TRUY MÔN CẢNH HUẤN
SỐ 2023
QUYỂN 09
Đời Minh, Như Cẩn tục tập.
SẮC VĂN CỦA HOÀNG ĐẾ CAO TỔ ĐỜI TÙY.
Hoàng Đế kính hỏi Thiền sư Trí Nghi ở chùa Quang Trạch: Trẩm rất kính tin tôn trọng Phật giáo. Thuở xưa, lúc thời nhà Chu, hủy hoại Phật pháp. Nay trẫm phát tâm lập nguyện hộ trì Tam bảo, thọ mạng bằng trời, lại nương nhờ thần lực chư Phật để cho bánh xe chánh pháp xoay trở lại, chúng sinh mười phương đều được lợi ích để trình bày lại sự ngược loạn bạo tàn của chúng, phương Đông trăm họ làm việc nặng nhọc khổ không kể xiết. Cho nên vâng lệnh tướng ra trận để trừ hại cho dân. Đất Ngô Việt nay ra lệnh làm cho bình yên cho đạo tục được an ổn, thật mới vừa ý trẫm. Trẫm tôn sùng chánh pháp cứu giúp muôn dân, muốn làm cho ruộng phước còn mãi, rường cột vô cực. Sư đã rời mối ràng buộc ở đời, tu rồi giáo hóa người mong được tăng tiến. Hạnh của tăng giữ chặt giới cấm, làm cho người nhìn thấy đều khâm phục, nghe đến ắt sinh thiện, mới là tâm giúp đỡ cho đạo lớn. Ấy là nhiệm vụ của người xuất gia. Nếu thân vào đạo mà tâm nhiễm trần tục thì không phải là loại hàm sinh. Không nơi nương tựa, e rằng cửa diệu pháp sẽ bị phỉ báng trở lại, phải khuyên nhắc nhau để đồng với tâm của trẩm, ngày xuân sáng dần, đạo thể mới thích hợp. Ngày 16 tháng giêng niên hiệu Khai Hoàng năm thứ 10 nội lại lệnh an bình công thần Lý Đức Lâm, nội lại thị lang vũ an tử thần Lý Nguyên Tháo phụng, nội sử xá nhân Bùi Củ vâng hành. Tấn Vương Thọ Bồ-tát giới Sớ.
Sử trì tiết thương trụ Quốc Thái Ủy Công Dương Châu Tổng Quảng Chư Quân Sư Dương Châu thích lại Phổ Hương. Đệ tử Dương Quảng cúi đầu đảnh lễ chư Phật ba đời bổn Sư Thích-ca Như Lai nên giáng xuống cõi này, bổ xứ Di-lặc, tất cả tôn kính vô lượng Pháp bảo, Sơ tâm trở lên Kim cương, trở xuống Chư Tôn, đại quyền ma-ha-tát-đỏa. Bích chi, Duyên giác, Độc giác minh ngộ, hai mươi bảy Hiền Thánh thà tâm đạo nhãn, cho đến ba cõi tối đỉnh, hai mươi tám Phạm Vương, thiên tử đế thích, thiên chủ, sáu tầng trời cõi Dục, bốn vị vua trời, trời tiên rồng thần bay lên, hiện ẩn, giữ gìn thế giới làm lợi ích lớn, giữ pháp, vệ pháp, phòng thân hô mạng, hộ tịnh giới có vô lượng thiên thần điều nguyện trong khoảng một niệm nương oai thần Phật đều hội họp ở đạo tràng, chứng minh đệ tử thệ nguyện, nhiếp thọ công đức của đệ tử vì thức ám mà sinh khởi, tức là tánh Như Lai. Vô minh đọa xuống vốn chưa có ảnh. Lý số quy về, vật cùng cực thì trái ngược. Muốn hiển quả tương lai thì phải tích chứa nhân hiện tại. Là Điều ngự Thế hùng đầy đủ vượt qua sinh tử, cỏ cây làm thẻ không thể đếm xuể, hằng sa tập khởi vững chắc khó nghĩ bàn, nhiễm sâu trần lao mới có thể chán lìa, Pháp Vương khải vận vốn hóa Bồ-tát thì như mặt trời mọc trước hết chiếu lên núi cao, tùy theo căn cơ, nghi quyền làm phương tiện. Như các dòng kia đều chảy về biển lớn. Đệ tử gắng chứa nhóm điều lành để sinh vào hoàng gia, được sự dạy dỗ của gia đình, làm phước bỗng chốc chuông diệu cơ ngộ, thẹn núi cao lại đường nhỏ, ưa thích dạo nơi Đại thừa, cười nghỉ ngơi nơi hoá thành, thệ làm chiếc thuyền qua bờ kia. Nhưng bậc khai sĩ muôn hạnh giới thiện làm đầu, Bồ-tát thọ mười điều lành chuyên trì là trên hết, bảo xây dựng cung thất chắc chắn phải có nền móng, nếu không làm nền thì không thể thành lập được, phí công vô ích. Gượng lại nghe điều đó. Môn Khổng Lão thích điều là người được un đúc, nếu không có khuôn phép oai nghi thì ai sẽ kính ngưỡng, thật là Thích-ca Năng Nhân vốn là Hòa thượng, Văn-thù-sư-lợi vốn làm Xà-lê mà nhất định phải nương vào thầy người mà hiển lời truyền trao của bậc Thánh, từ gần đến xa cảm mà thông. Tát-đà-ba-luân đục tủy xương mà không kiệt sức, đồng tử Thiện Tài quên thân nơi pháp giới, Kinh có văn rõ ràng, dám nhớ nói, tin sâu lời Phật, vâng theo lời Phật dạy. Thiền sư Thiên Thai Trí Khải nghĩ là bậc tài giỏi trong Phật pháp, đồng chân xuất gia. (1087) giới châu tròn sạch, tuổi trẻ mà nước định lắng trong, nhân định mà phát tuệ, biện tài vô ngại, trước người, khiêm cung bậc trên, tiếng tăm vang khắp, mọi người đều biết. Đệ tử sở dĩ thành tâm kính cẩn, thường sợ duyên sai; gặp các lưu nạn, cũng đã đến đường dứt tâm hoát nhiên, và vạch đám mây mù, chỉ tiêu trừ phiền não. Kính cẩn nay ngày 23 tháng 11 niên hiệu Khai Hoàng năm thứ 11 Tổng Quản Kim Thành thiết đãi một ngàn vị Tăng dùng cơm đạm bạc, kính lễ Thiền sư trao giới Bồ-tát. Giới gọi là hiếu, cũng gọi là chế chỉ, phương tiện trí độ quay về phụng thờ ngôi vua. Lấy phước cao quý này phụng thờ Hoàng hậu chí tôn, làm đại trang nghiêm, đồng với lòng từ của Đức Như Lai, lòng yêu thương của chư Phật đều xem bốn loài sinh như con một. Đệ tử ngày nay gieo nghiệp La-hầu (gieo nhân lành), đời đời kiếp kiếp lại sinh vào nhà Phật, như tám người con Vương tử vào thời Đức Phật nhật Nguyệt Đăng Minh, như mười sáu vị sa-di của Đức Phật Đại Thông Trí Thắng, quyến thuộc nhân duyên pháp thành bạn lữ, đều ra khỏi dòng hữu lậu đến đất vô tri. Bình quân sáu độ, điềm hòa bốn đẳng, chúng sinh vô tận, độ thoát khôn cùng, kết tăng-na ở thỉ tâm, dùng đại bi để cứu chỗ nạn, xa hơn nữa là như pháp giới, rốt ráo như hư không, thành tựu đầy đủ, đều mãn biển nguyện Dương Quảng kính lễ.
Thiền sư Sơn Lãng ở Tả Khê thuộc Vụ Châu với Đại Sư Vĩnh Gia ở núi. Từ lúc đến Linh Khê tâm ý khoan khoái, đỉnh núi cao thấp chống tích trượng du phương; thất đá, khám đá lau chùi an tọa, thông xanh nước biếc trăng sáng tự sinh, vượn hú ngâm dài xa gần đều nghe, đầu bừa làm gối cỏ khô làm nệm; trên đời cạnh tranh nhân ngã. Tâm địa chưa đạt mới ra như thế, còn có tấc bóng nguyện dũ lòng hỏi nhau.
Thư Vĩnh Gia Đáp: từ khi biết nhau đến nay đã mấy năm rồi, khi tâm xa mà muốn gần lại thành nhọc, bỗng nhiên nhận được thư gởi đến thật không lo nghĩ; không tín sau này đạo thể như thế nào, pháp vị giúp thần nên vui thanh tịnh, thô được kịp thời khâm phục âm đức, không nói có thể thuật, thừa tiết tháo ở một mình nơi u thâm, mất tích nhân gian ẩn hình khe núi, cắt đứt thân bằng đến nơi chỗ chim thú dạo chơi, suốt đêm miên miên, trọn ngày vắng lặng, thấy nghe đều dứt, tâm lụy rỗng rang, ở một mình nơi núi vắng, ngồi dưới gốc cây, dứt hết ràng buộc, đạo thành hợp như. Nhưng mà chánh đạo vắng lặng, tuy có tu mà khó hội; bọn tà quấy nhiễu, không quen mà dễ thân, nếu không biết khế hợp Tông huyền, thực hành hợp với đường chân, thì chưa thể câu thúc ở nơi u thâm, tự cho là một đời hay sao? Nên phải hỏi khắp bậc tiên tri, cúi mình thành khẩn, khoanh tay co gối, sửa ý nghiêm thân, ngày đêm quên mất, từ đầu đến cuối kính thành khát ngưỡng, chiết phục thân miệng, kiêu căng đãi mạn không quay lại nhìn hình hài, chuyên tinh chí đạo có thể gọi là lắng thần lực tấc vuông hay sao? Hễ muốn tìm diệu tìm huyền, thật không dễ dàng, quyết chọn thứ lớp lướt nhẹ trên nước, chắc chắn phải nghiêm tai mắt mà vâng theo huyền âm; nghiêm ngặt tình trần mà thưởng thức cái u huyền, quên lời, lặng yếu chỉ, rửa lụy ăn huyền, chiếu sợ ráng theo không lạm một sợi tóc. Như thế mới có thể ẩn hình nơi khe núi, vắng lặng hết các lụy.
Hoặc lối tâm chưa thông, nhìn vật thành vướng mắc, mà muốn tránh ồn náo, cầu tìm tĩnh lặng, trọn đời chưa có phương hướng, huống chi là rừng sâu thăm thẳm, núi cao vòi vọi, chim thú kêu la, tùng trúc um tùm, suối đá chanh vanh, gió heo hút thổi, bụi cây quấn quýt, mây mù quyện nhau, tiết vật suy vinh, sáng tối qua nhanh. Những thứ ấy há chẳng phải là huyên tạp ư? Nên biết kiến hoặc còn vương, chạm việc không giải quyết được. Cho nên trước phải học đạo, sau đó mới ở núi. Nếu chưa biết đạo mà ở núi trước thì chỉ thấy núi mà quên đạo. Nếu chưa ở núi mà biết đạo trước thì chỉ thấy đạo mà quên núi. Quên núi thì tánh đạo tinh thần vui vẻ, quên đạo thì hình núi làm hoa mắt. Bởi vậy, thấy đạo quên núi, thì nhân gian cũng vắng lặng, người thấy núi quên đạo thì trong núi cũng là chỗ huyên náo. Nhất định có thể hiểu rõ ấm vô ngã, vô ngã thì ai là người trụ ở nhân gian. Nếu biết ấm nhập như hư không, hư không nhóm lại thì khác gì hang núi. Như ba độc ấy chưa dứt, sáu trần còn vướng, thân tâm tự mâu thuẫn nhau, đâu có liên quan đến huyên náo vắng lặng của người vào núi.
Tánh đạo rỗng rang, muôn vật vốn không lụy, chân từ bình đẳng, sắc thanh đâu có gì chẳng phải là Đạo?
Chỉ nhân cái thấy mà điên đảo mê hoặc sinh khởi, trở thành trôi lăn trong ba cõi. Nếu hiểu rõ cảnh không thật có, gặp việc gì cũng đều là đạo tràng. Rõ biết vốn không cho nên không duyên mà chiếu, viên dung pháp giới mê hoặc đâu khác, vì hàm linh mà phân biệt bi cảm, tức tưởng niệm mà rõ trí, trí sinh thì pháp phải viên chiếu. Lìa cảnh làm sao mà quán bi. Bi trí lý hợp thông, trái với lý sinh lấy gì để độ. Độ hết chúng sinh mà lòng bi lớn lao, chiếu cùng cảnh, dùng trí viên. Trí viên thì im lặng ồn náo đồng quán. Lòng bi lớn thì oán thân đều cứu. Như thế thì đâu nhờ vào ở lâu trong núi hang, tùy chỗ mặc duyên ư. Huống chi là pháp pháp viên dung, tâm tâm vắng lặng, vốn tự chẳng thật có thì ai gượng nói không, đâu ồn náo có thể ồn náo. Vắng lặng nào cũng có thể vắng lặng. Nếu biết vật ngã đều là một, tất cả đều là đạo tràng, thì đâu có theo ồn náo ở nhân gian, sống vắng lặng nơi núi hang. Bởi thế bỏ động, cầu tịch là ghét cùm mà ưa xích. Lìa oán cầu thân là chán cái chuồng mà thích cái lồng. Nếu thích vắng lặng ở nơi ồn náo thì chợ búa đều là chỗ an tọa. Thành ra trái với thu nhận, thuận với oán trách, là do bạn lành. Như thế thì cướp đoạt, hủy nhục đâu từng chẳng phải Bổn sư ta, kêu la ồn náo đều là vắng lặng. Nên biết, đạo nhiệm mầu vô hình, muôn tượng không trái với gốc ấy, chân như tịch diệt, các tiếng vang không khác nguồn ấy. Mê thì kiến đảo mê hoặc sinh khởi, ngộ thì nghịch thuận không khác. Xét kỹ thì vắng lặng chẳng thật có, do duyên hội họp mà sinh ra. Núi cao chẳng thể không hoại, duyên tán thì sẽ diệt. Diệt đã chẳng phải diệt thì lấy gì diệt diệt, sinh đã không sinh lấy gì sinh ra sinh. Sinh diệt đã dối, tướng thật thường trụ. Bởi thế nước định cuồn cuộn, đâu có niệm trần mà không rửa. Đèn trí rõ ràng đâu có mây mê hoặc mà không trừ. Trái thì sáu đường tuần hoàn. Hội thì ba đường quay ra. Như thế thì đâu không trái với thuyền tuệ mà dạo trong biển pháp, muốn ngồi xe trục lại gãy trong hang núi ư? Nên biết vật loại lộn xộn mà tánh nó là một. Nguồn linh vắng lặng, không chiếu mà biết, thật tướng thiên chân trí linh chẳng tạo. Người mê gọi là mất, người ngộ gọi là được. Được mất ở người, đâu liên quan đến động tĩnh, thí như người chưa biết chèo thuyền mà muốn oán nước quanh co ư? Nếu khéo biết huyền Tông, hư tâm khế hợp, động tĩnh thường nhiên, nói lặng hằng theo khuôn phép. Vắng lặng có chỗ trở về, điềm nhiên không xen hở. Như thế thì mới có thể ngao du hang núi, thong dong nơi đồng nội, yên vui nơi uy nghi, vắng lặng đến tim gan. Điềm đạm dứt bên trong, tản mát khởi bên ngoài. Thân này dường như câu nệ, tâm này dường như thư thái, hiện hình dung nơi trời đất, ẩn u linh nơi pháp giới. Như thế thì ứng cỏ có cảm, đương nhiên không chuẩn định, nhân tin lược đều này ngoài ra thì do đâu. Nếu chẳng phải đồng chí hướng thì đâu dám khinh xúc. An tịnh lúc nhàn tạm suy nghĩ, tôi hẳn nói cuồng không đúng, xem xong nên đốt, không tuyên nói. Đồng là bạn Huyền Giác kính lễ. (1088)
Văn sám hối của Pháp sư Thiên Thai Viên: Tôi nghĩ rằng từ vô thỉ kiếp đến nay, mất đi tánh tròn sáng theo trần lao, ra sống vào chết chịu luân hồi, thay hình đổi dạng gặp nhiều khổ sở. Kiếp trước ít làm việc lành, sinh lên làm người, được gặp chánh pháp còn sót lại mà xuất gia, mặc áo nhuộm, cạo tóc làm sa-môn, hủy giới phá trai nhiều tội lỗi, hoại sinh hại vật không một niệm từ, ăn thịt cá để cấp dưỡng cho tấm thân ô uế này, tài sản thức ăn của mọi người tha hồ xâm đoạt, tự duyên của Tam bảo thường dùng lẫn lộn, tà mạng ác cầu không thỏa mãn, ham dâm, thích rượu càng hoang đãng mê muội. Khinh Phật chê Tăng, phỉ báng Đại thừa, trái nghĩa cô thân, hủy báng sư trưởng, văn trau chuốt quá đáng để phô dương đức của mình, vui mừng khi thấy người bị tai họa, che lấp tài năng của người, hư cuống (dối) khinh chê để cạnh tranh danh lợi. Đấu tranh phải quấy, tranh nhân ngã, niệm ác nghĩ tà không tạm dứt. Trạo cử tán loạn chẳng hề dừng, phan theo nhân sự càng tinh chuyên, trì tụng kinh Phật chỉ khốn khổ. Ngoài hiện oai nghi thêm dối trá, trong khởi ngã mạn lại sơ cuồng, lười biếng nhác tu tùy ý ngũ keo kiệt, ganh ghét tham lam không hổ thẹn, ruộng hoang gốc uế làm sao dùng, biển lớn xác nổi không ngừng lâu, đã không có một điều lành làm lư lương cho bản thân, chắc chắn đọa ba đường, chịu các khổ, kính mong Bổn Sư Vô Lượng Thọ, Quán Âm Thế Chí Thánh hiền Tăng, đồng dùng oai quang khắp chiếu soi, cùng thầm gia hộ để cứu khổ, vô thỉ đến nay tạo tội chướng, các tội lỗi sáu căn ba nghiệp một niệm tròn sáng tội tánh không, đồng với pháp giới đều thanh tịnh.
Văn phát nguyện:
Con nguyện trọn đời không có niệm khác, Phật A-di-đà chỉ theo Ngài, tâm tâm thường niệm ánh ngọc sáng, niệm niệm không rời sắc tướng vàng. Nếu con còn ăn thịt chúng sinh, uống rượu hành dâm gây lỗi lầm, hiện đời đọa vào ngục a-tỳ, muôn kiếp đồng sôi nuốt sắt nóng, con nguyện qua đời không bệnh khổ, biết trước giờ giấc không hôn mê, gốc lành tuệ niệm thêm sáng suốt, nợ nghiệp ma oán đều vắng lặng, hương thơm nhạc trời khắp hư không, điện báu đài vàng nghĩ liền hiện, đích thân thấy Phật vô lượng Quang, tất cả Thánh hiền đồng tiếp dẫn, trong sát-na đã về Cực lạc, liền nghe pháp mầu ngộ Vô sinh, dạo chơi trong vô biên cõi Phật, cúng dường thờ phụng Phật thọ ký, phân thân đều khắp Hằng sa cõi, trải qua trần kiếp độ chúng sinh, thệ vào trong ta-bà năm trược, độ khắp quần mê thành Chánh giác, nghiếp chúng sinh hết hư không tận, nguyện con còn mãi không động lay, cho đến đời này và vị lai, niệm niệm viên tu không xen hở, dùng ba nghiệp tu làm điều lành, thì khắp hư không cùng pháp giới, bốn ân ba cõi, các oán thân, đồng thoát vòng khổ sinh tịnh độ. Văn Đại Sư Kinh Khê tụng kinh hồi hướng rộng khắp.
Một câu nhuộm tâm thần đều giúp đến bờ kia, nghĩ suy tu tập thường dùng thuyền bè, tùy hỷ thấy nghe thường làm chủ bạn. Hoặc lấy, hoặc bỏ qua tai thành duyên, hoặc thuận hoặc nghịch nhờ đây giải thoát, nguyện ngày giải thoát y báo và chánh báo thường giảng nói kinh mầu nhiệm, một cõi một bụi đều lợi vật. Chỉ nguyện chư Phật huân xông che chở, thầm nhờ oai linh của tất cả Bồ-tát, khắp nơi chưa nói đều khuyến thỉnh, nơi nào chưa nói đích thân thờ phụng cúng dường, một câu một kệ tăng tiến Bồ-đề, một sắc một hương không bao giờ lui sụt.
Thiền sư Ba Tiêu Tuyền dạy chúng. Người của mây nước không tạm dừng, hỏi anh chìm đắm thật khổ do đâu, quê người tôi anh đều là khách, vô sự liên can lại rút đầu, đi và đứng, ngồi và nằm hai mảnh da môi dù lay động, phải phải quấy quấy ai không có, cũng cần phải xem xét nhà mình. Người xuất gia đắm vào sự tiện nghị, ca-sa không phải đợi nhàn khoác, ruộng nương không cày, người thân không cúng dường, không tu đạo nghiệp biết làm sao, không hổ thẹn ông già Diêm-la, y cứ vào đó mà gây nhân, lại y cứ đó mà gặt quả, trong nhà Niết-bàn gọi a phủ, muốn đi không được đi, muốn ngồi không được ngồi, chính ngay lúc ấy, là anh hay là ta.
Mười điều khả hành, mười bài tụng và lời tựa của Thiền sư Long Môn Phật Nhãn.
Kinh Hoa Nghiêm dùng mười pháp giới nhiếp chung nhiều môn, chỉ bày lý vô tận. Thiền môn có mười Huyền Đàm, để làm sáng tỏ đạo. Đổng Sơn có mười Bất quy để nói lên siêu chứng. Sơn Tăng có mười điều khả hành để chỉ dạy kẻ hậu sinh, ngõ hầu giúp cho đường đạo. Giống như cỏ mọc trong gai không đỡ mà thẳng. Lại như người dính hương cũng có mùi thơm, có chút lợi ích viết ở sau.
-An tọa:
Lý thanh hư rốt ráo chẳng thân.
Một niệm về gốc, muôn pháp bình.
Vật ngã bỗng quên toàn thể bày.
Nơi đây thật không nhớ công trình.
-Nhập thất:
Hỏi đạo đến Sư ấn tự tâm.
Vào cửa mục đích hỏi tri âm.
Đời nay không qua đường Tào khê.
Đến già lấy gì vượt xưa nay.
-Rộng khắp:
Lấy củi lựa sau sư tiên tượng
Tiến nghiệp tu thân thấy người xưa.
Đến các Thiền sư phải cẩn thận
Long môn pháp này là bến thông.
-Cháo cơm:
Ba hồi bảng đánh, dứt sinh tử
Mười câu Phật xướng thông xưa nay.
Khai đơn mở bát tự rõ lấy.
Không thể thô tâm mờ khổ không.
-Quét đất:
Đất đai sinh bụi, phải quét sạch.
Phòng hiên rưới nước cùng an cư
Đốt hương quét đất không việc khác.
Ánh sáng chiếu soi, tỏ trí châu.
-Giặt y:
Xuống sông giặt giũ chớ biếng lười
Vào chúng y xiêm bẩn không đúng,
Trên dưới bên vai xông ướp lâu
Thân tâm động niệm chịu tiêu tan.
-Kinh hành:
Trên đá giữa rừng đường chim bằng
Trai dư vô sự lược kinh hành
Trở về thử hỏi bạn đồng tâm
Ngày nay biết phải làm thế nào.
-Tụng kinh:
Đêm yên tĩnh một mình kinh kệ
Ý không phiền não, ma ngủ tỉnh
Tuy rằng thất tối không người thấy
Tự có trời rồng lắng tai nghe.
-Lễ bái:
Lễ Phật là trừ nhơ kiêu mạn Nhờ đó thân nghiệp được mát mẻ. Huyền sa có lời rất quy kính Ông chẳng phải người lý sự suông.
-Nói chuyện:
Gặp nhau nói chuyện chớ vu vơ
Nói to lớn tiếng gọi thượng lưu
Hạ lời nếu tận cùng gốc ngọn
Chịu đem vô nghĩa kết bạn bè.
-Chỉ bày tâm yếu cho thiền nhân.
Thời gần đây dùng hỏi đáp làm gia thiền gia phong không rõ việc người xưa, một bề theo ngọn không tỉnh lại, thật đáng lấy làm lạ. Người xưa nhân mê mà hỏi lý do, hỏi chỗ cầu chứng nhập, được một nói nửa câu. Cho là việc rốt ráo rõ ràng khiến thấu suốt, không giống như người đời nay loạn hỏi theo miệng đáp:
-Thủ Tiếu Đạt giả.
Hỏi thật hỏi. Thời nay, lời hỏi phần nhiều vời lấy sự chê bai. Bởi duyên không biết, thưa hỏi điều nghim ý thưa hỏi đời sau nối tiếp. Phần nhiều chúc tán lời thuận thời, chẳng phải kiến lập trong tông thừa như người xưa hỏi, nếu được ra khỏi ba cõi, lại hỏi thanh sắc làm sao thấu đạt. Lại hỏi lúc này tông thừa Hòa thượng làm sao bàn luận, đều là xuất chúng đương tràng quyết chọn.
(108) Gần đây, huynh đệ tiến lên mười chuyển năm chuyển, chìm vào lời cơ phong. Hoặc phụng sự tại tòa quan viên, hoặc trang nghiêm tu
sửa đàn tín, đều chẳng phải là khí vị của nhà nạp tăng, thoái lui ra khỏi chúng bèn nói mấy câu. Có khi nói: Tôi không biết nói gì.
Lại nói: Sao Hòa thượng không nói, v.v…
Phàm người hỏi kích phát thiền cơ; không phải hỏi hai, ba chuyển mà thôi. Tốt nhất là làm cho người sinh lòng tin, không đến mỗi lưu đãng bị tục chê cười.
Thiền sư Thân Chiến Chân đời Đại Tùy Thượng đường: Sư nói: Lão tăng đến đây chẳng phải vì danh lợi, cần phải được cái ấy, không thể trong núi xanh mây trắng đuổi theo phải quấy.
Đời tương lai khi xả báo thân này, cỏ cũng không ăn, bao nhiêu sư tử lông vàng gặp may làm con lừa kêu ngựa hý. Mọi người giống như khi lão tăng hành cước, đến các Thiền sư nhiều là một ngàn, ít là bảy trăm, năm trăm chúng. Hoặc ở trong đây qua đông qua hạ, khi chưa tỉnh thường không lỗi, đến hội Quy Sơn nấu cơm bảy năm, trong hội Đổng Sơn gánh củi ba năm. Ở nhiều thì đi trước, chỉ là liễu rõ thường xuyên chính mình, liên can việc gì đến người. Như chư Phật, Bồ-tát đều siêng năng khổ nhọc, trong vô số kiếp bỏ ngôi vị quý báu Kim Luân Vương và đầu mắt tủy não cho chúng sinh. Cần đến quốc thành, vợ con cũng không tính kể, cho nên mới thành Phật, như các Xà-lê từng bỏ được cái gì? Làm được việc siêng năng khổ nhọc gì, mà nói ta lãnh hội pháp xuất thế gian. Pháp thế gian còn không lãnh hội, một chút cảnh giới hiện tiền bèn tự nhướng mày trừng mắt, tiêu dùng không được nói pháp giải thoát nào. Ngồi mãi trên giường không lay mười ngón tay, ăn của tín thí rồi, nhắm mắt ngậm miệng, bèn nói ta tu hành tu đạo cảm quả, như thế phải tiêu được, chỉ là khinh mạn tự mình. Như Hòa thượng Bách Trượng ở nơi giảng đường chỉ cần người biện sự, các Xà-lê biện được việc gì? Trong đó có người không động thân tay, ngày tiêu được một vạn lượng vàng ròng. Nếu là người tiêu được thì há có kiến giải như thế. Không thể từ trong bụng mẹ đến như thế, chỉ lãnh hội được pháp thế gian, mà gọi là pháp xuất thế gian. Pháp thế gian còn chưa lãnh hội huống chi phật pháp. Chỉ như Đại tạng giáo đều là điều bí mật từ miệng vàng của Như Lai giảng nói. Trong miệng ông nghĩ tương lai đều thành lời ma, đâu được liễu, vì sao không liễu. Nếu khi liễu rõ Đạt-ma không từ Tây Trúc đến, chỉ như khi Đạt-ma chưa đến đất này, thì có Phật Pháp không? Lại tranh được đạo không? Thí như người có viên ngọc quý bị rơi xuống bùn, nhọc nhằn nhiều kiếp tìm kiếm không được, hoặc có người khéo biết của báu, đưa tay thẳng xuống bùn lấy ra của báu này, để chỉ bảo cho người mất vật báu nhìn thấy liền biết vật của mình, liễu rõ không có được mất. Đạt-ma từ Tây Trúc đến cũng như thế, không thể chỉ là lão tăng hay là thiện tri thức. Chúng sinh khắp nơi đều là thiện tri thức, chỉ vì thấy biết chưa tỏ, không thể nói y không tỏ. Nếu khi nói có mọi người chịu lễ bái bọn ngu xuẩn thì có thành Phật không?
Thí như viên ngọc sáng rớt trong bùn, chưa gặp người ấy thì đâu có lúc lấy lên được. Có chúng sinh này so sánh với vô tình còn đồng với ngoan vật, (vật ngu), đã ở dưới ba y, cần phải gần gũi tri thức. Sớm đã bao đời đến nay mới được. Như thế không thể lại vào sáu đường luân hồi. Nếu là người được tự tại thì luận bàn cái gì. Vạc dầu lò lửa, núi đao cây Kiếm, bốn sinh sáu đường ở trong đó như ăn cơm ngon. Nếu chưa được như thế thì thật chịu báo này. Một khi mất thân người, lại tìm muốn như ngày nay thì muôn người không có một. Chưa được cho là được, chưa chứng cho là chứng, chưa nghe cho là nghe, tự mạn, tự cuồng, để thời gian trôi qua vô ích, xoay vần chỉ là gánh nặng vô minh. Vừa có thể làm thế tục tùy việc mặc cho xoay chuyển, thời giờ luống qua lại là vô nghiệp, như nay làm sa-môn mỗi ngày đều có nghiệp. Có nghiệp gì? Lối đi, là đất của vua, đồ mặc là y của tín thí, ăn thì cơm của đàn-việt, xương thịt là thể của cha mẹ. Nếu không hiểu rõ thì làm sao báo đáp. Cho nên nói có nghiệp chỉ như lão tăng không thể là người liễu rõ. Xả bỏ báo thân này theo nghiệp mà trôi lăn, ai nói nhất định được. Trừ Phật và Phật mới biết được. Bấy giờ, có vị tăng hỏi: không nhờ vào ngôn cú làm sao biết được. Sư nói: nhờ ngôn cú mà còn không biết. Vị tăng không nói, lễ bái.
THƯỢNG ĐƯỜNG
Sa-môn Thích tử thấy có cũng như không mới được hướng về tất cả thời, đồng với phàm Thánh hay đồng với giải thoát. Mới có chút ít xuất xứ, nếu không như thế thì rất khó, rất khó trân trọng.
Hòa Thượng Vân Phong Duyêt ở trong thất nêu lời người xưa.
Nếu lời người xưa nói: Cạo tóc đắp cà-sa là thích ứng thực hành của Thánh đạo. Còn việc nhàn tạp đều là nhân sinh tử. Sư nói:
Mọi người các ông vác ngang cây gậy, vạch cỏ tìm gió, hành cước khắp thiên hạ. Hãy nói: có vị tăng nào đi trên đất ruộng hay không?
Vị tăng không đáp. Sư nói kẻ sống say chết mộng. Thiền sư Bảo Minh Dũng ở Kim Lăng dạy chúng: áo trên thân không dễ khoác, cơm trong bát chớ đợi nhàn ăn. Đợi nhàn ăn, thường khó tiêu một giọt nước; dễ khoác, rốt ráo xuất gia là chỗ nào, thẳng tâm thực hành giềng mối, một hạt tròn sáng không trong ngoài, chớ học tầm thường dòng nhỏ nhen. Bình sinh qua loa môi lưỡi khoa trương, mặc tham sân si không hổ thẹn, thiện ác rõ ràng khó tránh né, ba đường sáu nẻo mênh mang, cũng chính là quay đầu tự nhìn.
Hạnh khát nóng của người xưa.
Mặt trời giận dữ sáng rực như bay, lửa mây phát hoạ vùn vụt như bay, sông hồ đua nhau nung nấu, cỏ cây nửa úa vàng, vàng ròng chảy tan đá lớn, hổ dử thở gấp giao lông ủ rũ, cửa có cỏ tranh nhà không mảnh ngói. Ngủ không màn khóc có nhiều con, làm cỏ không nhọc, múc nước quên một; mặt mày bôi sơn đen, lưng vai nứt da rùa, hỏi ông họ Thích, phải xem kỹ. Không cày có cơm ăn, không dệt có áo mặc, nhà cơ tranh thất trống không, tắm có dòng mát ao quanh co, trướng rũ màn che ngọc lưu ly, nhàn tìm suối đá tự do đi ngồi, tĩnh đối gió trăng tự ca tự vui, quay đầu nhìn lại việc nhân gian, uống nước phải biết lúc đáng độ, không còn thì hận chú gió, thôi chớ buồn sư mưa.
Lời tựa Thiền sư Giác Phạm Hồng tiễn vị Tăng đi khất thực. Lục Tổ Tào Khê mới đấu làm Cư sĩ theo đến Huỳnh Mai, ban đêm giã gạo lấy đá đeo hông, chúng Ngưu hầu thiếu lương thực, dung xin ở Đan Dương, tự gánh tám đấu gạo, đi tám mươi dặm, sáng đi chiều về, người cho là chuyện thường, ra sức bửa củi, Bách Trượng Niết-bàn khai ruộng nói nghĩa, đá đeo lưng còn ở núi đông, rìu bửa củi còn ở Nghiệp Trấn, phía Tây Giang Lăng có kẻ gánh gạo, dưới bánh xe có đá đại nghĩa. Nạp tử thường cho là đi chơi xem xét, không thể lừa dối. Đời xa đạo mất mà kẻ vọng thường khất thực trời hàn. Vào trong pháp ta, biết điều đó còn không đáng giúp, muốn cho có thể gánh đại pháp, mới gắn hoa mặc áo, cho sặc sỡ. Ông ta đem giã gạo ư: lụa là áo gấm hợp với tay áo nhỏ. Ông ta có thể bửa củi ư? Leo núi chín trượng, mồ hôi đẫm ướt không chịu ra xe. Ông ta có thể gánh gạo ư? Mới viết nơi cánh cửa lớn rằng: chùa này nay chỉ cho ở tạm. Ông ta chịu khai ruộng nói nghĩa ư? Ta từng đau lòng vỗ ngực mà than, nhiều lần hoằng pháp đưa đến họa cuối cùng bị người phế bỏ, may còn sống chạy trốn vào hang núi, mà nạp tử còn cho là từng gần gũi kính thờ Vân Am cho nên chạy theo. Ta vốn vô nghĩa, chống cự không thể được nên nhập thất ngồi yên. Có người gõ cửa: pháp thí của Vân Âm như trí giác, thương chúng như Tuyết Phong, ra khỏi cửa đều không như vậy. Đạo chưa đạt mà muốn người tôn quý, danh chưa rạng mà sợ người cướp đoạt. Nhìn xuống thiền giả như kẻ thù trăm đời, thao sự quyền quý như người thân nhiều kiếp. Sư đều gọi đẫm đạp lên ô uế này mà đi, chỉ mong móng vuốt của Vân
Am. Bấy giờ, bỗng nhiên đứng dậy nói: thế thì không ăn sao được, nói phải theo tịnh đàn khất thực, cũng là phép tắc để lại của Như Lai Đại Sư, thầy tôi chịu ra thì Thứ sử tòng lâm điển hình Vân Am vẫn còn. Ta mừng rỡ nói. Nhân trình bày việc người xưa để bày tỏ ý này, phải có người khen ngợi.
Làm tăng mà không dự mười khoa, tín đồ thờ Phật tiêu mòn trăm năm.
-Dịch kinh
Biến Phạm thành Hoa thông phàm nhập Thánh, pháp luân được xoay, chư Phật làm thầy.
-Hiểu nghĩa
Tìm văn thấy nghĩa, được ý quên lời, ba tuệ được toàn, hai y thường chuyển.
-Học thiền
Tu đến vô niệm, thiện ác đều mất, mất luôn cái mất, thường trú an vui.
-Rõ luật
Nghiêm mà thiếu ân, chánh mà cấp hộ, giữ gìn ba nghiệp, đồng kim thang kia.
-Hộ pháp:
Nhà có quan giỏi, cất giữ lo gì. Pháp có minh sư, ngoài ngăn khinh lờn.
-Cảm thông:
Nghịch với lý thường, cảm mà lại thông, cảm hóa thế gian, thật khó suy lường.
-Bỏ thân:
Khó bỏ dễ bỏ, bậc nhất trong thí. Dùng thân uế trược, về thân Kim Cương.
-Đọc tụng:
Mười loại Pháp sư, đây là cao lớn, thù cẩn leo hoa, quả thời bông đỏ. Hưng phước: Vì mình vì người, phước sinh tội diệt. Việc lành hữu vi, lợi ích rộng lớn.
-Tạp khoa:
Nhiếp hết các khoa, về chỗ cao thượng, bậc xướng đạo giỏi, sáng chói Phật thừa.
Thiền sư Hoặc Am Thể thượng đường.
Hành lý nạp tăng đâu tầm thường, mở hợp thổi lông chẳng ẩn tàng, lấy cơm theo cày toàn chánh lệnh, đông Tây không còn quỷ phân tán. Dạy chúng: Tối rải ngọc trong thành ngói gạch, rảnh bày chim độc hóa đề hồ. Oán lấy ân báo diệt giống hồ, giương mắt không thấy chân trượng phu. Đặt chân cô ngụy cỏ không mọc, bổng ghé chỗ đậu đợi nhàn đi, gió đến cần khổ miệng nhai không, đoạn dứt cảnh nhà vào hầm lửa. Dứt học vô bi ám gọi thông, trước trời sau đất sống hư không, ngang dọc rơi rớt ý tổ sư, đâu được toàn nhà không chấm ngực, đánh đạp mẹ xương thịt nát tan, lồi cả ống xương không hổ thẹn. Hồ đến hán thấy không khó dễ, việc lớn dạy ai người gánh vác, sống hung hăng riêng biệt thôn xóm, phẩm tháo tiên hiền để hậu côn, lung lay cô phong đâu được giết, đầu gậy có mắt bởi trời đất. Thế giới thanh bình bãi đao binh, tiếc vì bọn trẻ bừa bãi làm sao, đầu sông nước xiết ném câu, cá tôm không dính uổng công vây lưới. Nam nhi chân đạp thấu Trường an, khoác y tự đắc chịu tự mạn, ba tấc lạnh ánh sáng trăng đêm, một dòng nước thu đến lạnh người.
Lừa mù trồng cỏ không mất nhờ, lớp của gác xưa dễ dàng qua, biển hồ yên lắng một mình bước, trở về tấc đao cá kình dài. Phân thân xả mạng bàn oán thù, máu nóng chúc nhau chịu liền thôi, trái lại nhà lớn không tấc đất, đi hai tay không đầu thấm mưa.
Toàn đề đại dụng chim sa lưới, bặt chiếu quên cơ rùa thua kế, đi vào cửa này đều chẳng phải, làm sao lên xuống lão hồ Tanh. Chính mình nhật dụng lệ toàn chân, tuyển chọn mây đưa cùng thần hang, chắp tay cúi đầu, khoanh tay ở, nói thô nói tế với đương nhân. Lìa tướng lìa danh không thật pháp, phi tâm phi Phật ai lại ngờ, rõ biết rốt ráo khó gửi gắm, không biết hòa tiếng tiễn ra đi. Chi Lãng vào làm sắn bìm nhiều, định kéo cổ họng không sao được, chuyển được thân đến thêm thở dồn, đáng thương chim cắt qua Tân-la.
Tiểu tham: Xương đỏ gồng sức gánh mảnh ván, si mê bệnh nặng chống hai mắt, bỗng sinh làm chỗ khó gọi tên, Phật Tổ đương đầu nghe chỉ huy.
Kết tọa: Nắm tay cũng là đánh cha già, chưa có hơn thua chẳng buông ra, đánh đập túi bụi Tánh mạng cùng, miệng nhai mũi thở thấy cả thôn.
Bài tụng của Thiền sư Chân Tịnh văn: Cạo tóc vì sợ tuyết đầy dao, mới biết năm tháng chẳng khác nhau, trốn sinh thoát tử siêng thành Phật; chớ đợi sáng mai và sáng mốt;
Bài tụng của Luật Sư Linh Chi Chiếu: Nghe giáo tham thiền chạy tìm ngoài, chưa từng quay đầu để trầm ngâm, ánh mắt muốn rơi trước đường tối, mới biết bình thường dụng tâm sai.
Lời Khuyên răn của người xưa, trong địa ngục chưa phải là khổ, dưới cà sa khổ mà không nghe, sinh tử việc lớn có biết không, chớ đến núi xanh nằm mây trắng. Khuyên xem kinh: Đàn na quyển kinh sớm nên xem, thi lợi chớ nghĩ ta bất an.
KHUYÊN ỨNG DUYÊN
Sự nghiệp xuất gia thật hoang đường
Được mất thân tâm con kiến rộn
Kinh trên sách thường chứa thiếu
Nghiệp chướng trước mắt tự thân gánh
Môn đồ thí lợi nước, mang cá
Mua được dầu muối tuyết pha canh
Năm đi năm đến bao giờ hết
Không biết đem gì gặp Diêm Vương.
KHUYÊN TRỤ TRÌ
Than cho Phật pháp thật bi thương
Phật pháp không người làm chủ trương
Đọc văn chưa hiểu đã ngồi giảng
Chưa từng hành cước lại thăng đường
Đem tiền trao viện như chó dại
Ruột rỗng tâm cao tựa dê câm
Xin khuyên hiền sau thôi kế thừa
Thoát địa ngục ra, khỏi đoạn trường.
BÀI TỰ RĂN CỦA HÒA THƯỢNG ĐỖNG SƠN.
Chẳng cầu danh lợi, chẳng cầu vinh
Chỉ cần tùy duyên độ đời này
Ba tấc hơi dứt, ai là chủ
Sau thân trăm năm mạn hư danh
Chỗ y áo rách vá nhiều lớp
Lương thực lúc nào cũng thí đầy
Một tấm thân huyễn được bao lâu,
Làm việc nhàn sự mãi vô minh.
-Thiền sư Tuyết Phong Nghĩa Tồn đến đất Mân.
Thời gian bỗng nhiên chỉ giây lát
Phù thế đâu thể được dài lâu.
Xuống núi đã được lăm hai năm
Đến Mân sớm đã hơn bốn tuần
Họ đều sử dụng thường thường nêu.
Đã qua cần phải dần dứt trừ.
Vì báo đạo Chủ tử mãn triều.
Diêm Vương không sợ cá thếp vàng.
-Thiền sư Hoằng Trí dạy chúng:
Mộ mới Hao Lý đều ít năm
Tu hành chớ đợi tóc hoa răm
Việc lớn tử sinh phải nên biết
Địa ngục lâu dài há dần dà.
Đạo nghiệp chưa thành đâu ỷ lại
Nếu mất thân người khó được lại
Đường trước đen tối rất nguy hiểm
Trong mười hai thời tự gian dối.
-Thức tỉnh vị tăng bị bệnh:
Nhớ lại chuyện cũ thật đáng thương
Nhiều năm ở Niết-bàn đường
Cửa chẳng khách qua, sông chẳng giấy
Lò có tro lạnh, rèm có sương
Bệnh rồi mới biết thân tự khổ
Khi mạnh thường làm những việc riêng
Lão tăng tự có pháp an toàn
Tám khổ nung nấu đều không ngại.
-Hòa thượng Đại Tuệ dạy chúng:
Xuất gia lập chí phải siêng năng
Cũng phải thường thường gần người tốt
Dè dặt đừng gần những người ngu.
Lần lựa lại sợ lạc phong trần
Bọn nhơ vô lương luôn luôn thoát
Dòng cao được nghĩa thường gần gũi
Nếu theo lời ta răn dạy này
Dường cột nhà Phật cũng đáng làm
BÀI TỤNG CỦA BÀNG CƯ SĨ
Chỉ tự vô tâm với muôn vật
Ngại gì muôn vật thường vây quanh
Trâu sắt không sợ sư tử hống
Như là người gỗ thấy chim vẽ
Bản thể người gỗ tự vô tình
Chim vẽ gặp người cũng không sợ
Tâm cảnh như như chỉ vật thôi
Lo gì đạo Bồ-đề không thành
BÀI MINH TỰ BẢO VỆ DO VÔ TÁC Ở CÔ TÔ SOẠN
Người cầu danh không dùng đức mà cầu thì gọi là Ác danh. Người cầu lợi không dùng đạo mà cầu gọi là ác lợi. Ác danh là điều bị người trí chê bai, ác lợi là điều sợ cho nghiệp sau này.
“Thượng đức bất đức”: Lão tử răn rằng: bốn tà năm đạo Phật rất cấm kỵ, thà dùng Thật mà mất chớ không dùng đắc mà dối. Kẻ tiểu nhân chạy theo cái danh của ác danh, bậc quân tử giữ được cái lợi của đại lợi. Phước ít tài nhiều, tài thì thành tai ương. Đức mỏng chức lớn, chức mau thành hại. Người xưa chỉ cần tâm đạt, chứ không cần thân đạt, người hiền chớ che giấu, ta hiền chớ khoe khoang. Nếu được như vậy thì mệnh mình hợp với đạo, suốt cuột đời tự bảo vệ mình.
PHÁP SƯ PHẬT QUANG CHIẾU Ở THƯỢNG TRÚC DẠY TIỂU SƯ CHÁNH NGỘ
Làm người khó, làm thầy người cũng không dễ. Khó là thế nào? Đó là thiên phú, học vấn, kiến thức, khí tượng, không có thiên tư, không có học vấn, không có kiến thức, không có khí tượng, nếu như vậy mà thành người, là việc chưa từng có. Có thiên tư rồi sau mới có học vấn, có học vấn rồi mới có kiến thức, có kiến thức rồi mới có khí tượng. Nếu như vậy cũng chưa thể làm người được, vì sao? Vì thiên tư không cao, học vấn không rộng, kiến thức không rõ, khí tượng không nhã, vẫn chưa thể được. Không cao thì dung túng, không rộng thì trở ngại, không rõ thì tối tăm, không nhã thì quê mùa. Cao mà trí, rộng mà đạt, rõ mà đúng, nhã mà văn, đầy đủ bốn thứ đó thì có thể làm người, nếu muốn làm thầy người khác thì chưa thể được.
(Không dễ là sao? Đó là tông chỉ, giáo nghĩa pháp tướng, không được tông chỉ, không thông pháp tướng, không phân biệt giáo nghĩa, thì vẫn không thể được.
Tông chỉ có thể nêu ra rồi, giáo nghĩa có thể phân tích rồi, pháp tướng có thể hiểu, nhưng không có thầy nương nhờ thì không rõ được cảnh quán, mà làm thầy của người, là điều chưa từng có; Nương đúng thầy thì cảnh quán rõ, mà không siêu ngộ hiểu rõ ý Phật, vẫn không thể làm Phật được. Dẫu đã siêu ngộ hiểu rõ, nhưng không thể quên cảnh, quán dứt tri kiến lìa pháp ái, mà làm thầy mọi người, là điều chưa từng có. Đầy đủ ba điều trên, mà không biết tiến lùi, được mất, vẫn không được làm thầy, cho nên nói làm người khó, làm thầy của người càng khó hơn.
THIỀN SƯ KHUÊ PHONG DẠY BẢO NHỮNG KHÚC MẮC CHO HỌC TRÒ
Sau khi chia tay nhau thương nhớ là chuyện thường, không xét kỹ sớm tối dụng tâm ở cảnh giới nào, đã trái với trần, hợp với giác chưa? Hiểu rõ nội tâm ngoại cảnh chẳng liên quan với nhau không? Định tuệ hay khinh an có vui thích không? Nếu tu hành mà quên mất tâm Bồđề thì biết đó là nghiệp ma hay không? Luôn luôn giác sát, siêng năng quán chiếu, nếu tập khí khởi lập tức dứt ngay, chớ nên theo nó, cũng chớ diệt nó, vì sao? Vì như dương diệm (sóng nắng) không nên đuổi theo, cũng không nên diệt, vì không nên đuổi theo để tránh rơi vào buông lung phàm phu. Vì không nên diệt, để khỏi rơi vào điều phục Nhị Thừa. Viên tông đốn giáo rốt ráo như vậy. Nhưng tương ưng với bản tánh, trí giác tự nhiên không đứt quãng, những việc lâu dài khó có thể ghi chép đầy đủ, chỉ nêu phần quan trọng, tự mình phải cố gắng không cần nói nhiều.
CÁCH THỨC KHI VÀO NHÀ XÍ
Phép vào nhà xí luật có chế định rõ, vì muốn làm cho thân tâm được sạch sẽ trang nghiêm để gần gũi với bậc Thánh hiền, tẩy tịnh (rửa sạch), rửa tay đều có quy tắc. Nếu chưa hiểu hết thì lại làm dơ tay mình, lễ tụng thắp hương chắp tay, hễ động liền phạm tội, há không nên thận trọng hay sao?
Nay đem quy tắc xưa thêm bớt chút ít, nhưng sự tế hạnh của nó vốn khó có thể đầy đủ hết. Đại để đến lúc dùng thì mỗi mỗi đều có chỗ phương tiện ủng hộ ý căn của mọi người, tự mình nên biết điều này mà vận dụng.
Kinh thư há chẳng có câu: Không giữ gìn tế hạnh nỏ cuối cùng hại đến đức lớn. Huống chi người xuất gia còn may mắn được những bậc cao minh khuyên bảo.
Kinh nói: Nếu vào nhà xí mà không rửa sạch thì không được nhập vào số đại tăng, không được ngồi giường thiền, không được lên Điện báu phải biết thùng rửa sạch, trong sạch ngoài dơ, không thể đem thùng sạch bỏ vào trong bể nước gìm xuống múc nước, phải dùng gáo múc nước đổ vào trong thùng, khỏi dơ một thùng nước, không thể thùng nước sạch, lên trên máng nước, lượt nước để đáy thùng đẫm nước cho vào trong bể, không được chà thùng chỗ dơ gần bên máng nước. Nước trong bể phải thay luôn, bởi nước chứa ba đêm sẽ sinh trùng nhỏ, tháng hè thì không đến ba đêm, cẩn thận chớ chứa nước lâu. Nếu không có chỗ tinh đầu (quét dọn) nên nhờ người có sức khỏe, kết duyên sắp đặt để khỏi làm tổn hại đến sinh mạng loài vật. Lúc vào nhà xí, trước phải búng ngón tay ba lần để báo cho quỷ trong chỗ bẩn biết, cũng không được khạc nhổ vào nhà xí, làm tổn hại quỷ trong đó. Âm đức của hai điều này có ghi đầy đủ trong kinh tạng, ở đây không dẫn nhiều.
Lúc mới ngồi chổm hổm, trước phải rót một ít nước vào máng. Một là để làm bay đi mùi hôi của phân cũ, hai là để phân mới dễ lọt xuống không ứ lại trong máng, đã ở trong nhà xí thì không được nói chuyện lớn tiếng.
Kinh Văn-thù nói: Khi đại tiểu, tiện thân miệng giống như gỗ đá, không được rặn ra tiếng.
Lúc ở trong nhà xí không được vẽ hay viết chữ trên vách, mỗi khi gặp vi tôn túc lão thành tự mình nên tránh. Trên đường đi gặp giấy có viết chữ, phải nhặt để ở chỗ sạch, hoặc ném xuống nước, thế mới tôn trọng chữ viết tranh vẽ, không nên để bừa bãi, huống chi lại còn viết chữ trong nhà xí, như thế há không giảm phước đức hay sao?
Nếu lúc tẩy tịnh thì tay phải cầm thùng sạch, rưới quanh hết, dùng tay trái đựng nước, dùng ngón tay thứ tư rưới thật kỹ, không được vốc nước trong thùng, như thế sẽ làm dơ nước trong thùng. Thường cắt móng tay trái của ngón thứ tư, chớ để thành chỗ chứa chất dơ bẩn.
Sách Thích Thị Yếu Lãm chép: Phật dạy các Tỳ-kheo móng tay chỉ để dài bằng hạt lúa mạch, nếu dài quá thì cắt đi. Nay có người xuất gia thích giữ móng tay dài hơn một tấc, cho đó là đẹp, còn dung túng cho thân dơ uế nên không có tịnh hạnh. Thường thấy người tiếc phước đức, dùng thẻ gạt trong nhà xí, xong đem rửa vào thùng sạch, như thế là làm bẩn nước trong thùng, hoặc thò tay vào thùng vốc nước hay rửa que gạt cũng không được. Rửa sạch phải dùng nước lạnh, sẽ có lợi cho người dùng, còn dùng nước nóng sẽ sinh ra các chứng bệnh như tràng phong. Nếu khi rửa tay trước dùng tro chà tay bảy lần để khử uế, mu bàn tay cũng như thế. Kế đó dùng bùn chà bảy lần cho sạch, mu bàn tay cũng như thế. Sau đó dùng bồ hòn hoặc bồ kết, hoặc mạt cưa, hoặc hai lá dâu đều được.
Sách Khê Đường Tạp Lục chép: Trong thời Nguyên Hựu có vị tăng ở đất Thục là pháp sư Trí Siêu từng tụng Kinh Hoa Nghiêm được ba mươi năm. Một hôm, Ngài bỗng thấy một đồng tử dung mạo tao nhã, sáng sủa chắp tay vái chào.
Trí Siêu hỏi: Từ đâu đến?
Đồng Tử đáp: Ở Ngũ Đài đến
Trí Siêu hỏi: Có việc gì mà từ xa xôi đến đây?
Đáp: Vì có chút việc muốn hướng dẫn cho thầy.
Siêu nói: Xin được nghe.
Đồng tử nói: Thầy tụng kinh thật đáng khen, nhưng có điều là khi vào nhà xí tẩy tịnh để nước bẩn dính vào mu bàn tay, mà không hề dùng tro bùn rửa, luật chế phải dùng tro bùn chà bảy lần, mà nay chỉ chà hai, ba lần, nên chất nhơ này vẫn còn, lễ Phật tụng kinh sẽ mang tội, nói xong liền biến mất, Trí Siêu xấu hổ rồi sửa lỗi.
Có người hiểu biết nói: Đây chắc là Ngài Văn-thù hóa hiện để nhắc nhở Trí Siêu, nên biết rửa tay phải đúng theo phép tắc.
Kinh Nhân Quả nói: Tay bẩn mà thỉnh kinh thì sẽ bị quả báo làm con giòi trong nhà xí. Khăn mặt trên giá phải để hai, ba cái, phải giặt luôn đừng dễ dơ nhớp làm bẩn tay sạch. Chỗ đông người năm ngày giặt một lần, chỗ ít người mười ngày giặt một lần. Khi lau tay, phải vo trò khăn lại mà lau, như thế dễ khô.
Vào nhà xí tẩy tịnh, v.v… trong kinh đều có thần chú, cần phải thọ trì.
Kinh nói: Nếu không trì tụng các thần chú này, dẫu có dùng nước nhiều bằng bảy Hằng hà sa nước để rửa, đến mé kim cương cũng không được thanh tịnh thân khí. Người thọ trì chú này phải tụng thầm bảy lần, thì sẽ được tất cả phước đức thanh tịnh, các quỷ thần ác đều phải khoanh tay (cung kính).
Vào nhà xí: án, ngận lộ đà da, sa ha.
Tẩy tịnh (rửa sạch): Án, hạ nẵng mật lật đế, sa ha.
Rửa tay: án, chủ ca la da, sa ha.
Khử uế: Án thất lợi duệ bà hê, sa ha.
Tịnh thân: Án, bạt chiết ra não ca sất, sa ha.
LỜI DẠY CỦA LUẬT SƯ ĐẠI TRÍ KHI VÀO NHÀ XÍ
Gấp gọn quần áo, sửa giày ngay ngắn
Dùng thẻ tiết kiệm, dùng nước nhỏ giọt
Không nói năng gì, đi đứng từ tốn,
Nên nhớ thân này, đựng đầy phẩn tiểu
Thối không thể ngửi, dơ không thể nhìn
Túi da nhà xí thật là bỉ ổi
Sao mà đắm mê không biết hổ thẹn
Vì sao thức ăn thích những đồ ngon
Kết tập thành nhân, quả báo phải chịu
Phải vào nê-lê suốt kiếp không thôi.
Khổ vui ở tâm, thăng trầm do mình
Đạo đâu xa gì? Chưa nghĩ đấy thôi.
A Di Đà Phật. Kính bạch quý thầy cô! Con muốn xin bản đầy đủ bộ sách này được ko ạ?
https://drive.google.com/file/d/1jIQ1MJJjn-nNR3GBUY9chxr2BGx0-GZM/view?usp=sharing
Dạ thưa các Quý Thầy, con muốn xin bản dịch này để in tài liệu cho Đại chúng dùng có được không ạ?
https://drive.google.com/file/d/1jIQ1MJJjn-nNR3GBUY9chxr2BGx0-GZM/view?usp=sharing