TRĂM MÔN BIỂN NGHĨA KINH HOA NGHIÊM

SỐ 1875

MỘT QUYỂN 

Biên soạn: Sa-môn Pháp Tạng, chùa Khánh Phước ở Kinh Đại.

Duyên khởi khó nghĩ, xét khắp tất cả, pháp giới không thể suy lường. Thành thật hiển hiện mười phương, đều lặng lẽ rỗng không với tánh biển, dung thông, thích ứng với cơ duyên của con người, mà biểu thị cho một. Ánh sáng trí tuệ, soi chiếu thế gian, để suốt qua ba đời. Lời nói tinh vi cao quý, phô bày nhẹ nhàng nơi Viên giáo. Thánh chúng đặc biệt kỳ lạ, chút bụi mà hiện toàn thân, siêu việt xa đầu mối của tâm lo nghĩ, suốt ngoài danh ngôn, trộm thấy giềng mối huyền vi, mênh mông, tràn ngập, chỉ thú mầu nhiệm, ít có. Người xem qua, đâu nghiên cứu cội nguồn kia; kẻ học hỏi, ít nghiên cứu việc kia. Do đây, lời nói nhỏ nhen đọng vướng mắc trong tâm, thường làm đầu mối của duyên lo nghĩ. Thực tế ở ngay trước mắt, trái lại là gọi cảnh danh tướng.

Nay, gồm thâu chỗ sâu kín, bao quát tông đại, lấy ra quyển kinh trong hạt bụi, xoay bánh xe pháp trên đầu sợi lông. Người sáng suốt, đức rộng lớn thì ngay trong ngày; kẻ tối tăm, thì mong dứt nhiều đời. Hiểu được ý kinh kia, thì núi cao dễ dời đổi; trái với chỉ thú kinh kia, thì mảy lông cũng khó vào; ở trong một hạt bụi, làm sáng tỏ Đức thật kia, cùng cực biển tánh này, ngắm xem rừng hạnh kia, nêu chung mười môn, mở riêng một trăm nghĩa, xen mà không lẫn lộn. Một đời trong trắng, sáng sủa, nghĩa sáng lạn ở đầu đề của thiên; lý rõ rệt, rực rỡ trong văn tự. Mong sao người vào đạo, chỉ xem sơ qua mà tìm được nghĩa lý kia?

Nêu điều danh mục, như dưới đây:

Môn thứ nhất, duyên sinh hội nhập vắng lặng.
Môn thứ hai, giấu dấu vết.
Môn thứ ba, chủng trí sáng soi khắp.
Môn thứ tư, dung hợp nhậm vận.
Môn thứ năm, thể dụng hiển lộ.
Môn thứ sáu, sai biệt hiển hiện.
Môn thứ bảy, tu học nghiêm thành.
Môn thứ tám, đối trị được lợi ích.
Môn thứ chín, thể dụng khai hợp.
Môn thứ mười, phân biệt thành tựu.

MÔN THỨ NHẤT: DUYÊN SINH HỘI NHẬP VẮNG LẶNG

Duyên khởi muôn hữu, “hữu” là tất nhiên, hiển hiện nhiều môn. Tông vô tánh, che phủ các đức. Phân tích về công đức của đức kia, thì sự thú hướng của cử chỉ co, duỗi dễ sáng tỏ, xem cương yếu của huyền vi kia, thì môn sự lý mới sáng tỏ.

Nay, nói theo thể dụng, lược chia ra mười nghĩa:

  1. Nói về duyên khởi.
  2. Nhập pháp giới.
  3. Đạt vô sanh
  4. Quán vô tướng
  5. Rõ thành hoại
  6. Thị hiện ẩn hiển.
  7. Phát Bồ-đề.
  8. Khai Niết-bàn.
  9. Suy tìm xưa nay.
  10. Xem xét động tĩnh.

1.- Đầu tiên là nói về duyên khởi: Như khi nhìn thấy hạt bụi, hạt bụi này là tự tâm hiện ra, do tâm mình hiện, thì nó là duyên với tâm mình. Vì duyên hiện ở trước, nên tâm pháp mới khởi, nên gọi trần là duyên khởi. Kinh nói: “Các pháp từ duyên khởi, không có duyên thì không khởi. Nhân duyên chìm đắm, đều chẳng phải có từ bên ngoài. Chung quy, không có pháp nào ngoài tâm mà làm duyên cho tâm. Mặc dù phân biệt các trần cũng không phải duyên bám, nhưng tướng tròn nhỏ của hạt bụi này, dựa vào pháp mà khởi, giả lập dường như có, rốt ráo không có tự thể thật, chấp không thể được, bỏ cũng không thể được, vì không thể lấy bỏ, cho nên biết thể của hạt bụi là không, vô sở hữu.

Nay, ngộ “duyên”, “phi duyên”, sinh khởi đều diệu, chỉ cho thể của duyên khởi vắng lặng, khởi thường không khởi, đạt thể, tùy duyên, không khởi hằng khởi. Nhận thấy như thế, gọi là tri kiến thật.

2.- Nhập pháp giới: tức là duyên khởi của một hạt bụi nhỏ là Pháp, thuận theo trí sáng tỏ, dụng có khác nhau, cõi này, pháp này, vì vô tánh, nên không phân chia giới hạn; dung thông chẳng có hai tướng, đồng với chân tế, với cõi hư không v.v… chung khắp cho tất cả, thuận theo xứ hiện, đều được sáng rõ. Tuy nhiên, một trần này với tất cả pháp đều không biết nhau, cũng không thấy nhau; Vì sao? Vì đều hoàn toàn là pháp giới tròn đầy, gồm thâu tất cả, lại không có pháp giới riêng. Cho nên, không còn biết nhau, thấy nhau. Mặc dù nói là biết thấy, nhưng chớ cho rằng, chẳng phải tri kiến pháp giới; sau cùng, không có pháp giới riêng nào để thấy biết. Kinh nói: “Ngay nơi pháp giới không có pháp giới; pháp giới không biết pháp giới. Nếu tánh tướng không tồn tại, thì lý pháp giới, không trở ngại sự tướng rõ ràng. Sư Pháp giới này hợp với lý sự vô ngại. Hai mà không hai; không hai tức là hai, đây là pháp giới.”

3.- Đạt vô sinh: Gọi hạt bụi là duyên của tâm; tâm là nhân của hạt bụi. Nhân duyên hòa hợp, thì việc ảo thuật mới sinh. Do từ duyên sinh. tất nhiên sẽ không có tự tánh. Vì sao? Vì hiện nay, hạt bụi không tự duyên, tất nhiên chờ đợi ở tâm, tâm không là tâm mình cũng chờ đợi duyên, vì chờ đợi nhau, nên chẳng có cố định, thuộc về duyên sinh. Vì không nhất định thuộc về duyên sinh nên gọi là vô sinh; chẳng phải dứt bỏ duyên sinh mà nói Vô sinh.

Luận nói: “Nhân không tự tại, vì duyên sinh nên sinh duyên không tự tại, vì nhân sinh. Nay sự sinh do duyên sinh, mới được gọi là sinh. Rõ sinh là vô tánh, chính là Vô sinh. Nhưng sinh và vô sinh, thành lẫn nhau, đoạt lẫn nhau. Đoạt thì Vô sinh, Thành thì duyên sinh. Do tức thành, tức đoạt, cho nên, lúc sinh chẳng có sinh.

Người rõ biết như thế, gọi là đạt Vô sinh.

4.- Quán vô tướng: Như một hạt bụi nhỏ, tướng nhỏ tròn, là do tâm mình biến khởi, giả lập chẳng có thật. Nay, nhận lấy không được, thì biết tướng hạt bụi giả dối, không thật có, mà do tâm mình sinh ra, hoàn toàn chẳng có tự tánh, gọi là Vô tướng. Kinh nói: “Bản tánh của các pháp là “không”, không có mảy may tướng rốt ráo. Tuy nhiên, tướng dù chấp lấy không được, nhưng giải thích nghĩa của “không”, chẳng dứt, vì tướng không có thể tánh; thì pháp liền lập. Vì pháp là giúp cho vô tướng, vì không mất pháp tướng, nên tướng là phi tướng; phi tướng là tướng; tướng và vô tướng, thật sự không khác nhau. Đây là nghĩa vô tướng, như con rắn trên sợi dây, hoàn toàn nói là không có rắn. Phải biết rằng, sợi dây là dựa vào không có rắn, pháp hiện nay là pháp của vô tướng, hoàn toàn dùng pháp làm tướng của vô tướng.”

5.- Rõ biết thành, hoại: Như hạt bụi từ duyên khởi lập, là thành tức thể, không tạo ra hạt bụi, là hoại. Nay, do rõ “duyên”, chẳng phải duyên, mới gọi là duyên thành; rõ hoại chẳng phải hoại, gọi là duyên hoại. Vì hoại không ngăn ngại, mới thành pháp. Cho nên, lúc hoại, chính là lúc thành, vì thành chẳng có cái có, cho nên, thời gian thành, chính là thời gian hoại, thời gian đều thành lập, không có trước, không có sau. Nếu không có hoại, tức thành là tự tánh có. Nếu không có thành tức hoại, là “không” đoạn diệt, một đời thành, hoại, tướng do biểu hiện mà rõ.

6.- Thị hiện ẩn, hiển: Nếu quán tướng bụi thì khi không thật có, tức tướng cùng tận mà “không” hiện. Do thời điểm, khi tướng không tức ở lý, cho nên, sự hiển mà lý ẩn. Lại, bụi này và các pháp, giúp sức lẫn nhau, gồm thâu lẫn nhau còn mất không dứt. Nếu hạt bụi có thể gồm thâu lý kia, tức lý kia ẩn mà sự ở đây hiển. Nếu lý kia có thể gồm thâu hạt bụi. Nay, chỉ cho thời điểm hiển mà sự kia hiển, một tế ẩn, hiển. Nay, chỉ cho thời điểm hiển đã trở thành ẩn. Vì sao? Vì thời điểm hiển hoàn toàn ẩn mà trở thành hiển; thời điểm ẩn hoàn toàn hiển mà trở thành ẩn, do nhau mà thành lập. Cho nên khi ẩn là chánh hiển; lúc hiển là chánh ẩn.

7.- Người phát tâm Bồ-đề: Nghĩa là hạt bụi này tức Niết-bàn vắng lặng không có tánh, chính là Bồ-đề Phật, vì trí đã thể hiện. Nay, do rõ biết tất cả chúng sinh và lý vô tánh của hạt bụi, sợi lông, v.v… để thành trí Bồ-đề của Phật, cho nên trong thân Bồ-đề Phật, thấy tất cả chúng sinh đều thành Chánh giác, xoay bánh xe pháp. Lại, chúng sinh và hạt bụi, sợi lông v.v… hoàn toàn vì lý Bồ-đề Phật mà thành chúng sinh, cho nên ở trong thân bình đẳng của chúng sinh, thấy Phật phát tâm Bồ-đề, tu hạnh Bồ-tát. Phải biết rằng, Bồ-đề Phật, không khác với kiến.

Nay, Phật giáo hóa chúng sinh trong trần; chúng sinh lại nhân lãnh là Phật giáo hóa trong hạt bụi. Cho nên, Phật tức là Phật của chúng sinh; chúng sinh tức là chúng sinh của Phật. Mặc dù có khai, hợp, nhưng sau cùng không có khác nhau.

Người nhận thấy như thế, gọi là phát tâm Bồ-đề, khởi đại bi đồng thể, giáo hóa chúng sinh.

8.- Khai Niết-bàn: Nghĩa là không rõ biết hạt bụi, làm sáng tỏ, mê sáng tỏ là sự sinh. Lại thấy hạt bụi ẩn, mê ẩn là diệt, tức y cứ vào tướng sinh diệt trôi lăn, “duyên” đối với hạt bụi, mê tâm thay đổi sinh khởi, đây gọi là chân thật. Nay, tìm tướng sinh diệt, rốt ráo không có sinh khởi, cũng không có khả năng được, vì niệm động, tự mất, vọng tưởng đều diệt, thuận theo xứ diệt kia, gọi là Đại Niết-bàn. Nên kinh nói: “Trôi lăn là sinh tử, bất động gọi là Niết-bàn”.

9.- Suy tìm đến đi: Nghĩa là khi bụi bay theo gió về phía Đông, tìm tướng đi không thật có; lúc nói bị cuốn theo chiều gió từ hướng Tây đến, ta tìm kiếm tướng đến không thể được, vì chỉ cho pháp trần, rốt ráo không có tướng mạo đến, đi, vì không có thật, bởi thời gian đến không từ đâu đến; thời gian đi, cũng không đi về đâu? Kinh nói: “Pháp không có đến đi, vì thường xuyên không dừng lại, bởi vì rõ hạt bụi đến, đi không có tự thể, cho nên đến đi không có đến đi; không có đến đi mà thường đến đi, vì một mé thành lập, không có sự khác nhau kia, đây cho nên kinh nói: “Tướng không đến mà đến; tướng không đi mà đi, cho nên không dời đổi chỗ hạt bụi, mà vẫn đến với mười phương; luôn không rời mười phương mà vẫn vào chỗ hạt bụi; Thường không đến đi mà số lượng đến đi ngang bằng với pháp giới.”

10.- Xem xét động tĩnh: Nghĩa là hạt bụi theo gió thổi nhẹ, là động tĩnh, nhưng không khởi mà tĩnh. Nay lúc tĩnh do động không diệt, tức hoàn toàn do động mà thành tĩnh. Nay, khi động do tĩnh không diệt, tức hoàn toàn do tĩnh mà thành động. Do toàn thể hình thành nhau, cho nên, khi động chính là tĩnh, lúc tĩnh chính là động, cũng như gió vốn không động, có thể lay động các vật thể; nếu trước đã có động thì mất đi tự thể, không còn động nữa, suy nghĩ rất dễ hiểu. Nhưng các nghĩa trên, duyên sinh đã lập. Về lý, không hợp với nghiên cứu cùng tận muôn hữu cho là cùng tóm thâu vô tận để làm tổng quát. Nếu tìm tòi sự sâu kín của muôn vật kia thì cho dù ở chỗ hẹp, chập chội mà thường rộng, muốn nghiên cứu lý sâu kín của muôn vật kia, mặc dù ở chỗ sâu thẳm mà càng cạn kiệt. Nghĩa duyên khởi thật là vĩ đại!”

THỨ HAI LÀ MÔN THẬT TẾ THU GOM LẠI DẤU VẾT

Ôi! Trở về tông, chẳng phải mất mát, chuyển vận ở trăm sông. Hội nhập nguồn chân lặng lẽ, tiêu duyên thành muôn hữu. Cho nên, mọi dòng chảy mất mà tướng cùng tận, nhiều duyên tĩnh lặng mà pháp “không”. Quy về thể, thôi dứt phan duyên; tướng đoạt dứt mê hoặc.

Nay, nói theo lý, lược biểu thị mười nghĩa:

  1. Hai vô ngã
  2. Nói về ngăn chặn giải thích
  3. Như hư không
  4. Bất sinh diệt
  5. Không có mình, người
  6. Vô phân biệt
  7. Nhập vào không hai
  8. Không có khác nhau
  9. Nói một vị
  10. Trở về dứt bặt.

1.- Nói về hai vô ngã: Nghĩa là chủ thể phân biệt về tướng bụi: Là hạt bụi của đối tượng phân biệt, từ “duyên” cụ thể, là pháp do tướng luống dối, dường như có, mà không có thật thể, tức là nhân vô ngã. Kinh nói: “Ngã còn không thật có, thì phi ngã đâu thật có. Do hạt bụi từ duyên mà không có tự tánh, là pháp vô ngã.”

Luận nói: “Nếu pháp từ duyên sinh, thì pháp này sẽ không có tự tánh, vì “nhân”, “pháp” cả hai đều có vô ngã là một vị.”

2.- Nói sự ngăn chận về giải thích:

Hỏi: “Bụi là có ư?”

Đáp: “Không!, vì không trở ngại duyên khởi là có.”

Hỏi: “Hạt bụi vừa có, vừa không có ư?”

Đáp: “Không! Vì “không” đoạt “hữu” tận, chỉ “không”, “hữu” đoạt “không” tận, chỉ “hữu”, vì không tồn tại (hiện hữu).

Hỏi: “Hạt bụi chẳng phải “có”, chẳng phải “không” ư?”

Đáp: “Không, vì không trở ngại đều hiện hữu, đều là có, dứt trừ kiến chấp “có”, “không”, vì chẳng phải pháp “không”. Kinh nói: “Chỉ trừ bệnh của mình mà không bỏ pháp đó, là lỗi thủ hộ.”

3.- Như hư không: Nghĩa là thể của hạt bụi là “không”, chẳng có cái có, tức không có phân ra giới hạn, cũng không thể lấy, bỏ mà chung khắp mười phương, có thể làm đối tượng y chỉ cho tất cả lý, sự, giải, hạnh v.v…, mà có dụng vĩ đại vô tận, cũng như hư không, làm y chỉ cho tất cả pháp mà hoàn toàn dựng lập, không có phân chia giới hạn chung cho khắp mười phương, cũng như hư không, liền được trí hư không, thân hư không, dụng vô ngại.

4.- Bất sinh diệt: Nghĩa là bụi từ gió bốc lên, phân tán mà có tướng trạng sinh diệt, nay tìm tòi tướng sinh, tướng diệt đều là “không”. Kinh nói: “Vì nhân duyên, nên pháp sinh, vì nhân duyên, nên pháp diệt, do thời điểm sinh là sinh của vô tánh; do lúc diệt, là diệt của vô tánh, vì “không có tánh”, nên sinh là “vô sinh”; diệt cũng “vô diệt”

5.- Không có mình người: Gọi bụi là duyên thuộc về người; tâm là nhân thuộc về mình. Nay, tâm không phải tự tâm, tất nhiên phải chờ đợi ở duyên, vì đã do duyên khởi mới hiện, nên biết không có tự tánh. Lại, bụi không tự là bụi, cũng chờ đợi ở tâm. Đã do tâm mà hiện, cho nên biết không có tánh người. Lại, vì tất cả pháp đều không tự sinh, cũng không phải tha sinh, nên không có mình, người. Nay, nói mình, người: Không phải kiến chấp riêng khác, mà mình là mình của người khác; người khác là người khác của mình, một đời của mình, người khác, là nói tự tại. Luận nói: “Tự tánh cũng không, tha tánh cũng không.”

6.- Không có phân biệt: nghĩa là thấy tướng nhỏ, tròn của hạt bụi tốt, xấu, bị gió tốc lên, bay đi, là sự phân biệt của tâm mình, tức là tâm phân biệt này, do duyên trần mà khởi, tìm kiếm sự sinh khởi không có tự “thể”, danh tướng tự mất, là không có phân biệt, chỉ phá tình chấp phân biệt, nói là không có phân biệt, chứ chẳng phải như gỗ, đá. Kinh nói: “Pháp từ phân biệt sinh, lại tự phân biệt diệt”. Lại nói: “Phân biệt diệt, do phân biệt không có tự “thể”, tức là phân biệt, vô phân biệt, do không có tự thể, không trở ngại duyên, thì không có phân biệt thường phân biệt.”

7.- Nhập không hai: Nghĩa là thấy hạt bụi và tâm có hai; hai là không hai. Nếu chấp hạt bụi, và tâm là một, thì sẽ ngăn chận nói không là một, vì do mê tâm, nên đã nhận thấy chẳng phải không có duyên; Nếu chấp hạt bụi, và tâm là hai, thì sẽ ngăn chặn nói là không hai, vì lìa ngoài tâm, thì không có hạt bụi riêng lẻ. Do tâm và hạt bụi hai tức không hai, chỉ tâm không có tự thể; một cũng không phải một; do một chẳng phải một, do hai chẳng phải hai, một, hai không có ngăn chặn. Hiện tiền mới nhập không hai, nên kinh nói: “Trong không có hai trí tuệ, phát ra sư tử trong con người, không vướng mắc một, hai, nên biết không có một, hai.”

8.- Không có khác nhau: Nghĩa là thấy tướng hạt bụi nhỏ, tròn khác với sự phân chia giới hạn của tất cả pháp, đây là sự khác nhau, quán hạt bụi không có tự thể, tất cả đều “không”, chỉ do lý thể hiện, không có thể nào khác, là không có khác nhau. Lại, lý tánh này tùy thuận duyên thành tất cả pháp, chẳng phải không có phân chia giới hạn xếp đặt, là tức khác nhau. Kinh nói: “Các pháp không có khác nhau. Chỉ Phật phân biệt biết rõ pháp sai, không sai, vì chẳng phải không có sự, lý, nhưng duyên khởi khác nhau, muôn vật không có sai, vì pháp giới là nhất “không”. Do “không” và “hữu”, đồng khác dung thông nhau. Hội nhập muôn hữu dùng làm một “không”, sai thì không có sai, quán một “không” mà thành muôn hữu. Không có sai tức sai, sai và không có sai, một đời hiện rõ, với bốn câu tạo nên, rất dễ thấy.

9.- Nói một vị: Nghĩa là hạt bụi từ duyên thành lập, nên không có tự tánh. Dù cho sử lý sự, giáo nghĩa có hằng muôn sự khác nhau, chớ không chỉ một vị vắng lặng, chỉ vì duyên khởi có hằng muôn khác nhau.

Nói một vị “không”, nếu không có hàng muôn khác nhau, là chỉ một vị; nếu nêu “không” là một vị chỉ “không”; nếu nêu tánh, tức một vị chỉ tánh; Nếu nêu “như”, thì một vị chỉ cho “Như”, giống nhau rõ ràng rất dễ hiểu.

10.- Trở về với dứt mất: Nghĩa là tâm và hạt bụi dứt lẫn nhau. Nếu hạt bụi chỉ do tâm hiện thì bụi bên ngoài đều dứt bặt; nếu do tâm hoàn toàn thể hiện bụi thì trong tâm đều dứt hết. Dứt hết thì dứt hết kiến chấp ngoài thể của âm thanh kia, còn thì còn sự toàn lý của tâm kia, tức dứt hết thường còn, tức còn thường dứt, bốn câu rất dễ hiểu.

Tuy nhiên, thực tế của các nghĩa trên, rất khó suy nghĩ, vì tâm hạnh ít duyên, tìm đến chỗ cùng cực của các nghĩa đó, nguồn chân không thể suy lường, danh ngôn đâu thể nghiên cứu sâu xa chỗ kín đáo đầu mối của chân kia. Nhưng không có lời nói, không dứt lời nói, dựa vào thể khởi muôn công dụng của thể, thì không có sự nào không giải thích về sự, tùy duyên sáng tỏ, dùng một “không” để nói về sự, chủ yếu là bàn bạc “không”. không bày ra mất tướng, chính là vọng thức không có nương tựa, mới được xứng hợp với duyên sinh, phù hợp thuận với pháp giới.

THỨ BA, MÔN CHỦNG TRÍ SOI SÁNG KHẮP:

Đại trí soi sáng đến mảy may mà quán biển tánh, nguồn chân thể hiện sáng tỏ, tức bụi nhỏ để ngắm xa pháp thân, mây giăng bàng bạc lỗi lạc, khai ra một, nhiều mà thuận ứng. Đống núi đá cao ngất, chia ra sự lý để hình thành.

Nay, y cứ vào thể, dụng hiện ở trước, lược chia ra mười nghĩa:

  1. Hiển bày đúng như lượng
  2. Chia ra sáu thông
  3. Nói khó suy nghĩ
  4. Sinh vào nhà Phật
  5. Thị hiện viên âm
  6. Giải thích y, chánh
  7. Hội nhập cơ, cảm
  8. Làm các Phật sự
  9. Khai mở năm thứ mắt
  10. Phân chia ba trí.

1.- Hiển bày đúng như lượng: Nghĩa là thể hạt bụi là “không vô”, là như lý, sự tướng rõ ràng không ngăn ngại, đó là như lượng. Nay, tánh của hạt bụi thuận với chân, thì không có bờ mé giới hạn, tất cả pháp sự, hoàn toàn nương tựa vào tánh mà được sáng tỏ. Cho nên, thấy tất cả sự trong một hạt bụi, sự này là cảnh giới của như lượng trong trí như lý.

2.- Phân chia sáu thông: nghĩa là hạt bụi này không có tự thể. Không lay động trần xứ, thường khắp biển cõi mười phương, không có tướng đến đi, là thần túc thông. Kinh nói: “Không rời khỏi chỗ ngồi mà đến khắp mười phương. Lại, thấy pháp giới trần không có bờ mé mà vẫn có tất cả lý sự, giáo nghĩa, v.v… các Bồ-tát đều chứng nhập, đều cùng tu tập. Pháp này không có con đường riêng, là tha tâm thông. Lại, thấy pháp giới trần, khi giải hạnh hiện tiền, thì biết trong quá khứ, đã từng ở chỗ Phật, đích thân nghe pháp này, vì tâm quán không đoạn, cho nên, ngày nay được liễu ngộ là Túc mạng thông. Lại, thấy tánh hạt bụi là “không” vắng lặng vô tướng để được, tức không có hai kiến; nếu thấy tướng, tức là hai kiến. Do không có tướng, thì không có hai, gọi là Thiên nhãn thông. Kinh nói: “Không do hai tướng, kiến, gọi là chân Thiên nhãn. Lại, rõ biết trần vô sinh, vô tánh vắng lặng, tức chấp tâm chẳng khởi, là Lậu tận thông.”

Kinh nói: “Tâm dứt kiết “không”, “ngã” tức là không có sinh. Lại, nghe nói tiếng khác nhau của pháp giới bụi, tức biết tất cả tiếng hoàn toàn tai không còn nghe nữa, nhưng nghe này không có duyên, không có “đắc”. Đối với tiếng, tỏ ngộ tất cả pháp, là thường nghe tất cả pháp Phật, là Thiên nhĩ thông.

3.- Nói khó suy nghĩ. Nghĩa là hạt bụi không làm hư hoại số lượng nhỏ, mà khắp mười phương, gồm thâu khắp tất cả, hiện rõ trong đó; do lượng ở đây tức là phi tưởng, phi lượng tức lượng. Lại, ở địa thấy, nghe, tức không kịp thấy, nghe, ở mé suy nghĩ, nghị luận, tức không so lường suy nghĩ, bàn luận, đều do thể không suy nghĩ, bàn luận, vì tự không thể được, tức suy nghĩ cái không thể suy nghĩ. Kinh nói: “Đối tượng suy nghĩ không thể suy nghĩ, đây gọi là khó suy nghĩ”.

4.- Sinh vào nhà Phật: Phật dùng lý Vô sinh của pháp giới chân như làm nhà. Nay, khi thấy hạt bụi vô sinh, vô có tánh, tức là trí này vì từ pháp Vô sinh, làm sáng tỏ sinh, gọi là sinh vào nhà Phật. kinh nói: “Đối với pháp, không phân biệt, đây là từ “như” mà sinh.” Lại nói: “Khắp trong pháp Phật ba đời, biết Vô sinh xong, mà hóa sinh, chỉ khế hợp với nghĩa, lý, gọi là sinh vào nhà Phật, là con của Phật, cũng gọi là Phật xuất hiện (có bổn nói: “Bồ-đề, Niết-bàn của lý Vô sinh là nhà.”

5.- Thị hiện Viên âm: âm của hạt bụi này, nhưng âm đầy đủ tạng trí tuệ, thuận theo căn cơ chúng sinh có chiêu cảm sâu, cạn. Nếu ở trên tiếng, hiểu rõ âm vận đại tiểu, là giả lập, vì không thật có cái có. Nhưng âm thanh là thật; đây là tánh căn cơ của Tiểu thừa, tức giáo pháp của kẻ ngu rõ rệt; ở trên tiếng, tức biết âm thanh không tự có thể. Hội họp sự, làm sáng tỏ lý: Đây là do tánh căn cơ của Đại thừa, tức là Chung giáo hiển bày. Ở trên tiếng, tức là biết âm thanh Đại, Tiểu “không”, chẳng có sở hữu.

Sinh tâm, động niệm liền trái với pháp thể; một vị, một tướng không thể phân biệt: Đây là tánh căn cơ của Đại thừa, tức hiển bày Đốn giáo. Về mặt âm thanh, biết rõ âm thanh là chủ, bạn tự tại, Niết-bàn, Bồ-đề của pháp giới duyên khởi, một tức là cả, tất cả là một, như mành lưới châu của trời Đế-thích, nhiều lớp cảnh giới vô tận. Đây là do tánh căn cơ của Nhất thừa, tức Viên giáo thể hiện rõ. Trên một âm thanh này, do căn cơ có Đại, Tiểu khiến cho pháp môn này, cũng không phải một, tất cả các tiếng, đều như thế, chính là âm viên vô ngại của Như Lai, bánh xe pháp thường xoay như vậy”.

6.- Giải thích y, chánh: Gọi là hạt bụi, sợi lông, biển cõi là y, thân và ánh sáng trí tuệ của thân Phật là chánh. Nay hạt bụi này là do trí Phật hiện ra, nêu “thể” hoàn toàn là trí Phật. Cho nên, trong ánh sáng, trông thấy cõi Phật nhiều như bụi. Lại, số cõi nước nhiều như bụi hoàn toàn dùng tánh của pháp giới làm “thể” của hạt bụi. Cho nên, trong hạt bụi, trông thấy tất cả chư Phật đều nói pháp, sự hóa sinh v.v…, phải biết rằng, y tức là chánh, chánh tức là y, tự tại vô ngại, cho đến cõi nước của sợi lông, hạt bụi, mỗi pháp sự, đều như thế, hoàn toàn là y, chánh của Phật.”

7- Hội nhập cơ cảm: Nghĩa là pháp giới bình đẳng, như như của hạt bụi, tùy thuận theo trí đã sáng tỏ; căn cơ đại thừa, thì nghĩa rõ ràng cũng là đại; căn cơ Tiểu thì lý sáng tỏ cũng là tiểu. Thuận theo căn tánh của chúng sinh có sâu, cạn của sự chứng ngộ, đây là chiêu cảm căn cơ, tức cơ cảm này hoàn toàn là do pháp thân của Như Lai mà ứng hiện.

8.- Thí Phật sự: Nghĩa là âm thanh, văn tự của hạt bụi đều là tánh lìa tức là vì giải thoát, văn tự của vô tánh này, chẳng phải sự của sự, vì “không vô”, nên trí Phật đã thể hiện rõ, thuận theo đối tượng thi vi, không mất pháp giới, tức là Phật sự. Kinh nói rằng: “Có làm ra việc gì, đều là Phật sự.”

9.- Khai mở năm thứ mắt: Nghĩa là sắc của hạt bụi không có tánh là mắt thịt; bụi là pháp duyên khởi là pháp nhãn; vì tánh của bụi là không, nên không có sở hữu là mắt tuệ, hạt bụi không có tướng thật có, dứt các phân biệt, vì thấy không hai, nên gọi là mắt trời. Tánh của hạt bụi là “không”, tĩnh lặng, không có tướng thật có. Y, chánh không có trở ngại, niệm, và kiếp viên dung, “có”, “không” là bình đẳng, gọi là mắt Phật. Nhưng chẳng thể dùng năm thứ mắt để thấy hạt bụi, chỉ ở chỗ hạt bụi, thuận theo hiển để đặt tên.”

10.- Chia ra ba trí: Nghĩa là đạt lý tánh của trần là không vô, quyết định lựa chọn tà, chánh, thuận với lý nhập chân. Tâm lựa chọn quyết định này là trí gia hạnh. Lại, nhận thấy hạt bụi này, hoàn toàn là mất lời nói, dứt hết ý lo nghĩ, tánh siêu việt toan mưu, vượt qua chủ thể, đối tượng, không khởi động niệm, cũng như lỗi quấy. Đây là huyễn, không trở ngại khác nhau, dù mỗi thứ khác nhau, chẳng ai không là trống rỗng không có cái có, vì thể không mất, nên hoàn toàn dùng thể pháp mà khởi dụng Đại, một, nhiều không ngăn ngại, chủ bạn gồm thâu, một là tất cả; tất cả là một, đây là trí Hậu đắc.

Tuy nhiên, pháp của các nghĩa trên không có phạm vi giới hạn, hiện tất nhiên đồng thời, lý vô chướng ngại chẳng khác nhau, ẩn hiển một đời; dụng thì như sóng đang vọt lên, hoàn toàn chân thể vận hành. Thể tức gương soi sạch, nước lóng trong, nêu tùy duyên mà hội nhập tĩnh lặng. Như sự chuyển động của ánh sáng mặt trời, lựa chọn không có tâm mà soi sáng mười phương; như đầu mối của gương sáng, thân không động, mà nêu ra muôn tượng.

THỨ TƯ, MÔN DUNG THÔNG NHẬM VẬN:

Tánh biển không bờ, các đức do đó riêng nhiều; duyên sinh không suy lường. Nhiều môn do đây viên thông, chẳng ai không xoay trở về, hình co duỗi muôn sai, thuận theo trí dung thông thế khai, hợp với một đời. Từ tâm soi rọi không sinh cơ duyên. Dù cho khác nhau mà thuận theo với dụng, chẳng phải trái với thể, dù một vị, nhưng thường suốt qua.

Nay, nói theo thế của “Thể”, lược phân tích mười nghĩa:

1/ Hội thông sự lý.
2/ Đạt được “sắc”, “không”.
3/ Chung cho lớn, nhỏ.
4/ Thu lại xa gần.
5/ Nói về thuần túy, tạp nhạp.
6/ Dung thông niệm và kiếp.
7/ Hiểu rõ một, nhiều.
8/ Hội thông hạn cuộc.
9/ Nói về sự thu lại, mở ra.
10/ Nói chung về Viên dung.

1. Hội thông sự lý: Như tướng hạt bụi tròn nhỏ là sự; tính chất hạt bụi là “không” thuộc về lý. Vì sự vô “thể”, sự thuận theo lý mà dung thông. Do hạt bụi vô thể, tức đi suốt qua khắp tất cả. Do tất cả sự sự chẳng khác với lý, mà hoàn toàn biểu hiện trong lý, nên kinh nói: “Thế giới rộng, tức là thế giới hẹp; thế giới hẹp tức là thế giới rộng.”

2. Đạt được “sắc”, “không”: Như thấy hạt bụi từ duyên thành lập là “sắc”. Vì sắc không có tự thể, cho nên là “không”. Nếu “Không” chẳng có “sắc” mà nói “không”, thì tức là chẳng có “sắc” vọng của Thế đế. Nhân “sắc vọng” mà có “chân không” của sắc chân đế, nếu chẳng có “không” mà nói “sắc”, thì tức là chẳng có chân không của chân đế. Do chân không mà có sắc vọng của thế đế. Nay, chỉ rõ vọng vô “thể”, tức là chân không, chẳng phải không có “sắc”, gọi là “không”. Kinh nói: “Tánh sắc tự “không”, chẳng phải sắc diệt là “không”.”

3. Chung cho lớn, nhỏ: Như tướng tròn của hạt bụi là nhỏ; Tu-di cao, rộng là lớn. Nhưng hạt bụi này so với núi kia, lớn, nhỏ chấp nhận lẫn nhau, tùy tâm chuyển vận trở về, mà không sinh diệt. Vả lại, như khi thấy cao, rộng là tự tâm hiện tạo ra lớn, chẳng phải có “lớn” riêng. Nay, khi thấy hạt bụi tròn, nhỏ, cũng là do tâm mình hiện tạo ra “nhỏ”, chứ chẳng phải có riêng “nhỏ”. Nay, do thấy hạt bụi, hoàn toàn do thấy núi, tâm cao rộng, mà hiện ra trần. Cho nên, ngay nơi nhỏ, là dung lớn. Kinh nói: “Số Thiết-vi kim cương là vô lượng, đều an trụ trên đầu một sợi lông. Vì muốn nói lớn nhất có tướng nhỏ, nên Bồ-tát do đây mà phát tâm đầu tiên.”

4. Thu lại xa gần: Hạt bụi này là gần; thế giới mười phương kia là xa. Nay, hạt bụi không có “tự thể”, bao gồm chung tất cả mười phương, tức mười phương này hoàn toàn là mười phương của hạt bụi. Cho nên, xa thường gần. Tuy nhiên, mười phương dù xa, nhưng chỉ là mười phương của tánh hạt bụi. Dù cho siêu việt thế giới không thể nói, cũng không ngoài tánh bạt bụi. Vì sao? Vì lượng bụi không có “tự thể”, ngang bằng với cõi hư không, vì không thể vượt ra quá, cho nên, tất cả mười phương chỉ hiển bày tánh hạt bụi. Lại, dù lìa hạt bụi này, khi đến mười phương, cũng vẫn thấy hạt bụi này. Vì sao? Vì hạt bụi không có tự thể, sự thuận theo lý mà hiện dung thông. Cho nên, khi tánh bụi khắp tất cả, thì sự trần cũng đồng hiện rõ, đây là trong một hạt bụi, biểu hiện rõ tất cả mà xa gần, kia đây vẫn rõ ràng. Mười phương vào trong một hạt bụi, xa mà lần; hạt bụi khắp mười phương, gần mà thường xa. Hạt bụi và mười phương, xa và gần, một đời rõ ràng, lại không có suy nghĩ nào khác.

5. Nói thuần túy, tạp nhạp: Nghĩa là hạt bụi vô có sinh, tức tất cả pháp đều vô sinh là thuần túy; tức trong nghĩa Vô sinh của hạt bụi, có chứa đựng đủ sự, lý, vừa là “không”, vừa là “sắc”, vừa là Bồ-đề, vừa là Niết-bàn v.v… là lẫn lộn. Lý không ngại sự, thuần túy mà thường lẫn lộn; sự hằng toàn lý, lẫn lộn mà thường thuần túy. Do sự, lý tự tại, thuần túy, lẫn lộn không có ngăn ngại.

6. Dung thông niệm, kiếp: Như khi trông thấy hạt bụi, là đối tượng hiển của một tâm niệm. Khi một tâm niệm này hiện ra, hoàn toàn là một trăm ngàn đại kiếp. Vì sao? Vì một trăm thiên đại kiếp do một niệm gốc, mới thành đại kiếp; đã thành lập lẫn nhau, nên đều không có thể tánh. Do một niệm không có tự thể, nên đi suốt qua đại kiếp. Đại kiếp không có tự thể, tức bao gồm một niệm. Do niệm, kiếp không có tự thể, tướng dài, ngắn tự dung thông, cho đến thế giới xa, gần. Phật và chúng sinh, tất cả sự vật ba đời, tất cả đều hiện trong một niệm. Vì sao? Vì tất cả pháp, sự dựa vào tâm mà hiện. Niệm đã không có ngăn ngại, pháp cũng thuận theo dung thông. Cho nên, một niệm liền thấy ba đời, tất cả sự vật hiển nhiên. Kinh chép: “Hoặc một niệm tức trăm ngàn kiếp, trăm ngàn kiếp tức một niệm.”

7. Rõ biết một, nhiều: Như tự tướng của hạt bụi là một, do tự một không lay động, mới thích ứng khắp thành nhiều. Nếu xao động tự một, thì mất thích ứng khắp, nhiều cũng không thành; Một, hai, ba cũng đều giống như thế. Lại, một, nhiều do nhau mà thành lập, như một toàn là nhiều, mới gọi là một. Lại, nhiều toàn là một, mới gọi là nhiều. Ngoài nhiều không có một riêng, nói biết là một trong nhiều; ngoài một không có riêng nhiều. Nói biết là nhiều trong một, vì chẳng phải nhiều, nhưng có thể là một, nhiều, chẳng phải một, nhưng có thể là nhiều, một, vì chẳng mất vô tánh, mới có trí của một, nhiều. Kinh nói: Ví dụ như phép tính số, từ số một đến mười, cho đến không có đo lường, đều từ số gốc khởi trí tuệ không có khác nhau.”

8. Hội thông hạn cuộc: Gọi là tướng nhỏ của hạt bụi là hạn cuộc, tức tướng không có “Thể” là “Thông”. Nay, các cõi vô biên nhiều như số giọt nước biển, thường thể hiện trong hạt bụi, mới suốt qua thường hạn cuộc. Một hạt bụi không khắp biển cõi là bộ phận thường chung. Lại, không hư hoại nhỏ mà chấp nhận lớn, tức không suy nghĩ, bàn luận. Một hạt bụi rộng chứa đựng cõi Phật sát, không dứt lớn mà ở nhỏ, tức không suy nghĩ, bàn luận. Biển cõi Phật thường hiện trong trần, đây là hạn cuộc chung vô ngại”.

9. Nói về sự co duỗi (gom lại, mở rộng ra): Hạt bụi không có tánh, nêu thể hoàn toàn khắp cả mười phương là mở bày ra; mười phương không có “tự thể”, tùy duyên, hoàn toàn xuất hiện trong hạt bụi là co lại. Kinh nói: “Vì một cõi nước Phật có đủ mười phương, mười phương nhập một cũng không có thừa. Nay, gom lại, thì tất cả sự hiện rõ trong một hạt bụi. Nếu mở rộng ra, thì một hạt bụi cùng khắp tất cả mọi nơi, tức mở rộng ra, thường gom lại, vì một hạt bụi gồm thâu tất cả, tức thu xếp lại, thường mở ra, vì tất cả gồm thâu trong một hạt bụi, đây là sự gom lại, mở rộng ra một cách tự tại.”

10. Viên dung chung: Nghĩa là tướng hạt bụi đã cùng tận, thức mê “hoặc” lại mất, vì sự không có “tự thể”, nên sự thuận theo lý mà viên dung. Vì “tự thể” có sự, nên lý thuận theo sự mà hội thông, tức là trọn ngày “hữu” mà thường “không”; “không” chẳng dứt bặt “hữu”, trọn ngày “không” mà thường “hữu”; vì “hữu” chẳng trở ngại “không”. Nhưng chẳng ngại “không” của “hữu”, có công năng dung thông muôn tượng, không dứt bặt “hữu” của “không”, có thể thành tất cả.

Cho nên muôn tượng hiển nhiên, kia đây không có ngăn ngại.

Tuy nhiên, tự thể dung thông của các nghĩa trên, nhân vô tánh để được thông suốt qua, thân nhậm vận (tự nhiên), nhân duyên khởi mà được hội thông, một nhiều gồm thâu hoàn toàn trong một hạt bụi, cho nên phô bày ra tức khắc; kia đây thu nhiếp nhau, chiêm nghiệm mảy may đều hiện, bởi vì tâm suốt qua thì pháp môn tự tại.

Về nghĩa rõ thì đại trí do đây mà thành, nếu nay tìm, thì há nghiên cứu rộng nguồn gốc; kẻ bàn bạc ít nghiên cứu về sự sâu kín kia dụng nhậm vận đâu thể tương xứng thay!”.

THỨ NĂM, MÔN THỂ DỤNG HIỂN LỘ:

Thể pháp viên thông, nguồn chân đầy suốt; hiển thì mười phương rỗng suốt, xem xét, thị hiện, tất cả đều bày tỏ, chỉ có hạt bụi nhỏ để xem tông huyền vi; nêu mảy may mà quán cảnh Phật.

Nay, đạt vọng khai chân, lược chia ra mười nghĩa:

1/ Biểu thị rõ ánh sáng.
2/ Trí rõ biết cảnh.
3/ Nói về sinh nhân, liễu nhân.
4/ Nói về cảnh Phật.
5/ Nói về nhân quả.
6/ Nói về Phật tánh.
7/ Nêu bày đức tánh.
8/ Tâm mình hiện rõ.
9/ Xuất thế gian.
10/ Bày ra sự sinh hiểu biết.

1. Đầu tiên, nêu bày rõ ánh sáng: Nghĩa là khi thấy sự lý chân như pháp giới trong hạt bụi, hiểu rõ phân minh, đây là ánh sáng trí tuệ chiếu soi. Nếu không có ánh sáng trí, thì sự, lý sẽ không rõ ràng, chỉ khi thấy pháp là ánh sáng của tâm, do công chứa trí viên, cho nên, phát ra ánh sáng, thì pháp giới đều biểu thị rõ, thường quán sát tất cả pháp giới, đây là phát ra ánh sáng soi sáng tất cả.

2. Trí rõ biết cảnh: Như tướng tròn nhỏ của một hạt bụi là Thế đế; rõ biết hạt bụi không có sinh, không có tánh là chân đế; hai đế chân, tục kia, là cảnh của đối tượng nương tựa. Tâm xuyên suốt này là trí của chủ thể, y chỉ trí này đối với cảnh, không còn hai thứ phân biệt năng chấp, sở chấp. Vì sao? Vì trí hiện nay, khi do pháp thành, mới được gọi là trí. Lìa pháp thì không có trí của chủ thể phân biệt; khi pháp do trí hiện thì mới được nói là pháp lìa trí, cũng là cảnh của không phân biệt, vì tâm trí tĩnh lặng, nên dù chuyển động soi rọi, mà vẫn thường yên tịnh; vì pháp tùy duyên, nên dù vắng lặng mà công dụng thường hằng.

3. Nói về sinh nhân, liễu nhân: Gọi là nghĩa của pháp giới điều kiện “không”, vắng lặng, thể của hạt bụi, do trí mà sáng tỏ, là liễu nhân. Thấy thể của hạt bụi rồi mới tu giải hạnh, dụng của năng lực sinh khởi là sinh nhân. Nhưng sinh tức vô sinh, lại đồng với thể của pháp, rõ biết cũng chẳng phải rõ biết, đâu đồng với duyên sinh. Liễu và sinh không có khác nhau, sinh thì y cứ vào hành; liễu thì y cứ vào thể. Không có “thể” tức là “thể”, liễu thì vô sinh. “Thể” tức không thật có tự “thể”, sinh lại là liễu, khế hợp đồng một đời, chẳng có đối tượng phân biệt.

4. Nói về cảnh Phật: Thể hạt bụi không thật có, không thật có ở đây là Phật được tướng hạt bụi không có phạm vi giới hạn, không thể y chỉ. Không có y chỉ này là Phật y chỉ thể trần vô sinh, vô sinh này là Phật sinh hạt bụi vô phân biệt, là sự phân biệt của Phật.

Do không có “đắc”, không có y chỉ, không có sinh, mới dựng lập tất cả pháp. Lại, hạt bụi hoàn toàn nhìn thấy, lại không thể nhìn thấy, cho đến không thể nghe, đều là sự thấy, nghe của Phật. Kinh nói: “Cái thấy chẳng thể thấy, cái nghe chẳng thể nghe.”

5. Nói về nhân, quả: Hạt bụi tức là tướng sự duyên khởi hiện tiền là nhân, tức thể của sự không thật có là quả. Quả chẳng khác với nhân, hoàn toàn do nhân mà viên mãn, gọi là quả. Vì nhân chẳng khác với quả, hoàn toàn do quả viên, gọi là Nhân.

Nếu nhân không được quả, thì quả cũng chẳng phải quả. Nếu quả không được nhân, thì nhân cũng chẳng phải nhân, mà nhân quả đều đồng thời thành lập, vì không có khác nhau, cho nên, khi mới phát tâm, liền thành Chánh giác. Thành Chánh giác xong chính là tâm ban đầu. Kinh nói: “Khi mới phát tâm, ấy là thành cảnh giới, đều đồng với các Như Lai ba đời, v.v…”

6. Nói về Phật tánh: Giác biết hạt bụi và tất cả pháp, từ “duyên” không có tánh, gọi là Phật tánh. Kinh nói: “Giống như Phật ba đời, dùng không có tánh làm tánh. Tánh này chỉ cho tất cả nơi chốn, thuận theo liễu không có tánh, tức là Phật tánh, không vì hữu tình nên “có”, chẳng vì vô tình nên “không”. Nay, nói riêng về hữu tình, nghĩa là ý ở chỗ khuyên con người làm đồ đựng. Thường ở trong một hạt bụi, đầu một sợi lông, thấy rõ ràng tất cả sự, lý, đều là tánh Như Lai, là khai phát tánh Như Lai, khởi công đức, gọi là Phật tánh.

7. Biểu thị đức tánh:

Hỏi: “Hạt bụi là “có” hay không?”

Đáp: “Là “có” của chẳng phải có, như nước, mặt trăng, gương soi, tượng. Kinh nói: có là chẳng thật có.”

Hỏi: “Hạt bụi là không phải chăng?”

Đáp: “Là chẳng phải có của có, trống rỗng không có tánh. Kinh nói: “Có là chẳng thật có”.

Hỏi: “Hạt bụi là vừa có, vừa không phải chăng?”

Đáp: “Vì từ duyên sinh nên “hữu” vì không có tự tánh nên “không”, “không” và “hữu” một đời tự tại thành. luận nói: “Vì nghĩa “hữu”, “không” nên tất cả pháp được thành.”

Hỏi: “Hạt bụi là chẳng phải có, chẳng phải không ư?”

Đáp: “Tướng “hữu”, tướng “không”, đều không thật có, đoạt tận lẫn nhau, không có đối tượng thành lập. Nay đức tánh này chỉ thông chấp vướng mắc, không trở ngại phân biệt. Luận nói: “Nếu do “có” và “không”, cũng ngăn chận, cũng lẽ ra, cho lìa lời nói. tâm không vướng mắc thì không có lỗi.”

8. Nói tâm mình hiện: Như khi thấy hạt bụi này là vật do tâm mình hiện ra. Nay, hạt bụi đã do tâm hiện, tức trở lại làm duyên cho tâm mình, sau cùng, không có pháp nào ngoài tâm mà có công năng làm duyên cho tâm, vì không phải bên ngoài, nên hạt bụi là do tâm mình hiện; lìa tâm thì không có một pháp nào cả. Giả sử thấy trong, ngoài, chỉ do tâm mình hiện ra, không có riêng trong, ngoài, đây là không có lỗi

9. Xuất thế gian: Thấy sắc tướng hạt bụi, tạo ra sự hiểu biết thật, tức là ở thế gian. Nay tướng hạt bụi là “không” vô sở hữu, là xuất thế gian. Kinh nói: “Pháp năm uẩn ba đời, gọi là thế gian, đây là do luống dối mà có, vô phân biệt thì xuất thế gian”.

10. Bày ra sự sinh hiểu biết: Như thấy tướng hạt bụi là sự, xuyên suốt ở chỗ sự tức lý Vô sinh hiện ở trước, đây gọi bày ra sự sinh hiểu biết. Lại, bày ra riêng vật ngoài để biểu thị cho pháp này. Nói lên pháp trần tự tại, nên dùng hạt bụi để biểu thị, vì nhuận ích pháp hiển, nên dùng mây mưa để biểu thị, làm sáng tỏ đức tánh hạt bụi sâu rộng, nên dùng biển để biểu thị,

Vô lượng như thế, lại có đối tượng biểu thị đều khác, dùng trí để tìm tòi.

Nhưng các nghĩa trên, “hoặc” tận trí sinh, tướng mất, thể sáng tỏ, duyên khởi khác nhau, mới là sóng vọt lên tánh biển. Chân nguyên một vị, để làm sáng tỏ gương soi tùy duyên, hội nhập đạo chân mất, đâu có xa?”

THỨ SÁU, MÔN KHÁC NHAU HIỂN HIỆN:

Mãn giáo khó tư duy, thấy một hạt bụi mà liền hiện, tông viên không thể suy lường, quán mảy may mà liền phô bày, nhưng dụng y cứ vào phần thể, không phải thế không có khác nhau, sự y theo lý được sáng tỏ, tự có thân của một đời. Nay vả lại lược nêu đại cương, để biểu thị rõ mười nghĩa:

  1. Nói về chỉ, quán.
  2. Chỉ bày hai đế.
  3. Xuất, nhập sinh định.
  4. Tánh chung sinh khởi.
  5. Nói về sáu tướng.
  6. Biểu thị rõ lưới trời Đế-thích.
  7. Xem xét tỉ mỉ.
  8. Chung cho nghịch, thuận.
  9. Quyết định chủ, bạn.
  10. Lên bờ bên kia.

1. Đầu tiên, là nói về chỉ, quán: Như thấy hạt bụi không có tự thể, cảnh “không” tĩnh lặng là chỉ, tâm của thể soi rọi là quán. Nay, do dùng tâm quán của vô duyên đi suốt qua thể chỉ của không có tánh. Tâm, cảnh không hai, là chỉ quán dung thông. Do chỉ không có tự thể, không ngăn ngại là tâm, là dùng trí thuận theo cảnh, mà nhậm vận vì quán tâm không trở ngại cảnh chỉ, là vì trí thuận theo pháp mà tĩnh lặng. Do chẳng phải chỉ, quán để trở thành chỉ, quán. Do thành chỉ, quán vì chẳng phải chỉ quán. Hai mà không hai; không hai mà hai, tự tại không trở ngại.

2. Mở ra hai đế: Như thấy tướng tròn nhỏ của hạt bụi, có trò ảo thuật hiện tiền là thế đế. Rõ biết hạt bụi không có tự thể, quét sạch hết tướng huyễn là chân đế. Nay, cái “hữu” của Thế đế này chẳng khác với tướng “không” mới gọi là Thế đế. Lại, cái “không” của chân đế, tùy duyên hiện rõ, chẳng khác với tướng “hữu”, mới gọi là chân đế. Lại, “không” dựa vào “hữu” sáng tỏ, tức Thế đế, trở thành chân đế. Do “hữu” do “không” mà thành, ngay nơi chân đế trở thành tục đế. Do chẳng phải chân, chẳng phải tục, cho nên chủ thể chân, chủ thể tục, ngay nơi hai mà không có hai, không ngăn ngại nghĩa một, hai rõ ràng. Kinh nói: “Đối với giải, thường tự là một; đối với đế thường tự là hai, thông đạt vô ngại này, chân nhập Đệ Nhất nghĩa.”

3. Xuất định, nhập định: Nghĩa là thấy tánh bụi “không”, tức là tất cả lý chân thật mười phương, gọi là nhập định. Nhưng khi nhận thấy lý “không” chẳng có tánh của hạt bụi này, chính là “không” của mười phương. Vì sao? Vì tâm của mười phương nhìn thấy ở một hạt bụi. Cho nên, hoàn toàn dùng mười phương làm hạt bụi. Định cũng không ngăn ngại sự tướng rõ ràng là khởi, nhưng định với khởi, đều có ngăn ngại, đồng với cõi hư không, chỉ vì một, nhiều dung thông, đồng khác không có ngăn ngại. Cho nên, một nhập nhiều khởi; nhiều nhập một khởi, khác nhau nhập một đời mà khởi; một đời nhập khác nhau mà khởi, đều đồng thời một đời thành lập, không có dị diệt, phải biết rằng, định tức là khởi, khởi tức là định, một và tất cả đồng thời tam-muội khởi; nhập chánh thọ trong tất cả hạt bụi, tam-muội của một đầu sợi lông khởi.

4. Tánh chung sinh khởi: Thể của hạt bụi là không, chẳng có cái có; tướng đều tận, chỉ một chân tánh, vì “không” chẳng giữ tự tánh, tức toàn thể mà thành tựu các pháp. Cho nên, có muôn tượng hưng thịnh; vạn tượng khởi phồn thịnh mà thường không mất một vị chân thể, khởi mà thường không khởi; không khởi mà thường khởi, vì chẳng khởi tức là khởi, khởi chính là làm sáng tỏ duyên sinh. Khởi tức là không khởi, không khởi mà bày tỏ ở pháp giới. Cho nên, hạt bụi này tức lý, tức sự, tức diệt, tức sinh, đều do không khởi mà khởi. Hạt bụi này cũng là lý “không”, cũng hư hoại, cũng tiềm ẩn; do khởi mà không khởi, cho nên, suốt ngày bề bộn mà không có lập bày.

5. Giải thích sáu tướng: Nay, hạt bụi hoàn toàn dùng lý, sự, giải,

hạnh, giáo, nghĩa để thành duyên khởi. Đây là chung. Do nghĩa chung của hạt bụi hiện ở trước mới ở chỗ hạt bụi, giải thích về giáo, nghĩa, thể dụng, giải, hạnh đều khác nhau, là riêng. Chỗ một hạt bụi này đã giải thích các nghĩa, đều không có tánh, không mâu thuẫn nhau, là đồng. Ở chỗ một hạt bụi này, giải thích tướng, thể, dụng của các nghĩa, đều khác nhau, là khác. Pháp trần hiện tiền của các nghĩa ở chỗ một hạt bụi, mới lập, là thành. Các nghĩa ở một hạt bụi này đều làm sáng tỏ tướng tự tánh, sau cùng, không thành nhau, không tạo tác nhau là hoại. Tất cả các pháp đều có sáu tướng này, duyên khởi mới thành; nếu không như thế, thì sẽ mất sáu nghĩa.

6. Biểu thị rõ lưới trời Đế-thích: Hạt bụi chẳng có tự “thể”, hiện rõ tất cả sự lý duyên khởi nghĩa giáo Bồ-đề, Niết-bàn và hạnh, giải v.v… do các nghĩa không có tánh này, về mặt lý, đi suốt qua mười phương, tròn sáng một đời; hoặc một hiện một; hoặc một hiện tất cả; hoặc tất cả hiện một; hoặc tất cả hiện tất cả, bốn luận chứng đồng thời, một đời hiển nhiên, nhiều lớp vô tận, tự tại hiển hiện. Như mành lưới ngọc của trời Đế-thích, nhiều lớp hiển hiện lẫn nhau vô tận. Luận nói: “Sự khác nhau của lưới đồng thời, chỉ có trí mới biết được, không phải cảnh giới của mắt.”

7. Xem xét tỉ mỉ: Nghĩa là hạt bụi này và tất cả sự lý v.v… mười phương, chẳng có ai không phải là đối tượng hiện của trí Phật; tức hạt bụi mà trí Phật này hiện ra, có công năng chấp nhận, giữ gìn tất cả nghĩa giáo sự, lý của biển cõi, thảy đều đầy đủ. Vì sao? Vì mười phương khác nhau dù nhiều, nhưng thường là mười phương của một hạt bụi; một hạt bụi tuy nhỏ nhưng thường là hạt bụi bao gồm chung tất cả. Cho nên, hiện rõ không có trước sau, không trở ngại sự khác nhau, xa gần rõ ràng. Kinh nói: “Trong thế giới, sự tiếp nhận cảnh giới của thế giới vĩ đại, đều là rõ ràng, với hạnh trí tuệ sơn vương”. Lại nói: “Trong một hạt bụi hiện khắp tất cả cõi Phật, v.v… ba đời”. Lại nói: “Cho đến một hạt bụi, đầu một sợi lông, một thế giới, một Đức Phật, một chúng sinh v.v… đều hiện rõ ngay như thế”.

8. Suốt qua nghịch, thuận: Nêu lên tướng bụi, không cần thấy lý là nghịch, vì hạt bụi không có tự thể, tức “không” là thuận; do nhận lấy nhau không thật có, nên nghịch thì thường thuận, vì lý không trở ngại sự, nên thuận thì thường nghịch, do sự, lý dung thông; là vì dụng nghịch, thuận tự tại vô ngại.

9. Quyết định chủ, bạn: Hạt bụi là thể của pháp giới không có phân chia giới hạn, mà trùm khắp tất cả, đây là chủ; tức tất cả thế giới kia, vì đều là riêng nên là bạn. Tuy nhiên, vì bạn chẳng khác chủ, tất nhiên hoàn toàn là chủ mà thành bạn; chủ không khác với bạn, cũng hoàn toàn là bạn mà trở thành chủ; bạn và chủ giúp đỡ lẫn nhau, thâu nhiếp lẫn nhau. Nếu gồm thâu nhau, thì kia đây là “không” lẫn nhau, không thể nói riêng tất cả. Nếu giúp đỡ nhau thì kia, đây là có lẫn nhau, không thể đồng nói tất cả, đều do tức chủ, tức bạn. Cho nên, vừa đồng, vừa khác, phải biết rằng, trong chủ, vừa là chủ, vừa là bạn; Trong bạn, vừa là bạn, vừa là chủ.

10. Lên bờ bên kia: Gọi sinh, tướng sinh, diệt của hạt bụi là bờ bên này. Nay, hiểu rõ danh, tướng của hạt bụi là vắng lặng, không sinh, không diệt, là bờ bên kia; chỉ vì không hiểu là bờ bên này, hiểu tức là bờ bên kia. Y cứ bên liễu, không liễu, gởi gắm bên kia, bên này. Kinh nói: “Bồ-tát không trụ bờ bên này, không dừng lại ở bờ bên kia, mà vẫn có công năng vận chuyển độ chúng sinh ở bờ bên kia.”

Tuy nhiên, thể của các nghĩa trên không có khác, nêu lên thì hoàn toàn rõ rệt, về lý, là nẻo đường chẳng khác, bàn bạc đều sáng tỏ ngay, vì tướng của hai bên cùng tận, thể khác nhau dung thông, trí thuận theo gom lại, mở ra, rõ ràng thích ứng căn cơ, cho nên nói khởi. Tức khởi ai nói rằng, con đường không thông suốt, nêu nhiều tức là nhiều, đâu bàn bạc về việc không có tồn tại của pháp, tự không phải vượt xa, đặc biệt người thấu suốt sự nương gá của tâm vật thì đâu thể hiển rõ việc này.

THỨ BẢY: MÔN TU HỌC NGHIÊM THÀNH:

Ôi! Tánh báu Đại Bồ-đề khởi từ ngọc châu linh đã giũa, đã mài; tư chất, trí tuệ mà quán sát là điều nhu, là mở mang, nhờ giải, hạnh để trang nghiêm thành.

Nay, nêu chung đại cương, chia ra mười nghĩa:

  1. Cúng dường pháp
  2. Mở rộng sáu độ
  3. Tu giải, hạnh
  4. Thường trang nghiêm
  5. Nói về trí tuệ
  6. Chuộng gốc lành
  7. Liễu mộng, huyễn
  8. Hiểu rõ hình bóng trong gương.
  9. Đạt năm uẩn
  10. Pháp không chung.

1. Đầu tiên, là cúng dường pháp: Vì trong tâm vô sinh, thí cho tất cả châu báu, cho đến bụi nhỏ, đều có thể gồm thâu cả pháp giới, tức dùng một hạt bụi của pháp giới này mà tạo nên pháp cúng dường. Dùng cúng dường này cho đến suốt qua khắp trước tất cả các Như Lai ba đời, đều hiện rõ; các nghĩa kia đều nhiếp thọ. Vì sao? Vì hạt bụi tức gồm thâu pháp giới. Lý này tương ưng với pháp giới, thể tánh của Phật, cho nên, đến khắp chỗ tất cả Phật, gọi là cúng dường rộng lớn, không có luống uổng. Kinh nói: “Trong các cúng dường, cúng dường pháp là hơn hết”.

2. Mở rộng sáu độ: Như thấy duyên khởi hạt bụi vô tận, trong sự lý, nói thí cho tất cả chúng sinh là đàn Ba-la-mật. Lại, tướng hạt bụi là không, vô sở hữu đều có công năng ngăn ngừa, chẳng có việc ác nào để dứt, là Thi-la Ba-la-mật. Lại, tướng hạt bụi là không, chẳng thật có, thì “duyên” tâm không khởi, dứt các não hại, là Sằn-đề Ba-la-mật. Lại, khi hạt bụi không có tự thể, tâm chấp tự hết, xa lìa vọng niệm, là tinh tấn Ba-la-mật. Kinh nói: “Nếu tâm không vọng, tinh tấn không có bờ mé. Lại, do hạt bụi là vô tánh, tâm cũng tự vắng lặng là Thiền Ba-la-mật”. Kinh nói: “Không thấy tướng của tâm, đó gọi là chánh định. Lại, lý vô sinh, chẳng có tướng, rỗng không, vắng lặng, duyên khởi của hạt bụi, là trí tuệ Ba-la-mật”. Kinh nói: “Sắc vô sinh là Bát-nhã Ba-la-mật. Sinh thường dùng sáu độ như lý, tu sáng suốt tâm mình, cũng là sáu độ của sự không ngăn ngại, lợi ích chúng sinh, lý sự không hai, là hạnh chân thật, không dùng đủ sáu trong lý mà sự trở ngại sáu, chỉ rõ sự là lý”.

3. Tu giải, hạnh: Đối với hạt bụi, ngộ đạt nghĩa không có tánh của “sắc” “không”, sự, lý, thuộc về giải. Lý giải ở tâm, là trí. Hạnh suốt qua là hạnh. Nếu là tâm hạnh tạo ra chân giải; giải theo thế tục, không gọi là giải; không tạo ra tất cả giải, tâm giải không có giữ gìn, đây là Đại giải. Lại, nếu khởi tâm, tạo ra hạnh phàm phu, tạo ra hạnh bậc Thánh, cũng chẳng phải hạnh. Không tạo ra tất cả hạnh, tâm hạnh không có gởi gắm, đây gọi hạnh đại, hạnh chẳng phải lỗi. Do tâm khởi tạo ra giải, cũng chẳng phải lỗi. Do tâm bám trụ chấp mắc, thường không có trụ dính mắc, hy vọng, mới là giải, hạnh chân thật.

4. Thường trang nghiêm: Như dùng trí, tâm quán sát, hoàn toàn là pháp giới duyên khởi hiện tiền không có phân biệt, đây là cõi Phật nghiêm tịnh. Lại tu giới nguyện, lý sự, giải hạnh tròn sáng; hoàn toàn pháp giới hạt bụi, lý trí viên thông, công đức biểu thị rõ, đây là trang nghiêm thân Phật.

Lại, nói: “Thị hiện lưới trời Đế-thích, chủ, bạn duyên khởi, thể của hạt bụi, hiểu thị nhỏ nhiệm tất cả, đây là xoay bánh xe pháp thanh tịnh, đối với tất cả xứ đều là trang nghiêm, không trở ngại bảy báu, dùng để trang nghiêm.”

5. Nói về trí tuệ: Hạt bụi từ duyên thành giả, gìn giữ giống như đối tượng hiện của “hữu”, tâm đạt “hữu” này là trí, tức giả này giữ gìn “hữu” huyễn, rốt ráo là không, vô sở hữu, tâm quán rỗng không này là trí tuệ. Nếu chấp vào “không”, thì sẽ mất đi nghĩa “Hữu” không phải tuệ; nếu chấp vào “hữu”, thì sẽ mất nghĩa “không”, chẳng phải trí. Nay, “không” chẳng khác với “Hữu”, “Hữu” tất nhiên hoàn toàn “Không”, đây là trí tuệ; chủ yếu do danh, tướng không tồn tại, mới gọi Trí tuệ; nếu còn có danh tướng thì không phải trí tuệ. Vì không tồn tại, tức là tồn tại, còn tức là không còn.

6. Yêu chuộng gốc lành: Biểu thị rõ hạt bụi là pháp giới, Niếtbàn, kể cả giải, hạnh. Các pháp này đều được phát ra sáng tỏ từ xứ sở hạt bụi. Cho nên, dùng hạt bụi làm gốc lành. Thường quán sát tu tập, đây là ở chỗ hạt bụi mà trồng gốc lành, mà nuôi lớn gốc lành, nơi có tất cả bụi, các cõi nhiều như số giọt nước biển trên đầu sợi lông. Phật và chúng sinh thường thích ứng như thế.

7. Rõ biết mộng, huyễn: Tướng bụi sinh khởi, mê tâm là “hữu”. Quán sát là luống dối, cũng như người ảo thuật, cũng như nằm mộng về đêm, thức giấc rồi đều “không”. Nay rõ biết giả dối không có “danh” “không thật có”; tướng” không thật có, tất cả đều không thật có, đây là giác ngộ hạt bụi là không vô sở hữu.

8. Hiểu rõ hình bóng trong gương: Tướng hạt bụi lớn nhỏ, chỉ dường như có hiển hiện, cuối cùng, vì không thật có, nên biết hạt bụi là hư vô, như tượng trong gương. Kinh nói: “Quán sát các pháp, như ánh sáng điện, như trăng đáy nước, hình bóng trong gương, trông dường như có, mà chẳng phải có, chấp không thật có, vì hạt bụi, rỗng không, tĩnh lặng, không trở ngại tướng giả, rõ ràng hai nghĩa giả, thật ở trong pháp giới, chỉ do ảnh tượng.

9. Đạt được năm uẩn: Như chất ngại của hạt bụi là sắc, tâm nhận lãnh là thọ; biểu hiện tướng giả của hạt bụi ở tâm là tưởng; tâm “duyên” hạt bụi, lấy, bỏ là hành; giải thích rõ ràng ở trần bụi là thức.

Nay, rõ biết hạt bụi không có tự thể, “duyên” lo nghĩ tự mất. Kinh nói: “Pháp năm uẩn ba đời, gọi là thế gian, uẩn này do luống dối mà “có”. “không có” tức là xuất thế gian.”

9. Pháp không chung: Nhị thừa, phàm phu, thấy trần có tướng, có tự thể, chỉ thấy một hạt bụi mà không có nghiệp dụng tự tại. Ở đây, không phải như vậy, không đồng với họ, ở đây chủ yếu đạt được trần không có “tự thể”, chứng biết để thành cõi nước Phật. Y cứ vào trần bụi, tu khởi trí tuệ, trang nghiêm pháp thân. Nhưng nhỏ thường chấp nhận thế giới rộng lớn, một hạt bụi thường gồm thâu khắp tất cả, đây là pháp không chung.

Tuy nhiên, thể của các nghĩa trên tuy là không tịnh, nhưng giúp cho hạnh nguyện để trang nghiêm chân tánh. Mặc dù bao gồm dựa vào trí tuệ, nhưng vẫn triển khai sáng tỏ, cho nên, “thể” gọi là bản hữu, hạnh y cứ vào tu sinh; sinh là vô sinh, trở lại đồng với bản thể. Thể cũng chẳng phải thể, lại đồng với tu sinh, đâu thể là thể mà trở ngại sinh, sinh mà mất thể, được ý mất lời, ngàn dặm rất ngắn, há con đồng tuổi với chồng, đồng năm mà nói!”

THỨ TÁM, MÔN ĐỐI TRỊ ĐƯỢC LỢI ÍCH:

Ôi! Bệnh khởi, thuốc dậy lên, vọng sinh, trí lập; việc chấm dứt, kêu khóc ở cành dương, giúp cho sự tĩnh loạn đối với nghiệp không. Chấm dứt phan duyên theo trăm phi, bốn câu dứt thêm bớt. Nhưng duyên tỏ ngộ không có tự thể. Trí thì tự dung thông khởi dụng như số cát sông Hằng, đều thanh tịnh.

Nay, lược chia ra mười nghĩa, để nói về đối trị:

  1. Quán mười hai nhân duyên.
  2. Tu bốn oai nghi
  3. Nói về ba tánh
  4. Chỉ bày bánh xe pháp
  5. Thị hiện pháp luân
  6. Biết vô thường
  7. Nhập chân như
  8. Xuất hiện lưới ma
  9. Tiêu trừ thuốc, bệnh
  10. Lìa mở, trói.

1. Đầu tiên, là quán mười hai nhân duyên: Danh tướng ở trên trần bị mê “hoặc”, không liễu đạt chẳng có tự thể, là duyên của “vô minh”, tâm chấp sinh khởi ở trên hạt bụi, là duyên của “hành”; tâm phân biệt ở trên hạt bụi, thường chuyển biến chảy rót, là duyên của “Thức”; vọng thức đối với trần, y chỉ thành chủng, là duyên của danh sắc.

Sáu căn thọ nhập đối với trần, là duyên của “sáu nhập”.

Căn trần đối nhau ở trên trần, là duyên của “xúc”.

Nhận lãnh cảnh trần ở trên hạt bụi là duyên của “thọ”.

Tự thấm nhuần lạc thọ đối với trần, là duyên của “ái”.

Không liễu tức “không” là duyên của “thủ”, ái góp họp thành nghiệp ở trên hạt bụi, là duyên của “Hữu”.

Nghiệp thuần thục khởi thân năm uẩn ở trên trần, là duyên của “Sinh”.

Danh, tướng ở trên hạt bụi biến hoại là duyên của “già chết”.

Nay, rõ biết danh tướng là không, tĩnh lặng của hạt bụi thì khi tâm không duyên thuận theo liễu, “duyên” tĩnh lặng của mình.

2. Tu bốn oai nghi: Chỉ bày rõ pháp môn pháp giới ở trên trần, nói lên tất cả chúng sinh là hạnh. Kinh nói: “Bồ-tát có hai hạnh; cái gọi là hạnh nghe pháp, vì thích nghe pháp, nên gọi là hạnh pháp. Vì lợi ích cho chúng sinh, nên Đại trí đã thuận theo quán sát bình đẳng đối với trần: Hạt bụi từ duyên khởi không có sinh, không có tướng là Trụ”. Kinh nói: “Cái gọi là tùy thuận trụ; vì trụ chánh pháp, nên nghĩa rất sâu xa, vắng lặng đối với trần, là Tọa”. Kinh nói: “Cái gọi là ngồi tòa sư tử, vì giảng nói pháp rất sâu xa, nên danh, tướng đối với trần đã quét sạch hết, tâm quán tĩnh lặng, đạm bạc, vô vi là ngọa”. Kinh nói: “Cái gọi là nằm vắng lặng, vì thân tâm đạm bạc, lại nằm thiền định, vì chánh niệm suy nghĩ quán sát, nên sự không ngăn ngại ở bốn oai nghi, tức sự thường là lý”.

3. Nói về ba tánh: Tâm mê đối với trần, chấp có tướng sinh, cho là thật. Nay, hiểu rõ tướng nhỏ, tròn của hạt bụi, chấp không thể được, tướng “hoặc” tự mất, đây là tướng biến kế vô tánh, là nhân vô ngã. Lại, trần làm duyên cho tâm mình, tâm pháp mới khởi. Nay, rõ biết duyên không có tự thể, dựa vào tâm mà hiện, không có tự thể sinh, đây là y tha; tánh vô sinh là pháp vô ngã. Do hai nghĩa hiện tiền, mới là tánh thắng nghĩa của viên thành.

4. Biểu thị rõ nghĩa giáo: Nghĩa là hạt bụi có công năng biểu thị sinh tin hiểu, vì khiến cho thông đạt, nên là giáo, tức thời của giải; câu, vị có được giải thích là nghĩa, tức lý trí của pháp giới đầy đủ của trần này là nghĩa giáo vô tận. Giáo không có thật thể, thuận theo đồ đựng, lập bày nghĩa thú không có thật, trí tùy thuận khai, hợp, liễu vọng không có tự “thể”; giáo cũng chẳng phải giáo. Kinh nói: “Ta nói mười hai bộ kinh, như nắm tay bộng lừa dối trẻ thơ, sự việc này không biết, gọi là Vô minh”.

5. Thị hiện bánh xe pháp: Đối với trần, chỉ bày pháp môn như trên, thuận theo tâm xoay trở về thanh tịnh rõ ràng, đó gọi là xoay bánh xe pháp vô tận.

6. Biết vô thường: Niệm niệm sinh diệt của trần là vô thường, tức

sinh diệt không có tự thể, đây là thường, tức sinh, diệt; không sinh diệt, gọi là thường bất động. Kinh nói: “Không sinh, không diệt nghĩa là vô thường, tức thường không ngại, tùy duyên tức thường, chẳng khác với vô thường. Lại, thể vô thường vắng lặng, tức vô thường chẳng khác với thường; nếu bỏ vô thường, thì nghĩa thường cũng mất; nếu bỏ thường, thì nghĩa vô thường cũng mất. Nên biết rằng, thường là vô thường; vô thường tức thường.”

7. Nhập chân như: Nghĩa là tùy tâm chuyển vận trở về một trần, các nghĩa vị trở thành duyên khởi rộng lớn, dù có các thứ mà không có sinh diệt; dù không sinh diệt mà thường không trở ngại, tất cả tùy duyên.

Nay, không có sinh diệt là không thay đổi; không trở ngại tất cả tùy duyên, tức tùy duyên này không thay đổi.

8. Thoát khỏi lưới ma: Nếu đối với trần, tâm chấp sinh, diệt, trái, thuận, “có”, “không” duyên lo nghĩ v.v… thì đây là ở lưới ma. Đối với trần, có khả năng quán sát nhất vị chân thật bình đẳng, mà nhận thấy không có sinh, diệt, tức là thoát khỏi lưới ma. Kinh nói: “Các ma ưa thích sinh tử; Bồ-tát đối với sinh tử không xả bỏ!”

9. Bệnh hết, thuốc cũng bỏ: Như thấy hạt bụi to, nhỏ, sinh, diệt, “có”, “không”. Chuyển động là bệnh, rõ biết to nhỏ, không có to, nhỏ; rõ biết sinh, diệt không có sinh diệt, biết có, chẳng phải có v.v… là thuốc. Thuốc tức không phải thuốc, vì chẳng có vọng nào để dứt, nên bệnh cũng chẳng phải bệnh, vì trí đạt sâu xa. Phải biết rằng, tâm dao động duyên cảnh, tức là bệnh. Kinh nói: “Vì sao gọi là gốc bệnh? Nghĩa là có phan duyên!”

10. Lìa trói buộc, cởi mở: Nghĩa là đối với trần, chấp tướng mạo sinh diệt là ràng buộc; biết rõ tướng trạng sinh diệt không thật có là cởi trói. Kinh nói: “Có phương tiện tuệ, hiểu không có phương tiện tuệ, sự ràng buộc chỉ cần rõ tướng chẳng phải tướng; đối với ràng buộc, thường cởi mởi. Nếu bám trụ không có tướng, thì cởi trói lại là ràng buộc. Rõ biết vọng không có “tự thể”, thì ràng buộc không cần trình bày. Sự ràng buộc đã không ràng buộc, thì giải thoát cũng không có giải thoát”. Kinh nói: “Các pháp không có ràng buộc, vì vốn giải thoát; các pháp không có giải thoát, vì vốn không có ràng buộc”.

Tuy nhiên, các nghĩa trên, đều do tình vọng khởi thêm “duyên” đối với danh, tướng, vì tâm hành mê thức trụ, sinh ra cái “có”, “không” mà trở thành nghiệp kiết, cho nên bệnh vọng, thì thuốc vọng, đưa nắm tay bộng không để làm trẻ thơ dứt khóc. Tâm thông suốt thì pháp thông suốt, dẫn chứng hư không mà thiên hạ cùng khắp. Đã giác, đã ngộ, thì đâu có ngưng đọng, đâu có hoài nghi? Tiêu tan chủ thể đối tượng để ngộ nhập tông huyền vi; dứt hết thuốc, bệnh mà trở về với pháp giới.

THỨ CHÍN, LÀ MÔN THỂ DỤNG KHAI HỢP

Tông huyền vi man mác đối với duyên khởi có thể làm rạng rỡ, chí đạo ít có, nhập pháp giới mà vì không có kiến; tiêu biểu cho thể, mở rộng dụng, phẩm trợ đạo che chở nhiều, y cứ vào tánh, nói về môn duyên khác nhau chẳng phải một. Hợp thì pháp giới tĩnh lặng không hai; Mở ra thì duyên khởi ứng mà thành ba. Lý động, tĩnh dung thông mới mở ra thể dụng. Nay y cứ vào đại để so sánh mà nói, lược chia thành mười nghĩa:

  1. Chỉ bày rõ nhân, pháp
  2. Sự truyền bá ở thế gian
  3. Quán thể, dụng
  4. Năm phần pháp thân
  5. Chỉ bày ba tạng
  6. “Tức”, “bất tức”
  7. “Khác”, “chẳng khác”
  8. Nói về gốc, ngọn
  9. Hội Ba thừa
  10. “Không” rốt ráo.

1. Đầu tiên, biểu thị rõ nhân, pháp: Người có khả năng thấu đạt trần cảnh là “nhân”; hạt bụi, đối tượng hiểu rõ là pháp. Tức “nhân”, “pháp” này do nhau biểu hiện rõ: Do “nhân” mới có khả năng làm rạng rỡ “pháp”; do “pháp” dùng dụng để có “Nhân”. Luận nói: “Do “nhân” mà biết có “Pháp”; do “Pháp” mà biết có “Nhân”. Ngoài “nhân” đâu có “pháp”; Lìa “pháp” nào có “nhân”?

Nay, do “nhân” không có tướng, nên mới là người biểu dương làm sáng tỏ pháp. Vì “Pháp” không có tánh, mới là “Pháp” hình thành “nhân”; hai mà không hai; không hai mà hai.

2. Thế gian chuyển động khắp: Nay, nhận thấy danh, tướng lớn, nhỏ của trần này, là sự chuyển động khắp thế gian mà nói chung. Tuy nhiên, thể của trần hoàn toàn là pháp, không có các thứ khác nhau nào nữa, vì dụng hoàn toàn không khác với thể. Cho nên, tồn tại giả danh này. Kinh nói: “Một pháp “có” nhiều tên, trong pháp chân tức “không”, vì không mất pháp tánh, nên truyền bá khắp cả thế gian”.

3. Quán thể dụng: Rõ biết, trần cảnh không có sinh, không có tánh, một vị là thể. Khi trí soi lý không ngăn ngại, sự tướng rõ ràng là dụng. Mặc dù sự y như vậy, nhưng thường không có cái có, cho nên, dụng tức là thể, như trăm sông gặp nhau để cùng đổ ra biển. Lý dù một vị, nhưng thường tự tùy duyên. Cho nên, thể tức là dụng. Như nêu biển cả để nói một trăm sông. Vì sự lý dung thông lẫn nhau cho nên thể, dụng tự tại. Nếu “nhập nhau” thì dụng sẽ chia ra khác nhau; nếu tức nhau thì thể thường một vị; hằng một, hằng hai, đây là thể, dụng.

4. Nói về năm phần pháp thân: Nghĩa là trần cảnh là không không, vô sở hữu, tức đều ngăn ngừa được, là thân giới, do trần không có tướng mạo, tâm tự không duyên, là thân định.

Rõ biết trần là không, vắng lặng là thân tuệ. Do trần là không, vô, thì không “duyên” vào “có”, không bám trụ vào tướng, là thân giải thoát.

Do rõ thể của trần, không có sự hiểu biết nào khác, là thân giải thoát tri kiến.

Thân lấy y chỉ làm nghĩa, nghĩa là trí y chỉ pháp sáng tỏ mà được thành lập, cho nên là pháp thân.

5. Chỉ bày ba tạng: Gọi trần là thể tánh của pháp giới và Niếtbàn, đều do đại trí hiện ra, mà hạnh chiếm soi, tức dùng văn tự, để ghi nhận, gìn giữ lý được thể hiện bởi các trần, viết chép để phân biệt với kinh, tức tạng Tu-đa-la.

Rằng quán sát các trần, với thể, tánh không bám trụ danh, tướng, thuận theo điều phục, khiến dứt các việc ác là giới, tức tạng Tỳ-nạida.

Chân, vọng, pháp trí, thể dụng đối lại với trần; phát trí sinh sự hiểu biết, mới rốt ráo là luận, tức là tâng A-tỳ-đạt-ma.

6. Nói “tức”, “bất tức”: Như tướng trần là tròn nhỏ, giới hạn vô thể, chỉ vì pháp nên nói “tức”, không ngại tướng trần, vì y như cũ, nên nói “bất tức”; chỉ do tướng trần không “tức” các pháp, nói một cách hội thông, mới là “Tức”. Lại, vì trần bụi “tức” là pháp, nên là “Tức”; không ngại duyên khởi là “không tức”.

7. Nói về “khác”, “chẳng khác”: Tướng sự của trần là “khác”, nhất định thể chỉ pháp là không khác, chỉ do thể pháp không khác, thì nghĩa khác mới thành, vì thể không mất, nên chỉ cho sự khác nhau của sự trần, tức nghĩa không khác mới thành, vì không hư hoại duyên khởi, mới nói là lý”. Kinh nói: “Thật là kỳ lạ, Thế Tôn đối với các pháp không có khác, mà nói các pháp khác”.

8. Nói về gốc, ngọn: Trần là không, vô tánh là gốc; sự khác nhau của tướng trần là ngọn; ngọn tức chẳng phải ngọn, vì tướng đều cùng tận nên gốc cũng chẳng phải gốc; vì không trở ngại duyên thành, “tức” là dùng không phải gốc làm gốc; tuy “không” mà thường “hữu”; dùng không phải ngọn làm ngọn, dù “hữu” mà thường “không”.

Phải biết rằng, ngọn tức là tùy duyên, gốc tức y cứ vào thể. Nay, “thể” là gốc của dụng; “dụng” dựa vào “thể” mà khởi. Kinh nói “Từ gốc vô trụ lập ra tất cả pháp”.

9. Hội nhập ba thừa: Nghĩa là nhận thấy tướng trần là không, vô sở hữu, nhưng pháp là thật. Cứ như kiến chấp này là Tiểu thừa. Tỏ ngộ trần là từ duyên, bặt dứt duyên lo nghĩ; y cứ theo kiến này là Trung thừa. Rõ trần là vô tánh, vô sinh, một vị vắng lặng, y cứ vào quan niệm này là Đại thừa.

Nay, pháp là một, người học chia làm ba, chẳng phải do học ba, mà khiến pháp cũng có ba; không phải do pháp một, mà khiến cho học cũng là một, chỉ có người tự ba thừa, chứ “pháp” chẳng phải ba.

Phải biết rằng, một tức ba thừa, đối tượng học quy một; ba tức một thừa, thích ứng căn cơ có ba.

10. Rốt ráo “không”: Trần không dứt hết sự tướng, mà thường không, vắng lặng, đây là rốt ráo “không”. Nay, sự tướng dù tồn tại, nhưng tức tướng không thật có, danh cũng không thật có; nghĩa lý không thật có, vì tất cả không thật có, nên gọi là rốt ráo không, chẳng phải thuyết vô biểu, nhưng rốt ráo là không. Khi là không thì chẳng ngại pháp trần rõ ràng, pháp trần rõ ràng thường rốt ráo “không”.

Tuy nhiên, thể của các pháp nghĩa trên chẳng phải là không, vì duyên sinh chẳng thật có; cái “có” của chẳng phải có tức là “có” khắp cả mười phương; cái không của bất không tức là “không”, trở thành ở tất cả dụng, mở rộng sự khác nhau, các pháp rõ ràng, mà sự hợp với thể của lưới sao, tiêu tan nhiều môn vắng lặng mà mây thu gộp lại.

THỨ MƯỜI MÔN QUYẾT TRẠCH THÀNH TỰU:

Tình duyên chưa dứt hết, còn thấy có chánh tà. Thể của pháp theo mê, nên tùy duyên mà sinh diệt. Pháp giới vắng lặng, dứt hết tĩnh lặng vì trái sai. Nay, vì muốn biểu thị rõ chỉ thú thật kia, nên phân biệt môn quyền của pháp giới kia, khiến cho trắng trắng do song phân, khiến thành chân, vọng hai thứ khác nhau. Lược nêu đại cương, nêu mười nghĩa này:

  1. Phân biệt với chánh kiến
  2. Giải thích nhiễm, tịnh
  3. Nói lên vô tri
  4. Phật ra đời
  5. Giải thích bốn y
  6. Dứt trừ nghiệp báo
  7. Quyết định quyền, thật
  8. Nói về đốn, tiệm
  9. Vào biển Phật
  10. Chứng Phật địa.
1. Đầu tiên là phân biệt chánh kiến: Như nhìn thấy danh tướng của trần là tà; thấy trần vắng lặng là chánh. Lại, nếu dùng kiến chấp để thấy trần, chẳng phải là chánh; lấy cái không thấy để thấy trần thì, cúi thấy này cũng chẳng phải chánh, mà chỉ biết trần hoàn toàn là cái thấy, không còn thấy nữa, dùng không thấy để thấy trần. Tuy nhiên, khi thấy trần này, không thể dùng mắt tuệ để thấy; Mắt Pháp để xem; Mắt Phật để quán sát, mắt thịt để ngắm, mắt trời để thấy trần, vì hạt bụi “tức” là tuệ, “tức” là pháp, “tức” là Phật, “tức” là dụng, “tức” là trời, không còn dùng mắt tuệ để thấy, mắt pháp, mắt Phật, mắt thịt, mắt trời để thấy. Lại, nếu thấy tức là không thấy, nghĩa là dùng cái thấy để thấy, “tức” không khế hợp với trần. Nếu không thấy “tức” thấy, nghĩa là lại đem cái không thấy để thấy trần, tất nhiên cũng không khế hợp với trần. Nếu không thấy “tức” không thấy, nghĩa là không biết trần là thấy, gọi chung là không thấy. Nếu thấy “tức” là thấy, nghĩa là biết trần hoàn toàn là thấy, mới gọi là thấy. Kinh nói: “Thấy tức là bụi nhơ, trần kia thì không có cái thấy. Chư Phật lìa bỏ cái thấy, cho nên thấy thanh tịnh.
2. Phân biệt nhiễm, tịnh: Nghĩa là thấy trần sinh, diệt, “có”, “không” là nhiễm; “tức” là thể bất sinh, bất diệt, chẳng phải có, chẳng phải không, là thanh tịnh. Nếu “không” khác với “hữu” thì tịnh sẽ không gọi là Tịnh, vì mê không; Nếu “hữu” khác với “Không”, thì nhiễm sẽ không gọi là nhiễm, vì chấp “có”. Nay “hữu” “tức” hoàn toàn “không”, mới gọi là phần nhiễm; “không” tức hoàn toàn “hữu”, mới gọi là phần Tịnh. Do “không”, “hữu” chẳng có chướng ngại, cho nên nhiễm, tịnh tự tại. Kinh nói: “Nhiễm mà không nhiễm, không nhiễm mà nhiễm”.
3. Hiển bày rõ sự vô tri: Khi biết rõ trần, trần hoàn toàn là biết. Sau cùng, không dùng cái biết để biết về trần. Nếu dùng cái biết để biết về trần, thì sẽ có cái không biết. Nếu biết về cái biết, thì cái không biết này sẽ không khác với cái biết.

Nay, hạt bụi “tức” là biết, không còn dùng “không biết” để biết về cái “không biết” ấy, chỉ vì không có cái biết của chủ thể, đối tượng, chẳng phải không có biết. Kinh nói: “Thể hiện rõ tất cả pháp, các pháp đều không biết nhau”.

4. Phật ra đời: Nay, Như Lai xuất hiện, hoàn toàn do trần không có tự tánh, Bồ-đề, Niết-bàn, duyên khởi pháp giới để làm thân Như Lai. Thân này suốt qua ba thế gian, cho nên, đối với tất cả cõi nước; tất cả chúng sinh; tất cả sự vật; tất cả duyên khởi, tất cả nghiệp báo; tất cả hạt bụi, sợi lông v.v… mỗi thứ đều hiện rõ.

Các nghĩa như trên, Bồ-đề, Niết-bàn v.v… là Phật ra đời. Nêu một chỗ không rõ thì không thành Phật, cũng không xuất hiện. Vì sao? Vì không rõ trần xứ, vẫn là vô minh, cho nên không thành Phật, cũng không xuất hiện, đủ như văn của phẩm tánh khởi, suy nghĩ rất dễ hiểu.

5. Giải thích bốn y: Nghĩa là tâm rõ biết trấn vắng lặng, không duyên với danh tướng, là y trí không y thức, nghĩa là rõ biết trần là pháp duyên khởi không phải ở phân biệt, là y pháp không y nhân, gọi là liễu nghĩa không có sinh, không có tướng, không ở văn tự là y nghĩa không y ngữ, gọi là rõ biết trên trần. Nếu biểu thị rõ ràng tất cả pháp giới, chẳng thể có phạm vi giới hạn, đây là y kinh liễu nghĩa, không y kinh không liễu nghĩa.

6. Dứt trừ nghiệp báo: Nghĩa là đối với trần không rõ biết tâm mình: Ngoài tâm có pháp, thì sinh yêu, ghét; từ nghiệp tham thành báo. Nhưng nghiệp báo này do tâm mê trần, chấp giả dối mà sinh, chỉ vì có hiện rõ đều không chân thật. Kinh nói: “Cũng như gương soi sáng sạch, tùy thuộc tượng, mặt của mình biểu hiện, trong ngoài không về sở hữu; nghiệp báo cũng giống như thế. Mê, nghĩa là tướng trần có từ chỗ đến mà lại sinh diệt, là mê. Nay liễu tướng hạt bụi không thể là ngộ, mê vốn không từ đâu đến; ngộ cũng không đi về đâu. Vì sao? Vì tâm vọng là “có”, vì vốn không tự thể, như rắn trên dây, vốn không từ đâu đến, cũng không đi về đâu. Vì sao? Vì rắn là tâm vọng, chấp ngang là “có”, vì vốn không có thật thể.

Nếu chấp có chỗ đến, chỗ đi, thì sẽ trở lại là mê. Hoàn toàn không có đến, đi là ngộ, nhưng mê với ngộ đối đãi nhau an lập, chẳng phải là tâm tịnh có trước, vô minh có sau, mà ở đây chẳng phải hai vật không thể có hai hiểu biết, chỉ rõ vọng không có vọng, tức là tâm tịnh, sau cùng không có tâm tịnh trước mà vô minh sau, suy nghĩ rất dễ hiểu.”

7. Quyết định quyền, thật: Gọi trần sự là quyền; rỗng suốt không lặng lẽ là thật. Nhưng thật chẳng phải thật, vì lý, sự không trở ngại, nên quyền cũng chẳng phải quyền, vì thể của sự tức là không. Nếu tạo ra hiểu quyền, hiểu thật, thì đây chẳng phải là sự khéo hiểu. Nếu biết quyền, thật đều không thật có, thì sẽ dùng lời nói để nói về pháp thể, ở đây gọi là khéo hiểu.

8. Nói về đốn, tiệm: Nếu đối với trần xứ, rõ tướng huyễn không thật có, mới thấy không có tướng; rõ biết trần không có tự tánh, mới thấy không có sinh; rõ sắc trần không có “thể”, mới thấy là không. Tìm tòi như thế mới thấy, gọi là Tiệm. Nay, không chờ đội tìm tòi mà thấy ngay các pháp không có tánh, hoàn toàn vắng lặng, như gương soi hiện ra tượng, không đợi thứ lớp, đối duyên liền hiện là đốn.

9. Vào biển Phật: Nghĩa là hoàn toàn ở chỗ hạt bụi, thấy nghĩa trăm môn như trên, đều là biển nguyện lớn của Phật; biển trí tuệ vĩ đại; đối tượng hiện rõ, của biển phương tiện lớn, cho đến tất cả hạt bụi, tất cả đầu lông; tất cả cõi nước nhiều như số giọt nước biển; tất cả Phật và chúng sinh; tất cả sự vật v.v…, chẳng ai không là đều riêng không, là biển cả trí tuệ Phật vô biên, vô tận, sâu rộng không thể suy lường. Phải biết rằng, người học nếu ở chỗ hạt bụi thấy tất cả pháp giới, thì tức là vào biển trí tuệ pháp giới của Phật. Nếu dùng khai, hợp lại, mở rộng ra; hoặc trong hạt bụi; hoặc trong lỗ chân lông, mà được thấm nhuần, gồm thâu một “tức” tất cả; tất cả “tức” một, có thể nói “tức” không thể nói, chủ bạn tự tại, y chánh không có chướng ngại, phổ biến là dụng nghiệp của biển trí Như Lai.

Nếu con người thông đạt như thế, thì sẽ ngang bằng với Như Lai.

10. Chứng Phật địa: Nghĩa là các trần là không vô ngã, vô tướng là địa. Nhưng thể tánh của địa này, cũng chưa thanh tịnh, vì rực rỡ từ tướng ngã, liễu tâm cũng chưa yên ổn, cũng là kiến chấp nhơ uế. Nếu tạo ra niệm xa lìa “không”, vô tướng, thì cũng là tâm nhơ uế, nghĩa là có tưởng xa lìa chưa dứt. Nay, không tạo ra tưởng xa lìa, cũng không có động niệm, do đầu tiên được niệm thôi dứt, gần từ chỗ động niệm rõ ràng. Nay, không có tạo ra niệm xa lìa, cũng đều tạo ra niệm xa lìa, khi địa này rạng rỡ, tức trí tuệ không được dùng phương tiện để giải thích; không được dùng văn tử để nói, sẽ tự hiển nhiên. Ở đây cũng giả biện luận, nếu nói xứng lý thì không phải “sở tri” của trí, như dấu vết khi chim bay trong hư không, chẳng thể tìm dấu vết y chỉ. Nhưng dấu vết trong hư không dù không có thể tướng để được, nhưng dấu vết chẳng phải “không có”. Dấu vết này càng tìm càng rộng, chủ yếu dựa vào chim bay, mới nói về sự sâu rộng của dấu vết.

Phải biết rằng, Phật địa chủ yếu do tướng tâm mà được chứng sự sâu rộng của Phật địa. Nhưng chứng nhập địa này chẳng thể hoàn toàn trụ trong sự vắng lặng (Niết-bàn), pháp của tất cả chư Phật không nên 38 như thế. Phải thị hiện lợi hỷ của giáo, phương tiện học Phật, trí tuệ học Phật, đủ như ý nghĩa của đoạn này, suy nghĩ rất dễ hiểu”.

Trăm Môn Biển Nghĩa Kinh Hoa Nghiêm (hết).