PHÁP THÂN XÁ LỢI
Như Nhiên – Thích Tánh Tuệ 

 

Đức Phật Giảng Về Nhân Quả Khác Biệt Giữa Người Với Người

Phật rời khỏi thế gian này rồi, lưu lại một số kỉ niệm cho chúng ta, chúng ta chiêm ngưỡng lễ lạy như Phật còn tại thế. Đối với xá lợi của Ngài, chúng ta cung kính, lễ bái để tu phước. Thế nhưng điều quan trọng hơn mà chúng ta không thể sơ ý là Phật vẫn còn PHÁP THÂN XÁ LỢI.

Xá lợi kia là nhục thân của Phật, vậy Pháp thân xá lợi của Phật là gì? Là kinh điển. Kinh điển là Pháp thân xá lợi của Phật.

Pháp thân xá lợi mang đến cho chúng ta trí tuệ và phúc báu, đầy đủ cả hai. Duy nhục thân xá lợi chỉ khiến chúng ta sanh tâm cung kính, tu phước, không thể khai trí tuệ. Giữa hai bên, bên trọng bên khinh, chúng ta đã hiểu rõ ràng rồi phải không?

Lại hà huống trong kinh Bát Nhã, Phật đã giảng rất nhiều “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Nhục thân xá lợi của Phật, ta không nên chấp trước, chấp trước là sai lầm. Nó chỉ giúp khơi dậy cái tâm cung kính, tâm chân thành của chúng ta. Đây là công đức của xá lợi, có tác dụng như vậy.

Tâm cung kính, tâm chân thành của chúng ta khơi nó lên để làm gì? Để dùng cái tâm này đối xử với tất cả mọi người, mọi sự, mọi vật. Đó mới là Phật tử chân thật của Phật. Phật lưu lại xá lợi, thật sự cũng chỉ với mục đích như vậy mà thôi.

Nếu ta chỉ cung kính đối với Phật, với người khác thì không cung kính. Phật lưu lại xá lợi để làm gì, không còn ý nghĩa nữa. Khi chiêm ngưỡng xá lợi, cần phải đem việc này nói rõ cho đại chúng nghe và hiểu. Càng quan trọng hơn phải khiến cho họ chú trọng ở pháp thân xá lợi, thâm nhập kinh tạng, y giáo phụng hành, như thế mới thật sự đạt được lời dạy dỗ của Phật Thích Ca Mâu Ni. Phước huệ song tu, đây gọi là thiện căn. – PS Tịnh Không .

Nếu chưa đủ duyên lễ bái CHÂN XÁ LỢI của đức Như Lai thì Phật tử chúng ta nên phát nguyện:

” Con xin cúng dường Đức Thế tôn, Pháp Bảo và Tăng Bảo bằng sự thực hành Phật pháp của con. Con nguyện chia sẻ giáo pháp của đức Phật như là nhân duyên giúp cho chúng con và gia quyến thoát khỏi sự khổ thân, thoát khỏi sự khổ tâm, đoạn tận phiền não, tránh mọi cám dỗ, hướng đến giác ngộ giải thoát.”

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasam Buddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasam Buddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasam Buddhassa.