thiền yếu kinh

Phật Quang Đại Từ Điển

(禪要經) I. Thiền Yếu Kinh. Cũng gọi Thiền yếu kinh ha dục phẩm, Thiền yếu ha dục kinh. Kinh, 1 quyển, được dịch vào đời Đông Hán(không rõ tên người dịch) thu vào Đại chính tạng tập 15. Nội dung kinh này dạy hành giả lúc tu định nên thực hành Bất tịnh quán để mong lìa dục và được trí quán thanh tịnh; cũng chính là quán xét về 6 cái ham muốn của chúng sinh đối với người khác giới tính. Đó là: Ham muốn về nhan sắc, ham muốn về dáng dấp, ham muốn về cách đi đứng, và cử chỉ yểu điệu, ham muốn về giọng nói, ham muốn về làn da mịn màng trơn láng và ham muốn về hình tướng người. Đối với 5 cái ham muốn trước thì nên quán xét về tính chất dơ bẩn nhớp nhúa; còn đối với ham muốn về tướng người thì nên quán tưởng những đống xương trắng của người nằm vương vãi trên mặt đất. Kinh này tương đương với phần đầu của Thiền pháp yếu giải do Cưu ma la thập dịch.II. Thiền Yếu kinh. Cũng gọi Thiền pháp yếu giải, Thiền pháp yếu giải kinh. Kinh, 2 quyển, do ngài Cưu ma la thập dịch vào khoảng năm Hoằng thủy thứ 4-14 (403-412) đời Diêu Tần, được thu vào Đại chính tạng tập 15. (xt. Thiền Pháp Yếu Giải). III. Thiền Yếu Kinh. Kinh, 1 quyển, làngụy kinh ở giữa đời Đường. Sách tên là Thiền môn kinh, bài tựa của ngài Tuệ quang ở đầu quyển nói rằng sách này cũng gọi là Thiền yếu kinh. Vì những Thiền giả thuộc hệ thống ngài Đạt ma nhận thấy những khuyết điểm trong các kinh Thiền Tiểu thừa, nên mới soạn ra kinh này, muốn dùng kinh Thiền Đại thừa để bổ túc cho những khuyết điểm của kinh ThiềnTiểu thừa. Kinh này sử dụng hình thức kinh điển, nội dung nêu lên tư tưởng và lập trường của Thiền tông thời kì đầu. Khai nguyên thích giáo lục xếp kinh này vào loại ngụy kinh, tuy nhiên, các Thiền lục như Lịch đại pháp bảo kí, Đốn ngộ yếu môn…đều có trích dẫn kinh này, vì thế mà biết kinh này được lưu hành trong Thiền lâm từ đời Đường đến đời Ngũ đại. Còn trong các kinh sách đào được ở Đôn hoàng, người ta thấy có bản hoàn chỉnh của kinh này, mang số hiệu A.Stein 5532. Học giả Nhật bản là ông Liễu điền Thánh sơn căn cứ vào bản này mà sửa chữalạirồi xếp vào Trủng bản bác sĩ tụng thọ kí niệm Phật giáo sử luận tập.