TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 19
Đời thứ mười bốn, sau đời Thiền sư Đại giám
– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Thiện Bản ở Phán vân, có sáu mươi chín vị:
- Thiền sư Sở Minh ở Tịnh từ
- Thiền sư Đạo Hòa ở Trường lô
- Thiền sư Tư Tuệ ở Tuyết phong
- Thiền sư Quả Xướng ở Bảo lâm
- Thiền sư Chí tuyền ở Vân phong
- Thiền sư Thường Ngộ ở Tuệ lâm
- Thiền sư Hữu Quy ở Đạo tràng
- Thiền sư Khả Phục ở Diên khánh
- Thiền sư Tuệ Nhan ở Đạo tràng
- Thiền sư Tông Đạt ở Song phong
- Thiền sư Tử Kỳ ở Ngũ phong
- Thiền sư Đạo Tín ở Vân môn
- Thiền sư Tùng Giáng ở Thiên trúc
- Thiền sư Tư Tu ở Thừa thiên
- Thiền sư Pháp Yếu ở Ngô giang
- Thiền sư Bảo Nguyệt ở Tư phước
- Thiền sư Tuệ Thông ở Thiên y
- Thiền sư Tề Nguyệt ở Thiên Thánh
- Thiền sư Hy Cổ ở Viên minh
- Thiền sư Văn Tuệ ở Lang sơn (hai mươi vị hiện có ghi lục)
- Thiền sư Hoà ở Trí hải
- Thiền sư Đạt ở Thủy tây
- Thiền sư Hữu Bằng ở Nam lăng
- Thiền sư Trừng Tế ở Thiên chương
- Thiền sư Pháp Hải ở Quy dương
- Thiền sư Hữu Thông ở Báo từ
- Thiền sư Tuệ ở Thụy phong
- Thiền sư Trí Thường ở Linh nham
- Thiền sư Lợi Thông ở Hoa tạng
- Thiền sư Đức Diễn ở Quảng linh
- Thiền sư Biện ở Thiên y
- Thiền sư Bảo Tướng ở Đại biệt
- Thiền sư Quảng Ngộ ở Cảm tứ
- Thiền sư Đạo An ở Hàm bích
- Thiền sư Dụng Thăng ở Vân môn
- Thiền sư Tử Khanh ở Minh chiêu
- Thiền sư Ấn ở Tư khánh
- Thiền sư Tử Giám ở Bảo nghiêm
- Thiền sư Trí Hoa ở Đại mai
- Thiền sư Hy Triệu ở Sùng thắng
- Thiền sư Thụy ở Tịnh từ
- Thiền sư Trạch Lân ở Tịnh tuệ
- Thiền sư Linh Hiểu ở Chiêu hóa
- Thiền sư Giới Thông ở Thọ ninh
- Thiền sư Khả Hoằng ở Tây phương
- Thiền sư Hiểu Sơ ở Thọ Thánh
- Thiền sư Tuệ Thông ở Phật trí
- Thiền sư Dụng Trung ở Thiên ninh
- Thiền sư Thủ Tiết ở Ô long
- Thiền sư Hoài Lập ở Báo ân
- Thiền sư Phổ An ở Thừa thiên
- Thiền sư Tử Vi ở Trị bình
- Thiền sư Cảo Tuyên ở Tư Thánh
- Thiền sư Văn Tắc ở Nam sơn
- Thiền sư Tư Chính ở Trường khánh
- Thiền sư Hải Tiên ở Vạn thọ
- Thiền sư Dụng Lân ở Tây viện
- Thiền sư Tuệ Nghiệt ở Minh giác
- Thiền sư Tuệ Sơ ở Lễ tuyền
- Thiền sư Phổ Chí ở Thái bình
- Thiền sư Ngộ Tiên ở Hoàng sơn
- Thiền sư Tịnh Uyên ở Hương sơn
- Hòa thượng Uẩn Cơ
- Hòa thượng Đàm Tuệ
- Thiền sư Khiêm ở Diêm quan
- Thiền sư Giám ở Thọ Thánh
- Thiền sư Tùng ở Tiêu sơn
- Thiền sư Thuần ở Sùng đức
- Thiền sư Giao ở La-hán (bốn mươi chín không ghi lục)
– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Thiện Ninh ở Kim sơn, có mười ba vị:
- Thiền sư Tri Tướng ở Thiền duyệt
- Thiền sư Đạo Tề ở Lộc uyển
- Thiền sư Tử Thuần ở Phổ tế
- Thiền sư Dụng An ở Hòa sơn (bốn vị hiện có ghi lục)
- Thiền sư Hữu Lân ở Tiên cư
- Thiền sư Thủ Đàm ở Siêu hóa
- Thiền sư Phật Nhật ở Kim sơn
- Thiền sư Tuệ Sơ ở Tiên nghiễm
- Thiền sư Đạo Tư ở Tây dư
- Thiền sư Đạo Bản ở Quảng giáo
- Thiền sư Giản Tài ở Thái bình
- Thiền sư Đạo Cương ở Thắng giáp
- Thiền sư Đạo Tài ở Hồng phước (chín vị không ghi lục)
– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Hy Tổ ở quảng linh, có ba vị:
- Thiền sư Quảng Viên ở Ô long
- Thiền sư Hoài Nghĩa ở Tiên nham
- Thiền sư Trí Thành ở khê (ba vị có ghi lục)
– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Nham – Viên Trừng ở Tư thọ, có hai vị:
- Thiền sư Tung ở Bành pháp (hiện có ghi lục)
- Thiền sư Công Viễn ở Bảo sơn (hiện không ghi lục)
– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tu Ngung ở Đầu tử, có sáu vị:
- Thiền sư Quán ở Tư thọ
- Thiền sư Giang ở Bạch mã
- Thiền sư Trí Nguyệt ở Hương nghiêm
- Thừa tướng Phú Ngạn Quốc (bốn vị hiện có ghi lục)
- Thiền sư Pháp Thông ở Văn thù
- Thiền sư Minh Đàm ở Tư thọ (hai vị không ghi lục)
– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Bạch ở Phật quốc, có mười bốn vị:
- Thiền sư Duy Trọng ở Kim sơn
- Thiền sư Vĩnh Nhân ở Càn minh
- Thiền sư Thiệu Tiên ở Trí giả
- Thiền sư Sùng Khải ở Thắng nhân
- Thiền sư Trọng Dị ở Phước Thánh
- Thiền sư Tuệ Hải ở Tuệ lâm
- Thiền sư Nguyên ở Kiến long (bảy vị có ghi lục)
- Thiền sư Pháp Tối ở Phổ chiếu
- Thiền sư Tu ở Thiên ninh
- Thiền sư Phổ Kiền ở Tuệ tế
- Thiền sư Toàn Quả ở Nhị tổ
- Thiền sư Ngộ ở La-hán
- Thiền sư Sách ở Tam tổ
- Thiền sư Nghiêu ở Quảng giáo (bảy vị không ghi lục)
– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tông Dị ở Trường lô, có chín vị:
- Thiền sư Quỳnh ở Hồng tế
- Thiền sư Chiếu ở Bắc kinh
- Thiền sư Trí Chương ở Huyền sa
- Thiền sư Duy Nhất ở Tịnh từ
- Thiền sư Thiện Khâm ở Tương sơn
- Thiền sư Đạo Như ở Bản giác
- Thiền sư Tử Thâm ở thiên ninh
- Thiền sư Diên ở Thụy phong
- Hòa thượng Tăng Nhẫn (chín vị không ghi lục)
ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ THIỆN BẢN Ở PHÁP VÂN
1. Thiền sư Sở Minh ở Tịnh từ.
Thiền sư Sở Minh – Bảo ấn ở Tịnh từ tại phủ Lâm an, vốn người dòng họ Trương ở Bách ngạc. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tâm ấn của Tổ sư chẳng dài chẳng ngắn, chẳng vuông chẳng tròn, chẳng trong chẳng ngoài, cũng chẳng phải trung gian. tạm hỏi cùng đại chúng quyết định hình dung tướng mạo ấy như thế nào?” Sư nắm lấy cây gậy tiếp bảo: “Có thấy chăng? Triện xưa chẳng thành văn, lụa bay khó đồng thể. Từ gốc tự rõ ràng, sao phải lại đặt đất”. Xong, Sư đánh vào thiền sàn một cái và xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Ra cửa thấy núi nước, vào cửa thấy điện Phật, linh quang thông khắp cùng. Các người sao chẳng tiến? Nếu chẳng tiến, ngày nay Tịnh từ chẳng trước tiện”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tổ sư nói: “Tôi vốn đến xứ này, truyền pháp cứu mê tình, một hoa nở nằm cành, kết quả tự nhiên thành. Tịnh từ bấy giờ nếu thấy nói gì, hẳn dùng cây gậy sơn đen đánh một gậy giết chết, đem chôn vùi nơi đất không âm dương, khiến kia ra hơi không được. Cớ sao nhẫn chịu kia lừa dối người nước Đường chúng ta vậy? Trong chúng chớ có vì Tổ sư mà ra hơi chăng? Ra thì sẽ cùng ấy đồng một lúc chôn vùi đi vậy”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nếu luận bàn việc này như rải bày tiền báu đổ đống vàng ngọc, kẻ mê mờ chính mình tự cam chịu khốn cùng, người có mắt sáng đưa thư tay lại nắm lấy. Do đó nói: “Cõi Diêm-phù vật báu lớn thấy ít được lại hiếm, như người đem dâng hiến ta một bữa ăn lúc thành Phật”. Sư mới nắm cây gậy, tiếp bảo: “Như nay một lúc trìnhtwj, mời khắp cả đại chúng dán cao mắt”. Xong, Sư bèn ném cây gậy và xuống khỏi tòa.
2. Thiền sư Đạo Hòa ở Trường lô.
Thiền sư Đạo Hòa ở Trường lô, vốn người dòng họ Phan ở hưng hóa. Có vị Tăng hỏi: “Thánh hội Vô-già lại có người chẳng đến chăng?” Sư đáp: “Có”. Lại hỏi: “Ai là người chẳng đến?” Sư đáp: “Sắt Côn lôn dưới chân Kim cang”. Lại hỏi: “Chẳng hứa đi đêm, sáng ngày phải đến, ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Xe con đầu dê đẩy trăng sáng”. Lại hỏi: “tiện lúc nào đi thì như thế nào?” Sư đáp: “Thiết môn đường nguy hiểm”. Lại hỏi: “Lúc một dùi hai bên phải nhận lấy thì thế nào?” Sư đáp: “Đạp ngó sen được cá về”. Lại hỏi: “Riêng truyền ngoài giáo điển, chưa xét rõ là truyền cái gì?” Sư đáp: “Đạn sắt”. Lại hỏi: “Lúc trăm thành đi bãi thì thế nào?” Sư đáp: “Trước đầu lại có ải Triệu Châu”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Một hai ba bốn năm sáu, Hồ Tăng mắt biếc số chẳng đủ, trâu đất vào biển qua Tân-la, ngựa gỗ đuổi gió đến Thiên trúc. Thiên trúc mênh mông tìm xứ nào. Trên núi Bổ-đà hỏi Quán Âm, Phổ Hiền vỗ tay cười ha ha. Về đi lại chừ nước thu sâu”.
3. Thiền sư Tư Tuệ ở Tuyết phong.
Thiền sư Tư Tuệ – Diệu Trạm ở Tuyết phong ở Phước châu, vốn người dòng họ Du ở Tiền đường. Có vị Tăng hỏi: “Lúc nơi điện xưa không có đèn thì thế nào?” Sư đáp: “Vách tường đông đánh vách tường tây”. Lại hỏi: “Thế nào khua nhằm Lộ trụ?” Sư đáp: “Chưa dám hứa cùng”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Một pháp nếu thông, muôn duyên mới thấu”. Sư nắm cây gậy, tiếp bảo: “Trong ấy mà ngộ được, nâng dây cây gậy đi ngang trên biển. Nếu đến đầu núi Vân cư cùng ta truyền lời Hòa thượng Vân Phong. Ôi!” Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Bủa giềng lưới Đại giáo vớt bắt cá trời người, hộ Thánh chẳng tợ lão Hồ, kéo đất mang nước, chỉ là thấy thỏ thả chim săn, gặp chương bắn mũi tên”. Và Sư mới lớn tiếng gọi đại chúng: “Trúng!” Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Ngày xưa Dược Sơn sớm chiều chẳng tham trải qua cả tháng. Một ngày nọ đại chúng mới nhóm tập, Dược Sơn bèn trở về phương trượng. Chư Thiền đức! Lúc ấy Phật pháp đã tự mỏng đạt, luận lại còn sánh chút ít, đến nay mỗi ngày gióng trống lên giảng đường, lo lắng xót xa, người hỏi miệng tợ như se tơ đánh sợi, người đáp lưỡi tợ như sấm sét. Tất cả tợ như ngày nay tuệ mạng Linh sơn gần như treo sợi tơ, gia phong Thiếu thất nguy như xâu trứng. Lại an được cái bùi ngùi nạp Tăng có chí dựng Tông thừa, ra lại hét tan đại chúng. Chẳng chỉ bên tai lắng rõ, hẳn khiến chánh pháp cửu trụ, há chẳng lớn thay! Nếu như trên đầu gậy chẳng thành rồng, sơn Tăng thực hành ngược lệnh ấy”. Xong, Sư nắm cây gậy đồng một lúc đuổi tan. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Lông mi giăng ngang bày mười phương, lông mày trên thấu trời xanh dưới suốt suối vàng. Hãy nói lỗ mũi ở nơi nào?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Tâu”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đỉnh núi diệu cao, mây biển mênh mông, trước hang Thiếu thất tuyết sương rét lạnh, ngang eo đứng đợi, nhọc tự khổ mình, giày lẽ về tây, xa lại càng xa”. Xong, Sư gõ cây gậy một cái và xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đại đạo chỉ tại trước mắt, cốt lõi trước mắt khó thấy, muốn biết chân thể Đại đạo, sáng nay mười lăm (15) tháng ba. Chẳng nhọc đứng lâu”. Ngày đổi niên hiệu Kiến Viêm (1127) thời Nam Tống, lên giảng đường, Sư bảo: “Đức lớn của đất trời gọi là sinh, báu lớn của Thánh nhân gọi là vị. Nay Hoàng đế mới lên ngôi báu, muôn nước đều quay về lòng nhân, cỏ cây đều được đượm nhuần đức ấy, đây còn là việc bên cạnh, Thánh chúa ứng thế. Một câu nơi Vương cung giáng đản trở về trước, người trong thiên hạ phỏng đòi chẳng nhằm”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tất cả pháp không sai, bánh hồ Vân Môn, trà Triệu Châu, trong lầu Hoàng Hạc thổi sáo ngọc, Giang thành tháng năm (05) hoa mai rơi, hổ thẹn Thái nguyên Thượng tọa Phu. Canh năm nghe trống giác, trời sáng đùa Tỳ-bà”. Xong, Sư hét một tiếng. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nam tuân cácbạn đạp phá giày cỏ, học hết vô vi ngồi tiêu nhật nguyệt, phàm tình dễ thoát, Thánh giải khó quên, chỉ có mảy may đều thành rò rỉ, trong ấy có thể làm đạo tợ đất chống núi. Ứng vật hiện hình như lừa trông nhìn đáy giếng, giả sử không lường tính đường vết đã thành, nếu luận về tương ứng chuyển đắm giao thiệp. Khuyên cùng các Nhân giả, chớ sai lầm dụng tâm, mỗi tự về nhà, lại tìm cầu việc gì?”.
4. Thiền sư Quả Xướng ở Bảo lâm.
Thiền sư Quả Xướng ở Bảo lâm tại Vụ châu, vốn người dòng họ Thời ở An châu. Sư cùng Đề hình Dương Công Thứ vào núi, đồng đi núi lần lượt, Dương nêu lên Đại sĩ ăm cơm đá mà hỏi: “Đã là cơm đá, vì sao cắn chẳng mẻ?” Sư đáp: “Chỉ vì quá cứng”. Lại nói: “Còn can thiệp phồn từ”. Sư bảo: “Chưa xét rõ Đề hình làm sao sống?” Dương nói: “Cứng”. Sư bảo: “cũng lá vầng trăng thứ hai”. Dương vì ghi tả bảy Đức Phật trên ngạch điện, mới hỏi: “Lúc bảy Đức Phật xuất hiện lại nơi đời thì như thế nào?” Sư đáp: “Một hồi cùng gặp, một hồi mới”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Một tức một, hai tức hai, gọi nhằm ngay là không mùi hương”. Bỗng nhiên Sư nắm cây gậy gõ một cái, tiếp bảo: “Biết được sơn Tăng cành lan lật, chớ hướng Nam sơn tìm lỗ mũi ba ba”.
5. Thiền sư Chí Tuyền ở Tuyết phong.
Thiền sư Chí Tuyền – Tổ Đăng ở Vân phong tại Đàm châu, vốn người dòng họ Trần ở Nam việt. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Thôi đi, nghỉ đi, một niệm muôn năm đi, tro lạnh cây khô đi, miếu cổ là hương đi, một điều lụa nỏn đi. Đại chúng, nơi người xưa thấy, như mặt nhật phát sáng giữa không trung, chẳng dính hai bên đâu lạc vào âm giới, đáng thương con cháu đời sau, phần nhiều làm một màu sắc bên cạnh hợp. Sơn Tăng tức không như vậy, chẳng thôi đi chẳng nghỉ đi, nghiệp thức một mờ đi, bảy điên tám đảo đi. Đầu đường ngả tư ồn náo mênh mông, trong sắc nằm ngồi đi, ba nhà trong thôn đầy bít đường cái, trong đường gai góc vui đùa đi, núi dao cây kiếm mổ ruột moi tim, vạc sôi lò than da xuyên cốt nát đi, cử xướng như vậy rất tợ trẻ con ba tuổi trục cầu lụa”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Hết thảy âm là âm Phật, bôi thoa trống độc vào thấu trong lỗ tai, hết thảy hình sắc là hình sắc Phật, sắt tật lê xuyên qua trong tròng mắt. Khéo việc chẳng như không”. Xong, Sư bèn xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Khắp càn khôn đại địa là cái vòng sắt nóng. Các người hướng đến nơi nào xuống miệng?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Nuốt chẳng tiến tới, nhả chẳng ra”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trúc gầy tùng cao giọt hương biếc, dòng gió trăng thông qua mát nóng, chẳng biết ai ở chùa Nguyên tây, mỗi ngày khua chuông đưa chiều tà”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trên đầu sắc ngủ say, trong đàn hổ lang tọa thiền, giữa rừng gai góc vụt thân, trong rừng tuyết nhận đùa vui, ảnh trúc quét lay bụi chẳng đông, trăng xuyên đáy đầm nước không sẹo”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Chẳng phải gió động, chẳng phải phướng động, nạp Tăng mất đi lỗ mũi. Là gió đông, là phướng động, rõ ràng là cái thùng sơn, hai chẳng đồng, mắt mò tai điếc, nước khe tợ ngọc lam, hoa núi tợ lửa hồng”. Lại có lúc lên giảng đường, có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Đắp nhằm đầu trán, mẻ nhằm lỗ mũi”. Lại hỏi: “Ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Lừa, lạc đà, ngựa chở”. Lại hỏi: “Hướng thượng lại còn có việc gì không?” Sư đáp: “Sáng đến trời tây, chiều về đất đường”. Lại nói: “Cảm tạ Sư đã giải đáp câu thoại”. Sư bảo: “Đại thừa nghiền nát chán đời”. Vị Tăng ấy đi lui, Sư mới bảo: “Có vị Tăng hỏi đại ý từ Tây vức lại, đắp nhằm đầu trán, nghiền nhằm lỗ mũi, ý chỉ lại như thế nào? Lừa, lạc đà và ngựa chở, sáng đến trời tây, chiều về đường, Đại thừa vừa tợ nghiền nát chán đời. Cớ sao chẳng lường đại nhân đầy đủ lời trong mạch chuyển nguy?” Xong, Sư bèn vỗ tay, cười lớn và xuống khỏi tòa. Có vị Tăng hỏi: “Đan hà thiêu đốt Phật gỗ, viện chủ vì gì mày râu đến rơi rụng?” Sư đáp: “Một người truyền hư muôn người truyền thật”. Lại hỏi: “Thế nào thì chẳng rơi lạc?” Sư đáp: “Hai lớp công án”. Lại hỏi: “Người học chưa hiểu, đặt bày thỉnh hỏi điều lợi ích?” Sư đáp: “Quân viên kiền cát trên đầu cắm bút”. Lại hỏi: Đức Sưon hễ ai vào cửa liền đánh, ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Bỏ gậy sửa trị dân”. Lại hỏi: “Lâm Tế hễ ai vào cửa liền quát hét, lại làm sao sống?” Sư đáp: “Chẳng nói mà cảm hóa”. Lại hỏi: “Chưa xét rõ Hòa thượng làm sao vì người?” Sư đáp: “Một dao hai ”. Lại hỏi: “Thạch môn không vá, xin Sư một lần mở?” Sư bảo: “Tiến tới trước ba bước”. Lại hỏi: “Hướng thượng không cửa xin Sư một lần đóng?” Sư bảo: “Lùi sau một tầm”. Lại hỏi: “Chẳng mở chẳng đóng lại làm sao sống?” Sư đáp: “Hồng, hồng”. Và bèn đánh.
6. Thiền sư Thường Ngộ ở Tuệ lâm.
Thiền sư Thường Ngộ ở Tuệ lâm tại Đông kinh. Có vị Tăng hỏi:
“Nếu chẳng truyền pháp độ chúng sinh, khắp thế gian không do đâu báo ân. Chưa xét rõ truyền cái pháp gì?” Sư đáp: ““Mở Tông minh nghĩa” chương thứ nhất”. Lại hỏi: “Lúc Tổ sư Đạt-ma chưa đến thì như thế nào?” Sư đáp: “Xét biết được tiền giày cỏ”. Lại hỏi: “Sau khi đã đến thì như thế nào?” Sư đáp: “Lắm lớp ải đường núi”.
7. Thiền sư Hữu Quy ở Đạo tràng.
Thiền sư Hữu Quy ở Đạo tràng tại An cát châu, vốn người dòng họ Khương ở Vụ châu. Có lúc lên giảng đường, Sư nắm cây gậy vàbảo: “Có thấy chăng? Cùng các huyền biện, nếu một mảy lông đặt để giữa Thái hư, then chốt hết đời, tợ như một giọt nước rơi vào hác lớn. Đức Sơn lão nhân tuy có thiêu đốt sớ sao ấy, cũng là sau khi giặc qua mới trương cung tên. Hãy nói từ khi văn thể chưa rõ bày trở về trước lại làm sao sinh lý luận. ba ngàn kiếm khách ngày nay ở tại đâu? Riêng hứa trang đồng đến thái bình lên giảng đường, trồng ruộng bác phạn, gia phong địa tạng, khách lại uống trà Triệu Châu lễ độ. Hãy nói môn hạ hộ Thánh riêng có nơi sinh trưởng chăng?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Tâm thường chẳng phóng núi suối ra, đát nhà ao trong ngâm chiếu người”. Hóa Sĩ hỏi: “Thúc giục chỉnh trang đã xong, xin Sư một lời chỉ bảo?” Sư bảo: “Khéo xem việc trước đường, chớ sánh lúc ở nhà”. Lại hỏi: “Thế nào là ba nhà trong thôn, đầu ngả tư đường cái ngang bằng mỗi người đi?” Sư đáp: “Soi chiếu lại đánh mất đãy vải”.
8. Thiền sư Khả Phục ở Diên khánh.
Thiền sư Khả Phục ở Diên khánh tại Triệu châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Hồ lại Hồ hiện, Hán lại Hán hiện. Bỗng nhiên lúc Hồ Hán đồng lại, làm sao cầu chuẩn?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Ráng rơi cùng phóng lẽ ngang gió, nước thu cùng khoảng trời một sắc. Tham”. Lại có lúc lên giảng đường, bỗng nhiên Sư nắm cây gậy đè ngang trên đầu gối và bảo: “Khổ đau lắm! Khổ đau lắm! Đầm biếc muôn ngàn trượng, cái nào là tri âm?” Xong, Sư đánh xuống một cái và xuống khỏi tòa.
9. Thiền sư Tuệ Nhan ở Đạo tràng.
Thiền sư Tuệ Nhan ở Đạo tràng tại An cát châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đức Thế Tôn đè ngón tay, Hải ấn phát sáng”. Xong, Sư nắm cây gậy, tiếp bảo: “Chớ vọng tưởng”. Rời xuống khỏi tòa.
10. Thiền sư Tông Đạt ở Song phong.
Thiền sư Tông Đạt – Phổ Tịch – Phật Hải ở Song phong tại Ôn châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là cảnh Vĩnh gia?” Sư đáp: “Núi Hoa cái”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đáp: “Một đêm ngủ tỉnh giấc”. Có lúc lên giảng đường, đại chúng đã nhóm tập ổn định, Sư hét một tiếng rồi bảo: “Oan có đầu, trái có chủ. Trân trọng”.
11. Thiền sư Tử Kỳ ở Ngũ phong.
Thiền sư Tử Kỳ ở Ngũ phong tại Việt châu. Có vị Tăng hỏi: “Người học từ trước đến đây, xin Sư rủ lòng chỉ bày?” Sư đáp: “Hoa nở ngàn đóa đẹp”. Lại hỏi: “Người học không hiểu?” Sư đáp: “Sau cơn mưa muôn núi xanh”. Lại nói: “Cảm ân Sư chỉ dạy”. Sư bảo: “Ông làm sao sống hiểu?” Vị Tăng ấy bèn hét. Sư bảo: “Chưa nhằm”. Vị Tăng ấy lại hét. Sư bảo: “Một tiếng hét, hai tiếng hét, sau làm sao sống?” Vị Tăng ấy đáp: “Cũng biết Hòa thượng có cơ yếu ấy”. Sư hỏi: “Vừa rồi nói cái gì?” Vị Tăng ấy im lặng không đối đáp, Sư bèn hét.
12. Thiền sư Đạo Tín ở Vân môn.
Thiền sư Đạo Tín ở Vân môn – Thiều sơn tại Tây kinh. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Ngàn năm mộ cổ, ngày nay rắn mọc sừng”. Lại hỏi: “Chẳng tiện là gia phong của Hòa thượng không?” Sư đáp: “Bởi lường thì tan thân mất mạng”. Lại hỏi: “Thế nào là chính mình của người học?” Sư đáp: “Không người biết đó”. Lại hỏi: “Thế nào là được thoát mới đi?” Sư đáp: “Ông hỏi ta đáp”.
13. Giảng sư Tùng Giáng ở Thiên trúc.
Giảng sư Tùng Giáng – Từ Biện ở Thiên trúc trên phủ Lâm an, vốn người xứ Tùng dương – Xử chi. Là bậc có đủ sự thấy biết lớn, tiếng tăm vang khắp các giarng tịch. Với luận chỉ quán rất được khế ngộ, thường cùng các thiên nạp vân du. Sư từng đem đạo lực đến gõ hỏi Đại thông, một ngày nọ, Đại Thông gởi đến một phong thư, Sư mở xem thấy hai vòng tướng đen trắng mới tỏ ngộ, bèn làm kệ đáp rằng: “Tướng đen tướng trắng mang gông qua trạng, Rõ chẳng rõ chừ không gió nổi sóng. Nếu hỏi biệc rốt cùng như thế nào, Thì núi Động đình tại trên Thái hồ”.
14. Thiền sư Tư Tu ở Thừa thiên.
Thiền sư Tư Tu ở Thừa thiên tại Việt châu, vốn người dòng họ Hoàng ở Đơn châu. Sư thọ học ở chùa Thường hưng tại Đông kinh, rất thông suốt ba tạng kinh luật luận, hành trì rất tinh nghiêm. Sư đến dự tham dưới lời chỉ dạy của Thiền sư Trí Thông mà khế ngộ, bèn đến ở Thừa thiên. Có lúc Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Nếu luận bàn việc này, hiểu đó thì là thần kính đó thì linh, quán xét đó thì mắt tợ lông mày, nghe đó thì trâu đất gầm hét, nói đó thì đó lụa buộc đầu lưỡi, người đó thì bít lấp lỗ mũi, xúc chạm đó thì một gậy thành vết sẹo, nghĩ ngợi đó thì châm mổ chẳng vào. Ngay nơi khoảng ấy thì gọi đó là nơi trí chẳng đến, nơi đường tâm dứt tuyệt, cũng gọi đó là nơi an lạc của người vô sự. Ngay như ngàn Thánh xuất hiện hưng hóa, như Tổ đương đầu nói cũng chẳng nhằm. Ngày xưa, Cư sĩ Tịnh Danh đối trước chư vị Bồ-tát từng bày cái tin tức ấy, tiếp đến có Đại sư Đạt-ma ở nơi trước núi Thiếu thất vì chúng giảng nói pháp chín năm, chỉ có Nhị tổ thân gần được nghe, từ đó trở về sau dòng pháp lưu truyền các cõi. Ngày nay Thừa thiên hướng đến biết trước có người cũng có cái nơi nói”. Ngưng giây lát, Sư bảo: “Thấy chăng? Ngàn mùi vị giao la rõ ý Tổ, dưới một lời báo đáp ân sâu”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư nắm cây gậy và bảo: “Thấy chăng? Sáng rõ như gương, ngang bằng như cân, ba mươi ba vị Tổ đích thân thực hành lệnh này, người có mắt sáng hãy biện lấy”. Xong, Sư đánh vào thiền sàn một cái.
15. Thiền sư Pháp Yến ở Ngô giang.
Thiền sư Pháp Yến ở Thánh thọ – Ngô giang tại Tô châu. Có vị Tăng hỏi: “Với ý Tổ sư từ Tây vức lại tức chẳng hỏi, còn việc ngày nay khai đường giảng pháp thì thế nào?” Sư đáp: “Mây mọc nơi núi biếc”. Lại hỏi: “Người học chẳng hiểu?” Sư bảo: “Trăng rơi đầm lạnh”. Và Sư mới bảo: “Đầu núi sóng nổi, đáy nước bụi bay, kết quả hoa đốm hư không sinh con Thạch nữ. Đến nay tức chẳng là gì. Ba năm một lần nhuần, tháng chín tiết trùng dương, mùa dông ngày ngắn, mùa xuân dần dài, lạnh tức hướng đến lửa, nóng tức tìm lấy mát”. Ngưng giây lát, Sư bảo: “Hãy nói Phật pháp tại nơi nào? Chẳng lìa đương xứ thường trong lắng, tìm tức biết ông chẳng thể thấy”. Xong, Sư bèn hét một tiếng.
16. Thiền sư Bảo Nguyệt ở Tư phước.
Thiền sư Bảo Nguyệt – Pháp Minh ở Tư phước tại Trịnh châu. Nhân lúc tắm Phật thăng tòa, có vị Tăng hỏi: “Pháp thân tịnh, diệu ứng vô phương, vì gì dùng nước hương thơm ấm nóng tắm Phật?” Sư đáp: “Ngày nay tức là mồng tám tháng tư”. Lại hỏi: “Đã là Vô cấu thì tắm cái gì?” Sư bảo: “Chẳng nhân vào nước, sao thấy người dài”. Lại hỏi: “Bỗng nhiên nếu khua nhằm Vân Môn, Lão Tử lại làm sao sống?” Sư đáp: “Khoái bèn khó gặp”. Và Sư liền đánh. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tư phước riêng không chỗ bổ ích, năm ngày một lần tham đánh trống, nào từng nói diệu đàm huyền chỉ là lời thô nói thẳng. Cam thảo tự lại ngọt, hoàng liên như cũ đắng, bỗng như lỗ mũi da trời, gặp người rất kỵ nhầm nêu cử”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Gió cây trăng bãi đều có thể truyền tâm, khói đảo mây rừng đều dẫn lên diệu chỉ, hiện thành công án chẳng thể nghĩ lường. Lại nói mắt biếc từ Tây vức lại riêng truyền trực chỉ, rất tợ đất bằng nổi sóng, mà nay lại có cùng ủy thác gì?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Thạch đầu lớn nhỏ liền mây biếc, cối ngắn tùng dài mang móc xanh”. Xong, Sư bèn xuống khỏi tòa. Sư lại bảo: “Nếu cũng được rễ đâu tại ngàn cành chặt khắp, nếu cũng được huyệt, chẳng gá sáu phân toàn đốt”. Sư nắm cây gậy gõ xuống một cái và bảo: “Cái ấy là rễ, cái nào là huyệt?” Sư lại hét một tiếng và bảo: “Là nói gì ư?”.
17. Thiền sư Tuệ Thông ở Thiên y.
Thiền sư Tuệ Thông ở chùa Thiên y tại Việt châu. Có vị Tăng hỏi: “Lúc sư tử chưa ra khỏi hang thì như thế nào?” Sư đáp: “Giấu nanh che vuốt”. Lại hỏi: “Sau khi đã ra khỏi hang thì như thế nào?” Sư đáp: “Đàn cáo lắng vết”. Lại hỏi: “Thế nào là trong hang cát xanh oai phong bày, trước núi tầng vọng nẩy mầm dưa?” Sư bảo: “Ông thử gầm gừ xem?” Lại nói: “Buông qua một trứ”. Sư bảo: “Nhả chẳng ra”. Lại hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: Tùng xanh ngả ảnh rủ đường sâu”. Lại hỏi: “Người học chẳng hiểu?” Sư đáp: “trúc biếc tiếng lạnh cặp loạn dòng”. Lại nói: “Người học từ nay không còn nghi”. Sư bảo: “Hãy thư thả”. Và Sư mới bảo: “Đãy dùi đã bày, chẳng khỏi mang dnkéo đất”. Sư lại ngoảy nhìn đại chúng, tiếp bảo: “Có gì? Nhưng tâm ấn Tổ sư ngay đó viên thành. Nghĩ gì hiểu được phần ít tương ưng. Nếu dùng lời giải để chứng lấy thì nhọc tự mệt mỏi. Vội rong ngôn từ bén nhọn muốn tiếp nối Tông thừa, ắt là không có. Chỉ như một câu Đạt-ma chưa đến, làm sao sống? Nói. Lại có người nói được chăng?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Đêm qua canh ba trâu sắt chạy, Thạch nữ bên khe hét bèn về”. Lại có lúc, Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Tiếng chuông một lần khua vang động Cao phong, đuốc ngọc phát sáng chiếu khắp Đại thiên, Bồ-tát Quán Thế Âm đến trong ấy không nơi ẩn giấu thân”.
Sư lại hỏi: “Vì sao như thế? Bờ núi Thiết vi lại quá ba ngàn”.
18. Thiền sư Tề Nguyệt ở Thiên Thánh.
Thiền sư Tề Nguyệt ở Thiên Thánh tại Hồ châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Đất Hồ mùa đông tre măng mọc”. Lại hỏi: “Xin Sư chỉ dạy lại”. Sư bảo: “Đại ý từ Tây vức lại làm sao sống?” Vị Tăng ấy vỗ tay một cái. Sư bảo: “Sớm làm loạn thống”. Vị Tăng ấy lễ bái, Sư bè nđánh. Lại hỏi: “Sư xướng hát khúc nhạc nhà ai? Tông phong ấy, ai người nối dõi?” Sư đáp: “Cá lội nước đục”. Lại hỏi: “Thế nào là một mũi tên Tịnh từ bắn thẳng đến
Thúy phong?’ Sư đáp: “Quả là Thiên môn tỉnh lại năm điềm”. Lại nói: “Nghiệm người nói đích xác, mở lời bèn tri âm”. Sư bảo: “Mặc tình phỏng đời”. Và Sư mới bảo: “tâm ấn Tổ sư chóng thoát căn trần, diệu thể chẳng hình, không vậy lường đạt. Nếu là tâm còn hiểu biết, thức trệ bởi thấy nghe. Huy Du của Tổ sư làm sao đạt đến. Ngày nay ngay phải một niệm tình hết, trong ngoài thấy mất, đại trí tròn sóng mới có thể suốt hiểu, bèn mới tùy cơ ứng dụng, tốt xấu đồng xét xem. Xúc chạm đều cừ, lại không lý khác. Núi sông cử xướng, ai là tri âm? Nước chim đàm chân, ai người khéo nghe? Tuy là như vậy, nhưng người biết mới biết. Lại như mắt tâm chưa mở, rất kỵ nương hư tiếp hưởng”. Xong, sư nắm cây gậy đánh xuống một cái.
19. Thiền sư Hy Cổ ở Viên minh.
Thiền sư Hy Cổ ở Viên minh tại Nghi chương, Liễu châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trời đất không bốn vách tường, nhật nguyệt không có bốn mùa, nắng đi lạnh lại, gió yên sóng lắng, trời đất xưa nay, núi sông xưa nay, tình lẫn vô tình đều nương nhờ ân lực, chẳng dùng Nam hỏi Tổ, Bắc thấy Văn Thù, Phật xưa trước miếu, lúc này tham xong. Thấy cái gì?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Cũng là mê mờ gặp Đạtma”.
20. Thiền sư Văn Tuệ ở Lang sơn.
Thiền sư Văn Tuệ ở Lang sơn tại Thông châu. Có vị Tăng hỏi: “Lúc Hòa thượng chưa thấy gặp Tịnh từ thì như thế nào?” Sư đáp: “Trâu sắt mọc sừng”. Lại hỏi: “Sau khi đã thấy gặp thì như thế nào?” Sư đáp: “Ngựa đá mang thai”. Lại hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Mây biển mọc nơi đỉnh núi”. Lại hỏi: “Người học chẳng hiểu?” Sư đáp: “Nước sông Dương tử dâng phía đông”.
ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ THIỆN NINH Ở KIM SƠN
1. Thiền sư Tri Tướng ở Thiền duyệt.
Thiền sư Tri Tướng ở Thiền duyệt tại Tú châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Hoặc ở Thành hoàng hoặc ở núi, tùy duyên vô sư có liên quan. Có lúc lặng ngồi khiến người cười, đạo là lúc nhàn lại chẳng nhàn. Tạm hỏi cùng các người vì gì thành tức chẳng nhàn? Đại chúng có hiểu chăng?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Hôm qua thu lệnh hết. Sáng nay ngày đầu đông”.
2. Thiền sư Đạo Tề ở Lộc uyển.
Thiền sư Đạo Tề ở Lộc uyển tại Tú châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nếu bàn luận về việc này ngay đây không riêng vụt sáng xưa nay, chẳng lìa đương xứ ứng hiện không khuyết thiếu. Lại thỏa thích ngôn từ bén nhọn nhọc phải nghiêng tai, sân cửa đánh nghiền ngàn sai muôn khác. Đến trong đó, lão tài Duy-ma cũng chỉ bàng quan,
Đạt-ma chín năm trông nhìn tức hẳn có phần”. Ngưng giây lát, Sư bảo:
“Tham”.
3. Thiền sư Tử Thuần ở Phổ tế.
Thiền sư Tử Thuần – Viên Tế ở Phổ tế tại Vụ châu. Có vị Tăng hỏi: “Châu ngọc ma-ni người chẳng biết, trong Như Lai Tạng thân nhặt được. Vậy thế nào là châu?” Sư đáp: “Chẳng đánh tự chuyển”. Lại hỏi: “Thế nào là Tạng?” Sư đáp: “Một cái đánh bèn chuyển”. Lại hỏi: “Sau khi chuyển thì như thế nào?” Sư đáp: “Nắm chẳng dừng”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Mưa qua núi xanh, mây tan trăng tỏ, dải tuyết tùng lạnh gió lay bách sân. Sơn Tăng nói câu thoại gì, lại có ý của Tổ sư chăng? Nếu như chưa vạy”. Ngưng giây lát, Sư bảo: “Xem, xem”.
4. Thiền sư Dụng An ở Hòa sơn.
Thiền sư Dụng An ở Hòa sơn tại Cát châu. Có vị Tăng hỏi: “Lúc hoa sen chưa ló khỏi mặt nước thì như thế nào?” Sư đáp: “Cá chen lấn ba ba núp tựa”. Lại hỏi: “Sau khi đã ló khỏi mặt nước thì như thế nào?” Sư đáp: “Thủy tiên đội trên đầu, khéo tay dứt leo vin”. Lại hỏi: “Lúc đã ló ra và chưa ló ra thì như thế nào?” Sư đáp: “Nên là đất trời tiếc chẳng dạy dễ dàng xem”.
ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ HY TỔ Ở QUẢNG LINH
5. Thiền sư Quảng Kiên ở Ô long.
Thiền sư Quảng Kiên ở núi Ô long tại Mục châu. Có lúc lên giảng đường, ngưng giây lát, Sư mới bảo: “Minh châu tại lòng bàn tay người khác lại là hiếm, gương báu ngay đài người nào ủy thác, bén nhọn trước một đường cắt dứt các dòng, mở lời ngàn sai theo gợn đuổi sóng. Do đó nói: “Đầu gậy chứng lấy, dưới tiếng hét nhận lấy, khoảnh khắc phỏng bàn trong nước Tân-la, cử xướng như vậy khúc nhạc còn sơ cơ, nếu là hàng cao lưu mắt sáng thì chẳng ở khoét rùa đánh ngoái, trân trọng”.
6. Thiền sư Hoài Nghĩa ở Tiên nham.
Thiền sư Hoài Nghĩa ở Tiên nham – Tấn vân tại Xử châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư bảo: “Tự khuất làm gì?” Lại hỏi: “Thế nào là Đạo?” Sư đáp: “Ngươi nói rồi”. Lại hỏi: “Hướng thượng lại còn có việc gì chăng?” Sư đáp: “Không”. Lại hỏi: “Thế nào là nhỏ ra lớn gặp?” Sư đáp: “Chỉ sợ chẳng là gì?” Lại nói: “Phải”. Sư bảo: “Tức nghĩ gì đi vậy”.
7. Thiền sư Trí Thành ở khê.
Thiền sư Trí Thành ở Tây thiền – khê tại Mục châu. Có lúc Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Sân lạnh một lá ngô đồng rơi, khắp trời sắc thu, mây qua nhạn vài hàng, khắp đất tiếng lạnh, bỗng nhiên nêu được gió tây cửa trong mát nước đồng quê, mỗi mỗi bày móc vật vật toàn sáng hiện. Người có mắt sáng thấy tất cả, có tai nghe tất cả. Hãy nói Phật pháp tại xứ nào?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Ít nhiều đã rành rẽ”.
ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ NHAM – VIÊN TRỪNG Ở TƯ THỌ
1. Thiền sư Tung ở Bành pháp.
Thiền sư Tung ở Bành pháp – Võ lăng tại Đảnh châu. Có vị Tăng cởi giày đội trên đầu đi ra. Sư bảo: “Triệu Châu hiện còn”. Vị Tăng ấy nắm giày bỏ xuống ra trình lại. Sư bảo: “Quả nhiên”. Vị Tăng ấy lại nâng giày trở về chúng. Sư bảo: “Còn so sánh chút ít”. Sư bèn nắm cây gậy lên và bảo: “Đi ngồi thường giữ gậy sừng thỏ, ứng dụng toàn bày tướng rồng hổ. Nhũ phong riêng hứa lão Thiều ném, đời sau thương lượng mấy bậc dạng. Có vuông tròn, có cứu giúp. Đánh nhằm trâu sắt theo gậy dậy, phải dạy chớ sợ dây muôn năm, họa đứt hai đầu thôi phỏng bàn, cũng chẳng lớn cũng chẳng nhỏ, chống đất nâng trời thường rực rỡ, nắm lại gõ hướng trước mọi người. Muôn trượng đất trời đồng một chiếu”. Xong, Sư gõ xuống một cái.
ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ TU NGUNG – CHỨNG NGỘ Ở ĐẦU TỬ
1. Thiền sư Quán ở Tư thọ.
Thiền sư Quán ở Tư thọ tại Thọ châu. Có vị Tăng hỏi: “Triều tề đến pháp diên, xin Sư cử xướng?” Sư đáp: “Trúc biếc gió lay tùng lạnh tiêu trăng”. Lại hỏi: “Chỉ như từ Đức Phật oai âm vương trở về trước, lại làm sao sống?” Sư đáp: “Trâu sắt không sừng ngủ Thiếu thất, sinh con Thạch nữ lão Hoang Mai”. Lại nói: “Ba mươi năm sau, lời này hẳn thạnh lưu hành vậy”. Sư bảo: “Rất kỵ nhầm nêu cử”. Lại có lúc lên giảng đường, ngưng giây lát, Sư bảo: “Tiện gì tan đi đã là dây leo, lại nâng lẩm nhẩm có ích gì?’ Xong, Sư nắm cây phất trần đánh xuống thiền sàn một cái và xuống khỏi tòa.
2. Thiền sư Giang ở Bạch mã.
Thiền sư Giang ở Bạch mã tại Tây kinh. Có vị Tăng hỏi: “Biết Sư từ lâu có cất chứa vật báu trong đãy, nay khai đường giảng pháp lược mượn xem?” Sư đáp: “Chẳng tiếc, tiếc”. Lại hỏi: “Thế nào là chẳng tiếc?” Sư đáp: “Bán vàng phải là người mua vàng”. Và Sư mới bảo: “Nếu nói Phật nói Tổ, chưa dứt cội nguồn sinh tử. Ngay như chẳng lập mảy trần, cũng là tâm thường phụ vật. Dám hỏi cùng các người làm sao sống vừa hợp tốt lành đi?” Sư bèn nắm cây gậy lên và tiếp bảo: “Nhìn, nhìn cây gậy nuốt ngay hư không, hư không nào từng hay biết”.
3. Thiền sư Tri Nguyệt ở Hương nghiêm.
Thiền sư Tri Nguyệt ở Hương nghiêm tại Đặng châu. Có lúc lên giảng đường, Sư trông nhìn đại chúng rồi bảo: “Khéo thay các Thiền đức, sương cuộn giữa trời, mây tan đồng trống, dưới đài Nữ lang nào khác trước núi Kê tức đầu bờ bốn hồ chẳng khác trên đường Tào Khê, ngư ông ca trên thuyền ngắn, chim oanh hót rừng kiều. Có đồng ngậm khói, hoa bãi khóc sương. Đại chúng lại lại có cùng ủy thác chăng?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Đầu đầu nơi duỗi bày, nhỏ nhiệm trông khéo sinh”. lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nhà tôi chứa của báu chẳng xem tiếc, xem mặt cùng bày người ít biết. Ngời xưa sáng nay lúc thể tròn, soi đất chiếu trời sáng rỡ rỡ. Ngọc đẹp hình sơn nào là quý, minh châu hợp phố sánh chẳng cùng. Nhờ hỏi ai người dám trả giá. Ba Tư lỗ mũi dài ba thước”. Xong, Sư hét một tiếng.
4. Thừa tướng Phú Ngạn Quốc.
Thừa tướng Cư sĩ Phú Bật tự là Ngạn Quốc là con cháu của Hiến Công Cảnh Lệ, chẳng bỏ đêm ngày dốc sức tấn đạo. Nghe Thiền sư Tu Ngung đang là tòa chủ pháp tịch đầu tử tiếng tăm vang khắp đất Hoài, Cư sĩ bèn đến cật hỏi điều nghi ngờ. Gặp lúc Thiền sư Tu Ngung đang vì chúng lên giảng tòa, thấy dung mạo trông nhìn như tượng vương xoay chuyển, Cư sĩ hơi có chút tâm đắc, bèn giữ lễ làm đệ tử, đi thẳng đến phương trượng bảo thị giả xin muốn được vào thất. Thiền sư Tu Ngung thấy vậy liền bảo: “Thừa tướng đã vào đến, Phú Bật còn ở ngoài”. Cư sĩ nghe thế toát mồ hôi ướt đẫm lưng mà liền đại ngộ. Sau đó viết kệ tụng gởi Thiền sư Bản – Viên Chiếu rằng: “Chỉ thấy Ngung Công ngộ vào sâu, đút lót truyền được tâm lão sư. Đông nam dối nói núi sông xa, đối mắt linh quang cùng diệu âm”. Về sau tấu trình phong đặt hiệu tặng Thiền sư Tu Ngung. Thiền sư Tu Ngung lên giảng đường, trong lời cảm tạ có nói rằng: “Kia một lần đến nhận lầm, ta cũng đem lầm nhận mà đến lầm nhận”. Cư sĩ bèn làm bài kệ tụng tán thán là: “Muôn núi ngàn hoa muốn tốt tươi, rồng nằm còn chưa ra bể cả, mây đỏ, móc sắt bày điềm tốt, như cũ Nam sơn một màu xanh”.
ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ DUY BẠCH Ở PHẬT QUỐC
1. Thiền sư Duy Trọng ở Kim sơn.
Thiền sư Duy Trọng – Phật Giám ở Kim sơn tại Nhuận châu, vốn là người xứ Đinh châu. Sư sớm viên thành giới phẩm, vân du đến Lô sơn, Hoài chế tham vấn các Tông sư. Lúc đến Quy sơn thì Thiền sư Duy Bạch đang ở tại đó. Sư vào thất, nghe nêu cử câu thoại nhân duyên cây bách trước sân, ngay lời nói ấy mà được khế ngộ. Lúc ra hoằng hóa, Sư đến ở Huệ quả tại Tư châu. Sau đó không lâu, Thiền sư Duy Bạch vâng phụng sắc chiếu mời đến ở Pháp vân tại kinh đô, Sư cùng đồng đi, bèn sung vào làm thủ tòa.
Mùa xuân năm Nguyên Phù thứ ba (1101) thời Bắc Tống, vua Triết Tông (Triệu Húc) băng hà. Qua năm – bảy lần vào nội điện, Tướng quốc Tằng Công Bố nghe đạo phong của Sư, bèn nêu tên Sư tấu trình. Đứng đầu của Chế tào Trình Công. Nhuận châu thú đại giám Phó Công Tiếp thỉnh mời Sư đến ở Kim sơn. Ngày 11 tháng 04 năm Kiến Trung Tỉnh Quốc thứ nhất (1101) thời Bắc Tống, Sư nhập tự. Hoàng hậu sai Trung sứ ban tặng hương, vì Hoàng đế mà chúc cầu Thánh thọ. Sau khi thượng thủ bạch chùy xong, Sư trông nhìn hai bên rồi bảo: “Có hiểu chăng? Sư tử phấn tấn, tượng vương xoay chuyển. Ngay đó mà rõ được chẳng phòng ngại soi xét sức lực. nếu chưa như vậy, có điều gì nghi xin cứ hỏi?” Có vị Tăng hỏi: “Trường chọn người làm Phật khai mở ngày nay, Sư lấy pháp gì để báo đáp ân vua?” Sư đáp: “Tùng muôn năm ở núi Chúc dung”. Lại hỏi: “Nếu như vậy chợt như Đại Giám đến pháp diên thì làm sao báo bổ?” Sư đáp: “Ngư ông tiều phu xa ngàn dặm cùng vui Thăng bình”. Lại nói: “Thổi lại mới mưa sương, tẩy ra lầu đài cũ”. Sư bảo: “Nói đạo lý”. Lại hỏi: “Chỉ như một câu nổi thuyền lớn xung sóng tuyết lại làm sao sống?” Sư đáp: “Chấp tay đầu Tam môn, đốt hương trong điện Phật”. Và Sư mới bảo: “Pháp vốn không nói, tùy việc ứng cơ, tâm vốn chẳng hình, gặp duyên bèn hiện. Xưa nay như vậy, phàm Thánh đồng đường, bởi chúng sinh mê vọng chẳng biết bèn thành lưu chuyển. Nên Đấng Năng nhân chóng quên tình thấy suốt đến cội nguồn, chẳng theo ngoài mong cầu, cũng chẳng được ở trong. Do đó Phật Phật dự ghi Tổ Tổ tương truyền. Đạo suốt một thừa, Tông phân năm phái. Lâm Tế thì khách chủ đổi thay nhau. Thiều Dương mới ngoảy soi gương cùng vượt, Quy sơn thì cha con cùng gieo ném, Tào Khê mới là vua tôi cùng mừng gặp. Nguyên pháp nhãn chỉ thẳng Duy Tâm, tạo lập môn phong, mỗi tự phô bày, bao hàm muôn tượng, suốt gần Đại thiên. Mờ mờ chẳng lẫn lộn với sắc, mênh mông nào phòng ngại nói nín. Nắm định thì mười phương bị dứt, hổ ngồi rồng cuộn, buông đi thì ngàn Thánh xuất hiện hưng hóa, gió thổi cỏ rạp. Giúp Nghiêu nhân chỉnh hóa, Chúc Duệ toán Diên Hồng. Nhiếp phục các ma, khắp lợi quần sinh. Nhưng tuy nghĩ gì vẫn còn giẫm trải đồ trình. Hãy nói chánh lệnh đang ban hành lý luận như thế nào?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Một hơi không lời ngậm muôn tượng, vạn linh nơi nào tạ không riêng”.
Hoàng hậu ban giáo chỉ sai Trung sứ ban tặng giáng hương, nhân ngày đầy năm Hoàng tử Hàng Quốc Công, thỉnh mời Sư lên pháp tòa. Có vị Tăng hỏi: “Hương trời xa ban mừng ngày Hoàng tử chào đời. Trung Sư đến pháp diên xin nghe pháp yếu”. Sư bảo: “Gió lành lại chẳng ngớt, mặt nhật soi không bờ”. Lại hỏi: “Một câu chóng vượt ngoài xưa nay, tùng la chẳng cùng vầng trăng ngang”. Sư bảo: “Ngay đó nếu hiểu rồi, chẳng ở riêng tìm cầu”. Lại nói: “Việc kỳ đặc trong ấy, lò đốt ngự hương”. Sư bảo: “Người gỗ thổi sáo ngọc, tiến vào cung tử vi”. Và Sư mới bảo: “Bờ đài diệu cao, rồng voi chen chật, trước các hóa thành, Thánh hiền tụ hội. Chính là đất gieo trồng phước của Hoàng đế chúng ta, mới vì thiền lưu làm trường tuyển chọn Phật. Mở thông cửa pháp, rộng bày đường cốt yếu. Người tỏ ngộ đó thì mỗi mỗi bày đạo, vật vật thảy minh tâm, đạp cao phương lớn, viên dung chí lý, kẻ mê mờ đó thì lớp lớp mờ tánh, câu câu trái tông. Chẳng tự tinh cần, trọn không liễu đạt. Giả sử nếu hay ở đó nhất trí họa dứt hai bên, chẳng lìa người ấy, bèn đồng chánh giác. Thật có thể xưng gọi là xa vàng ngự khắp, đuốc ngọc tỏa xa, muôn nước nương theo, tám phương yên lắng, rồng rắn ra khỏi hang, phụng son đến ngô đồng, lão nhà quê ngâm hát âu ca, người đi đường nhường lối, Nghiêu phong cùng Tổ phong đồng thổi, Thuấn nhật và Phật nhật đều tỏa sáng. Những du tử bôn ba thẳng đường về nhà. Là nơi cao nhân đến nước Phật. Tuy là như vậy, hãy nói câu rồng sinh rồng con lại làm sao sống?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Chẳng chỉ trời thần đến ngầm hỗ trợ, lại vốn xa tính giúp đỡ Hoàng đế chúng ta”.
Mới đầu Sư khai đường giảng pháp, có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Lớn tiếng hỏi nhằm”. Lại hỏi: “Thế nào là Đạo?” Sư đáp: “Dưới chân nâng lấy”. Lại hỏi: “Thế nào là Thiền?” Sư đáp: “Lưỡi chống Phạm thiên”. Lại nói: “Người học ngày nay nhỏ ra lớn gặp đi vậy”. Sư hỏi: “Ông gặp được cái gì?” Vị Tăng ấy đáp: “Chẳng thể nói lại lời kệ”. Sư bảo: “Khám phá xong rồi vậy”. Và Sư mới bảo: “Pháp như vậy phô xưa bày nay, hết thảy hiện trước, chẳng nhọc tâm lực. trên đến chư Phật, dưới tới loài bàng sinh. Chân như diệu trạm nào thường có khác. Chỉ bởi các hữu tình bỏ gốc theo ngọn, triển chuyển luân hồi, chưa có xả bỏ vọng quay về chân, sao được chóng vượt đến bờ kia. Do đó, Tổ sư Bồ-đề Đạt-ma xa đến phương này, chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật. Nơi Thiếu thất suốt chín năm ngồi lạnh chẳng chỉ một lời, chỉ có tọa chủ Thần quang bỗng nhiên liếc đất, bèn mới cầu yếu an tâm nhưng trọn chẳng thể tìm, tức ở ngay lời ấy mà nhận lấy. Từ đó nối tiếp làm sáng ngời ngôi vị Tổ. Cuối cùng sân cửa, mở mang chi phái phân xa. Người đá nhảy múa ra cửa huyền, ngọc nữ thổi thành khúc nhạc kỳ diệu. Cử xướng như vậy đã theo cơ duyên. Hàng hậu học sơ tâm ngay phải nâng lấy, lâu dự tham ở các bậc cao đức, cong nhủ vì chứng minh. Hãy nói câu cắt đứt hai đầu lại làm sao sống?” Ngưng giây lát, Sư mới vỗ vào thiền sàn một cái và xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Hôm nay là ngày 15 tháng 02, Huệ Quả lên giảng đường khua trống, chiêu tập các Thiền nhân ở khắp bốn phương. Mọi người thương lượng Phật tổ, Hàn Sơn nghe nói cười ha ha, Thập Đắc dậy lại múa vũ. Ngay như Hồ Tăng mắt biếc cũng phải gật đầu cùng hứa. Lại cùng ủy thác chăng? Về nhà uống trà đi”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư trông nhìn cả đại chúng rồi bảo: “Sáng xuân dần nữa sắc xuân mới hòa, hao đào trên bờ phun nhả hơi thơm, dương liễu bên đường rủ mềm mại. Dưới núi đại y tiếng nước thâu đêm vang róc rách, trước cửa Huệ Quả bóng mây trời chiều bày lãng mạn. Oanh ngậm trên đảnh, bướm liệng trước hoa. Pháp pháp hiện thành chẳng nhọc tâm lực”. Lại có lúc Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Các vị trong đại chúng đều là cao sĩ vượt ngoài mây rảo khắp các phương, gõ hỏi Tông sư, cầu sự giải ngộ. Lại biết mỗi người tự có một Quang minh, trong mười hai thời khắc tại nơi cửa mặt các người vào ra, chưa từng khuyết thiếu mảy may. Người chưa nghiên cứu thấu đạt, rất cần phải nghiên cứu lấy. Từ trước lại đây hành khất mưu tính cái gì? Nếu ở đây thấy được rõ ràng phân minh, còn là việc ở đầu bờ sinh tử, phải biết có một trứ hướng thượng của nạp Tăng vượt Phật quá Tổ. Dám hỏi cùng các người làm sao sống là một thứ trứ hướng thượng?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Trăng tỏa sau đêm sâu, vượn hú loạn trước núi”. Xong, Sư đánh vào thiền sàn một cái và xuống khỏi tòa.
2. Thiền sư Vĩnh Nhân ở Càn minh.
Thiền sư Vĩnh Nhân ở Càn minh – Lương sơn trong phủ Hưng nguyên, vốn người ở Bản phủ. Mới đầu, Sư ở Pháp tế, có vị Tăng hỏi: “Đổi luật làm thiền, há không lý do, người học từ trước lại xin Sư chỉ nói”. Sư đáp: “Một câu rõ ràng, tác giả còn mê”. Lại nói: “Nước sông Hán chỉ ứng dòng đến biển, vầng trăng thẳng lên núi tối cao”. Sư bảo: “Tạm được lãnh hiểu câu thoại”. Lại hỏi: “Đức Thế Tôn xuất hiện nơi đời, sen vàng từ đất vọt, còn Hòa thượng xuất hiện nơi đời có điềm lành gì?” Sư đáp: “Hôm qua trời mưa, ngày nay tạnh”. Lại hỏi: “Hướng thượng lại còn có việc gì không?” Sư đáp: “Có”. Lại hỏi: “Thế nào là việc hướng thượng?” Sư đáp: “Đông tây nam bắc trên dưới bốn góc”. Và Sư mới bảo: “Tin thay việc ấy ai chẳng thừa ân, rất tợ như mặt nhật ở giữa không trung, nếu hay soi chiếu lại tức tự tròn đầy sáng tỏ, chẳng gá nghe nhiều, xưa nay vốn đủ đường đường ứng dụng rành rành hiện trước, rỗng toan tình trần khắp cùng pháp giới. Hư không trên dưới chẳng ở nghĩ lường, núi sông đất liền có gì gián cách”. Sư mới nắm cây phất trần và tiếp bảo: “Phật trước đã diệt độ, Phật sau chưa ra đời, chánh ngay lúc này các người sao chẳng tỉnh ngộ, bèn mới chẳng trừ phiền não tức chứng Bồ-đề, chẳng lìa sinh tử tiện thành chánh giác. Giả sử ngay như Hồ Tăng mắt biếc cũng thêm bớt mảy may không được. Tuy là như vậy, dám hỏi cùng các người làm sao sống là việc thêm bớt không được?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Chặt lầu các Phật nhà trời mới, luật tức thiền sống sao ngẫu nhiên, đến việc chẳng từng thêm bớt được, mặc tùy thiên hạ cùng người truyền”.
3. Thiền sư Thiệu Tiên ở Trí giả.
Thiền sư Thiệu Tiên ở Trí giả tại Vụ châu, vốn người xứ Đàm châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Căn trần đồng nguồn, buộc mở không hai, chẳng động mảy may, mười phương du hý, Tử Hồ thái tử tuy hung dữ, sao tợ Nam sơn lỗ mũi ba ba?” Và Sư lớn tiếng bảo: “Đại chúng nhìn dưới chân”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đoàn chẳng tụ, đánh chẳng tan, mắt nhất hong phơi chẳng khô, nước ngâm chẳng nát. Đẳng nhàn treo tại trong Thái hư, mặc người bên cạnh lạnh mắt nhìn”.
4. Thiền sư Sùng Khải ở Thắng nhân.
Thiền sư Sùng Khải ở Thắng nhân tại Sở châu. Có vị Tăng hỏi: “Hàng Bồ-tát thấy tánh như ban ngày thấy mặt nhật, hàng văn thấy tánh như ban đêm thấy mặt nguyệt. Chưa xét rõ Hòa thượng thấy tánh như thế nào?” Sư đáp: “Muôn dặm không mây, ngàn núi vách đứng”. Lại nói: “Cảm tạ ân sư đã chỉ dạy”. Sư bảo: “Sai nhầm”. Lại hỏi: “Sư xướng hát khúc nhạc nhà ai? Tông phong ấy ai người nối dõi?” Sư đáp: “Mây buông ái Bắc, trăng in bể Nam”. Lại hỏi: “Thế nào là đích tử của cõi nước Phật?” Sư đáp: “Vất bỏ cổ tranh năm triệu”. Và Sư mới bảo: “Chánh lệnh của Tổ sư xưa nay toàn bày, hộp đậy đất trời nắm định thế giới. Ngay như bị xe trời chuyển bên tả, trục đất xoay bên hữu, ben đêm trăng tỏ sáng, sớm ngày mặt nhật soi hình, bốn phương rực rỡ, tám hướng khôi phục bày, chẳng ẩn mảy may không sót vảy hạt cải, núi xanh nước biếc hộc trắng quạ đen, sương nối nguồn giao, rồng ngâm khoảng thành, gió thổi ngoài hiên, hổ gầm trước sân, mộc đồng khua ra ải tối, thạch nữ mở lớn khóa vàng, xung binh giáp tam huyền, đánh tan cọc cờ ngũ vị, cung tên Thạch Củng kín giấu ma, tréo ngay phải buông xuống, Đức Sơn đánh gậy, Lâm Tế quát hét, chẳng dùng trình bày, nào phải trống chở bùn, chẳng dùng trục cầu kéo đá, trong đó, đạo lý đều hết, ba tỷ toàn không, kiểm điểm tương lai, ngay là chưa đến, đã là như vậy, các ông hãy nói việc vượt tông vượt cách làm sao sống?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Đại địa chở chẳng nỗi, càn khôn che cũng khó”.
5. Thiền sư Trọng Dị ở Phước Thánh.
Thiền sư Trọng Dị ở viện Phước Thánh tại núi Mã yên, Nghi châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Một hai ba bốn năm, lên đường đánh trống pháp, xúm xít cùng tụ hội, mỗi mỗi mặt cùng thấy, sắc thu đầy sân trống, gió thu động hoàn vũ. Lại hỏi Thiền Tổ sư, Tuyết phong đến Đầu tử. Ôi!”
6. Thiền sư Tuệ Hải ở Tuệ lâm.
Thiền sư Tuệ Hải – Nguyệt Ấn ở Tuệ lâm tại Đông kinh. Có vị Tăng hỏi: “Sư xướng hát khúc nhạc nhà ai? Tông phong ấy, ai người nối dõi?” Sư đáp: “Lầu đài ngọc trên đất vàng ròng”. Lại hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Vào tháng ba tại Lạc dương mọi người đội hoa”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trên đất vàng ròng, người đủ mắt sáng chưa chịu an cư, trong rừng gai góc, bản phận đến lưu ở đó chẳng được. chỉ như vất bỏ cả hai đường ấy làm sao sống là nơi giẫm bước của nạp Tăng?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Ngẩng đầu trong khói un, y ước thấy nhà núi”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư ngoảy nhìn đại chúng, vỗ xuống thiền sàn một cái, liêu biểu chẳng không. Xong, Sư bèn xuống khỏi tòa.
7. Thiền sư Nguyên ở Kiến long.
Thiền sư Nguyên ở Kiến long tại Dương châu, vốn người dòng họ Hạ ở Cô tô. Có lúc lên giảng đường, Sư nắm cây gậy, bảo: “Mua khăn trùm đầu, y mô hoa dạng, theo lão nhà quê kia tự nhăn mày. Chỉ công chẳng là Hòa thượng nhàn rỗi”. Xong, Sư gõ cây gậy một cái và xuống tòa.
TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC Quyển 19
(Hết)