VIÊN QUẢ VIÊN NGỘ THIỀN SƯ BÍCH NHAM LỤC

SỐ 2003

QUYỂN 08

 

CÔNG ÁN: Bách Trượng lại hỏi Ngũ Phong: Bỏ cổ họng, môi mép thì làm sao nói?

Ngũ Phong nói: Hòa thượng cũng phải dẹp hết.

Bách Trượng: Chốn không người không, cứ bảng hiệu mà nhìn.

GIẢI THÍCH: Quy Sơn chặt đứt đường ngôn ngữ. Ngũ Phong cắt đứt các dòng, một chút này ngay mắt nêu lên rút lại. Như hai con ngựa không đá nhau, không cho nghĩ bàn, lập tức liền gấp rút. Không giống như Quy Sơn bàn bạc thao thao. Như thiền lữ ngày nay chỉ đi dưới gió, không thể thoát được một đầu kia. Cho nên nói muốn được thân thiết chớ lấy hỏi để hỏi. Chỗ đáp của Ngũ Phong đương đầu quét sạch, quả thật thích thú..

Bách Trượng nói: Chốn không, người không cứ bảng hiệu mà nhìn. Hãy nói Sư hay không thừa nhận Sư là chết hay là sống, thấy ông ta tự do tự tại, chỉ cho ông ta một chấm. Tuyết Đậu tụng:

TỤNG:

Hòa thượng dã tinh khước

Long xà trận thượng khán mưu lược

Linh nhân trường ức Lý tướng quân

Vạn lý thiên biên phi nhất ngạc.

DỊCH:

Hòa thượng cũng dẹp hết

Trên trận long xà xem mưu lược

Khiến người thương nhớ Lý tướng quân

Muôn dặm bên trời cánh nhạn bay.

GIẢI TỤNG: Câu: “Hòa thượng cũng dẹp hết, Tuyết Đậu ngay trong câu đẩy một cái “ Trên trận long xà xem mưu lược”. Bày hai trận thoạt ra thoạt vào, có thủ đoạn khéo léo, người có tài năng thao lược, một người, một ngựa xông vào trận long xà ra vào tự tại. Ông làm sao bao vây được họ. Nếu không phải là người này thì đâu có mưu lược như thế. Ba bài tụng này của Tuyết Đậu đều đun vào đó, bày Thốt ra lời như thế, giống như tên thần của Lý Quảng, “Muôn dặm bên trời cánh nhạn bay”. Một mũi tên nhất định bắn rơi một con chim, nhất định không bỏ qua.

Tuyết Đậu tụng chỗ hỏi của Bách Trượng như một con chim nhạn, chỗ đạp của Ngũ Phong như một mũi tên. Sơn tăng chỉ lo ca ngợi Ngũ Phong, bất chợt đầy mình dính bùn nước.

CÔNG ÁN: Bách Trượng lại hỏi Vân Nham: Bỏ đi cổ họng, môi mép thì làm sao nói?

Vân Nham: Hòa thượng có hay chưa?

Bách Trượng: Mất hết con cháu của ta.

Vân Nham hai mươi lăm năm thị giả cho Bách Trượng. Sau theo Đạo Ngô đến Dược Sơn. Dược Sơn hỏi: Ông ở trong hội Bách Trượng làm việc gì?

Vân Nham: Vượt khỏi sinh tử. Dược Sơn: Vượt khỏi chưa?

Vân Nham: Vả không sinh tử.

Dược Sơn: Hai mươi năm ở với Bách Trượng mà tập khí vẫn chưa trừ.

Vân Nham từ biệt Dược Sơn đến tham kiến Nam Tuyền, sau trở lại Dược Sơn mới khế ngộ. Xem người xưa hai mươi năm tham cứu vẫn còn, nửa xanh, nửa vàng, dính da, dính xương không thể thoát nhanh chóng, đúng thì cũng đúng. Chỉ là trước không đến thôn, sau không tới quán. Không thấy nói: Có lời chẳng rời chỗ hang ổ, phiền não thoát được ư? Áng mây chắn cửa động, quên nguồn biết bao người. Tông Tào Động gọi là Xúc phá. Cho nên nói đạp sơn trượng lầu phượng hoàng. Người bấy giờ e phạm húy cái tên thời ấy. Cho nên nói: Rừng gai góc phải vượt qua mới được. Nếu không vượt qua từ đầu đến cuối còn vướng mắc, chặt không đứt. Vừa nói trước không lập thân, sau không tới quán. Vân Môn mặc dù đi kiểm điểm người khác, Bách Trượng thấy ông ta như thế, một lúc lôi ra đánh cho chết. Tuyết Đậu Tụng:

TỤNG:

Hòa thượng hữu dã vị

Kim mao sư tử bất cứ địa

Lưỡng lưỡng tam tam cựu lộ hành

Đại hùng sơn hạ không đàn chỉ

DỊCH:

Hòa thượng có hay chưa?

Sư tử lông vàng không tựa đất

Hai hai ba ba lối cũ đi

Dưới núi Đại Hùng khảy tay có rỗng.

GIẢI TỤNG: “Hòa thượng có hay chưa?” Tuyết Đậu cứ bản tội luận án, đúng thì đúng, chỉ là sư tử lông vàng, đâu dè không tựa đất. Sư tử bắt các loài thú che giấu nanh vuốt, ngồi xổm trên đất chụp bắt con vật bất kỳ lớn nhỏ nó đều dùng toàn oai, dùng toàn lực của mình. Vân Nham nói: Hòa thượng có hay chưa? Chỉ nhằm trên đường cũ đi. Cho nên Tuyết Đậu nói: “Bách Trượng nhằm dưới núi Đại Hùng gãy tay rỗng”.

KHAI THỊ: Phàm người thuyết pháp, không nói không dạy. Người nghe pháp không nghe, không được. Thuyết đã không nói, không dạy, chỉ bằng không nói. Nghe đã không nghe, không được, chỉ bằng không nghe. Song không nói không nghe vẫn thiếu đôi phần. Chỉ như hiện nay quý vị nghe sơn tăng ở đây, nói làm sao tránh được lỗi này? Người xuyên thấu cửa thiền cơ, thử nêu xem?

CÔNG ÁN: Tăng hỏi Mã Đại sư: Ly tứ cú tuyệt bách phi, thỉnh Sư chỉ thẳng ý của Tổ sư tự sang?

Mã Tổ bảo: Hôm nay ta mệt mỏi không thể nói cho ông được, hỏi nơi Trí Tạng đi!

Tăng hỏi Trí Tạng, Trí Tạng đáp: Sao không hỏi Hòa thượng?

Tăng: Hòa thượng dạy con đến hỏi nơi Ngài.

Trí Tạng: Ngày nay ta đau đầu không thể nói cho ông được, hãy hỏi Hoài Hải đi!

Tăng hỏi Hoài Hải, Hoài Hải nói: Đến đây tôi lại không biết.

Tăng kể lại cho Mã Tổ. Mã Tổ nói: Tạng đầu bạc, Hải đầu đen.

GIẢI THÍCH: Công án này, sơn tăng ngày trước ở thành đô tham kiến Chân Giác. Giác nói: Chỉ cần khán câu thứ nhất của Mã Tổ, tự nhiên một lúc khế hội được. Hãy nói vị Tăng này hiểu đến hỏi hay là không hiểu mà đến hỏi? Câu hỏi này thật là sâu xa. (201) Ly tứ cú tức là có, không, chẳng có chẳng không, chẳng phải chẳng có, chẳng phải chẳng không. Lìa bốn câu này thì dứt luôn cả trăm cái phi, mặc dù cho làm đạo lý, không biết thoại đầu, tìm đầu não mà không thấy. Nếu là sơn tăng, đợi Mã Tổ nói xong liền trải tọa cụ ra lạy ba lễ, xem Ngài sẽ nói thế nào? Lúc ấy Mã Tổ thấy tăng này đến hỏi “ly tứ cú tuyệt bách phi”, thỉnh sư chỉ thẳng ý chỉ Phật pháp cho con, thì liền chụp gậy đánh đuổi ra, xem ông ta có tỉnh ngộ hay không. Mã Tổ mặc dù đã giảng nói cho ông ta, mà gã này trước mặt lầm qua, bèn bảo đi hỏi Trí Tạng. Đâu không biết Mã Đại sư có tài biện sâu, vị tăng này mù mịt, đi hỏi Trí Tạng, Trí Tạng nói: Sao không hỏi Hòa thượng. Tăng thưa: Hòa thượng bảo con đến hỏi Ngài. Xem một chút này của ông ta đẩy liền chuyển, lại không có chỗ nhàn rỗi. Trí Tạng nói: Ngày nay ta đau đầu không thể nói cho ông được hãy đến hỏi Hoài Hải. Tăng này lại đến hỏi Hoài Hải, Hoài Hải nói: Ta đến đây không biết gì cả.

Hãy nói, vì sao một người thì nói đau đầu, một người thì nói không hiểu gì cả, rốt cuộc thế nào?

Tăng này lại trở về kể cho Mã Tổ, Mã Tổ nói: Tạng đầu bạc, Hải đầu đen. Nếu dùng lối tri kiến để suy đoán thì gọi là lừa nhau.

Có người nói: Chỉ là đẩy qua cho nhau.

Có người nói: Cả ba người đều biết câu hỏi của vị tăng này, nhưng không đáp. Thảy đều là mù, cùng một lúc đem thuốc độc để vào thượng vị đề hồ của người xưa. Cho nên Mã Tổ nói: “Đợi ông uống hết nước Tây Giang ta sẽ nói cho ông nghe”. Câu đó cùng với công án này một loại.

Nếu hiểu được Tạng đầu bạc, Hải đầu đen thì hiểu được lời nói uống nước Giang Tây. Vị Tăng này đem một gánh mù mịt đổi được cái không an vui, làm nhọc nhằn cho ba vị tôn túc, dùng phương tiện nói pháp, rốt cuộc vị tăng này cũng không tỏ. Tuy như thế, ba tông sư lại bị gã cố chấp này khám phá. như người thời nay dù chạy trên ngôn ngữ làm kế sống nói bạc là hiệp đầu sáng, đen là hiệp đầu tối. Chỉ biết dùi mài suy tính. Đâu không biết một câu của người xưa cắt đứt ý căn, phải là nhằm trong chánh phái tự xem mới được thỏa đáng. Cho nên nói: Mạt hậu cú có thấu rõ mới đến được lao quan, giữ vững biên cương không cho phàm Thánh qua lại. Nếu luận về việc này giống như ngay cửa, để một thanh kiếm, suy nghĩ thì tan thân mất mạng. Lại nói: Thí như vung kiếm trên hư không, chớ luận bàn đến hay không đến, chỉ nhằm chỗ thủ đoạn khéo léo hiểu được. Người xưa nói: Cái thùng sơn này. hoặc nói: Dã hồ tinh. Hoặc nói: Kẻ mù. Hãy nói cùng một gậy, một hét là đồng hay là khác? Nếu biết thì ngàn sai vạn biệt chỉ là một loại, tự nhiên tám mặt chịu trận. Muốn hiểu Ngũ Tổ tiên sư nói: Tiên sinh phong hậu.

Tuyết Đậu tụng:

Tạng đầu bạch, Hải đầu hắc

Minh nhãn nạp tăng hội bất đắc

Mã câu đạp sát thiên hạ nhân

Lâm Tế vị thị bạch niêm tặc

Ly Tứ cú tuyệt bách phi

Thiên thượng nhân gian duy ngã tri.

Dịch:

(Tạng đầu trắng, Hải đầu đen

Thiền Tăng mắt sáng hiểu không được

Ngựa tơ đạp chết biết bao người

Lâm Tế chưa là kẻ cướp giỏi

Lìa tứ cú tuyệt bách phi

Trên trời nhân gian chỉ ta biết).

GIẢI TỤNG: Tạng đầu bạc, Hải đầu đen”. Hãy nói ý thế nào? Một chút này nạp tăng trong thiên hạ nhảy không ra khỏi. Xem Tuyết Đậu mặt sau hợp rất hay.

Nói dù cho nạp tăng mắt sáng cũng hiểu không được chút tin tức này gọi là bí quyết thần tiên cha con không truyền. Đức Thích-ca thuyết giáo trong một đời cuối cùng chỉ truyền tâm ấn gọi là Kim Cang Vương Bảo Kiếm, gọi là chánh vị, giải thích như thế chính là việc không được lợi cho mình. Người xưa lộ bày một chút sắc bén. Nếu là người thấu suốt được là đại triệt đại ngộ, được đại tự tại. Nếu không thấu suốt được thì từ trước đến giờ không có chỗ ngộ nhập, càng nói càng đi xa. Ngựa tơ đạp chết người thiên hạ, Bát-nhã-đa-la ở Tây Thiên sấm ký cho Đạtma rằng: Nước Trung Quốc tuy bao la mà không có lối khác, muốn nhờ đi dưới chân của con cháu, gà vàng biết mổ một hạt lúa, cúng dường mười phương La-hán tăng. Lại Lục Tổ bảo Hòa thượng Nhượng rằng: Phật pháp sau này từ nơi ông, sau này sinh ra một con ngựa tơ đạp chết người trong thiên hạ. Về sau ở Giang Tây nối pháp truyền bá khắp thiên hạ. Bấy giờ gọi là Mã Tổ, Đạt-ma, Lục Tổ đều sấm ký là Mã Tổ. Xem hành động của ông ta quả nhiên khác. Chỉ nói Tạng đầu bạc, Hải đầu đen liền thấy chỗ đạp chết người trong thiên hạ. Chỉ một câu đen trắng này nói ngàn người vạn người, không phá được. Lâm Tế chưa phải là tên trộm giỏi. Một hôm Lâm Tế dạy chúng nói: Trên cục thịt đỏ có một con người thật không địa vị thường ra vào trước mặt các ông. Người chưa chứng cứ xem thư? Bấy giờ có vị tăng ra hỏi: Thế nào là một người thật không có địa vị?

Lâm Tế xuống thiền sàng đưa gậy nói: “Nói nói!”

Tăng không nói lời nào. Lâm Tế đẩy ra nói: Một người thật không địa vị là que phân khô.

Tuyết Phong sau này nghe nói: Lâm Tế giống như tên giặc giỏi. Tuyết Phong muốn gặp Lâm Tế xem cơ phong của Mã Tổ càng hơn Lâm Tế. Đây chính là tên trộm giỏi. Tuyết Đậu một lúc xỏ lỗ mũi được. Lại tụng tăng này nói “lìa tứ cú tuyệt bách phi’ trên trời nhân gian chỉ ta biết. Lại chớ mưu sống trong hang quỷ. Người xưa nói: Hỏi nơi chỗ đáp, đáp nơi chỗ hỏi, chính là kỳ đặc, ông làm sao “Lìa tứ cú”, tuyệt bách phi. Tuyết Đậu nói: Chỉ có ta mới biết việc này. Dù ba đời chư Phật cũng nhìn không thấy. Đã là chính mình tự biết, mọi người trước hết tìm cầu cái gì. Đại Quy Chân Như nói: Tăng này hỏi như thế, Mã Tổ đáp như thế. Lìa tứ cú tuyệt bách phi, Trí Tạng, Hoài Hải đều không biết. Có muốn hiểu không, không thấy nói ngựa tơ đạp chết người trong thiên hạ.

KHAI THỊ: Kiếm mạc da đặt ngang mũi tên bén cắt đứt ổ sắn bìm, gương sáng treo cao, trong câu dẫn ra ấn Tỳ-lô, chỗ Điền địa ẩn mật, mặc áo ăn cơm. Chỗ du hý thần thông làm sao gá nương, rõ ràng? Xem văn ở dưới.

CÔNG ÁN: Hòa thượng Kim Ngưu mỗi khi đến giờ trai, tự mang thùng cơm để trước tăng đường múa rồi cười ha ha, nói: Bồ-tát con lại ăn cơm!

Tuyết Đậu nói: Tuy như thế, Kim Ngưu không phải là tâm tốt.

Tăng hỏi Trường Khánh: Người xưa nói: Bồ-tát con lại ăn cơm ý chỉ thế nào?

Trường Khánh nói: Giống như nhân thọ trai, khánh tán

GIẢI: Kim Ngưu là tôn túc dưới Mã Tổ, mỗi khi đến giờ thọ trai tự mang thùng cơm để trước tăng đường múa rồi, cười hả hả, nói: Bồ-tát con đến ăn cơm! Như thế hai mươi năm. Hãy nói ý Ngài ở chỗ nào? Nếu chỉ gọi ăn cơm, bình thường đánh bảng đánh trống cũng đủ báo hiệu rồi. (202) Tại lại tự mang thùng cơm, làm nhiều việc như thế? Có phải Ngài điên không? Có phải Ngài đề xướng kiến lập không? Nếu là đề xướng việc này sao không lên tòa Bảo Hoa Vương gõ giường thiền dựng phất trần, làm như thế để làm gì? Người thời nay đâu không biết người xưa ý tại ngôn ngoại. Tại sao không xem đề mục của Tổ sư lúc mới đến nói cái gì? Nói rõ ràng: “Giáo ngoại biệt truyền, chỉ riêng truyền tâm ấn”. Người xưa phương tiện cũng chỉ dạy ông ngay đó thừa đường đi. Người sau này vọng tự suy tính nói ở đâu có nhiều việc? Lạnh thì sưởi ấm, nóng thì hóng mát, đói thì ăn, mệt lại nghỉ. Nếu như thế là lấy nghĩa thường tình để chú giải. Một tông của Đạt-ma quét sạch mà không biết người xưa trong hai mươi sáu thời niệm niệm không bỏ. Muốn rõ việc này, Tuyết Đậu nói: Tuy nhiên như thế, Kim Ngưu không phải là tâm tốt. Chỉ một câu này bao nhiêu người đã hiểu lầm. Gọi là thượng vị đề

hồ, được đời quý trọng, gặp những người này trở thành độc dược. Kim Ngưu đã là người quanh co. Vì sao Tuyết Đậu nói không phải là tâm tốt? Vì sao lại nói như thế? Nhà nạp tăng phải có cơ sống mới được. Người đời nay không đến điền địa của người xưa, chỉ thích nói: Thấy cái tâm gì? Có Phật gì? Nếu dùng kiến giải như thế thì phá hoại lão tác gia Kim Ngưu rồi, phải xem cẩn thận mới được. Nếu chỉ ngày nay, ngày mai nói thích khẩu ắt thì không có ngày liễu ngộ. Sau này Trường Khánh thượng đường, có vị Tăng hỏi: Cổ nhân nói Bồ tát con đến ăn cơm, ý chỉ thế nào? Trường Khánh đáp: Giống như nhân trai khánh tán. Hoàn Tôn túc rất mực từ bi, bày vẽ không ít, đúng thì đúng, nhân thọ trai khánh tán, ông hãy nói khánh tán cái gì? Xem Tuyết Đậu tụng:

Bạch Vân ảnh lý tiếu ha ha

Lưỡng thủ trì lai phó dữ tha

Nhược thị kim mao sư tử tư

Tam thiền lý ngoại kiền hào ngoa

Nghĩa:

Bóng mây trắng bạc cười ha ha

Hai tay mang lại gửi cho va

Sư tử lông vàng con quả thực

Ngoài ba ngàn dặm thấy sai ngoa.

GIẢI THÍCH: Câu: Bóng trắng mây cười ha ha” Trường Khánh nói: “Nhân trai khánh tán. Tuyết Đậu nói: “Hai tay mang lại gửi cho va”. Hãy nói chỉ là cho tăng ăn cơm hay có việc gì đặc biệt khác? Nếu ngay đó biết được chính xác thì đúng là con sư tử lông vàng. Nếu là con sư tử lông vàng thì nhất định không cần Kim Ngưu mang thùng cơm lại múa cười to. Ngoài ba ngàn dặm biết được chỗ bại hoại của ngài. Người xưa nói: Một niệm khởi lên không cần đè xuống. Cho nên nhà nạp tăng bình thường phải là vượt ra ngoài kiến giải mới được gọi bổn phận Tông Sư. Nếu chỉ y vào ngôn ngữ cũng không khỏi ló đuôi.

KHAI THỊ: Gươm linh kiếm báu thường lộ hiện tiền, có thể giết người, cũng có lúc cứu sống người, ở đây ở kia đồng được đồng mất. Nếu muốn nắm chắc thì mặc tình nắm chắc, nếu muốn triển khai thì mặc tình triển khai. Hãy nói không rơi vào khách chủ, không câu nệ vào dung hợp là thế nào, thử nêu xem?

CÔNG ÁN: Tăng ở trong hội của Hòa thượng Định Châu đi đến Ô Cữu. Ô hỏi: Pháp của Định Châu giống gì với ở đây?

Tăng: Không phân biệt được.

Ô Cữu: Nếu không khác thì về bên kia, nói xong liền đánh.

Tăng: Gậy có mắt, không được đánh người vô cớ.

Ô Cữu: Ngày nay đánh trúng một người, lại đánh ba gậy.

Tăng liền ra đi.

Ô Cữu: Gậy cong có người ăn.

Tăng xoay mình nói: Đâu ở trong tay Hòa thượng được.

Ô Cữu: Ông cần sơn tăng trao cho ông.

Tăng đến lấy cây gậy của Ô Cữu, đánh Ô Cữu ba gậy.

Ô Cữu: Gậy cong gậy cong.

Tăng: Có người bị ăn gậy.

Ô Cữu: Kẻ đánh người vô cớ.

Tăng liền lễ bái.

Ô Cữu: Hòa thượng lại như thế.

Tăng: Cười ra đi.

Ô Cửu: Dùng được như thế, dùng được như thế.

Tăng ở trong hội của Hòa thượng Định Châu đến chỗ Ô Cữu. Ô Cữu là bậc tác gia. Mọi người nếu đến đây thì biết được hai người này bên ra bên vào. Ngàn cái vạn cái chỉ là một cái, làm chủ cũng như thế, làm khách cũng như thế, hai người cuối cùng hợp thành một nhà, một lúc cũng thăm dò về sự lãnh ngộ sâu hay cạn, khách chủ hỏi đáp, rốt cùng bậc tác gia xem Ô Cữu hỏi tăng này rằng: Pháp của Định Châu giống gì với ở đây?

Tăng: Không phân biệt được.

Lúc ấy nếu không phải là Ô Cữu thì khó làm gì được tăng này. Ô Cữu nói: Không phân biệt được thì về bên ấy, bèn đánh. Đâu thể tăng này là tác gia. Bèn nói gậy có mắt không được đánh người vô cớ.

Ô Cữu một bề theo lệnh nói: “Ngày nay đánh trúng một người lại đánh ba gậy.

Tăng này bèn ra đi. Xem hai người tự do tự tại đều là bậc tác gia liễu việc này, cần phải phân biệt rõ.

Tăng này tuy ra đi. Công án này lại chưa rõ.

Ô Cữu hoàn toàn muốn nghiệm chỗ thật của tăng, xem tăng này thế nào. Tăng này giống như mịt mờ, cho nên chưa thấy được ông ta.

Ô Cữu lại nói: Gậy cong xưa nay có người ăn. “Tăng này cần chuyển thân nhả hơi, lại không làm gì được ông ta, chuyển nhẹ nói: Đâu ở trong tay Hòa thượng được. Ô Cữu là tông sư trên đãnh có mắt, dám nằm trong miệng cọp. Nếu ông cầu sơn tăng trao cho ông. Gã này là kẻ có linh phù. Chỗ nói: “Thấy việc thấy việc những không làm là không dõng mãnh”. Lại không suy nghĩ, đến gần cướp cây gậy trong tay của Ô Cữu, đánh Ô Cữu ba gậy. Ô Cữu nói: “Gậy cong, gậy cong”. Ông hãy nói ý thế nào? Đầu Thượng nói: Mời gậy vốn có người ăn, đến nỗi đến đây tăng đánh Ô Cữu lại nói gậy cong gậy cong. Tăng nói: Có người bị ăn. Ô Cữu nói: Kẻ đánh người vô cớ. Đầu Thượng nói: Vô cớ đánh một người, cuối cùng tự ăn gậy, vì sao cũng nói “người đánh vô cớ”. Lúc ấy nếu không phải vị tăng cứng cõi này lên cũng không làm gì được Sư. Vị Tăng này liền lễ bái. Cái lễ bái này rất độc địa, cũng không phải là cái tâm tốt. Nếu không phải là Ô Cữu cũng biết ông ta không biện luận. Ô Cữu nói: Lại đi như thế vị tăng này cười lớn đi ra. Ô Cữu nói: Tiêu được như thế, tiêu được như thế. Xem hai vị là hàng tác gia gặp nhau từ đầu đến cuối cùng khách chủ phân minh, đứt rồi khéo nói. Thật ra cũng chỉ là cơ hoán. (203) Ông ta đến đây cũng không nói có chỗ hỗ hoán. Chính là người xưa tuyệt ý tưởng tình trần, hai bên đều là tác gia, cũng không nói có được, có mất. Tuy là ngôn ngữ trong một lúc này, cả hai người hoạt bát đều có huyết mạch chỉ kim. Nếu có thể ở đây thấy được cũng chính là trong mười hai thời rõ ràng phân minh. Tăng này đi ra là cả hai đều buông rồi, cả hai đều thâu, gọi đó là đổi nhau. Tuyết Đậu chính như thế Tụng:

Hô tức dị khiển tức nan

Hỗ hoán cơ phong tử tế khan

Kiếp thạch có lai du khả hoại

Thương minh thâm xứ lập tu càn

Ô Cữu lão! Ô Cữu lão!

Kỷ hà ban?

Dữ tha tiêu bích thái vô đoạn.

Dịch:

(Gọi thì dễ lại đuổi thì khó

Cơ phong hỗ hoán hãy xem kỹ

Kiếp thạch kiên cố vẫn bị hoại.

Biển sâu thẳm chỗ đứng khô khan

Lão Ô Cữu! lão Ô Cữu!

Bao nhiêu thứ?

Cho kia chiếc gậy không manh mối).

Hai câu: “Gọi thì dễ đuổi thì khó”, hàng nhất đẳng là rơi trong cỏ. Tuyết Đậu rất mực từ bi. Thông thường nói: Gọi rắn thì dễ đuổi rắn thì khó, như lấy cái bầu thổi lên kêu rắn thì dễ, cần đuổi thì khó. Giống như đưa gậy cho ông ta thì dễ, lại giựt lại gậy đuổi đi thì khó, phải có bản lĩnh lão luyện mới có đuổi ông ta đi được. Ô Cữu là hàng tác gia, có thủ đoạn gọi được rắn, cũng có thủ đoạn đuổi rắn. Vị Tăng này cũng không phải hàng mù tối. Ô Cữu hỏi: Đạo pháp nào của Định Châu giống với đây? Chính là gọi tăng ấy, Ô Cữu bèn đánh là sai khiến tăng ấy. Tăng nói: “Gậy có mắt, không được đánh người vô cớ”, xoay lại vị trí của vị tăng này là gọi. Ô Cữu nói: “Nếu cần sơn tăng trao cho ông”, Tăng đến lấy gậy, đánh ba gậy. Là vị tăng đuổi, cho đến vị tăng cười lớn ra đi. Ô Cữu nói: Tiêu được như thế, sẽ tiêu được như thế”. Rõ ràng là đuổi được ông ta rất khéo. Xem cơ phong của hai người đáp đổi nhau, tơ qua chỉ lại, nhồi thành một khối, từ đầu đến cuối khách chủ rõ ràng. Có khi chủ lại làm khách, có khi khách lại làm chủ. Tuyết Đậu ca ngợi chẳng tiếc lời. Cho nên nói: “Cơ phong hỗ hoán chín chắn xem”. Câu: “Kiếp thạch cứng mà có thể hoại”. Nghĩa là kiếp thạch này dài bốn mươi dặm, rộng tám vạn bốn ngàn do-tuần, dày tám vạn bốn ngàn do-tuần. Năm trăm năm mới có người trên cõi trời đến dùng cái y năng ba lượng phất một cái. Rồi đi đến năm trăm năm lại đến, cứ như thế cho đến quét hết khói đá này là một kiếp gọi là kiếp thạch.

Tuyết Đậu nói: Kiếp thạch cứng còn có thể hoại. Đá tuy cứng mà còn có thể tiêu ma hết. Cơ phong của hai vị này thiên cổ vạn cổ cũng không cùng tận.

Câu: Biển sâu thăm thẳm chỗ đứng còn khô”. Biển mênh mông, sóng to nổi dậy, nước dâng ngập trời. Nếu bảo hai người này vào trong đó đứng, biển cả này cũng phải khô kiệt. Tuyết Đậu đến đây một lúc tụng rồi. Sau này lại nói: Lão Ô Cữu! Lão Ô Cữu! Bao nhiêu thứ?”. Hoặc bắt, hoặc thả, hoặc chết, hoặc sống. Cuối cùng là bao nhiêu thứ? Câu: “Cho kia chiếc gậy không manh mối”.

Cây gậy này ba đời chư Phật dùng, lịch đại Tổ sư cũng dùng, hàng tông sư cũng dùng, nhổ đinh tháo chốt, mở niêm, cỡi trói, đâu được dễ dàng trao phó cho người. Ý Tuyết chỉ dùng riêng, mau gặp vị tăng này lúc ấy chỉ triển khai cho ông ta, bỗng gặp kẻ khi hạn nổi sấm, xem Sư làm sao chống lại. Ô Cữu trao cán gậy cho người há không phải là thật vô lý?

KHAI THỊ: Nhỏ như hạt gạo, lạnh tơ băng tuyết, bịt lấp càn khôn, lìa sáng dứt tối, chỗ thấp thấp xem có dư, nơi cao cao nhìn không đủ. Chặt đứt ngôn ngữ giúp người vào cửa, đều ở nơi đây còn có chỗ xuất thân không, thử nêu xem?

CÔNG ÁN: Đan Hà hỏi tăng: Từ đâu đến?

Tăng: Dưới núi đến.

Hà: Ăn cơm chưa?

Tăng: Ăn cơm rồi.

Hà: Người đem cơm đến cho ông ăn có mắt không?

Tăng không đáp được.

Trường Khánh hỏi Bảo Phước: Đem cơm cho người ăn có phần báo ân, vì sao mà không có mắt?

Bảo Phước đáp: Người thí người nhận cả hai đều mù.

Trường Khánh nói: Hết cơ rồi có thành mù không?

Bảo phước: Nói ta mù được không?

GIẢI TỤNG: Thiền sư Thiên Nhiên ở núi Đan Hà, tại Đặng Châu, không biết người ở xứ nào. Buổi đầu theo Sư học đạo Nho học, sắp vào Trường An ứng thí nghỉ ở quán trọ. Bỗng nằm mộng thấy ánh sáng trắng đầy nhà. Người đoán mộng nói: Đây là điềm hiểu không.

Sau đó bỗng gặp một thiền khách hỏi: Nhân giả đi đâu?

Đan Hà đáp: Đi thi làm quan.

Thiền khách hỏi: Thi làm quan đâu bằng thi làm Phật?

Đan Hà: Thi làm Phật phải đến nơi nào?

Thiền khách: Nay Mã Tổ ở Giang Tây hành đạo ấy là trường tuyển Phật, nhân giả nên đến đó.

Đan Hà bèn đi thẳng đến Giang Tây, vừa thấy Mã Tổ, liền lấy hai tay lột cái mũ trên đầu. Mã Đại sư quay nhìn nói: Ta không phải là thầy của ông. Hãy đến chỗ Nam Nhạc, Thạch Đầu đi! Sư đi thẳng đến Nam Nhạc lại làm ý như trước. Thạch Đầu nói: Xuống nhà trù đi! Sư lễ tạ đi vào theo chúng làm công tác, trải qua ba năm. Một hôm Thạch Đầu bảo đại chúng rằng: Ngày mai cắt cỏ trước điện Phật. Đến hôm sau đại chúng chuẩn bị xẻng cuốc để làm cỏ. Đan Hà lấy cái chậu đựng đầy nước sạch đến quỳ trước Thạch Đầu. Thạch Đầu nhìn vậy cười, bèn cạo tóc và nói giới cho. Đan Hà. Đan Hà bịt lỗ tai đi ra, liền đến Giang Tây lại yết kiến Mã Tổ Chưa tham lễ Sư vào tăng đường, leo trên cổ Thánh tăng mà ngồi. Bấy giờ đại chúng kinh ngạc liền thưa lên Mã Tổ. Mã Tổ đích thân đến xem thấy vậy nói: “Con ta là Thiên Nhiên”. Đan Hà bèn xuống lễ bái thưa: “Tạ thầy ban cho pháp hiệu”. Nhân đó mà có tên là Thiên Nhiên. Cổ nhân Thiên Nhiên siêu thoát như thế nên nói: Thi làm quan không bằng thi làm Phật. Trong Truyền Đăng Lục ghi ngữ cú của Sư thật là vách đứng ngàn nhẫn mỗi câu đều có thủ đoạn nhổ đinh tháo chốt cho người. Như hỏi vị tăng này từ đâu đến? Tăng đáp: Dưới núi đến. Vị Tăng này lại không thông chỗ đi. Giống như người có mắt khám phá ngược chủ nhà. Lúc ấy nếu không phải Đan Hà cũng khó nắm được Ông ta. Đan Hà lại nói: Ăn cơm chưa? Ban đầu chưa thấy được, lần thứ hai khám phá được ông ta. Tăng nói: Ăn cơm rồi. Kẻ mù mịt vốn không hiểu. Đan Hà nói: Người đem cơm cho ông ăn có mắt không? Tăng không đáp được lời nào. Ý của Đan Hà nói: Gã này cho ông cơm kham làm việc gì? Tăng này nếu là kẻ khác thử cho Sư một cái tát, xem Sư làm gì?

(20) Tuy nhiên như thế Đan Hà cũng chưa buông tha. Tăng này lại nháy mắt không nói. Bảo Phước và Trường Khánh cùng ở trong hội của Tuyết Phong, thường nêu công án của người xưa để bàn luận. Trường Khánh hỏi Bảo Phước: Đem cơm cho người ăn là có phần báo ân, vì sao không có mắt? Không hẳn là hỏi hết trong công án, đại khái mượn lời này làm thoại đầu. Muốn nghiệm chỗ thích hợp của ông ta. Bảo Phước nói: Người thí người nhận đều là kẻ mù, sinh thay đến đây chỉ luận việc đương cơ, trong nhà có lối xuất thân. Trường Khánh nói: Hết cơ ấy lại thành mù không? Bảo Phước đáp: Nói ta mù được không? Ý của Bảo Phước cho rằng ta có mắt như thế, nói cho ông rồi. Có nói ta mù được không. Tuy nhiên như thế nửa úp nửa mở. Lúc ấy nếu là sơn tăng đợi ông ta nói hết cơ ấy có thành mù không thì nói với ông là mù. Thật đáng tiếc. Bảo Phước lúc ấy nếu hạ được chữ mù này thì tránh khỏi Tuyết Đậu có nhiều thứ sắn bìm. Tuyết Đậu chỉ dùng ý này TỤNG:

Tận cơ bất thành hạt

An ngưu đầu khiết thảo

Tứ thất nhị tam chư Tổ sư

Bảo trí trì lai thành quá cựu

Quá cựu thâm, vô xứ tầm

Thiên thượng nhân gian đồng lục trầm.

DỊCH:

Tột cơ không thành mù

Cột trâu cho ăn cỏ

Ba mươi ba chư vị Tổ sư

Bảo khí đến giờ thành lỗi quấy

Lỗi quấy sâu không chỗ tìm

Trên trời nhân gian đồng ngập chìm.

GIẢI TỤNG: Câu: “Tột cơ không thành mù”. Trường Khánh nói:

người tốt cơ kia đến có mù không?

Bảo Phước nói: Bảo ta mù được không?

Giống như “cột trâu cho ăn cỏ”. Phải đồng với ông ta tự ăn mới được, trong ấy lại cột trâu cho ăn cỏ. Tuyết Đậu tụng như thế, tự nhiên thấy được ý của Đan Hà.

“Ba mươi ba chư vị Tổ sư

Bảo khí đến giờ thành lỗi quấy”.

Không chỉ lụy đến Trường Khánh mà còn đến hai mươi tám vị tổ Tây Thiên, Lục Tổ đất này, đồng thời chôn vùi. Đức Phật Thích-ca bốn mươi chín năm nói một Đại Tạng kinh, cuối cùng chỉ truyền một bảo khí này.

Vĩnh Gia nói: Không phải nêu lên sự việc rỗng không. Gậy báu của Như Lai cận tung tích. Nếu là kiến giải của Bảo Phước thì bình báu đem đến đều thành lỗi lầm, lỗi lầm sâu không chỗ tìm, điều này vì ông nói không được, chỉ tìm chỗ ngồi yên, nhằm trong câu này câu kiểm điểm xem? Đã là lỗi lầm sâu dày. Vì sao không có chỗ để tìm? Điều này không phải là lỗi nhỏ, vì đem việc lớn Tổ sư cùng lúc ở trên đất bằng bị chìm ngập.

KHAI THỊ: Cho nên Tuyết Đậu nói: “Trên trời nhân gian đều ngập chìm hết. Hướng thượng chuyển có thể xỏ mũi của mọi người trong thiên hạ. Giống như chim cắt chụp chim câu. Hướng hạ chuyển thì lỗ mũi của mình ở trong tay của người khác, như rùa ẩn trong vỏ. Trong đây nếu có người ra nói: Xưa nay không hướng thượng, không hướng hạ, dùng chuyển làm gì, chỉ nói với y: Ta cũng biết ông nhằm trong hang quỷ tìm kế sống. Hãy nói làm sao phân biệt được trắng đen. Im lặng hồi lâu, nói: Có cành vin cành, không cành vin nhánh, thử nêu xem?

CÔNG ÁN: Tăng hỏi Vân Môn: Thế nào là nói siêu Phật vượt Tổ? Môn đáp: Cái bánh bò.

GIẢI THÍCH: Vị Tăng hỏi Vân Môn: Thế nào là nói siêu Phật việt Tổ? Vân Môn đáp: “bánh bò”. Nghe có cảm giác rợn óc dựng lông chăng? Hàng Thiền khách hỏi Phật hỏi Tổ, hỏi Thiền hỏi đạo, hỏi hướng thượng hướng hạ xong, lại chỗ không không thể đặt thành câu hỏi, mà hỏi siêu Phật Việt Tổ. Vân Môn là tác gia, nước lớn thì thuyền cao, đất nhiều thì Phật lớn, đáp rằng: “bánh bò”.

Có thể nói đi không luống, không phí công Vân Môn lại dạy chúng: Ông đừng có thấy người nói ý của Tổ sư, bèn hỏi đạo lý siêu Phật vượt Tổ. Ông lại nói thế nào là Phật? Thế nào là Tổ? Rồi sẽ hỏi siêu Phật vượt Tổ. Như hỏi ra khỏi ba cõi. Ông đem ba cõi lại xem? Có cái thấy biết gì cản trở ông. Có sắc thanh Phật pháp gì có thể làm cho ông rõ, rõ cái cản trở gì, lấy cái gì làm cái thấy sai biệt, bậc cổ Thánh kia làm gì được ông? Thân đi làm vật, nói cái toàn thể toàn chân, mỗi vật đều là thể thì không thể được. Ta nói với ông đó là việc gì? Sớm đã chôn vùi rồi vậy. Hiểu được lời này thì biết được bánh bò. Ngũ Tổ nói:

Phân lừa sánh với xạ hương. Nên gọi: Cắt đứt cội nguồn ấn chứng của Phật, vạch lá tìm cành, thì ta không thể. Đến đây muốn được khế hợp với thiền pháp chớ có đem lời hỏi để hỏi. Xem tăng này hỏi thế nào là lời bàn về siêu Phật vượt Tổ? Vân Môn đáp: Cái bánh bò, có biết hổ thẹn không? Có biết bày vẽ không? Có một hạng người chưa thấu rõ Phật pháp bèn nói: Vân Môn hành động hồ đồ chưa thực ngộ, bèn nói cái bánh bo. Nếu như thế thì cho cái bánh bò cái thấy về lời bàn siêu Phật vượt Tổ, há có lối thoát, không phải là lấy bánh bò để hiểu. Lại không thể đèm điều siêu Phật vượt Tổ để hiểu, chính là lối thoát. So với “ ba cân mè” biết đánh trống, cùng một loại tuy nhiên chỉ nói cái bánh bo, thật ra thì khó thấy. Người sau này phần nhiều nói: Lời thô, lời tế đều quy về Đệ nhất nghĩa. Nếu hiểu như thế lại đi làm tọa chủ, một đời gầy dựng được nhiều tri giải. Như các thiền lữ thời nay nói: Lúc siêu Phật vượt Tổ chư Phật cũng đạp dưới gót chân, Tổ sư cũng đạp dưới gót chân, cho nên Tuyết Đậu chỉ đáp với ông ta là bánh bo. Đã là bánh bò thì đâu hiểu được siêu Phật vượt Tổ, thử tham kỹ xem? Các nơi tụng rất nhiều, đều ở trong lời hỏi mà làm ngôn ngữ. Chỉ có Tuyết Đậu tụng rất hay, thử nêu xem? Tụng rằng:

Siêu đàm thiền khách vấn thiên đa

Phùng há phi ly kiến dã ma

Hồ bính áp lai du bất trụ

Chí hơn thiên hạ hữu hào ngoa.

DỊCH:

Thiền khách cao xa hỏi cũng nhiều

Chắp vá mở rời thấy đó chăng

Bánh bò hấp lại còn không trụ

Đến nay thiên hạ vẫn sai lầm.

GIẢI TỤNG: Câu: “Thiền khách cao xa hỏi cũng nhiều”. Lời này Thiền khách thích hỏi riêng, không thấy Vân Môn nói: Các ông vác gậy lên vai, nói ta tham thiền học đạo, liền tìm đạo lý siêu Phật vượt Tổ. Tôi hỏi ông: Trong mười hai thời đi đứng ngồi nằm, đi tiêu, đi tiểu. Cho đến con trùng trong hầm phân, buôn ở ngoài chợ bán thịt dê, lại có đạo lý siêu Phật vượt Tổ không? Nói được ra đây. Nếu không thì chẳng ngại ta đi Đông đi Tây, liền xuống tòa. Có người không biết tốt xấu vẻ một vòng tròn, thật làm thêm một lớp si mê, thêm gông cùm. Câu: “Chắp vá mở rời thấy đó chăng?”

Chỗ hỏi của ông ta có tính cách chắp vá.

Vân Môn thấy chỗ hỏi của ông ta mở rời, vì thế đem bánh bò đắp vá lấp bít chậm đứng.

Tăng này còn tự không chịu trụ lại hỏi. Thế nên Tuyết Đậu nói: Bánh bò hấp lại còn không đứng. Đến nay thiên hạ vẫn hào ngoa. Thiền khách thời nay mặc dù ở trên bánh bò mà hiểu. Không như vậy thì ở chỗ siêu Phật vượt Tổ làm đạo lý. Đã không ở trong hai đầu này (205) cuối cùng ở chỗ nào? Ba mươi năm sau, đợi sơn tăng thay đổi xương cốt rồi sẽ nói cho ông.

CÔNG ÁN: Xưa có mười sáu vị khai sĩ đến nhà tắm chúng Tăng theo thứ lớp mà tắm, bỗng nhiên ngộ được nhân của nước. Chư thiền đức làm sao hiểu? Ngài nói: Diệu xúc tuyên minh thành Phật tử trụ, cũng phải đại triệt đại ngộ mới được.

GIẢI THÍCH: Trên hội Lăng-nghiêm, Bồ-tát Bạt-đà-bà-la cùng sáu mươi vị khai sĩ, mỗi vị đều tu phạm hạnh, mỗi người đều nói về nguyên do chứng được pháp môn Viên Thông. Đây cũng là một con số trong hai mươi lăm Viên Thông họ nhân lúc tăng đi tắm cũng đi tắm theo, bỗng nhiên ngộ được nhân của nước liền nói: “Đã không rửa bụi, cũng không rửa thân”. Hãy nói: Rửa cái gì? Nếu hiểu được thì được an nhiên, được điều chưa từng có. Ngàn người vạn người gần bên không được.

Nên nói do không sở đắc chính là chân Bát-nhã. Nếu có sở đắc là tương tợ Bát-nhã. Tổ Đạt-ma bảo Nhị Tổ: Đem tâm ra đây, ta an cho. Nhị Tổ thưa: Con tìm tâm không có.

Một chút này chính là tánh mạng căn bản của nạp tăng, đều không hưởng được như nhiều văn tự ngữ ngôn. Chỉ tiêu cái bỗng ngộ được nhân của nước, tự nhiên liễu ngộ. Đã không rửa bụi, cũng không rửa thân. Hãy nói ngộ cái gì? Đến loại điền địa này một chút cũng không dính dáng được. Nói chữ Phật cũng phải kiêng kỵ.

Ngài nói: “Diệu xúc tuyên minh thành Phật tử trụ”.

Tuyên là hiển, diệu xúc là minh. Đã ngộ “diệu xúc thành Phật tử trụ”. Tức trụ Phật địa. Như người nay cũng vào nhà tắm cũng xúc chạm như thế, vì sao lại không ngộ? Rõ ràng là bị trần cảnh làm chướng ngại, dính vào xương tủy, cho nên không thể ngộ. Nếu đến đây rửa cũng không có sở đắc, xúc cũng không có sở đắc, nhân nước cũng không có sở đắc. Hãy nói là diệu xúc tuyên minh? Nếu nhằm trong đây liền thấy được, là Diệu Xúc tuyên minh thành Phật tử trụ. Người thời nay cũng xúc có thấy chỗ diệu không? Diệu xúc, phi thường xúc, cùng người xúc hợp thì thành xúc, ly thì phi. Huyền Sa leo núi dập một ngón chân. Cho đến cây gậy của Đức Sơn há không phải là diệu xúc? Tuy thế cũng phải đại triệt đại ngộ mới được. Nếu tìm tòi trên thân thì có gì dính dáng. Nếu như đại triệt đại ngộ thì đâu cần vào tắm, thì ngay trên đầu sợi lông hiện cõi Bảo Vương, ở trong vi trần chuyển đại pháp luân, thấu được một chỗ là đồng thời thấu được ngàn chỗ muôn chỗ, không phải giữ gìn một hang ổ, tất cả nơi đều là cửa Quán Âm nhập lý. Người xưa nghe tiếng thì ngộ đạo, thấy sắc minh tâm. Nếu một người ngộ thì phải. Vì sao mà sáu mươi khai sĩ đồng thời ngộ? Thế nên, người xưa đồng tu đồng chứng, đồng ngộ đồng giải. Tuyết Đậu nêu cái ý giáo kia, làm cho người đến chỗ diệu xúc ngộ lấy. Tụng về con mắt giáo lý kia khiến người thoát khỏi giáo lý che phú tránh được nửa say nửa tỉnh. Cốt cho người thật phải đại triệt đại ngộ, tụng:

Liễu sự Nạp tăng tiêu nhất cá

Trường liên sàng thượng triển cước ngọa

Mộng trung tằng thuyết ngộ viên thông

Hưởng thủy tấy lai mạch diện thóa.

DỊCH:

Xong việc nạp tăng tiêu một cái

Duỗi chân nằm mãi ở trên giường

Trong mộng từng nói ngộ viên thông

Nước thơm rửa xong thẳng mặt nhỗ.

Giải: Câu: “Xong việc nạp tăng tiêu một cái”. Hãy nói xong được việc gì? Thiền khách tài giỏi nghe nhắc đến đứng dậy liền đi đâu cần thành đoàn kết nhóm).

Câu “Duỗi chân nằm mãi ở trên giường”.

Người xưa nói: Rõ ràng không có pháp để ngộ. Ngộ rồi trở lại mê. “Duỗi chân nằm mãi ở trên giường”, không ngụy cũng không chân. Cho nên trong lòng không lo một việc gì, đói thì ăn, mệt đi ngủ. Ý của Tuyết Đậu nói nếu ông vào tắm ngộ được diệu xúc tuyên minh. Ở trên phần nạp tăng vô sự, chỉ giống như trong mộng nói mớ. Cho nên nói “Trong mộng từng nói ngộ viên thông”.

“Nước thơm rửa xong thẳng mặt nhỗ”

Nói như thế chỉ là nước dơ đem đổ trên đầu lại nói viên thông cái gì? Tuyết Đậu nói giống như hạng người này, nên nhỗ ngay vào. Sơn tăng nói trên đất lại thêm một lớp bùn.

KHAI THỊ: Đại dụng hiện tiền, không còn phép tắc, bắt sống nắm giam, không nhọc công lao.

Hãy nói là người nào từng như thế, thử nêu xem?

CÔNG ÁN: Tăng hỏi Đầu Tử: Tất cả tiếng có phải là tiếng Phật không?

Đầu Tử đáp: Phải.

Tăng: Hòa thượng chớ khua bát ra tiếng.

Đầu Tử liền đánh.

Tăng lại hỏi: Lời thô tiếng tế đều quy về Đệ nhất nghĩa phải không?

Đầu Tử đáp: Phải.

Tăng thưa: Hòa thượng làm con lừa được không?

Đầu Tử bèn đánh.

GIẢI THÍCH: Đầu Tử chất phát được tài hùng biện siêu quần. Phàm có người đến hỏi, mở miệng liền thấy gan ruột, không phí sức, bèn quét sạch lưỡi của mọi người, có thể gọi là ngồi trong phòng kín tính toán quyết thắng ngoài ngàn dặm. Vị Tăng này dùng kiến giải Phật pháp thanh sắc dán lên đầu của Đầu Tử, gặp người bèn hỏi: “Đầu Tử là hàng tác gia biện tài vô ngại”. Vị Tăng này biết chỗ thật thà của Đầu Tử nên hạ đặt cái lồng bẩy khiến Đầu Tử bước vào trong. Cho nên có lời sau Đầu Tử lại làm cho rơi vào cơ của cọp; câu lời sau của ông nói. Vị Tăng này tiếp lời đáp của ông ta liền nói: thuộc chớ khua bát ra tiếng. Quả nhiên một câu thì được.

Nếu là người khác thì không làm gì vị tăng này được. Đầu Tử có mắt sáng, theo sau liền đánh. Thiền sư có thủ đoạn kỳ đặc cần phải là bậc tài giỏi mới được. Chuyển trái cũng theo tự do tự tại, chuyển phải cũng tự do tự tại, tăng này đã đặt cái tròng, muốn đến vuốt râu cọp. Đâu ngờ Đầu Tử lại đi trên cái tròng kia. Đầu Tử liền đánh. Tăng này đáng tiếc có đầu mà không có đuôi. Lúc đó đợi Sư giơ gậy lên thì lật đổ giường thiền, dù cho Đầu Tử có toàn cơ cũng phải thối lui ba ngàn dặm.

Lại hỏi: lời thô tiếng tế đều quy về Đệ nhất nghĩa phải không?

Đầu Tử cũng đáp là phải, giống như không khác.

Tăng nói: Kêu Hòa thượng là con lừa được không?

Đầu Tử lại đánh. Vị Tăng này tuy tạo sào huyệt nhưng quả thật kỳ đặc. Nếu là Trưởng lão ngồi trên ghế dựa, đảnh môn không có mắt, cũng khó bẻ gãy Sư. Đầu Tử có chỗ chuyển thân, vị tăng này cốt ý tạo cái đạo cốt làm đão lộn đạo lý của Sư. Rốt cuộc không làm gì được Đầu Tử.

(20) Nham Đầu nói: Nếu luận chiến thì người người đứng tại chỗ chuyển, Đầu Tử buông ra thì rất chậm, thâu lại thì quá nhanh. Tăng này lúc ấy nếu biết chuyển thân mửa khí, ra đâu không làm được kẻ miệng như bồn máu. Hàng nạp tăng một không làm, hai không nghỉ. Tăng này không giỏi nhảy né, lại bị Đầu Tử xỏ mũi, tụng:

Đầu Tử! Đầu Tử!

Cơ luân vô trở

Phòng nhất đắc nhị

Đồng bỉ đồng thứ

Khả lân vô hạn lộng triều nhân

Tất cánh hoàn lạc triều trung tử

Hốt nhiên hoạt

Bách Xuyên đảo lưu nào quát quát.

DỊCH:

(Đầu Tử! Đầu Tử!

Cơ luân không trở

Buông một được hai

Cùng đây cùng kia

Đáng thương vô hạn người đùa sống

Cuối cùng lại chết ở trong sóng

Bỗng nhiên sống,

Trăm sông chảy ngược tiếng ào ào).

GIẢI TỤNG: Hai câu: “Đầu Tử! Đầu Tử! Cơ luân không trở.

Đầu Tử bình thường hay nói: Ông nói chỗ thật của Đầu Tử bỗng nhiên xuống núi ba bước, có người hỏi ông thế nào là chỗ thật của Đầu Tử ông làm sao trả lời?

Người xưa nói: Chỗ cơ luân chuyển, người tài giỏi còn mê, cơ luân chuyển là tự do tự tại hoàn toàn không cách trở.

Cho nên Tuyết Đậu nói: “Buông một được hai”. Như tăng hỏi:

Thế nào là Phật?

Đầu Tử đáp: Phật.

Lại hỏi: Thế nào là đạo?

Đầu Tử đáp: Đạo.

Lại hỏi: Thế nào là thiền?

Đầu Tử đáp: Thiền.

Lại hỏi: Lúc trăng chưa tròn thì thế nào?

Đầu Tử đáp: Nuốt ba cái, bốn cái.

Lại hỏi: Sau khi tròn thì thế nào?

Đầu Tử đáp: Nhã ra bảy cái, tám cái.

Đầu Tử tiếp người thường dùng cơ này, trả lời cho tăng này chỉ là một chữ “Phải”. Vị Tăng này hai lần bị đánh. Cho nên Tuyết Đậu nói: “Cùng đây cùng kia”. Bốn câu này một lúc tụng về Đầu Tử xong. Sau đó tụng về tăng này nói: “Đáng thương vô hạn người đùa sống”. Tăng này dám treo cờ đánh trống nói: Hòa thượng chớ khua làm ra tiếng. Lại nói gọi Hòa thượng là con lừa được không? đây chính là chỗ đùa sóng. Vị Tăng này làm hết khả năng, như trước chết chết trong. Câu Đầu Tử. Đầu Tử liền đánh. Vị Tăng rốt cuộc trong sóng đánh chết chìm. Tuyết Đậu cứu vị tăng này nói: “Bỗng nhiên sống” liền lật đổ giường thiền, Đầu Tử cũng phải thối ba ngàn dặm. Cho dù trăm sông ngược dòng chảy rì rầm, không phải chỉ thiền sàn chấn động, cũng chính là sông núi tan lở, trời đất u ám. Nếu mọi người như thế thì sơn tăng lại đánh trống thối lui. Quí vị đến nơi nào để an thân lập mạng.

CÔNG ÁN: Tăng hỏi Triệu Châu: Trẻ em sơ sinh có đủ sáu thức không?

Triệu Châu: Đánh cầu trên dòng nước chảy xiết.

Tăng lại hỏi Đầu Tử: Đánh cầu trên dòng nước chảy xiết ý chỉ thế nào?

Đầu Tử đáp: Niệm niệm không dừng.

GIẢI THÍCH: Sáu thức này các nhà kinh giáo lập làm gốc chánh, sơn hà đại địa, trời, trăng sao đều nhân đây mà sinh khởi, đến là tiên phong đi là điện hậu. Người xưa nói: Ba cõi duy tâm, vạn pháp duy thức. Nếu chứng được Phật địa thì bát thức chuyển thành tứ trí. Trong giáo gọi là đổi tên không đổi thể. Căn trần thức là ba, tiền trần vốn không thể phân biệt, thắng nghĩa căn có thể phát sinh ra thức, thức có thể hiển bày sự phân biệt của sắc, tức là đệ ý thức thứ sáu. Thức thứ bảy tên mạt-na thức, có thể chấp lấy tất cả các việc trong thế gian, làm cho con người phiền não, không được tự do tự tại, tất cả đều do thức thứ bảy. Đến thức thứ tám cũng gọi là a-lại-da thức, cũng gọi là Hàm tàng thức, nó hàm chứa tất cả chủng tử thiện ác. Vị Tăng này biết được ý của giáo, cho nên đến hỏi Triệu Châu đứa trẻ sơ sinh có đủ sáu thức không? Đứa trẻ mới sinh tuy đủ sáu thức mắt có thể thấy, tai có thể nghe. Xong chưa từng phân biệt được lục trần, tốt xấu, ưu khuyết, thị phi được mất, chúng hoàn toàn không biết. Người học đạo phải như đứa trẻ, lao nhọc về công danh, nghịch tình thuận cảnh, tâm không lay động, mắt thấy sắc giống như mù, tai nghe tiếng giống như điếc, như ngu như ngốc, tâm không lay động, như núi Tu-di. Đây chính là nhà của nạp tăng, chỗ chân thật đắc lực. Người xưa nói: Phải được nương nhờ muôn việc thôi. Lúc ấy sơn tăng đều không hiểu. Nếu có thể như thế mới có một chút phần tương ưng. Tuy nhiên như thế lừa dối ông ta một chút cũng không được.

Núi vẫn là núi, sông vẫn là sông, không tạo tác, không duyên lự.

Như mặt trời mặt trăng vận hành trên hư không không ngừng. Cũng không thể nói ta có nhiều danh tướng như trời che đất chở, vì vô tánh. Cho nên trưởng dưỡng vạn vật, cũng không thể nói ta có nhiều công hạnh, vì trời đất là vô tận, cho nên tồn tại lâu dài. Nếu có tâm thì có hạn lượng. Người đắc đạo cũng như vậy trong cái không công dụng mà thực hành công dụng, tất cả trái tình thuận cảnh đều dùng lòng từ nhiếp thọ. Đến đây, người xưa còn tự chê trách nói khi biết rõ thì không phải biết rõ, huyền huyền chỗ huyền còn phải là chê trách. Lại nói sự sự thông chừ vất vật sáng. Người thấu đạt nghe đó trong bóng tối sợ. Lại nói: vào Thánh siêu phàm không tạo tiếng, rồng nằm luôn sợ nước trong xanh trong đời người nếu được mãi như thế, đại địa đâu thể giữ lại một tên. Tuy nhiên như thế, cần phải nhảy ra khỏi sào huyệt mới được. Há không thấy trong kinh có nói: “Bồ-tát lên đến Bất động địa dùng trí vô công dụng chuyển đại pháp luân ở trong một hạt loại, ở trong tất cả thời đi đứng nằm ngồi không câu nệ vào được mất, mặc cho chảy vào biển Tát-bà-nhã”. Nạp tăng đến đây cũng không thể chấp trước, bất cứ lúc nào cũng tự tại, thấy trà uống trà gặp cơn ăn cơm. Cái việc hướng thượng này dùng một chữ định cũng không được, dùng chữ bất định cũng không được.

Hòa thượng Thiện Đạo ở Thạch Thất dạy chúng nói: “Các ông không thấy lúc đứa trẻ ra khỏi thai đâu từng nói ta biết xem kinh giáo. Chính lúc như thế cũng không biết có nghĩa Phật tánh, không có nghĩa Phật tánh. Cho đến khi lớn lên mới học nhiều thứ mới biết được, bèn nói ta có thể biết ta, không biết là khách trần phiền não. Trong mười sáu hạnh, hạnh của anh nhi là hơn cả.

Lúc oa oa khóc là dụ cho người học đạo lìa tâm phân biệt thủ xả. Cho nên khen ngợi anh nhi. Có thể so sánh ví dụ thủ chấp điều đó. Nếu nói anh nhi là đạo, người thời nay hiểu lầm. Nam Tuyền nói: Ta hơn mười tám tuổi biết tạo kế sống. Triệu Châu nói: Ta mười tám tuổi biết phá nhà cửa.

Lại nói: Ta ở phương Nam hai mươi năm, ngoài hai bữa cháo cơm ra thì đều là chỗ dụng tâm. Tào Sơn hỏi tăng: Trong lúc Bồ-tát định nghe voi lớn qua sông làm rung động một vùng là trích trong kinh gì?

Tăng đáp: Trích trong kinh Niết-bàn.

Tào Sơn hỏi: Trước khi định nghe hay sau khi định nghe?

Tăng nói: Hòa thượng trôi vậy.

Tào Sơn nói: Dưới ao tiếp lấy.

Lại kinh Lăng-nghiêm nói: Vắng lặng sâu vào, vắng lặng sâu vào

thì biết được bờ mé.

Lại kinh Lăng-già nói: “Tướng sinh chấp ngại, tưởng sinh ra vọng tưởng. Loạn tưởng phát sinh thì theo vọng mà lưu chuyển”. Nếu đạt đến vô công dụng còn ở trong tướng lưu chú, phải ra xuất được đệ tam lưu chú sinh tưởng mới được tự tại. (20) Cho nên Quy Sơn hỏi Ngưỡng Sơn: Huệ Tịch con thế nào? Ngưỡng Sơn đáp: Hòa thượng hỏi kiến giải của con, hay hỏi hành giải của con? Nếu hỏi hành giải của con thì con không biết. Nếu là kiến giải thì giống như một bình nước rót vào một bình nước, nếu được như thế thì mới đáng làm thầy một cõi. Triệu Châu nói: “Đá cầu trên dòng nước chảy xiết”, chính là đại triệt đại ngộ. Lại khi đánh cầu trên dòng nước chảy xiết thì nháy mắt liền qua.

Thí như kinh Lăng-nghiêm nói: Như dòng nước chảy mạnh, trông như lặng lẽ. Người xưa nói: Thí như dòng nước chảy mạnh, nước chảy không dừng, đều không biết nhau. Các pháp cũng như vậy. Chỗ đáp của Triệu Châu ý giống ở đây. Vị Tăng này lại hỏi Đầu Tử: “Đánh cầu trên dòng nước chảy xiết” ý chỉ thế nào? Đầu Tử đáp: Niệm niệm trôi chảy không dừng. tự nhiên giống với chỗ hỏi của tăng. Người xưa cộng hạnh miên mật, đáp được chỉ tợ như một cái, lại không cần tính toán. Ông vừa hỏi các ngài đã sớm biết ý của ông rồi. Sáu thức của đứa trẻ tuy vô công dụng, vẫn là niệm niệm không dừng, như dòng nước chảy ngầm, Đầu Tử đáp như thế, đáng gọi là cơ phong sâu dày. Tuyết Đậu tụng:

Lục thức vô công thân nhất vấn

Tác gia tầng cộng biện lai đoan

Mang mang cấp thủy đã cầu tử

Lạc xứ bất đình thủy giảm khai.

DỊCH:

(Sáu thức vô công trình lời hỏi

Tác gia từng họp biện nguyên do

Mênh mông nước chảy đánh cầu ấy

Rốt ráo không dừng ai biết xem?)

GIẢI TỤNG: Câu: “Sáu thức vô công trình lời hỏi”. Người xưa học đạo nuôi dưỡng đến chỗ này. Gọi là công năng của vô công năng. Giống như đứa trẻ. Tuy có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, nhưng không thể phân biệt được lục trần ấy chính là vô công dụng. Đã đến điền địa này, chính là hàng long phục hổ, an nhiên tự tại.

Người thời nay vạn cảnh trước mặt một lúc hết sạch đâu hẳn là từ Bát địa trở lên mới là như thế. Tuy nhiên chỗ vô công dụng, núi vẫn là núi, sông vẫn là sông. Tuyết Đậu mặt trước tụng rằng:

“Trong cái sống có mắt phải đồng chết

Thuốc kỵ đâu cần xét tác gia”

Bởi vì Triệu Châu, Đầu Tử là tác gia. Cho nên nói: Tác gia từng họp biện nguyên do”

Mênh mông nước chảy đánh cầu ấy

Đầu Tử nói: “Niệm niệm không ngừng chảy”. Các ông có biết cứu cánh thế nào không? Tuyết Đậu sau này dạy người tự mở mắt to ra mà xem. Cho nên nói: “ Chỗ rung chẳng dừng ai biết xem? “Đây là hoạt cú của Tuyết Đậu. Hãy nói: “rơi vào chỗ nào?”

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10