hữu pháp

Phật Quang Đại Từ Điển

(有法) I. Hữu Pháp. Gọi đủ: Hữu thể pháp Đối lại: Vô pháp. Pháp tồn tại hoặc pháp có thực. Tông Duy thức cho rằng các pháp trong 18 giới hiện tại có thể tính, cho nên gọi là Hữu thể pháp; pháp vô vi cũng thuộc về Hữu thể pháp này. Trái lại, các pháp quá khứ, vị lai, lông rùa, sừng thỏ, v.v… không có thể tính, cho nên gọi là Vô thể pháp (Vô pháp). Kinh Đại bát niết bàn quyển 10 (Đại 12, 422 hạ), nói: Xưa có nay không, xưa không nay có, hữu pháp 3 đời, không có lí ấy . II. Hữu Pháp. Tiếng dùng trong Nhân minh. Chỉ cho danh từ trước của Tông (mệnh đề) trong luận thức Nhân minh, còn danh từ sau của Tông thì gọi là Pháp. Hữu pháp là có thuộc tính mà Pháp là thuộc tính. Như nói âm thanh là Vô thường thì âm thanh (danh từ trước = hữu pháp) là một sự vật có cái thuộc tính vô thường, còn vô thường (danh từ sau = pháp) là cái thuộc tính ấy của âm thanh và của nhiều sự vật khác. Nhân minh nhập chính lí luận sớ quyển thượng (Đại 44, 98 hạ), nói: Danh từ trước (tiền trần) chỉ có một nghĩa, có tự thể cố định nên nghĩa không được rộng rãi, không được gọi là pháp . Còn danh từ sau (hậu trần) thì bao hàm cả 2 nghĩa (hữu pháp và pháp), vì nghĩa của nó rộng rãi như thế nên đặc biệt được gọi là pháp .