Tổ Đình Minh Đăng Quang
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN – BUDDHIST DICTIONARY
Thiện Phúc
PHỤ LỤC (APPENDICES)
PHỤ LỤC K – Appendix K
Kinh Duy Ma Cật
The Vimalakirti Sutra
CHƯƠNG MƯỜI MỘT—CHAPTER ELEVEN
PHẨM BỒ TÁT HẠNH—THE BODHISATTVA CONDUCT
Khi đó Ðức Phật nói Pháp nơi vườn cây Am la, vườn ấy bỗng nhiên rộng rãi trang nghiêm, tất cả đại chúng trong pháp hội đều trở thành sắc vàng—The Buddha was expounding the Dharma at Amravana park which suddenly became majestic and extensive while all those present turned golden hued.
A Nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Vì nhơn duyên gì mà có điềm lành nầy, vườn cây bỗng nhiên rộng rãi trang nghiêm, tất cả chúng hội đều trở thành sắc vàng?”—Ananda asked the Buddha: “World Honoured One, what is the cause of these auspicious signs, why does this place become extensive and majestic and why does the assembly turn golden hued?”
Ðức Phật bảo: “Nầy A Nan! Ðây là Duy Ma Cật, Văn Thù Sư Lợi cùng cả đại chúng cung kính vây quanh phát tâm muốn đến, nên trước hiện điềm lành nầy.”—The Buddha replied: “This is because Vimalakirti and Manjusri, with their followers circumambulating them, want to come here; hence these auspicious signs.”
Lúc đó tại thành Tỳ Xá Ly, ông Duy Ma Cật nói với ngài Văn Thù Sư Lợi rằng: “Chúng ta nên cùng nhau đến ra mắt Phật để cho các Bồ Tát đảnh lễ cúng dường Thế Tôn.”—At Vaisali, Vimalakirti said to Manjusri: “We can now go and see the Buddha, so that we and the Bodhisattvas can pay reverence and make offerings to Him.”
Ngài Văn Thù Sư Lợi nói: “Hay thay! Nay chính là lúc chúng ta nên đi.”—Manjusri said: “Excellent, let us go; it is now time to start.”
Duy Ma Cật dùng sức thần thông đem cả đại chúng và các tòa sư tử để trên tay phải đi đến chỗ Phật. Khi đến rồi ông để xuống đất, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, đi quanh phía hữu bảy vòng, một lòng chắp tay đứng sang một bên. Các Bồ Tát kia liền xuống tòa đến cúi đầu lễ dưới chân Phật, cũng đi quanh bảy vòng rồi đứng sang một bên. Các đại đệ tử, Ðế Thích, Phạm Thiên, Tứ Thiên Vương cả thảy cũng đều xuống tòa cúi đầu lễ dưới chân Phật rồi cùng đứng qua một bên—Vimalakirti then used his transcendental powers to carry the whole meeting with the lion thrones on the palm of his right hand and flew (in the air) to the Buddha’s place. When they landed there, Vimalakirti bowed his head at His feet, walked round Him from the right seven times, and bringing his palms together, stood at one side. The Bodhisattvas left their lion thrones to bow their heads at His feet, and also walked round Him seven times and stood at one side. The Buddha’s chief disciples with Indra, Brahma (both as protectors of the Dharma) and the four deva kings of the four heavens, also left their lion thrones, bowed their heads at His feet, walked round Him seven times and then stood at one side.
Bấy giờ Thế Tôn như pháp an ủi hỏi thăm các Bồ Tát rồi, bảo ngồi lại chỗ cũ. Cả chúng đều vâng lời dạy—The Buddha comforted the Bodhisattvas and ordered them to take their seats to listen to His teaching.
Khi chúng ngồi xong, Phật bảo ngài Xá Lợi Phất rằng: “Ông có thấy thần lực tự tại của Bồ Tát đại sĩ làm đó chăng?”—After they had sat down the Buddha asked Sariputra: “Have you seen what the great Bodhisattvas have done with their transcendental powers?”
Xá Lợi Phất đáp rằng dạ thấy—Sariputra replied that he had.
Phật hỏi: “Ý ông nghĩ sao?”—The Buddha asked: “What do you think of all this?”
Xá Lợi Phất đáp: “Bạch Thế Tôn! Con thấy các việc làm của chư Bồ Tát là không thể nghĩ bàn, không phải lấy ý mà suy lường tính toán được—Sariputra answered: “I saw them do inconceivable (feats), which the mind can neither think of nor anticipate.”
Ðoạn ông A Nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Mùi hương con nghe đây từ xưa chưa từng có, đó là mùi hương chi?”—Ananda then asked the Buddha: “World Honoured One, the fragrance we are smelling was never perceived before; what is it?”
Ðức Phật bảo: Nầy A Nan! Ðó là mùi hương xuất ra từ lỗ chân lông của chư Bồ Tát.”—The Buddha replied: “Ananda, it is the fragrance given out by the pores of these Bodhisattvas.”
Lúc đó Ngài Xá Lợi Phất nói với A Nan rằng: “Lổ chân lông của chúng tôi cũng có mùi hương ấy!”—At that, Sariputra said to Ananda: “Our pores also give the same fragrance!”
Ngài A Nan nói: “Mùi hương ấy từ đâu đến?”—Ananda asked Sariputra: “Where does it come from?”
Xá Lợi Phất đáp: “Ðấy là trưởng giả Duy Ma Cật xin cơm thừa của Phật ở nước Chúng Hương đem về ăn nơi nhà ông, nên tất cả lổ chân lông đều toát ra mùi hương như thế.”—Sariputra replied: “It is this Upasaka Vimalakirti who obtained what was left over from the Buddha’s meal in the Fragrant Land, and those who ate it at his abode give out this fragrance from their pores.”
A Nan hỏi ông Duy Ma Cật rằng: “Mùi hương đó còn được bao lâu?”—Ananda then asked Vimalakirti: “How long does this fragrance last?”
Duy Ma Cật nói: “Ðến khi cơm đó tiêu hết.”—Vimalakirti replied: “It lasts until the rice has been digested.”
A Nan hỏi: “Cơm đó bao lâu mới tiêu?”—Ananda asked: “How long does this take?”
Duy Ma Cật đáp: “Thế lực cơm đó đến bảy ngày mới tiêu. Lại nữa ông A Nan! Những Thanh Văn chưa vào chánh vị, ăn cơm đó đến khi vào chánh vị rồi mới tiêu. Ðã vào chánh vị, ăn cơm đó đến khi tâm giải thoát rồi mới tiêu. Chưa phát tâm Ðại Thừa ăn cơm đó đến khi phát tâm Ðại thừa rồi mới tiêu; đã phát tâm Ðại thừa ăn cơm đó khi được vô sanh nhẫn rồi mới tiêu. Ðã được vô sanh nhẫn ăn cơm đó đến khi được nhứt sanh bổ xứ rồi mới tiêu. Ví như có món thuốc tên là thượng vị, người uống vào trừ hết các độc trong thân rồi mới tiêu. Cơm nầy cũng vậy, khi trừ hết tất cả độc phiền não rồi mới tiêu.”—Vimalakirti replied: “It will be digested after a week. Ananda, sravakas who have not reached the right position (nirvana) will attain it after taking this rice which will then be digestible, and those who have attained nirvana will realize liberation of their minds (from the subtle conception of nirvana) and then the rice will be digested. Those who have not developed the Mahayana mind will develop it and then the rice will be digested. Those who have developed it and take this rice will achieve the patient endurance of the uncreate, and the rice will then be digestible. Those who have achieved the patient endurance of the uncreate and take this rice will reincarnate once more for final development into Buddhahood and the rice will be digested. Like an effective medicine which cures an ailment before wasting away, this rice will be digestible after it has killed all troubles and afflictions (klesa).”
A Nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Thật chưa từng có! Như món cơm thơm ấy có thể làm Phật sự.”—Ananda said to the Buddha: “World Honoured One, it is indeed a rare thing that this fragrant rice performs the Buddha work of salvation.”
Phật nói: “Ðúng thế! A Nan!”—The Buddha said: “It is so, Ananda, it is so.”
Hoặc có cõi Phật lấy ánh sáng của Phật mà làm Phật sự—There are Buddha lands where the Buddha light performs the work of salvation;
Có cõi lấy Bồ Tát mà làm Phật sự—Where the Bodhisattvas perform it;
Có cõi lấy người của Phật hóa ra mà làm Phật sự—Where illusory men created by the Buddha do it;
Có cõi lấy cây Bồ Ðề mà làm Phật sự—Where the Bodhi-trees do it;
Có cõi lấy y phục ngọa cụ của Phật mà làm Phật sự—Where the Buddha’s robe and bedding do it;
Có cõi lấy cơm mà làm Phật sự—Where the rice taken by the Buddha does it;
Có cõi lấy vườn cây đền miếu mà làm Phật sự—Where parks and temples do it;
Có cõi lấy 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp mà làm Phật sự—Where (the Buddha’s) thirty-two physical marks and their eighty notable characteristics do it;
Có cõi lấy thân Phật mà làm Phật sự—Where the Buddha’s body (rupa-kaya) does it;
Có cõi lấy hư không mà làm Phật sự—Where empty space does it;
Chúng sanh theo duyên đó mà vào luật nghi. Có cõi lấy mộng, huyễn, bóng, vang, tượng trong gương, trăng dưới nước, ánh nắng dợn, các thí dụ như thế mà làm Phật sự. Có cõi lại lấy tiếng tăm, lời nói, văn tự mà làm Phật sự—Living beings practice discipline with success because of these causes. Also used for the same purpose are dream, illusion, shadow echo, the image in a mirror, the moon reflected in water, the flame of a fire, sound, voice, word, speech and writing,
Hoặc có cõi lấy Phật thanh tịnh vắng lặng, không nói một lời nào, không chỉ không biết, không tạo không tác mà làm Phật sự. Như thế A Nan! Những oai nghi tấn chỉ, các việc thi vi của chư Phật đều là Phật sự cả—The pure and clean Buddha land, silence with neither word nor speech, neither pointing, discerning, action nor activity. Thus, Ananda, whatever the Buddhas do by either revealing or concealing their awe-inspiring majesty, is the work of salvation.
A Nan! Có bốn ma và tám muôn bốn ngàn phiền não mà chúng sanh phải bị nhọc nhằn mỏi mệt. Chư Phật lại dùng các pháp ấy mà làm Phật sự, đó gọi là vào pháp môn của hết thảy chư Phật—Ananda, because of the four basic delusions (in reference to the ego) divided into 84,000 defilements which cause living beings to endure troubles and tribulations, the Buddhas avail themselves of these trials to perform their works of salvation. This is called entering the Buddha’s Dharma door to enlightenment (Dharmaparyaya).
Khi Bồ Tát vào môn nầy hoặc thấy tất cả cõi Phật nghiêm tịnh không lấy làm vui mừng, không ham muốn, không kiêu hãnh; hoặc thấy tất cả cõi Phật bất tịnh cũng không lo, không ngại, không bỏ qua, chỉ phải ở nơi chư Phật sanh tâm thanh tịnh, vui mừng cung kính khen ngợi chưa từng có. Chư Phật Như Lai công đức bình đẳng, vì giáo hóa chúng sanh mà hiện ra các cõi Phật không đồng—“When entering this Dharma door, if a Bodhisattva sees all the clean Buddha lands, he should not give rise to joy, desire and pride, and if he sees all the unclean Buddha lands he should not give rise to sadness, hindrance and disappointment; he should develop a pure and clean mind to revere all Tathagatas who rarely appear and whose merits are equal in spite of their appearance in different lands (clean and unclean) to teach and convert living beings.
A Nan! Ông thấy cõi nước của chư Phật, đất có bao nhiêu mà hư không không bao nhiêu? Như thế, thấy sắc thân chư Phật, thân có bao nhiêu mà trí huệ không ngại thì không có bao nhiêu?—“Ananda, you can see different Buddha lands (i.e. clean and unclean) but you see no difference in space which is the same everywhere. Likewise, the physical bodies of Buddhas differ from one another but their omniscience is the same.
A Nan! Sắc thân chư Phật, oai tướng, chủng tánh, giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, lực, vô sở úy, các pháp bất cộng, đại từ đại bi, giữ oai nghi, thọ mạng, nói pháp giáo hóa thành tựu chúng sanh, nghiêm tịnh cõi Phật, đủ các pháp Phật, thảy đều đồng đẳng, cho nên gọi là Tam Miệu Tam Phật Ðà, gọi là Ða Ðà A Di Ðộ, gọi là Phật Ðà—“Ananda, the (underlying) nature of the physical bodies of the Buddhas, their discipline, serenity, liberation and full knowledge of liberation, their (ten) powers, their (four) fearlessnesses, their eighteen unsurpassed characteristics, their boundless kindness and compassion, their dignified deeds, their infinite lives, their preaching of the Dharma to teach and convert living beings and to purify Buddha lands are all the same. Hence, their titles of Samyaksambuddha, Tathagata and Buddha.
A Nan! Nếu ta nói đủ nghĩa ba câu nầy, dầu suốt kiếp của ông cũng không lãnh thọ hết được. Giả sử chúng sanh đầy dẫy trong cõi tam thiên đại thiên thế giới như A Nan đa văn thứ nhất, được niệm tổng trì, những người đó suốt cả đời cũng không lãnh thọ được. Như thế A Nan! Chư Phật Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác không có hạn lượng, trí huệ biện tài không thể nghĩ bàn—“Ananda, if I am to give you the full meaning of these three titles, you will pass the whole aeon without being able to hear it completely. Even if the great chiliososm is full of living beings who are all good listeners and like you can hold in memory everything they hear about the Dharma, they will also pass the whole aeon without being able to hear my full explanation (of these three titles). For, Ananda, the Buddha’s supreme enlightenment is boundless and his wisdom and power of speech are inconceivable.”
A Nan bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Từ nay về sau con không dám tự cho mình là đa văn nữa.”—Ananda said: “From now on I dare no more claim to have heard much of the Dharma.”
Phật bảo A Nan: “Chớ nên khởi tâm thối lui. Vì sao? Ta nói ông đa văn hơn hết trong hàng Thanh Văn chớ không phải nói với hàng Bồ Tát. Hãy thôi A Nan! Người có trí không nên so sánh với các hàng Bồ Tát. Biển sâu còn có thể dò được, chớ thiền định, trí tuệ, tổng trì, biện tài, tất cả công đức của Bồ Tát không thể đo lường được. A Nan! Các ông hãy để riêng việc Bồ Tát ra, Duy Ma Cật đây hiện bày sức thần thông trong một lúc mà tất cả hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật trải qua trăm ngàn kiếp tận lực biến hóa đều không làm được.”—The Buddha said: “Ananda, do not give way to backsliding. Why? Because I have said that you have heard much more about the Dharma than the sravakas but not than the Bodhisattvas. Ananda, a wise man should not make a limited estimate of the Bodhisattva stage (because) the depths of the oceans can be measured but the Bodhisattva’s serenity, wisdom, imperturbability, power of speech and all his merits cannot be measured. Ananda, let us put aside the Bodhisattva conduct. The transcendental powers which Vimalakirti has demonstrated today cannot be achieved by all sravakas and pratyeka-buddhas using their spiritual powers for hundreds and thousands of aeons.”
Bấy giờ các Bồ Tát ở nước Chúng Hương đến đó, chắp tay bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Chúng con khi mới thấy cõi nầy, tâm tưởng cho là hạ liệt, nay chúng con tự hối trách bỏ tâm ấy. Vì sao? Phương tiện chư Phật không thể nghĩ bàn, vì độ thoát chúng sanh nên theo chỗ nhu cầu mà hiện ra cõi Phật như thế ấy. Bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn ban chút ít pháp cho chúng con để trở về cõi kia được nhớ nghĩ đến Như Lai.”—At that time, the visiting Bodhisattvas put their palms together and said to the Buddha: “World Honoured One, when we first saw this world we thought of its inferiority but we now repent of our wrong opinion. Why? Because the expedients (upaya) employed by all Buddhas are inconceivable; their aim being to deliver living beings they appear in different Buddha lands suitable for the purpose. World Honoured One, will you please bestow upon us some little Dharma so that when we return to our own land we can always remember you.”
Phật bảo các Bồ Tát rằng: “Có pháp môn ‘Tận, Vô Tận Giải Thoát’ các ông nên học. Sao gọi là Tận? Nghĩa là pháp hữu vi. Sao gọi là Vô Tận? Nghĩa là pháp vô vi. Như Bồ Tát thời không tận hữu vi, cũng không trụ vô vi.”—The Buddha said to them: “There are the exhaustible and the inexhaustible Dharmas which you should study. What is the exhaustible? It is the active (yu wei or mundane) Dharma. What is the inexhaustible? It is the non-active (wu wei or supramundane) Dharma. As Bodhisattvas, you should not exhaust (or put an end to) the mundane (state); nor should you stay in the supramundane (state).
Sao gọi là Không Tận Hữu Vi? Nghĩa là không lìa đại từ, không bỏ đại bi, sâu phát tâm cầu nhứt thiết trí mà không khinh bỏ, giáo hóa chúng sanh quyết không nhàm chán; đối pháp tứ nhiếp thường nghĩ làm theo, giữ gìn chánh pháp không tiếc thân mạng, làm các việc lành không hề nhàm mỏi, chí thường để nơi phương tiện hồi hướng, cầu pháp không biếng trễ, nói pháp không lẫn tiếc, siêng cúng dường chư Phật, cố vào trong sanh tử mà không sợ sệt, đối việc vinh nhục lòng không lo không mừng, không khinh người chưa học, kỉnh người học như Phật, người bị phiền não làm cho phát niệm chánh, cái vui xa lìa không cho là quý, không đắm việc vui của mình mà mừng việc vui của người, ở trong thiền định tưởng như địa ngục, ở trong sanh tử tưởng như vườn nhà, thấy người đến cầu pháp tưởng như thầy lành, bỏ tất cả vật sở hữu tưởng đủ nhứt thiết trí, thấy người phá giới tâm nghĩ cứu giúp, các pháp Ba La Mật tưởng là cha mẹ, các pháp đạo phẩm tưởng là quyến thuộc, làm việc lành không có hạn lượng, đem các việc nghiêm sức ở các cõi Tịnh Ðộ trau dồi cõi Phật của mình, thực hành bố thí vô hạn, đầy đủ tướng tốt, trừ tất cả điều xấu, trong sạch thân khẩu ý, nhiều số kiếp sanh tử mà lòng vẫn mạnh mẽ, nghe các Ðức Phật quyết chí không mỏi, dùng gươm trí tuệ phá giặc phiền não, ra khỏi ấm giới nhập, gánh vác chúng sanh để được hoàn toàn giải thoát, dùng sức đại tinh tấn phá dẹp ma quân, thường cầu vô niệm, thực tướng trí huệ, thực hành ít muốn biết đủ mà chẳng bỏ việc đời, không sái oai nghi mà thuận theo thế tục, khởi tuệ thần thông dẫn dắt chúng sanh, đặng niệm tổng trì đã nghe thời không quên, khéo biết căn cơ dứt lòng nghi của chúng sanh, dùng nhạo thuyết biện tài diễn nói pháp vô ngại, thanh tịnh mười nghiệp lành hưởng thọ phước trời người, tu bốn món vô lượng mở đường Phạm Thiên, khuyến thỉnh nói pháp, tùy hỷ ngợi khen điều lành, đặng tiếng tốt của Phật, thân khẩu ý trọn lành, đặng oai nghi của Phật, công phu tu tập pháp lành sâu dầy càng tiến nhiều lên, đem pháp Ðại Thừa giáo hóa thành tựu Bồ Tát Tăng, lòng không buông lung, không mất các điều lành. Làm các pháp như thế gọi là Bồ Tát không tận hữu vi—“What is meant by not exhausting the mundane (state)? It means not discarding great benevolence; not abandoning great compassion; developing a profound mind set on the quest of all-knowledge (sarvajna or Buddha knowledge) without relaxing for even an instant; relentless teaching and converting living beings; constant practice of the four Bodhisattva winning methods; upholding the right Dharma even at the risk of one’s body and life; unwearied planting of all excellent roots; unceasing application of expedient devices (upaya) and dedication (parinamana); never-ending quest of the Dharma; unsparing preaching of it; diligent worship of all Buddhas; hence fearlessness when entering the stream of birth and death; absence of joy in honour and of sadness in disgrace; refraining from slighting non-practisers of the Dharma; respecting practisers of Dharma as if they were Buddhas; helping those suffering from klesa to develop the right thought; keeping away from (desire and) pleasure with no idea of prizing such a high conduct; no preference for one’s happiness but joy at that of others; regarding one’s experience in the state of samadhi as similar to that in a hell; considering one’s stay in samsara (i.e. state of birth and death) as similar to a stroll in a park; giving rise to the thought of being a good teacher of Dharma when meeting those seeking it; giving away all possessions to realize all-knowledge (sarvajna); giving rise to the thought of salvation when seeing those breaking the precepts; thinking of the (six) perfections (paramitas) as dear as one’s parents; thinking of the (thirty-seven) conditions contributory to enlightenment as if they were one’s helpful relatives; planting all excellent roots without any restrictions; gathering the glorious adornments of all pure lands to set up one’s own Buddha land; unrestricted bestowal of Dharma to win all the excellent physical marks (of the Buddha); wiping out all evils to purify one’s body, mouth and mind; developing undiminished bravery while transmigrating through samsara in countless aeons; untiring determination to listen to (an account of) the Buddha’s countless merits; using the sword of wisdom to destroy the bandit of klesa (temptation) to take living beings out of (the realm of the five) aggregates (skandhas) and (twelve) entrances (ayatana) so as to liberate them for ever; using firm devotion to destroy the army of demons; unceasing search for the thought-free wisdom of reality; content with few desires while not running away from the world in order to continue the Bodhisattva work of salvation; not infringing the rules of respect-inspiring deportment while entering the world )to deliver living beings); use of the transcendental power derived from wisdom to guide and lead all living beings; controlling (dharani) the thinking process in order never to forget the Dharma; being aware of the roots of all living beings in order to cut off their doubts and suspicions (about their underlying nature); use of the power of speech to preach the Dharma without impediment; perfecting the ten good (deeds) to win the blessings of men and devas (in order to be reborn among them to spread the Dharma); practicing the four infinite minds (kindness, pity, joy and indifference) to teach the Brahma heavens; rejoicing at being invited to expound and extol the Dharma in order to win the Buddha’s (skillful) method of preaching; realizing excellence of body, mouth and mind to win the Buddha’s respect-inspiring deportment; profound practice of good Dharma to make one’s deeds unsurpassed; practicing Mahayana to become a Bodhisattva monk; and developing a never-receding mind in order not to miss all excellent merits.
“This is the Bodhisattva not exhausting the mundane state.
Sao gọi là không trụ vô vi? Nghĩa là tu học môn Không; không lấy không làm chỗ chứng; tu học môn vô tướng, vô tác, không lấy vô tướng, vô tác làm chỗ chứng; tu học pháp Vô Sanh không lấy Vô Sanh làm chỗ chứng; quán Vô Thường mà không nhàm việc lành; quán Thế Gian Khổ mà không ghét sanh tử; quán Vô Ngã mà dạy dỗ người không nhàm mỏi; quán Tịch Diệt mà không tịch diệt hẳn; quán xa lìa mà thân tâm tu các pháp lành; quán Không Chỗ Về mà về theo pháp lành; quán Vô Sanh mà dùng pháp sanh để gánh vác tất cả; quán Vô Lậu mà không đoạn các lậu; quán không chỗ làm mà dùng việc làm để giáo hóa chúng sanh; quán Không Vô mà không bỏ đại bi; quán Chánh Pháp Vị (chỗ chứng) mà không theo Tiểu thừa; quán các pháp hư vọng, không bền chắc, không nhân, không chủ, không tướng, bổn nguyện chưa mãn mà không bỏ phước đức thiền định trí tuệ. Tu các pháp như thế gọi là Bồ Tát không trụ vô vi—“What is the Bodhisattva not staying in the supra-mundane state (nirvana)? It means studying and practicing the immaterial but without abiding in voidness; studying and practicing formlessness and inaction but without abiding in them; studying and practicing that which is beyond causes but without discarding the roots of good causation; looking into suffering in the world without hating birth and death (i.e. samsara); looking into the absence of the ego while continuing to teach all living beings indefatigably (relentlessly); looking into nirvana with no intention of dwelling in it permanently; looking into the relinquishment (of nirvana) while one’s body and mind are set on the practice of all good deeds; looking into the (non-existing) destinations of all things while the mind is set on practicing excellent actions (as true destinations); looking into the unborn (i.e. the uncreate) while abiding in (the illusion of) life to shoulder responsibility (to save others); looking into passionlessness without cutting off the passion-stream (in order to stay in the world to liberate others); looking into the state of non-action while carrying out the Dharma to teach and convert living beings; looking into nothingness without forgetting about great compassion; looking into the right position (of nirvana) without following the Hinayana habit (of staying in it); looking into the non-reality of all phenomena which are neither firm nor have an independent nature, and are egoless and formless, but since one’s own fundamental vows are not entirely fulfilled, one should not regard merits, serenity and wisdom as unreal and so cease practicing them.
“This is the Bodhisattva not staying in the non-active (wu wei) state.
Lại vì đủ các phước đức mà không trụ vô vi; vì đủ cả trí tuệ mà không tận hữu vi; vĩ đại từ bi mà không trụ vô vi; vì mãn bổn nguyện mà không tận hữu vi; vì nhóm thuốc pháp mà không tận hữu vi; vì tùy bệnh cho thuốc mà không tận hữu vi; vì biết bệnh chúng sanh mà không trụ vô vi; vì dứt trừ bệnh chúng sanh mà không tận hữu vi. Các Bồ Tát chánh sĩ tu tập pháp nầy thời không tận hữu vi, không trụ vô vi, đó gọi là pháp môn Tận, Vô Tận Giải Thoát mà các ông cần phải học—“Further, to win merits, a Bodhisattva does not stay in the supramundane, and to realize wisdom he does not exhaust the mundane. Because of his great kindness and compassion, he does not remain in the supramundane, and in order to fullfil all his vows, he does not exhaust the mundane. To gather the Dharma medicines he does not stay in the supramundane, and to administer remedies he does not exhaust the mundane. Since he knows the illnesses of all living beings he does not stay in the supramundane, and since he wants to cure their illnesses, he does not exhaust the mundane.
“Virtuous Ones, a Bodhisattva practicing this Dharma neither exhausts the mundane nor stays in the supramundane. This is called the exhaustible and inexhaustible Dharma doors to liberation which you should study.”
Sau khi nghe Phật thuyết pháp, các Bồ Tát nước Chúng Hương hết sức vui mừng, đem các thứ hoa đủ màu sắc thơm tho rải khắp cõi tam thiên cúng dường Phật và kinh pháp nầy cùng các Bồ Tát, rồi cúi đầu lễ dưới chân Phật ngợi khen chưa từng có, nói rằng: “Phật Thích Ca Mâu Ni mới có năng lực ở cõi nầy mà được phương tiện.” Nói rồi bỗng nhiên biến trở về nước Chúng Hương—After hearing the Buddha expounding the Dharma, the visiting Bodhisattvas were filled with joy and rained (heavenly) flowers of various colours and fragrances in the great chiliocosm as offerings to the Buddha and His sermon. After this, they bowed their heads at the Buddha’s feet and praised His teaching which they had not heard before, saying: “How wonderful is Sakyamuni Buddha’s skillful use of expedient methods (upaya).”
After saying this, they disappeared to return to their own land.