THÀNH TÂM ĐỂ THÀNH CÔNG
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
Việt dịch: Thích Quang Định
- 1.1 Đa Tình Cần Đúng Lẽ
- 1.2 Phương Pháp Nhận Biết, Tận Dụng Và Giữ Chân Người Tài
- 1.3 Mở Rộng Tấm Lòng Làm Lãnh Đạo
- 1.4 Làm Sao Để Tránh Đố Kị Khi Thăng Chức?
- 1.5 Chỉ Có Bao Dung Mới Xích Lại Gần Hơn
- 1.6 Trời Đất Mênh Mông, Đâu Người Tri Kỉ?
- 1.7 Sự Sáng Suốt Trong Cách Dùng Người Và Phúc Báo
- 1.8 Luân Lý Làm Việc Chung Nơi Công Sở
- 2.1 Càng Từ Bi, Sáng Suốt Càng Ít Phiền Muộn
- 2.10 Làm Thế Nào Để Nâng Cao Nhân Phẩm?
- 2.2 Gieo Phúc Bằng Tâm Thanh Tịnh
- 2.3 Ăn Với Thái Độ Tự Nhiên, Vui Vẻ
- 2.4 Đại Trí Tuệ Phá Đại Vọng Ngữ
- 2.5 Thấu Hiểu Tình Người Mới Là Thành Công
- 2.6 Tâm Bình Thế Giới Bình
- 2.7 Làm Thế Nào Để Giảm Áp Lực Cuộc Sống?
- 2.8 Chú Trọng Luân Lý, Không Chú Trọng Luận Lý
- 2.9 Sự Tôi Luyện Trong Cuộc Sống
- 3.1 Tấm Lòng Bao Dung Càng Lớn, Cái Tôi Càng Nhỏ
- 3.2 Nên Tích Cực, Không Nên Cố Chấp
- 3.3 Kế Hoạch Chữ “Tâm” Trong Năm Mới
- 3.4 Y Pháp Bất Y Nhân – Làm Theo Quyết Sách Đã Định, Dựa Vào Vào Phương Pháp Không Dựa Vào Người
- 3.5 Học Cách Nói Được Làm Được
- 3.6 Làm Thế Nào Để Dẹp Bỏ Phiền Não, Tìm Kiếm Sự Yên Bình?
LỜI GIỚI THIỆU
Một vị Hòa thượng gầy gò, thường xuyên ốm yếu, cao 1m72, nặng 48kg, nhưng vẫn đi khắp nơi hoằng pháp. Mục đích chính của ông là nâng cao phẩm chất cho con người, kiến lập cõi tịnh độ ngay trên thế gian này.
Có thể nói Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm là một vị hoa tiêu tâm linh. Trong suốt 32 năm nay, ông luôn nỗ lực vận động để bảo vệ môi trường tâm linh và mồi trường lễ nghĩa, hi vọng xã hội sẽ có một không khí sống trong lành.
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm chỉ ra rằng, muốn nâng cao phẩm chất con người thì trước hết phải bắt đầu từ bản thân mình, sau đó mới có thể giúp người khác nâng cao nhân phẩm của họ.
Nâng cao phẩm cách con người chính là giảm bớt sự tính toán được mất giữa mình và người khác, giảm bớt tính ngạo mạn, ích kỷ, thêm vào đó là đức tính khiêm tốn, từ bi, biết quan tâm đến người khác, làm được như vậy chính là đã tiếp thu được tư tưởng cơ bản của Phật giáo.
Ông nhấn mạnh: Cuộc sống chính là tu hành, tu hành không thể tách rời cuộc sống.
Làm thế nào để có thể tu trong cuộc sống thường ngày? Hòa thượng cho rằng, điều quan trọng là làm cho trái tim mình không bị ô nhiễm từ môi trường bên ngoài, cũng không bị dao động bởi ảnh hưởng của những tâm niệm của cá nhân.
Thầy cũng nhấn mạnh đến sự ổn định cuộc sống, đó cũng chính là sự bảo vệ môi trường lễ nghĩa. Từ lời nói, ngoại hình thậm chí những biểu cảm trên khuôn mặt và sâu trong nội tâm đều phải thể hiện sự tôn trọng, biết ơn với người khác. Đối với con người đó là biểu hiện lịch sự chân thành, nó sẽ tác động lại làm cho mồi trường sống càng thêm an toàn và thanh bình hơn.
Trang Tố Ngọc
Phó Tổng biên tập tạp chí Thiên Hạ,
Đài Loan
TỰ THUẬT
Vào khoảng năm 1996-1997 nhận được lời mời của vị Phó Tổng biên tập tạp chí Thiên Hạ, tôi bắt đầu viết bài cho tạp chí này trên chuyên mục “Quản lí nhân sinh” mỗi tháng một bài. Do công việc quá bận rộn và quỹ thời gian có hạn, nên tôi và vị Phó Tổng biên tập chỉ có thể dành ra nửa ngày để bàn luận về những gì chúng tôi định viết cho chuyên mục.
Kết quả thu được sau khi xuất bản rất khả quan, tỉ lệ bạn đọc tham khảo chuyên mục này xếp thứ mười trong tổng số bốn, năm mươi bài văn khác của cùng cuốn tạp chí. Đến số 202, do công việc của Phó Tổng biên tập Trang Tố Ngọc quá bận rộn nên chúng tôi đành cho dừng xuất bản một thời gian và cho biên tập thành bộ sách với tên gọi Thành tâm để thành công.
Tôi nghĩ mình rất có duyên với tạp chí Thiên Hạ. Trong tạp chí số 200, tôi được bầu chọn là một trong 200 nhân vật có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất với Đài Loan trong vòng 400 năm trở lại đây (tính từ Trịnh Thành Công). Trong tạp chí số 202, quý độc giả lại dành cho tôi sự ưu ái mới đầy bất ngờ, xếp thứ 37 trong số 50 người nổi tiếng được chọn ra từ hơn 200 người đến từ nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau. Nhân dịp kỷ niệm phát hành tròn 200 số báo, ngày 10 tháng 01 năm 1998, tạp chí THiên Hạ tổ chức buổi tọa đàm mang tên “Hy vọng Đài Loan rực rỡ năm 2000” do Ân Doãn Bồng dẫn chương trình, và tôi được mời tham dự với vai trò là một trong năm vị chủ tịch hội đàm nổi tiếng nhất, gồm có Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung ương – ông Lý Viễn Triết, người sáng lập tập đoàn máy tính Acer – ông Thi Chấn Vinh, nhà mỹ học đoạt giải thưởng, nhà phê bình nổi tiếng – Long Ưng Đài và tôi – Thánh Nghiêm. Tôi cảm thấy rất vinh dự và vui mừng pha lẫn chút bất ngờ khi được mời tham gia buổi tọa đàm mang tầm quốc tế lớn như vậy.
Vài năm gần đây, tôi viết các chuyên mục dài kỳ cho các thời báo nổi tiếng như tờ Nhật báo Trung ương, Thời báo Trung Quốc, Đại Thành báo, Liên hợp báo, Thời báo Tự Do, Nhật báo Trung Hoa, với số lượng mỗi tuần một bài, mỗi chuyên mục kéo dài khoảng một đến hai năm, thậm chí có thể tập hợp xuất bản thành một đầu sách mà các nhà xuất bản như nhà xuất bản Pháp Cổ, Hoàng Quan, Viễn Lưu, Liên Kinh đều rất sẵn sàng giúp tôi cho ra đời nhiều tác phẩm tương tự như vậy. về tạp chí, nhà xuất bản Pháp cổ và Nhân Sinh cho ra nhiều ấn phẩm nhất, tạp chí Thiên Hạ có thể duy trì được 30 tháng, đồng thời được in ấn phát hành thành sách tham khảo và được bình chọn là một trong sáu đầu sách bán chạy nhất thị trường cũng là một điều hết sức bất ngờ đầy thú vị đối với bản thân tôi.
Cuốn sách này ra đời và sắp xếp ban đầu do Tiêu Man và Mã Thế Phương biên tập và chỉnh lí. Sách được chia thành ba thiên, trong mỗi thiên có các bài nhỏ, đề mục mỗi bài nhỏ, xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả.
Thích Thánh Nghiêm
Thiền tự Đông Sơ, New York, ngày 07 tháng 05 năm 1998