TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 11

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

Mười thần lúa… thần ngày là nhân quả lợi sanh của mười hạnh. Thần lúa là hạnh tư lương như người đời dùng lúa làm thức ăn nuôi sống sắc thân. Trong pháp Phật mười Ba-la-mật là thức ăn nuôi lớn pháp thân, đoạn trừ dần tập nhiễm thế gian, trí bi rộng lớn, hiểu rõ tập khí đó. Theo pháp ba thừa, mười tín, mười trụ, mười hạnh, mười hồi hướng là bốn vị tư lương. Từ địa thứ nhứt trở về sau là vị kiến đạo gia hạnh, vì ba thừa giáo cho rằng: các vị trước mười địa trải qua một tăng kỳ kiếp tu hạnh hữu vi hữu lậu, địa thứ nhứt là thấy đạo. Theo Hoa Nghiêm, mười tín là tin mình đủ trí lớn, tánh tướng như Phật, trụ thứ nhứt nhờ sức định thấy đạo. Mười trụ là vị thấy đạo. Mười hạnh, mười hồi hướng, mười địa là gia hạnh. Vì nhân quả vị này như Phật, dùng hạnh Phổ Hiền thành tựu trọn vẹn một cách rộng lớn. Hạnh Phổ Hiền, nhân quả lý trí mà mười trụ thấy biết không phải là pháp hữu vi vô thường của trời người. Trong pháp giới chơn như tất cả lý trí tánh tướng, quả Phật, hạnh Phổ Hiền đều là tư lương, không thể thiếu một pháp nào. Nếu thiếu là tâm còn phân biệt tịnh nhiễm. Vì thế quả Phật trang nghiêm hạnh nguyện, và ngược lại nên là Phật Hoa Nghiêm. Do vậy trong mười trụ, mười hạnh, mười hồi hướng, Phật, Bồ-tát cùng tên. Phật gia hộ bằng mười ba pháp. Theo ba thừa, Bồ-tát thường sanh về cõi tịnh, bốn cõi thiền là cõi tịnh. Vào cõi dục là vì nguyện giữ hoặc để độ sanh. Với Hoa Nghiêm, ngay trụ phát tâm thứ nhứt đã đủ lý trí quả hạnh tánh tướng, động tịnh sanh tử Niết-bàn. Dùng thể dụng pháp giới đối tự tập nhiễm, không trước sau cũ mới. Theo ba thừa, gia hạnh là địa thứ nhứt, tư lương là mười tín… mười hồi hướng, năm vị không có quả Phật. Địa thứ mười tuy thấy đạo nhưng chưa hợp chơn như. Trong kinh này, mười tín đã tin tâm mình đủ mười cõi nước (như trước). Vì mười tín thuộc hữu vi nên cõi Phật là cõi có hình sắc. mười Đức Phật mà vị này phụng sự cũng từ tâm mình, tu tập quả Phật thành tựu mười trí. Vì còn tâm sanh diệt nên vị mười tín còn có cõi nước, trí Như Lai. Nhân của mười trụ… Đẳng giác là hạnh Phổ Hiền, quả là lý trí pháp thân hoặc nhân quả tác động qua lại. Với hai nhân quả như vậy, năm vị sẽ có 100 nhân quả, mỗi vị lại có năm nhân quả, cộng thành 110. Nhân quả Phật trong mười trụ là mười cõi Nhân-đà-la, Ba-đầu-ma… mười Đức Phật Thù Đặc Nguyệt… mười Bồ-tát Pháp Huệ… là nhân của hạnh Phổ Hiền, vì mười trụ nhập định đạt trí huệ vi diệu nên cõi nước là Hoa, từ hoa kết trái, quả Phật Nguyệt… là đoạn trừ phiền não nóng bức được thanh tịnh dịu mát như mặt trăng. Thấy đạo đoạn hoặc là cõi nước. Nhân-đà- la hoa (Năng chủ hoa), trụ phát tâm thứ nhứt sanh trong nhà Phật, là pháp sư thuyết pháp độ sanh. Ba-đầu-ma hoa (Hoa sen đỏ), trụ trị địa tăng tiến tu tập đạt quả thù thắng hơn. Tên của các Đức Phật, cõi nước, Bồ-tát đều tùy địa vị không phải do người khác đặt vì tự mình tu tập. Trong mười hạnh, mười cõi nước tên Huệ, mười Đức Phật tên Nhãn là quả, mười Bồ-tát công đức lâm… là nhân (mười hồi hướng mười địa rõ như trong kinh). Tóm lại, mười Đức Phật là quả, mười Bồ-tát là nhân. Trong lần thuyết pháp thứ nhứt, Như Lai là quả năm vị; Phổ Hiền, trời, thần là nhân. Tỳ-lôgiá-na là nhân tu hành của Phổ Hiền, trời, thần, thân mình là quả trí sai biệt. Trí quả Phật tánh là nhân. Vì thân tu tập chính là quả lý tánh, nhân quả thể dụng đan cài. Vì thế trong phần khen ngợi đức, sau khi khen ngợi công đức của Phật, trời thần khen ngợi trí đức của mình như Phật. Đó là điều kiện để người tu học vào pháp giới. Mê là phàm, ngộ là Phật. Tu tập cả trí bi. Như cõi Tam Nhãn của thiện tri thức thuộc hạnh Hoan Hỷ của Thiện Tài cũng chính là mười cõi Thân Huệ, Bảo Huệ… của mười hạnh. Tam nhãn: ma ha Bát-nhã, giải thoát, pháp thân, hoặc là trí, huệ, pháp nhãn. Như ba mắt của trời Ma-hê-thủ-la. Tất cả pháp Phật không ngoài pháp thân trí lớn này. Nghĩa của mười cõi nước có tên Huệ cũng là tam nhãn. Do vậy, cõi nước của thiện tri thức hạnh thứ nhứt của Thiện Tài là cõi tam nhãn. Tỳ kheo tên Thiện Kiến cũng là hạnh thứ mười. Mười Đức Phật Thường Trụ Nhãn, Vô Thắng Nhãn… Thiện Kiến là đủ ba mắt. mười hạnh dùng ba mắt trí nhận biết căn tánh của chúng sanh để tùy thuận độ thoát. Tỳ kheo Thiện Kiến thiền hành trong rừng là biểu hiện nơi hành hạnh độ sanh. Trong lần thuyết pháp thứ nhứt này, thần lúa là hành trang của mười hạnh đạt quả Phật, chúng sanh vào vị Phật, Bồ-tát nuôi lớn từ bi. Nhân quả của mười vị này cũng chính là nhân quả hành tướng của năm vị. Vì nhân quả Phật, Phổ Hiền, thể dụng tánh tướng trước sau đồng nhứt. Vì thế năm mươi hành trang, năm mươi quả Phật của năm vị dung nhiếp đan cài làm nhân quả cho nhau. Hạnh Phổ Hiền được biểu hiện bằng trí Như Lai nên không nhiễm ô, quả Phật được trang sức bằng hạnh Phổ Hiền nên trọn vẹn bi trí. Nếu thiếu một thì không thành và là hạnh quả của trời người. Dù vượt trên cõi trời vẫn chỉ là nhị thừa, Bồ-tát ra khỏi đời sống trong cõi tịnh hay Bồ-tát giữ hoặc độ sanh, không phải là sự dung nhiếp tự nhiên của lý trí tánh tướng động tịnh bi trí thế gian xuất thế gian. Quả Phật là mười hạnh cũng như hoa trái tự nhiên thành tựu bằng công đức không tạo tác. Đoạn này được phân thành bốn ý như trên. Nêu số lượng như hàng đầu của kinh. Mượn vị biểu hiên pháp, thần lúa là hành trang mười hạnh. Giải thích danh hiệu theo hạnh nguyện: Nhu Nhuyến Thắng Vị chuyên tu thí Ba-la-mật (Hạnh Hoan Hỷ). Thí có hai: pháp, sự. Pháp vui vẻ giảng dạy giáo pháp cho chúng sanh, nuôi lớn bằng pháp lạc, thuần phục tâm tánh. Sự: thần lúa làm cho lúa má tốt tươi nuôi thân chúng sanh. Tùy nơi độ sanh mà tên gọi của các vị khác nhau.

Thời Hoa Tịnh Quang chuyên tu giới Ba-la-mật. Biết khả năng của chúng sanh, tùy thuận hóa độ là thời hoa, khiến chúng sanh đạt giới tánh là tịnh quang. Ví như hoa của năm thứ lúa thóc, kết trái theo thời gian.

Sắc Lực Dũng Kiện chuyên tu nhẫn Ba-la-mật, từ hạnh nhẫn thành tựu công đức là dũng kiện, từ hạnh nhẫn đạt thân tướng tốt đẹp. Trong các loại sức mạnh, sức gió mạnh nhứt, trong mọi hạnh, hạnh nhẫn là hơn hết, tám gió không khuynh động. Nhẫn nại trong mọi hành động là dũng kiện. Thiện tri thức hạnh thứ ba của Thiện Tài – Ưu-bà-di Cụ Túc – hành hạnh nhẫn này, vì nhẫn là quả của các vị.

Tăng Trưởng Tinh Khí chuyên tu tinh tấn Ba-la-mật. Vào đời độ sanh bằng sức tinh tấn, lòng từ bi và pháp lực nhưng không mong cầu đền đáp là Tăng trưởng tinh khí. Nếu không có sức tinh tấn thì không hành động.

Phổ Sanh Can Quả chuyên tu thiền Ba-la-mật. Pháp tánh là thiền, phát sanh trí vi diệu hành mọi hạnh là Phổ sanh quả. Trong tánh thiền trí hạnh đan cài ngay nhân là quả, quả có từ nhân, trước sau không khác. Quả thật, hạnh Phổ Hiền dung hợp nhau vì từ quả có nhân, từ nhân sinh 6 quả.

Diệu Nghiêm Hoàn Kế chuyên tu huệ Ba-la-mật vì hành mọi hạnh bằng trí vi diệu, hạnh trí trang nghiêm cho nhau, đem lại lợi ích cho chúng sanh thành tựu quả đức. Hoàn Kế là trọn vẹn trí hạnh.

Nhuận Trạch Tịnh Hoa chuyên tu phương tiện Ba-la-mật, hành hạnh từ bi độ thoát chúng sanh hiểu pháp.

Thành Tựu Diệu Hương chuyên tu nguyện Ba-la-mật, thành tựu trí không dụng công và năm phần hương. Với trí vi diệu, vị này biết căn tánh của chúng sanh, thuyết pháp đem lại lợi ích, thành tựu ba hương giới định huệ.

Kiến Giả Ái Lạc chuyên tu lực Ba-la-mật, thành tựu pháp lực đem lại lợi ích cho chúng sanh, những người nghe pháp đều quí kính.

Ly Cấu Tịnh Quang chuyên tu trí Ba-la-mật vì trí tuệ đoạn trừ cấu nhiễm mình người. Phần khen đức như trong kinh.

Hạnh Nhiêu Ích thứ hai, từ thế giới Ba-la-mật, mười vị thần sông tu tập mười Ba-la-mật.

Phổ Pháp Tấn Lưu chuyên tu thí Ba-la-mật (các vị sau cũng vậy). Thiện tri thức hạnh Nhiêu Ích của Thiện Tài – đồng tử Thích Thiên, một trong một vạn đồng tử – đang vun cát đùa chơi bên bờ sông, biểu hiện từ giới tánh hành vô số hạnh tạo lợi ích cho chúng sanh. Phổ phát tấn lưu là pháp nhứt thừa.

Phổ Khiết Tuyền Nhuận chuyên tu giới đây là pháp trời người ba thừa. Dùng pháp thuật tạo lợi ích cho chúng sanh là Phổ khiết.

Hạnh Vô Vi Nghịch thứ ba, từ thể nhẫn Ba-la-mật, mười vị thần biển tu tập mười Ba-la-mật, vì hạnh nhẫn như biển lớn dung chứa nước của các dòng sông. Thể của nhẫn là pháp tánh từ bi, đưa tất cả chúng sanh – những kẻ sống trong vô minh sanh tử – vào dòng pháp là hạnh vô vi nghịch, phần nói về thiện tri thức hạnh thứ ba của Thiện Tài có câu: phía nam có thành tên Hải Trụ, nữ cư sĩ tên Cụ Túc, mặc y phục trắng, xõa tóc dài, hành mọi hạnh độ sanh bằng pháp nhẫn, tâm rộng lớn như biển, đủ phước trí đem lại lợi ích cho chúng sanh. Nhẫn là quả của muôn hạnh, dung nạp tất cả.

Hạnh Vô Khuất nhiễu thứ tư: từ thể tinh tấn Ba-la-mật, mười vị thần nước tu tập mười Ba-la-mật, vì nước có khả năng làm sạch, Bồtát này dùng nước pháp tánh siêng năng độ sanh, biết rõ căn tánh tạo lợi ích cho mọi loài, chúng sanh được toại nguyện, không quấy nhiễu. Siêng năng dùng pháp độ sanh là tinh tấn. Các vị khác cũng vậy. Nếu không hiểu được sự thống nhứt của các pháp thì không thông đạt ý kinh.

Như hạnh tinh tấn Ba-la-mật trong mười hồi hướng dung hợp lý trí tánh tướng bình đẳng tự tại. Đạt một trong năm vị là đủ năm vị, nhưng còn thứ tự là do sự tu tập thuần thục hay chưa thuần thục. Tuy phân chia thứ bậc nhưng thể tánh giống nhau, không trước giữa sau. Hãy xét các pháp bằng thật tánh, không nên xét bằng vọng tình, một giọt nước trong biển cũng có vị mặn như biển, rồng cá báu vật đều ở trong biển. Vì giáo hóa chúng sanh nên hành vô số hạnh, tên tuy khác nhau nhưng thể đạo trước sau là một như mọi hình tượng trước gương sáng. mười địa thành tựu công hạnh, vị đẳng giác tự tại độ sanh. Nếu phân biệt rằng: mười trụ là thấy đạo, mười hạnh chuyên tu tâm ra khỏi đời, mười hồi hướng chuyên về hạnh nguyện trọn vẹn bi trí, mười địa tích tập công đức, địa mười một tự tại vào đời độ sanh thì đó chỉ là mô hình mẩu để kẻ hậu học biết. Nếu không, chúng không biết nương tựa vào đâu để phát tâm tu học.

Hạnh Vô Vi Loạn thứ năm, từ thể thiền Ba-la-mật, mười vị thần lửa tu tập mười Ba-la-mật. Vi độ sanh nhưng luôn tịch tịnh, thần lửa là thể định, tịnh nhưng luôn hành, ngay sự là lý, trí bi dung hợp. Như quẻ ly ở phía nam của Kinh Dịch. Nếu nói về con người, đó là tâm; nếu nói về pháp, đó là trí rỗng lặng không; Nếu là hiện tượng bên ngoài, đó là mặt trời; nếu là các bộ phận của thân, đó là mắt. Nếu là pháp, đó là trung đạo, là hiểu rõ, minh là trống rỗng là trí soi rõ mọi hiện tượng, là điện Phổ Quang, là nữ thần ý nghĩa Thiện Tài đi về phía nam là thế. Hạnh này dùng trí sáng (thần lửa) phá trừ u tối, không mê muội, không bị ngăn che.

Hạnh Thiện Hiện thứ sáu, từ thể Bát-nhã Ba-la-mật, mười vị thần gió tu tập mười Ba-la-mật. Đó là quẻ tốn giữa chi thìn tỵ trong Kinh Dịch, là nữ thần, là pháp tắc, là ngôn luận, là giáo lịnh. Như quẻ càn ngũ thế trong Chu Dịch, trên là quẻ tốn, dưới là quẻ khôn, là quan. Kinh Dịch nói: gió thổi trên mặt đất có thể nhìn thấy qua sự rung động của các vật. Người quân tử chỉ dạy mọi người đều nghe theo. Tốn là gia phong lễ giáo. Hạnh này thành tựu trí huệ thuyết pháp giáo hóa chúng sanh. Như Lai mượn khoảng thời gian giữa giờ thìn tỵ làm pháp tắc trai giới, là khoảng giữa tốt xấu, đoạn trừ chấp trước đến giờ ngọ hợp mọi pháp, trên hợp với sao Giác, Giác là sao Thiên Môn. Nghĩa là giờ này tu sĩ thuyết pháp lợi sanh. Như miệng dùng để ăn uống thuyết giảng. Khả năng khai hoa kết trái thành hoại là hạnh thiện Hiện. Phần sau có chép: như biển có bốn đức:

  1. Năng tập: chứa nhóm vật báu (trí Đại Viên Cảnh).
  2. Năng thành: có được vật báu (trí thành sở tác).
  3. Giản trạch: phân biệt báu vật (trí Diệu quan sát).
  4. Năng tán: loại trừ vật xấu (trí bình đẳng).

 

 

Bốn trí này tượng trưng cho thần gió tự tại hiển hiện các pháp. Như Đức Phật trong tín thứ sáu ở phía đông nam tên Cứu Cánh Trí. Quẻ tốn ở phía đông nam, tốn là gió. Kinh Dịch chép: tốn là ngôn luận, vì trí có khả năng hiển hiện các pháp. Phương là pháp vì pháp ấy không phương hướng.

Hạnh vô trước thứ bảy: từ thể phương tiện Ba-la-mật, mười vị thần hư không tu tập mười Ba-la-mật. Từ pháp không hành hạnh độ sanh là vô trước. Thể của phương tiện Ba-la-mật là pháp không, thần là trí không đắm nhiễm, vì từ pháp không pháp khởi trí huệ.

Hạnh Nan đắc thứ tám, từ thể nguyện Ba-la-mật, mười vị thần phương hướng tu tập mười Ba-la-mật. Vì khó đạt trí không dụng công thể trí thanh tịnh, phòng hộ bằng nguyện, nhớ nghĩ thệ nguyện xưa nên hành hạnh độ sanh, không ở trong sanh tử Niết-bàn. Hạnh này thành tựu trí thuyết pháp độ sanh. Như bốn quẻ: chấn, khảm, đoài, ly ở bốn góc đều biểu hiện cho trí không dụng công.

Hạnh thiện pháp thứ chín, từ thể lực Ba-la-mật, mười vị thần đêm tu tập mười Ba-la-mật. Thành tựu pháp lực, phân biệt thuyết giảng giáo pháp. Dùng pháp Phật xua tan đêm dài sanh tử. mười vị thần này đều là nữ thần, là tri thức ở mười địa của Thiện Tài. Vì thể của hạnh dung nhiếp pháp mười địa.

Hạnh chơn thật thứ mười, từ thể trí Ba-la-mật, mười vị thần ngày tu tập mười Ba-la-mật. Vì trí sáng soi khắp mọi nơi. Trí không tạo tác nhưng hợp với mọi hiện tượng là thần. Trong phần khen đức có câu: siêng năng độ sanh làm trang nghiêm cõi nước. Bi là cung, trí là điện, dùng bi trí giáo hóa chúng sanh.

Từ A-tu-la vương đến thiên tử Nhựt… mười chúng tiêu biểu cho mười hồi hướng. Vì sao? Vì A-tu-la ở trong biển không bi chìm. Mười trụ mười hạnh phần nhiều là tu bi trí xuất thế. Hồi hướng là đưa chơn vào tục, thành tựu viên mãn bi trí ngay trong thế gian. Bồ-tát hồi hướng với tâm bi rộng lớn, không chứng chơn như, hiểu rõ chơn tục là một, ở trong đời nhưng không đắm nhiễm, tự tại độ sanh. Đoạn này được phân thành bốn ý như trên. Số lượng như ở hàng đầu trong kinh. Mượn vị biểu pháp. A-tu-la tiêu biểu cho hạnh cứu hộ chúng sanh nhưng không chấp nơi tướng chúng sanh của hồi hướng. A-tu-la vào biển không bị chìm, lên cõi trời nhưng không có khoái lạc như trời. Cũng thế Bồ-tát này ở trong sanh tử nhưng không đắm say năm dục, sống trong Niếtbàn nhưng không hưởng tinh lạc. Phẩm pháp giới có câu: thành tựu hạnh vượt trên thế gian của Như Lai như A-tu-la vương, Bồ-tát này tự tại trong sanh tử Niết-bàn. A-tu-la còn gọi là A tố lạc. A là không; tố là dạo chơi, là vi diệu; la là vui đùa. Theo luân Bà Sa, A-tu-la không phải là trời, tuy thuộc cõi trời nhưng dối trá, không có được sự diệu lạc của cõi trời. Cũng thế, Bồ-tát này với tâm bi, tùy phương tiện làm mọi việc dường như dối, sống trong sanh tử nhưng không say đắm năm dục, cũng không hưởng pháp lạc tịch tịnh vượt khỏi thế gian của Niết-bàn. Vị này chuyên tu thí Ba-la-mật. A-tu-la, các bản xưa dịch là Bắt Tu, mẹ của Tỳ ma, cõi trời yếu kém. Theo kinh A-hàm, vào kiếp thành, chúng sanh ở cõi trời Quang Âm xuống biển tắm, xuất tinh tạo thành trứng, tám ngàn năm sinh ra một người nữ to lớn như núi Tu Di, có 990 đầu, mỗi đầu có một ngàn mắt, 990 miệng, mỗi miệng có bốn răng, từ răng phóng ra lửa, 2 tay, 990 chân, vui chơi trong biển. Khi tinh vào thân tạo thành trứng, trải qua tám ngàn năm sinh ra Tỳ-ma-chất-đa-la, có chín đầu, mỗi đầu có một ngàn mắt, trong miệng thường phun nước, 990 tay, tám chân, thân lớn gấp năm lần núi Tu Di, ăn bùn đất và ngó sen, luôn đấu tranh với trời (rõ như trong kinh chánh pháp niệm). Trụ xứ của A-tu-la có năm:

1/ Trong núi báu trên đất.

2/ Phía bắc núi Tu Di. Cách biển khoảng 21.000 do tuần có A-tula tên La Hầu (chướng ngại: dùng tay che kín mặt trời) thống lãnh vô số chúng.

3/ Từ đó trở xuống khoảng 21000 do tuần có A-tu-la tên Dũng Kiện thống lãnh vô số chúng.

4/ Cách 21000 do tuần nữa có A-tu-la tên Hoa Man thống lãnh vô số chúng.

5/ Cũng cách tuần ấy nữa có A-tu-la tên Tỳ Ma chất Đa La (Hưởng cao). Cha của Xá Chi. Xá Chi là vợ chính của Đế Thích. Lúc cha của Xá Chi đánh nhau với Đế thích nói rằng: Ta là Tỳ Ma chất Đa La lập tức núi non ở cõi Diêm Phù chuyển động. Trong đó có thành tên Quang Minh. Theo luận Phật Địa, A-tu-la thuộc cõi trời. Theo Tỳ Đàm, A-tu-la thuộc loài quỉ. Tỳ Ma chất Đa La: chủng chủng sự Tỳ Ma là khắp nơi, chất Đa La là đồ trang bị. Vì lúc chiến đấu với Đế Thích, vị này trang bị binh khí (tên Hưởng Cao hay Nguyệt Cư là sai). Theo pháp sư lễ đời Đường, A-tu-la thuộc cõi quỉ. mười A-tu-la trong kinh này là sự tiến tu, lòng bi của Bồ-tát không hạn lượng như A-tu-la vào biển không bị chìm. Bồ-tát không chìm trong cõi ác, không cao ngạo, dùng chơn pháp để nhiếp phục thế gian, ở trong biển khổ như không bị khổ. Giải thích tên theo hạnh, La Hầu La chuyên tu thí Ba-la-mật. mười nguyện là thể của mười Ba-la-mật, không mong cầu lợi ích riêng mình. Việc tu ở dưới núi Tu Di, vào biển không bị chìm đều là mượn hình tượng biểu hiện pháp để chứng minh hạnh độ sanh bằng tâm bi, dung nhiếp chơn tục của hồi hướng. La Hầu La là chướng ngại. Bồ-tát vào đời bằng tâm bi, diễn giảng pháp không, đóng cửa cõi ác.

Tỳ Ma Chất Đa La chuyên tu giới Ba-la-mật, với tâm bi vị này pháp nguyện độ sanh trong ba cõi sáu nẽo. Thể của giới là bi nguyện, tự tại vào đời.

Xảo Huyền Thuật chuyên tu nhẫn Ba-la-mật. Bồ-tát nhẫn nại ở trong sanh tử, thấy mọi việc là giả.

Đại Xuyến Thuộc chuyên tu tinh tấn Ba-la-mật, dùng mọi hạnh độ sanh.

Đại Lực chuyên tu thiền Ba-la-mật ở trong biển khổ nhưng không khổ.

Biến Chiến dùng trí sáng độ sanh.

Kiên Cố Hạnh Diệu Trang Nghiêm trang sức bằng tâm bi và phương tiện độ sanh.

Quảng Đại Nhân Huệ, độ sanh bằng nguyện trí. Vì vị này đạt trí thù thắng, nhớ đến nguyện xưa vào đời độ sanh.

Xuất Hiện Thắng Đức thành tựu lực Ba-la-mật.

Diệu Hảo âm thanh, thuyết pháp bằng trí. Phần bốn như trong kinh. Mười vị này trong hợp chơn tục bằng tâm bi, ở trong sanh tử nhưng không bị đắm nhiễm. mười trụ, mười hạnh thông đạt trí hợp chơn như nên là thần. mười hồi hướng, mười địa đều được biểu hiện bằng vua (tự tại).

Hồi hướng Bất Hoại thứ hai, dùng trí vào đời độ sanh thành tựu tâm bi, thông đạt chơn tục hòa hợp. Nghĩa của kinh Diệu pháp Liên Hoa cũng như vậy. Dùng trí hiểu biết dung hợp chơn tục thực hành mọi hạnh. Nghĩa là vào đời độ sanh bằng trí bi. Hành hạnh Phổ Hiền là liên, hành hạnh bằng trí là Diệu pháp, đủ tánh chơn như, dung hợp thế tục là Bất Hoại. Đó là sự tự tại của trí không nương tựa và tánh bồ đề. Vị này được biểu hiện bằng Ca Lâu La (chim cánh vàng). Phần này cũng phân thành bốn ý như trên. Số lượng như hàng đầu trong kinh. Mượn vị biểu pháp. Chim này nhìn thấy rồng trong biển sắp chết dùng hai cánh cắp lên. Phẩm pháp giới chép: thệ độ chúng sanh ra khỏi biển khổ. Bồ-tát hồi hướng thường ở trong sanh tử, dùng mắt trí quan sát chúng sanh nào căn tánh thuần thục, dùng hai pháp chỉ quán đưa chúng sanh đến bờ Niết-bàn. Tánh pháp là thể của chỉ, trí không tánh là thể của quán. Không phải người quán, đối tượng quán. Vị này chuyên tu giới Ba-la-mật. Như biển không chứa xác chết giới trí bi không có sự thấy biết tịnh nhiễm của nhị thừa trời người. Hai cánh của chim cách nhau 36 vạn dặm. Giải thích theo hạnh nguyện: Đại Tốc Tặt lực chuyên tu thí Ba-la-mật, Bồ-tát này phát lòng từ, dùng sức chỉ quán vào đời độ sanh, tích tắc đưa chúng sanh qua bờ Niết-bàn. Tích tắc ấy không thuộc tích tắc của xưa nay ba đời. Như chim cánh vàng cắp rồng, thời gian ấy là Tốc Tặt. Phần khen đức có câu: cứu độ tất cả chúng sanh ra khỏi biển khổ sanh từ, đạt đạo Bồ-tát. Vào biển vô minh, dùng sức định huệ quán sát, một sát na hợp chơn như thấy rõ việc ba đời sự hiểu biết và tu tập đó là phát tâm. hai việc đó là một. Trong hai việc đó, việc thứ nhất khó đạt. Nghĩa là phàm phu khó đạt chơn như, không phải khó đạt quả Phật. Vì tâm ban đầu và tâm Phật là một. Pháp, tri, thời gian không thay đổi. Đó là thể dụng của pháp giới. Hãy xét bằng định huệ, không nên suy bằng vọng tình.

Hồi hướng Đẳng nhứt thiết chư Phật được biểu hiện bằng Khẩn Na La Vương. Vì nhẫn là hạnh đầu trong mọi hạnh độ sanh khiến chúng sanh đạt đạo của tất cả các Đức Phật. Khẩn-na-la Vương là nghi thần, hạnh chủ. Hình dáng giống người, trên đầu có sừng như bò, ai thầy cũng nghi, không biết là người hay là gì. Bồ-tát này thành tựu tâm bi, vào sáu cõi bằng hạnh nhẫn, loài người thấy vậy nghi ngờ không biết là phàm hay là Thánh. Nếu là phàm sao có trí huệ như Phật? Nếu là Thánh sao làm việc phàm? Thần này thường làm các trò chơi cho cõi trời, chuyên tu nhẫn Ba-la-mật. Nếu không có hạnh nhẫn thì không có hạnh khác. Phần này cũng được phân bốn ý như trên. 10 Khẩn na la thuộc súc sanh.

Hồi hướng chí nhứt thiết xứ được biểu hiện bằng Ma-hầu-la-giàvương (Đại mãng, đại thắng là già, hung phúc hạnh) chuyên tu tinh tấn Ba-la-mật. Hung phúc hạnh: tìm pháp vui lợi sanh, không cao ngạo. Vị này vào trong sáu cõi, là thần trong coi chùa viện, hộ trì pháp Phật. Phẩm pháp giới có câu: gặp Phật vui vẻ, cúi mình cung kính. 10 Mahầu-la-già-vương tu tập mười Ba-la-mật từ thể tinh tấn Ba-la-mật. Vị này dùng phương tiện sống trong chúng sanh, làm mọi việc như chúng sanh dạy chúng đoạn ái. Phần khen đức dạy: siêng năng tu tập mọi phương tiện, khiến chuúng sanh đoạn trừ lưới si.

Hồi hướng vô tận công đức tạng thứ năm, từ thể thiền Ba-la-mật mười Dạ Xoa Vương tu tập mười Ba-la-mật. Dùng thiền định độ sanh khiến chúng sanh không loạn tưởng, đạt vô số công đức. Dạ Xoa: khổ hoạt, tư sát. Dùng thiền định quán sát nhiếp phục tâm vọng loạn đau khổ của chúng sanh. Tỳ Sa môn thiên vương thống lãnh chúng Dạ Xoa ở phía bắc núi Tu Di.

Hồi hướng tùy thuận kiên cố, từ thể Bát-nhã Ba-la-mật, 10 Tỳ Lâu tu tập mười Ba-la-mật. Tỳ Lâu Bác Xoa Long Vương (cũng là Dạ Xoa thống lãnh vô số chúng ở phía tây núi Tu Di) Phú Đa Na: Quỉ coi bệnh nóng. Trí của Bồ-tát này tự tại trước có không, thuyết pháp độ sanh như rồng ẩn hiện trong hư không làm mưa. Tỳ Lâu Bác Xoa (nói đủ là Tỳ lộ ba ha ngặt xoa, tạp ngữ chủ, xú mục). Tỳ: Chủng chủng; lộ: sắc; ba ha ngặt xoa: căn tánh trang điểm mắt bằng các loại màu sắc như Bồ-tát trang bị kiến thức không đắm nhiễm. Rồng có năm loại:

  1. Như voi.
  2. Như rắn.
  3. Như ngựa.
  4. Như cá.
  5. Như ễnh ương.

 

 

Thiên Trụ Long Vương là chúa tể loài rồng thân hình như voi.

Nan đà long vương (Hoan Hỷ) là chúa tể loài rồng thân hình như rắn A na bà đạt đa long vương (thanh vương) là chúa tể loài rồng thân hình như ngựa. Loài rồng này không bị ba tai họa:

  1. Cát nóng không rơi trên đầu.
  2. Không hành dục bằng hình thức ngựa.
  3. Không sợ chim cánh vàng. Nhưng loài rồng này còn một khổ: gió thổi bay áo. Theo trí luận, loài rồng này là Bồ-tát trụ thứ bảy.

 

 

Bà Lâm Na Long Vương (thủy thiên) là chúa tể loài rồng thân hình như cá.

Ma Na Tô Bà Đế Long Vương (ma na tư: từ tâm, gió mưa không hại được nên còn có tên là Đắc ý: Ma na là ý cao: đủ oai đức) là chúa tể loài rồng thân hình như ễnh ương. Luật tứ phần chép: trong các khoảng thời gian: sanh, ngủ, giận, hành dục của loài rồng này, thân hình chúng không đổi. Đây là theo giáo pháp ba thừa. Trong nhứt thừa, loài rồng cũng đạt pháp cao thượng, quả Phật, Bồ-tát nhưng vì hóa độ chúng sanh nên hiện thân ở các cõi. Ở đây khen ngợi sự ra đời của Phật nên mượn vị biểu pháp.

Long Vương Tỳ Lâu Bác Xoa đoạn diệt khổ não bị thiêu đốt của các loài rồng. Bồ-tát này dùng trí Bát-nhã quán pháp không, dùng mọi thứ ngôn ngữ diễn giảng. Vị này là vị tu thí Ba-la-mật trong mười hồi hướng.

Sa Kiệt La Long Vương (Diêm hải) đạt pháp tích tắc chuyển thân rồng thành vô số thân hình khác nhau. Bồ-tát này vào sanh tử thành tựu tâm bi, tu giới Ba-la-mật đạt thần thông biến hóa.

Vân Âm Diệu Tràng Long Vương, dùng ngôn ngữ thanh tịnh đi khắp nơi thuyết giảng pháp Phật, là quả của hạnh nhẫn.

Đức Xoa Ca Long Vương là khả năng phá hoại và pháp bị phá hoại vì lúc loài rồng này giận người và súc vật đều chết.

Cựu dịch là Đà thiệt long vương vì nói nhiều nên ví nhiều lưỡi, không phải nhiều lưỡi thật, tu pháp Bát-nhã Ba-la-mật, giỏi giảng thuyết.

Hồi hướng Đẳng tùy thuận nhứt thiết chúng sanh biểu hiện bằng Cưu bàn trà. Vị này thành tựu tâm bi vào đời độ sanh. Đây là loài quỉ hút tinh khí nên cũng có tên là Đông Qua Quỉ. Theo kinh chánh pháp niệm: tên của loài quỉ này nghe như Bồ-tát ghét bỏ chúng sanh. Nhưng còn có tên khác là Tùy Thuận. Tùy Thuận tất cả chúng sanh kể cả địa ngục. Vị thần này là thiên vương phía nam thống lãnh hai bộ chúng:

  1. Cưu bàn trà.
  2. Bệ lệ quỉ.

Cưu bàn trà, bọc dái to như quả bí đao, khi đi phải đặt lên vai, khi ngồi phải ngồi xổm. Phẩm pháp giới dạy: siêng năng đoạn trừ tập khí quỉ đói. Cưu bàn trà là tham đắm như quỉ đói. Bồ-tát tùy thuận đoạn trừ tâm tham bằng lòng bi.

Hồi hướng chơn như tướng biểu hiện bằng Càn Thát Bà Vương (Tầm hương) sống bằng hương thơm. Bồ-tát này thường dùng năm phần hương làm vui chúng sanh. Văn sau có câu: siêng năng tu tập pháp Phật. Phẩm nhập pháp giới chép: luôn làm vui chúng sanh. Càn thát bà vương là làm vui chúng sanh bằng pháp lạc. 10 vị này là mười Ba-la-mật trong thể nguyện Ba-la-mật.

Hồi hướng vô phược vô trước biểu hiện bằng Thiên Tử Nguyệt chuyên tu lực Ba-la-mật. Dùng trí không, không trói buộc để độ sanh, đoạn trừ phiền não đạt pháp thanh tịnh. 10 thiên tử này là mười Ba-lamật trong nguyện Ba-la-mật.

Hồi hướng nhập pháp giới vô lượng biểu hiện bằng Thiên Tử Nhựt. Trí Ba-la-mật của vị này như mặt trời soi sáng mọi hiện tượng. Vị trí cao, công năng lớn. Trí của Bồ-tát này là cao lớn đem lại lới ích cho tất cả trời người… ngoại đạo. 10 thiên tử này là mười Ba-la-mật trong trí Ba-la-mật. mười Ba-la-mật của năm vị tùy địa vị hiểu ý , nếu căn cứ theo một ví dụ thì không thể biết được. Như về vị trí và công năng của mặt trời, luận câu xá chép: mặt trăng cách mặt đất bốn vạn do tuần, chu vi mười do tuần, hai mặt của mặt trăng làm bằng thủy tinh và bạc nên khi xoay chuyển có chỗ tối sáng. Thuyết này chưa tin được. Hãy xét theo kinh, như kinh A Hàm cho rằng: trên mặt trăng có cõi nước rộng 1960 dặm, hai phần bằng vàng, một phần bằng lưu ly, nhìn xa như hình tròn, cõi trời sống 00 năm, con cháu nối tiếp một kiếp. Vì mặt trăng mặt trời tiếp cận nhau nên có tối sáng. Chu vi mặt trời 0 do tuần, cõi nước ở mặt trời rộng 200 dặm, làm bằng vàng, trang sức bảy báu, ghế ngồi của vua rộng 2000 dặm, tuổi thọ bằng tuổi vị trời ở mặt trăng. Cõi này được nâng giữ bằng phong luân nên xoay quanh núi Tu Di. Thiên Tử Nhựt Nguyệt đều thuộc bốn thiên vương. Biểu hiện cho bi nguyện, trí không nương tựa của hồi hướng. Thể của bi trí là pháp không, tùy căn tánh hóa độ nhưng không tạo tác, lợi sanh bằng trí không dụng công.

Từ Thiên Vương cõi trời 33 đến trời Đại Tự Tại là nhân quả của mười địa. Địa hoan hỷ cũng được phân thành bốn ý:

1. Nêu tên: Thích ca nhân đà la… mười thiên vương;

2. Mượn vị biểu pháp: Bồ-tát địa hoan hỷ đạt pháp lạc, không đắm say năm dục thế gian như dâu lạc mà trời Đao lợi hưởng thụ, lại như lên đến đỉnh núi thân bằng hư không. Vị này đạt pháp không, đoạn một phần tập nhiễm hữu vi của mười trụ… mười hồi hướng. Núi Tu Di, trời Đao lợi là pháp tượng trưng để chúng sanh dễ hiểu. Mười trụ, mười hạnh như thần, mười hồi hướng như vua, mười địa như trời. Biểu hiện cho sự tăng trưởng. Kinh nhân vương chép: Tập chủng Đồng luân cai trị hai cõi; Ngân luân cai trị ba cõi; Tánh chủng tánh đạo chủng kiên đức chuyển luân thất bảo kim luân cai trị bốn cõi. Địa một là đao lợi, địa hai là Dạ ma… sự phối hợp ấy biểu hiện cho sự thù thắng của phước trí. Về thật thể, Bồ-tát thành tựu bi trí hiện khắp sáu cõi làm lợi ích cho tất cả. Vì pháp tánh tự tại như trời không thích khoái lạc thế gian. Theo kinh Hoa Nghiêm, Bồ-tát địa thứ nhứt thường làm vua cõi Diêm Phù. Mười thiên vương tiêu biểu cho sự thù thắng. Núi này còn gọi là núi Diệu Cao, ở trên biển, cao vượt mặt nước tám ức do tuần, sâu vào đáy biển tám ức do tuần, làm bằng bốn báu, phía bắc bằng vàng, phía nam bằng lưu ly, phía tây bằng thủy tinh, phía đông bằng bạc, hình dáng như trống, bên trên có bốn tầng, bốn thiên vương ở bốn phía. Trên đỉnh núi có bốn ranh giới, mỗi ranh giới có tám thiên vương, Đế Thích ở giữa. Phía dưới có bảy tầng biển, núi kim bao quanh.

Ca Lâu La bay nhanh khoảng bảy ngày là đến. Những vị trời ở núi kim đều thuộc dòng dõi bốn thiên vương, thân cao một do tuần, áo dài hai do tuần, rộng một do tuần, nặng sáu thù, sống một ngàn năm. Một ngày đêm cõi này bằng 100 năm cõi người (mỗi năm cũng có 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày). Theo câu xá tam pháp, vị trời này có năm tên: Năng chủ, Thích Đề Hoàn Nhân, Kiều Thi Ca, Thiên Đế Thích, Nhân Đà La Thiên. Trung Hoa dịch là thiên chủ thích ca nhân đà la. Thích Ca là 100 (100 lần lập đàn vô giá). Vị này tu thí Ba-la-mật. Mười thiên vương là mười Ba-la-mật trong thí Ba-la-mật. Cũng được phân thành bốn ý như trên. Vị này thấy rõ các pháp thế gian là khổ, không, vô thường, giả, do duyên sanh, không hình tướng nên bố thí thân thể tài vật, tin tu pháp Phật đoạn trừ tâm tham của cõi dục bằng pháp thí, chưa hiểu 12 duyên. Địa thứ sáu mới thông đạt pháp duyên sanh. Địa ly cấu thứ hai, từ thể giới Ba-la-mật, mười thiên vương Dạ Ma tu tập mười Bala-mật. Cõi trời này ở trong hư không, cách mặt đất xa. Bồ-tát vui với giới pháp, tu mười pháp lành. Thể của giới là pháp thân. Biên giới núi Tu Di kề với cõi người, là thế gian, cõi này ở trong hư không là xuất thế gian. (Địa thứ nhứt được ví như luyện vàng trong lửa, chưa dùng thuốc để luyện. Địa thứ hai đã biết dùng thuốc). Giới là thuốc, thể vàng thuần nhứt, dùng giới đối trị hoặc chướng ái dục… của cõi dục, sống trong từ bi nguyện lực, bốn nhiếp pháp, bốn tâm vô lượng, 37 phẩm trợ đạo, bi trí tự tại. Dạ Ma Thiên: thời phần thiên, cõi trời này không phân thời gian theo mặt trời mặt trăng mà phân thời gian bằng sự nở khép của hoa sen. Thân cao hai do tuần, áo dài hai do tuần, nặng ba thù, sống hai ngàn năm (tất cả đều gấp hai lần cõi trước). Địa thứ ba tu chín định đoạn trừ hết phiền não ba cõi, sanh trong nhà Phật, đủ tánh Như Lai.