Tổ Đình Minh Đăng Quang
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN – BUDDHIST DICTIONARY
Thiện Phúc

PHỤ LỤC (APPENDICES)

 PHỤ LỤC K – Appendix K

Kinh Duy Ma Cật
The Vimalakirti Sutra

CHƯƠNG BỐN—CHAPTER FOUR

PHẨM BỒ TÁT—THE BODHISATTVAS

DI LẶC BỒ TÁT—MAITREYA:

Lúc bấy giờ Phật bảo Bồ Tát Di Lặc: “Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật dùm ta.”—The Buddha then said to Maitreya Bodhisattva: “You go to Vimalakirti to inquire after his health on my behalf.”

Di Lặc bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bệnh ông ta. Vì sao? Nhớ lại lúc trước con nói hạnh ‘bất thối chuyển,’ cho vị Thiên Vương ở cõi trời Ðâu Suất và quyến thuộc của người, lúc ấy ông Duy Ma Cật đến nói với con rằng: ‘Ngài Di Lặc! Thế Tôn thọ ký cho ngài một đời sẽ được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đó là đời nào mà ngài được thọ ký? Ðời quá khứ chăng? Ðời vị lai chăng? Ðời hiện tại chăng? Nếu là đời quá khứ thời quá khứ đã qua. Nếu là đời vị lai thời vị lai chưa đến. Nếu là đời hiện tại thời hiện tại không dừng trụ. Như Phật nói: “Nầy Tỳ Kheo! Như ông ngay bây giờ cũng sanh, cũng già, cũng chết!” Nếu dùng vô sanh mà được thọ ký, thì vô sanh tức là chánh vị, ở trong chánh vị cũng không thọ ký, cũng không được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thế nào Di Lặc được thọ ký một đời ư? Là từ “Như” sanh mà được thọ ký, mà Như không có sanh. Nếu từ Như diệt được thọ ký, mà Như không có diệt. Tất cả chúng sanh đều Như, các Thánh Hiền cũng Như, cho đến Di Lặc cũng Như. Nếu Di Lặc được thọ ký, tất cả chúng sanh cũng phải được thọ ký. Vì sao? Vì Như không hai không khác. Nếu Di Lặc được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tất cả chúng sanh cũng đều được. Vì sao? Tất cả chúng sanh chính là tướng Bồ Ðề. Nếu Di Lặc được diệt độ, tất cả chúng sanh cũng phải diệt độ. Vì sao? Chư Phật biết tất cả chúng sanh rốt ráo vắng lặng, chính là tướng Niết Bàn, chẳng còn diệt nữa. Cho nên Di Lặc, chớ dùng pháp đó dạy bảo các Thiên tử, thật không có chi phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không có chi thối lui. Ngài Di Lặc! Phải làm cho các vị Thiên tử nầy bỏ chỗ kiến chấp phân biệt Bồ Ðề. Vì sao? Bồ Ðề không thể dùng thân được, không thể dùng tâm được. Tịch diệt là Bồ Ðề, vì diệt các tướng; chẳng nhận xét là Bồ Ðề, vì ly các duyên; chẳng hiện hạnh là Bồ Ðề, vì không ghi nhớ; đoạn là Bồ Ðề, vì bỏ các kiến chấp; ly là Bồ Ðề, vì lìa các vọng tưởng; chướng là Bồ Ðề, vì ngăn các nguyện; bất nhập là Bồ Ðề, vì không tham đắm; thuận là Bồ Ðề, vì thuận chơn như; trụ là Bồ Ðề, vì trụ pháp tánh; đến là Bồ Ðề, vì đến thực tế; bất nhị là Bồ Ðề, vì ly ý pháp; bình đẳng là Bồ Ðề, vì đồng hư không; vô vi là Bồ Ðề, vì không sanh trụ dị diệt; tri là Bồ Ðề, vì rõ tâm hạnh chúng sanh; không hội là Bồ Ðề, vì nhập không nhóm; không hiệp là Bồ Ðề, vì rời tập khí phiền não; không xứ sở là Bồ Ðề, vì không hình sắc; giả danh là Bồ Ðề, vì danh tự vốn không như; huyễn hóa là Bồ Ðề, vì không thủ xả; không loạn là Bồ Ðề, vì thường tự vắng lặng; thiện tịch là Bồ Ðề, vì tánh thanh tịnh; không thủ là Bồ Ðề, vì rời phan duyên; không khác là Bồ Ðề, vì các Pháp đồng đẳng; không sánh là Bồ Ðề, vì không thể thí dụ; vi diệu là Bồ Ðề, vì các Pháp khó biết—Maitreya replied: “World Honoured One, I am not qualified to call on him and inquire after his health. The reason is that once when I was expounding to the deva-king and his retinue in the Tusita heaven the never-receding stage (of Bodhisattva development into Buddhahood) Vimalakirti came and said to me: ‘Maitreya, when the World Honoured One predicted your future attainment of supreme enlightenment (anuttara-sayak-sambodhi) in one lifetime, tell me in which life, whether in the past, future or present, did or will you receive His prophecy? If it was in your past life, that has gone; if it will be in your future life, that has not yet come; and if it is in your present life, that does not stay. As the Buddha once said: ‘O bhiksus, you are born, are aging and are dying simultaneously at this very moment’; if you received His prophecy in a lifeless (state), the latter is prediction (of your future Buddhahood) nor realization of supreme enlightenment. How then did you receive the prediction of your attainment of Buddhahood in one lifetime? Or did you receive it in the absolute state (thatness or tathata) of either birth or death? If you receive it in the absolute state of birth, this absolute state is uncreated. If you receive it in the absolute state of death, this absolute state does not die. For (the underlying nature of) all living beings and of all things is absolute; all saints and sages are in this absolute state, and so, also are you, Maitreya. So, if you, Maitreya, received the Buddhahood, all living beings (who are absolute by nature) should also receive it. Why? Because that which is absolute is non-dual and is beyond differentiation. If you, Maitreya, realize supreme enlightenment, so should all living beings. Why? Because they are the manifestation of bodhi (enlightenment). If you, Maitreya, win nirvana, they should also realize it. Why? Because all Buddhas know that every living being is basically in the condition of extinction of existence and suffering which is nirvana, in which there can be no further extinction of existence. Therefore, Maitreya, do not mislead the devas because there is neither development of supreme bodhi-mind nor its backsliding. Maitreya, you should instead urge them to keep from discriminating views about bodhi (enlightenment). Why? Because bodhi can be won by neither body nor mind. For bodhi is the state of calmness and extinction of passion (i.e. nirvana) because it wipes out all forms. Bodhi is unseeing, for it keeps from all causes. Bodhi is non-discrimination, for it stops memorizing and thinking. Bodhi cuts off ideation, for it is free from all views. Bodhi forsakes inversion, for it prevents perverse thoughts. Bodhi puts an end to desire, for it keeps from longing. Bodhi is unresponsive, for it wipes out all clinging. Bodhi complies (with self-nature), for it is in line with the state of suchness. Bodhi dwells (in this suchness), for it abides in (changeless) Dharma-nature (or Dharmata, the underlying nature of all things.) Bodhi reaches this suchness, for it attains the region of reality. Bodhi is non-dual, for it keeps from (both) intellect and its objects. Bodhi is impartial, for it is equal to boundless space. Bodhi is the non-active (we wei) state, for it is above the conditions of birth, existence and death. Bodhi is true knowledge, for it discerns the mental activities of all living beings. Bodhi does not unite, for it is free from all confrontation. Bodhi disentangles, for it breaks contact with habitual troubles (klesa). Bodhi is that of which the position cannot be determined, for it is beyond form and shape, and is that which cannot be called by name for all names (have no independent nature and so) are void. Bodhi is like the mindlessness of an illusory man, for it neither accepts nor rejects anything. Bodhi is beyond disturbance, for it is always serene by itself. Bodhi is real stillness, because of its pure and clean nature. Bodhi is non-acceptance, for it keeps from causal attachments. Bodhi is non-differentiating, because of its impartiality towards all. Bodhi is without compare, for it is indescribable. Bodhi is profound and subtle, for although unknowing, it knows all.’

Bạch Thế Tôn! Khi ông Duy Ma Cật nói Pháp ấy, hai trăm vị Thiên tử chứng được Vô sanh pháp nhẫn. Vì thế, nên con không kham lãnh đến thăm bệnh ông ta—World Honoured One, when Vimalakirti so expounded the Dharma, two hundred sons of devas realized the patient endurance of the uncreate (anutpattika-dharma-ksanti). This is why I am not qualified to call on him and inquire after his health.”

·BỒ TÁT QUANG NGHIÊM—GLORIOUS LIGHT:

Phật bảo Ðồng tử Quang Nghiêm: “Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật dùm ta.”—The Buddha then said to the Bodhisattva Glorious Light: “You go to Vimalakirti to inquire after his health on my behalf.”

Quang Nghiêm bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bệnh ông ta. Vì sao? Nhớ lại ngày trước con ở trong thành Tỳ Xá Ly vừa ra, lúc đó ông Duy Ma Cật mới vào thành, con liền chào và hỏi rằng: “Cư sĩ từ đâu đến đây?”—Glorious Light replied: “World Honoured One, I am not qualified to call on him to inquire after his health. The reason is that once while I was leaving Vaisali, I met Vimalakirti who was entering it. I saluted and asked him ‘Where does the Venerable Upasaka come form?

Ông đáp: “Tôi từ Ðạo tràng đến.”—He replied: ‘From a bodhimandala (a holy site).’

Con hỏi: “Ðạo tràng ở đâu?”—I asked him: ‘Where is this bodhimandala?’

Ông đáp: “Trực tâm là Ðạo tràng, vì không hư dối; phát hạnh là Ðạo tràng, vì làm xong các việc; thâm tâm là đạo tràng, vì thêm nhiều công đức; Bồ Ðề tâm là đạo tràng, vì không sai lầm; bố thí là đạo tràng, vì không mong phước báu; trì giới là đạo tràng, vì được nguyện đầy đủ; nhẫn nhục là đạo tràng, vì đối chúng sanh tâm không chướng ngại; tinh tấn là đạo tràng, vì không biếng trễ; thiền định là đạo tràng, vì tâm điều nhu; trí huệ là đạo tràng, vì thấy rõ các Pháp; từ là đạo tràng, vì đồng với chúng sanh; bi là đạo tràng, vì nhẫn chịu sự khổ nhọc; hỷ là đạo tràng, vì ưa vui Chánh Pháp; xả là đạo tràng, vì trừ lòng thương ghét; thần thông là đạo tràng, vì thành tựu Pháp lục thông; giải thoát là đạo tràng, vì giáo hóa chúng sanh; tứ nhiếp là đạo tràng, vì nhiếp độ chúng sanh; đa văn là đạo tràng, vì đúng theo chỗ nghe mà thực hành; phục tâm là đạo tràng, vì chánh quán các Pháp; ba mươi bảy phẩm trợ đạo là đạo tràng, vì bỏ Pháp hữu vi; tứ đế là đạo tràng, vì chẳng dối lầm thế gian; duyên khởi là đạo tràng, vì từ vô minh cho đến lão tử đều không hết; các phiền não là đạo tràng, vì biết là vô ngã; tất cả các Pháp là đạo tràng, vì biết các Pháp vốn không; hàng ma là đạo tràng, vì không lay động; tam giới là đạo tràng, vì không chỗ đến; sư tử hống là đạo tràng, vì không sợ sệt; thập lực, vô úy, bất cộng pháp là đạo tràng, vì không các lỗi; tam minh là đạo tràng, vì không còn ngại; một niệm biết tất cả các Pháp là đạo tràng, vì thành tựu nhứt thiết chủng trí. Như vậy Thiện nam tử! Nếu Bồ Tát đúng theo các Pháp Ba la mật mà giáo hóa chúng sanh, thời bao nhiêu việc làm, hoặc nhứt cử nhứt động, phải biết đều là từ nơi đạo tràng mà ra, ở nơi Phật Pháp vậy—He replied: ‘The straightforward mind is the bodhimandala, for it is free from falsehood. The initiated mind is the bodhimandala, for it can keep discipline. The profound mind is the bodhimandala, for it accumulates merits. The enlightened mind is the bodhimandala, for it is infallible. Charity (dana) is the bodhimandala, for it does not expect reward. Discipline (sila) is the bodhimandala, for it fulfills all vows. Patience (ksanti) is the bodhimandala for it has access to the minds of all living beings. Zeal (virya) is the bodhimandala, for it is free from being remiss. Serenity (dhyana) is the bodhimandala, because of its harmonious mind. Wisdom (prajna) is the bodhimandala, for it discerns all things. Kindness (maitri) is the bodhimandala, for it treats all living beings on an equal footing. Compassion (karuna) is the bodhimandala, because of its great forbearance. Joy (mudita) is the bodhimandala, for it is pleasant. Indifference (upeksa) is the bodhimandala, for it wipes out both love and hate. Transcendental efficiency is the bodhimandala, for it perfects all the six supernatural powers (sadabhijna). Liberation is the bodhimandala, for it turns its back to all phenomenal conditions. Expedient devices (upaya) are the bodhimandala, for they teach and convert living beings. The four winning actions of a Bodhisattva are the bodhimandala, for they benefit all living beings. Wide knowledge through hearing the Dharma is the bodhimandala, for its practice leads to enlightenment. Control of the mind is the Bodhimandala, because of its correct perception of all things. The thirty-seven contributory stages to enlightenment are the bodhimandala, for they keep from all worldly activities. The four noble truths are the bodhimandala, because they do not deceive. The twelve links in the chain of existence are the bodhimandala, because of their underlying nature which is infinite. Troubles (klesa) are the bodhimandala, for their underlying nature is reality. Living beings are the bodhimandala, because they are (basically) egoless. All things are the bodhimandala, for they are empty. The defeat of demons is the bodhimandala, for it is imperturbable. The three realms (of desire, form and beyond form) are the bodhimandala, for fundamentally they lead to no real destination. The lion’s roar is the bodhimandala, because of its fearlessness. The ten powers (dasabla), the four kinds of fearlessness and the eighteen unsurpassed characteristics of the Buddha are the bodhimandala, for they are without fault. The three insights are the bodhimandala, for they are free from all remaining hindrances. The knowledge of all things in the time of a thought is the bodhimandala, for it brings omniscience (sarvajna) to perfection. Thus, son of good family, a Bodhisattva should convert living beings according to the various modes of perfection (paramitas) and all his acts, including the raising or lowering of a foot, should be interpreted as coming from the seat of learning (bodhimandala); he should thus stay within the Buddha Dharma.’

Khi ông Duy Ma Cật nói Pháp ấy, năm trăm vị Thiên nhơn đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì thế, nên con không kham lãnh đến thăm bệnh ông ta—While Vimalakirti was thus expounding the Dharma, five hundred devas developed their minds set on supreme enlightenment. This is why I am not qualified to call on him to inquire after his health.”

·BỒ TÁT TRÌ THẾ—BODHISATTVA RULER OF THE WORLD:

Phật bảo Bồ Tát Trì Thế: “Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật dùm ta.”—The Buddha then said to the Bodhisattva Ruler of the World: “You call on Vimalakirti to inquire after his health on my behalf.”

Bồ Tát Trì Thế bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bệnh ông ta. Vì sao? Nhớ lại lúc trước, con ở nơi tịnh thất, bấy giờ Ma Ba Tuần đem một muôn hai ngàn Thiên nữ giống như trời Ðế Thích, trỗi nhạc đờn ca đi đến chỗ con ở, Ma cùng với quyến thuộc cúi đầu làm lễ dưới chân con, chắp tay cung kính đứng sang một bên. Trong ý con cho là trời Ðế Thích nên bảo rằng: “Lành thay, mới đến Kiều Thi Ca! Dù là có phước chớ nên buông lung. Ông nên quán ngũ dục là vô thường để cầu cội lành, ở nơi thân mạng, tài sản mà tu Pháp bền chắc.”—Ruler of the World replied: “World Honoured One, I am not qualified to call on him and inquire after his health. I still remember that once as I was staying in a vihara, a demon like Indra appeared followed by twelve thousand goddesses (devakanya) playing music and singing songs. After bowing their heads at my feet they brought their palms together and stood at my side. I mistook the demon for Sakra and said to him: ‘Welcome, Sakra, although you have won merits, you should guard against passion (arising from music, song and sex). You should look into the five desires (for the objects of the five senses) in your practice of morality. You should look into the impermanence of body, life and wealth in your quest of indestructible Dharma (i.e. boundless body, endless life and inexhaustible spiritual wealth.).’

Ma vương nói với con: “Thưa Chánh sĩ! Xin ngài nhận một muôn hai ngàn Thiên nữ nầy để dùng hầu hạ quét tước.” Con nói rằng: “Nầy Kiều Thi Ca! Ông đừng cho vật phi pháp nầy, tôi là kẻ Sa Môn Thích tử, việc ấy không phải việc của tôi.” Nói chưa dứt lời, bỗng ông Duy Ma Cật đến nói với con: “Ðây chẳng phải là Ðế Thích, mà là Ma đến khuấy nhiễu ông đấy!” Ông lại bảo Ma rằng: “Các vị Thiên nữ nầy nên đem cho ta, như ta đây mới nên thọ.”—He said: ‘Bodhisattva, please take these twelve thousand goddesses who will serve you.’ I replied: ’Sakra, please do not make to a monk this unclean offering which does not suit me.’ “Even before I had finished speaking, Vimalakirti came and said: ‘He is not Sakra; he is a demon who comes to disturb you.’ He then said to the demon: ‘You can give me these girls and I will keep them.’

Ma sợ hãi nghĩ rằng: “Có lẽ ông Duy Ma Cật đến khuấy rối ta chăng?” Ma muốn ẩn hình mà không thể ẩn, ráng hết thần lực, cũng không đi được. Liền nghe giữa hư không có tiếng rằng: “Nầy Ba Tuần! Hãy đem Thiên nữ cho ông Duy Ma Cật thì mới đi được. Ma vì sợ hãi, nên miễn cưỡng cho—The demon was frightened, and being afraid that Vimalakirti might give him trouble, he tried to make himself invisible but failed, and in spite of his use of supernatural powers, he could not go away. Suddenly a voice was heard in the air, saying: ‘Demon, give him the girls and then you can go.’ Being scared, he gave the girls.’

r) Khi ấy ông Duy Ma Cật bảo các Thiên nữ rằng: “Ma đã đem các ngươi cho ta rồi, nay các ngươi đều phải phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Rồi ông theo căn cơ của Thiên nữ mà nói Pháp để cho phát ý đạo, và bảo rằng ‘các ngươi đã phát ý đạo, có Pháp vui để tự vui chớ nên vui theo ngũ dục nữa.’” Thiên nữ hỏi: “Thế nào là Pháp vui?”—At that time, Vimalakirti said to them: “The demon has given you to me. You can now develop a mind set on the quest of supreme enlightenment.” Vimalakirti then expounded the Dharma to them urging them to seek the truth. He declared: ‘You have now set your minds on the quest for the truth and can experience joy in the Dharma instead of in the five worldly pleasures (arising from the objects of the five senses).’ “They asked him: ‘What is this joy in the Dharma?’

·Ông đáp: “Vui thường tin Phật; vui muốn nghe pháp; vui cúng dường Tăng; vui lìa ngũ dục; vui quán ngũ ấm như oán tặc; vui quán thân tứ đại như rắn độc; vui quán nội nhập (sáu căn) như không; vui gìn giữ đạo ý; vui lợi ích chúng sanh; vui cung kính cúng dường bực sư trưởng; vui nhẫn nhục nhu hòa; vui siêng nhóm căn lành; vui thiền định chẳng loạn; vui rời cấu nhiễm đặng trí tuệ sáng suốt; vui mở rộng tâm Bồ Ðề; vui hàng phục các ma; vui đoạn phiền não; vui thanh tịnh cõi nước Phật; vui thành tựu các tướng tốt mà tu các công đức; vui trang nghiêm đạo tràng; vui nghe pháp thâm diệu mà không sợ; vui ba môn giải thoát mà không vui phi thời; vui gần bạn đồng học; vui ở chung với người không phải đồng học mà lòng thương không chướng ngại; vui giúp đỡ ác tri thức; vui gần thiện tri thức; vui tâm hoan hỷ thanh tịnh; vui tu vô lượng Pháp đạo phẩm. Ðó là Pháp vui của Bồ Tát—“He replied: ‘Joy in having faith in the Buddha; joy in listening to the Dharma; joy in making offerings to the Sangha; and joy in forsaking the five worldly pleasures; joy in finding out that the five aggregates are like deadly enemies; that the four elements (that make the body) are like poisonous snakes; and that the sense organs and their objects are empty like space; joy in following and upholding the truth; joy in being beneficial to living beings; joy in revering and making offerings to your masters; joy in spreading the practice of charity (dana); joy in firmly keeping the rules of discipline (sila); joy in forbearance (ksanti); joy in unflinching zeal (virya) to sow all excellent roots; joy in unperturbed serenity (dhyana); joy in wiping out all defilement that screens clear wisdom (prajna); joy in expanding the enlightened (bodhi) mind; joy in overcoming all demons; joy in eradicating all troubles (klesa); joy in purifying the Buddha land; joy in winning merits from excellent physical marks; joy in embellishing the bodhimandala (the holy site); joy in fearlessness to hear (and understand ) the profound Dharma; joy in the three perfect doors to nirvana (i.e. voidness, formlessness and inactivity) as contrasted with their incomplete counterparts (which still cling to the notion of objective realization); joy of being with those studying the same Dharma and joy in the freedom from hindrance when amongst those who do not study it; joy to guide and convert evil men and to be with men of good counsel; joy in thestat of purity and cleanness; joy in the practice of countless conditions contributory to enlightenment. All this is the Bodhisattva joy in the Dharma.’

Khi ấy Ma Ba Tuần bảo các Thiên nữ rằng: “Ta muốn cùng các ngươi trở về Thiên cung.”—At that time, the demon said to the girls: ‘I want you all to return with me to our palace.’

Các Thiên nữ đáp: “Ông đã đem chúng tôi cho Cư sĩ, chúng tôi có pháp vui, chúng tôi vui lắm, không còn muốn vui theo ngũ dục nữa.”—The girls replied: ‘While we are here with the Venerable Upasaka, we delight in the joy of the Dharma; we no longer want the five kinds of worldly pleasures.’

Ma liền thưa với ông Duy Ma Cật rằng: “Xin ngài nên xả các Thiên nữ nầy; người đem tất cả vật của mình để bố thí cho kẻ khác, đó mới là Bồ Tát—The demon then said to Vimalakirti: ‘Will the Upasaka give away all these girls, as he who gives away everything to others is a Bodhisattva?’

Ông Duy Ma Cật nói: “Ta đã xả rồi, ngươi hãy đem đi. Như thế ta đã làm cho tất cả chúng sanh đặng phát nguyện đầy đủ.”—Vimalakirti said: ‘I now give up all of them and you can take them away so that all living beings can fulfill their vows to realize the Dharma.’

Lúc ấy các Thiên nữ hỏi ông Duy Ma Cật rằng: “Chúng tôi làm thế nào ở nơi cung ma?”—The girls then asked Vimalakirti: ‘What should we do while staying at the demon’s palace?’

Ông Duy Ma Cật đáp: “Này các chị, có Pháp môn tên là Vô Tận Ðăng, các chị nên học. Vô tận đăng là ví như một ngọn đèn mồi đốt trăm ngàn ngọn đèn, chỗ tối đều sáng, sáng mãi không cùng tận. Như thế đó các chị! Vả lại một vị Bồ Tát mở mang dẫn dắt trăm ngàn chúng sanh phát tâm Bồ Ðề, đạo tâm của mình cũng chẳng bị tiêu mất, tùy nói Pháp gì đều thêm lợi ích cho các Pháp lành, đó gọi là Vô Tận Ðăng. Các chị dầu ở cung ma mà dùng Pháp môn Vô Tận Ðăng nầy làm cho vô số Thiên nữ phát tâm Vô thượng Chánh Ðẳng Chánh giác, đó là báo ơn Phật, cũng là làm lợi ích cho tất cả chúng sanh.”—Vimalakirti replied: ‘Sisters, there is a Dharma called the Inexhaustible Lamp, which you should study and practice. For instance, a lamp can (be used to) light up hundreds and thousands of other lamps; darkness will thus be bright and this brightness will be inexhaustible. So, sisters, a Bodhisattva should guide and convert hundreds and thousands of living beings so that they all develop the mind set on supreme enlightenment; thus his deep thought (of enlightening others) is, likewise, inexhaustible. This teaching of the Dharma will then increase in all excellent Dharmas; this is called the Inexhaustible Lamp. Although you will be staying at the demon’s palace you should use this Inexhaustible Lamp to guide countless sons and daughters of devas to develop their minds set on supreme enlightenment, in order to repay your debt of gratitude to the Buddha, and also for the benefit of all living beings.’

Bấy giờ các Thiên nữ cúi đầu đảnh lễ dưới chân ông Duy Ma Cật rồi theo Ma Ba Tuần trở về Thiên cung, bỗng nhiên biến mất không còn thấy nữa—The devas’ daughters bowed their heads at Vimalakirti’s feet and followed the demon to return to his palace and all of a sudden they vanished.”

Bạch Thế Tôn! Ông Duy Ma Cật có thần lực tự tại và trí tuệ biện tài như thế, nên con không kham lãnh đến thăm bệnh ông ta—World Honoured One, since Vimalakirti possesses such supernatural power, wisdom and eloquence, I am not qualified to call on him to inquire after his health.”

·TRƯỞNG GIẢ TỬ THIỆN ÐỨC—EXCELLENT VIRTUE:

Phật bảo trưởng giả tử Thiện Ðức: “Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật dùm ta.”—The Buddha then said to a son of an elder called Excellent Virtue: “You call on Vimalakirti to inquire his health on my behalf.”

Thiện Ðức bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bệnh ông ta. Vì sao? Nhớ lại thuở trước, con lập ra hội đại thí ở nhà cha con, hạn trong bảy ngày để cúng dường cho tất cả các vị Sa Môn, Bà la môn, cùng hàng ngoại đạo, kẻ nghèo khó, hèn hạ, cô độc và kẻ ăn xin. Bấy giờ ông Duy Ma Cật đến trong hội nói với con rằng, ‘Nầy trưởng giả tử! Vả chăng hội đại thí không phải như hội của ông lập ra đâu, phải làm hội Pháp thí chớ lập ra hội tài thí này làm gì?”—Excellent Virtue said: “World Honoured One, I am not qualified to call on him to inquire after his health. The reason is that once I held a ceremonial meeting at my father’s house to make offerings to the gods and also to monks, brahmins, poor people, outcastes and beggars. When the meeting ended seven days later, Vimalakirti came and said to me: ‘O son of the elder, an offering meeting should not be held in the way you did; it should bestow the Dharma upon others, for what is the use of giving alms away?’

Con nói: “Thưa Cư sĩ! Sao gọi là hội Pháp thí?”—I asked: ‘Venerable Upasaka, what do you mean by bestowal of Dharma?’

Ông đáp: “Hội Pháp thí là đồng thời cúng dường tất cả chúng sanh, không trước không sau đó là hội Pháp thí.”—He replied: ‘The bestowal of Dharma is (beyond the element of time, having) neither start nor finish and each offering should benefit all living beings at the same time. This is a bestowal of Dharma.’

Con hỏi: “Thế là nghĩa gì?”—I asked: ‘What does this mean?’

Cư sĩ đáp: “Nghĩa là vì đạo Bồ Ðề, khởi từ tâm; vì cứu chúng sanh , khởi tâm đại bi; vì muốn giữ gìn Chánh Pháp, khởi tâm hoan hỷ; vì nhiếp trí tuệ, làm theo tâm xả; vì nhiếp tâm tham lẫn, khởi bố thí Ba la mật; vì độ kẻ phạm giới, trì giới Ba la mật; vì không ngã pháp, khởi nhẫn nhục Ba la mật; vì rời tướng thân tâm, khởi tinh tấn Ba la mật; vì tướng Bồ Ðề, khởi thiền định Ba la mật; vì nhứt thiết trí, khởi trí tuệ Ba la mật; vì giáo hóa chúng sanh mà khởi ra ‘Không;’ chẳng bỏ Pháp hữu vi mà khởi ‘vô tướng;’ thị hiện thọ sanh, mà khởi ‘vô tác;’ hộ trì Chánh Pháp, khởi sức phương tiện; vì độ chúng sanh, khởi tứ nhiếp pháp; vì kính thờ tất cả, khởi pháp trừ khinh mạn; đối thân mạng và tài sản, khởi ba pháp bền chắc; trong pháp lục niệm, khởi ra pháp nhớ tưởng; ở sáu pháp hòa kính, khởi tâm chất trực; chơn chánh thực hành thiện pháp, khởi sự sống trong sạch; vì tâm thanh tịnh hoan hỷ, khởi gần bực Thánh hiền; vì chẳng ghét người dữ, khởi tâm điều phục; vì pháp xuất gia, khởi thâm tâm ; vì đúng theo chỗ nói mà làm khởi đa văn; vì pháp vô tránh, khởi chỗ yên lặng; vì đi tới Phật huệ, khởi ra ngồi yên lặng (tọa thiền); vì mở ràng buộc cho chúng sanh, khởi tâm tu hành; vì đầy đủ tướng tốt và thanh tịnh cõi Phật, khởi sự nghiệp phước đức; vì muốn biết tâm niệm tất cả chúng sanh đúng chỗ nên nói pháp, khởi ra nghiệp trí; vì biết tất cả pháp không lấy không bỏ, vào môn nhứt tướng, khởi ra nghiệp huệ; vì đoạn tất cả phiền não, tất cả chướng ngại, tất cả bất thiện, khởi làm tất cả pháp trợ Phật đạo. Như vậy thiện nam tử! Ðó là hội Pháp Thí. Nếu Bồ Tát trụ nơi hội Pháp thí đó, là vị đại thí chủ, cũng là phước điền cho tất cả thế gian.”—He replied: ‘This means that bodhi springs from kindness (maitri) toward living beings; the salvation of living beings springs from compassion (karuna); the upholding of right Dharma from joy (mudita); wisdom from indifference (upeksa); the overcoming of greed from charity–perfection (dana-parmita); ceasing to break the precepts from discipline-perfection (sila-paramita); egolessness from patience-perfection (ksanti-paramita); relinquishment of body and mind from zeal-perfection (virya-paramita); realization of enlightenment from serenity-perfection (dhyana-paramita); realization of all-knowledge (sarvajna) from wisdom–perfection (prajna-paramita); the teaching and converting of living beings spring from the void; non-rejection of worldly activities springs from formlessness; appearance in the world springs from inactivity; sustaining the right Dharma from the power of expedient devices (upaya); the liberation of living beings from the four winning virtues; respect for and service to others from the determination to wipe out arrogance; the relinquishment of body, life and wealth from the three indestructibles; the six thoughts to dwell upon from concentration on the Dharma; the six points of reverent harmony in a monastery form the straightforward mind; right deeds from pure livelihood; joy in the pure mind from nearness to saints and sages; non-rising of hate for bad people from the effective control of mind; retiring from the world from the profound mind; practice in accordance with the preaching from the wide knowledge gained from hearing (about the Dharma); absence of disputation from a leisurely life; the quest of Buddha wisdom from meditation; the freeing of living beings from bondage from actual practice; the earning of all excellent physical marks to embellish Buddha lands from the karma of mortal excellence; the knowledge of the minds of all living beings and the relevant expounding of Dharma to them, from the karma of good knowledge; the understanding of all things commensurate with neither acceptance nor rejection of them to realize their oneness, from the karma of wisdom; the eradication of all troubles (klesa), hindrances and evils from all excellent karmas; the realization of all wisdom and good virtue from the contributory conditions leading to enlightenment. All this, son of good family, pertains to the bestowal of Dharma. A Bodhisattva holding this meeting that bestows the Dharma, is a great almsgiver (danapati); he is also a field of blessings for all worlds.’

Bạch Thế Tôn! Khi ông Duy Ma Cật nói pháp ấy, trong chúng Bà la môn hai trăm người đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác—World Honoured One, as Vimalakirti was expounding the Dharma, two hundred Brahmins who listened to it, set their minds on the quest of supreme enlightenment.

Lúc đó tâm con đặng thanh tịnh, ngợi khen chưa từng có, cúi đầu đảnh lễ dưới chơn ông Duy Ma Cật. Con liền mở chuỗi Anh Lạc giá đáng trăm ngàn lượng vàng dâng lên, ông không chịu lấy. Con nói: “Thưa cư sĩ! Xin ngài hãy nạp thọ, tùy ý Ngài cho!” Ông Duy Ma Cật liền lấy chuỗi Anh Lạc chia làm hai phần, một phần đem cho người ăn xin hèn hạ nhứt trong hội, còn một phần đem dâng cho Ðức Nan Thắng Như Lai. Tất cả chúng trong hội đều thấy cõi nước Quang Minh và Ðức Nan Thắng Như Lai, lại thấy chuỗi Anh Lạc ở trên đức Phật kia biến thành bốn trụ đài quý báu, bốn mặt đều trang nghiêm rực rỡ không ngăn che nhau—I myself realized purity and cleanliness of mind, which I had never experienced before. I then bowed my head at his feet and took out my priceless necklace of precious stones, which I offered to him but he refused it. I then said: ‘Venerable Upasaka, please accept my present and do what you like with it.’ He took my necklace and divided it in two, offering half to the poorest beggar in the assembly and the other half to the ‘Invincible Tathagata’, whose radiant land was then visible to all those present, who saw the half-necklace transformed into a precious tower in all its majesty on four pillars which did not shield one another.

Sau khi ông Duy Ma Cật hiện thần biến xong, lại nói rằng: “Nếu người thí chủ dùng tâm bình đẳng thí cho một người ăn xin rất hèn hạ xem cũng như tướng phước điền của Như Lai, không phân biệt, lòng đại bi bình đẳng, không cầu quả báo, đó gọi là đầy đủ Pháp thí vậy.”—After this supernatural transformation, Vimalakirti said: ‘He who gives alms to the poorest beggar with an impartial mind performs an act which does not differ from the field of blessings of the Tathagata, for it derives from great compassion with no expectation of reward. This is called the complete bestowal of Dharma.’

Trong thành những người ăn xin hèn hạ nhất thấy thần lực như vậy và nghe lời nói kia, đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì thế nên con không kham lãnh đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật—After witnessing Vimalakirti’s supernatural power, the poorest beggar who had also listened to his expounding of the Dharma developed a mind set on supreme enlightenment. Hence, I am not qualified to call on Vimalakirti to inquire after his health.”

Như thế, các Bồ Tát đều tuần tự đến trước Phật trình bày chỗ bổ duyên của mình, vị nào cũng khen ngợi, thuật lại những lời ông Duy Ma Cật và đều nói: “Không kham lãnh đến thăm bệnh ông.”—Thus, each of the Bodhisattvas present related his encounter with Vimalakirti and declined to call on him to inquire after his health.

 

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14