Ba Đan Xà Lê

Ba Đan Xà Lê
Chưa được phân loại

BA ĐAN XÀ LÊ

Phật Quang Đại Từ Điển

Phạm:Pataĩjali. Là nhà học giả văn pháp (grammar) Ấn Độ ở thế kỉ thứ II trước Tây lịch. Còn gọi là Bàn-đạt-xà-lí, Bát-đầu-xã-la. Ông viết cuốn sách Ma-ha-ba-hạ (Phạm: Mahàbhàwya), chú giải sách Khải-đề-a-á-na (Phạm: Kàtyàyana) rất tường tận, và từng bổ chính văn điển Ba-nhĩ-ni (Phạm: Pàịini), xác lập khuôn phép văn phạm của tiếng Phạm Ba-nhĩ-ni cho được hoàn bị, lại phê phán đính chính văn điển và, trong phần thuyết minh, có nói nhiều đến cách sinh hoạt xã hội của thời bấy giờ, cho nên nó là tư liệu quí báu cho việc nghiên cứu lịch sử Ấn Độ. Không biết Ba-đan-xà-lê cùng với nhà triết học phái Du-già đã viết cuốn kinh Du-già (Phạm: Yogasùtra) là một người hay khác, thì điều đó không có cách nào biết được.

Nội dung kinh Du-già bao hàm triết học, giới luật và phương pháp tĩnh tọa, lấy việc chỉ dẫn người học nhận biết thần tính làm chủ yếu; tác giả kinh Du-già cũng gọi là Ba-đan-xà-lê, nhưng sự tích của ông, về mặt sử thực, không thấy được truyền, và kinh Du-già được viết vào thời đại nào, cũng có nhiều thuyết phân vân, người ta chỉ có thể phỏng đoán là ông đã sống ở khoảng 400 năm trước Tây lịch đến 400 năm sau Tây lịch.

Bài Viết Liên Quan

Chưa được phân loại

Từ Điển Thiền Và Thuật Ngữ Phật Giáo [Anh - Việt]

THIỆN PHÚC TỪ ĐIỂN THIỀN & THUẬT NGỮ PHẬT GIÁO DICTIONARY OF ZEN  & BUDDHIST TERMS  ANH - VIỆT ENGLISH - VIETNAMESE
Chưa được phân loại

Bảo vệ: 42 Hnads

Không có trích dẫn vì bài này được bảo vệ.

Chưa được phân loại

[Video nhạc] Bông Hồng Tôn Kính Mẹ Cha

Bông Hồng Tôn Kính Mẹ Cha Dương Đình Trí, Lệ Thủy
Chưa được phân loại

Cư Sĩ Chứng Quả Dự Lưu

Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka

Chưa được phân loại

Đại Thừa Khởi Tín Luận (Cao Hữu Đính)

SỐ 1666 ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN Bồ-tát Mã Minh tạo luận Tam tạng pháp sư Chân Đế dịch Cao Hữu Đính dịch ra Việt văn   Chương 1 Tông Chỉ và Mục Đích Quy mạng đấng Đại Bi Đủ ba nghiệp tối thắng Ý...
Chưa được phân loại

Hậu Xuất A Di Đà Phật Kệ

SỐ 373 HẬU XUẤT A DI ĐÀ PHẬT KỆ Hán dịch: Bản văn xưa cũ thì khuyết danh, đây là bản ghi lại vào đời Hậu Hán Việt dịch: Thích Nữ Tuệ Quảng   Tỷ-kheo chỉ niệm Pháp Bèn theo vua Thế Nhiêu Phát nguyện...