NGỮ LỤC THIỀN SƯ NHƯ TỊNH CHÙA CẢNH ĐỨC

NÚI THIÊN ĐỒNG

SỐ 2002B

TỰA NGỮ LỤC CỦA THIÊN ĐỒNG BỊ THẤT LẠC.

Nói đến thật tế lý địa của Phật Tổ vốn lìa tướng ngôn ngữ. Nhưng trong lĩnh vực Phật sự vì lòng từ độ sanh, dù không có hữu vi nhưng không thể không nói. Động sơn có Ngũ Vị Quân Thần. Lâm Tế có Tam huyền, đều là vì lòng từ, dùng lá vàng để dỗ trẻ con nín khóc. Nếu trong lời sanh thật giải, cũng như tìm ngựa ở giữa chốn buôn bán, đợi thỏ ở gốc cây khô. Rõ ràng không văn tự, không căn tự mà in thành quyển thứ năm. Lời tựa trong Pháp Thiên Địa Tuyết Ốc Thiệu Thiền Sư Tháp Minh ghi: Thiền sư Gian Định ở Gia Định đề xướng đạo của Túc Am ở Thiên Đồng, sợ Huyền học chánh tông của Tào Động hoặc là ngôn ngữ thù thắng. Họ dùng những nắm đấm thâm độc và từng chiếc gậy thấu xương để luyện người học. Nói năng lung tung để cắt bỏ cành lá, không còn ho để thắm nhuần ý chỉ. Như hốc gác tùng xanh vút, mưa gió bàn không. Nhất biến làm chánh tông của tào động, gọi là sợ Huyền học tông chính của Tào Động hoặc là ngôn ngữ thù thắng. Cũng đạt được ý của Tịnh Công, gải được chỗ ngứa. Trong “Vĩnh Bình Chánh Pháp Nhãn Tạng”: Có một bọn mèo hoang nói Cao Tổ Động Sơn có Thiên Chánh Ngũ Vị. Nên biết Cao Tổ Động Sơn chỉ có Chánh Pháp Nhãn Tạng. Cũng là hiểu được ý của Tịnh Công, sợ là ngôn ngữ thù thắng. Nhưng gọi là tông chính của Tào Động là nhất biến thì không như vậy.

Vì dường như biến ấy chỉ là vết tích của ngôn ngữ. Nhưng nếu chánh tông thầm hợp với ý chỉ Động Sơn thì không qua được Tịnh Công. Thí như có người học được vết tích của Liễu Hạ Tuệ thì đó không phải thầy. Tịnh Công có sáu hội và hai quyển ngữ lục.

Sáu hội đó ở chùa Thanh Lương phủ Kiến Khang, Thụy Nham Đài Châu, Tịnh Từ phủ Lâm An, Thụy Nham Minh Châu, Tịnh Từ trụ trì thứ hai, Thiên Đồng phủ Ninh Ba và được thị giả Văn Tố, Diệu Tông, Duy Kính, Như Ngọc, Trí Hồ, Tổ Phật… soạn lại, Đồng Bách Sử Lữ Tiêu viết lời tựa, Linh Ẩn Cao Nguyên Tuyền, Thiên Y Khiến Nham Ủy cùng làm lời Bạt. Tịnh Công Tiểu Sư Quảng Tông vào mùa Hạ năm Ất Sửu Thiệu Định niên hiệu thứ hai, Lý Tông quyên tiền khắc bản và Quảng Lục Vĩnh Bình quyển một có Ngữ Lục Hòa Thượng Thiên Đồng thượng đường nói: Điều này Thiền Đồng vượt qua, đạp đổ biển Đông rồng cá kinh sợ, mới có hai quyển Ngữ Lục này. Mùa Thu năm Canh Thân niên hiệu Diên Bảo thứ tám, tôi ở núi Vương Tử Đông Vũ đối chiếu khắc bản đến nay là ba mươi lăm năm. Nhưng chợt gặp những bí ẩn trong Thất Đức Vân Đan Châu một quyển Ngữ Lục của thiền sư Như Tịnh do hòa thượng Phạm Thanh, chơn bút, Thụy An Viễn Công soạn, nhưng chỉ có hai mươi tắc pháp ngữ thượng đường của Thiên Đồng. Trong cuối quyển này, hòa thượng Tổ Cao Nguyên ghi lược Truyện và cơ duyên nối pháp của Tịnh Công: Năm thứ hai Nhân Trị Nhật Bản và trung tuần tháng hai Tân sửu Đoan Thụy Viễn Công từ xa gởi đến cho tôi quyển Ngữ Lục này. Bởi vì năm thứ hai Nhân Trị quyên tiền sau mười ba năm. Nhưng sáu hội ngữ lục của Thiên Đồng, thị giả Tổ Nhật soạn. Thì trong quyển này chỉ soát lại hai mươi tắc Thụy Nham lấy ra biên tập. Dựa vào Hòa thượng Quyên phân chia rõ ràng, nhưng nay Liễu Sơn sư chủ chùa Đức Vân, Đại Cảnh sư, chủ chùa Nam Dương bỏ y áo và của cải dùng củi đốt hết họa đồ, thật là một tâm tốt đáng khen. Tôi từng khảo sát từ đầu đến cuối và bảo dựa vào bản khắc trước chia đều thành ba quyển.

Bản khắc trước lời Bạt ghi: Khi xưa Viễn Công Thụy Nham. Thu thập Quảng lục của Vĩnh Bình thành một quyển. Ngài làm lời Bạt được một phần mười trong trăm ngàn, hay cũng là một phần của Thiên Đồng chăng? Tôi chỉ nghỉ vẫn còn trong Quảng Lục, chỉ mong các bậc hiền sau này cố gắng sưu tập. Nhưng nay Hai vị thiền sư đã phụ vào quyển một này. Thật là bậc hậu hiền đã sưu tập một số việc tốt không thiếu. Ngày lành tháng hai mùa Xuân Kỷ Mùi niên hiệu Chánh Đức thứ năm, Long Xá.

NGỮ LỤC THIỀN SƯ NHƯ TỊNH  CHÙA CẢNH ĐỨC NÚI THIÊN ĐỒNG.

Tiểu sư Nghĩa Viễn trụ Thụy Nham nối pháp biên soạn. Sư buổi đầu đến Minh Châu, thượng đường dạy chúng: Thọ và không thọ, mây vắt ngang động trống, suối lạnh trăng soi mình. Trụ và vô trụ, thuyền không vượt sóng, đêm ngủ hoa lau, trong đây có ai bước ra không? Lý lý dứt bặt, Sự sự dung hòa. Sư im lặng giây lâu nói: Chỗ cao cao mà bằng, chỗ thấp thấp mà bằng. Trước mắt cỏ lạ, vạn ban vàn chứa. Không thể chịu ông thọ ký. Sư cắm dộng xuống đất một cái rồi xuống tòa. Hòa thượng Tưởng Sơn Di bạch chùy: Hàng biệt xuất trong Pháp hội nên quán đệ nhất nghĩa.

Sư lại bạch chùy nói: Quán kỷ pháp vương pháp pháp vương, pháp như, thế là việc người đã xong.

Sư thượng đường nói: Luôn luôn nhanh nhẹn mà không được mê mờ trăng theo nước. Rõ ràng từng niệm, không được mưa chạy theo mây, rốt cuộc là thế nào? Thánh nhân và mình đều không cũng chớ kẹt vào không. Sư im lặng giây lâu nói: “Tâm trùm khắp mười phương, không ở tất cả nơi, có biết chăng? Đỉnh nam khâu từng mãng mây, dưới ngọn Thiên Thai mưa tràn ngập.

Sư thượng đường nói: Mây gấm phủ nói rực rõ nên ý Xuân, nước ngậm trăng không trúng. Đầu vàng và mắt ngọc, tin con khó được. Sư dông gậy xuống đất nói: Tây thiên dùng Phạn ngữ, trung hoa dùng Đường ngôn.

Sư thượng đường nói: Phải không mà phải, cảnh sông khéo dàn trãi. Không phải không phải trái, núi hoa gấm chấp chồng, cuối cùng thành việc gì? Ba cõi không có pháp, cầu tầm nơi nào?

Sư liền xuống tòa chào nói: Cao ngất Sư thượng đường nói: Ta là bậc pháp vương, tự tại trong các pháp. Hết lạnh tan đêm, trăng hửng hờ trên không. Chúng sanh an ổn, nên Phật xuất thế, sương thấm ướt áo, thu khô tâm than van. Cứu cánh thế nào? đạp giầy đi. Sư im lặng giây lau nói: Nhiều năm chăm nhìn mộng chưa tỉnh, một thoáng gió trăng sáng rõ ràng. Sư lại nói buông:

Sư thượng đường nói: Thế tôn có mật ngữ, đàm lành đêm trăng tròn. Ca diếp không che dấu, cây khô mây bủa giăng. Nếu người trong lúc chết cứu sống được, trong lúc cứu sống chết đựơc, vì biết có tin này. Sư dang hai nói: Rừng hoa thơm phức khí Xuân, một điểm linh quang chiếu sáng muôn đời.

Sư thượng đường: Mé thật chân như tất cả đều rõ ràng. Mây trên núi bay từ từ, nước dưới sông chảy cuồn cuồn. Vết tích bao hàm dòng khe lạnh, tiếng đưa tùng núi lặng yên. Quan âm khắp chốn nhập lý môn, nhà nhà tâm trước đường cổ Phật. Nếu người muốn biết đâu biết được, có biết đựơc chăng?

Sư hét nói: Núi sông không ngăn cách, nơi nơi tỏa ánh sáng. Hãy nói, nơi nào là ánh sáng? A lỗ lỗ kế là chương cú gì?

Sư thượng đường nói: Thái bạch trên đỉnh cao, bóng im sâu dưới sóng nước biển cả, mây trắng trước giảng đường xuất hiện, chuẩn bị nuốt trăng vằng vặc cửu thiên. Phân biệt gậy và phất trần, rồi nấu luyện lò chùy, những bậc tài cao vào trong ấy và thiền tăng làm sao há miệng. Sư im lặng giây lâu nói: Có biết chặng? Buông thả cũng là ngói gạch phóng quang, nhưng sáng rực rỡ. Cầm gậy cũng là vàng rồng mất màu, nhưng mờ mịt đen sì. Cuối gậy thế nào? nếu nước chảy không được, có nên qua núi khác?

Sư thượng đường: Trăng càng lạnh bóng soi đến tận cỏ lau. Đêm ngủ giang đô Ngư ông ca, có thể nói “tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân”, không biết mộng đến việc gì, khoac y ngồi sáng rỡ chăng? Biết được mấy người. Sư im lặng giây lâu nói: Từ đây nắng xuân nên phải đi, trăm hoa phú quý có tinh thần.

Sư thượng đường: Ngồi chiếu soi xưa nay không ngừng. Sư dựng phất trần nói: Có thấy chăng? Tỳ-kheo Đức Vân từ trước đến nay không xuống núi, Thiện Tài đồng tử gặp ngài ở núi, là gặp nhau ở núi khác nào? Sư im lặng giây lâu nói: Kề gió sóng nước lạnh, trăng ngâm mây trong gương.

Sư thượng đường nói: Kim ngưu đạp mát móng bạc, cày khai phá ruộng đất không kiếp, không để lại con đường xưa nay một vết bùn. Mục đồng thổi sáo vào trong mây, một hơi phát sanh vạn đức hóa. Nhanh nhẹn nhưng vận hành từng bước, thầm thầm mà lại chuyển thân. Đức Vân không xuống núi, ai gặp nhau ở núi khác? Việc từng trải trí tăng trưởng, Thiện Tài ngăn cách quan san, cuối cùng làm sao an thân lập mạng. Sư im lặng giây lâu nói: Núi vọng gió thổi vào, lầu lặng lẻ trăng vàng vào cửa.

Sư thượng đường nói: Người hành thiện hai chân không dời đổi, người khéo vào không động hai cánh cửa. Trăng đêmThu sáng, tâm lặng lẻ, ai hỏi an thiền bạn cũng hiếm, ra vào từ xưa đến này từng không biết, cho nên hòa thượng bừng bừng rồi.

Vốn ca nói: Ngày nay mặc tình hừng hực, ngày mai mặc cho hừng hừng, cuối cùng trước điện Phật xưa, không thể không có học nhân. Làm sao thể nhận được.

Sư thượng đường nói: Không nhọc lắng nước chảy cửa đảnh. Trăm hoa cỏ lạ cây trước suối, trăng cho biết dây bò quanh gương, có biết chăng? Sư treo phất trần ở góc giường thiền nói: Dùng gì dựng phất trần ném gậy. Từ đây nước này có thần biến, dân đều an lạc. Chúng vân tập đầy giảng đường, thương lượng thế nào để hiện thành công án, rất khó! Rất khó!

Sư thượng đường nói: Dây xanh dựa thế tùng cao; đuôi đỏ đua sóng Vũ Môn, có ai bước ra chăng? Sư lại đưa phất trần nói: Kiếm báu ra chém thử sương: Dụng gì bụi trần khiến vào hộp.

Sư hét nói: Biết có người vượt hơn các nơi. Sư lại nói: Trong khố vua ta không có đao như vậy. Im lặng giây lâu sư nói: Thâu.

Sư thượng đường nói: Niệm niệm chớ sanh nghi. Sóng xanh trên sông lăng, Quan Thế Âm tĩnh thánh. Trúc xanh thể chân như, ở trong nguy ách khổ não, từng vẻ gấm thêm hoa, làm chỗ nương tựa được. sắc Xuân núi còn hương, cuối cùng thế nào? Thế giới không tâm trần không nhiễm, sông, núi mênh mông núi không xảo.

Sư ném phất trần nói: Hãy nói nho nhỏ. Sư thượng đường nói: Một hoa nở ra năm tông; một lá bí quyết nối chín nhà, sáng tối chỉ như vậy. Dụng nào Quỳnh lâm tìm ngọc chi, cuối cùng thế nào? Sư im lặng giây lâu nói: Hang rỗng tiếng vang nghệ thuật hiệu ứng, khắp cả cỏi nước đều là tông chỉ của Đạt-ma.

Sư lại nói: Quan.

Sư thượng đường nói: Một máy dệt thành quần, áo gấm, chính là chốn thái bình của quân tử. Trong đây chỉ chấp nhận núi báu, nắm chặt kim dâng lên phương trên. Cứu cánh thế nào? Sư im lặng giây lâu nói: Nên biết, nước Phật ba ngàn cõi, chỉ ở trong sự giáo hóa của Ngô Hoàng.

Sư thượng đường nói: Một thửa ruộng cỏ hoang, chưa từng cuốc, ai đem cuốc vàng đến cày, mới bày thủ đoạn ngọc, kim không mũi lổ nhỏ, chỉ không đầu lớn, thế nên nói, trước đài gương xưa cỏ hoang đạp, chưa từng cùng người trời gặp nhau. Cứu cánh thế nào? đem miệng ngoài kiếp, luận bàn tâm người kia.

Sư thượng đường nói: Thời tiết nhân duyên nghĩa Phật tánh, cùng thoăn thoắt qua thuyền. Ngọc lân đem trăng cách biệt lão mây; kim phượng ngậm hoa nhả thái lâu. Nếu như thế thì biết được tâm mình, lại hợp với thể vạn tượng. Thế nên đại sư Động Sơn nói: Thấy như vậy triệt để đến tận đấy, cuối cùng thế nào? Trong đã không được, ngoài cũng không được, lại không thể nghĩ bàn, có biết chăng? Sư treo phất trần ở góc giường thiền nói: Là cái gì?

Sư thượng đường nói: Trên núi Linh Thứu câu vô sư; dưới đỉnh Thiếu thất không truyền diệu, ngay đó nói được, thì có thể báo được ân không báo, cuối cùng thế nào? Mặt trời trên cao hơi vẫn lạnh, giáp vòng trái đất trăng sáng mưa tạnh, biết chăng? Sư im lặng giây lâu nói: Vẫn như xưa hoa mai đứt chỉ thềm.

Sư thượng đường nói: Sức vua mạnh hơn núi; ân vua thấm như sương mưa. Rảo bước tự tại, gió xa trong lành. Cúc đồng nội ngậm vàng, suối chốn núi rửa ngọc, chính lúc ấy thế nào? Là một niệm vạn năm, một hơi đồng hợp, vạn tượng sanh thành cuối cùng là một chân nhân không địa vị ở chốn nào?

Sư đưa phất trần nói: Đêm khuya nước lạnh cá không đớp mồi, thuyền chở đầy trăng nổi bềnh bồng.

Sư thượng đường nói: Thanh kiếm sắc bén, minh châu trong tay, vầng trăng thái hư, lão thơ uống sương, biển cả lặng gió, cá kình nhả sóng, có khi đến vạn năm. Dưới cây tùng đánh chuông vàng, có khi dưới cửa tam muội nắm ấn ngọc, cuối cùng làm gì? Sư im lặng giây lâu nói: “Thấy khi từ lâu vẫn như hôm nay”.

Sư thượng đường nói: Ruộng đất sâu kín, ngôn ngữ huyền diệu. Đạt đến chỗ biết trong này, đường ngôn ngữ dứt nhưng không hai. Đi một mình bước từng bước làm con trâu tơ. Mắt này đem đến được, nếu không đem đến được, có chỗ nào để cứu sống? Các người sống là chết, đường ngôn ngữ dứt không có quá khứ, vị lai, hiện tại. Sư đưa gậy lên nói: Gậy Thiên Thai đen bóng nức nẻ.

Sư thượng đường nói: Nêu Ngưỡng Sơn hỏi Quy Sơn, thế nào là Tổ từ phương Tây đến?

Quy Sơn nói: Lồng đèn đẹp.

Ngưỡng Sơn nói: Không nên như thế chăng?

Quy sơn nói:Vừa nói gì?

Ngưỡng Sơn nói: Lồng đèn đẹp.

Quy Sơn nói: Quả thật không biết.

Sư nói: Nhà không sáng, tối, không có gần người, chiều sông núi màu hồng, khắp nơi khói bụi thu không được, sáng đến chiều đi mất chân phong. Các người cuối cùng thế nào? biết đi. Sư hét nói: Nam Sơn đứng sừng sửng trên biển, bắc khâu tiếp đón mây cao. Tham!

Sư thượng đường nói: Tăng hỏi Tào Sơn: Thế nào gia phong túi vải?

Tào Sơn nói: Kỳ lạ! Lão này cười toe toét.

Tăng hỏi: Có gì kỵ húy?

Sơn nói: Sáng vào tăng đường, chiều về phương trượng.

Sư nói: Mình mây ý nước vây quanh thân, dụng đức không chỉ nói chính thân, tuổi nhỏ phong lưu vẫn một đoạn, giàn hoa trải gấm ong bướm liệng. Hãy nói túi vải hôm nay ở chốn nào? thấy lão Tào Sơn có phần. Sơn tăng lại thế nào? Sư chỉ tay trước mặt nói: Xem xem, trên đầu trăm cỏ nhàn. Hòa thượng là cột trụ, lồng đen, nói pháp tham vấn.

Sư thượng đường nêu: Đạo trong phút giây không thể lìa. Lìa thì chẳng phải đạo chớ có tâm tư.

Sư nói: Hãy nói, thế nào là đạo tâm ruộng pháp, đất có linh miêu, không cần cuốc, cày từng bước nghỉ, việc gì từng cứu cánh thế nào? còn tìm thì biết anh chưa đến. Hãy nói: thế nào là đúng? Sư đưa phất trần lên nói: Ngay đây dùng lìa hay đây dùng? Tham!.

Sư thượng đường nói: Tăng hỏi Tào Sơn: Thế nào là nhân thể chân Phật?

Tào Sơn: Hai thể người đầu rỗng.

Tăng thưa: Gia nghiệp mở cái gì để tìm kế sống.

Tào Sơn nói: Nếu chân thật như vậy, thì ngày nay cũng không còn chướng ngại.

Sư nói: Khi tịnh diệu nhiệm mầu là mở ra nghề nghiệp sinh sống, lộ bày rõ ràng có gia phong. Nên biết thoát thể là sáng đạo, rỗng rang viên thông tỳ vết, nhân thể chân thật. Nếu không như thế chỉ là gá đầu rỗng. Tham!

Sư thượng đường nêu: Tăng hỏi Tào Sơn làm sao đạp vào đất Tứ Lăng?

Tào sơn đáp: Vào Ma-ha Tam-ma-địa phải là dị tánh lặng lẻ. Thưa tăng: Còn trí phân biệt chăng?

Tào Sơn nói: Phải phải. Tăng lễ bái.

Tào Sơn nói: Chim non hang phụng đều được khách long môn mời.

Sư nói: Làm sao bước vào đất Tứ Lăng, vào tam-ma còn ái trí phân biệt. Nếu còn việc này thì không thông, biết y chưa biết kia vốn là khí. Chư huynh đệ cuối cùng thế nào? Chiếu cả cõi Đông Tây một vạn tám ngàn, khắp cả đất trời tôn kính sắc vàng. Tham!

Sư thượng đường cử: Tăng hỏi Tào Sơn thế nào là chỗ thuần thục vô học?

Tào Sơn nói: Nhả sóng trúng trăng, ngang trời mưa ngoài núi. Thưa tăng: Đi như thế nào?

Tào Sơn đáp: Ý khí thiên nhiên khác, bút thần họa không được. tăng lễ bái.

Tào Sơn nói: Ông ta không nhận ngươi lễ chứ!

Sư nói: Đạt đến chỗ thuần thục vô học, đường ngôn ngữ thế nào? Ý khí thiên nhiên khác, bút thần họa không được. Các người hãy nói, thế nào là chỗ thuần thục vô học.

Sư im lặng giây lâu nói: Mùa Hạ cây hoè và lúa mì lớn mùa Thu gió mát Tham!

Sư thượng đường nêu: Tuệ Hà đến yết kiến Tào Sơn hỏi: Thế nào là ca sa của Phật?

Tào Sơn đáp: Không phải cảnh giới của ông.

Tuệ Hà thưa: Há là cảnh giới của Hòa thượng chăng?

Tào Sơn đáp: Lão tăng lại đắp không được.

Tuệ Hà nói: Như vậy là không có phương tiện sao?

Tào Sơn đáp: Từ ruộng vô tướng đắp mới được.

Tuệ Hà thưa: Từ ruộng vô tướng đắp được thì thế nào?

Tào Sơn đáp: Phát sanh một câu.

Tuệ hà định nói thêm, bị Tào Sơn đánh. Hà lễ bái lui ra. Sơn đi sau bảo thị giả gọi Tuệ Hà. Tuệ hà trở lại Tào Sơn vẽ chữ Mễ đưa. Hà nhận gậy nói: Rất tốt, rất tốt, vô tướng phước điền y.

Tào Sơn nói: Đúng thế, đúng thế. Sư nói Một hạt gạo sanh vô tướng điền, mạ xanh tốt thử trước cỏ. Trang nghiêm kiếp Phật mượn sức anh ta. Song thọ mát mẻ vốn tự nhiên, chư đại đức là Tào Sơn này, gạo lão tử sau ca sa, đại sư Tào Sơn và Tuệ hà đắp được, thì nay trong này ai đắp được với ta.

Sư đưa phất trần nói: Cái này là ca sa của Phật chánh truyền trao. Thiền tăng đắp được làm mắt cứu sống cho mọi loài, cuối cùng chẳng phải gạo Ca sa chăng? Tham!

Ngữ lục tiếp tục của thiền sư Như Tịnh núi Thiền Đồng.

Sa môn Đạo Nguyên vào đất Tống truyền pháp chùa Bảo Long Hưng thánh đạo lợi Quán Âm ghi.

Sư đuổi đầu từ núi Phù Dung đến chỗ thiền sư Giám núi Tuyết Đậu Minh Châu. Thiền sư Giám hỏi: Từ đâu đến? Sư thưa:

Từ núi Phù Dùng đến.

  • Đến vì việc gì?
  • Con nghe hòa thượng một đêm nói ba ngàn lời phải không?
  • Phải.
  • Tại sao nói Thế Tôn có mật ngữ?

Giám liền đánh.

  • Thế nào là Ca diếp không che giấu?

Giám lại đánh. Sư định phân giải.

Giám lại đánh.

Sư ngay đây đại ngộ, đốt hương đảnh lễ.

  • Đốt hương làm gì?
  • Thầy ban cho con ba lần gậy, toàn thân toát mồ hôi.

Giám thôi đánh.

Cha! chà!, chà! Cha! Rồi đi ra. Từ đây Sư ở lại hầu Sư Giám năm năm. Có hôm sư Giám trao cho sư động thượng huyền áo nói: Ông khéo bảo hộ. Sư lãnh nhận, nhưng thích ở núi không ra giáo hóa. Về sau nhận chiếu chỉ của vua hai lần đều từ chối; đến lần thứ ba Sư mới chịu trụ trì Cảnh Đức Thiền Tự núi Thiên Đồng. Hỏi đáp đề xướng vô ngại, làm hưng thinh tông phong núi Dương Quảng. Sư được sáu người nối pháp giáo hóa tức là thinh hành sáu nơi: Thừa Thiên cô thiềm Như Oánh. Thụy Nham vô ngoại Nghĩa Viễn, Hoa Nghiêm điền ông khoảnh công, tự an Sư giai, tung lâm si ông oánh và nhật bản ca, nhưng sáu đời đều nhận sự ấn ký của Sư. Nay năm thứ hai Nhân Trị Nhật Bản và kế đến trung tuần tháng hai năm Tân Sửu, Thụy Nham Viễn Công từ xa gởi đến tôi quyển ngữ lục này, đội đầu dâng hiến năm vóc sát đất, sưu tập ghi lại nhưng cơ duyên vấn đáp, để báo đáp ân pháp nhủ.

Sư nhân lúc người mời thỉnh, Thừa Thiên Oánh Công đến hỏi: Thân Phật huyễn hóa, Tổ là lão Tỳ-kheo. Hòa thượng có tránh khỏi điều đó không? Sư đánh. Oánh lễ bái. Sư nói: Đang huyễn hóa.

Sư nhân lúc người thưa thỉnh, Thụy Nham Viễn công đến hỏi: Thế nào là Vô Tận tạng? Sư đáp:

  • Người đi đúng đường lên đến tận mây xanh, người lạc đường xuống tận đáy biển. Viễn thưa:
  • Có người bước ra thì sao?
  • Chẳng phải hai cảnh giới.
  • Học nhân làm sao hiểu được?

Sư im lặng giây lâu nói:

  • Chẳng phải cảnh giới của hòa thượng sao?
  • Đúng thế, đúng thế.

Viễn lễ bái.

Hoa nghiêm khoảnh côn hỏi Sư: thế nào là tông phong của Động Môn? Sư đáp:

  • Tu di sừng sững giữa hư không; Mặt trăng, mây trắng trời đang xoay tròn. Khoảnh thưa:
  • Một ban, hai ban chăng?
  • Dải núi dần dần nương tựa ông ta mây trắng đang thay đổi.

Khoảnh lễ bái.

  • Phụng vàng Ngủ Tổ rồng, thần đài đâu thể để xe qua. Tự Am Giai công hỏi sư: Thế tôn giả nói: Ta không thấy, không thấy ta, không thấy xứ, ý chỉ thế nào?

Sư đáp:

  • Lão tăng nếu trả lời cho ông thì mất hết con cháu.
  • May thay còn thời tiết dung hợp được.
  • Thế nào là việc hướng thượng của học nhân?

Giai lễ bái

  • Là dung hợp hay không dung hợp chăng?
  • Không nghe nói hòa hợp, vì lễ hay không cũng đều gần gũi.
  • Đúng thế, đúng thế.

Nhạc Lâm Oánh Công đến hỏi Sư: Thế nào là mới phát đạt hòa sướng khúc ca tuyết?

Sư đáp:

  • Sáo không lỗ gỏ trên khung gỗ, chớ nói bài ca không âm hưởng.
  • Là điệu hát gì?
  • Mặc cho ông ta xướng khúc ca tuyết rơi, nhưng Oánh Công phải lễ bái mới được.

Sư vào thất Dư đến hỏi: Thế nào là trời xanh không áng mây?

Sư đáp:

  • Vẫn là bán đề, (Lời nói chưa thấu triệt) khi toàn đề thì sao?
  • Trời xanh sau khi ra sức dụng công, một bước tiến lại thêm tiến nữa.
  • Sơ Sơn mùa Thu cằn gỏi, trăng in tận đầm không.
  • Vẫn còn ngưng đọng.

Sư lễ bái.

  • Hãy đi đi!

Đầu năm Sư thượng đường Dư công hỏi: Thế nào là bảo châu trong tâm?

Sư đáp:

  • Ngoài tâm ông còn điều gì hiềm nghi chăng?

Dư lễ bái

  • Hãy chiêm ngưỡng, chiêm ngưỡng!

Dư công xếp tọa cụ đứng.

  • Hãy quán kỹ pháp của bậc pháp vương, pháp của bậc pháp vương như thị.

Dư về chúng.

Sư vào Tăng đường quở vị Tăng tọa thiền ngủ: Phàm người tham thiền thân tâm phải triệt ngộ đâu cần trừ buồn ngủ làm gì? Sư nghe lời này hoát nhiên đại ngộ, đi đến phương trượng đốt hương lễ bái.

Sư nói:

  • Lễ bái làm gì?

Sư thưa:

  • Thân tâm con triệt ngộ.
  • Thân tâm triệt ngộ, thấu triệt thân tâm.
  • Sự tài khéo này chi tạm thời Hòa thượng chớ ấn khả càn loạn.
  • Ta không ấn khả suông cho ông đâu.
  • Thế nào là không ấn khả càn loạn?
  • Thấu triệt, thấu triệt.
  • Sư liền lui ra.

Tăng hỏi Sư: Thế nào là Y Tổ sư từ Tây sang.

Sư đáp:

  • Người xưa vì người hỏi mà đáp, phần nhiều là những vị tăng luận bàn.

Sư nói: Hỏi cái gì?

Tăng thưa: Ý tây lai?

Sư đánh, tăng ngay đây đại ngộ.

Sư dạy rằng: Lão tăng thấy Sư, tăng thời nay đều chưa triệt ngộ, nhưng ngược lại khoe danh, khoe lợi luôn miệng. Nay tôi khuyên chư huynh đệ, tất cả đều như, tất cả đều huyền. Nếu không được như vậy, thì biết mình không khỏi được nghiệp duyên sanh tử. Hãy nói cái gì, xa được sanh tử chăng? Sư im lặng giây lâu nói: “Vừa nhìn đã thấu triệt được tâm của các ông, ba đời khó biết được sự thật này”.

Sư húy Như Tịnh, người Vi Giang ở Minh châu, họ Du. Ông cũng làm chấn hưng Phật pháp ở Thái Bạch Phong Lộc, hiển bày mật ngữ ở Lưu Thủy Hương. Cò trắng đứng ở sân trăng sáng tuyết rơi, núi xanh sừng sững ngoài lau trắng, từ đó, tông yếu của Tào động được xiển dương lại càng rực rỡ hơn. Hạc xanh bay đến cửu thiên, hạc già ở Tổ ngô đồng, người thời bấy giờ đều vọng đến huyền phong, nương vào đề xướng vấn đáp, làm hưng thịnh tông phong một đời. Thọ y pháp ở Tổ Nạp Phù Dung, nhưng thầm kín trong thất, thu nhận gậy trúc của lão Chân Yết, nhưng nương tựa trong thất. Ngoài ra còn chỉ dạy bí quyết, thảy đều lãnh hội được ý chỉ. Thấy những người tu hội nơi này vừa gặp đã chứng được thắng quả vô số.

Mùa Xuân năm Tân Sửu, Thiên Trị Nhật Bản, Thích Trạch viết ở Đạo Tràng Chùa Bảo Lâm Hưng Chánh Đạo Lợi Quán Âm.

Lời Bạt tục Ngữ Lục thiền sư Như Tịnh Thiên Đồng (hết).

Hòa thượng Như Tịnh Thiên Đồng, môn phong cao vút như xưa, đương thời không ai sánh được. Vượt phàm hơn Thánh, quét sạch mười phương, hoặc có khi trên đỉnh cô phong sóng trắng xóa thấu trời, hoặc có khi trong chốn thiền môn can qua đều là du hý thần thông. Thích nghi thay cao tổ Thái Bình, ngày vào Tống tăng giác chùy ngữ nói: Ngài là bậc đạo sư của người trời, là tông tượng của một đời. Người này là Trượng ông Tịnh công, từ triều Nguyên về sau đã soạn Sử tăng, chép lại người nối pháp không được rõ ràng. Nhưng nay Tục lục này, không ngoài những điều biên soạn của hòa thượng Nghĩa Viễn, Cao Tổ Vĩnh Bình làm lời Bạt. Đã ghi lược truyện này, rõ ràng như trong mưa thấy mặt trời. Sau năm trăm, quyển lục này được lưu hành ở đời. Cao Tổ đã để lại ngọn đèn chiếu sáng đêm đen cho hậu thế. Nhưng ai biết được sự quý báu, biết được giá trị của con người này chăng? Chao!

Này lành giữa Xuân năm Kỷ Mùi, Chánh Đức, lắng lòng dưới rừng bảo thọ, nhạn phong lạc hải âm, đốt hương cửu bái soạn.