Thắc Mắc Về Nhân Quả

Thắc Mắc Về Nhân Quả
Phật Học, Phật Học Vấn Đáp

Thắc Mắc Về Nhân Quả

HỎI: Tôi có một số vấn đề còn thắc mắc về luật Nhân quả. Cụ thể: Khi một người A hại chết người B, thì quả báo kiếp sau người B giết hại lại người A. Vậy là hòa. Vì đó là quả xấu của người A phải chịu. Như thế thì người B có bị quả báo nữa không?

ĐÁP:

Luật Nhân quả của Phật giáo không phải là một định thức khô cứng kiểu như A+B=C. Ngay cả một số kết luận nghiêm túc về nhân quả như “Gieo nhân nào, gặt quả đó” cũng chỉ mang tính quy ước, đại khái mà không diễn tả đúng như thật thực tiễn sinh động của nhân quả. Bởi lẽ tiến trình nhân quả, nói chính xác phải là nhân (nhân chính) – duyên (các nhân phụ) – quả (kết quả), vận hành rất vi tế, tương tác lẫn nhau rất phức tạp, nhất là bị yếu tố duyên chi phối mãnh liệt nên cuối cùng hình thành nên kết quả có thể khác so với nhân ban đầu.

Mặt khác, nhân-duyên-quả của tiến trình này lại luôn tương tác với nhân-duyên-quả của những tiến trình khác. Nên nhân của tiến trình này lại là duyên hay quả của tiến trình khác, duyên của tiến trình này lại là nhân hay quả của một tiến trình khác nữa, cho đến quả của tiến trình này lại chính là nhân hay duyên cho một tiến trình khác nữa. Nhân-duyên-quả của vô lượng, vô số tiến trình luôn va đập, tương tác lẫn nhau tạo ra một thực tại vô cùng sinh động, không bắt đầu và cũng không kết thúc, gọi là trùng trùng duyên khởi.

Như thế, vấn đề người A giết người B trong hiện tại thì chắc chắn người A sẽ chịu quả báo (trong đời này-hiện báo, đời kế tiếp sau-sinh báo, nhiều đời sau nữa-hậu báo). Nhưng người A chịu trả báo thế nào thì người phàm như chúng ta không thể biết được, cũng có thể là do người B (hoặc B’) làm hại mà cũng có thể không. Nếu như người B báo hại lại người A thì không có nghĩa là “hòa”, tiến trình nhân-duyên-quả của họ chấm dứt mà vẫn tiếp nối đến vô tận, vô cùng. Chỉ khi nào thành tựu Thánh quả A-la-hán trở lên thì mới chuyển hóa hoàn toàn vọng nghiệp, hóa giải hết thảy trói buộc luân hồi sanh tử.

Vì vậy, luật Nhân quả nên được nhìn nhận qua lăng kính duyên sinh để thấy rõ hơn về duyên khởi tính, không tính, vô ngã tính của vạn pháp. Có nhân thì ắt có quả, nhưng nhân quả ấy không đơn tuyến, một chiều mà tác động đa tuyến, đa chiều với nhau trong thực tại sinh động nhân quả trùng trùng, điệp điệp

Bài Viết Liên Quan

Phật Học Phổ Thông

[Khóa 10 -11] - Chương 03: Phần Giải Thích (Tiếp theo)

 Khóa Thứ 10 Và 11  LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN  DỊCH NGHĨA VÀ LƯỢC GIẢI Ngài Mã Minh Bồ Tát tạo Luận  Ngài Chơn đế Tam Tạng dịch chữ Phạn ra chữ Hán  Sa môn Thích Thiện Hoa lược dịch và lược giải  Giảng lần...
Phật Hóa Gia Đình

08. Trì Chú

Ngoài ra, còn muốn nguyện chi nữa thì tự ý nguyện thêm

Lá Thư Học Phật, Phật Học

Thế Nào Là Niệm Phật Tam Muội? (84)

THẾ NÀO LÀ NIỆM PHẬT TAM MUỘI? (Thư Học Phật Số 84) Btg Bảo Đăng QUÁN ÂM Bồ Tát đẹp tuyệt vời, Từ tâm nguyện độ khắp nơi nơi. ĐẠI MINH LỤC TỰ  vang lừng tiếng, Bi tâm quảng đại tiếng để đời. ĐẠI BI...
Mở Lớn Con Đường

53. Giúp Ta Làm Đẹp Cuộc Đời

MỞ LỚN CON ĐƯỜNG Hòa thượng Thích Thái Hòa   Giúp Ta Làm Đẹp Cuộc Đời Thế giới của mũi không phải chỉ liên hệ đến hệ thần kinh khứu giác, mà còn liên hệ đến những đối tượng của nó là hương. Nếu không...
Trái Tim Rộng Mở

13. Chương 10: Tâm Bồ Đề

TRÁI TIM RỘNG MỞ THỰC TẬP BI MẪN TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY Nguyên bản: An Open Heart: Practicing Compassion in Everyday Life Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Thông dịch: Thupten Jinpa Biên tập và nhuận sắc: Nicolas Vreeland Chuyển ngữ:  Tuệ Uyển...
Phật Học Đa Dụng

Trả Nghiệp Oan Nhiều Đời

TRẢ NGHIỆP OAN GIA NHIỀU ĐỜI Thích Đạt Ma Phổ Giác   Người đời khi gặp quả xấu đến, nếu không oán trời trách đất cũng đổ thừa tại gia đình người thân hay xã hội, ít ai nghĩ đến nhân quả công bằng mà sinh lòng ăn năn hối cải. Chúng ta phải nên biết:...