tràng

Phật Quang Đại Từ Điển

(幢) Phạm: Dhvaja, Pàli: Dhaja. Dịch âm: Đà phọc nhã, Đà phạ nhã, Thoát đà. Còn gọi là Kế-đô (Phạm: Ketu). Cũng gọi Bảo chàng, Thiên chàng, Pháp chàng. Là một loại cờ, dùng để trang nghiêm Phật, Bồ tát và đạo tràng. Thông thường cùng với Phan (Phạm: Patàkà, Pàli: Paỉàkà) không phân biệt – tuy nhiên, về hình dáng thì có khác nhau, nghĩa là dáng tròn như cái thùng gỗ là Chàng, dáng dài nhỏ như mảnh vải là Phan. Phiên dịch danh nghĩa đại tập, dịch Ketu là Chàng, Patàkàlà Phan. Đại nhật kinh sớ quyển 9 (Đại 39, 673 thượng), nói: Tiếng Phạm Đà phạ nhã, Hán dịch là Chàng, tiếng Phạm Kế đô, Hán dịch là Kì (cờ), hình dáng hơi khác. Chàng chỉ dùng các loại tơ lụa nhiều màu làm vật trang nghiêm – Kế đô (kì) hình tướng đại khái cũng thế, nhưng còn thêm mật hiệu cờ, như các nhà quân sư vẽ các loại hình rùa rồng chim thú để làm biểu tượng của ba quân. Theo Đại nhật kinh sớ, thì hình dáng của Đà phọc nhã và Kế đô to nhỏ giống nhau, duy có điều là Kế đô nhấn mạnh sự quan hệ với cờ quân, nghĩa là như cờ vua hoặc tướng quân, trên đó có in các hình động vật, cờ của Phật và Bồ tát thì cũng in chữ để đại biểu Phật và Bồ tát. Lại kinh Bản sinh văn Pàlido Cao điền tu, người Nhật bản, dịch nói, chàng và phan đều hàm ý là cờ quân. Nghĩa là vua, tướng quan dùng cờ quân thống lãnh quân đội để đánh quân địch – còn đức Phật thì dùng cờ trí tuệ để dẹp bọn ma quân phiền não. Vì chàng tượng trưng nghĩa tồi phá, nên được coi là đồ trang nghiêm, dùng để tán thán Phật, Bồ tát và làm đẹp đạo tràng. Trong các đồ trang nghiêm của Mật giáo, có thuyết nói chàng và phan giống nhau, như phan được dùng trong giới tràng Tam muội da quán đính, gọi là chàng – dùng ba, bốn đoạn vải vuông, phía trên đầu hình ba góc và đính cái móc để treo, sau đó, dùng bốn hoặc năm đoạn vải khâu lại làm thân chàng, ở bốn góc vải hình vuông và ở giữa miếng vải hình ba góc trên đầu, đều đính một nẹp lụa treo rủ xuống, dưới cùng cũng đính bốn nẹp lụa rủ xuống, các ô vải hình vuông đều có thêu hình tam muội da của Phật và Bồ tát. Lại một thuyết bảo, chàng là cờ treo trên đầu một cây sào cao, tiêu biểu cho tâm đại Bồ đề trong Mật giáo. Nếu trên ngọn cán cờ có đính một viên ngọc như ý bảo châu thì gọi là Bảo chàng, Như ý chàng, Ma ni chàng. Còn gọi Dữ nguyện ấn, là hình tam muội da của đức Bảo sinh Như lai, bồ tát Kim cương chàng, bồ tát Trừ cái chướng và Địa tạng bồ tát. Tại Nhật bản, chàng và phan được coi như cùng một vật. [X. Phật sở hành tán Q.1 – kinh Hoa nghiêm (80 quyển) Q.26, kinh Vô lượng thọ Q.thượng – Đại nhật kinh sớ Q.6 – Tuệ lâm âm nghĩa Q.29 – Đại bi thai tạng tam muội da mạn đồ la đồ – Mật giáo pháp cụ tiện lãm].