ba mươi hai tướng, mà chỉ là Pháp Thân suông, hoặc là ứng hóa thân mà thôi! Vì thế nói: “Pháp Thân hữu sở bất pháp” (Pháp Thân có chỗ chẳng phải là pháp), có nghĩa là Pháp Thân ấy chẳng phải là Pháp Thân. “Thượng thiện hữu sở bất thiện” (Trong thượng thiện, có những chỗ là bất thiện): Những điều Bồ Tát tu hành đều vượt trỗi phàm phu, ngoại đạo, và Nhị Thừa, nên gọi là “thượng thiện”. Nhưng nếu chẳng thể đạt đến mức “trụ trì Tam Bảo ở nơi không có Tam Bảo, khiến cho chúng sanh thấy nghe, đều tin hiểu Tam Bảo, tu hành học Phật” vậy thì “sự nghiệp của Bồ Tát” (thượng thiện) do quý vị thực hiện đã bị khuyết thiếu, chẳng viên mãn, chẳng thể gọi là “thượng thiện”.

          Lại nói, chúng sanh chẳng thể thấy nghe Tam Bảo, sẽ chẳng biết Phật pháp, chẳng thể học Phật. Vậy thì họ sẽ chẳng thể thấy Phật tánh của chính mình để thành Phật được. Tuy có Pháp Thân, nhưng lưu chuyển trong sáu đường, gọi là “chúng sanh”, há chẳng phải là đáng thương, đáng tiếc quá ư? Đấy gọi là “Pháp Thân hữu sở bất pháp”.

          Lại nữa, Tam Bảo là báu ma-ni vô thượng chí cực của xuất thế gian và thế gian, hết thảy thiện pháp đều do Tam Bảo lưu xuất. Nơi nào không có Tam Bảo, sẽ chẳng có thiện pháp. Đấy gọi là “thượng thiện hữu sở bất thiện”. Do vậy, Hoa Nghiêm đại giáo sau khi dạy khắp hết thảy các vị Bồ Tát những hạnh môn tu nhân chứng quả, tới cuối cùng, dùng mười đại hạnh nguyện của Phổ Hiền để hướng dẫn trở về Cực Lạc ngõ hầu viên thành Bồ Đề ngay trong một đời, thành tựu tất cả công đức của Như Lai, cũng là thành tựu bốn thứ công đức chánh tu hành của hàng Bồ Tát trong Cực Lạc. Chúng ta hãy nên chánh niệm chánh tri như thế, tự hành, hóa độ người khác đều nương theo pháp môn ngũ niệm và mười đại hạnh nguyện, như thật tu hành, nguyện sanh Cực Lạc, mới có thể xem là bằng vai phải lứa đối với tất cả Bồ Tát trong nước ấy, mà cũng mới có thể thị hiện Phật pháp giống như Phật. Đã sanh vào Cực Lạc, giống như sanh vào mười phương quốc độ, sẽ có thể đối với bất cứ thế gian nào không có Tam Bảo, bèn nương theo nguyện để hóa sanh trong cõi ấy hòng kiến lập Tam Bảo, phổ độ hữu tình đều thành Phật.

          Ở đây, tôi phải nhắc nhở mọi người: Hết thảy sự tu hành tự lợi, lợi tha của Bồ Tát đều phải nương tựa Phật pháp, thường nói là [căn cứ trên] Thánh Ngôn Lượng, chẳng thể làm những chuyện trái nghịch Phật pháp, bày ra những trò mới mẻ, khác lạ để mê hoặc, gạt gẫm chúng sanh. Chẳng thể dùng chuyện thần bí, thần thông quỷ quái, hoặc tà mạng, tà thuật để tự tung tự tác dạy bảo người khác. Cổ đức nói: “Ninh khả tam niên mại bất xuất nhất đảm chân, bất khả nhất đán mại tam đảm giả” (Thà suốt ba năm chẳng bán được một gánh thật, không thể một ngày bán ba gánh giả). “Chân” tức là Phật pháp, “giả” thì chẳng phải là Phật pháp. Chính mình lầm lẫn là chuyện nhỏ, khiến cho người khác lầm lẫn là chuyện to đùng! Ngàn vạn phần phải cẩn thận, ắt cần phải chỉ bày Phật pháp giống như Phật!

          (Chú) Quán hạnh thể tướng cánh.   

          ()觀行體相竟。

          (Chú: Phần quán hạnh thể tướng đã xong).

          Đây là ngài Đàm Loan tổng kết phần Quán Hạnh Thể Tướng như vừa nói trên đây, vì thế nói [] cánh” (đã xong).

2.2.2.2.4. Tịnh nhập nguyện tâm

          (Chú) Dĩ hạ thị giải nghĩa trung đệ tứ trùng, danh vi Tịnh Nhập Nguyện Tâm. Tịnh nhập nguyện tâm giả…

          ()已下是解義中第四重。名為淨入願心。淨入願心者。

          (Chú: Từ đây trở đi là tầng thứ bốn trong phần Giải Nghĩa, được gọi là Tịnh Nhập Nguyện Tâm. Tịnh nhập nguyện tâm là…)

          Bốn câu văn này thuộc về khoa mục lớn thứ hai trong phần chú giải lời Luận của ngài Đàm Loan, [phần chú giải lời Luận] được gọi là phần Giải Nghĩa. [Trong phần Giải Nghĩa], khoa thứ ba là Quán Hạnh Thể Tướng, khoa thứ tư là Tịnh Nhập Nguyện Tâm. Tịnh Nhập Nguyện Tâm là gì? Chính là điều đang được nói đến trong phần Luận hiện thời.

          (Luận) Hựu hướng thuyết quán sát trang nghiêm Phật độ công đức thành tựu, trang nghiêm Phật công đức thành tựu, trang nghiêm Bồ Tát công đức thành tựu, thử tam chủng thành tựu nguyện tâm trang nghiêm, ưng tri.

          (Chú) Ưng tri thử tam chủng trang nghiêm thành tựu, do bổn tứ thập bát nguyện đẳng thanh tịnh nguyện tâm chi sở trang nghiêm. Nhân tịnh, cố quả tịnh, phi vô nhân tha nhân hữu dã.

          ()又向說觀察莊嚴佛土功德成就。莊嚴佛功德成就。莊嚴菩薩功德成就。此三種成就。願心莊嚴。應知。

          ()應知此三種莊嚴成就。由本四十八願等。清淨願心之所莊嚴。因淨故果淨。非無因他因有也。

          (Luận: Lại nữa, quán sát trang nghiêm Phật độ công đức thành tựu, trang nghiêm Phật công đức thành tựu, trang nghiêm Bồ Tát công đức thành tựu như vừa nói trên đây, ba thứ ấy đều do nguyện tâm trang nghiêm, hãy nên biết.

          Chú: Hãy nên biết ba thứ trang nghiêm thành tựu ấy vốn được trang nghiêm bởi nguyện tâm thanh tịnh nơi bốn mươi tám nguyện. Do nhân tịnh nên quả tịnh, chẳng phải là do cái nhân nào khác mà có).

          Quán sát ba thứ trang nghiêm nơi quốc độ Phật, đức Phật và Bồ Tát được thành tựu bởi công đức như vừa nói trên đây chính là sự trang nghiêm do nguyện tâm từ bốn mươi tám nguyện của A Di Đà Phật thành tựu. Nguyện tâm thanh tịnh là cái nhân của ba thứ trang nghiêm. Vì thế, có ba thứ quả báo bao gồm y báo và chánh báo trang nghiêm thanh tịnh [của Phật, Bồ Tát]; chẳng phải là “không có nhân mà có quả”, cũng chẳng phải là được trang nghiêm thành tựu bởi nhân tố nào khác.

2.2.2.2.4.1. Quảng lược tương nhập (rộng và lược dung nhập lẫn nhau)

          (Luận) Lược thuyết nhập nhất pháp cú cố. Nhất pháp cú giả, vị thanh tịnh cú. Thanh tịnh cú giả, vị chân thật trí huệ, vô vi Pháp Thân cố.

          ()略說入一法句故。一法句者。謂清淨句。清淨句者。謂真實智慧。無為法身故。

          (Luận: Nói giản lược thì gộp vào một câu pháp. “Một câu pháp” là câu thanh tịnh. Câu thanh tịnh là “chân thật trí huệ, vô vi Pháp Thân”).

          Sáu câu luận định này là do Luận Chủ đã thâu tóm giản lược các sự tướng trang nghiêm đã được nói trong phần trước về Lý Tánh, chỉ có một pháp. “Một pháp” chính là nhất tâm thanh tịnh. Tịnh tâm tức là trí huệ chân thật (Sanh Diệt Môn), vô vi Pháp Thân (Chân Như Môn). Nhất tâm nhị môn, Sanh Diệt Môn là rộng, Chân Như Môn là lược, nương tựa vào nhau mà thành tựu lẫn nhau; do vậy nói là “tương nhập” (dung nhập lẫn nhau).

          (Chú) Thượng quốc độ trang nghiêm thập thất cú, Như Lai trang nghiêm bát cú, Bồ Tát trang nghiêm tứ cú, vi quảng. Nhập nhất pháp cú, vi lược. Hà cố thị hiện quảng lược tương nhập? Chư Phật, Bồ Tát hữu nhị chủng Pháp Thân: Nhất giả, pháp tánh Pháp Thân; nhị giả, phương tiện Pháp Thân. Do pháp tánh Pháp Thân, sanh phương tiện Pháp Thân. Do phương tiện Pháp Thân, xuất pháp tánh Pháp Thân. Thử nhị Pháp Thân dị, nhi bất khả phân, nhất nhi bất khả đồng. Thị cố, quảng lược tương nhập, thống dĩ pháp danh. Bồ Tát nhược bất tri quảng lược tương nhập, tắc bất năng tự lợi, lợi tha.

          ()上國土莊嚴十七句。如來莊嚴八句。菩薩莊嚴四句為廣。入一法句為略。何故示現廣略相入。諸佛菩薩有二種法身。一者法性法身。二者方便法身。由法性法身。生方便法身。由方便法身。出法性法身。此二法身異。而不可分。一而不可同。是故廣略相入。統以法名。菩薩若不知廣略相入。則不能自利利他。

          (Chú: Mười bảy câu trang nghiêm quốc độ, tám câu về sự trang nghiêm của Như Lai, và bốn câu về sự trang nghiêm của Bồ Tát trên đây là rộng. “Vào một câu pháp” là lược. Cớ sao thị hiện rộng và lược dung nhập? Chư Phật, Bồ Tát có hai thứ Pháp Thân: Một là pháp tánh Pháp Thân, hai là phương tiện Pháp Thân. Do pháp tánh Pháp Thân mà sanh phương tiện Pháp Thân. Do phương tiện Pháp Thân mà xuất hiện pháp tánh Pháp Thân. Hai thứ Pháp Thân này tuy khác mà chẳng thể tách rời, tuy là một mà chẳng thể giống nhau. Vì thế, rộng và lược dung nhập, đều gọi chung là pháp. Nếu Bồ Tát chẳng biết rộng và lược dung nhập, sẽ chẳng thể tự lợi và lợi lạc người khác).

          Qua đoạn chú giải này, ngài Đàm Loan chỉ rõ nguyên do vì sao có sự rộng và lược dung nhập trong nguyện tâm thanh tịnh, tức là Ngài chỉ ra Phật, Bồ Tát thành tựu hai thứ Pháp Thân, tất nhiên là từ rộng mà vào lược, từ lược sanh ra rộng, nương tựa vào nhau, thành tựu lẫn nhau, chẳng một, chẳng khác. Nói là “rộng” chính là phương tiện Pháp Thân, tùy duyên khởi dụng, có thể sanh ra vạn pháp. Nói là “lược” thì chính là pháp tánh Pháp Thân vốn sẵn thanh tịnh, một mực không tịch. Rộng và lược dung nhập lẫn nhau chính là duyên khởi mà tánh Không. Do tánh Không, nên duyên khởi. Do “duyên khởi mà tánh Không” cho nên tuy khác nhưng chẳng thể tách lìa. Do “tánh Không mà duyên khởi”, cho nên là một nhưng chẳng thể đồng. Đấy là Thật Tướng của các pháp, là pháp tánh của vạn pháp. Dù là rộng (duyên khởi), hoặc là lược (tánh Không), đều là “pháp nào cũng đều như thế đó”. Do vậy, gộp chung lại, dùng Pháp để gọi chung, đặt tên là “pháp tánh Pháp Thân” và “phương tiện Pháp Thân’.

          Nếu Bồ Tát học Phật mà chẳng biết chân lý cơ bản “tánh Không duyên khởi” của Phật pháp là một cái ấn Thật Tướng trong Đại Thừa, vậy thì sẽ trở thành tu mù luyện đui, hoặc chấp Sự mà mê muội Lý, hoặc chấp Lý phế Sự, chẳng thể Lý Sự viên dung, Không và Hữu vô ngại, mà cũng chẳng thể tự lợi, lợi tha, cùng thành Phật đạo.

          Khoa mục Quảng Lược Tương Nhập này còn gọi là Thể Dụng Tương Tức (Thể chính là Dụng, Dụng chính là Thể). Thể là lược, Dụng là quảng. Thể là pháp tánh Pháp Thân, Dụng là phương tiện Pháp Thân. Từ Thể khởi Dụng, gọi là pháp tánh sanh ra phương tiện. Gom Dụng về Thể, gọi là phương tiện hiện xuất pháp tánh. Vốn là nương vào nhau, thành tựu lẫn nhau, chẳng một, chẳng khác như thế đó!

          (Chú) Thử tam cú, triển chuyển tương nhập. Y hà nghĩa danh chi vi pháp? Dĩ thanh tịnh cố. Y hà nghĩa danh vi thanh tịnh? Dĩ chân thật trí huệ, vô vi Pháp Thân cố.

          ()此三句。展轉相入。依何義。名之為法。以清淨故。依何義。名為清淨。以真實智慧。無為法身故。

          (ChúBa câu này lần lượt dung nhập vào nhau. Do dựa theo nghĩa nào mà gọi là pháp? Do vì thanh tịnh. Do dựa theo nghĩa nào mà gọi là thanh tịnh? Do chân thật trí huệ, vô vi Pháp Thân).

          Đây là giải thích sáu câu trong phần Luận. Sự lần lượt nhập vào nhau ấy chẳng thể chia lìa. Do cái này có, mà cái kia có. Câu thứ nhất là từ rộng mà vào lược. “Lược” là một pháp cú. Câu thứ hai, do nghĩa nào mà gọi là “một pháp”? Một pháp chính là pháp bất nhị. Pháp bất nhị này chính là nhất tâm thanh tịnh, như Đại Thừa Chỉ Quán đã nói: “Tâm tánh tự thanh tịnh, các pháp chỉ là một tâm”. Câu thứ ba, do nghĩa nào mà gọi là thanh tịnh? Sự thanh tịnh ấy chính là trí huệ chân thật, vô vi Pháp Thân. Trí huệ là tướng dụng của tịnh tâm. Pháp Thân là Thể của tịnh tâm. Trí huệ viên mãn gọi là trí huệ Phật. Pháp Thân hiển hiện gọi là Như Như Phật. Thứ trước là Báo Hóa Phật, thứ sau là Pháp Thân Phật. Tam thân nhất thể của Phật chính là ba khía cạnh lớn, tức Thể, Tướng, Dụng sẵn có trong tịnh tâm, vốn lần lượt dung nhập lẫn nhau, chẳng phải chính là nhau, mà cũng chẳng tách lìa nhau!

          (Chú) Chân thật trí huệ giả, Thật Tướng trí huệ dã. Thật Tướng vô tướng, cố chân trí vô tri (vô phân biệt tâm) dã. Vô vi Pháp Thân giả, pháp tánh thân dã. Pháp tánh tịch diệt, cố Pháp Thân vô tướng (vô quyết định tướng) dã. Vô tướng cố năng vô bất tướng. Thị cố tướng hảo trang nghiêm, tức Pháp Thân dã. Vô tri cố năng vô bất tri. Thị cố Nhất Thiết Chủng Trí tức chân thật trí huệ dã. Dĩ chân thật nhi mục trí huệ, minh trí huệ phi tác, phi phi tác dã. Dĩ vô vi nhi tiêu Pháp Thân, minh Pháp Thân phi sắc, phi phi sắc dã. Phi ư phi giả, khởi phi phi chi năng thị hồ? Cái vô phi chi viết thị dã, tự thị vô đãi phục phi thị dã. Phi thị phi phi, bách phi chi sở bất dụ. Thị cố ngôn thanh tịnh cú. Thanh tịnh cú giả, vị chân thật trí huệ, vô vi Pháp Thân dã.

          ()真實智慧者。實相智慧也。實相無相。故真智無知(無分別心)也。無為法身者。法性身也。法性寂滅。故法身無相(無決定相)也。無相故能無不相。是故相好莊嚴。即法身也。無知故能無不知。是故一切種智。即真實智慧也。以真實而目智慧。明智慧非作。非非作也。以無為而標法身。明法身非色。非非色也。非於非者。豈非非之能是乎。蓋無非之曰是也。自是無待復非是也。非是非非。百非之所不喻。是故言清淨句。清淨句者。謂真實智慧。無為法身也。

          (ChúTrí huệ chân thật là trí huệ Thật Tướng. Thật Tướng vô tướng cho nên chân trí vô tri (tâm chẳng phân biệt). Vô vi Pháp Thân là pháp tánh thân. Pháp tánh tịch diệt, cho nên Pháp Thân vô tướng (chẳng có tướng quyết định). Do vô tướng, nên có thể “vô bất tướng” (chẳng phải là không có tướng). Vì thế, tướng hảo trang nghiêm chính là Pháp Thân. Do vô tri nên có thể không có gì chẳng biết. Do vậy, Nhất Thiết Chủng Trí tức là trí huệ chân thật. Dùng [danh xưng] “chân thật” để gọi trí huệ, nhằm tỏ rõ: Trí huệ chẳng phải là tác, chẳng phải là bất tác. Dùng “vô vi” để phô bày Pháp Thân, nhằm chỉ rõ: Pháp Thân chẳng phải là sắc, chẳng phải là không có sắc. Phủ nhận cái “chẳng phải”, há có thể nào coi “phủ nhận của cái chẳng phải” sẽ là “phải” ư? Do vì chẳng phải là “không phải” thì nói là “phải”, nên chẳng cần phải đợi [phân biệt] “phải” và “không phải: nữa! “Chẳng phải” chính là “chẳng phải không phải”, cho nên bách phi chẳng thể sánh ví được! Do vậy nói là một câu thanh tịnh. Câu thanh tịnh là “trí huệ chân thật, vô vi Pháp Thân”).

          Đoạn chú giải này nhằm giải thích trí huệ chân thật, vô vi Pháp Thân là gì? Văn lẫn nghĩa đều diệu. Nói giản yếu thì một cái tâm nhỏ nhoi trong hiện tiền của chúng ta được gọi là “tự tánh thanh tịnh tâm”, lại chính là A Di Đà Phật chẳng thể nghĩ bàn. Bốn câu (không, có, cũng có cũng không, chẳng phải có chẳng phải không) chẳng thể thâu nhiếp được, bách phi chẳng thể thí dụ nổi cái tâm này. “Bách phi” là [từ ngữ] xuất phát kinh văn của kinh Đại Bát Niết Bàn nói về sự giải thoát khỏi một trăm câu, đều nhằm chỉ rõ “phi thị diệc phi phi” (“chẳng phải” cũng là “chẳng phải không phải”), tức là ngôn ngữ dứt bặt, tâm hành xứ diệt. Một cái tâm nhỏ nhoi của chúng ta vốn có hai môn:

          1) Tâm Chân Như Môn chiếu mà thường tịch, gọi là Vô Lượng Thọ Phật. Đấy chính là tướng thường tịch diệt, là Pháp Thân vô vi đều quy vào Không.

          2) Tâm Sanh Diệt Môn tịch mà thường chiếu, gọi là Vô Lượng Quang Phật. Đấy chính là trí huệ chân thật Vô Sư Trí và Nhất Thiết Chủng Trí. Cho nên lời luận có nói “như bỉ Như Lai quang minh trí tướng, A Di Đà Phật, tức Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật” (đúng như tướng quang minh và trí huệ của đức Phật ấy, A Di Đà Phật chính là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật). Nhất tâm nhị môn, Chân Như tức sanh diệt, Pháp Thân tức là trí huệ. Nhất tâm nhị môn chẳng một, chẳng khác; một vị Phật mà có hai danh hiệu cũng giống như thế. Vô vi Pháp Thân chẳng phải là sắc, chẳng phải là phi sắc, chẳng rơi vào Biên Kiến chấp Có hay chấp Không. Vì thế gọi là Vô Vi, tức là tánh Tất Cánh Không Tánh. Tánh Không bất sanh bất diệt, vì thế gọi là Vô Lượng Thọ Phật. Trí huệ chân thật chẳng phải là làm, chẳng phải là không làm, chẳng thuộc vào pháp số nhân duyên hay tự nhiên. Vì thế gọi là chân thật, tức là “linh quang riêng chiếu, vượt thoát căn trần”. Chiếu xưa, chiếu nay, chiếu xa, chiếu gần; vì thế gọi là Vô Lượng Quang Phật.

          Do vậy, “lược thuyết nhập nhất pháp cú. Nhất pháp cú giả, vị thanh tịnh cú” (nói đại lược thì gộp vào trong một câu pháp. Một câu pháp là câu thanh tịnh). Câu thanh tịnh ấy chính là tâm thanh tịnh. Đem những sự tướng trang nghiêm nơi y báo và chánh báo trong cõi Cực Lạc đã quan sát trong những phần trước để quy nạp giản lược (lời Luận dùng chữ “nhập” để diễn tả ý này) thành một niệm tâm tuy nhỏ nhoi nhưng thanh tịnh trọn đủ các tướng của chúng ta. Cho nên nói: “Lược thuyết nhập nhất pháp cú; nhất pháp cú tức thanh tịnh cú”. Cái tâm tướng thanh tịnh ấy chính là A Di Đà Phật, cũng gọi là Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ. Chúng sanh và Phật đều bình đẳng có điều này, tức tướng thanh tịnh của nhất tâm nhị môn, [và cũng] chính là tướng chân thật của các pháp “duyên khởi tánh Không, tánh Không duyên khởi”. Do tánh Không nên là vô vi Pháp Thân; do duyên khởi nên là trí huệ chân thật. Vì thế nói “thanh tịnh cú (tâm) giả, vị chân thật trí huệ vô vi Pháp Thân cố” (câu thanh tịnh (tâm) là trí huệ chân thật, vô vi Pháp Thân).

          Nếu có thể ngộ nhập nhất tâm nhị môn, duyên khởi tánh Không bèn chứng đắc vô vi Pháp Thân, trọn đủ trí huệ chân thật, cũng là có thể thành tựu y báo và chánh báo trang nghiêm như A Di Đà Phật. Vì sao vậy? Từ Thể khởi Dụng, có thể có các thứ trang nghiêm. Gom Dụng về Thể, chỉ là thanh tịnh nhất tâm. Do vậy, Quán Kinh nói: “Thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật. Chư Phật Chánh Biến Tri hải tùng tâm tưởng sanh” (Tâm này là Phật, tâm này làm Phật. Biển Chánh Biến Tri của chư Phật sanh từ tâm tưởng). Vì thế, nếu có thể chí tâm tin ưa, chấp trì danh hiệu A Di Đà Phật, tức là chấp trì một câu thanh tịnh. Câu thanh tịnh chính là “trí huệ chân thật, vô vi Pháp Thân”. Vì thế, chấp trì thanh tịnh bình đẳng giác của nhất tâm nhị môn thì gọi là “tâm này làm Phật”“Tâm này là Phật”: Một niệm tương ứng một niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật. Cổ đức nói “một câu Di Đà thành Phật có thừa” là chân ngữ, thật ngữ.

          Cũng có thể nói như thế này: Một câu Di Đà chính là tướng hảo của chư Phật, là sự trang nghiêm của cõi Cực Lạc! Vì sao vậy? Rộng đã có thể vào trong lược; ắt lược có thể sanh ra rộng! Rộng và lược sanh ra nhau, dung nhập vào nhau, pháp vốn là như thế đó! Hãy nên biết: Trong phương tiện độ sanh của chư Phật, mỗi vị có nguyện tâm bất đồng. A Di Đà Phật phát nguyện dùng danh hiệu khi Ngài đã thành Phật và thành tựu thế giới An Lạc để làm pháp môn phương tiện độ sanh duy nhất. Chúng sanh muốn sanh về An Lạc chỉ cần chí tâm tin ưa (tín nguyện), cho đến mười niệm, niệm A Di Đà Phật liền được vãng sanh. Hễ đã sanh bèn bất thoái, mãi cho đến khi thành Phật. Vì danh hiệu A Di Đà Phật chính là nhất tâm nhị môn, vô vi Pháp Thân, là trí huệ chân thật, bao gồm hết thảy công đức và sự trang nghiêm thanh tịnh. Trong khi quý vị niệm A Di Đà Phật, sẽ ngay lập tức thành tựu thân Phật và Tịnh Độ, tâm làm Phật, tâm là Phật, thẳng thừng, thỏa đáng, viên đốn tột bậc. Vì thế được mười phương chư Phật cùng khen ngợi là chẳng thể nghĩ bàn!

2.2.2.2.4.2. Hai thứ thanh tịnh

          (Luận) Thử thanh tịnh hữu nhị chủng, ưng tri.

          (Chú) Thượng chuyển nhập cú trung, thông nhất pháp nhập thanh tịnh, thông thanh tịnh nhập Pháp Thân. Kim tương biệt thanh tịnh xuất nhị chủng cố, cố ngôn “ưng tri”.

          ()此清淨。有二種。應知。         

          ()上轉入句中。通一法入清淨。通清淨入法身。今將別清淨。出二種故。故言應知。

          (Luận: Sự thanh tịnh này có hai thứ, hãy nên biết.

          Chú: Trong câu “nhập [một câu pháp]” vừa nói trên đây, do nói chung nên “từ một pháp mà vào thanh tịnh, và “từ thanh tịnh mà tiến nhập Pháp Thân. Nay lại riêng chia sự thanh tịnh thành hai loại, nên nói là “hãy nên biết”).

          Trong phần trên là quán tưởng từ rộng vào lược, gom Dụng về Thể. Vì thế, lần lượt dung nhập vào nhau, tất cả sự tướng trang nghiêm thanh tịnh bao gồm ba loại (quốc độ, Phật, Bồ Tát) trong hai mươi chín câu được quy nạp thành tâm thể thanh tịnh của nhất tâm nhị môn. Bây giờ là quán tưởng từ lược vào rộng, từ Thể mà khởi Dụng. Do vậy, sẽ nương theo nguyện tâm mà thành tựu hai loại (tức y báo và chánh báo) thanh tịnh trang nghiêm hòng phân biệt hiểu biết rành rẽ thì mới chẳng đến nỗi đối với Thể và Dụng chẳng tách bạch, chẳng biết rõ rộng và lược. Như kinh văn trong phần sau có nói: “Như thị nhất pháp cú, nhiếp nhị chủng thanh tịnh nghĩa” (Một câu pháp như thế bao gồm hai ý nghĩa thanh tịnh). “Một câu pháp” là Thể, tức là lược; “hai thứ thanh tịnh” là Dụng, là rộng; chớ nên không biết!

          (Luận) Hà đẳng nhị chủng? Nhất giả, khí thế gian thanh tịnh; nhị giả, chúng sanh thế gian thanh tịnh. Khí thế gian thanh tịnh giả, như hướng thuyết thập thất chủng trang nghiêm Phật độ công đức thành tựu, thị danh khí thế gian thanh tịnh. Chúng sanh thế gian thanh tịnh giả, như hướng thuyết bát chủng trang nghiêm Phật công đức thành tựu, tứ chủng trang nghiêm Bồ Tát công đức thành tựu. Thị danh chúng sanh thế gian thanh tịnh. Như thị nhất pháp cú, nhiếp nhị chủng thanh tịnh nghĩa, ưng tri.

          (Chú) Phù chúng sanh vi biệt báo chi Thể, quốc độ vi cộng báo chi Dụng, Thể Dụng bất nhất, sở dĩ ưng tri.

          ()何等二種。一者器世間清淨。二者眾生世間清淨。器世間清淨者。如向說十七種莊嚴佛土功德成就。是名器世間清淨。眾生世間清淨者。如向說八種莊嚴佛功德成就。四種莊嚴菩薩功德成就。是名眾生世間清淨。如是一法句。攝二種清淨義。應知。      

          ()夫眾生為別報之體。國土為共報之用。體用不一。所以應知。

          (Luận: Những gì là hai thứ? Một là khí thế gian thanh tịnh; hai là chúng sanh thế gian thanh tịnh. Khí thế gian thanh tịnh là như mười bảy thứ trang nghiêm cõi Phật công đức thành tựu như đã nói trước đây. Đó gọi là khí thế gian thanh tịnh. Chúng sanh thế gian thanh tịnh là tám thứ trang nghiêm công đức thành tựu của Phật và bốn thứ trang nghiêm công đức thành tựu của Bồ Tát như đã nói trên đây. Đó gọi là chúng sanh thế gian thanh tịnh. Một câu pháp như thế bao gồm hai ý nghĩa thanh tịnh, hãy nên biết.

          Chú: Chúng sanh là Thể của biệt báo, quốc độ là Dụng của cộng báo. Thể và Dụng chẳng phải là một, cho nên hãy nên biết [như thế]).

          Ngài Đàm Loan coi chúng sanh chánh báo là Thể, quốc độ y báo là Dụng, chia thành Thể và Dụng khác nhau. Vì thế, có hai thứ thanh tịnh. Nói như vậy thì cũng hợp lý.

          (Chú) Nhiên chư pháp tâm thành, vô dư cảnh giới. Chúng sanh cập khí, phục bất đắc dị, bất đắc nhất. Bất nhất tắc phân nghĩa, bất dị đồng thanh tịnh.

          ()然諸法心成。無餘境界。眾生及器。復不得異。不得一。不一則義分。不異同清淨。

          (Chú: Nhưng các pháp do tâm thành, không có cảnh giới nào khác. Chúng sanh và khí thế gian lại chẳng khác, chẳng một. Chẳng một thì là ý nghĩa “chia ra”, chẳng khác là vì cùng thanh tịnh).

          Kinh dạy: “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” và “ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo” (nên quán tánh pháp giới, hết thảy chỉ tâm tạo). Các pháp đã do tâm mà thành thì ngoài tâm không có pháp, không có chúng sanh. Chúng sanh và quốc độ thực tại là chẳng khác biệt. Nhưng chúng sanh là hữu tình, quốc độ là vô tình, xét theo hàm nghĩa của chúng, lại chẳng giống hệt như nhau. Đã đều là Tướng và Dụng do tâm thanh tịnh duyên khởi, nói theo cái tâm thanh tịnh thì đích xác là chẳng có sự bất đồng. Nói theo sự phân chia ấy thì là dùng tịnh tâm làm Thể, chúng sanh và quốc độ đều là Dụng. Thể và Dụng như thế chẳng một, chẳng khác! Thể thanh tịnh, cho nên Dụng liền thanh tịnh. Đấy chính là sự thanh tịnh đáng nên biết như luận này đã nói, hoàn toàn phù hợp với ý nghĩa “tâm tịnh quốc độ tịnh, tâm tịnh chúng sanh tịnh” trong các kinh Đại Thừa.

          (Chú) Khí giả, Dụng dã. Vị bỉ Tịnh Độ thị bỉ thanh tịnh chúng sanh chi sở thọ dụng, cố danh vi Khí. Như tịnh thực dụng bất tịnh khí, dĩ khí bất tịnh cố, thực diệc bất tịnh. Bất tịnh thực dụng tịnh khí, thực bất tịnh cố, khí diệc bất tịnh. Yếu nhị câu khiết, nãi đắc xưng tịnh. Thị dĩ, nhất thanh tịnh danh, tất nhiếp nhị chủng.

          ()器者用也。謂彼淨土。是彼清淨眾生之所受用。故名為器。如淨食用不淨器。以器不淨故。食亦不淨。不淨食用淨器。食不淨故。器亦不淨。要二俱潔。乃得稱淨。是以一清淨名。必攝二種。

          (Chú: “Khí” là nói đến Dụng, nghĩa là Tịnh Độ ấy để cho chúng sanh thanh tịnh [trong cõi] thọ dụng, cho nên gọi là Khí. Như thức ăn sạch mà dùng đồ đựng bất tịnh [để chứa], do đồ đựng bất tịnh, thức ăn cũng bất tịnh. Thức ăn bất tịnh dùng đồ đựng sạch sẽ, do thức ăn bất tịnh, đồ đựng cũng bất tịnh. Phải là hai thứ đều sạch sẽ thì mới gọi là “tịnh”. Do vậy, trong một danh xưng thanh tịnh, ắt bao gồm hai thứ).

          Đây là dùng thực phẩm và đồ chứa đựng thức ăn trong thế gian để sánh ví điều được nói trong luận này: Hai thứ thanh tịnh, tức là khí thế gian thanh tịnh và chúng sanh thế gian thanh tịnh. Tôi cảm thấy thí dụ này chẳng thích đáng cho lắm. Thực phẩm và đồ đựng thức ăn đều cùng là vật vô tình, nhưng chúng sanh là hữu tình, đấy là chỗ bất đồng. Lại nữa, nói thông thường, y báo (khí thế gian) chuyển theo chánh báo. Khí thế gian thanh tịnh hay không tùy thuộc chánh báo tức hữu tình chúng sanh có thanh tịnh hay không, chẳng giống như dùng đồ chứa thức ăn bất tịnh, thực phẩm cũng trở thành bất tịnh. Nói hữu tình (chúng sanh) và vô tình (khí) hai thứ thế gian chỉ là dựa theo Kiến Phần và Tướng Phần5 của tám thức mà chia thành hai thứ. Nếu chuyển tám thức ô nhiễm thành tứ trí Bồ Đề thanh tịnh (tức trí huệ chân thật) thì hai thứ thế gian (khí thế gian và chúng sanh thế gian) sẽ liền chuyển thành thanh tịnh theo! Trước khi chuyển, hai thứ thế gian đều là bất tịnh. Vì thế kinh dạy: “Nhất thanh tịnh (tâm thức), nhất thiết thanh tịnh” (Một thứ thanh tịnh (tức tâm thức thanh tịnh), hết thảy sẽ thanh tịnh). “Tình dữ vô tình, đồng viên Chủng Trí” (Hữu tình và vô tình cùng viên mãn Nhất Thiết Chủng Trí), “sơn hà cập đại địa, tận thị pháp giới thân” (núi sông và cõi đất, thảy đều là thân pháp giới) chính là ý này. Như đức Bổn Sư nhấn ngón chân xuống đất, ngay lập tức bèn chuyển uế độ thành quốc độ trang nghiêm thanh tịnh. Phẩm Hiện Bảo Tháp trong kinh Pháp Hoa đã có nói [thế giới Sa Bà] ba lượt biến thành Tịnh Độ, cũng nhằm chứng minh hết thảy y báo đích xác là chuyển theo chánh báo (tâm thức). Tức là nói theo tình huống thật sự trong thế gian, đều là ánh trăng ngoài cửa sổ như nhau, bệnh nhân trong bệnh viện và kẻ hưởng lạc nơi chốn nhậu nhẹt ăn chơi cùng nhìn vầng trăng, sẽ có cảm nhận khác biệt rất lớn!

          (Chú) Vấn viết: Ngôn chúng sanh thanh tịnh, tắc thị Phật dữ Bồ Tát, bỉ chư nhân thiên đắc nhập thử thanh tịnh số phủ? Đáp viết: Đắc danh thanh tịnh, phi thật thanh tịnh. Thí như xuất gia thánh nhân, dĩ sát phiền não tặc, cố danh vi tỳ-kheo. Phàm phu xuất gia giả, trì giới, phá giới, giai danh tỳ-kheo. Hựu như quán đảnh vương tử, sơ sanh chi thời, cụ tam thập nhị tướng, tức vi thất bảo sở thuộc. Tuy vị năng vi Chuyển Luân Vương sự, diệc danh Chuyển Luân Vương, dĩ kỳ tất vi Chuyển Luân Vương cố. Bỉ chư nhân thiên, diệc phục như thị, giai nhập Đại Thừa Chánh Định chi tụ, tất cánh đương đắc thanh tịnh Pháp Thân. Dĩ đương đắc cố, đắc danh thanh tịnh.

          ()問曰。言眾生清淨。則是佛與菩薩。彼諸人天。得入此清淨數不。答曰。得名清淨。非實清淨。譬如出家聖人。以殺煩惱賊。故名為比丘。凡夫出家者。持戒破戒。皆名比丘。又如灌頂王子。初生之時。具三十二相。即為七寶所屬。雖未能為轉輪王事。亦名轉輪王。以其必為轉輪王故。彼諸人天。亦復如是。皆入大乘正定之聚。畢竟當得清淨法身。以當得故。得名清淨。

          (Chú: Hỏi: Nói “chúng sanh thanh tịnh” thì là [nói đến] Phật và Bồ Tát, còn các vị trời người [trong cõi] ấy có thật sự đạt được thanh tịnh hay chăng? Đáp: Được gọi là thanh tịnh, chưa phải là thanh tịnh thật sự. Ví như bậc thánh nhân xuất gia do giết giặc phiền não nên gọi là tỳ-kheo. Phàm phu xuất gia, [bất luận] trì giới hay phá giới, đều gọi là tỳ-kheo. Lại như quán đảnh vương tử, lúc mới sanh ra đã có đủ ba mươi hai tướng, lập tức sở hữu bảy món báu, tuy chưa thể làm chuyện của Chuyển Luân Vương, vẫn gọi là Chuyển Luân Vương, do vương tử ấy ắt sẽ làm Chuyển Luân Vương. Các hàng trời người [trong cõi Cực Lạc] ấy cũng giống như thế, đều thuộc vào Chánh Định Tụ của Đại Thừa, rốt ráo sẽ đắc Pháp Thân thanh tịnh. Do sẽ đắc, nên gọi là thanh tịnh).

          Nếu có kẻ hỏi: [Nói đến] chúng sanh thế gian thanh tịnh trong thế giới Cực Lạc thì chính là tám thứ công đức thanh tịnh của Phật và bốn thứ công đức của hàng Bồ Tát. Nhưng kinh Vô Lượng Thọ chỗ nào cũng đều nhắc đến đại chúng trời người trong cõi ấy, chẳng biết những trời người ấy có được tính gộp vào chúng sanh thanh tịnh hay không? Ngài Đàm Loan giải đáp, đã nêu ra thí dụ về phàm phu xuất gia và con trai của Chuyển Luân Vương, tức là nói họ có được cái danh thanh tịnh, chẳng phải là thật sự thanh tịnh! Xét theo đó để nói, vậy thì trong Tịnh Độ có chúng sanh chẳng phải là thật sự thanh tịnh. Thí dụ này chẳng phù hợp với lời dạy trong kinh luận và cũng trái nghịch ý Phật, vì sao vậy? Mười phương chúng sanh thành tựu tam nghiệp thanh tịnh làm nhân, vãng sanh An Lạc Tịnh Độ là quả. Tuy nói “có thể đới nghiệp vãng sanh”, nhưng chỉ là mang theo nghiệp chủng, chẳng phải là đem theo nghiệp quả bất tịnh đang hiện hành mà được vãng sanh! Như tỳ-kheo Hùng Tuấn đời Đường và đồ tể Trương Thiện Hòa đời Đường v.v… đã được vãng sanh An Lạc thuộc loại này. Quán Kinh nói: Chí tâm niệm A Di Đà Phật một tiếng, có thể diệt trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử. Đó là sự thật chân thật như thế đó: Tội nghiệp tiêu diệt, khôi phục tịnh tâm vốn có mà sanh Tịnh Độ. Chẳng phải là cái tâm hữu danh vô thực chẳng thanh tịnh mà được vãng sanh.

          Kinh Vô Lượng Thọ nói: “Kỳ hữu chúng sanh, sanh bỉ quốc giả, giai tất trụ ư Chánh Định chi tụ” (Có những chúng sanh sanh về cõi ấy thảy đều trụ trong Chánh Định Tụ), tức họ đều là Đại Thừa Bất Thoái Chuyển Bồ Tát. Phần Kệ Tụng trong luận này cũng nói: “Đại Thừa thiện căn giới, đẳng vô cơ hiềm danh” (Thiện căn giới Đại Thừa, bình đẳng, không có danh xưng gây chê gièm). Giả sử có phàm phu nhân thiên chẳng phải là Bất Thoái Chuyển Bồ Tát, tâm chẳng thanh tịnh thì sẽ có danh xưng đáng bị chê gièm mất rồi! Vì thế, kinh Vô Lượng Thọ còn nói: “A Nan! Bỉ Phật quốc độ, chư vãng sanh giả, cụ túc như thị thanh tịnh sắc thân, chư diệu âm thanh, thần thông công đức (thử tức tam nghiệp thanh tịnh). Kỳ chư Thanh Văn, Bồ Tát, thiên, nhân, trí huệ cao minh, thần thông đỗng đạt, hàm đồng nhất loại, hình vô dị trạng, đản nhân thuận dư phương, cố hữu thiên nhân chi danh. Nhan mạo đoan chánh, siêu thế hy hữu, dung sắc vi diệu, phi thiên, phi nhân, giai thọ tự nhiên hư vô chi thân, vô cực chi thể” (Này A Nan! Những người sanh về cõi Phật ấy trọn đủ sắc thân thanh tịnh, các âm thanh mầu nhiệm, thần thông, công đức (tức là ba nghiệp thanh tịnh) như thế. Các vị Thanh Văn, Bồ Tát, trời, người ấy trí huệ cao minh, thần thông thông đạt thấu suốt, đều cùng một loại, hình tướng chẳng khác nhau, chỉ vì thuận theo các phương khác mà có danh xưng trời hay người. Dung mạo của họ đoan chánh, hiếm có, vượt trỗi cõi đời, dung sắc vi diệu, chẳng phải trời, chẳng phải người, đều bẩm thọ cái thân hư vô tự nhiên, bản thể vô cực). Đại chúng nhân thiên như thế làm sao có thể là “mang cái danh là thanh tịnh, chứ không phải là thật sự thanh tịnh” cho được? Há có thể nào sánh ví như phàm phu tỳ-kheo trì giới hay phá giới ư?

          Chính ngài Đàm Loan trong phần sau, nơi khoa mục Nguyện Sự Thành Tựu cũng nói: “Vị ưng tri thử tứ chủng (trí huệ, phương tiện, vô chướng, thắng chân tâm) thanh tịnh công đức, năng đắc sanh bỉ Tịnh Độ, phi thị tha duyên nhi sanh dã” (Tức là hãy nên biết: Do bốn thứ công đức thanh tịnh này (trí huệ, phương tiện, vô chướng, thắng chân tâm) mà có thể sanh vào cõi Tịnh Độ ấy, chẳng phải do duyên khác mà sanh). Trong trang năm mươi bảy thuộc phần trước cũng có nói: “An Lạc Tịnh Độ chư vãng sanh giả, vô bất tịnh sắc, vô bất tịnh tâm, dĩ An Lạc quốc thanh tịnh tánh thành tựu cố” (Những người vãng sanh An Lạc Tịnh Độ, không ai chẳng là tịnh sắc, không ai chẳng là tịnh tâm, do An Lạc quốc được thành tựu bởi tánh thanh tịnh). Do vậy, đều là liên hoa hóa sanh. Đây chính là dùng hoa sen để sánh ví pháp tánh thanh tịnh, tất cả trời người đều là thân được sanh bởi pháp tánh thanh tịnh, làm sao có thể nói “chỉ có danh xưng thanh tịnh, chẳng phải là thật sự thanh tịnh” cho được? Bởi vậy, trong phần Kệ Tụng của Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm có ghi: “Bỉ Phật chúng hội hàm thanh tịnh, ngã thời ư thắng liên hoa sanh” (Đại chúng trong pháp hội của đức Phật ấy đều thanh tịnh, lúc ấy tôi bèn sanh trong hoa sen thù thắng). Trời người trong cõi ấy chắc chắn thuộc loại thanh tịnh.

          Lời luận còn nói: Quán tám thứ công đức của A Di Đà Phật, và bốn thứ công đức của Bồ Tát, đều thuộc vào Chánh Giác thế gian thanh tịnh, còn gọi là chúng sanh thế gian thanh tịnh. Đấy là gom hết đại chúng trời người trong cõi ấy vào hàng Bồ Tát, chỉ có như vậy thì mới có thể phù hợp điều kinh Vô Lượng Thọ đã dạy: “Bỉ quốc nhân thiên, nhân thuận dư phương (thế giới), cố hữu nhân thiên chi danh, kỳ thật, phi thiên, phi nhân” (Trời người trong cõi ấy do thuận theo phương khác (thế giới khác) cho nên có danh xưng trời người; thật ra, chẳng phải trời, chẳng phải người). Do vậy, chẳng còn ở ngoài Bồ Tát mà nói đến Sự và Lý đại chúng trời người thanh tịnh!

          Chúng sanh thuộc ba bậc chín phẩm chỉ cần dấy lên nguyện tâm Vô Thượng Bồ Đề, trọn đủ nguyện tâm ưa thích [Cực Lạc] và chán nhàm [Sa Bà], thành tựu tịnh nghiệp ngũ niệm môn, vãng sanh An Lạc Tịnh Độ, sẽ nhất loạt bình đẳng, đều là A Bệ Bạt Trí, cùng đều là một loại giống như các vị Bồ Tát, liền dự vào loại Chánh Giác chúng sanh thế gian thanh tịnh. Do vậy, kinh Vô Lượng Thọ còn có tên là Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, chắc chắn chẳng có chuyện “mang tiếng thanh tịnh, chứ thật sự chẳng thanh tịnh” mà có thể sanh vào Tịnh Độ đâu nhé! Vì thế, phần Kệ Tụng trong bộ luận này có đoạn: “Thiên nhân bất động chúng, thanh tịnh trí hải sanh” (Chúng trời người bất động, biển trí thanh tịnh sanh). Ý kinh và ý Phật như thế đó.

          Như hoàng đế Thuận Trị đã soạn bài tán thán kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Xưng danh nhất thanh khởi nhất niệm, bát thập ức kiếp tội giai trừ… Như thị công đức bất khả thuyết. Bất khả thuyết giả, diệu quang minh. Vô lượng thanh tịnh bình đẳng thí, ngũ trược chúng sanh hàm tác Phật” (Xưng danh một tiếng, khởi một niệm, tám mươi ức kiếp tội đều trừ… công đức như thế chẳng thể nói. Quang minh mầu nhiệm chẳng thể nói. Vô lượng thanh tịnh bình đẳng thí, chúng sanh ngũ trược đều thành Phật). Chúng sanh tội cấu chỉ cần chí tâm tin ưa, tu ngũ niệm môn, lâm chung mười niệm, niệm A Di Đà Phật, đều được vãng sanh thành Phật, đều cùng là người thanh tịnh giải thoát thuộc vào Chánh Giác chúng sanh thế gian. Thật ra, thế gian chính là phi thế gian, giả danh là thế gian. “Thế gian thanh tịnh cũng là danh từ lập bày giả huyễn, như tổ sư Thiền Tông đã nói: “Tu chứng thì chẳng không, nhiễm ô thì chẳng được”, [các độc giả] chẳng ngại tham khảo. Tô Đông Pha cũng nói: “Khê thanh tận thị quảng trường thiệt, sơn sắc vô phi thanh tịnh thân” (Tiếng suối đều là tướng lưỡi rộng dài, sắc núi không gì chẳng phải là thân thanh tịnh). Hiểu ý này, thanh tịnh hay chẳng thanh tịnh, hoàn toàn chỉ là do thức biến, cũng như kinh Pháp Hoa đã dạy: “Thanh tịnh diệu Pháp Thân, cụ tướng tam thập nhị” (Pháp Thân diệu thanh tịnh, đầy đủ băm hai tướng). Trời người trong cõi ấy đều có ba mươi hai tướng, nên đều thuộc về thanh tịnh.

2.2.2.2.5. Thiện xảo nhiếp hóa

          (Chú) Thiện xảo nhiếp hóa giả.

          ()善巧攝化者。

          (Chú: Nhiếp thọ, giáo hóa khéo léo…)

2.2.2.2.5.1. Thành tựu nhu nhuyễn tâm

          (Luận) Như thị Bồ Tát Xa-ma-tha, Tỳ-bà-xá-na quảng lược tu hành, thành tựu nhu nhuyễn tâm.

          (Chú) Nhu nhuyễn tâm giả, vị quảng lược Chỉ Quán, tương thuận tu hành, thành bất nhị tâm dã. Thí như dĩ thủy thủ ảnh, thanh tĩnh tương tư nhi thành tựu dã.

          ()如是菩薩奢摩他。毘婆舍那。廣略修行。成就柔軟心。    

          ()柔軟心者。謂廣略止觀。相順修行成不二心也。譬如以水取影。清靜相資。而成就也。

          (Luận: Bồ Tát tu hành Xa-ma-tha, Tỳ-bà-xá-na rộng hay lược như thế, thành tựu tâm nhu nhuyễn.

          Chú: “Nhu nhuyễn tâm” nghĩa là tu hành Chỉ Quán thuận theo rộng hay lược mà thành tựu cái tâm bất nhị. Ví như dùng nước để lấy hình bóng, do thanh và tĩnh giúp đỡ lẫn nhau mà thành tựu vậy).

          Khoa mục này được gọi là Thiện Xảo Nhiếp Hóa, cũng chính là môn thứ năm, tức Hồi Hướng Môn. Trong ngũ niệm môn, Tác Nguyện Môn là chánh tu Chỉ, Quán Sát Môn là chánh tu Quán, hai môn Lễ Bái và Tán Thán là thật sự nương vào “Chỉ cảnh (cảnh giới để tu tập Chỉ) chẳng nghĩ bàn. Hồi Hướng Môn là nói tới hồi hướng Bồ Đề chúng sanh, mong xa lìa ba loại pháp trái nghịch Bồ Đề môn, tùy thuận ba loại pháp tương ứng Bồ Đề môn thì mới có thể thành tựu thiện xảo hồi hướng. Trong pháp môn ngũ niệm này, phát nguyện là khẩn yếu nhất, chẳng giống như pháp Chỉ trong các cách tu hành Chỉ Quán thông thường. Vì thế, Luận Chủ chẳng lập [ra môn] tu Chỉ, mà gọi là Tác Nguyện. Vì Lễ Bái, Tán Thán, và Quán Sát trong năm niệm môn đều thuộc về hạnh môn, Tác Nguyện và Hồi Hướng thuộc về nguyện môn; hạnh và nguyện giúp đỡ lẫn nhau như thế để công có chỗ quy kết, tâm có chỗ để chuyên chú, cho nên cần phải phát nguyện: “Nguyện sanh An Lạc quốc, thượng cầu hạ hóa”. Trong ấy đã bao hàm hai thứ ý nghĩa trọng yếu “phát Bồ Đề tâm” và “hồi hướng Bồ Đề chúng sanh”. Nếu có thể nhất tâm “chuyên chú nơi vãng sanh Tây Phương An Lạc quốc” thì sẽ như người có mắt, từng bước hướng đến chỗ ắt phải đến. Như người bắn tên, bắn vào mục tiêu trăm phát trăm trúng. Do phát nguyện, công có chỗ quy kết, nên công chẳng mất mát. Do phát nguyện, tâm có chỗ chuyên chú, nên thâu nhiếp cái tâm tán loạn vào định tĩnh. Đó gọi là tu Chỉ.

          Do Chỉ mà khởi Quán, nương vào phát nguyện để quan sát. Chỉ và Quán cùng vận dụng, ắt đạt được vô thượng Bồ Đề Định Huệ viên minh. Cuối cùng là thiện xảo hồi hướng chúng sanh cùng thành Phật đạo. Do điều này có thể biết: Luận này nêu ra ngũ niệm môn, lấy phát nguyện môn làm cốt lõi, có nguyện thì mới có thể chí tâm tinh tấn, giùi mài chẳng bỏ, như kinh Vô Lượng Thọ đã nói: “Nhân hữu chí tâm tinh tấn, cầu đạo bất chỉ, hội đương khắc quả, hà nguyện bất đắc” (Nếu là người chí tâm tinh tấn cầu đạo chẳng ngừng, ắt sẽ đắc quả, có nguyện nào mà chẳng đạt được). Tục ngữ có câu: “Hữu chí cánh thành” (có chí thì nên). Do đó, tu học Đại Thừa, tu hành pháp môn Tịnh Độ, đều phải lấy phát nguyện làm đầu, lấy phát nguyện làm căn bản. Như Ngẫu Ích đại sư nói: “Đắc sanh dữ phủ, toàn do tín nguyện chi hữu vô. Phẩm vị cao hạ, toàn do trì danh chi thâm thiển” (Được vãng sanh hay không hoàn toàn là do có tín nguyện hay không. Phẩm vị cao hay thấp hoàn toàn do trì danh cạn hay sâu). Như trong bài Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn của Tỉnh Am đại sư có đoạn viết: “Nguyện cùng sanh Tịnh Độ, cùng thấy Phật Di Đà, cùng hóa độ chúng sanh, cùng thành Chánh Giác. Kính mong đại chúng thương xót tấm lòng ngu thành của tôi mà cùng lập nguyện này. Người chưa phát thì nay hãy phát, người đã phát hãy tăng trưởng, người đã tăng trưởng hãy khiến cho liên tục. Đừng nói một niệm là nhỏ nhặt, đừng bảo nguyện suông là vô ích. Tâm thật thì sự thật, nguyện rộng ắt hạnh sâu. Hư không chẳng lớn, tâm vương là lớn. Kim cang chẳng cứng, nguyện lực cứng nhất. Nếu đại chúng thật sự chẳng vứt bỏ lời tôi thì Bồ Đề quyến thuộc từ đây kết nối, bạn hữu liên xã từ nay kết chặt”. Hy vọng Tịnh Tông liên hữu hãy suy đi nghĩ lại lời này!

          Lời luận nói: Bồ Tát tu ngũ niệm môn có thể theo như luận này đã nói, “tâm thường tác nguyện, nhất tâm chuyên niệm, tất cánh vãng sanh An Lạc quốc độ, dục như thật tu hành Xa-ma-tha (Chỉ) cố” (tâm thường phát nguyện, một lòng chuyên niệm, rốt ráo vãng sanh cõi nước An Lạc vì muốn như thật tu hành Xa-ma-tha, tức Chỉ). Đấy là tu theo kiểu đại lược. Lại nói: “Trí huệ quán sát, chánh niệm quán bỉ, dục như thật tu hành Tỳ-bà-xá-na (Quán) cố” (Trí huệ quan sát, chánh niệm quán cõi kia, vì muốn như thật tu hành Tỳ-bà-xá-na, tức Quán). Đấy là tu rộng. Tu hành Chỉ Quán rộng, lược như thế, được thành tựu cái tâm nhu nhuyễn. Vì thế, ngài Đàm Loan chú giải rằng: “Nhu nhuyễn tâm giả, vị quảng lược Chỉ Quán, tương thuận tu hành, thành bất nhị tâm dã” (Nhu nhuyễn tâm là thuận theo Chỉ Quán mà rộng hay lược tu hành, thành tựu cái tâm bất nhị).

          “Quảng lược Chỉ Quán, tương thuận tu hành” được nói ở đây chính là thuận theo thứ tự của pháp môn ngũ niệm mà tu, sẽ thành tựu cái tâm nhu nhuyễn. Vì sao vậy? Nương theo hai môn Tác Nguyện và Quán Sát để tu, tức là thuận theo phía Quảng để tu Quán. Quan sát ba thứ trang nghiêm, tức là quốc độ, Phật, và Bồ Tát. Ba thứ thành tựu nguyện tâm (bổn nguyện tâm) trang nghiêm ấy, nói đại lược, sẽ gom thành một câu pháp. Một câu pháp chính là câu thanh tịnh. Câu thanh tịnh chính là “trí huệ chân thật (Quán), vô vi Pháp Thân (Chỉ)”. Đấy chính là nhập vào lẫn nhau để tu Chỉ Quán đại lược.

          Lại nữa, nương theo năm môn quán Phật do Thanh Lương quốc sư đã nói hay ngũ phương tiện niệm Phật môn do Trí Giả đại sư đề ra (như trong biểu đồ dưới đây sẽ thuyết minh) [để tu tập], thì cũng là tu hành Chỉ Quán lược hay rộng theo chiều thuận, không chỉ là có thể đoạn Kiến Hoặc và Tư Hoặc, mà còn có thể phá vô minh, chứng Pháp Thân, đắc Nhu Thuận Nhẫn và Vô Sanh Nhẫn.

Năm môn quán Phật của Thanh Lương quốc sưNăm môn phương tiện niệm Phật của Trí Giả đại sư
Hữu tâm hữu cảnh quán Phật môn

(有心有境觀佛門)

Xưng danh vãng sanh niệm Phật môn

(稱名往生念佛門)

Quán tướng diệt tội niệm Phật môn

(觀相滅罪念佛門)

Duy tâm vô cảnh quán Phật môn

(唯心無境觀佛門)

Tâm cảnh câu mẫn quán Phật môn

(心境俱泯觀佛門)

Chư cảnh duy tâm niệm Phật môn

(諸境唯心念佛門)

Tâm cảnh câu ly niệm Phật môn

(心境俱離念佛門)

Sự sự vô ngại quán Phật môn

(事事無礙觀佛門)

Tánh khởi viên thông niệm Phật môn

(性起圓通念佛門)

Trùng trùng vô ngại quán Phật môn

(重重無礙觀佛門)

          Tâm nhu nhuyễn là gì? Nương theo sự tu hành Chỉ Quán rộng hay lược được nói trong luận này, ba nghiệp thân, khẩu, ý đều được thanh tịnh, tương ứng với Chỉ Quán thì gọi là “tương thuận tu hành” (tu hành thuận theo). Do ba nghiệp thanh tịnh thuận theo Chỉ Quán rộng hay lược, nên có thể thành tựu cái tâm thanh tịnh bất nhị. Đó gọi là “nhu nhuyễn tâm”.

          Như “dĩ thủy thủ ảnh” (dùng nước để lấy hình bóng), tức là dùng nước thanh tịnh để soi mặt; khi ấy, nước và khuôn mặt thanh tịnh hiển lộ lẫn nhau. Ba nghiệp thanh tịnh như vẻ mặt, Chỉ Quán rộng hay lược như nước sạch. Dùng ba nghiệp thanh tịnh tu ngũ niệm môn thì là “vẻ mặt thanh tịnh”. Pháp ngũ niệm Chỉ Quán rộng hay lược chính là “nước thanh tịnh”. Ba nghiệp và ngũ môn giúp lẫn nhau thành thanh tịnh, có thể đạt được “chẳng có hết thảy phiền não, vọng tưởng, chấp trước” tức là lìa hai tướng “lấy, bỏ”, chứng Duy Thức Tánh. Tâm sanh tử và tâm Niết Bàn đều chẳng hiện tiền, nên gọi là “tâm bất nhị” hoặc “nhu nhuyễn tâm”. Đấy là do so sánh với hàng Nhị Thừa đoạn Kiến Hoặc và Tư Hoặc, ra khỏi tam giới, chứng Thiên Chân Niết Bàn mà nói là “đắc nhu nhuyễn tâm” thì càng thù thắng, nhiệm mầu hơn!

2.2.2.2.5.2. Như thật biết các pháp

          (Luận) Như thật tri quảng lược chư pháp.

          (Chú) Như thật tri giả, như Thật Tướng nhi tri dã. Quảng trung nhị thập cửu cú, lược trung nhất cú, mạc phi Thật Tướng dã.

          ()如實知廣略諸法。  

          ()如實知者。如實相而知也。廣中二十九句。略中一句。莫非實相也。

          (Luận: Biết như thật các pháp rộng hay lược.

          Chú: “Biết như thật” là đúng như Thật Tướng mà biết. Rộng là hai mươi chín câu, lược là một câu, không gì chẳng phải là Thật Tướng).

          Có thể đúng như Thật Tướng của các pháp mà biết thì gọi là “như thật tri chư pháp”. Thật Tướng của các pháp là gì? Chính là Như Thật Không, Như Thật Bất Không. Vì thế, trong bộ Pháp Hoa Kinh Huyền Nghĩa, ngài Thiên Thai đã nói: “Vô tướng (Không) bất tướng (bất Không), cố danh Thật Tướng” (Do “không có tướng” (Không) mà cũng “chẳng phải là không có tướng” (Bất Không), nên gọi là Thật Tướng). Liễu tri hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian, không gì chẳng phải là “duyên khởi mà tánh Không”, duyên khởi là Quảng, tánh Không là lược. Đấy là biết đúng như thật các pháp quảng và lược.

          Nói theo sự tu tập ngũ niệm môn, quan sát quốc độ An Lạc, Phật, và Bồ Tát trong phần trước tổng cộng hai mươi chín thứ (Vãng Sanh Luận gọi mỗi thứ là “một câu”) trang nghiêm công đức thì là biết như thật về Quảng. Nói đại lược thì gom vào một câu pháp. Một câu pháp là câu thanh tịnh, đó là “biết như thật về Lược”. Quảng thì Thật Tướng là Hữu chẳng phải là không có tướng. Lược thì Thật Tướng là Không, chẳng có tướng. Nếu là Hữu thì biết là Hữu; nếu là Không thì biết là Không. Hữu là Sanh Diệt Môn, Không là Chân Như Môn. Các pháp chẳng ra ngoài nhất tâm nhị môn. Đấy là tướng chân thật của các pháp quảng và lược. Nếu có thể đích thân biết, đích thân thấy như thế, thì gọi là “biết như thật các pháp rộng hay lược”.

2.2.2.2.5.3. Xảo phương tiện hồi hướng

          (Luận) Như thị thành tựu xảo phương tiện hồi hướng.

          (Chú) Như thị giả, như tiền hậu quảng lược, giai Thật Tướng dã. Dĩ tri Thật Tướng cố, tắc tri tam giới chúng sanh hư vọng tướng dã. Tri chúng sanh hư vọng, tắc sanh chân thật từ bi dã. Tri chân thật Pháp Thân, tắc khởi chân thật quy y dã. Từ bi chi dữ quy y, xảo phương tiện tại hạ.

          ()如是成就巧方便迴向。      

          ()如是者。如前後廣略。皆實相也。以知實相故。則知三界眾生虛妄相也。知眾生虛妄。則生真實慈悲也。知真實法身。則起真實歸依也。慈悲之與歸依。巧方便在下。

          (Luận: Thành tựu phương tiện hồi hướng hay khéo như thế.

          Chú: “Như thế” là như rộng trong phần trước (hai mươi chín câu trang nghiêm công đức) và lược trong phần sau (một câu thanh tịnh) đều là Thật Tướng. Do biết Thật Tướng, cho nên biết chúng sanh trong tam giới là tướng hư vọng. Biết chúng sanh là hư vọng, sẽ sanh lòng từ bi chân thật. Biết Pháp Thân chân thật, sẽ dấy lên sự quy y chân thật. Từ bi và quy y, phương tiện hay khéo sẽ [được trình bày] dưới đây).

          Phần luận thuộc ba tiểu đoạn từ “thành tựu cái tâm nhu nhuyễn” cho đến “xảo phương tiện hồi hướng” trước sau liên quan, chẳng thể tách rời. Bồ Tát nương theo luận này để tu Chỉ Quán rộng lược trong ngũ niệm môn, sẽ có thể thành tựu cái tâm nhu nhuyễn. Đấy là do phục tâm Bồ Đề6

mà thành tựu minh tâm Bồ Đề, đắc Vô Phân Biệt Trí, phá vô minh, chứng Pháp Thân (nhất tâm nhị môn). Đã được minh tâm, tất nhiên là biết như thật các pháp rộng hay lược, cũng là khôi phục cái tâm thanh tịnh “nhất tâm nhị môn, Không Hữu vô ngại”. Nương theo Chân Như Môn, biết Pháp Thân chân thật, có thể tùy duyên bất biến. Nương theo Sanh Diệt Môn, biết chúng sanh hư vọng, có thể bất biến tùy duyên. Tùy duyên bất biến chính là Vô Vi Pháp Thân của Bồ Tát, chính là chỗ quy y chân thật. Bất biến tùy duyên chính là trí huệ chân thật của Bồ Tát, chính là chỗ từ bi diệu dụng. Như thế thì có thể “tam luân thể không”, Ngã lẫn Pháp hai đằng đều mất, do minh tâm Bồ Đề mà tu xuất đáo Bồ Đề, thành tựu xảo phương tiện hồi hướng, vượt thoát tam giới, đạt đến Nhất Thiết Chủng Trí, viên mãn Bồ Đề, trở về chỗ “không có gì để đạt được”.

          Nói theo kinh Đại Bát Nhã thì Bồ Tát tu hết thảy công đức tự lợi, lợi tha, nếu chẳng thể tương ứng với cái Không “vô sở đắc” thì chẳng thể đạt được biển công đức của Phật quả rốt ráo, chẳng thể tạo thành tư lương để thành Phật. Do vậy, xảo phương tiện hồi hướng chính là vô trí mà cũng là vô đắc, như Tâm Kinh đã nói: “Do chẳng có gì để đạt được… rốt ráo Niết Bàn, đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”. Xảo phương tiện hồi hướng được nói trong luận này chính là dựa theo điều này để nói. Như thế thì mới có thể do xuất đáo Bồ Đề mà thành tựu viên mãn cứu cánh Bồ Đề.

          (Luận) Hà giả Bồ Tát xảo phương tiện hồi hướng? Bồ Tát xảo phương tiện hồi hướng giả, vị thuyết lễ bái đẳng ngũ chủng tu hành, sở tập nhất thiết công đức thiện căn, bất cầu tự thân trụ trì chi lạc, dục bạt nhất thiết chúng sanh khổ. Cố tác nguyện nhiếp thủ nhất thiết chúng sanh, cộng đồng sanh bỉ An Lạc Phật quốc. Thị danh Bồ Tát xảo phương tiện hồi hướng thành tựu.

          (Chú) Án Vương Xá thành sở thuyết Vô Lượng Thọ kinh, tam bối sanh trung, tuy hạnh hữu ưu liệt, mạc bất giai phát Vô Thượng Bồ Đề chi tâm. Thử Vô Thượng Bồ Đề tâm, tức thị nguyện tác Phật tâm. Nguyện tác Phật tâm, tức thị độ chúng sanh tâm. Độ chúng sanh tâm, tức nhiếp thủ chúng sanh, sanh tịnh Phật quốc độ tâm. Thị cố, nguyện sanh bỉ An Lạc Tịnh Độ giả, yếu phát Vô Thượng Bồ Đề tâm dã. Nhược nhân bất phát Vô Thượng Bồ Đề tâm, đản văn bỉ quốc độ, thọ lạc vô gián, vị lạc cố nguyện sanh, diệc đương bất đắc vãng sanh dã. Thị cố, ngôn bất cầu tự thân trụ trì chi lạc, dục bạt nhất thiết chúng sanh khổ cố. Trụ trì lạc giả, vị bỉ An Lạc Tịnh Độ, vị A Di Đà Như Lai bổn nguyện lực chi sở trụ trì, thọ lạc vô gián dã.

          ()何者菩薩巧方便迴向。菩薩巧方便迴向者。謂說禮拜等五種修行。所集一切功德善根。不求自身住持之樂。欲拔一切眾生苦。故作願攝取一切眾生。共同生彼安樂佛國。是名菩薩巧方便。迴向成就。               ()案王舍城所說無量壽經。三輩生中。雖行有優劣。莫不皆發無上菩提之心。此無上菩提心。即是願作佛心。願作佛心。即是度眾生心。度眾生心。即攝取眾生。生淨佛國土心。是故願生彼安樂淨土者。要發無上菩提心也。若人不發無上菩提心。但聞彼國土。受樂無間。為樂故願生。亦當不得往生也。是故言不求自身住持之樂。欲拔一切眾生苦故。住持樂者。謂彼安樂淨土。為阿彌陀如來本願力之所住持。受樂無間也。

          (Luận: Xảo phương tiện hồi hướng của Bồ Tát là gì? Xảo phương tiện hồi hướng của Bồ Tát là nói đối với công đức thiện căn do tu tập năm thứ tu hành tức lễ bái v.v… bèn chẳng cầu nhằm duy trì sự vui sướng cho bản thân, mà là muốn dẹp khổ cho hết thảy chúng sanh, cho nên phát nguyện nhiếp thủ hết thảy chúng sanh cùng nhau sanh về cõi Phật An Lạc kia. Đó gọi là xảo phương tiện hồi hướng thành tựu của Bồ Tát.

          Chú: Theo kinh Vô Lượng Thọ được nói tại thành Vương Xá, trong số những người vãng sanh thuộc ba bậc, tuy hạnh có hơn kém, nhưng không ai chẳng đều phát tâm Vô Thượng Bồ Đề. Cái tâm Vô Thượng Bồ Đề ấy chính là tâm phát nguyện làm Phật. Tâm phát nguyện làm Phật chính là tâm độ chúng sanh. Tâm độ chúng sanh chính là tâm nhiếp thủ chúng sanh sanh về quốc độ thanh tịnh của Phật. Vì thế, nguyện sanh về cõi An Lạc Tịnh Độ kia, phải phát Vô Thượng Bồ Đề tâm. Nếu kẻ nào chẳng phát Vô Thượng Bồ Đề tâm, chỉ nghe nói trong quốc độ ấy sẽ hưởng vui chẳng gián đoạn, vì sự vui sướng mà nguyện sanh [về đó], cũng sẽ chẳng được vãng sanh. Vì thế nói chẳng cầu duy trì sự vui sướng cho bản thân, mà là muốn dẹp khổ cho hết thảy chúng sanh. “Duy trì sự vui sướng” là nói: Ở trong An Lạc Tịnh Độ, do được sức bổn nguyện của A Di Đà Như Lai trụ trì, bèn hưởng vui sướng chẳng gián đoạn vậy).

          Ngài Đàm Loan chú giải đoạn này hết sức hay. Một mặt là chỉ ra tánh chất trọng yếu của việc “muốn sanh về Tịnh Độ, ắt trước hết phải phát tâm Vô Thượng Bồ Đề”. Mặt khác là chỉ ra chỗ khác biệt giữa phát Bồ Đề tâm trong Tịnh Độ Tông và những cách nói thông thường khác. [Lập luận của Ngài] hoàn toàn căn cứ trên kinh giáo, chẳng phải là tự suy diễn nói bừa!

          Như nói “độ sanh thành Phật, thành Phật độ sanh”, đấy là nội hàm chung của Vô Thượng Bồ Đề tâm. Nhưng phát Bồ Đề tâm trong pháp môn Tịnh Độ thì là trong vô lượng phương tiện độ sanh của chư Phật, Bồ Tát, đặc biệt chú trọng “nhiếp thủ chúng sanh đềsanh về cõi Phật thanh tịnh, cùng được thành Phật”. Đức Bổn Sư lập giáo, Phật Di Đà nhiếp thủ, giáo hóa, chư Phật cùng tán thán, tổ sư phán giáo, bảo [pháp môn Tịnh Độ] là “đạo dễ hành”, đều là do điều này! Điều này so với cách nói thông thường “phát Tứ Hoằng Thệ Nguyện, thượng cầu, hạ hóa bèn gọi là phát Vô Thượng Bồ Đề tâm”; đấy là “đạo khó hành”. Sự sai khác chẳng cần phải nói cũng biết! Phát Bồ Đề tâm là như thế, xảo phương tiện hồi hướng cũng là như thế. Nếu chẳng hồi hướng nhiếp thủ chúng sanh cùng sanh An Lạc quốc, sẽ chẳng phải là “xảo phương tiện hồi hướng” được nói trong luận này. Do vậy, bộ luận này đã viết: “Hướng thuyết lễ bái đẳng ngũ chủng tu hành, sở tập nhất thiết công đức thiện căn, bất cầu tự thân trụ trì chi lạc, tác nguyện nhiếp thủ chúng sanh, đồng sanh An Lạc quốc. Thị danh xảo phương tiện hồi hướng” (Xảo phương tiện hồi hướng của Bồ Tát là đối với hết thảy công đức thiện căn do tu tập năm thứ tu hành, tức lễ bái v.v… như đã nói trong phần trước, bèn chẳng cầu nhằm duy trì sự vui sướng cho bản thân, mà là phát nguyện nhiếp thủ hết thảy chúng sanh cùng sanh An Lạc quốc. Đó gọi là xảo phương tiện hồi hướng). Do vậy, ngài Đàm Loan nói: Nếu kẻ nào chẳng phát Vô Thượng Bồ Đề tâm, chẳng hồi hướng nhiếp thủ chúng sanh sanh về An Lạc quốc, chỉ cầu an lạc cho bản thân mà tu pháp môn Tịnh Độ, cầu vãng sanh Tịnh Độ thì cũng đương nhiên là chẳng được vãng sanh An Lạc quốc.

          “Trụ trì lạc” tức là cõi An Lạc có Phật lực trụ trì, chẳng có các nỗi khổ, chỉ hưởng các sự vui, chẳng thay đổi, chẳng mất đi, hưởng vui sướng chẳng gián đoạn. Hãy nên biết: Pháp môn Tịnh Độ là pháp Đại Thừa, là đạo dễ hành trong các phương tiện để thành Phật. Nếu chẳng phát Vô Thượng Bồ Đề tâm, sẽ chẳng có chủng tử thành Phật, chẳng được thành Phật. Đấy chẳng phải là bổn ý của đức Thích Tôn, chẳng phải là phương tiện thành Phật nơi bổn nguyện của Phật Di Đà. Vì thế, cần phải là hoặc đã phát, hoặc nay phát, hoặc sẽ phát, đều được trụ trì Bất Thoái Bồ Đề, cùng thành Phật đạo. Hy vọng các Tịnh Tông liên hữu đặc biệt lưu ý.

          (Chú) Phàm thích hồi hướng danh nghĩa, vị dĩ kỷ sở tập nhất thiết công đức, thí dữ nhất thiết chúng sanh cộng hướng Phật đạo. Xảo phương tiện giả, vị Bồ Tát nguyện dĩ kỷ trí huệ hỏa, thiêu nhất thiết chúng sanh phiền não thảo mộc. Nhược hữu nhất chúng sanh bất thành Phật, ngã bất tác Phật. Nhi chúng sanh vị tận thành Phật, Bồ Tát dĩ tự thành Phật. Thí như hỏa thiêm, dục trích nhất thiết thảo mộc, thiêu linh sử tận. Thảo mộc vị tận, hỏa thiêm dĩ tận. Dĩ hậu kỳ thân, nhi thân tiên, cố danh xảo phương tiện.

          ()凡釋迴向名義。謂以己所集一切功德。施與一切眾生。共向佛道。巧方便者。謂菩薩願以己智慧火。燒一切眾生煩惱草木。若有一眾生不成佛。我不作佛。而眾生未盡成佛。菩薩已自成佛。譬如火?。欲摘一切草木。燒令使盡。草木未盡。火?已盡。以後其身而身先。故名巧方便。

          (Chú: Phàm giải thích danh nghĩa của hồi hướng thì là “đem tất cả công đức do chính mình đã tu tập thí cho hết thảy chúng sanh đều cùng hướng đến Phật đạo. “Phương tiện khéo” là Bồ Tát nguyện dùng lửa trí huệ của chính mình để đốt hết thảy cỏ cây phiền não của chúng sanh. Nếu có một chúng sanh chẳng thành Phật, ta chẳng làm Phật. Nhưng chúng sanh đều chưa trọn hết thành Phật, mà Bồ Tát đã tự thành Phật. Ví như que củi nhóm lửa, muốn dùng để đốt sạch hết thảy cỏ cây. Cỏ cây chưa cháy hết mà que củi nhóm lửa đã cháy sạch. Đặt mình ra sau mà chính mình lại [đạt thành tựu] trước; vì thế gọi là “phương tiện khéo”).

          Trước hết, ngài Đàm Loan giải thích hàm nghĩa trong danh xưng Hồi Hướng thông thường, tức là nói: Đem công đức của hết thảy thiện pháp thế gian và xuất thế gian do chính mình đã tu tập làm cái nhân, chính mình chẳng cần tham đắm quả báo, chuyển sang bố thí hết thảy chúng sanh, [ngõ hầu họ] cùng được tiến hướng theo đạo thành Phật mà thành Phật. Điều này bao hàm “hồi nhân hướng quả, hồi tự hướng tha, hồi Sự hướng Lý”.

          Ngài lại giải thích thế nào là xảo phương tiện? Nói đơn giản, phải có hạnh nguyện Phổ Hiền trong thời gian và không gian vô tận: Nếu một chúng sanh chẳng thành Phật, tôi chẳng làm Phật. Ngài lại nêu ra thí dụ que củi nhóm lửa để thuyết minh: Chúng sanh vô lượng vô biên chưa thành Phật hết, Bồ Tát đã công viên quả mãn, đã tự thành Phật trước. Lý tất nhiên thì Sự là đương nhiên. Đấy là phương tiện thành Phật hay khéo không chi hơn được. Chữ “?” đọc là Thiêm (添), tức là “xuy táo mộc” (炊竈木), còn gọi là “hỏa trượng” hoặc “mộc trượng”, [đều có nghĩa là củi để nhóm lò]. Que củi nhóm lò quyết chẳng vì thiêu một ít cỏ cây mà cháy, nó muốn thiêu hết thảy cỏ cây, nhưng cỏ cây vô lượng, chắc chắn là chẳng có lúc thiêu hết được, nhưng bản thân của que củi nhóm lò vì có hạn lượng, sẽ có lúc bị thiêu sạch, đã hóa thành tro. Bồ Tát độ chúng sanh thành Phật cũng giống như thế, tuy phát nguyện độ hết chúng sanh rồi mới thành Phật, kết quả là chính mình đã thành Phật trước. Vì thế nói là “hậu kỳ thân nhi thân tiên” (đặt chính mình ra sau mà chính mình đạt được trước).

          (Chú) Thử trung ngôn phương tiện giả, vị tác nguyện nhiếp thủ nhất thiết chúng sanh, cộng đồng sanh bỉ An Lạc Phật quốc. Bỉ Phật quốc tức thị tất cánh thành Phật đạo lộ vô thượng phương tiện dã.

          ()此中言方便者。謂作願攝取一切眾生。共同生彼安樂佛國。彼佛國即是畢竟成佛道路。無上方便也。

          (Chú: “Phương tiện” được nói ở đây là nói “nguyện nhiếp thủ hết thảy chúng sanh cùng sanh về cõi Phật An Lạc ấy”. Cõi Phật ấy chính là phương tiện vô thượng trong đường lối rốt ráo thành Phật).

          “Thử trung ngôn” tức là điều được nói trong phần luận của bộ luận này. “Phương tiện” chính là phương tiện thiện xảo, cũng là phương tiện độ chúng sanh thành Phật dễ dàng nhất. Phương tiện này có gì khác với những “phương tiện” nói thông thường? Chính là do “phát nguyện nhiếp thủ hết thảy chúng sanh cùng nhau sanh về quốc độ An Lạc của A Di Đà Phật”, vì cõi Phật ấy là Tịnh Độ viên mãn nhất trong các Tịnh Độ của chư Phật. Chỉ cần chí tâm tin ưa, tâm được thanh tịnh, dẫu chỉ mười niệm, niệm A Di Đà Phật, nương theo bổn nguyện của Phật nhiếp thọ, bất cứ ai cũng đều có thể vãng sanh, dẫu mang theo nghiệp chủng vẫn được vãng sanh. Đã vãng sanh thì đều là bất thoái chuyển, vô lượng thọ, rốt ráo ắt đạt đến Nhất Sanh Bổ Xứ, tức là rốt ráo thành Phật. Đấy là trên Bồ Đề đại đạo thành Phật, chẳng có pháp môn phương tiện nào tốt lành hơn được nữa!

          Vì chúng sanh ở trong sanh tử đã lâu, vọng tưởng chấp trước đã tập quen thành tánh. Nếu dùng “vô sở đắc Không” làm phương tiện để khiến cho chúng sanh tự lực đoạn trừ phiền não mà vãng sanh Tịnh Độ thành Phật, họ sẽ khó thể làm được chuyện ấy. Phương tiện ấy chẳng thể thích hợp trọn khắp ba căn, gồm thâu trọn vẹn lợi căn lẫn độn căn, chẳng thể gọi là thiện xảo phương tiện!

          Chỉ có nương theo bổn nguyện nơi nhân địa và thần lực nơi quả địa của A Di Đà Phật, thành tựu danh hiệu Phật và Tịnh Độ, khiến cho hết thảy chúng sanh tu ngũ niệm môn được sanh về cõi ấy, thì mới là phương tiện thù thắng chẳng thể nghĩ bàn. Bất luận ba bậc chín phẩm, đều có thể do hữu niệm mà đắc vô niệm, từ hữu sanh mà nhập vô sanh, chẳng đoạn Hoặc chủng (chủng tử phiền não) mà thoát khỏi tam giới, thành Phật ngay trong một đời, vĩnh viễn chẳng thoái chuyển, xác thực là một đại đạo thành Phật an toàn nhất, nhanh chóng nhất, dễ dàng nhất, phổ cập nhất, mà cũng là phương tiện thiện xảo vô thượng nhất.

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9