Tổ Đình Minh Đăng Quang
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN – BUDDHIST DICTIONARY
Thiện Phúc

PHỤ LỤC (APPENDICES)

 PHỤ LỤC K – Appendix K

Kinh Duy Ma Cật
The Vimalakirti Sutra

CHƯƠNG BA—CHAPTER THREE

PHẨM ÐỆ TỬ—THE DISCIPLES

·XÁ LỢI PHẤT—SARIPUTRA:

·Lúc bấy giờ trưởng giả Duy Ma Cật tự hỏi: “Nay ta bệnh nằm ở giường, Thế Tôn là đấng Ðại Từ, lẽ đâu không đoái lòng thương xót!”—Vimalakirti wondered why the great compassionate Buddha did not take pity on him as he was confined to bed suffering from an indisposition.

·Phật đã biết ý ông, liền bảo Xá Lợi Phất rằng: “Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật dùm tôi.”—The Buddha knew of his thought and said to Sariputra: “Go to Vimalakirti to enquire after his health on my behalf.”

·Xá Lợi Phất bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bệnh ông ta. Vì sao? Nhớ lại trước kia, con từng ở trong rừng tọa thiền yên lặng dưới gốc cây, khi ấy ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng: “Thưa ngài Xá Lợi Phất! Bất tất ngồi sững đó mới là ngồi yên lặng. Vả chăng ngồi yên lặng là ở trong ba cõi mà không hiện thân ý, mới là ngồi yên lặng; không khởi diệt tận định mà hiện các oai nghi, mới là ngồi yên lặng; không rời đạo pháp mà hiện các việc phàm phu, mới là ngồi yên lặng; tâm không trụ trong cũng không ở ngoài mới là ngồi yên lặng; đối với các kiến chấp không động mà tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo mới là ngồi yên lặng; không đoạn phiền não mà vào Niết Bàn mới là ngồi yên lặng. Nếu ngồi yên lặng như thế là chỗ Phật ấn khả (chứng nhận) vậy.”—Sariputra said: “World Honoured One, I am not qualified to call on him and enquire after his health. The reason is that once, as I was sitting in meditation under a tree in a grove, Vimalakirti came and said: ‘Sariputra, meditation is not necessarily sitting. For meditation means the non-appearance of body and mind in the three worlds (of desire, form and no form); giving no thought to inactivity when in nirvana while appearing (in the world) with respect-inspiring deportment; not straying from the Truth while attending to worldly affairs; the mind abiding neither within nor without; being imperturbable to wrong views during the practice of the thirty-seven contributory stages leading to enlightenment: and not wiping out troubles (klesa) while entering the state of nirvana. If you can thus sit in meditation, you will win the Buddha’s seal.’

·Bạch Thế Tôn! Lúc ấy con nghe nói những lời đó rồi, im lặng không trả lời đặng, nên con không dám đến thăm bệnh ông—“World Honoured One, when I heard his speech I was dumbfounded and found no word to answer him. Therefore I am not qualified to call on him and enquire after his health.”

·MỤC KIỀN LIÊN—MAUDGALYAYANA:

·Sau đó Phật bảo Mục Kiền Liên: “Ông đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật dùm tôi.”—The Buddha then said to Maudgalaputra: “Go to Vimalakirti and enquire after his health on my behalf.”

·Mục Kiền Liên bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bệnh ông ấy. Vì sao? Nhớ lại trước kia, con vào trong thành Tỳ Xá Ly, ở trong xóm làng nói Pháp cho các hàng cư sĩ nghe, lúc ấy ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng ‘Nầy ngài Ðại Mục Kiền Liên, nói Pháp cho bạch y cư sĩ, không phải như ngài nói đó. Vả chăng nói Pháp phải đúng như pháp (xứng tánh) mà nói. Pháp không chúng sanh, lìa chúng sanh cấu; Pháp không có ngã, lìa ngã cấu; Pháp không có thọ mạng, lìa sanh tử; Pháp không có nhơn, làn trước làn sau đều dứt; Pháp thường vắng lặng, bặt hết các tướng; Pháp lìa các tướng, không phải cảnh bị duyên; Pháp không danh tự, dứt đường ngôn ngữ; Pháp không nói năng, lìa giác quán; Pháp không hình tướng, như hư không; Pháp không hý luận, rốt ráo là không; Pháp không ngã sở, lìa ngã sở; Pháp không phân biệt, lìa các thức; Pháp không chi so sánh, không có đối đãi; Pháp không thuộc nhân, không nhờ duyên; Pháp đồng pháp tánh, khắp vào các Pháp; Pháp tùy nơi như không có chỗ tùy; Pháp trụ thực tế, các bên hữu, vô thường, đoạn, không động được; Pháp không lay động, không nương sáu trần; Pháp không tới lui, thường không dừng trụ; Pháp thuận ‘không,’ tùy ‘vô tướng,’ ứng ‘vô tác;’ Pháp lìa tốt xấu; Pháp không thêm bớt; Pháp không sanh diệt; Pháp không chỗ về; Pháp ngoài mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; Pháp không cao thấp; Pháp thường trụ không động; Pháp lìa tất cả quán hạnh. Thưa ngài Ðại Mục Kiền Liên! Pháp tướng như thế đâu có thể nói ư?—Maudgalyayana said: “World Honoured One, I am not qualified to call on him to enquire after his health. The reason is that one day when I came to Vaisali to expound the Dharma to lay Buddhists (upasakas) in the street there, Vimalakirti came and said: “Hey Maudgalyayana, when expounding the Dharma to these upasakas, you should not preach like that for what you teach should agree with the absolute Dharma, which is free from the (illusion of) living beings; is free from the self for it is beyond an ego; from life for it is beyond birth and death and from the concept of a man which lacks continuity (thought seemingly continuous, like a torch whirled around); is always still for it is beyond (stirring) phenomena; is above form for it is causeless; is inexpressible for it is beyond word and speech; is inexplainable for it is beyond intellect; is formless like empty space; is beyond sophistry for it is immaterial; is egoless for it is beyond (the duality of) subject and object; is free from discrimination for it is beyond consciousness; is without compare for it is beyond all relativities; is beyond cause for it is causeless; is identical with Dharmata (or Dharma-nature), the underlying nature (of all things); is in line with the absolute for it is independent; dwells in the region of absolute reality, being above and beyond all dualities; is unmovable for it does not rely on the six objects of sense; neither comes nor goes for it does not stay anywhere; is in line with voidness, formlessness and inactivity; is beyond beauty and ugliness; neither increases nor decreases; is beyond creation and destruction; does not return to anywhere; is above the six sense organs of eye, ear, nose, tongue, body and mind; is neither up nor down; is eternal and immutable; and is beyond contemplation and practice. “Maudgalyayana, such being the characteristics of the Dharma, how can it be expounded?”

·Vả chăng người nói Pháp, không nói, không dạy; còn người nghe, cũng không nghe không được. Ví như nhà huyễn thuật nói Pháp cho người huyễn hóa nghe, phải dụng tâm như thế mà nói Pháp. Phải biết căn cơ của chúng sanh có lợi có độn, khéo nơi tri kiến không bị ngăn ngại, lấy tâm đại bi khen ngợi Pháp Ðại Thừa, nghĩ nhớ đền trả ơn Phật, chớ để ngôi Tam Bảo dứt mất, như vậy mới nên nói Pháp—For expounding, it is beyond speech and indication, and listening to it is above hearing and grasping. This is like a conjurer expounding the Dharma to illusory men, and you should always bear all this in mind, when expounding the Dharma. You should be clear about the sharp or dull roots of your audience and have a good knowledge of this to avoid all sorts of hindrance. Before expounding the Dharma, you should use your great compassion (for all living beings) to extol Mahayana to them and think of repaying your own debt of gratitude to the Buddha by striving to preserve the three treasures (of Buddha, Dharma and Sangha) for ever.

·Khi ông Duy Ma Cật nói Pháp ấy rồi, tám trăm Cư sĩ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Con không được biện tài như thế, nên không dám lãnh đến thăm bệnh ông—“When Vimalakirti spoke, eight hundred upasakas set their minds on seeking supreme enlightenment (anuttara-samyak-sambodhi). I do not have the eloquence and I am, therefore, not fit to call on him to inquire after his health.”

·ÐẠI CA DIẾP—MAHAKASYAPA:

·Phật bảo Ðại Ca Diếp: Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật dùm tôi.”—The Buddha then said to Mahakasyapa: “ Go to Vimalakirti to enquire after his health on my behalf.”

·Ðại Ca Diếp bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bệnh ông ta. Vì sao? Con nhớ lại trước kia, khi khất thực trong xóm nhà nghèo, lúc ấy ông Duy Ma Cật đến nói với con rằng ‘Này ngài Ðại Ca Diếp! Có lòng từ bi mà không phổ cập là bỏ nhà giàu mà đi đến nhà nghèo. Ngài Ðại Ca Diếp! Ở Pháp bình đẳng nên đi khất thực theo thứ lớp. Vì không ăn mà đi khất thực; vì phá tướng hòa hiệp mà bốc cơm ăn; vì không nhận mà nhận món ăn của người; vì tưởng không tụ mà vào làng xóm; có thấy sắc cũng như người đui; có nghe tiếng cũng như vang; có ngửi mùi cũng như gió; lúc nếm vị không phân biệt; chạm các vật như trí chứng; biết các Pháp tướng như huyễn, không có tự tánh, không có tha tánh, trước vốn không sanh, nay cũng không diệt. Ngài Ðại Ca Diếp! Nếu có thể không bỏ bát tà mà vào bát giải thoát, dùng bát tướng mà vào Chánh Pháp, dùng một bữa ăn mà thí cho tất cả, cúng dường chư Phật và các bực hiền thánh rồi sau mới ăn. Ăn như thế, không phải có phiền não, không phải rời phiền não, không phải vào định ý, không ra định ý, không phải ở thế gian, không phải ở Niết Bàn, người thí không có phước lớn, không có phước nhỏ, không được lợi ích, không bị tổn hại, đó chính là vào Phật đạo, không nương theo hạnh Thanh Văn. Ngài Ca Diếp! Nếu ăn như thế là ăn đồ cúng thí của người không uổng vậy—Mahakasyapa said: “World Honoured One, I am not qualified to call on him to inquire after his health. The reason is that once when I went begging for food in a lane inhabited by poor people, Vimalakirti came and said: “Hey, Mahakasyapa, you are failing to make your kind and compassionate mind all-embracing by begging from the poor while staying away from the rich. Mahakasyapa, in your practice of impartiality, you should call on your donors in succession (regardless of whether they are poor or rich). You should beg for food without the (ulterior) idea of eating it. To wipe out the concept of rolling (food into a ball in the hand), you should take it by the hand (i.e. without the idea of how you take it). You should receive the food given without the idea of receiving anything. When entering a village, you should regard it as void like empty space. When seeing a form, you should remain indifferent to it. When you hear a voice, you should consider it (as meaningless as) an echo. When you smell an odor, take it for the wind (which has no smell). When you eat, refrain from discerning the taste. Regard all touch as if you were realizing wisdom (which is free from feelings and emotions). You should know that all things are illusory, having neither nature of their own nor that of something else, and that since fundamentally, they are not self-existent, they cannot now be the subject of annihilation. Mahakasyapa, if you can achieve all eight forms of liberation without keeping from the eight heterodox ways (of life), that is by identifying heterodoxy with orthodoxy (both as emanating from the same source), and if you can make an offering of your (own) food to all living beings as well as to all Buddhas and all members of the Sangha, then you can take the food. Such a way of eating is beyond the troubles (of the worldly man) and the absence of the troubles of Hinayana men); above the state of stillness (in which Hinayana men abstain from eating) and the absence of stillness (of Mahayana men who eat while in the state of serenity); and beyond both dwelling in the worldly state or in nirvana, while your donors reap neither great nor little merits, what they give being neither beneficial nor harmful. This is correct entry upon the Buddha path without relying on the small way of sravakas. Mahakasyapa, if you can so eat the food given you, your eating shall not be in vain.”

·Bạch Thế Tôn! Lúc đó con nghe ông Duy Ma Cật nói lời ấy tỏ ngộ được điều chưa từng có, càng sâu khởi tâm cung kính tất cả các vị Bồ Tát. Con lại nghĩ rằng: “Kẻ danh gia nầy có biện tài trí tuệ mới được như thế! Ai nghe mà chẳng phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác? Từ ấy đến nay, con chẳng còn đem hạnh Thanh Văn, Bích Chi Phật để khuyên dạy người, vì thế nên con không kham lãnh đến thăm bệnh ông—“World Honoured One, when I listened to his words which I had never heard before, I gave rise to profound reverence to all Bodhisattvas and thought, ‘His wisdom and power of speech being such, who will fail to develop a mind set on supreme enlightenment?’ Since then I have refrained from urging people to follow the practices of sravakas and pratyeka-buddhas. Hence, I am not qualified to call on him to inquire after his health.”

·TU BỒ ÐỀ—SUBHUTI:

·Phật bảo Tu Bồ Ðề: “Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật dùm ta.”—The Buddha then said to Subhuti: “You call on Vimalakirti to enquire after his health on my behalf.”

·Tu Bồ Ðề bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bệnh ông ta. Vì sao? Nhớ lại thuở trước, con vào khất thực nơi nhà ông, lúc đó trưởng giả Duy Ma Cật lấy cái bát của con đựng đầy cơm rồi nói với con rằng ‘Thưa ngài Tu Bồ Ðề! Ðối với cơm bình đẳng, thì các Pháp cũng bình đẳng, các Pháp bình đẳng thì cơm cũng bình đẳng, đi khất thực như thế mới nên lãnh món ăn. Như Tu Bồ Ðề không trừ dâm nô si, cũng không chung cùng với nó, không hoại thân mà theo một hình tướng, không dứt si ái sanh ra giải thoát, ở tướng ngũ nghịch mà đặng giải thoát, không mở cũng không buộc, không thấy tứ đế cũng không phải không đắc quả, không phải phàm phu cũng không phải rời phàm phu, không phải Thánh nhơn, không phải không Thánh nhơn, tuy làm nên tất cả các Pháp mà rời tướng các Pháp, thế mới nên lấy món ăn. Như Tu Bồ Ðề không thấy Phật, không nghe Pháp, bọn lục sư ngoại đạo kia như Phú Lan Na Ca Diếp, Mạc Dà Lê Câu Xa Lê Tử, San Xà Dạ Tỳ La Chi Tử, A Kỳ Ða Xý Xá Khâm Ba La, Ca La Cưu Ðà Ca Chiên Diên, Ni Kiền Ðà Nhã Ðề Tử là thầy của Ngài. Ngài theo bọn kia xuất gia, bọn lục sư kia đọa, Ngài cũng đọa theo, mới nên lấy món ăn. Tu Bồ Ðề! Nếu Ngài vào nơi tà kiến, không đến bờ giác, ở nơi tám nạn, đồng với phiền não, lìa Pháp thanh tịnh, ngài được vô tránh tam muội, tất cả chúng sanh cũng được tam muội ấy, những người thí cho Ngài chẳng gọi phước điền, những kẻ cúng dường cho Ngài đọa vào ba đường ác, ngài cùng với ma nắm tay nhau làm bạn lữ, Ngài cùng với các ma và các trần lao như nhau không khác, đối với tất cả chúng sanh mà có lòng oán hận, khinh báng Phật, chê bai Pháp, không vào số chúng Tăng, hoàn toàn không được diệt độ, nếu Ngài được như thế mới nên lấy món ăn—Subhuti said: “World Honoured One, I am not qualified to call on him and enquire after his health. The reason is that once when I went to his house begging for food, he took my bowl and filled it with rice, saying: ‘Subhuti, if your mind set on eating is in the same state as when confronting all (other) things, and if this uniformity as regards all things equally applies to (the act of) eating, you can then beg for food and eat it. Subhuti, if without cutting off carnality, anger and stupidity you can keep from these (three) evils: if you do not wait for the death of your body to achieve the oneness of all things; if you do not wipe out stupidity and love in your quest of enlightenment and liberation; if you can look into (the underlying nature of) the five deadly sins to win liberation, with at the same time no idea of either bondage or freedom; if you give rise to neither the four noble truths nor their opposites; if you do not hold both the concept of winning and not winning the holy fruit; if you do not regard yourself as a worldly or unworldly man, as a saint or not as a saint; if you perfect all Dharmas while keeping away from the concept of Dharmas, then can you receive and eat the food. Subhuti, if you neither see the Buddha nor hear the Dharma; if the six heterodox teachers, Purana-kasyapa, Maskari-gosaliputra, Yanjaya-vairatiputra, Ajita-kesakambala, Kakuda-katyayana and Nirgrantha-jnatiputra are regarded impartially as your own teachers and if, when they induce leavers of home into heterodoxy, you also fall with the latter; then you can take away the food and eat it. If you are (unprejudiced about) falling into heresy and regard yourself as not reaching the other shore (of enlightenment); if you are unprejudiced about the eight sad conditions and regard yourself as not free from them; if you are unprejudiced about defilements and relinquish the concept of pure living; if when you realize samadhi in which there is absence of debate or disputation, all living beings also achieve it; if your donors of food are not regarded (with partiality) as (cultivating) the field of blessedness; if those making offerings to you are partially looked on as also falling into the three evil realms of existence; if you impartially regard demons as your companions without differentiating between them as well as between other forms of defilement; if you are discontented with all living beings, defame the Buddha, break the law (Dharma), do not attain the holy rank and fail to win liberation; then you can take away the food and eat it.

·Bạch Thế Tôn! Lúc đó con nghe những lời ấy rồi mờ mịt không biết là nói gì, cũng không biết lấy lời chi đáp, con liền để bát lại muốn ra khỏi nhà ông. Ông Duy Ma Cật nói ‘Thưa Ngài Tu Bồ Ðề! Ngài lấy bát chớ sợ! Ý Ngài nghĩ sao? Như Phật biến ra một ngàn người huyễn hóa và nếu người huyễn hóa đó đem việc nầy hỏi Ngài, chừng ấy Ngài có sợ chăng?’ Con đáp: “Không sợ!” Trưởng giả Duy Ma Cật lại nói: “Tất cả các Pháp như tướng huyễn hóa, ngài không nên có tâm sợ sệt. Vì sao? Vì tất cả lời nói năng không lìa tướng huyễn hóa, chí như người trí không chấp vào văn tự, nên không sợ. Vì sao thế? Tánh văn tự vốn ly, không có văn tự đó là giải thoát. Tướng giải thoát đó là các Pháp vậy.”—“World Honoured One, I was dumbfounded when I heard his words, which were beyond my reach, and to which I found no answer. Then I left the bowl of rice and intended to leave his house but Vimalakirti said: ‘Hey, Subhuti, take the bowl of rice without fear. Are you frightened when the Tathagata makes an illusory man ask you questions? I replied: ‘No.’ He then continued: ‘All things are illusory and you should not fear anything. Why? Because words and speech are illusory. So all wise men do not cling to words and speech, and this is why they fear nothing. Why? Because words and speech have no independent nature of their own and, when they are no more, you are liberated. This liberation will free you from all bondage.’

·Khi ông Duy Ma Cật nói Pháp ấy rồi, hai trăm Thiên tử được Pháp nhãn thanh tịnh. Vì thế nên con không kham lãnh đến thăm bệnh ông.”—“When Vimalakirti expounded the Dharma two hundred sons of devas realized the Dharma eye. Hence I am not qualified to call on him to inquire after his health.”

·PHÚ LAÂU NA—PURUNA:

·Phật bảo Phú Lâu Na Di Ða La Ni Tử: “Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật dùm tôi.”—The Buddha then said to Purnamaitrayaniputra: “You call on Vimalakirti to enquire after his health on my behalf.”

·Phú Lâu Na bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bệnh ông ta. Vì sao? Nhớ lại trước kia con ở trong rừng lớn, dưới cội cây nói Pháp cho Tỳ Kheo mới học, lúc đó ông Duy Ma Cật đến bảo con: “Thưa Phú Lâu Na! Ngài nên nhập định trước để quan sát tâm địa của những người nầy, rồi sau mới nói đến nói Pháp. Ngài chớ đem món ăn dơ để trong bát báu, phải biết rõ tâm niệm của các vị Tỳ Kheo nầy, chớ cho ngọc lưu ly đồng với thủy tinh. Ngài không biết được căn nguyên của chúng sanh, chớ nên dùng Pháp Tiểu Thừa mà phát khởi cho họ, những người kia tự không có tì vết, chớ làm cho họ có tì vết, họ muốn đi đường lớn, chớ chỉ lối nhỏ. Ngài chớ nên đem biển lớn để vào dấu chơn trâu, chớ cho ánh sáng mặt trời đồng với lửa đom đóm. Ngài Phú Lâu Na! Những vị Tỳ Kheo nầy đã phát tâm Ðại Thừa từ lâu, giữa chừng quên lãng, nay sao lại lấy Pháp Tiểu Thừa dẫn dạy họ? Tôi xem hàng Tiểu Thừa trí huệ cạn cợt cũng như người mù, không phân biệt được căn tánh lợi độn của chúng sanh—Purnamaitrayaniputra said: “World Honoured One, I am not qualified to call on him and enquire after his health. This is because when I was once in a grove and was expunding the Dharma under a tree to a group of newly initiated bhiksus, Vimalakirti came and said: “Hey, Purnamaitraynaiputra, you should first enter the state of samadhi to examine the minds of your listeners before expounding the Dharma to them. Do not put rotten food in precious bowls. You should know their minds and do not take their precious crystal for (ordinary) glass. If you do not know their propensities, do not teach them Hinayana. They have no wounds, so do not hurt them. To those who want to tread the wide path, do not show narrow tracks. Do not enclose the great sea in the print of an ox’s foot; do not liken sunlight to the dim glow of a firefly. Purnamaitryaniputra, these bhiksus have long ago developed the Mahayana mind but they now forget all about it; how can you teach them Hinayana? Wisdom as taught by Hinayana is shallow; it is like a blind man who cannot discern the sharp from the dull roots of living beings.”

Lúc bấy giờ ông Duy Ma Cật liền nhập tam muội (chánh định) làm cho những vị Tỳ Kheo đó biết được kiếp trước của mình đã từng ở nơi 500 Ðức Phật vun trồng các cội đức, hồi hướng về đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, liền đó rỗng suốt trở lại đặng bổn tâm Ðại Thừa. Khi ấy các vị Tỳ Kheo cúi đầu đảnh lễ nơi chơn ông Duy Ma Cật, ông liền nhân đó nói Pháp làm cho tất cả không còn thối lui nơi đạo Vô thượng Bồ Ðề—At that time, Vimalakirti entered the state of samadhi and caused the bhiksus to remember their former lives when they had met five hundred Buddhas and had then planted seeds of excellent virtues, which they had dedicated to their quest of supreme enlightenment; they instantly awakened to their past and recovered their fundamental minds. They at once bowed with their heads at the feet of Vimalakirti, who then expounded the Dharma to them; they resumed their quest of supreme enlightenment without backsliding.

Con nghĩ hàng Thanh Văn như con không quán được căn cơ của người, không nên nói Pháp. Vì thế con không kham lãnh đến thăm bệnh ông—I think that Sravakas, who do not know how to look into the roots of their listeners, should not expound the Dharma. Hence, I am not qualified to call on Vimalakirti to inquire after his health.

·MA HA CA CHIÊN DIÊN—MAHAKATYAYANA:

Phật bảo Ma Ha Ca Chiên Diên: “Ông đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật dùm tôi.”—The Buddha then said to Mahakatyayana: “You go to Vimalakirti to enquire after his health on my behalf.”

Ca Chiên Diên bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bệnh ông ta. Vì sao? Nhớ lại lúc trước, Phật nói lược qua yếu chỉ các Pháp cho các Tỳ Kheo nghe, sau khi đó, con diễn nói lại nghĩa ấy, là những nghĩa vô thường, khổ, không, vô ngã, và tịch diệt. Lúc bấy giờ ông Duy Ma Cật đến nói với con rằng: ‘Thưa ngài Ca Chiên Diên! Ngài chớ nên đem tâm hạnh sanh diệt mà nói Pháp thực tướng. Ngài Ca Chiên Diên! Các Pháp rốt ráo không sanh, không diệt, là nghĩa vô thường, năm ấm rỗng không, không chỗ khởi nghĩa khổ; các Pháp rốt ráo không có, là nghĩa không; ngã và vô ngã không hai, là nghĩa vô ngã; Pháp trước không sanh, nay cũng không diệt, là nghĩa tịch diệt.”—Mahakatyayana said: “World Honoured One, I am not qualified to call on him and inquire after his health. For once after the Buddha had expounded the essential aspects of the Dharma to a group of bhiksus, I followed Him to explain to them the meanings of impermanence, suffering, voidness, egolessness and nirvana. “Vimalakirti came and said: ‘Hey, Mahakatyayana, do not use your mortal mind to preach immortal reality. Mahakatyayana, all things are fundamentally above creation and destruction; this is what impermanence means. The five aggregates are perceived as void and not arising; this is what suffering means. All things are basically non-existent; this is what voidness means. Ego and its absence are not a duality; this is what egolessness means. All things basically are not what they seem to be, they cannot be subject to extinction now; this is what nirvana means.

·Sau khi ông Duy Ma Cật nói Pháp ấy xong, các Tỳ Kheo kia tâm được giải thoát. Vì thế, nên con không kham lãnh đến thăm bệnh ông—After Vimalakirti had expounded the Dharma, the bhiksus present succeeded in liberating their minds. Hence, I am not qualified to call on him and inquire after his health.

·A NA LUẬT—ANIRUDDHA:

·Phật bảo A Na Luật: “Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật dùm ta.”—The Buddha then said to Aniruddha: “You call on Vimalakirti to inquire after his health on my behalf.”

A Na Luật bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bệnh ông ta. Vì sao? Nhớ lại lúc trước con đi kinh hành ở một chỗ nọ, khi ấy có vị Phạm Vương tên Nghiêm Tịnh, cùng với một muôn Phạm Vương khác, phóng ánh sáng trong sạch rực rỡ đến chỗ con cúi đầu lễ và hỏi, ‘Thưa ngài A Na Luật! Thiên nhãn của ngài thấy xa được bao nhiêu?’ Con liền đáp, ‘Nhơn giả, tôi thấy cõi Tam thiên Ðại thiên Thế giới của Phật Thích Ca Mâu Ni đây như thấy trái Am ma lặc trong bàn tay vậy.’ Lúc đó ông Duy Ma Cật đến nói với con, ‘Thưa ngài A Na Luật! Thiên nhãn của ngài thấy đó làm ra tướng mà thấy hay là không làm ra tướng mà thấy? Nếu như làm ra tướng mà thấy thì khác gì ngũ thông của ngoại đạo? Nếu không làm ra tướng mà thấy thì là vô vi , lẽ ra không thấy chứ?’ Bạch Thế Tôn! Lúc ấy con nín lặng.”—Aniruddha said: “World Honoured One, I am not qualified to call on him and inquired after his health. For once when I was walking about while meditating to prevent sleepiness, a Brahma called, ‘The Gloriously Pure’, together with an entourage of ten thousand devas sent off rays of light, came to my place, bowed their heads to salute me and asked: ‘How far does your deva eye see?’ I replied: ‘Virtuous one, I see the land of Sakyamuni Buddha in the great chiliocosm like an amala fruit held in my hand.’ Vimalakirti (suddenly) came and said: ‘Hey, Aniruddha, when your deva eye sees, does it see form or formlessness? If it sees form, you are no better than those heretics who have won five supernatural powers. If you see formlessness, your deva eye is non-active (wu wei) and should be unseeing.’ “World Honoured One, I kept silent.”

Các vị Phạm Thiên nghe ông Duy Ma Cật nói lời ấy rồi đặng chỗ chưa từng có, liền làm lễ hỏi ông rằng: “Bạch ngài ở trong đời ai là người có chơn thiên nhãn?”—And the devas praised Vimalakirti for what they had not heard before, They then paid reverence and asked him: ‘Is there anyone in this world who has realized the real deva eye?”

Trưởng giả Duy Ma Cật đáp: “Có Phật Thế Tôn được chơn Thiên nhãn, thường ở tam muội, thấy suốt các cõi Phật không có hai tướng.”—Vimalakirti replied: “There is the Buddha who has realized the real deva eye; He is always in the state of samadhi and sees all Buddha lands without (giving rise to) the duality (of subjective eye and objective form).”

Khi ấy Nghiêm Tịnh Phạm Vương cùng quyến thuộc năm trăm Phạm Vương đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đảnh lễ dưới chân ông Duy Ma Cật rồi bỗng nhiên biến mất. Vì thế, con không kham lãnh đến thăm bệnh ông—At that time, Brahma and five hundred of his relatives developed the anuttara-samyak-sambodhi mind; they bowed their heads at Vimalakirti’s feet and suddenly disappeared. This is why I am not qualified to call on him to inquire after his health.”

·ƯU BA LI—UPALI:

Phật bảo Ưu Ba Li: “Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật dùm ta.”—The Buddha then said to Upali: “You call on Vimalakirti to inquire after his health on my behalf.”

Ưu Ba Li bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bệnh ông ta. Vì sao? Con nhớ lại ngày trước có hai vị Tỳ Kheo phạm luật hạnh, lấy làm hổ thẹn, không dám hỏi Phật, đến hỏi con rằng, ‘Dạ thưa ngài Ưu Ba Li! Chúng tôi phạm luật thật lấy làm hổ thẹn, không dám hỏi Phật, mong nhờ ngài giải rõ chỗ nghi hối cho chúng tôi được khỏi tội ấy.’ Con liền y theo pháp, giải nói cho hai vị—Upali said: “World Honoured One, I am not qualified to call on Vimalakirti to inquire after his health. For once, two bhiksus broke the prohibitions, and being shameful of their sins, they dared not call on the Buddha. They came to ask me: ‘Upali, we have broken the commandments and are ashamed of our sins, so we dare not ask the Buddha about this and come to you. Please teach us the rules of repentance so as to wipe out our sins.’ I then taught them the rules of repentance.

·Bấy giờ ông Duy Ma Cật đến nói với con: ‘Thưa ngài Ưu Ba Li, ngài chớ kết thêm tội cho hai vị Tỳ Kheo nầy, phải trừ dứt ngay, chớ làm rối loạn lòng họ. Vì sao? Vì tội tánh kia không ở trong, không ở ngoài, không ở khoảng giữa. Như lời Phật đã dạy: ‘Tâm nhơ nên chúng sanh nhơ, tâm sạch nên chúng sanh sạch.’ Tâm cũng không ở trong, không ở ngoài, không ở khoảng giữa. Tâm kia như thế nào, tội cấu cũng như thế ấy. Các pháp cũng thế, không ra ngoài chơn như. Như ngài Ưu Ba Li, khi tâm tướng được giải thoát thì có tội cấu chăng?’ Con đáp: ‘Không.” Ông Duy Ma Cật nói: ‘Tất cả chúng sanh tâm tướng không nhơ cũng như thế! Thưa ngài Ưu Ba Li! Vọng tưởng là nhơ, không vọng tưởng là sạch; điên đảo là nhơ, không điên đảo là sạch; chấp ngã là nhơ, không chấp ngã là sạch. Ngài Ưu Ba Li! Tất cả pháp sanh diệt không dừng, như huyễn, như chớp; các Pháp không chờ nhau cho đến một niệm không dừng; các Pháp đều là vọng kiến, như chiêm bao, như nắng dợn, như trăng dưới nước, như bóng trong gương, do vọng tưởng sanh ra. Người nào biết nghĩa nầy gọi là giữ luật, người nào rõ nghĩa nầy gọi là khéo hiểu.’”—At that time, Vimalakirti came and said: ‘Hey, Upali, do not aggravate their sins which you should wipe out at once without further disturbing their minds. Why? Because the nature of sin is neither within nor without, nor in between. As the Buddha has said, living beings are impure because their mind are impure; if their minds are pure, they are all pure. And, mind also is neither within nor without nor in between. Their minds being such, so, are their sins. Likewise all things do not go beyond (their ) suchness. Upali, when your mind is liberated, is there any remaining impurity?’ I replied: ‘There will be no more.’ He said: ‘Likewise, the minds of all living beings are free from impurities. Upali, false thoughts are impure and the absence of false thoughts is purity. Inverted (ideas) are impure and the absence of inverted (ideas) is purity. Clinging to ego is impure and non-clinging to ego is purity. Upali, all phenomena rise and fall without staying (for an instant) like an illusion and lightning. All phenomena do not wait for one another and do not stay for the time of a thought. They all derive from false views and are like a dream and a flame, the moon in water, and an image in a mirror for they are born from wrong thinking. He who understands this is called a keeper of the rules of discipline and he who knows it is called a skillful interpreter (of the precepts).’

Lúc đó hai vị Tỳ Kheo khen rằng: “Thật là bực thượng trí! Ngài Ưu Ba Li nầy không thể sánh kịp. Ngài là bực giữ luật hơn hết mà không nói được.”—At that time, the two bhiksus declared: ‘What a supreme wisdom which is beyond the reach of Upali who cannot expound the highest principle of discipline and morality?’

Con đáp rằng: “Trừ Ðức Như Lai ra, chưa có bực Thanh Văn và Bồ Tát nào có thể chế phục được chỗ nhạo thuyết biện tài của ông Duy Ma Cật. Trí tuệ ông thông suốt không lường.”—I said: ‘Since I left the Buddha I have not met a sravaka or a Bodhisattva who can surpass his rhetoric, for his great wisdom and perfect enlightenment have reached such a high degree.’

Khi ấy, hai vị Tỳ Kheo dứt hết nghi hối, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác và phát nguyện rằng: “Nguyện làm cho tất cả chúng sanh đều được biện tài như vậy.” Vì thế nên con không kham lãnh đến thăm bệnh ông—Thereupon, the two bhiksus got rid of their doubts and repentance, set their mind on the quest of supreme enlightenment and took the vow to make all living beings acquire the same power of speech. Hence, I am not qualified to call on Vimalakirti and inquire after his health.

·LA HẦU LA—RAHULA:

Phật bảo La Hầu La: “Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật dùm ta.”—The Buddha then said to Rahula: “You go to Vimalakirti to inquire after his health on my behalf.”

La Hầu La bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bệnh ông ta. Vì sao? Nhớ lúc trước kia, các trưởng giả tử ở thành Tỳ Xá Ly đến chỗ con cúi đầu làm lễ hỏi rằng: ‘Thưa ngài La Hầu La, ngài là con của Phật vì đạo bỏ ngôi Chuyển Luân Thánh Vương mà xuất gia, việc xuất gia đó có những lợi ích gì?’ Con liền đúng theo Pháp mà nói sự lợi ích của công đức xuất gia. Lúc đó, ông Duy Ma Cật đến nói với con rằng: ‘Thưa La Hầu La! Ngài không nên nói cái lợi của công đức xuất gia. Vì sao? Không lợi, không công đức, mới thật là xuất gia. Về Pháp hữu vi có thể nói là có lợi, có công đức, còn xuất gia là pháp vô vi, trong Pháp vô vi không lợi, không công đức. La Hầu La! Vả chăng xuất gia là không kia, không đây, cũng không ở chính giữa; ly sáu mươi hai món kiến chấp, ở nơi Niết Bàn, là chỗ nhận của người trí, chỗ làm của bực Thánh, hàng phục các ma, khỏi ngũ đạo, sạch ngũ nhãn, đặng ngũ lực, lập ngũ căn, không làm não người khác, rời các tạp ác, dẹp các ngoại đạo, vượt khỏi giả danh, ra khỏi bùn lầy; không bị ràng buộc, không ngã sở, không chỗ thọ, không rối loạn trong lòng, ưa hộ trợ ý người khác, tùy thiền định, rời các lỗi. Nếu được như thế mới thật là xuất gia.’”—Rahula said: “World Honoured One, I am not qualified to call on him and inquire after his health. For once the sons of the elders at Vaisali came to my place and bowed to salute me, saying: ‘Rahula, you are the Buddha’s son and left the throne to search for the truth; what advantage derives from leaving home? I then spoke of the advantage of earning merits that so derive. Vimalakirti came and said: “Hey, Rahula, you should not speak of the advantage of earning merits that derive from leaving home. Why? Because home-leaving bestows neither advantage nor good merits. Only when speaking of the worldly (way of life) can you talk about advantage and merits. For home-leaving is above the worldly, and the transcendental is beyond advantage and merits. Rahula, home-leaving is beyond thisness, thatness and in between; is above the sixty-two wrong views, and abides in (the state of) nirvana. It is praised by all wise men and practiced by all saints. It overcomes all demons; liberates from the five realms of existence; purifies the five kinds of eyes; helps realize the five spiritual powers and sets up the five spiritual faculties; releases from earthly grievances; keeps from varied evils (derived from a mixed mind); frees from the unreality of names and terms; gets out of the mud (of defilement); relieves from all bondages, wipes out the duality of subject and object and all responsiveness and disturbances; it gives inner joy; protects all living beings; dwells in serenity and guards against all wrongs. If all this can be achieved, this is true home-leaving.’

Khi ấy ông Duy Ma Cật bảo các trưởng giả tử: “Các ngươi nay ở trong Chánh Pháp nên cùng nhau xuất gia. Vì sao? Phật ra đời khó gặp.”—Vimalakirti then said to the sons of the elders: ‘During this period of correct Dharma, you should leave home to join the Sangha. Why? Because it is very difficult to have the good fortune of living in the Buddha-age.’

Các trưởng giả tử nói: “Thưa cư sĩ, chúng tôi nghe Phật dạy ‘Cha mẹ không cho, không được xuất gia.’”—The sons of the elders replied: ‘Venerable Upasaka, we have heard the Buddha said that one cannot leave home without the consent of one’s parents.’

·Ông Duy Ma Cật nói: “Phải, các ngươi nếu phát tâm Vô thượng Bồ Ðề, đó chính là xuất gia, đó chính là đủ Giới Pháp.”—Vimalakirti said: ‘Yes, it is so, but you will really leave home the moment you develop a mind set on the quest of supreme enlightenment (anuttara-samyak-sambodhi), which completes your home-leaving.’

Bấy giờ ba mươi hai vị trưởng giả tử đều phát tâm Vô thượng Bồ đề. Vì thế, nên con không kham lãnh đến thăm bệnh ông—At that time, all the thirty-two sons of the elders developed the anuttara-samyak-sambodhi mind. This is why I am not qualified to call on Vimalakirti and inquire after his health.”

·A NAN—ANANDA:

·Phật bảo A Nan: “Ông đi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật dùm ta.”—The Buddha then said to Ananda: “You call on Vimalakirti and inquire after his health on my behalf.”

A Nan bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh đến thăm bệnh ông ta. Vì sao? Nhớ lại lúc trước, Thế Tôn thân hơi có bệnh phải dùng sữa bò, con cầm bát đến đứng trước cửa nhà người Ðại Bà La Môn. Lúc ấy ông Duy Ma Cật đến bảo con: ‘Này A Nan! Làm gì cầm bát đứng đây sớm thế?’”—Ananda replied: “World Honoured One, I am not qualified to call on him to inquire after his health. This is because once when the World Honoured One had a slight indisposition and needed some cow milk, I took a bowl and went to a Brahmin family where I stood at the door. Vimalakirti came and asked me: ‘Why are you out so early holding a bowl in your hand?”

Con đáp: “Cư sĩ, Thế Tôn thân hơi có bệnh phải dùng sữa bò, nên tôi đến đây xin sữa.”—I replied: ‘Venerable Upasaka, the World Honoured One is slightly indisposed and wants some cow milk; this is why I have come here.’

Ông Duy Ma Cật nói: “Thôi thôi! Ngài A Nan chớ nói lời ấy! Thân Như Lai là thể kim cang, các ác đã dứt, các lành khắp nhóm, còn có bệnh gì, còn có não gì? Im lặng bước đi, ngài A Nan! Chớ có phỉ báng Như Lai, chớ cho người khác nghe lời nói thô ấy, chớ làm cho các trời oai đức lớn và các Bồ Tát từ Tịnh Ðộ phương khác đến đây nghe được lời ấy! Ngài A Nan! Chuyển Luân Thánh Vương có ít phước báu còn không tật bệnh, huống chi Như Lai phước báu nhiều hơn tất cả đấy ư? Hãy đi ngài A Nan! Chớ làm cho chúng tôi chịu sự nhục đó, hàng ngoại đạo Phạm chí nếu nghe lời ấy, chắc sẽ nghĩ rằng ‘Sao gọi là Thầy, bệnh của mình không cứu nổi mà cứu được bệnh người khác ư?’ Nên lén đi mau, chớ để cho người nghe! Ngài A Nan! Phải biết thân Như Lai, chính là Pháp thân, không phải thân tư dục, Phật là bực Thế Tôn hơn hết ba cõi, thân Phật là vô lậu, các lậu đã hết, thân Phật là vô vi, không mắc vào các số lượng, thân như thế còn có bệnh gì?”—Vimalakirti said: ‘Stop, Ananda, stop speaking these words. The Tathahata’s body is as strong as a diamond for He has cut off all evils and has achieved all good. What kind of indisposition and trouble does He still have? Ananda, do not slander the Tathagata and do not let other people hear such coarse language. Do not let the god (devas) as well as the Bodhisattvas of other pure lands hear about it. Ananda, world ruler (cakravarti) who has accumulated only a few small merits is already free from all ailments; how much more so is the Tathagata who has earned countless merits and has achieved all moral excellences? Go away, Ananda, do not cover us all with shame. If the Brahmins heard you they would say: “How can this man be a saviour if he cannot cure his own illness; how can he pretend to heal the sick?” Get away unnoticed and quickly and do not let others hear what you have said. Ananda, you should know that the body of the Tathagata is the Dharmakaya and does not come from (the illusion of) thought and desire. The Buddha is the World Honoured One (Bhagavat); His body is above and beyond the three realms (of desire, form and beyond form) and is outside the stream of transmigratory suffering. The Buddha body is transcendental (we wei) and is beyond destiny. How then can such a body be ill?’

Bạch Thế Tôn! Lúc đó con thật quá hổ thẹn không lẽ con gần Phật mà nghe lầm ư? Con liền nghe trên hư không có tiếng nói rằng: “A Nan! Ðúng như lời cư sĩ đã nói, chỉ vì Phật ứng ra đời ác đủ năm món trược nên hiện ra việc ấy, để độ thoát chúng sanh thôi. A Nan! Hãy đi lấy sữa chớ có thẹn.”—World Honoured One, his word covered me with shame and I asked myself if I had not wrongly understood the Buddha’s order. At that time, a voice was heard in the air above, saying: ‘Ananda, the Upasaka is right, but since the Buddha appears in the five kasaya (or periods of turbidity on earth), He uses this (expedient) method (upaya) to liberate living beings. Ananda, go and beg for the cow milk without shame.’

Bạch Thế Tôn! Ông Duy Ma Cật trí tuệ biện tài dường ấy, cho nên con không kham lãnh đến thăm bệnh ông ta—World Honoured One, Vimalakirti’s wisdom and power of speech being such, I am really not qualified to call on him to inquire after his health.”

Như vậy, năm trăm vị đại đệ tử mỗi người đều đối trước Phật trình bày chỗ bổn duyên của mình, vị nào cũng khen ngợi, thuật lại những lời của ông Duy Ma Cật và đều nói: “Không kham lãnh đến thăm bệnh ông ta.”—Thus each of the five hundred chief disciples related his encounter with Vimalakirti and declined to call on him to inquire after his health.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14