VIÊN QUẢ VIÊN NGỘ THIỀN SƯ BÍCH NHAM LỤC
SỐ 2003
QUYỂN 06
KHAI THỊ: Vừa phải quấy, lăng xăng có mất tâm, không rơi vào giai cấp, lại không dò tìm. Hãy nói buông là đúng hay nắm là đúng? Đến đây nếu có một mảy may kiến giải, vẫn kẹt vào ngôn thuyên, còn mắc vào cơ cảnh, đều là nương tựa cỏ cây. Dù cho có ngộ đi nữa, cũng vẫn còn cách ý chỉ thiền rất xa. Có lãnh ngộ được không. Nếu chưa lãnh ngộ được, lại chỉ lý hội công án hiện hành, thử nêu xem?
CÔNG ÁN: Khi Tuyết Phong ở am, có hai vị tăng đến lễ bái. Tuyết Phong thấy hai vị tăng đến bèn đóng cửa am lại, phóng thân ra nói: Là cái gì?
(1) Tăng cũng nói: Là cái gì?
Phong cúi đầu trở về am. Sau đó tăng đến Nham Đầu. Nham Đầu hỏi: Từ đâu đến?
Tăng thưa: Từ Lãnh Nam đến.
Nham Đầu nói: Từng đến Tuyết Phong chưa?
Tăng thưa: Từng đến.
Nham Đầu nói: Có ngôn cú gì?
Tăng kể lại việc trước đây cho Nham Đầu nghe.
Nham Đầu hỏi: Ông ấy nói gì?
Tăng thưa: Không nói lời nào chỉ cúi đầu trở về am.
Nham Đầu nói: Than ôi! Ta hối hận lúc trước không nói diệu chỉ rốt sau cho ông ta. Nếu nói với y thì người trong thiên hạ không làm gì được lão Tuyết.
Tăng đến cuối hạ nhắc lại việc trước thưa hỏi.
Nham Đầu nói: Sao ông không nói sớm?
Tăng thưa: Không dám vô phép.
Nham Đầu nói: Tuyết Phong tuy đồng sinh với ta mà không đồng tử với ta. Biết diệu chỉ rốt sau chỉ là thế.
GIẢI THÍCH: Phàm dựng lập tông giáo, phải là phân biệt ro đương cơ, biết tiến thối phải quấy; biết rõ sống chết, bắt, thả. Bỗng nhiên con mắt bị mù mờ, gặp người hỏi liền hỏi, gặp đáp liền đáp, đâu biết rằng lỗ mũi của ông ta nắm trong tay của người khác. Chỉ như Tuyết Phong, Nham Đầu đồng tham kiến với Đức Sơn. Tăng này thì tham kiến Tuyết Phong, kiến giải chỉ đến chỗ như thế. Cho đến khi tham kiến Nham Đầu cũng không từng thành được một việc; phiền toái cho hai lão lúc ấy, một đáp một hỏi, một bắt một thả. Mãi đến như ngày nay người khắp thiên hạ thành khúc mắc rối loạn, phân giải không được. Hãy nói ngoa ngụy chỗ nào? Tuyết Phong tuy du hóa các nơi cuối cùng ở Ngao Sơn Điếm, Nham Đầu nhân dạo chơi đến đó mới được đại triệt ngộ. Sau đó Nham Đầu bị sa thải ở bên hồ làm người đưa đò; hai bên bờ có treo một tấm bảng, người cần qua gõ vào tấm bảng một cái. Nham Đầu nói: “Ông qua bên kia” thì trong lùm lau, mái chèo chui ra. Tuyết Phong trở về Lãnh Nam ở am, tăng này cũng là người tham kiến đã lâu. Tuyết Phong thấy vị tăng đến lấy tay đóng cửa am lại, phóng thân ra nói: Là cái gì? Như nay có người hỏi như thế liền chụp lấy nghiền ngẩm. Vị Tăng này cũng lạ, chỉ đáp lại: “Là cái gì?” Tuyết Phong cúi đầu trở về am, thường gọi là không nói lời nào mà lãnh hội. Thường bảo đây là “Vô ngã” mà hiểu vậy. Tăng này tìm kiếm không được. Có người nói: Tuyết Phong bị vị Tăng này hỏi, phải lặng câm trở về am. Thật không biết ý của Tuyết Phong rất độc hại.
Tuyết Phong tuy được tiện nghi, nhưng ẩn thân lộ hình. Sau đó, tăng này từ biệt Tuyết Phong, đem công án này nhờ Nham Đầu phán quyết. Đến nơi, Nham Đầu hỏi: Từ đâu đến? Tăng: Từ Lãnh Nam đến. Đầu nói: Từng đến Tuyết Phong chưa? Nếu muốn thấy Tuyết Phong chỉ một lời hỏi này cũng phải mở mắt to mà xem.
Tăng nói: Từng đến.
Nham Đầu nói: Có ngôn cú gì?
Lời này cũng không phải rỗng không? Tăng này không hiểu, chỉ chạy theo ngôn ngữ.
Nham Đầu nói: Ông ta nói gì?
Tăng nói: Ông ta cúi đầu không nói lời nào trở về am.
Vị Tăng này thật không biết Nham Đầu đi guốc trong bụng của ông mấy phen rồi.
Nham Đầu nói: Than ôi! Ta hối hận ban đầu không nói với ông ta câu rốt sau. Nếu nói với ông ta câu rốt sau thì người trong thiên hạ làm gì được lão Tuyết Phong.
Nham Đầu cũng là giúp mạnh không giúp yếu. Vị Tăng này như
lối cũ vẫn mịt mù, không phân trắng đen, ôm một bụng hoài nghi, cho thật là Tuyết Phong không hiểu. Đến cuối hạ nhắc lại việc ấy để thưa thỉnh Nham Đầu bảo: Sao ông không nói sớm? Lão già này mưu mô làm sao.
Tăng nói: Không dám vô phép.
Nham Đầu nói: Tuyết Phong tuy cùng sinh với ta mà không cùng tử với ta, cần biết câu rốt sau chỉ là thế. Nham Đầu quá mực không lời nói. Rốt cuộc các ông làm sao hiểu? Tuyết Phong làm tri sự trong hội Đức Sơn Phạm đầu. Một hôm thọ trai trễ. Đức Sơn bưng bát xuống pháp đường. Tuyết Phong nói: Chuông chưa đổ, bảng chưa đánh lão già này bưng bát đi đâu? Đức Sơn không nói lời nào cúi đầu trở về phương trượng. Tuyết Phong kể lại cho Nham Đầu nghe. Nham Đầu nói: Cả nhà Đức Sơn không hiểu diệu chỉ câu rốt sau. Đức Sơn nghe vậy bảo thị giả gọi ông ta đến phương trượng hỏi: Ông không chấp nhận lão tăng sao? Nham Đầu thưa thầm ý này. Đức Sơn đến ngày thượng đường, không giống như bình thường. Nham Đầu ở trước tăng đường vỗ tay cười lớn nói: Thật may thay cho lão hiểu được diệu chỉ câu rốt sau. Sau này người trong thiên hạ không làm gì được ông, tuy như thế, chỉ được ba năm. Công án này như Tuyết Phong thấy Đức Sơn không nói lời nào, sẽ bảo là được tiện nghi. Đâu biết là làm giặc rồi vậy. Bởi Sư từng làm giặc. Sau này cũng biết làm giặc. Cho nên người xưa nói: Diệu chỉ câu rốt sau mới đến “lao quan”. Có người nói Nham Đầu hơn Tuyết Phong.
Hẳn là hiểu lầm rồi.
Nham Đầu thường dùng cơ này để dạy chúng:
“Kẻ sáng mắt không hạng ổ, bỏ vật thì cao cả, theo vật thì thấp hèn. Diệu chỉ câu rốt sau này, giả sử thân thấy Tổ sư đến cũng lý hội không được”. Đức Sơn ôm bát đến pháp đường. Nham Đầu nói: Cả nhà Đức Sơn chưa hiểu diệu chỉ câu rốt sau. Tuyết Phong nói: Từng nghe nói người chột mắt vốn chỉ có một mắt. Thật không biết Đức Sơn là con cọp không răng. Nếu không phải là Nham Đầu biết được đâu biết được hôm qua không giống như hôm nay. Mọi người muốn biết diệu chỉ câu rốt sau không? Chỉ cho lão Hồ biết, không cho lão Hồ hiểu. Từ xưa đến nay, công án ngàn sai vạn khác, như rừng gai góc. Nếu thấu suốt được thì người trong thiên hạ không làm gì ông được.
Chư Phật ba đời đứng dưới gió. Nếu ông không thấu suốt được thì tham Nham Đầu nói: “Tuyết Phong tuy cùng sinh với ta mà không cùng tử với ta chỉ một câu này. Tự nhiên có chỗ thoát thân.
TỤNG:
Mạt hậu cú
Vị quân thuyết
Minh ám song song để thời tiết.
Đồng điều sanh dã cộng tương tri
Bất đồng điều tử hoàn thù tuyệt
Hoàn thù tuyệt
Huỳnh đầu Bích Nhãn tu chân biệt
Nam Bắc Đông Tây qui khứ lai
Dạ thâm đồng khán thiên nham tuyết.
DỊCH:
Câu sau cùng vì anh nói
Sáng tối song song đây thời tiết
Đồng điều sinh mọi người cùng biết
Không đồng điều tử lai đặc biệt. Lại đặc biệt
Đầu vàng mắt biếc nên phân rõ
Nam Bắc Đông Tây về qua lại
Đêm khuya đồng thấy tuyết ngàn núi.
GIẢI TỤNG: “Câu sau cùng vì anh nói”. Tuyết Đậu tụng diệu chỉ của câu sau cùng này với ý vì nhau toàn rơi trong cỏ, Tụng dù có tụng tột cũng chỉ được một chút sắc thái. Nếu muốn thấu suốt cũng chưa được. Thế mà dám mở miệng nói to “Sáng tối song song đấy thời tiết”. Vì ông mà mở một lối, cũng vì ông đã phá một câu rồi vậy.
(1) Sau lại cùng vì ông mà chú giải. Như một hôm Chiêu Khánh hỏi La Sơn: Nham Đầu nói như vậy, như vậy, không như vậy. Không như vậy là thế nào? La Sơn gọi: “Đại sư”. Sư “Dạ”. La Sơn bảo: Song minh cũng song ám. Chiêu Khánh lễ tạ lui ra. Ba ngày sau Chiêu Khánh lại hỏi Ngày trước nhờ lòng từ bi của Hòa thượng nhưng hiềm một nỗi, khán không ra. Ngài La Sơn nói: Nếu như vậy dựa vào Đại sư nghi chỗ nào mà đem ra hỏi? Chiêu Khánh nói: Thế nào là “song minh” cũng là “song ám”? La Sơn đáp: Đồng sinh cũng đồng tử. Bấy giờ Chiêu Khánh lễ tạ lui ra.
Sau có một vị tăng hỏi Chiêu Khánh rằng: Lúc đồng sinh cũng đồng tử là thế nào? Chiêu Khánh nói: Ngậm miệng chó lại. Tăng nói: Đại sư nhận lấy miệng ăn cơm. Nói xong vị Tăng này đến hỏi La Sơn rằng: Lúc đồng sinh không đồng tử là thế nào? La Sơn đáp: Như trâu không sừng. Tăng hỏi: Lúc nào cũng đồng sinh đồng tử là thế nào? La Sơn nói: Như cọp mọc sừng. Câu rốt sau chính là đạo lý này. Trong hội La Sơn có tăng đem ý này đến hỏi ngài Chiêu Khánh. Chiêu Khánh nói: Kia đây đều biết. Cớ sao? Ta ở Đông thắng châu mà Tây Cù-danê châu cũng biết. Trên trời nói một câu mà nhân gian cũng biết. Tâm tâm biết nhau, mắt mắt chiếu nhau. Đồng điều sinh mọi người cùng biết, không đồng điều tử lại đặc biệt”. Thích-ca Đạt-ma cũng dò tìm không được. “Đông Tây Nam Bắc lại qua”. Có một vài cảnh giới tốt xấu. “Đêm khuya đồng thấy tuyết ngàn núi”. Hãy nói là song minh hay song ám, là đồng điều sinh đồng điều tử? Thiền tăng đủ mắt sáng, thử phân rành xem?
CÔNG ÁN: Tăng hỏi ngài Triệu Châu rằng: Nghe tiếng cây cầu đá của Triệu Châu đã lâu, khi đến chỉ thấy cầu khỉ. Triệu Châu đáp: Ngươi chỉ thấy cầu khỉ, nên không thấy cây cầu đá. Tăng nói: Thế nào là cây cầu đá? Triệu Châu đáp: Lừa đi qua, ngựa đi qua.
GIẢI THÍCH: Ngài Triệu Châu có cây cầu đá do lý ứng tạo, đến nay nổi tiếng thiên hạ. Cầu khỉ là cầu gỗ bắc một cây. Vị tăng đó cố ý làm giảm oai quang của Triệu Châu cho nên hỏi: Nghe tiếng cây cầu đá của Triệu Châu đến nơi chỉ thấy cầu khỉ. Triệu Châu bèn nói: Ông chỉ thấy cầu khỉ, nên không thấy cây cầu đá cứ chỗ hỏi của vị tăng cũng chỉ là câu nói bình thường. Triệu Châu dùng câu để nhữ ông ta. Quả nhiên vị tăng này đã mắc câu. Sau đó lại hỏi: Thế nào là cầu đá? Triệu Châu đáp: Lừa đi qua, ngựa đi qua. Quả thật trong lời nói tự có chỗ xuất thân. Triệu Châu không giống như Lâm Tế, Đức Sơn, dùng gậy hoặc hét mà ông ta chỉ dùng ngôn cú sống chết. Công án này khéo léo xem. Chỉ như bình thường đấu với cơ phong. Tuy thế cũng thật khó nương gá. Một hôm Triệu Châu cùng với Thủ tòa xem cây cầu đá. Ngài Triệu Châu bèn hỏi Thủ tòa ai là người xây dựng cầu đó? Thủ tòa trả lời: Lý Ứng. Triệu Châu hỏi: Lúc tạo nhằm chỗ nào mà hạ thủ? Thủ tòa không đáp được. Triệu Châu nói: Bình thường nói cầu đá, đến khi hỏi hạ thủ chỗ nào thì không biết.
Một hôm Triệu Châu quét đất có một vị tăng đến hỏi: Hòa thượng là thiện tri thức vì sao lại có bụi? Triệu Châu đáp: Nên ngoài vào. Lại hỏi: Già-lam thanh tịnh làm gì có trần? Triệu Châu đáp: Lại có một chút. Lại nữa tăng hỏi: Thế nào là đạo? Triệu Châu đáp: ngoài bức tường ấy.
Tăng nói: Không hỏi đạo này chỉ hỏi đại đạo vậy. Triệu Châu đáp: Đại đạo thấu Trường An. Triệu Châu riêng dùng cơ này. Sư đến chỗ bình thật chỗ an ổn. Làm người lại không chạm dao bén đứt tay, tự nhiên cao vót, dùng được cơ này thật quá hay, Tuyết Đậu tụng:
Cô nguy bất lập đạo phương cao
Nhập hải hoàn tu điếu cự nao
Kham tiếu đồng thời Quán khê lão
Giải vân phách tiễn diệc đồ lao.
Dịch:
Vút siêu không lập đạo mới cao
Vào biển cần câu được cá ngao?
Cười ngất đồng thời cùng lão Quán
Bảo rằng chụp tiễn uổng công lao
Giải rằng bổ tên chỉ nhọc lao.
GIẢI TỤNG: Câu “Vút siêu không lập đạo mới cao”. Tuyết Đậu tụng Triệu Châu chỗ bình thường vì người thường. Không lập huyền diệu, không lập cô nguy. Như các nơi nói: Đập nát hư không, đập tan núi Tu-di, đáy biển sinh bụi, Tu-di gợn sóng, mới gọi là đạo của Tổ sư. Sở dĩ đạo của ngài Tuyết Đậu, “ Vút cao không lập đạo mới cao”. Vách cao vạn nhẫn, hiển bày Phật pháp linh nghiệm kỳ đặc. Tuy nhiên một mình chót vót nguy hiểm, chẳng bằng không lập cô nguy. Chỉ bình thường tự nhiên chuyển đổi, không lập mà tự lập, không cao mà tự cao. Cơ xuất cô nguy mới thấy huyền diệu. Sở dĩ ngài Tuyết Đậu nói: “Vào biển cần câu được cá ngao”. Xem ra Sư là bậc tông sư có trí tuệ thong thả buông một câu, dùng một cơ, không câu tôm, hến, ốc, trai mà chi câu ngao lớn, quả là bậc tác gia. Một câu này dùng hiển bày phần đầu công án. “Cười ngất đồng thời cùng lão Quán” Tăng hỏi: “Nghe danh quán khê từ lâu, khi đến chỉ thấy một ao ngâm gai. Quán Khê nói: Ông chỉ thấy ao ngâm gai mà không thấy Quán Khê. Tăng nói: Sao gọi là Quán Khê? Khê nói: “ Chụp tên gấp. Tăng hỏi Hoàng Long: Nghe danh Hoàng Long từ lâu, bấy giờ đến chỉ thấy một con rắn khoang đỏ? Hoàng Long nói: Ông chỉ thấy một con rắn khoang đỏ, mà không thấy Hoàng Long? Tăng nói: Thế nào là Hoàng Long? Hoàng Long đáp: Kéo dài lê thê. Tăng hỏi: Bỗng nhiên gặp Kim sí điểu đến thì sao? Hoàng Long đáp: Tánh mạng khó giữ. Tăng hỏi: Như vậy bị chim ăn rồi? Hoàng Long nói: Cám ơn ông cúng dường. Đây là lập cô nguy. Cũng không khỏi tốn công sức. Rút cuộc không bằng Triệu Châu dùng lối bình thường. Thế nên Tuyết Đậu nói: “Chụp tên uổng công lao. Chỉ như ngài Quán Khê, Hoàng Long tam gác lại. Chỉ hỏi Triệu Châu nói: Lừa qua ngựa qua, làm sao hiểu, thử biện xem?
KHAI THỊ: Khắp nơi không giác, toàn cơ phơi bày, chạm đến không kẹt, rõ ràng có cơ xuất thân. Dưới câu vô tư, mỗi mỗi có ý giết người. Hãy nói người xưa rốt ráo nhằm chỗ nào nghỉ ngơi? Thử nêu xem?
CÔNG ÁN: Mã Tổ và Bách Trượng cùng đi thấy một con vịt trời bay qua, mã Tổ hỏi: Là cái gì? Bách Trượng đáp: Bầy vịt trời. Mã Tổ hỏi: Đi đâu rồi? Bách Trượng đáp: Bay qua rồi. Mã Tổ liền véo lỗ mũi của ngài Bách Trượng. Bách Trượng đau quá la lên. Mã Tổ nói: Đâu từng bay qua.
GIẢI THÍCH: Chính mắt thấy đến lại đầy đủ nhân chính của Bách Trượng. Mã Đại sư không có gió dậy sóng. Các người phải cùng với Phật tổ làm thầy. Tham cứu Bách Trượng phải tự cứu chẳng xong. Tham cứu Mã Tổ Đại sư. Xem trong mười hai giờ chưa từng chẳng ở trong ấy. Bách Trượng xuất gia từ thuở bé, học tập giới định huệ. Gặp lúc Mã Tổ xiển dương giáo hóa ở Nam Xương tận tâm nương đỡ. Hai mươi năm làm Thị giả khi trở lại tham ngay tiếng hét mới được đại ngộ. Hiện nay có người nói: Vốn không (1) chỗ ngộ, làm một cửa ngộ để dựng lập việc này. Nếu kiến giải như vậy thì cũng giống như trùng trong thân sư tử trở lại ăn thịt sư tử. Đâu không thấy người xưa nói. Nguồn không sâu thì sông không dài. Trí không lớn thì thấy không xa. Nếu dùng hiểu biết để kiến lập thì Phật pháp đâu có ngày nay. Xem Mã Tổ và Bách Trượng đi dạo vườn thấy con vịt trời bay qua, Mã Tổ há không thấy vịt trời hay sao? Vì sao lại hỏi như vậy? Vả lại ý của Mã Tổ nói rơi vào chỗ nào? Bách Trượng đi theo sau ông ta, Mã Tổ véo lỗ mũi Bách Tượng. Bách Trượng đau quá la to Mã Tổ nói: Đâu từng bay qua? Bách Trượng liền tỉnh. Ngày nay có người hiểu lầm, vừa hỏi đến liền la lên, buồn cười nhảy chẳng ra. Nếu học chưa hiểu chẳng nệ chạm bén đứt tay, chỉ cần dạy họ biết việc này. Vì thế nói, biết thì giữa đường thọ dụng, không biết thì truyền bá ở đời. Mã tổ lúc đó không nắm đứng thì chỉ thành truyền bá ở đời. Phải là thấy cảnh gặp duyên xoay trở dạy quay về chính mình trong mười hai thời không thiếu chỗ nào gọi là tánh địa minh bạch. Nếu chỉ nương vào cỏ dựa vào cây chấp nhận trước lừa sau ngựa thì có dùng chỗ gì? Xem Mã Tổ, Bách Trượng dụng như vậy. Tuy giống như sáng tỏ tinh linh mà ngược lại không trụ nơi sáng tỏ tinh linh. Bách Trượng chịu đau không nổi la lên, nếu thấy như vậy thì khắp cõi không giâu mọi nơi hiện thành. Vì thế nói, một chỗ thấu thì ngàn chỗ muôn chỗ đồng thơi thấu. Hôm sau, Mã Tổ thăng tòa, đại chúng vừa tụ tập, Bách Trượng đưa ra cuốn chiếu. Mã Tổ xuống tòa về phương trượng, lúc trở về hỏi Bách Trượng: Ta vừa thăng tòa chưa từng nói pháp. Vì sao Ông lại cuốn chiếu? Bách Trượng nói: Hôm qua bị Hòa thượng nắm lỗ mũi đau. Mã Tổ nói: Hôm qua Ông để tâm vào chỗ nào? Bách Trượng nói: Ngày nay lỗ mũi không đau nữa. Mã Tổ nói: Ông rất biết việc ngày nay. Bách Trượng làm lễ trở về liêu thị giả khóc. Bạn cùng liêu việc hỏi “ông khóc cái gì?” Bách Trượng đáp: Ông đến hỏi Hòa thượng. Thị giả bèn đến hỏi Mã Tổ. Mã Tổ nói: Ngươi đến hỏi ông ta xem? Thị giả trở về hỏi Bách Trượng. Bách Trượng cười ha hả. Thị giả hỏi: Ông vừa rồi khóc, sao giờ này lại cười? Bách Trượng đáp: Ta vừa rồi khóc giờ lại cười. Xem Sư sau khi ngộ lăn trùng trục ngăn chận không không đứng tự nhiên linh hoạt. Tuyết Đậu tụng rằng:
TỤNG:
Dã áp tử
Trị hà hứa
Mã Tổ kiến lai tương cộng ngữ
Thoại tận sơn vân hải nguyệt tình
Y tiền bất hội hoàn phi khứ
Dục phi khứ. Hục phi khứ
Khước bả trụ Đạo! đạo!
DỊCH:
Con vịt trời
Mã Tổ thấy rồi cùng nhau nói
Nói tột biển trăng mây núi lồng
Như xưa chẳng biết lai bay mất
Muốn bay mất Lại nắm đứng Nói! Nói.
GIẢI TỤNG: Tuyết Đậu ngay đầu tụng: “Con Vịt trời” Biết là mấy, “Mã Tổ thấy rồi cùng nhau nói. Câu tụng này Mã Tổ hỏi Bách Trượng “ Là cái gì? Bách Trượng đáp: Bầy vịt trời. “Nói tột biển trăng mây núi lòng” là tụng hỏi Bách Trượng “Đi đâu rồi” Mã Tổ vì Sư ý chỉ tự nhiên thoát thể. Bách Trượng như trước chẳng hiểu” lại nói “bay qua rồi”. Hai lớp lầm qua. Hai cây: “Muốn bay mất, lại nắm đứng”. Tuyết Đậu dựa vào điều khoản để kết tội. Lại nói: “Nói! Nói”. Đây là chỗ Tuyết Đậu chuyển thân. Hãy nói: Nói cái gì? Nếu la đau là lầm. Nếy không la đau, lại làm sao hiểu? Tuyết Đậu tuy nhiên tụng rất hay, nhưng cũng nhảy không khỏi.
KHAI THỊ: Vượt khỏi sinh tử, xoay lăn cơ quan, thảnh thơi chém
đinh chặt sắt, tùy chỗ che trời che đất. Hãy nói là chỗ hành lý của người nào? Thử nêu xem?
CÔNG ÁN: Vân Môn hỏi: Từ đâu đến? Tăng đáp: Tây thiền. Vân Môn hỏi: “Tây thiền gần đây có nói câu nào không?” Tăng tay ra. Vân Môn đánh một cái tát. Tăng nói: Nói tại chỗ nào? Vân Môn ngược lại đưa hai tay ra. Tăng không nói. Vân Môn lại đánh.
GIẢI THÍCH: Vân Môn hỏi vị tăng: Từ đâu đến? Tăng đáp: Tây thiền. Đây là đối diện mà nói. Giống như điện chớp không khác. Vân Môn hỏi: Gần đây có câu nói gì? Chỉ là lời nói bình thường. Vị tăng này quả thật là bậc tác gia. Lật ngược lại để kiểm nghiệm Vân Môn liền xòe ngửa hai bàn tay ra. Nếu là người tầm thường gặp kiểm nghiệm này liền thấy tay chân rối loạn. Ông ta Vân Môn có cơ đá, lửa điện, ánh sáng, bèn đánh một tát. Tăng nói: Đánh tức là có lý do, tranh cãi làm sao đối phó được lời nói ở tại đâu? Vị tăng này có chỗ chuyển thân. Sở dĩ Vân Môn muốn khai mở, ngược lại đưa hai cánh tay ra, vị tăng không nói được Vân Môn đánh cho. Xem ra ông ta Vân Môn tự là tác gia, đi một bước biết một bước rơi vào chỗ nào. Biết xem cái trước mà giải được cái sau. Tụng nói:
Hổ đầu hỗ vĩ nhất thời thâu
Lẫm lầm oai phong tứ bách châu
Khước vấn bách tri hà thái hiểm
Sư vân phóng quá nhất trước.
Dịch:
Đầu cọp đuôi cọp một lúc thâu
Lẫm liệt oai phong bốn trăm châu
Lại hỏi tại sao mà quá hiểm
Sư rằng phóng qua một nước.
TỤNG GIẢI: Tuyết Đậu tụng được lời này rất dễ hiểu. Đại ý chỉ tụng cơ phong Vân Môn. Vì thế nói: “Đầu cọp đuôi cọp một lúc thâu”. Người xưa nói: Chân đầu cọp thâu nhận đuôi cọp. Câu thứ nhất tông chỉ rõ ràng. Tuyết Đậu chỉ căn cứ bản án để kết tội. Tích Vân Môn giòi chận đầu cọp, lại khéo nắm đuôi cọp, tăng đưa hai tay ra Vân Môn bèn đánh là dựa vào đầu hổ. Vị Tăng xòe ngửa hai tay, Tăng không nói Vân Môn liền đánh là nhận đuôi cọp. Đầu đuôi đồng thâu, mắt như sao băng, tự nhiên như chọi đá nháng lửa, tựa như luồng điện chớp, liền được: “Lẫm liệc oai phong bốn trăm châu”, khiến cho cả thế giới gió thổi vèo vèo. Lại hỏi tại sao quá hiểm, quả là có chỗ hiểm. Tuyết Đậu nói: Bỏ qua một phen. Hãy nói: Như nay không bỏ qua là sao? Tất cả người trong quả đất đều phải ăn gậy. Hàng thiền hòa tử ngày nay đợi khi Vân Môn tay ra cũng trả lại cho ông bổn phận thảo liệu. Giống thì cũng giống nhưng đúng thì chưa đúng. Vân Môn không thể chỉ như vậy mà bảo ông thôi, vẫn còn có việc khác.
KHAI THỊ: Ẩn mật toàn chân, đứng đầu thủ chứng, dẫm trên nước để chuyển vật, mang đó thừa đương, nhằm chọi đá nháng lửa, lửa làn điện chớp, quét sạch lầm lẫn. Ở chỗ chân đầu cọp nắm đuôi cọp. Vách đứng ngàn nhẫn thì tạm gác lại, tha cho một phen lại có chỗ vì người hay không. Thử nêu xem.
CÔNG ÁN (1): Đạo Ngô cùng Tiệm Nguyên đến nhà đang viếng cúng điếu thăm hỏi Tiệm Nguyên vỗ quan tài nói: Sinh ư? Tử ư? Đạo Ngô nói: Sinh cũng chẳng nói, tử cũng chẳng nói. Tiệm Nguyên nói: Vì sao không phải nói? Đạo Ngô đáp: Không nói không nói, trở lại giữa đường. Tiệm Nguyên nói: Hòa thượng thích cùng đạo nào? Nếu không nói đánh Hòa thượng chết đi. Đạo Ngô nói: Đánh tức chịu đánh, đạo không phải đạo. tiệm Nguyên liền đánh. Sau đó đạo ta chuyển hóa. Tiệm Nguyên đến Thạch Sương đưa ra câu nói giống trước. Thạch Sương nói: Sinh cũng chẳng nói. Tử cũng chẳng nói. Tiệm Nguyên nói: Vì sao không nói. Thạch Sương nói: Không nói! không nói. Tiệm Nguyên sau khi nghe lời nói có phần tỉnh ngộ. Một hôm Tiệm Nguyên vác cái xẻng ở pháp đường đi từ Đông qua Tây, từ Tây qua Đông. Thạch Sương hỏi: Làm gì vậy? Tiệm Nguyên nói: Tìm linh cốt của tiên sư. Thạch Sương nói: Nước dâng lênh láng, sóng dậy ngập trời, tìm cái gì là linh cốt của tiêng sư? (Tuyết Đậu bình: Trời xanh, trời xanh. Tiệm Nguyên nói: Nên khéo gắng sức. Thái Nguyên Phù nói: Linh cốt tiên sinh vẫn còn).
GIẢI THÍCH: Đạo Ngô cùng với Tiệm Nguyên đến nhà đàn việt cúng điếu, Tiệm Nguyên vỗ quan tài nói: Sinh ư? Tử ư?. Đạo Ngô nói: Sinh cũng không nói, chết cũng không nói. Nếu nhằm dưới câu này mà nhập được dưới lời nói biết quay về. Chỉ chỗ này là then chốt thấu thoát sinh tử. Nếu không được như thế, thường thường đối diện lầm qua. Xem người xưa đi đứng nằm ngồi không ngại lấy việc này làm niệm. Vừa đến vào nhà người điếu tang Tiệm nguyên liền vỗ vào quan tài Đạo Ngô rằng: Sinh ử? Hay tử ư? Đạo Ngô không thay đổi một tơ hào đáp rằng: Sinh cũng không nói, chết cũng không nói. Tiệm Nguyên đối diện lầm qua chạy theo ngữ cú hỏi: “Vì sao không nói? Đạo Ngô nói: Không nói không nói. Đạo Ngô đáng gọi là những mảnh lòng son, mang sai lầm chính là sai lầm. Nguyên do tự mình không tỉnh táo. Trở về giữa đường lại hỏi: Hòa thượng mau vì con mà nói, nếu không nói thì con đánh Hòa thượng. Kẻ này biết cái gì tốt xấu, nên nói tâm tốt không được quả báo tốt. Đạo Ngô lòng từ bi như cũ nói với ta. “Đánh thì mặc đánh, nói thì không nói. Tiệm Nguyên liền đánh. Tuy nhiên như thế ngược lại ông ta thắng một nước cờ. Đạo Ngô như vậy máu nhỏ giọt giọt xuống đất mà Tiệm Nguyên cũng chẳng lãnh hội. Đạo Ngô bị Tiệm Nguyên đánh liền nói: Ông hãy đi, e Tri sự trong viện biết việc này sẽ gây họa cho ông. Thầm bảo Tiệm Nguyên đi là Đạo Ngô rất từ bi. Sau Tiệm Nguyên đến một viện nhỏ nghe hành giả tụng kinh Phổ Môn rằng: Muốn được Tỳkheo độ thì liền được Tỳ-kheo hiện thân nói pháp. Bỗng nhiên đại ngộ, Sư liền nói: Khi xưa ta lầm trách tiên sư, đâu biết việc này, không trên câu nói. Người xưa nói. Bậc đạo nhân không lượng, bị lời nói chuyển. Có nhóm người tình giải nói? Đạo Ngô nói: “Không nói! Không nói!” Tức là nói rồi vậy. Gọi lại đánh vào lưng ngã lộn nhào. Khiến người dò tìm không được. Nếu biết như vậy thì làm sao bình ổn. Nếu bước chân vào cõi thật, không cách một tơ hào, không thấy thất hiền nữ dạo chơi trong rừng Thi-đà, có vị chỉ vào thây chết hỏi rằng: Thây chết tại đây, người ở chỗ nào? Người chị lớn nói: Làm gì? Làm gì? Mọi người đều chứng Vô sinh pháp nhẫn. Hãy nói có bao nhiêu cái, ngàn cái, vạn cái chỉ là một cái. Sau Tiệm Nguyên đến Thạch Sương thuật lại việc trước, Thạch Sương như cũ nói: Sinh cũng không nói, chết cũng không nói. Tiệm Nguyên hỏi: Vì sao không nói? Thạch Sương đáp: Không nói! không nói Tiệm Nguyên liền ngộ mà đi. Ngày sau vào mai lên giảng đường đi từ Đông sang Tây, từ Tây sang Đông, ý muốn trình kiến giải của mình. Thạch Sương hỏi: Làm gì? Tiệm Nguyên nói: Tìm linh cốt tiên sư. Thạch Sương bèn chặt đứt gót chân của ông ta rồi nói: Ta ở trong ấy nước dâng lênh láng, sóng dậy ngập trời, tìm cái gì là linh cốt của tiên sư? Tiệm Nguyên đã tìm linh cốt tiên sư. Tại sao Thạch Sương lại nói như thế? Đến đây nếu sinh cũng không nói thì tử cũng không nói. Ngay lời này tiến được mới biết từ đầu đến cuối đều là cơ thọ dụng. Nếu Ông khởi đạo lý suy nghĩ tầm tư, đúng là khó thấy. Tiệm Nguyên nói: Nên khéo gắng sức. Xem Sư sau khi ngộ, nói được tự nhiên kỳ đặc. Mảnh xương đầu của Đạo Ngô như kim sắc, khi đánh vào phát ra âm thanh của đồng. Tuyết Đậu bình: “Trời xanh! trời xanh”, ý rơi vào hai bên. Thái Nguyên Phù nói: Linh cốt tiên sư vẫn còn “tự nhiên nói được ổn đáng”. Đoạn văn này đồng thời đưa vào một bên, nhất thời. Hãy nói thế nào là chỗ tĩnh yếu? Thế nào là chỗ gắng sức. Đâu chẳng nghe nói. Một chỗ thấu ngàn chỗ, vạn chỗ, đồng thời thấu. Nếu nhằm chỗ chẳng nói chẳng nói thấu được là quét sạch đầu lưỡi thiên hạ. Nếu thấu không được phải tự tham tự ngộ, không thể dễ dàng qua ngày, đáng tiếc ngày tháng. Tuyết Đậu tụng rằng:
Thố mã hữu giác Ngưu dương vô giác.
Tuyệt hào tuyệt ly Như sơn như nhạc
Huỳnh kim linh cốt kim du tại
Bạch lãng thao thiên hà xứ trước.
Vô Xứ trước
Chính lý Tây quy tằng thất khước.
DỊCH:
Thỏ ngựa có sừng
Trâu dê không có
Bặt lông bặt sợi
Như núi như non
Linh cốt vàng ròng
Nay vẫn còn đến
Sóng dậy ngập trời chỗ nào đến?
Chiếc dép về tây từng lạc mất.
GIẢI TỤNG:
Tuyết Đậu riêng hội chú giải. Sư là con cháu Vân Môn. Phàm trong một câu đủ ba câu tôi luyện, nhằm chỗ khó nói nói phá, nhằm chỗ vạch không ra mà vạch ra. Theo chỗ khẩn yếu của ông tụng ra: Thỏ ngựa có sừng, trâu dê không có. Hãy nói thỏ ngựa vì sao có sừng? Trâu dê vì sao không sừng? Nếu thấy được lời trước, mới biết Tuyết Đậu có có chỗ vì người? Có người hiểu lầm nói, không nói là nói, không câu lại có câu, thỏ ngựa không có sừng ngược lại nói có sừng. Trâu dê có sừng ngược lại nói không có. Thật là không dính dáng. Đâu không biết. Người xưa thiên biến vạn hóa, hiện như thần thông như thế, chỉ vì đả phá cái hang quỉ tinh linh này của ông. Nếu thấu suốt được nói không mất một chữ: “Thỏ ngựa có sừng, trâu dê không sừng, bặt lông bặt sợi, như núi như non”. Bốn câu này như viên ma-ni bảo châu, Tuyết Đậu nhã ra trước mặt ông (10). Phần sau chỉ là căn cứ bản án kết tội Linh cốt vàng ròng nay vẫn còn, sóng dậy ngập trời chỗ nào đến? Tụng này của Thạch Sương và Thái Nguyên Phu, vì sao không có chỗ đến” “Chiếc dép về Tây từng lạc mất” linh qui kéo đuôi. Đây là chỗ Tuyết Đậu chuyển thân vì người. Người xưa nói. Ông ta tham vấn hoạt cú không tham vấn tử cú.
Đã quên mất một đóm lửa, vì sao lại đua tranh nhau.
KHAI THỊ: Chư Phật chưa từng xuất thế, cũng không một pháp cho người. Tổ sư chưa từng phương Tây sang, bao giờ lấy tâm truyền trao. Chính vì bấy giờ người không hiểu, chạy theo tìm cầu bên ngoài, hoàn toàn không biết dưới gót chân mình có một đại sự nhân duyên, mà ngàn Thánh dò tìm không được. Chỉ như ngày nay thấy không thấy, nghe không nghe, nói không nói, biết không biết, từ chỗ mà đến được? Nếu chưa có thể thông đạt, hãy nhằm trong ngôn ngữ mà hiểu lấy. Thử nêu xem?
CÔNG ÁN: Thiền khách Lương Toại hỏi Khâm Sơn rằng: Một mũi tên mà mở ba cánh cửa là thế nào?
Khâm Sơn nói: Dẫn ông chủ trong ba cánh cửa ra xem?
Lương hỏi: Làm sao biết lỗi để sửa?
Khâm Sơn đáp: Lại đợi lúc nào?
Lương hỏi: Tên tốt bắn không trúng đích, liền bay ra.
Khâm Sơn nói: Xà-lê lại đây!
Lương quay đầu lại, Khâm Sơn đứng lại nói: Một mũi tên phá ba cánh cửa thôi chẳng hỏi chi. Thử vì Khâm Sơn bắn mũi tên xem?
Lương suy nghĩ. Khâm Sơn đánh bảy gậy nói: Hãy cho gã này nghĩ ba mươi năm.
GIẢI THÍCH: Thiền khách Lương Toại thật là một viên chiến tướng nhằm vào trong tay Khâm Sơn xoay trái lộn phải khiến rơi roi rớt dây. Từ đầu đến cuối tiếc rẻ sự mong đợi. Cung gãy tên mất, tuy nhiên vẫn như vậy. Tướng quân họ Lý tự có tiếng khen không được phong hầu cũng là nhàn vậy. Đây là một công án một xuất một nhập, một bắt một thả, đương cơ thấy mặt. Thấy mặt đương cơ nhanh, hoàn toàn không rơi vào nơi có không được mất, gọi là huyền cơ, nhìn qua thấy có chút ít lực lượng liền có chỗ sẩy chân. Vị tăng này cũng là hàng thiền tăng anh linh, đặt câu hỏi kinh quần. Khâm Sơn là bậc tác gia tông sư, liền biết chỗ rơi của câu hỏi. Câu hỏi: “Khi một mũi tên bắn xuyên qua ba cánh cửa là thế nào?” Ý của Khâm Sơn trả lời ông bắn được, thôi không hỏi làm chi. Thử dẫn ông chủ trong ba cửa ra xem?
Lương Toại hỏi: “Làm sao biết lỗi để sửa”. Quả thật kỳ đặc.
Khâm Sơn nói: “Lại đợi lúc nào?” Xem ra ông ta lấy cái gì đối trị? Chỗ hỏi của Khâm Sơn không có chút ít thiếu trống. Sau Thiền khách Lương Toại lại nói “Tên tốt bắn không trúng đích” phủi tay áo ra đi. Khâm Sơn vừa thấy ông ta nói thế, liền gọi”Xà-lê lại đây” Thiền khách Lương Toại quả nhiên nắm không đứng xoay đầu lại. Khâm Sơn bắt lại nói: “Một mũi tên phá ba cửa thôi không hỏi làm chi. Hãy vì Khâm Sơn bắn tên xem? Lương suy nghĩ. Khâm Sơn liền đánh cho bảy gậy, theo sau cho ông ta một câu chú, “hãy cho gã này nghi ba mươi năm”. Hiện nay một số thiền, thiền hòa tử nói: Vì sao không đánh tám gậy hay sáu gậy, mà chỉ đánh bảy gậy? “hãy vì Khâm Sơn bắn tên xem?” Liền đánh. Thế thì giống thì cũng giống, nhưng đúng thì không đúng Công án này, phải trong hông ngực không chứa tí xíu đạo lý so sánh vượt ngoài ngữ ngôn, mới có một câu phá ba cửa và có chỗ bắn tên. Nếu còn phải quấy thì dò tìm không được. Vị tăng này nếu là hảo hán thì Khâm Sơn cũng bị nguy hiểm, đã không thể hành lệnh này, chẳng khỏi đi ngược đường. Hãy nói chủ trong cửa rốt cuộc là ai? Xem Tuyết Đậu tụng!
TỤNG:
Dữ quân phóng xuất quan trang chủ
Phóng tiễn chi đồ mạc mãng lỗ
Thủ cá nhãn hề nhĩ tất lụng
Xả cá nhĩ hề mục song cổ
Khả lân nhất phốc phá tam quan
Đích đích phân minh tiễn hậu lộ
Quân bất kiền
Huyền Sa hữu ngôn hề
Đại trượng phu tiên thiên vi tâm Tổ.
DỊCH:
Chủ nhân trong cổng vì anh dẫn
Những kẻ bắn tên chớ sơ hở
Giữ con mắt chừ tai điếc rồi
Bỏ lỗ tai chừ hai mắt tối
Đáng thương một mũi phá tam quan
Quả thật đường sau tên quá rõ
Anh thấy chăng
Huyền Sa có lời chừ
Đại trượng phu tiên thiên là Tâm Tổ.
Bài kệ này có mấy câu rút trong bài tụng Qui Tông. Ngày xưa Qui tông nhân làm bài tụng này nên đặt tên là Tụng Qui Tông. Trong tông môn cho là tông chỉ. Về sau Đồng An nghe chuyện bảo: Lương Công khéo bắn tên mà không trúng đích. Có vị tăng hỏi: Thế nào được trúng đích? Đồng An nói: Người chủ ở trong cửa là người nào? Sau có vị tăng thuật lại cho Khâm Sơn nghe. Khâm Sơn nói: Lương Công thế ấy cũng chưa khỏi được cái miệng Khâm Sơn. Tuy thế Đồng An không phải là tâm tốt. Tuyết Đậu nói: “Chủ nhân trong cổng vì anh dẫn”. Mở mắt cũng đúng, nhắm mắt cũng đúng, có hình, không hình đầu chặt làm ba khúc. Đệ tử bắn tên chớ sơ hở. Nếu bắn tên giỏi thì không sơ hở. Nếu bắn tên giỏi không sơ hở, nếu bắn tên dở mà bắn thì sơ hở. Lấy một con mắt ắt mù điếc, bỏ một lỗ tai ắt mù. Hãy nói lấy một mắt vì sao lại tai điếc? Bỏ tai vì sao lại hai mắt mù. Lời này không lấy bỏ, mới có thể thấu suốt được. Nếu có lấy bỏ thì khó thấy. Hai cây “Đáng thương một mũi phá tam quan”. Thiền sư Lương Toại hỏi: Một mũi phá ba cánh cửa là thế nào? Khâm Sơn nói: Dẫn ông chủ ra cửa xem. Cho đến rốt sau công án của Đồng An thảy là đường sau tên của. Rốt cuộc phải thế nào? Anh thấy chăng Huyền Sa có lời chừ Đại trượng phu tiên thiên là tâm Tổ. Bình thường cho tâm cực đắc Tổ tông. Trong đây tại sao trước khi trời đất chưa sanh vẫn cho là Tổ của Tông này? Nếu biết rõ thời tiết này, mới biết rõ ông chủ ở trong cửa. Quả thật đường sau tên quá rõ nêu, cần trúng đích sau mũi tên có đường. Hãy nói thế nào là đường sau mũi tên? Phải tự đem hết tinh thái mới được. Câu: “Đại trượng phu tiên thiên là tâm tổ”. Huyền Sa thường lấy lời này dạy chúng. Đây là Tụng Qui tông. Tuyết Đậu lầm dùng cho là lời của Huyền Sa. Hiện nay người tham học cho tâm này là Tổ tông dù tham đến đức Phật Di-lặc ra đời cũng chưa hiểu. là đại trượng phu, tâm vẫn là con cháu. Trời đất chưa phân đã là câu thứ hai rồi. Hãy nói chính khi ấy, làm sao trước trời đất?
KHAI THỊ: Trước đã chưa thấu được. Như núi bạc vách sắt, đến khi thấu được rõ ràng, thì chính mình là vách sắt núi bạc. Hoặc có người hỏi phải làm sao? Chỉ nói với ông. Nếu nhằm trong đó bày được một cơ, thấy được một cảnh quét sạch chức vụ quan trọng không thông phàm (11) Thánh, chưa là việc bên ngoài. Nếu chưa được như thế, xem lấy bóng dáng cổ nhân.
CÔNG ÁN: Tăng hỏi Triệu Châu: Chí đạo không khó chỉ hiềm chọn lựa. Thế nào là không chọn lựa?
Triệu đáp: Trên trời dưới đất, chỉ ta là hơn hết.
Tăng thưa: Đây vẫn là giản trạch.
Triệu châu hỏi: “Kẻ tớ ruộng nhà, chỗ nào là giản trạch?
Tăng không đáp được.
GIẢI THÍCH: Tăng hỏi Triệu Châu: Chí đạo không khó hiềm chọn lựa, Tín Tâm Minh của Tam Tổ mở đầu là hai câu này. Có nhiều người hiểu lầm. Vì sao? Chí đạo không khó? Cũng không phải là không khó? Chỉ là hiềm chọn lựa. Nếu như vậy thì trải qua một vạn năm cũng chưa mộng thấy. Triệu Châu thường dùng câu này hỏi người. Vị tăng kia đem câu này hỏi lại Triệu Châu. Nếu dựa vào trên lời nói để tìm thì vị tăng này là kinh thiên động địa. Nếu không dựa trên lời nói thì lại làm sao? Lại tham ba mươi năm, chốt cửa này phải xoay được mới mong mở ra. Vuốt râu hùm phải là cố thủ đoạn bổn phận mới được. Vị tăng này không ngại nguy vong. Dám vuốt cọp nói rằng: Vẫn còn chọn lựa Triệu Châu nhằm miệng liền bịt “Kẻ tớ ruộng nhà chỗ nào là chọn lựa? Nếu hỏi đến kẻ khác liền thấy chân tay rối ren đâu ngờ lão già này là bậc tác gia, nhằm chỗ động không được liền động, chỗ xoay không được liền xoay. Nếu Ông thấu được tất cả những câu cú ác độc mới biết được ngàn sai muôn trạng hý luận ở thế gian, đều là thượng vị đề hồ. Nếu đến chỗ thật, mới thấy từng mãnh lòng son của Triệu Châu. Kẻ tớ ruộng nhà mới là lương người Phước Đường. Mắng người giống như không ý trí. Vị tăng này nói “vẫn còn chọn lựa”. Triệu Châu bảo: “Kẻ tớ ruộng nhà, nào là chọn lựa”. Mắt của tông sư cần đến như thế ấy, như chim cánh vàng bay xuống biển nuốt rồng Tuyết Đậu tụng:
TỤNG:
Tợ hải chi thâm
Như sơn chi cố
Văn manh lộng không lý mãnh phong
Lữ nghị hám ư thiết trụ.
DỊCH:
Giống như biển sâu.
Dường thể núi cứng
Ruồi muỗi ở trong gió mạnh đùa
Dế mèn, kiến lay cọc sắt
Chọn ư? Lựa ư? Ngay hiên treo trống.
GIẢI TỤNG: Tuyết Đậu chú thích hai câu: “Giống như biển sâu, dường thể núi cứng. Tăng nói: Vẫn là chọn lựa. Rốt sau Tuyết Đậu đề khởi bảo cho được rống. Nếu biết được rõ ràng, sau này ông tự rõ. Tại sao? Đâu chẳng thấy nói: Muốn được thân thiết, chớ đem hỏi đến hỏi. Thế nên: “Ngay hiên treo trống”.
CÔNG ÁN: Tăng hỏi Triệu Châu: “Chí đạo không khó chỉ vì hiềm nghi chọn lựa”. Phải là sào huyệt của thời nhân chăng?
Triệu Châu đáp: Đã có người hỏi tôi, người hỏi tôi, mà mãi đến năm năm vẫn còn bối rối.
GIẢI THÍCH: Triệu Châu bình sanh không hành gậy và tiếng hét mà dùng được còn hơn gậy và hét. Vị tăng này hỏi rất kỳ lạ. Nếu không phải là Triệu Châu thì khó mà đáp được. Bởi Triệu Châu là hàng tác gia chỉ nói với y. “ Đã có người hỏi tôi, mãi đến năm năm vẫn còn bối rối”. Chỗ hỏi vách cao ngàn nhãn, chỗ đáp cũng chẳng ở nhiều hương, nhẹ hơn. Nếu hiểu như vậy chính là đương đầu. Nếu không hiểu như vậy chớ so tính toán đạo lý. Không thấy Tông Đạo giả trụ Đầu Tử, lúc ở trong hội Tuyết Đậu làm thư ký. Tuyết Đậu dạy tham “ Chí đạo không khó chỉ vì hiềm chọn lựa”. Nơi đây có tỉnh. Một hôm Tuyết Đậu hỏi: “Chí đạo không khó, chỉ vì chọn lựa” ý nghĩa thế nào? Tông nói: Súc sinh, súc sinh. Về sau, Tông ẩn cư ở Đầu Tử, hễ đi trụ trì thì đem cà sa, giày cỏ gói chục kinh sách. Tăng hỏi: Thế nào là tông phong của Đạo giả? Tông đáp: “Cà sa gói giày cỏ”. Có vị Tăng nói: Rút cuộc ý chỉ thế nào? Tông nói: Dưới chân trần toàn gai góc. Vì thế, nói cúng Phật chẳng ở nhiều. Nếu vượt qua được thì bắt, tha tại ta. Đã là một hỏi một đáp rõ ràng hiện thành tại sao Triệu Châu lại nói bối rới? Hãy nói là hang huyệt của thời nhân chăng? Triệu Châu ở trong sào huyệt đáp với ông ta. Phải biết việc này không ở trên ngôn cú. Có người tin được thì thấu xương thấu tủy, như rồng gặp nước, như cọp dựa vào núi.
TỤNG:
Tượng vương tần thân
Sư tử hao hồng
Vô vị chi đàm
Tắc đoạn nhân khẩu
Nam Bắc nhân khẩu
Nam Bắc Đông Tây
Ô phi thố tẩu.
DỊCH:
Voi chúa gầm gừ
Sư tử gầm thét,
Đàm luận vô vị,
Bít lấp miệng người,
Nam bắc đông tây,
Chim bay thỏ chạy.
GIẢI THÍCH: Triệu Châu nói: “Đã có người hỏi tôi, mãi đến năm năm vẫn còn bối rối. Giống như voi chúa gầm gừ, sư tử gầm thét, bàn luận vô vị, lấp bít miệng người, nam bắc đông tây, chim bay thỏ chạy”. Tuyết Đậu nếu không có câu rốt sau thì chỗ nào lại có Tuyết Đậu? Đã là chim bay thỏ chạy. Hãy nói Triệu Châu, Tuyết Đậu, Sơn Tăng rút cuộc rơi vào chỗ nào?
KHAI THỊ: Tựa trời bao đất, vượt Thánh siêu phàm. Chỉ đầu trăm ngọn cỏ phát ra diệu tâm Niết-bàn. Khí giới tụ hợp điểm định nạp tăng mạng phái. Vả lại, nương vào âm lực người nào lại được như vậy sao. Thử đưa ra xem?
CÔNG ÁN: Tăng hỏi Triệu Châu: “Chí đạo không khó chỉ hiềm chọn lựa”. Vừa có nói năng là chọn lựa. Hòa thượng là người như thế nào? Triệu Châu đáp: Sao không nói hết lời này? Tăng nói: Cái đó chỉ nhớ đến trong đây. Triệu Châu nói: “Chí đạo không khó chỉ hiềm chọn lựa”.
GIẢI THÍCH: Triệu Châu nói “Chí đạo không khó chỉ hiềm chọn lựa”. Như đánh vào đá phát ra lửa tợ như ánh sáng chớp nhoáng. Bắt thả giết sự sống được tự tại như vậy mọi nơi đều có ý nghĩa. Triệu Châu có biện luận hơn hẳn mọi người. Bình thường Triệu Châu khai thị đại chúng có một Thiên nói: “Chí đạo không khó chỉ vì hiềm chọn lựa”, vừa có nói năng là chọn lựa. Đây rõ ràng lão tăng không ở trong minh bạch (12) các ông có tiếc giữ hay không? Bấy giờ có vị tăng hỏi: Đã không ở trong minh bạch lại tiếc giữ cái gì? Triệu Châu nói: Ta cũng không biết. Tăng nói: Hòa thượng đã không biết sao gọi là đạo? Trong đó không có chỗ rõ ràng. Triệu Châu nói: Hỏi việc tức được lễ bái rồi lui ra. Về sau vị tăng này chỉ bám vào chỗ sư hở kia đi hỏi Triệu Châu. Hỏi hẳn là kỳ đặc, nhưng chỉ là tâm hành. Nếu là người khác không làm gì được y, tranh luận đối phó Triệu Châu là hàng tác gia liền nói “Sao không dẫn hết lời này”. Vị tăng này cũng biết xoay mình thở ra liền nói: Con chỉ nhớ đến đó”. Dường như đã an bày. Triệu Châu tùy theo âm thanh nắm bắt trả lời, không cần tính toán. Người xưa gọi là tương tục, cũng là rất khó. Sư biện rồng rắn, phân tốt xấu, quả là hàng tác gia. Triệu Châu móc tròng mắt của vị tăng này mà không phạm vào mũi nhọn, không vướng vào tính toán, tự nhiên hay khéo. Ông gọi là một câu có cũng không được, gọi là câu không cũng không được, “ly tứ cú tuyệt bách phi”. Vì sao? Vì bàn luận việc này như đánh vào thạch hỏa, tợ như ánh sángchớp nhoáng, nhanh dính vào mắt mới thấy. Nếu còn suy nghĩ do dự thì không thoát khỏi táng thân mất mạng. Tuyết Đậu Tụng:
TỤNG:
Thủy sái bất trước
Phong quy bất nhập
Hổ bộ long hành
Quỉ hào thần khấp
Đầu trường tam Xích tri thị thùy?
Tương đối vô ngôn độc túc lập.
NGHĨA:
Nước rưới chẳng dính
Gió thổi không lọt
Cọp bước rồng đi, quỷ than thần khóc,
Đầu dài ba thước biết là ai?
Đối diện không lời một chân đứng.
GIẢI TỤNG: Câu: “Nước rưới chẳng dính, gió thổi không lọt cọp bước rồng đi, quỉ than thần khóc”.
Khó có chỗ cho ông gặm nhấm. Bốn câu tụng này là lời đáp của Triệu Châu, giống như rồng bay, cọp nhảy. Vị Tăng này chỉ được một trường xấu hổ. Không những vị Tăng này, mà quỉ cũng than, thần cũng khóc, giống như gió thổi cỏ nghiêng.
Hai câu cuối đáng gọi là người thầy được. “ Đầu dài ba tấc biết là ai?” Đối diện không lời một chân đứng. Có vị Tăng hỏi Cổ đức: Sao gọi là Phật? Cổ Đức đáp: “Đầu dài ba thước, cổ cao hai tấc”. Tuyết Đậu dẫn dụng, chưa biết quý vị có hiểu chăng? Sơn tăng cũng không biết. Tuyết Đậu một lúc thoát thể vẻ ra hình Triệu Châu rồi, quý vị phải cẩn thận chú ý xem.
KHAI THỊ: Chư Phật và chúng sinh xưa nay không khác, mình và núi sông đâu có, sai biệt, vì sao lại lẫn thành bai bên? Nếu hay xong lăn thoại đầu quét sạch chức vị quan trọng, bỏ qua tức chẳng được. Nếu không bỏ qua thì tất cả quả đất không mất một nắm. Thế nào là chỗ xoay lăn thoại đầu. Thử nêu xem?
CÔNG ÁN: Vân Môn cầm gậy dạy chúng: Cây gậy hóa thành rồng, nuốt càn rồi vậy, núi sông đất liền chỗ nào được?
GIẢI THÍCH: Như Vân Môn nói cầm gậy hóa làm rồng, nuốt dứt càn khôn rồi vậy. Núi sông đất liền chỗ nào được? Nếu nói có thì mù, nếu nói không thì chết, lại thấy Vân Môn có chỗ vì người chăng? Trả cây gậy lại cho ta. Người nay không biết chỗ riêng bày của Vân Môn lại nói tức sắc minh tâm nương vật để hiển lý. Như Đức Phật Thích-ca bốn mươi chín năm thuyết pháp, không thể không biết nghi luận này. Vì sao lại đưa cành hoa, Ca-diếp mỉm cười? Lão già hồ đồ nói: Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm phó chúc cho Ma-ha Ca-diếp, đâu cần riêng truyền tâm ấn. Quý vị đã là môn hạ của tổ sư lại rõ được cái tâm riêng truyền sao? Trong ngực nếu có một vật, thì núi sông đất liền, tự nhiên hiện trước mặt, trong ngực không có một vật, thì bên ngoài không còn một mảy may. Nói gì lý cùng trí hiệp cảnh cùng thần hội? Vì sao? Bởi một hiều thì tất cả hiểu, một sáng thì tất cả sáng. Trường Sa nói: Người học đạo không biết chân, chỉ vì từ xưa nhận thức thần vô lượng kiếp nay góc sanh tử, kẻ si mê liền gọi người xưa nay. Nếu chợt đập tan ấm giới, thân tâm nhất như ngoài thân không dư, vẫn chưa được một nửa nói gì là tức sắc minh tâm, dựa vào vật mà hiển lý. Người xưa nói: Một hạt bụi vừa dấy lên, cả đại địa toàn thâu. Hãy nói là hạt bụi nào. Nếu biết được hạt bụi này, liền biết được cây gậy. Vừa đưa lên gậy lên liền thấy diệu dụng ngang dọc. Lời nói thế sớm thành là sắn bìm rồi. Năm ngàn bốn mươi tám (50) quyển có nói lời ấy không? Vân Môn có khi nhằm chỗ cây gậy đưa ra, toàn cơ đại dụng, vì người một cách linh động, Ba Tiêu dạy chúng. Lỗ mũi thiền tăng ở trên đầu gậy. Vĩnh Gia cũng nói: “Không phải là tiêu hình việc truyền rỗng. Gậy báu Như Lai còn dấu vết”. Vào thời Đức Phật Nhiên Đăng, Như Lai trải tóc trên bùn để đón Đức Phật Nhiên Đăng. Đức Phật Nhiên Đăng dạy: “Chỗ này phải xây dựng một ngôi chùa”. Bấy giờ có một vị Thiên tử bèn cặm một cọng có nói: “Cất chùa xong” . quí vị hãy nói tin tức này từ chỗ ào được? Tổ sư nói: Đầu gậy thủ chứng, ngay nơi tiếng hét thừa đương. Hãy nói thừa đương cái gì? Bỗng nhiên có người hỏi: Thế nào là cây gậy? Chẳng phải là đánh ngã nhào sao? Chẳng phải là vỗ tay sao?
Thảy đều là đùa lộng tinh hồn không dính dáng. Tuyết Đậu tụng:
TỤNG:
Trụ trượng tử thôn càn khôn
Đồ thuyết đào hoa lãng bôn
Thiêu vĩ giả bất tại noa vân quặc vụ
Bộc tai giả hà tất táng đảm vong hồn.
Niêm liễu giả. Vãn bất vãn
Trực tu sái sái lạc
Hửu cánh phân phân vân vân.
Thất thập nhị bỗng thả khinh thứ
Nhất bách ngũ thập nan phóng quân.
DỊCH:
Cây gậy này nuốt càn khôn
Luống nói hoa đào sóng đưa
Đốt đuôi nào bởi gom mấy cuộn mù
Phơi mang nào hẳn vỡ mật mất hồn.
Niêm rồi vậy
Nghe chẳng nghe
Phải là sạch trọi thong dong
Nghĩ lại hỏi càng lăng xăng rối rắm
Bảy mười hai gậy vẫn tha nhẹ
Một trăm năm chục khó cho ông
Sư cầm gậy xuống tòa,
Bấy giờ đại chúng giải tán.
Giải: Vân Môn vì người quanh co, Tuyết Đậu vì người nói thẳng cho nên báo hẳn hóa làm rồng, không nhập nói như thế “chỉ là cây gậy nuốt càn khôn”. Ý của Tuyết Đậu muốn khởi tình giải của người, nên nói “luống nói hoa đào sóng đưa chẳng cần hóa làm rồng. Bởi vì vũ môn có ba cấp sóng, mỗi năm đến tháng ba, hoa đào trôi theo những con cá lớn hay lội ngược nước, nhảy qua làn sóng, hóa thành rồng. Tuyết Đậu nói: Dù hóa làm rồng cũng nói suông. “Đốt đuôi nào bởi gom mây cuộn mù”. Cá nhảy qua được Vũ môn tự có lửa trời đốt đuôi của no, rồi gom mây cuộn mù bay đi. Ý của (13) Tuyết Đậu nói dù hóa làm rồng cũng chẳng ở gom mây cuộn mù . “Phơi mang nào hẳn vỡ mật mất hồn”? Lời Tựa của Thanh Lương Sớ chất chứa hạnh Bồ tát còn phải phơi mang ở Long Môn Bồ-tát. Đại ý nói cảnh giới Hoa Nghiêm chẳng phải chỗ của người đức nhỏ hẹp có thể đến được, như con cá không nhảy qua được Long môn, bị một điểm trắng trên trán quay đầu trở lại phải chịu nơi vũng nước cạn, bãi cát phơi mang vậy. Ý của Tuyết Đậu nơi đã bị một điểm trắng trên trán trở lại ắt vỡ mật tan hồn. “Niêm rồi vậy. Nghe chẳng nghe” lại chú giải ở dưới. Một lúc vì ông quét sạch rồi. Quý vị phải “Phải là sạch trọi thong dong, thôi chớ lăng xăng rối rắm”. Nếu ông lăng xăng rối rắm thì mất đi cây gậy rồi. “Bảy mươi hai gậy vẫn tha nhẹ”. Tuyết Đậu vì ông tha nặng dùng cái nhẹ. Cổ nhân nói: Bảy mươi hai gậy thành một trăm năm mươi. Người ngày nay hiểu lầm lại theo tính số mục, lẽ ra phải bảy mươi lăm gậy, trái lại chỉ dùng bảy mươi hai gậy? Đâu chẳng biết. Ý của người xưa ở ngoài lời nói.
Vì thế nói: Việc này không ở trong lời nói, khỏi bị người sau xuyên tạc. Lý do Tuyết Đậu dẫn dụng dù cho ông được sạch trọi thong dong, đáng lẽ cho ông bảy mươi hai gậy vẫn tha nhẹ. Nêu không được như thế thì một trăm năm mươi gậy khó tha ông. Một lúc tụng xong, lại cầm cây gậy trùng lớp với nhau, như vậy, cũng không có nhiệt huyết.
Quyển thứ sáu – Phật Quả Viên Ngộ Thiền sư Bích Nham Lục.
Ngung trung khắc bản Viên Ngộ Bích Nham lục. May mắn sự việc đã hoàn thành, người học thiền bốn phương được Tổ Đình sự uyển, Vạn Thiên Đối Qui. Bài tựa của Thiền tông. Thế Hãn đã thấy thêu, khắc bản gỗ, để truyền bá rộng rãi cho người học Thiền. Đây cũng là phương tiện tiếp dẫn mọi quần chúng. Xin đừng bỏ ngọc, rất may mắn bẩm.
Trưởng Vĩ Minh Viễn ở Ngung Trung, khắc bản “Viên Ngộ Bích Nham Lục” đã hoàn thành. Người học Thiền khắp nơi thu được quyển “Tổ Đình Sự Uyển” “vạn Thiện Đồng Quy” và “Thiền Tông Văn Tự”. Đời rất hiếm có bản Ngữ Lục này. May thay có Cư sĩ khắc lên bản gỗ để mở rộng Thiền Học. Đây cũng là phương tiện ban đầu tiếp dẫn người học. Xin đừng bỏ viên ngọc quý này.
Bẩm bạch.