VIÊN QUẢ VIÊN NGỘ THIỀN SƯ BÍCH NHAM LỤC

SỐ 2003

QUYỂN 10

 

KHAI THỊ: Vượt phàm tình lìa kiến chấp, tháo niêm gỡ chốt đề khởi tông thừa hướng thượng, dựng chánh pháp nhãn tạng, phải mười phương đều ứng thủ đoạn khéo léo, đến thẳng điền địa này. Hãy nói có đồng đắc đồng chứng, đồng sinh, đồng tử không, thử nêu xem?

CÔNG ÁN: Một hôm, Diêm Quan gọi thị giả đem cái quạt bằng sừng tê giác đến đây cho ta.

Thị giả thưa: Quạt rách rồi.

Quan: Quạt đã rách thì trả con tê giác lại cho ta.

Thị giả im lặng không nói lời nào.

Đầu Tử nói: Không từ chối đem ra, sợ đầu sừng không đủ.

Tuyết Đậu nói: Ta muốn đầu sừng không đủ.

Thạch Sương nói: Nếu trả Hòa thượng thì không như vậy.

Tuyết Đậu nói: Con tê giác vẫn còn.

Tư Phước vẽ một hình tròn, trong đó viết một chữ ngưu.

Tuyết Đậu nói: Vừa rồi sao không đem ra?

Bảo Phước nói: Hòa thượng tuổi cao, mời người khác thì tốt.

Tuyết Đậu nói: Đáng tiếc nhọc công vô ích.

GIẢI THÍCH: Một hôm, Diêm Quan gọi: “Thị giả đem cái quạt tê giác đến đây cho ta”. Việc này tuy không ở trong ngôn cú. Vì muốn kiểm nghiệm ý chí hành động một đời của con người, nên cần mượn lời để như thế để hiểu.

Đến ngày ba mươi tháng chạp vẫn được đắc lực làm chủ, muôn cảnh đầy dẫy trông thấy mà chẳng động, có thể gọi là công của vô công lực mà vô lực. Diêm Quan là Thiền sư Tề An. Khi xưa dùng sừng tê giác làm quạt. Bấy giờ Diêm Quan há không biết cây quạt sừng tê giác rách mà cố hỏi thị giả. Thị giả thưa: “Cây quạt rách rồi”. Xem người xưa trong mười hai thời thường ở trong ấy sờ đến chạm đến.

Diêm Quan nói: Quạt đã rách thì trả con tê giác lại cho ta.

Hãy nói Sư cần con tê giác làm gì? Cũng chỉ muốn nghiệm người biết được chỗ rơi hay không?

Đầu Tử nói: Không từ chối đem ra, sợ đầu sừng không đủ. Tuyết Đậu nói: Ta cần đầu sừng không đủ. Cũng muốn khế ngộ thiền pháp trong ngôn cú. Thạch Sương nói: Nếu trả Hòa thượng thì không như vậy. Tuyết Đậu nói: Con tê giác vẫn còn. Tư Phước vẽ một tròn, trong đó viết một chữ “ngưu”. Vì Sư nối pháp với Ngưỡng Sơn, nên bình sinh thích lấy cảnh để tiếp độ người nói rõ việc này. Tuyết Đậu nói: Vừa rồi vì sao không đem ra? Lại xỏ mũi kia vậy. (21) Bảo Phước nói: Hòa thượng tuổi cao mời người khác thì tốt. Lời này nói được thỏa đáng. Ba tắc trước nói dễ thấy, một câu này nói có ý xa xôi. Tuyết Đậu cũng đả phá xong. Sơn tăng ngày xưa ở chỗ Khánh Tạng Hội Chủ nói: Hòa thượng tuổi già, được đầu quên đuôi, vừa rồi dời cây quạt. Nay lại đòi con tê giác, khó mà hầu hạ, cho nên nói: Mời người khác tốt hơn. Tuyết Đậu nói: Đáng tiếc nhọc mà không công. Đây đều là cách thức hạ ngữ. Người xưa thấy thấu suốt việc này, tuy không đồng nhau nhưng nói ra được, trăm phát trăm trúng, phải có con đường xuất thân, mỗi câu không mất huyết mạch. Người nay bị hỏi đến, chỉ cần tạo đạo lý suy gẩm. Vì thế trong mười hai giờ cần người, gặm nhấm, dạy một giọt cô đọng một giọt. Cầu chỗ chứng ngộ. Xem Tuyết Đậu tụng nhất quán.

TỤNG:

Tê ngưu phiến tử dụng đa thì

Vấn trước nguyên lai tổng bất tri

Vô hạn thanh phng dữ đầu giác

Tận đồng vân vũ khứ nan truy.

DỊCH:

Cây quạt tê giác dùng đã lâu

Hỏi ra như trước thảy không hay

Đầu sừng với gió lành vô hạn

Đều cùng mây mưa khó đi tìm.

Tuyết Đậu lại nói: Nếu cần gió mát trở lại

Đầu sừng mọc ra

Xin thiền khách mỗi người hạ một chuyển ngữ.

Hỏi rằng: Cây quạt đã rách trả con tê giác lại cho ta? Bấy giờ có vị tăng ra thưa: Đại chúng vào tăng đường tham thiền đi.

Tuyết Đậu quát: Thả câu câu cá kình lại câu được con ếch. Rồi sư xuống tòa.

GIẢI TỤNG: Hai câu “Cây quạt tê giác dùng đã lâu, hỏi ra như

trước thảy không hay”.

Mỗi người đều có sẳn cây quạt tê giác, trong mười hai thời hoàn toàn nhờ sức của nó, vì sao hỏi đều không biết?

Thị giả Đầu Tử cho đến Bảo Phước cũng đều không biết. Hãy nói Tuyết Đậu có biết không? Vô Trước đến tham vấn Văn-thù khi uống trà. Văn-thù đưa chén pha lê lên hỏi: Phương Nam có cái này không?

Vô Trước đáp: Không.

Văn-thù nói: Vậy bình thường dùng cái gì để uống trà.

Vô Trước im lặng không đáp được.

Nếu biết chỗ rơi của công án này, thì biết được cái quạt tê giác có gió mát vô hạn. Cũng thấy được đầu sừng tê giác sừng sững. Bốn vị Trưởng lão này nói như thế, giống như sáng mây chiều mưa, một khi đi thật khó tìm theo. Tuyết Đậu lại nói: Nếu muốn gió mát trăng thanh trở lại, đầu sừng mọc trở lại, thỉnh thiền khách hạ một chuyển ngữ.

Hỏi: Quạt đã rách thì trả con tê giác lại cho ta.

Bấy giờ có thiền khách đáp: Đại chúng vào tăng đường tham thiền đi. Vị Tăng này đoạt quyền binh của chủ nhà, nói đến tột cũng khó nói, chỉ nói được tám phần. Nếu cần mười phần liền lật đổ giường thiền. Ông hãy nói vị tăng này có biết con tê giác hay không? Nếu biết tại sao lại nói như thế. Nếu biết vì sao Tuyết Đậu không chịu y? Vì sao nói: Thả câu cá kình chỉ câu được ếch nhái. Hãy nói cuối cùng thế nào? Quí vị vô sự, thử nêu xem?

KHAI THỊ: Bản Nhạc điệu hay ngàn năm khó gặp thấy thỏ thả chim ưng một lúc thật tài, gom tất cả ngôn ngữ làm một câu, tóm thâu đại thiên sa giới làm một hạt bụi đồng sinh, đồng tử, rất thấu triệt, có người chứng cứ không, thử nêu xem?

CÔNG ÁN: Một hôm Thế Tôn thăng tòa. Văn-thù đánh chùy rằng quán rõ pháp của Pháp vương, pháp của Pháp vương như thế.

GIẢI THÍCH: Thế Tôn trước khi chưa đưa cành hoa, sớm đã có tin tức này. Buổi đầu từ vườn Lộc uyển, cuối cùng đến sông Bạt-đề, từng dùng cây bảo kiếm Kim Cang Vương. Lúc ấy trong chúng có nạp tăng nhận được, tránh được sau này. Ngài đưa cành hoa khiến cả hội trường rối loạn. Thế Tôn lặng hồi lâu bị Văn-thù đẩy một cái liền xuống tòa. Lúc ấy cũng có tin tức này. Đức Phật Thích-ca đóng cửa thất, ngài Tịnh Danh im lặng đều giống như ở đây đã nói rồi. Như câu vua Túc Tông hỏi Trung Quốc Sư: Việc xây tháp Vô Phùng, lại như ngoại đạo hỏi Phật: Không hỏi có lời hay không hỏi không lời. xem hành lý của người hướng thượng, đâu từng vào hang quỷ tìm kế sống. Có người nói:

Ý ở chỗ im lặng. Có người nói ở chỗ im lặng hồi lâu. Dùng có lời để rõ vệc không lời để rõ việc có lời. Vĩnh Gia nói: “Khi im lặng nói, khi nói im lặng” cả thảy đều hiểu như thế thì ba đời sáu mươi kiếp cũng chưa mộng thấy. Dù ông gánh vác được cũng không thấy có phàm có Thánh, pháp ấy bình đẳng không cao thấp, hằng ngày cùng với chư Phật nắm tay nhau đi. Phần sau, xem Tuyết Đậu tự nhiên thấy được bài tụng:

Liệt thánh tùng trung tác giả tri

Pháp vương pháp lệnh bất như tư

Hội trung nhược hữu Tiên Đà Khách

Hà tất Văn Thù hạ một chùy.

DỊCH:

Chư Thánh tòng lâm tác giả tri

Pháp vương Pháp lệnh chẳng như đâu

Hội này nếu có Tiên đà khách

Nào thiết Văn-thù hạ một chùy.

GIẢI TỤNG: Câu: Chư Thánh tòng lâm tác giả biết. Trong hội Linh Sơn có tám vạn đại chúng đều là các bậc Thánh, Văn-thù Phổ Hiền, cho đến Di-lặc, chủ bạn đồng hiểu phải là thiện xảo trong thiện xảo, kỳ đặc trong kỳ đặc, mới biết được ý của họ. Ý của Tuyết Đậu cho rằng chư Thánh trong chùa không có một người nào biết có, nếu có người tài giỏi mới biết như thế. Vì sao Văn-thù đánh chùy nói quán rõ pháp của Pháp vương, pháp của Pháp vương như thế. Tuyết Đậu nói pháp của Pháp vương làm cho không như thế. Vì sao vậy? Lúc ấy, trong đạo tràng nếu có kẻ tâm cơ linh mẫn thì cần chi Văn Thù phải dùng ngôn từ tiếp dẫn khai ngộ. Kinh Niết-bàn nói: Tiên Đà-bà một tên nhưng bốn thật:

1/ Là Diêm (muối); 2/ Thủy; 3/ Khí; / Mã (ngựa). Có một trí thần hiểu rành bốn nghĩa, vua nếu muốn rửa tay thì Tiên Đà-bà dâng nước. Khi ăn gọi Tiên Đà-bà liền dâng muối, ăn xong gọi Tiên Đà-bà thì đồ uống, muốn đi gọi Tiên Đà-bà liền dâng ngựa. Tùy ý ứng dụng không sai chạy. Rõ ràng phải là người lanh lợi mới được. Chỉ như tăng hỏi Hương Nghiêm: Thế nào là vua đòi Tiên Đà-bà?

Hương Nghiêm: Qua bên này đi.

Tăng qua bên này.

Hương Nghiêm nói: Ngu chết người.

Lại hỏi Triệu Châu: Thế nào là vua đòi tiên Đà-bà?

Triệu Châu bước xuống giường thiền cúi đầu khoanh tay rồi xuống tòa.

Lúc ấy nếu có Tiên Đà-bà, trước khi Thế Tôn thăng tòa, vẫn còn so sánh đôi chút. Thế Tôn bèn thăng tòa liền xuống đã là không tiện rồi, đâu kham Văn-thù hạ một chùy, hẳn là làm mờ lối đề xướng của Thế Tôn.(21) Hãy nói thế nào là chỗ làm mờ?

CÔNG ÁN: Tăng hỏi Đại Quang: Trường Khánh nói: Nhân thọ trai Khánh thán ý chỉ thế nào?

Đại Quang liền múa.

Tăng lễ bái.

Đại Quang bảo: Thấy cái gì mà lễ bái?

Tăng liền múa.

Đại Quang: Đậy là Dã hồ tinh.

GIẢI THÍCH: Hai mươi tám Vị Tổ Tây Thiên, sáu Vị Tổ Trung Hoa chỉ truyền một cái này. Các ông có biết chỗ rơi không? Nếu biết thì tránh được lỗi này. Nếu không biết thì vẫn là Dã hồ tinh.

Có người nói: Là kéo lỗ mũi kia, đến gạt người.

Nếu thật như thế thì thành đạo lý gì?

Đại Quang thật khéo vì người, trong câu có con đường xuất thân, bậc tông sư phải nhổ đinh tháo chốt cho người, gỡ niêm cỡi trói mới gọi là thiện tri thức.

Đại Quang liền múa, vị tăng này lễ bái. Sau đó tăng này lại múa, Đại Quang nói: Đây là Dã hồ tinh, không phải chuyển vị tăng, cuối cùng không biết rõ đúng đích. Ông chỉ biết thay nhau múa như thế đến bao giờ mới thôi. Đại Quang nói: Đây là Dã hồ tinh, câu này cắt đứt Kim Ngưu, thật là kỳ đặc. Vì thế nói: Kia tham hoạt cú không tham tử cú. Tuyết Đậu chỉ Thích Đại Quang nói: “Đây là dã hồ tinh”, cho nên tụng ra. Hãy nói: Đây là Dã hồ tinh” cùng với Tạng đầu trắng Hải đầu đen là đồng hay là khác? Lại biết chăng với “ thùng sơn”, “Sư tăng tốt” là đồng hay khác? còn chỗ gặp y. Tuyết Đậu Tụng:

Tiền tiễn du khinh hậu tiễn thâm

Thùy vân hoàng diệp thị huỳnh kim

Tào Khê ba lãng như tương tợ

Vô hạn bình nhân bị lục trầm.

DỊCH:

Tên trước còn nhẹ tên sau sâu

Ai nói lá úa là vàng ròng

Giống như sóng vỗ ở Tào Khê

Vô số chúng sinh bị chết chìm.

GIẢI TỤNG: “Tên trước còn nhẹ tên sau sâu”, Đại Quang liền

múa là tên trước. Lại nói: “Đây là Dã hồ tinh” là tên sau. Đây là móng vuốt từ trước đến nay. Ai rằng lá úa ấy vàng ròng, Ngưỡng Sơn dạy chúng nói: “Các ông phải tự hồi quang phản chiếu, chớ nhớ lời tôi nói”. Các ông từ vô thỉ kiếp đến nay bỏ sáng theo tối, vọng tưởng sâu dày khó nhổ ra liền được. Cho nên tạm lập phương tiện để đoạt cái biết thô của ông. Như đem lá vàng dỗ trẻ con nín khóc, giống như đem quả ngọt đổi trái đắng. Người xưa lập ra tạm lập phương tiện để độ người, và làm cho trẻ con ngừng khóc, đến khi nín khóc thì là vàng không phải là vàng. Thế Tôn nói giáo một đời cũng chỉ nói là dỗ trẻ con ngừng khóc. Câu: “Đây là Dã hồ tinh”, chỉ cần đổi nghiệp thức cho kia. Trong đó cũng có quyền có thật, cũng có chiếu có dụng mới thấy có cơ phong của nạp tăng. Nếu hiểu được như chắp cánh cho hổ. Câu: “Giống như sóng Tào Khê” bỗng chợt học giã bốn phương tám hướng dù cho múa như thế. Một bề như thế, Vô hạn người thường bị chết chìm có chỗ nào cứu được?

KHAI THỊ: Nghe một câu trước, ngàn Thánh không truyền trước mặt một sợi tơ thời gian vô hạn, sạch trọi trơn, trần trùng trục, con trâu trắng sờ sờ, trợn mắt, vểnh tai. Sư tử lông vàng thì tạm gác một bên. Hãy nói thế nào là con trâu trắng sờ sờ?

CÔNG ÁN: Kinh Lăng-nghiêm nói: Khi ta không thấy tại sao không thấy cái chỗ ta không thấy. Nếu thấy cái không thấy thì tự nhiên không phải là tướng không thấy kia. Nếu không thấy cái chỗ ta không thấy, tự nhiên không phải vật, tại sao nói không phải ông?

GIẢI THÍCH: Kinh Lăng-nghiêm nói: Khi ta không thấy, tại sao không thấy cái chỗ ta không thấy. Nếu thấy được cái không thấy, tự nhiên không phải là tướng không thấy kia. Nếu không thấy cái chỗ ta không thấy tự nhiên chẳng phải vật, tại sao nói không phải ông?

Tuyết Đậu đến đây dẫn kinh văn mà dẫn không hết, nếu dẫn hết thì có thể thấy. Kinh nói: “Nếu thấy là vật, thì ông cũng có thể thấy cái thấy của ta. Nếu đồng thấy thì gọi là thấy cái thấy của ta. Khi ta không thấy tại sao không thấy cái chỗ ta không thấy? Nếu thấy được cái không thấy tự nhiên không phải là tướng không thấy kia. Nếu không thấy cái chỗ ta không thấy tự nhiên không phải vật, tại sao nói không phải ông? Vì văn nhiều không ghi hết. Ý của A-nan nói: “Thế giới, lồng đèn, cột trụ đều có tên gọi. Cũng muốn Thế Tôn chỉ ra các diệu tinh nguyên minh này gọi là vật gì, dạy ta thấy được ý của Phật. Thế Tôn nói: Ta thấy đài hương. A-nan thưa: Con cũng thấy đài hương, tức là cái thấy của Phật.

Thế Tôn nói: Ta thấy đài hương thì dễ biết. Nếu khi ta không thấy đài hương thì ông làm sao thấy?

A-nan thưa: Khi con không thấy đài hương tức là thấy Phật.

Phật nói: Ta nói không thấy thì tự ta biết. Ông nói không thấy thì tự ông biết. Chỗ người khác không thấy ông làm sao biết được. Người xưa nói: Đến đây chỉ có thể tự biết, nói cho người không thể được. Chỉ như Thế Tôn nói khi ta không thấy tại sao không thấy cái chỗ ta không thấy. Nếu thấy được cái không thấy, tự nhiên chẳng phải là tướng không thấy kia. Nếu không thấy cái chỗ ta không thấy tự nhiên chẳng phải vật, tại sao nói chẳng phải ông? Nếu nói nhận thấy là có vật thì chưa thể quét dấu vết. Khi ta không thấy như linh dương treo sừng, tiếng vang dấu vết hơi thở đều dứt. Ông nhằm chỗ nào dò tìm? Ý của kinh trước là buông ra để phá, sau đoạt để phá. Tuyết Đậu mở ra chánh pháp nhãn tạng để tụng, cũng không tụng vật, cũng không tụng cái thấy và không thấy. Chỉ tụng thấy Phật.

TỤNG:

Toàn tượng toàn ngựa ế bất thù

Tùng lai tắc tác giả cộng danh mô

Như kim yếu kiến Hoằng đầu lão

Sát sát trần trần tại bán đồ.

DỊCH:

Voi đủ trâu đắng mắt bệnh đồng

Từ lâu tác giả thảy dò tìm

Như nay cốt thấy lão già

Ấn Cõi cõi trần trần ở giữa đường.

GIẢI TỤNG: Câu: “Voi đủ trâu đầy mắt bệnh đồng”. Những người mù sờ voi, mỗi người đều nói khác nhau, trích trong kinh Niếtbàn. Có vị Tăng hỏi Ngưỡng Sơn: “Hòa thượng thấy người hỏi thiền, hỏi đạo bèn vẻ một vòng tròn trong đó viết một chữ ngưu. Ý thế nào?

Ngưỡng Sơn đáp: Cái này là việc nhàn, nếu hiểu được không từ ngoài đến. Nếu không hiểu được quyết định không biết. Ta thử hỏi ông, các bậc tôn túc khắp nơi, ngay nơi thân ông chỉ ra cái gì là Phật tánh của ông? Nói là đúng hay im lặng là đúng? Có người cho nói là đúng thì như người mù sờ đuôi voi. Nếu cho im lặng là đúng thì như người mù sờ lỗ tai voi. Nếu ông cho chẳng nói chẳng nên nín thì như người mù sờ được lỗ mũi voi. Nếu ông nói vật vật đều đúng thì như người mù sờ bốn chân con voi. Nếu nói đều không đúng thì bỏ gốc rơi vào cái kiến chấp không. Như thế chỗ thấy của những người mù chỉ ở nơi con voi, mà danh từ tướng mạo sai biệt. Ông chỉ cần đúng có sờ voi, chớ nói thấy biết là đúng hay là không đúng. Tổ Sư nói:

“Bồ đề bổn vô thọ

Minh cảnh diệc phi đài

Bổn lai vô nhất vật

Hà xứ nhá trần ai.”

Dịch: Bồ-đề vốn không cây,

Gương sáng vốn không đài.

Xưa nay không một vật,

Sao nhiễm được bụi trần.

(21) Lại nói: Đạo vốn không hình tướng, trí tuệ tức là đạo, có kiến giải như thế, gọi là chân Bát-nhã. Người mắt sáng thấy được toàn bộ con voi. Như Phật thấy tánh cũng vậy. “Toàn ngưu” là trích từ sách của Trang Tử, Bào Đinh mỗ con trâu, nhưng chưa từng thấy toàn bộ con trâu, chỉ thuận lý mà mỗ vung đao tự tại không cần nhọc công, trong chớp mắt đầu sừng, chân thịt, đồng thời mỗ xong. Như thế 1 năm đao dao vẫn bén như gọi đó là toàn ngưu (toàn bộ còn trâu). Tuy nhiên kỳ đặc như thế, Tuyết Đậu nói: “ Giả sử được toàn tượng toàn ngưu và trong mắt có cườm lại không khác. Câu! Từ lâu tác giả thảy dò tìm”. Dù là tác gia mà đến đây tìm cũng không được. Từ Ca-diếp đến Tổ sư Thiên Trúc, Trung Hoa, lão Hòa thượng trong thiên hạ đều chỉ là miêu tả. Tuyết Đậu nói thẳng: “Như nay cầu thấy lão già Ấn”. Sở dĩ nói cần thấy tức liền thấy. Lại muốn tìm mới thấy được, thì cùng với thiền nghĩa cách nhau rất xa. Lão đầu vàng chính là lão mặt vàng (chỉ Đức Phật). Như nay ông cần thấy thì cõi cõi trần trần ở giữa đường. Bình thường nói: “Một hạt bụi là một cõi Phật, một chiếc lá là một Thích-ca, khắp ba ngàn đại thiên thế giới, có bao nhiêu hạt bụi. Chính khi ấy vẫn ở giữa đường. Bên kia còn ở giữa đường không? Hãy nói ở chỗ nào?

Đức Phật Thích-ca còn không biết được, bảo Sơn tăng làm sao nói được?

KHAI THỊ: Chỗ có Phật không được trụ, ở đây thì đầu mọc sừng, chỗ không có Phật thì đi qua mau, nếu không qua mau thì cỏ mọc cao một trượng. Dù cho lột, trần ra, ngoài việc không có cơ, ngoài cơ không có việc, không khỏi ôm cây đợi thỏ. Hãy nói đều không như thế thì hành lý thế nào, thử nêu xem?

CÔNG ÁN: Có khi Trường Khánh nói: Thà nói A-la-hán có ba độc chứ không thể nói Như Lai có hai thứ lời nói. Không nói Như Lai không có lời nói, chỉ là không có hai loại lời nói. Bảo Phước nói: Thế nào là lời nói của Như Lai.

Trường Khánh nói: Người điếc đâu nghe được.

Bảo Phước nói: Sớm biết ông đầu thứ hai.

Trường Khánh nói: Thế nào là lời nói của Như Lai?

Bảo Phước nói: Uống trà đi!

GIẢI THÍCH: Trường Khánh và Bảo Phước ở trong hội của Tuyết Phong thường bàn luận với nhau. Một hôm, nói lời bình thường như thế này: Thà nói A-la-hán có ba độc, chứ không nói Như Lai có hai lời nói. Phạm ngữ A-la-hán, Trung Hoa dịch là sát tặc, lấy công năng làm rõ cái tên, có thể đoạn trừ tám mươi mốt phẩm phiền não, các lậu đã hết, phạm hạnh đã lập đây là quả vị A-la-hán vô học. Ba độc tức là tham sân si. Căn bản phiền não, tám mươi mốt phẩm còn tự đoạn tận huống gì là ba độc. Trường Khánh nói: “Thà nói A-la-hán có ba độc, chứ không nói Như Lai có hai lời”. Đại ý muốn hiển bày cái chân thật của Như Lai. Kinh Pháp Hoa nói: Chỉ một sự thật này, còn lại hai cái kia thì chẳng chân.

Lại nói: Chỉ có pháp nhất thừa, không có hai thừa cũng không có ba thừa. Thế Tôn thuyết hơn ba trăm hội, theo căn cơ mà giảng nói, tùy bệnh cho thuốc, thuyết pháp vạn loại ngàn thứ hoàn toàn không có hai lời. Ý của Ngài đến đây, quý vị làm sao thấy được? Phật dùng một âm mà diễn nói pháp, thì điều Trường Khánh nói thật ra nằm mộng cũng không thấy lời nói của Như Lai. Vì sao? Giống như người nói ăn cuối cùng không thể no được. Bảo Phước thấy ông ta thuyết giáo bèn hỏi: Thế nào là lời nói của Như Lai? Khánh đáp: Người điếc đâu nghe được. Kẻ này biết những lúc khác ở trong hang quỷ tìm kế sống. Bảo Phước nói: Sớm biết ông nhấm trên đầu thứ hai. Quả thật đúng với lời kia. Lại hỏi: Sư huynh thế nào là Như Lai nói? Bảo Phước đáp: Uống trà đi! Cán thương đổi ngược bị người khác cướp rồi. Tất cả Trường Khánh mất tiền bị tội. Xin hỏi quý vị Như Lai có mấy lời, phải biết thấy được như thế, mới thấy được chỗ thất bại của hai gã này, kiểm điểm cẩn thận về sau phải ăn gậy, tha một lần cho ông lý hội. Có người nói: Bảo Phước nói đúng, Trường Khánh nói không đúng. Cứ theo ngôn ngữ sinh kiến giải, bèn nói có được, có mất. Thật không biết người xưa như chọi đá nháng lửa như làn điện chớp. Người nay không xem chỗ chuyển của người xưa, chỉ chạy theo ngôn cú, bèn nói Trường Khánh lúc ấy không tiện dùng, cho nên rơi vào đầu thứ hai. Bảo Phước nói: “Uống trà đi!” Là đầu thứ nhất. Nếu chỉ xem như thế đến Di-lặc ha sinh cũng không thấy được ý của người xưa. Nếu là tác gia thì không có kiến giải này, nhảy khỏi hang ổ ấy, con đường hướng thượng. Nếu ông nói! Người điếc đâu nghe được, có chỗ nào không đúng? Bảo Phước nói: “Uống trà đi!” Có chỗ nào là đúng? Càng không dính dáng. Cho nên nói “ông ta tham hoạt cú không tham tử cú”. Nhân duyên này giống với câu: “khắp thân đúng toàn thân đúng” một loại. Không có chỗ thị phi cho ông suy tính, phải là dưới gót chân của ông lột trần mới thấy được chỗ gặp nhau của người xưa. Ngũ Tổ lão sư nói: Giống như trước ngựa đánh nhau, phải là nhanh tay lẹ mắt. Công án này, nếu dùng mắt chân chánh để xem, đều không có chỗ được mất, phân biệt được mất, không có chỗ thân sơ, phân biệt cái thân sơ. Trường Khánh cũng phải lễ bái Bảo Phước mới được. Vì sao? Chỗ khéo léo dùng rất tài, giống như điện chớp sao băng. Bảo Phước quả trên nanh thêm nanh, trên vuốt sinh vuốt. Tụng rằng:

Đầu hề đệ nhất đệ nhị

Ngọa long bất giám chỉ thủy

Vô xứ hữu nguyệt ba trừng

Hữu xứ vô phong lãng khỉ

Lăng thiền khách! Lăng thiền khác

Tam ngoạt võ môn tao điểm.

DỊCH:

Đầu chừ thứ nhất thứ hai

Rồng nằm không soi dòng nước đứng

Chỗ không, có trăng sóng dừng

Có chỗ không gió sóng dậy

Lăng thiền khách! Lăng thiền khách

Tháng ba Vũ Môn bị điểm trán.

GIẢI TỤNG: Câu “Đầu hề thứ nhất thứ hai” Chỉ cần hiểu thứ nhất thứ hai, chính là trong nước chết tìm kế sống. Cơ léo này, ông chỉ hiểu được thứ nhất thứ hai thì dò tìm không được. Tuyết Đậu nói: “Rồng nằm không xem nước đứng, trong nước chết đâu có rồng ẩn. Nếu là thứ nhất thứ hai, chính là trong nước chết tìm kế, phải là chỗ sóng vỗ ngập trời mới có rồng ẩn. Giống như trước nói: Đầm lặng không cho rồng to ở. Lại nói: “Rồng nằm hằng sợ nước đầm trong” Lại nói: “Chỗ không có trăng sóng dừng”. Gió yên sóng lặng. Chỗ có, không gió sóng dậy”. Tuyết Đậu đến đây một lúc tháo gỡ lớp kiến giải phàm tình cho ông rồi. Sư có vần khác dạy thành văn lý, trong đó mở thêm một mắt cũng rất kỳ lạ. Lại nói Lăng thiền khách! Lăng thiền khách! Tháng ba Vũ Môn bị điểm trán.

(21) Trường Khánh tuy là con rồng vượt khỏi Long môn, lại bị

Bảo Phước điểm một chấm trắng trên đầu.

CÔNG ÁN: Triệu Châu dạy chúng ba chuyển ngữ.

GIẢI THÍCH: Triệu Châu dạy chúng ba chuyển ngữ xong, sau đó lại nói: Chân Phật ngồi trong thất. Một câu này quá rõ ràng. Người xưa mở một con mắt đưa tay tiếp người, tạm mượn lời này làm thông tin tức. Cốt vì người. Nếu ông chánh lệnh toàn đề (thiền cơ lập bày mang sắc thái chánh tông, cũng là giáo pháp gợi ý hoàn toàn), thì trước pháp đường cỏ cao một trượng. Tuyết Đậu chê một câu bày vẽ sau cùng của Sư cho nên bỏ bớt chỉ tụng ba câu. Phật đất nếu vào nước thì tan rả, Phật vàng nếu vào lò thì chảy ra, Phật gỗ nếu vào lửa thì thiêu cháy rồi, có gì khó hiểu? Một trăm tắc tụng cổ của Tuyết Đậu suy tính lằng nhằng. Chỉ ba câu tụng này là có hơi hám của nạp tăng. Chỉ tụng này cũng thật khó hiểu. Nếu ông thấu suốt ba câu tụng này thì cho ông khỏi tham.

TỤNG:

Nê Phật bất độ thủy

Thiền quang chiếu thiên địa

Lập tuyết nhủ vị hưu

Hà nhân bất điêu ngụy.

DỊCH:

Phật đất không vào nước

Thần Quang chiếu trời đất

Đứng ngoài tuyết không thôi

Người nào không dối trá.

GIẢI TỤNG: Hai câu: “Phật đất không vào nước, Thần Quang chiếu trời đất”.

Hai câu tụng này rất rõ ràng. Hãy nói vì sao lại dẫn Thần Quang? Nhị Tổ khi mới sinh có thần quan sáng nhà thẳng lên trời, lại một đêm có thần nhân xuất hiện bảo Nhị Tổ rằng: “Không bao lâu ông sẽ đắc đạo nên về phía Nam”. Nhị Tổ do gặp thần nên gọi là Thần Quang. Ngài cư ngụ vùng y Lạc, đọc hết các sách. Một hôm than rằng: Khổng lão, dạy thuật phong quy. Được nghe Đại sư Đạt-ma ở Thiếu Lâm, bèn đến đó tham vấn. Đạt-ma ngồi xây mặt vào vách, Quang chẳng nghe Đạt-ma dạy lời nào, Ngài tự nghĩ: Người xưa cầu đạo không tiếc thân mạng, chích máu cứu đói, trải tóc lên bùn, gieo mình xuống vực sâu để cọp đói ăn. Xưa còn như thế còn ta lại thế nào? Năm ấy, đêm mồng chín tháng mười hai tuyết rơi dày đặc, Nhị Tổ đứng dưới thềm đến sáng, tuyết ngập đầu gối. Đạt-ma thương xót hỏi: Ông đứng trong tuyết như thế để cầu việc gì? Nhị Tổ rơi lệ thưa: Chỉ mong Ngài từ bi mở cửa cam lồ, độ thoát chúng sinh.

Đạt-ma nói: Con đường vi diệu của chư Phật từ xưa nay phải siêng năng tinh tấn, làm những việc khó làm, nhẫn những điều khó nhẫn, há dùng đức nhỏ trí kém tâm khinh mạn mà muốn được chân thừa ư? Không có lẽ đó. Nhị Tổ nghe Đạt-ma dạy, lòng mộ đạo càng tha thiết, bèn lấy con dao bén tự chặt đứt cánh tay trái, đến trước Đạt-ma, Đạt-ma biết là bậc pháp khí liền hỏi: Ông đứng trong tuyết chặt tay để làm việc gì? Nhị Tổ thưa: Tâm con chưa an, xin Sư an tâm cho con. Đạt-ma nói: Đem tâm ra đây ta an cho. Nhị Tổ thưa: Con tìm tâm không có. Đạt-ma nói: Ta đã an tâm cho ông rồi đó. Sau đó Đạt-ma đặt tên cho Ngài là Tuệ Khả. Sau Tuệ Khả là Tam Tổ Tăng Xán, Đạt-ma đã truyền pháp rộng rãi ở núi Hoàn Công Thư Châu, dặn Khả rằng sau này Chu Võ Đế phá diệt Phật pháp sa thải chúng tăng. Sư đến núi Tư Không huyện Thái Hồ ẩn cư không ở chỗ nào cố định, hơn mười năm không người nào biết. Cao Tăng Truyện của Tuyên Luật Sư chép về sự việc của Tuệ Khả không rõ ràng. Tam Tổ Truyện nói: Diệu pháp của Nhị Tổ không truyền ở đời may mắn sau này gặp được chỗ của Ngài đứng trong tuyết. Vì thế Tuyết Đậu nói: “Đứng trong tuyết chưa thôi, người nào không dối trá”. Đứng trong tuyết nếu không thôi, đủ khiến cho bọn dối trá bắt chước theo. Một lúc chỉ thành dối trá tức là bọn dối trá. Tuyết Đậu tụng: “Phật đất không vào nước” là vì sao lại dẫn nhân duyên này để dùng? Sư tham đến dưới ý căn không còn một việc, an nhiên tự tại mới tụng được như thế. Ngũ Tổ Diễn bình thường dạy người xem ba bài tụng này.

Đầu không thấy Hòa thượng Thủ Sơ có bài tụng dạy chúng:

“Trên núi Ngũ Đài mây nấu cơm

Trước nhà Phật cổ chó đái trời

Trên đầu cột phan toan nướng bánh

Ba đứa trẻ Hồ đêm rải tiền.”

Hòa thượng Đỗ Thuận nói: “Hoài Châu trâu ăn lúa, Ích Châu ngựa no đầy, mọi người tìm thầy thuốc, chính heo đùi trái này, Phó Đại Sĩ tụng:

“Tay không cầm cây cuốc

Bộ hành cưỡi trâu đi

Trên cầu người qua lại

Cầu trôi nước không trôi Lại nói:

Người máy đá giống ông

Cũng biết bài ca hát

Nếu Ông giống người đá

Bản tuyết nên cùng hòa”.

Nếu hiểu được lời này thì hiểu được bài tụng của Tuyết Đậu:

TỤNG:

Kim Phật bất độ lô

Nhân lai phỏng Tử Hồ

Bi trong sổ cá tự

Thanh phong hà xứ vô.

DỊCH:

Phật vàng không vào lửa

Người đến hỏi Tử Hồ

Trong bia có mấy chữ

Gió mát chỗ nào không.

GIẢI TỤNG: Hai câu: “Phật vàng không vào lửa, người đến hỏi Tử Hồ”. Hai câu này cũng tụng xong, vì sao lại dẫn “người đến hỏi Tử Hồ”. Phải là hàng tác gia mới được. Hòa thượng Tử Hồ lập một tấm bia ở sơn môn, trên bia có ghi hàng chữ: “Tử Hồ có một con chó, trên cắn đầu người ở giữa cắn lưng người, ở dưới cắn chân của người, suy nghĩ thì tan thân mất mạng”. Phàm thấy người mới đến liền hét rằng: “Coi chừng chó”. Tăng vừa quay đầu, Tử Hồ liền trở về phương trượng. Hãy nói vì sao lại cắn Triệu Châu không được? Tử Hồ vào một đêm khuya, ở sau chỗ rửa mặt bắt trộm! Bắt trộm. Trong bóng tối gặp một vị tăng, nắm ngực kêu to Bắt được rồi! Bắt được rồi! Tăng nói: “Bạch Hòa thượng không phải là con”. Hồ nói: Đúng thì đúng. Chỉ là không chịu gánh vác. Nếu ông hiểu được lời này thì cho ông cắn chết mọi người. Gió mát thổi khắp nơi. Nếu chưa được như vậy, “trong bia có mấy chữ”, quyết định không thể được. Nếu muốn thấy Sư, chỉ thấu được hết mới thấy. Tụng rằng:

Mộc Phật bất độ hỏa

Thường tư phá Táo đọa

Trượng tử hốt kích trước Phương tri cô phụ ngã.

DỊCH:

Phật gỗ không vào lửa

Thường nhớ phá Táo đọa

Cây gậy chợt đánh đến

Mới biết cô phụ ta.

GIẢI: Hai câu: Câu này “Phật gỗ không vào lửa này, thường

muốn phá bếp lò. Tung Sơn phá táo đọa”. Hai câu này tụng xong. Tuyết Đậu nhân câu: “Phật gỗ không vào lửa, thường nghĩ đến Phá Táo Đọa, Hòa thượng Phá Táo Đọa ở Tung Sơn không rõ tên tuổi. Ngôn hạnh cao vời, thường ẩn cư ở Tung Sơn. Một hôm Hòa thượng dẫn đồ chúng vào trong núi có một cái miếu rất linh trong điện chỉ đặt một cái bếp lò dân chúng xa gần đua nhau đến cúng tế liên miên, sát hại sinh vật rất nhiều. Sư vào trong miếu lấy gậy đập phá cái bếp lò ba cái, rồi nói. Ông vốn là khối đất hợp thành, linh từ đâu đến, Thánh từ đâu hiện mà giết hại sinh mạng như thế? Lại lấy gậy gõ ba cái vào bếp lò, bếp lò bể ra. Chốc lát có một người, đầu đội mũ, mặc áo xanh, đứng trước mặt sư lễ bái nói rằng: Tôi chính là thần táo, thọ nghiệp báo đã lâu, nay nhờ Sư thuyết pháp vô sinh, tôi đã thoát được chỗ này, sinh lên cõi trời, lại đến tạ ơn sư. Sư nói: Tánh vốn có của ông chẳng phải ta gượng nói. Thần lại lễ bái rồi biến mất.

Thị giả thưa: Chúng con hầu Hòa thượng đã lâu chưa nhờ chỉ bảo, Thần Táo được yếu chỉ gì, mà được sinh lên cõi trời. Sư đáp: Ta chỉ nói với y, người vốn là ai mà giết hại sinh mạng như thế, gạch đất hợp thành, linh từ đâu đến, Thánh từ đâu hiện. Thị giả im lặng không nói được lời nào.

(220) Sư hỏi: Hiểu không.

Thị giả: Không hiểu.

Sư: Lễ bái đi.

Thị giả: Lễ bái.

Sư: Bể rồi! bể rồi! rơi rồi! rơi rồi!

Thị giả bỗng nhiên đại ngộ.

Sau đó có người kể lại cho Quốc Sư Huệ An. Sư than rằng: Ông hiểu được vật ngã nhất như, thần Táo ngộ được điều này. Vị Tăng ấy là do ngũ uẩn hợp thành cũng nói bể rồi, rơi rồi, cả hai đều khai ngộ.

Hơn nữa năm uẩn, bốn đại và đất bùn, ngói gạch là đồng hay khác? Đã là như thế, Tuyết Đậu vì sao lại dẫn cây gậy chợt đánh đến, mới biết cô phụ ta? Chỉ là chưa được cái gậy. Hãy nói: Tuyết Đậu tụng “Phật gỗ không vào lửa”, vì sao lại dẫn công án Phá Táo Đọa. Lão tăng nói cho ông, ý của Sư chỉ là dứt bỏ được mất, ý tưởng tình trần, tự nhiên thấy chỗ khế hợp của ông ta.

KHAI THỊ: Nắm một buông một, chưa phải là tác gia, nêu một rõ ba vẫn trái với tông chỉ. Dù trời đất chuyển biến, bốn phương bặt tiếng, sấm vang chớp dậy, mây giăng mưa đổ, núi sông nghiêng ngã, chậu bể bồn nghiêng. Cũng chưa nêu lên được một nửa. Có người nào chuyển

0 cửa trời xoay trục đất không, thử nêu xem?

CÔNG ÁN: Kinh Kim Cang nói: Nếu bị người khinh rẻ, người này do tội nghiệp đời trước, đáng lẽ phải đọa vào địa ngục, nhưng vì đời nay bị người khinh rẻ, nên tội nghiệp đời trước liền tiêu diệt.

GIẢI THÍCH: Kinh Kim Cang nói: Nếu bị người khinh rẻ, người này do tội nghiệp đời trước, đáng lẽ phải đọa vào địa ngục, nhưng vì đời nay bị người khinh rẻ nên tội nghiệp đời trước được tiêu diệt. Chỉ căn cứ vào lời giảng bình thường chính là bàn luận ở trong kinh. Tuyết Đậu đưa ra bài tụng này, là muốn đả phá việc tìm kế sống trong hang quỷ của giáo môn. Thái tử Chiêu Minh phân khoa này là có thể sạch nghiệp chướng. Đại ý kinh nói, kinh này linh nghiệm. Người đời trước tạo ác nghiệp như thế, vì đời này lực của nghiệp thiện mạnh nên chưa thọ quả khổ. Do đời nay bị người khinh rẻ, nên tội nghiệp đời trước được tiêu. Kinh này vẫn có thể diệt được tội nghiệp trong vô lượng kiếp, chuyển nặng thành nhẹ, chuyển nhẹ thành không thọ nghiệp, lại đắc đạo quả Bồ-đề. Theo giáo môn thì tụng hơn hai mươi chương kinh này gọi là trì kinh. Có gì dính dáng. Có người nói: Kinh tự có linh nghiệm. Nếu như thế, ông thử đem một quyển đến chỗ trống xem nó có cảm ứng không?

Pháp Nhãn nói: “Người chứng Phật địa gọi là trì kinh này”. Trong kinh nói tất cả chư Phật và pháp của Phật đều từ kinh này ra. Hãy nói gọi cái gì là Kinh này? Có phải là bìa vàng gáy đỏ không? Chớ có nhận lầm chủ quan. Kim Cang là dụ cho pháp thể kiên cố, không có một vật nào hoại được, vì dụng sắc bén nên có thể chặt đứt mọi vật, nghĩ đến núi thì núi lỡ, nghĩ đến sông thì sông cạn, căn cứ vào dụ để đặt cái tên.

Pháp ấy cũng vậy. Bát-nhã có ba loại:

  1. Thật tướng Bát-nhã.
  2. Quán chiếu Bát-nhã.
  3. Văn tự Bát-nhã.

Thật tướng Bát-nhã là trí chân thật, một đoạn đại sự đang ở dưới gót chân của các ông, sáng tột xưa nay, vượt hẳn thấy biết, lột trần lồ lộ.

Quán chiếu Bát-nhã là cảnh chân thật, trong hai mươi giờ phóng quang động địa, nghe tiếng thấy sắc.

Văn tự Bát-nhã là văn tự nói ra, tức như nay người nói kẻ nghe. Hãy nói là Bát-nhã hay không phải Bát-nhã? Người xưa nói: Người người đều có một quyển kinh. Lại nói: Tay không cầm quyển kinh, thường tụng như thế. Nếu căn cứ vào sự linh nghiệm của quyển kinh này, đấu chỉ chuyển nặng thành nhẹ, chuyển nhẹ thành khỏi thọ quả khổ. Giả sử công năng của bậc Thánh cũng chưa phải là kỳ lạ. Bàng cư sĩ nghe giảng kinh Kim Cang hỏi tọa chủ rằng: Kẻ tục có việc nhỏ muốn hỏi, không biết được không?

Chủ nói: Có điều nghi gì thì cứ hỏi.

Cư sĩ: Không tướng ngã, không tướng nhân, đã không có tướng ngã, tướng nhân. Vậy ai là người giảng ai là người nghe?

Tọa chủ không đáp được lời nào.

Lại nói: Tôi theo văn để giải nghĩa không biết ý này. Bàng Uẩn bèn có bài tụng rằng:

Không ngã cũng không nhân

Làm gì có sơ thân

Khuyên Sư thôi đừng giảng

Đâu bằng thẳng cầu chân.

Tánh Kim Cang Bát-nhã, ngoài dứt mảy bụi trần, tôi nghe cùng tin nhận thấy, đều là giả danh.

Bài tụng này rất hay rõ ràng, một lúc đã nói xong.

Khuê Phong phân Khoa Tứ cú kệ nói: “Phàm vật gì có hình tướng, đều là hư vọng, nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, tức thấy Như Lai”. Nghĩa của bốn câu kệ này, giống như người chứng Phật địa gọi là trì kinh này. Lại nói: “Nếu do sắc thấy ta, do âm thanh tìm ta, người ấy hành tà đạo, không thể thấy Như Lai. Đây cũng là bốn câu kệ, nhưng trong đó nhận lấy nghĩa nó thì đúng vậy.

Tăng hỏi Hối Đường: Thế nào là bốn câu kệ?

Hối Đường: Lời rơi rồi không biết.

Tuyết Đậu ngay nơi “kinh này” đưa ra. Nếu có người trì “kinh này” tức là Bản địa phong quang. bản lai diện mục của các ông. Nếu theo lệnh Tổ mà hành bản địa phong quang bản lai diện mục cũng chặt thành ba đoạn, ba đời chư Phật, mười hai phần giáo không tiêu một cái ấn tay.

Đến đây giả sử có vạn loại công năng cũng không thể xem xét được. Người thời nay chỉ cần tụng kinh, hoàn toàn không biết là đạo lý gì? Chỉ thích nói: “Tôi một ngày tụng được bao nhiêu, chỉ nhận lấy bìa vàng gáy đỏ, chạy theo những hàng chữ. Thật không biết tất cả đều từ tâm mình dấy khởi. Cái này chỉ là chỗ tụng vậy. Hòa thượng Đại Châu nói: Ở trong chất chồng mấy hòm kinh xem có phóng quang không? Chỉ do cái tâm phát trong một niệm của mình là công đức. Vì sao? Bởi Vạn pháp đều do tâm mình sinh, nhất niệm là linh, đã linh tức là thông, đã thông tức là biến. Người xưa nói: “Trúc biếc xanh xanh đều là chân như, hoa vàng rộ đều là Bát-nhã”. Nếu thấy được thấu triệt tức là chân như, chưa thấy thấu triệt được, hãy nói thế nào gọi là chân như? Kinh Hoa Nghiêm nói: “Nếu người biết rõ chư Phật trong ba đời, nên quán tánh pháp giới, tất cả đều do tâm tạo”. Nếu ông biết được, gặp cảnh gặp duyên, làm chủ làm tông. Nếu chưa rõ được, hãy lắng nghe xử lý. Tuyết Đậu mở mắt tụng đại khái, cốt rõ sự linh nghiệm của “kinh này”.

Tụng rằng:

Minh Châu tại Chưởng

Hữu công giả thưởng

Hồ hán bất lai

Toàn vô kỹ lưỡng

Kỷ lưỡng ký vô

Ba Tuần thất đồ

Cù Đàm! Cù Đàm

Thức ngã dã vô?

DỊCH:

Minh châu trong tay

Thưởng người có công

Hồ Hán không đến

Toàn không xét nét

Xét nét đã không

Ba Tuần mất lối

Cù-đàm! Cù-đàm!

Biết tôi cùng chăng?

Lại nói: Khám phá xong.

GIẢI TỤNG: Hai câu: “Minh châu trong tay, thưởng người có công”. Nếu có người trì được “kinh này”, nghiệm người có công thì thưởng cho châu, người có công này được châu tự nhiên biết dùng. Hồ đến hiện Hồ, Hán đến hiện Hán, vạn tượng sum-la, ngang dọc hiển hiện. Đây là có công huân. Pháp Nhãn nói: Người chứng Phật địa gọi là trì “kinh này”, hai câu này là tụng xong công án. “Hồ Hán không đến, toàn không xét nét”. Tuyết Đậu vặn lỗ mũi, nếu có Hồ Hán đến, thì bảo ông hiện. (221) Nếu Hồ Hán đều không đến thì làm sao?Đến đây mắt Phật nhìn cũng không thấy. Hãy nói là có công hay là có tội, là Hồ hay là Hán. Thật giống như linh dương treo, chớ sừng, nói tiếng vang, dấu vết, đến hơi hám cũng không, nhằm chỗ nào mà tìm kiếm? Dù là chư thiên dâng hoa cũng không có lối, ngoại ma lớn nhìn cũng không có cửa. Cho nên Hòa thượng Động Sơn một đời làm trụ trì mà Thổ Địa tìm dấu vết của Động Sơn không thấy. Một hôm trước nhà trù vung vãi lúa thóc, Động Sơn khởi tâm nói: Vật của thường trụ đâu được vung vãi như thế. Thần đất thấy được Ngài liền lễ bái Động Sơn.

Tuyết Đậu nói: “Xét nét đã không”, nếu đến chỗ không xét nét thì, Ba tuần cũng mất lối. Thế Tôn xem tất cả chúng sinh như con đỏ. Nếu có một người phát tâm tu hành thì cung điện của Ba tuần chấn động, liền đến quấy nhiễu người tu hành. Tuyết Đậu nói: Dù ma Ba tuần đến như thế, cũng phải khiến mất lối, không thể đến gần chỗ người tu. Tuyết Đậu lại tự vỗ ngực nói: Cù-đàm! Cù-đàm! Biết tôi không? Chớ nói là Ma ba Tuần, dù là Phật đến, lại biết tôi chăng? Ông già Thích-ca còn không thấy, Các ông nhìn chỗ nào mà dò tìm. Lại nói: Khám phá rồi. Hãy nói Tuyết Đậu khám phá Cù-đàm. Hay Cù-đàm khám phá Tuyết Đậu? Người mắt sáng, thử xét định?

KHAI THỊ: Một hạ lăng xăng tạo sắn bìm,

Tợ Hồ cột được Ngũ Hồ tăng,

Kim cang bảo kiếm, ngay đầu chặt, Mới hiểu từ lâu trăm bất năng”.

Hãy nói. Thế nào là bảo kiếm kim cang? Hiểu ngay đừng suy nghĩ. Thử bày mũi nhọn xem?

CÔNG ÁN: Hòa thượng Thiên Bình lúc hành cước đến tham vấn Tây Viện. Thường nói: Chớ nói hiểu Phật pháp, tìm người nói cũng không có”.

Một hôm: Tây Viện thấy Thiên Bình từ xa gọi. Thiên Bình ra đi!

Tây Viện nói: Hãy ở lại đây qua hạ.

Thiên Bình: Ngẫng đầu.

Tây Viện nói: Lầm.

Thiên Bình đi hai, ba bước.

Tây Viện lại nói: Lầm.

Thiên Bình đến gần.

Tây Viện nói: Vừa rồi Hai chữ lầm này, là Tây Viện lầm hay Thượng tọa lầm.

Thiên Bình nói: Tùng Ỷ lầm. Tây Viện nói: Lầm.

Thiên Bình mới thôi,

Tây Viện nói: Hãy ở đây qua hạ, đợi cùng với Thượng tọa bàn luận hai chữ lầm này.

Lúc ấy Thiên Bình liền đi. Sau đó Thiên Bình trụ trì bảo chúng rằng: Ta lúc đầu hành cước bị gió nghiệp thổi, đến chỗ trưởng lão Tư

Minh liền hạ hai chữ lầm này, Tây Viện bèn giữ ta qua hạ, đợi cùng ta thương lượng. Ta không nói khi ấy là lầm cất chân đi về Nam, ta mới biết lầm rồi.

GIẢI THÍCH: Tư Minh trước tham vấn Đại Giác sau đó nối pháp tiền Bảo Thọ. Một hôm Tư Minh hỏi: Đạp phá hóa thành đến thì thế nào?

Bảo Thọ đáp: Kiếm bén không chém người chết.

Tư Minh nói: Chém! Bảo thọ liền đánh.

Tư Minh mười lần nói “chém”, Bảo Thọ mười lần đánh, nói: Kẻ này chết nhanh thế, đem thây chết chống lại đòn đau, bèn nạt đuổi ra. Lúc ấy có một tăng hỏi Bảo Thọ rằng: Vừa rồi tăng hỏi rất có đạo lý, Hòa thượng nên phương tiện tiếp ông ta? Bảo Thọ cũng đánh đuổi vị tăng này ra. Hãy nói Bảo Thọ cũng đánh đuổi vị tăng này, chỉ vì ông ta nói phải nói quấy, hay chỉ có nói đạo lý, ý thế nào? Sau này cả hai vị đều nối pháp Bảo Thọ. Một hôm, Tư Minh đi yết kiến Nam Viện.

Nam Viện hỏi: Từ đâu đến?

Tư Minh: Từ Hứa Châu đến.

Nam Viện: Đem được cái gì đến?

Tư Minh: Đem được con dao ở Giang Tây đến dâng Hòa thượng.

Nam Viện: Đã từ Hứa Châu đến vì sao lại có con dao Giang Tây? Tư Minh nắm tay Nam Viện bấm một cái. Nam Viện bảo: Thị giả nhận lấy. Tư Minh phất tay áo một cái rồi đi. Nam Viện nói: “A thích! A thích thích!

Thiên Bình từng tham yết Sơn Chủ. Vì Sư đi khắp nơi tham được một chút thiền, ở trong bụng thiền, nơi nào cũng mở miệng nói tôi hiểu thiền hiểu đạo. Thường nói: Chớ nói hiểu Phật pháp, tìm người nói cũng không? Phân hôi thối lên cả người ta, mặc dù buông nhẹ. Ví như chư Phật chưa ra đời, Tổ sư chưa từ Ấn sang, trước khi chưa có hỏi đáp, chưa có công án, lại có thiền đạo không? Người xưa bất đắc dĩ đối cơ chỉ dạy. Người sau gọi là công án. Nhân Thế Tôn đưa cành hoa, Ca-diếp mỉm cười. Sau đó A-nan hỏi Ca-diếp: Thế Tôn ngoài việc truyền y Kim Lan ra, có truyền pháp gì khác không? Ca-diếp gọi: A-nan! A-nan đáp: Dạ. Ca-diếp nói: Cây phướn trước sân ngã. Chỉ như khi chưa đưa cành hoa, A-nan chưa hỏi, thì được công án từ chỗ nào? Dù được các nơi dùng con dấu bí đao để ấn chứng cho liền nói: Tôi hiểu Phật, hiểu pháp một cách lạ kỳ. Chớ bảo cho người ta biết. Thiện Bình chính như thế, bị Tây Viện gọi liên tiếp hai chữ “lầm”, khiến phải sợ hãi kinh hoàng, bối rối, trước không đến thôn, sau không dựng quán. Có người nói: Nói cái ý Tây sớm đã lầm rồi.

Thật không biết ý hai “chữ lầm” của Tây Viện. Các ông hãy nói rơi vào chỗ nào? Cho nên nói: Ông ta tham hoạt cú không tham tử cú. Thiên Bình ngẫng đầu là đã rơi vào thứ hai, thứ ba rồi. Tây Viện nói: “Lầm”, Sư lại không nhận biết được chỗ minh bạch. Chỉ nói tôi có một bụng, chẳng cần người.

Lại đi hai, ba bước Tây Viện lại nói: “Lầm” lại vẫn mịt mù như cũ. Thiên Bình đến gần, Tây Viện nói: Hai chữ lầm vừa rồi là Tây Viện lầm hay Thượng tọa lầm. Thiên Bình nói: Tùng Ỷ lầm. Đáng tức cười không dính dáng, đã là đầu thứ bảy, thứ tám rồi.

Tây Viện nói: Hãy ở đây qua hạ, cùng Thượng tọa bàn luận về hai chữ “lầm” này.

Thiên Bình lúc ấy liền đi, giống thì cũng giống, nhưng đúng thì chưa đúng, cũng không nói Sư không đúng, chỉ là đuổi không được. Tuy như thế lại có một chút hơi hám của nạp tăng. Sau đó Thiên Bình trụ trì dạy chúng rằng: Lúc ta mới hành cước bị gió nghiệp thổi đến chỗ Hòa thượng Tư Minh, bị liên tiếp hạ hai chữ “lầm”, bèn giữ ta ở lại qua hạ, cùng ta bàn luận. Ta không nói khi ấy là “lầm”, Ta bèn cất bước về phương Nam sớm biết “lầm” rồi. Gã này dù nói tột, chỉ là rơi vào đầu thứ bảy, thứ tám, trước sau đều không dính dáng. Như người thời nay nghe Sư nói lúc cất bước đi về phương Nam là biết lầm rồi, bèn suy nghĩ: Lúc chưa hành cước tự không có nhiều thiền đạo, Phật pháp, cho đến khi hành cước bị khắp nơi dối lừa, không bằng lúc chưa hành cước gọi đất là trời, gọi núi là sông, may không một việc. Nếu luôn dùng kiến giải của thế tục như thế thì sao không mua một cái mũ đội cho tất cả để qua thời. Có dùng được chỗ nào? Phật pháp không phải là đạo lý này. Nếu luận bàn việc này há có lắm rối ren. Nếu ông nói tôi hiểu còn ông ta không hiểu, gánh một gánh thiền chạy quanh khắp thiên hạ, bị người mắt sáng khám phá, một chút cũng không dùng được. Tuyết Đậu tụng ra như thế (222):

TỤNG:

Thiền gia lưu, ái khinh bạc

Mãn đổ tham lai dụng bất trước

Kham bi kham tiếu Thiên Bình lão Khướ

Vị đơn sơ hối hành cước. Thố! Thố!

Tây Viện thanh phong đốn tiêu thước.

DỊCH:

Dòng nhà thiền, thích đơn sơ.

Đầy bụng tham rồi,

Dùng không được

Đáng thương đáng cười Lão Thiên Bình.

Lại bảo ban sơ hối hành cước Lầm! Lầm!

Tây Viện gió lành thổi tiêu sạch.

Lại nói: Bỗng có nạp tăng ra nói lầm, Tuyết Đậu lầm đâu giống Thiên Bình lầm.

GIẢI TỤNG: Hai câu: “Dòng nhà thiền, thích đơn sơ, đầy bụng tham rồi dùng không được”. Gả này hiểu thì hiểu, chỉ là dùng không được. Bình thường mắt thấy mây bay bèn nói: Tôi hiểu được nhiều ít thiền, cho đến khi gặp lò lửa vừa đốt vốn thì một chút sử dụng cũng không được. Ngũ Tổ tiên sư nói: “Có một hạng người thường tham thiền, giống như nấu bánh trong bình lưu ly, xoay trở không được, trút cũng không ra, chạm đến thì vỡ nát. Nếu muốn linh động, chỉ tham được cái thiền vỏ rách, leo lên núi cao, té xuống cũng không bể cũng không hư. Người xưa nói: Giả sử nghe chưa hết lời mà hiểu được ngay vẫn còn bị cho là kẻ ngu si đần độn. Dù ngay câu nói mà tinh thông, cũng chưa khỏi chạm đường sinh ra kiến giải cuồng loạn. Hai câu: Đáng thương, đáng cười lão Thiên Bình, lại cho là lúc đầu hối hận hành cước. Tuyết Đậu nói: Đáng thương cho Sư thuyết pháp cho người không được, đáng cười khi Sư hiểu một bụng thiền, lại sử dụng một chút cũng không được, “lầm! Lầm!” hai chữ này. Có người nói: Thiên Bình không hiểu là sai “lầm”. Lại có người nói: Không nói năng là “lầm”. Có dính dáng chăng? Thật không biết hai chữ “lầm” như xẹt đá nháng lửa tợ làn sấm chớp, là chỗ hành vi của người hướng thượng. Như cầm kiếm chém người, phải chặt cổ thì mạng căn mới dứt. Nếu chạy được trên đao kiếm bén này thì an nhiên tự tại. Nếu hiểu được hai cái lầm này, thì có thể được “Tây Viện gió lành thổi tiêu sạch”.

Tuyết Đậu thượng đường nêu lời này, ý nói “lầm”. Tôi hỏi ông: Cái “lầm” này của Tuyết Đậu có giống gì với cái “lầm” của Thiên Bình. Hãy tham ba mươi năm!

KHAI THỊ: Rồng ngâm, sương mù, khởi cọp rồng, gió nổi, thiền pháp xuất thế, vàng ngọc chạm nhau, tác lược của bậc thông phương như ha mũi tên chọi nhau, khắp cõi chưa từng ẩn, gần xa đồng bày, xưa nay phân biệt rõ. Hãy nói là cảnh giới của người nào, thử nêu xem?

CÔNG ÁN: Vua Túc Tông hỏi Quốc Sư Huệ Quang: Thế nào là mười thân Điều Ngự?

Quốc Sư: Thí chủ đạp trên đảnh Tỳ-lô đi.

Đế: Quả nhân không hiểu.

Quốc Sư: Chớ nhận pháp thân thanh tịnh chính mình.

GIẢI THÍCH: Hoàng đế Túc Tông khi còn là Thái tử đã tham yết Quốc Sư Huệ Quang. Sau đó lên ngôi vua lại càng cung kính Quốc Sư hơn.

Mỗi khi Quốc Sư ra vào, vua đích thân đỡ lên xe. Một hôm, vua hỏi Quốc Sư: Thế nào là mười thân Điều Ngự? Sư đáp: Thí chủ dẹp trên đãnh Tỳ-lô. Bình thường xương sống Quốc Sư cứng như sắt, nhưng đến trước mặt Đế vương giống như bùn lầy. Tuy nhiên đáp được chút ít lại có cái ưu điểm. (Quốc Sư) nói: Ông muốn hiểu được thí chủ phải đi trên đãnh Tỳ-lô mới được, vua không tiến được bèn nói: “Quả nhân không hiểu”. Phần sau Quốc Sư thật là rườm rà. Lại chuyên chú vào một câu trên đó nói rằng: “Chớ nhận lầm pháp thân thanh tịnh của chính mình”. Cái mà ai cũng có, ai ai đều tròn đầy. Xem Sư một buông, một nắm, tám mặt bị địch. Không thấy nói: Người thầy giỏi ứng cơ lập giáo, xem gió thả buồm. Nếu chỉ tránh giữ một góc, đâu có thể hỗi hỗ. Xem lão Hoàng Bá tiếp người khéo léo, gặp Lâm Tế ba lần, ăn sáu mươi gậy. Lâm Tế ngang tiếp hét liền hiểu. Đến khi gặp Tướng Quốc Bùi Hưu thì thật rườm rà. Đây há chẳng phải là khéo làm thầy người. Quốc Sư Huệ Trung dùng phương tiện khéo léo để tiếp vua Túc Tông bởi vì ông ta có bản lãnh tám mặt chịu trận địch.

Mười thân Điều Ngự tức mười loại thân thọ dụng. Ba thân: Pháp thân, hóa thân và báo thân, tức là pháp thân. Vì sao? Báo thân và Hóa thân không phải là Phật thật? Cũng không thuyết pháp. Pháp thân là một mảng trời không, linh minh tịch chiếu. Thượng tọa Phù Thái Nguyên, khi trụ chùa Quang Hiếu, Dương Châu giảng kinh Niết-bàn, có vị tăng du phương là điển tòa Giáp Sơn ở chùa Giáp Sơn vì trời trở tuyết, nên tạm ở lại chùa nhân đó nghe giảng, khi nói đến ba nhân Phật tánh, ba đức pháp thân, bàn rộng về lý vi diệu của pháp thân, điển tòa bỗng nhiên phát cười Thượng tọa. Phù nhìn thấy. Sau khi giảng xong, sai thị giả mời thiền Sư đến hỏi rằng: Tôi trí kém cõi, y văn giải nghĩa, trong khi đang giảng thấy thượng nhân cười, tôi nhất định có chỗ thiếu sót, xin thượng nhân góp ý cho.

Điển tòa nói: Tòa chủ không hỏi thì tôi không dám nói. Tòa chủ đã hỏi thì tôi không thể không nói. Tôi thật sự cười tòa chủ không biết pháp thân.

Thượng Tọa Phù nói: Giải nói như thế, có chỗ nào không đúng?

Điển tòa nói: Xin chủ tọa giảng lại một lần nữa.

Thượng Tọa Phù: Lý của pháp thân ví như hư không, chiều dài tận cùng ba đời, chiều rộng suốt mười phương, đầy dẫy bát cực, bao quát hai nghi, tùy duyên đến cảm ứng khắp nơi.

Điển tòa: Tôi không phải nói tòa chủ nói không đúng, chỉ biết được bên ngoài của pháp thân, thật chưa biết rõ pháp thân.

Thượng Tọa Phù: Đã như thế, thiền giả hãy nói cho tôi rõ đi.

Điển tòa: Nếu như thế, tọa chủ tạm ngưng giảng một tuần tĩnh tọa trong thất ngồi ngay lặng nghĩ, thu tâm, nhiếp niệm, những duyên thiện ác cùng lúc buông hết, tự tham cứu cùng tột xem.

Thượng Tọa Phù y theo lời dạy, từ đầu đêm đến canh năm nghe trống đánh bỗng nhiên khế ngộ, liền đến gõ cửa thiền giả. Điển tọa hỏi:

Ai đó?

Thượng Tọa Phù: Tôi.

Điển tọa quở: Bảo ông truyền giữ đại giáo, thay Phật thuyết pháp, nửa đêm tại sao say rượu nằm giữa đường vậy?

Thượng Tọa Phù: Trước đây giảng kinh đã vặn tréo lỗ mũi của cha mẹ sinh ra rồi, từ nay về sau không dám như thế nữa.

Xem ra sự kỳ lạ của Sư, há chỉ đi nhận cái chiêu chiêu,linh linh rơi vào trước lừa sau ngựa, phải là nghiệp thức không còn một mảy tơ tạm được, cũng chỉ một nửa. Người xưa nói: “Không khởi một mảy may tâm tu học, trong ánh sáng vô tướng thường tự tại”. Chỉ biết thường tịch diệt, chớ nhận thanh sắc, chỉ biết linh tri (trí tuệ) chớ nhận vọng tưởng. Cho nên nói: Giả sử vòng sắt trên đầu xoay định, tuệ viên minh đều không mất.

Đạt-ma hỏi Nhị Tổ: Ông đứng trong tuyết chặt tay để làm việc gì?

Nhị Tổ: Tâm con chưa an, xin thầy an tâm cho con.

Đạt-ma: Đem tâm ra đây ta an cho.

Nhị Tổ: Tìm tâm mãi mà không có.

Đạt-ma: Ta đã an tâm cho ông rồi đó.

Nhị Tổ bỗng nhiên lãnh ngộ.

Chính lúc như thế pháp thân ở chỗ nào?

Trường Sa nói: “ Bởi người học đạo chẳng biết chân, chỉ tại từ xưa nhận thức thần thức vô lượng kiếp rồi gốc son, thì kẻ si cho đó là người xưa nay”. Như người thời nay chỉ nhận được cái chiêu chiêu linh linh, bèn mê hoặc mọi người, có dính dáng gì. Như Quốc Sư Huệ Trung nói:

“Chớ nhận pháp thân thanh tịnh của chính mình”. (223) Pháp thân của chính mình ông nằm mộng còn không thấy, lại nói gì chớ nhận. Giáo môn lấy pháp thân thanh tịnh làm cứu cánh. Vì sao lại không bảo người nhận? Không thấy nói “Nhận được như xưa lại không phải, ôi! đáng ăn gậy”. Hiểu được ý này, mới hiểu được Quốc sư nói: “Chớ nhận pháp thân thanh tịnh của chính mình”. Tuyết Đậu không thích tâm từ bi tha thiết của Quốc Sư, đâu ngờ trong bùn lại có gai. Há không thấy Hòa thượng Động Sơn tiếp người có ba con đường: Huyền lộ, Điểu đạo và Triển thủ. Kẻ học đạo sơ cơ hãy đi vào ba đường này. Có vị Tăng hỏi: Bình thường thầy dạy học nhân đi đường Điễu đạo. xin hỏi: Thế nào là con đường Điểu Đạo?

Động Sơn: Không gặp một người.

Tăng: Làm sao đi?

Động Sơn: Phải dưới gót chân không vướng mắc.

Tăng: Chỉ như thực hành con đường điểu đạo có phải là bản lai diện mục không?

Động Sơn: Cái gì là điên đảo của Xà-lê

Tăng thưa: Cái gì là chỗ điên đảo của học nhân

Động Sơn: Nếu không điên đảo vì sao nhận người tớ làm chồng?

Tăng thưa: Thế nào là bản lai diện mục?

Động Sơn: Không đi con đường điểu đạo, phải cần thấy được điền địa này, mới có chút phần tương ưng, lập tức quét sạch dấu vết, nuốt sạch âm thanh của kinh giáo. Còn là môn hạ của nạp tăng, chính là kiến giải của Sa-di Đồng Hành, phải cần quay đầu trần lao, hưng khởi đại dụng mới được. Tuyết Đậu Tụng rằng:

Nhất quốc sư diệc cưỡng danh

Nam Dương độc hứa chấn gia thanh

Đại Đường phù đắc chân Thiên Tử

Tăng đạp Tỳ lô đãnh thượng hành

Thiết chùy kích toái hoàng kim cốt

Thiên địa chi gian cách hà vật

Tam Thiên sát hải dạ trầm trầm

Bất tri thùy nhập thương long huyệt.

DỊCH:

Một nước làm thầy cũng gương kêu

Riêng nhận tiếng vang nêu Nam Dương

Đại Đường nhà nhà vua tốt được

Từng đạp trên đãnh của Tỳ-lô.

Chùy sắt đập tan xương vàng ròng

Trong khoảng đất trời nào có vật

Ba ngàn cõi nước đêm lặng chìm

Không biết ai vào hang rồng dữ.

GIẢI THÍCH: Một nước làm thầy cũng giương kêu, Nam Dương riêng nhận tiếng vang nêu. Hai câu tụng này giống hệt như lời tán chân dung.

Không thấy nói: “Chí nhân không danh” gọi là Quốc Sư. Cũng là gượng đặt cái tên. Đạo của Quốc Sư không thể so bì, hay tiếp người khéo léo như thế, cho Nam Dương là tài giỏi.

Đại Đường dựng được chân thiên tử, từng đi trên đãnh của Tỳ-lô, mới thấy mười thân của Như Lai, mười thân hóa hiện trăm thân, cho đến trăm ngàn ức thân. Đại khái chỉ là một thân. Một bài tụng này lại để nói, sau đó tụng ông ta nói chớ nhận pháp thân thanh tịnh của chính mình, tụng được thì nước rưới cũng không được, thật là khó mở miệng nói. Chùy sắt đập tan xương vàng ròng. Câu tụng này nói “chớ nhận pháp thân thanh tịnh của chính mình”. Tuyết Đậu thật ca ngợi ông ta. Xương vàng ròng một chùy sắt đập nát rồi. giữa trời đất lại vật gì, phải là an nhiên tự tại, lại không có một vật nào mới có thể được, chính là bản lai diện mục, giống như “ba ngàn cõi nước đêm lặng chìm”. Trong nước biển Hương Thủy của ba ngàn đại thiên thế giới có vô biên cõi, một cõi có một biển. Chính lúc đêm khuya vắng đó, trời đất yên tĩnh. Hãy nói là gì? Rất kỵ làm cái hiểu nhắm mắt mở mắt. Nếu hiểu như thế là rơi vào biển độc. “Không biết ai vào hang rồng dữ” co chân duỗi chân, hãy nói là ai, lỗ mũi của mọi người một lúc bị Tuyết Đậu xỏ đi rồi.

KHAI THỊ: Gây nhân gặt quả, từ đầu đến cuối đối mặt vô tư, vốn không từng nói. Bỗng có người ra nói một hạ xin hỏi, vì sao không từng nói. Đợi ông ngộ ta sẽ nói cho ông. Hãy nói là có mặt kiêng kỵ hay là chỉ có điểm ưu, thử nêu xem?

CÔNG ÁN: Tăng hỏi Ba Lăng: Thế nào là xuy mao kiếm ?

Ba Lăng: Từng cành san hô chỏi đến trăng.

GIẢI THÍCH: Ba Lăng không khởi chiến tranh, bốn biển năm hồ bao nhiêu người lưỡi đều rơi xuống đất? Vân Môn tiếp người như thế. Sư là đích tử của Vân Môn, nên mỗi cái đều có đủ tác lược. Cho nên nói: Tôi thích cơ của Thiều Dương và Tân Định, một đời tháo đinh nhỗ chốt cho người. Lời này chính là chỗ như thế, trong một câu tự nhiên đủ ba câu: Họp cái càn khôn, triệt chúng lưu, tùy ba trục lãng. Đáp được cũng rất kỳ lạ.

Viễn Lục Công ở Phù Sơn nói: Người chưa hiểu tham câu chẳng bằng tham ý.

Người thấu được ý không bằng tham câu. Đệ tử của Vân Môn có vị ba tôn túc, câu xuy mao kiếm đều đáp bằng chữ “Liễu” Chỉ riêng Ba Lăng đáp hơn một “Liễu”. Đây là được câu vậy. Hãy nói chữ “Liễu” và cành san hô chỏi đến trăng là đồng hay khác? Trước đó nói ba câu có thể phân biệt được một mũi nhọn tới trời xanh. Muốn hiểu lời này, phải là dứt tình trần, lìa ý tưởng mới thấy được. Sư nói: Cành cành san hô chỏi đến trăng. Nếu làm đạo lý càng thấy dò tìm không được. Lời này là trích trong bài thơ Thiền Nguyệt Hoài Hữu:

Dày như sắt trên núi Thiết Vi

Mỏng như tơ áo tiên song Thành

Cơ Thục chim non động bể trứng

Kho nhà Vương Khải cất chứa khó đào.

Nhan Hồi kẻ đói buồn trời tuyết

Thông xưa ngọn thẳng sấm gãy nào

Thạch Nữ áo tuyết bàn đào vắng

Đèo vào long cung chân bước chầm chậm

Rèm tơ chiếu bạc nào xa lạ

Chẳng biết ly long mất châu báu.

Biết không biết?

“Ba Lăng rút một câu đáp mao kiếm” thật là thích.

Thổi sợi lông trên kiếm thử xem sợi lông ấy đứt, chính kiếm bén gọi là (xuy mao). Ba Lăng chỉ theo chỗ hỏi đó mà đáp lời của vị tăng này, đầu rơi cũng không biết. Tụng rằng:

Yếu bình bất bình

Đại xảo nhược chuyết

Hoặc chỉ hoặc chưởng

Y thiên chiếu tuyết

Đại trị hề ma lung bất hạ

Lương công hề phất thức vị kiệt 

Biệt biệt

San hô chi chi chưởng trước nguyệt.

DỊCH:

Cần bình chẳng bình

Quá khéo thành vụng

Hoặc chỉ hoặc chưởng

Ỷ thiên soi tuyết

Đại trị chữ giũa mài không được

Thợ khéo chừ lau quét cũng không xong

Khác khác!

Cành san hô chơi đến trăng.

GIẢI TỤNG: Hai Câu: “Cần bình chẳng bình, quá thành vụng”. Xưa có một hiệp khách, đi đường thấy sự bất bình, dùng mạnh hiếp yếu, liền vung kiếm lấy đầu người mạnh. Cho nên nhà tông sư mi mắt ẩn kiếm báu, trong tay áo giấu chùy vàng để chặt đứt sự bất bình. “Quá khéo thành vụng”. Chỗ đáp của Ba Lăng muốn bình việc không bình. Vì lời của Sư rất khéo mà trở thành vụng. Vì sao? Vì Sư không đương đầu mà lại tránh đi trong chỗ vắng lén chắt đầu người, mà người không biết. Hai câu: Hoặc chỉ hoặc chưởng, ỷ thiên soi tuyết”, hiểu được như ỷ thiên trường kiếm. Người xưa nói: Trăng tâm tròn sáng, nuốt hết vạn tượng, ánh sáng không soi cảnh, cảnh cũng không còn, cảnh và ánh sáng đều quên lại là vật gì? (22) Bảo kiếm này hoặc hiện trên ngón tay, hoặc hiện trong bàn tay. Ngày xưa Khánh Tạng chủ nói đến đây bèn đưa tay nói: “Có thấy không?” Cũng không hẳn ở trên ngón tay. Tuyết Đậu mượn đường đi qua, dạy ông thấy được ý của người xưa. Nên nói: Tất cả chỗ xuy mao kiếm. Cho nên nói: “Ba cấp sóng cao ca hóa rồng, người ngu còn tìm cá trong ao”.

Tổ Đình Sự Uyển chép Tử Truyện Hiếu rằng: “Phu nhân của Sở vì trời nóng bức nên dạo đi hóng mát, bà đứng ôm cây trụ sắt, cảm thọ thai, sau đó sinh ra một viên sắt. Sở Vương sai tướng Can luyện làm kiếm, suốt ba năm mới thành hai thanh kiếm, một thư, một hùng. Can Tương lên giữ cây tốt còn, kiếm xấu thì dâng cho Sở Vương. Sở Vương cất trong giáp, thường nghe tiếng kêu buồn. vua hỏi quần thần, thần tâu: Kiếm có thư hùng. Nó kêu vì nó nhớ kiếm hùng. Vương giận dữ ra lệnh giết tướng Can Tương. Can Tương biết điều đó bèn lấy kiếm giấu trong cây cột nhà, dặn vợ là Mạc-da rằng: Mặt trời mọc cửa Bắc, cây tùng mọc núi Nam, cây tùng sinh nơi đá, kiếm ở trong đó. Sau đó bà vợ ông sinh ra đứa con trai đặt tên là Mi Gian Xích, năm mười lăm tuổi nó hỏi mẹ rằng: Cha con ở đâu? Mẹ kể lại sự việc xảy ra trước đó, suy nghĩ hồi lâu, rồi chẻ cây cột thấy cây kiếm trong đó. Ngày đêm muốn báo thù cho cha. Sở Vương cũng tìm cây kiếm, lệnh rằng ai bắt được Mi Gian Xích vun sẽ trọng thưởng. Mi Gian Xích nghe vậy liền trốn. Chợt có một người khách hỏi: Con có phải là Mi Gian Xích?

Xích thưa: Phải.

Khách bảo: Ta là Chân Sơn nhân, có thể báo thù cho cha của con.

Xích thưa: Cha con ngày xưa vô tội, bị giết oan, nay ông thương xót, vậy có điều gì?

Khách: Phải được đầu con và cây kiếm.

Mi Giam Xích bèn dâng kiếm và đầu cho khách.

Khách được kiếm và đầu trở về dâng cho vua Sở. Vua rất mừng. Khách nói: Tâu bệ hạ, bệ hạ hãy nấu dầu và nấu nó thử. Vua bèn để vào trong đánh. Khách đưa cho Vương dối nói: Đầu này không rã. Vua đến nhìn, khách ở phía sau lấy kiếm chém đầu Vua bỏ đánh. Hai cái đầu ẩu đả nhau. Khách sợ Mi Gian Xích thua bèn tự vẫn để giúp Xích. Ba cái đầu đánh nhau, từ từ tan hết. Tuyết Đậu nói: “Kiếm này có thể tựa trời soi tuyết”. Bình thường nói: Ỷ Thiên trường kiếm, sáng hay soi tuyết”. Chỗ dùng này thẳng được, dù thợ giỏi lau quét cũng không xong. Thợ giỏi chính là Can Tương. Việc xưa đã rõ ràng. Tuyết Đậu tụng xong. sau đó tụng ra nói:” Khác khác, cũng rất kỳ lạ, chỉ có không giống với kiếm bình thường. Hãy nói: Thế nào là chỗ không giống đó?

“Cành san hô chơi đến trăng”, có thể gọi là sáng trước tột sau, đứng riêng trong trời đất, không gì sánh bằng. Cuối cùng thế nào? Các ông đầu rơi? Lão tăng này có một kệ nhỏ tặng:

Vạn hộc doanh chu tín thủ noa

Khước nhân thất liệp ứng thôn xã

Niêm đề bách chuyển cựu Công án

Tát khước thời nhân kỷ nhân sa.

DỊCH:

Thuyền đầy vạn đấu vững tay chèo

Nhân một nồi cơm nấu cả rắn

Đưa ra trăm chuyển công án xưa

Ném cát thời nhân bao mắt đầy.

(QUYỂN MƯỜI – HẾT)

 

Tụng Cổ Bách tắc của Thiền sư Tuyết Đậu là then chốt của người học đạo chốn tùng lâm. Trong đó lấy thí dụ của kinh luận văn sử Nho gia để phát minh việc này. Chẳng nhờ bậc Tông tượng có trí huệ sáng suốt mổ xẻ ra thì hàng hậu học không làm sao mà biết được.

Lão sư Viên Ngô, khi còn ở thành đô, thì tôi cùng với mọi người thỉnh Ngài giảng nói. Sau đó Sư đến Đạo Lâm, núi Giáp Sơn khai mở cho học đồ. Ba lần đưa ra cương yếu của Tông lời nói tuy khác nhau nhưng ý chỉ là một. Đệ tử thu nhặt ghi chép lại. Đã hai mươi năm rồi sư chưa thử qua mà hỏi điều đó. Lưu truyền khắp nơi. Có người bài xích. Các phương toan nhân lời nói đó, cho đạo đó không tìm được manh mối, được mà toan cải đổi, thì sách này đã bị phế rồi. Học giả may mắn được nghe lời truyền của Ngài.

Mưu Nhân Quan Hữu Vô Đảng Mùa xuân Ất tỵ niên hiệu Tuyên Hòa.

Trùng San Viên Ngộ Thiền sư Bích Nham Lục Tập Sớ

Tụng cổ Bách tắc của Thiền sư Tuyết Đậu, Viên Ngộ ghi cước chú.

Riêng chỉ bày trong tòng lâm, dạy bảo tông chỉ Kinh, cơ phong của học nhân nhanh nhẹn, trí tuệ sáng suốt có thể lãnh ngộ được biết chỗ đến thật vô, nên đốt hết không lưu truyền. Sách này là chánh nhãn của chư Phật, là đại cơ của chư Tổ. Cả hai kinh kềm chùy không có một chút tỳ vết. Nay muốn sách này ra đời, cùng với tâm yếu Viên Ngộ lưu hành, là mặt trời trong đêm tối làm kim chỉ nam trong biển tuệ, thấy được rõ ràng, khai mở quần mê được viên thành, tất cả đều được lợi ích, rất may mắn thay!

Mười bảy tuổi, Sư được Vân Môn, Mục Châu, có thể nói là khẩu đầu Tam-muội. Hai trăm năm không thấy Bích Nham, Tuyết Đậu. Bỗng gặp tay cao thủ như thế, đâu quên được cung tên nối nghiệp trước, chớ làm mất giống con cháu bước theo sau chân người. Ai buông câu mà câu được rồng. Có người sáng mắt đến làm cọc cột lừa. Việc này như Phiệt dụ, khi hiểu rồi phải quên nom. Nhà nhà thấu Trường An, trước hô sau ứng. Các thứ nhân duyên quy về con số lớn. Xưa phế nay hưng, chẳng ngại Sơn tăng lắm lời, toàn là tâm lão bà tha thiết. Không đọc sách Đông độ làm sao biết được ý Tây lai, hưng khởi lại một đời tông phong. Tuy không có chim Nam mà chỉ xem cá Bắc, lại có rất nhiều tin tức, nắm ấn đồng văn, đọc Vô Tận Dân Sớ.

Lúc Viên Ngộ ở Giáp Sơn, tập thành sách này, muốn thiên hạ đời sau biết có sự huyên áo của Phật tổ, đâu phải việc ích nhỏ ư! Học giả Diệu Hỷ, Thâm Hoạn không có gốc đối với đạo, chìm trong tri giải do đó mà hủy báng, gọi đó là cha con mâu thuẫn. Nay cư sĩ Ngu Trung Trương ấn bản lưu hành, nghĩa thế nào? Nghĩa xem nên tự rõ.

Trung Thu Nhâm Dần niện hiệu Đại Đức Tỳ-kheo Pháp Tôn đời thứ bảy tại núi Thiền Đồng.

Thiền sư Viên Ngộ bình xướng, Tụng cổ Bách tấc của Hòa thượng Tuyết Đậu, mổ xẻ lý huyền vi, chọn nhặt tỉ mỉ sâu xa, mở bày cơ dụng của chư tổ, khai nguồn tâm cho kẻ hậu học, huống gì diệu trí cô đọng, thần cơ âm thầm vận chuyển soi sáng vào cửa tối tăm, mặt trời lên thì sáng cả căn nhà tối, đâu thể nông cạn mà có thể biết hết được ư?

Sau đó Thiền sư Đại Tuệ vì học nhân nhập thất hạ ngữ rất là mới sanh nghi và khám phá thì mũi nhọn tà tự bẻ gảy, lại cúi mình xin quy phục. Từ hàng phục nói: Lời ghi trong Bích Nham Tập, tôi thật không ngộ “Vì lo rằng, sau này có kẻ không hiểu rõ nguồn gốc, tự tiện phát ngôn mở miệng thô bỉ. Do đó nên Thiền sư Tông Cảo đốt sạch đế tránh sự tệ hại này. Nhưng biên tập thành sách và thiêu hủy sách này, dụng tâm không khác nhau thì đâu có hau ư? Trương Minh Viễn ở Ngung Trung ngẫu nhiên được quyển chép tay, lại được quyển Tuyết Đường San Bnả và Bản đời Thục, hiệu đính và in thành sách này, lưu thông muôn đời, bậc thượng căn đại trí xem qua một lần liền khai mở bản tâm, không còn nghi ngờ, há chẳng là bổ ích nhỏ sao?

Ngày hội nghênh Phật năm Đinh Tỵ, niên hiệu Diên Hựu, Tỳkheo Đế Lăng, trụ trì ở Cảnh Sơn viết lời bạt.

(225) Tử Cống là một nhà Nho rất có công đối với Thánh nhân Trung Quốc. Ngựa giỏi thấy bóng roi liền chạy, như Nhan Tử đuổi theo không kịp, chỉ trừng mắt nhìn. Thánh sư ta dạo chơi lâu ngày đâu có nói gì. trên hội Linh Sơn, tứ chúng vân tập. Thế Tôn đưa cành hoa mọi người đều ngơ ngác, chỉ có Tôn giả Ca-diếp mỉm cười cùng với giáo pháp chỉ là một, ngoài ra nói nghe đều mất hết, đồng một đốn triết huyền ngộ. Bấy giờ sẽ tham cứ không nhìn xuống mà thấy rõ ràng chìa khóa bí mật về trung thứ, đâu chỉ môn nhân càng mê hoặc nhiều. Dước ngàn năm lấy gì bỏ đi đám mây mê nhất quán. Vào thời khác Thiền sư Viên Ngộ Phật Quả ở thành đô trượng thất Giáp Sơn niêm đề Tụng Cổ Bách tắc của Tuyết Đậu. Đệ tử lớn của Ngài là Thượng tọa Đại Huệ Tông Cảo sợ học nhân câu nệ vào ngôn cú, mà cô phụ chư tổ, từ xưa bèn đem sách này đốt sạch bay lên quyện lại một khối, tự cho là hang rộng mênh mông đổ vào một giọt nước. Như Cổ đức Đức Sơn mua cái bánh dầu của lão bà. Bà nói Sớ sao này đã là tro lạnh. Đức Sơn liền lấy lửa đốt sạch bộ Sớ sao. Gió Xuân thổi sống lại, hoa rơi ở Bích Nham, núi như năm màu sắc, trải qua kiếp quá khứ, tro tàn lại đỏ rực không biết là thế nào? Nhiều rối ren, mỗi mỗi đều từ tay của cư sĩ Trương ở Ngu Trung trồng cây không có bóng, toàn thể bại lộ. dù Bát-nhã vô thuyết, chư thiên rưới mưa hoa, một trăm bảy mươi tám năm, nạp tăng vượt qua, xỏ ngang lỗ mũi, từ trước chưa từng ngưỡi mùi báu xông lêm. Một hôm nước tụ thành mây ở trong tám vạn bốn ngàn lỗ lông, lan khắp cơ thể gọi là việc hiếm có, khó gặp, hai con của cư sĩ tâm bị bệnh. Có người nói Kinh báu của lão Khắc Cần, Thượng Tọa Tông Cảo thiêu hủy Cảo, cư sĩ không nên nhặt tro tàn mà làm cớ quang cảnh của ngày tháng, thọ quả báo như thế. Cư sĩ nghĩ lời nói này đem chất vấn tôi. Tôi bảo môn nhân của Viên Ngộ mỗi người, mà Thượng tọa Cảo, Bích Nham, Tự Bích đâu được có nói. Thượng tọa Tông Cảo nhìn trăng quên ngón tay, chính là truy tìm cổ Phật, đốt lửa độc sáng trời, cây phướn đổ nhào, không thả một đồng tiền. Nếu người chưa từng biết trăng làm sao lấy trắng đỗ chỉ bảo.

Có người nói Thượng tọa Tông Cảo đốt bộ sách này cháy sạch, cư sĩ ngồi đây, ta bảo lúc Thượng tọa Tông Cảo thực sự cầm đuốc đốt sạch giấy cũ, luyện được giấy cũ thông hồng, duyên gì trong thất kín gió lại thông, lão Khắc Cần cầm mệnh môn cuống lưỡi không cháy, một ngôi sao tinh tán, trăng sáng trên núi. Trương cư sĩ ở đó được tin tức này, đem một đoạn cơ gấm Tây Thục thiên nhiên, như cũ dệt thành dáng hoa ngày cũ, chủ ý làm thần bóng mát quở trách ủng hộ đến nay, kể ra sách này phù hợp với thời tiết nhân duyên ra đời. Trên ao Thanh Lương, thầy trò nhân duyên khế hợp thật đặc biệt hiếm thấy. công viết chép đọc tụng diễn nói cho người, được phước đức thù thắng, huống gì khắc trên đá vàng truyền bá rộng rãi khắp nơi, tâm bệnh căn bản của hai người con của cư sĩ vốn không ở nơi đây. Kẻ làm khách vọng lấy tình thức để hiểu rõ, cư sĩ duyên trước mắt mình không đủ suy tính dứt hết phúc họa, cùng dùng tình thức suy lường là cùng nhau đi vào hầm lửa, đâu có oan ư?

Nhà họ Châu ở nước Bái có ba người con trai đều bị câm hết. Một hôm có một vị khách đến nhà bảo với Châu thị rằng: “Ông nên nội tĩnh (quán xét lại trong tâm) thì sẽ biết được tội lỗi trong đời trước của mình”. Châu Thị chợt nhớ ra lúc còn nhỏ thấy một tổ yến, bên trong có ba con chim nhỏ cùng một mẹ. Ông ta nghịch ngợm đem cỏ tật lê cho chúng ăn. Ăn xong, ba con chim đều chết hết. Con chim mẹ về nhìn thấy vậy cũng kêu gào thương khóc rồi cũng chết theo luôn.

Từ đó Châu thị hối hận tự trách. Người khách bảo: “Ông đã biết hối hận như thế thì tội này đã tiêu”.

Sau đó ba người con bổng nhiên nói được. Nhưng hai người con bị bệnh phong mà qua đời. Được việc có cũng như không. Vì sao lại hối nhận?

Ghi rõ ràng theo kinh Bát-nhã nếu bị người khinh rẻ, thì người này đời trước tội nghiệp đáng lẽ đọa vào địa ngục, nhưng vì đời nay bị người khinh rẻ cho nên tội báo đời trước tiêu trừ. Cư sĩ ngay đây tỉnh ngộ. Từ vô thỉ kiếp tạo các nghiệp, cần phải tiêu diệt, tức là tâm bệnh của hai đứa con ông. Như ba đứa con họ Chu ứng thời có thể nói được, thì không còn nghi ngờ. Thế Tôn trụ thế bốn mươi chín năm sáu mươi hòm văn tự, trùm khắp các cõi. Theo Thượng tọa Tông Cảo thì vạn năm một niệm còn lưu lại tung tích như thế còn hướng lên rừng thiền vô hạn thì bậc tôn túc có hai câu, rất đáng ghi nhớ. “Mặc cho ông tức tâm tức Phật, còn ta thì phi tâm phi Phật”.

Từ nay về sau có người nào hủy báng chánh pháp của Như Lai, ông chỉ cần nói rằng: Mặc cho ông nói là Thượng tọa Tông Cảo, tôi chỉ nói là lão Khắc Cần. Nếu không như thế tức sợ đốt cháy diện môn, bốn trăm lẽ bốn bệnh, phát một lúc, đâu giống như tâm bệnh của hai đứa con của cư sĩ. Không thấy người xưa nói: Nuôi con mới biết ân cha me. Cư sĩ học Phật biết ân, đến già sám hối, ngày nào đó thành bậc có tác gia, thân vàng trượng sáu, không biết có thấy lão sư Khắc Cần mày dựng phất trần không. Nếu lãnh ngộ được một câu thì nói Phật tổ có thệ nguyện, tội nhẹ đi không làm liên lụy đến con cháu người. Tuy nhiên như thế lại không dính dáng.

Hối Túc lão nhân Phùng Tử Chân cẩn đề. Ngày Trung nguyên, năm Đinh tỵ, niên hiệu Diên Hựu.

Tập Bích Nham được lưu hành trước đây rất nhiều bản, nhiều quyển khiến người học phải chứa đầy rương trấp rất bất tiện. Cho nên tôi muốn làm loại chữ nhỏ lại, để thu bớt hàng lại đỡ tốn giấy, chỉ trong vòng một năm. Tức là mùa Thu năm Đinh Tỵ niên hiệu An Chánh đànviệt tín tâm, góp công sức thuê thợ khắc chữ lên bản gỗ, việc xong rồi, mới lấy giá tiền khắc bản, đó là chí ban đầu của tôi. Nếu Bích Nham còn rối rắm thì tôi mời bậc hiền triết viết Tựa bạt cho thật hay, riêng tôi không nói lời nào, khắc thành quyển sách nhỏ gọn, đầy đủ lược và rõ ràng.

Ngày mồng một tháng bảy cuối Thu năm Kỷ mùi, Niên hiệu An

Chánh thứ . sắc trụ Hoa Viên Ngọc Đào

Kính ghi.

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10