TRUY MÔN CẢNH HUẤN

SỐ 2023

QUYỂN 03

Đời Minh, Như Cẩn tục tập.

 

LỜI KÝ NƠI NHÀ TĂNG THIỀN VIỆN VĨNH AN Ở PHỦ CHÂU DO CƯ SĨ VÔ TẬN SOẠN

Người học đạo ngày xưa chôn tâm vùi chí vào chốn sâu hang thẳm. Các ngài đào hang làm nhà ở, bện cỏ làm áo mặc, vốc nước suối mà uống, nấu trái lê mà ăn, cùng cọp beo làm bạn, kết thân với vượn khỉ, một khi mắt tuệ của các Ngài đã mở rồi, thì bất đắc dĩ thanh danh ngào ngạt bay xa, răn thái độ bày chắp chốn thì những người cùng chí (khổ hạnh) không ngại đường xa ngàn dặm, họ cũng mang lương khô quảy dép đến theo học. Dù bậc đạo nhân có từ chối không nhận, nhưng họ vẫn ở lại giúp đỡ công việc kiếm củi, hái rau, giã gạo nấu cơm, quét rác dọn dẹp, nhổ cỏ trồng rau, làm người hầu hạ sai khiến. Cho nên khổ nhọc mà vẫn tinh nhất, lâu ngày chầy tháng cũng không thấy mệt nhọc, mong thầy thương xót ban cho một lời dạy bảo lợi ích, nhờ đó mà vượt khỏi bến bờ sinh tử. Bậc Cổ Đức ngày xưa là thế, chứ nào có mọi thứ như ngày nay, gọi là cung thất điện đường đẹp đẽ, giường chỗng hoa cụ an nhàn, chăn màng ấm êm, nệm chiếu mát mẻ, song cửa rực rỡ. Khăn (mâm) bóng sạch, ăn uống đầy đủ, tiền bạc dư dã, các vật dụng không thiếu, những việc mong cầu đều được.

Ôi! Các bậc Cổ đức, tôi thật thiếu duyên nên không được tham kiến. Nay nhân nhà Tăng của thiền viện Vĩnh An mới xây xong, tôi được mời đến phát biểu vài lời tóm tắt.

Vào tháng 11 mùa Đông, niên hiệu Nguyên Hựu năm thứ sáu, khi tôi đến nhậm chức ở quận đất Lâm Xuyên, nghe vị lão tăng trụ trì thiền viện Vĩnh An bị bệnh rồi qua đời, học trò của Đâu-suất Tùng Duyệt là Liễu Thường lên kế thừa. Sư Liễu Thường mới lên tòa nói pháp, lúc ấy có vị Cư sĩ họ Trần nghe được lời pháp yếu thoáng qua tai ông sinh tâm rất vui thích, thưa với Liễu Thường rằng: Nãy giờ, tôi lắng nghe thầy giảng thật là những điều mới lạ trước đây tôi chưa từng được nghe. Nhận thấy ngay trong pháp hội có các tịnh lữ nhóm họp quá đông mà nhà Tăng thì chật hẹp thì làm sao tiếp đãi hết mọi người. Nay tôi nguyện xuất một trăm vạn đồng tiền, vì đại chúng mà xây cất nhà tăng. Thế là công việc trùng tu bắt đầu, qua đến năm sau thì nhà tăng được hoàn thành, cao lớn rộng rãi, vượt hơn cả tăng đường ở xứ Giang Hữu. Liễu Thường sai người đến nhờ tôi viết bài văn, tôi gặp được Thường ở trên núi và kịp đến đây. May sao đoạn cuối bài văn đã viết xong, tôi bảo người sứ về nói với Thường, hãy đánh trống giọng chuông nhóm đại chúng lại, thưa ý kiến của tôi với đại chúng rằng: Các thầy Tỳ-kheo, nay nhà tăng đây đã được hoàn thành có thể ngồi, nằm kinh hành, như vậy là thỏa được lòng mong ước của các thầy rồi. Các vị hãy ở trong nhà này mà trì giới yên nghỉ, xa lìa hết các mộng tưởng. Thì ngay lúc ấy Tổ Bách Trượng chính là các vị, các vị chính là Bách Trượng. Nếu không được như thế, mà cứ mãi mê ngủ nghỉ, như vậy là rắn độc còn núp trong tâm, mờ mịt không biết, giữa ban ngày mà tối om như vào trong hang kín. Các vị hãy ở trong đây mà ngồi kiết già tĩnh tọa, sâu vào thiền định. Ngay lúc ấy các vị chính là Tôn giả Không Sinh rồi. Nếu không được như thế, thì chẳng khác nào như con khỉ bị nhốt trong lồng củi, nhìn quả lật, quả tra ở bên ngoài mà tạp tưởng lăng xăng, ngồi hóa thành loài khác. Các vị hãy ở trong đây mà mở kinh đọc tụng, cứu xét Thánh ý. Từ Tiệm giáo mà bước vào Đốn giáo, từ Đốn giáo mà bước vào Viên giáo. Ngay lúc ấy ba tạng kinh điển chính là các vị, các vị chính là ba tạng kinh điển. Nếu không được như thế thì chẳng khác nào như con chim mùa xuân líu lo giữa ban ngày, như con dế mùa thu gáy vang lúc ban đêm, bị sức gió đưa đẩy mà không hề có ý vị. Các vị hãy ở đây mà xem lời nói của người xưa, một nghe ngàn ngộ, vào trong hồng trần mà xoay bánh xe đại pháp. Thì lúc ấy các Tổ chính là các vị, các vị chính là các tổ. Nếu không được như thế thì chẳng khác nào như chó gặm xương khô, cú mèo mổ chuột chết, ngậm mỏ mím môi một cách vô ích, chỉ làm tăng thêm lửa đói khát mà thôi, cho nên các vị phải phân tích rõ đâu là dơ, sạch, trình bày lý nhân quả phải xét kỹ tình tưởng, cảm nhận thế nào là khổ vui. Chẳng lẽ cứ để cho thân này phải trôi nổi đắm đuối trong ba cõi cho đến đời sau ư!

Thế thì người xây cất ngôi nhà này có tổn mà cũng có ích, người ở trong nhà này có lợi mà cũng có hại.

Các vị Tỳ-kheo nên biết rằng: Nếu công hạnh của các (thầy) được như các Bồ-tát thì các vị có thể cắt nhục kế của Phật Tỳ-lô, chặt tay Bồ-tát Quán Âm, móc mắt Bồ-tát Văn-thù, bỏ ống chân của Bồ-tát Phổ

Hiền, đập nát tòa ngồi của ông Duy-ma, đốt y Tổ Ca-diếp, thọ nhân như thế là đem vàng ròng làm ngói gạch, lấy bạc nén đổi thành tường vách, các vị cũng có thể ở được, huống chi là một nhà tăng này, khuyên răn, cố gắng, lời tôi nói không luống dối! Liễu Thường tham học với Duyệt Lão hơn mười năm, thì tỏ được việc lớn rốt sau. Bởi người xưa có câu rằng: “Đó là cây kiếm Kim Cương Bảo Vương”.

Ngày mùng 10 tháng 12 niên hiệu Nguyên Hựu năm thứ 7, viết lời ký này lúc đêm tuyết rơi ngập lò ở Xích ô Quán, Quận Nam Khương.

ĐẠI SƯ THIỀN NGUYỆT ĐẠI ẨN QUY GIÁM

Tại trần muốn xuất trần

Thế nào để xử thân

Thấy thiện nên cố gắng

Nghe ác chớ nương gần

Dù ở trong nhà tối

Giống như khi tiếp khách

Vui tình nuôi tâm tánh

Gặp nguy giữ thanh bần

Như ngu, chẳng phải ngu

Tu nhân được rõ nhân

Khiêm nhường làm cội gốc

Cống cao chớ kết thân

Ít ra ngoài là quý

Ít nói mới là ngọc

Tu học không bỏ ngày,

Thường tu để biết mới

Vinh nhục chẳng động lòng

Phải quấy đừng han hỏi

Thường tự trách chính mình

Đừng đổ lỗi người khác.

LUẬN CHUNG VỀ TAM GIÁO CỦA HỮU NHAI NINH TĂNG LỤC

Có người hỏi: Lược xem trong Tăng sử để tìm việc đầu mối, là vì sao?

Đáp: Vì muốn làm hưng thạnh Phật giáo, khiến cho chánh pháp được tồn tại lâu dài.

Hỏi: Hiện nay vua kính Phật giáo, chuộng đạo Tiên, thực hành đường lối của Nho giáo, đất nước đang hưởng cảnh thái bình. Như thế là đã trung hưng rồi, năng lực của giới Tỳ-kheo làm sao xoay chuyển được mà nói là trung hưng Phật giáo?

Đáp: Chính là lúc Thiên Tử trọng đạo nên tôi muốn thêm việc trung hưng Phật giáo đó. Vì nếu kẻ Thích Tử không biết Phật pháp, không chịu tu hành không siêng học Phật khoa, không thấu rõ được bản tâm duyên khởi thì đâu thể giúp bậc Đế Vương làm việc trung hưng Phật giáo được.

Lại hỏi: Ông có sức gì mà làm cho chánh pháp được tồn tại lâu dài?

Đáp: Đức Phật có dạy: Nếu Tỳ-kheo hiểu biết Phật pháp, hiểu rành giới luật, giữ gìn nhiếp thọ lời Phật dạy, thì sẽ khiến cho chánh pháp không dứt mất.

Lại hỏi: Các bậc Tôn sư đã rộng làm việc soạn thuật rồi, nào phải đợi đến thầy mới làm việc này đâu.

Đáp: Người xưa soạn thuật nếu dùng thì chẳng bằng, đâu chẳng biết Tam giáo xoay vần, đến cuối thì trở lại đầu. Cho nên một người ở địa vị cao mà vẫn không sợ sụp đổ. Vì có một người vốn kính phụng lo việc trung hưng Tam giáo; có Tam giáo vốn giúp chân lý cho một người. Vả lại nói về đạo Nho, từ bậc Tam Vương trở xuống thì có Tuyên Vương là người biết áp dụng Tam giáo vào việc trị hóa rất thích hợp. Còn đạo Tiên trước đời Ngũ đế thì đã thầm hợp với đường lối của Lão tử. Trước đây, Mã Sử bước lên Đạo giáo (tiên) trên Cửu Lưu, Ban Liêu viết sách (thư) lỗi lạc trong đạo Nho, là quán quân làm sách vở đầu tiên.

Tử Trường muốn trở lại bản tánh ban đầu mà quay về chỗ thuần hậu của con người, là sùng chuộng đế đạo. Mạnh Kiên nghĩ gốc ở điều chân nên nói theo điều nghĩa là hành theo vương đạo. Từ đời Hạ, Thương, Chu đến nay đã gồm hơn mấy trăm ngàn năm. Nếu dùng Hoàng Lão mà cai trị thì cũng như bệnh nguy kịch mà chậm cho uống thuốc. Vì nhân nghĩa ở đây còn kém, nên lễ hình sinh, vượt khỏi lễ nghĩa, sẽ dẫm qua hình lục thì ngay cả nhà Nho họ cũng phải khoanh tay, đứng nhìn mà thôi. Môn phong của họ thích phô bày diệu dụng cùng khắp mọi nơi, dùng Từ bi thay đổi kẻ bạo ác, lấy hỷ xả thay đổi kẻ san tham, dùng tâm bình đẳng thay đổi kẻ oán, người thân, dùng lòng nhẫn nhục thay đổi lòng sân hận. Biết rõ thân người tuy chết nhưng tâm mình thì bất diệt. Biết rõ chỗ đi đến mà thọ nghiệp gá sinh. Dùng thiên đường ban thưởng cho người lành, có địa ngục để hình phạt kẻ ác. Ví như khuôn nặn đất, như mẫu đúc khuôn, hễ khuôn lệch mà đúc vật vào thì chắc chắn sẽ thành đồ méo vẹo.

Ngược lại, nếu khuôn tốt đúng mẫu mà truyền hình thì chắc hẳn được tốt đẹp. Việc chẳng cần miệng bàn, người đều mắt thấy. Vì thế bậc Đế Vương kính phụng, quần chúng quy tâm. Như gió lướt qua cỏ thì cỏ bị nhóm lại mà ngã rạp, có thể rộng dựa đạo Lão nhờ cả đạo Nho. Thành trí còn đợi ở Tam Giáo. Vì nước mà chung noi theo các Thánh. Thành tựu cho thiên hạ mà gắng gỏi, vì trọn ngày mà đau đầu, đối với người mà chế ngự muôn vật. Ví như cánh tay sai khiến bàn tay, như bàn tay vận chuyển ngón tay. Hoặc bắt hoặc thả chiều nào mà chẳng tốt! Nếu được như thế thì Tam Giáo chính là vật báu chung một nhà, muôn pháp là vua của một nhà. Mà đã xem như một nhà thì không nên có tâm nghiêng lệch ưa ghét, phát sinh cạnh tranh, đã cạnh tranh thì sẽ nguy hại đến đạo pháp. Mình ở trong đó thì tự nhiên sẽ gặp bất an và kéo nguy đến cả Tam Giáo, chẳng gì bằng không sinh tâm nghiêng lệch (chung sức hành đạo như cùng đi một chiếc bè). Tam Giáo đã hòa hợp thì cố nhiên chánh pháp được tồn tại lâu dài.

Hãy xem Tần Thỉ Hoàng đốt sách, chôn học trò, việc tàn bạo này sinh ra Lý Tư. Hậu Ngụy giết chóc, Sa-môn, việc này do Khấu Khiêm Chi, Thôi Hạo, Chu Vũ phế bỏ hai đạo Phật và Lão, việc làm này để khoe tài thông minh của mình, bởi triều đình không có người chân chánh nên mới xảy ra như thế. Đường Vũ Tông đập phá chùa am tượng Phật, đạo sĩ Triệu Quy chân suất lãnh ông Lưu Huyền Tĩnh chung sức che dèm, phỉ báng. Lý Chu Mai ngấm ngầm giúp sức, bốn ông này sự báo ứng của họ về sau rất mau chóng.

Kính khuyên chúng ta cùng nhau nhắc nhở ngăn ngừa, đừng để mắc vào tội lỗi. Bậc Đế Vương nếu không có lòng rộng rãi thì giáo pháp từ đâu mà lập, huống chi đạo lưu giữ báu, nên trước họ không vì thiên hạ, thì Sa môn ngại gì đem thịnh lễ để hòa với họ. Nên hành động hợp với lời Phật dạy; tất cả kính tin. Tin Lão quân là bậc Tiên Thánh; tin Khổng Tử là bậc Tiên sư, ngoài hai vị Thánh này ra, đâu ai có khả năng hiển dương Thánh giáo, đều cùng thực hành để vua đến được địa vị như Phục Hy Hoàng Đế thuở xưa. Nếu nói trái đây thì khác nào như đứa con vô lại (kẻ bất lương) vô cớ bỗng dưng sinh việc đấu tranh, làm hệ lụy đến cha mẹ mình, phá hao gia sản phải chịu hình phạt giam cầm. Cho nên, phá tổn con đường lớn của Tam giáo, là từ một lỗi nhỏ lúc nhất thời mà ra. Nhưng dù có nhật thực, nguyệt thực đi nữa cũng nào tổn hại đến ánh sáng được. Ngươi há không thấy lửa Tần đốt sách của trăm nhà, nhưng bậc Thánh đã biết trước nên cất giấu sách vở trong vách tường; chôn học trò cho diệt hết nhà Nho, thì có hai họ Dương và Mã nối nhau sinh (quý tử). Đâu từng không cùng loài cắn nhau ư? Lương Vũ bỏ đạo (Lão) thì Hậu Ngụy lại chấn hưng. Tháo Bạt giết tăng đồ thì con cháu của ông ấy chấn hưng trở lại. Hậu Chu hủy diệt hai giáo, thì Tùy Khiên khôi phục trở lại. Vũ Tông vây hãm Thích môn, đi chưa trở gót thì con ông ấy là Tuyên Tông trùng hưng hơn mười lần. Nghiêng bàn tay đâu thể diệt hết loài hung dữ, giương quả đấm không thể chống chọi với mảnh thú hổ tê, huống chi làm tăng mà chẳng bằng Đạo An!

Đạo an cùng với Tập Tạc Xỉ giao du, đó là kính chuộng đạo Nho. Làm tăng há chẳng bằng Tuệ Viễn, Tuệ Viễn đưa Lục Tu Tĩnh qua cầu Hổ khê, đó là quý trọng đạo Lão. Trong tăng sĩ hẳn cũng có người trách tôi. Nhưng tôi nghĩ rằng mình đã trọng người, thì người lại khinh mình hay sao? Xin hãy tin theo đường lối của Đạo An và Tuệ Viễn mà làm việc. Các bậc cao tăng ấy xứng đáng làm pháp tắc cho bọn ta noi theo. Kinh chép: chặt cây, chặt cây, phép đó không xa (rìu đốn cây làm cán búa, cán búa dùng để đốn lại cây). Thầy mạnh nói: “Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa, chính là nói việc trên đây.

PHÁP TRUYỀN THIỀN QUÁN

Thiền pháp bắt đầu từ đời Tần Pháp sư Tăng Duệ Từ Quan Trung xuất ra Thiền Kinh. Nội dung lời văn chỉ rõ đường lối để rõ tâm thấy tánh. Nhưng văn kinh ấy trước lập ra phương tốt, nhưng chưa phù hợp với mọi căn cơ người tu. Há chẳng nghe vị lương y muốn trị lành căn bệnh, trước soạn ra sách thuốc (rồi sau đó mới y theo đó mà gia giảm tùy cơ). Huống chi là đại giáo đã mở bày, các vị tài giỏi trong thiền môn mạnh ai nấy chia khoa thuyết giảng. Người chú sớ thì khoe bày lời nghĩa của mình; người nhân khoa thì tự mãn ưa thích theo quan điểm của mình. Hoặc cầm phất trần phe phẩy, hoặc rung gậy tích khua vang, chỉ chuộng thời cơ ứng biến của mình mà mở lối bẻ nhọn. Chỉ xét lý luận đanh thép của mình, quên hết kinh điển mà không cần ra khỏi. Viễn Công ở đất Giang Biểu buồn thương vì Thiền pháp chưa mở bày, do đó phải khổ nhọc mong cầu mới lo được. Tổ Sư Bồ-đề Đạt-ma xem cơ duyên ở cõi này nhắm vào một thời rối loạn mà tuyên bố rằng: không lập văn tự là để bẻ lại những kẻ chấp nệ vào câu văn, ngưng đọng vào dấu vết, và chỉ thẳng tâm người tà để sáng tỏ đốn ngộ được lý vô sinh. Vì để đối trị với căn cơ cao tột, nghĩa lý tròn đầy. Nên không khỏi những người tiệm tu càng thêm chê bai chỉ trích. Người truyền Thiền pháp thì Đức Đạt-ma là Thỉ Tổ, nối nhau thẳng xuống được sáu đời trao y, chi phái dọc ngang truyền bá ra khắp chốn, không thể kể xiết. Như trong truyện Tào Khê Bảo Lâm có nói. Sách này trong phần tiêu đầu của Đạo Pháp sư dưới câu “Chỉ thẳng tâm người” thì lược bỏ đi. Nay y theo bản xưa nên thêm vào.

LỜI KÝ NƠI NHÀ CHỌN PHẬT Ở THIỀN VIỆN BẢO PHONG, ĐẤT HỒNG CHÂU

Do Thừa tướng Trương Thương Anh soạn.

Niên hiệu Sùng Ninh, vua Tống Trung Tông xuống chiếu ban cho hiệu tháp của Mã Tổ là Từ Ứng, thụy hiệu là Tổ Ấn, và sắc cho chùa ấy mỗi năm độ một vị tăng để lo việc nhang đèn. Vị lão tăng trụ trì chùa là Phước Thâm cất lầu Thiên Thư ngay phía sau nhà Tổ, tiếp theo gác ấy làm một tòa nhà và đặt tên bằng hai chữ Tuyển Phật. Sư liền sai học trò đến nhờ tôi làm lời ký. Tôi đã từ chối nhiều lần, mà kẻ sứ giả cứ nài thỉnh mãi không thôi. Bất đắc dĩ tôi mới nhận lời và bảo với vị ấy rằng, người xưa có nói: người được thi chọn làm Phật là chỉ có trên mặt danh ngôn mà thôi. Nay Sư đặt tên cho nhà là chọn Phật và tôi lại làm lời ký chẳng phải không đáng ư! Vì nghĩ thương sự siêng năng của thầy nên tôi mới nhận soạn lời ký đó!

Nói về chọn là sao? Nghĩa là lựa chọn. (Tuy nhiên lựa chọn phải biết rõ đối tượng ra sao) có bỏ; có lấy; có hơn; có kém. Nên bày ra có khoa cử để chọn lấy người tài. Sở dĩ Tiên Vương (Trương Tông) để lại di tích làm công cụ nhắc thức người tu học, chứ không phải là chọn người làm Phật. Ví phỏng Phật mà có thể thi chọn thì lấy ở sáu căn hay lấy ở sáu trần? Hay lấy ở sáu thức? Nếu lấy ở ba cái sáu này thì tất cả phàm phu đều có thể làm Phật được. Còn nếu bỏ ba cái sáu này thì vô lượng Phật pháp ai tu ai chứng đây?

Thi chọn lấy ở bốn đế hay ở sáu độ, bảy giác, tám chánh, chín định, mười vô úy cho đến mười tám pháp bất cộng, ba mươi bảy phẩm trợ đạo ư? Nếu lấy thì thi chọn có Pháp hay là lấy bốn đế, sáu độ cho đến ba mươi bảy phẩm trợ đạo? Nếu bỏ thì thi chọn không có pháp. Tất cả cái bỏ, cái lấy, cái có, cái không, mù mờ như tơ vương trong lòng, bừng dấy như đưa vào lồng ngực. Ở chỗ này trong tạng tu-đa-la tạng, hoặc gọi là hai chướng, hoặc gọi là bốn bệnh, hoặc gọi là bất liễu nghĩa, hoặc gọi là các pháp hý luận, hoặc gọi là tà kiến biến kế, hoặc gọi là vi tế lưu chú, nếu chọn lấy thì là phi Phật rồi. Mà bỏ đi cũng là phi Phật, còn không bỏ không lấy cũng là phi Phật. Thế thì quả Phật có thể thi chọn được ư? Các học trò nói rằng: lý luận của Tiên sinh là bàn về Tương tông, còn lý luận của thầy tôi là bàn về Thiền tông!

Người cùng với tôi thi chọn chỉ mong đạt đến địa vị tâm không mà thôi. Ví như người đệ tử đến nhà chọn Phật phải có lời giải đáp. Có lúc chỉ bày bằng những lời huyền yếu, có lúc chỉ bày bằng bốn câu phân biệt, có lúc chỉ bày bằng tam-muội Pháp cảnh, có lúc chỉ bày bằng nhân duyên mắt đạo, có lúc chỉ bày bằng một con đường hướng thượng, có lúc chỉ bày bằng một câu rốt sau, có lúc chỉ bày bằng đương đầu, có lúc chỉ bày bằng lời bình thật. Hoặc giương mày trợn mắt, hoặc giơ phất gõ bàn, hoặc vẽ tướng vòng tròn, hoặc vạch xuống một nét, hoặc vỗ tay, hoặc nhảy nhót (tất cả hành động này của các Tổ không ngoài mục đích là để) khế hợp với căn cơ của chúng ta, khế hợp với căn cơ của mình là biết rõ tâm không của mình, mà biết rõ tâm không của mình thì quả Phật có thể thi chọn.

Tôi liền nói: Đức Thế Tôn đưa cành hoa lên, Tôn giả Ca-diếp mỉm cười. Chánh pháp nhãn tạng bắt đầu truyền thừa từ đây. Nhưng nhiều đời về sau, các bậc Tông sư chỉ bày sao lại nêu ra nhiều mối rối bời như vậy. Tôi sợ trong Thiền giáo của họ Thích vì đó mà suy đồi chăng! Lão tăng Phước Thâm là người đất Hà Đông cam chịu ăn cơm hẩm, quen với sự vất vả và từ lâu đã tu học với Ngài Chân Tỉnh ở đất Quán Tây có được bản tánh cứng rắn, vị ấy có khả năng mở rộng Thiền giáo này.

Bởi Thiền giáo của họ Thích nếu đứng nhìn hình trướng, thì dường như để lại hình tướng khô héo, lặng lẽ âm thầm nguội lạnh suy tư. Nhưng mật hạnh giới định bên trong của các vị ấy thì ngay cả Quỷ Thần cũng không nhìn thấy được, diệu dụng từ biết của các vị ấy Thanh Phàm u hiển cũng đều kính ngưỡng, gần gũi mà sao ứng với căn cơ. Nếu không thì năm chúng sẽ mất đi bạn lữ nên bất đắc dĩ mới nói. Nếu không thì sáu đường mất đi bờ cõi. Sinh tử đổi dời là điều mà mọi người sợ hãi, nhưng ta chưa từng có sinh thì làm sao có tử, vậy đâu có gì đáng sợ. Đối với cảnh có lợi hại thì con người mới chọn, ta chưa hề có lợi, thì nào có hại đâu mà chọn lựa làm chi. Ôi! Được như thế, thì chẳng những không ở ngoài mà trong lòng cũng tự không, chẳng những không ở sự, mà lý cũng tự không; chẳng những không đối với tướng mà đối với tánh cũng tự không; chẳng những không đối với cảnh không, mà tâm không cũng tự không. Đã không thì bằng, đã bằng thí lớn, đã lớn thì tròn, đã tròn thì mầu, mà đã mầu thì là Phật rồi. Chao ôi! Tôi đem nghĩa này hy vọng ở nơi thầy, mong Thầy ưa thích mà đừng xem thường!

BÀI MINH NÓI VỀ TÍN TÂM CỦA TAM TỔ THIỀN SƯ GIÁM TRÍ

Chí đạo không khó tìm

Chỉ do mình lựa chọn

Chỉ không tâm ưa ghét

Bỗng mất tâm sáng ngời

Mảy mai có khác nhau,

Xa như trời với đất

Muốn được niệm hiện tiền

Chẳng để lòng xuôi ngược

Xuôi ngược chống trái nhau

Ấy gọi là tâm bệnh

Nếu không biết huyền chỉ

Luống nhọc lắng tâm niệm

Tròn (đồng) Thái hư

Không thiếu cũng không dư

Bởi vì có lấy bỏ

Nên chẳng được như như

Không theo duyên chấp có

Đừng trụ vào không nhẫn

Một thứ phẳng lặng lòng

Rõ ràng tự tiêu hết

Chỉ động quy về chỉ

Chỉ thì càng thêm động

Vì ngưng đọng hai bên

Thà biết ròng một thứ

Một mối nếu không thông

Hai chốn phải mất công

Đuổi có chìm trong có

Theo không trái với không

Nói nhiều lo nghĩ nhiều

Xoay vần chẳng tương ưng

Bặt nói, dứt lo nghĩ

Không chỗ nào chẳng thông

Về gốc được ý chỉ

Theo chiếu thì mất tông.

Khoảnh khắc soi trở lại

Vượt hơn không ở trước

Không trước đều chuyển biến

Đều do vọng kiến sinh

Chẳng cần phải cầu chân

Chỉ nên dứt vọng kiến

Hai kiến đều chẳng trụ

Cẩn thận chớ tìm cầu

Vừa có phải và quây

Lăng xăng mất tâm tánh

Hai do một mà có

Một cũng chẳng nên giữ

Nếu nhất tâm bất sinh

Muôn pháp không có lỗi

Không lỗi cũng không pháp

Không sinh cũng không tâm

Tâm hay theo cảnh Phật

Cảnh theo tâm mà chìm

Cảnh là do năng cảnh

Năng là do cảnh năng

Muốn biết rõ hai đoạn

Vốn là từ một không

Một không đồng hai cảnh

Đều bao trùm muôn tượng

Chẳng thấy dáng tinh thô

Thì đâu có nghiêng lệch

Đạo đạo thể bao la

Chẳng dễ cũng chẳng khó

Kẻ tiểu kiến hồ nghi

Xoay mau và xoay chậm

Chấp đó sẽ mất chừng

Sẽ rơi vào đường tà

Buông thả theo tự nhiên

Thể tánh không đi ở

Mặc cho tánh hợp đạo

Tiêu diệt dứt phiền não

Buộc niệm trái lý chân

Hôn trầm cũng mê ảo

Không tốt sẽ nhọc thần

Cần gì phải thân sơ

Muốn giữ lấy một pháp

Đừng nhàm chán sáu trần

Sáu trần không nhàm chán

Liền đồng về Chánh Giác

Người trí thì Vô Vi

Kẻ ngu thường tự buộc

Pháp vốn chẳng pháp khác

Quấy từ mình ưa chấp

Đem tâm mà dụng tâm

Há chẳng phải lầm to

Mê sinh ra tịch, loạn

Ngộ chẳng có tốt xấu

Tất cả và hai bên

Bởi từ tâm suy tính

Mộng huyễn hoa trong không

Nhọc gì theo đuổi bắt

Được mất và phải quấy

Nhất thời đều buông bỏ

Mắt nếu không mê ngủ

Các mộng tự tiêu trừ

Nếu tâm không nghĩ khác

Muôn pháp đều nhất như

Nhất như thể nhiệm mầu

Bỗng nhiên quên hết duyên

Muôn pháp đều quán xét

Về lại chỗ tự nhiên

Tiêu tan mất nguyên do

Không nên sinh so sánh

Chỉ động mà không động

Động chỉ mà vô chỉ

Hai thứ đã chẳng thành

Thì một làm sao có

Rót ráo và cùng cực

Không còn pháp tắc nào.

Khế hợp tâm bình đẳng

Việc làm đều dứt bặt

Hồ nghi đều trừ sạch

Chánh tín và điều trực

Tất cả không vướng mắc

Cũng không nên ghi nhớ

Rỗng sáng tự tỏ rõ

Chẳng nhọc đến tâm lực

Chẳng phải chỗ nghĩ lường

Thức tình khó cân nhắc

Chân như pháp giới tánh

Không người cũng không ta

Cốt phải là hợp nhau

Chỉ nói pháp không hai

Không hai đầu đồng nhau

Đâu không cùng bao dung

Bậc Trí giả mười phương

Đều vào nguồn cội này

Tông này chẳng ngắn dài

Một niếm dài muôn năm

Vô tại và bất tại

Mười phương liền hiện tiền

Cực nhỏ là cực lớn

Quên bặt mọi cảnh giới

Cực lớn là cực nhỏ

Không thấy có bên ngoài

Có đó tức là không

Không kia tức là có

Nếu chẳng được như thế

Thì hẳn không cần giữ

Một tức là tất cả

Tất cả tức là một

Nếu làm được như thế

Thì lo gì chẳng xong

Tín tâm vốn chẳng hai

Chẳng hai là tín tâm

Bặt dứt đường nói năng

Chẳng xưa, nay vị lai.

BA PHÁP HỌC GIỚI ĐỊNH TUỆ

Từ Trì Ký chép: Tất cả Phật pháp không ngoài ba pháp học. Do tâm chúng sinh mê bị lầm nên vừa nghĩ là đã kết thành nghiệp. Do nghiệp cảm báo nên phải trôi lăn trong sinh tử khôn cùng. Muốn thoát khỏi quả khổ, thì phải dứt bỏ nhân khổ, cho nên trước dùng giới để đối trị với nghiệp; kế lấy Định tuệ để lắng yên vọng hoặc. Nhưng nghiệp lại có chia ra nghiệp Thiện và nghiệp Ác. Cho nên phải dùng hai hạnh Chỉ trì, tác trì để giữ gìn nhau. Vọng hoặc làm mờ loạn, nên dùng hai pháp định tuệ đế đối phá. Ví như bệnh nhờ uống thuốc mà lành; cơ nhờ vào giáo mà tu. Vậy sau nghiệp hết hoặc trừ, tính (mất) quên tánh thiện. Giáo môn tuy rộng nhưng đâu vượt hơn đây.

– Giải thích pháp bốn y: Pháp này là do kiến thức của các Tổ quy tâm rốt ráo về duy Liễu Nghĩa)

1- Y pháp bất y nhân là sao?

– Nhân là chỉ có tình, pháp chính là khuôn mẫu, tánh không lý chánh (tánh không suốt cả lớn nhỏ). Thể lìa phi vọng. Ngay lúc dùng pháp này là y vào Chánh pháp này (Kinh Niết-bàn chép y pháp là sao? Tức là y vào chánh pháp. Bất y nhân là sao? Tức là không y vào Thanh Văn, Duyên Giác). Nếu nương vào Thánh lượng, an tâm làm việc, biết rõ là phi tánh không, nương giữ tâm này để làm đường lối hành đạo. Một phần nhàm chán, rõ nghịch với sự có phần an tâm như thế, gọi là tu thẳng đến pháp tánh chân đạo.

2- Y nghĩa bất y ngữ là sao?

Ngữ là lời nói, chỉ là cái phương tiện để mở đường. Nghĩa là đạt lý, chính là đường lối để hóa vật (hóa cũng như biến). Đã được chứng ngộ, bặt nghỉ ngăn lời. Chánh pháp còn phải bỏ huống chi là phi pháp. Cho nên trong khế kinh có thí dụ về chuyện bỏ bè, người nghĩ đến lời bàn để mặt thấy (Trang Tử nói: mắt thấy thì đạo còn) đâu không dùng lời nói để nêu ý, khi được ý phải quên lời. Dụ như nương theo ngón tay để nhìn thấy mặt trăng. Nói mặt trăng dụ cho diệu chỉ, không nên không hiểu (trên đây là phát minh về nghĩa mượn lời để rõ nghĩa, khi đã thấy nghĩa thì phải bỏ lời). Nay nói là được nghĩa, nghĩa chính là lời nói. Người chân thật hành quán là y theo lời nói, thường pháp là y theo nghĩa lý. Nghĩa là lời nói theo nghĩa vẫn là lời tụng kinh xứng lý (trên đây là nói được nghĩa phải quên lời, nhưng vẫn phải dứt bỏ nghĩa không có).

3- Y trí bất y thức là sao?

Thức là thức hiện hành, theo phần của trần mà thấy. Mắt thấy sắc, tai nghe tiếng đam mê không giác, đồng với loài trâu dê chung làm với kẻ tà phàm (trên đây là nói sáu thức vọng niệm, người và súc sinh cùng nương, nên có trôi đọa. Dưới đây y vào trí Phật là quán Duy thức.

Nay lược bỏ dần sẽ rõ). Đại Thánh bày giáo (chỉ dạy) trần cảnh là tự tâm biến hiện. Thế mà kẻ ngu chẳng chấp trần cảnh là bên ngoài của thức. Dắt dìu dạy bảo mà vẫn không tự buông bỏ. Nên biết ngừng trệ là chỉ về phàm thức, đảo khiển là thuộc về Thánh tâm. Kẻ ngu mê mờ che phủ, thường đắm trong ba đảo. Người mạnh phải gắng xuyên suốt, động niệm liền biết, biết nếu điên đảo thì khó trong suốt gọi là y thức. Biết dùng thức phải xoay lại gọi là theo phần trí. Gắng công như thế, dần dần thêm lớn tỏ rõ. Sau thấy cảnh trần mới biết là chẳng từ bên ngoài đến. Cảnh không ngoài tâm là tướng của tự tâm, thì nào có ngu mê mà sinh tâm ưa ghét. Suy nghĩ, lựa chọn không thôi thì tuệ giải sẽ khác trâu dê.

4- Y kinh liễu nghĩa, bất y kinh bất liễu nghĩa kinh sao?

Hai kinh này đều là Thánh ngôn lượng, người nhập đạo, phải tìm hiểu trước thì không ngăn lấp nào mà không thông, mọi nghi ngờ đều được hiểu. Nhưng vì tánh thức của chúng sinh có sâu có cạn, tối sáng khác nhau. Đến bậc Đại Thánh còn phải tùy theo tình mà nói riêng. Nhưng đều dựa trên Chí đạo, chỉ là tự tâm. Cho nên kinh chép: Các pháp lên xuống trong ba cõi ta nói chỉ là từ tâm biến hiện. Đây là ngay thế giới y báo để rõ tâm. Lại nói: Như Như và chân tế; Niết-bàn và pháp giới, các thứ ý sinh thân Phật nói là duy tâm lượng. Đây là dựa vào pháp xuất thế thể để rõ tâm. Cuối cùng cũng về chỗ thật, rốt cuộc cũng đến nguồn chân. Theo dòng mà cảm đến, trở về tông Liễu nghĩa.

GIỚI CHỈ CÓ PHẬT CHẾ NGƯỜI KHÁC KHÔNG ĐƯỢC CHẾ

Bộ Hành Tông chép: Trong cõi đại thiên, Phật là bậc Pháp vương, luật là lời dạy của Phật. Chỉ có Phật mới được chế lập, ngoài Phật thì chỉ nên làm theo. Bởi vì Đức Như Lai hạnh quả tròn đầy, thấu suốt hết nghiệp tánh nặng nhẹ của chúng sinh. Từ bậc Đẳng giác trở xuống cũng không có khả năng làm việc ấy, huống chi các tiểu Thánh khác mà dám nghĩ bàn ư! Cũng như việc ban hiệu lệnh thưởng phạt trong quốc gia, phải do vua đặt ra. Nếu để kẻ bầy tôi lấn vượt, thì người dân sẽ mất lòng tin, việc nước mất nhà tan sẽ không còn xa. Trong Phật pháp cũng thế, nếu cho người khác nói, thì chúng sinh sẽ không kính phục, chánh pháp không tồn tại lâu dài.

TÓM LƯỢC CÁC VĂN ĐỂ KHEN NGỢI GIỚI PHÁP

Trong bộ Từ Trì dẫn lời trong bộ Tiêu Tông chép: Giới là bậc đại sư của các thầy, vì có thể làm khuôn phép cho loài người. Lại nói: Giới như chân của người đời, vì có thể đi đến mọi nơi. Lại nói: Giới là đất bằng, năng sinh thành nuôi lớn muôn vật. Giới là cột đá để xây (dựng) lầu đạo phẩm; là chỗ nương tựa của Thánh đạo. Giới là thành quách của thiền định; là chỗ y cứ của pháp Định tuệ, cho đến như ao nước, như gương soi, như anh lạc, như đỉnh đầu, như bình bát. Lại trong luận Trí Độ chép: Giới như vật báu, như mạng sống, như thuyền bè, như cánh chim, v.v… tìm xem các bộ thì biết được tầm quan trọng của giới. Lại trong thiên trụ, trước dạy rõ phải kính giữ giới pháp nêu đủ tám thí dụ: như con nhỏ của vua, như ánh sáng mặt trăng, như hạt Châu như ý, như con một của vua, như tròng mắt của người, như lương thực giúp người nghèo, như nước giàu đẹp của vua, như thuốc hay cho người bệnh. Lại nữa, lời tựa giới kinh chép: Giới như biển không bờ, như của báu cầu mong không thỏa mãn. Trong giới bản Luật Tăng-kỳ chép: Giới như dây trói loài khỉ vượn, như dây cương cột ngựa. Người muốn xem rộng thì đọc trong các kinh, luật, văn này không nhọc dẫn nữa. Bởi giới đức cao rộng nên không một vật nào có thể thí dụ hết được, khắp đưa ra các việc, đều gom về một mối, chứ không thể giống hoàn toàn.

KHI CÒN PHẬT TẠI THẾ CHỈ MỞ RỘNG GIỚI PHÁP

Cho nên trong Thiên tụ chép: Khi Đức Thế Tôn còn ở đời, Ngài thấu suốt hết căn cơ của muôn loài. Hễ có làm điều gì, Phật đều lấy oai nghi làm chính.

Lại nữa, Kinh tạng thì người khác cũng được nói, chỉ có Luật tạng phải từ miệng vàng của Đức Như Lai nói, hàng Bồ-tát Đại quyền chỉ biết vâng hành, huống gì các tiểu Thánh khác đâu dám đặt lời!

Lại nữa, các kinh tạng khi giảng nói thì có thời hạn nhất định, còn Luật tạng thì thông suốt trước sau. Bộ Nghĩa Sao chép: Trước từ vườn Nai, sau đến rừng Hạc, theo cơ người mà chế giới luật mới có muôn sai khác. Vì có đủ ba ý này nên phần nhiều khác với các kinh, lời Phật riêng hoằng, nghĩ không mê muội.

TRÌNH BÀY SỰ RỘNG HẸP CỦA GIỚI TƯỚNG TĂNG NI BỘ SỰ- SAO CHÉP

– Hỏi: Trong Luật, tăng nêu hai trăm năm mươi giới, giới bổn có nói đủ. Còn Ni thì có năm trăm giới, lời này hư hay thật? (Nói có năm trăm giới là chép ra ở Luật Trí Độ. Nhưng so với Luật tạng thì khác nhau, nên đưa ra lời nói để quyết định).

– Đáp: Về hai bộ giới của tăng – ni kể ra số lượng nhất định là chỉ về phần tóm tắt mà nói. Nên các bộ luật đều nói số chung chung, chứ không hẳn là y vào số lượng. Còn bàn về giới thể thì chỉ có một giới Vô tác mà thôi. Nếu y cứ vào cảnh để rõ tướng thì nhiều như cát bụi. Vả lại chỉ ra hai trăm năm mươi giới là để chỉ ra đây để làm đường tắt của pháp Trì Phạm. Trong luật chép Ni bộ có 38 giới nên được chỉ ra đây để làm chỗ ngăn ngừa, nay y cứ theo Luận Trí Độ chép: Ni bộ thọ giới pháp, lược thì có năm trăm giới, còn rộng thì có tám muôn. Bên Tăng thì lược có hai trăm năm mươi giới, còn rộng cũng đồng với luật nghi của ni.

Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỘ NI:

Bộ Nghiệp Sớ chép: cơ duyên phát tâm của người nữ. Trong luật ghi: Dì của Phật là bà Đại Ái Đạo cùng với năm trăm người nữ xin Phật xuất gia, nhàm chán sinh tử, cầu Phật xuất gia, vì người nữ không thể đem lại lợi ích cho việc hóa đạo sâu xa, nên Phật từ chối không chấp nhận. Sau Bà về thành Xá-Vệ bèn tự cạo tóc, mặc y, đứng dựa bên tăng phòng mong được nghe nhận giới. Bấy giờ, Tôn giả A-nan vì bà mà ba lần thưa thỉnh. Phật liền trao cho pháp Bát Kính, dạy phải giữ trọn theo đây mà làm, liền cảm được giới Cụ túc. Lời ký chép: Người nữ bản tính yếu hèn, người đời ít kính tin. Cho nên không có khả năng đem lại lợi ích cho việc hoằng hóa, mà lại còn làm hủy nhục giáo môn. Chánh pháp cũng từ đó mà giảm đi năm trăm năm. Bởi thế Phật không chấp nhận. Bà Ái Đạo cùng nhóm người nữ liền trở vào thành tự cạo tóc, đến tịnh xá Kỳ-Hoàn đứng dựa bên cửa buồng khóc. Lúc ấy, Tôn giả A-nan thay lời thưa thỉnh lên Phật. Phật khiến truyền lời dạy ai có thể làm theo pháp Bát Kỉnh thì cho xuất gia. Bà Ái Đạo cùng nhóm người nữ nghe lời Phật dạy liền phát nguyện xin thọ giới cụ túc. Bộ Văn Sớ lại chép: Ni phải đối trước chúng hai mươi vị mà thọ giới là sao? Là nói báo thân người nữ, lầm sâu trí cạn, ưa sinh tông ngã mạn, biếng nhác, nếu muốn thọ giới Cụ túc phải đối trước Tăng – Ni mỗi bên mười vị cầu thọ, thì mới phát được tâm nguyện cao siêu. Trong Luật lại chép: nếu y theo xứ Thần Châu từ đời Tống về trước, tra xét trong Tăng sử thì chỉ đối trước một chúng Ni mà thọ (nghĩa là theo bên một chúng Đại tăng thọ giới). Nhưng trong các luật, khi thọ pháp Bát Kỉnh thì chỉ riêng cho Bà Đại Ái Đạo. Còn năm trăm vị ni thì đối trước mười vị Tăng và một vị Hòa thượng Ni mà thọ giới. Cho nên Thánh giả Cầu-na-bạt-ma nói: Nếu không có đủ hai chúng, chỉ đối trước một chúng mà thọ như trường hợp của bà Ái Đạo cũng được. Vì sao? Vì bàn về bốn pháp, ở tiền phương tiện (hòa tăng) chưa có giới thể nên được thành. Còn y cứ trong tăng khi Yết-ma xong mới cảm được giới pháp. Sau này, Tôn giả Thiết-sách-la ở nước Sư Tử v.v… mười một vị bắt chước theo thông lệ của đời Tống, mới đối trước hai bộ Tăng – Ni mà thọ giới.

PHÁP BÁT KỈNH CỦA NI

Thiên Ni chúng trong bộ Hành sự sao chép: Luật Thiện Kiến ghi: Đức Phật lúc đầu không cho độ người nữ xuất gia, vì như thế sẽ làm cho chánh pháp giảm mất năm trăm năm. Sau vì nói ra pháp Bát Kính mới cho phép người nữ xuất gia. Nếu chỗ nào Ni chúng không y theo lời dạy thực hành pháp Bát Kính thì nơi đó chánh pháp sẽ hoại diệt. Bộ Hội Chánh ghi rằng: Sau khi Phật Thành Đạo mười bốn năm, dì của Phật xin xuất gia, Phật không chấp thuận. Sau, Tôn giả A-nan vì bà mà bày tỏ ân nghĩa và ba lần thưa thỉnh. Đức Phật bèn dạy Tôn giả Khánh Hỷ truyền pháp Bát Kinh và đến nói với họ, nếu ai thực hành thì cho phép họ xuất gia. Ni chúng liền thưa: Xin suốt đời thọ trì.

Pháp Bát Kỉnh gồm:

  1. Tỳ-kheo-ni dù đã trăm tuổi hạ, nhưng khi thấy vị tỳ-kheo tăng mới thọ giới cũng phải đứng dậy tiếp rước, lạy chào, thăm hỏi, mời ngồi.
  2. Tỳ-kheo-ni không được quở mắng Tỳ-kheo tăng.
  3. Không được nêu tội Tỳ-kheo Tăng và nói lỗi lầm của Tỳ-kheo tăng, Tỳ-kheo tăng được nói lỗi của Ni.
  4. Thức-xoa-ma-na đã học giới xong phải theo chúng Tăng mà cầu thọ đại giới.
  5. Ni phạm Tăng tàn phải nửa tháng ở trong hai bộ Tăng thực hành pháp ý hỷ.
  6. Ni trong nửa tháng, nên đến trong chúng Tăng cầu thầy Giáo thọ.
  7. Không được ở chỗ không có Tỳ-kheo tăng mà kiết hạ an cư.
  8. Hạ rồi, nên đến trong tăng cầu người để làm pháp tự tứ.

Như tám pháp này, nên phải tôn trọng cung kính khen ngợi, giữ gìn suốt đời không được trái.

XUẤT GIA SIÊU THẾ

Bộ Nghiệp Sớ chép: y cứ theo chiều ngang trong các cõi, thì phàm phu không dễ gì lìa được ô nhiễm. Cho nên Đức Như Lai lập ra pháp xuất gia để người học đạo ưa thích chỗ thong thả yên lặng mà tu niệm. Nếu còn khởi tâm tham đắm, rốt cuộc sẽ trở thành nghiệp buộc. Lại dẫn ra nhiều phương tiện nhưng chỉ có một con đường này mà thôi. Như Kinh Hoa Thủ chép: Có bốn pháp chuyển thân, tức là ở Tỳ-kheo Thiện Lai hóa sinh trong hoa sen, hiện đời được tăng tuổi thọ:

  1. Tự mình ưa thich đời sống Phạm hạnh của người xuất gia, cũng khuyên bảo người khác ưa thích hạnh xuất gia.
  2. Cầu pháp không nhàm chán, cũng khuyên bảo người khác siêng cầu.
  3. Tự thực hành pháp hòa nhẫn, cũng khuyên bảo người khác thực hành theo.
  4. Tập tu mọi phương tiện phát ra lời đại nguyện sâu rộng.

Lại trong Kinh Xuất Gia Công Đức chép: Nếu cho người xuất gia thọ giới, thì được công đức vô biên, ví như có người phát tâm cúng dường các bậc A-la-hán đầy trong cõi Tứ thiên hạ suốt một trăm năm nhưng không bằng công đức của người vì đạo Niết-bàn trong một ngày đêm cầu xuất gia thọ giới. Ấy là nói việc bố thí phước tuy nhiều nhưng sẽ có ngày hưởng hết, vì đó là phúc báo hữu vi, còn ràng buộc trong cõi dục, người vì pháp mà xuất gia chẳng phải là việc làm trong ba cõi, cho nên nói là được công đức hơn người bố thí trước. Kinh lại chép: Dù cho xây tháp bảy báu cao đến cõi trời Đao-lợi nhưng phúc báo đó cũng kém hơn công đức của người xuất gia. Một khi phát tâm ưa thích hạnh xuất gia, công đức dù chưa kể được, nhưng do chứa ít thành nhiều, nên nói rằng cao hơn tháp bảy báu kia.

NĂM ĐỨC CỦA SA DI:

Bộ Hành Sự Sao dẫn lời trong kinh Phước Điền chép:

  1. Phát tâm xuất gia vì lòng đeo mang đạo.
  2. Hủy hình hài tốt vì thích hợp với áo pháp.
  3. Lìa bỏ thân mạng vì tôn kính đạo.
  4. Lìa hẳn thân ái vì không thân sơ.
  5. Chí cầu Đại thừa vì muốn độ người.

Lời Ký chép: Năm đức này là phần quan trọng của người xuất gia, năm chúng đều phải vâng làm, chứ chẳng (phải) chỉ riêng (cho) tiểu chúng. Suốt đời làm theo, không phải chỉ có lúc mới thọ giới. Lại trong bộ Nghiệp Sớ chép: Năm đức này trước sau chung cho năm chúng xuất gia hành trí, mới được lãnh thọ những vật thực của đàn-việt cúng dường, và mới xứng đáng là khuôn phép cho trời người. Cho nên dạy người xuất gia tụng trì, không nên xem nhẹ việc lãnh lấy giới thể (khi thọ) và chỉ (phải suốt đời) thuận theo (phục tùng) bề ngoài.

Ý NGHĨA CỦA BA Y

Bộ Hành Sự Sao dẫn lời trong luận Tát-Bà-Đa ghi: vì muốn thị hiện pháp chưa từng có, trong tất cả chín mươi sáu thứ ngoại đạo không có danh từ ba y này, lại để khác với y phục của ngoại đạo. Nói về sự phân biệt công đức, vì để hộ thân trong ba thời nên dạy sắm ba y. Mùa đông thì mặc y chín điều, mùa hạ thì mặc y năm điều, mùa xuân thì mặc y bảy điều; cũng vì để ngăn các loại muỗi mòng (nên dạy mặc ba y). Luận Trí Độ chép: Đệ tử của chư Phật thực hành theo lý Trung đạo nên mặc ba y. Vì ngoại đạo thì lõa hình không biết hổ thẹn, còn người tại gia thì rất nhiều y phục. Luật Thập Tụng chép: Vì để khác với ngoại đạo. Đức Phật bèn cầm dao cắt rọc dạy may thành điều tướng. Nên biết đây là y phục của người tu hành biết hổ thẹn. Kinh Tạp A-hàm chép: người tu pháp bốn tâm vô lượng đều cạo râu tóc, mặc ba pháp y. Đây chính là hình tướng người xuất gia. Y cứ vào nghĩa này mà đặt tên là y phục của người tu hạnh Từ Bi. Kinh Hoa Nghiêm chép: Người mặc Ca-sa phải buông bỏ ba độc phiền não, v.v… Luật Tứ Phần chép: Người còn ôm giữ các kiết sử không nên mặc Ca-sa. Luận Tát-Bà-Đa có dẫn năm ý nghĩa về việc chế ra ba y:

  1. Mặc hai y không thể ngăn gió lạnh, mặc ba y ngăn được gió lạnh.
  2. Hai y không thể sinh tâm hổ thẹn.
  3. Hai y không được vào xóm.
  4. Cho đến đi đường không thể sinh pháp lành.
  5. Oai nghi không thanh tịnh.

Cho nên dạy chứa ba y thì có đủ các nghĩa trên.

Luật Tăng-kỳ chép: Ba y là sao? Là cờ nêu của Sa-môn Hiền Thánh. Còn Bình bát là đồ ứng lượng của người xuất gia, chứ không phải là độ dùng của thế tục. Nên giữ gìn ba y và bình bát, đó là việc làm của những người ít muốn, ít việc v.v… Đương Tông Ngoại bộ phần nhiều là khí hậu lạnh nên chế ra ba y. Luật Tứ Phần lại chép: Các Như Lai ba đời đều mặc y cắt rọc như thế. Bộ Nghiệp Sớ chép: Như trong Đại Luật ghi: Đức Như Lai vì các Tỳ-kheo chứa để không biết đủ, cho nên lúc đầu hôm Ngài mặc một y, cho đến gần sáng Ngài mặc ba y. Sáng ra, Đức Phật nhân đó đầu tiên dạy pháp mặc ba y.

TRÍCH DẪN TRÌNH BÀY CÔNG NĂNG CỦA CA-SA

Luật lại dẫn trong kinh Đại Bi chép: Hễ người nào tánh là Samôn, ô nhiễm hạnh Sa-môn, mà hình tướng là Sa môn đắp mặc Ca-sa.

Ở chỗ Phật Di-lặc cho đến ở chỗ Phật Lâu-Chí vào kiếp hiền cũng được nhập Niết-bàn không sót. Kinh Bi Hoa chép: Đức Như Lai ở chỗ Phật bảo Tạng phát nguyện: nguyện khi con thành Phật, Ca-sa của con có năm thứ công đức:

  1. Nếu có người vào trong pháp của con lỡ phạm tội trọng, tà kiến, v.v… mà đối trước bốn chung mặc Ca Sa khởi lên một niệm tâm cung kính trân trọng, thì chắc chắn ở trong ba thừa sẽ được thọ ký.
  2. Nếu có Trời, Rồng, Người, Quỷ nào khởi chút tâm cung kính người mặc Ca-sa thì sẽ được quả Ba thừa không lui sụt.
  3. Nếu có Quỷ thần hay người nào được Ca-sa cho đến chừng khoảng bốn tấc, thì sẽ được các đồ ăn uống đầy đủ.
  4. Nếu có chúng sinh nào chống trái nhau, mà nghĩ đến năng lực của pháp y Ca-sa, thì liền được sinh tâm Từ Bi vui mừng.
  5. Nếu có người ở trong quân trận, giữ một mảnh Ca-sa nhỏ, mà cung kính tôn trọng thì thường chiến thắng người khác.

Bạch Đức Thế Tôn, nếu Ca-sa của con không có được năm năng lực cao quý này, thì đó là con tự dối chư Phật mười phương.

Bộ Tế Duyên dẫn kinh Hiền Ngu chép: Phật bảo A-nan: về thuở xưa cách nay vô lượng A-tăng-kỳ kiếp, ở châu Diêm-phù-đề phía Nam, trong một khu rừng có con Sư tử tên Kiên Thệ, thân thuần một mầu vàng, sáng chói óng ánh. Lúc ấy, có một gã thợ săn làm thầy Sa-môn cạo tóc mặc Ca-sa bên trong giấu cung tên. Sư tử nhìn thấy gã thợ săn, tưởng là vị Sa môn liền đi đến phủ phục chung quanh. Lúc ấy gã thợ săn giương cung bắn tên độc vào mình sư tử. Sư tử tức giận muốn vồ hai gã thợ săn ngay nhưng vì thấy gã thợ săn mặc Ca-sa, nên nó nghĩ rằng: Người này không bao lâu sẽ được giải thoát. Vì sao? Vì y hoại sắc này là tướng nêu của bậc Thánh ba đời. Nếu ta quyết tâm hại họ, là khởi tâm ác hướng về Hiền Thánh ba đời.

ĐẠI GIÁO CẤM HẲN VIỆC DÙNG TƠ TẰM VÀ DA THÚ

Bộ Hành Sự Sao dẫn lời trong Kinh Ương-Quật chép: Tơ tằm và da thú nếu xoay vần mua đem lại lìa khỏi tay người giết, dâng cúng cho người trì giới, thì không nên nhận, đây là pháp của Tỳ-kheo. Nếu nhận lấy mặc dù không gọi là phá giới, nhưng hành động đó trái với lòng từ bi tế vật của Đức Phật. Kinh Niết-bàn chép: da thú, dép da, y kiêu-sa-da các thứ y phục này đều không nên mua sắm, chứa để. Đây là ý chính của kinh, luật dạy. Bởi thế, đời nay có một phương thiền chúng đều mặc y bằng bố gai, đâu không phải là thuận theo lời Phật dạy.

Lời Ký chép: Về trước trong luật dạy, chỉ dựa vào nhà nuôi tằm kéo tơ, trong Đại giáo ghi dù có xoay vần mua đem lại cúng, cũng không cho thọ dụng, thế mới biết hạnh Thanh Văn thấp kém, chỉ nhận lấy là tránh được việc trái phạm. Nhưng Bồ-tát lòng từ sâu rộng, xét kỹ từ chỗ đem đến, tuy đã lìa khỏi tay người giết, nhưng đều từ việc sát sinh mà ra. Chân đạp (tọa cụ), thân mặc (ba y) đều thấm nhuần thêm phần nghiệp giết một cách gián tiếp. Việc làm này vốn chẳng phải là việc mà các bậc Đại sĩ chấp nhận, há Tỳ-kheo nên làm! Xin hãy khảo sát trong Văn kinh khuyến hóa những ai có chút lòng kính tín, rộng bày việc lợi hại cho họ rõ. Thấy trong Nghi Chương phục chép. Dù lìa khỏi tay người giết, là không từ nơi nhà nuôi tằm, không nhận mặc đồ tơ tằm là đúng pháp, hai thừa Đại Tiểu đều vâng làm. Người nhận dùng sẽ trái với lòng từ bi thương vật; trái với Đại thừa mà thuận với Tiểu thừa thì cũng không đúng. Vì Tiểu thừa từ Đại thừa mà ra, về mặt giới tuy là thuận, nhưng y cứ theo nghĩa thì lại trái.

Nên biết trì giới thì phải hành từ, mới là hợp với Thánh chỉ. Nếu buông tình thọ dụng, thì hoàn toàn trái với đạo nghi.

Cho nên Nghi chương phục lại chép: Từ lời nói trái với lòng từ bi, rốt cuộc sẽ là lời dạy dứt hẳn. Y cứ vào đây mà bàn, thì kinh luật đều trình bày lời dạy rất thắm thiết. Kế đến lại dẫn lời trong Kinh Niết-bàn là lời nhắn nhủ sau cùng.

Lời văn trong chánh giáo dạy phải dứt hẳn; vì sao còn dùng dằng ngờ vực.

NÊU RA VIỆC HIỆN TẠI ĐỂ BÁC BỎ HÀNH ĐỘNG CÀN QUẤY

Lời Ký chép: y cứ vào Cao Tăng truyện kể: Hai vị Thiền sư là Nam Nhạc và Đạo Hưu suốt đời không mặc tơ lụa, y phục chỉ toàn bằng vải bố, gai thô. Cho nên Luật Sư Đạo Tuyên ở núi Chung Nam nói: Phật pháp truyền sang Đông Đô được sáu trăm năm, chỉ có hạnh từ của Ngài Hoành Nhạc ở đây thật đáng cho chúng ta khen ngợi. Những kẻ thiền giảng đời nay tự cho mình là người tu hạnh Đại thừa không câu nệ sự tướng. Suốt ngày cứ lụa là tranh tốt, xanh đỏ đua tươi. Buông tình theo thói tham lam, trái với Thánh giáo. Đâu chẳng nghe Ngài Hoằnh Nhạc suốt ngày chỉ mặc vải bố để ngăn sương gió, Tổ Thiên Thai hơn bốn mươi năm chỉ khoác một chiếc áo vá. Ngài Vĩnh Gia đình ăn thức ăn không từ nơi lưỡi cày cuốc, mặc áo không phải là thứ vải dệt từ miệng tằm. Còn Đại Sư Kinh Khê thì để nguyên tấm bố mà mặc, suốt ngày chỉ nương nghỉ trên một chõng tre. Vì các bậc Cao tăng đây là những người đã hiểu sâu lý Đại thừa, nên mới ưa chuộng khổ hạnh. Kính xin các trang hậu học nhìn xem Tổ Đức, chớ nhiễm thói tà. Nên vâng theo lời Phật dạy để sửa mình, như thế mới thật là đệ tử Phật.

CHỈ BÀY THỂ TÀI Y ĐỂ BIẾT ĐÚNG SAI

Bộ Nghiệp sớ chép: Chẳng những kẻ đem tâm gian dối dính dáng đến sự tham nhiễm mà những người vì lợi buôn bán giáo pháp, làm các việc như lạy Phật, tụng kinh hay nhịn ăn để có được của cải, tất cả cái đó có được đều gọi là vật tà mạng, thật trái với lời Phật dạy. Nên Phật không cho nhận của ấy. Như trong Khế kinh chép: Có một vị Tỳ-kheo mang y Phấn tảo xuống sông giặt, các vị trời liền múc nước ấy đem về tắm gội mà không chê là nhơ bẩn. Khi ấy, có ngoại đạo đem tấm áo lông đẹp đến giặt, các vị trời từ xa trông thấy liền vội ngăn rằng: Không được làm bẩn nước sông này, vì do tà mạng mà có được, nên ngay nơi thể của món đồ đã là bất định. Vì thế mà các vị trời ngăn không cho giặt. Dùng văn này để chứng minh, dù có tìm cầu mà tâm được thanh tịnh thì cái thể tài ấy cũng hợp pháp. Còn các thứ như lụa, nhiễu, gâm thêu đều không nên dùng. Người đời phần nhiều dùng hàng lụa làm y phục, do thể của nó từ việc giết hại sinh linh mà có, nên người xuất gia riêng phải ngăn ngừa không được mặc. Từ trước đến nay cácác Hồ tăng ở năm xứ Thiên-trúc đều không may Ca-sa bằng tơ lụa. Tôi có hỏi các vị ấy họ đều đáp rằng: vì y là pháp phục của người tu phạm hạnh thực hành pháp bốn tâm vô lương. Vả lại, biết rõ tơ lụa kia có ra là từ việc sát sinh mà vẫn cố mặc, theo nghĩa là không hợp. Bởi pháp y vải bố là thuận với đường lối hành từ tế vật của Phật, còn gấm mầu thêu sẽ làm cho người lòe mắt động tâm thần; hơn nữa, năm mầu xanh, vàng, đỏ tía xinh tươi là những thứ khiến cho người tục khởi lòng tham, cho nên đều bỏ đi không dùng. Bộ Từ Trì Ký chép: Trong Cảm Thông truyện ghi: Khi Phật pháp truyền sang phương Đông khoảng sáu, bảy trăm năm, thấy các vị Luật sư ở hai phương Nam, Bắc không hề có ý này. Họ đâu khồng dùng tơ lụa từ việc sát sinh để may làm y phục từ bi, vì sao chỉ có mình Ngài lại đưa ra ý này. Tổ Nam Sơn đáp: Tôi đọc trong Luận Trí Độ thấy ghi rằng Phật mặc y Tăng-già-lê bằng vải thô, cho nên lòng hằng ôm ấp hạnh từ này, và thệ nguyện với lòng không trái với hạnh Từ của Phật. Vả lại tôi xem thấy phần sau của Luật tạng có chép: Có người dâng cúng Phật chiếc y và tấm ngọa cụ bằng tơ tằm, mặc dù đã may thành y rồi nhưng Phật từ chối, quyến định không nhận (bằm chặt xé bỏ). Do đây tôi càng thêm kính ngưỡng. Lại nói còn trường hợp thấy các vị Phạn tăng từ phương Tây đến đều mặc y bằng tơ lụa, xin hỏi Ngài việc ấy ra sao? Tổ trả lời rằng: Chư Tăng ở năm xứ Thiên-trúc đều không mặc y bằng tơ tằm (nhưng người mà các vị trông thấy đó là Sa-môn ngoại đạo chứ không phải là Sa-môn Thích Tử). Do đó, tôi nghĩ sẽ soạn Nghi Chương Phục, v.v… Trong Nghĩa tịnh Tam Tạng Nội Pháp Truyện có chê trách những người xuất gia mặc y tơ tằm. Vì họ học theo Tiểu thừa thuộc phái Nhất Thiết hữu bộ, nên đa số thiên chấp tông Đại thừa Liễu nghĩa này, là pháp mà họ chẳng thể hiểu được.

DẠY PHÁP KÍNH GIỮ BA Y, BÌNH BÁT VÀ TỌA CỤ

Bộ Hành Sự sao chép: Luật Thập Tụng dạy giữ gìn ba y như giữ da trên thân, quý bình bát như quý tròng mắt, cho đến nói rằng: Đi đến nơi nào Y Bát đều phải mang theo, trong lòng không còn đoái hoài vật chi khác, cũng như chim bay. Nên không mang ba y mà đi vào xóm làng hoặc chỗ ở của người thế tục thì phạm tội. Luật Tăng-kỳ cũng chép: ba y một bát là vật tùy thân mà người Tỳ-kheo thường phải mang theo bên mình nếu có ai trái phạm sẽ bị đuổi ra khỏi giới kết tội, trừ khi bị bệnh. Nên kính giữ ba y, khởi ý tưởng như Tháp. Luật Ngũ Phần ghi: Kính giữ ba y như da mỏng, thường phải mang theo mình như chim, bay thường mang theo hai cánh. Luật Tứ phần chép: Đi phải biết thời, trái thời thì không đi, có đi đến đâu cũng phải mang theo y bát, cũng như chim bay đôi cánh thường mang theo. Trong các bộ luật đều dạy ba y phải mang theo mình. Đời nay chỉ giữ không cho cách đêm, như thế là không hợp Phật dạy. Lời Ký chép: đời nay ít có người giữ được không để cho cách đêm, huống chi thường mang theo mình! Lại có người suốt đời thân không mặc pháp y, cho nên biết rằng, đời mạt pháp giữ được không để cách đêm cũng là quý lắm rồi. Chỉ vì bên trong họ không có lòng tin thanh tịnh, mạn pháp khinh y nên đến đổi như thế! Nếu thật là người xuất gia, xin hãy vâng theo lời Phật dạy. Bộ Nghiệp Sớ chép: vì sao Y Bát phải thường mang theo mình? Vì người xuất gia lấy việc hư hoài (giữ lòng không vướng mắc, rỗng rang như hư không) làm gốc, không có chỗ trụ trước. Hễ nơi nào có ích thì dừng. Cho nên dạy phải luôn mang theo bên mình. Nếu cho để lại bất cứ một y nào thì lại tăng thêm thói khác, đối với Đạo phần kia, từng không hề có tâm nghĩ chọn, nên có lý do ấy.

CHỈ RÕ BẢN DUYÊN KHAI CHẾ

Bộ Tư Trì Ký chép: mặc y để chéo góc rũ xuống như vòi con voi thì phạm vào trăm pháp Chúng học. Giới mặc y xốc xếch về văn chú rất rõ ràng. Thời nay mặc để thòng xuống cả gang tay, há không biết mỗi bước đều trái với uy nghi, phạm tội cát-la. Nay y cứ vào lời chỉ bày của trời người ghi chú trong cảm thông truyện rằng: Phàm việc gì đều trải qua bốn lần Đức Phật mới chế giới, người đời phần nhiều mê chấp, nên tóm tắt đại ý để diễn ra cho rõ. Truyện chép: Lúc đầu, khi Đức Phật mới độ năm anh em ông Kiều-trần-như và ngay lúc độ huynh đệ ông Ca-diếp, Phật đều dạy Ca-sa để trên cánh tay trái. Vì thế Phật dạy góc chéo y để trên tay phải cho khác thế tục (đây là lần dạy thứ nhất). Về sau, đồ chúng theo Phật xuất gia ngày càng đông, các Tỳ-kheo trẻ tuổi có dáng dấp khôi ngô, khi vào thành khất thực, nhiều người nữ ưa thích. Do đó, nên Phật dạy góc chéo y, vắt lên vai cho kín. Sau lại bị gió thổi bung xuống, Phật bèn cho lấy Ni Sư đàn vắt lên (đây là lần dạy thứ hai). Sau, có Tỳ-kheo bị ngoại đạo hỏi vặn rằng: Ca-sa là áo pháp đáng tôn quý có uy linh lớn, thì đâu được dùng miếng vải lót ngồi dằn lên trên. Các Tỳ-kheo nghe qua không ai trả lời được, liền đem việc ấy bạch lên Đức Phật. Do đó nên Phật dạy: góc chéo y để trở lại ở tay trái, còn tọa cụ để ở dưới y (đây là lần dạy thứ ba).

Sau đó, có nhiều Tỳ-kheo mặc y không ngay thẳng bị ngoại đạo chê bai cho là giống như dâm nữ; cũng như vòi con voi. Do đây Phật mới dạy đặt móc buộc lên trên, khiến choàng đến góc chéo y cánh tay trái, kẹp ở dưới nách chứ không được để thòng xuống như trên là mắc lỗi.

Nay y cứ theo đây, vừa được mở mặc để trên vai trái. Nếu để thòng xuống cánh tay, dù chừng một gang tay thôi cũng bị xếp vào phi pháp, theo mỗi bước đi mà kết tội. Bản xưa chép: cuộn lại để trên cánh tay trái là đúng, nhưng không được để góc nhọn thòng xuống là sai.

Ý NGHĨA CHẾ RA BÌNH BÁT

Trong sự sao dẫn luật Tăng-kỳ chép: Bình bát là pháp khí của người xuất gia, người thế tục không nên dùng. Luật Thập Tụng chép: Bát là cờ nêu của Hằng sa chư Phật, không được dùng vào việc khác. Luật Thiện Kiến chép: bậc Thánh Ba thừa đều mang bát sành khất thực để nuôi mạng sống, lấy bốn bể làm nhà. Cho nên gọi là Tỳ-kheo. Kinh Trung A-hàm chép: Nói bình bát là sao? Đại Luật chép: Đại khái có hai loại bát là bát bằng sành và bằng thiếc. Luật Ngũ Phần chép: Thấy có nơi dùng bát bằng đồng là sao? Phật dạy đó là pháp ngoại đạo, nếu Tỳ-kheo chứa để thì mắc tội. Đức Phật tự tay nhồi đất nặn thành cái bát để làm kiểu mẫu cho đời sau. Luật Thập Tụng chép: Nếu chứa các loại bát bằng vàng, bạc, gỗ, đá là phi pháp mắc tội. Nói về mầu sắc Bát thì sao? Luật Tứ Phần chép: nên xông thành mầu đen hoặc mầu đỏ. Trong văn luật có dạy rõ về cách thức xông màu. Nếu dùng loại đất sét trắng, sắt trắng thì dù có sơn phết cũng đều là phi pháp. Nói về lượng của bát thế nào? Luật Tứ Phần chép: bình bát lớn khoảng ba đấu, nhỏ một đấu rưỡi, còn bát cở vừa thì có thể biết. Luật này là bản dịch đời Dao Tần, mà nước Tần thì dùng đấu của nhà Cơ – Chu. Nếu theo cái đấu của đời Đường thì bát bậc thượng khoảng một đấu, bực hạ năm thăng, cho đến chép rằng mặc dù trong các bộ luật định về lượng của Bát thì không nhất định, nhưng nhiều thì ba đấu, đấu rưỡi làm hạn. Nhưng bình bát ở đây gọi là Ứng Khí, là phải y theo lời Phật dạy mà làm. Luật chép: cứ lường theo bụng của mình mà ăn, đo theo thân mà mặc, vừa đủ thì thôi.

Văn đây nói chung việc thêm hay bớt thì nhất định là phải y cứ theo Chánh giáo.

Ý NGHĨA LÀM RA TỌA CỤ

Trong sự sao dẫn luật Tứ Phần chép: vì để hộ thân; hộ y; hộ ngọa cụ nên Phật dạy chiều dài của tọa cụ bằng hai gang tay Phật, chiều rộng bằng một gang rưỡi. Chiều rộng, và dài nếu thêm thì một bề nửa gang tay nữa (nếu là người thân to lớn). Trong các bộ nói về gang tay của Phật đều nói không giống nhau. Nay y theo Luật Ngũ Phận chép: một gang tay Phật dài hai thước. Y cứ vào thước đời Đường là một thước sáu tấc bảy phân. Suy theo đây thì hai thước là một gang tay, là y cứ theo thước của nhà Cơ – Chu. Luật Thập Tụng chép: Tọa cụ mới thì may hai lớp, cũ thì bốn lớp. Trong Già Luận cũng cùng ý với đây. Bộ Tỳ-nại-da Tạp Sự chép: may Ni-sư-đàn mới phải lấy vải cũ viền ở bốn góc để hủy sắc mới kia. Nếu may nên đặt viền thành. Trong luật Ngũ Phần chép: phải may ghép bốn góc lại, bằng không ghép thì thôi. Luật Tứ Phần chép: nếu giảm lượng mà may thì gấp hai lớp lại cũng được. Luật Thập Tụng chép: không nên thọ Ni-sư-đàn một lớp. Nếu để cách đêm phạm tội Cát-la. Luận Ma-đắc-lặc-già chép: Nếu để tọa cụ cách đêm mặc dù không phạm xả đọa, nhưng như thế cũng là trái với Phật dạy. Cho nên không được để cách đêm. Lời Ký chép: vì hộ thân là sợ ngồi trên đất có thể tổn hại. Kế đến hộ y là vì sợ không có đồ lót đất để ngồi thì ba y dễ bị rách. Vì hộ ngọa cụ là vì sợ thân không sạch làm bẩn giường chõng của chúng Tăng.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10