Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 70
Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư
Chuyển ngữ: Hạnh Chơn
Biên tập: Bình Minh
Giảng ngày: 27 tháng 06 năm 2010
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội- HongKong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Mời xem “ Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải” trang 60 hàng thứ 3. Nhưng chúng ta cần phải học tiếp “ Huyền môn vô ngại thập nhân”, vì còn 2 điều nữa. Bây giờ chúng ta xem điều thứ 9

9- THÂM ĐỊNH DỤNG

Thâm định dụng giả, vị nhập thậm thâm đại định, nhi khởi diệu dụng dã, cái dĩ hải ấn đẳng chư tam muội lực, linh nhất thiết pháp, bĩnh nhiên tề hiện, vô ngại viên dung”, chúng ta xem đến đoạn này.

“Thâm định” chính là thanh tịnh bình đẳng tâm, là chân tâm. Khi Ngài Huệ Năng khai ngộ, Ngài đem Tự tánh chính là Chân tánh mà ngài ngộ được và dùng 5 câu để miêu tả, cái hình dáng của Chân tánh này. Trong đó câu thứ tư nói: Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động. Ngài đã nhìn thấy chân tâm, tự tánh chính là chân tâm, chân tâm không bao giờ bị dao động, như như bất động. Do đây mà biết, Ý niệm của ta không phải là chân tâm. Quý vị hãy quan sát ý niệm, niệm trước diệt đi thì niệm sau liền sanh khởi, nó vĩnh viễn không gián đoạn. Gián đoạn là tốt, cắt đứt là tốt. Nhưng nó không đoạn, phiền phức chính là nó không đoạn. Nó không đoạn được thì phiền phức ở chỗ nào? Không đoạn được chính là luân hồi lục đạo. Khi đã đoạn được thì lục đạo luân hồi tự nhiên cũng không còn nữa. Từ đó cho thấy, trong tự tánh chân tâm không có lục đạo. Chẳng những không có lục đạo, mà đến mười pháp giới cũng không có.

Ở trên nói Mười pháp giới, Lục đạo tức là nói đến Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật. Đến Phật cũng không có, đây mới là chân thật. Cho nên mười pháp giới đều là duyên khởi, đều là nhân duyên sanh pháp, toàn là vọng tâm, toàn là hư vọng. Trong kinh Kim Cang Phật dạy rằng: “ phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”.

Vì vậy học Phật thực tế mà nói, không chỉ Phật pháp mà thế xuất thế gian, bất cứ pháp nào, quý vị cũng cần phải hiểu một cánh rõ ràng minh bạch, nghĩa là cần phải định tâm. Cho nên tu định trong thời cổ Ấn Độ, Tôn giáo tu định, học thuật cũng tu định, nên thành tựu của họ mới thù thắng như vậy. Nếu không tu định, thì sự thành tựu đó chỉ có giới hạn mà thôi. Giống như Triết học và Khoa học cận đại vậy, vì họ không tu định, nên dù phát minh ra rất nhiều thứ. Trong này có thể nói là Toán học đã cung cấp một cống hiến lớn lao. Trong toán học phát hiện ra nguyên lý, khả năng tánh, sau đó lại dùng cơ giới tinh vi đi cầu chứng tìm tòi. Dùng phương pháp này cũng phát hiện không ít. Nhưng những phương pháp này trong kinh điển Đức Phật dạy là nó có giới hạn. Họ có thể hiểu được vũ trụ, hồng quan thế giới cũng hiểu được vũ trụ, vi quan thế giới có thể hiểu được vi trần. Nhưng hiện tượng trong vi trần, họ không thể nào hiểu được, không biết được. Ngoài hồng quan thế giới ra họ cũng không hiểu được gì.

Ngoài ra đó chính là tự tánh, cho nên họ có thể duyên. Tức là đối với bên ngoài có thể duyên hư không pháp giới, còn bên trong thì duyên A lại da thức, mà không duyên được tự tánh. Tự tánh nhất định cần định công, bắt buộc phải buông bỏ tất cả mọi ý niệm, thì chân tướng lập tức hiện tiền. Nó là chân thực cho nên không cần tìm kiếm, ta tự nhiên mà hiểu rõ. Trong phật pháp thường nói tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, quý vị nhất định phải biết. Pháp là phương pháp, môn là con đường vào cửa. Có rất nhiều phương pháp để minh tâm kiến tánh, chứ không phải một. Con đường để vào cửa rất nhiều, nhiều đến mức độ nào? Điều này chúng ta không cách nào tính lường được.

Tám vạn bốn ngàn pháp môn chỉ là cách nói quy nạp trong khi Đức Thế Tôn thuyết pháp mà thôi, còn trên thực tế thì vô lượng. Vô lượng từ đâu có? Vô lượng từ vọng niệm của A lại da mà có. Tức là nói khi khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước vô lượng vô biên mà có. Đức Phật nói câu này, dần dần chúng ta có thể lãnh hội được.

Vô lượng vô biên tạp niệm, bây giờ trong khoa học nói tần suất dao động, tần suất vô lượng vô biên. Bất cứ tần số nào, chỉ cần quí vị bất động tức là kiến tánh. Còn khi ta chấn động, dù chỉ một cái động vô cùng vi tế hay là vô cùng nhanh chóng, đều không được. Quí vị nhìn thấy hiện tượng này là hiện tượng dao động, giống như ta đang nhìn nước biển vậy. Những gì ta nhìn thấy là sóng biển cuồn cuộn, nhưng thật ra những đợt sóng đó chính là nước biển. Vậy đem nước biển so sánh với tự tánh và đem sóng biển so sánh với A lại da thì thích hợp vô cùng. Thật vậy nó là một không phải hai. A lại da nương vào tự tánh mà sanh khởi, cũng như sóng nương vào nước mà sanh khởi vậy. Khi nào mới có thể nhìn thấy biển lặng? Khi sóng không còn thì tự nhiên biển lặng, chính là đạo lý này vậy. Cho nên không học định là không được.

Chúng ta niệm Phật có phải là tu định không? phải. Khi ta niệm một câu Phật hiệu sẽ làm cho tâm mình định lại. Vì thế bất luận là khởi ý niệm gì, thiện niệm cũng tốt, ác niệm cũng tốt, điều này không cần biết. Chỉ cần có ý niệm là tâm liền động, không phải tịnh. Ý niệm dập tắt thì tâm liền tịnh. Bất kể chúng ta dùng phương pháp gì? Trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, chúng ta dùng phương pháp trì danh hiệu Phật. Điều này quý vị phải biết, bất luận ý niệm nào trỗi dậy. Như cổ nhân dạy: không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm. Giác là gì? Là cần phải dập tắt ý niệm_ đây là giác. Chúng ta là người niệm Phật, bất kể là khởi ý niệm nào, chỉ cần ý niệm vừa khởi, phải cảnh giác được rằng, ý niệm tôi đang sanh khởi. Ý niệm thứ hai phải đổi thành A di đà Phật, chỉ cho phép có một ý niệm duy nhất là A di đà Phật, chứ không cho phép bất cứ tạp niệm nào xen vào. Đây gọi là biết niệm Phật, biết dụng công. Cứ không ngừng dùng câu A di đà Phật để đè bẹp tất cả những ý niệm. Cuối cùng câu A di đà Phật cũng không còn nữa là kiến tánh, nếu còn câu A di đà Phật, thì không thể nhìn thấy tánh được. Vì sao? Vì nó còn dao động, dù là một dao động nhỏ. Nhưng dao động này rất có trật tự, rất bình tĩnh, rất ôn hoà và rất có trật tự, chứ không phải lộn xộn.

Kiến tánh, tức chúng ta tu hành đã viên mãn rồi. Tuỳ theo ý niệm này của chúng ta, cũng chính là công phu thiền định. Tiểu định thì nhìn thấy tiểu bộ phận, đại định thì nhìn thấy được rộng lớn hơn. Cứu cánh viên mãn của định thì quí vị sẽ nhìn thấy được tất cả. Tuỳ theo công phu sâu hay cạn, mà cảnh giới của quí vị không giống nhau. Nhất định phải đến thậm thâm đại định. Đây chính là cảnh giới Đức Phật chứng được_ cứu cánh viên mãn.

Ta thấy Huệ Năng Đại Sư thường nói, đó mới là cứu cánh viên mãn. Cứu cánh viên mãn khi nào chứng được? Trong kinh Hoa Nghiêm nói: bậc sơ trụ Bồ tát liền chứng đắc. Hoa Nghiêm là viên giáo, còn biệt giáo là bậc sơ địa Bồ tát chứng đắc. Cảnh giới chứng đắc của các vị Bồ tát này định công là giống nhau, nhưng trí huệ thì bất đồng.

Trí huệ của viên giáo cao, trí tuệ của biệt giáo kém hơn một. So sánh hai bên thì công phu giống nhau, nhưng trí huệ thì nông cạn bất đồng. Cho nên viên đốn căn tánh vô cùng đáng quý. Căn tánh cũng là trải qua thời gian rất dài huân tu mới thành tựu được. Tại sao tác dụng của định thù thắng như vậy? Các nhà khoa học hiện đại đều biết, sự tồn tại của không gian duy thứ xác thực là bất đồng. Từ trên lý luận mà nói, không gian duy thứ là vô hạn. Trước đây Hoàng Niệm lão nói với tôi, Ông ta học khoa học, trên thế giới khoa học chứng minh, ít nhất có mười một loại không gian duy thứ không giống nhau, điều này đã được chứng minh. Còn những điều chưa chứng thực trên lý luận là không có hạn lượng. Trong Phật pháp đại thừa chúng ta có thể lãnh hội được điều này.

Tại sao? Không gian duy thứ từ đâu đến? Điều này giới khoa học không nói ra. Nhưng chúng ta học Phật đã thể hội được nó đến từ đâu. Nó đến từ vọng tưởng phân biệt chấp trước. Chỉ cần có vọng tưởng phân biệt chấp trước, liền có không gian duy thứ. Vì nó là chế tạo, nên khi buông bỏ vọng tưởng phân biệt chấp trước thì không gian duy thứ tự nhiên không còn nữa. Nếu ta buông bỏ một bộ phận, đối với nhất thiết pháp không còn chấp trước. Đây là buông bỏ một bộ phận rất nhỏ, không chấp trước nữa, không gian duy thứ trong lục đạo cũng không còn. Nhưng bên ngoài lục đạo thì có, chỉ là ta không nhìn thấy, điều này trong Phật pháp có nói. Định mà tiểu thừa A la Hán, Bích Chi Phật chứng được, đó là thâm định. Vì trong lục đạo cũng tu định, tứ thiền thiên cũng tu định. Nếu không có định công, thì nhìn không thấy nó có không gian duy thứ. Nếu định công có thể đột phá sơ thiền, thì ta nhìn thấy sơ thiền, còn đột phá được Nhị thiền, thì nhìn thấy nhị thiền. Định công của tứ thiền thiên có bốn cấp bậc. Cao hơn một chút là vô sắc giới thiên cũng có bốn cấp bậc gọi là Tứ thiền, hợp lại gọi là bát định. Phật dạy đây là Thế gian thiền định, chính là trong lục đạo, không có cách nào đột phá lục đạo. Nếu sâu hơn một chút, sẽ đột phá được.

Trong Kinh Lăng Nghiêm nói đến định thứ chín. Tứ thiền bát định vẫn còn trong lục đạo, nhưng định thứ chín thì đột phá vượt ra ngoài lục đạo. Định thứ chín đi đến đâu? Đi đến tầng thấp nhất của tứ thánh pháp giới_ Thanh Văn pháp giới. Cao hơn định công này một tầng_ Duyên Giác pháp giới, cao hơn nữa_Bồ tát pháp giới, và cao hơn thêm nữa_ Phật pháp giới. Tất cả đều không đi ra ngoài thập pháp giới. Ra khỏi lục đạo nhưng không ra khỏi mười pháp giới. Nếu ra khỏi thập pháp giới, ở giai đoạn này gọi là thậm thâm đại định. Đây là gì? là tự tánh bổn định. Định công này đã đạt đến tự tánh bổn định.

Huệ Năng đại sư nói “đâu ngờ tự tánh vốn không dao động”, Ngài đã đến cảnh giới này rồi. Cảnh giới này là viên giáo sơ trụ trở lên. Trong Hoa Nghiêm kinh sơ trụ Bồ tát đã thoát ly thập pháp giới. Họ đi đâu? Đến cõi thật báo trang nghiêm của Chư Phật Như Lai. Các ngài chứng được quả vị hoàn toàn tương đồng với cứu cánh quả địa Phật quả, chỉ là tập khí vô thỉ vô minh còn vướng lại một ít chưa đoạn trừ sạch. Nếu đoạn sạch hoàn toàn rồi, thì họ không còn ở nơi cõi thật báo nữa. Cho nên cõi thật báo cũng không phải thật. Cõi thật báo từ đâu đến? Từ A lại da hiện ra. Thế giới đó với thập pháp giới của chúng ta không giống nhau. Thập pháp giới có biến dị và biến hoá, nhưng thế giới đó không có biến hoá. Các vị nên nhớ rằng, vào trong thế giới đó, thân tướng được trẻ mãi, vô lượng thọ, không già yếu. Con người không có biến hoá, sơn hà đại địa cũng không biến hoá, cây cỏ hoa lá cũng không biến hoá. Đúng là cảnh giới trường sanh bất lão trong tâm tưởng của những kẻ phàm phu như chúng ta, cảnh giới bất sanh bất diệt, đây là cõi thật báo. Tập khí vô thỉ vô minh đoạn trừ rồi, họ lại bước cao thêm một bậc. Sanh vào chỗ nào? Vào trong thường tịch quang độ.

Đây có thể là điều mà giới khoa học đề cập đến. Vũ trụ này, tại sao đến cuối cùng thì không còn thấy nữa. Theo cách nói của giới khoa học, giả sử vũ trụ này có một trăm phân tử, hiện tại các nhà khoa học có thể lý giải, quan sát được chỉ có  một trên mười phần trăm, mười trên một trăm phần trăm của vũ trụ, còn chín mươi phần trăm thì không nhìn thấy. Không biết nó ở đâu? Đại khái 90 % của vũ trụ này đã trở về thường tịch quang rồi. Thường tịch quang không phải vật chất, cũng không phải tinh thần, không có bất cứ hiện tượng nào. Nên bất cứ điều gì, đều đo lường không đến. Chỉ có tập khí vô thỉ vô minh đoạn sạch rồi, ta tự nhiên hoàn toàn thông suốt. Tuy thường tịch quang cái gì cũng không có, nhưng không thể nói là không. Vì trong thường tịch quang có vô lượng trí tuệ, vô lượng đức tướng. Trong kinh điển Đại thừa đức Phật thường tán thán, tất cả chúng sanh đều có đức tướng trí tuệ Như lai, đó chính là tán thán thường tịch quang, tán thán tự tánh của con người, cũng chính là tự tánh của mỗi người, tự tánh của mỗi chúng ta. Đây là cảnh giới cứu cánh viên mãn của Phật.

Dưới đây giải thích: “cái dĩ hải ấn đẳng chư tam muội lực”, Hải ấn chính là Như Lai sở chứng. Đem cái sở chứng của mình ví thành đại hải. Đại hải này là tánh hải, tức là tự tánh, tự tánh đại hải. Ấn tức là chúng ta giống như mặt nước, nước khi bình lặng thì như tấm gương vậy. Nó có thể đem cảnh giới bên ngoài, cảnh giới tướng này tất cả đều chiếu vào trong gương một cách rõ ràng. Chữ ấn này có nghĩa là như vậy. Loại Tam muội lực này chính là cứu cánh viên mãn của đại định, có thể đem cảnh giới của tự tánh biến hoá, chính là thập pháp giới y chánh trang nghiêm chiếu soi tất cả, rõ ràng minh bạch, thấu suốt hoàn toàn. “Linh  nhất thiết pháp, bỉnh nhiên tề hiện, vô ngại viên dung”. Không chỉ hiện tiền đều chiếu vào trong đó, mà quá khứ vị lai đều ở trong đó, đây gọi là vô ngại. Cho nên trong đó có thể nhìn thấy quá khứ, có thể nhìn thấy tương lai. Trong nhà Phật thường nói: “ hoành biến thập phương, thụ cùng tam tế”, nghĩa là nhìn thấu tất cả, không có chút chướng ngại nào.

Câu ở dưới là dẫn chứng kinh điển, trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy: “nhập vi trần số chư tam muội, nhất nhất xuất sanh trần đẳng định”, ngày nay gọi là thế giới vi quan.

Dùng vi trần làm số lượng, số này đếm không hết số vi trần tam muội. Mỗi vi trần tam muội xuất sanh trần đẳng định, đại định của vi trân số. Câu này có ý nghĩa gì? Như loại vi trần vô cùng nhỏ, ngày nay nói về tiểu quang tử trong lượng tử lực học. Lượng tử quần vô cùng nhỏ, cái định vô cùng yếu ớt như vậy, đều không nhiễu loạn, nó đều bất động, huống gì là lớn, sống to gió lớn? Như vậy con sóng nhỏ rất vi tế đều bất động, giống như Ngài Huệ Năng đã nói, nó vốn không dao động, thực sự nhìn thấy chân tánh, cái mà quí vị nhìn thấy nó dao động đó là a lại da, là vọng tâm. Vọng tâm từ chỗ vô cùng vi tế, tức là dao động của vi trần này đến toàn bộ đại vũ trụ, đều không thể nào nhiễu loạn được nó, đây là tác dụng của thâm định, điều này vô cùng quan trọng. Chúng ta cần phải tu định. Tu ở đâu? Tu ngay trong cuộc sống hằng ngày. Tu trong lúc làm việc, trong những lúc đối nhân xử thế. Tu bằng cách nào? Tu không chấp trước_Tiểu Thừa định, tu không phân biệt_ Bồ Tát định, tu không khởi tâm không động niệm_ Như Lai định.

Tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng tam muội, đều không tách rời nguyên tắc này. Nắm bắt được nguyên tắc này, thì ứng dụng của ta vô cùng linh hoạt. Mắt nhìn thấy cảnh giới bên ngoài nhưng không vì ngoại cảnh mà dao động, lúc này nhãn căn ở trong sắc trần mà đắc tam muội, không bị sắc trần làm nhiễu loạn. Nếu có định công, sẽ nhìn thấu suốt cảnh giới bên ngoài. Chân tướng của cảnh giới tướng là gì? Chân tướng như Phật thường nói: “phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”. Ta có thể ở trong cảnh giới tướng nhìn ra được điều mà ngày nay các nhà lượng tử học đã nói. Tất cả những vật chất hiện tượng là do ý niệm liên tục tích luỹ thành một loại ảo giác, nó không phải thật. Mỗi loại hiện tượng đều có thể quay về trạng thái dao động. Đây là gì? là trong tướng ta đã nhìn thấy tánh. Tánh tướng nhất như, tánh tướng bất nhị_Trong tướng nhìn thấy tánh.

Tai nghe âm thanh. Tai ở đây không gọi là nhĩ thức mà gọi là tánh nghe. Tánh nghe ở nơi âm thanh đắc được tam muội, thành tựu tam muội. Khi ta ăn thức ăn, vị căn ở nơi vị trần nhập định, nhập định có biết gì không? biết rất rõ ràng. Đó là gì? Đó là trí tuệ. Như như bất động, đó là đại định. Thật diệu dụng! Điều này không thể không biết, cần phải tinh tấn. Trong cuộc sống hằng ngày, nếu thực hành được thì quí vị sẽ biết.

10- THẦN THÔNG GIẢI THOÁT

Trong mười điều này cũng có thứ tự, không được lộn xộn. Sau khi được định mới có thần thông, thần thông chính là diệu dụng_thần thông giải thoát. “Giải thoát tức tự tại chi nghĩa”. Tự tại đương nhiên không có chướng ngại, mà có chướng ngại thì không có tự tại.

“ Vị Phật dĩ thần thông bất tư nghị giải thoát chi lực, linh nhất thiết pháp ư nhất pháp trung kiến lập, hiển hiện viên dung tự tại”. Đây là thật. Nếu chúng ta nói thật có thể lãnh hội, thật không hoài nghi nữa, khẳng định Đức Phật nói câu này, và đây cũng là điều Phật đã nói.

Chư vị tổ sư thường dạy rằng: “nhất kinh thông, nhất thiết kinh thông”, một pháp môn thành tựu, thì tất cả pháp môn đều thành tựu.  Trong đây nói là, chúng ta đưa ra ví dụ để giải thích nhất kinh thông này, nó không phải trong kinh điển Phật giáo, tất cả kinh điển của cổ Thánh tiên Hiền đều thông hết. Vì sao? Vì trong một pháp đã kiến tánh. Pháp pháp đều là tự tánh không có ngoại lệ. vậy thì làm sao không thông? Đương nhiên thông. Do đó phương pháp học tập sẽ thực sự đạt được. Thế mới biết các vị cổ đức thường nói “ nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, kỳ lai hữu tự”, Họ rất có đạo lý, chứ không phải nói tuỳ tiện. Đây không phải là kinh nghiệm, mà là thông đạt tự tánh. Chân tướng sự thật tác dụng tánh tướng. Nó là như vậy. Nhưng bạn cần phải thật sự kiến tánh, quí vị chỉ nên chọn một đường duy nhất, nếu đi hai đường sẽ rất khó, đi ba con đường lại càng khó hơn và không có hy vọng, còn đi bốn con đường sẽ gặp ngã tư, khiến quí vị càng đi càng thêm mê muội. Đạo lý thật sự ở chỗ này

Cho nên chỉ cần quí vị kiến tánh, quí vị trong một pháp, kiến lập nhất thiết pháp  trong một pháp, một pháp cũng là nhất thiết pháp_ “nhất pháp không, nhất thiết pháp không”, được như vậy tâm của bạn mãi mãi định. Cảnh giới của định là gì? Chưa có ai hỏi bạn, thỉnh giáo bạn, lúc này tâm của bạn là một mảng trống không, cái gì cũng không. Đó là gì? Là Bát nhã hiện tiền, là thể của Bát nhã, chính là đại định. Trong kinh Bát nhã nói Bát nhã vô tri toàn là định cảnh. Nếu có người đến hỏi bạn, thì giống như ném hòn sỏi vào trong nước vậy, sẽ gợi lên những gợn sóng lăn tăn. Quí vị  lập tức trả lời, không gì là không biết, hiểu hết các pháp trong thế xuất thế gian. Hàng phàm phu chúng ta tập khí nhiễm ô sâu nặng, nhìn thấy người trong thế gian này học rộng hiểu nhiều, chúng ta cũng muốn đọc qua và học hỏi tất cả. Kết quả thì sao? Đã làm lãng phí rất nhiều thời gian và tinh lực, nhưng không hiểu thêm được gì. Những điều học được là tri thức, những tri thức này trong nhà Phật gọi là sở tri chướng. Quí vị xem, ngoài phiền não chướng ra, lại có thêm một loại chướng ngại nữa. Chướng ngại điều gì? chướng ngại minh tâm kiến tánh của quí vị.

Đức Thích Ca Mâu Ni Phật từ bi, lúc chưa xuất gia Ngài thể hiện cho chúng ta thấy. Ngài là người thông minh hiếu học, người trong thế gian đều tán thán. Năm 19 tuổi ra đi tìm đạo, học đao 12 năm, cho đến năm 30 tuổi. Các tôn giáo đương thời, những bậc cao nhân trong giới học thuật Ngài đều thân cận học hỏi. Đức Thích Ca Mâu Ni lúc đó đúng là quảng học đa văn. Ngài đã cho chúng ta thấy, đi theo con đường này là sai lầm, không giải quyết được vấn đề. Các Tông giáo Ấn Độ đương thời, giới học thuật đều coi trọng định công, không ai không tu thiền định, Cho nên tứ thiền bát định trong thời kỳ ấy là hiện tượng phổ biến, không chỉ đạo Phật mới có. Trong kinh điển giảng tứ thiền bát định là nói về thời đại đó, một số người phổ biến cũng đang học. Lục đạo đã nhìn thấy, không gian duy thứ đã đột phá rồi. Bên trên là trời phi tưởng phi phi tưởng, ở dưới đến A tỳ địa ngục, chướng ngại này đột phá rồi, nhưng vẫn còn vấn đề là lục đạo từ đâu đến? Tại sao có lục đạo? Ngoài lục đạo ra còn có thứ gì nữa không? Vấn đề này các Tông giáo chưa người nào trả lời được, giới học thuật cũng như vậy.

Cho nên Đức Thích Ca Mâu Ni Phật thể hiện cho chúng ta thấy, khi Ngài nhập định dưới cây Bồ đề, đã đem sở học của 12 năm tham cứu buông bỏ tất cả. Ngài buông bỏ sở tri chướng rồi hoát nhiên đại ngộ. Điều này trong kinh đã ghi chép: khi sao mai vừa mọc, ngài hoát nhiên đại ngộ. Đây mới là minh tâm kiến tánh, mọi vấn đề đã được giải quyết. Đã hiểu rõ lục đạo từ đâu đến, cũng đã biết tại sao có lục đạo, ngoài lục đạo còn có thế giới không? Thế giới rộng lớn vô cùng.

Chúng ta cũng đọc thấy trong Kinh Hoa Nghiêm. Như “Hoa Tạng Thế Giới Phẩm”_ Hồng quan thế giới. “ Thế giới thành tựu phẩm”_ Thế giới tại sao mà đến, Điều này chính là nói ở đây, “linh nhất thiết pháp, bỉnh nhiên tề hiện”, nhất thiết pháp kiến lập trong một pháp, đây là cảnh giới mà Đức Phật Thích ca Mâu Ni đã thành tựu khi tròn ba mươi tuổi. Sau khi đạt được thành tựu này, Ngài bắt đầu đi giáo hoá. Suốt cuộc đời giáo hoá độ sinh, cho đến năm 79 tuổi ngài viên tịch. Trong kinh thường nói: hơn ba trăm hội giảng kinh, 49 năm thuyết pháp. Suốt 49 năm giáo hoá, Ngài chưa từng ngơi nghĩ, một người cũng dạy, hai người cũng dạy, thường niên giảng kinh thanh văn tại ngoại, người mộ danh đến học đạo càng không thể đếm kể. Đệ tử tuỳ tùng có một ngàn hai trăm năm nươi lăm người, số đệ tử này không rời xa ngài, Đức Phật đến đâu đều theo đến đó, cuộc sống thật thà đơn giản không phiền đến ai. Họ không có phòng nhà, buổi tối ở đâu? Các ngài ở dưới gốc cây. Thời đó rừng nguyên thuỷ rất nhiều, đến đâu cũng đều nhìn thấy, cho nên các ngài buổi tối toạ thiền dưới gốc cây, ban ngày thì đi khất thực, ăn ngày một bữa, cuộc sống đơn giản thong dong tự tại.

Thật giống như hai câu đầu trong Luận Ngữ nói: “Học nhi thời tập chi, bất diệc thuyết hồ. Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ?”. “Bằng” ở đây là gì? là học sinh, là người đến tham vấn. Mỗi ngày đều có người đến tham học, thỉnh giáo Ngài, thời gian ngắn thì chỉ vài giờ rồi đi, còn thời gian dài thì cũng vài tháng, nhưng cũng có người theo Ngài một hai năm mới đi. Ai muốn học điều gì thì Ngài dạy điều đó, muốn hỏi Ngài cái gì ngài đều biết tất cả, không hề chướng ngại, đúng là hiển hiện viên dung tự tại. Kinh dạy rằng: “ư nhất trần trung kiến lâp tam thế nhất thiết Phật pháp”. Tam thế là quá khứ, hiện tại và vị lai. Nhất thiết phật pháp tức là đối với nhất thiết pháp giác mà không mê, đối với nhất thiết pháp thật sự đã chứng đại viên mãn.

Đoạn này là “huyền môn vô ngại thập nhân”, chúng ta học đến đây. Bây giờ  ta xem tiếp đoạn văn bên dưới, ở trang 60 hàng thứ 3. Bổn kinh “ tích công luỹ đức phẩm”,  phẩm thứ 8.

Kinh văn nói: “Pháp Tạng tỳ kheo trụ chân thật huệ, dõng mãnh tinh tấn, nhất hướng chuyên chí trang nghiêm diệu độ”. Chương này nói về lịch sử của thế giới cực lạc. Cực lạc thế giới làm sao mà có? Chính là thành tựu từ nguyện lực của Phật A Di Đà, tức là nói Ngài ở trong đại thế giới. Đại học Phật giáo Biện Nhất Sở_trường đại học Phật giáo này như một con rồng vậy, tức là nói từ trường mầm non phật giáo, cho đến Nghiên cứu sở. Làm sao mà biết được? vì nó có bốn cõi, có cõi phàm thánh đồng cư. Cõi phàm thánh đồng cư là hạ hạ phẩm, hạ trung phẩm, hạ thượng phẩm. Nó có chín phẩm, giống như bậc tiểu học vậy.

Phương tiện hữu dư độ, có thể so với trung học và đại học. Thanh văn và Duyên giác là trung học. Bồ tát và Phật là đại học. đây là nói Phương tiện hữu dư độ trong phẩm thứ chín. Cao hơn nữa là thật báo trang nghiêm độ của A Di Đà Phật_đó là nghiên cứu sở, cho nên nó rất hoàn chỉnh. Họ ở đó học tập và được mười phương chư Phật tán thán. Học sinh từ đâu đến? là mười phương chư Phật Như Lai đều đem đệ tử của họ đến đây học, là cũng như đưa đệ tử đến Cực lạc thế giới vậy. Chúng ta làm sao biết được, là Đức Phật Thích ca mâu Ni giới thiệu. Đức Phật Thích Ca nếu không giảng cho chúng ta những điều này, không giới thiệu cho chúng ta, chúng ta làm sao biết có Thế giới cực lạc? Hơn nữa thật sự muốn đến thế giới cực lạc để tu học. Không khó!

Điều kiện cơ bản có ba điều_ tín nguyện hạnh. Quí vị thật sự tin, thật sự muốn đi và thật sự dám buông bỏ tất cả nhất tâm niệm Phật là được rồi, thì điều kiện này đã đạt được, được sanh vào phàm thánh đồng cư độ, đây là ưu điểm lớn nhất của thế giới đó, mà các bậc cao tăng  thường nói. Đức thứ nhất của cõi Di Đà tịnh độ là gì? là thọ mạng dài lâu. Phật vô lượng thọ và mỗi người đều vô lượng thọ. Ở tha phương thế giới cũng giống như thọ mạng của chúng ta ở cõi này, nó rất ngắn. Chưa học thành công thọ mạng đã đến rồi, đời sau lại được thân người và tiếp tục học, ít nhất phải bỏ lỡ hai mươi năm. Quí vị thử nghĩ xem thành tựu đó khó khăn đến đâu. Những gì học được trong quá khứ, thì trong A lại da có một vài chất liệu của sự tu học này, khi đầu thai chuyển thế thời trong 20 năm đó đã chịu rất nhiều ô nhiễm. Nhưng vì có duyên nên đến lúc đó nhất định có thiện tri thức đến giúp đỡ cảnh tĩnh, quí vị lại đến học tập một lần nữa, học tập chưa thành tựu thọ mạng lại đến rồi, đời đời kiếp kiếp đều như vậy, mấy mươi kiếp cũng không thể thành tựu.

Nếu đối với pháp môn Tịnh độ không có niềm tin, không chịu tiếp nhận, một chút biện pháp cũng không. Gặp được pháp môn này, phải tin tưởng, phải phát nguyện và chịu buông bỏ tất cả pháp môn, thì không có gì là chẳng thành tựu. Vì vậy pháp môn này gọi là pháp môn khó tin. Rất khó tin, nhưng thành tựu thì thật dễ dàng. Khó tin mà dễ hành trì, vững vàng, bảo đảm quí vị sớm thành tựu. Đây là nói đến Phật A di Đà kiến tạo đạo tràng này, trường học này. Quí vị trú trong chân thật tuệ, dõng mãnh tinh tấn, đây gọi là trí tuệ tự tánh bát nhã. Dõng mãnh tinh tấn cũng có người hướng đẫn, thầy giáo hiểu rõ học sinh này, có hoài bão, có cái nhìn xa, tâm lượng rất lớn, Tự Tại Vương Như Lai. Họ cũng đi tham học, tham học bao nhiêu nơi? Biến pháp giới, hư không giới, tất cả đạo tràng của Chư Phật, không thiếu chỗ nào. Như Đức Phật Thích ca Mâu Ni năm xưa ở Ấn Độ tham học vậy, tất cả các Tông giáo học phái đều học qua, đây là dõng mãnh tinh tấn. Ngài có một phương hướng một mục tiêu, chuyên chí trang nghiêm diệu độ, chính là thế giới Tây phương cực lạc. Ngài nắm bắt được điểm then chốt trong các đạo tràng của Chư Phật, nếu có khuyết điểm, có giới hạn, ngài liền xả bỏ hết, cho nên đã kiến lập nên một hoàn cảnh tu học cực kì hoàn mỹ chứ không phải ngẫu nhiên mà có.

“Cố tri cực lạc y chánh thanh tịnh trang nghiêm, giai chân thật huệ chi sở lưu hiện”. Câu này rất quan trọng! chánh báo của Cực Lạc Thế Giới, trong toàn bộ thế giới, chánh báo là Phật A di Đà, ngoài ra là y báo. Y báo chính là mười phương ngưỡng mộ Phật A Di Dà, nên niệm Phật để được vãng sanh về đó. Người từ nơi chúng ta vãng sanh đi, tôi đi rồi, đến cực Lạc Thế Giới, tôi là chánh báo, A Di Đà Phật là y báo của tôi. Ý nghĩa của y chánh này, cần phải hiểu rõ ràng, minh bạch.

Trong kinh Hoa Nghiêm nói chủ bạn viên dung. Tôi là chủ, còn A Di Đà Phật là bạn của tôi. Quí vị là chủ, tôi và A Di Đà Phật là bạn của bạn. Bất cứ ai cũng đều làm chủ, và bất cứ người đều là bạn_chủ bạn viên dung. Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, như “ Vãng Sanh Luận” nói: “tam chủng trang nghiêm nhập nhất pháp cú, nhất pháp cú giả thanh tịnh cú, thanh tịnh cú giả chân thật trí huệ vô vi pháp thân, cố tri diệu thủ trang nghiêm, tức thị thanh tịnh pháp thân, vô nhị vô biệt”.

Trong Vãng Sanh Luận nói tam chủng trang nghiêm. Thứ nhất là Phật trang nghiêm, thứ hai là Bồ tát trang nghiêm, thứ ba là quốc độ trang nghiêm. Thế giới Tây Phương Cực Lạc là như vậy. Vãng Sanh Luận tán thán Thế Giới Tây Phương Cực Lạc. Phật là A Di Đà Phật. Bồ tát, hạ hạ phẩm vãng sanh, thánh phàm đồng cư độ là hạ hạ phẩm vãng sanh, sanh đến cực lạc thế giới chính là Bồ Tát, còn không phải là phổ thông Bồ tát, được oai thần bổn nguyện của Phật A Di Đà gia trì, mỗi mỗi đều là A Duy Việt Trí Bồ tát, thật tuyệt!

Pháp môn này gọi là pháp khó tin, là chính câu này. A Duy Việt Trí Bồ Tát là người thế nào? Trong kinh Hoa Nghiêm nói là bậc sơ trụ trở lên, vượt qua Thập pháp giới. Vượt qua thập pháp giới thật không đơn giản! chúng ta ở nơi thế gian này tu, cần tu bao nhiêu năm? Luận kiếp mà tính. Tại sao khi vãng sanh thì làm A Duy Việt Trí BồTát? Có rất nhiều Bồ Tát không tin, sao có chuyện dễ vậy? nhưng đó là sự thật, là do oai thần bổn nguyện của Phật A Di Đà gia trì. Phàm đến  thế giới Cực Lạc đều làm A Duy Việt Trí Bồ Tát. “ Tam chủng trang nghiêm nhập nhất pháp cú”, nhất pháp cú chính là thanh tịnh cú. Thanh tịnh cú là gì? là “chân thật trí huệ vô vi pháp thân, cố tri diệu độ trang nghiêm tức thị thanh tịnh pháp thân, vô nhị vô biệt”. Vậy chứng đắc thanh tịnh pháp thân, chỉ cần sanh đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, thì sợ gì phàm thánh đồng cư độ hạ hạ phẩm vãng sanh, đến Thế Giới Cực Lạc thì đều chứng đắc thanh tịnh pháp thân, đạt được lợi ích thù thắng này.

Suốt 49 năm thuyết pháp độ sanh, Đức Thế Tôn nói tất cả kinh nhưng chưa nói đến điều này. Chỉ có trong kinh Vô Lượng Thọ nói với chúng ta như vậy, nói đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc. Trong thập phương chư phật quốc độ không có đề cập. Trong “ Thọ Lạc Vô Cực Phẩm”  kinh, phẩm thứ 32 có một đoạn kinh văn: “ nhất đán khai đạt minh triệt”. Khai là tâm khai, liễu đạt, chúng ta nói khai ngộ, thông đạt, minh bạch, thấu triệt rồi. “Tự nhiên trung tự nhiên tướng”, tự nhiên là tất cả hiện tượng, nhất thiết hiện tượng là tướng tự tánh bổn nhiên, nó ở đâu? ở ngay đây. Do chúng ta mê muội không biết tất cả hiện tượng là tướng tự tánh bản nhiên, không hề biết. Tự nhiên có căn bản, tự nhiên quang sắc tham hồi chuyển biến tối thắng. Căn bản của nhất thiết hiện tượng tự nhiên. Căn bản chính là nói chắc chắn là có tự tánh. Căn bản là tự tánh, là tất cả hiện tượng tự nhiên. Chúng ta thường nói các pháp không có tự tánh. Tánh của vô tự tánh chính là căn bản, là chân như tự tánh, nó không có tự tánh của chính mình. Tánh của nó là chơn như tự tại, mà chân như tự tại thì ai cũng có, như trên mặt biển, nổi lên rất nhiều bong bóng, mỗi cái bong bóng đều không có tự tánh. Căn bản là gì? căn bản là nước biển. Tất cả bóng nước đều nương nước biển mà hiển hiện, rời nước biển bóng nước làm sao tồn tại? Chúng ta đem bong bóng nước so sánh với nhất thiết vạn pháp, nước biển tức là căn bản. Cho nên tất cả hiện tượng tự nhiên khẳng định có căn bản. Căn bản này là chân tánh.

“ Tự nhiên quang sắc tham hồi”. Cái tự nhiên thứ nhất là nói về chúng sanh, chúng duyên hoà hợp mà sanh khởi hiện tượng. Hiện tượng quang minh sắc tướng này gọi là quang sắc. Tham hồi là tham nhập hồi chuyển. Những điều này hiện nay  giới khoa học đang nghiên cứu. Hiện tượng của vật chất và tinh thần, cái mà họ phát hiện với những gì trong kinh nói hoàn toàn tương đồng. Chuyển biến tối thắng tức là biến hoá vô cùng, ở trong Hoàn Nguyên Quán với những gì chúng ta nói là xuất sanh vô tận.

“Uất đơn thành thất bảo”, “Uất đơn” là Bắc Châu. Chúng ta nói đến tứ đại châu: đông, nam, tây, bắc. Địa cầu này là Nam Diêm Phù Đề châu, nó không ở trên địa cầu chúng ta, nó là một tinh cầu khác_ Bắc châu. Tự nhiên sanh ra y thực quý báu, là những cái mà cuộc sống của chúng ta vô cùng cần thiết. Đây là gì? là Bắc Câu Lô Châu, ở châu này không có Phật pháp. Người sống ở đó rất tự tại, phước báo cũng rất lớn, nên nhà Phật thường nói phú quý học đạo là khó. Người ở Bắc Câu Lô châu không tiếp thu Phật pháp, thọ mạng của họ đến một nghìn tuổi, hầu như không có yểu mệnh. Những hưởng thụ vật chất là tuỳ tâm sở nguyện, muốn cái gì được cái đó. Cuộc sống rất tự do thoải mái, phước báo quá lớn nhưng không có Phật pháp. Cho nên Bồ Tát Vi Đà, quý vị xem trong tự viện thường nói tam châu cảm ứng. Bắc Châu không cảm ứng, người Bắc Châu không cần. Cho nên Ngài hộ trì ba châu. Đó là Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hoá Châu và Nam Thiệm Bộ Châu, ba châu này cảm ứng, nhưng Bắc Câu Lô Châu thì không. Bắc Châu phước báo rất lớn!

“Hoành lãm thành vạn vật”. Hoành là không gian, lãm là ôm lấy. Nhất thiết pháp đều là tự nhiên sanh. Thế giới này của chúng ta có không ít thứ, nhưng phải cần công nhân đi trồng trọt. Nhưng nó không cần, hoàn toàn là tự nhiên, đến đâu cũng thế, cho nên không thiếu gì. Đây gọi là Thọ Lạc Vô Cực, chính là Thế Giới Tây  Phương Cực Lạc .

Trong kinh nói: “nhất đán khai minh, kỳ sở khai minh giả, đương nhơn chi tự tâm dã, thất bảo dự vạn vật, Phật chi quốc độ dã, do tự nhất tâm, nhi hiện diệu độ”.

Đây là giải thích trong kinh văn nói về đoạn này.“ Nhất đán khai minh” tức là nói hoát nhiên đại ngộ. Ngộ, khai minh là gì? là tâm của chính mình, minh tâm kiến tánh. Khi đã minh tâm kiến tánh, thì thất bảo và vạn vật, cõi Phật tự nhiên mà hiện. cõi Phật làm sao mà hiện? là tự tâm hiện, không phải đến từ bên ngoài. Sau khi khai ngộ quí vị mới biết “tự tánh Di Đà, duy tâm tịnh độ”. Thế giới Cực lạc, A Di Đà Phật từ đâu đến? từ trong tự tánh của chúng ta biến hiện ra, liên quan mật thiết với chúng ta. Quý vị hiển rõ chân tướng sự thật này rồi, mà muốn vãng sanh thế giới cực lạc, làm gì có lý không được vãng sanh? Cho nên hai câu này cũng ở trong tam thời hệ niệm của Trung Phong Thiền Sư. Di Đà chính là Di Đà trong tâm của mình, tịnh độ là tịnh độ tự tánh biến hiện. Tâm ta chính là A Di Đà Phật và ngược lại A Di Đà Phật chính là tâm ta. Quí vị thật sự hiểu được sự liên quan của chúng ta với Phật và Cực Lạc Thế giới  rồi, mới thấy có rất nhiều người dần dần giác ngộ. Nói một cách khẳng định rằng: quê hương của mình ở Cực Lạc Thế Giới, vãng sanh là trở về nhà. Cả một thời gian dài mãi lưu lạc bên ngoài, cực khổ trăm bề, bây giờ muốn hồi đầu. Quý vị thử nghĩ xem, lưu lạc bên ngoài dễ hay trở về nhà dễ. Trở về so với lưu lạc đương nhiên dễ, những lời này đều là thật.

“Do tự nhất tâm, nhi hiện diệu độ”, đây là tâm hiện. “Do tâm hồi chuyển, dĩ thành thế giới, thị cố sự sự vô ngại, viên minh cụ đức”. Ý niệm của tâm, ngày nay các nhà khoa học cũng phát hiện, sức mạnh của ý niệm rất lớn. Thế giới của ý niệm có thể chuyển biến vũ trụ. Thập pháp giới y chánh trang nghiêm là do tâm xoay chuyển biến hiện ra. Cho nên nếu minh bạch nguyên lý này và biết rõ tính duyên khởi, thì ta hiểu sự sự vốn vô ngại, vốn là viên minh cụ đức. Viên là viên mãn, minh là quang minh, các đức đầy đủ, không thiếu thứ gì.

Trong kinh dạy: “khai hoa hiển thị chân thật chi tế. Chân thật chi tế giả, chân như thật tướng chi bổn tế”. tức là sự thật chân tướng mà ngày nay chúng ta đề cập. “Cố tri sở hiển hiện giả, đương tương tức đạo, tức sự nhi chân, nhất nhất vô phi chân như thật tướng”. Ở đâu?  Ở ngay trước mắt. Trong đại thừa giáo đức Phật thường nói: Ngoài tâm không có pháp, ngoài pháp không có tâm. Pháp là thập pháp giới y chánh trang nghiêm, đều là tâm hiện thức biến, đã minh bạch, khẳng định và hiểu rõ rồi. Quí vị sẽ khẳng định và tin tưởng hai câu này. “Sở hiển hiện giả”, lục căn của chúng ta đối với cảnh giới lục trần, nó hiển hiện một cách rõ ràng minh bạch. “đương tướng tức đạo, tức sự nhi chân”, “đạo” và “chân” ở đây là chỉ tự tánh, các bậc cổ đức đã khai ngộ đã kiến tánh. Tánh này như thế nào? ở trong hiện tướng tuỳ tiện chỉ một tướng, tất cả là tự tánh. Giống như Thầy giáo gật đầu đồng ý, rồi ấn chứng cho họ. “tức sự”, trong sự tướng cũng như vậy, Các bậc cổ đức, khi bị thầy giáo tra vấn, học trò giơ tay và thầy giáo đồng ý, cũng khai ngộ rồi.

Đây là câu chuyện của thiền môn, nói về công án. Khi mới học Phật pháp, tôi rất thích đọc những sách này. Bây giờ đã nhiều năm chưa đọc lại nó, đã quên tên rất nhiều người, tên triều đại cũng quên. Chỉ nhớ được câu chuyện như vậy: Ngày xưa có một tiểu Hoà thượng, rất nghịch ngợm nhưng cũng rất thông minh. Một hôm Lão Hoà thượng hỏi mọi người, Ngài đưa một ngón tay. Thời đó người xuất gia trên người đem theo giới đao, lão Hoà thượng liền rút giới đao ra, một nhát chặt đứt ngón tay, tiểu Hoà thượng liền được khai ngộ. Quí vị xem đưa lên một ngón tay mà được khai ngộ, cắt đứt một ngón tay mà khai ngộ rồi. Ngài chỉ bắt chước, học người khác, quý vị xem đó chính là pháp không định pháp, quí vị giúp người khác khai ngộ như thế nào? Đó chính là trí huệ chân thật, thật sự có đức hạnh. Hiểu được điểm then chốt này, thì chỉ cần một cử động là lập tức khai ngộ. Quán căn cơ đó là đại học vấn. Chạm đến, trong một sát na là khai ngộ.

“Nhất nhất vô phi chân như thật tướng”, bất cứ pháp nào, cảnh giới mà lục căn tiếp xúc, không có pháp nào chẳng phải chân như, không có pháp nào chẳng phải thật tướng, cũng không có pháp nào chẳng phải tự tánh. “Diệc tức nhất nhất vô phi tự tâm”, tức là chân tâm của mình.

“Thị cố siêu tình ly kiến, viên cụ thập huyền dã”. Hai chữ này rất quan trọng. “Siêu tình ly kiến” mới khai ngộ được. Nếu có tình chấp thì không thể khai ngộ, nếu còn kiến giải cũng không thể khai ngộ, vì kiến giải là sở tri chướng, mà tình chấp là phiền não chướng. Nếu không buông xả hai thứ này, hoặc không buông hết, đều không cách nào khai ngộ được. Cho nên điều kiện để khai ngộ là “siêu tình ly kiến”. Phải vượt qua tình chấp, điều này rất khó. Ở đây muốn nói rằng khó khăn nhất của phiền não chướng là thân tình. Làm sao để có thể buông bỏ tình thân, buông bỏ thân tình có phải là vô tình chăng?_không phải. Sau khi xả bỏ thân tình mới có chân tình, vì thân tình này là giả, gọi là hư tình giả ý, làm gì có thật? Nó luôn thay đổi. Điều này chúng ta nên biết. Chân tình là vĩnh hằng bất biến, vì tự tánh không thay đổi mà. Khi chúng ta mê mất tự tánh, chân tình sẽ trở thành hư tình giả ý. Cái mà mọi người đang chấp trước là không thật, là hư tình giả ý. Khi chân tình xuất hiện, gọi là đại từ đại bi, vô duyên đại bi, đồng thể đại bi, đây thật là vĩnh hằng bất biến.

Tình thương của Chư Phật Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh, vượt trên tình mẫu tử rất nhiều, không cách nào so sánh được. Vì sao? Vì nó là tự tánh, từ trong tự tánh lưu xuất ra, vĩnh hằng bất biến, cho nên viên mãn thập huyền. Chúng ta học qua Thập Huyền Môn, viên mãn cụ túc. Tất cả pháp, bất cứ pháp nào, cũng đầy đủ Thập Huyền. Như vậy mới nói về tánh tướng lý sự nhân quả của tất cả pháp một cách viên mãn, bất kể pháp nào cũng đều viên mãn, bình đẳng.

Trong kinh nói một vi trần với pháp giới hư không giới đều bình đẳng, huống gì các pháp khác?

Pháp giới hư không giới, ngày nay gọi là hồng quan thế giới. Một vi trần là vi quan thế giới. Vi quan và hồng quan là một không phải hai. Một là tất cả, tất cả là một. một là vi quan, tất cả là hồng quan. Hồng quan đầy đủ “thập huyền”, vi quan cũng đầy đủ “thập huyền”.

“Hoa Nghiêm chi độc thắng, đoan tại thập huyền”. Trong tất cả các kinh, Hoa Nghiêm vượt lên tất cả. Thù thắng chỗ nào? Vì kinh Hoa Nghiêm rất viên mãn rất thấu triệt. Còn các kinh khác phần nào quan trọng thì Đức Phật giảng chi tiết, phần còn lại thì không. Một thể có rất nhiều mặt, ví dụ như chúng tôi dở nắp ly này ra, quí vị nhìn từ bên này thì thấy cái nắp này tròn, nhô ra. Nếu nhìn từ bên kia thì cũng thấy tròn, nhưng lõm xuống, nhìn từ phía này lại thấy như vầy, hình dáng không giống nhau. Điều này nói lên rằng, Đức Phật nói những bộ kinh khác là giảng về một mảng nào đó, chứ không phải đầy đủ mọi mặt. Nhưng Hoa Nghiêm nói đủ mọi mặt, nên Kinh Hoa Nghiêm vượt lên tất cả là ở chỗ này. Tất cả các kinh hợp lại chính là “ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”

Kinh Hoa Nghiêm triển khai tất cả các kinh. Trong Kinh Hoa Nghiêm có nói từng bộ phận, giảng mặt này. Nhưng ngoài ra khi Đức Phật giảng thì dạy đặc biệt rõ ràng, nhưng nó không hoàn chỉnh. Còn Hoa Nghiêm thì hoàn chỉnh, nên nói Kinh Hoa Nghiêm vượt lên tất cả là vậy.

Kinh Hoa Nghiêm đầy đủ Thập Huyền, Kinh Vô Lượng Thọ cũng đầy đủ Thập Huyền. Đoạn này chúng ta thấy chư vị Tổ sư dẫn chứng kinh văn trong bổn kinh. Trong Thập Huyền Môn, mỗi môn đều có trong kinh văn. Cho nên bên dưới nói: “Kim bổn kinh diệc cụ”. Vô Lượng Thọ Kinh cũng đầy đủ Thập Huyền Môn, chứng bản minh bổn kinh không khác Hoa Nghiêm, nghĩa là bộ kinh này với Hoa Nghiêm không khác.

“ Hoa Nghiêm mạt hậu dĩ Thập Đại Nguyện Vương đạo quy Cực Lạc. Kim bổn kinh toàn hiển tịnh tông đạo dẫn phàm thánh đồng quy cực lạc. Cố xưng bổn kinh vi trung bổn Hoa Nghiêm thành hữu cứ dã”.

Có căn cứ. Trong lúc Đức Phật giảng dạy Đại Thừa giáo, trong kinh có nói Bồ Tát không tu hạnh Phổ Hiền, thì không thể viên thành Phật đạo. Nói cách khác, chư vị Bồ tát muốn thành Phật, nhất định phải tu hạnh Phổ Hiền. Còn người tu Tịnh độ thì sao? Họ cũng đều tu hạnh Phổ Hiền.

Quý vị xem cuốn kinh này của chúng ta, 48 phẩm của Hạ Liên Lão Hội Tập, phẩm thứ hai, quý vị xem đề mục “ Đức Tôn Phổ Hiền”, phẩm này nói rõ nhập môn của Tịnh Độ Tông là tu hạnh Phổ Hiền, trong kinh cũng đã nói rất rõ ràng. Ở trang 114, câu đầu tiên: “Hàm cộng tuân tu Phổ Hiền đại sĩ chi đức, cụ túc vô lượng hạnh nguyện, an trú nhất thiết công đức pháp trung”. Đây là cảnh giới của người tu Tịnh độ, câu đầu tiên của phẩm thứ hai. Cho nên Hạ Liên Lão dặt đề mục cho phẩm này là “Đức Tôn Phổ Hiền”. Sự liên quan của Tịnh độ với Phổ Hiền Bồ tát vô cùng mật thiết. ở nơi Hoa Tạng thế giới Bồ tát Phổ Hiền là tượng trưng của hành môn.

Quý vị! gia đình chúng ta thờ Phật, tượng Phật là tượng trương, không thể coi như là một vị thần được,  như vậy là sai lầm, là mê tín. Tượng Phật là để cảnh tĩnh chính mình. Thờ Phật công đức rất lớn, vì sợ chúng ta quên tánh Phật, nên sớm tối đến trước Phật đường lễ Phật để cảnh giác mình. Chúng tôi ở đây giảng kinh, đằng sau là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Ở giữa là Tỳ Lô Giá Na Như Lai, còn hai bên là Văn Thù và Phổ Hiền bồ tát, ngồi trên đại tượng là ngài Phổ hiền, còn trên sư tử là ngài Văn Thù. Ngài Văn Thù tượng trưng cho giải môn, trí tuệ. Phổ hiền tượng trương cho thực tiễn, thật sự tu tập.

Bồ tát Phổ hiền dạy chúng ta tu hành mười đại cương, cần ghi nhớ! Điều thứ nhất dạy ta lễ kính Chư Phật, đối với mọi người mọi việc và mọi vật cần có lễ phép, phải biết lễ kính. Khi đối nhân, tâm chân thành phải phát xuất từ nội tâm, phải cung kính. Tại sao mà đối với người phải cung kính, vì họ vốn là Phật. Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy như vậy, “tất cả chúng sanh vốn là Phật”. Bây giờ họ là một vị Phật hồ đồ, vì đang mê mờ chưa giác ngộ, nhưng họ là Phật, chẳng thể nói họ không phải Phật. Cho nên chúng ta chỉ có thể nói họ là vị Phật hồ đồ. Chúng ta cung kính đối với Đức Phật Thích Ca và Phật di Đà như thế nào, thì cũng dùng tâm như thế đối mọi người. Xem tất cả mọi người là Phật Thích ca là Phật Di Đà. Như thế là chúng ta biết học.

Kính lễ chư Phật chúng ta đã làm được rồi, nhưng còn đối với mọi vật như bàn, ghế, tấm ván, đèn thì ta không thể nhìn thấy nó cũng xá chào 90 độ, nếu nghĩ vậy thì ta đã sai, cung kính nó bằng cách nào? Bằng cách đem nó để chỉnh tề rồi lau chùi sạch sẽ, như vậy là cung kính với nó rồi. Vì thế ta nên biết đối với tất cả vạn vật, cỏ cây hoa lá, đều phải chăm lo chu đáo. Đối với sơn hà đại địa cũng cần có tâm cung kính. Vì sao? vì tất cả đều là chân tánh, đều do tự tánh biến ra, những thứ đó đều là tự tánh. Tự tánh ở đâu? chỗ nào cũng có, lúc nào cũng có, thiên biến vạn hoá. Tại sao có thể thiên biến vạn hoá? Nó tuỳ theo tâm niệm của chúng ta mà biến hoá ra. Khi ta khởi niệm thiện thì không có thứ gì là không phải thiện, chúng ta niệm niệm bất thiện, thì không có thứ gì là không bất thiện, chính là đạo lí này.

Tây Phương Cực Lạc Thế Giới tốt, cũng không có nguyên nhân nào khác. Đức Phật A Di Đà dạy giỏi, ngày ngày giảng kinh dạy học, tất cả mọi người đều tiếp thụ giáo dục, đây là ưu điểm lớn nhất, nó là một quốc độ mới xuất hiện. Nơi này lịch sử chưa lâu. Trong kinh dạy Cực Lạc Thế Giới từ kiến lập đến nay mới chỉ có mười kiếp, cho nên thời gian không dài. Phàm muốn đi đến đó phải có điều kiện của nó, không hợp điều kiện thì không thể đi được. Điều kiện là gì? là thiện căn, phước đức và nhân duyên. Trong kinh Di Đà Đức Thế Tôn dạy rằng: “ bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhơn duyên đắc sanh bỉ quốc”, kinh dạy quá rõ ràng. Phàm sanh đến cõi Cực Lạc đều phải là nhiều thiện căn, phước đức, nhơn duyên, thêm nữa là Tín Nguyện Hạnh. Khi đã có thiện căn phước đức nhơn duyên, thì có thể Tin, có thể Nguyện và có thể Hành và quyết định được sanh Tịnh độ. Đơn giản như vậy thôi!

Thiện căn là gì? là năng tín, năng giải. Khi tiếp xúc với một pháp môn mà có thể tin tưởng lý giải không hoài nghi gọi là thiện căn.

Phước đức là gì? Phước đức là năng hạnh, nghĩa là thật sự tu.

Còn nhân duyên?  Nhân duyên của người là gặp được thiện hữu. Đức Thế Tôn đã dạy cho chúng ta biết pháp môn này. Nếu gặp được kinh điển, gặp được đạo tràng tu tập như vần, đều là nhờ nhân duyên. Cho nên nói năng tín, năng giải, thật tu, chân thật niệm Phật, cộng thêm môi trường tu học tốt như vậy thì sao không thành tựu?

Chúng ta học qua kinh Hoa Nghiêm, thấy Thiện Tài Đồng Tử, ngài là biểu pháp, làm tấm gương của một đời tu hành thành Phật để chúng ta noi theo. Thành tựu một đời của Ngài là chứng đắc cứu cánh viên mãn. Chúng ta thấy trong kinh Hoa Nghiêm, Thầy của Ngài là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, và ngài đã khai ngộ trong hội thuyết pháp của Văn Thù Bồ tát. Như chúng ta thường nói minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ. Ngộ rồi khởi tu, sau khi ngộ mới khởi tu. Khởi tu là gì? là tuy đã ngộ rồi, nhưng tập khí phiền não vẫn tồn tại, phải trừ sạch những thứ này, mới có thể chứng quả.

Hai vị Bồ Tát này, chúng ta dùng cách nói đơn giản nhất, nghĩa là Bồ Tát Văn Thù dạy ta nhìn thấu, Bồ Tát còn Phổ Hiền dạy chúng ta buông xả. Cho nên Bồ Tát Văn Thù là huệ giải- lý giải, Bồ Tát Phổ Hiền là thật tu. Sau khi Thiện Tài khai ngộ, Bồ Tát Văn Thù kêu Thiện Tài đi tham học, năm mươi ba lần di tham vấn cầu học thì thành tựu.

Năm mươi ba tham là gì? chính là xã hội thực tế hiện tại. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như công việc, đối nhân xử thế. Năm mươi ba tham là tượng trưng cho nam nữ già trẻ, các ngành các nghề trong xã hội, và tất cả đều tiếp xúc. Người tốt cũng tiếp xúc, người xấu cũng tiếp xúc, và tiếp xúc với bất cứ người nào. Đó là gì? là qua sự việc để luyện tâm. Ở trong cách đối nhân, xử thế, tiếp vật để rèn luyện, xem quí vị có thể  thông qua các cửa này hay không? Đây là chân thật trí tuệ.

Ngày xưa thầy Phương giới thiệu kinh Hoa Nghiêm cho tôi, nói đây là chân trí huệ, đã thông qua kiểm nghiệm. Tức là các ngành các nghề trong xã hội đều tiếp xúc qua, từ Đế vương cho đến phàm phu tiểu tốt. Từ người học rộng phẩm đức cao sang, cho đến người tạo các ác nghiệp không biết một chữ đều tiếp xúc hết. Tiếp xúc để luyện gì đây? Luyện không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước. Luyện như vậy thành tựu được gì? Trong kinh nói là thành tựu thanh tịnh bình đẳng giác. Nếu không thông qua thử thách thực tế này, thì làm sao biết được tâm thanh tịnh bình đẳng giác? Cần thông qua, điều này không dễ. Giải ngộ dễ dàng, nhưng chứng ngộ thì rất khó, ải nào cũng phải thông qua.

Người mà Thiện Tài đi tham học lần thứ nhất là một vị xuất gia -Tỳ Kheo Kiết Tường Vân, vị Tỳ Kheo này tu pháp môn gì? là chuyên niệm A di đà Phật cầu sanh tịnh độ. Người Trung Quốc thường nói “ tiên nhập vi chủ”. Đây là vị thiện tri thức đầu tiên, do Bồ Tát Văn Thù giới thiệu để Thiện Tài đến tham học. Chúng ta cũng biết, Thầy của Thiện Tài là Văn Thù Sư Lợi, Văn Thù Sư Lợi từ pháp môn này mà thành tựu. Thiện Tài là môn sinh đắc ý được thừa truyền đại pháp của thầy mình, khẳng định không thay đổi pháp môn của Thầy. “Tứ Thập Hoa Nghiêm” quyển thứ 39 nói Văn Thù và Phổ Hiền đều phát nguyện cầu sanh Tây Phương Cực Lạc.

Kiết Tường Vân Tỳ kheo giảng pháp khai thị cho Thiện Tài, nói về 21 loại pháp môn niệm Phật. Hai mươi mốt không phải đơn thuần là con số, mà nó tượng trưng đại viên mãn, Mật tông cũng tượng trưng cho đại viên mãn. Vì tượng trưng của Mật tông là Đại thừa, Tiểu thừa, Hiển giáo, Mật giáo, Tông môn giáo tất cả đều có. Cho nên Thầy Phương cho rằng đây là khái luận triết học trong Phật Kinh .

Vì thế 21 pháp môn này là đem tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn thâu tóm quy nạp vào pháp mônTịnh độ. Toàn là pháp môn niệm Phật, không có pháp nào chẳng phải là pháp môn niệm Phật. Đúng là một là tất cả, tất cả là một. Chúng ta đã thấy trong kinh Hoa Nghiêm, đây là Thập Huyền Môn, thật không thể nghĩ bàn!

Đến lần học đạo cuối cùng, Bồ tát Phổ Hiền thập đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc, thì chúng ta hiểu rõ. Đầu và cuối là Tịnh độ, chúng ta sẽ biết được ở giữa.  Ở giữa là năm mươi mốt tham. Ta thấy Thiện tài đi tham học, có lễ bái, tức là lễ kính chư Phật. Có tán thán, cúng dường, sám trừ nghiệp chướng. Sám trừ nghiệp chướng ở đâu? Là nghe Thiện tri thức khai thị, gạt bỏ lo lắng của mình, đó là nghiệp chướng. Và cảm ân đối với vị thiện tri thức này. Cuối cùng là luyến đức lễ từ, có nghĩa là gì? tôi đã đến đây tu học, và cám ơn sự chỉ dạy của ngài. “ Lễ từ” là gì? Nghĩa là tôi không học pháp môn này, mà chỉ học pháp môn niệm Phật. Pháp môn nào Ngài cũng đều đi tham học và hiểu rõ tất cả, nhưng cuối cùng chỉ chọn cách niệm Phật. Cám ơn sự chỉ dạy của người -luyến đức. Lễ từ là lễ bái, từ chối không học pháp môn này. Quí vị nhìn xem, cuối cùng vẫn là “Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”. Nhất môn thâm nhập là không nghi, không trở ngại, đi tham học khắp nơi. Thành tựu hậu đắc trí cho mình một cách viên mãn, chính là vô sở bất tri. Tuy vô sở bất tri, nhưng tâm của Ngài như như bất động, vẫn niệm Phật cho đến cùng.

Cho nên lần tham vấn thứ 53 trong hội Phổ Hiền, Ngài chứng đắc cứu cánh viên mãn Phật quả. Điều này gợi cho chúng ta biết rất nhiều. Đương nhiên học tập không dễ, vì sao? Vì được khai ngộ rồi mới có thể học, còn chưa khai ngộ thì trước phải học cho khai ngộ, sau khi khai ngộ phải trải qua việc luyện tâm. Như vậy mới thật sự khởi đại dụng, ở đây tức nói là “ diệu dụng vô phương”.

Phần cuối của kinh Hoa Nghiêm, lấy thập đại nguyện vương dẫn về Cực lạc”. “Kim bổn kinh toàn hiển tịnh tông, đạo dẫn thánh phàm, đồng quy cực lạc. Cố xưng bổn kinh vi trung bổn Hoa Nghiêm, thành hữu cứ dã”. Điều này xác thực là có kinh điển làm căn cứ, không phải  tuỳ tiện nói ra. Gọi kinh này là “ trung bổn Hoa Nghiêm”, là Bành Tế Thanh cư sĩ thời Càn Long nhà Thanh nói. Bành cư sĩ cũng không phải là người phổ thông, ông ta thông tông thông giáo, hiển mật viên dung, thông minh tuyệt đỉnh. Ông thi đỗ tiến sĩ, nhưng chưa từng ra làm quan, nhất tâm niệm Phật, trong Phật pháp có thành tựu rất lớn. Ông có một trước tác “Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Luận”, cho nên Ông ta là người đầu tiên nói ra câu này:   “Kinh Vô Lượng Thọ  tức là trung bổn Hoa Nghiêm”.

“Hựu cứ “Yếu Giải” phán tiểu bản viết: Hoa Nghiêm áo tạng, pháp hoa bí tuỷ, nhất thiết Chư Phật chi tâm yếu, Bồ Tát vạn hanh chi từ nam, giai bất xuất ư thử hỷ”.

Đây là điều mà Ngẫu Ích Đại Sư nói vào cuối thời nhà Minh. Ngẫu Ích Đại Sư là Tổ Sư đời thứ 9 của tông Tịnh độ. Ngài viết cuốn “Yếu Giải” này chính là chú giải cho kinh Di Đà, đơn giản chăt chẽ và viết trong 9 ngày là hoàn thành. Cuối sách Ngài có viết một đoạn bạt văn ngắn, ghi lại thời gian viết sách này. Ấn Quang Đại Sư thời cân đại đối với cuốn “Yếu Giải” này đã viết lời bình rằng: “Cho dù cổ Phật tái sanh, để viết chú giải cho kinh A Di đà, cũng không thể hơn cuốn này”. Lời tán thán của Ấn Quang Đại Sư là tán thán đến tối đa, tán thán đến đỉnh điểm.

Trước đây vài năm, Tôi ở Singapore, có một hôm Diễn Bồi Pháp Sư người bạn cũ của tôi hỏi tôi: “ Sự tán thán của Ấn Quang Đại Sư đối với cuốn Yếu Giải có phải là hơi quá đáng không?”. Tôi nói với Pháp Sư: “ vừa đúng mức, không có gì quá đáng”. Đây là sự thật không giả dối đâu.

“ Hoa Nghiêm áo tạng, Pháp Hoa bí tuỷ” đều ở trong Tịnh độ. Là tâm yếu của nhất thiết chư Phật, là chỉ nam của vạn hạnh Bồ tát. Một cuốn kinh Di Đà nho nhỏ mà đầy đủ tất cả. Vậy kinh Vô Lượng Thọ đương nhiên càng đầy đủ. Chúng ta muốn học Phật, bộ kinh này là đủ rồi, là viên mãn rồi. Nếu sợ phiền phức, muốn đơn giản một chút thì học kinh Di Dà. Còn khi muốn học nhiều một chút, hiểu nhiều một chút, thì học Kinh Vô Lượng Thọ . “Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”, chắc chắn có thể đắc niệm Phật tam muội, chắc chắn có thể khai ngộ. Khai ngộ vãng sanh sẽ sanh về cõi Thật Báo Trang Nghiêm, còn đắc Tam muội vãng sanh thì sanh về cõi Phương Tiện Hữu Dư, đều không ở cõi Đồng Cư. Ở cõi Đồng Cư là chỗ chưa khai ngộ, chưa đắc Tam muội, chúng ta cần phải biết điều này. Hơn nữa, Cực Lạc không xa rời Hoa Tạng Thế giới, Di Đà tức là Tỳ Lô Giá Na.

Tôi ở Singapore giảng kinh này, Tôi nhớ lúc đó tôi nương vào cuốn chú bên lề của Thầy Lý để giảng. Có người hỏi tôi sự liên quan giữa Cực lạc Thế giới và Hoa Tạng thế giới. Tôi đưa ra ví dụ: Hoa tạng thế giới là Singapore, Cực Lạc thế giới là đường Ô Tiết, đây là con đường phồn hoa nhất Singapore. Thật vậy, vì Hoa Tạng thế giới là một con đường rất phồn hoa, rất náo nhiệt. Di Đà là báo thân, còn Tỳ Lô Giá Na là pháp thân. Như vậy Báo thân Phật tức là Pháp thân Phật, cho nên nói bổn kinh này là Viên giáo, ai nói không phải. Người xưa phân tịnh tông,  kinh A Di Đà,  kinh Vô Lượng Thọ là viên giáo, giống như Hoa Nghiêm vậy. Nhưng sự phân giáo này tướng sai biệt trong bình đẳng, nếu người đạt đến chỗ viên mãn, thì pháp pháp đều viên mãn, bình đẳng, không cao thấp, đây là tướng bình đẳng trong sai biệt. Điều này không phải giảng trong khi dạy, mà ở nơi người học tập như chúng ta. Chúng ta là người học tập, nếu là viên đốn căn tánh, thì không có gì để nói. Còn không phải viên đốn căn tánh, thì đây cũng là viên giáo. Vì trong Viên giáo cũng có sai biệt.

Hôm nay chúng ta giảng đoạn này một cách viên mãn. Còn bên dưới là trong cương yếu, đoạn thứ bảy của “bộ loại sai biệt”. Nhưng rất quan trọng, rất tinh hoa, đều ở trong đoạn này. Đoạn này chúng ta cần dùng thời gian dài hơn. Hôm nay xin giảng đến đây.

HẾT TẬP 70