tiên tông hậu nhân

Phật Quang Đại Từ Điển

(先宗後因) Tiếng dùng trong Nhân minh. Tông trước, Nhân sau, là vị trí quan hệ giữa Tông dị phẩm và Nhân dị phẩm trong Dị dụ thể theo luận thức Nhân minh. Tức Tông dị phẩm của Dị dụ thể phải là Tiền trần (danh từ trước – chủ từ) và Nhân dị phẩm phải là Hậu trần (danh từ sau – tân từ), thứ tự của vị trí này không được đảo lộn. Mục đích của Dị dụ thể chẳng lập riêng một nguyên lí nào, mà chỉ là giúp cho Đồng dụ thể, làm cho nguyên lí đã được thành lập càng thêm vững chắc. Các nhà Nhân minh học gọi công dụng này của Dị dụ thể là Phản hiển, nghĩa là hiển bày Đồng dụ thể từ mặt trái. Chẳng hạn như nói: Nếu là thường thì chẳng phải được tạo ra, tức là hiển bày từ mặt trái của Tất cả những gì do tạo tác mà có ra đều là vô thường. TIÊN TÔNG HẬU NHÂN Sở dĩ Dị dụ thể phản hiển được Đồng dụ thể là vì Dị dụ thể sau khi thay đổi vị trí và biến chất, liền có thể chuyển thành Đồng dụ thể. Chẳng hạn như: Nếu là thường thì chẳng phải là cái được tạo ra, thay đổi vị trí thì thành Tất cả cái được tạo ra đều chẳng phải là thường, biến chất thì thành Đồng dụ thể: Tất cả những cái được tạo ra đều là vô thường. Đồng dụ thể thì phải Nhân trước, Tông sau mới thành lập được Tông thể âm thanh là vô thường, đây gọi là Thuận thành. Trái lại, Dị dụ thể thì phải Tông trước, Nhân sau, nói Tất cả những gì là thường đều chẳng phải được tạo ra mới có thể phản hiển Tất cả những gì được tạo ra đều là vô thường. Nếu Nhân trước, Tông sau mà nói Tất cả những gì được tạo ra thì đều chẳng phải là thường, thì sau khi thay đổi vị trí và biến chất sẽ thành là Tất cả những gì là vô thường đều do tạo tác mà có, kết quả hoặc làm cho Dị dụ thể tự đánh mất công dụng phản hiển, hoặc khiến Đồng dụ thể chứng thành cái không muốn chứng và không có cách nào chứng minh cái muốn chứng, cho nên Dị dụ thể phải phù hợp với qui định Tông trước, Nhân sau. [X. Nhân minh nhập chính lí luận ngộ tha mônthiển thích (Trầnđạitề)]. (xt. Tiên Nhân Hậu Tông).