tính lực phái

Phật Quang Đại Từ Điển

(性力派) Phạm: Zakta. Cũng gọi Trước khất để phái. Một chi pháitronghệ thống phái Thấp bà (Phạm:Ziva) của Ấnđộ giáo. Giáo phái này do sùng bái uy lực của thần Thấp bà mà sùng bái cả tính lực (Phạm:Zakti, sức sinh đẻ con cái) của Đỗ nhĩ gia (Phạm:Durgà), vợ thần Thấp bà. Từ đó, giáo phái này dùng sinh thực khí (Phạm:Liíga) của người nam và sinh thực khí (Phạm:Yoni) của người nữ để tượng trưng cho nguyên lực hoạt động của Phạm (thực thể tối cao của vũ trụ), tức là năng lực thai nghén muôn vật của thần Thấpbà vàthần phối ngẫu Đỗ nhĩ gia. Muốn được ân sủng cứu giúp và giải thoát thì phảisùng bái hình tượng Liígavà Yoni. Đồng thời phái này cũng chủ trương bãi bỏ chế độ xã hội kì thị chủng tính, quả phụ tuẫn tiết… Từ đầu thế kỉ VI, VII, giáo phái này dần dần có các qui định về hình thức lễ bái và nghi quĩ tông giáo, cùng lúc sinh ra văn học Đát đặc la (Phạm:Tantra) để giải thích rõ các nghi quĩ. Nghi thức chủ yếu có 4 loại: Hi sinh(dùng động thực vật hoặc thân người để cúng tế thần), Luân tọa(Phạm: Cakrapùjà, nam nữ hợp giao), Thân chứng (thực tập Du già) và Ma pháp. Giáo lí căn bản là sự kết hợp giữa Phạm thiên và Tính lực, dùng Phạm tượng trưng sự hiển hiện của tất cả muôn vật và dùng Tính lực tượng trưng sự phát triển của thế giới. Về sau, do phát sinh nhiều nghi thức và những phương pháp thực hành khác nhau, nên đã chia thành 2 phái tả, hữu. Sau khi phái Tính lực kết hợp với Mật giáo thì dần dần hình thành Mật giáo Đát đặc la, tức là Mật giáo Tả đạo thuộc thời kì sau ở Ấn độ. Đây cũng chính là nguyên do sa đọa của Mật giáo. (xt. Hữu Đạo Tính Lực Phái, Tả Đạo Tính Lực Phái).