thất thiên

Phật Quang Đại Từ Điển

(七篇) Pàli:Satta àpattikhandhà. Cũng gọi Thất tụ. Chỉ cho 7 nhóm tội. Giới luật được chia làm 7 khoa là Ba la di, Tăng tàn, Thâu lan già, Ba dật đề,Đề xá ni, Đột cát la vàÁc thuyết. [X. Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao Q.trung, phần 1]. (xt. Thất Tụ). I. Thất Thiện. Gọi đủ: Thất xứ thiện. II. Thất Thiện. Các kinh điển Đại, Tiểu thừa do Phật nói có 7 thiện, gọi là Thất thiện. Về thất thiện này, các kinh luận Đại, Tiểu thừa giải thích cóhơikhác nhau. A. Theo phẩm Tam thiện trong luận Thành thực thì Thất thiện là: 1. Thời thiện: Giáo pháp được nói trong 3 thời sơ, trung, hậu của 1 bộ kinh đều rất sâu xa. 2. Nghĩa thiện: Nghĩa của Phật pháp rất có lợi ích, là đạo xuất thế có lợi ích đời này, đời sau. 3. Ngữ thiện: Tùy theo phương ngôn, tục ngữ của mỗi nơi mà chỉ bày chính nghĩa. 4. Độc pháp: Chỉ nói vì Niết bàn vô dư.5. Cụ túc: Các pháp viên mãn, không đợi các kinh khác mới thành. 6. Thanh tịnh điều nhu: Lời nói thanh tịnh nên gọi là thanh tịnh, nghĩa thanh tịnh nên gọi là điều nhu. 7. Phạm hạnh: Đạo này có năng lực đưa đến Niết bàn. B. Theo phẩm Tựa trong kinh Pháp hoa và Pháp hoa văn cú quyển 3giải thích thì Thất thiện(cũng gọi Đốn giáo thất thiện, Đại thừa thất thiện) là: 1. Thời tiết thiện: Ba phầnTựa, Chính tông và Lưu thông của Đốn giáo đều thiện. 2. Nghĩa thiện: Trí tuệ của Nhị thừa không thể lường biết lí liễu nghĩa 3. Ngữ thiện: Dùng 8 âm(rất hay, dịu dàng, hòa nhã, trịnh trọng, mãnh mẽ, chân chính, sâu xa, vô cùng)đểtrình bày, hội lí nói thẳng, làm đẹp lòng Bồ tát. 4. Độc nhất thiện: Thuần nhất, không chung cho Nhị thừa. 5. Viên mãn thiện: Thuyết minh pháp mãn tự trong 3 cõi, ngoài 3 cõi. 6. Điều nhu thiện: Không có dấu vết thiên lệch. 7. Vô duyên từ thiện: Tức hạnh vô duyên đại từ thanh tịnh. Nghĩa thất thiện này tuy chung cho cả kinh điển Đại, Tiểu thừa, nhưng pháp thể thì tùy theo kinh luận mà có khác, như kinh Tiểu thừa giải thích Độc nhất là Niết bàn vô dư, kinh Pháp hoa thì giải thích Độc nhất là pháp Viên đốn Nhất thừa. C. Phẩm Danh tự công đức trong kinh Niết bàn(bản Bắc) cũng có nói về Thất thiện như sau (Đại 21, 385 thượng): Thượng ngữ cũng thiện, Trung ngữ cũng thiện, Hạ ngữ cũng thiện, nghĩa vị sâu xa của văn tự cũng thiện, phạm hạnh thanh tịnh thuần nhất đầy đủ, tạng báu kim cương tròn trịa không thiếu.