QUÁN ÂM NGHĨA SỚ KÝ

QUYỂN 02

Sa-môn Tri Lễ ở Tứ Minh đời Tống soạn

Thứ ba là nạn La-sát, có hai: Một là nêu nghĩa môn. Hai là tùy theo môn để giải thích, có ba: Một là Thuận theo văn, có hai: Thứ nhất là xét định văn kinh. Hai là từ “Nhân số v.v…” trở xuống là tùy đó giải thích, có hai: Đầu tiên nói về nạn, có năm: Một là nêu ra số, có hai: Thứ nhất giải thích về nhân số. Nếu trăm hay ngàn – hoặc muôn hay ức, vì số đó trôi nổi trên biển chắc chắn đi bằng thuyền lớn, cho nên nói kết bạn không thể một mình hướng đến. Từ “Hiền Ngu v.v…” trở xuống là trình bày nhập vào biển. Từ “kế gặp gió v.v…” trở xuống là lý do gặp nạn, có ba: Một – Chính là giải thích lý do gặp nạn, có hai: Thứ nhất là chứng minh. Gió chẳng phải chính là nạn theo các Sư xưa thì gió là nạn thứ tám cho nên dựa vào kết luận thì văn chỉ trở thành nạn quỷ. Từ “Lý do nạn v.v…” trở xuống là mở rộng gió là lý do gặp nạn. Nếu liên tục mở rộng điều đó, thì đều là lý do gặp nạn, trong các lý do thì gió là lý do thiết thực nhất, thế nên văn kinh chỉ nói về gió mà thôi. Hai là từ “bảy báu v.v…” trở xuống là trở lại giải thích bảo vật, có hai: Một là Phân biệt Chân ngụy. Hai là Chỉ bày tương tợ Chân. Ba là từ “Hắc phong v.v…” trở xuống tiếp tục giải thích về tướng gió, có hai: Một là người khác giải thích, có ba: Thứ nhất là Sư đời trước đặt ra. Hai là từ “Có người v.v…” trở xuống là người khác công kích. Ba là từ “Nay lại v.v…” trở xuống là hiện tại ví dụ về nạn. Từ “Thỉnh Quán v.v…” trở xuống là hiện nay giải thích, có hai: Một là Kinh nói về màu sắc của gió. Hai là từ “Gió tăng thêm v.v…” trở xuống là gió đen rất kinh hãi. Ba là từ “Lasát v.v…” trở xuống là gặp phải khổ sở. Quỷ La-sát: Vốn là do Thiên Vương Tỳ Sa-môn quản lý, loài đó có hai bộ: Một tên là Dạ-xoa, là quỷ Tiệp Tật, hai tên là La-sát, là quỷ ăn thịt người. Có mặt khắp cả mọi nơi, nhưng nơi ở chủ yếu của loài đó có cõi nước ngoài biển, hoặc người trôi đến cõi nước đó, hoặc quỷ đến đây làm hại người, đều do nhân xấu ác liên quan với nhau. Bốn là từ “Một người v.v…” trở xuống là nói về Cơ. Năm là nói về Ứng. Hai là từ “vì sao v.v…” trở xuống là kết luận tên gọi. Hai là dựa theo Sự. Ba là quán giải thích có hai: Một là nói về nghĩa của gió không hạn chế, gió trong thế giới và gió quả báo. Hắc nghiệp gọi là gió, đến mất đi thiện nghiệp quý báu của loài người, đều là gió nghiệp ác. Đánh mất tài sản vô lậu là gió phiền não. Phần thứ năm dưới đây lại nói về nạn quỷ, nói đầy đủ nghĩa về ác quỷ của ba chướng. Nay quán hành tạm thời thuận theo nghĩa gió là lý do gặp nạn, mà chỉ ra cần phải đối với sáu loại, nói về Biệt – Viên quán chính là cách thức của tất cả cảnh quán.

Từ “Từ địa v.v…” trở xuống giải thích về gió chung cả ba chướng, có ba: Một là quả báo, có hai: Thứ nhất là gặp phải khổ đau, có hai: Đầu tiên là trên đến Tam thiền. Hai là từ “Như Tăng v.v…” trở xuống là dưới khắp cả các đường. Tỳ-kheo Tăng Hộ nói bốn A-hàm là chúng tri thức, năm trăm người buôn đi vào biển nhặt vật quý, đến ngay chỗ Thế Tôn, thỉnh cầu Tỳ-kheo này ở giữa thuyền nói pháp, Phật biết có ích lợi nên đồng ý, khiến lìa bỏ thuyền trở lại bờ biển lên bộ mà đi. đêm ngủ lại dưới cây, người buôn sáng sớm lên đường quên gọi Tỳ-kheo, vì thế mất bạn. Một mình đi giữa núi rừng, trông thấy già lam của Tăng là trú xứ củA-tỳ-kheo. Hoặc ăn uống hoặc phòng ốc hoặc nhà ấm, hoặc vườn cây cảnh hoặc ruộng đất hoặc thọ dụng, đều là đau khổ đầy đủ trong suốt một ngày đêm, chịu nhiều thứ khổ sở, có hơn một trăm điều. Vì thế Tăng Hộ hỏi, đều trả lời: Nên trở lại thưa hỏi Đức Phật, tự nhiên sẽ biết việc ấy. Khi đã đến chỗ Đức Phật, trình bày đầy đủ những gì nhìn thấy, Đức Phật đều trả lời về việc ấy, biết là Tỳ-kheo phá các giới cấm, hủy hoại thường trụ sử dụng xâm phạm vật của chúng, ở chỗ biển núi kia chịu khổ địa ngục. Người học xem đó đủ để tự răn mình! Từ “Khi biết điều này” trở xuống là nói về cơ ứng. Hai là từ “kế là nói v.v…” trở xuống là nghiệp ác, có hai: Một là gặp nạn. Ba đường y cứ quả – ái kiến y cứ nhân, đều do nghiệp vốn có, khiến cho khởi lên ái kiến rơi vào ba đường. Tâm tham dục giống như phụ nữ La-sát, phá hủy nghiệp thiện giới định như thuận theo ăn thịt con, mất đi báo ứng trời người giống như ăn thịt chồng của họ.

Từ “Cấp bách cần v.v…” trở xuống là cơ ứng. Từ “kế là nói rõ v.v…” trở xuống là phiền não, có hai: Một là Nói về cơ, có hai: Thứ nhất là Thanh-văn. Thánh tài không ngoài bảy loại: 1. Văn; 2. Tín; 3. Giới; . Định; . Tiến; 6. Xả ; 7. hổ thẹn. Tuệ hành tức là vô thường tích quán, hạnh hành tức là bất tịnh Từ tâm v.v… Hai hành dựa theo địa vị phàm phu đã tu, bảy tài dựa theo địa vị bậc Thánh đạt được. Từ ‘’kế là nói v.v…” trở xuống là các địa vị. Bát đảo phong: Bích Chi Phật – Lục độ – Thông – Biệt – Viên quán sát nhập vào không, lấy thường v.v… làm đảo, Giả – Trung Biến dịch lấy vô thường làm đảo, dùng chánh quán nhất tâm gọi là Quán Thế Âm, lập tức ra khỏi cảnh giới ác quỷ của hai bên, tức là có thể đạt đến cồn bãi quý báu của Trung đạo. Nghĩa về quỷ kết hợp với chương trước sau, trước tức là chương này thuận theo văn y cứ về sự, sau tức là chương mục về nạn quỷ thứ năm. Từ “Pháp giới v.v…” trở xuống là nói về ứng, có hai: Một là nêu chung hai quán Từ bi; tách biệt tuy từng bước tu tập mà quả có thể ứng hiện trọn vẹn. Từ “Bồ-tát v.v…” trở xuống là nói riêng về Tam-muội tiệm đốn, có hai: Một là Tiệm, có hai: Thứ nhất là lúc tu theo hạnh phát khởi thệ. Hai là từ “Khiến nhập v.v…” trở xuống là nói lúc chứng đạt tùy theo nghiệp liên quan nhau. Từ “Nếu làm v.v…” trở xuống là Đốn, có hai: Một là lúc tu ba đế viên dung. Pháp môn chữ gió: Như Thỉnh Quán Âm Sớ giải thích về chương cú sáu tự. Lấy sáu đường ngang nhau làm Môn Lục Tự. Vì sáu đường, Thể là pháp giới thường thông suốt Thật tướng, cho nên gọi là môn, nay dùng chữ Gió làm môn, nghĩa đó cũng như vậy. Tự là từ ngữ nhóm họp pháp. Từ “Nếu phân v.v…” trở xuống là sử dụng thời gian một niệm sai khác.

Bốn là nạn dao gậy, có hai: Một là nêu Môn. Hai là giải thích, có ba: Một là thuận theo văn, có hai: Thứ nhất là xét định văn kinh. Hai là giải thích nghĩa, có ba: Đầu tiên là gặp phải nạn. Hai là xưng danh hiệu. Ba là từ “Nay nói v.v…” trở xuống là được ứng, có hai: Một là Căn cứ vào văn xoá bỏ để giải thích. Từ “Hỏi v.v…” trở xuống là so sánh với trước để phân biệt giải thích, có hai: Một là Hỏi. Hai là trả lời. Hai là dựa theo chứng đạt. Ba là quán hành, có hai: Một là Nêu chung ba chương. Hai là từ “Từ địa v.v…” trở xuống là giải thích riêng về ba tướng, có ba: Một là Quả báo, có hai: Thứ nhất nói về gặp nạn. Long Vương Sa-Già an trú trong cung điện mình nổi mây tuôn mưa, sáu tầng trời – bốn khu vực Tu-la rồng quỷ chiêu cảm nhìn thấy khác nhau, trời thấy hoa quý báu, người thấy nước trong, Tu-la thấy dao kiếm. Từ “Nếu có thể v.v…” trở xuống nói về cơ ứng. Từ “kế là nói v.v…” trở xuống là nghiệp ác, có hai: Một là Gặp nạn. Nghiệp ác chiêu cảm ba độc rừng rực, gần thì chướng ngại giới định – xa thì gây trở ngại cho ba quán, lời nói suy nghĩ bặt dứt nơi chốn chính là tâm mầu nhiệm. Hai là từ “Khởi bố v.v…” trở xuống là cơ ứng. Ba là từ “kế là nói v.v…” trở xuống là phiền não, có hai: Một là Cơ, có hai: Thứ nhất là Thanh-văn, có hai: Đầu tiên là gặp khổ, có hai: Một là Giải thích về tướng. Hai là từ “Cho nên Đại v.v…” trở xuống là dẫn chứng. Kinh đó chép: “Ví như có vị vua đựng bốn con rắn độc trong một cái rương nhỏ, sai người nuôi giữ chăm sóc, nếu làm cho một con rắn sanh tức giận, ta sẽ theo pháp xử chết giữa phố. người đó nghe rồi bỏ chiếc rương chạy trốn. Khi ấy nhà vua lại sai năm người Chiên-đà-la cầm dao đuổi theo. Bí mật sai một người giả làm bạn thân, mà nói rằng ông hãy trở về. Người đó không tin tìm đến một ngôi làng, hoàn toàn không thấy bóng người cầu mong vật không được. Liền thuận tiện ngồi xuống đất nghe tiếng nói giữa hư không, đêm nay sẽ có sáu bọn giặc lớn sáu tên đến. Người đó kinh hoàng lại bỏ đi tiếp, cho đến giữa đường gặp một con sông cắt dòng mà đi v.v…” Hợp lại nói rằng nếu con rắn làm hại người thì không rơi vào đường ác, không có năng lực của ba học thì chắc chắn bị năm Ấm Chiên-đà-la làm hại. Nếu không biết rõ Ái là giả thân thiện nói lời dối gạt, quán sát sáu Nhập giống như chùm bọt, bọn giặc ở nơi sáu Trần sáu Nhập, muốn bỏ lại gặp, phiền não trôi lăn nhanh chóng cần phải dùng thuyền bè đạo phẩm, vận động tay chân vượt qua con sông Phần Đoạn. Thập Trú không tránh khỏi chỉ có Phật là rốt ráo. Văn kinh vốn có dụ cho ba thừa trước sau, nay dụ cho pháp quán của Thanh-văn, mười hai nhân duyên liên quan với giới cấm như thành trì, bạch pháp hắc pháp không lay động nghiệp của ba loại, gắn liền với nhau như nhà cửa. Năm dục làm hại như người tuốt dao, nạn ma cảnh xuất hiện như cổng bị canh giữ. Từ “Lúc ấy v.v…” trở xuống là được thoát khỏi. Từ “kế là nói v.v…” trở xuống là các địa vị. Tất cả dùng bổn quán nhất tâm xưng danh liền được giải thoát. Từ “Lại nữa v.v…” trở xuống là Ứng, có hai: Một là Tiệm, có hai: Thứ nhất nói về bổn thệ. Tùykiến, tùy tu đều phát khởi thệ nguyện, trừ bỏ dao gậy ba chướng cho chúng sanh. Từ “Nay trú v.v…” trở xuống là nói về phó cơ, có ba: Một là Tướng của phó cơ. Thần lực Tam-muội xứng với các thệ nguyện căn bản, mỗi pháp có thể dứt trừ. Từ “Đao gậy v.v…” trở xuống là pháp sở trú. Dùng bảy thứ nạn, biểu thị sáu loại bên trong đối với quán môn, Môn của Địa chủng này nay tu thành tựu. Từ “Như hoa v.v…” trở xuống là dẫn kinh chứng minh. Sáu loại thu nhiếp khắp tất cả cảnh quán, dao gậy ngăn trở vững chắc thuộc về Môn chữ Địa, cho nên dẫn chứng tường nhà, Địa chủng có thể hiện rõ chư Phật, và có thể phát khởi rõ ràng tất cả công đức định tuệ của Thiện Tài, nên biết là Địa Môn có thể thành tựu ứng hiện rộng khắp. Từ “Lại nữa v.v…” trở xuống là Đốn, có hai: Một là Viên tu. Địa là pháp giới, chúng sanh – Phật và y, chánh chẳng có gì không hướng đến nhập vào pháp môn chữ Địa. Nên biết rằng một Trần không gì không đầy đủ ba đế tức là một Trần chẳng có là Không thì tất cả đều Không, Giả – Trung cũng như vậy. Từ “Khởi trọn vẹn v.v…” trở xuống là Đốn Ứng, có hai: Một là nêu chung. Ba đế từ bi chẳng có gì không gồm nhiếp khắp cả, cho nên có thể cùng lúc khắp nơi dứt trừ các khổ đau. Từ “Nếu muốn v.v…” trở xuống là phân biệt. Bi trọn vẹn nên thường không thể luận bàn riêng . Nếu muốn dễ biết thì đối với cơ mà phân biệt. Bốn châu – bốn đường – bốn vua cõi Đao-Lợi, mười Hữu ở đây có việc về dao gậy, có thể cảm được mười lực Tam-muội Vương. Tu thiện hữu lậu ngăn chặn dao gậy xấu ác cảm được hai mươi bốn lực Tam-muội Vương. Bốn giáo ba quán nhất tâm xưng danh, cảm được hai mươi lăm lực Tam-muội Vương.

Thứ năm là nạn quỷ, có hai: Một là Nêu ra Môn. Hai là từ “Nêu lại văn v.v…” trở xuống là giải thích theo đó, có ba: Một là Thuận theo văn, có hai: Thứ nhất là xét định văn kinh. Hai là từ “Tam thiên v.v…” trở xuống là giải thích nghĩa, có bốn: Một là Nêu ra nơi chốn, có hai: Thứ nhất là giả thiết về Đại thiên. Hai là đối chiếu với trên để phân biệt giải thích. Hai là gặp nạn. Ba – Xưng danh. Bốn là từ “Quỷ sở v.v…” trở xuống là được ứng hiện. Ân và Uy tức là quay trở lại gồm nhiếp hai Môn. Dùng ân gồm nhiếp cho nên tâm làm hại và mắt hung dữ cả hai đều không còn. Dùng uy chiết phục cho nên hung dữ và làm hại cũng như vậy. Hai là dựa theo việc nêu lên mà không giải thích hợp lại chú thích v.v… Nạn La-sát ở trên đã làm sáng tỏ việc đó, vì thế không nói lại. Ba là quán giải thích, có ba: Một là quả báo, có hai: Thứ nhất nói về nạn. Hàng chư Thiên ấy nóng giận tăng thêm các điều ác giúp thêm uy lực cho quỷ, Từ là nguồn gốc của thiện tiêu trừ thế lực của quỷ. Người thực hành nên biết, nếu nặng về nóng giận, thường cùng giống với ác quỷ về sự nghiệp đó. Nếu thường Từ bi, cùng với Phật – Bồ-tát, giống nhau về xuất xứ. Từ “Như thế v.v…” trở xuống là nói về Cảm. Từ “kế là nói rõ v.v…” trở xuống là nói về nghiệp ác, có hai: Một là Nói về nạn, có hai: Thứ nhất quỷ khuấy động ba độc. Tuy là ác quỷ khiến cho người dâm dật, cũng là nghiệp dâm đã dẫn đến, vì điều đó khởi lên nhiều suy nghĩ dâm dật, đến mức khiến cho quỷ dâm dật được thuận tiện; sân giận tà kiến cũng lại như vậy. Lại là nghiệp vốn có chiêu tập lẫn nhau, cho nên đến hôm nay cùng nhau tạo nghiệp gọi là quỷ. Như lửa nghiệp – nước nghiệp – gió nghiệp trước đây, cho nên nay các ác được gọi là quỷ, đều là dùng ba độc mà gọi là nghiệp ác, đâu khác với phiền não. Tùy ý vận dụng khởi lên ấy gọi là phiền não, chợt phát khởi quyết định có thể lay động thân miệng gọi là nghiệp ba độc. Nay đã có thể phá hoại năm giới mười thiện, chắc chắn không phải tùy ý vận dụng tham sân si. Trời người khen ngợi gọi là động nghiệp, bốn thiền – bốn định gọi là bất động nghiệp. Từ “Nếu có thể v.v…” trở xuống là nói về Cảm. Từ “kế là nói v.v…” trở xuống là phiền não, có hai: Một là Cơ, có hai: Thứ nhất nói về nạn, có hai: Đầu tiên là nạn đã gặp, có hai: Trước là nói về Đầy cả đại thiên. Nam tánh cứng rắn lanh lợi như kiến giải suy ra phân định, nữ tánh mềm mỏng như ái vướng mắc mãi không thoát được. Từ “Vì sao v.v…” trở xuống là khắp cả ba cõi. Từ “Quỷ này v.v…” trở xuống là người gặp nạn. Từ cỏ cây bé nhỏ lên tám loại người thực hành, đều bị sự làm hại của quỷ phiền não. Từ “Nếu xưng v.v…” trở xuống là nói về Cảm. Kiến ái trần lao tức là nhiễm mà lại tịnh, vì thế cho nên kinh Tịnh Danh chọn lấy thí dụ, như người hầu tùy ý sai khiến. Từ “kế là nói v.v…” trở xuống là nói về ứng, có hai: Một là Tiệm, có hai: Thứ nhất tùy theo tu tập mà lập nguyện. Như Ngật Noa Ca v.v…, tức là duyên khởi của kinh Thỉnh Quán Âm. Tỳ Xá Ly ở đây phiên là Quảng Nghiêm, nhân dân nước đó gặp bệnh đại ác, mắt đỏ như máu, hai tai chảy mủ, thậm chí sáu Thức bế tắt giống như người say, có năm Dạ Xoa tên gọi Ngật Noa Ca La, hút tinh khí của người. Từ “Đối với các v.v…” trở xuống là nương thệ nguyện cứu giúp rộng khắp, có ba: Một là Nêu ra tướng. Tiệm tu đốn chứng Pháp thân tự tại, nạn quỷ ba chướng của pháp giới chúng sanh liên quan với bổn thệ, mỗi pháp đều cứu giúp, có thể khiến cho các quỷ đều trở thành Phật thừa. Hai là từ “Như Hoa v.v…” trở xuống là dẫn kinh. Đây là Bồ-tát trú trong pháp môn Quỷ, có thể dùng thân quỷ mở rộng thực hiện Phật sự, quỷ của ba chướng hoặc là phá trừ, hoặc là sử dụng được tự tại, tất cả nạn quỷ trong một lúc cứu giúp rộng khắp. Từ “Cho nên biết v.v…” trở xuống là kết luận ích lợi. Từ “Nếu viên v.v…” trở xuống là Đốn, có hai: Một là Nói về Viên quán Từ bi. Thức chủng chính là thông suốt bây giờ dựa theo quỷ tu, tách biệt thuận theo ái kiến Thức chủng làm cảnh, một Thức tất cả Thức – tất cả Thức một Thức, chẳng phải một chẳng phải tất cả mà một mà tất cả. Đây là Quỷ môn của mười pháp giới, ba đế dựa vào diệu cảnh này, chân chánh phát tâm mới có thể ứng hiện khắp nơi. Từ “Nếu phân v.v…” trở xuống là nói tùy cơ phân biệt. Việc về quỷ đã có thể não hại đến Đế Thích, cho nên Địa Cư Thiên – bốn châu – bốn đường, cảm đến mười thứ lực Tam-muội Vương. Nghĩa còn lại giống như trước.

Thứ sáu là nạn gông xiềng, có hai: Một là nêu ra Môn. Hai là tùy đó giải thích, có ba: Một là Thuận theo văn, có hai: Thứ nhất là trích kinh. Hai là từ “Trên là sắp v.v…” trở xuống là giải thích nghĩa, có bốn: Một là Nêu ra tội. Hai là từ “Ở tay v.v…” trở xuống là gặp nạn. Ba là từ “Chim chết v.v…” trở xuống là xưng danh hiệu. Tăng Tử chép: “Khi chim sắp chết tiếng kêu của nó đau thương, con người sắp chết lời nói của họ rất chân thật”. Bốn là được ứng hiện, hai là dựa theo việc, ba là quán giải thích, có hai: Một là Chính nói về gông xiềng, có ba: Thứ nhất là quả báo, có hai: Đầu tiên nói về nạn. Sự việc gắn liền chỉ ở tại bốn đường ba châu. Hai là từ “Nếu có thể v.v…” trở xuống nói về Cảm. Từ “kế là nói v.v…” trở xuống là nghiệp ác, có ba: Một là Nói về nạn. Hai là từ “Nếu muốn v.v…” trở xuống là nói về Cảm. Ba là từ “Cho nên, kinh nói v.v…” trở xuống là dẫn kinh. Ngục tù giam giữ còn có khi được thả, vợ con tiền tài giam giữ không có ngày thoát khỏi. Người hướng về những gì trong hiện tại, chỉ có vợ con trước mắt và tiền tài cũng là nghiệp vừa là báo. Vì sao? Vì nếu từ hiện tại mà nói thì gọi đó là báo, từ quá khứ mà nói thì gọi là nghiệp. Nên biết rằng ngăn trở nghiệp thiện đều là ác đời trước, ác này hoặc đã thành báo ứng, mới dựa theo báo để ngăn trở, tức là y báo của vợ con và tự mình bây giờ. Nếu chưa thành báo ứng thì nay thuộc về nghiệp đạo, cũng tự có khả năng làm cho nghiệp thiện không thành tựu. Lại, vợ con tiền tài mọi thứ bây giờ không chắc là chướng ngại. Nếu ở đời trước cùng nhau mưu cầu nhân thiện, thì bây giờ có thể làm trợ duyên tu đạo, như vua Diệu Trang Nghiêm nhờ vợ con cho nên thấy Phật ngộ đạo. Hiện tại thấy có người vợ con khuyến khích làm thiện chứa để tiền của thường bố thí. Nay từ nhân ác chiêu cảm, vợ con tiền tài gọi là xiềng xích gọi là lao ngục. Nếu quay về với Quán Âm thì trở thành nghiệp của báo, và chưa thành tựu điều ấy thì nghiệp ác đều dừng lại.

Từ “kế là nói v.v…” trở xuống là phiền não, có hai: Đầu tiên theo giải thích Tiểu thừa, có hai: Trước là nói về nạn. Phàm phu kiến tư đều đang còn, Sơ quả, Nhị quả, Tam quả tư hoặc chưa hết, đều gọi là có tội. La-hán tư hoặc không còn gọi là vô tội. Kinh Đại Phẩm chỉ ra Hữu học – vô học, gọi là Đại Long, cho nên nói là Ma-ha-Na-gia. Người Hữu học còn Tư hoặc gọi là có tội, hàng vô học dứt trừ hết gọi là vô tội, đều chưa phải Vô dư, gọi là cùng nhau ở trong lao ngục. Đã có thân của quả lẽ nào tránh được năm Ấm cho đến ba tướng, như thế gọi là giam giữ. Quyền thật v.v… Đây là dựa theo có tội để nêu ra, ngăn trở đối với hai trí cất nhắc gọi là cái còng (nữu), gây trở ngại cho hai hạnh tiến lên hướng về gọi là cái cùm (giới), Tiểu thừa dùng đoạn – thường để gông Trung đạo, thường ngăn trở năm phần để xiềng xích (toả) Pháp thân, chỉ là kiến tư đối với các chướng ngại, được tên gọi là nữu giới già toả v.v… Hai là từ “Xưng danh v.v…” trở xuống là nói về Cảm. Từ “Đây lại có v.v…” trở xuống là nói cả Đại thừa. Nếu đối với tất cả hoặc mà luận về những gông cùm xiềng xích v.v…, Tức là người bên Tạng – Thông giáo. Nếu chính nơi Hoặc sai khác nói về những gông cùm xiềng xích v.v…, tức là người thuộc Biệt giáo – Viên giáo. Từ “kế là nói v.v…” trở xuống là nêu các địa vị. Từ “Nếu luận v.v…” trở xuống là nói về Ứng. Tiệm đốn từ bi ở nhân, ban vui cứu khổ trọn vẹn là nói về quả, đều như trên đã nói. Từ “Nếu ba v.v…” trở xuống bao gồm nói về Không – Thức, có hai: Một là Phổ ứng chỉ cho trước kia. Hai là từ “Luận đó v.v…” trở xuống là bổn quán. Nay nói có hai: Một là Tiệm, có hai: Thứ nhất là bổn quán từ bi, có hai: Đầu tiên là tùy theo quán nêu ra. Tất cả phiền não là Thức tạo ra, Thức chính là nạn. Không tuy chẳng phải nạn nhưng có thể xảy ra nạn, cho nên không cũng gọi là nạn. Không là nghiệp: Cũng là nghiệp vì thân có Không ở bên trong, cho nên thường hoạt động tạo ra nghiệp nhân, Không bên ngoài cũng như vậy. Không là hoặc: Đối với cảnh mê ngộ trở thành chướng – trở thành lý, tất cả pháp tà tất cả pháp chánh, mà hướng về từng tiết từng tiết một khởi lên thệ nguyện ban cho và dứt trừ. Từ “Cho nên, Tịnh Danh v.v…” trở xuống là dẫn ra kinh chứng minh. Phẩm Nhập Bất Nhị Pháp Môn, nói về tướng Bồtát: “Bốn chủng khác nhau – Không chủng khác nhau là hai, tánh bốn chủng tức là Không chủng, như lúc trước lúc sau Không, cho nên lúc giữa cũng Không. Nếu người có thể biết các chủng tánh như vậy, đó là nhập vào pháp môn không hai”. Đã nói bốn chủng tánh, tức là Không chủng tánh, ngay nơi tánh nói không thì Không là lý Trung đạo. Đây là dùng lý Trung đạo không đối với Sự có hai. Nơi kia dựa theo năm chủng tức là tánh cho nên không hai. Nay nói sáu chủng chẳng lẽ không tức là tánh; đạt được ý kinh cho nên thêm vào Thức chủng, càng nói lên không hai. Nếu Không – Thức đó không chính là Trung đạo, lấy gì để làm Thể của Tam-muội Vương? Hai là từ “Thành Vương v.v…” trở xuống là nương thệ nguyện ứng phó, có hai: Một là Nêu ra tướng. Hai là từ “Hoa Nghiêm v.v…” trở xuống là dẫn chứng. Thấy thật tướng Không, có thể ở nơi hư không đặt ra nhiều sự việc, lợi ích cho các chúng sanh. Hai là từ “Nếu làm v.v…” trở xuống là Đốn, có hai: Một là tu trọn vẹn Không, Thức. Các môn quán pháp phần nhiều mở rộng tâm thức, thuận theo tiếp cận thuận theo yêu cầu vì sơ tâm thay đổi. Căn tánh người không giống nhau, có người thích hợp quán bên ngoài mà được lợi ích, trong bốn niệm xứ, chúng sanh ở cõi dưới phần nhiều mê đắm bên ngoài, cho nên khiến gồm nhiếp cảnh quán quay về nội tâm, chúng sanh ở cõi trên phần nhiều mê đắm nội tâm, vì thế khiến quán sát Sắc làm mất đi mê đắm bên trong. Nay quán sát Không chủng, cũng là tương tự Sắc, chỉ là một Sắc ngoài Không chẳng có pháp, tất cả mười pháp giới đều hướng về Không môn, Không chính là ba đế, tất cả pháp đều chính là ba đế, ba đế từ bi không chúng sanh nào không gồm nhiếp. Hai là từ “Khởi không v.v…” trở xuống là Từ bi phổ ứng.

Thứ bảy là nạn cướp bóc, có hai: Một là liệt kê Môn. Hai là từ “Nêu lại văn v.v…” trở xuống là giải thích tùy theo, có ba: Một là Thuận theo văn, có hai: Thứ nhất chính là giải thích về cướp bóc, có hai: Đầu tiên là xét định văn kinh. Hai là từ “Nạn xứ v.v…” trở xuống là giải thích nghĩa, có bốn: Một là Nêu ra nạn xứ, có hai: Thứ nhất nói về Xứ. Từ “kế là nói v.v…” trở xuống là nói về nạn, có hai: Một là Giải thích về đầy cả cõi nước đại thiên. Hai là từ “Oán là v.v…” trở xuống là giải thích cướp bóc. Từ “Hai là nêu v.v…” trở xuống là người gặp nạn, có hai: Một là Nêu ra bốn nghĩa. Từ “Thương là v.v…” trở xuống là giải thích bốn nghĩa, có bốn: Một là Giải thích về thương chủ. Từ “Đã có v.v… trở xuống là giải thích về thương nhân. Ba là từ “Đã trải qua chỗ xa v.v…” trở xuống là giải thích về trọng bảo. Vì người nhiều địa phương xa hiển bày mang theo hàng hóa quý báu. Bốn là từ “Đường hiểm v.v…” trở xuống là giải thích. Lấy hai sự việc xứ và người để giải thích nguy hiểm. Từ “Cơ là v.v…” trở xuống là nói về có cơ duyên, có hai: Một là Nêu ra bốn nghĩa của kinh. Hai là từ “Sở dĩ v.v…” trở xuống là chung giải thích bốn nghĩa, có hai: Một là Nói về ba loại trước giúp đỡ tiến lên, có hai: Thứ nhất là giải thích, có hai: Đầu tiên nói về giả thiết ba nguyên cớ. Nhất tâm xưng danh là kế sách ấy là càng không vượt qua nơi này biết đức có thể dựa vào nhìn đó thì chắc chắn. Hai là từ “Nếu không v.v…” trở xuống nói về không có ba loại không thể tiến lên. Từ “Cho nên biết v.v…” trở xuống là kết luận. Từ “Ba nghĩa v.v…” trở xuống là nói một loại sau có thể cảm được, có hai: Một là Nói về ba nhân cho nên xưng gọi. Hai là từ “Nam mô v.v…” trở xuống là dịch âm Phạm dựa sát vào Hoa ngữ. Bốn là nói về được ứng hiện. Từ “kế là kết v.v…” trở xuống là nhờ vào kết hợp miệng cơ, có hai: Một là Nêu lên kinh. Hai là từ “Nay nói v.v…” trở xuống là nhờ vào kết hợp miệng cơ, có hai: Một là Dựa theo uy lực để trình bày. Hai là từ “Nguy nguy v.v…” trở xuống là dựa theo nghĩa của chữ để biểu hiện. Hai là dựa theo việc chứng minh. Ba là quán giải thích, có ba: Một là Quả báo. Hai là từ “Tu thiện v.v…” trở xuống là nghiệp ác. Tu thiện trị ác, nếu ác nhiều, thiện ít, ác tức là cướp bóc, nếu thiện nhiều ác ít thì ác làm tôi tớ, xu thế như băng tuyết với lửa thì nhiều có thể diệt trừ ít, buộc niệm thành cơ thì ác bỏ mà thiện còn. Ba là từ “kế là nói v.v…” trở xuống là phiền não, có hai: Một là nói sơ lược về cơ, có hai: Thứ nhất là nói đầy đủ về tám loại cảm ứng phá hoặc, cho nên nay cướp bóc chỉ nói bốn hạnh. Gặp giặc phiền não đem trải qua bốn giáo, tự gồm nhiếp tám loại. Nói bốn hạnh ấy là: Một là Giới pháp thọ trì. Hai là Nghe và luyện tập giáo lý. Ba – Nghiền ngẫm tu tập chánh quán. Bốn – Chánh đạo và trợ đạo hợp lại thực hành. Người thực hành xuất thế trước phải vâng chịu giới pháp, tùy theo cảnh bảo vệ giữ cho tâm luyện tập giáo pháp, dựa vào giáo hiển bày lý – Xứng với lý để tu quán, dùng chánh đạo dẫn dắt trợ đạo. Nếu không phải bốn hạnh này thì mong gì nhập vào Thánh vị?

Thứ nhất từ “Thương chủ v.v…” trở xuống là ba câu trong Giới nói về Thọ – một câu nói về Trì. Năm trần có thể sát hại tâm giữ gìn bảo vệ, gọi là kẻ thù của giới. Kế là từ “Hoặc pháp v.v…” trở xuống là trong thính pháp. Thầy trò nói nghe đều muốn dựa vào giáo mà biểu hiện lý. Hai loại này đều được gọi là vật quý quan trọng (trọng bảo): Vì giải thích ý chỉ đó được thì đều được – mất thì đều mất, điều đó giống như nhận ra ngón tay mới chính là thấy mặt trăng. Vì thế biết hiểu rõ giáo quả thật là không dễ dàng, huống chi là lý ư? Nhưng mà chủ nhân và đồng nghiệp cả hai điều mừng xen lẫn ma quỷ, hai thứ báu đều mất; thầy vì lợi ích cho nên nói, trò vì danh tiếng cho nên học, hai loại người này đều trở thành nghiệp ma. Hoặc thầy giận dữ với học trò, hoặc học trò oán hận thầy, cũng là hai người gặp phải việc ma. Từ “Hoặc tâm v.v…” trở xuống là trong lúc tu quán, nếu tâm vương chánh thì tâm sở cũng chánh, vương và sở cùng mong cầu vật báu chánh trí, ba độc giác quán có thể cướp đi vật báu này, thật là giặc cướp. Từ “hoặc Bát-nhã v.v…” trở xuống là ở trong chánh đạo và trợ đạo. Chánh quán Bát-nhã dẫn dắt năm trợ hạnh, cùng nhau biểu hiện vật báu về lý. Bát-nhã giống như biết rõ kho vàng, năm Độ là sử dụng công sức đào ra. Giặc sáu Tế làm hại hai nhân này, còn muốn che giấu kho tàng này, đó gọi là giặc cướp. Từ “Tương thử v.v…” trở xuống là trải qua các giáo nói về Cảm. Người thực hành của bốn giáo mỗi pháp phải có đủ bốn, nếu gặp giặc cướp, nhất tâm xưng danh hiệu thì bốn hạnh đều thành tựu. Hai là ví dụ nói về ứng. Ví dụ sáu loại trước đây cho nên lược qua không nói.

Thứ hai là cơ về ý nghiệp, có hai: Một là nêu ra môn. Hai là từ “Nêu lại văn v.v…” trở xuống là giải thích theo đó, có hai: Một là Thuận theo văn, có hai: Thứ nhất là xét định văn kinh. Hai là giải thích nghĩa, có hai: Một là Chính thức nói về ý cơ, có hai: Thứ nhất là nêu chung văn kinh. Hai là từ “Thông xưng v.v…” trở xuống là giải thích tất cả nghĩa của kinh, có ba: Một là Dựa theo kinh luận giải thích ba độc, có hai: Thứ nhất là giải thích chung, có hai: Đầu tiên nói về đơn – phức. Nói tham sân si, đây là ba đơn. Nay từ Phức nêu ra, cho nên nói là dâm dục – sân nhuế – ngu si. Đại Bổn Sớ chép: “Tự ái là dục – ái tha là dâm; tự phẫn là nhuế – phẫn tha là sân, tự mê hoặc là ngu mê hoặc tha là si”. Từ “Có người v.v…” trở xuống là nói về nhiều ít, có hai: Một: Người khác nói về ít. Hai là từ “Ý cho rằng v.v…” trở xuống là nay nói về nhiều, có hai: Một là Đặt ra kinh Tiểu thừa. Hai là từ “Nay trình bày v.v…” trở xuống là nói về nhiều có thể cảm ứng. Sự nhiều ít của độc là bởi huân tập ở mức độ nặng nhẹ tiến lên của cầu mong không thể căn cứ vào cơ có hay không. Người không có cơ duyên thì độc nhiều độc ít đều không mong cầu xa lìa, nếu có cơ duyên đó thì độc nhiều độc ít đều có thể mong cầu lìa bỏ. Người xưa không hiểu chấp rằng nhiều thì không mong cầu, nay trình bày có thể niệm cho dù nhiều cũng lìa xa. Từ “Đại Luận v.v…” trở xuống là giải thích riêng biệt, có hai: Một Chính là giải thích riêng biệt, có ba: Thứ nhất là tham dục, có bốn: Đầu tiên là Đại Luận nói về nhân vốn có, ý giống như kinh này, tội chê bai kinh trải qua các đường ác, cho dù được thân người, dâm dục hừng hực không khác gì cầm thú, nếu không cầu mong xa lìa, thì trở lại sa vào đường khổ không kỳ hạn giải thoát. Hai là từ “Không chọn v.v…” trở xuống là hiện rõ việc nói về sai lầm tai hoạ. Thuật Bà Già duyên đại khái như Huyền Ký. Bao Tự ấy là con gái của nước Bao. U Vương nhà Chu đánh nước Bao, người nước Bao đem Tự dâng tặng, Vua rất đỗi mê hoặc. Ban đầu U Vương cùng chư hầu quy ước, có giặc xâm lược thì lập tức đánh trống đốt lửa, chư hầu đến cứu nguy. Đến khi mê mẫn Bao Tự mà Bao Tự không cười, Vương muốn nụ cười của Bao Tự, thế là đánh trống đốt lửa, chư hầu đều kéo đến mà không có giặc giả gì, Bao Tự mới cười. Lại thích nghe tiếng rách toạc của tơ lụa, khiến xé toạc tơ lụa để vừa ý Bao Tự. Đến khi trình thưa chư hầu và binh lính khuyển Nhung kéo đến, đánh trống đốt lửa, nhưng chư hầu cho rằng như trước kia bị coi là lừa dối, không có ai đến nữa nên bị thua trận.

Ba là từ “Tịnh trú v.v…” trở xuống là hai kinh nói về trùng quỷ, đều là hữu tình, vì cùng chung nghiệp cho nên giúp đỡ con người trở lại mê hoặc. Còn trong A-hàm chép: “Dâm cũng có quỷ, quỷ nhập vào tâm thì khiến cho dâm dật vô độ”. Bốn là từ “Như Đại v.v…” trở xuống là Đại Kinh nói về nhiều ít. Tập quả nếu thành tựu thì báo quả đến nơi nên nói là chín muồi (thục). Như người tai ương đến cùng với pháp lệnh của Vua, tức là có người ác khen ngợi giúp đỡ làm ác, trùng quỷ như người giúp đỡ, địa ngục như pháp lệnh của Vua, đây là tướng nặng về dục.

Nếu trái lại điều này thì gọi là tướng ít. Hai là sân nhuế, có bốn:

Một là Dựa theo dụ nói về tướng sân.

Hai là “Cho nên, kinh Di giáo…” trở xuống là hai kinh nói về chướng đạo. Từ là căn bản của tất cả pháp thiện, sân đã trái với từ gọi là cướp đoạt là chướng ngại. Bách pháp minh môn tức là ngăn trở pháp sở chứng của Biệt – Viên – Địa – Trú. Nhân Vương chép: “Sơ Địa đạt được Bách Pháp Minh Môn, Nhị Địa đạt được ngàn pháp v.v…” Địa Luận chép: “Nhập vào Bách Pháp minh môn tăng thêm trí tuệ, tư duy về nghĩa của các loại pháp môn, cho nên bách pháp ấy, thuận theo Luận Bách Pháp đã nói”. Ba là từ “Đại Tập v.v…” trở xuống là hai kinh nói về ma nghiệp. Phật dùng Từ – Định thường hàng phục ma trời, cho nên biết Sân tâm là ma đã đầu hàng, thói quen gần gũi tức giận là lúc báo ứng chín muồi. Bốn là từ “Hoặc cũng như v.v…” trở xuống là ví dụ có trùng quỷ như trên, nếu trùng quỷ ẩn nấp là tướng Sân ít.

Ba là ngu si có hai: Một là nói về sai lầm tai hoạ. Ba câu nói về tướng của tà si. Như Đại Kinh là hợp lại nói thói quen gần gũi là lúc báo ứng chín muồi. Đây chính là hai quả của tà si và tập báo, Si tâm quen rồi trở thành báo ứng địa ngục chín muồi. Từ “Cũng như trước v.v…” trở xuống là ví dụ về trùng quỷ. Nhiều ít tùy theo người. Từ “Ba độc v.v…” trở xuống là tổng kết về sai lầm. Từ “LìA-dục v.v…” trở xuống là dựa theo hàng phục dứt trừ nói về được xa lìa, có ba: Một là Nêu ra niệm được xa lìa. Từ “Có người v.v…” trở xuống là bác bỏ sai trái nói lên chính đáng, có hai: Một là Người khác hiểu sai về diệt trừ và xa lìa. Vì Sư khác không hiểu rõ thường niệm, có thể làm cho ba độc không được diệt trừ lìa xa. Hai là từ “Nay cho rằng v.v…” trở xuống là hai kinh nói về thanh tịnh tất cả. Kinh nói thẳng về lìa xa, sao riêng biệt giải thích về hàng phục? Nếu vì niệm cho nên chỉ có thể hàng phục là gắn liền niệm với sáu chữ có thể hết sạch độc căn, đến thành tựu Phật đạo cũng chỉ có hàng phục tà. Từ “Nay làm v.v…” trở xuống chính là nói về hàng phục dứt trừ quả báo tu nhân. Bồ-tát Tam Tạng, đây là ba bậc hàng phục hoặc chướng. Thanh-văn – Duyên-giác – Bồ-tát của Thông giáo Biệt giáo Viên giáo – người ở cõi Phương Tiện – người cõi Thật Báo, đây là bảy bậc dứt trừ hoặc chướng. Ba là từ “Hỏi lìa v.v…” trở xuống là dựa theo hỏi đáp để nói về thường niệm, có hai: Một là Dựa theo niệm chẳng xa lìa nạn Hoặc. Hai là từ “Đáp kinh v.v…” trở xuống là dựa theo niệm chính là trí tuệ để giải thích, có hai: Một là Sơ lược nói về đức của chánh niệm, có hai: Thứ nhất là ngay nơi niệm nói về công lao của tuệ.

Các tên gọi như niệm – tưởng – quán – trí v.v… có lỗi có đức có nghiêng về có trọn vẹn cần phải dựa theo sáu câu để xác định Pháp Thể đó, vì vậy niệm Viên – Trung phá bỏ trí Thiên – Tiểu, trí của Viên – Trung phá bỏ niệm thiên – Tiểu, niệm của Thiên – Tiểu tu tập trí Viên – Trung, trí của Thiên – Tiểu tu tập niệm Viên – Trung, niệm của Viên – Trung tức là trí Viên – Trung, trí của Viên – Trung chính là niệm Viên -Trung. Dùng sáu câu này lựa chọn pháp đúng sai, mới hiểu rõ tất cả danh tướng của kinh luận. Người hỏi mơ hồ điều này, vì thế khiến cho chẳng phải niệm mà là ở tại trí. Nay văn đầy đủ này đã nói Thường niệm, biểu hiện chẳng phải hai bên có niệm sanh diệt, niệm của Trung – Chánh cả hai ngăn dứt cả hai soi chiếu. Thể phiền não tánh là thân Quán Âm, không phá trừ phiền não không đặt ra Quán Âm. Phá, lập đã quên, Năng, Sở này bặt dứt đó là Thường niệm, cung kính Quán Âm, không xa lìa ba độc mà lìa xa ba độc. Nếu có Quán Âm có thể sanh khởi duyên niệm, nếu thấy ba độc cần phải diệt trừ lìa xa nó. Đây chính là tăng thêm độc thì chẳng phải xa lìa độc. Từ “Nếu như v.v…” trở xuống là sai lầm về xa lìa niệm nói về tuệ. Từ “Nay đây v.v…” trở xuống chính là nói về tướng của tu quán, có hai: Một là Quên bặt soi chiếu đều nói về bốn câu. Chánh niệm nhiễm thể này đã bặt dứt quên soi chiếu không trở ngại, tức là soi chiếu ba đế chính là quên bặt ba quán. Tuy dựa theo bốn câu mà chỉ quên bặt ba quán, vì cả hai là chẳng phải cả hai, cũng chỉ là Trung cho nên không dùng sắc niệm quên Tục. Dùng Sắc ví dụ cho tất cả các pháp, không dùng phi Sắc niệm quên Chân. Hợp lại chép: Không dùng Phi sắc – Phi phi sắc niệm, quên cả hai ngăn che Trung, không dùng vừa sắc – vừa phi sắc niệm, quên cả hai soi chiếu Trung. Dựa theo soi chiếu ba đế lại trở thành bốn câu. Cũng dùng Sắc niệm soi chiếu Tục, cũng dùng Phi sắc niệm soi chiếu Chân, cũng dùng Phi Sắc – Phi phi sắc niệm, soi chiếu cả hai ngăn che Trung, cũng dùng vừa sắc – vừa phi sắc niệm, soi chiếu cả hai để soi chiếu Trung. Nên biết rằng khéo quên Giả mới khéo soi chiếu Giả, khéo quên Không mới khéo soi chiếu Không, khéo quên cả hai chẳng phải mới soi chiếu cả hai chẳng phải, khéo quên cả hai cũng là mới soi chiếu cả hai cũng là, không cần phải dùng Không quên Giả – dùng Giả quên Không, cả hai chẳng phải – cả hai cũng là đều biết như vậy. Đây chính là luận đầy đủ về niệm, tức là pháp giới chẳng đức nào không có đủ, cho nên làm thành bốn câu tự tại mà nói. Suốt ngày quên bặt bốn – suốt ngày soi chiếu bốn, như vậy mới là Thường niệm Quán Âm. Từ “hoặc kế v.v…” trở xuống là Tiệm – Đốn có các thứ bốn câu. Thứ tự chẳng phải niệm quên bặt bốn câu, lần lượt nói về niệm soi chiếu bốn câu, quên bặt – soi chiếu vốn cầu mong xa lìa ba độc, cho nên lần lượt xa lìa cũng có bốn câu. Nếu đạt được ý ba quán của Biệt giáo thì các câu có thể thấy. Vì sao? Vì như lúc soi chiếu Không, chắc chắn cần phải quên bặt Không để bỏ đi chấp mắc, do đó quên bặt – soi chiếu thành tựu thì chắc chắn xa lìa kiến – tư, cho nên không quán này có quên bặt có soi chiếu có xa lìa. Kế là quán Giả – sau cùng quán Trung, đều phải nói về quên bặt – soi chiếu và lìa xa. Nếu cả ba lần lượt quên bặt – soi chiếu – lìa xa, đây là Viên quán như hướng về bốn câu.

Từ “kế là căn cứ v.v…” trở xuống là quán giải thích, có hai: Một là Bảy loại trước chỉ ra ở trên. Từ quả báo trở lên đến Bồ-tát Thông giáo, đều không thể phá trừ Tập của Vô tác. Người bên Biệt giáo tuy phá trừ mà còn ở tâm sau, nay từ Sơ tâm cho nên giống như trước chỉ ra. Hai là từ “Nay chỉ v.v…” trở xuống là ba loại sau đang nói, có hai: Một là Ba độc nghịch thuận chính nêu, có hai: Thứ nhất là dựa theo giới ngoại nêu lên cả hai. Hai là từ “Nay chọn lấy v.v…” trở xuống là dựa vào pháp tướng giải thích rộng ra, có hai: Đầu tiên là nghịch thuận đều nêu ra, có hai: Một là Thuận thì dựa vào phiền não để giải thích. Thứ nhất nói về độc làm hại, có hai: Một là Ba độc trong nhị thừa, có hai: Đầu tiên nói về tướng độc, có hai: Trước hết hợp lại nói về ba độc. Từ “Khai ba v.v…” trở xuống là triển khai thành tám muôn. Đã có ba độc thì phải nói về các phần, bốn phần đều có đủ hai muôn một ngàn, vì thế cho nên thành ra tám muôn bốn ngàn, giới nội đã vậy thì giới ngoại cũng như thế. Vì sao? Vì Đại thừa nói các pháp bất diệt, nói rằng dứt hoặc là chỉ chuyển hữu lậu mà thành vô lậu, nhập vào Giả – nhập vào Trung, tám muôn bốn ngàn tùy theo quán mà chuyển đổi, đến quả mới gọi là tám muôn bốn ngàn Ba-la-mật. Hai là từ “Tịnh Danh v.v…” trở xuống là dẫn kinh chứng minh. Trong phẩm Quán Chúng sanh: “Thiên Nữ lấy rải hoa cõi trời lên các vị Bồ-tát – Đại đệ tử, hoa đến chỗ các vị Bồ-tát thì đều rơi xuống, đến chỗ Đại đệ tử thì vướng lại không rơi rụng, thần lực của tất cả các vị đệ tử gạt bỏ hoa mà không thể nào làm cho rơi bỏ. Lúc ấy, Thiên Nữ hỏi Xá-lợi-phất: Vì sao gạt bỏ hoa?

Đáp: Hoa này không bằng pháp cho nên gạt bỏ. Thiên Nữ chép: Đừng nói rằng hoa này không bằng pháp. Vì sao? Vì hoa này không hề phân biệt, Nhân giả tự nảy sanh ý tưởng phân biệt mà thôi”. Cho đến chép: “Kết tập chưa hết nên hoa vướng lại nơi thân mà thôi, người không còn kết tập thì hoa không vướng lại”. Sớ giải điều đó chép: “Hoa đến chỗ Bồ-tát đều rơi đều đó nói lên Bồ-tát an trú giải thoát không thể nghĩ bàn, sanh về cõi Thật Báo đã lìa xa biệt hoặc, năm dục hấp dẫn kia vốn không thể lay động, cho nên hoa không vướng vào thân mà đều tự nhiên rơi, đến chỗ các vị Đại đệ tử liền vướng lại không rơi ấy là Nhị thừa chỉ dứt trừ năm dục của giới nội, vì thế năm dục của thế gian vốn không thể nào lay động, vì biệt hoặc chưa dứt trừ, cho nên bị sắc thanh hấp dẫn của giới ngoại làm cho nhiễm ô. Vì thế trách: Kết tập chưa hết thì hoa vướng lại thân, đâu liên quan đến biệt hoặc?

Đáp: Đại Luận chép: “Đối với Thanh-văn kinh nói là tập khí, đối với Ma-ha-diễn nói là chánh sử, chính là biệt hoặc. Từ “Chưa dứt v.v…” trở xuống là ba độc ở Bồ-tát. Cùng có ba độc này ấy là so với Nhị thừa tên gọi giống nhau mà nghĩa khác nhau, trước chỉ là tham Không, nay tham cả Tục – Trung, trước sân với sanh tử, nay sân cả Niết-bàn, trước không đạt được chân, tức là Trung đạo làm si, nay thấy Trung đạo chưa được sáng tỏ là si. Như thí dụ về đại thụ gẫy cành. Trong Đại Luận quyển ba mươi ba chép: “Ví như đầm trống có cây, tên gọi Xa Ma Lê, cành vuông và rộng, rất nhiều chim muông tụ tập trú ngụ, một con chim bồ câu đến sau đâu ở một cành phía trên, cành vuông lập tức về thế mà gãy. Thần đầm hỏi lý do chuyện đó, thần cây đáp: con chim này từ cây kẻ thù của mình đến, ăn hạt cây Ni Câu Loại kia đến đậu, lại trên tôi, chắc là đang vãi phân, hạt rơi xuống đất thì cây ác tiếp tục mọc lên, làm hại chắc chắn không ít, vì thế cho nên lòng dạ buồn rầu, thà rằng gãy một cành để giữ vẹn cái to lớn ấy”. Luận kia dụ cho Bồtát sợ rằng Nhị thừa hoại diệt tâm Phật thừa. Từ “Muốn trừ v.v…” trở xuống là nói về Cơ ứng, có hai: Một là nói về chánh niệm cơ ứng. Hai là từ “lìa hẳn v.v…” trở xuống là nói giữ trọn phần của cõi trên. Sanh thân của Bồ-tát nếu chưa được nhập vào Trú – Địa Biệt Viên, thì sanh đến cõi Phương tiện, cho nên ở tại Biến dịch nói về toàn bộ chưa lìa bỏ hoặc vô minh. Nếu người còn sanh thân nhập vào trú – địa, tức là sanh về cõi Thật Báo, cho nên đối với Biến dịch trừ bỏ biệt hoặc còn sót lại. Một cõi Biến dịch phân chia ở tại Phương tiện- Thật báo, khác nhau ấy chỉ căn cứ vào sanh thân đối với hoặc Vô minh, vì có xâm nhập – chưa xâm nhập khác nhau.

Từ “kế là nói v.v…” trở xuống là nghịch dựa theo pháp môn để giải thích. Dùng tên gọi phiền não đặt ra tên gọi quán pháp, không thuận theo đường lối thông thường nên nói là nghịch thuyết. Nhưng nếu không biết nghĩa của tánh ác, làm sao ba độc mà trở thành ba quán? Trong đó có hai: Một là nói về độc – quán sắp thành tựu, có hai thứ nhất nói về phàm phu tiểu thừa độc ít. Pháp lược bớt đối với si – người lược bớt Bồ-tát. Si tùy theo tham – nhuế cũng gọi là ít. Bồ-tát nghiêng về Giả thì ba độc chẳng phải nhiều. Từ “Bồ-tát v.v…” trở xuống là nêu người Viên giáo độc nhiều, có hai: Một là ngay nơi tên gọi của độc nói về Đại. Ngôn ngữ sơ lược giống như trước mà ý thì khác nhau hẳn. Trước kia đối với hai đế nghiêng về luận lấy bỏ, là có thể xa lìa pháp; nay dựa vào ba đế nói về tham sân si, là đạo rốt ráo. Độc của lý tánh không đâu chẳng rộng khắp, cho nên đều gọi là Đại. Năm Bất thọ ấy, đó là thọ cũng không thọ, không thọ cũng không thọ, vừa thọ vừa không thọ, cũng không thọ chẳng phải thọ, chẳng phải không thọ cũng không thọ. Không thọ cũng không thọ, đều nói là không thọ ấy, tức là quán vô sanh trừ sạch đối với lấy bỏ, bốn loại trước tức là xa lìa bốn câu, một loại sau cho rằng quán cũng tự mất. Vì thế trong Đại phẩm quyển ba chép: Thân tử hỏi Bồ-đề vì sao không thọ?

Đáp: Bát-nhã Ba-la-mật không cho nên tự tánh không thọ”. Từ “Vô minh v.v…” trở xuống là nói về si độc, phải luận ngay nơi tánh, khác với chỉ Tu ở trước. Từ “Lại Si v.v…” trở xuống là nói về si v.v… Nếu chẳng phải ngay tánh, chẳng lẽ đều như hư không chẳng thể cùng tận hay sao? Từ “Như đây v.v…” trở xuống là dựa theo pháp môn nói về Diệu, có ba: Một là Nêu ra ba môn. Pháp của lý tánh đức vượt quá một thời gian (tế), hoặc gọi là độc hại, hoặc gọi là công dụng. Nay trình bày ba độc là ba pháp môn, thì Phật – Bồ-tát chẳng có gì không tu chứng. Từ “Đại từ v.v…” trở xuống là giải thích ba tướng. Cảnh kiến tư ba độc của viên quán tức là ba pháp môn gồm nhiếp tất cả các đức, có ba:

Một là Đại tham pháp môn đại từ địa bi: Chư Phật dùng Vô duyên từ bi xông ướp rộng khắp ba nghiệp, hiện bày sắc thân khắp thế giới mười phương, mà làm Phật sự. Tên gọi của Từ Bi tuy giống như trong bốn vô lượng mà thể khác hẳn. Bốn nhiếp là: Một là Bố thí nhiếp. Hai là Ái ngữ nhiếp. Ba. Lợi hành nhiếp. Bốn – Đồng sự nhiếp. Chúng sanh vì tình ái ấy tức là bốn pháp này, dùng bốn tiếp tục dẫn dắt theo với chánh đạo, mà độ thoát được. Thập lực ấy là: Một là Thị xứ phi xứ lực. Hai là Nghiệp lực. Ba. Định lực. Bốn. Căn lực. Năm là Dục lực. Sáu. Tánh lực. Bảy là Chí xứ đạo lực. Tám là Túc mạng lực. Chín là Thiên nhãn lực, Mười là Lậu tận lực. Vô úy tức là bốn vô sở úy: Một là Nhấtthiết-trí vô sở úy. Hai là Lậu tận vô sở úy. Ba là Thuyết chướng đạo vô sở úy. Bốn là Thuyết tận khổ đạo vô sở úy. Ở trong tám chúng nói rộng rãi về tự tha trí đoạn đã quyết định không sai lầm, tức là tướng không còn dẫn đến sợ hãi, cho nên gọi là Vô sở úy. Tam-muội tức là một trăm lẻ tám Tam-muội, giải thích hoàn toàn giống như Pháp Giới Thứ đệ.

Hai là pháp môn Đại sân. Bát-nhã tức là ba Bát-nhã. Bốn bên không thể lấy: Quán chiếu Bát-nhã là vắng lặng mà soi chiếu, không có thể dùng Hữu Thủ. Phương tiện Bát-nhã tức là soi chiếu mà vắng lặng, chẳng có thể dùng Không Thủ. Thật tướng Bát-nhã chẳng phải vắng lặng chẳng phải soi chiếu, không có thể dùng cả hai cũng Thủ, mà vắng lặng mà soi chiếu không thểdùng cả hai chẳng phải Thủ. Thành Ca-tỳla giống như trong Huyền Ký.

Ba là Pháp môn Đại Si. Hai môn lấy bỏ trước đó tuy có Trung đạo, mà môn lấy cuối cùng lấy lập pháp làm tông, môn xả cuối cùng làm sạch tướng là chính. Nay hai môn Xả lẽ nào không có đủ ở hai bên, mà cuối cùng lấy cả hai chẳng phải làm thể hay sao? Không ba mà ba – ba môn rõ ràng như vậy, ba mà không ba – từng môn vô cùng kỳ diệu. Một là dựa theo Vô duyên thẳng thắn nêu ra. Hai là nêu ra gương và cảnh tượng khó nghĩ suy. Ba là dẫn ra Tịnh Danh bịt miệng. Ba là dẫn ra nhân chứng kết luận. Kinh chư Pháp Vô Hành chép: “Các Thiên tử Bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Văn-thù-sư-lợi tên là Vô Ngại Thi-lợi, Thượng Thi-lợi hay là Vô Thượng Thi Lợi. Văn-thù nói với các Thiên tử: Dừng lại, dừng lại các Thiên tử! Các người đừng dùng tướng phân biệt, tôi không thấy các pháp là Thượng – Trung – Hạ. Như ông nói về nghĩa của Văn-thù, tôi là Thi lợi Tham dục, thi lợi sân nhuế, thi lợi Ngu si, vì thế cho nên tên tôi là Văn-thù-sư-lợi”. Thậm chí chép: “Tôi là phàm phu từ tham dục khởi lên, từ sân nhuế khởi lên, từ ngu si khởi lên, tôi là ngoại đạo là người tà hạnh. Các Thiên tử chép: Vì sao mà tự nói mình là phàm phu là v.v…” Văn-thù chép: Là tánh tham dục sân nhuế ngu si cầu khắp mười phương không thể đạt được, vì tôi không trú trong tánh này, nên nói mình là phàm phu. Văn-thù, vì sao ông gọi là ngoại đạo? Vì tánh các đạo không thể đạt được, tôi đối với tất cả các đạo là bên ngoài. các Thiên tử chép: Vì sao ông là người thực hành tà kiến? Văn-thù chép: Tôi đã biết tất cả các pháp đều là tà – luống dối không thật, vì thế cho nên tôi là người tà hạnh. Lúc nói pháp này một muôn Thiên tử đạt được Vô sanh pháp nhẫn”. Từ “Muốn viên mãn v.v…” trở xuống là Thường niệm cảm ứng, có bốn: Một là nói về cơ thành tựu đức hoàn mãn. Hai là từ “Tất cả v.v…” trở xuống nói về các bậc Thánh sở y. Ba là từ “Cho nên, không v.v…” trở xuống là dẫn ra kinh Vô Hành chứng minh. Bốn là từ “Nhất thiết v.v…” trở xuống là kết thúc thành tựu Phật pháp, Hai là từ “Thử tam v.v…” trở xuống là nghịch thuận hợp lại bàn luận, có hai: Một là che phủ vật cả hai nêu ra. Ngay ba phiền não thường nghĩ cầu xa lìa, gọi là thuận thuyết. Thỏa mãn – lìa xa cùng lúc, chỉ dựa theo Tất-đàn gạt bỏ Thủ để nói mà thôi. Hai là từ “Như Hoa Nghiêm v.v…”trở xuống là dẫn kinh chính là chứng minh, có ba: Một là chứng minh tham dục nghịch thuận. Nói xa lìa biên hạn dục là thuận, tùy loại thấy người nữ là nghịch. Dục là phiền não thế nên nói xa lìa, dục là pháp môn thế nên nói an trú, chính là xa lìa – chính là an trú – chỉ có an trú, xa lìa sâu sắc – an trú sâu sắc, xa lìa cùng cực – an trú cùng cực. Nay Quán Thế Âm chính là ở trong cực điểm an trú xa lìa tham dục, tất cả các cơ cầu mong xa lìa, cầu mong an trú đều phải thường niệm. Hai là từ “Lại bốn v.v…” trở xuống là chứng minh sân nhuế nghịch thuận. Lấy điều phục tất cả là thuận, khổ sở trị tội là nghịch. Nhuế hại phiền não vì thế cho nên phải điều phục, pháp môn sân nhuế vì thế cho nên cần phải thực hành. Nghịch thuận không hai là điều phục thực hành không nghiêng lệch, ví dụ tham dục trước đây nghĩa đó đều giống nhau. Nhưng dục là pháp ưa thích cho nên làm việc thực tế tiếp vật khiến cho xa lìa, sân nhuế làm hại là khổ cho nên dùng sự việc hư huyễn điều hòa người khác khiến cho xa lìa. Nếu cơ duyên đó thích hợp dùng thực tế giết hại, mà được lợi ích, tức là giống như Tiên Dự giết hại Bà-la-môn là môn sân pháp. Đây chính là giả – thật cùng hiện rõ, dụ cho tham – si, cũng có thể giả thiết huyền ảo, nhưng đạt được ý tức nhau của nghịch, thuận, không hạn chế Giả – Thật. Ba là từ “Phương tiện v.v… “ trở xuống là chứng minh ngu si giả thật. Như nạn lửa trước đây, có dẫn ra văn kinh nghịch, thuận, đủ lìa như hai độc trước nghĩa đó không khác.

Từ “kế đây v.v…” trở xuống là nói về hai quán Từ Bi. Ví dụ Đại sĩ trước đây, vốn tu quán ba độc đầy đủ – lìa xa, lại thấy chúng sanh vì ba độc sai lầm cho não hại, cũng thấy muốn đầy đủ pháp môn ba độc, cho nên khởi lên từ bi thệ làm cho chúng sanh lìa xa lỗi lầm ba độc đầy đủ công đức ba độc. Nay trở thành Bổ xứ gần cạnh cực điểm ba độc, cho nên có thể tùy ý vận dụng ứng hiện khắp cả pháp giới, rộng khắp khiến cho chúng sanh thành tựu đầy đủ và xa lìa. Nhưng quán tiệm đốn đều quán xét ba độc, đốn thì đầy đủ và xa lìa không hai mà quán, tiệm thì sơ tâm chỉ quán đối với xa lìa, về sau mới đầy đủ và xa lìa tức nhau mà soi chiếu.

Hai là kết nói về ý cơ, văn kinh có thể thấy.

 

Trang: 1 2 3 4