thạch mật

Phật Quang Đại Từ Điển

(石蜜) Phạm:Phàịita. Tên khác của đường phèn. Luật Ngũ phần quyển 5 cho là 1 trong 5 thứ thuốc. Phẩm Phân biệt thiêu hương trong kinh Tô tất địa yết ra quyển thượng thì cho là 1 trong 5 thứ hương. Thiện kiến luật quyển 17 (Đại 24, 795 trung) nói: Đất Quảng châu có loại thạch mật đen (đường phèn đen) là đường mía, cứng như đá nên gọi là Thạch mật… Già ni Trung quốc gọi là Mật. Kinh Chính pháp niệm xứ quyển 3 (Đại 17, 17 thượng) nói: Như nước cho vào nồi nấu, lần đầu gạn chất dơ ra, gọi là Phả ni sa. Nấu lần thứ 2 thì đường từ từ đặc lại, gọi là Cự lữ. Lại nấu lần thứ 3 thì đường đặc hẳn, trở thành màu trắng, gọi là Thạch mật. Bản thảo cương mục kí nói: Thạch mật cũng gọi là đường sữa, đường tuyết trắng, tức là đường trắng, sản xuất ở Ích châu (tỉnh Tứ xuyên) và Tây nhung. Dùng nước, sữa bò, bột gạo hòa với đường cát nấu thành bánh, có màu vàng lợt, cứng và nặng, chủ trị bệnh nóng trong người, làm tươi mát buồng phổi, giúp ích tân dịch của ngũ tạng.