TỨ GIÁO NGHĨA
SỐ 1929
QUYỂN 11
Thiền sư Trí Khải chùa Tu Thiền ở núi Thiên thai soạn
Y cứ vào Viên giáo nói giai vị giải thích nghĩa Tịnh Vô Cấu Xưng.
Viên giáo trình bày rõ nhân duyên, tức là lý Trung đạo Niết-bàn Phật tánh không thể nghĩ bàn. Bồ-tát lãnh thọ giáo môn này, lý tuy không cạn không sâu mà người chứng đều có giai vị cạn sâu. Nay nói về nhập đạo của Viên giáo cũng có đủ bốn môn:
- Môn hữu.
- Môn không.
- Môn không hữu.
- Môn phi không phi hữu.
Viên giáo tuy có bốn môn nhưng ý của các kinh Đại thừa phần nhiều là môn phi không phi hữu để nói về giai vị. Giống như kinh này, các Bồ-tát đều nói nhập pháp môn không hai. Một bề tuy đồng suy luận kỹ càng, đều có sự khác nhau về bốn môn, nhưng phần nhiều dùng môn phi không phi hữu để nhập giải thoát không thể nghĩ bàn.
Nghĩa này ở dưới sẽ thấy.
Nếu dùng cơ lợi vật, dùng bốn môn để phó duyên đều nhập giải thoát không thể nghĩ bàn, đâu thể dùng nghiêng lệch.
Nhưng chỉ một bề nói về nghĩa của hành vi việc phải như thế. Bởi vậy, nay nói về thứ vị của Viên giáo chính là y cứ vào môn phi không phi hữu để làm rõ.
Ở đây có năm ý:
- So sánh Biệt giáo và Thông giáo nói về giai vị khác nhau.
- Nói về Viên giáo để làm rõ giai vị.
- Dẫn các kinh luận để làm chứng.
- Phân biệt
- Y cứ vào giai vị của Viên giáo giải thích nghĩa Tịnh Vô Cấu Xưng.
So sánh Biệt giáo và Viên giáo nói rõ giai vị khác nhau.
Viên giáo đã nói lý tròn đầy. Bồ-tát lãnh thọ lý tròn đầy dứt hoặc Ngũ trụ, khai tri kiến Phật, trụ đại Niết-bàn. Ấy là giáo viên lý viên, trí viên đoạn viên, hành viên, vị viên, nhân viên quả khác với Biệt giáo, đã nói đầy đủ ở trước. Nay lược dùng năm nghĩa giải thích tướng khác nhau của Biệt giáo và Viên giáo.
Y cứ vào dứt vô minh phán quyết giai vị cao thấp khác nhau.
Y cứ vào dứt kiến hoặc, tư hoặc giới nội giới ngoại khác nhau.
Y cứ vào đoạn, bất đoạn khác nhau.
Nương vào giai vị nói về pháp môn Biệt giáo và Viên giáo khác nhau.
Y cứ vào giai vị khác nhau, chung hoặc không chung.
Y cứ vào vô minh phán quyết giai vị cao thấp khác nhau:
Nếu Biệt giáo nói về giai vị, đồng ba mươi hai tâm, dứt hết kết sử ba cỏi, đã hàng phục được vô minh giới ngoại, cho đến hồi hướng Hậu tâm. Sơ địa mới phát chân trí, dứt một phẩm vô minh, cho đến dứt mười phẩm, gọi là Thập địa. Đẳng giác Hậu tâm dứt vô minh mới hết. Diệu giác thường quả tiêu nhiên lụy đến bên ngoài không dứt được. Ở đây như trước đã nói. Nếu Viên giáo nói từ sơ tùy hỷ tâm tu một tâm ba quán, nhập Thập tín vị, dứt hết hoặc giới nội, tức là hàng phục vô minh giới ngoại.
Sơ tâm của Thập trụ tức phát chân trí, dứt sơ phẩm vô minh trụ địa, từ bốn mươi tâm nầy đều dứt vô minh cho đến Đẳng giác Hậu tâm vô minh mới dứt hết. Diệu giác Cực địa lụy đến bên ngoài gọi là Niếtbàn rốt ráo Bồ-đề vô thượng. Đây chính là phán quyết giai vị cao thấp khác nhau, có Viên giáo, Biệt giáo nói về giai vị khác nhau.
Y cứ vào dứt kiến hoặc, tư hoặc vô minh nội giới ngoại giới khác nhau.
Nếu ba mươi tâm của Biệt giáo dứt kiến hoặc, tư hoặc giới nội, hàng phục vô minh giới ngoại. Thập địa dứt kiến hoặc tư hoặc giới nội, vô minh giới ngoại chia làm ba đạo. Như Biệt giáo nói phân biệt trong Thập địa. Nếu Thập tín của Viên giáo dứt kiến hoặc, tư hoặc của giới nội, hàng phục kiến hoặc, tư hoặc của giới nội và vô minh của giới ngoại. Phát thú sơ tâm dứt kiến hoặc tư hoặc vô minh của giới ngoại đều đến Đẳng giác mới hết, cho nên luận Địa Trí nói Thanh tịnh tịnh thiền, lìa tất cả kiến thanh tịnh tịnh thiền, phiền não chướng trí chướng đoạn thanh tịnh tịnh thiền. Đây là giai vị Đẳng giác nói về nghĩa này.
Kinh Niết-bàn chép: Bồ-tát Thập địa bị vô ngã kiến luân hoặc chuyển, tức là nghĩa dứt kiến hoặc không hết.
Lại Bồ-tát Thập địa tuy thấy Phật tánh nhưng không hiểu rõ. Chư Phật thấy Phật tánh rõ ràng. Đây đều y cứ vào kiến hoặc hết hoặc chưa hết, cho nên có khác nhau về hiểu rõ và không hiểu rõ. Dứt dục ái phải đến quả Phật mới dứt hết. Dục ái tức là sáu dục.
Kinh Ương-quật chép: Nhãn căn kia đối với Như Lai thường đầy đủ không giảm bớt, tu rốt ráo, thấy rõ ràng cho đến ý căn cũng như vậy.
Như kinh Pháp Hoa chép: Sáu căn thanh tịnh tuy chưa được vô lậu nhưng sáu căn ấy thanh tịnh như thế. Nên biết đây chính là giai vị hàng phục dục ái phiền não. Phát thú Sơ tâm phát chân vô lậu tức là phần đoạn ái dục, cho đến địa vị Đẳng giác mới dứt hết.
Cho nên kinh Hoa Nghiêm chép: Rõ ràng đắc sáu căn của Phật rốt ráo thanh tịnh, dứt sắc ái đến Đẳng giác mới dứt hết. Kinh Đại Niếtbàn chép: Nhân diệt là sắc, được sắc thường còn gọi là sắc giải thoát. Đến Niết-bàn thì sắc ái mới hết, dứt Vô sắc ái đến quả Phật mới hết.
Nhân diệt là thọ, được thọ thường còn, tưởng hành thức cũng giống như thế. Ấy gọi là thọ tưởng hành thức giải thoát. Niết-bàn thì số sắc ái mới hết.
Bốn trụ hoặc hợp với vô minh, bốn trụ nếu hết thì vô minh cũng hết. Nếu vô minh hết thì bốn trụ cũng hết, ấy là hàng phục viên mãn.
Kinh Đại Phẩm chép: Vì sắc vô biên, nên Bát-nhã ba-la-mật cũng vô biên, tất cả các pháp năm Ấm, sáu nhập, mười tám giới đều như vậy.
Lại nói: Các pháp bình đẳng nên Bát-nhã ba-la-mật bình đẳng. Kinh này nói: Đối với thức ăn bình đẳng các pháp cũng bình đẳng. Các pháp bình đẳng, thức ăn cũng bình đẳng, dùng một bữa cơm bố thí tất cả. Nếu được như thế thì hãy lấy ăn. Cách ăn còn bình đẳng huống gì pháp sở duyên vô minh kiến hoặc, tư hoặc mà không bình đẳng hay sao?
Nghĩa như thế chẳng lẽ không khác với đoạn phục của Biệt giáo ở trước?
Kinh chép: Nương kinh liễu nghĩa, không nương kinh bất liễu nghĩa.
Y cứ vào đoạn, bất đoạn khác nhau:
Luận bàn lý ấy luống uổng vô ích, thể tánh của vô minh vốn tự không có, đã không có vô minh thì đâu luận bàn trí tuệ, không biết không mê hoặc, thì đâu thể phân biệt về sự khác nhau giữa Biệt giáo và Viên giáo. Cho nên kinh Niết-bàn chép: Người nào có trí tuệ, người nào có phiền não, mà nói Tỳ-Bà-Xá-Na có khả năng phá phiền não. Đây là không nói về đoạn hay không đoạn, mà kinh Niết-bàn chép: Khi tối thì không sáng, khi sáng thì không tối, khi có phiền não thì không có trí tuệ, khi có trí tuệ thì không có phiền não. Nay y cứ vào nghĩa có trí tuệ không có phiền não nên nói là đoạn.
Nếu theo Biệt giáo, phần nhiều nương vào tướng định để luận đoán, tức là trí nghĩ bàn dứt mà nói về giai vị, là nghĩa vụng về của Đại thừa. Nếu Viên giáo nói nghĩa phần nhiều nói về bất đoạn. Không dứt mà dứt, tức là dứt không thể nghĩ bàn, chẳng có thứ vị mà nói thứ vị, chính là nghĩa khéo léo của Đại thừa, cho nên kinh này nói: Tánh dâm nộ si tức là giải thoát. Lại nói: Không dứt si ái, khởi các minh giải thoát.
Hỏi: Nghĩa suy đoạn bất đoạn có ba mươi sáu câu, vì sao ở đây phân biệt dứt thuộc về Biệt giáo, không dứt thuộc về Viên giáo?
Đáp: Hai câu này là ý chính của Phật pháp, ngoài ra đều là phụ, không dứt mà nhập giai vị nghĩa đồng với nhét núi Tu-di vào trong hạt cải, đây là giai vị trí đoạn không thể nghĩ bàn.
Y cứ vào pháp môn Biệt giáo và Viên giáo để phân biệt.
Biệt giáo nói giai vị đối với các pháp môn chẳng phải là pháp môn không viên, về giai vị cũng có hạn chế. Như luận Thập địa chép: Sơ địa đầy đủ đàn ba-la-mật, ngoài ra chẳng phải không tu. Nhưng tùy theo năng lực, tùy theo phần mà nghĩa này có khác. Viên giáo nói rõ các pháp môn không phải như thế. Một pháp môn có đầy đủ tất cả pháp môn đều chung đến Phật địa.
Y cứ vào chung hay không chung của giai vị để phân biệt sự khác nhau:
Như Biệt giáo nói giai vị Sơ địa không được chung với Nhị địa, huống chi là đầy đủ các vị, hoặc giai vị Viên giáo nói. Như kinh Hoa Nghiêm chép: Từ Sơ địa đầy đủ tất cả công đức của các địa.
2. Nói rõ giai vị của Viên giáo:
Còn lại y cứ bảy giai vị, nói năm mươi hai giai vị khác nhau:
- Thập tín
- Thập trụ
- Thập Hạnh
- Thập hồi hướng
- Thập địa- Đẳng giác địa
- Diệu giác địa.
Nhưng người giải thích khác nhau, có sư nói Viên giáo đốn ngộ, hễ ngộ tức là Phật, lại không có sự khác nhau về giai vị.
Nói giai vị của Thập địa là người độn căn, như kinh Tư-Ích chép: người học như thế, tức là không từ một địa này đến một địa khác.
Lại có sư giải thích: Viên giáo là đốn ngộ, sơ tâm vừa ngộ tức là rốt ráo viên mãn. Nhưng có bốn mươi hai giai vị chỉ là phương tiện hóa vật, đặt tên sâu cạn cho nên kinh Lăng-già chép: Sơ địa tức là Nhị địa, nhị địa tức là Tam địa. Tịch diệt chân như có giai vị gì. Lại có sư nói: Viên giáo sơ đốn đến Thập trụ tức là Thập địa mà nói có Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa. Đây là chú trọng về ý. Nghĩa là các cách giải thích này đều là nghiêng chấp.
Pháp giới bình đẳng còn bất luận về ngộ và không ngộ, sao lại luận bàn cạn sâu, không ngộ mà luận bàn về ngộ, không cạn không sâu mà luận bàn cạn sâu. Tìm các kinh Đại thừa nói về lý rốt ráo, không kinh nào hơn Hoa Nghiêm, Đại Tập, Đại phẩm, Pháp Hoa, Niết-bàn. Tuy nói về pháp giới bình đẳng, không nói không chỉ bày mà hạnh vị của Bồ-tát đều rõ ràng. Bởi vậy, nay lại y cứ vào bảy giai vị để nói giai vị Bồ-tát của Viên giáo.
* Nói về giai vị Thập tín có bốn ý:
+ Nhờ nghe pháp mà sinh tín tâm
+ Nói nhân tín tâm mà tu hành + Nói nhờ tu hành mà nhập vị + Nói kinh nói khác nhau.
1. Nói rõnhân nghe pháp mà sinh tín tâm: Bậc thượng căn lợi trí, nghe Viên giáo, trình bày nhân duyên tức là Trung đạo, tứ thật đế vô tác tức là Tín giải nhất thật đế, tức là Như Lai, hư không Phật tánh, chẳng phải thế gian, chẳng phải xuất thế gian, phi nhân phi quả, không thể nói năng, không thể hiển bày. Vô thuyết mà thuyết, nhân quả thế gian tức là vô tác khổ tập. Thuyết nhân quả thế gian tức là vô tác đạo diệt, cho nên kinh này Đại sĩ chê trách Di-lặc. Phật biết tất cả chúng sinh rốt ráo vắng lặng, tức là tướng Niết-bàn không thể diệt. Tất cả chúng sinh tức là tướng Bồ-đề. Nếu biết Niết-bàn tức sinh tử, ấy là vô tác khổ đế. Nếu biết Bồ-đề tức phiền não, ấy là tập đế vô tác. Nếu biết sinh tư tức Niếtbàn ấy là vô tác đạo đế. Nhưng vì phi sinh tử, phi Niết-bàn, phi Bồ-đề, phi phiền não, là nhất thật đế. Nhất thật đế nói về bốn đế này tức là tứ thật đế vô tác. Vì sao? Vì y cứ vào nhất thật đều nói bốn thật. Nhất thật đế không làm ra bốn, bốn không tự làm thành bốn, không phải cái khác làm thành bốn, cũng không phải cùng làm bốn, cũng chẳng phải không có nhân duyên mà làm bốn.
Nhưng nói là bốn: Đây là bốn vô tác. Bốn này rốt ráo không thật có, tức là nhất thật đế, gọi là tứ thật đế vô tác. Nếu người nghe tin hiểu vô ngại này tức là tin tất cả chúng sinh, tức là giải thoát không thể nghĩ bàn. Tức là Đại thừa, tức là Bát-nhã, tức là Thủ-lăng-nghiêm, tức là Phật tánh, tức là Pháp thân, tức là thật tướng, tức là Trung đạo đệ nhất nghĩa đế, tức là Như Lai tạng, tức là pháp giới, tức là rốt ráo không, tức là tất cả Phật pháp. Do Từ bi thệ nguyện này mà phát tâm Bồ-đề, ấy là danh tự Viên giáo tức là tín giải.
Nhân tín tâm tu hành:
Do danh tự này mà tín tâm, tức đã phát tâm Bồ-đề. Nếu muốn thực hành đạo Bồ-đề, thì phải thọ trì, đọc tụng giảng nói kinh điển Đại thừa. Thực hành nhân xuất thế nếu muốn mau được nhập giai vị Thập tín đầy đủ, sáu căn thanh tịnh, thì cần phải tinh tấn, không tiếc thân mạng, cần phải siêng tu bốn thứ Tam-muội:
Bốn thứ Tam-muội là:
- Tam-muội thường tọa.
Như kinh Văn-thù Bát-nhã nói.
- Tam-muội thường hành, như kinh Ban Chu nói
- Tam-muội bán hành bán tọa, như kinh Phương Đẳng, kinh Pháp Hoa nói
- Tam-muội phi hành phi tọa. Tức là các kinh Đại thừa nói các thứ pháp hạnh. Các pháp hạnh Tam-muội này như trong các kinh Đại thừa có nói.
Đây chính là thay thế pháp quán dừng tâm đầu tiên, ở đây y theo viên giáo nói rõ tu sơ tín tâm thực hành các Tam-muội phải tin hiểu mười pháp.
Mười pháp: danh tự đã nói trong ba quán ở trước.
1. Khéo biết nhân duyên nghĩ bàn, không thể nghĩ bàn..
Nhân duyên nghì bàn: Như tam giáo ở trên đã nói nhân duyên không thể nghĩ bàn, tức là năng nói.
Không thể nghĩ bàn, tứ thật vô tác đế như trong ba quán ở trước có nói. Thí như một niệm tâm hôn mê thì có đầy đủ tất cả pháp, không ngang không dọc tức là nhân duyên không thể nghĩ bàn, tứ đế vô tác.
Như thế để lấy Đại sĩ Duy-ma chê trách Di-lặc, tất cả chúng sinh tức là đại Niết-bàn, tức là tướng Bồ-đề. Nói về nhân duyên không thể nghĩ bàn này trừ chín pháp cũng giống như thế, ý nghĩa sâu xa. Nay nói rõ thứ lớp, người tìm tòi hãy khéo suy nghĩ.
2. Nói về phát tâm chân chánh: Tức là vô duyên Từ bi, vô tác bốn thệ nguyện rộng lớn, vô duyên đại Bi, quán sinh tử tức Niết-bàn, phiền não tức Bồ-đề, niềm vui diệt đạo này cho chúng sinh.
Vô duyên đại Bi: Quán Niết-bàn tức sinh tử, Bồ-đề tức phiền não, muốn cứu giúp chúng sinh, đây là khổ tập luống dối.
Vô tác bốn thệ nguyện rộng lớn: Biết Niết-bàn tức sinh tử, người chưa vượt qua khổ để giúp họ vượt qua khổ đế. Biết Bồ-đề tức phiền não, người chưa hiểu tập đế giúp cho họ hiểu tập đế, người chưa an vào đạo đế thì làm cho họ được an.
Biết sinh tử tức Niết-bàn, người chưa đắc Niết-bàn làm cho họ đắc Niết-bàn. Bồ-tát Từ bi thệ nguyện như thế, vô duyên vô niệm mà lại che chở tất cả chúng sinh. Giống như đám mây lớn không cần dụng công, như nam châm hút sắt, ấy gọi là tâm Bồ-đề chân chánh.
3. Nói về hành Bồ-đề đạo siêng tu chỉ quán:
Biết sinh tử tức Niết-bàn, tức là khéo tu chỉ. Biết phiền não tức Bồ-đề là khéo tu quán như âm dương điều hòa muôn vật trưởng thành.
Nếu khéo tu chỉ quán thì một tâm sẽ đầy đủ muôn hạnh.
Hỏi: Thế nào là Tập?
Đáp: Y theo kinh này và kinh Niết-bàn nói vô minh, ái, tất cả phiền não là Tập đế.
Tập thuộc về khổ. Nay đối chiếu nghĩa là tiện.
4. Nói về phá các pháp:
Nếu biết sinh tử tức Niết-bàn là phá hai thứ phần đoạn và biến dịch, sinh tử đều cùng khắp. Nếu biết phiền não tức Bồ-đề là phá tất cả phiền não biên của giới nội, giới ngoại. Thí như vua chuyển luân có khả năng phá tất cả cường địch, không có ai phá được Bát-nhã ba-lamật cũng giống như thế, Bát-nhã có công năng phá tất cả pháp, không gì phá được nó.
5. Khéo biết thông bít:
Biết sinh tử tức Niết-bàn, phiền não tức Bồ-đề thì tất cả pháp đều thông.
Biết Niết-bàn tức sinh tử, Bồ-đề tức phiền não thì tất cả pháp đều bít.
6. Khéo tu đạo phẩm:
Quán mười pháp giới, năm Ấm, sinh tử tức là pháp tánh của năm Ấm. Pháp tánh của năm tức là tánh tịnh Niết-bàn, tức là bốn Niệm xứ phá tám đảo, biết Niết-bàn tức sinh tử, hiển rõ bốn khô, biết sinh tử tức Niết-bàn là nói lên bốn tươi. Biết nhất thật đế tức là thấy hư không Phật tánh, trụ đại Niết-bàn. Nhân bốn Niệm xứ này mà tu bốn Chánh cần, bốn Như ý túc, năm căn năm lục, bảy Giác chi, tám Chánh đạo, tức là đạo phẩm thiện tri thức. Do thành Chánh giác cũng là trang nghiêm ở Song thọ, ấy chính là phiền não tức Bồ-đề.
7.. Đối trị trợ đạo tu các ba-la-mật.
Biết Bồ-đề tức phiền não trọng ác, chính là biết sinh tử tức Niếtbàn, đề khởi đối trị các ba-la-mật, các thứ trợ giúp như: Độ pháp phiền não tức Bồ-đề, khi ba môn giải thoát đối trị nếu thành thì phiền não tức Bồ-đề.
8. Khéo biết thứ vị:
Niết-bàn tức sinh tử, Bồ-đề tức phiền não, đây là lý tức. Nếu biết sinh tử tức Niết-bàn, phiền não tức Bồ-đề ấy là danh tự tức. Nhờ quán hạnh này rõ ràng thành năm phẩm đệ tử, tức là quán hạnh hạnh, được sáu căn thanh tịnh, gọi là danh tương tợ tức. Thành bốn mươi mốt địa tức là phần chứng chân thật tức, chứng quả Diệu giác tức là cứu cánh tức. Nếu biết về thứ vị này tức không khởi tội lỗi Tăng thượng mạn đối với Đại thừa, chiên-đàn-la đối với Đại thừa.
9. Thành tựu an nhẫn.
Nếu biết sinh tử tức Niết-bàn thì không bị cảnh Ấm, giới, nhập, cảnh bệnh hoạn, cảnh nghiệp tướng, cảnh việc ma, cảnh thiền môn, cảnh Nhị thừa, cảnh Bồ-tát phá hoại. Nếu biết phiền não tức Bồ-đề thì không bị phiền não, các cảnh kiến hoặc, cảnh tăng thượng mạn phá hoại. Nhẫn được khổ đế vô tác này, không bị phá hoại.
Điều này như luận Đại Trí Độ chép: Nhẫn được thành đạo, việc bất động cũng không thối, tâm ấy gọi là Tát-đỏa.
10. Thuận đạo pháp ái bất sinh:
Quán sinh tử tức Niết-bàn, sinh ra tất cả công đức về các thiền định tam muội.
Quán phiền não tức Bồ-đề, sinh khởi các môn Đà-la-ni, bốn việc không sợ, mười tám pháp bất công, bốn trí vô ngại, trí nhất thiết chủng.
Đối với pháp thuận đạo không mê đắm. Nếu sinh ái trước gọi là đảnh đọa.
Biết nó như hư không, không trụ không mê đắm, tức đắc thành sơ tín tâm, cho đến Thập tín tâm.
Nói rõ nhân tu mười pháp nhập Thập tín tâm.
Hiểu rõ nhân duyên không thể nghĩ bàn tứ đế vô tác, tức tu sơ tín tâm, niềm tin bình đẳng pháp giới Tam bảo Phật pháp Tăng.
Phát Bồ-đề chân chánh:
Thệ nguyện Từ bi thương xót tất cả chúng sinh tức là tu niệm tâm.
Siêng tu chỉ quán thành tất cả muôn hạnh: Tức là tu tâm tinh tấn.
Dùng quán phá các pháp:
Tức là khéo tu tâm tuệ.
Dừng tâm trong lắng:
Tất cả các tướng được mất, thông bít tự hiện, tức là tâm tu định.
Đạo phẩm thứ lớp thêm lớn gốc lành:
Không thối, không mất, tức là tu tâm bất thoái.
Hồi sự trung các Độ:
Giúp khai ba môn giải thoát, tức là tu tâm hồi hướng.
Khéo biết thứ vị:
Ngăn tăng thượng mạn, lìa nghiệp chiên-đàn-la tức là tu tâm hộ pháp.
Thành tựu an nhẫn:
Pháp ác trong ngoại đều không sinh khởi, tức là tu tâm giới.
11. Thuận đạo pháp:
Ai không sinh, nếu mong cầu thắng quả thì không yêu đắm pháp môn sở đắc cạn thấp. Bởi vậy, Bồ-tát biết sinh tử tức Niết-bàn, biết phiền não tức Bồ-đề, cho nên khéo tu mười pháp này tức là tu mười tin tâm, gọi là quán hạnh tức. Do đây nếu được môn Tam-muội Đà-la-ni, được nhập giai vị sơ tín tâm. Như một tín tâm này có mười tín, mười tín có trăm, thành giai vị mười tín tâm thiết luân. Trụ trong tín này được sáu căn thanh tịnh, công đức không thể nghĩ bàn. Như kinh Pháp Hoa nói ấy gọi là viên giáo nhu thuận nhẫn vị, cũng là giai vị, thế đệ nhất pháp, Noãn Đãnh Nhẫn của Viên giáo.
Cho nên kinh Nhân Vương, Bát-nhã chép:
Bồ-tát thập thiện phát đại tâm, vượt qua biển khổ ba cõi. Nên biết trụ vào giai vị Thập tín này dứt hết kiến hoặc, tư hoặc giới nội, phá trần sa vô tri giới ngoại, hàng phục hoặc vô minh trụ địa.
. Nói về kinh nói khác nhau:
Như kinh Pháp Hoa, Bồ-tát pháp tuệ đáp thiên tử chánh niệm, nói Bồ-tát quán mười thứ phạm hạnh là không, học mười thứ trí lực, nhập giai vị Sơ trụ, tức là giai vị Thập tín của giáo nầy. Vì sao? Quán mười thứ phạm hạnh không tức là quán nhất thật đế.
Học mười loại trí lực tức là quán tứ đế vô tác. Kinh nầy tức là giáo của Phương Đẳng, nói tức đại Niết-bàn, tức tướng Bồ-đề, hoặc chỉ, hoặc quán, sinh tương tợ giải, tức là kinh Anh Lạc nói Thập tín. Kinh Đại phẩm chép: Thừa này từ ba cõi sinh khởi, mười pháp thành thừa như trong ba quán nói ở trước. Ban đầu ra khỏi ba cõi tức Thập tín.
Lại kinh Đại Phẩm chép:
Thí như ra biển trước thấy tướng bằng, tức là kinh Nhân Vương Bát-nhã nói, Bồ-tát Thập Thiện phát đại tâm thoát biển khổ ba cõi. Kinh Pháp Hoa chép: Vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai, đây chính là tu bốn hạnh an lạc, hành xứ, thân cận xứ, được sáu cănThanh tịnh, trụ Thập tín vị, kinh Phổ Hiền nói: Người tu Đại thừa chưa đắc Vô Sinh nhẫn, trước có mười thứ tướng chứng, đây là giai vị Thập tín. Kinh Niết-bàn chép:
Lại có một hạnh là hạnh Như Lai gọi là Đại thừa đại Niết-bàn. Như luận Đại Trí Độ chép:
Bồ-tát từ Sơ phát tâm tức quán hạnh đạo Niết-bàn. Nếu quán hạnh đạo Niết-bàn sinh tương tợ giải tức là một hạnh, là hạnh Như Lai.
2. Nói về Thập trụ:
Thập trụ như ở trước nói. Nay nói sơ phát tâm trụ lược có bốn ý:
1. Giải thích Sơ phát tâm trụ 2. Nói về kinh nói khác nhau. 3. Nói lược công đức . Nói về Cữu trụ.
1. Giải thích Sơ Phát tâm trụ:
Nói phát tâm trụ: Vì phát ba thứ tâm nên gọi là Phát Tâm trụ. Ba đức Niết-bàn gọi là Trụ. Thế nào là phát ba thứ tâm.
- Duyên theo nhân mà tâm lành phát khởi.
- Hiểu rõ nhân mà phát khởi.
- Chánh nhân mà phát lý tâm.
- Duyên theo nhân mà tâm lành phát sinh:
Chúng sinh từ vô lượng kiếp đến nay có người cúi đầu chắp tay, trong khoảnh khắc tâm Bồ-đề khai phát, thệ nguyện Từ bi bố thí, trì giới nhẫn nhục, tinh tấn thiền định, tất cả gốc lành trong cùng lúc khai phát, một tâm đây đầy đủ muôn hạnh, các ba-la-mật.
- Liễu nhân tuệ tâm khai phát:
Chúng sinh từ vô lượng kiếp đến nay nghe kinh Đại thừa cho đến một câu, một kệ thọ trì đọc tụng giảng nói biên chép, quán hạnh tu tập có trí tuệ cùng lúc khai phát thành chân vô lậu.
- Chánh nhân lý tâm phát khởi:
Chúng sinh từ vô thỉ đến nay, bị vô minh che lấp Phật tánh chân tâm, liễu nhân và duyên nhân phá vô minh mờ ám, hiển rỏ tròn đầy, vì ba thứ tâm này khai phát nên gọi là phát tâm.
1. Trụ vào ba đức Niết-bàn nên gọi là trụ, gồm có:
- Pháp thân.
- Bát-nhã.
- Giải thoát.
Ba thứ không ngang không dọc này, như thế theo thứ lớp gọi là bí mật Tăng. Phát tâm chân thật tức là Pháp thân. Tâm liễu nhân phát tức là Bát-nhã, tâm duyên nhân phát tức là Giải thoát. Ba tâm, đồng phát đồng thế y tự, giả gọi là hành nhân, vì không trụ vào ba pháp mà trụ vào ba tâm này tức là trụ vào ba đức Niết-bàn bí mật nên nói là Sơ phát tâm trụ. Nếu trụ vào lý của ba đức tức là trụ vào giải thoát không thể nghĩ bàn, tức là trụ vào Đại thừa, không trụ vào pháp, mà trụ vào Bát-nhã tức là trụ vào Thủ-lăng-nghiêm Tam-muội, tâm tu trì như hư không, tức là trụ vào pháp tánh, tức là trụ vào thật tướng, tức là trụ như như, tức là trụ Như Lai tạng, tức là trụ Trung đạo đệ nhất nghĩa đế, tức trụ vào pháp giới, tức trụ vào rốt ráo không, tức trụ vào đại Bi, tức trụ vào mười lực, tức là trụ vào bốn vô úy, tức trụ vào mười tám pháp bất công, bốn trí vô ngại, trụ ba niệm xứ đại Bi, trụ đại thần thông, trụ bốn nhiếp pháp, trụ các ba-la-mật, tất cả Tam-muội, tất cả môn Đà-la-ni.
Tóm lại, tức là trụ chân thân ứng thân, tất cả Phật pháp.
- Nói về Các kinh Đại thừa, nói về Sơ phát tâm trụ, danh nghĩa khác nhau:
Kinh Hoa Nghiêm chép: Lúc sơ phát tâm liền thành Chánh giác, liễu đạt tánh chân thật của các pháp, tất cả các pháp đã nghe không nghe từ người khác. Bồ-tát này thành tựu một loại trí lực, rốt ráo không lìa luống dối, không nhiễm như hư không, Pháp thân thanh tịnh mầu nhiệm, vắng lặng cảm ứng tất cả. Nên biết ấy là phát chân vô lậu, dứt sơ phẩm vô minh, tức kinh này chép: Một niệm biết tất cả pháp là đạo tràng, vì thành tựu nhất thiết trí. Lại kinh này nói nhập pháp môn không hai, đắc pháp nhẫn vô sinh tức là kinh Đại Phẩm nói lúc mới phát tâm liền ngồi đạo tràng, xoay bánh xe pháp độ chúng sinh. Nên biết Bồ-tát này như Phật. Lại kinh Đại Phẩm chép: Bồ-tát từ một ngày đầu thực hành trí tuệ Bát-nhã giống như ánh sáng mặt trời. Dù cho Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên, khắp bốn thiên hạ ở cõi Diêm-phù-đề như lúa mè tre rau, trí tuệ gần với Bồ-tát. Như ánh sáng bốn thiên hạ khắp Diêm-phùđề giống như ánh sáng mặt trời, mặt trăng. Lại tức kinh Đại Phẩm nói tự môn A nghĩa là tất cả pháp sơ không trụ. Tức kinh Pháp Hoa chép: Vì giúp cho chúng sinh khai tri kiến Phật. Lại kinh Pháp Hoa chép: Long Nữ trong một sát-na phát tâm Bồ-đề thành tựu Chánh giác liền đến cõi Vô cấu ở Phương Nam ngồi đạo tràng, xoay bánh xe pháp, tức kinh Đại Niết-bàn chép: Phát tâm, rốt ráo cả hai không khác, hai tâm như thế, tâm trước tâm khó, tức là kinh Niết-bàn lại có một hạnh, tức là hạnh Như Lai. Nghĩa là Đại thừa, đại Bát Niết-bàn, sơ trụ phần chứng chân Niết-bàn. Các kinh Đại thừa như thế đều là Viên giáo nói về phát tâm trụ.
- Nói về công đức mới phát tâm:
Phát tâm công đức vô lượng vô biên, phàm phu Nhị thừa không thể lường được, không thể giảng nói. Nay tìm tòi ý của kinh Đại thừa lược lấy mười thứ pháp môn, trình bày sơ trụ công đức viên mãn.
- Trụ tâm Bồ-đề thanh tịnh viên mãn: Tức là pháp nhẫn vô sinh, Từ bi vô duyên, thệ nguyện vô tác trùm khắp pháp giới.
- Trong một niệm thành tựu tất cả muôn hạnh, các ba-la-mật.
- Đắc trí nhất thế chủng, dứt hết vô minh kiến hoặc và tư hoặc pháp giới.
– Đắc pháp Phật nhãn, thấy ba đế mười pháp giới
– Viên nhập tất cả pháp môn nghĩa là y cứ hai mươi lăm Tammuội. Nhập Tam-muội vương, tất cả Tam-muội đều vào trong đó, làm lợi ích cho chúng sinh.
Tám lần phá hai mươi lăm hữu.
– Thành tựu Bồ-đề viên mãn nghiệp, có khả năng hiển bày tất cả thần thông: Nghĩa là ba luân không thể nghĩ bàn hòa, khắp pháp giới hiển bày lợi ích chúng sinh, tám phen lợi ích hai mười lăm hữu.
– Có khả năng thành tựu chúng sinh, khai quyền hiển thật, nhập đạo nhất thừa.
– Có khả năng trang nghiệm thanh tịnh tất cả cõi Phật, như Phẩm Phật Quốc nói.
- Có khả năng khởi ba nghiệp của pháp giới, cúng dường tất cả chư Phật mười phương, đắc viên mãn Đà-la-ni, thọ trì tất cả Phật pháp như mây giữa mưa .
- Từ nhất địa đầy đủ tất cả công đức, tất cả các địa, tâm tâm vắng lặng, tự nhiên chảy vào biển Tát-bà-nhã.
Cho nên kinh Hoa Nghiêm nói tất cả công đức của Bồ-tát Sơ trụ, chư Phật ba đời vui không thể tận. Phật nói đầy đủ, tất cả phàm phu nghe mà loạn tâm phát cuồng, đây là việc khó hiểu không thể nghĩ bàn.
Các kinh Đại thừa liễu nghĩa nói đâu đồng với Thông giáo.
Công đức Thập trụ so sánh ở đây, nói sơ trụ và thần thông biến hoá công đức trí đoạn Sơ địa của Biệt giáo đều giống nhau, kinh luận nói sâu hay cạn đều có ý.
2-Giải thích Cữu Trụ:
Nếu ba quán sơ trụ này hiện tiền, thì không có tâm công dụng, niệm niệm dứt vô lượng phẩm vô minh trong pháp giới không thể kể hết. Phần lớn lược làm mười phẩm trí đoạn, tức là Thập trụ, cho nên kinh Nhân Vương chép: Nhập lý Bát-nhã gọi là Trụ tức là mười lần tiến pháp vô lậu chân minh, đồng vào lý Trung đạo Phật tánh đệ nhất nghĩa đế. Vì không trụ pháp từ cạn đến sâu, trụ vào lý ba đức Niết-bàn của Phật, tức là mười phẩm, vì trụ tất cả Phật pháp nên gọi là Thập trụ.
3- Nói về Thập Hạnh:
Tức là Phật tánh đệ nhất nghĩa đế vô lậu chân minh, một tâm đầy đủ tất cả hạnh, niệm niệm tiến lên, chảy vào biển pháp giới bình đẳng, cho nên phá mười phẩm vô minh thành mười phẩm trí đoạn. Tất cả các hạnh, các ba-la-mật, không thể nghĩ bàn, tăng trưởng sinh ra công đức tự hạnh hóa tha đồng với hư không pháp giới, nên gọi là Thập hạnh.
Thập hồi hướng:
Vô công dụng không thể nghĩ bàn, vô lậu chân minh, niệm niệm khai phát, thêm lớn tất cả hạnh nguyện cùng khắp pháp giới, sự lý viên dung,tâm tâm vắng lặng, tự nhiên hướng về biển Tát-bà-nhã bình đẳng pháp giới. Lại tiến lên phá mười phẩm vô minh chứng mười phẩm trí đoạn, nên gọi là Thập hồi hướng.
Nói về Thập địa:
Vô lậu chân minh nhập đạo vô công dụng, giống như đất có công năng sinh ra tất cả Phật pháp, gánh vác chúng sinh trong pháp giới, đều nhập Phật địa ba đời, rộng lớn như pháp giới, rốt ráo như hư không. Lại tiến phá mười phẩm vô minh, thành tựu mười phẩm trí đoạn. Y đây để nói về Thập địa.
Nói về Đẳng giác địa:
Quán đạt nguồn gốc vô minh từ vô thỉ, bờ mé trí mãn rốt ráo thanh tịnh, sau cùng dứt vô minh sâu kín cùng nguồn, chứng Trung đạo sơn đảnh và khác với cha mẹ vô minh.
Gọi là có sở đoạn là nói có thượng sĩ.
Diệu Giác địa:
Rốt ráo giải thoát vô thượng Phật địa, cho nên nói không có sở đoạn là nói Vô thượng sĩ. Đây chính là ba đức không ngang không dọc, rốt ráo hậu tâm đại Niết-bàn. Đại Niết-bàn này gọi là pháp giới của chư Phật, dọc sâu ngang rộng có thể dùng hai mươi lăm Tam-muội, hoá độ khắp chúng sinh ẩn hiện, mười lần lợi vật rốt ráo cùng khắp. Thí như cây lớn nếu gốc nó sâu thì cành lá cũng lớn.
Nếu công về thật tướng trí tuệ cùng nguồn tánh tận hóa dụng thì rộng khắp pháp giới, vô phương đại dụng rốt ráo viên mãn.
Cho nên luận Đại Trí Độ chép:
Biển lớn trí độ Phật. Xưa nay, biển sâu trí độ Phật tận đáy.
Kinh Đại Phẩm chép: Quá trà không có chữ để nói.
Kinh Niết-bàn chép: Bất sinh bất sinh không thể nói, nếu làm như thế mà nói về giai vị đều là vắng lặng chân như bình đẳng pháp giới không thể nghĩ bàn, không có thứ vị của thứ vị.