PHÁP HOA HUYỀN LUẬN

SỐ 1720

QUYỂN 09

Đời Hồ, Sa Môn Cát Tạng soạn.

 

NGHĨA MẬT KHAI BẢN TÍCH CỦA PHẨM BẢO THÁP

Đạo Lãng ở Hà Tây nói: Trên bỏ ba bày một, nói nghĩa của Pháp Hoa đã rồi, từ đây trở đi là nói về quả môn, nghĩa là pháp thân thường trụ lý chẳng còn mất. Chú giải rằng: Đạo chẳng còn mất xưa nay một đường, nhưng mở đất vọt hiện tháp để tiêu biểu Song lâm chẳng diệt, giao diễn kế nối ảnh hưởng nhỏ nhiệm, nói lên thân trượng sáu chẳng phải chân, ý của Sinh Công cũng đồng như thế. Ấn Pháp sư nói: Trên nói giáo Ba thừa là quyền, nói Nhất thừa là thật, từ đây trở xuống đến phẩm Thần Lực nói hình quyền thân thật, cung vua chẳng sinh, Song thọ chẳng diệt, phẩm này bắt đầu khai mở nguyên nhân ấy, kia cũng là chứng minh trên nói rất đúng, cũng xem xét hợp thời giảng nói chung trên. Quang Trạch nói Phẩm này chứng minh trên là thật không luống dối, tìm kiếm người mở rộng ý kinh.

Lời bình rằng: Ba Sư đầu tiên chỉ làm khai sau, Quang Trạch chỉ làm thành trước, Ấn Công thì gồm đủ cả hai nghĩa là kết trước khai sau, khảo xét kinh từ đầu đến cuối Ấn Sư giải thích là dài.

Hỏi: Vì sao chứng trước, vì sao khai sau ư?

Đáp: Thành trước là chứng trên Phật nói không luống dối, ba châu trên nói thể Nhất thừa đã xong. Phẩm Pháp Sư nói thọ trì cho đến viết chép, sinh phước vô biên nghĩa là dụng Nhất thừa, thể dụng là đầy đủ nên chứng nói. Lại ba châu nói nói tuệ, năm Pháp sư nói phước, phước tuệ đã tròn đầy nên phải chứng. Lại ba châu nói về pháp sở thông, năm Pháp sư nói người năng thông, người, pháp đã đầy đủ cần phải chứng nói.

Hỏi: Chứng có mấy thứ?

Đáp: Tất cả chứng nói phàm có hai thứ:

  1. Người chứng.
  2. Điềm lành chứng.

Đa Bảo trên hư không phân thân đến nhóm họp tức người chứng. Linh tháp vụt hiện lên là điềm lành chứng. Trong Hoa Nghiêm các Bồtát nói pháp xong cũng có hai chứng:

  1. Bồ-tát mười phương đến gọi là người chứng.
  2. Mưa hoa, chấn động địa gọi điềm lành chứng.

Nay Phật nói kinh xong lại dùng hai quả y báo chánh báo làm chứng thành.

Hỏi: Vì sao phải chứng ư?

Đáp: Nhất thừa khó tin, sợ đức Thích-ca thiên hóa nên Cổ Phật chứng hiển Chư Phật đạo đồng chẳng phải đức Thích-ca thiên hóa. Lại đã nói pháp lý cùng tận sẽ cảm điềm lành phi thường, trong điềm lành lớn ấy chẳng gì qua Chư Phật ba đời nhóm họp, hội thời ấy thấy thì chưa tin tức tin, đã tin thì vững chắc khó lay chuyển.

Lại nữa đức Đa Bảo vọt hiện và Phật mười phương nhóm họp, cùng khen ngợi kinh phước nặng, khiến người mở rộng tuyên thì lúc mới tâm đến cuối hành chẳng gì không thọ ý chỉ. Các nghĩa như vậy cho nên chứng trước, bỏ sau: Trên bỏ ba bày một nói giáo quyền thật đã xong. Nay kế nói thân Phương Tiện, thân chân thật của Như Lai. Từ Phẩm Hiện Tháp đến Phẩm Thọ Lượng nói ba nghĩa:

1) Nói Đa bảo diệt đã bất diệt thì biết đức Thích-ca sinh cũng phi sinh muốn hiển bất sinh bất diệt là thân thật, sinh diệt là thân Phương Tiện tức khai thân mở cửa Phương Tiện nói lên nghĩa chân thật của thân.

2) Nhóm họp phân thân bỏ bản một, tích nhiều: đã xen lẫn làm phân thân thì biết kia đây đều là tích, kia đây đều là tích ắt có bản thống nhất cho nên bản một mà tích nhiều, tích nhiều nên khai môn Phương Tiện của thân, bản một nên nói lên thân chân thật.

3) Sai tìm người mở rộng ý kinh, do đây mà có phẩm Trì, cho đến Bồ-tát ở phương khác vâng lệnh mở rộng ý kinh, Như Lai liền được dừng nghỉ để chia tuyên nói hành trì, nói lên Bồ-tát ở phương dưới rộng khai tuổi thọ đã lâu để chứng minh nghĩa thường.

Hỏi: Vì sao chỉ nói ba thứ này?

Đáp: Nói lên thân là thường phải đủ ba nghĩa:

  1. Thể vô sinh diệt.
  2. Chỉ một pháp thân.
  3. Xưa nay vốn có.

Đầy đủ ba môn này nghĩa thường mới tròn đầy. Đây là căn cứ lý giải thích. Lại tuy là có ba nghĩa tóm lược lại thành hai, thể vô sinh diệt chỉ một pháp thân thì đã là nghĩa thường, hiện chỉ chưa biết là mới chứng thường hay đã từ lâu chứng thường, cho nên nói tuổi thọ nói từ lâu đã thành Phật.

Hỏi: Chỉ nói hiện bảo Pháp để chứng minh lời nói không luống dối, chỉ nên như Quang Trạch đã nêu, vì sao dùng đây khai làm bản tích?

Đáp: Kệ dưới nói: Đa Bảo Như Lai và cùng thân ta nhóm họp hóa Phật phải biết ý nầy. Xét rằng bậc Thánh nói gần mà ý xa không thể có sự ngang bằng, mà cầu thành Phật sợ tìm lời nói lầm mất ý chỉ, cho nên nói là phải biết ý nầy để tỉnh ngộ! Nếu ý chỉ còn ở người thọ trì mở rộng tuyên thì đã nói lên nơi lời nói sao lại nói ý nầy khó biết! Lại đâu nhọc xướng nói sẽ biết ý nầy! Lại nếu hiện tháp chỉ làm chứng lời nói trước thì đâu nhọc phát ra ánh sáng nhóm họp các Phật, mở Tháp và ngồi tòa ý như thế nào ư? Cho nên biết đây đều là bỏ bản tích.

Hỏi: Đây chính là bản nguyện của Đa Bảo, khai mở tháp báu phải nhóm họp phân thân Phật, cũng không phải tiêu biểu nghĩa bản tích ư?

Đáp: Nếu không y nguyện của Đa Bảo thì do đâu mà được nhóm họp phân thân Phật nói nghĩa bản tích ư! Nên biết ý nầy nói lên ở đây. Lại Đa Bảo thật có nguyện này, vì sao? Vì Chư Phật đều có thệ nguyện, như Thân tử thành Phật nguyện ở cõi tịnh mà nói Ba thừa, bản nguyện của đức Đa Bảo nhân tháp này để bỏ bản tích, vì người mê hoặc đều bảo rằng ở trong tháp chắc là thân đã diệt vong, cho nên mượn tháp để tiêu biểu pháp thân thường trụ.

Hỏi: Nếu vậy, tất cả Chư Phật đều được dùng tháp vọt hiện khai mở bản tích đâu chỉ Đa Bảo thôi ư!

Đáp: Thật như đã hỏi, chỉ có Đa Bảo dùng việc này làm nguyện cho nên bỏ bản tích. Lại sở dĩ nói nguyện của đức Đa Bảo là do tháp hiện nên mượn cổ Phật để nói pháp thân thường, do bản nguyện nên nhóm họp hóa thân để hiển bản một, vì sự qui ước mà lý cùng khắp, bởi người khéo léo. Lại chỉ bày đức Đa Bảo nhân quả hạnh nguyện thảy đều đầy đủ làm lợi lạc chúng sinh. Nói Pháp hiện gọi là quả lợi ích chúng sinh, nêu bản nguyện là nhân lợi duyên. Lại tháp hiện lên thán tán rằng tu hành lợi ích chúng sinh xứng với bản nguyện gọi là nguyện lợi duyên, lại Tháp Đa Bảo vọt hiện lên thì cổ Phật giáng thế lâu dài do bản nguyện nên hóa thân nhóm họp, thời hội phụng mạng thấy sinh khởi tâm đặc biệt tôn kính Pháp Hoa rộng gieo trồng gốc lành có lợi ích lớn như thế nên gọi là bản nguyện.

Hỏi: Vì sao dùng tháp vọt hiện làm chứng là mật bỏ bản tích ư?

Đáp: Ban đầu chỉ suy tìm văn nghĩa Pháp Hoa đã bày rõ, sau thấy

phẩm Pháp giới Kinh Hoa Nghiêm quyển bốn mươi mốt nói: trong thiện tri thức có an trụ lâu dài là đắc pháp môn diệt độ, thấy Chư Phật quá khứ đều không diệt độ mở cửa tháp Phật Chiên đàn liềnđắc trí Tammuội, Phật quá khứ bất diệt, tức Pháp Hoa khai Pháp bất diệt thích nghi khế hợp.

Nói về nghĩa xá lợi có hay không: Hỏi: Kinh Thủ-lăng-nghiêm nói: Do năng lực bản nguyện lực cho nên hiện pháp, tận lực Tam-muội cho nên thị hiện thân xá lợi vụn. Đại Phẩm giải thích kinh này nói: Thân Kim cương của Như Lai nghiền nát thị hiện xá lợi vụn. hai kinh này đều nói có xá lợi. Kinh Kim Quang Minh bản tân dịch nói: Nếu trong miệng thủy điệt trùng mọc răng trắng, thân Như Lai xá lợi rốt ráo không thật có, cho đến chuột leo thang, thỏ mọc sừng, lên ăn cung trăng ngoãi trừ Tu-la, thân như xá-lợi rốt ráo không thệt có, kinh này không có xá lợi, có không trái nhau làm sao lãnh hội ư?

Đáp: Nói có không đã là Phật nói, theo lý không trái nhau. Ban đầu nói có là y cứ thân Phật tích, sau nói không là y cứ pháp thân. Lại trước nói có là thị hiện đồng phàm phu Nhị thừa nên nói thân nay do nghiệp báo khởi nên có xá lợi, sau nói không là chẳng đồng phàm phu Nhị thừa. Nói thân Như Lai là huyễn hóa, thân chẳng thật nghiệp báo, sinh không có thân cốt. Lại Đại Kinh nói: nay Ta ở thân này tức là pháp thân chẳng phải máu thịt cấu thành, như không hai mà hai cho nên khai hai thân, pháp thân không có xá lợi ứng thân có xá lợi, hai mà không hai tức thân này gọi là pháp thân cho nên không có Xá lợi.

Hỏi: Đại Kinh, Phẩm Kim cương Thân nói: Tuy không thường trụ chẳng niệm niệm diệt đây là thân gì? Nếu là pháp thân thì lẽ ra thường trụ, nếu là ứng thân lẽ ra niệm niệm diệt, vì sao lại nói tuy không thường trụ chẳng niệm niệm diệt ư?

Đáp: Do đây hiểu nghĩa hai thân khó có thể hội thông, nay nói dùng bốn nghĩa thông: Nói thân Như lai tức là Trung đạo, chẳng niệm niệm diệt nên chẳng vô thường, cũng chẳng thường trụ nên chẳng phải thường, chẳng thường chẳng vô thường tức thân Trung đạo. Lại chẳng thường nên chẳng đồng hư không, dưới nói thường pháp vô tri cũng như hư không, Như Lai hữu tri cho nên chẳng thường. Chẳng phải niệm niệm diệt khác nhau hữu vi cho nên thân Như Lai chẳng phải vô vi. Lại đồng chúng sinh cho nên chẳng phải thường trụ, khác chúng sinh nên chẳng niệm niệm diệt, cho nên thân Như Lai bất khả tư nghì. Lại tồn tại không phải có cho nên chẳng thường trụ, vong (mất) chẳng phải là không nên chẳng phải niệm niệm diệt, cho nên thân Như Lai chẳng phải có chẳng phải không.

Hỏi: Tiểu thừa nói xá lợi là Kim cương có gì khác với Đại thừa: Đáp: Tiểu thừa cho rằng xương cốt là Kim cương, thịt chẳng phải Kim cương do tổn thương chảy máu. Đại thừa nói tất cả thứ cứng chắc đều là Kim cương không gì có thể làm tổn thương nhục thân Phật.

Hỏi: Kim cương của thế gian thì dùng sừng dê là đập vụn, Xá lợi Kim cương có thể như vậy hay không?

Đáp: Không. Chỉ có Như Lai nhập Tam-muội Kim cương, đạo lực xuất thế gian năng phá hoại thân này, vật ở thế gian không thể hoại được.

Hỏi: toàn thân và thân vụn lấy gì tiêu biểu?

Đáp: Việc này thích ứng duyên, chỉ vì toàn thân Đa Bảo muốn tiêu biểu pháp thân thường hằng, thể chất vụn của đức Như Lai thị hiện ứng thân diệt độ. Kế là nói về nghĩa tháp tiêu biểu

Hỏi: Đức Phật Đa Bảo bỏ hai thân bản tích, tháp làm sao tiêu biểu ư?

Đáp: Căn cứ trong phần nói hai quả y báo, chánh báo như trước nói: Nói tiêu biểu, là Pháp nêu thành muôn đức của người, Phật tiêu biểu muôn đức là người sở thành.

Hỏi: Tháp vọt hiện ra tiêu biểu cho nghĩa gì?

Đáp: Nói lược hai nghĩa:

1/ Tiêu biểu năng hóa ẩn hiển thích hợp duyên, duyên cảm thì hiển duyên, hết thì ẩn như phẩm Nhật Dụ nói: núi che khuất mặt trời cho nên ẩn, không chướng khuất cho nên hiển. Kinh này nói: Lúc bấy giờ ta và chúng tăng xuất hiện ở núi Linh Thứu tức duyên cảm cho nên xuất, các chúng sinh ấy vượt qua A tăng kỳ kiếp không nghe tên Tam bảo, không cảm cho nên ẩn, chẳng khác với Đại Kinh, không nên nói kinh kia nói thường trụ, giáo này nói vô thường.

2/ Giáo hóa chúng sinh Phật tánh Niết-bàn vốn tự có, như tháp từ dưới đất vọt lên, Niết-bàn vốn có phiền não che lấp nên không thấy, đất phiền não nứt ra thì liền hiển hiện, như Đạo Sanh.

Nói về nhóm họp hóa Phật: Hỏi: Vì sao phát ra ánh sáng chiếu khắp mười phương rồi sau hóa Phật mới nhóm họp ư?

Đáp: Không phóng quang chiếu mà bỗng nhóm họp tức là đương thời hóa làm, mà mười phương không có thật Phật thì không được hiển nghĩa tích nhiều, bản ít. Lại nếu không phát ra ánh sáng chiếu thì không có nhân duyên, cho nên Chư Phật không nhóm họp được, nay Chư Phật nhóm họp phải có nhân duyên.

Hỏi: Vì sao không nhóm họp Phật mười phương khác nhau mà nhóm họp phân thân của Đức Thích-ca ư?

Đáp: Nhóm họp Chư Phật khác không chỉ hiển đức Thích-ca là ứng tích. Lại muốn hiểu hai thứ bản tích, do đức Đa Bảo ngồi hiển Chư Phật Như Lai mười phương đồng một pháp thân, lại nhóm họp phân thân của đức Thích-ca nên hiển một Đức Phật tự có bản tích.

Hỏi: Nhóm họp phân thân Phật vì nói lên đức Thích-ca và hóa thân Phật đều là tích, hay nghiêng về hiển đức Thích-ca là tích ư?

Đáp: Có cả hai nghĩa: riêng thì chánh hiển đức Thích-ca làm tích, vì sao? Vì từ xưa đến nay chấp Nhị thừa là thật giáo, thân trượng sáu làm chân thân, trên đã nói Nhị thừa chẳng phải thật giáo, nay kế nói lên trượng sáu chẳng phải chân thân, trong cõi tịnh không hẳn có hai chấp này cho nên nghiêng về nói lên đức Thích-ca.

Hỏi: Vì sao dùng hóa Phật nói lên Đức Thích-ca làm tích ư?

Đáp: Trên đã nói nay sẽ giải thích lại, tìm nghĩa bản tích thì bản diệu mà tích thô, mà nay chính dùng Thích-ca thô làm bản, tịnh độ diệu làm tích thì biết Thích-ca chẳng còn bản. Đức Thích-ca đã chẳng còn bản thì trượng sáu chẳng phải chân thân. Lại trong một việc được hai nói lên hai nghĩa, vì Thích-ca chỉ Tịnh độ làm hóa tích thì cõi tịnh Phật chẳng phải thật thân, Thích-ca thô chẳng phải diệu thân thì biết Thíchca cũng là tích, do đó hai thân đều là tích, rồi mới biết pháp thân diệu cực là bản hóa.

Nói về nghĩa biến độ (cõi): Vì sao chẳng những một Đức Phật nhóm họp một cõi biến hóa mà ba phen nhóm họp ba cõi biến hóa ư?

Đáp: y cứ sự việc nói một Đức Phật nhóm họp một cõi biến hóa thì tối tăm không thấy cõi nước rộng, Phật nhiều, nay khiến biết Phật nhiều cõi rộng cho nên ba phen nhóm họp ba cõi biến hóa. Lại Chư Phật thường dùng ba việc như ba phen tìm xét. Lại có tiêu biểu tức là do tâm cấu nên cõi uế tâm tịnh nên cõi tịnh, tâm của chúng sinh ba căn cấu ứng với tịnh nên ba phen biến hóa cõi.

Hỏi: Vì sao tâm cấu ư?

Đáp: Cho rằng thân trượng sáu là thật thân, sinh diệt là cuối cùng, Nhị thừa đây kiến chấp quanh co tức là cấu.

Hỏi: Vì sao chỉ giữ hội này dời các trời người đem đến phương khác ư?

Đáp: Chúng hội đây có ba nhân duyên:

1/ Tu tập lâu tâm thanh tịnh nên thấy cõi tịnh.

2/ Do từ trước đã từng thấy Phật nhân duyên ấy nên nay thấy được nhiều Phật.

3/ Ứng nghe bản tích đều được lãnh ngộ, như mười hai thứ lợi ích trong Phẩm Phân Biệt Công Đức cho nên giữ ở hội này. Hàng trời người không có ba nhân duyên cho nên dời đi nơi khác.

Hỏi: Vì sao không khiến liền ngồi ở tòa mà không thấy cõi tịnh, như phẩm Nhập Pháp Giới trong Kinh Hoa Nghiêm nói cõi tịnh, người Nhị thừa không thấy ư?

Đáp: Cũng là hiển rõ vì có nhân duyên cho nên trụ lại, không nhân duyên nên di chuyển, nếu không dời chuyển thì nghĩa nầy không hiển; Hoa Nghiêm muốn hiển rõ Nhị thừa không thể thấy cho nên giữ lại ở hội này, nếu dời chuyển hoặc nói Nhị thừa có thể thấy việc của Bồ-tát.

Hỏi: Nay cũng nên giữ lại trời người khiến ở hội không thấy ư?

Đáp: Trong kinh Hoa Nghiêm nói người Nhị thừa lúc mới không thấy, sau nhờ Phật lực cho nên thấy. Nay hàng thiên nhân đây đều không thấy cho nên dời chuyển muốn nói lên bốn nghĩa tịnh:

1) Hóa chủ tịnh. 2) Cõi tịnh. 3) Giáo tịnh. 4) Đồ chúng tịnh.

Không dời chuyển trời người thì chúng không tịnh.

Hỏi: Nói cõi tịnh đã biến cõi khiến tịnh sao không biến chúng khiến tịnh ư?

Đáp: Như hội Tịnh Danh tất cả đại chúng đều được thấy tòa sen báu ư? Đáp: Chúng nầy tội cấu làm sao mà được như vậy! Hội Duy-ma nầy những người tương ưng ngộ đó.

Hỏi: Phẩm Thọ Lượng nói: Cõi tịnh của ta không huỷ hoại, được nay vì sao ba phen biến mà thành cõi tịnh ư?

Đáp: Tịnh Độ nhiều môn, dưới nói nghĩa khác bản chất, đồng chỗ cho nên cõi tịnh không huỷ hoại, cõi uế bị thiêu đốt. Nay nói nghĩa đồng chất, đồng chỗ cho nên ba phen biến thành cõi tịnh. Đồng chất: một chất tịnh, một chỗ là không có hai chất cùng chỗ.

Hỏi: Vì sao như vậy ư?

Đáp: Nay tiêu biểu tâm chúng sinh cấu nên biến thành tịnh cho nên cõi biến. Lại tiêu biểu thân Phật đã chẳng phải thật thân thì chánh quả biến cho nên y quả cũng biến, do y quả đã biến là tiêu biểu cho chánh quả cũng sẽ biến. Dưới chúng cho rằng Phật vô thường, cõi nước tiêu diệt cho nên nói thường ở núi Linh Thứu, cõi tịnh không biến hoại, rõ ràng nghĩa khác nhau cho nên có biến bất biến.

Lại có bốn trường hợp:

1) Cõi tịnh người tịnh, như hóa Phật đem một vị Bồ-tát đến cõi tịnh.

2) Cõi tịnh người tạp, như Ta bà, Tịnh độ mà hội nhập có chúng năm thừa.

3) Cõi tạp người tạp.

4) Cõi tạp người tịnh, đây đã như chương Thân Tử có nói.

Hỏi: Đem một vị Bồ-tát và tòa Sư tử dưới gốc cây đều là tiêu biểu cho điều gì?

Đáp: Thế giới Tất-đàn pháp ứng như vậy. Đồng đến là ảnh hưởng, tòa để an thân, cây để che chở thể, sai khiến thăm hỏi nên đem một thị giả nếu có tiêu biểu thì pháp thân không hai cho nên thị giả chỉ là một.

Hỏi: Nếu vậy dưới nói từ đất vọt lên đã có nhiều chúng, lẽ ra tiêu biểu pháp thân là nhiều ư?

Đáp: Phương dưới nói chúng nhiều nói lên từ lâu đã thành Phật cho nên chúng hóa độ nhiều. Thọ dùng lập làm nghĩa, nay nói mở tháp báu, thọ lập pháp thân. Trước sợ muôn vật khởi tâm huỷ báng cho nên không được nói lên tuổi thọ lâu dài, nay đạo duyên đã phát cho nên vui vô uý ở tòa Sư tử dưới gốc cây.

Hỏi: Phẩm Đa Bảo qua ba phen phát ngôn có lợi ích gì?

Đáp: Ban đầu nói tháp vọt lên, muốn tiêu biểu chẳng phải mồ mả có linh giác cho nên phát ra tiếng. Kế là mở tháp xong lại phát ra tiếng: Trước tuy phát tiếng nhưng vẫn chưa thấy hình, sợ trước phát tiếng ấy chẳng phải tiếng Phật, cho nên hiện hình tiêu biểu chính tự miệng Phật phát ra tiếng. Sau cùng phát tiếng tiêu biểu đức Đa Bảo bất diệt, tuy nói Đức Thích-ca bất sinh nhưng chưa nói lên cho nên đề huề đều ngồi tòa, là muốn nói lên đức Thích-ca bất sinh nên lại phát ra tiếng.

 

KẾ LÀ NÓI VỀ PHẨM ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA

Có người nghi phẩm này chẳng đúng theo thứ lớp, hoặc chẳng phải Phật nói. Nay nói không đúng. Nhất định là có thứ lớp cũng chính là Đức Phật nói. Sau thấy Luận nói: việc thọ ký cho Điều-đạt, nói lên tâm Như Lai không oán giận cho nên phải biết là Phật nói. Kế là sau phẩm Tháp báu mật bỏ bản tích có hai thứ:

1/ Căn cứ Phật sự mà bỏ bản tích tức là Tháp báu hiện, phân thân nhóm họp.

2/ Lại nêu mật bỏ bản tích, tức là phẩm này. Tích thân của Điềuđạt ác mà bản thân chẳng ác, đức Thích-ca tích thị hiện sinh diệt, bản thật không sinh diệt. Lại kinh này nói khai mở cửa Phương Tiện chỉ bày nghĩa chân thật, chẳng phải chỉ khai một thứ môn Phương Tiện mà khai chung tất cả môn Phương Tiện chỉ bày tất cả nghĩa chân thật. Từ đầu kinh đến phẩm Tháp báu nói y cứ về thiện khai môn Phương Tiện hiển nghĩa chân thật, nay căn cứ ác nói mở cửa Phương Tiện nói nghĩa chân thật. Hết thảy Phật Bồ-tát ba đời mười phương không ngoài hai phương tiện thiện ác nghịch thuận. Như đức Thích-ca là khéo dùng Phương Tiện, Điều-đạt là ác dụng Phương Tiện nghĩa là xưa không nói là Phương Tiện, cho nên cửa Phương Tiện đóng, nay khai mở cửa Phương Tiện nên mở cửa Phương Tiện mở, ác đã là Phương Tiện thiện tức là chân thật. Thiện ác như thế đều muốn dẫn dắt chúng sinh trở về thiện cho nên hoặc trái hoặc thuận đều là thuận. Lại Đại Phẩm nói: Có oai nghi phi oai nghi, phi oai nghi tức biến thường hợp đạo. Trong Nhiếp Đại Thừa luận nói Bồ-tát làm, đầy đủ mười điều ác năm tội nghịch.

Hỏi: Bồ-tát gây ra mười điều ác, năm tội nghịch là thật hay do biến hóa ra ư?

Đáp: Làm đủ cả hai:

1) Cõi hóa: như Kim cương thần sát đồng tử.

2) Cõi thật, như giết năm trăm Bà-la-môn. Sở dĩ phải là cõi thật: Nhiếp Đại Thừa luận nói: Bồ-tát không còn Phương Tiện nào khác để độ, chỉ có cõi mới có thể độ cho nên làm các việc sát.

Lại tóm lược hai phương tiện này qui về phi thiện phi ác không thể chỉ bày mà năng thiện năng ác là diệu dụng của Pháp Hoa. Lại dùng ba thứ phương tiện:

1) Phàm phu phương tiện. 2) Nhị thừa phương tiện. 3) Đại thừa phương tiện.

Điều-đạt gây ra tội ác nặng là phàm phu phương tiện, Phú Lâu Na hiện Thanh văn v.v… là Nhị thừa phương tiện, đức Thích-ca là Phật phương tiện. Trên đã khai hai môn phương tiện, nay kế khai môn phàm phu Phương Tiện cho nên nói phẩm này. Lại phát ba tích: Ban đầu phát tích của Đa Bảo diệt nói bất diệt, kế phát Thích-ca tích sinh nói bất sinh, sau phát tích của Điều-đạt ác cũng nói phi ác.

Lại nạn rằng: Nói đức Thích-ca trước vô thường nay vô thường, lẽ ra cũng nói là Điều-đạt trước ác nay cũng ác, nếu trước nói Điều-đạt ác nay phát tích cho nên nói phi ác, đức Thích-ca cũng như vậy. Lại trước thọ ký cho Điều-đạt sẽ thành Bích-chi-phật, nay khai Điều-đạt từ lâu đã hành Đại thừa, thì trước Phương Tiện chỉ bày tiểu mà thật là Đại, phải biết đức Thích-ca thật thường thị hiện vô thường. Lại nói phẩm này vì muốn thực thành khen ngợi kinh khuyên người mở mang cho nên đến. Phẩm trên đã nói cổ Phật Đa Bảo đến nay đều cùng nói kinh Pháp Hoa nói phước sâu công nặng khuyên người mở mang truyền bá, nay đức Thích-ca lại dẫn Điều-đạt làm chứng, nói Điều-đạt ở quá khứ đã vì ta mà nói kinh Pháp Hoa cho nên nay được thành Phật. Vì vậy Pháp Hoa công dụng khó nghĩ bàn cần phải thọ trì.

Đề-bà-đạt-đa, Hán dịch là Thiên Nhiệt, Đề-bà dịch là Thiên, Đạt-đa dịch là Nhiệt. Khi mới sinh tim của Ngài nóng như lửa, vì ông sẽ gây ra tội nghịch, là con của vua Hộc Phạn anh của A-nan, từ người sở thuyết mà đặt tên cho nên làm tên phẩm.

Hỏi: Trước nói Điều-đạt gây ra ba tội nghịch, việc ấy thế nào?

Đáp: Thích luận nói: Đức Phật khi mới hành đạo độ l.000 Phạm Chí kết phát (búi tóc) sau trở về nước mình, các đệ tử tuy đắc đạo mà vẫn giữ thói cũ tu khổ hạnh, lâu sau hình sắc tiều tuỵ không được sáng suốt. Vua Tịnh Phạn ban sắc rằng: con em nhà quyền quí ai muốn xuất gia theo Phật thì đi, Điều-đạt lúc bấy giờ nhập đạo mà tâm không tin, chỉ muốn học thần thông chứ không muốn cầu Phật đạo, nên đắc thần thông nhưng về sau bị mất thần thông, cầu đồ chúng Đức Phật không cho, do đó mới gây ra tội nghịch, lúc mới thì phá tăng, vì người phạm giới phá tăng không được, nên biết người trước chưa phạm các tội mà trước phá tăng, phá tăng rồi lại xô đá đè Phật, Thần Kim cương dùng chày hất đá ra, chỉ tổn thương ngón chân Phật chảy máu, kế đến làm thân Phật chảy máu. Tỳ-kheo-ni Hoa-sắc sắp đắc quả A-la-hán thấy Đức Phật ngón chân bị thương mà trách Điều-đạt, Điều-đạt dùng tay đánh Tỳ-kheo-ni, mắt bị chảy máu rồi chết, cho nên kế là giết A-la-hán đủ ba tội nghịch, thứ lớp như thế, trong đây giải thích Điều-đạt thứ lớp gây ra tội nghịch không khác với trong luật.

Luận nghĩa bản tích giải thích phẩm Thọ Lượng, Tín Giải v.v… Hỏi: Phẩm Tín Giải nói: Trưởng giả ở tòa Sư tử quyến thuộc vây quanh cho đến cởi áo châu báu mặc y thô xấu, đây là căn cứ nghĩa gì mà nói về bản tích ư?

Đáp: Có người nói trang sức y phục là dụ cho pháp thân, mặc áo thô xấu là dụ cho ẩn bản tùy tích. Lời bình rằng nay dùng bốn nghĩa suy tìm chẳng phải pháp thân:

1/ Đại sĩ, nhập cảnh pháp thân hình không thể dùng tượng so sánh, tâm không thể dùng trí biết nay nói quyến thuộc tông đối đãi thì hình có nơi chốn vật báu la liệt là dụ cho mở mang đạo giáo, đã nói là tượng thì chẳng phải pháp thân.

2/ Kinh sư xưa nói: giữa đường dùng nghỉ một thành là dụ thùy tích thành Phật không phế bỏ gia nghiệp, giáo hóa các hạnh cao, nếu là pháp thân thì đây nói sai vậy.

3/ Gọi con không được xa lãnh giải phẩm Phương Tiện Nhất thừa hóa vật không theo. Trên đã hiển tích nay vì sao còn lãnh bản.

4/ Gọi con không được gần lãnh giải phẩm Thí Dụ tìm con không được, trước đã ở trong cửa Trưởng giả, nay vì sao dụ pháp thân ngoài thành, lấy đây nói về nghĩa, có thể biết. Lại có người nói trưởng giả ngồi ghế Sư tử dụ cho tuổi thọ làm bản, mặc áo thô xấu dụ cho từ bản thùy tích.

Lời bình rằng: Tuy bắt đầu có sự thông suốt nhưng vẫn còn đắm chấp cho nên khó, xưa nói dừng nghỉ trong một thành đã ứng tích thành Phật, nay ở ghế Sư tử vì sao mới dụ tuổi thọ là bản ư! Xin nghiên cứu kỹ. Tìm con không được mà gia nghiệp không bỏ, chính là tích thân hóa vật chẳng phải bản địa dẫn dắt duyên, lại đây dụ cho cõi nhẫn thành Thánh, không thể xa chỉ phương khác. Lại nay nói tức thế gian thùy ứng lại chẳng phải đời trước thành Phật, tiến lùi xưa luận cuối cùng là thân gì? Nay nói gồm có ba thân:

  1. Pháp thân.
  2. thân Xá-na.
  3. thân Thích-ca.

Người cha kia trước đến tìm con không được, dụ cho pháp thân tìm kiếm Đại căn cơ không được. Dừng nghỉ giữa đường trong một thành gia nghiệp không bỏ là dụ thân Xá-na khi mới thành đạo, Nhị thừa Đại căn cơ tuy chưa thuần thục mà đạo duyên Bồ-tát đã thành cho nên mới đăng chánh giác giáo hóa các hạnh cao. Như văn nói rộng: Thân thuộc thị vệ cho đến vật báu la liệt đều chỉ cho Hoa Nghiêm vì các Bồ-tát nói pháp Đại thừa. Cởi áo châu báu mặc y thô xấu là ẩn bản Xá-na thị hiện tích Thích-ca giáo hóa Nhị thừa, ba thân nầy tức là thứ lớp. Trước nói pháp thân, pháp thân kế kế thùy Xá-na tích giáo hóa hạnh Đại thừa, Xá-na kế là thị hiện Thích-ca dẫn hóa Nhị thừa.

Hỏi: Vì sao biết có ba thân?

Đáp: Dùng trước tìm nghĩa có thể biết. Lại Kinh Phạm Võng nói: Nay ta Lô Xá-na mới ngồi tòa hoa sen nghĩa là thân Xá-na, ngồi hoa sen ngàn cánh lại có hiện ngàn đức Thích-ca nghĩa là thân Phật Thích-ca biết có pháp thân, đây đồng với ý trong phẩm Tín Giải. Lại Luận Nhiếp Đại Thừa nói ba thân. Pháp thân Ứng thân và hóa thân. Pháp thân chỉ có Phật thấy, Ứng thân ứng Bồ-tát, Hóa thân hóa Nhị thừa, cùng Pháp Hoa, Tín Giải hoàn toàn đồng. Lại kinh Tượng Pháp Quyết Nghi nói ba thân: Trên đã dẫn xong cũng đồng tin hiểu. Lại Phẩm Tánh khởi trong kinh Hoa Nghiêm chép: Thí như mặt trời xuất hiện trước chiếu trên núi cao kế đến lưng chừng núi và sau chiếu chân núi, Như Lai xuất hiện trước hóa Bồ-tát kế hóa Nhị thừa phù hợp với Tín Giải. Lại Phẩm Nhật dụ trong Đại Kinh chép: Ngày có ba thời: Ngày đông rất ngắn dụ cho sở kiến của Nhị thừa, ngày xuân trung bình dụ cho chỗ thấy của Đại sĩ, ngày hạ rất dài dụ rõ chỉ có Phật thấy tuổi thọ vô lượng của Đức Phật kia, cũng có nghĩa ba thân đại đồng với trước.

Hỏi: Chưa bỏ gần bày xa vì sao đã lãnh giải ba thân ư?

Đáp: ba châu trên Đức Phật đã lược bỏ ba thân, hàng Thanh văn ba căn cũng lược lãnh giải bản tích, như trong giải thích danh đã nói. Lại trước Pháp Hoa đã nói bản tích, như Tịnh Danh nói thân Phật vô lậu vô vi, văn Đại Phẩm nói đi lại không đi lại, chỉ trước nghe chưa ngộ nay nhân Pháp Hoa mới biết lãnh giải cho nên trình bày như thế. Như xưa nghe Đại Phẩm phó chúc tài vật không ngộ nay nhờ giáo nầy mà lãnh giải. Lại trước ở hội Hoa Nghiêm có hạng mù điếc nay ngộ Nhất thừa mới được nhãn tịnh, cho nên thấy Xá-na. Lại hóa Bồ-tát gọi là Xá-na, nay thành Bồ-tát vì sao không thấy! Lại dùng lý nói các việc, đây đều là quyền hành, lại là hóa người vì muốn điều phục chúng sinh hiển phát Mật giáo sợ thực hành sau nghe lâu dài trái với bản ý của chúng sinh nên dự lãnh hai thân bản tích, nghịch nghe tuổi thọ cho nên nhờ lãnh giải thầm giúp mở mang. Ví như Phẩm đầu Di-lặc nghi Văn Thù quyết giải nói cổ Phật nói trước đức Thích-ca xiển dương sau, ngăn dứt người manh cuồng huỷ báng nghi ngờ dự định khai ý chỉ Nhất thừa.

Nói về nghĩa tuổi thọ của Phật. Hỏi: Phẩm Tín Giải nói ba thân, Phẩm Thọ Lượng nói về những Đức Phật nào?

Đáp: Có người nói là tâm Kim cương còn chưa thành Phật vì giữ gìn Tam-muội nên khiến kéo dài thọ mạng vì rộng độ chúng sinh. Cho nên văn dưới nói: năng lực thần thông như vậy trải qua A tăng tỳ kiếp. Lời bình rằng: Kinh nói từ lâu đã thành Phật mà nói chưa thành Phật, ông đối với ta trước trái với lời ta nói, Như Lai ba lần khuyên răn sợ lúc ấy chúng sợ hãi nghi ngờ, chẳng lẽ luốn uổng như vậy sao! Lại trước còn nói đã lên vị Đại giác nay nói còn chưa thành Thánh thì trước hơn nay kém, đâu thể như vậy!

Hỏi: Nếu chẳng phải sau Thánh thì lẽ ra ngưng đọng thường trụ, dưới nói lại gấp bội số trên còn là vô thường cho nên biết là chưa thành! Nạn rằng: nếu chưa thường trụ thì chưa vượt qua năm trăm do-tuần vì sao nghe vượt qua năm trăm mà liền tin, rõ ràng đã thành mà chưa thọ. Lại nạn hỏi rằng: Nếu vượt qua năm trăm mà chưa thường cũng nên chưa vượt qua năm trăm tức là thường, nếu chưa vượt qua chẳng phải thường thì đã vượt qua là thường. Lại kinh nói Đức Phật vượt qua năm trăm mà nói chưa vượt qua, là trước nói Phật vượt qua ba trăm lẽ ra cũng chưa vượt qua. Nếu trước nói rộng ba trăm Phật thật sự vượt qua nay cũng nên Phật thật sự vượt qua năm trăm. Nếu thuận với kinh cho nên liền vượt qua năm trăm thì đã thoát khỏi ba tướng, thì sự nào mà chẳng thường! Nay giải thích: Phẩm Thọ Lượng cũng đủ ba thân. Luận Pháp Hoa nói: Thị hiện sinh cung vua, thành Già-da tu hành thành Phật gọi là hóa Phật. Từ lâu đã thành Phật cho đến lại gấp bội số trên gọi là báo Phật. Như thật thấy biết tướng ba cõi không có sinh tử hoặc thoái hoặc xuất là pháp thân Phật, chỉ là ba thân khác nhau. Hoặc luận Pháp Hoa nói ba thân: cho rằng Phật tánh là pháp thân, tu hành hiển Phật tánh là Báo thân, nghĩa hóa chúng sinh là hóa thân. Như Nhiếp Đại Thừa luận nói: Ẩn gọi là Như Lai tạng, hiển gọi là pháp thân, thì hai thân này đều là pháp thân. Y cứ trong Ứng thân tự chia làm hai:

  1. Hóa Bồ-tát gọi là báo thân.
  2. Hóa Nhị thừa gọi là hóa thân.

Hoặc nói hóa Địa thượng là báo thân, hóa Địa tiền là hóa thân. Địa luận, Luận Pháp Hoa là Bồ-đề Lưu Chi nêu ra, Nhiếp Đại thừa là chân đế. Ba tạng dịch, ba bộ này đều do ngài Thiên Thân soạn mà nói nghĩa có khác, hoặc người dịch không xét thấu hiểu ý kia.

Nay muốn dung hợp lại các kinh và luận hoặc hai thân hoặc ba thân hoặc bốn thân, nay lược chung làm bốn câu:

1) Hợp bản hợp tích; như Kim Quang Minh nói: chỉ nói về một bản tích cho nên nói chân pháp thân Phật cũng như hư không, ứng vật hiện hình như trăng đáy nước.

2) Bỏ bản tích: Như luận Ngũ phàm phu nói có bốn Đức Phật: Bỏ bản làm hai thân: a) Pháp thân. b) Báo thân. Phật thân tức Phật tánh, báo thân là tu nhân mãn hiển bày Phật tánh.

Khai tích làm hai thân: a) Hóa Bồ-tát gọi là Xá-na. b) Hóa Nhị thừa gọi là Thích-ca.

3) Bỏ bản hợp tích: Như Địa Luận, luận Pháp Hoa nói, bỏ bản nghĩa là hai thân, gọi Phật tánh là pháp thân, Phật tánh nói lên là báo thân.

4) Khai tích hợp bản: Như Nhiếp Đại Thừa luận nói: hợp Phật tánh và Phật tánh hiển đều gọi là pháp thân, khai tích làm hai: Hóa Bồ-tát gọi là Xá-na, Hóa Nhị thừa gọi là Thích-ca đây đều do kinh luận tùy nghĩa nói đều không trái nhau, các sư không thấu hiểu ý kia nên khởi sự tranh luận.

Hỏi: Thường, vô thường như thế nào?

Đáp: Cũng có bốn câu: Bỏ bản hợp tích tức là khai thường hợp vô thường, hợp bản khai tích tức là hợp thường bỏ vô thường, bản tích đều khai tức thường vô thường đều khai, thường có pháp thân, báo thân, vô thường có ứng thân, hóa thân Phật, bản tích đều hợp tức thường vô thường đều hợp.

Hỏi: Kinh nói thế nào?

Đáp: Kinh Hoa Nghiêm, Phạm Võng, Tượng Pháp Quyết Nghi, Đại Niết-bàn và phẩm Tín Giải kinh Pháp Hoa, các văn nầy đều nói pháp thân là thường, ứng hóa thân vô thường đồng với Luận Nhiếp Đại Thừa. phẩm Thọ Lượng kinh Pháp Hoa có thể đủ hai nghĩa: Thọ mạng vô lượng do nhiều kiếp tu tập mà được đây là báo thân Phật, tức gọi là thường lạc pháp thân, thuần hóa Bồ-tát gọi là Xá-na, như hóa ngàn thế giới số Bồ-tát nhiều như cát bụi không có phàm phu Nhị thừa, đây có thể gọi là thân Xá-na vô thường. Nếu hóa Nhị thừa và Ba thừa tạp chúng gọi là Thích-ca hóa Phật, xét kỹ các kinh và các luận đều không trái nhau.

Hỏi: ba thân có bao nhiêu tên?

Đáp: Kinh luận nêu tên khác nhau, hoặc pháp thân, thân Xá-na, Thích-ca thân, lại gọi pháp thân. báo thân, hóa thân. Lại nói pháp thân, ứng thân, hóa thân. Lại nói thân mà Phật thấy, thân mà Bồ-tát thấy thân mà Nhị thừa phàm phu thấy.

Hỏi: Các danh tự này xuất xừ từ văn nào?

Đáp: Ban đầu xuất xứ từ Kinh Phạm Võng, kế xuất xứ Từ Kinh Tượng Pháp Quyết Nghi, Luận Kim cương, Bát-nhã, kế là xuất xứ trong Luận Nhiếp Đại Thừa nói, kế xuất xứ trong phẩm Nhật Dụ kinh Niếtbàn nói: Tam-muội dài ngắn khác nhau như Chư Phật Bồ-tát Nhị thừa thấy khác nhau, Kinh nói tên khác còn ý thì đồng.

Hỏi: Vì sao chỉ nói ba thân không nhiều không ít ư?

Đáp: Nếu y cứ Luận Pháp Hoa nói ba thân, thì Phật tánh ẩn, hiển là hai thân, hóa tha là hóa thân, hai thân là tự đức, một thân là hóa tha đức.

Lại căn cứ Nhiếp Đại Thừa luận nói ba thân, tròn đầy không được nhiều ít, pháp thân là tự đức hai thân còn lại là hóa tha đức, trong hóa tha tự có hai:

1/ Thân Hóa Bồ-tát gọi chung là thân Xá-na.

2/ Thân Hóa Nhị thừa gọi là thân Thích-ca, sở hóa tuy nhiều mà không ngoài Đại thừa Tiểu thừa. Lại hóa cõi tịnh duyên là Xá-na, hóa cõi uế duyên là Thích-ca, chỗ hóa tuy nhiều mà thuộc về tịnh uế. Lại thuần hóa Bồ-tát là Xá-na, tạp hóa Ba thừa là Thích-ca, sở hóa tuy nhiều không ngoài hai thân này. Lại hoa đài thế giới là Xá-na, cõi nước trên cánh hoa là Thích-ca. Lại bản là Xá-na tích là Thích-ca, năng hóa tuy nhiều mà nhiếp chỉ bản tích. Lại nghĩa báo đáp nhân gọi là Xá-na, Xá-na gọi là báo Phật, hóa vật đã gọi là Thích-ca, Thích-ca là hóa Phật.

Lại lúc mới thành đạo là Xá-na, thành đạo về sau là Thích-ca.

Hỏi: Vì sao như vậy ư?

Đáp: Khi mới thành đạo duyên Đại thừa đã thuần thục có khả năng thọ Đại thừa giáo hóa cho nên hiện Xá-na ở trước hóa, Tiểu thừa chưa thuần thục đợi sau mới hóa. Lại thời hóa lâu dài là Xá-na thời hóa ngắn là Thích-ca.

Hỏi: Vì sao như vậy ư?

Đáp: các Kinh Sư đều nói Hoa Nghiêm là đốn giáo chỉ khi mới thành đạo nói cho nên thời hóa ngắn, sau từ vườn Nai đến Song lâm đều là tiệm giáo nên thời tiệm giáo dài.

Nay xin nạn hỏi: Hoa Nghiêm bảy xứ tám hội: Hội đầu có thể nói khi mới thành đạo nói, còn bảy hội sáu xứ vì sao cũng là lúc mới thành đạo nói ư? Lại hội thứ tám, phẩm Nhập Pháp Giới ở vườn Kỳ Hoàn nói, khi mới thành đạo thì chưa có Tịnh xá Kỳ Hoàn, cũng không có Thanh văn, vì sao nói hội thứ tám ở Kỳ-hoàn nói ư? Lại nêu năm trăm Thanh văn ư! Nay nói đức Thích-ca hóa ngắn, Xá-na hóa dài có thể đủ năm nghĩa:

1- Thích-ca hóa thân trụ thế tám mươi năm, Xá-na báo thân thọ mạng vô lượng.

2- Đức Thích-ca nêu cõi uế bị kiếp lửa thiêu, Xá-na cõi tịnh ba tai không huỷ hoại.

3- Thích-ca chỉ hóa tạp duyên, tạp duyên thọ mạng ngắn, Xá-na thuần hóa các hạnh cao, hạnh cao nên tuổi thọ dài.

4- Thích-ca nói giáo ít, Xá-na nói giáo nhiều.

5- Thích-ca kiếp ngắn, Xá-na kiếp dài như nói Nhẫn độ kiếp ngắn, Di-lặc kiếp dài năm việc này suy tìm xuất xứ trong Kinh Hoa Nghiêm, thì Thích-ca hóa ngắn, Xá-na hóa dài. Vì Xá-na hóa dài, nên từ khi mới thành đạo cho đến đức Thích-ca Niết-bàn mà Xá-na không diệt. Nếu vậy đâu chỉ khi mới thành đạo nói Kinh Hoa Nghiêm ư? Đây là không hai, hai khai hai thân khác nhau, lại tùy hai duyên cho nên nói hai Đức Phật là khác. Kinh Tượng Pháp Quyết Nghi nói: Hoặc thấy ta Niết-bàn hoặc thấy ta là báo Phật được trăm ngàn đức Thích-ca vây quanh, thì biết khi Thích-ca Niết-bàn Xá-na vẫn còn.

Hỏi: Đại Kinh nói: Khi ta mới thành đạo có Bồ-tát đã hỏi nghĩa này. Phải biết khi mới thành đạo tức là Thích-ca vì sao dùng nghĩa dài dụ Xá-na ư?

Đáp: hai Đức Phật có một nghĩa, có khác nghĩa. một nghĩa: Như Hoa Nghiêm nói danh hiệu, hoặc gọi Thích-ca gọi Xá-na. Hai Đức Phật khác nghĩa: Như Phạm Võng bản tích khác nhau. Lại trong Hoa Nghiêm Nhị thừa chỉ thấy Thích-ca không thấy Xá-na, lại như Kinh Tượng Pháp Quyết Nghi nói hai Đức Phật là khác.

Hỏi: Đã đầy đủ có một nghĩa và khác vì sao chỉ dùng dài dụ cho Xá-na ư?

Đáp: Đã như trước nói. Cũng tử thấy mặc áo thô xấu chính là căn cứ ẩn bản thùy tích cho nên chỉ căn cứ hai Đức Phật khác nghĩa luận bàn, nếu là một Đức Phật làm mất ý nầy.

Hỏi: Nếu dùng nghĩa dài dụ cho Xá-na thì khi trưởng giả giàu có giao phó tài vật, người Nhị thừa có thấy đức Xá-na không?

Đáp: ý Thí dụ khác nhau không thể là một. Ban đầu căn cứ ẩn bản hiển tích cho nên chia hai Đức Phật khác nhau, khi phó chúc muốn dùng Đại thừa mật giáo Nhị thừa, không rõ bản tích không được làm ví dụ. Hỏi: Trưởng giả giao phó tài vật không dụ cho Xá-na thì dụ Đức Phật nào Đáp: Trở lại dụ đức Thích-ca. Vì sao? Vì bản do Bồ-tát thấy gọi là Xá-na khi giao phó của cải thì Nhị thừa chưa ngộ nên thấy cũng là Thích-ca.

Hỏi: Nếu là Thích-ca cùng trưởng giả mặc áo xấu có gì khác nhau không?

Đáp: Trước dụ đức Thích-ca nói Tiểu thừa giáo, nay dụ đức Thíchca nói Đại thừa giáo cho nên có khác.

Hỏi: Vì sao lúc mới thành đạo dụ Xá-na, nay dụ đức Thích-ca ư?

Đáp: Thùy đức Thích-ca tích có nghĩa tiệm giáo. Ban đầu nói thừa trời người, kế nói Nhị thừa sau nói Đại thừa; nếu lúc mới thành đạo nói đủ pháp Đại thừa gọi là Xá-na cho nên lúc mới dụ Xá-na sau dụ Thíchca.

Hỏi: Trước nói hóa Nhị thừa là Thích-ca, hóa Bồ-tát gọi là Xá-na, nếu vậy đức Thích-ca không nên hóa Bồ-tát, thì làm sao được từ Bátnhã trở lên đến Pháp Hoa đều nói hóa Bồ-tát ư?

Đáp: Trước nói hóa Nhị thừa gọi là Thích-ca, hóa Bồ-tát gọi là Xá-na, một nghĩa nầy thôi. Lại tạp hóa Ba thừa làm Thích-ca, thuần hóa Bồ-tát gọi Xá-na cho nên không có lỗi.

Hỏi: Chỉ là một Trưởng giả vì sao có ba ví dụ ư? Ban đầu nói Trưởng giả giàu sang v.v… đây là dụ cho Xá-na, kế nói áo thô xấu dụ cho đức Thích-ca chỉ hóa Nhị thừa, sau nói Trưởng giả giao phó của cải dụ cho thuyết Đại thừa ư?

Đáp: ba ví dụ nầy đều có nghĩa kia, lúc mới nói hóa Bồ-tát cho nên dụ Xá-na, kế là chỉ nói hóa Nhị thừa cho nên dụ Tiểu thừa Phật khi giao phó của cải chính nói nghĩa Đại thừa cho nên dụ Thích-ca trong Đại thừa.

Hỏi: Thích-ca trong Đại thừa vì sao chẳng phải Xá-na ư?

Đáp: Thuần hóa Bồ-tát làm Xá-na. Đại thừa Phật có tạp chúng Ba thừa lại là đối tiểu nói Đại cho nên cũng là Thích-ca. Lại chỉ bày chỉ là một trưởng giả tùy duyên thấy như chỉ một Đức Phật, hoặc thấy Xá-na hoặc thấy Thích-ca hoặc thấy hai Đức Phật khác nhau, hoặc thấy cũng là một Đức Phật hoặc thấy là ứng thân hoặc thấy là báo thân, người Nhị thừa trước đều chưa ngộ nay mới hiểu rõ. Vì vậy nên văn này hoặc thí dụ làm hai Đức Phật khác hoặc thí dụ Phật đồng.

Hỏi: Văn trước nói pháp thân không nói pháp vì sao Thích luận nói pháp thân cũng nói pháp ư?

Đáp: Thích luận nói pháp thân đối với đài hoa đức Xá-na, đức Thích-ca trượng sáu là pháp thân. Nếu so với pháp thân rốt ráo cũng còn thuộc về tích thân, làm sao biết như vậy? Kinh nói Ẩn gọi là Như Lai tạng, hiển gọi là pháp thân, chỉ có Đức Phật mới thấy được, người

Thập địa không thể thấy. Thích luận nói cũng hóa Bồ-tát thì Bồ-tát thấy cho nên biết thuộc về ứng thân.

Hỏi: vì sao Pháp thân Phật không nói pháp ư?

Đáp: Chỉ có hai duyên:

1- Bồ-tát thì báo thân hóa.

2- Thanh văn thì ứng thân hóa, pháp thân chỉ có Phật mới thấy cho nên không nói pháp. Lại pháp thân danh tướng đây bặt dứt đâu có âm thanh nói pháp, việc nói pháp đều là ứng thân.

Hỏi: Pháp thân không hóa vật sao lại dùng pháp thân ư?

Đáp: vì Pháp thân là căn bản giáo hóa muôn vật cho nên có đại dụng, lại ba thân làm hai đức: thân Phật là đức tự hành. hai thân còn lại là đức hóa vật, phải đầy đủ tự đức, sau mới có khả năng giáo hóa chúng sinh.

Hỏi: Theo Kinh Tượng Pháp Quyết Nghi và Luận Nhiếp Đại Thừa, vì sao pháp thân không gọi là báo ư?

Đáp: Pháp thân bất sinh bất diệt vốn tự có như kinh nói, ẩn gọi là Như Lai tạng hiển gọi là pháp thân, pháp thân đâu thể tu nhân mà đắc ư! Cho nên biết pháp thân chẳng phải báo thân, nay chỉ bày hành nhân đắc quả, quả khởi báo đáp nhân nên gọi là báo.

Hỏi: Hóa thân cũng tu nhân đắc vì sao chẳng phải báo thân ư?

Đáp: Thông nghĩa cũng như vậy. Chỉ hóa thân từ báo thân khởi cho nên chẳng phải chính là nghĩa báo đáp nhân, báo thân chính là nghĩa báo đáp nhân, nên gọi là báo. Lại hóa thân đã là hóa Nhị thừa, thân này đã kém chẳng phải hơn báo thân, cho nên không gọi là báo thân.

Hỏi: Báo thân Phật nhất định là thường hay vô thường ư?

Đáp: Trước đã luận nay sẽ nói lại. Địa luận sư nói: Báo thân là thường, vì sao? Vì pháp thân vốn có Phật tánh, báo thân Phật do tu nhân đắc, Phật tánh hiển bày nên gọi báo thân, tức là mới có, cũng là nghĩa tánh tịnh, phương tịnh tịnh. Nếu căn cứ đây nói báo thân thì báo thân là thường, đây không trái với Luận Pháp Hoa. Địa luận, luận Kim cương, Bát-nhã,v.v…thích hợp dùng. Nếu nói Xá-na là báo thân Phật mà nói Xá-na thường thì có năm nghĩa không thể được.

1) Kinh Tượng Pháp Quyết Nghi nói: Hoặc thấy ta là báo thân ngàn muôn đức Thích-ca vây quanh thì Xá-na là báo thân, đã nói là ngàn muôn Thích-ca vây quanh đâu phải là thường thân ư!

2) Kinh Bồ-tát giới nói: Nay ta là Lô-xá-na, mới ngồi đài hoa sen, vây quanh trên ngàn cánh hoa, lại hiện ngàn Thích-ca, thường không phương hướng đâu chỉ ở đài hoa.

3) Kinh Hoa Nghiêm nói nhiều về đức Xá-na ngồi đạo tràng dưới gốc cây Bồ-đề thành Phật quyến thuộc vây quanh vì sao là thường thân ư?

4) Kinh Pháp Hoa chép: Trưởng giả tôn quí thân quyến thị vệ, nhưng sau cởi áo châu báu mặc áo thô xấu là thị hiện hình Thích-ca, sao nói trưởng giả thật là thường ư! Năm luận Nhiếp Đại Thừa chép: Hóa Bồ-tát nên thị hiện báo thân, hóa Nhị thừa nên thị hiện hóa thân, pháp thân Phật không hóa sao nói Hóa Bồ-tát thân là thường thân ư?

Hỏi: Làm sao thông ư?

Đáp: Có hai thứ báo thân Phật, luận Pháp Hoa nói báo Phật là thường, Nhiếp luận và các kinh nói báo Phật là vô thường cho nên không nên dùng thiên lệch.

Hỏi: hai thân còn lại chỉ là vô thường cũng được gọi là thường ư?

Đáp: nghĩa có chung riêng, chung mà luận ba thân đều thường. Pháp thân vô thỉ chung bất sinh diệt cho nên thường, do có pháp thân thường hóa Bồ-tát không dứt nên ứng thân cũng thường, hóa Nhị thừa cũng không dứt cho nên hóa thân cũng thường. Chỉ đối với duyên nầy dứt, duyên kia không dứt cho nên nói diệt mà thật không diệt. Như Hoa Nghiêm nói thí như lửa lớn cháy hết các cỏ, cỏ nơi này sạch hết cho nên nói lửa diệt, cỏ chỗ kia không sạch hết cho nên nói không diệt.

Hỏi: vì sao Báo thân chỉ có một, mà hóa thân thì nhiều ư! Như Xána chỉ một mà Thích-ca thì nhiều ư?

Đáp: Thông thì theo lệ, mà nay Xá-na chỉ có một mà Thích-ca thì nhiều tức nói lược ba nghĩa:

1) Căn cứ bản tích phân chia, Xá-na là bản cho nên không hai, Thích-ca là tích cho nên không một, như Kinh Bồ-tát giới nói.

2) Muốn nói lên một nghĩa căn bản chỉ bày duy chỉ có nhất đạo cho nên nói tất cả vô úy, người, cõi người ra khỏi sinh tử. Thể đạo đã một thì người thể theo đạo cũng là một, cho nên chỉ có một hóa chủ, một cõi nước, một giáo môn, một chúng Bồ-tát; căn bản mà luận chỉ có bốn thứ nhất. Như Kinh Pháp Hoa nói: Trong mười phương cõi Phật chỉ có pháp Nhất thừa tức là một hóa chủ, một cõi, một hóa, một duyên, chỉ vì chúng sinh không kham thọ đạo nên mới khai ra bốn thứ khác nhau, vì không kham thọ nên nhiều đạo nói, hoặc đại Tiểu thừa đạo hoặc Ba thừa đạo hoặc tứ đạo, nghĩa là Ba thừa đạo phước lạc đạo hoặc năm thừa đạo, do ngũ đạo đã không phải một nên hóa chủ cũng chẳng phải một, cho nên có nhiều Thích-ca nhiều cõi nước nhiều giáo môn nhiều đồ chúng, vì nghĩa nầy nên Xá-na một còn Thích-ca thì nhiều.

3) Xá-na là báo thân: báo thân thì không hai, vì sao? Vì chỉ nhân có khác nhau, quả không khác nhau, nhân có khác nhau cho nên có Thập tín cho đến Đẳng giác năm mươi mốt vị khác nhau, chỉ bày quả không khác nhau chỉ đắc Xá-na cho nên báo thân Phật không hai. Lại chỉ có nhất đạo hành nhất đạo cho nên chỉ đắc một báo thân Phật không hai. Hóa thân thì tùy duyên không nhất định cho nên có nhiều đức Thích-ca.

Hỏi: Là theo chiều dọc luận ba thân hay theo chiều ngang luận ba thân?

Đáp: Đầy đủ hai nghĩa:

1) Luận theo chiều ngang lấy pháp thân làm bản, ứng với hai duyên kia nên có hai thân.

2) luận theo chiều dọc tức là truyền, vọng từ pháp thân thùy tích Xá-na. Kế là từ bản Xá-na lại khởi Thích-ca ứng, như Phạm Võng nói Nay Ta Lô Xá-na thị hiện ngàn Thích-ca, cũng như Pháp Hoa: Cởi áo quí giá, mặc áo thô xấu.

Hỏi: Kinh có các nói hoặc nói hư không pháp thân, hoặc nói thật tướng pháp thân, hoặc nói cảm ứng pháp thân, hoặc nói pháp tánh sinh thân, hoặc nói công đức pháp thân, có gì khác nhau ư?

Đáp: Nói đại cương kia lớn bao trùm cả hư không cho nên nói hư không pháp thân, nói pháp thân kia mầu nhiệm thì vô tướng vô vi, nên nói thật tướng pháp thân biện luận kia năng ứng thì không cảm nào không hình cho nên nói cảm ứng pháp thân, nói pháp thân kia sinh tức pháp tánh là gốc, cho nên nói pháp tánh sinh thân, thấu đạt thể kia thì các công đức thành tựu nên gọi là công đức pháp thân. Căn cứ nghĩa kia khác nhau nên có các tên gọi khác nhau. Xét kỹ mà luận chỉ có một pháp thân.

Hỏi: Từ pháp tánh sinh nên gọi pháp tánh sinh thân, Thích luận chép: Người Nhị thừa là pháp thân Bồ-tát cũng là pháp tánh sinh thân có gì khác với Phật?

Đáp: Đức Phật chiếu soi cùng khắp pháp tánh nên gọi là chân pháp tánh sinh thân, Bồ-tát Nhị thừa tùy phần được gọi.

Hỏi: Trực kế y cứ theo Phật pháp, tánh thân tự được Nói về chân có được?

Đáp: Được. Diệu cùng pháp tánh tức là pháp thân, nếu ẩn pháp tánh thân Bồ-tát thấy như trước dẫn Thích luận nói Pháp thân Phật, đây là Ứng thân trong pháp tánh thân.

Kế là nói bản tích bốn câu: chung khắp các kinh nói khác:

1/ Khai mà không hợp: Bỏ hai thân bản tích: Pháp thân vô sinh diệt, ứng thân có sinh diệt, pháp thân thọ vô lượng, ứng thân thọ có lượng.

2/ Hợp mà không khai: Trước nói thân này thành tựu gần đây, nay nói thân này thành đã lâu, đồng chỉ một thân lại không có hai. Lại xưa chỉ lâu làm gần, nay chỉ gần làm lâu lại không có hai.

Hỏi: Thế nào là chỉ gần làm lâu?

Đáp: Phẩm Dũng Xuất nói: Ta ở thành Già-da này hóa độ, lẽ nào chẳng phải gần chỉ thành Già-da để làm lâu xa ư! Đã chỉ Già-da là lâu xa cũng chỉ lâu xa là Già-da. Đạo Sanh chính là dùng ý nầy nói: Quyết định trường thọ kia tức ở Già-da vậy. Già-da ấy chẳng phải lại Già-da, Già-da đã chẳng phải thì lâu dài sao riêng gọi là Già-da ư! Muốn nói lên không dài không ngắn thì dài ngắn nầy mất song sau mới xa gần thích hợp hóa độ.

Lại Đại Kinh nói Ca-diếp nhiều lần hỏi hiện thấy thân này vô thường, Như Lai lại đáp thân này là thường. Lại nói thân này của nay Ta là pháp thân chẳng phải do máu thịt cấu thành. Tịnh Danh chép: thân Phật tức pháp thân. Như các kinh này đều là hợp mà không khai.

3/ Vừa hợp vừa khai: Nói pháp thân vô sinh diệt, tích thân có sinh diệt đâu chẳng phải khai hai thân ư! Tức sinh ấy là bất sinh, bất sinh là sinh. Đức Phật Đa Bảo Thích-ca tức là việc ấy, đâu chẳng phải hợp ư?

4/ Bản tích là nghĩa nhân duyên: không thể một nên không hợp, không thể khác nên không khai.

Hỏi: Vì sao nói bốn câu ư?

Đáp: Pháp thân Như Lai ngôn từ vắng lặng, vì muốn xuất hiện ở chúng sinh cho nên bỏ hai thân bản tích, do đó có câu thứ nhất. Mà chúng sinh nghe nói hai, phần nhiều nương đó khởi hai kiến chấp cho rằng pháp thân tự không có sinh diệt, ứng thân tự là sinh diệt, muốn diệt hai kiến chấp kia cho nên nói chỉ sinh ấy là bất sinh, bất sinh ấy chỗ nào riêng có hai thân ư! Nên có câu thứ hai. Hoặc nói nghe hai thân không phải hai liền hiểu làm một, một thì không được hai, nghe hai liền hiểu làm hai, hai thì không được một. vì phá đây làm chướng ngại tâm cho nên nói tuy một mà hai, tuy hai mà một, một không ngại hai, hai không ngại một cho nên có câu thứ ba cũng khai cũng hợp. Mê tình lại cho là xả định một định hai, liền chấp vừa một vừa hai, nay muốn bài bác hai bệnh ấy cho nên nêu nhân duyên bản tích không thể một khác. Do bản mà có tích do tích mà có bản, chẳng có bản không do đâu thùy tích, chẳng có tích không do đâu để hiển bản cho nên nói câu thứ tứ nghĩa chẳng khai chẳng không phải một, không phải khác.

Hỏi: Khai bốn câu này ý ở chỗ nào ư?

Đáp: Muốn khiến nhân bốn thân ngộ không bốn. Kế là nói nghĩa gần xa khai che.

Hỏi: Vì là phá gần nói xa hay là bỏ gần bày xa; là che gần bỏ xa hay bỏ gần lập xa?

Đáp: Đầy đủ bốn nghĩa:

1/ Phá gần nói xa; cho nên văn nói tất cả thế gian thiên nhân Atu-la đều cho là đức Thích-ca mới thành chánh giác, nhưng ta đã thành Phật rất lâu xa, đây là phá gần nói tuổi thọ xa.

2/ Bỏ gần bày xa; nói khai môn Phương Tiện nói lên nghĩa chân thật. Trước nói gần xa là Phương Tiện, nay nói xa là nói thật, hai thứ nầy đều là Phật Phương Tiện chẳng phải chúng sinh chấp ngang.

3/ Che gần bỏ xa; như đôi chim dạo bay không lìa nhau. Chỉ trước che xa để bỏ gần nay thì che gần bỏ xa.

4/ Phế gần lập xa: Như bỏ ba lập một.

Hỏi: Trong bốn nghĩa, nghĩa đầu là duyên mê ba nghĩa sau nói Phật giáo. Trước tự nói gần vì sao nói duyên cho là Phật gần ư?

Đáp: Do nghĩa này cho nên trong văn nói bí mật năng lực thần thông, ngày trước nói gần mà mật là bỏ xa, nói tuy tại gần mà rước ở nơi xa, cho đến ngày nay nói tuy ở xa mà ý là khai không gần không xa vô thủy vô chung, mà người mê hoặc nghe gần liền chấp gần không thể ngộ xa, cho đến khi nghe xa không thể ngộ không xa không gần nên gọi là mê. Lại tuy nghe chẳng gần chẳng xa mà không thể ngộ gần xa cả hai du hóa đều lầm ý chỉ Phật. Lại trước nói gần, đây nhân duyên xa gần, nghĩa gần xa không ngăn ngại. Trước dùng xa làm gần, nay dùng gần làm xa, dùng không xa gần làm gần xa, gần xa là không gần xa. Như Lai là người vô ngại cho nên có thân vô ngại nói vô ngại. Vì chúng sinh trái với đạo nên không thể ngộ vô ngại được nên đều lầm ý chỉ Phật. Lại Như Lai chẳng gần chẳng xa, trước năng kết làm dùng gần cho đến chẳng xa chẳng gần, nay kết dụng làm xa, trước kết dùng làm dùng gần cho nên nay gần nơi Phật. Muốn khai phi gần phi xa mà chúng sinh chấp gần bèn che lấp phi gần phi xa, nghĩa gần đã vậy nghĩa xa cũng thế, nếu có thể ngộ nghĩa gần xa như thế mới có thể hiểu ý một phen giáo hóa từ đầu đến cuối.

Hỏi: Bỏ gần bày xa bỏ vô thường bày thường bỏ ngắn bày dài có gì khác nhau ư?

Đáp: Có người nói bỏ vô thường bày thường chỉ ở Niết-bàn hai thứ còn lại có cả hai giáo. Nay nói ba việc xen lẫn thông suốt, chỉ bỏ gần bày xa nói lâu đã thành Phật, bỏ vô thường hiển thường đây là thông xa gần. Vì sao biết? Vì chứng minh thường có hai thứ:

1/ Từ lâu đã chứng thường.

2/ Nay mới chứng thường, cho nên thông. Bỏ ngắn bày dài: Đây lại chung hai nghĩa trên.

Kế là nói về nghĩa ba đời: Trước nói phẩm Thọ Lượng chính là nói ba đời lợi ích chúng sinh, đã là ba đời lợi ích chúng sinh nên đều là vô thường. Lời bình rằng: Phẩm này chỉ nói ba đời lợi ích chúng sinh, ý hay đẹp của chương này cũng chưa rốt ráo văn dưới cũng không có nhiều người đắc đạo.

Nay y Luận Pháp Hoa nói đầy đủ ba thân có thể có ba nghĩa:

1/ Pháp thân vô thỉ chung tức là không có nghĩa ba đời.

2/ Tu nhân dắc quả lấy làm báo thân Phật đây là nghĩa có thỉ vô chung, do tu nhân mãn sơ chứng pháp thân nên gọi là thỉ, chứng pháp thân rồi sau không còn sinh diệt, vì thế vô chung.

3/ Hóa thân có thỉ có chung, căn cứ trong hóa thân tự khai hai thân, hóa Bồ-tát gọi là Xá-na, như hóa ngàn thế giới hoàn toàn là Bồtát không có các chúng phàm phu Nhị thừa, kế hóa Nhị thừa gọi là Thích-ca, như sinh trong cung vua Già-da thành Phật, cũng như Phẩm Tín Giải nói Bồ-tát thấy hai thân mà Nhị thừa thấy không đồng.

Hỏi: Pháp thân vô thỉ chung hóa thân có thỉ chung, nghĩa nầy dễ rõ, vì sao báo thân có thỉ vô chung ư! Vô chung vì sao có thỉ ư?

Đáp: Kinh này nói tuổi thọ vô lượng trải qua nhiều kiếp tu nghiệp mà đắc thì biết lúc mới phát tâm Bồ-đề, giữa tu Hạnh Bồ-tát, sau đắc pháp thân cho nên biết có thủy, đã chứng pháp thân không còn sinh diệt cho nên không có chung, ở đây cần phải giải thích kệ ở Đại Kinh, Thuần Đà hỏi nạn và Phật nêu việc xưa có nay không có mới thấy ý nghĩa nầy. Nếu căn cứ trong đây giải thích đối với văn nghĩa là rườm rà.

Hỏi: Trong đây có nghĩa ba đời lợi vật hay không?

Đáp: Từ khi bắt đầu chứng pháp thân đến nay, thùy tích hóa vật rồi, trước cung vua gọi là đời quá khứ, thác sinh cung vua cho đến diệt độ ở Song lâm gọi là đời hiện tại, từ đó về sau gọi là đời vị lai. Đây đều là tích thân có ba đời, bản thân không có nguyên do nghĩa ba đời, chỉ nói có ba đời là duy nhất thành tích thân, trong ba thân chỉ đắc một thân kia.

Hỏi: Nói báo thân vì sao nói lại gấp bội số trên ư?

Đáp: Ban đầu chứng pháp thân rồi không thể biết, chứng pháp thân rồi lại gấp bội số trên, ở đây là nói việc ấy không thể biết. Không thể biết như Hoa Nghiêm nói không thể nói không thể nói, đây nói lên không còn có nghĩa cuối cùng.

Hỏi: Trong nghĩa bản tích như thế nào? Dật Đa không thấy nghĩa kia, Bổ xứ không lường được cuối cùng. Ở đây nói vô thỉ vô chung, nay vì sao nói có thỉ vô chung ư?

Đáp: Trước căn cứ nghĩa pháp thân giải thích, do nhân vị trí người không biết thỉ chung kia cho nên không có thỉ chung do đó là nghĩa pháp thân thường. Nay căn cứ báo thân cho nên có thỉ vô chung. Lại lúc mới chứng pháp thân có hai nghĩa: 1) Nghĩa sơ chứng cho nên có thỉ. 2) Đồng nghĩa pháp thân cho nên vô thủy vô chung. Lại đây là dùng báo thân hiển pháp thân, lúc mới đắc báo thân nhân vị người còn không thấy thỉ chung kia huống chi pháp thân mà có thể biết ư!

Hỏi: Giải thích như thế lẽ ra là Địa luận và nghĩa xưa đó ư?

Đáp: Luận Pháp Hoa có văn nầy không nên trái lại, chỉ vì nay đọc luận không đồng với ý xưa, nghĩa xưa chỉ như trước giải thích, nay nói nghĩa sinh khởi có lý do, chính vì người Nhị thừa cho là đức Thích-ca ở cung vua mới sinh, cuối cùng diệt ở Song lâm như Đại Kinh nói: đó gọi là Nhị thừa tà kiến quanh co, nay vì phá bệnh này cho nên nói: từ lâu đã thành Phật chẳng phải mới ở thành Già-da, lại gấp bội số trên chẳng phải cuối cùng ở song thọ, vì phá thỉ chung nên nói vô thỉ chung. Nhưng Như Lai đâu phải thỉ chung vô thỉ chung,v.v… bốn câu có thể chấp ư!

Hỏi: Các câu ấy là phá bỏ thỉ chung nói vô thỉ chung, vì sao vô chung thì dài mà lại nói gấp bội, vô thỉ thì ngắn chỉ nói Bổ xứ không biết ư?

Đáp: Lời nói này cũng có ý chỉ sâu xa trong hai nghĩa chính là lấy nghĩa vô chung, vì sao? Vì chứng thường có hai:

1/ Lâu chứng.

2/ Mới chứng, hai thứ này chỉ được nói thường, chỉ nghĩa vô chung là thường, hữu chung là nghĩa phi thường, chánh lấy vô chung để hiển nghĩa thường, bác bỏ Nhị thừa vô thường cho nên nói lại gấp bội. Do đó vô chung thì dài vô thỉ thì ngắn. Nếu pháp thân vô thỉ vô chung nghĩa nầy không dài không ngắn, chỉ tự nó nhiếp lĩnh Tương truyền có nói hai dòng sông:

a) Bồ-tát hành trong sông Phật tánh.

b) Phật hành trong sông Phật. Bồ-tát hành tại trong sông Phật tánh: Đây muốn hiển ba đời không có nghĩa ba đời, vì sao? Vì Bồ-tát còn là vô thường chưa tránh khỏi pháp của ba đời, cho nên căn cứ ba đời tu hành muốn nói lên Trung đạo Phật tánh chẳng có pháp ba đời. Vì vậy Bồ-tát ba đời muốn hiển nghĩa không có ba đời. Như Lai đã lìa pháp ba đời, nay tạo ba đời ấy đây không có ba đời vì chúng sinh nên Phương Tiện làm ba đời, cho nên Phật hành trong sông Phật nói không có nghĩa ba đời. Nay trong đây nói ba đời lợi ích chúng sinh, đều là Phật hành trong sông Phật không có ba đời mà ba đời lợi ích chúng sinh, quá khứ thì không diệt mà diệt hiện tại không sinh mà sinh, vị lai không đến mà đến. Đã không diệt mà diệt, tuy diệt mà không diệt, không sinh mà sinh tuy sinh mà không khởi, ba đời như thế rõ ràng mà không khởi động, không ba đời ba đời tức là ba đời không ba đời, nhưng không ba đời ba đời đâu phải là ba đời, ba đời không ba đời đâu phải là không ba đời! Cho nên, chẳng phải ba đời chẳng phải không ba đời mà ba đời không ba đời, tuy ba đời không ba đời mà chẳng phải ba đời không ba đời, do đó thân Như Lai bất khả tư nghì bặt dứt cảnh giới phàm phu Nhị thừa.

Kế là chỉ nói về nghĩa ba đời không ngăn ngại: ba không một, một không ba, không ba không một được gọi là ba, một, cho nên kinh Hoa Nghiêm chép: Hiện tại là quá khứ, quá khứ là hiên tại, quá khứ gọi là quá khứ của hiện tại, hiện tại gọi là hiện tại của quá khứ, vị lai gọi là vị lai của hiện tại, cho nên ba đời đều là nhân duyên. Do quá khứ là lại quá của hiện tại, quá khứ được gọi là hiện tại, do hiện tại là hiện tại của quá khứ, hiện tại được gọi là quá khứ, vị lai cũng vậy. Lại ba đời được gọi là một đời, một đời được gọi là ba đời, đây là một, ba được gọi là ba, một, ba, một được gọi là không ba, một như hiện tại hiện tại là vị lai, vị lai là hiện tại. Lại nói kiếp kiếp quá khứ thu nhiếp kiếp hiện tại, kiếp hiện tại thu nhiếp kiếp vị lai, kiếp dài thu nhiếp kiếp ngắn, kiếp ngắn thu nhiếp kiếp dài, kiếp có Phật thu nhiếp kiếp không Phật, kiếp không Phật thu nhiếp kiếp có Phật, cho đến 1 kiếp nhiếp thu tất cả kiếp, tất cả kiếp thu nhiếp một kiếp, do có nhân duyên vô ngại cho nên được như thế. Nếu có định tánh sao có thể như vậy, tức kinh này nói diệt là bất diệt, bất diệt là diệt, bất sinh là sinh, sinh là bất sinh, cho nên Đa Bảo diệt mà bất diệt, và Thích-ca sinh mà bất sinh, đây đều là nghĩa ba đời tự tại không ngăn ngại.

Hỏi: một đời vì sao được gọi là ba đời, ba đời vì sao được gọi là một đời ư? ba đời thời gian ngăn ngại lẫn nhau vì sao được gọi như vậy ư?

Đáp: kinh Hoa Nghiêm nói: Vô lượng kiếp trong một niệm, một niệm trong vô lượng kiếp, không đến không chứa nhóm mà hiện có việc các kiếp, vì pháp không có tánh nhất định, Bồ-tát đắc các pháp thật tướng do đó có thể như thế.

Hỏi: Đây vẫn chưa nói, xin chỉ bày tướng kia?

Đáp: Vô lượng kiếp cũng là chánh đạo, một niệm cũng là chánh đạo, chánh đạo đã không khác thì vô lượng kiếp trong một niệm đâu có khác ư? Lại sao thất một niệm vô lượng kiếp! Cũng chẳng phải vô lượng kiếp nhóm đến, một niệm cũng như vậy. Vô lượng kiếp một niệm việc thường không mất. Triệu Sư nói: Như động mà tĩnh tựa như tướng qua lại có thể dùng thần hội nhập không thể dùng sự cầu.

Kế là nói nghĩa ba căn: Hỏi: Vì sao nói nghĩa ba căn ư? Đáp: Phật năng hóa có lợi ích chúng sinh ba đời, chúng sinh sở hóa có ba căn cho nên văn nói người có nhiều con, hoặc mười người, hai mươi người cho đến số trăm,v.v…

Hỏi: ba căn đây cùng ba căn ở phẩm Thí Dụ có gì khác nhau?

Đáp: Kia nói một Ba thừa làm ba căn, trong đây chỉ chọn độn lợi nói về ba căn, làm sao biết như vậy? Văn nói: Trong các con có người thất tâm là độn căn, người không thất tâm tức là lợi căn.

Hỏi: Căn cứ vào đâu mà luận lợi độn ư?

Đáp: Căn cứ vào ba đời nói về:

1/ Nếu quá khứ lâu xa tu tập quán vô sở đắc, quán mạnh mà phiền não yếu, do quá khứ gặp Đức Phật Thích-ca được liễu ngộ gọi là thượng căn.

2/ Đối quá khứ tu tập quán vô sở đắc, quán yếu mà phiền não có chút mạnh nên gặp tri thức ác trôi dạt trong năm đường cho đến dần dần tu tập gốc lành, ngày nay đức Thích-ca xuất thế, từ sơ sinh đến nghe nói pháp Hoa đều được lãnh ngộ gọi là trung căn.

3/ Nếu quá khứ tu tập thiện yếu mà phiền não mạnh cũng trôi dạt trong năm đường rồi sau tu tập chút gốc lành cảm đến đức Thích-ca xuất thế từ mới sinh cho đến nghe nói pháp Hoa nghe đến các giáo mà không ngộ đến thời Niết-bàn Phật xướng diệt mới được lãnh ngộ, người như thế gọi là hạ căn. Nhưng thí dụ chỉ nói hai hạng người sau, căn cứ trước trong pháp nói nói quá khứ lâu xa đã thành Phật, dẫn dắt làm lợi lạc chúng sinh như ngàn thế giới vọt lên các Bồ-tát v.v… đều do đức Thích-ca quá khứ hóa đắc gọi là người thượng căn.

Hỏi: Vì sao từ mới sinh đến Pháp Hoa mới ngộ gọi là Trung căn ư? Đến Niết-bàn mới hiểu gọi là hạ căn ư?

Đáp: Đức Phật mới thành Phật khai một làm ba đến trước thời Pháp Hoa cầu con cũng chưa được, từ Pháp Hoa mới gom ba về một tìm con mới được nên một phen hóa rốt cùng tại Pháp Hoa. Cho nên có vô lượng thế giới số người như cát bụi đều được ngộ đạo, vì vậy đến thời nay kết thúc làm một căn. Ở trong Pháp Hoa lại chưa được liễu ngộ, Như Lai lại xướng diệt cho đến Niết-bàn mới được lãnh giải nên gọi là hạ căn.

Hỏi: Ba đời lợi ích chúng sinh có hóa độ người ba căn hay không?

Đáp: Quá khứ lợi ích chúng sinh là người thượng căn, hiện tại lợi ích chúng sinh là người trung căn hạ căn, chúng sinh ba căn ở trong hai đời đều lãnh ngộ, do đó trong văn chính nói hai đời lợi ích chúng sinh, không nói vị lai lợi ích chúng sinh vì hóa độ cùng tận ba căn, nếu vị lai hóa vật lại là các duyên khác.

Kế là nói nghĩa cõi tịnh: Hỏi: Kinh nói các chúng sinh thấy cõi bị thiêu tất cả mà cõi tịnh ta vẫn không bị huỷ, sao gọi là cõi tịnh ư? Đáp: Ngài La-thập nói: Đó là khác chất đồng chỗ, tịnh uế hai chất đồng ở một chỗ, nghĩa là uế ở chỗ tịnh, tịnh ở chỗ uế, cho nên nói đồng ở một chỗ.

Hỏi: Do đâu mà được như vậy ư?

Đáp: Tịnh uế thô diệu khác nhau nên không chướng ngại nhau, như Thiên tử thủ chân thân không ngăn ngại đất. Lại như địa ngục vô gián tuy trăm ngàn chỗ cùng cũng không bị ngăn ngại lại như đề hồ không vướng ngại bởi đồ đụng thô, huống chi hai chất tịnh uế mà ngăn ngại nhau ư? Cho nên đốt cháy uế và tịnh không đốt cháy như lửa cõi dục không thể đốt cháy thân ở trời Tịnh cư, huống chi là Tịnh độ ư!

Hỏi: Đã có cõi tịnh vì sao không có lửa tịnh có thể đốt cháy? Đáp: Uế độ có ba tai cõi tịnh không có ba tai.

Hỏi: Cõi uế bị ba tai đốt cháy có thể là vô thường, cõi tịnh không có ba tai vì sao hoại được ư?

Đáp: Đệ tứ thiền thoát khỏi ba tai mà có bắt đầu khởi sau diệt cho nên vô thường, lại có niệm niệm vô thường, cõi tịnh cũng đủ hai thứ nầy.

Hỏi: Cõi uế có kiếp số, cõi tịnh cũng vậy, vì sao khác nhau có ba tai ư?

Đáp: Kiếp thẳng là thời tiết gọi là ba tai ắt do lỗi lầm nên cõi uế có, cõi tịnh không có, như ví dụ năm thứ vẫn đục.

Sanh Pháp sư giải thích cõi tịnh không bị hủy nói rằng: Phàm Đức Phật không hiện hữu đó là do chúng sinh xấu uế, vì uế nên không hiện hữu, không uế thì hiện hữu. Không uế nên mượn bảy báu để nói, nói không có đất uế. Tuy có cõi bảy báu thanh tịnh mà so với không có hình cũng đâu khác gì uế chất ư! Dùng lý mà luận chính là nghĩa không có cõi nước. Đã mượn cõi nói không cho nên gọi là cõi tịnh, tịnh vô độ thì đâu chẳng phải pháp thân gá thác! Cho đến cõi uế bị đốt cháy là tự tội báo chúng sinh cũng đâu có tốn thương không gì chẳng tịnh, cho nên chúng sinh bị kiến chấp đốt cháy, cõi tịnh không bị huỷ diệt được.

Lời bình rằng: Phật hoặc bỏ ba thân hoặc gọi là hai thân bản tích, do thân so với cõi cũng có ba cõi và hai cõi. Pháp thân dừng nghỉ ở cõi Trung đạo đệ nhất nghĩa như kinh Anh Lạc nói.

Lại như kinh Nhân Vương nói:

1/ Tam Hiền, mười Thánh trụ nơi quả báo chỉ có Phật ở cõi tịnh. Lại Luận Nhiếp Đại Thừa nói chân như tức là cõi Phật trụ. Về sau thấy luận Pháp Hoa nói chân như thường trụ là cõi nước.

2/ Xá-na báo thân hóa các Bồ-tát ở cõi tịnh cho nên có bốn tịnh: Hóa chủ tịnh, cõi nước tịnh, đồ chúng tịnh, giáo môn tịnh, bốn tịnh này đều do Bồ-tát tâm khí tịnh nên có bốn tịnh này cho nên Xá-na hóa Bồtát.

3/ Thích-ca hóa Nhị thừa tức là cõi uế, nghĩa là Nhị thừa thiên nhân tâm khí bất tịnh cho nên chiêu cảm bốn thứ bất tịnh. Nếu hợp ba thân làm hai thân bản, tích thì pháp thân gá ở bản độ, hai thân còn lại gá ở tích độ. Như vậy, ngài La-thập cho đất cát là uế, báu ngọc là tịnh. Nói khác chất đồng chỗ: đây là tích thân cõi tịnh. Đạo Sanh gọi bảy châu là pháp thân, bất luận cõi tịnh, nay xin bình giảng: Nếu nói pháp thân không gá nơi đất cát uế lại không ở nơi báu ngọc tịnh cho nên không có cõi như trước đã nói về, nếu chấp pháp thân gửi hình ở pháp thật tướng Trung đạo cũng là không có cõi này nghĩa ấy không đúng, rõ ràng ý của Đạo Sanh chỉ là cõi không có ngọc báu, chẳng phải không có cõi Trung đạo,v.v… nếu vậy, Đạo Sanh được nghĩa, cõi pháp thân thì mất tích độ; La-thập công được nghĩa tích độ thì mất ở bản độ, nếu hai Sư đều nói một nghĩa thì không có mất nghĩa. Vì văn nay nói đủ ba thân thì có đủ ba cõi. Do trước chưa bỏ ba thân nay mới bỏ ba cõi cũng như vậy.

Hỏi: Kinh nói một chất mà thấy có khác nhau sao gọi là một chất ư? Như người thấy nước, như quỉ thấy lửa, đây gọi là chất nước mà thấy lửa, chất lửa mà thấy nước hay chẳng phải lửa, chẳng phải nước mà thấy lửa thấy nước ư?

Đáp: Tịnh Danh, Hoa Nghiêm lúc mới đã nói; nghĩa này khó hiểu, nay lược quyết nghi, chỉ một chất nhiều thứ nay đầy đủ rõ ràng. Nếu dùng tướng nhất thật làm một chất vì lầm thật tướng cho nên có sáu đường thấy khác nhau. Như Đại Kinh nói: Là một vị dược tùy chỗ lưu xuất nên có sáu thứ khác nhau tức là việc kia. Như người thấy nước thì thấy có ba trần, thấy biết nơi lửa chỉ có sắc xúc đều do tâm điên đảo chiêu cảm cho nên thành thấy có nước lửa. Như người thấy sông Hằng là nước, quỉ thấy là lửa, tịnh uế cũng vậy, đều do chúng sinh hai nghiệp khác nhau cho nên có hai sự thấy khác nhau, thật không có tịnh uế như thế.

Hỏi: Đây đã là một cõi Trung đạo chất hai duyên tịnh uế cho nên thấy hai phải không ư?

Đáp: Đúng vậy. Cũng gọi là độ cũng gọi là thật tướng. Căn cứ trong tích luận một chất hai cái thấy, Thân tử thấy cõi đức Thích-ca là uế, Phạm Vương thấy Thích-ca là cõi tịnh, Thân tử thấy là ở cõi người, Phạm vương thấy là ở cõi trời, mà cõi tịnh của đức Thích-ca chẳng như cõi người trời này cho nên cõi đức Thích-ca như cõi thật trang nghiêm mà duyên trời người tự thấy hai cõi trời người cho nên một chất hai thấy khác nhau.

Hỏi: Thân tử tự thấy uế, Phạm vương tự thấy tịnh vì sao khai một chất làm hai thấy ư?

Đáp: Kinh nói Thân tử tự nói ta thấy cõi uế của đức Thích-ca, Phạm vương nói ta thấy cõi tịnh của đức Thích-ca. Đức Phật lại nói ta ở Tịnh độ mà ông không thấy, ba thứ đều nói cõi của đức Thích-ca cho nên biết hai duyên thấy cõi của đức Thích-ca là cõi của thiên nhân mà cõi Thích-ca chẳng phải cõi thiên nhân. Nói một chất hai cái thấy ấy, nơi một chất tịnh thấy uế, nơi uế chất thấy tịnh cho nên nói một chất hai thấy khác nhau.

Hỏi: Trước nói một chất hai sự thấy có thể như vậy, sau đối với chất tịnh thấy uế, uế bị đốt, tịnh có bị đốt không?

Đáp: Do nghiệp ác cho nên đối tịnh thấy uế mà tịnh thật chẳng phải uế, nghiệp ác cho nên thấy bất tịnh bị đốt cháy, mà tịnh thật không đốt.

Hỏi: chất tịnh hoại, chất uế có bị hoại hay không?

Đáp: Uế cũng bị hoại theo. Vì sao biết như vậy? Vì chất tịnh thuộc về nghiệp tịnh sinh khởi, nơi tịnh nương thấy uế, do tịnh hoại nên uế duyên không có chỗ thấy, như quỉ vốn dựa vào nước sông Hằng mà thấy lửa, nước sông Hằng khô thì quỉ không thấy lửa.

Hỏi: Nơi chất uế mà thấy tịnh là vì sao ư?

Đáp: Theo đây có thể biết. Kinh Tượng Pháp Thuyết Nghi nói: Hoặc thấy cõi này là đất cát hoặc thấy cõi này là bảy báu hoặc thấy toàn bằng vàng v.v… cõi này nhất định là chất gì ư? Đáp: Đây là do tùy nghiệp thấy khác, có thể gọi là khác chất đồng chỗ, đây là nói báo độ, lại là ứng độ, căn duyên ứng thấy uế, do được ngộ thị hiện dùng uế cho đến tịnh cũng như vậy, cho nên không ngăn ngại nhau.

Kế là nói nghĩa giáo môn của cõi tịnh, uế: Gồm có bốn câu:

1/ Trước nói một sau nói ba, như Xá-na trước vì Bồ-tát nói Nhất thừa sau ẩn bản Xá-na thùy tích Thích-ca giảng nói Ba thừa, như Trưởng giả cởi áo châu báu mặc áo thô xấu.

2/ Trước nói Ba thừa sau nói Nhất thừa, tức là Thích-ca trước nói ba sau nói một. Nói một đây tức là ẩn giáo Thích-ca, hiển giáo Xá-na, dứt tích Thích-ca hiển bản Xá-na, hai câu này nương nhau thành. Ban đầu nói dùng bản thùy tích, kế nói dùng tích hiển bản. Ban đầu cởi aúo quý báu mặc áo thô xấu, kế cởi áo thô xấu mặc áo châu báu.

3/ Từ đầu đến cuối thường nói Nhất thừa, như Thích luận nói thế giới bảy báu thuần các Bồ-tát, cho đến không nghe danh tự Nhị thừa.

4/ Chỉ nói Nhị thừa không nói Đại thừa, như Thích luận nói thế giới vàng ròng toàn A-la-hán cõi, bạc trắng đều cầu Duyên giác.

Hỏi: Văn kinh nói: Pháp của Thế Tôn về lâu sau phải nói chân thật, thuần là A-la-hán và Bích-chi-phật trong đó vì sao được nói Nhất thừa ư?

Đáp: Không hẳn một thời kỳ xuất thế mà trước phải nói Ba thừa sau nói Nhất thừa, chỉ có Chư Phật lâu sau quyết nói chân thật, vì không có cuối cùng trụ ở Nhị thừa không bao giờ thành Phật. Lại có bốn câu:

  1. Chỉ nói Nhất thừa không nói Ba thừa.
  2. Chỉ nói Ba thừa không nói Nhất thừa.
  3. Vừa nói ba vừa nói nhất, tức giáo của đức Thích-ca trước ba sau một.
  4. Không nói ba không nói nhất, như không nói thế giới, không nói b, một.

Lại có bốn câu:

  1. Độ tịnh mà thừa một, như thế giới bảy báu chỉ hóa Bồ-tát.
  2. Độ uế thừa ba, như cõi uế năm trược.
  3. Độ tịnh mà thừa ba, như Thân tử thành Phật và người trung căn, hạ căn cõi tịnh thành Phật có Ba thừa giáo.
  4.  Độ uế thừa một, chưa thấy văn riêng. Nước A-thâu-xà bảy tuổi trở lên đều học Đại thừa cũng là việc kia.

Kế là nói bốn câu:

1/ Vì nghi ba duyên nói Ba thừa.

2/ Vì một duyên nói một thừa, việc đây dễ hiểu.

3/ Vì người ba duyên nói một. Có thể đầy đủ hai nghĩa: a) Vốn là duyên Ba thừa gom về Nhất thừa. b) Bảo Ba thừa duyên nói nơi pháp Đại thừa.

4/ Vì Nhất thừa duyên nói Ba thừa, khiến Nhất thừa duyên biết ba là quyền, biết một là thật, như Thắng-man bảy năm vì người Hữu Học Đại thừa nói Ba thừa. Vì duyên Nhất thừa nói Ba thừa, khiến truyền hóa những người khác duyên Ba thừa. Duyên ngộ lại có bốn câu: Nghe một ngộ một, nghe ba ngộ ba, nghe ba ngộ một, nghe một ngộ ba, trước đã nói rõ.

 

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10