Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá
Chú Giải Giảng Nghĩa
無量壽經優婆提舍註解講義
Ấn Độ Thế Thân Bồ Tát tạo luận
印度世親菩薩造論
Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch luận
元魏天竺三藏菩提流支譯論
Nguyên Ngụy Huyền Trung Tự sa-môn Đàm Loan chú giải
元魏玄中寺沙門曇鸞註解
Dân Quốc Tịnh Luật Tự sa-môn Tánh Phạm giảng nghĩa
民國淨律寺沙門性梵講義
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
(theo bản in của Tam Huệ Học Xứ, ngày 1 tháng 1 năm 1999)
Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang
2.2.2.2.3.1.1.2.2.15. Công đức không có các nạn
(Luận) Trang nghiêm vô chư nạn công đức thành tựu giả, kệ ngôn: “Vĩnh ly thân tâm não, thọ lạc thường vô gián” cố.
(Chú) Thử vân hà bất tư nghị? Kinh ngôn: “Thân vi khổ khí, tâm vi não đoan”, nhi bỉ hữu thân, hữu tâm, nhi thọ lạc vô gián, an khả tư nghị?
(論)莊嚴無諸難功德成就者。偈言。永離身心惱。受樂常無間故。
(註)此云何不思議。經言。身為苦器。心為惱端。而彼有身有心而受樂無間。安可思議。
(Luận: “Thành tựu công đức trang nghiêm không có các nạn” là như kệ nói: “Mãi lìa thân tâm não, hưởng vui chẳng gián đoạn”.
Chú: Vì sao điều này là chẳng thể nghĩ bàn? Kinh dạy: “Thân là đồ chứa đựng sự khổ, tâm là đầu mối của sầu não”, nhưng [chúng sanh] trong cõi ấy tuy có thân và có tâm, nhưng hưởng vui thường chẳng gián đoạn, làm sao có thể nghĩ bàn cho được?)
Chúng sanh trong cõi ấy do thân là liên hoa hóa sanh, thọ mạng đều vô lượng, lại còn cơm áo tự nhiên, chẳng cần phải lo toan, tạo tác. Do vậy, chẳng có nhục thân để cảm nhận những nỗi khổ não sanh, lão, bệnh, tử, cơm áo, ăn ở v.v… đều thường được cùng A Di Đà Phật và Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát tụ hội một chỗ, có thầy lành, bạn tốt, tâm chẳng có phiền não, chẳng có những nỗi ưu sầu khổ não vì Ái Biệt Ly (yêu thương mà phải chia lìa), Oán Tắng Hội (oán ghét mà phải gặp gỡ) v.v… rốt ráo cùng đắc Bồ Đề giác pháp lạc, Niết Bàn tịch tĩnh lạc. Điều này làm sao có thể nghĩ bàn cho nổi?
2.2.2.2.3.1.1.2.2.16. Công đức đại nghĩa môn
(Luận) Trang nghiêm đại nghĩa môn công đức thành tựu giả, kệ ngôn: “Đại Thừa thiện căn giới, đẳng vô cơ hiềm danh, nữ nhân cập căn khuyết, Nhị Thừa chủng bất sanh” cố. Tịnh Độ quả báo, ly nhị chủng cơ hiềm quá, ưng tri. Nhất giả Thể, nhị giả Danh. Thể hữu tam chủng: Nhất giả, Nhị Thừa nhân; nhị giả, nữ nhân; tam giả, chư căn bất cụ nhân. Vô thử tam quá, cố danh “ly Thể cơ hiềm”. Danh diệc hữu tam chủng, phi đản vô tam thể, nãi chí bất văn “Nhị Thừa, nữ nhân, chư căn bất cụ” tam chủng danh, cố danh “ly danh cơ hiềm”. “Đẳng” giả, bình đẳng nhất tướng cố.
(Chú) Thử vân hà bất tư nghị? Phù chư thiên cộng khí, phạn hữu tùy phước chi sắc. Túc chỉ án địa, nãi tường kim lịch chi chỉ. Nhi nguyện vãng sanh giả, bổn tắc tam tam chi phẩm, kim vô nhất nhị chi thù, diệc như Truy, Thằng nhất vị, yên khả tư nghị?
(論)莊嚴大義門功德成就者。偈言。大乘善根界。等無譏嫌名。女人及根缺。二乘種不生故。淨土果報離二種譏嫌過。應知。一者體。二者名。體有三種。一者二乘人。二者女人。三者諸根不具人。無此三過。故名離體譏嫌。名亦有三種。非但無三體。乃至不聞二乘女人諸根不具三種名。故名離名譏嫌。等者平等一相故。
(註)此云何不思議。夫諸天共器。飯有隨福之色。足指按地。乃詳金礫之旨。而願往生者。本則三三之品。今無一二之殊。亦如淄澠一味。焉可思議。
(Luận: Trang nghiêm đại nghĩa môn công đức thành tựu là như kệ nói: “Đại Thừa thiện căn giới, bình đẳng không có danh xưng gây gièm chê như nữ nhân và căn khuyết, chủng tánh Nhị Thừa chẳng sanh [Cực Lạc]”. Quả báo trong Tịnh Độ lìa khỏi lỗi lầm của hai thứ chê gièm, hãy nên biết! Một là Thể, hai là Danh. Thể có ba loại: Một là kẻ Nhị Thừa, hai là nữ nhân, ba là kẻ các căn chẳng trọn đủ. Do không có ba lỗi lầm ấy, nên gọi là “lìa sự chê gièm về Thể”. Danh cũng có ba thứ, không chỉ là chẳng có ba Thể, mà cho đến ba loại danh xưng “Thanh Văn, nữ nhân, các căn không đầy đủ” đều chẳng nghe thấy, cho nên gọi là “lìa sự chê gièm về danh”. “Đẳng” là bình đẳng nhất tướng.
Chú: Vì sao điều này là chẳng thể nghĩ bàn? Chư thiên dùng chung đồ đựng, nhưng cơm lại tùy theo phước của từng vị mà màu sắc sai khác. Ngón chân nhấn xuống đất, bèn lộ rõ ý chỉ “sỏi vàng”. Người nguyện vãng sanh thì vốn có chín phẩm, nay chẳng có một hay hai sai khác, cũng như nước sông Truy và sông Thằng [khi đổ vào biển cả sẽ] có cùng một vị. “Đẳng” là nhất tướng bình đẳng, há có thể nghĩ bàn ư?)
“Đại nghĩa môn công đức thành tựu” là nói tới chúng sanh thuộc ba bậc đã sanh về Cực Lạc, vì đều đã phát Bồ Đề tâm, tức là trọn đủ thiện căn giới bình đẳng của Đại Thừa (đó là cái nhân), thành tựu chủng tánh và quả báo thể thuộc Đại Thừa. Tịnh độ của mười phương chư Phật có thể có chủng tánh và quả báo thể thuộc Nhị Thừa sanh về; chỉ riêng An Lạc Tịnh Độ do được thành tựu bởi công đức từ bổn nguyện của A Di Đà Phật, cho nên quyết định chẳng có chúng sanh thuộc chủng tánh và quả báo thể Nhị Thừa. Do vậy, xa lìa khuyết điểm “Nhị Thừa, nữ nhân, và sáu căn thiếu khuyết” đáng bị chê gièm. Lời Luận đã nói rất rõ ràng: “Không có kẻ Nhị Thừa, nữ nhân và căn khuyết” thì không chỉ là nói rõ trong An Lạc Tịnh Độ không có những quả báo thể ấy, mà còn chỉ ra Tịnh Độ chẳng có những danh từ thuộc ba loại ấy; chẳng phải là nói “trước khi vãng sanh, không có ba hạng người ấy” (tức là không phải là ba hạng người ấy chẳng thể vãng sanh). Tất cả Thanh Văn trong thế giới Cực Lạc đều là dùng thân Thanh Văn hồi tâm hướng về Đại Thừa mà vãng sanh, hoặc là do đức Phật thị hiện để trang nghiêm Tịnh Độ, chứ không phải là [cõi Cực Lạc] còn có Nhị Thừa.
Có một số người giải thích câu “Nhị Thừa chủng bất sanh” là “dẫu quốc độ An Lạc có quả báo thể của hàng Nhị Thừa thì cũng chẳng trở ngại gì! Chờ đến sau khi đã thấy Phật, họ bèn phát Bồ Đề tâm, chẳng còn sanh khởi chủng tử Nhị Thừa (tâm Nhị Thừa) nữa”. Cách nói ấy chính là cho rằng [trong cõi Cực Lạc] có chủng tánh và quả báo thể Nhị Thừa; [nói như vậy thì đã] trái nghịch ý Phật và nghĩa lý trong kinh, mà cũng chẳng phù hợp hàm ý của câu “Nhị Thừa chủng bất sanh” trong bộ luận này.
Có lẽ sẽ có người hỏi: “Chẳng phải là trong kinh đã nói thế giới Cực Lạc có vô lượng đệ tử Thanh Văn, cớ sao nói chẳng có danh xưng đáng bị chê gièm là Nhị Thừa”? Đáp: Như kinh Vô Lượng Thọ đã nói: “Kỳ chư Thanh Văn, Bồ Tát, thiên nhân… hàm đồng nhất loại, hình vô dị trạng, đản nhân thuận dư phương, cố hữu nhân thiên (Nhị Thừa) chi danh… phi thiên, phi nhân (diệc phi Nhị Thừa)” (Các vị Thanh Văn, Bồ Tát, trời người ấy đều cùng một loại, không có hình dạng sai khác, chỉ vì thuận theo phương khác mà có danh xưng trời, người (Nhị Thừa)… [những chúng sanh ấy] chẳng phải là trời, chẳng phải là người, mà cũng chẳng phải là Nhị Thừa). Giả sử thật sự có hàng Nhị Thừa, thì sẽ chẳng thành “cùng một loại” được!
Lại nữa, nguyện thứ mười một trong bốn mươi tám nguyện là: “Quốc trung thiên nhân, bất trụ Định Tụ (tức Bất Thoái Chuyển Bồ Tát), bất thủ Chánh Giác” (Trời người trong nước chẳng trụ trong Định Tụ (tức Bất Thoái Chuyển Bồ Tát), tôi sẽ chẳng giữ lấy ngôi Chánh Giác). Nguyện thứ mười sáu: “Quốc trung nãi chí văn hữu bất thiện danh giả, bất thủ Chánh Giác” (Cho đến trong nước mà nghe thấy có danh xưng bất thiện thì tôi chẳng giữ lấy ngôi Chánh Giác). Lại còn có rất nhiều lời nguyện đều nói rất rõ ràng “quốc trung Bồ Tát” (Bồ Tát trong nước) chẳng nói đến Nhị Thừa.
Kinh nói “cõi ấy Thanh Văn vô số” là nói đến các chúng sanh phát nguyện vãng sanh cõi ấy số đến vô lượng, trong ấy lại có rất nhiều vị Thanh Văn hồi Tiểu hướng Đại. Đã sanh trong Tịnh Độ, trước hết là đoạn Kiến Tư phiền não, tương tự như sở chứng của Thanh Văn, bèn được gọi bằng danh xưng Thanh Văn. Thật ra, quyết định chẳng có quả báo thể của Thanh Văn. Trong Tịnh Độ của mười phương chư Phật, đều là “chẳng thể đới nghiệp vãng sanh”, chỉ riêng An Lạc Tịnh Độ là có thể mang theo nghiệp chủng vãng sanh. Đã sanh [Cực Lạc] rồi bèn đoạn [nghiệp chủng ấy]. Trong phần trước, tôi đã có nói, quốc độ An Lạc được thành tựu bởi công đức nơi bổn nguyện của A Di Đà Phật. Hết thảy danh tướng và sự vật [trong Cực Lạc] đều là khó nghĩ, khó bàn, chẳng thể coi giống như trong thế gian này được! Đấy chính là chỗ đặc thù của pháp môn Tịnh Độ!
Lời Luận nói: “Đẳng giả, bình đẳng nhất tướng cố” (“Đẳng” là bình đẳng nhất tướng). Đấy chính là Luận Chủ giải thích: Chúng sanh trong ba bậc chín phẩm sau khi đã vãng sanh Tịnh Độ, cùng đạt được quả báo thể bình đẳng nhất tướng của Đại Thừa, tất nhiên chẳng có những thể tướng sai biệt như Nhị Thừa, nữ nhân, căn khuyết. Như kinh Vô Lượng Thọ có nói: “Quốc trung thiên nhân, hình sắc bất đồng, hữu hảo xú giả… bất tất thành mãn tam thập nhị đại nhân tướng giả… bất tất chân kim sắc giả, bất thủ Chánh Giác” (Trời, người trong nước hình sắc khác nhau, có kẻ xấu người đẹp… chẳng đều thành tựu viên mãn ba mươi hai tướng đại nhân… [sắc thân] không đều là màu vàng ròng, tôi chẳng giữ lấy ngôi Chánh Giác). Những lời nguyện ấy đều có thể chứng minh: Bất luận là phàm phu, Nhị Thừa, hay Bồ Tát, chỉ cần vãng sanh Cực Lạc, sẽ đều bình đẳng cùng là ba mươi hai tướng đại nhân (“đại nhân” là Phật, Bồ Tát) y hệt như nhau, tuyệt đối chẳng có thể tướng và danh xưng “Nhị Thừa, nữ nhân, căn khuyết” đáng bị chê gièm.
Ngài Đàm Loan nói: Trong thế giới Sa Bà này, do chúng sanh tạo nghiệp bất đồng, chắc chắn sẽ có đủ thứ thể tướng quả báo sai khác. Chẳng hạn như chư thiên trong cõi trời Lục Dục, đối với thức ăn trong cùng một bát đựng, tùy theo nghiệp đã tạo của mỗi vị mà đạt được phước trời khác nhau, sẽ trông thấy các món ăn có thể tướng sai khác. Lại như phẩm Phật Quốc của kinh Duy Ma Cật có nói: “Phật dĩ túc chỉ án địa, tức thời tam thiên đại thiên thế giới, nhược can bách thiên trân bảo nghiêm sức. Hữu như Bảo Trang Nghiêm Phật Vô Lượng Công Đức Bảo Trang Nghiêm độ” (Đức Phật dùng ngón chân nhấn xuống đất, ngay lập tức tam thiên đại thiên thế giới có trăm ngàn trân bảo trang hoàng dường ấy, giống như cõi Vô Lượng Công Đức Bảo Trang Nghiêm của Bảo Trang Nghiêm Phật). Đấy là hình dung Thích Ca Thế Tôn đã trải qua vô lượng kiếp tu tập nghiệp lực công đức vô lậu khác nhau, cho nên có thể khiến cho chỗ bị ngón chân nhấn xuống (kinh văn gọi là “án địa”) toàn là vàng ròng, trân bảo cùng lúc nhanh chóng hiện ra.
Hai điều thí dụ ấy đều nhằm thuyết minh: Chúng sanh trong cõi này (thế giới Sa Bà) chẳng thể bình đẳng có cùng một tướng, chỉ riêng những chúng sanh có thể phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, tu pháp môn ngũ niệm, phát nguyện mong vãng sanh An Lạc Tịnh Độ, tuy vốn có thể tướng sai khác bất đồng trong ba bậc, nay đã thành tựu Tịnh nghiệp, được sanh vào Tịnh Độ, thì đều là liên hoa hóa sanh, một tướng bình đẳng, đều là tướng Bồ Tát, quyết định chẳng có mảy may thể tướng quả báo bất đồng. Giống như tại tỉnh Sơn Đông của Trung Hoa có hai con sông Truy và Thằng1
, đổ vào biển thì là cùng một vị. Như thiên Cửu Lưu trong Tân Luận có nói: “Sông Truy và sông Thằng khác nguồn, cùng chảy vào biển. Âm Cung và âm Thương khác tiếng, đều hòa hợp trong nhạc”. Do vậy, ngài Đàm Loan dùng sự thật “hai con sông Truy và Thằng cùng đổ vào biển, sẽ là thuần nhất tướng nhất vị” để hình dung thế giới An Lạc thuần là Đại Thừa thiện căn giới, như biển một tướng, một vị, chẳng hề sai biệt! Chúng sanh thuộc ba bậc chín phẩm sai khác, hễ được sanh về cõi ấy, liền như vào trong biển cả, chẳng còn có thể tướng bất đồng. Chỉ có An Lạc Tịnh Độ được thành tựu bởi bổn nguyện của A Di Đà Phật thì mới có quả báo chẳng thể nghĩ bàn như thế!
2.2.2.2.3.1.1.2.2.17. Công đức hết thảy mong cầu đều được thỏa mãn
(Luận) Trang nghiêm nhất thiết sở cầu mãn túc công đức thành tựu giả, kệ ngôn: “Chúng sanh sở nguyện nhạo, nhất thiết năng mãn túc” cố.
(Chú) Thử vân hà bất tư nghị? Bỉ quốc nhân thiên, nhược dục nguyện vãng tha phương thế giới vô lượng Phật sát, cúng dường chư Phật, Bồ Tát, cập sở tu cúng dường chi cụ, vô bất xứng nguyện. Hựu dục xả bỉ thọ mạng, hướng dư quốc sanh, tu đoản tự tại, tùy nguyện giai đắc, vị giai tự tại chi vị, nhi đồng tự tại chi dụng, yên khả tư nghị?
(論)莊嚴一切所求滿足功德成就者。偈言。眾生所願樂。一切能滿足故。
(註)此云何不思議。彼國人天。若欲願往他方世界無量佛剎。供養諸佛菩薩。及所須供養之具。無不稱願。又欲捨彼壽命。向餘國生。修短自在。隨願皆得。未階自在之位。而同自在之用。焉可思議。
(Luận: “Thành tựu công đức trang nghiêm hết thảy mong cầu đều được thỏa mãn” là như kệ nói: “Điều chúng sanh mong thích, hết thảy đều thỏa mãn”.
Chú: Vì sao điều này là chẳng thể nghĩ bàn? Người, trời trong cõi ấy nếu muốn đến vô lượng cõi Phật trong các thế giới ở phương khác để cúng dường chư Phật, Bồ Tát, và những vật cần dùng để cúng dường, không gì chẳng tương xứng ước nguyện. Lại muốn xả thọ mạng trong cõi ấy để sanh vào cõi khác, thọ mạng dài hay ngắn đều thuận theo ước nguyện mà đạt được, chưa đạt đến địa vị tự tại mà có cùng tác dụng tự tại y hệt, há có thể nghĩ bàn nổi ư?)
Hết thảy y báo và chánh báo trang nghiêm trong thế giới Cực Lạc đều có thể thỏa mãn nguyện cầu của chúng sanh thuộc chín pháp giới khắp mười phương. Chẳng hạn như hết thảy nữ nhân đều nguyện chuyển nữ thành nam, cho nên trong cõi ấy chẳng có thân nữ để thỏa mãn nguyện ấy. Chúng sanh trong tam đồ đều nguyện mau chóng lìa khỏi khổ quả trong tam đồ, cho nên cõi ấy không chỉ là chẳng có ba ác đạo, mà cũng chẳng có danh xưng tam đồ khổ nạn để thỏa mãn cái nguyện ấy. Mọi người đều mong cầu lìa khổ được vui, trường sanh bất tử, cho nên trong cõi ấy chẳng có các nỗi khổ, chỉ hưởng những sự vui. Đã thế, ai nấy đều thọ vô lượng, thuần nhất là Chánh Định Tụ, chẳng có chúng sanh thuộc Tà Định và Bất Định để thỏa mãn mong cầu của hết thảy mọi người. Chư thiên tuy vui sướng, nhưng vẫn ở trong nhà lửa tam giới, khó thoát khỏi luân hồi. Do vậy, cõi ấy vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, vượt trỗi tam giới, để thỏa mãn điều mong cầu của trời người. Những cõi Phật khác hoặc là có các loại Nhị Thừa, nữ nhân, kẻ căn khuyết, chẳng đẹp đẽ viên mãn. Vì thế, cõi ấy (Cực Lạc) là Đại Thừa thiện căn giới, chẳng có những quả báo thể đáng bị chê gièm như Nhị Thừa v.v… ngay cả danh xưng cũng chẳng có! Các vị Bồ Tát tu nan hành Bồ Tát đạo, ắt phải trải qua ba đại A-tăng-kỳ kiếp thì mới được thành Phật, lại còn thường bị thoái chuyển. Thường nói là “học đạo giống như chèo thuyền ngược nước, vừa mới ngừng chèo liền bị trôi tuột xuống”. Do vậy, Bồ Tát phát tâm đông đảo, nhưng người thành tựu Phật quả có thể nói là quá ít. Do vậy, cõi ấy phải ban cho các vị Bồ Tát bình phàm một phương tiện Dị Hành Đạo, tức là “đới nghiệp vãng sanh”. Đã vãng sanh, sẽ vĩnh viễn chẳng thoái chuyển, trong một đời liền có thể rốt ráo đạt đến địa vị [Nhất Sanh] Bổ Xứ Bồ Tát để mãn nguyện “thượng cầu, hạ hóa” của hàng Bồ Tát. Do những điều vừa nói trên đây, thế giới An Lạc xác thực là có thể thỏa mãn hết thảy nguyện cầu của chúng sanh trong chín pháp giới, chẳng trách mười phương chư Phật đều ca ngợi cõi ấy là chẳng thể nghĩ bàn!
Lời chú giải của ngài Đàm Loan chỉ dùng sự thật mọi người đã sanh về cõi ấy đều tùy ý tự tại như bậc Địa Thượng Bồ Tát để giải thích [ý nghĩa] “điều mong cầu đều thỏa”. Như kinh Vô Lượng Thọ có nói: “Quốc trung thiên nhân, thọ mạng vô năng hạn lượng, trừ kỳ bổn nguyện, tu đoản tự tại” (Trời, người trong nước thọ mạng chẳng thể hạn lượng, trừ khi do bổn nguyện mà dài hay ngắn tự tại). Lại nói: “Phụng sự ức Như Lai, phi hóa biến chư sát, cung kính hoan hỷ khứ, hoàn đáo An Dưỡng quốc” (Phụng sự ức Như Lai, biến hóa bay đến trọn khắp các cõi, [cúng dường xong] hoan hỷ, cung kính ra đi, trở về cõi An Dưỡng). “Nãi chí thành Phật, bất thọ ác thú, thần thông tự tại, thường thức túc mạng, trừ sanh tha phương ngũ trược ác thế, thị hiện đồng bỉ” (Cho đến khi thành Phật, chẳng sanh trong đường ác, thần thông tự tại, thường biết túc mạng, trừ khi sanh trong đời ác ngũ trược ở phương khác bèn thị hiện giống như họ). Những điều ấy đều được thành tựu bởi công đức từ các nguyện thứ mười lăm, hai mươi ba, và hai mươi bốn trong bổn nguyện của A Di Đà Phật. Vì thế, [chúng sanh trong cõi Cực Lạc] có thể chưa phá vô minh, chứng Pháp Thân, còn chưa đăng địa, mà đã có thần thông và trí huệ tương tự bậc Địa Thượng Bồ Tát; thật sự là chẳng thể nghĩ bàn!
2.2.2.2.3.1.2. Thị hiện tự lợi, lợi tha
(Chú) Thị hiện tự lợi lợi tha giả.
(Luận) Lược thuyết bỉ A Di Đà Phật quốc độ thập thất chủng trang nghiêm công đức thành tựu, thị hiện Như Lai tự thân lợi ích đại công đức lực thành tựu, lợi ích tha công đức thành tựu cố.
(Chú) Ngôn lược giả, chương bỉ tịnh độ công đức vô lượng, phi duy thập thất chủng dã. Phù Tu Di chi nhập giới tử, mao khổng chi nạp đại hải, khởi sơn hải chi thần hồ? Mao giới chi lực hồ? Năng thần giả, thần chi nhĩ. Thị cố, thập thất chủng tuy viết lợi tha, tự lợi chi nghĩa bỉnh nhiên, khả tri!
(註)示現自利利他者。
(論)略說彼阿彌陀佛國土十七種莊嚴功德。成就示現如來自身利益大功德力成就利益他功德成就故。
(註)言略者。彰彼淨土功德無量非唯十七種也。夫須彌之入芥子。毛孔之納大海。豈山海之神乎。毛芥之力乎。能神者神之耳。是故十七種雖曰利他。自利之義炳然。可知。
(Chú: Thị hiện tự lợi, lợi tha.
Luận: Nói đại lược mười bảy thứ công đức trang nghiêm thành tựu trong cõi nước của A Di Đà Phật nhằm thị hiện sức đại công đức thành tựu lợi ích nơi tự thân và sức công đức thành tựu lợi ích người khác của Như Lai.
Chú: Nói là “đại lược” nhằm nêu bày cõi ấy có vô lượng công đức, chẳng phải chỉ là mười bảy thứ. Như núi Tu Di vào trong hạt cải, lỗ chân lông dung nạp biển cả, há có phải là sự thần diệu của núi và biển? Há có phải là sự thần diệu của sợi lông và hạt cải ư? Cái có thể tạo ra sự thần diệu thì mới là thần diệu. Vì thế, mười bảy thứ ấy tuy nói là lợi lạc kẻ khác, nhưng có thể biết là ý nghĩa tự lợi đã rạng ngời).
Lời luận nói là “lược thuyết” (nói đại lược) nhằm tỏ rõ tất cả sự vật được trang nghiêm bởi công đức trong quốc độ An Lạc đều là vô lượng vô biên, tán thán chẳng thể cùng tận, chẳng phải là chỉ có mười bảy thứ như đã nói trên đây mà thôi! Như kinh Vô Lượng Thọ đã chép: “Phật ngôn: – Ngã thuyết Vô Lượng Thọ Phật quang minh, oai thần, nguy nguy thù diệu, trú dạ nhất kiếp, thượng vị năng tận… Ư nhất thiết pháp, nhi đắc tự tại” (Phật nói: “Ta nói quang minh và oai thần vòi vọi mầu nhiệm đặc biệt của Vô Lượng Thọ Phật dẫu suốt ngày đêm trọn cả một kiếp vẫn chưa thể nói hết được… Ngài được tự tại trong hết thảy các pháp”). Do vậy, ngài Đàm Loan nêu lên chuyện núi Tu Di to lớn mà có thể vào trong một hạt cải bé tí, dùng một lỗ chân lông bé tẹo mà có thể chứa đựng biển cả vẫn còn thừa! Dùng cảnh giới “lớn nhỏ dung nạp lẫn nhau, tự tại vô ngại” chẳng thể nghĩ bàn trong Hoa Tạng để hình dung hết thảy sự trang nghiêm chẳng thể nghĩ bàn của An Lạc Tịnh Độ, hoàn toàn chẳng phải là do những sự vật ấy vốn sẵn có sự chẳng thể nghĩ bàn ấy, mà là do diệu dụng thần thông tự tại (lời chú giải gọi điều này là “thần chi nhĩ”) của A Di Đà Phật (lời chú giải dùng chữ “năng thần giả” để hình dung) thành tựu vậy! Do vậy, lời luận nêu đại lược mười bảy thứ công đức trang nghiêm tuy đều là do A Di Đà Phật chẳng nỡ thấy chúng sanh chịu khổ bèn duyên khởi đại bi tâm, trang nghiêm Tịnh Độ để khiến cho hết thảy chúng sanh vãng sanh cõi ấy sẽ đắc Bất Thoái Chuyển, đồng thành Phật đạo, cho nên có công đức trang nghiêm lợi tha như thế đó; nhưng hết thảy việc làm của Phật, Bồ Tát không gì chẳng chính là từ ngay lợi tha mà có tự lợi, công đức vẫn quy về chính mình. Những cái gọi là “tam thân, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông” của Phật há chẳng phải là được thành tựu bởi những công đức chẳng thể nghĩ bàn ấy ư? Vì thế nói: Thị hiện sự thành tựu bởi sức đại công đức lợi ích nơi tự thân và sự thành tựu bởi công đức lợi ích người khác của Như Lai.
2.2.2.2.3.1.3. Nhập Đệ Nhất Nghĩa Đế
(Chú) Nhập Đệ Nhất Nghĩa Đế giả.
(Luận) Bỉ Vô Lượng Thọ Phật quốc độ trang nghiêm, Đệ Nhất Nghĩa Đế diệu cảnh giới tướng, thập lục cú cập nhất cú, thứ đệ thuyết, ưng tri.
(Chú) Đệ Nhất Nghĩa Đế giả, Phật nhân duyên pháp dã. Thử Đế thị cảnh nghĩa. Thị cố trang nghiêm đẳng thập lục cú, xưng vi diệu cảnh giới tướng. Thử nghĩa chí nhập “nhất pháp cú” văn, đương cánh giải thích.
(註)入第一義諦者。
(論)彼無量壽佛國土莊嚴。第一義諦妙境界相。十六句及一句次第說。應知。
(註)第一義諦者。佛因緣法也。此諦是境義。是故莊嚴等十六句稱為妙境界相。此義至入一法句文。當更解釋。
(Chú: Nhập Đệ Nhất Nghĩa Đế.
Luận: Sự trang nghiêm nơi cõi nước Vô Lượng Thọ Phật là tướng cảnh giới mầu nhiệm thuộc Đệ Nhất Nghĩa Đế, hãy nên biết có mười sáu câu và một câu được nói theo thứ tự.
Chú: Đệ Nhất Nghĩa Đế là pháp nhân duyên của Phật. Đế ấy có nghĩa là “cảnh”, cho nên mười sáu câu nói về các sự trang nghiêm được gọi là “tướng cảnh giới vi diệu”. Cho đến phần kinh văn “vào trong một pháp cú” sẽ giải thích ý nghĩa này).
“Đế” (諦) có nghĩa là “sự chân thật được mọi người cùng nhận biết”. [Nói là] Đệ Nhất Nghĩa Đế nhằm vạch rõ “chẳng phải là Thế Tục Đế”. Thế Tục Đế là những điều được công nhận thông thường, tức là hết thảy các sự vật và danh tướng được sanh bởi nhân duyên trong thế gian, tuy có mối quan hệ nhân quả và ý nghĩa bao hàm phụ thuộc, được mọi người công nhận, nhưng chúng chẳng phải là tướng chân thật của các pháp. Nếu là Đệ Nhất Nghĩa Đế, còn gọi là Thắng Nghĩa Đế, thì dù có Phật hay không, Thật Tướng của các pháp vốn sẵn tồn tại như thế, là cảnh giới đặc thù mà tất cả những vọng thức bình phàm chẳng thể liễu tri được! Như trong Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Trí Giả đại sư đã viết: “Thật Tướng là pháp do chư Phật đạt được, vì thế gọi là Diệu Hữu. Thật Tướng chẳng phải là Hữu trong Nhị Biên (tức là Hữu trong Vô và Hữu), cho nên gọi là Tất Cánh Không. Lý Không vằng vặc, chẳng một, chẳng khác, nên gọi là Như Như. Thật Tướng tịch diệt, nên gọi là Niết Bàn. Đã giác sẽ chẳng thay đổi, nên gọi là Hư Không Phật Tánh. Do chứa đựng, tiếp nhận nhiều nên gọi là Như Lai Tạng. Chẳng nương theo Hữu, chẳng phụ thuộc Vô, nên gọi là Trung Đạo. Tối thượng không chi hơn nên gọi là Đệ Nhất Nghĩa Đế”. Đấy chính là nhất tâm nhị môn do chư Phật đã chứng, được gọi là “pháp nhân duyên của Phật”.
Phật chứng Tâm Chân Như Môn, nên các pháp được Ngài thấy chẳng phải là Hữu trong Nhị Biên, có cùng một tướng, được gọi là Tất Cánh Không, không hai, không khác. Phật chứng Tâm Sanh Diệt Môn, vì thế tùy duyên mà có thể dấy lên sâm la vạn tượng. Y báo và chánh báo của thế giới Cực Lạc chính là pháp sanh bởi nhân duyên của Phật, do đó gọi là tướng cảnh giới vi diệu thuộc Đệ Nhất Nghĩa Đế, cũng chính là Thật Tướng của các pháp “nhất tâm nhị môn, Không Hữu bất nhị, Lý Sự vô ngại”. Đấy chẳng phải là cảnh giới mà vọng thức của kẻ thế tục có thể liễu tri được! Trong phần sau, khi đến phần giải thích câu “nhập nhất pháp cú” (vào trong một pháp cú), ngài Đàm Loan sẽ nói rõ tường tận!
(Chú) Cập nhất cú thứ đệ giả, vị quán khí tịnh đẳng tổng biệt thập thất cú quán hạnh thứ đệ dã. Vân hà khởi thứ đệ? Kiến chương ngôn: “Quy mạng Vô Ngại Quang Như Lai, nguyện sanh An Lạc quốc”.
(註)及一句次第者。謂觀器淨等。總別十七句。觀行次第也。云何起次第。建章言歸命無礙光如來。願生安樂國。
(Chú: “Và một câu theo thứ tự” là nói đến quán hạnh theo thứ tự gồm mười bảy quán hạnh tổng tướng và biệt tướng nơi khí thế gian thanh tịnh v.v… Vì sao [các tướng ấy] dấy lên thứ tự? Trong phần mở đầu [của bộ luận này], đã có nói: “Quy mạng Vô Ngại Quang Như Lai, nguyện sanh An Lạc quốc”).
Quán quốc độ An Lạc như đã nói trên đây tổng cộng có mười bảy thứ trang nghiêm công đức thành tựu, tất nhiên là có cảnh giới quán hạnh sanh khởi theo thứ tự tổng và biệt. Nói theo sự quán tướng thanh tịnh nơi khí thế gian của cõi ấy thì lấy ngay câu “quán bỉ thế giới tướng, thắng quá tam giới đạo” (quán tướng thế gian ấy, vượt trỗi đạo tam giới) làm tổng tướng, mười sáu thứ tướng trang nghiêm phân biệt sau đó là biệt tướng. Nếu dựa theo quán sát khí thế gian và chúng sanh thế gian có tất cả hai mươi chín thứ trang nghiêm công đức để nói thì phần mở đầu của kệ tụng (lời chú giải gọi phần này là “kiến chương”) có nói: “Quy mạng… nguyện sanh An Lạc quốc”, đấy chính là tổng tướng. Hai mươi chín thứ trang nghiêm sau đó đều là các biệt tướng do nương theo tổng tướng mà sanh khởi. Chúng ta phải nên biết thứ tự sanh khởi của tổng tướng và biệt tướng.
(Chú) Thử trung hữu nghi, nghi ngôn: “Sanh vi Hữu bổn, chúng lụy chi nguyên, khí sanh, nguyện sanh, sanh hà khả tận?” Vị thích thử nghi, thị cố quán bỉ Tịnh Độ trang nghiêm công đức thành tựu, minh bỉ Tịnh Độ thị A Di Đà Như Lai thanh tịnh bổn nguyện vô sanh chi sanh, phi như tam hữu hư vọng sanh dã.
(註)此中有疑。疑言。生為有本眾累之元。棄生願生。生何可盡。為釋此疑。是故觀彼淨土莊嚴功德成就。明彼淨土是阿彌陀如來清淨本願無生之生。非如三有虛妄生也。
(Chú: Trong ấy có điều nghi như sau: “Sanh là cội gốc của Hữu, là nguồn cội của các phiền lụy, [nếu cứ] lìa bỏ sanh hay nguyện sanh thì làm sao sanh có thể cùng tận cho được?” Nhằm cởi gỡ mối nghi này, cho nên quán sự trang nghiêm của Tịnh Độ được thành tựu bởi công đức, chỉ rõ cõi Tịnh Độ ấy là do bổn nguyện thanh tịnh của A Di Đà Như Lai vô sanh mà sanh, không giống sự sanh khởi hư vọng trong tam hữu).
Ngài Đàm Loan sợ người nghe nẩy sanh lòng nghi chẳng tin, nên đặc biệt mổ xẻ, phân tích. Các pháp do nhân duyên mà sanh, các pháp do nhân duyên mà diệt, do cái này sanh nên cái kia sanh, do cái này diệt nên cái kia diệt. Đấy chính là chân lý trong vũ trụ. Biết những gì được sanh bởi duyên thì chẳng thật, chẳng có mà có, sanh chính là vô sanh, sẽ chẳng bị Sanh trói buộc, chẳng có ương hoạn, phiền lụy bởi sanh tử. Đấy được gọi là “giải thoát đạo nhân”. Những kẻ bình phàm so đo, chấp trước “sanh là thật sanh” thì Sanh là cội gốc của Hữu. Đã có cái thật sự sanh, ắt có cái thật sự diệt. Đấy chính là cội nguồn của nỗi khổ hoạn sanh tử. Đấy gọi là “chúng sanh khổ não”. Do vì các tôn giáo bình phàm trong thế gian này, có tôn giáo cầu trường sanh, có tôn giáo cầu được sống đời đời, [những tôn giáo dạy như vậy đều] nhằm thỏa mãn mong cầu “tham sống chẳng chết” của mọi người, nhưng Phật pháp đã chỉ ra: “Ắt cần phải là vô sanh thì mới có thể vô diệt”. Niết Bàn của tam thừa (Nhị Thừa, Bồ Tát, Phật) đều là tâm tánh và pháp tánh để đều cùng chứng vô sanh vô diệt. Do vậy, vượt thoát sanh tử luân hồi. Pháp môn Tịnh Độ tuy diệt trừ, thoát lìa sự sanh tử trong tam giới, nhưng nguyện sanh về quốc độ An Lạc, liên hoa hóa sanh, nương theo bổn nguyện thanh tịnh của A Di Đà Phật và tâm tánh thanh tịnh của người vãng sanh, nhân duyên hòa hợp, tuy vô sanh mà hiện ra có sanh. Tuy có thị hiện vãng sanh, nhưng ắt cần phải chứng vô sanh vô diệt. Đấy chính là chỗ khác biệt so với pháp sanh diệt của chúng sanh thuộc tam giới trong cõi này. Không chỉ là chẳng có các ương hoạn, phiền lụy sanh tử luân hồi, mà còn có công đức Thường Lạc Ngã Tịnh chân thật. Không chỉ là người vãng sanh được như thế, mà hết thảy sự trang nghiêm được thành tựu bởi công đức trong cõi ấy không gì chẳng phải là như vậy. Vô sanh mà sanh, sanh chính là vô sanh, Chân Không Diệu Hữu, Diệu Hữu Chân Không.
(Chú) Hà dĩ ngôn chi? Phù pháp tánh thanh tịnh, tất cánh vô sanh. Ngôn “sanh” giả, thị đắc sanh giả chi tình nhĩ. Sanh cẩu vô sanh, sanh hà sở tận? Tận phù sanh giả, thượng thất vô vi năng vi chi thân, hạ duyện tam không bất không chi cố. Căn bại vĩnh vong, hào chấn tam thiên, vô phản, vô phục, ư tư chiêu sỉ.
(註)何以言之。夫法性清淨畢竟無生。言生者。是得生者之情耳。生苟無生。生何所盡。盡夫生者。上失無為能為之身。下䤄三空不空之痼 。根敗永亡。號振三千。無反無復。於斯招恥。
(Chú: Vì sao nói như vậy? Pháp tánh thanh tịnh, rốt ráo vô sanh. Nói “sanh” thì chính là tình kiến của người được sanh [vào cõi Cực Lạc]. Nếu sanh mà vô sanh thì sanh làm sao cùng tận cho được? Nếu sanh mà có tận thì trên là đã mất cái thân “không làm mà có thể làm” [của Phật, Bồ Tát], dưới là mê đắm trong cố tật “tam không bất không”, [trở thành] căn tánh hư bại vĩnh viễn hư mất [của hàng Nhị Thừa], [đối với các chúng sanh đau khổ đang] gào khóc chấn động tam thiên đại thiên bèn chẳng trở lại, chẳng quay về [cứu độ họ]. Do vậy, chuốc lấy nỗi nhục).
Vì sao nói hết thảy [y báo và chánh báo] trong Tịnh Độ đều là vô sanh mà sanh? Đấy chính là vì pháp tánh vốn sẵn thanh tịnh, rốt ráo vô sanh, vô diệt, giống như gương sáng hiện các hình bóng. Xét theo bản thể, gương trọn chẳng có “sanh, diệt, đến, đi” để có thể được! Nói “sanh” tức là liễu đạt tâm tánh tự thanh tịnh, các pháp chỉ là nhất tâm nương theo nhân duyên mà sanh khởi, đấy chính là chân tình thật tướng của “sanh mà vô sanh” vậy. Như Trung Luận đã nói: “[Đối với] các pháp sanh bởi nhân duyên, ta nói chính là Không (vô sanh)”. Hết thảy các pháp sanh bởi nhân duyên đã là vô sanh, vậy thì còn có pháp gì sanh để có thể diệt hết sạch ư? Giả sử tồn tại cách nghĩ “diệt tận” (lời chú giải nói là “tận phù sanh giả”) để chứng lấy, hướng lên trên thì đã mất công dụng “an trụ trong Lý Thể vô vi mà làm Phật sự hữu vi” của Phật, Bồ Tát. Hướng xuống dưới thì say sưa, chìm đắm (lời chú giải diễn tả điều này bằng chữ “duyện”, 䤄) trong ba món tam-muội Không, Vô Tướng, Vô Tác (tam không), có khi chẳng thể tránh khỏi căn bệnh (cố tật) từ Không xuất Giả. Như phẩm Tín Giải trong kinh Pháp Hoa đã chép: “Đản niệm Không, Vô Tướng, Vô Tác, ư Bồ Tát pháp, du hý thần thông, tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh, tâm bất hỷ nhạo. Sở dĩ giả hà? Ngã đẳng xuất ư tam giới, đắc Niết Bàn chứng” (Chỉ nghĩ tới Không, Vô Tướng, Vô Tác, đối với các pháp của Bồ Tát, du hý thần thông, nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu chúng sanh, tâm chẳng ưa thích. Vì cớ sao vậy? Chúng con do đã thoát khỏi tam giới bèn nghĩ là đã chứng Niết Bàn). Như vậy thì sẽ trở thành “mầm lép, hạt giống hư” của hàng Nhị Thừa nát thân diệt trí, dẫu chứng đắc A La Hán hay Bích Chi Phật, thanh danh vang rền tam thiên đại thiên thế giới, nhưng đối với chúng sanh trong tam giới có ích lợi chi đâu (lời chú giải dùng chữ “vô phản, vô phục” (chẳng trở lại, chẳng quay về) để diễn tả ý “hàng Nhị Thừa chẳng muốn trở vào tam giới cứu độ chúng sanh”). Nếu nhìn theo [quan điểm] của một vị Đại Thừa Bồ Tát thì sẽ là đáng hổ thẹn vậy!
(Chú) Thể phù sanh lý, vị chi Tịnh Độ. Tịnh Độ chi trạch, sở vị thập thất cú thị dã. Thập thất cú trung, tổng biệt vi nhị. Sơ cú thị tổng tướng, sở vị thị thanh tịnh Phật độ quá tam giới đạo. Bỉ quá tam giới hữu hà tướng? Hạ thập lục chủng trang nghiêm công đức thành tựu tướng thị dã.
(註)體夫生理。謂之淨土。淨土之宅。所謂十七句是也。十七句中總別為二。初句是總相。所謂是清淨佛土過三界道。彼過三界有何相。下十六種莊嚴功德成就相是也。
(Chú: Thấu hiểu lý Sanh thì gọi là Tịnh Độ. Ngôi nhà Tịnh Độ (ý nói “hình trạng” của Tịnh Độ) được diễn tả bằng mười bảy câu. Trong mười bảy câu, có hai loại tướng là Tổng và Biệt. Câu đầu tiên là tổng tướng, tức là nói cõi Phật thanh tịnh vượt trỗi các đường trong tam giới. Cõi ấy có những tướng nào vượt trỗi tam giới? Mười sáu thứ trang nghiêm công đức thành tựu sau đó chính là những tướng ấy).
Nếu có thể thấu hiểu “pháp tánh vô sanh” mà có các pháp duyên sanh; vô sanh là Tâm Chân Như Môn, thuộc về Chân Đế. Duyên sanh là Tâm Sanh Diệt Môn, thuộc về Tục Đế. Nhị Đế (Chân Đế và Tục Đế) và nhị môn (Tâm Chân Như Môn và Tâm Sanh Diệt Môn) chẳng một, chẳng khác, tức là tâm tánh của bọn chúng ta. Pháp tánh của các pháp là “Lý Sự vô ngại, Nhị Đế viên dung”. Sở chứng của chư Phật chính là điều này, những điều các Ngài nói ra cũng là điều này, thành tựu thân Phật và Tịnh Độ cũng là do điều này.
Nếu chỉ nói theo An Lạc Tịnh Độ do A Di Đà Phật thành tựu, cõi ấy chẳng phải là tướng “tam giới chẳng an, ví như nhà lửa, các khổ đầy dẫy, rất đáng kinh sợ” như cõi Sa Bà do đức Thích Ca thị hiện, mà là tướng được trang nghiêm bởi mười bảy thứ (lời luận gọi mười bảy thứ ấy là “thập thất cú”, tức mười bảy câu) công đức thành tựu như Luận Chủ đã nói trong Nguyện Sanh Kệ. Đấy là trong mười bảy thứ công đức, có Tổng và Biệt. Tổng thì như nửa bài kệ đầu tiên chính là tổng tướng, tức [hai câu] “quán bỉ thế giới tướng, thắng quá tam giới đạo” (quán tướng thế giới ấy, vượt trỗi tam giới đạo), được gọi là “quán sát trang nghiêm thanh tịnh công đức thành tựu”. Sự thanh tịnh ấy chính là tổng tướng. Bắt đầu từ “trang nghiêm lượng công đức thành tựu” cho đến “công đức thành tựu hết thảy điều mong cầu được thỏa mãn” bao gồm tất cả mười sáu thứ tướng công đức trang nghiêm thành tựu; đấy chính là biệt tướng khiến cho An Lạc Tịnh Độ vượt trỗi tam giới đạo.
(Chú) Nhất giả lượng, cứu cánh như hư không, quảng đại vô biên tế cố. Ký tri lượng, thử lượng dĩ hà vi bổn? Thị cố quán tánh, tánh thị bổn nghĩa. Bỉ Tịnh Độ tùng chánh đạo đại từ bi, xuất thế thiện căn sanh. Ký ngôn xuất thế thiện căn, thử thiện căn sanh hà đẳng tướng? Thị cố, thứ quán trang nghiêm hình tướng. Ký tri hình tướng, nghi tri hình tướng hà đẳng thể? Thị cố, thứ quán chủng chủng sự. Ký tri chủng chủng sự, nghi tri chủng chủng sự diệu sắc. Thị cố, thứ quán diệu sắc. Ký tri diệu sắc, thử sắc hữu hà xúc? Thị cố, thứ quán xúc. Ký tri thân xúc, ưng tri nhãn xúc. Thị cố, thứ quán thủy địa hư không trang nghiêm tam sự. Ký tri nhãn xúc, ưng tri tỵ xúc. Thị cố, thứ quán y, hoa, hương huân. Ký tri nhãn tỵ đẳng xúc, tu tri ly nhiễm. Thị cố, thứ quán Phật huệ minh chiếu. Ký tri huệ quang tịnh lực, nghi tri thanh danh viễn cận. Thị cố, thứ quán phạm thanh viễn văn. Ký tri thanh danh, nghi tri thùy vi tăng thượng. Thị cố, thứ quán chủ. Ký tri hữu chủ, thùy vi chủ quyến thuộc. Thị cố, thứ quán quyến thuộc. Ký tri quyến thuộc, nghi tri thử quyến thuộc nhược vi thọ dụng. Thị cố, thứ quán thọ dụng. Ký tri thọ dụng, nghi tri thử thọ dụng hữu nạn, vô nạn. Thị cố, thứ quán vô chư nạn. Ký tri vô chư nạn, dĩ hà nghĩa cố vô chư nạn? Thị cố, thứ quán đại nghĩa môn. Ký tri đại nghĩa môn, nghi tri đại nghĩa môn mãn bất mãn. Thị cố, thứ quán sở cầu mãn túc. Phục thứ, thử thập thất cú, phi đản thích nghi. Quán thử thập thất chủng trang nghiêm thành tựu, năng sanh chân thật tịnh tín, tất định đắc sanh bỉ An Lạc Phật độ.
(註)一者量。究竟如虛空。廣大無邊際故。既知量。此量以何為本。是故觀性。性是本義。彼淨土從正道大慈悲。出世善根生。既言出世善根。此善根生何等相。是故次觀莊嚴形相。既知形相。宜知形相何等體。是故次觀種種事。既知種種事。宜知種種事妙色。是故次觀妙色。既知妙色。此色有何觸。是故次觀觸。既知身觸。應知眼觸。是故次觀水地虛空莊嚴三事。既知眼觸。應知鼻觸。是故次觀衣華香薰。既知眼鼻等觸。須知離染。是故次觀佛慧明照。既知慧光淨力。宜知聲名遠近。是故次觀梵聲遠聞。既知聲名。宜知誰為增上。是故次觀主。既知有主。誰為主眷屬。是故次觀眷屬。既知眷屬。宜知此眷屬若為受用。是故次觀受用。既知受用。宜知此受用有難無難。是故次觀無諸難。既知無諸難。以何義故無諸難。是故次觀大義門。既知大義門。宜知大義門滿不滿。是故次觀所求滿足。復次此十七句。非但釋疑。觀此十七種莊嚴成就。能生真實淨信。必定得生彼安樂佛土。
(Chú: Một là lượng, do rốt ráo như hư không, rộng lớn không ngằn mé. Đã biết lượng, lượng ấy lấy gì làm gốc? Vì thế quán tánh, tánh có nghĩa là “gốc”. Cõi Tịnh Độ ấy sanh từ chánh đạo đại từ bi, thiện căn xuất thế. Đã nói là thiện căn xuất thế, thiện căn ấy sanh ra những tướng nào? Vì thế, kế đó quán hình tướng trang nghiêm. Đã biết hình tướng, hãy nên biết hình tướng có bản thể như thế nào? Vì thế, kế đó quán các thứ sự. Đã biết các thứ sự, hãy nên biết diệu sắc của các thứ sự. Vì thế, kế đó quán diệu sắc. Đã biết diệu sắc, sắc ấy có xúc như thế nào? Vì thế, kế đó quán xúc. Đã biết thân xúc, hãy nên biết nhãn xúc. Vì thế, kế đó quán ba sự trang nghiêm là đất, nước, hư không. Đã biết nhãn xúc, hãy nên biết tỵ xúc. Vì thế, kế đó quán áo, hoa, hương xông. Đã biết nhãn xúc, tỵ xúc v.v… hãy nên biết lìa nhiễm. Vì thế, kế đó quán Phật huệ chiếu sáng. Đã biết sức thanh tịnh của huệ quang, hãy nên biết thanh danh xa hay gần. Vì thế, kế đó là quán Phạm âm vang xa. Đã biết thanh danh, hãy nên biết ai là tăng thượng? Vì thế, kế đó là quán vị giáo hóa chủ. Đã biết là có đấng giáo hóa chủ, ai sẽ là quyến thuộc của đấng giáo hóa chủ? Vì thế, kế đó là quán quyến thuộc. Đã biết quyến thuộc, hãy nên biết thọ dụng của quyến thuộc ấy như thế nào? Vì thế, kế đó quán thọ dụng. Đã biết thọ dụng, hãy nên biết thọ dụng có nạn hay không? Vì thế, quán không có các nạn. Đã biết không có các nạn, do nghĩa nào mà không có các nạn? Vì thế, kế đó là quán đại nghĩa môn. Đã biết đại nghĩa môn, hãy nên biết đại nghĩa môn viên mãn hay không? Vì thế, kế đó là quán những điều mong cầu được thỏa mãn. Lại nữa, mười bảy câu ấy không chỉ là nhằm cởi gỡ mối nghi, mà còn do quán mười bảy thứ trang nghiêm thành tựu ấy, sẽ có thể sanh lòng tin thanh tịnh chân thật, nhất định được sanh về cõi Phật An Lạc ấy).
Đoạn chú giải này của ngài Đàm Loan đã nói rõ thứ tự sanh khởi tất nhiên trước sau của tổng tướng và biệt tướng trong An Lạc Tịnh Độ gồm mười sáu câu [biệt tướng] và một câu [tổng tướng] được nói trong bộ luận này, từng điều phân minh, hoàn toàn phù hợp định luật duyên khởi “do có điều này mà có điều kia” khiến cho người thấy nghe không chỉ là có thể giải trừ nỗi nghi hoặc đối với chuyện vãng sanh Tịnh Độ, mà còn có thể dựa theo thứ tự ấy để quan sát tướng mạo của An Lạc Tịnh Độ. Tuy chưa đắc tam-muội Chánh Thọ, chỉ quan sát bằng thô tâm, vẫn quyết định có thể sanh khởi niềm tin thanh tịnh chân thật, nhất định được sanh vào thế giới An Lạc là cõi Phật thanh tịnh của A Di Đà Phật.
So sánh với chuyện “tu thành tựu mười sáu phép Quán trong Quán Kinh thì mới được vãng sanh Tịnh Độ”, [phép tu pháp môn ngũ niệm này] thực hiện dễ dàng, thành công cao. Vì cớ sao? Tu Quán theo Quán Kinh, ắt cần phải đắc tam-muội Chánh Thọ, những cảnh giới mà [người đắc tam-muội do các phép Quán ấy] trông thấy chính là Định Quả Sắc (sắc tướng do kết quả của đắc Định) thuộc về Định Thiện. Quán Sát Môn trong luận này chỉ là tán tâm, có sự quan sát các thứ trang nghiêm trong An Lạc Tịnh Độ bằng Tầm và Tứ2, những gì [hành giả] duyên theo chính là ảnh tượng cảnh (影像境)3, thuộc về Tán Thiện (散善)4. Định Thiện khó thành, Tán Thiện dễ tu. “Khó” là khó đạt được Định Quả Sắc. “Dễ” là do có Phật lực nhiếp thọ, Tán Thiện thì mang theo nghiệp chủng vẫn vãng sanh. Cổ đức nói “vạn người tu, vạn người đến” là nói đến chuyện này. Đối với loại công đức lợi ích này, chúng ta phải cảm tạ sự ban thưởng từ bổn nguyện nơi nhân địa và thần lực nơi quả địa của A Di Đà Phật. Trong phần trước, đã phân biệt nói về chuyện quan sát mười thứ sáu trang nghiêm, lời chú giải về thứ tự sanh khởi của chúng dễ hiểu, chẳng cần phải giảng giải cặn kẽ chi nữa!
(Chú) Vấn viết: Thượng ngôn tri sanh vô sanh, đương thị thượng phẩm sanh giả. Nhược hạ hạ phẩm nhân, thừa thập niệm vãng sanh, khởi phi thủ thật sanh da? Đản thủ thật sanh, tức đọa nhị chấp. Nhất khủng bất đắc vãng sanh, nhị khủng cánh sanh sanh Hoặc. Đáp viết: Thí như tịnh ma-ni châu, trí chi trược thủy, thủy tức thanh tịnh. Nhược nhân tuy hữu vô lượng sanh tử chi tội trược, văn bỉ A Di Đà Như Lai chí cực vô sanh thanh tịnh bảo châu danh hiệu, đầu chi trược tâm, niệm niệm chi trung, tội diệt tâm tịnh, tức đắc vãng sanh.
(註)問曰。上言知生無生。當是上品生者。若下下品人。乘十念往生。豈非取實生耶。但取實生。即墮二執。一恐不得往生。二恐更生生惑。答曰。譬如淨摩尼珠。置之濁水。水即清淨。若人雖有無量生死之罪濁。聞彼阿彌陀如來。至極無生。清淨寶珠名號。投之濁心。念念之中。罪滅心淨。即得往生。
(Chú: Hỏi: “Biết sanh mà vô sanh” như đã nói trong phần trên thì phải là người sanh trong thượng phẩm. Nếu là người thuộc hạ hạ phẩm, nương theo mười niệm vãng sanh, há chẳng phải là chấp giữ thật sự có sanh ư? Nhưng chấp giữ “thật sự có sanh”, sẽ đọa vào hai thứ chấp: Một là sợ chẳng được vãng sanh, hai là sợ [thật sự vãng sanh thì chính là] sanh thêm lần nữa, sẽ sanh ra Hoặc (phiền não). Đáp: Ví như ma-ni châu thanh tịnh bỏ vào nước đục, nước liền thanh tịnh. Nếu kẻ nào tuy có vô lượng tội sanh tử nhơ bẩn, nghe danh hiệu ví như bảo châu thanh tịnh vô sanh tột bậc của A Di Đà Như Lai gieo vào cái tâm nhơ đục, trong mỗi niệm, tội bèn diệt, tâm thanh tịnh, liền được vãng sanh).
Ngài Đàm Loan tâm từ bi tha thiết, bèn lập ra lời vấn đáp, khéo nêu thí dụ, chỉ rõ: Nương theo ngũ niệm môn để xưng niệm danh hiệu A Di Đà Phật, xác thực là có đại lực, đại dụng chẳng thể nghĩ bàn, phàm tình chẳng thể suy lường được! Lời hỏi đã xét theo kẻ hạ hạ căn mà nói “sợ là chẳng thể do mười niệm vãng sanh được”. Lời đáp liền dùng sự thật “thủy thanh châu gieo vào nước đục, nước đục chẳng thể nào không trong” để chỉ rõ vạn đức hồng danh của A Di Đà Phật chính là bảo châu thanh tịnh chí cực vô thượng. Chúng sanh tội trọng tâm nhơ nếu có thể nghe danh xưng niệm, nhất định là sẽ tội diệt, tâm tịnh, liền được vãng sanh. Như tảng đá to đặt lên thuyền, chắc chắn chẳng bị chìm lỉm, có thể vượt qua sông dài sanh tử, đạt đến bờ kia bất sanh bất diệt. Chúng sanh phàm phu được sanh về An Lạc Tịnh Độ, hoàn toàn cậy vào danh hiệu được thành tựu bởi bổn nguyện của A Di Đà Phật có sức nhiếp thọ chẳng thể nghĩ bàn. Nếu chẳng có bổn nguyện, sẽ chẳng có danh hiệu A Di Đà Phật, chúng sanh sẽ chẳng thể có lợi ích “mười niệm vãng sanh”.
Lời hỏi như sau: Trong phần trước đã nói, “biết các pháp sanh bởi nhân duyên tức là vô sanh”, đấy phải là bậc thượng căn lợi khí. Nếu là người thuộc hạ hạ phẩm thì như Quán Kinh đã dạy: Đến khi lâm chung, chỉ có xưng danh hiệu A Di Đà Phật mười lượt liền được vãng sanh. Người như vậy trước khi lâm chung, đã chưa nghe nhiều Phật pháp, đương nhiên là chẳng biết lý “duyên sanh chính là vô sanh”, lẽ nào chẳng chấp trước “thật sự có sanh” cho được? Nhưng hễ có chấp giữ, liền đọa vào hai thứ kế chấp nơi Nhị Biên, cho nên sẽ có hai thứ sai lầm:
– Một là chẳng khế hợp Trung Đạo pháp tánh, chẳng được sanh vào Tịnh Độ pháp tánh thanh tịnh, vì nhân và quả chẳng phù hợp.
– Hai là tâm đã chấp có sanh; đã có sanh, ắt phải có diệt. Sanh diệt luân chuyển, bèn có họa hoạn sanh diệt vô cùng, chẳng phù hợp giáo nghĩa vãng sanh Tịnh Độ.
Đã có hai lỗi lầm, làm sao có thể mười niệm vãng sanh cho được? Ngài Đàm Loan giải đáp, chẳng phải là giải đáp trực tiếp câu hỏi, mà dùng thủ pháp “vẽ rồng điểm nhãn”: Riêng nêu lên danh hiệu A Di Đà Phật chính là mắt rồng chẳng thể nghĩ bàn. Danh hiệu ấy là bảo châu vô giá chí cực, là ma-ni châu hết thảy như ý, là thanh tịnh thủy thanh châu độc nhất vô nhị, là thần châu “sanh mà vô sanh, vô sanh mà không gì chẳng sanh”. Vãng sanh trong ba bậc chín phẩm đều do sức của thần châu chẳng thể nghĩ bàn ấy, khiến cho những ai được nghe danh hiệu của A Di Đà Phật, xác thực là người chí tâm tin ưa xưng niệm, chắc chắn sẽ có thể trong mỗi niệm diệt hết thảy tội cấu, tịnh hóa hết thảy vọng tâm, nương theo nguyện lực của Phật, được Phật nhiếp thọ, như nam châm hút sắt, liền được vãng sanh, ắt chẳng luống uổng! Pháp môn Tịnh Độ chính là do hữu sanh mà nhập vô sanh, từ hữu niệm mà đạt được vô niệm, quán diệu tướng mà thấy vô tướng. Hữu sanh, hữu niệm, hữu tướng thì là Tâm Sanh Diệt Môn, thuộc vào Thế Tục Đế. Vô sanh, vô niệm, vô tướng, tức là Tâm Chân Như Môn, thuộc về Đệ Nhất Nghĩa Đế. Chứng Thật Tướng của các pháp, ắt sẽ do duyên khởi pháp tướng mà ngộ nhập tánh Không. Như Trung Luận nói: “Chẳng nương theo Thế Tục Đế, sẽ chẳng đắc Đệ Nhất Nghĩa Đế”. Do vậy, mười niệm vãng sanh là do “hữu sanh, hữu tướng” mà nhập “vô sanh, vô tướng”, hoàn toàn chẳng màng hữu chấp hay vô chấp! Đấy chính là Dị Hành Đạo mà tám vạn bốn ngàn pháp môn chẳng thể gồm thâu, ngũ thời bát giáo chẳng thể nhiếp, thật sự chẳng thể nghĩ bàn! Đó là thần đan diệu dược được hết thảy chư Phật hộ niệm, là chiếc phi thuyền để thoát khổ! Phàm là Tịnh nghiệp hành nhân, hãy nên tin sâu chẳng ngờ như thế thì mới được gọi là “chí tâm tin ưa”. Có lòng chí tâm tin ưa thì mới có thể cảm ứng đạo giao cùng A Di Đà Phật, và cũng mới có phần quyết định được vãng sanh.
(Chú) Hựu thị ma-ni châu, dĩ huyền hoàng tệ khỏa, đầu chi ư thủy. Thủy tức huyền hoàng nhất như vật sắc. Bỉ thanh tịnh Phật độ, hữu A Di Đà Như Lai vô thượng bảo châu, dĩ vô lượng trang nghiêm công đức thành tựu bạch khỏa, đầu chi ư sở vãng sanh giả tâm thủy, khởi bất năng chuyển sanh kiến vi vô sanh trí hồ?
(註)又是摩尼珠。以玄黃幣裹。投之於水。水即玄黃一如物色。彼清淨佛土。有阿彌陀如來無上寶珠。以無量莊嚴功德成就帛裹。投之於所往生者心水。豈不能轉生見為無生智乎。
(Chú: Lại nữa, ma-ni châu ấy dùng lụa màu đen hoặc màu vàng bọc lại, bỏ vào trong nước; nước liền có cùng một màu vàng hay đen giống hệt như màu của vật kia. Cõi Phật thanh tịnh ấy có vô thượng bảo châu là A Di Đà Như Lai, dùng lụa vô lượng công đức trang nghiêm thành tựu bọc lại, gieo vào trong tâm thủy của người vãng sanh, há chẳng thể chuyển kiến chấp về Sanh thành trí Vô Sanh hay sao?)
Lại nói, như châu ma-ni (như ý châu), dùng vải lụa màu đỏ hay màu vàng bọc lấy viên châu ấy, gieo vào trong nước. Nước ấy vốn chẳng có màu, liền hiển hiện hình sắc màu đỏ hay màu vàng, có cùng một màu như vải đỏ hay vàng. Cõi Phật thanh tịnh An Lạc có một viên Như Ý bảo châu là A Di Đà Phật, lại còn dùng vải lụa do vô lượng công đức trang nghiêm thành tựu (tức danh hiệu Phật) để bọc lại. Đem viên thần châu đã bọc lụa ấy gieo vào trong tâm thủy của tất cả chúng sanh vãng sanh An Lạc quốc, sẽ giống như nước trong trẻo do châu mà chuyển hiện thành màu đen hay vàng, ngay lập tức chuyển kiến chấp về Sanh của chúng sanh thành Vô Sanh. Đấy là đạo lý tất nhiên. Nếu có thể chí tâm xưng niệm danh hiệu chẳng thể nghĩ bàn của A Di Đà Phật, sẽ được Phật tiếp dẫn vãng sanh Tịnh Độ, há chẳng thể ngay lập tức chuyển tình kiến vọng chấp sanh diệt của chúng sanh thành trí Vô Sanh ư? Do vậy, cổ đức nói: “Đản đắc kiến Di Đà, hà sầu bất khai ngộ (ngộ nhập Vô Sanh Pháp Nhẫn)” (Chỉ được thấy Di Đà, lo gì chẳng khai ngộ, tức ngộ nhập Vô Sanh Pháp Nhẫn), đúng là chân ngữ, thật ngữ vậy, là lời chẳng dối trá, là lời chẳng hư vọng vậy!
(Chú) Hựu như băng thượng nhiên hỏa, hỏa mãnh tắc băng giải. Băng giải tắc hỏa diệt. Bỉ hạ phẩm nhân tuy bất tri pháp tánh vô sanh, đản dĩ xưng (A Di Đà) Phật danh lực, tác vãng sanh ý, nguyện sanh bỉ độ. Bỉ độ thị vô sanh giới, kiến sanh chi hỏa, tự nhiên nhi diệt.
(註)又如氷上燃火。火猛則氷解。氷解則火滅。彼下品人。雖不知法性無生。但以稱(阿弥陀)佛名力。作往生意。願生彼土。彼土是無生界。見生之火。自然而滅。
(Chú: Lại như đốt lửa trên băng, lửa mạnh thì băng tan. Băng tan thì lửa tắt. Kẻ thuộc hạ phẩm tuy chẳng biết pháp tánh vô sanh, chỉ do sức xưng danh (A Di Đà) Phật, khởi ý vãng sanh, nguyện sanh về cõi ấy. Cõi ấy là vô sanh giới, lửa kiến chấp “có sanh” tự nhiên bị diệt mất).
Ngài Đàm Loan lại nêu thí dụ đốt lửa trên băng. Băng do lửa mà tan, nhưng lửa lại do băng mà tắt. Chúng sanh hư vọng chấp trước “có sanh, có diệt”, giống như nước đông thành băng, nay do lửa trí huệ xưng niệm danh hiệu A Di Đà Phật hun trong tâm người niệm Phật, phát tâm vãng sanh, phát nguyện vãng sanh thế giới An Lạc đại Niết Bàn. Hễ được vãng sanh, tất cả tình kiến chấp trước sanh diệt hư vọng tự nhiên diệt tắt, như băng tan lửa tắt. Trong vô sanh giới, há dung kiến chấp về Sanh tồn tại ư? Giống như trong đại quang minh, quyết chẳng có hắc ám! Từ hai thí dụ trên đây, có thể biết danh hiệu Di Đà và cõi nước An Lạc đích xác là như ý bảo châu chẳng thể nghĩ bàn. Đời này có duyên, may mắn gặp châu này, há có nên ở ngay trước mặt mà bỏ lỡ ư? Vì thế, hãy nên chết sạch cái lòng “đứng núi này ngóng núi nọ”, đoạn nghi, sanh tín, dốc trọn thân tâm vâng lãnh, chí tâm tin ưa, xưng niệm Di Đà, cầu sanh Cực Lạc, trên là có thể chẳng phụ bạc ân Phật, dưới là có thể chẳng phụ tánh linh của chính mình. Xin hãy cùng cố gắng!
2.2.2.2.3.2. Chúng sanh thể
(Chú) Chúng sanh thể giả, thử phần trung hữu nhị trùng: Nhất giả, quán Phật; nhị giả, quán Bồ Tát.
(註)眾生體者。此分中有二重。一者觀佛。二者觀菩薩。
(Chú: Chúng sanh thể: Trong phần này có hai tầng: Một là quán Phật, hai là quán Bồ Tát).
2.2.2.2.3.2.1. Quán Phật
(Chú) Quán Phật giả.
(註)觀佛者。
(Chú: Quán Phật…)
2.2.2.2.3.2.1.1. Nêu chung tám thứ tướng
(Luận) Vân hà quán Phật trang nghiêm công đức thành tựu? Quán Phật trang nghiêm công đức thành tựu giả, hữu bát chủng tướng, ưng tri.
(Chú) Thử quán nghĩa dĩ chương tiền kệ.
(論)云何觀佛莊嚴功德成就。觀佛莊嚴功德成就者。有八種相。應知。
(註)此觀義已彰前偈。
(Luận: Quán sự trang nghiêm do công đức thành tựu của Phật như thế nào? Quán sự trang nghiêm được thành tựu bởi công đức của Phật thì có tám loại tướng, hãy nên biết.
Chú: Ý nghĩa của phép quán này đã được nêu bày trong phần Kệ Tụng trước đó).
Chúng ta hãy nên như trong phần Kệ Tụng đã nói trên đây, từ “vô lượng đại bảo vương” cho đến “công đức đại bảo hải”, tổng cộng mười tám câu, để quan sát tường tận tám thứ. Hãy nên quan sát như thế nào? Những hàm ý ấy đã được giải thích trong phần Kệ Tụng, đã nói rất rõ ràng, chẳng cần phải nhắc lại. Nói tóm tắt thì như Quán Kinh nói: “Chư Phật Như Lai thị pháp giới thân, nhập nhất thiết chúng sanh tâm tưởng trung. Thị cố nhữ quán Phật thời, thị tâm tức thị tam thập nhị tướng, bát thập chủng hảo. Thị tâm tác Phật, thị tâm thị Phật. Chư Phật Chánh Biến Tri hải tùng tâm tưởng sanh. Ưng đương nhất tâm hệ niệm, đế quán bỉ Phật” (Chư Phật Như Lai là thân pháp giới, vào trong tâm tưởng của hết thảy chúng sanh. Vì thế, khi các ông quán Phật, tâm ấy chính là ba mươi hai tướng, tám mươi thứ hảo. Tâm này làm Phật, tâm này là Phật. Biển Chánh Biến Tri của chư Phật sanh từ tâm tưởng. Hãy nên nhất tâm hệ niệm, hãy quán đức Phật ấy chắc chắn). [Phép tu trong] Quán Kinh là do quán Phật mà đạt được Niệm Phật tam-muội, còn luận này thì do Quán Sát Môn mà thành tựu Tịnh nghiệp, cùng được vãng sanh An Lạc quốc. Chúng ta hãy nên tự lượng sức để làm. Nếu công phu định lực nông cạn, tốt nhất là nên nương theo ngũ niệm môn để tu; tuy là tán tâm quán tưởng, chưa đắc tam-muội, nhưng do chí tâm tin ưa, Phật lực gia trì, nhiếp thọ, sẽ vãng sanh cực dễ. Mong hãy khéo chọn lựa!
2.2.2.2.3.2.1.2. Giải thích cặn kẽ tám thứ tướng
2.2.2.2.3.2.1.2.1. Nêu bày tám thứ tướng
(Luận) Hà đẳng bát chủng? Nhất giả, trang nghiêm tòa công đức thành tựu. Nhị giả, trang nghiêm thân nghiệp công đức thành tựu. Tam giả, trang nghiêm khẩu nghiệp công đức thành tựu. Tứ giả, trang nghiêm tâm nghiệp công đức thành tựu. Ngũ giả, trang nghiêm đại chúng công đức thành tựu. Lục giả, trang nghiêm thượng thủ công đức thành tựu. Thất giả, trang nghiêm chủ công đức thành tựu. Bát giả, trang nghiêm bất hư tác trụ trì công đức thành tựu.
(論)何等八種。一者莊嚴座功德成就。二者莊嚴身業功德成就。三者莊嚴口業功德成就。四者莊嚴心業功德成就。五者莊嚴大眾功德成就。六者莊嚴上首功德成就。七者莊嚴主功德成就。八者莊嚴不虛作住持功德成就。
(Luận: Những gì là tám thứ? Một là trang nghiêm tòa công đức thành tựu. Hai là trang nghiêm thân nghiệp công đức thành tựu. Ba là trang nghiêm khẩu nghiệp công đức thành tựu. Bốn là trang nghiêm tâm nghiệp công đức thành tựu. Năm là trang nghiêm đại chúng công đức thành tựu. Sáu là trang nghiêm thượng thủ công đức thành tựu. Bảy là trang nghiêm chủ công đức thành tựu. Tám là trang nghiêm trụ trì chẳng uổng công thực hiện công đức thành tựu).
2.2.2.2.3.2.1.2.2. Nêu rõ mỗi tướng trong tám tướng
2.2.2.2.3.2.1.2.2.1. Tòa công đức
(Luận) Hà giả trang nghiêm tòa công đức thành tựu? Kệ ngôn: “Vô lượng đại bảo vương, vi diệu tịnh hoa đài” cố.
(Chú) Nhược dục quán tòa, đương y Quán Vô Lượng Thọ kinh.
(論)何者莊嚴座功德成就。偈言無量大寶王。微妙淨華臺故。
(論)若欲觀座。當依觀無量壽經。
(Luận: Trang nghiêm tòa công đức thành tựu là như thế nào? Kệ nói:
“Vô lượng đại bảo vương, đài hoa tịnh vi diệu”.
Chú: Nếu muốn quán tòa [hoa sen của Phật Di Đà], hãy nên dựa theo kinh Quán Vô Lượng Thọ).
Ngài Đàm Loan đã chỉ cho chúng ta biết: Khi quý vị muốn quan sát tòa hoa sen của A Di Đà Phật, hãy nên chiếu theo phép Quán thứ bảy được nói trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật để quán sát đúng như thế ấy. Quán Kinh nói: “Ư thất bảo địa thượng, tác liên hoa tưởng. Nhất nhất diệp thượng, tác bách bảo sắc, hữu bát vạn tứ thiên mạch, do như thiên họa. Mạch hữu bát vạn tứ thiên quang, liễu liễu phân minh, giai linh đắc kiến. Hoa diệp tiểu giả, tung quảng nhị bách ngũ thập do-tuần. Như thị liên hoa, cụ hữu bát vạn tứ thiên diệp. Nhất nhất diệp gian, hữu bách ức ma-ni châu vương dĩ vi ánh sức. Nhất nhất ma-ni châu, phóng thiên quang minh. Kỳ quang như cái, thất bảo hợp thành, biến phú địa thượng. Thích Ca Tỳ Lăng Già bảo dĩ vi kỳ đài. Thử liên hoa đài, bát vạn kim cang Chân Thúc Ca bảo, Phạm ma-ni bảo, diệu chân châu võng, dĩ vi hiệu sức. Ư kỳ đài thượng, tự nhiên nhi hữu tứ trụ bảo tràng. Nhất nhất bảo tràng, như bách thiên vạn ức Tu Di sơn. Tràng thượng bảo mạn, như Dạ Ma thiên cung. Phục hữu ngũ bách ức vi diệu bảo châu, dĩ vi ánh sức. Nhất nhất bảo châu, hữu bát vạn tứ thiên quang. Nhất nhất quang tác bát vạn tứ thiên dị chủng kim sắc. Nhất nhất kim sắc, biến kỳ bảo độ, xứ xứ biến hóa, các tác dị tướng, hoặc vi kim cang đài, hoặc tác chân châu võng, hoặc tác tạp hoa vân, ư thập phương diện, tùy ý biến hiện, thi tác Phật sự, thị vi Hoa Tòa Tưởng… Như thử diệu hoa, thị bổn Pháp Tạng tỳ-kheo nguyện lực sở thành” (Trên đất bảy báu, tưởng hoa sen. Tưởng mỗi cánh sen có màu của trăm thứ báu, có tám vạn bốn ngàn đường gân ví như nét vẽ cõi trời. Mỗi đường gân có tám vạn bốn ngàn quang minh, rành rẽ phân minh, thảy đều [quán tưởng sao cho] trông thấy [rõ ràng]. Cánh hoa nhỏ thì kích thước là hai trăm năm mươi do-tuần. Hoa sen như thế trọn đủ tám vạn bốn ngàn cánh. Giữa mỗi cánh hoa, có trăm ức Ma-ni châu vương để trang hoàng chói ngời. Mỗi viên Ma-ni châu tỏa ra một ngàn quang minh. Quang minh ấy như cái lọng, do bảy báu hợp thành, che khắp mặt đất. Báu Thích Ca Tỳ Lăng Già dùng làm đài hoa. Đài hoa sen ấy có tám vạn báu kim cang Chân Thúc Ca, báu Phạm ma-ni, lưới chân châu đẹp đẽ để trang hoàng tô điểm. Trên cái đài ấy, tự nhiên có bốn trụ tràng báu. Mỗi tràng báu như trăm ngàn vạn ức núi Tu Di. Màn báu phủ trên tràng như cung trời Dạ Ma. Lại có năm trăm ức bảo châu vi diệu để trang hoàng chói ngời. Mỗi viên bảo châu, có tám vạn bốn ngàn quang minh. Mỗi quang minh tỏa ra tám vạn bốn ngàn loại kim sắc khác nhau. Mỗi kim sắc trọn khắp cõi báu, biến hóa khắp chốn. Mỗi kim sắc đều biến hiện các tướng khác nhau, hoặc là đài kim cang, hoặc là lưới chân châu, hoặc là mây các thứ hoa khác nhau, trong mười phương tùy ý biến hiện để thực hiện Phật sự. Đấy là Hoa Tòa Tưởng… Hoa mầu nhiệm như thế, vốn do nguyện lực của tỳ-kheo Pháp Tạng tạo thành).
2.2.2.2.3.2.1.2.2.2. Thân nghiệp công đức
(Luận) Hà giả trang nghiêm thân nghiệp công đức thành tựu? Kệ ngôn: “Tướng hảo quang nhất tầm, sắc tượng siêu quần sanh” cố.
(Chú) Nhược dục quán Phật thân, đương y Quán Vô Lượng Thọ kinh.
(論)何者莊嚴身業功德成就。偈言。相好光一尋。色像超群生故。
(註)若欲觀佛身。當依觀無量壽經。
(Luận: Trang nghiêm thân nghiệp công đức thành tựu là như thế nào? Kệ rằng: “Tướng hảo sáng một tầm, hình sắc trỗi quần sanh”.
Chú: Nếu muốn quán thân Phật, hãy nên dựa theo kinh Quán Vô Lượng Thọ).
Phép Quán thứ chín trong Quán Kinh như sau: “Vô Lượng Thọ Phật, thân như bách thiên vạn ức Dạ Ma Thiên Diêm Phù Đàn kim sắc. Phật thân cao lục thập vạn ức na-do-tha hằng hà sa do-tuần. Mi gian bạch hào, hữu toàn uyển chuyển, như ngũ Tu Di sơn. Phật nhãn như tứ đại hải thủy, thanh bạch phân minh. Thân chư mao khổng diễn xuất quang minh, như Tu Di sơn. Bỉ Phật viên quang như bách ức tam thiên đại thiên thế giới. Ư viên quang trung, hữu bách thiên vạn ức na-do-tha Hằng hà sa hóa Phật. Nhất nhất hóa Phật, diệc hữu chúng đa vô số hóa Bồ Tát, dĩ vi thị giả. Vô Lượng Thọ Phật, hữu bát vạn tứ thiên tướng. Nhất nhất tướng trung, các hữu bát vạn tứ thiên tùy hình hảo. Nhất nhất hảo trung, phục hữu bát vạn tứ thiên quang minh. Nhất nhất quang minh, biến chiếu thập phương thế giới niệm Phật chúng sanh, nhiếp thủ bất xả. Kỳ quang minh, tướng hảo, cập dữ hóa Phật, bất khả cụ thuyết… Quán Vô Lượng Thọ Phật giả, tùng nhất tướng hảo nhập, đản quán mi gian bạch hào, cực linh minh liễu. Kiến mi gian bạch hào tướng giả, bát vạn tứ thiên tướng hảo tự nhiên đương kiến. Kiến Vô Lượng Thọ Phật giả, tức kiến thập phương vô lượng chư Phật” (Vô Lượng Thọ Phật thân như màu vàng của trăm ngàn vạn ức vàng Diêm Phù Đàn trên cõi trời Dạ Ma. Thân Phật cao sáu mươi vạn ức na-do-tha hằng hà sa do-tuần. Bạch hào giữa hai mày uyển chuyển xoay theo chiều phải, như năm quả núi Tu Di. Mắt Phật như nước bốn biển cả, xanh trắng phân minh. Các lỗ chân lông trên thân tỏa ra quang minh như núi Tu Di. Viên quang của đức Phật ấy như trăm ức tam thiên đại thiên thế giới. Trong viên quang, có trăm ngàn vạn ức na-do-tha Hằng hà sa hóa Phật. Mỗi vị hóa Phật cũng có rất nhiều vô số hóa Bồ Tát để làm thị giả. Vô Lượng Thọ Phật có tám vạn bốn ngàn tướng. Trong mỗi tướng đều có tám vạn bốn ngàn tùy hình hảo. Trong mỗi hảo lại có tám vạn bốn ngàn quang minh. Mỗi quang minh chiếu khắp chúng sanh niệm Phật trong mười phương thế giới, nhiếp thủ chẳng bỏ. Quang minh và tướng hảo của Ngài cùng với hóa Phật chẳng thể nói trọn… Quán Vô Lượng Thọ Phật thì từ một tướng hảo mà nhập. Chỉ quán tướng bạch hào giữa hai mày sao cho tột bậc rõ rệt. Thấy tướng bạch hào, tám vạn bốn ngàn tướng tự nhiên sẽ hiện. Thấy Vô Lượng Thọ Phật tức là thấy mười phương vô lượng chư Phật).
2.2.2.2.3.2.1.2.2.3. Thân nghiệp công đức
(Luận) Hà giả trang nghiêm khẩu nghiệp công đức thành tựu? Kệ ngôn: “Như Lai vi diệu thanh, phạm hưởng văn thập phương” cố.
(論)何者莊嚴口業功德成就。偈言。如來微妙聲。梵響聞十方故。
(Luận: Trang nghiêm khẩu nghiệp công đức thành tựu là như thế nào? Kệ nói: “Tiếng Như Lai vi diệu, âm Phạm vọng mười phương”).
2.2.2.2.3.2.1.2.2.4. Tâm nghiệp công đức
(Luận) Hà giả trang nghiêm tâm nghiệp công đức thành tựu? Kệ ngôn: “Đồng địa, thủy, hỏa, phong, hư không vô phân biệt” cố. “Vô phân biệt” giả, vô phân biệt tâm cố.
(Chú) Phàm phu chúng sanh dĩ thân, khẩu, ý tam nghiệp tạo tội, luân chuyển tam giới, vô hữu cùng dĩ. Thị cố, chư Phật, Bồ Tát trang nghiêm thân, khẩu, ý tam nghiệp, dụng trị chúng sanh hư cuống tam nghiệp dã.
(論)何者莊嚴心業功德成就。偈言。同地水火風。虛空無分別故。無分別者。無分別心故。
(註)凡夫眾生以身口意三業造罪。輪轉三界。無有窮已。是故諸佛菩薩莊嚴身口意三業。用治眾生虛誑三業也。
(Luận: Trang nghiêm tâm nghiệp công đức thành tựu là như thế nào? Kệ nói: “Giống địa, thủy, hỏa, phong, hư không chẳng phân biệt”. “Vô phân biệt” là tâm chẳng phân biệt.
Chú: Do ba nghiệp thân, miệng, ý của phàm phu chúng sanh tạo tội mà luân chuyển trong tam giới chẳng có cùng tận. Vì thế, chư Phật, Bồ Tát trang nghiêm ba nghiệp thân, miệng, ý để đối trị ba nghiệp hư dối của chúng sanh vậy).
Ngài Đàm Loan nêu ra nguyên do chư Phật, Bồ Tát trang nghiêm ba nghiệp thân, miệng, ý. Nói chung, chính là nhằm đối trị ba nghiệp nhiễm uế của chúng sanh phàm phu, [do ba nghiệp nhiễm uế ấy mà] chiêu cảm sanh tử luân hồi. Như phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện có chép: “Nhân ư chúng sanh nhi khởi đại bi, nhân đại bi sanh Bồ Đề tâm, nhân Bồ Đề tâm thành Chánh Giác. Nhược vô chúng sanh, nhất thiết Bồ Tát chung bất năng thành Vô Thượng Chánh Giác” (Do vì chúng sanh mà dấy lòng đại bi, do đại bi mà sanh Bồ Đề tâm. Do Bồ Đề tâm mà thành Chánh Giác. Nếu không có chúng sanh, hết thảy các Bồ Tát trọn chẳng thể thành Vô Thượng Chánh Giác). Nói riêng biệt thì như trong phần sau sẽ nói cặn kẽ.
(Chú) Vân hà dụng trị? Chúng sanh dĩ Thân Kiến cố, thọ tam đồ thân, ty tiện thân, xú lậu thân, bát nạn thân, lưu chuyển thân. Như thị đẳng chúng sanh kiến A Di Đà Như Lai tướng hảo, quang minh thân giả, như thượng chủng chủng thân nghiệp hệ phược, giai đắc giải thoát, nhập Như Lai gia, tất cánh đắc bình đẳng thân nghiệp.
(註)云何用治。眾生以身見故。受三塗身。卑賤身。醜陋身。八難身。流轉身。如是等眾生見阿彌陀如來相好光明身者。如上種種身業繫縛。皆得解脫。入如來家。畢竟得平等身業。
(Chú: Đối trị như thế nào? Chúng sanh do Thân Kiến nên thọ thân trong tam đồ, thân hèn kém, thân xấu xí, thân tám nạn, thân lưu chuyển. Những chúng sanh như vậy thấy thân tướng hảo và quang minh của A Di Đà Như Lai thì đều được giải thoát các thứ thân nghiệp trói buộc như trên đây, vào nhà Như Lai, rốt ráo đạt được thân nghiệp bình đẳng).
Tam nghiệp thân, khẩu, ý của Phật, Bồ Tát có thể đối trị tam nghiệp nhiễm uế của phàm phu chúng sanh như thế nào? Nói theo thân nghiệp: Mọi chúng sanh bình phàm đều có Thân Kiến, tiếng Phạn là Tát Ca Da Kiến (sat-kaya-dṛṣṭi), còn gọi là Ngã Kiến và Ngã Sở Kiến. Chẳng biết thân này là do Tứ Đại và Ngũ Uẩn giả hợp mà có, vẫn chấp trước so đo là nó có thật; đó gọi là Ngã Kiến. Lại chẳng biết các vật quanh thân ta không có sở hữu chủ nhất định, vẫn cứ so đo, chấp trước chúng là những vật do ta thật sự sở hữu. Đó gọi là Ngã Sở Kiến. Gộp chung Ngã Kiến và Ngã Sở Kiến thì là Thân Kiến. “Kiến” (見) là lập ra cách nhìn quyết định thì gọi là Kiến. Do có Thân Kiến ấy nên chấp vào Biên Kiến “thân này là đoạn hay thường”. Do chấp vào Biên Kiến, dấy khởi tà kiến “bài bác không có nhân quả”, tức là cho rằng trong thế gian chẳng có nguyên nhân nào có thể chiêu cảm kết quả, mà cũng chẳng có kết quả do một nguyên nhân nhất định nào sanh ra. Vì thế, làm ác chẳng sợ, chẳng làm thiện sự, làm càn, làm xằng, ác nghiệp thành tựu, ắt thọ thân khổ báo trong tam đồ bát nạn. Dẫu sanh trong loài người, ắt thọ thân ty tiện, thân xấu xí, thô kệch, lưu chuyển trong lục đạo, luân hồi sanh tử, chẳng có thuở nào xong. Cái kiểu chẳng hiểu rõ thân này là do nhân duyên giả hợp, chấp là có cái thân thật sự tồn tại, có cái Ngã thực tại, thuận ý ta thì dấy lòng tham, nghịch ý ta thì nổi sân, chẳng có trí huệ, tức là ngu si. Do ba căn bản phiền não ấy, dẫn sanh hết thảy vô minh phiền não trói buộc chúng sanh, chẳng được giải thoát. Nay gặp thiện tri thức trong Phật môn, được nghe pháp môn Tịnh Độ, liền có thể nương theo pháp môn ngũ niệm đã nói trong bộ luận này để tu Tịnh nghiệp, trong đời này được thấy thân thể tướng hảo và quang minh của A Di Đà Phật, ắt phục đoạn5 phiền não. Hết một báo thân này, cùng sanh về cõi Cực Lạc, đều được giải thoát hai thứ sanh tử (Phần Đoạn Sanh Tử và Biến Dịch Sanh Tử), rốt ráo là Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát, vào nhà Như Lai, rốt ráo thành tựu “tâm, Phật, chúng sanh, ba thứ không sai biệt”, cùng viên mãn thân bình đẳng nhất tướng của chư Phật, chính là vô vi Pháp Thân, trang nghiêm Báo Thân!
(Chú) Chúng sanh dĩ kiêu mạn cố, phỉ báng chánh pháp, hủy tư hiền thánh, quyên tỷ tôn trưởng. Như thị chi nhân ưng thọ Bạt Thiệt khổ, ấm á khổ, ngôn giáo bất hành khổ, vô danh văn khổ. Như thị đẳng chủng chủng chư khổ chúng sanh, văn A Di Đà Như Lai chí đức danh hiệu, thuyết pháp âm thanh, như thượng chủng chủng khẩu nghiệp hệ phược giai đắc giải thoát, nhập Như Lai gia, tất cánh đắc bình đẳng khẩu nghiệp.
(註)眾生以憍慢故。誹謗正法。毀訾賢聖。捐庳尊長。如是之人應受拔舌苦。瘖瘂苦。言教不行苦。無名聞苦。如是等種種諸苦眾生。聞阿彌陀如來至德名號。說法音聲。如上種種口業繫縛。皆得解脫。入如來家。畢竟得平等口業。
(Chú: Chúng sanh do kiêu mạn mà phỉ báng chánh pháp, hủy gièm hiền thánh, xem thường bậc tôn trưởng. Kẻ như thế đáng chịu khổ trong [địa ngục] Kéo Lưỡi, khổ vì câm ngọng, khổ vì giảng nói không xuôi, khổ vì không có tiếng tăm. Các loại chúng sanh khổ sở như thế nghe danh hiệu chí đức của A Di Đà Như Lai và pháp âm thuyết pháp của Ngài thì đều được giải thoát các khẩu nghiệp trói buộc như vừa nói trên đây, vào nhà Như Lai, rốt ráo đắc khẩu nghiệp bình đẳng).
Nói theo khẩu nghiệp, có những chúng sanh tự cho [chính mình] là tôn quý, đó là Kiêu (憍), lấn hiếp kẻ khác, đó là Mạn (慢). Do vì kiêu mạn, đã tạo rất nhiều ác nghiệp nơi miệng lưỡi, như trong phẩm Thí Dụ của kinh Pháp Hoa có nói: “Tam giới hỏa trạch chi trung, đa hữu si, kiêu, điêu, thứu, ô, thước, cưu, cáp” (Trong nhà lửa tam giới có nhiều loài chim cú, kiêu, điêu, thứu, quạ, hỷ thước, cưu, cáp), dùng tám loại chim ấy để sánh ví tám thứ kiêu mạn:
1) Kiêu mạn lừng lẫy như chim Si, “Si” (鴟, cú mèo) giống như chim ưng, nhưng màu trắng.
2) Tánh kiêu như chim Kiêu. Chim Kiêu (梟) bất hiếu, ăn thịt mẹ.
3) Kiêu căng vì giàu có như chim Điêu. Chim Điêu (鵰, chim ưng) đầu vàng, mắt đỏ, có thể bắt hoẵng, chồn làm thức ăn.
4) Kiêu căng vì tự tại như chim Thứu (鷲, một loại chim ưng), vọt lên không tự tại, bắt gà, vịt làm thức ăn.
5) Kiêu căng vì thọ mạng như ô nha (烏鴉, quạ). Chim quạ có phẩm đức mớm mồi ngược lại [cho cha mẹ đã già yếu, không thể kiếm mồi], thọ mạng dài lâu.
6) Kiêu căng vì thông minh như chim Thước (鵲, magpie). Chim Thước tánh thông minh, có thể báo điềm cát, hung.
7) Kiêu căng vì làm lành như chim Cưu (鳩, dove, bồ câu có vằn quanh cổ). Chim Cưu chính là ban cưu (斑鳩, một loại bồ câu), tánh thuần thiện, chẳng biết khiêm nhượng.
8) Kiêu căng vì sắc đẹp như chim Cáp (鴿, pigeon). Cáp (một loại bồ câu khác) là loài chim có tánh dâm.
Các kinh luận nói có bảy loại Mạn:
1) Mạn (慢): Cậy mình lấn hiếp người khác.
2) Quá mạn (過慢): Bằng với người khác, lại cho là mình vượt trỗi người khác.
3) Mạn quá mạn (慢過慢): Người khác hơn mình, nhưng vẫn cho là mình vượt trỗi họ.
4) Ngã mạn (我慢): Tức là Ngã Kiến nặng nề, chấp ngã là mạn.
5) Tăng thượng mạn (增上慢): Chưa chứng nói là chứng, chưa đắc nói là đã đắc.
6) Ty mạn (卑慢): So với người có nhiều chỗ hơn mình, lại cho rằng mình chỉ thua kém kẻ đó đôi chút.
7) Tà mạn (邪慢): Thành tựu tà kiến, ác hạnh, nhưng cậy ác mà lớn lối.
Kiêu mạn chính là cái nhân tạo ác. Có nhân ắt có quả; vì thế có “phỉ báng chánh pháp”, tức là phỉ báng Phật pháp. Như nói “Phật giáo là mê tín, Đại Thừa chẳng phải do đức Phật nói” v.v… Hoặc là “hủy tư hiền thánh” (hủy báng, chê gièm bậc hiền thánh), tức là làm hư tròng mắt của trời, người, khiến cho chúng sanh thiện ác chẳng phân, điên đảo thị phi, chẳng biết gì là thiện, gì là ác. Hoặc là “quyên tỷ tôn trưởng”: “Quyên tỷ” (捐庳) nghĩa là ruồng rẫy hoặc khinh rẻ, tức là trái nghịch, chẳng đoái hoài cha mẹ, sư trưởng. Như kinh Vô Lượng Thọ đã nói: “Thế gian nhân dân, bất niệm tu thiện, chuyển tương giáo lệnh, cộng vi chúng ác, lưỡng thiệt, ác khẩu, vọng ngôn, ỷ ngữ, sàm tặc đấu loạn, tắng tật thiện nhân, bại hoại hiền minh, ư bàng khoái hỷ, bất hiếu nhị thân, khinh mạn sư trưởng, bằng hữu vô tín, nan đắc thành thật. Tôn quý tự đại, vị kỷ hữu đạo, hoành hành oai thế, xâm dịch ư nhân… vô sở ưu cụ, thường hoài kiêu mạn… phụ mẫu giáo hối, sân mục nộ ứng, ngôn lệnh bất hòa, vi lệ phản nghịch… bất duy phụ mẫu chi ân, bất tồn sư hữu chi nghĩa. Tâm thường niệm ác, khẩu thường ngôn ác, thân thường hành ác, tằng vô nhất thiện, bất tín tiên thánh chư Phật kinh pháp, bất tín hành đạo khả đắc độ thế, bất tín tử hậu thần thức cánh sanh… Từ tâm giáo hối, linh kỳ niệm thiện, khai thị sanh tử thiện ác chi thú, tự nhiên hữu thị, nhi bất khẳng tín chi. Khổ tâm dữ ngữ, vô ích kỳ nhân” (Nhân dân trong thế gian chẳng nghĩ tu thiện, lại dạy bảo lẫn nhau cùng làm các chuyện ác: Nói đôi chiều, nói thô ác, nói dối, nói thêu dệt, gièm siểm, hãm hại, xúi giục đấu đá rối ren, ganh ghét thiện nhân, bại hoại bậc hiền minh. Kẻ ấy ở bên cạnh [trông thấy kẻ khác do bị xúi giục mà hiềm khích] bèn vui sướng. Chẳng hiếu thảo với cha mẹ, khinh mạn sư trưởng, chẳng giữ chữ tín với bạn bè, khó thể thành thật. Tự cao tự đại, cho mình là bậc tôn quý, tự cho là mình có đạo đức. Cậy vào oai thế mà ngang ngược, xâm phạm, làm hại người khác… Chẳng hề lo lắng, sợ hãi, thường ôm lòng kiêu căng, ngạo mạn… Cha mẹ răn bảo bèn trừng mắt, giận dữ đáp trả. Ăn nói chẳng hòa nhã, trái nghịch, hung hăng chống đối… Chẳng nhớ tới ân cha mẹ, chẳng màng đạo nghĩa thầy bạn. Tâm thường nghĩ chuyện ác, miệng thường thốt lời ác, thân thường làm ác, chưa hề có một điều thiện nào. Chẳng tin kinh pháp của những bậc thánh hiền thuở trước và chư Phật. Chẳng tin hành đạo sẽ có thể độ đời, chẳng tin sau khi chết thần hồn sẽ tái sanh… [Bậc tri thức] từ tâm khuyên dạy, mong cho kẻ ấy nghĩ tới điều thiện, khai thị đường sanh tử thiện ác, tự nhiên có đạo lý ấy, nhưng [kẻ ấy] chẳng chịu tin. Khổ tâm bảo ban, chẳng có ích gì cho kẻ đó). Đoạn kinh văn này đã nói về ác nghiệp sanh khởi bởi lòng kiêu mạn của chúng sanh hết sức chân thật, không chi hơn được! Những kẻ như vậy, đáng hứng chịu khổ báo trong địa ngục Bạt Thiệt (Kéo Lưỡi). Nếu sanh trong loài người, ắt mắc quả báo câm ngọng. Lại vì họ ngu si, bế tắc, đã chẳng tiếp nhận sự răn bảo của người khác, lại chẳng thực hành nhân nghĩa đạo đức trong thế gian, chính là “y quan cầm thú” (loài cầm thú đội mũ, mặc áo), chẳng có tiếng tốt, tiếng ác lan truyền.
Chúng sanh khổ báo có các điều ác thuộc về khẩu nghiệp như thế, giả sử có thể nghe pháp môn Tịnh Độ, chiếu theo Quán Kinh, tu hành ba thứ phước nghiệp, hiếu thuận cha mẹ, phụng sự sư trưởng, tu Thập Thiện Nghiệp, tin nhận kinh Vô Lượng Thọ, nghe vạn đức hồng danh của A Di Đà Phật, dùng miệng lưỡi trót tạo ác nghiệp để chí tâm tin ưa, xưng niệm Di Đà hòng diệt trừ Thập Ác, hoằng dương Phật pháp, tự độ, độ người khác. Vậy thì sẽ có thể giải thoát các thứ trói buộc do ác nghiệp nơi miệng lưỡi, vượt thoát tam giới, vĩnh viễn chẳng có sanh tử luân hồi, an trụ trong Liên Hoa Phật quốc, cùng với các vị thượng thiện nhân như Quán Âm, Thế Chí v.v… cùng nhóm họp một chỗ, đấy là “vào nhà Như Lai”, mãi cho đến khi thành Phật, quyết chẳng thoái chuyển, rốt ráo có thể đạt được khẩu nghiệp bình đẳng giống như A Di Đà Phật, tức là thật sự có tám thứ phạm âm vi diệu, thuyết pháp giáo hóa chúng sanh, vang xa trọn khắp mười phương vô lượng thế giới, khiến cho phàm là những ai nghe pháp, không một ai chẳng thành Phật.
(Chú) Chúng sanh dĩ tà kiến cố, tâm sanh phân biệt. Nhược hữu, nhược vô, nhược phi, nhược thị, nhược hảo, nhược xú, nhược thiện, nhược ác, nhược bỉ, nhược thử, hữu như thị đẳng chủng chủng phân biệt. Dĩ phân biệt cố, trường luân tam hữu, thọ chủng chủng phân biệt khổ, thủ xả khổ, trường tẩm đại dạ, vô hữu xuất kỳ. Thị chư chúng sanh, nhược ngộ A Di Đà Như Lai bình đẳng quang chiếu, nhược văn A Di Đà Như Lai bình đẳng ý nghiệp, thị đẳng chúng sanh như thượng chủng chủng ý nghiệp hệ phược, giai đắc giải thoát, nhập Như Lai gia, tất cánh đắc bình đẳng ý nghiệp.
(註)眾生以邪見故。心生分別。若有若無。若非若是。若好若醜。若善若惡。若彼若此。有如是等種種分別。以分別故。長淪三有。受種種分別苦。取捨苦。長寢大夜。無有出期。是諸眾生。若遇阿彌陀如來。平等光照。若聞阿彌陀如來平等意業。是等眾生。如上種種意業繫縛。皆得解脫。入如來家。畢竟得平等意業。 (Chú: Chúng sanh do tà kiến mà tâm sanh phân biệt. Hoặc là có, hoặc là không, hoặc là sai, hoặc là đúng, hoặc là đẹp, hoặc là xấu, hoặc là thiện, hoặc là ác, hoặc là kia, hoặc là đây. Có đủ thứ phân biệt như thế. Do vì phân biệt, chìm đắm lâu dài trong ba cõi, chịu đủ mọi nỗi khổ vì phân biệt, khổ vì lấy bỏ, ngủ say trong đêm dài, chẳng có thuở thoát ra. Các chúng sanh ấy nếu gặp quang minh bình đẳng của A Di Đà Như Lai chiếu đến, nếu nghe ý nghiệp bình đẳng của A Di Đà Như Lai, các chúng sanh ấy đều được giải thoát sự trói buộc của các thứ ý nghiệp như trên, vào nhà Như Lai, rốt ráo đạt được ý nghiệp bình đẳng).
Nói theo ý nghiệp thì chúng sanh trong lục đạo đều có tâm. Có tâm thì ắt có niệm, có niệm ắt có ba tánh “thiện, ác, vô ký” sai khác. Chúng sanh ở trong vô lượng sanh tử luân hồi, đã tập quen thành tánh, không niệm nào là chẳng phân biệt hư vọng, hoặc là có, hoặc là không, hoặc là đúng, hoặc là sai, hoặc là kia, hoặc là đây. Điều này gọi là “vọng tưởng”. Do vậy, bèn sanh khởi so đo, chấp trước trọn khắp, chấp là thật sự có, thật sự không v.v… Đó gọi là “chấp trước”. Đã có vọng tưởng, chấp trước, sẽ có Vô Minh duyên Hành, cho đến ưu bi khổ não. Đó gọi là Thập Nhị Nhân Duyên, luân chuyển vô cùng! Chúng sanh từ lâu xưa đến nay trầm luân trong biển khổ tam giới (tam hữu), thọ đủ thứ khổ vọng tưởng phân biệt sanh tử luân hồi, thoạt chìm, thoạt nổi, xả thân, thọ thân như ở trong giấc mộng lớn trong đêm dài, chẳng có thuở thoát ra, thật là đáng thương, đáng xót! Những chúng sanh ấy nếu có thể gặp pháp môn Tịnh Độ, tin nhận kinh Vô Lượng Thọ, tu ngũ niệm môn, cầu sanh Cực Lạc, vậy thì bất luận quý vị là nam hay nữ, thượng căn hay hạ căn, đều có thể được quang minh trí huệ bình đẳng của A Di Đà Phật chiếu chạm vào thân, nhiếp thọ chẳng bỏ, khiến cho vọng tưởng phiền não của quý vị tiêu diệt, thân tâm mềm mại, thiện tâm sanh khởi. Nếu ở trong chỗ khổ sở tột bậc nơi tam đồ, thấy quang minh ấy, đều được ngưng nghỉ, chẳng còn khổ não. Sau khi mạng chung, đều được Phật Di Đà tiếp dẫn, vãng sanh Cực Lạc quốc, vĩnh viễn được giải thoát nỗi khổ Thập Nhị Nhân Duyên và nỗi khổ sanh tử luân hồi trong lục đạo. Như kinh Vô Lượng Thọ đã nói: “Nhược hữu chúng sanh, văn A Di Đà Phật quang minh oai thần công đức, nhật dạ xưng thuyết, chí tâm bất đoạn, tùy ý sở nguyện, đắc sanh kỳ quốc” (Nếu có chúng sanh nghe quang minh, oai thần, và công đức của A Di Đà Phật, ngày đêm xưng nói, chí tâm chẳng gián đoạn, tùy theo ý nguyện mà được sanh về cõi ấy).
Đã sanh về Tịnh Độ, tức là vào nhà Như Lai, nhất định đều có thể đạt được ý nghiệp “trí huệ, thần thông, công đức” bình đẳng giống như A Di Đà Phật. Như kinh Hoa Nghiêm nói: “Thiện tai! Thiện tai! Nhất thiết chúng sanh giai hữu Như Lai trí huệ, đức tướng, đản dĩ hư vọng chấp trước, bất năng chứng đắc. Nhược vô vọng tưởng, chấp trước, Vô Sư Trí, Tự Nhiên Trí (chư Phật bình đẳng ý nghiệp), tức đắc hiện tiền” (Lành thay! Lành thay! Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ và đức tướng của Như Lai, chỉ vì chấp trước hư vọng mà chẳng thể chứng đắc. Nếu không có vọng tưởng, chấp trước, Vô Sư Trí, Tự Nhiên Trí (ý nghiệp bình đẳng của chư Phật) liền được hiện tiền). Cái gọi là Vô Sư Trí, Tự Nhiên Trí chính là ý nghiệp bình đẳng của chư Phật, tức là như lời kệ trong bộ luận này đã nói: “Như địa, thủy, hỏa, phong, hư không vô phân biệt” (Như địa, thủy, hỏa, phong, hư không chẳng phân biệt), mà cũng là công đức của năm phần Pháp Thân trong Đại Thừa. Như kinh Vô Lượng Thọ đã nói: “Do như Tuyết sơn, chiếu chư công đức, đẳng nhất tịnh cố” (Ví như núi Tuyết chiếu các công đức bình đẳng thanh tịnh giống hệt như nhau). Đấy chính là thí dụ chung về Thể của Ngũ Phần Pháp Thân, bình đẳng không sai khác, đồng nhất thanh tịnh chẳng thể phân biệt. “Do như đại địa, tịnh uế hảo ác, vô dị tâm cố” (Ví như đại địa, vì chẳng có tâm phân biệt tịnh, uế, tốt, xấu sai khác). Điều này ví như công đức của Định bình đẳng Pháp Thân. “Do như tịnh thủy, tẩy trừ trần lao, chư cấu nhiễm cố” (Ví như nước sạch vì gột rửa trần lao và các cấu nhiễm). Điều này ví như công đức của Giới bình đẳng Pháp Thân. “Do như hỏa vương, thiêu diệt nhất thiết phiền não tân cố” (Ví như hỏa vương vì đốt sạch hết thảy củi phiền não). Điều này ví như công đức của Huệ bình đẳng Pháp Thân, lìa tứ cú, tuyệt bách phi, có thể diệt trừ hết thảy vọng tưởng và chấp trước của chúng sanh. “Do như đại phong, hành chư thế giới, vô chướng ngại cố” (Ví như gió to vì thổi qua các thế giới chẳng chướng ngại). Điều này ví như công đức của Giải Thoát bình đẳng Pháp Thân. “Do như hư không, ư nhất thiết hữu, vô sở trước cố” (Ví như hư không vì trong hết thảy các cõi chẳng bị vướng mắc). Điều này ví như công đức của Giải Thoát Tri Kiến bình đẳng Pháp Thân. Nếu thành tựu công đức của năm phần Đại Thừa Pháp Thân như trên đây, tâm (tức ý nghiệp) sẽ có thể bình đẳng như chư Phật đến phổ độ chúng sanh, chẳng phân biệt nam, nữ, già, trẻ, nghèo, giàu, sang, hèn, có thiện căn hay không, đều khiến cho họ được sanh về Tịnh Độ, cho đến chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề.
Phàm phu muốn chuyển cái tâm có phân biệt thành vô phân biệt, tốt nhất là dựa theo phẩm Thỉnh Vấn trong kinh Ban Châu Tam Muội, [phẩm ấy] nói rõ cách nhập đạo tràng tu pháp Niệm Phật tam-muội trong bảy ngày bảy đêm. Kinh ấy dạy: “Thường lập đại tín, như pháp hành chi, vật hữu nghi tưởng, như mao phát hứa. Lập nhất niệm, tín thị pháp, nghi nhất niệm, đoạn chư tưởng, tinh tấn hành, vật giải đãi, vật khởi tưởng, hữu dữ vô, vật niệm tấn, vật niệm thoái, vật niệm tiền, vật niệm hậu… vật niệm phụ, vật niệm mẫu, vật niệm thê, vật niệm tử, vật niệm thân, vật niệm sơ, vật niệm tắng, vật niệm ái, vật niệm đắc, vật niệm thất, vật niệm thành, vật niệm bại, vật niệm thanh, vật niệm trược. Đoạn chư niệm, nhất kỳ niệm, trừ thùy miên, tinh kỳ ý, thường độc xử, vật tụ hội, tỵ ác nhân, cận thiện hữu, thân minh sư, thị như Phật. Quán bình đẳng, ư nhất thiết. Tỵ hương lý, viễn thân tộc, khí ái dục, lý thanh tịnh. Hành vô vi, đoạn chư dục, xả loạn ý, tập Định hành, vật tham tài, đa súc tích. Thực tri túc, vật tham vị. Chúng sanh mạng, thận vật thực. Vật điều hý, vật kiêu mạn, liễu thân bổn, do như huyễn, nhân duyên hội, nhân duyên tán. Tất liễu thị, tri bổn vô. Gia từ ai ư nhất thiết, chí yếu huệ, siêu chúng hạnh… Phật ngôn: Tứ chúng ư thử gian quốc độ, niệm A Di Đà Phật, chuyên niệm cố đắc kiến chi. Ký kiến, tức vấn trì hà pháp đắc sanh An Lạc quốc? A Di Đà Phật báo ngôn: Dục lai sanh giả, đương niệm ngã danh, mạc hữu hưu tức, tức đắc lai sanh, chuyên niệm cố, đắc vãng sanh. Thường niệm Phật thân quang minh triệt chiếu, đoan chánh vô tỷ. Do niệm Phật sắc thân cố, đắc thị tam-muội” (Thường lập niềm tin to tát, đúng pháp để hành, đừng có ý tưởng nghi ngờ chừng bằng mảy tóc. Lập nhất niệm, tin pháp này; hãy nên nhất niệm, đoạn các tưởng, tinh tấn hành trì, đừng biếng nhác, đừng dấy lên suy tưởng là có hay không, đừng nghĩ tới tiến, đừng nghĩ tới lui, đừng nghĩ tới trước, đừng nghĩ tới sau… đừng nghĩ tới cha, đừng nghĩ tới mẹ, đừng nghĩ tới vợ, đừng nghĩ tới con, đừng nghĩ tới thân, đừng nghĩ tới sơ, đừng nghĩ tới ghét, đừng nghĩ tới yêu, đừng nghĩ tới được, đừng nghĩ tới mất, đừng nghĩ tới thành, đừng nghĩ tới bại, đừng nghĩ tới trong sạch, đừng nghĩ tới nhơ đục. Đoạn các niệm, ấn định thời hạn niệm, trừ ngủ nghê, ý chuyên ròng, thường ở một mình, đừng tụ hội, tránh kẻ ác, thân cận bạn lành, thân cận bậc minh sư, coi vị ấy như Phật. Quán bình đẳng đối với hết thảy. Tránh xóm làng, xa lìa thân tộc, bỏ ái dục, thường hành thanh tịnh. Làm chuyện vô vi, đoạn các dục, xả loạn ý, tu tập Định hạnh, đừng tham tài, tích cóp cho nhiều. Ăn thì biết đủ, đừng tham mùi vị. Cẩn thận đừng hại mạng chúng sanh để ăn. Đừng đùa bỡn, đừng kiêu mạn, hiểu rõ cội gốc của cái thân ví như huyễn, do nhân duyên mà tụ hội, do nhân duyên mà ly tán. Đều hiểu rõ điều này, biết nó vốn là không. Càng thêm từ bi, thương xót hết thảy, đạt cái huệ trọng yếu nhất, vượt trỗi các hạnh… Đức Phật dạy: “Tứ chúng trong quốc độ thuộc thế gian này niệm A Di Đà Phật, do chuyên niệm, nên được thấy Ngài. Đã thấy, bèn hỏi: ‘Do trì pháp nào mà được sanh về cõi An Lạc?’ A Di Đà Phật đáp: ‘Kẻ muốn sanh về [An Lạc], hãy nên niệm danh hiệu của ta, đừng ngưng nghỉ, sẽ đạt được sanh đến đó. Do chuyên niệm bèn lập tức được vãng sanh’. Thường niệm quang minh nơi thân Phật chiếu thấu suốt, đoan chánh khôn sánh. Do niệm sắc thân của Phật, mà đắc tam-muội này”).
Cũng như kinh Vô Lượng Thọ có nói: “Tam bối vãng sanh, giai đương nhất hướng chuyên niệm Vô Lượng Thọ Phật” (Kẻ vãng sanh trong ba bậc đều nên một bề chuyên niệm Vô Lượng Thọ Phật). “Chuyên niệm” sẽ có thể chuyển các thứ tâm phân biệt thành cái tâm vô phân biệt, trừ khử hết thảy vọng tưởng, chấp trước, được thấy Phật Di Đà, thành tựu Niệm Phật tam-muội, vãng sanh Tịnh Độ, chuyển phàm tâm thành Phật tâm. Đấy là phương pháp thần diệu để thực hiện dễ nhất, thành công cao nhất!
(Chú) Vấn viết: Tâm thị giác tri tướng, vân hà khả đắc đồng địa, thủy, hỏa, phong vô phân biệt da? Đáp viết: “Tâm tuy tri tướng, nhập Thật Tướng, tắc vô tri dã. Thí như xà tánh tuy khúc, nhập trúc đồng tắc trực. Hựu như nhân thân nhược châm thích, nhược phong thích, tắc hữu giác tri, nhược thạch điệt đạm, nhược cam đao cát, tắc vô giác tri. Như thị đẳng hữu tri, vô tri, tại vu nhân duyên. Nhược tại nhân duyên, tắc phi tri phi vô tri dã.
(註)問曰。心是覺知相。云何可得同地水火風無分別耶。答曰。心雖知相。入實相則無知也。譬如蛇性雖曲。入竹筒則直。又如人身若鍼刺。若蜂螫。則有覺知。若石蛭噉。若甘刀割。則無覺知。如是等有知無知。在于因緣。若在因緣。則非知非無知也。
(Chú: Hỏi: Tâm là tướng giác tri (hay biết), cớ sao có thể giống như đất, nước, lửa, gió chẳng phân biệt ư? Đáp: “Tâm tuy biết tướng, hễ nhập Thật Tướng thì sẽ vô tri. Ví như tánh của rắn là cong quẹo, nhưng vào trong ống tre sẽ thẳng. Lại như thân nếu dùng kim đâm, hoặc bị ong chích, sẽ có sự hay biết. Nếu bị đỉa cắn, hoặc cam tâm bị đao chém, sẽ không hay biết. Hữu tri, vô tri như thế là do nhân duyên. Nếu là do nhân duyên thì chẳng phải là tri, chẳng phải là vô tri).
Ngài Đàm Loan lại lập ra lời vấn đáp để chỉ rõ hữu tri (phân biệt) và vô tri là do nhân duyên, chẳng liên quan đến Thật Tướng của tâm. Nếu ngộ nhập Thật Tướng của nhất tâm, sẽ không có cái gọi là tri hay vô tri, xa lìa hết thảy các pháp chia thành hai (nhị biên) của thế gian. Như kinh đã dạy: “Chư pháp nhân duyên sanh, chư pháp nhân duyên diệt” (Các pháp do nhân duyên mà sanh, các pháp do nhân duyên mà diệt). Như thiền sư Huệ Tư soạn bộ Đại Thừa Chỉ Quán đã viết: “Tâm tánh tự thanh tịnh (nhất vị không tịch, chẳng có đối đãi dù là danh hay tướng), các pháp chỉ là nhất tâm… Nhất tâm mà tách thành hai (tạo thành các thứ pháp sai biệt là do nhân duyên), tuy hai mà vẫn chẳng có hai tướng (cái tâm thanh tịnh chẳng thuộc vào nhân duyên, chẳng phải là tri, chẳng phải là vô tri)”.
Ngài Đàm Loan lại nêu ra hai thí dụ để thuyết minh các pháp “đối đãi chia thành hai” trong thế gian đều do nhân duyên sanh ra. Đã thuộc vào nhân duyên thì chẳng có tự tánh, cho nên đều là tánh Không bình đẳng, chẳng phải là tri, chẳng phải là vô tri. Chư Phật ngộ chứng tánh Không bình đẳng ấy, cho nên [các Ngài] có ý nghiệp bình đẳng. Tâm là như thế, hết thảy các pháp cũng không gì chẳng phải là “bình đẳng, không sai biệt”. Cần phải có nhân duyên gì vậy? Các vị Duy Thức nói: Ắt phải nương theo sáu nhân và bốn duyên; nhân duyên hòa hợp, sẽ sanh khởi vạn pháp. Sáu nhân là:
1) Năng Tác Nhân (能作因, cái nhân có thể tạo ra cái quả): Như đại địa sanh ra cỏ cây, đấy là “hữu lực năng tác nhân” (cái nhân có năng lực tạo ra cái quả). Như vạn vật sanh khởi trong hư không chẳng có chướng ngại; đấy chính là “bất chướng năng tác nhân” (cái nhân chẳng chướng ngại việc tạo ra cái quả). Cái quả đạt được [do cái nhân ấy] được gọi là Tăng Thượng Quả (增上果).
2) Câu Hữu Nhân (俱有因): Tứ đại chủng như Địa Đại có bốn tướng “sanh, trụ, dị, diệt”, ắt nương vào nhau mà sanh, thiếu một thứ sẽ chẳng thể được. Cái quả đạt được thì gọi là Sĩ Dụng Quả (士用果).
3) Đồng Loại Nhân (同類因): Như thiện pháp kia làm cái nhân để sanh khởi thiện pháp này, tức là nói đến [các pháp] có tánh chất cùng loại thiện, ác, hoặc vô ký [làm nhân cho nhau] mà sanh khởi, chẳng thuộc về tâm, sắc, sự tướng. Cái quả đạt được thì gọi là Đẳng Lưu Quả (等流果).
4) Tương Ứng Nhân (相應因): Tức là tâm và tâm sở pháp ắt tương ứng mà sanh ra cái quả. Cái quả đạt được thì cũng gọi là Sĩ Dụng Quả.
5) Biến Hành Nhân (遍行因): Tức là từ trong Đồng Loại Nhân, xét theo phiền não mà chuyên lập ra [một loại nhân nữa]. Như tham, sân, si, nghi, ác kiến có thể sanh ra trọn khắp hết thảy các Hoặc (phiền não). Cái quả đạt được thì cũng gọi là Đẳng Lưu Quả.
6) Dị Thục Nhân (異熟因): Tức là thiện nhân hay ác nhân chiêu cảm cái quả vô ký (không thiện, không ác) thì [cái nhân ấy được] gọi là Dị Thục Nhân, vì cái quả kết thành khi chín muồi sẽ khác loại với cái nhân. Cái quả đạt được thì gọi là Dị Thục Quả.
Bốn duyên là:
1) Nhân Duyên (因缘): Như sáu căn làm nhân, sáu trần làm duyên mà sanh ra sáu thức.
2) Thứ Đệ Duyên (次第缘): Ý nói tâm và tâm sở pháp theo thứ tự mà liên tục sanh khởi chẳng gián đoạn. Vì thế còn gọi là Vô Gián Duyên (無間缘).
3) Duyên Duyên (缘缘): Còn gọi là Sở Duyên Duyên. Tức là tâm và tâm sở pháp nương vào duyên mà sanh, vẫn là sự duyên lự của tự tâm, cho nên gọi là Duyên Duyên.
4) Tăng Thượng Duyên (增上缘) chính là căn và trần kết hợp mà phát sanh ra thức, có lực dụng tăng thượng. Khi các pháp sanh, nó chẳng sanh ra chướng ngại. Vì thế gọi là Tăng Thượng Duyên.
“Thạch điệt” (石蛭) là động vật thân mềm thuộc loại đỉa, đỉnh đầu nó có bốn cặp mắt, thường nương vào kẽ hở giữa các tảng đá hoặc những miếng ngói bên sông. Khi có người ở trong nước, nó bám vào thân thể họ để hút máu người mà người ta chẳng hay biết. “Cam đao cát” (甘刀割) tức là cam tâm tình nguyện bị đao cắt sẽ chẳng cảm thấy đau. Như trong bài Chánh Khí Ca của Văn Thiên Tường có đoạn: “Đảnh hoạch cam như di, cầu chi bất khả đắc”6, há còn hay biết đau khổ nữa chăng?
Do điều này có thể biết: Sở dĩ chư Phật có thể thành tựu ý nghiệp bình đẳng rốt ráo, chẳng phải là do có khẩu quyết thần bí chi cả! Tức là do [các Ngài] có thể quán hết thảy các pháp đều sanh bởi nhân duyên, bản thể của chúng là vô sanh, ngộ nhập pháp nào cũng đều là tánh Không rốt ráo bình đẳng, chuyển sáu thức hư vọng phân biệt thành Diệu Quán Sát Trí chẳng có phân biệt. Do có trí ấy, bèn có thể xa lìa khái niệm phân chia thành hai cực đối đãi là “ngã” và “ngã sở” trong vọng thức, khế nhập Chân Như thuần nhất, chuyển cái thức thứ bảy tức Chấp Ngã Thức (Mạt Na Thức) thành Bình Đẳng Tánh Trí. Đó gọi là “ý nghiệp bình đẳng”. Đã có ý nghiệp bình đẳng ấy, Đại Viên [Kính Trí], Vô Cấu Thức vốn sẵn có đồng thời phát khởi, chiếu trọn khắp các quốc độ nhiều như vi trần. Cũng giống như vậy, pháp môn Tịnh Độ cũng là chánh quán trọn khắp hết thảy các sự trang nghiêm trong cõi ấy đều sanh bởi nhân duyên. Sanh mà vô sanh, ngộ nhập Đệ Nhất Nghĩa Đế, chẳng thuộc vào diệu cảnh giới đối đãi Nhị Biên, tức là Nhất Chân pháp giới bình đẳng “chẳng phải không, chẳng phải bất không”, sẽ thành tựu vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác (tức ý nghiệp của Như Lai) rốt ráo. Vì thế học Phật, ắt trước hết là phải từ chánh quán pháp nhân duyên mà thông đạt “duyên khởi tánh Không, tánh Không duyên khởi”, kiến lập viên dung Nhị Đế (Chân Đế và Tục Đế) và chánh kiến nhất tâm nhị môn. Thường nói là: “Tuy biết các cõi Phật, và chúng sanh là Không, nhưng thường tu Tịnh Độ, lợi ích các chúng sanh”. Nương vào chánh kiến Nhị Đế vô ngại, từ tùy thuận nhân duyên mà đối với các pháp sanh ra lẫn nhau, bèn sáng tạo và hoàn thành hết thảy Bồ Tát đạo “thượng cầu, hạ hóa”, bèn có thể thành Phật. Như kinh Tạp A Hàm đã dạy: “Kiến duyên khởi tức kiến pháp, kiến pháp (tánh Không) tức kiến Phật” (Thấy duyên khởi chính là thấy Pháp. Thấy pháp (tánh Không) chính là thấy Phật). Do có chánh quán phân biệt (duyên khởi) mà nhập chánh tánh vô phân biệt (tánh Không). Đấy là đường lối chung trong học Phật.
(Chú) Vấn viết: Tâm nhập Thật Tướng, khả linh vô tri, vân hà đắc hữu Nhất Thiết Chủng Trí da? Đáp viết: Phàm tâm hữu tri, tắc hữu sở bất tri. Thánh tâm vô tri, cố vô sở bất tri. Vô tri nhi tri, tri tức vô tri dã. Vấn viết: Ký ngôn vô tri, cố vô sở bất tri. Nhược vô sở bất tri giả, khởi bất thị tri chủng chủng pháp da? Ký tri chủng chủng chi pháp, phục vân hà ngôn “vô sở phân biệt” da? Đáp viết: Chư pháp chủng chủng tướng, giai như huyễn hóa, nhiên huyễn hóa tượng mã, phi vô trường cảnh tỵ thủ túc dị, nhi trí giả quán chi, khởi ngôn định hữu tượng mã phân biệt chi da?
(註)問曰。心入實相。可令無知。云何得有一切種智耶。答曰。凡心有知。則有所不知。聖心無知。故無所不知。無知而知。知即無知也。問曰。既言無知。故無所不知。若無所不知者。豈不是知種種法耶。既知種種之法。復云何言。無所分別耶。答曰。諸法種種相皆如幻化。然幻化象馬。非無長頸鼻首足異。而智者觀之。豈言定有象馬分別之耶。
(Chú: Hỏi: Tâm nhập Thật Tướng thì có thể khiến cho nó vô tri, cớ sao lại có Nhất Thiết Chủng Trí vậy? Đáp: Hễ tâm có biết thì sẽ có cái chẳng biết. Thánh tâm vô tri, cho nên không gì chẳng biết. Không biết mà biết, biết tức là không biết. Hỏi: Đã nói là vô tri, cho nên không gì chẳng biết. Nếu là “không gì chẳng biết”, há chẳng phải là biết đủ mọi pháp ư? Đã biết đủ mọi pháp, sao lại còn nói “chẳng có gì phân biệt”? Đáp: Những thứ tướng của các pháp đều như huyễn hóa, nhưng voi, ngựa hư huyễn biến hóa ra, không con nào chẳng có cổ dài, mũi, đầu, chân sai khác, nhưng bậc trí quan sát, há có nói nhất định là có voi hay ngựa phân biệt ư?)
Lời vấn đáp trong phần trước nhằm nói rõ “chẳng dựa theo Thế Tục Đế (chánh quán các pháp sanh bởi nhân duyên), sẽ chẳng đắc Đệ Nhất Nghĩa Đế (chẳng phải là tri, chẳng phải là vô tri)”. Còn hai tầng vấn đáp ở đây nhằm chỉ rõ “thánh tâm vô tri” (nương theo nghĩa Không, chẳng phân biệt), cho nên không gì chẳng biết (hết thảy các pháp đều trở thành có phân biệt). Đấy chính là yếu chỉ (ý chỉ trọng yếu) trong bộ Trung Quán Luận do Long Thọ Bồ Tát trước tác, chỉ có người đã ngộ nhập Thật Tướng của nhất tâm nhị môn thì mới có thể thẳng thừng gánh vác chuyện này, thành tựu ý nghiệp bình đẳng của Như Lai, cũng gọi là Nhất Thiết Chủng Trí. Tâm của bọn phàm phu đều là xử sự bằng thức tâm hư vọng phân biệt, toàn là nương theo nhân, cậy vào duyên mà sanh. Nhân duyên hòa hợp, sẽ sanh khởi ngay tại đó; nhân duyên chia lìa, sẽ ngay lập tức diệt tận ngay tại đó. Do vậy, nói theo thời gian, sẽ có lúc là biết, sẽ có lúc không biết. Nói theo không gian, ở chỗ này sẽ biết vật này, tại chỗ kia sẽ chẳng biết vật kia. Phật, Bồ Tát đã ngộ chứng Thật Tướng của nhất tâm, sẽ chẳng giống như phàm phu. Tâm các Ngài tịch mà thường chiếu, chiếu mà thường tịch. Tịch là Chân Như Môn, Chiếu là Sanh Diệt Môn. Nhất tâm nhị môn, Tịch và Chiếu đồng thời, chẳng phải là nương vào nhân dựa vào duyên mà sanh. Cổ nhân hình dung là “linh quang độc chiếu, huýnh thoát căn trần” (linh quang riêng chiếu, vượt thoát căn trần), hoặc “vạn lý tình không, nhất luân minh nguyệt” (trời quang vạn dặm, một vầng trăng sáng). Giống như tấm gương sáng sạch, hễ đối diện sẽ hiện hình bóng. Khi vật đến [soi bóng vào gương] thì hiện ra rành rẽ phân minh; khi nó rời đi, chẳng để lại dấu vết. Chẳng lúc nào, không có vật nào mà chẳng chiếu, chẳng giống như gỗ, đá vô tri. Lại như vàng đã tinh luyện mềm mại, thuận theo ý người mà chế thành các món vật. Gương và vàng có thể ví như vô tri, hình ảnh khuôn mặt và các món vật ví như “không gì chẳng biết”. Cái trước là Chân Như Môn, cái sau là Sanh Diệt Môn, nhất tâm nhị môn, pháp vốn đồng thời. “Biết” và “không biết” cũng giống như thế. Không biết mà biết, chẳng phải là tự nhiên. Biết chính là không biết, chẳng phải là nhân duyên. Thật Tướng của nhất tâm vốn là như thế đó.
Phật chứng đắc nhất tâm nhị môn, chẳng rời đạo tràng (Chân Như Môn) ứng hiện trọn khắp mười phương (Sanh Diệt Môn), như trống trời tự vang ra tiếng, chẳng phân biệt mà không gì chẳng biết. Như Trung Luận đã nói: “Pháp được sanh bởi nhân duyên, ta nói chính là Không”. Do vậy, trong cái nhìn của Phật, Bồ Tát, các thứ tướng, các thứ danh của các pháp đều như huyễn, như hóa, chẳng thể phân biệt hoặc chấp là thật sự có. Đó gọi là Không Quán. Các pháp huyễn hóa xác thực là có tướng và dụng sai biệt được sanh bởi nhân duyên, như voi, ngựa, trâu, dê v.v… mỗi loài đều có hình mạo khác nhau, bất quá chớ nên chấp trước pháp tướng sanh diệt, cho là thật sự có tự tánh độc lập bất biến. Biết chúng chỉ là tướng trạng giả hòa hợp nhất thời, là những danh tướng giả lập mà gọi là “voi, ngựa, trâu, dê”. Liễu đạt tướng Không của các pháp chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng nhơ, chẳng sạch, chẳng tăng, chẳng giảm, chẳng thể phân biệt!
2.2.2.2.3.2.1.2.2.5. Đại chúng công đức
(Luận) Hà giả trang nghiêm đại chúng công đức thành tựu? Kệ ngôn: “Thiên nhân bất động chúng, thanh tịnh trí hải sanh” cố.
(論)何者莊嚴大眾功德成就。偈言。天人不動眾。清淨智海生故。
(Luận: Thế nào là trang nghiêm đại chúng công đức thành tựu? Kệ rằng: “Chúng trời người bất động, biển trí thanh tịnh sanh”).
Nói thông thường, do phước nghiệp mà sanh làm trời hoặc người, do ác nghiệp bèn sanh trong tam đồ, bất động nghiệp thì sanh trong Sắc Giới Thiên hoặc Vô Sắc Giới Thiên. Nhưng trời người trong cõi Cực Lạc chẳng phải do bất động nghiệp mà sanh, mà là do nương vào bổn nguyện và trí hải của A Di Đà Phật mà sanh. Như trẻ mồ côi vào cô nhi viện, căn bản là phải nương cậy nhà từ thiện sáng lập cô nhi viện thì trẻ mồ côi mới được vào viện. Chúng sanh vãng sanh Tịnh Độ, giống như trẻ mồ côi vào viện. Nếu không có bổn nguyện và trí huệ của A Di Đà Phật thành lập Tịnh Độ, chúng sanh muốn sanh về Tịnh Độ cũng chẳng thể được! Vì thế nói là “thanh tịnh trí hải sanh” (sanh từ biển trí thanh tịnh).
2.2.2.2.3.2.1.2.2.6. Thượng thủ công đức
(Luận) Hà giả trang nghiêm thượng thủ công đức thành tựu? Kệ ngôn: “Như Tu Di sơn vương, thắng diệu vô quá giả” cố.
(論)何者莊嚴上首功德成就。偈言。如須彌山王。勝妙無過者故。
(Luận: Trang nghiêm thượng thủ công đức thành tựu là như thế nào? Kệ nói: “Như núi chúa Tu Di, thắng diệu không gì hơn”).
Bậc thượng thủ ở đây chính là nói đến bậc Đại Thừa Đẳng Giác Bồ Tát như Quán Âm, Thế Chí, xác thực là thù thắng nhiệm mầu không có ai vượt trỗi được!
2.2.2.2.3.2.1.2.2.7. Chủ công đức
(Luận) Hà giả trang nghiêm chủ công đức thành tựu? Kệ ngôn: “Thiên nhân trượng phu chúng, cung kính nhiễu chiêm ngưỡng” cố.
(論)何者莊嚴主功德成就。偈言。天人丈夫眾。恭敬繞瞻仰故。
(Luận: Trang nghiêm chủ công đức thành tựu là gì? Kệ nói: “Chúng trượng phu trời người, cung kính nhiễu chiêm ngưỡng”).
Phần trước là từ Chủ (đấng giáo hóa chủ) mà hiển lộ đại chúng, nay thì từ đại chúng mà hiển lộ Chủ, tức là Chủ Bạn Viên Dung Cụ Đức Môn. Thế giới Cực Lạc chẳng có nữ nhân, vì thế nói là “thiên nhân trượng phu chúng”. “Cung kính nhiễu chiêm ngưỡng” tức là như hạc đứng giữa bầy gà, sự đặc biệt thù thắng hiển lộ trọn vẹn.
2.2.2.2.3.2.1.2.2.8. Bất hư tác trụ trì công đức
(Luận) Hà giả trang nghiêm bất hư tác trụ trì công đức thành tựu? Kệ ngôn: “Quán Phật bổn nguyện lực, ngộ vô không quá giả, năng linh tốc mãn túc, công đức đại bảo hải” cố.
(Chú) Bất hư tác trụ trì công đức thành tựu giả, cái thị A Di Đà Như Lai bổn nguyện lực dã. Kim đương lược thị hư tác chi tướng bất năng trụ trì, dụng hiển bỉ bất hư tác trụ trì chi nghĩa. Nhân hữu chuyết xan dưỡng sĩ, hoặc hấn khởi châu trung, tích kim doanh khố, nhi bất miễn ngạ tử, như tư chi sự, xúc mục giai thị. Đắc phi tác đắc, tại phi thủ tại, giai do hư vọng nghiệp tác, bất năng trụ trì dã.
(論)何者莊嚴不虛作住持功德成就。偈言。觀佛本願力。遇無空過者。能令速滿足。功德大寶海故。
(註)不虛作住持功德成就者。蓋是阿彌陀如來本願力也。今當略示。虛作之相。不能住持。用顯彼不虛作住持之義。人有輟餐養士。或釁起舟中。積金盈庫。而不免餓死。如斯之事。觸目皆是。得非作得。在非守在。皆由虛妄業作。不能住持也。
(Luận: Trang nghiêm công đức trụ trì chẳng uổng công thực hiện là như thế nào? Kệ nói: “Quán sức bổn nguyện Phật, gặp gỡ chẳng luống uổng, hay mau chóng thỏa mãn, biển báu công đức lớn”.
Chú: “Thành tựu công đức trụ trì chẳng uổng công thực hiện” là do sức bổn nguyện của A Di Đà Như Lai. Nay phô bày đại lược tướng uổng công thực hiện mà chẳng thể trụ trì nhằm hiển thị ý nghĩa “chẳng uổng công thực hiện trụ trì”. Như có người bớt ăn để nuôi kẻ sĩ [đói rách], hoặc trong thuyền sanh chuyện, chất chứa vàng đầy kho mà chẳng thể tránh khỏi bị chết đói. Những chuyện như vậy đâu đâu cũng thấy. Đạt được do hành vi không chánh đáng, tồn tại cái chẳng đáng nên tồn tại, đều là do nghiệp hư vọng mà làm ra, chẳng thể trụ trì vậy).
Đoạn này chính là quan sát A Di Đà Phật thành tựu công đức chẳng uổng công thực hiện trụ trì, chính là vì khi tu nhân, Pháp Tạng Bồ Tát đã phát ra bốn mươi tám đại nguyện, nguyện nào cũng đều thành tựu viên mãn, tức là công đức của Di Đà bổn nguyện lực đã thành tựu. Có thể nói: Sức bổn nguyện công đức ấy chính là cái nhân cơ bản để thành tựu công đức của hết thảy y báo và chánh báo trang nghiêm trong quốc độ An Lạc. Nếu không có sức bổn nguyện công đức, sẽ chẳng có thân Phật A Di Đà, Tịnh Độ, Bồ Tát quyến thuộc, và chẳng đạt được lợi ích ba bậc vãng sanh. Do vậy, lời kệ nói: “Quán Phật bổn nguyện lực, ngộ vô không quá giả, năng linh tốc mãn túc, công đức đại bảo hải” (Quán sức bổn nguyện Phật, gặp gỡ chẳng luống uổng, hay mau chóng thỏa mãn, biển báu công đức lớn). Những gì là tướng trạng của “hư tác” (uổng công thực hiện) và “trụ trì”? Ngài Đàm Loan nêu đại lược hai chuyện để thuyết minh:
1) Một là có kẻ do thiện tâm hữu lậu bớt ăn bớt mặc để cứu giúp những hàn sĩ bần cùng, nhưng thiện tâm mà chẳng được báo đáp tốt đẹp, gặp phải những tai họa ngoài ý muốn khiến cho khuynh gia bại sản. “Chuyết” (輟) có nghĩa là “ngưng nghỉ”. “Chuyết xan” (輟餐) là bớt ăn, khắc khổ, “dưỡng sĩ” (養士) là thí xả hòng làm lợi người khác. Thiện nhân như vậy cũng có thể gặp phải ác báo chẳng đáng nên có. Như thuyền ở trong nước chẳng nên có hỏa tai, nhưng bỗng dưng thuyền bị bốc cháy dữ dội, cháy rụi. Vì thế nói là “hấn khởi châu trung” (trong thuyền sanh chuyện). Đấy là tạo nhân lành mà chẳng có quả lành, gọi là “hư tác”.
2) Một chuyện khác là ví như có kẻ tích cóp vàng bạc, của báu đầy ắp kho đụn, rồi gặp phải năm đói kém, ngũ cốc chẳng thâu hoạch được, khó tránh khỏi đói khát mà chết!
Những chuyện giống như vậy có thể nói là xưa nay, trong ngoài nước đều có. Cái đạt được chẳng phải là do theo đường lối chánh đáng để thực hiện mà có được, chỉ là cơ duyên ngẫu nhiên, do đã tạo nghiệp nhân hư vọng chẳng chân thật mà đạt được, nên gọi là “đắc phi tác đắc” (cái đạt được là do chẳng thực hiện chánh đáng mà có), tức là “hư tác” (thực hiện hư vọng). Đã là “hư tác”, sẽ chẳng thể “trụ trì” (duy trì) cái nhân lành hòng quyết định đạt được quả lành. Nhân quả phù hợp với nhau sẽ chẳng bị mê mất, vì thế gọi là “tại phi thủ tại” (tồn tại cái quả chẳng đáng nên có), tức là chẳng thể trụ trì. Dùng những sự thật nhân quả hư vọng trong thế gian để hiển hiện ngược lại sức bổn nguyện công đức của A Di Đà Phật trải qua vô lượng kiếp, tu vô lượng Bồ Tát hạnh, thành tựu công đức chân thật chẳng hư huyễn, quyết định có thể trụ trì cái nhân như thế và cái quả như thế, chẳng phải là “đắc phi tác đắc, tại phi thủ tại” (đạt được cái chẳng do thực hiện chánh đáng, tồn tại cái chẳng đáng nên tồn tại), chẳng có khuyết điểm “hư tác trụ trì”.
(Chú) Sở ngôn “bất hư tác trụ trì” giả, y bổn Pháp Tạng Bồ Tát tứ thập bát nguyện, kim nhật A Di Đà Như Lai tự tại thần lực, nguyện dĩ thành lực, lực dĩ tựu nguyện, nguyện bất đồ nhiên, lực bất hư thiết, lực nguyện tương phù, tất cánh bất sai. Cố viết “thành tựu”.
(註)所言不虛作住持者。依本法藏菩薩四十八願。今日阿彌陀如來自在神力。願以成力。力以就願。願不徒然。力不虛設。力願相符。畢竟不差。故曰成就。
(Chú: Nói “bất hư tác trụ trì”: Vốn dựa vào bốn mươi tám nguyện của Pháp Tạng Bồ Tát và thần lực tự tại của A Di Đà Như Lai trong hiện thời, nguyện nhằm thành tựu lực, lực để đáp ứng nguyện. Nguyện chẳng phí uổng, lực chẳng lập bày hư giả, nguyện và lực phù hợp nhau, rốt ráo chẳng sai sót. Vì thế nói là “thành tựu”).
Chúng ta phải thiết thực liễu tri: “Chánh giác A Di Đà, pháp vương thiện trụ trì” là “bất hư tác trụ trì”. Sở dĩ có thể khéo trụ trì, có thể chẳng uổng công thực hiện, chính là do bổn nguyện trong khi tu nhân và thần lực nơi quả địa của Vô Lượng Thọ Phật. Nhân quả như thế, không gì chẳng phải là “nhân bao trùm biển quả, quả thấu triệt nguồn nhân”. Nương vào bổn nguyện để thành tựu thần lực, dùng thần lực để đáp đền bổn nguyện. Bổn nguyện là nhân; có nhân ắt có quả. Vì thế, có thần lực tự tại, cho nên nói “bất đồ nhiên” (chẳng phí uổng). Thần lực là quả, quả do nhân thành, thần lực do bổn nguyện mà có, vì thế nói “bất hư thiết” (chẳng lập bày hư giả). Bổn nguyện và thần lực rốt ráo là nhân và quả phù hợp lẫn nhau chẳng sai chạy. Do cái nhân như thế mà đạt được cái quả như thế, vì thế nói là “thành tựu”.
Do điều này có thể biết: Sở dĩ A Di Đà Phật có thể “bất hư tác trụ trì” hoàn toàn là do khi tu nhân, Ngài đã phát ra bốn mươi tám đại nguyện, cho nên có thể có thần lực tự tại như vậy, khéo léo trụ trì tam thế gian, khiến cho chánh pháp chẳng mất đi, chẳng biến đổi, chúng sanh lìa khổ được vui, cùng được thành Phật. Nói theo khí thế gian thì do nguyện thứ hai mươi bảy và hai mươi tám trong bổn nguyện mà thành tựu sự nhiệm mầu thù thắng, do nguyện thứ ba mươi hai mà thành tựu trang nghiêm, do nguyện thứ ba mươi mốt mà thành tựu sự sáng sạch. Nương theo sự “trang nghiêm, sáng sạch, thù thắng nhiệm mầu” ấy mà có mười bảy thứ trang nghiêm công đức thành tựu trong quốc độ An Lạc. Nói theo chánh giác thế gian thì do nguyện thứ mười hai “thành tựu vô lượng quang”, nguyện thứ mười ba “thành tựu vô lượng thọ”, nguyện thứ mười bảy “thành tựu chư Phật ca ngợi, tán thán” trong bổn nguyện, nương theo công đức thù thắng “vô lượng thọ, vô lượng quang” mà triển khai thành tám thứ trang nghiêm công đức thành tựu.
Nói theo hữu tình thế gian thì do công đức của bốn mươi mốt nguyện kia7 trong bổn nguyện mà thành tựu: “Hóa xứ” (Chỗ giáo hóa của đức Phật) bao gồm trọn khắp chúng sanh trong bổn độ (tức An Lạc quốc), mười phương và thế giới Sa Bà. “Hóa chúng” (Đại chúng được giáo hóa) sẽ bao gồm trời, người, phàm phu, Nhị Thừa, Bồ Tát, nam, nữ, già, trẻ. “Hóa pháp” thì tam luân (tam nghiệp) thí hóa, nhất là dùng Phật danh và Phật quang để rộng làm Phật sự lợi ích chúng sanh. “Hóa quả” là lòng đại từ có thể ban hết thảy các sự vui, đại bi có thể dẹp hết thảy các khổ, đều khiến cho họ thành Phật. Luận này lấy quan sát bốn thứ chánh tu hành trang nghiêm công đức thành tựu của các vị Bồ Tát trong cõi ấy làm tánh chất đại biểu. Chánh giác thế gian và hữu tình thế gian đều là chúng sanh thế gian. Vì thế, trong phần sau của bộ luận này có viết: “Thử thanh tịnh hữu nhị chủng, nhất giả khí thế gian thanh tịnh, nhị giả chúng sanh thế gian thanh tịnh. Khí thế gian thanh tịnh giả, như hướng thuyết thập thất chủng trang nghiêm Phật độ công đức thành tựu. Chúng sanh thế gian thanh tịnh giả, như hướng thuyết bát chủng trang nghiêm Phật công đức thành tựu, tứ chủng trang nghiêm Bồ Tát công đức thành tựu” (Sự thanh tịnh ấy có hai loại: Một là khí thế gian thanh tịnh, hai là chúng sanh thế gian thanh tịnh. Khí thế gian thanh tịnh là mười bảy thứ trang nghiêm cõi Phật công đức thành tựu như đã nói trên đây. Chúng sanh thế gian thanh tịnh là tám thứ trang nghiêm Phật công đức thành tựu và bốn thứ trang nghiêm Bồ Tát công đức thành tựu như đã nói trên đây).
Bốn mươi tám đại nguyện ấy là do Pháp Tạng Bồ Tát xứng tánh phát ra, không nguyện nào chẳng phải là công đức vốn sẵn có trong tâm tánh. Tâm tánh bình đẳng, cho nên công đức bình đẳng, tổng cộng có ba trọng điểm:
1) Hễ là chúng sanh sanh trong Cực Lạc Tịnh Độ của A Di Đà Phật, ai nấy đều sẽ đúng là như thế, tức là “Đại Thừa thiện căn giới, bình đẳng, không có danh xưng đáng bị chê gièm”, hoàn toàn bình đẳng.
2) Kẻ muốn sanh về cõi Phật ấy, chỉ cần chí tâm tin ưa, trọn đủ tín, nguyện, niệm, hạnh, xưng niệm A Di Đà Phật liền có thể được Phật tiếp dẫn vãng sanh cõi ấy. Dẫu chỉ một niệm hay mười niệm, cũng có thể được vãng sanh. Hễ vãng sanh bèn bất thoái, rốt ráo thành Phật, cũng là hoàn toàn bình đẳng.
3) Dùng danh hiệu chẳng thể nghĩ bàn của A Di Đà Phật để nhiếp hóa chúng sanh trong chín pháp giới, khiến cho họ được gặp gỡ (nghe danh), sẽ đều chẳng luống uổng, có thể mau chóng thỏa mãn hết thảy nguyện cầu công đức thế gian và xuất thế gian, như lìa khổ được vui, liễu sanh thoát tử, cho đến tam thân, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông v.v… rốt ráo cùng chứng bình đẳng Pháp Thân, không một ai chẳng thành Phật. Do vậy, bài kệ tán Phật thông dụng có đoạn: “Quang trung hóa Phật vô số ức, hóa Bồ Tát chúng diệc vô biên. Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh, cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn”. Tất cả công đức tự lợi và lợi tha hoàn toàn nương vào danh hiệu chẳng thể nghĩ bàn của A Di Đà Phật và bổn nguyện nơi nhân địa, cũng như thần lực nơi quả địa của Phật, thì mới có thể tự độ, độ người khác như thế, phổ độ hữu tình đều cùng thành Phật. Kẻ được gặp gỡ, chắc chắn chẳng luống uổng, vì thế nói là “bất hư tác trụ trì”. Do vậy, cổ đức đã tán thán như sau: “Di Đà nghĩa vô cùng, mặc hải bất năng tả” (Di Đà nghĩa chẳng cùng, biển mực không viết xuể), “thập phương tam thế Phật, A Di Đà đệ nhất” (mười phương ba đời Phật, A Di Đà bậc nhất). Danh hiệu và bổn nguyện của A Di Đà Phật đích xác là quá vi diệu chẳng thể nghĩ bàn!