TỨ GIÁO NGHĨA
SỐ 1929
QUYỂN 08
Thiền sư Trí Khải chùa Tu Thiền ở núi Thiên thai soạn
Y cứ Thông giáo nói về giai vị để giải thích nghĩa thanh tịnh vô cấu. Thông giáo đã giải thích rõ nhân duyên tức là lý Không. Ba thừa đồng bẩm khế lý để chứng đạo, ắt có sâu cạn cho nên phải phán quyết giai vị. Thông giáo nhập đạo cũng đủ bốn môn. Bốn môn là:
- Môn thật
- Môn bất thật
- Môn vừa thật vừa không thật
- Môn Phi thật phi bất thật
Bốn môn này nhập vào thật tướng các pháp, xuất xứ từ luận Trí Độ. Trung luận tuy Không là môn, bốn câu đã có thể để cho hành nhân nhập nghĩa đệ nhất.
Nay lập môn quán ý nghĩa này, nghĩa là đối với lý không sai, dưới đây là biện thể phải giải thích sơ lược. Nay phán quyết Ba thừa đồng nhập nghĩa đệ nhất, giai cấp trí đoạn. Thông giáo này có đủ bốn môn nhập đạo, mà kinh luận phần nhiều dùng không môn. Nếu luận hợp cơ hóa vật tùy duyên mà nói bốn môn, há có thể nghiêng về dụng nghĩa kinh luận, tiện sự phải như thế. Bởi vậy, nay y cứ vào Thông giáo nói về giai vị Ba thừa, chính là nương vào không môn để giải thích, chia làm năm ý:
- Lược nói bán mãn, giải thích giai vị có sự giống nhau và khác nhau.
- Nương Thông giáo khai ba thừa.
- Nói thứ vị ba thừa Thông giáo
- Phân biệt.
- Y cứ giai vị giải thích nghĩa thanh tịnh vô cấu.
1- Nói lược bán mãn, giải thích giai vị có sự giống nhau và khác nhau:
Nếu bán tự giáo môn ba giáo nói về giai vị đại thể thì đồng mà chi tiết thì khác, như Tỳ-đàm, Thành thật giải thích Ba tạng giáo, giải thích về giai vị Hiền Thánh tuy là dị tiểu mà đại ý là đồng, không dáng nghi. Nếu luận chung về giáo môn mãn tự Ma-ha-diễn chỉ là nhất giáo Ma-ha-diễn.
Nếu suy tìm nghĩa lý tỷ mỉ thì có Ba giáo nói về giai vị cao thấp khác nhau, không thông đạt phương tiện Đại thừa thật đáng nghi. Cho nên kinh Đại Phẩm chép: Có Bồ-tát từ mới phát tâm tức tương ưng với Tát-bà-nhã.
Đây là nương Thông giáo nói về nhập giai vị, cũng là thí dụ cây nhỏ lớn lên trong kinh Pháp Hoa. Lại kinh Đại Phẩm chép: Có Bồ-tát từ mới phát tâm tức là du hý thần thông, thanh tịnh cõi nước Phật thành tựu chúng sinh, đây chính là y cứ vào Biệt giáo để nói về nhập giai vị, tức là kinh Pháp Hoa nói thí dụ cây lớn càng thêm lớn. Lại kinh Đại Phẩm nói: Có Bồ-tát từ mới phát tâm liền ngồi đạo tràng độ chúng sinh. Nên biết: Bồ-tát này giống như Phật, đây là y cứ vào viên giáo để nhập giai vị, cũng là kinh Pháp Hoa rõ thí dụ nhất địa sở sinh, cho nên luận Đại Trí Độ giải thích phẩm Đăng Chú rằng: Từ Càn tuệ địa là sơ diệm (ngọn đèn trước tiên) Phật địa là hậu diệm (ngọn đèn sau cùng). Có người này, Hoàn hỷ địa là sơ diệm (ngọn lửa đầu) Phật địa là ngọn lửa sau.
Có người nói mới phát tâm là Sơ diệm, Phật địa là hậu diệm.
Giải thích như thế thì không đồng nhau. Đây là các luận sư Đại thừa giải thích giáo môn mãn tự. Ba giáo nói rõ giai vị khác nhau đều lấy ý này để giải thích sơ diệm, hậu diệm.
Hỏi: Vì sao Ba tạng giáo nói giai vị phần nhiều giống nhau, Maha-diễn khai làm ba giáo, phán quyết giai vị khác nhau?
Đáp: Bán tự giáo môn chỉ nói nội giới, một đời dứt kết sử nhập Niết-bàn. Tiểu thừa cạn hẹp nói rõ sự thấp kém, không thể sâu xa. Nếu là giáo môn mãn tự rộng lớn sâu xa, đủ nói rõ hành vị trong ngoài giới, pháp môn quyền thật vô phương, nói hạnh của các Bồ-tát tướng mạo giai vị khác nhau, vô quái ngại, cho nên kinh Niết-bàn chép: Thí như con đường hiểm không thể đi chung hai người, dễ giải thoát không phải như vậy, được dung thọ tức là chân giải thoát, hành vị quyền thật trong chân giải thoát đâu được không dung thọ. Cho nên, Bồ-tát Long Thọ soạn luận Đại Trí Độ, dùng các nhân duyên phá Chiên-đà-la. Dẫn Tỳ-Bà-Sa giải thích nghĩa của Ba tạng giáo, nói nghĩa Bồ-tát, chính là muốn trình bày giáo nghĩa Ma-ha-diễn, hạnh không thể nghì bàn, dường như là giai cấp tùy duyên khác nhau.
2- Nói nương vào Thông giáo khai Ba thừa: Thông giáo này y cứ vào nhân duyên tức là lý không phân, Ba thừa.
Ba người đồng lãnh thọ Thông giáo, thấy nghĩa đế đệ nhất, cùng dứt kiến hoặc và tư hoặc trong ba cõi, đắc nhất thiết trí, cùng cầu Niếtbàn hữu dư y và Niết-bàn vô dư y. Nghĩa này đã đồng, cho nên y cứ vào nghĩa Thông giáo để nói về giai vị, mà chia làm Ba thừa.
Tổng tưởng thể pháp nhập không của Thanh văn, năng lực trí tuệ yếu, chỉ dứt chánh sử, căn tánh khác nhau, cũng có hai loại giải thoát, như phân biệt trong Ba tạng giáo ở trước.
Duyên giác phước đức nhiều, căn tánh lanh lợi, ít phân biệt, biệt tưởng thể pháp nhập không sinh vào thời không có Phật, không nhờ nghe pháp, mà chí đạo thuần phục tự nhiên hiểu ngộ thấy nghĩa đế đệ nhất, dứt kết sử, trừ tập khí trong ba cõi, ấy gọi là Bích-chi-phật thừa căn tánh không đồng cũng có hai loại:
- Tiểu Bích-Chi-ca-la
- Đại Bích-Chi-ca-la
Đã như trước nói rồi, nếu Bồ-tát tu trí tuệ về Tổng tưởng và biệt tưởng nhân duyên của thể là không khởi thệ nguyện đại Bi, để tu các hạnh, thấy nghĩa đệ nhất. Dứt phiền não giới nội, dùng thệ nguyện để sinh lại trong ba cõi, dùng đạo chủng trí du hý thần thông, thanh tịnh cõi Phật, thành thục thì ngồi đạo tràng, dùng một niệm trí tuệ, tương ưng, dứt hết phiền não tập khí, đắc nhất thế chủng trí, gọi là Phật, xoay hai loại bánh xe pháp sinh diệt và vô sinh diệt, hóa độ chúng sinh Ba thừa nhập Niết-bàn vô dư, ấy gọi là Đại thừa. Cho nên kinh Đại Phẩm chép: Người Ba thừa đều dùng nghĩa đế đệ nhất, vô ngôn nói đạo, dứt trừ phiền não, chỉ có khác là tập khí tận và không tận. Lại, Trung luận nói chư Phật dùng vị Cam lộ để giáo hóa chúng sinh, thật tướng các pháp là vị cam lộ chân thật.
Phật nói thật tướng chia làm ba loại. Nếu đắc thật tướng các pháp, diệt các phiền não gọi là Thanh văn. Nếu khởi tâm đại Bi phát ý vô thượng, gọi là Đại thừa. Nếu sau khi Phật diệt độ, bấy giờ không có Phật, nhân xa lìa sinh trí gọi là Bích-chi-phật thừa.
Hỏi: Nếu như vậy thì đâu có khác Ba tạng giáo nói Ba thừa ở trước?
Đáp: Ở trước nói thấy nghĩa đệ nhất không khác nhưng giáo môn có sự khác nhau về gốc độ vụng về và khéo léo.
Quán môn thì có sự khác nhau về phân tích để thấy chân, kia đã nói Bồ-tát từ mới phát tâm đến Bổ xứ, chưa nói dứt kết sử. Ở đây nói
Bồ-tát từ mới phát tâm đã dứt kết sử, cho đến Bổ xứ, chánh sử dứt hết, 2 tập khí mỏng đi, đây là đại dị.
Lại nữa, Ba tạng giáo y cứ vào mười hai nhân duyên bốn đế sinh diệt, sáu ba-la-mật, ba pháp ấn chia Ba thừa. Nay nói Thông giáo thì không phải như thế. Ba thừa đồng quán Bốn đế vô sinh, thấy nghĩa đệ nhất mà chia ra sự khác nhau giữa Ba thừa, sự giải như trước.
Ba thừa đồng thể, giả nhập không quán mười hai nhân duyên, thấy nghĩa đệ nhất mà phân ra sự khác nhau giữa Ba thừa, sự giải thích như trước.
Ba thừa cùng quán sáu ba-la-mật, thấy nghĩa đệ nhất mà phân biệt Ba thừa, phân biệt như trước. Như thế đâu đồng với Ba thừa của Ba tạng giáo?
Hỏi: Bồ-tát có thể tu sáu Độ, Nhị thừa đâu được đồng tu sáu Độ ư?
Đáp: kinh Niết-bàn chép: Phước đức trang nghiêm, hữu vi, hữu lậu vô lậu là pháp Thanh văn. Nơi nào có Thanh văn san tham, Bíchchi-phật, La-hán phá giới, tức giận, buông lung, tán loạn ngu si, chỉ là người Nhị thừa, không thể tu hành độ chúng sinh, đâu từng không đồng tu sáu Độ, đệ nhất nghĩa cho đến vô ngôn nói đạo, mà dứt kết sử.
Hỏi: Ở trên dẫn Trung luận để làm rõ, tức là Đại thừa, Thanh văn, Duyên giác ?
Đáp: Không phải vậy.
Ở đây tuy chung cho thừa nhập môn, nhưng Nhị thừa thủ chứng Niết-bàn tức là thân diệt độ, cho nên Trung luận đã phân biệt, đắc thật tướng của các pháp diệt các phiền não gọi là Thanh văn thừa. Nếu sinh tâm Từ bi, khởi ý vô thượng gọi là Đại thừa. Nếu Phật không ra đời, người Bích-chi-phật nhân xa lìa sinh trí. Hai hạng này đã không có lòng Từ bi thì đâu được gọi là Đại thừa, Thanh văn, Duyên giác.
Kinh Pháp Hoa chép: Thân Tử tự khen ngợi: Chúng con đồng nhập vào pháp tánh, vì sao Đức Như Lai dùng pháp Tiểu thừa tế độ cho chúng con. Nhưng lỗi ấy do chúng con chứ không phải do lỗi Thế Tôn. Đây là tự mình nói đắc thật tướng các pháp, chẳng phải Đại thừa Thanh văn.
Nếu Ca-diếp lãnh hội nghe Pháp Hoa khai quyền hiển thật nói: Chúng con ngày nay thật là Thanh văn, dùng tiếng Phật đạo để nghe tất cả, cho nên không được nói thật tướng các pháp tức là Đại thừa, Thanh văn, Bích-chi-phật.
Nói về giai vị Ba thừa Thông giáo, có hai ý: Nói về Ba thừa cọng hạnh Thập địa.
Xét danh chung nghĩa riêng.
* Nói Ba thừa công hạnh có hai ý:
• Nêu tên • Giải thích.
– Nêu tên gồm: Càn tuệ địa, Tánh địa, Bát nhân địa, Kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Bích-chi-phật địa, Bồ-tát địa, Phật địa.
Kinh Đại Phẩm chép: Bồ-tát từ sơ Càn tuệ địa đến Bồ-tát địa đều thực hành, đều học nhưng không chấp chứng. Phật địa vừa học vừa chứng, cho nên nói giai vị chung Ba thừa.
Giải thích: Càn tuệ địa mới phát tâm của tâm, gọi chung là Càn tuệ địa. Càn tuệ địa là địa vị của Tam hiền, gồm:
Năm pháp quán dừng tâm, Biệt tưởng niệm xứ, Tổng tưởng niệm xứ.
Năm pháp quán dừng tâm gồm có ba ý:
Phân biệt vụng khéo khác nhau.
Nói về giai vị của năm pháp quán dừng tâm Xét chân ngụy.
Phân biệt vụng khéo khác nhau:
Ba tạng nói Sơ thiền khác với Thông giáo, đó là y cứ vào tín giải, tứ đế sinh diệt tu năm pháp quán dừng tâm. Nay y cứ vào tứ đế vô sinh tin hiểu tu năm pháp quán dừng tâm.
Vì hai loại tin hiểu vụng khéo khác nhau cho nên nhập giai vị dừng tâm cũng khác nhau.
Nói về giai vị của năm pháp quán dừng tâm:
Gọi là Hiền chính là nghĩa gần với Thánh, cũng gọi là trực thiện.
Ở đây nói trực thiện có hai ý: – Giải thích nghĩa trực.
– Giải thích nghĩa thiện.
Giải thích nghĩa trực:
Tin hiểu trực chánh khác với nghiêng lệch của ngoại đạo. Lại không đồng về sự nghiêng lệch vụng về. Lìa hai bên này gọi là Trực, sở dĩ như vậy, là vì người Ba thừa nghe tứ đế vô sinh, vì tín hiểu rõ ràng cho nên như vậy. Tín không sinh khổ đế, tin năm Ấm mười hai nhập, mười tám giới không sinh, đều như huyễn hóa, như mộng, tiếng vang, như trăng đáy nước, bóng trong gương, rốt ráo không thật có, hữu chính là hiểu được khổ không khổ. Khổ tuy không khổ, nhưng nếu không biết không khổ thì chính là bị khổ làm khổ, gọi là kẻ ngu.
Nếu biết không khổ đây là không khổ mà có chân đế tin vào Vô sinh.
Tập đế: Là hiểu rõ tất cả nghiệp hành phiền não, đều như huyễn hóa, như tiếng vang, như bóng trong gương, như trăng đáy nước, rốt ráo không, không thật có, không có tướng hòa hợp.
Nếu không biết không thật có, thì có nghiệp kết sử trôi lăn, cho nên biết không thật có chính là hiểu Tập là Vô tập.
Bởi vậy, không có tập mà có chân đế thì tín không sinh.
Diệt đế: Biết tất cả pháp sinh diệt đều không thật có. Dù cho pháp hữu vi quá hơn Niết-bàn cũng như mộng huyễn, như tiếng vang, như trăng đáy nước, bóng trong gương, xưa tự không sinh, nay cũng không diệt, thì sinh diệt đều không tự diệt. Nếu biết không sinh không diệt thì sinh diệt tự nhiên diệt, thế thì có diệt mà có chân đế.
Tín vô sinh đạo đế: Tin tất cả con đường đến Niết-bàn đều như mộng huyễn, như trăng đáy nước, như bóng trong gương, hai tướng hữu vô chính là không thấy thông và không thông. Nếu thấy có hai tướng, có thông và không thông thì thành bít lấp. Nếu biết tướng không hai, chẳng thấy thông và không thông chính là mặc cho rỗng thông nhập nghĩa đệ nhất. Chính là biết đạo, có đạo mà có chân đế. Nếu người Ba thừa, mới nhập Phật pháp tin hiểu ngộ rõ ràng gọi là tâm chính trực nhưng Bồ-tát nhờ tứ đế vô sinh này mà khởi tâm Từ bi thệ nguyện nên gọi là Ma-ha-tát.
Hỏi: Nếu biết các pháp đều không thật có chính là không thấy chân và không chân, thì đâu cần kết tên gọi tứ đế vô sinh?
Đáp: Đây là theo kinh Tư Ích, Niết-bàn để chế nghĩa không phải phàm tình tự lập, được ý quên lời, cái tên tứ chân đế vô sinh đâu đáng nghi ngại.
Giải thích nghĩa thiện:
Tức là pháp lành năm quán dừng. Năm pháp này có công năng phát sinh các thiền. Thiền gọi là khí ác, cũng gọi là công đức tòng lâm. Hai pháp thiện chỉ, hành không hơn được thiền. Thiền nhờ vào năm pháp, năm pháp này là gốc của cái thiện bên trong.
Tin hiểu sơ tâm của hành nhân tuy chân nhưng vì năm thứ bất thiện, theo sự chấp trước nên tâm thường tán loạn, không dừng một khoảnh khắc, như đèn trước gió, soi vật đâu thể rõ.
Muốn biết nhân duyên là chân thì phải nhất tâm thiền tịch, như nước lắng trong, thì tướng châu ngọc tự hiện.
Bởi thế người giác quán phải nhiều, dạy họ tu sổ tức. Nhân tu sổ tức nên tâm không tán loạn đắc trụ định cõi dục nhưng chưa đến địa, có thể phát Sơ thiền cho đến Bốn thiền, bốn định vô sắc như gương sáng không lay động, nước lặng không có sóng, được đầy đủ tay chân nên được vào ao mát mẻ, ấy gọi là trực thiện.
Người trực thiện sẽ phát vô lậu nên nói gần Thánh là hiền.
Nên kinh Đại Phẩm chép: A-Na-Bát-Na tức là Bồ-tát Ma-ha-diễn. Vì không thật có nên ở đây y cứ vào sơ đình tâm nói về giai vị Càn tuệ của hiền nhân cũng như thế cho nên kinh Đại Phẩm chép: Quán bất tịnh tức là Bồ-tát Ma-ha-diễn vì không thật có cho nên phương tiện nhân duyên nói về dừng tâm, nhập giai vị Càn tuệ của Sơ hiền cũng giống như thế.
Xét chân ngụy:
Hỏi: Sơ tâm của Ba thừa, tin hiểu tứ đế vô sinh có chân ngụy hay không ?
Đáp: Quả Ca-la-Ca, quả trấn-đầu-ca ngụy nhiều chân ít. Người học Ba thừa thời mạt pháp tuy biết tứ đế vô sinh mà không biết nghĩa về chánh nhân duyên tức là quả ca-la-ca. Nếu tâm vô đạo tham đắm danh lợi tức là quả ca-la-ca.
Không biết khéo léo tu tập chỉ quán tức là quả ca-la-ca, phá pháp không khắp gọi là quả ca-la-ca, không biết thông bít tức là quả ca-la-ca, không biết đạo phẩm để tiến lên tu tập tức là quả ca-la-ca, không biết đối trị trợ giúp mở ba cửa giải thoát tức là quả ca-la-ca, không biết thứ lớp giai vị rồi sinh tăng thượng mạn tức là quả ca-la-ca, không thể an nhẫn hai giặc mạnh yếu trong ngoài tức là quả ca-la-ca. Quả ca-la-ca có chín phần như người nữ không đem riêng về nhà ăn, quyến thuộc đều chết. Nếu biết rõ rốt ráo không thật có mà hiểu tường tận về được mất này, phát các pháp môn thuận đạo mà không yêu đắm tức là quả trấn-đầu-ca mới có một phần, cho nên Trung luận chép: Sau khi Phật diệt độ căn tánh con người độn dần nghe nói rốt ráo không trong pháp Đại thừa mà không biết vì nhân duyên nên không có liền sinh nghi, nếu đều rốt ráo không thì làm sao phân biệt có tội phước báo ứng, như thế không có nghĩa Đệ nhất, thế đế. Chấp vào tướng không này mà sinh tham đắm nên đối với “rốt ráo không” sinh ra muôn lỗi. Bồ-tát Long Thọ soạn luận là ý này.
Luận Trí Độ chép: Tà kiến thứ ba là phá nhân duyên, bác quả báo, cũng đâu khác phá tất cả pháp và quán chân không. Luận chữ Long Thọ tám lần lui tới suy xét chân ngụy, trích đủ.
Hỏi: năm pháp lành dừng tâm có chân ngụy hay không ?
Đáp: Một nhà thiền môn thứ tư phát rõ chi thiền giác, hoặc quá hoặc chưa tới, có hai mươi loại hoại thiền, biết tà tức là quả ca-la-ca.
Mười loại thành thiền thiện giác tức là quả trấn-đầu-ca.
Hỏi: Tin hiểu tứ đế vô sinh trí tuệ biện tài tức là Bát-nhã, đâu cần quán sổ tức, năm pháp quán dừng tâm.
Luận Trí Độ chép: Không, vô tướng, vô tác tuy là trí tuệ. Nếu tâm không định tức là trí tuệ điên cuồng, đâu thể nói là người điền cuồng ?
Đây là Càn tuệ địa của bậc Sơ Hiền.
Nói về giai vị Càn tuệ địa của biệt tưởng niệm xứ:
Người Ba thừa trụ tâm định tĩnh, tu ba loại sự tướng niệm xứ, sơ lược như Ba tạng giáo phân biệt ở trước. Nhưng Thông giáo này nói về niệm xứ Tánh. Nhưng quán năm Ấm tức không, trí tuệ của pháp tánh gọi là niệm xứ tánh.
Bởi vậy, kinh Đại Phẩm chép: Sắc tức là không, phi sắc diệt không, tánh sắc tự rỗng không, không tức là sắc. Lìa không thì chẳng có sắc, lìa sắc thì chẳng có không. Thọ, tưởng, hành, thức cũng giống như vậy, nếu quán thuộc ái thuộc kiến, thân kiến, biên kiến, bốn kiến, mười bốn kiến và tất cả các sắc đều bất tịnh, luống dối không thật, vốn tự không sinh. Không sinh tức là không, không tức là pháp tánh, pháp tánh không cấu không tịnh, tức phá hai điên đảo cấu tịnh, nghĩa chân bất tịnh này gọi là niệm xứ thân. Nếu quán thuộc ái thuộc kiến, tất cả các thọ đều khổ, luống dối không thật, vốn tự bất sinh. Bất sinh tức là không, không tức là pháp tánh, pháp tánh không khổ không vui, phá đảo khổ vui là nghĩa khổ chân thật, gọi là niệm xứ thọ.
Nếu quán thuộc ái thuộc kiến, tất cả tâm đều vô thường, luống dối không thật, vốn tự bất sinh, bất sinh tức là không, không tức là pháp tánh, pháp tánh vô thường phi vô thường tức là phá điên đảo thường vô thường. Nghĩa chân vô thường này gọi là niệm xứ tâm. Nếu quán thuộc ái thuộc kiến, tất cả hai Ấm: Tưởng Ấm, hành Ấm đều vô ngã, luống dối không thật, vốn tự bất sinh. Vì không sinh cho nên là không, không tức là pháp tánh, pháp tánh phi ngã phi vô ngã tức là phá điên đảo ngã, vô ngã. Nghĩa chân vô ngã này gọi là niệm xứ pháp.
Người ba thừa, quán năm Ấm, nghĩa đế đệ nhất, tu bốn Niệm xứ. Trong bốn Niệm xứ có bốn thứ tinh tấn gọi là Chánh cần, bốn loại thiền định gọi là bốn Như ý túc, năm loại thiện sinh: Tín, tấn, niệm, định, tuệ gọi là Căn. Gốc lành thêm lớn, ngăn các phiền não gọi là Lực. Phân biệt dụng của Đạo gọi là bảy Giác chi, thực hành trong đạo an ổn gọi là tám Chánh đạo. Tánh bốn Niệm xứ này đối phá thân kiến biên kiến, bốn kiến, kết thành bốn mươi tám lần cho đến chín mươi sáu lần. Nói về vô sinh niệm xứ ý rất khó hiểu, tự suy nghĩ cùng tột cũng không thể biết. Nếu tu niệm xứ công sự tướng như ở trước, nhưng dùng tướng phòng tướng trướng, tướng rạn tướng hoại, bối xả thắng xứ đều như mộng huyễn, rốt ráo không thật có là khác.
Nếu tu niệm xứ duyên phân biệt danh nghĩa như trước. Nhưng biết lìa tánh của danh dự tức là tướng giải thoát không có cú nghĩa, cú nghĩa của Bồ-tát này thông đạt tất cả danh nghĩa như thế tức là niệm xứ duyên.
Người ba thừa tu ba loại niệm xứ này đều dùng chánh cần, như ý túc, căn lực giác chi, chánh đạo, khéo léo điều phục. Quán năm Ấm tất cả các pháp, không lấy không bỏ có thể hàng phục thuộc ái, thuộc kiến, tám mươi tám kết sử, tất cả nghiệp kết sử trong hai mươi lăm cõi, ba cõi, cho nên nói khéo dứt các hý luận. Nói lược Ba thừa thông quán biệt tưởng bốn Niệm xứ trụ Càn tuệ địa.
Nhưng Bồ-tát tuy biết năm Ấm rốt ráo vắng lặng mà phát thệ nguyện đại Bi không bỏ chúng sinh. Dùng vô sở đắc để điều phục các căn, tu sáu Độ tức là Ma-ha-diễn, cho nên kinh Đại Phẩm chép: Bốn Niệm xứ là Bồ-tát Ma-ha-diễn vì không thật có.
Hỏi: Thông giáo niệm xứ tánh lý đã là phá chung tám đảo, đâu cần đối riêng?
Đáp: Biệt tưởng bốn Niệm xứ của Ba tạng giáo đã phá riêng bốn đảo, nói về Càn tuệ địa.
Nay giai vị Càn tuệ đã là đối bằng phá cái vụng, chỉ phá bốn đảo, nay nói phá riêng cái xảo, cho nên lại dùng biệt để phá tám đảo.
3- Nói về giai vị Càn tuệ địa của bốn Niệm xứ:
Tổng tưởng ba loại bốn Niệm xứ như Ba tạng giáo phân biệt ở trước. Nhưng dùng như huyễn như hóa pháp thể tức không là dị. Đây là vô sinh Tổng tưởng bốn Niệm xứ, trụ là trong tổng tưởng niệm xứ. Nếu tu niệm xứ thân tức là quán năm Ấm, mười hai nhập, mười tám giới, tất cả các pháp đều phá tám đảo, đó gọi là niệm xứ thân. Niệm xứ Thọ, tâm, pháp cũng giống như vậy.
Trụ là tổng tưởng bốn Niệm xứ. Tu bốn Chánh cần, bốn Như ý túc, năm căn, năm lực, bảy Giác chi, tám Chánh đạo, tuy chưa phát tướng Noãn giống như nước pháp vô lậu mà quán năm Ấm trí tuệ của tổng tướng rất lợi hơn biệt tưởng bốn Niệm xứ. Ấy gọi là giai vị ngoại phàm Càn tuệ địa của Tổng tưởng bốn Niệm xứ.
Hỏi: Người ba thừa quán thông đệ nhất nghĩa đế, đồng phá tám đảo, đồng thấy Phật tánh, vì sao người Thông giáo nhập Niết-bàn hữu
dư y và Niết-bàn vô dư y?
Đáp: Phá tám đảo có bốn ý:
- Phá tám đảo không kết thành khô tươi, chính là Thông Biệt Viên bất định.
- Phá tám đảo kết thành bốn khô, định thành Thông giáo.
- Phá tám đảo kết thành bốn tươi định thành Biệt giáo.
- Phá tám đảo kết thành bốn khô tươi tức là Viên giáo.
Nay nói phá tám đảo dung Tịnh danh quở trách Ca-chiên-diên phá năm nghĩa của Ba tạng, nói năm nghĩa Ma-ha-diễn tức kết thành bốn khô, cho nên hai trăm vị tỳ-kheo tâm đắc giải thoát, chính là ý của Thông giáo.
2. Nói về tánh địa: Nếu nhân Tổng tưởng niệm thì thành ba mươi bảy phẩm trợ đạo.
Sơ phát hữu lậu, năm Ấm của phát thiện gọi là pháp Noãn. Nghĩa pháp Noãn nói như trước, tăng tiến tâm sơ, trung, hậu nhập pháp đảnh pháp nhẫn, cho đến nghĩa thế đệ nhất gọi là nội phàm tánh địa. Nghĩa của tánh địa đều nói như trước. Nhưng vì từ Càn tuệ địa tu tập phương tiện Vô sinh có khác, cho nên nói tâm sơ, trung, hậu của tánh địa giai tuệ khéo léo cũng có khác nhau. Vụng khéo tuy khác nhau nhưng đều điều phục mê hoặc kiến đế giới nội.
Nói về tám nhân địa:
Tức là tín hạnh và pháp hạnh của ba thừa, thể thấy giả để phát chân dứt hoặc kiến đế, ở trong Tam-muội Vô gián tức là giai vị tám nhân địa.
Kiến địa:
Tức là Ba thừa đồng thấy lý của nghĩa đệ nhất tứ đế vô sinh, đồng dứt kiến hoặc tám mươi tám kết sử.
Hỏi: Trước nói về thể pháp nhập không, sau phá thuộc ái thuộc kiến. Nay vì sao kiến hoặc dứt hết trước, thuộc ái dứt tận sau?
Đáp: Kiến hoặc mới ái cũ, thể giả nhập không, tuy là phá đủ, kiến thì dễ, dứt ái thì khó trừ. Thí như cắt cọng sen, hoặc tay bẻ gãy cọng sen, bẻ đứt luôn cả sợi tơ. Hoặc dùng dao đứt cả cắt tơ sen. Người thứ lớp chứng quả, kiến hoặc tuy dứt, tư hoặc vẫn còn. Người chứng siêu việt thì kiến hoặc, tư hoặc đều dứt.
Bạc địa:
Thể ái giả tức là phát chân sáu phẩm vô lậu, dứt sáu phẩm cõi dục, chứng giải thoát thứ sáu và giải thoát mỏng ở cõi Dục.
Lìa dục địa:
Tức là người Ba thừa thể ái giải tức là dứt năm kết sử hạ phần ở cõi Dục, lìa phiền não cõi Dục.
3. Nói về địa: Tức là người ba thừa thể sắc, vô sắc ái là chân, phá chân vô lậu, dứt năm kết sử thượng phần, bảy mươi hai phẩm dứt hết, dứt việc trong ba cõi, hoặc nghiệp rốt ráo, đã nói về địa xong.
Bích-chi-phật địa:
Duyên giác, Bồ-tát phát chân vô lậu, năng lực công đức rất lớn, cho nên có công năng phá trừ tập khí.
Bồ-tát địa:
Từ không nhập giả quán hai lưu, quán sâu hai đế tiến đến dứt tập khí. Sắc vô minh đắc thành pháp nhãn, đạo chủng trí giới ngoại, thần thông du hý, thanh tịnh cõi nước Phật, thành tựu chúng sinh, học mười lực, bốn vô sở úy, mười tám pháp bất cọng, đại Từ đại Bi của Phật dứt tập khí.
Phật địa:
Năng lực công đức lớn, cùng trí tuệ một niệm tương ưng tuệ quán chân đế, tập khí hoàn toàn hết, cho nên luận Trí Độ chép: Năng lực trí tuệ của Thanh văn yếu như ngọn lửa nhỏ thiêu đốt cây cối, tuy nhiên còn lại thân lực trí tuệ của Duyên giác mạnh như ngọn lửa lớn thiêu đốt cây cối, cây cháy than tàn nhưng tro còn. Trí lực của Phật rộng lớn như ngọn lửa to, tro than đều hết, cũng giống như ví dụ thỏ, ngựa, voi qua sông.
Hỏi: Bồ-tát và Phật địa tên khác, Nhị thừa đâu được nói chung?
Đáp: Tên tuy khác đồng là bậc Vô học ứng cúng, đắc Niết-bàn hữu dư y, cùng quy về tro tận, chứng quả là một, danh nghĩa không khác, chính là danh nghĩa rốt ráo đều đồng. 2. Xét tên riêng nghĩa chung có hai ý:
Y cứ vào Ba thừa và Thập địa ở trước, Bồ-tát lập riêng tên gọi Nhẫn.
Nói về tên riêng nghĩa chung của tên gọi Biệt giáo.
1. Dùng giai vị của Thông giáo lập giai vị riêng tên riêng mà nghĩa chung. Nghĩa chung như trước đã nói. Nay nói về tên riêng. Biệt là Bồtát đặt tên phục nhẫn, nhu thuận nhẫn, vô sinh nhẫn. Vì sao?
Càn tuệ địa Ba thừa đều hàng phục kiến hoặc mà Bồ-tát lại hàng phục tên gọi nhẫn. Bồ-tát tin nhân duyên là không, nhưng đối với tứ đế vô sinh hàng phục được tâm mình, phát bốn thệ nguyện rộng lớn, tuy biết chúng sinh như hư không mà phát tâm độ tất cả chúng sinh.
Vì Bồ-tát muốn độ tất cả chúng sinh như độ hư không, cho nên kinh Kim Cương Bát-nhã chép: Bồ-tát nên hàng phục như thế, cái gọi là diệt độ vô lượng vô biên chúng sinh mà không có chúng sinh nào được diệt độ.
Kế nói về ba thệ nguyện hàng phục tâm mình cũng giống như thế, cho nên ở giai vị Càn tuệ địa tu dừng tâm, tên khác là phục nhẫn khác Nhị thừa. Biệt Tưởng, tổng tưởng niệm xứ đều gọi Phục Nhẫn cũng giống như thế.
Lại nữa, người Ba thừa đồng phát năm Ấm thiện hữu lậu, sinh giống như giải đều có công năng hàng phục kiến hoặc, thuận lý nghĩa đế đệ nhất mà Bồ-tát chỉ nhận tên gọi nhẫn nhu thuận, Bồ-tát chẳng những hàng phục kết sử thuận lý. Mà còn cứu độ tất cả chúng sinh, hàng phục tâm và thực hành sáu Độ. Trong tất cả việc phước đức trí tuệ đều rốt ráo. Như Ba tạng giáo môn, ba A-tăng-kỳ tu sáu Độ cho đến không tiếc thân mạng, cho đến đầy đủ trung nhẫn.
Nay Bồ-tát này cũng giống như thế, dùng không, vô tưởng, vô nguyện đều phục các căn. Muốn làm cho chúng sinh đầy đủ sáu Độ cho nên gọi là nhẫn Nhu thuận.
Lại nữa người Ba thừa đồng phát chân vô lậu hoặc biết dứt đoạn đồng gọi là Vô sinh mà Bồ-tát chỉ thọ tên gọi pháp nhẫn vô sinh để thấy nghĩa đế đệ nhất. Tuy dứt kết sử mà không sinh tâm chấp chánh cho nên thọ nhận tên gọi pháp nhẫn vô sinh, vì sao? Vì nếu sinh tâm thủ chứng thì rơi vào Nhị thừa, không được nhập Địa thứ chín của Bồ-tát.
Lại nữa người Ba thừa cùng đắc thần thông mà người Nhị thừa không thể dùng thần thông, thành tựu chúng sinh, thanh tịnh cõi nước
Phật. Cho nên không thể gọi là du hý. Bồ-tát có thể như vậy, cho nên Bồ-tát có thể thọ tên gọi thần thông du hý. Bậc A-na-hàm tuy dứt năm kết sử hạ phần mà không thể xả bỏ thiền định sâu xa sinh lại cõi Dục, hòa quang lợi vật mà không cùng đọa. Bồ-tát có thể như thế, nên gọi riêng là lìa dục thanh tịnh.
Hỏi: Thông Ba thừa giáo đồng quán hai đế, y cứ vào giai vị làm sao phân biệt?
Đáp: Nhị thừa tuy quán hai đế một bề thể giả nhập không, dung chân dứt kết sử, cho đến quả vô học. Bồ-tát cũng quán hai đế, từ Càn tuệ cuối đến kiến địa, phần nhiều dùng quán từ giả nhập không, đắc nhất thiết trí tuệ nhãn phần nhiều dụng chân, từ bạc địa học du hý thần thông phần nhiều tu quán, từ không nhập giả, đắc đạo chủng trí pháp nhãn, phần nhiều dùng thế tục. Từ Bích-chi-phật địa, (1) học hai quán thuần thục, chiếu soi hai đế nhập Bồ-tát địa, tự nhiên chảy vào biển Tát-bà-nhã. Chính là không có tâm dụng công tu chủng trí Phật nhãn, Phật địa tròn sáng thành nhất thiết chủng trí, Phật nhãn tròn đầy chiếu hai đế rốt ráo. Nên luận Đại Trí Độ chép: Trong pháp Thanh văn gọi là Càn tuệ địa, đối với Bồ-tát tức là Phục nhẫn, trong pháp Thanh văn gọi là tánh địa, trong pháp Bồ-tát gọi là nhẫn Nhu thuận, trong pháp Thanh văn gọi là Bát nhân địa, trong pháp Bồ-tát gọi là pháp nhẫn Vô sinh, trong pháp Thanh văn gọi là kiến địa, trong pháp Bồ-tát là quả vô sinh pháp nhẫn, trong pháp Thanh văn gọi là bạc địa, trong pháp Bồ-tát gọi là du hý năm thần thông, trong pháp Thanh văn gọi là ly dục địa, trong pháp Bồ-tát gọi là ly dục thanh tịnh A-la-hán địa, trong pháp Thanh văn tức là Phật địa. Ba mươi bốn tâm của Ba tạng Phật phát chân dứt kết sử trong ba cõi, ngang với a-la-hán. Kinh Đại Phẩm: A-la-hán hoặc trí hoặc đoạn, là vô sinh pháp nhẫn của Bồ-tát.
Kinh Đại Phẩm chép: Bích-chi-phật hoặc tri hoặc đoạn, ấy là vô sinh pháp nhẫn của Bồ-tát tức đối với Bồ-tát Bát địa dứt trừ tập khí, Cửu địa quá Bích-chi-phật địa nhập giai vị Bồ-tát. Giai vị Bồ-tát ở Cửu địa, Thập địa chính là Bồ-tát Thập địa nên biết giống như Phật. Tập khí này chưa hết, qua Bồ-tát địa thì nhập Phật địa, dùng thệ nguyện giúp cho tập khí sinh vào tám tướng thành đạo ở Diêm-phù-đề . Xét suy tướng như ở trước:
Đại tiểu thừa đồng khác, như luận Đại Trí Độ phân biệt.
6. Tướng thành đạo:
Dưới cội Bồ-đề được một niệm tương ưng, tương ưng với lý tứ đế vô sinh, dứt tất cả phiền não, tập khí đoạn tận, đầy đủ đại Từ đại Bi, mười sáu tứ vô sở úy, mười tám pháp bất công, bốn trí vô ngại, tất cả công đức vô ngại, tất cả công đức trí tuệ gọi là Phật.
7. Tướng xoay bánh xe pháp:
Quyền trí khai Ba tạng, bánh xe pháp sinh diệt tứ đế, thật trí nói Ma-ha-diễn bánh xe pháp vô sinh tứ đế chung cho người Ba thừa.
8. Tướng nhập Niết-bàn:
Nhập Niết-bàn vô dư giữa hai cây sa-la như củi hết lửa tắt, để lại Xá-lợi làm ruộng phước cho trời người. Ấy là tám tướng thành đạo Thông giáo Đại thừa. Chính là người ba thừa đồng thấy lý chân đế, đồng đắc hai loại Niết-bàn nhưng sự khác nhau về tám tướng thành đạo của Đại thừa. Chính là Thông giáo Đại thừa, biệt là Bồ-tát lập danh vị.
2. Nói rõ dùng tên biệt giáo, biệt vị, tên riêng mà nghĩa chung, tức là Ba thừa đồng quán lý nghĩa đế đệ nhất, dùng tên Biệt giáo nói về giai vị Bồ-tát, y cứ điều này có hai ý:
Y cứ tên riêng nghĩa chung nói về giai vị: Phân biệt:
Y cứ tên riêng nghĩa chung nói về giai vị:
Tên riêng: Thập tín, ba mươi tâm, Thập địa. Vị thiết luận tức là Càn tuệ địa phục nhẫn ba mươi tâm tức là tánh địa Nhu thuận nhẫn. Bát nhân địa kiến địa tức là sơ hoan hỷ địa, vì đắc Vô sinh nhẫn, cho nên kinh Đại Phẩm chép: Tu-đà-hoàn hoặc biết hoặc đoạn, đều là vô sinh pháp nhẫn của Bồ-tát.
Bạc địa hướng quả: Hướng là quả ly cấu địa, Phát quang địa, cho nên kinh Đại Phẩm chép: A-na-hàm hoặc trì hoặc đoạn là vô sinh pháp nhẫn của Bồ-tát A-na-hàm hướng quả.
Hướng là Diệm địa, quả tức là Nan Thắng địa, cho nên kinh Đại Phẩm chép:
A-na-hàm trí đoạn là Bồ-tát, tức là vô sinh nhẫn của Bồ-tát. Lahán địa hướng quả. Hướng là Hiện Tiền địa, quả là viễn hành địa, cho nên A-la-hán trí đoạn là vô sinh pháp nhẫn của Bồ-tát. Bích-chi-phật địa tức là Bất động địa thứ tám, dứt trừ tập khí, cho nên kinh Đại Phẩm chép: Bích-chi-phật trí đoạn là vô sinh pháp nhẫn của Bồ-tát.
Bồ-tát tức là Thiện tuệ địa thứ chín, Đệ thập Pháp vân địa nên biết như Phật.
Phật địa đã nói ở trước, khi ngồi đạo tràng một niệm tuệ tương ưng dứt hai chướng, tập khí tận, là tập khí phiền não chướng và sở tri chướng, hóa độ tất cả chúng sinh có duyên xong, nhập Niết-bàn vô dư, như củi hết lửa tắt, tám tướng thành đạo như đã nói ở trước. Chính là dùng tên gọi biệt giáo để nói về giai vị, tên khác mà nghĩa đồng, còn thuộc về giai vị Thông giáo.
9. Phân biệt:
Hỏi: Từ Sơ địa đến Thất địa đối với bốn quả xuất xứ từ kinh luận nào?
Đáp: Các kinh luận đều nói nhưng cao thấp khác nhau. Các Pháp sư đời sau nói cũng khác nhiều. Sở dĩ như vậy, vì có người nói: Kiến địa chỉ đối với Sơ địa, điều này như ngày nay sử dụng. Hoặc lấy tam địa đối Kiến địa. Kinh nhân Vương nói bốn địa đều đối kiến địa. Điều này khó có thể y cứ. Nhưng kiến địa của Thông giáo vốn là con đường Vô gián, không xuất phát từ quán chứng Tu-đà-hoàn, há từ Sơ địa dứt kiến cho đến Tam địa, hoặc nói Tứ địa. Nếu dứt hoặc nghiệp riêng không chung với Nhị thừa, nói rõ nghĩa này hoặc có điều đó.
Lại hoặc nói Lục địa dứt kết sử gọi là ngang với A-la-hán, hoặc nói Thất địa gọi là A-la-hán, điều này khó định được. Lần lượt hai quả kinh luận đối chiếu đã không nhất định hai quả ấy thì ý có thể biết, đã không thể định cứ, nay dùng nghĩa để đối chiếu giai vị tuy nhỏ nhưng không thể định chấp.
10. Y cứ vào Thông giáo nói về giai vị giải thích xứng nghĩa thanh tịnh vô cấu:
Giai vị Đại sĩ ở vào lý tánh bổ xứ chân đế tự nhiên sáng tỏ, gọi là tịnh, hai chướng chánh hoặc nội giới đã dứt tập khí mỏng dần, nên gọi là vô cấu. Trí tuệ ở trong tương ưng với chân đế, ngoài có thể xứng với căn tánh thần thông nói pháp của Ba thừa, nên gọi là xứng, chính là lược nói tên gọi Đại sĩ Thông giáo thọ nghĩa thanh tịnh vô cấu cho nên phải thị hiện thân Bồ-tát, dùng hình tiếng này, mượn thân tật bệnh nói pháp như mộng huyễn cho vua chúa Trưởng giả, khuyên cầu Bồ-đề, lại phá Ba tạng giáo Ba thừa, đối với sự nghiêng lệch vụng về nếu tìm Sư La-thập để chú giải ý của Duy-ma đồng dùng ý này. Các Pháp sư đời Trần và đời Lương giảng Văn kinh này quyết đoán giai vị Bồ-tát ý có cao thấp, tuy có đổi chút không đồng. Ngày nay, các nhà thường trông mong dùng ý Thông giáo giải thích kinh này.