Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 69
Chủ giảng: Tịnh Không pháp sư
Chuyển ngữ: Hạnh Chơn
Biên tập: Bình Minh
Giảng ngày: 26 tháng 06 năm 2010
Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội- HongKong
Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Mời quý vị xem “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải”. Hôm nay chúng ta tiếp tục học “Huyền môn vô ngại thập nhân” điều thứ tư.
4- PHÁP TÁNH DUNG THÔNG
Vị pháp giới chi tánh, viên dung thông đạt vô ngại, nhiên nhất thiết sự pháp, y tánh kiến lập, bất dị chân tánh. Tánh ký dung thông, sự diệc như chi, cố nhất nhất vi trần, các hàm pháp giới.
Đoạn này nói rõ về chân tướng sự thật, của thảy pháp tướng trong hế xuất thế gian. Pháp tướng này chính là hiện tượng, nó rất nhiều, vô lượng vô biên, vô tận vô số. Nhưng nếu đem nó phân thành ba loại lớn, thì sẽ bao quát tất cả, đều bao hàm rồi.
Ba loại lớn:
Loại thứ nhất là hiện tượng tinh thần, đây là pháp tướng.
Loại thứ hai là hiện tượng vật chất.
Loại thứ ba là hiện tượng tự nhiên.
Ba loại lớn này bao quát hết tất cả. Cũng bao quát cả bất đồng không gian duy thứ. Đây là thuộc hiện tượng tự nhiên.
Pháp tánh và pháp tướng là một. Pháp tánh là thể, pháp tướng là hiện tượng. Hiện tượng từ đâu sanh ra? Là nương vào thể mà sanh ra. Thể đã là viên dung thông đạt vô ngại, vậy trên sự tướng có còn chướng ngại chăng? Trên lý luận mà nói thì không có chướng ngại. Nhưng khi ta quan sát những sự tướng trước mắt, thì nó thật có sự chướng ngại. Chướng ngại từ đâu đến? Chướng ngại này là thật hay giả? Đức Phật nói không có chướng ngại. Chướng ngại mà chúng sanh thường cảm nhận này nó không có thật, từ vọng tưởng phân biệt chấp trước mà sanh ra. Nói cách khác là chính mình làm chướng ngại mình, trên thực tế tất cả sự vật thật sự không có chướng ngại, nên ta phải nói là không có chướng ngại.
Trong phòng này của chúng ta, vì sao ta không nhìn thấy được phòng bên cạnh? Đây không phải là chướng ngại rồi sao? Tại sao khi có một bức tường chắn lại thì ta không đi qua được, đây không phải là chướng ngại sao? Không sai, con người chúng ta có chấp trước nó sẽ tạo thành chướng ngại. Quý vị xem chúng sanh của U minh Giới, chúng sanh của thiên đạo, họ đối với điều này không có chướng ngại, dù cách tường như vậy nhưng họ vẫn ra vào tự tại. Chướng ngại của nhân gian này không làm chướng ngại được họ. Nhưng trong U Minh giới, họ lại có chướng ngại của chính họ. Do đây mà biết, chướng ngại sanh ra từ phân biệt chấp trước. Nên con người khi không có phân biệt, không có chấp trước, còn có chướng ngại chăng? Quí vị nên biết lúc này không còn chướng ngại nữa, dù chỉ là tạm thời hay trong khoảng sát na. Khi trong tâm ta không có động niệm, sẽ thấy có kỳ tích xuất hiện. Một số người chúng ta nói kỳ tích xuất hiện, trên thực tế rất bình thường.
Chúng ta đọc bài tựa “Viên Giác Kinh Giảng Nghĩa” của Pháp Sư Viên Anh . Trong đời của Pháp Sư Viên Anh có hai thứ rất giá trị, hai thứ này là tác phẩm sau khi Ngài lớn tuổi, chứ không phải tác phẩm khi còn trẻ_ sau 70 tuổi. Một bộ là “Lăng Nghiêm Kinh Giảng Nghĩa”. Một bộ nữa là “Viên Giác Kinh Giảng Nghĩa”. Bộ “Viên Giác Kinh Giảng Nghĩa” trong đoạn giảng nghĩa, ngài có kể câu chuyện. Đây là trong Tựa văn “Viên Giác Kinh Giảng Nghĩa” nói, quyết định không phải giả, Lão Hoà Thượng sẽ không bịa đặt sinh sự. Một hôm, Ngài ở trong phòng nơi thất của Phương Trượng. Đột nhiên nghĩ ra một việc và lập tức muốn đi làm. Sau khi từ chỗ ngồi đứng dậy Ngài đi ra. Sau khi đi ra đột nhiên nghĩ lại, cửa phòng của Ngài đang đóng hình như không mở, tại sao đi ra được? quay đầu nhìn lại, cửa thật sự đang đóng, đi lui lại nhưng bước không vào. Không có chướng ngại, cửa không có chướng ngại.
Trong một sát na thời gian đó, Ngài không nghĩ đến cửa đóng, Ngài không nghĩ đến cửa lập tức đã đi ra. Ý niệm thứ hai, ý niệm phân biệt chấp trước khởi dậy là không được, bước vào không được nữa. Đây chính là ý thức của con người phân biệt cái này là nhà, cái này là cửa lớn, còn cái này là cửa sổ. Ta cứ phân biệt như vậy, chấp trước như vậy, thì chướng ngại sẽ khởi tác dụng. U Minh Giới và Thiên đạo không có quan niệm này như chúng ta, nên họ đến đi tự tại.
Nhà của chính mình, chúng ta không có khái niệm này. Nhà của quỷ ở chúng ta bước ra bước vào, giống như họ bước vào nhà nhân gian của chúng ta vậy, không chướng ngại, vì ta không nghĩ đến nó có chướng ngại. Thật là người và Quỷ sống lẫn lộn, phòng nhà chồng lên nhau. Chướng ngại của họ họ qua không được. Chướng ngại của chúng ta ta qua không được. Chướng ngại của ta họ có thể qua được, chướng ngại của họ chúng ta cũng vô ngại. Điều này không phải đã nói rõ chướng ngại từ đâu đến rồi sao? Từ phân biệt chấp trước mà đến. Không có phân biệt chấp trước thì không có chướng ngại. Trong Phật Pháp gọi như vậy là thần túc thông. Trong kinh điển Đức Phật dạy, người như thế nào được chứng đắc? Tam quả La hán.
Chúng ta đều biết La Hán có bốn quả là Sơ quả, nhị quả, tam quả, tứ quả. Tam quả La Hán không có chướng ngại. Nên năng lực này gọi là Thần Túc Thông. Từ đó cho thấy bậc thánh buông bỏ được nhiều chấp trước nên chứng được quả vị thứ ba, nhưng vẫn còn một ít chấp trước. Nếu tiếp tục buông bỏ, họ sẽ chứng được tứ quả A la hán. Tam quả là A na hàm, tứ quả là A la hán. Họ còn kém một chút nữa là chứng quả A la hán. Khi đến được cảnh giới này sẽ không có chướng ngại. Bồ Tát thì càng không cần phải nói nữa rồi. Cảnh giới Bồ tát chứng được vượt qua A la hán. Người cõi trời không có chướng ngại ta có thể lý giải, thực sự là không có chướng ngại.
Nếu phân biệt chấp trước nhạt đi. Đương nhiên nếu bảo ta đừng chấp trước, đây là chuyện không thể, nhưng phải nhìn nó nhẹ hơn, đừng coi trọng quá, trước làm nhẹ đi, từ từ mới có thể đoạn trừ nó. Phiền não giảm một phần, thì phẩm vị để vãng sanh thế giới tây phương cực lạc sẽ tăng lên một phần, chính là đạo lý này. Phiền não giảm hai phần, thì phẩm vị đến thế giới Cực Lạc tăng lên hai phần, có lợi ích rất lớn. Còn nếu ta thật sự buông bỏ chấp trước, thì được sanh về Thế Giới Cực Lạc chứ không phải ở cõi Đồng cư, tức là vãng sanh vào cõi Phương Tiện. Nếu có thể không phân biệt chấp trước, đối với tất cả pháp không chấp trước, vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực lạc quyết định là sanh vào cõi Thật Báo Trang Nghiêm, chứ không phải cõi Phương Tiện Hữu Dư. Nên biết rằng buông bỏ đối với chúng ta vô cùng quan trọng. Buông bỏ không phải chỉ là buông bỏ trên sự việc, vì sao? Vì việc làm không có chướng ngại, lý sự vô ngại, sự sự vô ngại. Chướng ngại là ý niệm sai lầm của ta. Vọng tưởng phân biệt chấp trước, đây là ý niệm sai lầm, với việc làm không liên quan. Đúng là ý niệm làm chủ tất cả.
Quý vị xem, khi ta có loại phân biệt chấp trước là mỗi ngày phải ăn ba bữa cơm, không ăn một bữa là đói_Đây là chấp trước. Nếu ta một ngày ăn một bữa, thì làm gì còn nghĩ đến cơm sáng hay cơm tối, không có. Nhưng có đói chăng? Không đói, không có ý niệm này. Trong kinh Đức Phật dạy: “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”.
Gần đây chúng tôi có xem qua một thông tin, hình như là một người Ấn Độ. Nghe nói có sáu bảy mươi năm không ăn không uống, cũng không có đại tiểu tiện. Nhưng người vẫn sống rất bình thường. Được chăng? Được! Vì sao? Vì pháp tánh viên dung, tánh tướng không chướng ngại. Tại sao anh ta có thể làm được? Anh ta không có ý niệm này. Điều này có thể nói là do anh ta thanh tịnh nên tâm hiện tiền. Đối với lục đạo phàm phu đức Phật hiểu rõ ràng. Nếu bảo ta hoàn toàn không ăn ta làm không được. Nên Phật thị hiện ngày ăn một bữa_Lúc Đức Phật còn tại thế ngày ăn một bữa. Ngày ăn đúng ngọ, tối nghĩ dưới gốc cây. Ngày một bữa cơm đủ không? Đủ. Nhưng chúng ta bây giờ đủ không? Không đủ. Chắc chắn không đủ. Nguyên nhân gì? Chúng ta tiêu hao năng lượng quá nhiều, cần phải bổ sung. Tiêu hao năng lượng nhiều nhất là gì? Không phải lao tâm cũng không phải lao lực, mà là vọng niệm. Vọng niệm tiêu hao năng lượng nhiều nhất.
Lúc trẻ, khoảng hai mươi mấy tuổi, tôi đã học Phật. Tôi tập không ăn cơm tối. Phương pháp của tôi là giảm thực, một ngày bớt một chút. Khoảng hơn hai tháng, thì buổi tối không ăn, giảm từ từ sẽ trở thành thói quen. Tiết kiệm rất nhiều việc và cũng tiết kiệm rất nhiều thời gian. Năm 31 tuổi tôi theo Thầy Lý_theo Lý Bính Nam lão Cư Sĩ, biết được Thầy Lý ăm cơm ngày một bữa. Hình như sau khi ở Đài Trung một thời gian, tôi theo Thầy Lý học tập, và tôi cũng không ăn cơm sáng nũa, Không khó! Tôi ngày ăn một bữa đến tháng thứ tám, mới nói với Thầy Lý, Tôi đã ăn một ngày một bữa. Thầy Lý hỏi: bao lâu rồi? Tám tháng. Thầy Lý hỏi: Sao rồi? Rất bình thường! Thầy vỗ bàn một cái nói: cố gắng duy trì như vậy!
Sinh hoạt đơn giản có thể không cầu người khác. Cổ nhân dạy: “Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao” Sinh hoạt đơn giản, cần năng lượng rất ít. Nhưng một bữa cơm của tôi, so với một bữa cơm của Thầy Lý, Thầy Lý ăn còn ít hơn tôi. Thầy là người Sơn Đông, thích ăn thức ăn làm bằng bột mì, và nói với tôi Ấn Quang Đại Sư cũng như vậy. Trong “Văn Sao” nói: Dinh dưỡng của thức ăn làm bằng bột mì cao hơn dinh dưỡng của cơm. Ăn cơm ngày một bữa, tốt nhất là dùng thức ăn làm bằng bột mì. Ấn Quang Đại Sư nói rất có đạo lý! Nên trong đời sống hằng ngày Thầy Lý đều dùng thức ăn chế biến từ bột mì, vô cùng đơn giản. Đều ở nơi ý niệm, có ý niệm này, vấn đề lập tức xuất hiện.
Sau khi tôi xuất gia thọ giới. Thọ giới hình như một tháng ba ngày ở nơi giới đàn. Rất nhiều bạn đồng học phát tâm ăn cơm đúng ngọ. Thọ giới rất mệt, bài học rất nhiều, phải lao tâm lao lực. Khi tôi đang thọ giới, hoàn toàn khai duyên ăn ngày ba bữa. Vì sao? Vì cần thể lực để ứng phó Phật sự này_ba mươi ba ngày Phật sự, nên tôi không làm. Tôi nhìn thấy họ sơ phát tâm căn bản không có cơ sở, ăn mới chưa được hai ngày thì đã đói không nhúc nhích nổi. Nếu ăn lại thì cũng đã sao? Tôi duy trì lâu như vậy, gặp trường hợp này tôi không làm. Đây là tôi khai duyên. Nên tất cả sự việc phải xem tình huống. Tình huống cho phép sinh hoạt bình thường, thì chúng ta sinh hoạt rất bình thường. Sinh hoạt không bình thường ta phải có biện pháp biến thông. Không nên cố chấp, cố chấp là sai. Nên thế xuất thế gian pháp đều nói với ta phải thông quyền đạt biến, khi có sự thay đổi nhất định phải biết cần phải xử lý như thế nào. Nếu thân thể và tinh thần không tốt, thì trong một tháng này, giờ học dày đặc ta làm sao học tập đây?
Học Phật, Thầy giáo thường nói học Phật là học trí tuệ, không phải học mê hoặc. Trong Phật pháp nói rất rõ ràng, đặc biệt là pháp Đại Thừa, pháp vô định pháp. Chúng ta đọc cái này thật sự hiểu rõ. Quý vị xem đoạn thứ hai nói: “Pháp vô định tánh, tâm hiện thức biến, tùng duyên nhi sanh, ná hữu định pháp?”. Mục tiêu tu hành, điều này chẳng thể không biết. Mục tiêu là gì? Ở nơi đề kinh này nói rất rõ ràng. “Thanh tịnh bình đẳng giác” là mục tiêu. Trì luật rất tốt, hình như mỗi điều luật đều trì rất tốt không có sai phạm, nhưng tâm không thanh tịnh, Như vậy có lợi ích chăng? Vô dụng. Trì luật thanh tịnh_ tôi thấy nhiều người trì luật rất nghiêm, nhưng cống cao ngã mạn, coi thường người khác. Vì cho rằng, họ giới luật thanh tịnh, còn người khác đều không trì giới, đều không như họ. Tâm khởi cống cao ngã mạn là sai.
Giới luật trên hình thức, trên sự tướng nói nhân giới sanh định. Mục đích trì giới là gì? Mục đích trì giới là được định. Nếu cống cao ngã mạn thì không được định, vì tâm không thanh tịnh. Vì sao tu định? Tu định là khai trí huệ_Định sanh huệ. Trí huệ chưa khai thì định đó uổng công tu. Trì giới không đắc định, giới này không có hiệu quả. Nên nhất định phải biết, Ta tu như vậy mục đích ở đâu? Trì giới tâm được thanh tịnh, tâm thanh tịnh chính là định. Tâm thanh tịnh ở ngay trên đề kinh, là vì được bình đẳng tâm. Bình đẳng so với thanh tịnh càng khó. Được bình đẳng tâm là có thể khai trí tuệ, đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh.
Quí vị xem trong kinh có ba tiêu chuẩn tu hành. Thanh tịnh tâm là A la hán, Bích Chi Phật. Bình đẳng tâm là Bồ Tát. Giác là Chư Phật Như Lai. Nguyên tắc tổng quát, cương lĩnh tổng quát là buông bỏ, không buông bỏ không được. Tu hành thì bất luận tu pháp môn nào, tu có giỏi đến đâu, chỉ cần có một chút ngạo mạn là xong. Vì sao? Nếu như vậy trong tu hành họ chỉ có phiền não, không phải là Tam muội. Tam muội là thanh tịnh tâm. Họ không phải Tam muội cũng không phải Trí tuệ, mà sanh phiền não, còn tự cho rằng mình rất cao, cao hơn người một bậc, người khác không được như mình. Tâm ngạo mạn sanh khởi, như vậy là sai.
Phương pháp tu hành này, chính là những gì ngày nay chúng ta nói. Họ đang học Phật học chứ không phải là học Phật. Học không tệ, có thể nói huênh hoang khoác lác, thậm chí viết về bản thân. Phiền não tập khí một chút cũng không sửa đổi, đây là Phật học. Còn người học Phật không như vậy. Người học Phật là phải chuyển phiền não thành Bồ đề. Tại sao ta chuyển không được? Buông bỏ là chuyển được. Đoạn pháp tánh dung thông này, hiện tại trong lượng tử lực học có nói đến. Họ không phải nói Pháp tánh viên dung, nhưng ý nghĩa hoàn toàn giống nhau.
Quan sát của các nhà Lượng tử lực học, đã được khoa học chứng minh, đó là hiện tượng vật chất, là giả không phải thật. Vật chất là gì? Vật chất chính là lượng tử. Lượng tử là Tiểu Quang Tử được gọi là Lượng Tử quần, chứ không phải là một Tiểu quang tử. Nhiều tiểu quang tử tích tụ liên tục sanh ra một loại huyễn tướng gọi là vật chất. Nên các nhà khoa học nói, bất luận vật chất như thế nào, đều có thể đem nó trở về với quang tử. Quang tử tức là hiện tượng dao động, nên nó không phải thật. Hiện tượng vật chất là giả, họ cho rằng hiện tượng dao động là thật.
Hiện tượng dao động là gì? Hiện tượng dao động là vô minh, vô minh tức là dao động. Họ có thể phát hiện hiện tượng này, thật không đơn giản. Loại dao động cực kỳ vi tế, trong Phật Pháp nói một niệm bất giác mà có vô minh. Đây là hiện tượng vô minh, cái này vừa mới phát hiện, không có gì giảng thấu triệt như trong kinh Phật, giảng một cách vô cùng viên mãn .
Ở đây đưa ra một ví dụ: “Nhất nhất vi trần, các hàm pháp giới”. Điều này ở trước chúng ta đã học rất nhiều. Nhất vi trần_Quốc Sư Hiền Thủ trong “Vộng Tận Hoàn Nguyên Quán”. “Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán” là do ngài viết, nói như hiện nay là một cuốn luận văn. Cuốn luận văn này không dài, ở trong có sáu đoạn lớn. Ba đoạn trước là nói về nguyên khởi của Vũ trụ, Ngài đưa ra ví dụ cũng là nhất trần. Nhất trần này không giống hiện nay, các nhà khoa học lượng tử học, họ nói một tiểu Quang tử mà hiện nay nói là thứ nhỏ nhất trong vật chất _là tiểu quang tử . Tốc độ sanh diệt của nó vô cùng nhanh.
Trong Kinh Phật, Di Lặc Bồ Tát nói cho chúng ta biết nhất vi trần này tồn tại thời gian bao lâu? Chúng ta dùng đơn vị thời gian để tính là giây. Trong một giây thì tiểu quang tử chấn động bao nhiêu lần? Chấn động chính là sanh diệt. Một lần chấn động là một lần sanh diệt. Phải y theo Kinh điển nói là một ngàn sáu trăm triệu lần sanh diệt. Một ngàn sáu trăm, đơn vị là Triệu, chúng ta không cách nào tưởng tượng. Vậy quí vị nghĩ phải cần bao nhiêu cái, Tiểu quang tử này tích luỹ lại ta mới có thể nhìn thấy nó? Bao nhiêu? Dù sao cũng phải nhìn một đồ vật mà mắt thịt có thể nhìn thấy, chí ít là trên một triệu tích tập vào một chỗ. Chúng ta mới phát hiện cái mà nhục nhãn nhìn thấy là hiện tượng vật chất.
Tần suất chậm sẽ biến thành vật chất. tần suất nhanh thì biến thành hiện tượng tinh thần. Nhanh hơn nữa là hiện tượng của giới tự nhiên. Như ánh sáng của Mặt trời, Mặt trăng và Tinh tú, ánh sáng của chúng phát ra tần suất rất nhanh, nên vô lượng vô biên hiện tượng đều là tần số dao động không tương đồng sanh ra. “Cố nhất nhất vi trần, các hàm pháp giới”, đây là nói viên dung vô ngại. Pháp giới là đại vũ trụ, Vi trần là tiểu vũ trụ, là vật nhỏ nhất trong vũ trụ. Chúng ta nói một đơn vị, trong một hạt vi trần có cả hiện tượng của vũ trụ . Không phải chỉ nói đến hiện tượng tin tức ở trong đó.
Những thứ này hiện nay khoa học tiến bộ, chúng ta học tập Phật Pháp cũng giúp được rất nhiều. Cái lớn này có thể rút nhỏ tại một điểm không? Bây giờ chúng ta đã nhìn thấy. Quý vị xem hiện nay đang dùng thẻ nhớ kỷ thuật số, thẻ nhớ này lớn khoảng bằng móng tay út. Chắc là chưa bằng, chỉ bằng một phần bốn móng tay út này. Hiện nay ta thấy rất nhiều thẻ nhớ, trong đó lưu giữ rất nhiều tư liệu.
Chúng ta dùng máy ảnh Kỷ thuật số, ở bên ngoài chụp không biết bao nhiêu hình ảnh. Nhưng thẻ nhớ đó chỉ lớn tí ti đây thôi, lớn không bằng cái móng tay. Nếu ta đem ảnh lưu trong đó, đem nó phóng to để lên trên màn hình, không phải rất giống cảnh thật ở bên ngoài sao? Cho nên trong một vi trần cũng có thế giới. Khoa học mà so với Phật pháp thì còn kém xa.
Trong Phật pháp một vi trần là một tí xíu thôi, nhưng trong đó có cả vũ trụ. Điều này khoa học kỷ thuật còn chưa làm được. Có người tặng tôi bộ đĩa “Tứ Khố Toàn Thư”. Một bộ “Tứ Khố Toàn Thư” rất lớn, nó rất dày và giống như một bộ Đại Tạng Kinh, một ngàn năm trăm cuốn. Nhưng có thể thu gọn lại thành bao nhiêu đĩa? Mười mấy đĩa. Mười mấy đĩa một tay là cầm đi được. Một bộ “Tứ Khố Toàn Thư” này, muốn bỏ trong phòng nhiếp ảnh cũng bỏ không hết. Nhưng chỉ cần mười mấy đĩa là chứa đựng toàn bộ và bao hàm ở trong đó, chúng ta cảm thấy thật không thể nghĩ bàn. Nhưng trong Phật Pháp dạy, trong một vi trần có hư không pháp giới, so với khoa học kỷ thuật hiện nay cao minh hơn rất nhiều. Phát minh của khoa học kỷ thuật không so sánh bằng. Tự tánh vốn đầy đủ các hiện tượng này. Cho nên Ấn Độ không làm khoa học kỷ thuật. Vì sao? Vì họ cho rằng Thiền định vượt qua khoa học kỹ thuật. Lợi ích của thiền định vượt qua khoa học hiện nay không biết bao nhiêu lần. Mà khoa học còn có tác dụng phụ, còn có phát sanh sai lầm. Thiền định chắc chắn không có hiện tượng này, không có tác dụng phụ. Từ trong Thiền định khai ngộ, sau khi khai ngộ, không chỉ là biết hết tất cả. Ở sau còn có một câu: “Vô sở bất năng”_ không có gì là không thể. Có thể đột phá không gian duy thứ, thì cự ly không còn nữa.
Trong các bạn đồng học có nhiều người từ xa đến, nên quý vị cần đến công cụ giao thông như máy bay, thuyền, tàu lửa. Cần nhũng công cụ giao thông này, còn phải bôn ba dọc đường rất cực khổ mới có thể đến được đây. Nếu quý vị có Thần túc thông, thì không gian không còn nữa, ý niệm vừa nghĩ đến, thì đã hiện thân ở đây rồi. Tốc độ của Thần túc thông quá nhanh! Thân tướng này ở nơi đó diệt rồi, thì ở đây hiện tiền, hầu như là nó đến cùng một lúc. Thân thể ở đó không nhìn thấy, thì ở chỗ này đã xuất hiện rồi. Không có cự ly mà chính là ở tại đây. Không có trước sau, mà ngay lúc này. Thử hỏi đây là đạo lý gì? Pháp tánh viên dung chính là đạo lý này. Nó là viên dung, nó là thông đạt vô ngại.
Trong Kinh Hoa Nghiêm Phật dạy: “Hoa tạng thế giới sở hữu trần, nhất nhất trần trung kiến pháp giới”. Trong mỗi hạt vi trần đều nhìn thấy pháp giới viên mãn. Nên thật đúng một là tất cả, tất cả là một. Một vi trần chính là biến pháp giới hư không giới. Mỗi một hạt vi trần đều là biến pháp giới Hư không giới. Trong kinh Hoa Nghiêm chúng ta đọc đến, ai có thể đi vào trong thế giới vi trần, để bái phỏng đạo tràng của Chư Phật Bồ Tát nghe kinh nghe pháp? Trong Kinh nói là Ngài Phổ Hiền Bồ Tát. Chúng ta nghe câu này rất hưng phấn, rất hoan hỷ, Vì sao? Vì người tu pháp môn Tịnh độ, là người nhất tâm muốn cầu sanh Thế giới tây phương Cực lạc. Người này chính là Phổ Hiền Bồ Tát. Cho nên chúng ta tu Pháp môn này, không phải tu gì khác mà là đang tu Hạnh Phổ Hiền.
Quý vị xem Kinh Vô Lượng Thọ. Phẩm thứ hai “Đức Tôn Phổ Hiền”. Lại xem Hoa Nghiêm Kinh đoạn cuối “Phổ Hiền Bồ Tát thập đại nguyện Vương đạo quy Cực lạc”_là hạnh Phổ Hiền, tu Tịnh độ là tu hạnh Phổ Hiền. Thông tin này cho ta biết, người của Thế giới Tây phương Cực lạc, mỗi người đều có thể nhập vào pháp giới của vi trần. Ngày nay chúng ta lạy Phật một lạy cuối cùng là lạy mười phương sát độ vi trần pháp giới. Cung kính lễ bái này mới thật sự gọi là viên mãn.
Thập phương sát độ, hiện nay khoa học gọi là Hồng quan thế giới_Đại thế giới. Pháp giới vi trần là Vi quan thế giới. Hiện nay giới khoa học nói Lượng tử lực học chính là Vi quan pháp giới. Trong mỗi vi trần đều có thế giới viên mãn, pháp tánh dung thông.
5- NHƯ HUYỄN MỘNG
Huyễn mộng, huyễn giả, do như huyễn sư. Năng dĩ nhất vật vi chủng chủng vật, huyễn chủng chủng vật nhi vi nhất vật”.
“Huyễn” chính là hiện nay gọi là ma thuật. “Huyễn sư” chính là người làm ma thuật. Người làm ma thuật biến ra những trò này, tôi nghĩ rất nhiều bạn đồng học đều thấy qua. Đặc biệt là sau khi truyền thông môi giới phát đạt, ở trên truyền hình, ta thường nhìn thấy loại ống kính này, họ có thể lấy vật không giống nhau để biến, chúng ta đều biết đó là giả. Thủ pháp của họ rất nhanh, chúng ta nhìn không ra sơ hở của họ.
Cũng có một ít người làm ma thuật, sau khi biến hoá, họ đem cách thức biến hoá chỉ cho chúng ta, chúng ta mới vở lẽ, mới hiểu rõ toàn là giả. “Mộng giả, như nhất mộng trung sở kiến quảng đại sự nghiệp, tự vị lịch thời cửu viễn”. Đây là nói nằm mộng. Mộng là mỗi người trong chúng ta đều có kinh nghiệm này. Thật ra thời gian nằm mộng rất ngắn ngủi, nhưng trong giấc mộng cảm thấy thời gian rất dài. Người xưa có một bài văn “Hoàng Lương Mộng”, trước đây bài văn này từng có trong sách giáo khoa của cấp hai. Chúng ta ngày xưa đọc sách cũng có đọc qua bài văn này. Nội dung bài văn này đại khái viết về một vị tú tài, rất nhiều vọng tưởng. Trên đường đi du lịch, đi cũng khá mệt rồi, nên vào nghĩ trong một ngôi miếu nhỏ. Lúc này Đạo giáo có một Đạo sĩ, Đạo sĩ đang ngồi thiền, bên cạnh ông ta nấu thức ăn. Thức ăn này là hạt cao lương. Hoàng lương, hạt cao lương, hạt nhỏ. Nấu hạt nhỏ rất nhanh. Anh ta ngồi một bên ngủ gật, trong mộng rất đắc ý, anh ta mộng thấy mình đi thi đậu cử nhân, vài năm sau lại thi đậu tiến sĩ và trúng tuyển Trạng nguyên, sau đó làm quan, quan địa phương, và được thăng quan liên tục. Rồi mười mấy năm sau làm chức tể tướng, rất đắc ý. Những người có ân với anh ta, anh ta liền báo ân. Những người không tốt anh ta cũng báo thù. Cả một đời, đến khi cáo lão về quê cũng mấy mươi năm. Đến khi tỉnh ngủ, Đạo sĩ đó nhìn anh ta không chớp mắt hỏi: “Anh còn đắc ý không?”. Đạo sĩ đã nhìn thấy tất cả, nhìn thấy hết. Hạt cao lương còn chưa nấu xong, nhưng trong mộng anh ta đã trải qua năm sáu mươi năm. Đây là một giấc mộng Hoàng lương.
Đích thực đời người cũng như vậy. Đời người mấy mươi năm, thực tế mà nói thì vô cùng ngắn ngủi, chỉ một cái chớp mắt là qua đi rồi. Rất chính xác, đây là hoàn cảnh chân tướng hiện thực, không thể không biết.
“Kinh vân: Như nhân thuỳ mộng trung, tạo tác chủng chủng sự, tuy kinh ức thiên tuế, nhất dạ vị chung tận”. Con người khi đang nằm mộng, tạo tác trong mộng, tình huống trong mộng, tạo sự nghiệp có lớn đến đâu. Như “Hoàng Lương Mộng” đưa ra mộng làm đến chức Tể tướng, mộng đến cả cuộc đời thuận buồm xuôi gió, cáo lão hồi hương. Trong mộng thời gian cực kỳ ngắn. Trong kinh Phật dạy, người đọc Kinh Kim Cang rất nhiều. Đoạn cuối Kinh Kim Cang có một bài kệ, Phật dạy: “Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán”. Có thể nhìn được như vậy chính là cách nhìn của Chư Phật Bồ Tát. Gọi là gì? Là chánh tri chánh kiến. Chúng ta sống trong thế gian này, người lớn tuổi cảm xúc không giống nhau. Khi còn trẻ thời gian mười năm dường như rất dài, mười năm là thời gian rất dài. Khi lớn tuổi rồi nghĩ lại mười năm quá nhanh, sao lại một chút đã qua rồi. Thời gian ngắn hay dài có nhất định chăng? Không nhất định. Tuỳ theo cảm xúc của mỗi người mà nó không tương đồng. Trẻ con thường cảm thấy thời gian dài, vì chờ tết lâu quá!
Xã hội bây giờ, do khoa học kỷ thuật phát triển. một số người rất giàu có, cảm xúc này không như trước nữa. Trước đây là xã hội nông nghiệp, hình như tốc độ vô cùng chậm, không thể so với bây giờ. Trước đây trong cảm xúc cái gì cũng chậm. Ra ngoài du lịch cũng đi bộ, một ngày có thể đi được bao nhiêu dặm đường? Từ sáng tinh mơ thức dậy, bốn năm giờ xuất phát, khoảng mười giờ tối đến nơi. 120 dặm đường hiện nay là 60 cây số, đi rất cực khổ.
Thời kỳ kháng chiến đi như vậy chúng ta đều đã đi qua. Kháng chiến tám năm, tôi nhớ tôi đi bộ qua mười tỉnh, đại giang nam bắc đi bộ hết mười tỉnh. Mỗi ngày ít nhất đi bộ 30 cây số, như vậy là còn nhẹ nhàng. Có khi phải đi đến 60 cây số, những lúc đó rất cực khổ. Hoàn toàn là nhờ vào đi bộ, nên chúng tôi biết cái cực khổ này.
Quý vị xem hiện nay, 120 dặm đường là 60 cây số, đi xe hơi nửa tiếng là đến nơi, bộ điệu quá nhanh, mất hết nhân tình thế thái. Ngày xưa nhân tình thế thái rất nồng hậu, người lạ căn bản không quen biết. Trong thời kỳ kháng chiến, chúng tôi là học sinh lưu vong, đi vài ngày, bất luận gặp ai, muốn ở nhà họ một đêm, họ đều nhiệt tình tiếp đãi. Chúng tôi cảm ân, cảm tạ. Lúc đó không có nhà trọ cũng không có quán cơm. Tự mình phải đi tìm chỗ ở, tìm chỗ ăn. Chỉ có trong thành thị mới có nhà trọ, khách sạn, quán cơm. Ở Nông thôn không có, trong thị trấn nhỏ đều không có.
Bây giờ nhớ lại quá khứ, mấy mươi năm thật như cái gảy móng tay. Thực sự như mộng như huyễn. Phật dạy điều này, dụng ý là dạy chúng ta cần phải giác ngộ, vì sự thật giống như mộng huyễn bào ảnh vậy. nếu hiểu được ta sẽ buông bỏ. Sau khi hiểu rõ cần phải tìm cái gì? Phải tìm cầu sự vĩnh hằng, vì pháp hữu vi đều là pháp sanh diệt. Toàn là mộng huyễn bào ảnh. Vĩnh hằng là gì? Vĩnh hằng là tự tánh. Pháp tánh là vĩnh hằng. Pháp tướng là vô thường. Điều này cần phải biết. bây giờ chúng ta coi như đã tìm được một mục đích cụ thể, đó là Thế Giới tây phương Cực Lạc.
Thế giới Cực lạc có thật sự vĩnh hằng chăng? Không, vì nó cũng là hiện tượng, “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Trong Kinh Điển Đức Phật không nói Thế giới Cực Lạc là ngoại lệ, ngài không nói như vậy. Cũng không nói Thế giới Hoa tạng là ngoại lệ, phàm có tướng, đều là hư vọng, đều là mộng huyễn bào ảnh. Nhưng ở Thế giới Cực lạc có thể chứng được vĩnh hằng.
Thật vậy, Phật A Di Đà nói chính ta có thể chứng được. Đây là điều vô cùng thù thắng, vĩnh hằng là Thường tịch quang. Đến Thế giới Cực Lạc, mỗi người đều có thể chứng được Thường tịch quang, thực sự đưa chúng ta trở về với tự tánh. Trở về tự tánh chính là thành tựu quả Phật viên mãn.
6- NHƯ ẢNH TƯỢNG
Vị nhất thiết pháp tùng tâm sở hiện, nhi năng hàm minh liểu tánh, do như minh kính, các các hổ hiện chư pháp ảnh tượng dã”.
Ở đây đưa ra ví dụ rất hay, giống như tấm gương vậy. Đưa ra ví dụ như cái gương. Vì sao? Vì từ tâm mà hiện. Tâm có kiến văn giác tri, đây là tự tánh vốn có. Tự tánh nên kiến văn giác tri không có sanh diệt. Đây là tánh đức chân thật.
Khi mê không gọi là kiến văn giác tri, mà gọi là thọ tưởng hành thức. Nó biến thành A lại da. Quý vị xem A lại da, năm thức trước là Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân chính là thọ, nó có cảm thọ. Tưởng là thức thứ sáu, thức thứ sáu là tưởng. Hành là thức thứ bảy, hành là chấp trước. A lại da là thức, thức là gì? là chứa nhóm chủng tử, nó giống như cái kho vậy. Từ vô lượng kiếp đến nay ta tạo ra các tội nghiệp tập khí, đều ở trong A lại da. A lại da là cái kho tư liệu, là nhà kho. Khi ta khởi tâm động niệm bất luận là thiện hay là ác, toàn bộ ngôn ngữ tạo tác đều ghi ở trong đó, đó là tài liệu lưu trữ. Tuy niên đại lâu rồi, việc làm trong nhiều đời trước, bây giờ không còn nhớ nữa. Vì sao thôi miên có thể nói ra được đời quá khứ? Vì có chủng tử trong A lại da, trong khi thôi miên khiến ta khởi hiện hành, nó vẫn còn_ chính là cái đạo lý này.
Chúng ta nhìn thấy báo cáo của tiến sĩ Nguỵ Tư người Mỹ, ông ta xuất bản bốn cuốn sách. Từng có một người thôi miên hồi ức đến tám mươi mấy đời trước, thời gian khoảng hơn bốn nghìn năm. Thời đó vẫn còn ở trong hang động trong núi, hỏi anh ta tình hình sinh hoạt lúc đó, anh ta đều có thể nói ra. Như vậy nghĩa là sao? Là do tác dụng của thức, tức là ta không hề quên, nó đều ở trong đó. Tư liệu lưu trữ này đều có thể phân phối ra ngoài. Thôi miên có thể phân phối ra ngoài. Vậy thì quý vị thử nghĩ xem, sức mạnh của Thiền định càng thù thắng hơn. Thiền định có thể đột phá thời gian và không gian duy thứ. Ở đây hiện nay khoa học nói là nhìn xa . Có công phu thiền định, ở đây có thể nhìn thấy nước Mỹ, có thể nhìn thấy Âu Châu. Người ở đó họ đang làm việc gì đều nhìn thấy rất rõ ràng, họ nói những gì cũng nghe rất rõ ràng. Đây là Thiên nhãn thông và Thiên nhĩ thông. Thời gian và không gian đã bị đột phá. Nếu ta muốn đến được nơi đó, không cần đến công cụ giao thông. Ý niệm vừa mới khởi người đã đến nơi. Đây là nói mọi việc vô ngại.
Nhưng vì sao có thể thấy? Vì sao có thể nghe? Vì sao có thể hiểu rõ? Vì kiến văn giác tri trong tự tánh đang khởi tác dụng. Phàm phu lục đạo mê, khi mê kiến văn giác tri biến thành thọ tưởng hành thức. Cho nên trong tâm tự nhiên có thêm bộ phận tinh thần này, mà trong tự tánh còn có trí tuệ viên mãn.
Đức Phật giảng có ba loại, trí huệ, đức, tướng hảo. Kiến văn giác tri là đức. Tướng hảo, tướng hảo nó có thể hiện ra thế giới vật chất. Nên thể của thế giới vật chất là tự tánh. Tự tánh biến thành hiện tượng vật chất. Sao lại biến thành hiện tượng vật chất? Hiện nay giới khoa học giải thích. Hiện tượng dao động này ta có thể lý giải. Ngày xưa học Phật thầy giáo cũng có nói đến “Nhất niệm bất giác”. Nhất niệm bất giác là dao động rất vi tế, chúng ta có thể lý giải. Nhưng vi tế đến mức độ nào thì còn chưa biết. Thực tế mà nói lúc đó lý giải còn rất mơ hồ, không rõ ràng. Nhìn thấy những báo cáo của giới khoa học, chúng ta hiểu được, từ từ cũng đã minh bạch, đã rõ ràng, mới biết rằng tần số dao động không giống nhau. Do nó tích luỹ liên tục hiện tượng này, nên bên trong xuất hiện hiện tượng vật chất. Hiện tượng vật chất trên thực tế là tích luỹ của ý thức, chính là ý niệm. Không thể nói trong ý niệm không có vật chất, trong ý niệm có vật chất. Tuy có nhưng mắt thịt chúng ta nhìn không thấy. Kính hiển vi cũng không nhìn thấy. Cho đến gần đây giới khoa học mới phát hiện, mới đem hiện tượng này nói ra, so với trong kinh Đức Phật nói thì gần giống nhau, dùng nó để giải thích Kinh Phật, chúng ta sẽ rõ ràng.
Cho nên có kiến văn giác tri, kiến văn giác tri nó như tấm gương sáng vậy, “các các hổ hiện chư pháp ảnh tượng”. “Các các hổ hiện”, chúng ta dùng cách giải thích của Pháp tướng tông sẽ rõ. Mắt có thể nhìn thấy cảnh giới bên ngoài, con mắt giống như máy ảnh vậy, nhìn thấy nhưng nó không biết. Vậy ai biết? thức thứ sáu biết. Thức thứ sáu là phân biệt thức. Nếu như không có mắt thì thức thứ sáu Ý thức cũng không biết. Vậy thức thứ sáu làm sao mà biết? Thức thứ sáu Ý thức là từ Nhãn thức, Nhãn thức có tướng phần, khi nó chiếu là có tướng phần. Như chúng ta chụp hình vậy nó có phim ảnh. Thức thứ sáu là nhìn phim ảnh đó mà biết. Thức này có thể tiếp xúc ngoại duyên không? Không thể. Nó nhất định phải thông qua Mắt mới có thể nhìn thấy, thông qua Nhĩ nó mới có thể nghe. Không có năm thức trước nó không khởi tác dụng. Cũng như ta xem ti vi, cảnh trên màn hình do đầu nhiếp ảnh phát ra. Mắt chúng ta giống như là thức thứ sáu, nên chúng ta nhìn hình ảnh đó nhưng không nhìn thấy hiện trường. Hiện trường vĩnh viễn nhìn không thấy. Hiện trường là gì? Hiện trường là hiện trường của A lại da thức. Đến khi nào mới có thể nhìn thấy hiện trường? Chuyển thức thành trí sẽ nhìn thấy hiện trường. Vậy chúng ta phải chấp trước, sau khi nhìn thấy, sau khi khởi phân biệt liền khởi ý niệm, tôi muốn khống chế nó, tôi muốn chiếm hữu nó. Đây không phải là thức thứ sáu, mà là thức thứ bảy. Thức thứ bảy làm sao mà biết? Thức thứ bảy nhìn thức thứ sáu truyền cảnh giới tướng qua, như truyền tin vậy nhưng cách một tầng. Nó từ tướng phần của thức thứ sáu, nhìn thấy tướng phần của thức thứ sáu, làm động ý niệm phải khống chế, sau đó nó đem ý niệm này truyền cho tiền ngũ thức, truyền cho tiền ngũ thức và tiền ngũ thức chấp hành, nghe mệnh lệnh của nó. Nghĩ phương pháp gì đó để đi khống chế, đi chiếm hữu. Từng lớp từng lớp vậy. Tám thức và 51 tâm sở. 51 tâm sở giống như cán bộ của nó, nghe mệnh lênh của họ để hành sự, còn Tám thức là người lãnh đạo.
Thông tin được thu thập từ nhãn nhĩ tỷ thiệt thân. Những cái này thu thập ở bên ngoài. Thu thập ở trong đó có tướng phần, từng tầng từng tầng vậy. “Các các hổ hiện chư pháp ảnh tượng”, nên Duy thức giảng vô cùng kỹ càng. Duy thức là Tâm lý học trong Kinh Điển Phật giáo, nếu quý vị xem Kinh Luận của Duy thức. Khoa Tâm lý học của Đại học nói về Duy thức, quý vị sẽ không xem nổi, chắc chắn không thể hiểu nổi
Trong Kinh Phật giảng về Tâm lý học rất tỷ mỉ, giảng rất hay, sau khi hiểu rõ rồi thì toàn là huyễn tướng. Đức Phật dạy: “Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh”. Ảnh tượng này là ảo ảnh, tướng này vô cùng rõ ràng, sau khi biết được mới hiểu ra, vốn dĩ chúng ta thấy sắc nghe âm thanh là có một cách thức phức tạp như vậy, tuyệt đối không phải đơn giản. Mắt có thể nhìn nhưng không thể phân biệt, không thể chấp trước. Thấy sắc nghe âm thanh thì ai là người phân biệt? Ý thức phân biệt. Ai chấp trước? Mạt na thức là thức thứ bảy. Ai chịu trách nhiệm ghi nhớ, đem tất cả ghi lại? Là A lại da thức. A lại da thức là phòng tư liệu, tất cả đều cất dữ trong đó. Nếu muốn điều nó ra ngoài, tốc độ của nó rất nhanh.
Ví dụ như chúng ta gặp người này, lần thứ hai gặp lại vì sao vẫn nhớ anh ta? Vì ở trong có tài liệu dự trữ. A lại da thức có tài liệu dự trữ. Bên này nhìn thấy, thì bên kia đem tài liệu dự trữ ra đối chiếu, là nó không sai, rất phức tạp. Trình tự rất phức tạp, nhưng tốc độ rất nhanh, tốc độ nhanh đến khiếp người_Đây là nói đến Tâm lý học Phật giáo. Pháp tướng là nói đến Tâm lý học.
“Kinh vân: Viễn vật cận vật, tuy giai ảnh hiện, ảnh bất tuỳ vật, nhi hữu viễn cận”. Thực sự chúng ta đối với tất cả vật tướng có cự ly xa đều gần ở trước mắt, giống như máy quay phim vậy, vừa mở ống kính ra thì xa hay gần tất cả đều chiếu vào hết. “Ảnh bất tuỳ vật”, Vật là vật tướng ở bên ngoài, ảnh là ta chụp lại. Có tuỳ vật chăng? Không tuỳ vật, không có liên quan gì với nó cả, nhưng trong hình ảnh đó có thể nhìn thấy gần xa. Quý vị có cảm xúc này, cảm xúc này là vọng niệm, cũng đều không phải là chân thực. Đức Phật nói cho ta biết những hiện tượng này, chỉ có một mục đích, là sau khi hiểu rõ, ta tự nhiên biết buông bỏ. Giác ngộ thật sự thì không có vọng tâm.
Vọng tâm là gì? phân biệt chấp trước là vọng tâm, khởi tâm động niệm cũng là vọng tâm, điều này quá khó. Không khởi tâm không động niệm vô cùng khó, Pháp thân Bồ Tát mới có thể chứng được. Ở trong mười pháp giới đều dùng Tâm ý thức. Tứ thánh pháp giới dùng phải chánh. Điều này chúng ta cần phải học tập. Tại sao dùng phải chánh? Chính là phải chân thật, biết nghe lời. Nghe lời của Chư Phật Bồ tát. Hoàn toàn y theo lời dạy mà tu hành, đây tức là dùng phải chánh.
Trong Kinh Điển giảng về lý luận là chánh tri chánh kiến. Trong giới luật định ra những điều luật đó là chánh hành_Chánh ngữ, chánh hạnh. Dạy chúng ta không vọng ngữ, không lưỡng thiệt, không ỷ ngữ, không ác khẩu, đây là chánh ngữ. Chánh hạnh là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không tham, không sân, không si là chánh hành. Mười điều này đều có thể làm được, làm đến viên mãn. Nói với quý vị là được thành Phật. Đại cương chỉ có mười câu. Mười câu đó thì trong mỗi câu đều bao hàm chín câu kia, nên biến thành một trăm câu. Trong một trăm câu đó mỗi câu lại bao hàm chín mươi chín câu khác. Như ở trước giảng, trong một vi trần đều có pháp giới, trùng trùng vô tận. Nên tế hạnh của Bồ Tát là tám vạn bốn nghìn. Tám vạn bốn nghìn từ đâu đến? Từ thập thiện nghiệp. Triển khai mười thiện nghiệp chính là tám vạn bốn nghìn tế hạnh_Đó là viên mãn.
Chúng ta hiện nay mới bắt đầu tu là học mười điều. Khi tu tốt mười điều này rồi phát triển thành một trăm điều, trong mỗi điều lại có mười điều khác_trùng trùng vô tận. Chỉ có tám vạn bốn nghìn thôi sao? Không . Đức Phật giảng Tám vạn bốn nghìn, ở sau không nói quí vị cũng tự sẽ biết_trùng trùng vô tận! Hiểu rõ đạo lý này thì quý vị sẽ biết. “Đệ Tử Quy” có một trăm mười ba sự việc. Có phải chỉ có một trăm mười ba chuyện? Không chỉ có thế. Trong mỗi sự việc đều có một trăm mười ba việc khác. Hiểu được đạo lý này mà hạ công phu, quý vị mới có thể trở thành Thánh nhân. Nếu ta chỉ biết, một trăm mười ba sự việc này, không thể đem một sự việc triển khai nó ra, trong sinh hoạt hàng ngày không ứng dụng hoạt bát, là vì ta không có trí tuệ.
Trong xã hội này có thể miễn cưỡng nói ta là một người tốt, nhưng không phải quân tử. Quân tử là đưa ra một mà phản ứng ba, nghe một biết mười. Nói cho quý vị biết một việc, trong một việc đó sẽ hiểu được mười việc_đó là quân tử. Hiền nhân còn giỏi hơn gấp bội, nhưng đến được Thánh nhân mới viên mãn. Chúng ta xem cổ Thánh tiên Hiền, xem Đức Phật thuyết pháp, xem chư vị tổ sư giảng Kinh. Quý vị xem quý ngài chú giải rất đơn giản, điểm đến là dừng. Nhưng người bây giờ thì không được, điểm đến là dừng đó của Cổ nhân, chúng ta nhìn không hiểu. Không biết họ đang nói gì, nhất định phải dài dòng, nhất định phải nói kỷ mới hiểu.
Khi Đức Phật còn tại thế, có cần phải đi giảng kinh chăng? Không cần giảng. Nhưng trong Kinh ghi chính là Đức Phật giảng. Có cần phải giải thích không? Thính chúng vừa nghe đã hoàn toàn hiểu rõ. Có thể thấy được đây là căn tánh, đời này không như đời trước. Nguyên nhân là gì? Trong xã hội đời này phức tạp hơn so với đời trước, nhưng người bây giờ gọi là tiến bộ, thời đại này tiến bộ hơn thời đại trước. Tiến bộ nhanh quá khiến đầu óc con người đều hồ đồ hết.
Ngày xưa khi chưa tiến bộ, đầu óc rất tĩnh táo. Vì sao? Vì họ không có nhiều thứ lộn xộn như thế. Quý vị nói bây giờ đầu óc chứa đựng biết bao nhiêu? Mỗi ngày xem ti vi, lên mạng, xem báo, xem tạp chí. Xem như vậy đầu óc quá phức tạp. Trong xã hội ngày xưa hoàn toàn không có. Chúng ta là người nông thôn, sinh trưởng tại thôn quê. Người thôn quê chỉ biết cái gì? Thật như Cổ nhân nói “Nhật xuất nhi tác, nhật một nhi tức”_Mặt trời lên đi làm, mặt trời lặn thì nghĩ, hỏi gì họ cũng không biết. Đầu óc họ rất đơn thuần, nên con người rất chân thật. Người có học nói họ đều tin, đối với người có học họ vô cùng tôn trọng, học qua đạo của Thánh hiền.
Sĩ nông công thương, trong vô hình đã hình thành giai cấp. Người đọc sách tuy hoàn cảnh vật chất rất bần cùng, là tú tài nghèo, nhưng rất có địa vị, trong xã hội mọi người đều đối với họ rất tôn trọng, nghe lời họ. Ngày xưa không có cảnh sát, cũng không có pháp quan. Trong nông thôn có tranh chấp, phát sanh vấn đề thì phải làm sao? Tìm người có học đến nói lý lẽ, họ nói là xong, không có ai không phục, xã hội mới có thể an định, thiên hạ thái bình. Ngày nay tri thức bộc phát, thiên hạ đại loạn, chúng ta kỹ càng nhớ lại, lặng yên để quan sát sẽ nhìn thấy hết.
7- NHÂN VÔ HẠN
Vị vãng tích nhân trung, xưng pháp giới tánh, tu vô lượng thù thắng chi nhân. Cổ kim đắc quả, diệu dụng vô biên”.
Nhân này không phải là nhân khác, là nói cái nhân tu hành. Ngày nay ta gặp được Phật Pháp, sau khi gặp được có thể sanh tâm hoan hỷ, có thể phát tâm học tập kiên nhẫn, do trong quá khứ nhân dày! Không chỉ một đời một kiếp mà là nhân trong nhiều đời. Những gì ta tu học đều gọi là pháp giới tánh. Giáo huấn của hánh hiền, khai thị của Chư Phật Bồ Tát, đều từ trong tánh đức mà ra.
Chư Phật Bồ Tát giảng Kinh hoàn toàn là từ trong tự tánh mà ra. Ý này một số người rất khó hiểu. Bây giờ người với người nói chuyện trong sinh hoạt hằng ngày, khởi tâm động niệm không phải từ tự tánh. Pháp giới tánh là tự tánh, không phải từ tự tánh. Vậy từ đâu? Từ ý thức. Ý thức là gì? là để tư duy suy xét, điều này nên nói làm sao, nên làm như thế nào, đều phải thông qua suy xét. Suy xét là thức thứ sáu, thức thứ bảy. Thức thứ bảy chấp trước đối với ta có lợi ích không, đây là thức thứ bảy. Nên nó không gọi là tánh. Người được xưng tánh, khi khởi tâm động niệm không có ta là xưng tánh, còn ta thì không gọi là tánh. Vì sao? Vì mạt na thức ở trong đó. Nó ở trong làm chướng ngại. Khi không có Mạt na, khởi tâm động niệm là đại công vô tư. Vì tất cả chúng sanh mà nghĩ, vì tất cả chúng sanh mà làm, tuyệt đối không có vì chút lợi ích nào cho mình ở trong đó. Nếu có một chút lợi ích cho mình xen lẫn trong Mạt na thức, là từ trong tình thức mà sanh ra. Từ tình thức chính là trong A lại da thức sinh ra. Là vọng tâm không phải chân tâm. Chân tâm là tự tánh. Nên tu nhân vô lượng thù thắng, đời đời kiếp kiếp. Bất kể là thành Phật hay không phải một đời thành tựu.
Một đời của Đại Sư Huệ Năng, sao lại nhẹ nhàng như trở bàn tay. Chỉ vài câu là có thể đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tành. Đây do nguyên nhân gì? là do đời dời kiếp kiếp trong quá khứ tu tập nhiều. Nên ngay đời này Ngài đã thành thục. Giống như hoa quả, chúng ta ở trong vườn trái cây, nhìn thấy trái chín lớn chín rồi ta mới đi hái, còn chưa chín, chưa chín thì qua vài ngày nữa. Đợi nó chín rồi mới hái nó. Đều phải thông qua thời gian, phải thông qua vô lượng nhân duyên. Chúng ta thấy Ngài Huệ Năng, Ngài đã thành thục, không có gì kỳ lạ.
Chúng ta còn phải thông qua nhiều đời nhiều kiếp, cũng sẽ xuất hiện như Huệ Năng Đại Sư. Nhưng chúng ta không cần phải đi đường vòng. Đó là con đường vòng không phải đường thẳng. Thành tựu đến thế giới Tây phương Cực Lạc là đường thẳng, tuyệt đối không đi đường cong. Bất luận nhân trong quá khứ chúng ta là cạn hay là sâu, không cần đếm xỉa đến nó. Chỉ cần gặp được Tịnh độ nắm bắt pháp môn này, tức là mắm bắt Phật A Di Đà là khẩn thiết nhất.
Biết được tất cả pháp trên thế gian này như mộng huyễn bào ảnh, không phải thật, ta sẽ không cần nghĩ về nó, không cần chấp trước nó nữa. Có cũng tốt, không có cũng tốt, rất tự tại. Mất rồi, người khác dùng, tốt thôi. Đồ vật cuối cùng phải có người dùng. Họ dùng và tôi dùng chẳng phải giống nhau sao? Hà tất ta phải chấp trước? Như vậy tâm lượng sẽ được mở rộng ra. Nếu những lý lẽ và sự việc này không làm cho rõ ràng minh bạch, không dễ gì buông bỏ được. Rõ ràng, minh bạch thì buông bỏ quá dễ dàng. Bây giờ chúng ta đã biết nó là cần thiết nhất, không có gì ngoài khác. Cứu địa cầu quan trọng. Nhưng vãng sanh so với cứu địa cầu còn quan trọng hơn. Nên như thế nào? Đem chuyện vãng sanh để ở đầu tiên, cứu địa cầu sắp hàng thứ hai là đúng. Cần cứu độ tất cả khổ nạn cho chúng sanh.
Ta không cứu được chính mình, còn có thể cứu người khác chăng? Chính mình làm sao cứu được mình? Chỉ cần trong tâm có Phật A Di Đà, trên miệng có Phật A Di Đà. Nơi miệng không quan trọng, trong tâm quan trọng nhất. Thật phải có Phật A Di Đà sẽ được cứu. Trong cuộc đời này nhất định được vãng sanh. Trừ Phật A Di Đà ra, cái gì cũng đều buông bỏ hết, “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, sau đó mới có thể thật sự làm đến tuỳ duyên diệu dụng. Tuỳ duyên diệu dụng là gì? là tuỳ duyên bất biến. Có thể tuỳ duyên với tất cả chúng sanh. Bất biến là gì? là Phật A Di Đà, như như bất động. Trong tâm chỉ có A Di Đà Phật, ngoài ra không chứa gì thêm nữa. Đây gọi là tuỳ duyên diệu dụng. “Oai nghi hữu tắc”, đó chính là Lục Hòa Kính mà chúng ta học. Oai nghi có nguyên tắc làm để người khác thấy. Hy vọng mọi người quay đầu là bờ.
Từ ở đâu quay đầu? Từ mê hoặc điên đảo quay đầu, từ sai lầm quay đầu. Chuyển ác thành thiện, chuyển mê thành ngộ, chúng ta làm cho họ thấy. Phương pháp không gì khác. Chỉ cần thực hành Đệ Tử Quy, thực hành “Cảm Ứng Thiên”, chính là một tấm gương tốt, có thể cứu xã hội này, cứu những chúng sanh khổ nạn và có thể cứu địa cầu.
Trong Lục hòa kính, Thân đồng trú, khẩu vô tránh, ý đồng duyệt. Cần phải thực hành được như thế. Ba điều này chính là trong tứ đức thường nói là “oai nghi hữu tắc”. Thân thể chúng ta làm như thế nào? Là tuỳ thời tuỳ chỗ nuôi dưỡng thành tập quán này. Chân chánh, chân thành, thương yêu tất cả chúng sanh, quan tâm đến tất cả chúng sanh, lo lắng cho tất cả chúng sanh, giúp đỡ tất cả chúng sanh. Chúng ta khởi tâm động niệm, hành vi tạo tác, đều là giúp đỡ tất cả chúng sanh, chứ không vì mình. Nếu niệm này thật thành tâm, thì tuỳ thời có thể vãng sanh. Vì ta đối với thế gian không còn lưu luyến, nên tuỳ thời có thể vãng sanh.
Cho nên công phu niệm Phật, niệm đến đây là thuần thục. Ở trong Tịnh Độ tông nói chúng sanh căn cơ chín mùi, quyết định được vãng sanh. Như vậy là chúng ta còn có duyên, trễ vài ngày rồi đi cũng không sao. Hy vọng mọi người nhìn thấy gương tốt này có thể hồi đầu. Như vậy là tốt rồi. Vì sao? Vì chúng sanh với ta là một thể. Không cô phụ đại nguyện phổ độ chúng sanh của Phật A Di Đà. Điều này ta phải cần nghĩ đến. Chúng ta ở thế giới này thêm vài ngày, là giúp đỡ Phật A Di Đà tiếp dẫn đại chúng. Nếu công việc này làm viên mãn, thế nào gọi là viên mãn? Chẳng hạn như quý vị ở đây, không làm được gì, mọi người không tin tưởng, không nghe theo, đây là không có duyên, lúc này có thể đi. Nếu vẫn còn một người có thể tin, có thể phát nguyện, thì đệ tử của Phật không bỏ một ai, sẽ vì người này ở thêm vài ngày. Nếu một người cũng không có thì có thể ra đi, không cần phải ở nhiều. Nhân duyên là vô hạn cần phải hiểu.
Ngày nay chúng ta phát nguyện này, nguyện chân thành, nguyện khẩn thiết, không đi không được. Tôi nói với quý vị, ngày nay quý vị tu nhân thù thắng này chính là nhân viên mãn. Nếu sanh trong quá khứ ta tu ít, thì nhất niệm này có thể bổ túc. Nên pháp vô định pháp_không có pháp nào nhất định. Có thể tăng có thể giảm. Nếu còn một niệm tham đắm thế gian, chưa muốn đi, thì nhân này lập tức lại thiếu, lại bị giảm ít. Ý niệm khẩn thiết lập tức được gia tăng, tăng giảm thêm bớt, không phải pháp nhất định, không cần hoài nghi. Đại khái trong quá khứ ta tu nhân thù thắng ít, không nhiều như người khác. Nếu ta thường nghĩ thì càng nghĩ càng ít. Vì sao? Vì ý niệm của tất cả pháp từ tâm tưởng sanh ra, phải nghe hiểu đạo lý này. Không nên có mặt trái của tư tưởng, có mặt trái của tư tưởng quý vị sẽ đọa lạc trong mặt trái đó. Có mặt chánh của tư tưởng sẽ nâng cao thành mặt chánh_nhớ rằng tất cả pháp từ tâm tưởng sanh. Không có trước sau, không có nhiều ít, một niệm kiên định đầy đủ viên mãn_phải hiểu đạo lý này. Ai làm cho rõ ràng thì người đó minh bạch. Tín nguyện thành tựu họ được cụ túc, mà còn được phẩm vị vãng sanh.
Thiện Đạo Đại Sư nói rất hay: “Tứ độ cửu phẩm tổng tại ngộ duyên bất đồng”, cây này nói quá hay. Có liên quan đến việc tu nhân trong quá khứ chăng? Không có quan hệ, chỉ do đời này gặp duyên không giống nhau. Nếu gặp được duyên tốt, có thiện tri thức đem sự tình nói rõ ràng, minh bạch, thì ngay lập tức được đề cao. Ngày nay chúng ta gặp được duyên này thật quá may mắn.
Phật Pháp trong mấy nghìn năm trước, mọi người đều không gặp được. Vì duyên gì? Hạ Liên Cư Sĩ sưu tập một bộ kinh, đến năm dân quốc mới làm xong, duyên này quá thù thắng. Tập đại thành năm loại nguyên bản dịch, khẳng định hoá độ chúng sanh thời mạt pháp trong chín nghìn năm, đều dựa vào cuốn sách này. Cái thứ hai là gặp được Hoàng Niệm Tổ lão Cư sĩ, quý vị xem, chú giải này làm quá tốt. Cuốn sách nay làm xong chú giải, không bao lâu thì Ông ra đã đi. Duyên này là hy hữu khó gặp, trong tay tôi còn giữ một cuốn.
Hạ lão Cư sĩ ban đầu sưu tập nguyên bản, bản này đính chính mười lần mới trở thành sách cố định. Cuốn sách lần thứ nhất trong tay tôi có một bộ. Tôi đã nhờ bạn đồng tu ở Đài Loan in ra một nghìn cuốn, để làm gì? để làm kỷ niệm. Quý vị xem ban đầu lão Cư sĩ phân ra ba mươi bảy phẩm. Tôi nghĩ đại khái Ông dùng ba mươi bảy đạo phẩm. Dùng số chữ ba mươi bảy phẩm, nhưng sách cố định cuối cùng lại phân thành bốn mươi tám phẩm. Hợp với bốn mươi tám lời nguyện của Phật A Di Đà.
Lúc trước, Từ Châu Pháp Sư và Hạ lão Cư sĩ là người cùng thời đại, từng ở Tế Nam dùng cuốn sách sưu tập ban đầu của Hạ Liên Cư sĩ giảng qua một lần, còn có nhận xét. Phần nhận xét này, Hoàng Niệm Tổ Lão cư sĩ tặng cho tôi. Bây giờ tôi in một nghìn cuốn, đem lời nhận xét này in ở trước. Lời nhận xét là của Từ Châu Pháp Sư, còn sưu tập là Hạ Liên Cư, bảo tồn nguyên diện mạo để làm kỷ niệm. Rất hiếm!
Chúng tôi gặp được duyên này, đến cả Ấn Quang Đại Sư cũng không gặp được, không dễ dàng, phải trân trọng! Đọc Kinh này, xem đến phần chú giải, mới hoàn toàn minh bạch. Hiện nay có thêm báo cáo của giới khoa học, chỉ cần đối chiếu thì thật không phải giả. Đầy đủ tín tâm kiên định, nguyện vọng khẩn thiết.
Con người từ vô thỉ kiếp đến nay tu tập thiện căn, chúng ta có thể trong một niệm bổ túc toàn bộ. Nhất niệm là bổ túc rồi. Không cần hâm mộ người khác, chúng ta có thể còn vượt qua họ. Đây đều là thật không phải giả.
Hiện nay con người nói đến tâm thái, thì trong Phật Pháp nói là tâm niệm. Sức mạnh này thật không thể nghĩ bàn. Các nhà khoa học nói một câu như vậy, ý niệm của con người có thể làm dao động một ngọn núi lớn_nó có sức mạnh lớn như vậy. Lời nói này chúng ta tin. Nên ý niệm phải thuần, ý niệm phải chánh.
“Kinh vân: Vãng tu thắng hạnh vô hữu duyên, kim hoạch thần thông diệc vô lượng”. Thần thông của chúng ta thông đến thế giới Cực Lạc, không nên coi thường mình.
8- PHẬT CHỨNG CÙNG
Phật chứng cùng giả, vị Phật chứng quả cùng cực”, chính là ta đã thành Phật. Những gì ta chứng được, chính là những gì ta thấu triệt để đạt đến cứu cánh viên mãn. “Cố tam giác viên minh, lục thông tự tại, xưng pháp giới tánh, thuyết viên mãn kinh”. Viên mãn kinh chính là “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”, cũng chính là “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh”. Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh Hoa Nghiêm hoàn toàn tương đồng. Kinh Hoa Nghiêm nói tỷ mỷ, Kinh Vô Lượng Thọ là lược thuyết, nhưng nội dung hoàn toàn tương đồng. Kinh này là do Phật thuyết. Tam giác viên mãn.
Tam giác là tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. A la hán chứng được là tự giác. Bồ Tát chứng được là tự giác, giác tha, nhưng còn chưa viên mãn. Đến Phật mới thật sự viên mãn. Tam giác viên minh, lục thông tự tại. Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông, Túc mạng thông, Thần túc thông, Lậu tận thông, được đại tự tại. Cho nên “xưng pháp giới tánh, thuyết viên mãn kinh”. Biến pháp giới hư không giới, nhất thiết sự lý, nhân quả, tánh tướng, đều nói một cách rõ ràng minh bạch.
“Kinh vân: Phật trụ thậm thâm chân pháp tánh, sở lưu viên mãn tu đa la, thị dã”. Thập huyền môn, ở trong tất cả kinh điển, chỉ có Kinh Hoa Nghiêm có. Còn các kinh khác không có ý nghĩa của thập huyền. Nhưng trong kinh Tịnh độ có, Kinh Vô Lượng Thọ có, Kinh Di Đà cũng có. Thật quá tuyệt vời!
Chúng ta xem “Di Đà Kinh Sớ Sao” của Liên Trì Đại Sư, chính là chú giải của Kinh Di Đà. Liên Trì Đại Sư dùng Hoa Nghiêm Thập Môn khai mở để giảng giải Kinh Di Đà. Nên ba bộ kinh này, trước đây chư vị cổ đức gọi là đại bổn, trung bổn, tiêu bổn. Đại bổn Hoa Nghiêm, trung bổn Vô Lượng Thọ, tiểu bổn A Di Đà. Ba cuốn này là một bộ kinh. Sao lại một bộ kinh? Vì nó cùng một phương hướng, cùng một mục tiêu là Thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Cuối cùng của Kinh Hoa Nghiêm Phổ Hiền Bồ Tát thập đại nguyện vương đạo quy Cực lạc, nhìn thấy Thiện Tài Đồng Tử năm mươi ba lần đi tham cầu học đạo. Lần thứ nhất là bái phỏng Đức Vân Tỳ Kheo. Ngài tu gì? Ngài tu pháp môn Tịnh độ. Điều này rất quan trọng không thể không biết. Người xưa nói “tiên nhập vi chủ”_vào trước là chủ. Vị thầy đầu tiên của Thiện tài, ra đi tham học vị thầy đầu tiên là pháp môn Tịnh độ, chuyên niệm A Di Đà Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc.
Lần tham học cuối cùng, quý vị xem lần đầu lần cuối. Cuối cùng là Phổ Hiền Bồ Tát thập đại nguyện vương đạo quy Cực Lạc. Thiện Tài học cái gì? Thiện tài chắc chắn là chuyên tu pháp môn Tịnh độ. Vậy năm mươi ba lần tham học thì sao? Năm mươi ba lần tham học là vì tuỳ hỷ công đức, quảng độ hữu tình. Nên pháp môn nào Thiện tài cũng học qua, Ngài đều thấu triệt, đều thông đạt, một chút chướng ngại cũng không có. Muốn học cái gì thì dạy cái đó, cuối cùng chỉ quy về Tịnh độ. Đã hiển thị ý nghĩa này ở trong đó. Tu pháp môn đó mà có chướng ngại thì không thể thành tựu, nên phải nhanh quay đầu. Ta đi con đường này không có ai là không thành tựu. Đây là Thiện Tài Đồng Tử làm gương, chứng minh cho chúng ta thấy.
Hôm nay hết giờ rồi, ở sau còn hai đoạn nữa. Ngày mai chúng ta cùng nhau tiếp tục học.
HẾT TẬP 69