Tam Chủng Phát Tâm

Tam Chủng Phát Tâm
Chưa được phân loại

tam chủng phát tâm

[it_heading text=”Phật Quang Đại Từ Điển” heading_style=”style7″ tag:div|font_size:24 extrabold=”bolder” upper=”1″]

(三種發心) I. Tam Chủng Pháp Tâm. Chỉ cho 3 thứ tâm bồ đề mà Bồ tát phát khởi ở giai vị tu đạo, đó là: 1. Tín thành tựu phát tâm: Hạnh Thập tín viên mãn, tín tâm đã thành tựu, tiến vào Sơ phát tâm trụ trong giai vị Thập trụ.2. Giải hành phát tâm: Giải là hiểu rõ, Hành là tu hành. Nghĩa là trong giai vị Thập hành hiểu được pháp tính vốn không, tu hành 6 độ, phát tâm hồi hướng, tiến vào giai vị Thập hồi hướng. 3. Chứng phát tâm: Chứng là chứng nhập. Nghĩa là nhập Sơ địa cho đến Thập địa. Sự chứng nhập này không có cảnh giới, chỉ là trí Chân như, gọi là Pháp thân; pháp thân hiển phát nên gọi là Chứng phát tâm. [X. Thập địa kinh luận Q.2; Đại thừa nghĩa chương Q.9]. II. Tam Chủng Phát Tâm. Ba thứ tâm bồ đề do Bồ tát phát khởi trong Bồ đề tâm văn. Đó là: 1. Đại bi tâm: Bồ tát đã liễu ngộ tự tâm vốn không sinh diệt nên thương xót chúng sinh uổng chịu trầm luân trong 6 đường, tuy mình chưa chứng bồ đề nhưng nguyện cho chúng sinh giải thoát. Do đó, phát tâm đại bi đồng thể rộng lớn, thực hành Tứ nhiếp pháp suốt đời vị lai, nhiếp thụ các chúng sinh ấy, khiến về nguồn chân, cùng thành Phật đạo. 2. Đại trí tâm: Bồ tát đã khởi phát đại trí, thệ độ chúng sinh, phẩm loại rất nhiều, căn khí khác nhau, nên phải phụng sự hết thảy chư Phật, học rộng diệu pháp, mỗi mỗi chứng nhập, chuyển hóa chúng sinh, phát trí đại bi rộng lớn. 3. Đại nguyện tâm: Tâm vốn thanh tịnh, nhưng bị trần lao che lấp lâu ngày nên tập khí khó có thể tiêu trừ ngay được, sợ bị luân hồi trong các đường ác, không gặp được thắng duyên Phật pháp, nên phát đại nguyện tu đủ muôn hạnh, hạnh và nguyện trợ giúp lẫn nhau, giống như chiếc xe vận chuyển không ngừng, thẳng đến bồ đề. III. Tam Chủng Phát Tâm. Chỉ cho 3 thứ phát tâm cầu vãng sinh nói trong kinh Quán Vô lượng thọ Phật, đó là: 1. Chí thành tâm: Chúng sinh ở thế giới Sa bà này muốn sinh về cõi nước của đức Phật kia thì nên phát tâm chuyên chí thành thực, chính niệm chân như, cầu nguyện vãng sinh. 2. Thâm tâm: Người muốn cầu quả Phật vô thượng thì tâm cần phải khế hợp thâm lí, trồng chắc căn lành, như gốc sâu khó trốc. 3. Phát nguyện tâm: Khéo hồi hướng công đức của thực tâm Chân như và thiện tâm Thú quả, phát nguyện cầu vãng sinh Tịnh độ, mau chứng pháp nhẫn, diệt trừ tất cả khổ não cho chúng sinh. [X. kinh Quán Vô lượng thọ Phật]. (xt. Tam Tâm).

Bài Viết Liên Quan

Chưa được phân loại

Từ Điển Thiền Và Thuật Ngữ Phật Giáo [Anh - Việt]

THIỆN PHÚC TỪ ĐIỂN THIỀN & THUẬT NGỮ PHẬT GIÁO DICTIONARY OF ZEN  & BUDDHIST TERMS  ANH - VIỆT ENGLISH - VIETNAMESE
Chưa được phân loại

Thư gởi Hoằng Nhất thượng nhân

Giảng Khởi Tín Luận bất tất phải tuân theo Liệt Võng Sớ, nhưng quyết chẳng thể nói Liệt Võng là sai.

Chưa được phân loại

Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm tại các nước châu Á

Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm tại các nước châu Á Nguyễn Gia Quốc Tư tưởng Đại thừa ra đời như một bước ngoặt mới của sự phát triển Phật giáo mà nổi bật nhất là lý tưởng hình tượng Bồ tát ngày càng...
Chưa được phân loại

Phụ Lục (Appendices)

Tổ Đình Minh Đăng Quang PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN - BUDDHIST DICTIONARY Thiện Phúc PHỤ LỤC (APPENDICES) Phụ Lục A: Những Kinh Phổ ThôngPhụ Lục B: Kinh Pháp CúPhụ Lục C: Kinh Bách DụPhụ Lục D: Kinh Tứ Thập Nhị ChươngPhụ Lục E: Những Kinh...
Chưa được phân loại

Cư Sĩ Chứng Quả Dự Lưu

Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka

Chưa được phân loại

Một lá thư gởi khắp

của Ấn Quang Đại Sư Lời lẽ tuy vụng về chất phác, nhưng nghĩa vốn lấy từ kinh Phật. Nếu chịu hành theo, lợi lạc vô cùng. Năm Dân Quốc 21 – 1932 Pháp môn Tịnh Độ, độ khắp ba căn, lợi – độn trọn…