PHÁP HOA HUYỀN LUẬN

SỐ 1720

QUYỂN 04

Đời Hồ, Sa Môn Cát Tạng soạn.

Đầu tiên nói về nghĩa Nhất thừa tức giải thích nghĩa gom ba về một.

Hỏi Kinh nói: “Trong cõi Phật mười phương chỉ có Nhất thừa không có hai cũng không có ba,” Vì sao gọi là không hai không ba?

Đáp: Có người nói không hai là không có ha: Thanh văn và Duyên giác. Không ba: là không riêng hành sáu độ Bồ-tát thừa. Lại trước nói Ba thừa đều là Phương Tiện, nay giáo có một xe lớn khác với ba trước. Hỏi: Làm sao biết như vậy?

Đáp: Kinh dạy Phật dùng sức Phương Tiện chỉ cho biết dùng Ba thừa giáo, đã dùng Ba thừa làm Phương Tiện tức dùng Nhất thừa làm chân thật, tức gom Ba thừa trước về với Nhất thật nay. Lại nói xin cho chúng con ba thứ xe báu, trước đã xin ba nay liền ban cho một, vì thế cái xin thì không cho, cái cho thì không xin, tức biết có một xe lớn khác với ba xe nhỏ trước, dùng lý văn suy xét tức có bốn xe? Lời bình rằng: ba xe tranh luận nhiều từ đó mà ra hiểu rõ tức một bộ có thể thông, mê muội tức bảy trục đều bị kẹt, nay dùng tám văn trưng dẫn mới thấy đây giải thích là sai lầm.

– Thứ nhất, văn nói: “Như Lai chỉ dùng nhất Phật thừa cho nên vì chúng sinh nói pháp không có các thừa khác, không hai cũng không ba”, Văn nầy theo thật lớp nêu Ba thừa. Chỉ dùng Nhất Phật thừa gọi Phật thừa là bậc nhất. Không có các thừa khác, không hai không ba là: không có Duyên giác là thứ hai, không có Thanh văn là thứ ba. Dùng văn nầy nói tức chỉ có ba xe, tức chấp sai là lầm.

Hỏi: Kinh thường nêu Ba thừa mà không theo thứ lớp đây, nay sao lại nói ba, kế nói chỉ có một là thật còn lại hai là không thật? Chỉ nhất Phật thừa muốn dẫn dắt chúng sinh cho nên Phương Tiện nói ba, khảo sát thật mà nói chỉ Nhất Phật thừa là thật, hai thừa còn lại chẳng thật vì vậy cho nên nói ba nói hai, giống như ý một! Xin lập thí dụ gần để so sánh ý chỉ xa, như trong tay cha chỉ có một quả, muốn dẫn dụ các

con nên nói một quả thành ba quả, xét thật mà nói thì chỉ có một quả không có hai quả cho nên hai văn không trái nhau, dùng hai, ba đã nói hội nghĩa có thể hiểu.

Về sau thấy luận Pháp Hoa giải thích trong mười phương cõi Phật còn không có hai thừa huống chi có ba ư! Cùng ý nầy đồng. Luận nói đây là nghĩa ngăn ngừa, ngăn là nói không có Niết-bàn Nhị thừa, chỉ có Phật rốt ráo vô thượng Bồ-đề mới có đại Niết-bàn thôi! Đây chỉ nói không có hai thừa chỉ có Phật thừa, chẳng thể nói không có thiên chấp hành sáu độ Bồ-tát thừa. Cho nên, Quang Trạch lầm ý chỉ.

Kế là luận bốn câu: Hỏi: Gom ba về một, phá ba về một, bỏ ba bày một, phế ba lập một có gì khác nhau ư?

Đáp: Gom ba về một: là có hội giáo, hội hành hội duyên. Nói hội giáo: Trước bỏ ba thừa, giáo năm thừa đều là bày Nhất đạo, Đạo sở biểu đã là nhất, nay giáo năng biểu cũng là không hai, cho nên tất cả đều gọi là Đại thừa giáo. Hội hành: “Các ông tu hành đạo Bồ-tát, Như Lai trước nói có ba hạnh vì hướng đến Nhất đạo cho nên khiến tu ba hạnh”; Đạo mong đến không hai, hành năng đến đâu thể ba ư? Nói hội nhân: Như lai xuất thế vốn vì dạy cho Bồ-tát không dạy cho những người khác, sở hành của ba người đã là đạo Bồ-tát thì người năng hành đều thành Bồ-tát. Cho nên, văn nói chỉ vì dạy Bồ-tát không có đệ tử Thanh văn. Chỉ hội giáo chính là nhất thời, hội hành và nhân là xa khiến đến quả Phật.

Hỏi: Hội nhập có mấy thứ?

Đáp: Tự có dung hội xứng hội, tự có gom về xứng hội, nếu gom về xứng hội thì như trước đã nói. Dung hội xứng hội, là đã gom ba về một xong.

Duyên tức có người nghi rằng: Ba nếu về một vì sao nói ba, cho nên giải thích rằng: Trước dùng Phương Tiện cho nên nói ba, nay dùng như thật cho nên nói một, đây là dung hội nghĩa ba, một trước và nay cũng gọi là hội, nếu là nghĩa gom về chính là căn cứ ba hành, nghĩa dung hội nên căn cứ giáo môn, vì sao? Nếu gom ba nhân đồng về thành Phật, nghĩ như thế hội hành làm chánh, không dùng giáo môn vì thành Phật cho nên giáo chẳng gom về. Nếu chọn ý lập giáo là hiển Nhất thừa gọi là gom về. Phá ba về một, trước nêu Ba thừa chính là nêu nhất mà chúng sinh liền chấp chặt ba mà không thọ một giáo, cho nên phải phá. Kia chấp theo tình mà gọi là phá ba về một. Vì vậy cho nên văn nói nay vì các ông nói thật, sở đắc của các ông chẳng diệt.

Hỏi: Chỉ phá chấp tình cũng phá cả giáo ư!

Đáp: Ba giáo đối Phật thường là một giáo cho nên Đại Kinh nói: Thường hành Nhất thừa chúng sinh thấy ba. Nếu vậy đối Phật tức không phá, chỉ phá chúng sinh chấp giáo sinh mê, không phá giáo. Bỏ ba bày một: Khai trước ba là Phương Tiện, hiển nhất nay là chân thật. Phế ba lập một: Trước vì không kham nổi nghe một cho nên quyền nói ba giáo, nay đại duyên đã thuần thục có thể nghe một giáo tức phải phế bỏ trước ba lập giáo một nay. Phẩm Phương Tiện nói chánh bỏ ngay Phương Tiện tức là nghĩa phế.

Kế nói về thể của thừa: Hỏi: vì sao gọi là thể của Thừa Đáp: Thừa có cả nhân lẫn quả, quả thừa dùng muôn đức làm thể, nhân quả dùng muôn hạnh làm thể.

Hỏi: Làm sao biết có cả nhân lẫn quả ư?

Đáp: sau sẽ nói rộng, nay lược chọn hai văn. Luận Thập Nhị Môn dùng sáu nghĩa giải thích thừa, là thừa vững chắc của Chư Phật đại nhân cho nên gọi là Đại, nghĩa là quả thừa. Sở thừa vững chắc của Quán Thế Âm nên gọi là Đại, nghĩa là nhân thừa. Kinh này nói Phật tự trụ Đại thừa như chính pháp sở đắc, lấy đó độ cho chúng sinh gọi là quả thừa. Các con v.v… nương xe báu này mà thẳng đến đạo tràng gọi là nhân thừa. Luận Pháp Hoa nêu đủ thừa có cả nhân lẫn quả sau sẽ nêu ra, luận Duy thức cũng như vậy.

Hỏi: Thích luận nói: sáu độ là thể của thừa, vì sao thừa có cả nhân lẫn quả ư!

Đáp: Đây nói nhân thừa thôi! Trong phẩm Quảng Thừa nói đủ muôn đức muôn hạnh.

Hỏi: Trong nhân thừa vì sao có gốc ngọn?

Đáp: sáu độ tuy là thể của Đại thừa nhưng phải chánh quán Bátnhã, do chánh quán Bát-nhã muôn hạnh mới thành, tức Bát-nhã là gốc các hành còn lại là ngọn. Đây là căn cứ trong thể của thừa tự chia gốc, ngọn.

Hỏi: Đồng là không đắc sáu độ đều là chánh thể có gì gốc ngọn ư?

Đáp: Nếu sáu độ đồng là vô đắc thì cần tu Bát-nhã mới thành vô đắc nên nếu Bát-nhã là gốc thì năm độ là ngọn. Đại Phẩm nói: Bầy chim đậu trên núi Tu di đồng một sắc vàng, tuy đồng sắc vàng mà Tu di là gốc, phải do sắc Tu di mới đồng mà thôi!

Hỏi: Thừa trong nhân do Bát-nhã là chính, quả địa muôn đức lấy gì làm tông chỉ ư?

Đáp: Luận nói trong nhân gọi là Bát-nhã trong quả gọi là Tát-bà-

nhã, tức quả thừa dùng Tát-bà-nhã làm chính, thế nên kinh này từ đầu đến cuối đều khen ngợi tuệ Phật. Như nói vì nói tuệ Phật cho nên Chư Phật ra đời, cho đến Đa Bảo khen ngợi Đại tuệ bình đẳng tức là việc ấy. Luận Nhiếp Đại Thừa chép: cũng nói trí tuệ là thể của thừa, đây là không hai mà hai, khai mở gốc ngọn. Nhân duyên vô ngại mỗi hạnh nhiếp tất cả hạnh, đều được làm gốc nhân thừa, mỗi đức nhiếp tất cả tức, đều là gốc của thừa.

Hỏi: Pháp Hoa nêu đủ nhân thừa, quả thừa sao gọi là Chánh?

Đáp: Trong phần nói về tông dùng nói nghĩa nầy nói chánh pháp, vì thừa là thừa đây chẳng phải nhân, chẳng phải quả mới là chánh. Nay căn cứ Phương Tiện dụng dùng quả thừa làm chánh, vì sao? Vì quả là diệu cực, nhân chưa phải diệu cục, vì đề kinh gọi là Diệu pháp nên thích hợp dùng quả thừa làm chánh. Vì tiêu biểu quả diệu cực này, khiến người Ba thừa và tất cả chúng sinh đều tu diệu nhân hướng đến quả diệu cực này, sau đó mới được nói nhân thừa. Nếu cất bước tức nói nhân thừa làm chánh, cuối cùng nêu kỳ hạn biết đi về đâu? Như người trước biết đảo châu báu rồi mới tu hành hướng đến! Lấy đây mà suy xét quả là chánh, văn nghĩa nầy đã nói rộng tìm kiếm tự thấy. Sau thấy luận Pháp Hoa giải thích còn không có hai huống chi là ba ư! Là nói không có Nhị thừa Niết-bàn chỉ có Như lai đại Niết-bàn gọi là quả Phật, cho nên biết Nhị thừa cũng chọn quả thừa làm chánh, Đại thừa cũng chọn quả thừa làm chánh, vì vậy luận chỉ nóiiết-bàn.

Hỏi: Thừa có nghĩa rộng hẹp không?

Đáp: Năm thừa đối nhau, tự nói rộng hẹp nay không nói Căn cứ theo Nhất thừa tự nói rộng hẹp, quả thừa chẳng hệ lụy nào không hết, chẳng đức nào không tròn đầy nên gọi là rộng, nhân hạnh không như vậy cho nên gọi là hẹp. Căn cứ theo nhân tự nói, so địa đắc trăm pháp minh môn cho nên hẹp, nhị địa đắc ngàn pháp minh môn cho nên rộng, như vậy có thể biết.

Hỏi: Vì sao là thừa nhất thể và thừa khác thể?

Đáp: tương ưng với Bát-nhã không y, không đắc, quán không hai hiện tiền, như phẩm Nhất Niệm nói: Bồ-tát một niệm đầy đủ muôn hạnh, đây là thừa nhất thể, chưa được quán nầy hiện tiền gọi là khác thể thừa. Nhưng từ lúc mới phát tâm thì học quán không hai nên từ mới phát tâm thì gọi thừa nhất thể, một niệm đầy đủ muôn hạnh nên nói phát tâm rốt ráo, hai tâm không khác nhau, chỉ vì y cứ quán này có sáng tối cho nên chia ra một thể, khác thể. Căn cứ địa vị mà nói thì đắc vô sinh nhẫn là thừa nhất thể, chưa đắc vô sinh nhẫn là thừa khác thể.

Hỏi: Vì sao?

Đáp: Đại Phẩm nói: chỉ có Đức Phật Nhiên Đăng đắc vô sinh nhẫn tức không lìa sáu độ,v.v… không đắc muôn hạnh.

Hỏi: Vì sao gọi là thừa gần, thừa xa?

Đáp: Do tâm Bát-nhã khởi, như không trụ pháp trong Bát-nhã, không xả đầy đủ sáu độ như đàn,v.v…, không sinh cho nên đầy đủ đạo phẩm cũng như phẩm Quảng Thừa nêu tất cả đức hạnh, sau đều tổng kết nói vô sở đắc, thừa như thế gọi là thừa gần: Nếu nói cúi đầu, đưa tay đều thành Phật đây thì có thiện sở đắc gọi là thừa xa, làm sao biết như vậy? Pháp Hoa nói thừa nầy mầu nhiệm thanh tịnh bậc nhất, đối các thế gian không có thừa nào hơn đây đâu phải thiện mà hàng trời người chứng đắc ư! Nay Bồ-tát đã thực hành từ lúc mới phát tâm đã thực hành quán vô sở đắc, đây là thừa gần không có thừa xa, nhưng y theo vô sở đắc tự có sáng tối, cho nên chia ra gần xa.

Hỏi: Thích luận giải thích trong phẩm Vô sinh nói: có đạo gần, đạo xa. Đạo gần nghĩa là ba mươi bảy phẩm, đạo xa là sáu pháp Ba-lamật, nhưng đạo phẩm và sáu độ đều là thừa vì sao chia ra gần xa ư?

Đáp: Số luận Sư, Địa luận Sư Pháp Hoa Sư v.v… không có nghĩa nầy nên không giải thích. Nay nói nghĩa nầy có thể có bốn điều:

1. Sáu độ đạo phẩm là vô sở đắc cho nên đều là gần.

2. Đều có sở đắc cho nên đều là xa.

3. Vô sở đắc sáu độ là gần, có sở đắc đạo phẩm là xa.

4. Vô đắc đạo phẩm là gần, có đắc sáu độ là xa. Nay nói sáu độ làm xa, đạo phẩm làm gần, vì giải thích văn kinh phẩm Vô sinh. Văn kinh nói: Có sáu độ thế gian, sáu độ xuất thế gian, đạo phẩm chỉ nói đạo phẩm xuất thế, không nói đạo phẩm thế gian, Luận chủ giải thích một nghĩa nầy cho nên nói sáu độ là xa, đạo phẩm là gần.

Hỏi: Sáu độ vì sao gọi là xa, đạo phẩm vì sao gọi là gần ư?

Đáp: Sáu độ có thế gian, xuất thế gian lẫn lộn nên xa, đạo phẩm thuần là xuất thế gian cho nên gần.

Hỏi: Sáu độ vì sao lẫn lộn, đạo phẩm sao không lẫn lộn?

Đáp: Trong sáu độ nói có cả cạn sâu, như bố thí trì giới nhẫn nhục,v.v… thông cả cạn sâu thì được nghĩa lẫn lộn, trong đạo phẩm nói định tuệ, định tuệ sâu đối với bố thí, trì giới, căn cứ một nghĩa nầy cho nên sáu độ là xa, đạo phẩm là gần.

Hỏi: Nghĩa nầy căn cứ Đại thừa, Tiểu thừa chia ra gần xa phải không?

Đáp: Nếu căn cứ Đại thừa, Tiểu thừa một phen chia ra thì đạo

phẩm là Tiểu thừa hành, cho nên là xa, sáu độ chính là thể của thừa cho nên là gần, nếu căn cứ Hạnh Bồ-tát đều là vô đắc thì đều là chánh hạnh, sáu độ, đạo phẩm đều là thừa gần.

Kế nói về nghĩa vận chuyển ra: Hỏi: Vận chuyển ra nói thừa (xe): nhân thừa, quả thừa làm sao gọi là chánh ư?

Đáp: Căn cứ nhân môn chính là nói vận xuất. Thích luận nói: Thừa ấy từ trong ba cõi lưu xuất ra đến quả Phật tức trụ biến thành Tátbà-nhã cho nên nhân thừa là chánh. Nếu dùng năng vận xuất chúng sinh thì Phật thừa là chánh, chỉ có Đức Phật mới đầy đủ vận xuất tất cả chúng sinh mà nhân thừa không sánh bằng quả thừa.

Hỏi: Thế nào là tự vận, vận tha?

Đáp: Căn cứ vận xuất làm nghĩa, nói nhân thừa có tự vận vận tha, quả thừa chỉ có nghĩa vận tha, Phật đã xuất không nhọc vận nữa. Nếu tùy ý tự tại nói vận này, thì quả đức có đủ vận nầy.

Kế là nói thừa đầy đủ: Hỏi: Thế gian thừa có người năng thừa, pháp sở thừa và thừa hành đầy đủ, Nhất thừa có nghĩa này hay không?

Đáp: Có, Đại Phẩm chép: Thừa và sở thừa nhân pháp Thích luận nói sáu độ chính là thể của thừa, từ bi và Phương Tiện, hai thứ này là Đại thừa đầy đủ. Vì sao? Vì có từ bi cho nên năng rộng vận chúng sinh, có Phương Tiện khéo léo nên có khả năng ra khỏi sinh tử, lại có từ bi nên không theo địa Nhị thừa, có Phương Tiện nên không theo địa phàm phu, ra khỏi hai địa này nên có thể đến quả Phật, cho nên hai thừa này gọi là thừa hành đầy đủ. Cũng như thuộc địa Nhất thừa nhưng nghĩa chia thành có hai, trong pháp Tiểu thừa không có hành cụ này.

Kế là luận Trung Biên phân biệt nói thừa có năm:

1. Thừa bản là chân Như Phật tánh.

2. Thừa hành là phước tuệ,v.v…

3. Thừa nhiếp gọi là tâm từ bi, dẫn dắt tất cả chúng sinh cùng vượt dòng sinh tử.

4. Thừa chướng là chướng phiền não và chướng trí, phiền não trong ba cõi gọi là chướng phiền não, tất cả chướng còn lại làm ngăn chướng hạnh giải gọi là chướng trí.

5. Thừa quả tức quả Phật.

Luận Duy thức giải thích thừa có ba thể sáu nghĩa. Ba thể đồng như trước:

1) Tự tánh hai không, hiển chân như.

2) Tùy lưu, tùy thuận, tự lánh lưu phước tuệ các pháp Thập địa v.v…

3) Đạt đến quả tức tùy lưu sinh ra vô thượng Bồ-đề và tất cả pháp bất cộng.

Sáu nghĩa là:

1) Thể là như hư không xuất ly bốn việc chê bai.

2) Nhân nghĩa là phước tuệ.

3) Nhiếp, nhiếp tất cả chúng sinh.

4) Cảnh giới rõ ràng chân tục tu hai đế.

5) Chướng tức da, thịt, tâm ba chướng.

6) Quả nghĩa là vô thượng Bồ-đề.

Sáu nghĩa nầy theo thứ lớp chính là dùng chân như làm căn bản. Vì có như thế nên khởi hai hạnh phước tuệ, vì khởi hai hạnh phước tuệ nên năng nhiếp độ tất cả chúng sinh, nhiếp tất cả chúng sinh do chiếu cảnh mê chân tục, cố chấp thành hoặc thì lầm lỗi, nương lý thấy cảnh nên năng dứt hoặc, dứt hoặc cho nên đắc quả Phật.

Hỏi: Thừa nghĩa là gì?

Đáp: Luận kia giải thích rằng: Thừa là nói lên nghĩa chuyên chở. Do chân như Phật tánh nên xuất ra các hành như phước tuệ v.v… do các hành phước tuệ nên ra khỏi sinh quả Phật, quả Phật chở ra khỏi chúng sinh. Luận Nhiếp Đại Thừa nói có Ba thừa: Thừa nhân, thừa quả và thừa đắc. Thừa nhân là chân như Phật tánh, bậc nhất nghĩa không là thừa nhân, thừa duyên là muôn hạnh, thừa đắc là quả Phật.

Hỏi: Chân như Phật tánh sao nói là thể của thừa?

Đáp: Chỉ có chân như Phật tánh là chân thật, tu muôn hạnh là muốn nói lên Phật tánh này, Phật tánh nói lên nên gọi là pháp thân, ba điều nay rất cần nhau lấy Phật tánh làm gốc nên gọi là Nhân. Tuy có nhân lại phải cần duyên nhân, nhân duyên đầy đủ cho nên đắc quả nay không trái với nói này.

Luận Pháp Hoa cũng nói ba thứ:

1/ Thể của thừa; Là Pháp thân Như lai bình đằng tức Phật tánh là thể của thừa.

2/ Lại nói Phật thừa là Như lai đại bát Niết-bàn, đây là nói quả Phật làm thể của thừa, ẩn, hiển làm khác thật sự không hai.

3/ Lại giải thích việc các ông làm là đạo Bồ-tát và cúi đầu đưa tay khéo phát tâm Bồ-đề tu Hạnh Bồ-tát tức là liễu nhân chính gọi là thừa duyên. Đây cũng là nghĩa ba thứ Phật tánh. Thừa duyên nghĩa là dẫn xuất Phật tánh tức liễu nhân, thừa thể nghĩa là nhân Phật tánh, thừa quả là quả Phật tánh. Không nói quả quả tánh vì quả quả tánh thuộc về quả môn. Không nói cảnh giới tánh vì cảnh giới tánh thuộc nhân môn.

Lại nói rộng có năm: lược chỉ có ba. Lại đối chiếu luận Thập Nhị Môn có đủ bốn việc:

1- Thừa bản: Nghĩa là các pháp thật tướng do thật tướng sinh Bátnhã nên thật tướng là bản, tức là nghĩa thừa cảnh.

2- Thừa chủ: Do Bát-nhã nên muôn hạnh được thành, vì vậy Bátnhã làm chủ tức trí tuệ.

3- Thừa trợ: Trừ Bát-nhã ngoài ra tất cả hành đều giúp sức mà thành Bát-nhã.

4- Nương quả thừa này mà đắc Tát-bà-nhã.

Lại Kinh nầy nói thừa có ba việc: 1) Xe. 2) Trâu. 3) Khách theo. Xe có cả nhân quả muôn đức muôn hạnh, trâu cũng có cả nhân quả Trung đạo chánh quán, lìa cấu đoạn và thường gọi là bạch, do quán nầy cho nên dẫn muôn hạnh vượt sinh tử như trâu, đây là nghĩa Bát-nhã dẫn các hành.

Hỏi: Bát-nhã tức là xe vì sao lại dụ trâu?

Đáp: Một pháp hai nghĩa chia ra dẫn dắt như nghĩa trâu vận chuyển gọi là xe, các hạnh khác chỉ có giúp thành vận xuất, chỉ có nghĩa xe mà không dẫn dắt cho nên không có nghĩa trâu, đây là nghĩa nhân địa trâu. Quả địa trâu: Đức bên trong thì lấy chân tuệ làm trâu, dụng bên ngoài dùng lục thông vô cấu làm trâu trắng, cỡi mà dạo khắp năm đường vận chuyển chúng sinh. Khách theo: lấy quả đức làm xe, thì nhân vì khách theo nhân hành vì xe thì ngoại giới các hành làm xe giới, nội hành làm khách theo như trong phần xin xe giải thích.

Lại Đại Phẩm nói thừa có năm việc:

  1. Thừa xuất tức là thừa lúc mới là từ ba cõi vượt ra.
  2. Thừa cuối cùng đến Tát-bát-nhã.
  3. Thừa trụ: nghĩa là muôn hạnh vô sở trụ làm trụ.
  4. Pháp sở thừa tức là sáu độ.
  5. Người năng thừa là Bồ-tát.

Hỏi: Các Kinh Đại thừa nói và trong Bách luận Đại thừa, v.v… nói về điều này có thể tin nhận. Như Duy Thức Nhiếp Đại Thừa và luận Pháp Hoa,v.v… ắt có thể tin ư?

Đáp: ở đây nói đồng với Bà Tẩu soạn. Trong Phó Pháp truyện ngài Thiên Thân nói có người kìa vì vậy cho nên đáng tin. Lại xem ý nghĩa tuy khác với ngôn ngữ Đại thừa mà ý thì đồng cho nên đáng tin.

Hỏi: Người ba học thường bác bỏ, có nghĩa sở đắc, vì sao nay đều dùng các nhà khác nhau mà nói ư?

Đáp: Đại Sư Hưng Hoàng làm tựa Thích luận rằng: Thống lãnh chung các việc mầu nhiệm trình bày nghĩa hay đẹp của các nhà khiến sự chấp khác ấy tiêu dứt đồng trở về một. Do ý chỉ nầy rõ ràng nên chẳng chấp nào không phá, chẳng nghĩa nào không nhiếp, khéo dụng thì chẳng gì không phải cam lộ, vụng uống đều thành thuốc độc. Nếu chuyên bám vào các lời nói bác bỏ chấp phá, thì người này chưa thấu đạt ba luận.

Hỏi: Thế nào là khéo dùng, thế nào là vụng uống?

Đáp: Nếu năng tâm vô sở đắc nói vô sở trụ, Như các cây trong hư không, lưới giăng trong hư không như huyễn như hóa, tùy bệnh tùy người, dù hành sự sản nghiệp mà đều là đại bát Niết-bàn đều ứng với chánh pháp Bát-nhã gọi là khéo uống, trái với đây thì gọi là vụng uống. Ý nầy đã nói như trong tông giải thích.

Lại, ngài Long Thọ ra đời chế ra đại y, phải là trước phá sạch tất cả bệnh sở đắc, khiến rốt ráo không còn sót, bất luận Tiểu thừa, Đại thừa nội đạo, ngoại đạo, có văn làm nghĩa không văn thì cấu tạo, hễ tâm có một chút nương tựa thì nói là có một câu tướng nhất định, thảy đều rửa sạch cho rốt ráo trong sạch, nhưng bất tịnh đã bo, tịnh cũng không giữ lại, năm câu như vậy khiến cho lời cùng lự dứt, rồi mới được dối vô danh tướng gượng nói danh tướng, tuy gượng nói danh tướng mà nói bất động không nói, cho nên Bảo Tích khen ngợi rằng: có khả năng khéo léo phân biệt các pháp tướng đối với bậc nhất nghĩa đế bất động. Lại kinh chép: Lành thay! Thế Tôn! Bất động chân tế vì các pháp lập xứ. Nếu có thể đối với tất cả nghĩa đều dụng như thế mới gọi là luận Đại Thừa của Long Thọ. Không như vậy thì lại đồng với chấp xưa, nếu giữ lại một chút tâm trụ trước thì lui sụt, không tổn hại đối với phiền não, tiến lên không thể mở rộng dương Phật pháp. Lại phá sạch tất cả bệnh sở đắc Đại Tiểu thừa rồi mới đối với mỗi nghĩa nên dùng bốn Tất-đàn quán xuyến, nay sẽ nói lược một ý. Mười hai bộ kinh tám muôn pháp tạng đều là thuận theo thế tục cho nên có ngôn nói này. Nếu không thuận theo thế tục thì không có một lời mà không có lời nào chẳng nói, nên có nói gì cũng đều thuận thế tục gọi là thế giới Tất-đàn. Mười hai bộ kinh tám muôn pháp tạng nói đều trái nhau; hoặc ba hoặc một hoặc vô thường hoặc thường, hoặc Phật vượt ngoài hai đế hoặc trong hai đế, hoặc ba đời có hoặc một đời có, như Đại Kinh nói hơn ba mươi môn tránh luận, người vô trí đều chấp một ý lẫn lộn phải trái. Hiện đời khởi sự tranh luận, thêm lớn phiền não, cho đến cắt đứt gốc lành, rơi vào đường ác tựa như tăng ở địa ngục sánh với người này. Muốn tránh khỏi lỗi này thì phải dùng Tất-đàn thứ hai. Sở dĩ tám muôn pháp tạng và trần sa pháp môn đều trái nhau, đây là Như lai mỗi mỗi đều là Tất-đàn vị nhân cho nên không trái nhau. Như Đại kinh chép: Do chúng sinh nầy chẳng phải một căn tánh chẳng phải một bạn lành, chẳng phải một cõi nước, vì vậy Như lai không được một bề nhất định. Dùng nghĩa nầy quán trong tất cả pháp môn không lẫn lộn sai trái, không khởi phiền não thoát khỏi tợ như tăng. Thứ ba gọi là Tất-đàn đối trị. Như lai sở dĩ nói mỗi pháp đều là Tất-đàn vị nhân là nói tám muôn pháp tạng và trần sa pháp môn đều là đối trị phiền não của chúng sinh. Như Đại Kinh nói: Thí như đại địa các núi cỏ thuốc năng làm lương dược trị bệnh cho chúng sinh, pháp của ta cũng như vậy có công năng trị bệnh phiền não cho chúng sinh. Vì vậy nên tất cả giáo môn không có tánh nhất định chỉ khiến bệnh dứt, bệnh dứt cho nên không có gì chẳng phải thuốc, bệnh không dứt thì không phải thuốc. Bệnh đã dứt thì thuốc cũng bỏ, không nên chấp trước nữa. Thứ tự là Tất-đàn đệ nhất nghĩa: ba môn trước đều là vì chúng sinh cho nên có Phương Tiện như thế, nếu nói về chánh đạo thì không hề có một lời nói huống chi có tám muôn ư! Còn chẳng có lời nói huống chi là không nói ư! Cho nên vượt qua tất cả ngôn ngữ, dứt tất cả hý luận. Như ngọn lửa không thể xúc chạm bốn bên để lửa cháy tay, dùng bốn môn này có thể thông suốt tất cả văn nghĩa, dùng bốn môn này cho nên tất cả kinh có thể tạo thành, tất cả bệnh có thể trị, không đắc bốn môn này thì một câu kinh cũng không thể tìm, một phiền não cũng không thể phá.

Hỏi: Tại sao căn cứ vào nghĩa Nhất thừa giải thích ý nầy?

Đáp: Nhất thừa là chánh tông của Chư Phật ba đời, căn cứ theo đây giải thích. Lại liễu ngộ như thế mới có thể năng động năng xuất cho nên gọi là Thừa. Nếu tạo một câu định chấp bất động bất xuất làm sao gọi là thừa được ư! Đại Kinh nói: Nếu có tướng nhất định là tướng sinh tử là tướng ma vương chẳng phải tướng Phật pháp, vì vậy cho nên tất cả các pháp không có tướng nhất định.

Hỏi: Thường tạo tướng không nhất định phá tướng nhất định, như thế tức là tướng nhất định ư?

Đáp: Phá định nói vô định, vì sao lại phá vô định ư!

Hỏi: Nếu đều không có sở chấp tức là chấp bèn không chấp đối với chấp, mà chấp đối với vô chấp nên lại là chấp ư?

Đáp: Nay nói không chấp là vì chấp không, nên nói không chấp! Đã nói không chấp đối với chấp thì đâu chấp vô chấp ư!

Hỏi: Chấp không lại chẳng chấp không tức là người chấp đoạn ư?

Đáp: Dứt tất cả chấp nên gọi là chấp đoạn đây có thể như vậy. Đại Phẩm chép: dứt tất cả chấp cho nên gọi là Đại, chính là sợ các kiến không thể dứt! Lại nếu có các chấp có thể nói chấp đoạn, thì các chấp ấy vốn không có chỗ nào để dứt ư! Kinh dạy động tâm là lưới ma, bất động là pháp ấn.

Kế là nói về động xuất. Hỏi: Đại Phẩm nói thừa nầy năng động năng xuất ở địa vị nào?

Đáp: Luận chép: Động là thuận nhẫn xuất là vô sinh nhẫn.

  1. Địa tiền là thuận nhẫn, Đăng địa là vô sinh nhẫn.
  2. Lục địa là thuận nhẫn, Thất địa là vô sinh nhẫn.

Nếu phàm phu là chúng sinh trong ba cõi thì Địa tiền là thuận nhẫn, phát địa là nhập Thánh vị ra khỏi ba cõi, đây thì Sơ địa là xuất, Địa tiền là động. Nếu Lục địa còn thọ nhục thân gọi là ba cõi, tức là Thất địa xả nhục thân ra khỏi ba cõi cho nên Lục địa là động, Thất địa là xuất, nhưng trong hai thì nghĩa trước là chánh.

Hỏi: Động xuất của Tiểu thừa nghĩa ấy như thế nào?

Đáp: Y theo trước có thể biết, trước Khổ nhẫn gọi là động, khổ nhẫn gọi là xuất. Quả thứ ba chưa ra khỏi ba cõi gọi là động, người Vô học dứt hẳn hoặc ba cõi gọi là xuất, lại hữu dư gọi là động, vô dư gọi là xuất. Chỉ căn cứ người mà nói, thì người Tiểu thừa chỉ có tâm xuất không có thân xuất khác với Đại thừa.

Kế là nói về thừa chướng. Hỏi: Thừa bị vật gì làm chướng ngại?

Đáp: Thích luận dùng sáu độ làm thể Đại thừa thì lục tế tức là chướng. Nếu chọn nghĩa thừa ra khỏi sinh tử tức là chấp sinh tử là chướng. Nếu chọn nghĩa thừa rộng lớn tức hẹp yếu là chướng, nếu dùng sáu độ xuất thế vô sở đắc cho nên năng suất tức hữu sở đắc sáu độ làm chướng, lục tế tức là chướng riêng, hữu sở đắc tức là chướng chung.

Kế là nói về hai tuệ: Hỏi: Hai tuệ Không, hữu vì sao chính gọi là Thừa?

Đáp: Xưa có hai giải thích: Nói không giải làm chánh thừa, hữu giải làm tùy theo. Như Thập địa không giải làm gốc năng sinh, hữu giải làm sở sinh của địa thượng. Kế là giải thích rằng nghĩa của địa như trước, nếu thừa chọn nghĩa vận tức hai giải đều năng vận, nay nói lấy Trung đạo chánh quán lam thể của thừa. Trung đạo chánh quán chẳng phải không, chẳng phải có mới vượt ngoài hai chấp có, không. Cho nên nói không hữu đều là thừa Phương Tiện dụng. Nghĩa của địa cũng như vậy.

Kế là nói về thỉ chung nghĩa chân, tương tự thừa: Hỏi: Thế nào gọi là thừa thỉ chung chân thừa, tương tự thừa?

Đáp: Có người nói: Ba mươi tâm là thừa chánh vị. Có người nói: Đăng địa là thừa chánh vị. Có người nói: Bát địa là thừa chánh vị. Có người nói: Ban đầu được Phương Tiện mất chánh thể, thứ hai được chánh thể mất phươg tiện, thứ ba được tịnh quán và thể thừa, mất không tịnh và thừa Phương Tiện. Cho nên, có đủ ba nghĩa, ba mươi tâm là Phương Tiện, Đăng địa là chánh thể, Bát địa là tịnh thừa, Thất địa là bất tịnh thừa. Lời bình rằng: Cuối cùng người thích tuy được văn kinh mà nghĩa vẫn chưa khéo, nay sẽ trình bày: phẩm Hỏi Thừa chép: Thừa ấy là vô thỉ vô chung không vượt ngoài ba cõi cũng không trụ Tát-bà-nhã như kinh có nói rộng, nếu muốn cho thừa xuất, thì người ấy muốn khiến vô sinh pháp nhẫn xuất, muốn cho pháp chân đế xuất, nhưng thật tế vô sinh thật tế không xuất, thừa cũng không xuất, do thừa không xuất cho nên vô thỉ vô chung không nhân không quả, thừa như thế mới gọi là xuất.

Hỏi: Nếu không có năng xuất, sở xuất, năng vận, sở vận thì không có thừa làm sao giải thích nghĩa Đại thừa ư?

Đáp: Bởi đắc nầy chánh và ngộ không thấy năng xuất, sở xuất mới gọi là xuất, có thể nói là không chỗ xuất mà xuất, xuất mà không có chỗ xuất. Nếu có năng xuất sở xuất năng vận sở vận thì có sở đắc, không có nghĩa xuất.

Hỏi: Vì sao gọi là xuất mà không có chỗ xuất?

Đáp: Kinh dạy do pháp bất động, pháp bất động ấy chẳng phải thừa, đó là thường trụ, gọi là bất động, cũng không nói chân đế, vì không nên bất động. Lại chẳng phải thừa không đi cho nên bất động, đây là nói thừa xuất rõ ràng mà không có chỗ xuất, nên gọi là bất động. Đã không xuất mà xuất, cũng vô thỉ mà thỉ, vô chung mà chung, vô thỉ mà thỉ, thỉ tự sơ tâm, vô chung mà chung, chung ở Thập địa, đây là nhân môn phân biệt sự thỉ chung kia. Căn cứ sự thỉ chung này lại chia làm hai vị: địa tiền Ba mươi Ba đây quán chưa đủ thành gọi là tương tự thừa, Đăng địa trở lên đắc quán hiện tiền đây, gọi là chân thật thừa, nên luận nói: Đĩa tiền gọi là thuận nhẫn, Đăng địa gọi là vô sinh nhẫn tức là nghĩa chân thật và tương tự.

Kế là nói tịnh bất tịnh (gồm và không gồm). Hỏi: Có người nói: Sơ địa tịnh, có người nói Thất địa tịnh. Có người nói Bát địa tịnh, việc ấy thế nào? Lời bình rằng: Mỗi pháp có thiên chấp đều mất ý chỉ, vì sao? Vì kinh, luận có đủ ba thứ tịnh: Như Kinh Nhân Vương và luận Nhiếp Đại Thừa,v.v… nói Sơ địa tịnh. Phẩm Phát thú trong Đại Phẩm giải thích tên Thất địa đồng Định tuệ địa, tức Thất địa tịnh. Nhân Kinh,v.v… và Địa Kinh nói Bát địa tịnh, do có đủ ba văn nên đều dụng.

Hỏi: ba thứ này trái nhau không nên hợp dụng.

Đáp: Không trái nhau, nói Sơ địa tịnh là từ lúc mới phát tâm liền học tịnh quán, đến Địa tiền còn là phàm phu cho nên không được tịnh, Đăng địa gọi là Thánh nên nói tịnh; lại Địa tiền gọi là thuận nhẫn, Đăng địa gọi là vô sinh nhẫn cho nên Sơ địa tịnh. Nói Thất địa tịnh: ở đây y cứ vị Địa, tự phân Sơ địa đến Lục địa gọi là thuận nhẫn, Thất địa gọi là Vô sinh nhẫn, thuận nhẫn tuy tịnh mà tịnh yếu kém nên không gọi là tịnh, Thất địa tịnh mạnh nên gọi là tịnh.

Hỏi: Vì sao biết như vậy?

Đáp: Vì Sơ địa so với trước gọi là Vô sinh nhẫn, nếu đối với Thất địa thì gọi là Thuận nhẫn, nếu so Sơ địa với Địa tiền thì Sơ địa là tịnh, nếu hiện rõ nơi thất địa thì Sơ địa chưa tịnh.

Hỏi: Vì sao Thất địa được gọi là tịnh, Lục địa không gọi là tịnh?

Đáp: Thất địa là công dụng đạo tròn đầy nên gọi là tịnh, Lục địa công dụng chưa tròn đầy nên chưa được gọi là tịnh. Lại nữa, Lục địa là Bát-nhã, Thất địa là Phương Tiện, vì Thất địa đủ hai tuệ nên được gọi là tịnh, Lục địa tuy có Bát-nhã mà chưa đủ Phương Tiện cho nên chẳng tịnh. Lại nói Bát địa tịnh nầy là căn cứ công dụng, vô công dụng mà phán lập tịnh, không tịnh, vì sao? Vì Thất địa tuy tịnh còn có công dụng, Bát địa nhậm vận thành tựu không còn công dụng, cho nên, Bát địa tịnh, Thất địa phi tịnh, dung hợp ba kinh không trái nhau.

Kế là nói về hai kinh: Hỏi: Kinh Pháp Hoa, Kinh Thắng-man đều nói về Nhất thừa, Nhất thừa có gì khác nhau?

Đáp: Các nơi khác nói Kinh Thắng-man liễu nghĩa, Pháp Hoa chưa liễu nghĩa. Nay nói Pháp Hoa đã nói lên Phật tánh, pháp thân tức lẽ ra không có giải thích liễu hay không liễu, chỉ Đại thừa là đồng, nói lược ba điều khác.

1/ Pháp Hoa đối phá ba chấp trở về Nhất thừa. Như Thắng-man không đối ba duyên chỉ vì bảy năm trở lên học duyên Nhất thừa, nói về nghĩa ra khỏi sinh thâu nhập. Xuất sinh giống như đại địa xuất ra kho tàng bốn thứ báu. Chánh pháp ra khỏi sinh Năm thừa. Thâu nhập: chánh pháp ra khỏi sinh năm thừa, Năm thừa qui về chánh pháp, xuất nhập nầy thu vào, mở ra đều là đạo bình đẳng, nhân duyên pháp môn không bị bác bỏ, khác với kinh Pháp Hoa. Pháp Hoa trước bác bỏ ba bệnh cho nên nói Nhất thừa, rồi mới đắc chẳng ba chẳng một, ba một đầy đủ.

2/ Pháp Hoa chỉ nói Nhị thừa chưa rốt ráo, Phật thừa đã tròn đầy, không giải thích rộng nhân duyên kia, Thắng-man thì khai nhân năm trụ địa nói về quả hai thứ sinh tử, giải thích Nhị thừa chưa viên, quả Phật đã mãn. Vì vậy nên hai kinh có khác.

Hỏi: Nương nghĩa nầy tức là liễu hay chưa liễu?

Đáp: Tự có cần phải giải thích mà ngộ tự có, không cần giải thích mà ngộ, đâu được dùng đây phê phán liễu hay không liễu! Nếu một kinh đều nói đủ tất cả nghĩa thì có một giáo chỉ có một duyên sao gọi là nhiều bộ!

3/ Thắng-man nói chánh pháp ra khỏi sinh ra năm thừa số năm thừa qui về lại chánh pháp, Pháp Hoa chỉ nói gom Ba thừa về Nhất thừa, chia Nhất thừa thành Ba thừa, không chánh hội thừa trời người qui Nhất thừa và chia Nhất thừa thành Ba thừa, thành thừa trời người.

Hỏi: Vì sao hai kinh khác nhau?

Đáp: Pháp Hoa chính vì Ba thừa chấp chặt tự cho là rốt ráo lại không cầu thành Phật cho nên phải nói nghĩa Ba thừa hội khai; trời người Nhị thừa không có tự chấp chặt rốt ráo cho nên không nói về hội, khai. Thắng-man nói hcung chánh pháp có ra khỏi sinh tất cả Phương Tiện dụng, số tất cả Phương Tiện trở về chánh pháp cho nên không nói năm thừa có khai hội.

Hỏi: Pháp Hoa có gom trời người về Nhất thừa hay không?

Đáp: Cũng có nghĩa này, như cúi đầu, đưa tay, v.v… đều thành Phật đạo, tức là việc đó.

Hỏi: Ba thừa đã là quyền nói, thật không có ba, thừa trời người cũng là quyền ư?

Đáp: Có so sánh và không so sánh. Nếu nói ba mươi ba thiên thường lạc ngã tịnh như lá dương vàng cũng là quyền, cũng nên phá và hội; không so sánh là đạo thật sự không có ba, Phương Tiện nói ba là rốt ráo cho nên ba là quyền; nhưng chẳng phải không thực hành thực của trời người nhân sinh tử mà đắc quả báo trời người cho nên trời người chẳng phải quyền. Trước lại không nói trời người là rốt ráo cho nên thừa trời người chẳng phải quyền.

Hỏi: Ba không bằng một, ở ba đã quyền, hai yếu kém đối với ba, hai lẽ ra cũng là quyền ư?

Đáp: Hơn kém chính là nghĩa có cả quyền thật, khác nhau cho nên không theo lệ. Thừa trời người đắc thật báo trời người, người Nhị thừa không đắc quả báo rốt ráo cho nên không theo lệ.

Kế là nói về ba giả: Hỏi: Thừa đủ ba giả hay không?

Đáp: Thích luận nói ngũ ấm pháp là pháp giả người là thọ giả, tên gọi người pháp là danh giả, pháp sở thừa và hành đầy đủ gọi là pháp giả, người năng thừa là thọ giả, năng thừa sở thừa và thừa đầy đủ đều có danh tự là danh giả.

Hỏi: Thừa là nhân thành, nối kế, đối đãi ba thứ trong đó cái nào là giả?

Đáp: xưa nay có bốn giải thích nay không nói đủ: Có một giải thích rằng: Nếu luận nhân thành giả thì phải so với cả hai. Nếu đối với dùng pháp thành tựu người, người tức là giả, muôn thiện thành người tức là thật pháp, nếu đối với chung các điều thiện làm Nhất thừa, Nhất thừa là giả, muôn hạnh là thật.

Hỏi: Tương tục giả như thế nào?

Đáp: Có hai giải thích: Đầu tiên nói: một niệm thật pháp sinh mà tức diệt, còn tự mình không giữ vững làm sao có thể vận xuất, phải nối kế mới có nghĩa vận, như trí dứt hoặc như ánh sáng xua tan bóng tối. Kế là giải thích: Nếu giải dứt hoặc thì phải hai niệm vì bài bác người khác làm nên. Nay thiện thể theo năng vận một niệm có năng lực, như một niệm trí thì biết được cảnh, một niệm thiện liền có thể cảm sự an vui không có giả nối kế. Nay lại hỏi: Nếu một niệm không có năng lực, nhiều niệm mới có năng lực, một sợi tơ không thể buộc voi, nhiều sợi tơ mới buộc được, một giọt nước không thể đầy, nhiều giọt nưóc mới có thể đầy, trong Bách luận phá ngoại đạo có nhiều nói như vậy; xem rộng tự thấy. Lại hỏi: một không khả năng, nhiều mới có khả năng, một hạt cát không có dầu, một người loà không thấy, chứa nhóm nhiều thì có thể ư? Đáp: Người khác nói: loà và hạt cát từng phần nhỏ không có sức, kết hợp từng phần có sức cho nên chẳng hỏi. Nay nói trong Bách Luận ngoại đạo cũng có giải thích điều này như luận phá.

Kế là nói về nối kế giả: Hỏi: hai niệm nối kế là niệm trước diệt, niệm sau khởi kế niệm trước không diệt nên niệm sau khởi liên tục; nếu niệm trước diệt niệm sau khởi chỗ nào, không diệt thì thường nhọc gì mà sau kế tục khởi. Đầy đủ như luận phá. Lại hỏi thật pháp thì diệt trước mà hai sự nối kế thì chuyển biến, nay xin hỏi như sữa biến thành lạc lại có nghĩa sữa diệt, đó là một loại sữa hay hai thứ sữa? Nếu một loại sữa là thật pháp diệt thì không, lại làm sao biến, nếu nói biến thì sao được diệt ư? Nếu một thể ấy diệt thì không được biến, nếu biến thì không được diệt, nếu một diệt một biến thì thành hai thứ sữa.

Hỏi: Chỉ là một loại sữa mà sữa có hai nghĩa, nêu thể thật diệt nêu thể chuyển biến. Nạn hỏi rằng: Thật pháp diệt chỉ là nghĩa sữa diệt mà thể sữa cũng diệt ư? Nếu chỉ nghĩa diệt thì thể của sữa không diệt, vậy nghĩa sữa vô thường mà sữa lẽ ra là thường. Nếu nói nghĩa thể đều diệt thì không còn nghĩa thể, vậy làm sao chuyển. Muốn thấy ý này Trung luận có nói rộng, lấy đây suy tìm thì không nối kế, đã không nối kế thì không đạt đến lý Phật, đâu có Nhất thừa! Nên biết có nghĩa sở đắc không có nghĩa thừa.

Kế là hỏi một niệm lực năng vận, một niệm nầy là tức diệt hay không diệt, nếu sinh mà tức diệt thì sao có năng vận? Nếu không diệt thì thường làm gì có sở vận ư? Nếu vừa diệt vừa không diệt đã là một niệm làm sao có đủ hai pháp ư?

Hỏi: Nay giải thích thế nào?

Đáp: Bệnh này nếu tiêu thì tự thấy ý kinh.

Kế là nói về bốn lần nhất (tứ nhất): Hỏi: Xưa nói có bốn nghĩa: Gọi là nhất giáo, nhất nhân, nhất quả, nhất nhân việc này thế nào?

Đáp: Đây cũng không lầm lẫn muốn mở rộng luận bàn có vô lượng nhất, nghĩa là giáo nhất, lý nhất, người nhất, pháp nhất, cơ nhất, cảnh nhất, trí nhất, như giải thích danh ở trước có nói.

Hỏi: Các nhất ấy có thứ lớp gì?

Đáp: Như lai thấy có nhất cơ cho nên trước có cơ nhất, nói nhất giáo cho nên kế có giáo nhất, chúng sinh theo ngộ nhất giáo cho nên gọi là nhân nhất, kế thực hành nhất nhân cho nên có nhân nhất, lại đắc nhất quả cho nên nói quả nhất.

Kế là trình bày nghĩa hai trí quyền thật, nói về danh quyền thật.

Hỏi: Kinh này đã nói bỏ quyền bày thật vì sao gọi là nghĩa quyền thật?

Đáp: có người nói: Quyền là tên quyền, thật là xét, thật là nghĩa. Có người nói: Thật gọi là trí tuệ, quyền gọi là Phương Tiện, Phương Tiện là tên gọi thiện xảo, trí tuệ là nghĩa giải trí. Lời bình rằng: nay nêu đầy đủ rõ ràng thưa hỏi. Ban đầu nói hoặc diệu vì đối đãi với thô làm tên, thô để nói Diệu mà được tên gọi, nếu vậy thật vì đối đãi quyền làm tên, quyền để nói thật được tên gọi. Nếu quyền thật không đối đãi nhau giải thích danh thì thô diệu lẽ ra cũng như vậy. Lại nạn hỏi rằng: Nếu quyền là nghĩa quyền như vậy, dùng quyền giải thích quyền, cũng lẽ ra thật là thật làm nghĩa dùng thật giải thích thật ư! Nếu vậy thì lẽ ra khổ lấy nghĩa khổ, vui lấy nghĩa vui không nên có giải thích khác.

Kế là hỏi hai tên trí tuệ và Phương Tiện, nhưng hai trí đều là khéo léo vì sao chỉ có Phương Tiện được gọi là khéo léo ư? Xưa giải thích: Chung thì đều theo lệ, riêng thì không bằng Phương Tiện, đối trong không ba nói ba nghĩa khéo léo rõ ràng thực trí trên thầm nói một không hiển nghĩa khéo, cho nên gọi chung với trí tuệ kia.

Nạn hỏi rằng: Đối với trên một nói một không gọi là khéo, thì trên một nói một không nên cùng với kia gọi là diệu; nhưng văn dưới khen ngợi thật trí thì gọi là sâu xa mầu nhiệm, đây thì thật trí chính là mầu nhiệm khéo léo. Lại hỏi: Nếu thật trí mất tên gọi công kia, sẽ gọi là diệu, quyền trí mất diệu kia sẽ gọi là khéo, nếu vậy thật trí diệu mà không khéo, không khéo nên là vụng, quyền trí khéo mà chẳng diệu, chẳng diệu nên là thô, nay giải thích nghĩa y các kinh luận Đại thừa lược có bốn thứ:

1) Y danh giải thích, gọi là quyền là quyền xảo thật là xét kỹ.

2) Giải thích nghĩa giúp nhau: Quyền là thật quyền, thật là quyền thật, thật không ngại quyền, quyền không ngại thật, tuy thật mà quyền, tuy quyền mà thật. Cho nên quyền được dùng thật làm nghĩa, thật được dùng quyền làm nghĩa.

3) Giải thích nghĩa hiển đạo: quyền dùng bất quyền làm nghĩa, thật dùng bất thật làm nghĩa, cho nên nói: tất cả pháp hữu vô rõ ràng chẳng phải pháp hữu vô, cùng tất cả pháp quyền thật thấu đạt rõ chẳng phải quyền thật.

4) Giải thích nghĩa vô phương: Hoa Nghiêm chép: Giải vô lượng trong một, giải một trong vô lượng, nếu vậy một quyền có đuợc vô lượng nghĩa, vô lượng pháp đắc nghĩa một quyền.

Hỏi: Phi quyền phi thật đó gọi là chân đế hay gọi là trí ư?

Đáp: Triệu Sư nói: Người mê hoặc thấy giảm chiếu cho là thật, thấy biến động gọi là quyền. Đã nói người mê hoặc cho là quyền thật thì biết tâm Thánh không hề có quyền thật, chính ở đây nói tâm Thánh không liên quan đến chân đế.

Kế là nói riêng về nghĩa quyền: Có người nói quyền là ví dụ danh, như cái cân gọi là quyền, dùng cân nầy cân lường các vật nặng nhẹ, trước thì nhẹ sau thì nặng, giữa thì bằng, đây là dụ do trí Phật chiếu quán sát căn duyên có Ba thừa khác nhau. Có người nói: Quyền là nghĩa giả cho nện giả ba xe ở ngoài cửa. Có người nói quyền là quyền như vậy dụng nhất thời cho nên nói quyền hóa thành ở giữa đường. Có người nói quyền là vậy thôi, nghĩa là tùy nghi nói pháp gọi là quyền. Lời bình rằng: Đầy đủ bốn nghĩa nầy có thể hợp dụng, thật trí của Như lai có chiếu duyên không khác nhau như cân lường nặng nhẹ. Như Kinh nói: Ta lúc mới đắc đạo, bấy giờ tay không độ tất cả chúng sinh. Lại nói thật không có ba xe giả lập ba xe, thật không có thành, quyền hóa thành cho nên giả. Ba thừa nghĩa là nói nhất thời, nếu lâu sau thì nói chân thật. Như Kinh nói: Pháp Thế Tôn về lâu sau phải nói chân thật cho nên đó là nghĩa quyền, phải có tùy cơ nghi thì thích nghi nghĩa như vậy.

Hỏi: Quyền và Phương Tiện có gì khác nhau?

Đáp: Thông giống như một! Nhưng quyền là tên gọi thích ứng nhất thời, căn cứ nghĩa Ba thừa Phương Tiện là thiện xảo chung cho một, ba như khéo nói Nhất thừa cũng gọi là Phương Tiện, cho nên Phương Tiện danh có cả một, ba.

Hỏi: Quyền cũng nên có hai:

  1. Thật quyền như Bồ-tát quyền xảo.
  2. Phương Tiện quyền, như nói Ba thừa phải không?

Đáp: Theo lệ thì có.

Hỏi: Phương Tiện và quyền đã có hai thứ, thật có hai hay không?

Đáp: cũng có hai thứ:

  1. Quyền thật: Xưa nói Ba thừa là thật, quyền làm thật nầy!
  2. Phi quyền thật: Nay giáo nói Phật thừa là thật.

Kế là nói nghĩa của thể hai trí. Các Sư đều nói hai trí dùng tâm làm thể, tường tận nói nay thưa hỏi, tâm là giải thích thể của hoặc, tâm và hoặc là một hay khác? nếu một thì khi dứt hoặc nên dứt tâm, nếu tâm không dứt hoặc cũng không đoạn. Lại nếu một mà dứt hoặc để lại tâm thì sao lại không dứt tâm mà để lại hoặc ư? Nếu hoặc dứt, tâm không dứt thì tâm khác với hoặc, nếu khác thì hoặc ấy chẳng phải tâm, tâm là thức lự hoặc lẽ ra phi tình. Lại nếu hoặc khác tâm, hoặc tự là hoặc tâm lẽ ra không hoặc. Nếu vậy tự là trí biết, tâm không hề biết, như thế cầu tâm không bao giờ được. Thế thì vô tâm lấy gì làm thể của hai trí. Vì vậy nên luận nói: Như thân thấy năm thứ cầu không thể được; phiền não ở tâm cấu uế, năm thứ cầu cũng không được.

Hỏi: Nay nói hai trí lấy gì làm thể ư?

Đáp: Chính do gọi là tình nói tâm và hoặc là một, khác cho nên không có hai trí. Chư Phật, Bồ-tát hiểu rõ điều này thì tâm và hoặc không thấy một hay khác, đã không một, khác thì phi tâm phi hoặc, không trí không ngu cũng không quyền, không thật, năm câu như vậy đều không thật có, chỉ vì đối với không hai mà hai, vì chúng sinh nên chia ra hai trí, cho nên hai trí dùng không hai làm thể.

Kế là nói bốn thứ hai trí. Hỏi: Có người nói chiếu không làm thật xét kỹ có làm quyền, đây là Bát-nhã giáo hai trí. Trong tĩnh quán xét làm thật ngoài động dụng làm quyền, là Tịnh Danh giáo hai trí. Chiếu một làm thật, chiếu ba làm quyền, gọi là Pháp Hoa hai trí. Chiếu thường trụ làm thật, quán sát thường làm quyền gọi là Niết-bàn hai trí. Lời bình rằng: Không đúng, Chiếu không làm thật, xét có làm quyền, vì khế hợp Trung đạo diệu quán, lìa yếu thuật của đoạn thường, là cha mẹ của pháp thân, bản hạnh của Bồ-tát. Từ Bát-nhã trở lên Niết-bàn trở xuống cho đến Hoa Nghiêm các giáo Phương Đẳng đều thông dụng không được chỉ thuộc về Đại Phẩm.

Kế là động tĩnh chia làm hai trí: Tất cả Phương Đẳng giáo nói về Hạnh Bồ-tát đều dùng nội tĩnh quán sát làm thật, ngoại động làm quyền, quán thông các kinh cũng chẳng thuộc Tịnh Danh.

Hỏi: Làm sao biết động tĩnh chia ra hai trí thông các kinh ư?

Đáp: Tất cả Bồ-tát đều có tự hành hóa tha, nay nội tĩnh quán sát làm thật, là tự hành, ngoài động dụng làm quyền là nghĩa hóa tha, cho nên biết có tất cả giáo.

Hỏi: Vì sao biết quán sát không làm thật, chiếu có làm quyền, cũng thông suốt các kinh ư?

Đáp: Tịnh Danh nói: Trí độ Bồ-tát làm mẹ, Phương Tiện làm cha, tất cả các bậc Đạo sư từ đó mà sinh ra, trí độ tức là Bát-nhã, Phương Tiện tức là nghĩa quyền. Ngài Long Thọ giải thích Đại Phẩm chia làm hai đạo:

  1. Đạo Bát-nhã.
  2. Đạo Phương Tiện.

Nếu vậy hai tuệ của Tịnh Danh tức là hai tuệ của Đại Phẩm mà Tịnh Danh đã nói, tất cả cđường ác sư đều từ đó mà sinh, tức biết hai tuệ nầy quán thông suốt các kinh.

Hỏi: Trước nói không, hữu phân ra hai trí, sau dùng động nói rõ quyền thật đều thông suốt các kinh có gì khác nhau?

Đáp: Căn cứ nghĩa nhân nhất Bồ-tát luận hai thứ hai tuệ chọn kia quán sát không, chiếu có nghĩa phần nhiều là tự hành đầy đủ như trước nói. Nếu nói nghĩa động tĩnh thì đầy đủ tự hành, hóa tha như ở sau.

Kế là nói chiếu ba làm quyền quán sát một làm thật, ở đây căn cứ nghiêng về Pháp Hoa, đó cũng không đúng. Sau Bát-nhã phân đã rõ ràng đồng với Pháp Hoa, nếu vậy thì Đại Phẩm cũng có nghĩa nầy không nên hệ thuộc nghiêng về Pháp Hoa. Lại hỏi: nếu nói Pháp Hoa dùng chiếu ba làm quyền quán sát một làm thật, ba và một đây đều là thế đế hay là cả hai đế? Xưa giải thích rằng: chiếu bốn thứ nhất là thật, nghĩa là nhân nhất, quả nhất, giáo nhất và nhân nhất đều là thế đế. Chiếu ba thứ, ba làm quyền, nghĩa là có ba, giáo ba, nhân ba, không có lý ba cũng là tục đế. Lời bình rằng: không đúng. Bốn nhất chỉ là tục đế thì nghĩa Nhất thừa hạn cuộc, trong Nhất thừa hoặc cảnh hoặc trí chân và tục đều nhập Nhất thừa, sao chỉ chọn thế đế ư?

Hỏi: Thừa là muôn hạnh nên cảnh chẳng phải thừa ư?

Đáp: luận Thập Nhị Môn lúc mới nói lược về Đại thừa, kế sau là nói phần lớn nghĩa sâu như nói nghĩa không. Nếu thông đạt không thì đầy đủ muôn hạnh, như vậy không là bản thừa, vì sao không chọn làm thừa ư! Nay nói tức là chiếu trong Nhất thừa, hoặc cảnh trí không hữu đều thuộc Nhất thừa, Ba thừa cũng vậy. Y kinh rõ ràng không như xưa nói.

Kế là nói về hai trí không hữu: Có người nói chiếu hai cảnh không và hữu, xét thật bất hư nên gọi là thật trí, quán Không, chẳng chứng, nhập hữu, không chấp trước gọi là Phương Tiện.

Hỏi: Điều này xuất xứ từ văn nào?

Đáp: Đại Phẩm nói: Bồ-tát đối với Không chẳng chấp cho nên chẳng chứng Không, liền biết chẳng chứng Không là Phương Tiện. Lại nói Bồ-tát dùng năng lực Phương Tiện nên vì chúng sinh thọ năm dục mà không bị ô nhiễm, cho nên biết vướng hữu mà không chấp đắm cũng là Phương Tiện.

Hỏi: Nếu dùng hai thứ soi chiếu làm thật hai thứ xảo làm quyền, hai chiếu nên không có hai xảo, hai xảo nên không có hai chiếu ư?

Đáp: hai chiếu hai xảo lại không có tự thể riêng, tuy chiếu mà xảo cho nên gọi là Phương Tiện, tuy xảo mà chiếu gọi là thật. Như Thích luận quyển một trăm nói: Ví như vàng làm thành vật quí đẹp, vật không lìa vàng, vàng không lìa vật, chỉ vì nghĩa vật quí đẹp như Phương Tiện, nghĩa hoàn toàn như tuệ thật.

Hỏi: Vốn dùng cảnh hai đế phát sinh hai tuệ, nay chiếu hai cảnh làm tuệ thật thì cảnh hai đế đều nên phát sinh tuệ thật ư? Đáp: Chính như thế. Hai đế phát sinh nghĩa xảo chiếu kia gọi là tuệ thật, phát sinh nghĩa chiếu xảo kia gọi là Phương Tiện.

Hỏi: Trước có giải thích như thế không?

Đáp: Ngài La-thập chú giải phẩm Hỏi Tật rằng: quán Không, chẳng chứng vướng hữu, không chấp trược đều gọi là Phương Tiện tợ như nghĩa nầy. Có người nói: Song chiếu không, hữu đều gọi là thật, vướng hữu hóa nhân nghĩa động dụng gọi là Phương Tiện, đây là do ngài Tăng Triệu giải thích. Tựa kia nói: Quán giảm chiếu gọi là thật thấy biến động gọi là quyền, tuy là tình bị mê hoặc mà chính chia đây làm hai trí. Giảm chiếu là đồng chiếu hai đế, nghĩa là tĩnh giám sát nên gọi là thật. Có người nói: Quán không là thật, xem xét hữu là quyền, điều nầy chỗ nào cũng có văn, như kinh Tu Chân Thiên Tử có nói rộng. Lại phẩm Vấn Tật kinh Tịnh Danh, chương Phược giải có luận bốn câu.

Hỏi: Vì sao giải thích kinh bốn câu ư?

Đáp: Giải thích khác nhau lẫn lộn, nay do ngài Kính Sư ở chùa Định Lâm thượng soạn Huyền luận giải thích kinh Tịnh Danh. Ngài nói: Tâm quán không chẳng thể trang nghiêm cõi nước, đây là tuệ vô Phương Tiện cho nên trói buộc (phược) tâm quán không tức năng trang nghiêm cõi nước, đây là tuệ có Phương Tiện cho nên giải. Nếu tâm trang nghiêm cõi mà chẳng thể quán không đây là Phương Tiện vô tuệ cho nên buộc. Tâm trang nghiêm cõi tức năng quán không đây là Phương Tiện hữu tuệ cho nên giải. Đại ý của ngài La-thập đồng với đây. Có người nói hai tuệ giúp nhau, Phương Tiện chiếu hữu mà năng giúp không cho nên năng quán Không mà chẳng thủ chứng. Người Nhị thừa không có hạnh nguyện Trung đạo giúp cho nên nhập Không liền chứng là biết Phương Tiện giúp Không mà chẳng thủ chứng Không, Không tuệ dẫn dắt hữu khiến nhập hữu chẳng chấp trước, nếu chẳng có quán Không dẫn dắt hữu thì vướng lấy hữu thủ chấp trước như phàm phu.

Hỏi: Phương Tiện giúp Không khiến chẳng chứng đã là xảo thì tuệ thật dẫn hữu khiến không chấp cũng là xảo, tức hai tuệ đều gọi là Phương Tiện cũng đều gọi là thật ư?

Đáp: Thông đều theo lệ nhưng chỉ không chấp hữu thì dễ, chẳng chứng Không thì khó, Phương Tiện năng khiến không chứng Không nên cùng kia gọi là xảo. Ví như bốn con sông hợp dòng cùng chảy vào cửa biển, chẳng phải sức mạnh của rồng chẳng phải tự năng biến chuyển ba giải thoát đều rót chảy vào biển Niết-bàn, chẳng phải Phương Tiện đại lực chẳng thể không chứng. Vì Phương Tiện lực xảo có biến chuyển thành không, chẳng rơi vào Nhị thừa cho nên cùng tên với xảo kia.

Hỏi: Phương Tiện đại lực năng biến không, khiến chẳng rơi vào Nhị thừa nên gọi là xảo, tuệ thật đại lực có công năng khiến không rơi vào địa vị, địa phàm phu cũng gọi là xảo ư?

Đáp: Đã giải thích như trước, lìa Thánh thì khó, tránh phàm thì dễ, cho nên sức Phương Tiện lớn, sức thật tuệ nhỏ. Lại tuệ thật chỉ là Lục địa, Phương Tiện căn cứ Thất địa, lại tuệ thật như mẹ, Phương Tiện như cha, lại có tuệ thật Ba thừa cùng chung, Phương Tiện chỉ riêng Bồ-tát. Lại Phương Tiện thì cần có thật, thật không cần có Phương Tiện. Lại như La-thập đáp Vương Trĩ-Viễn hỏi: Phương Tiện và trí đồng là tuệ tánh, chỉ vì tuệ cạn mà Phương Tiện thì sâu, liễu thật tướng gọi là tuệ thật, không chứng thật tế gọi là Phương Tiện.

Hỏi: Bốn thuyết như vậy làm sao gọi thật ư?

Đáp: Kinh Phật có các nói tùy người nghĩa mà dùng chứ không

định chấp, như kinh Tu Chân Thiên Tử, Kinh Bát-nhã, quyển hạ nói hai tuệ có ba mươi điều khác nhau có thể suy tìm.

Lại nay lược bày các điều khác nhau: Kinh tự có chỉ căn cứ không mà chia ra hai tuệ, như quán Không làm tuệ thật biết Không cũng là Không, cho nên chẳng chứng Không gọi là Phương Tiện tuệ. Tự có chỉ căn cứ có, chia ra hai tuệ như Kinh Tịnh Danh dùng thân không bệnh làm thật, thân bệnh làm Phương Tiện. Lại nói quán thân khổ không vô ngã làm thật, ở trong sinh tử giáo hóa chúng sinh làm Phương Tiện. Tự có không hữu chia làm hai tuệ như trước giải thích. Tự có phước tuệ chia làm hai tuệ, lấy tuệ làm thật lấy phước làm quyền. Tự có y cứ tự tha chia làm hai tuệ, tự hành là thật hóa tha là quyền. Tự có Đại thừa làm thật, Tiểu thừa làm quyền, đều có thể tùy văn dụng đều có ý chỉ.

Kế là giải thích nghĩa Pháp Hoa bốn thứ hai trí. Có người nói Pháp Hoa chỉ có hai thứ hai trí:

  1. Chiếu Ba thừa là quyền chiếu Nhất thừa là thật.
  2. Chiếu gần làm quyền chiếu tuổi thọ Phật lại gấp bội số trên là thật.

Nay nói kinh này phải đầy đủ bốn thứ hai trí: Trong đoạn đầu có ba thứ hai trí, sau trong bỏ gần bày xa lại có một thứ hai trí cho nên thành bốn thứ. Đoạn đầu nói ba thứ hai trí:

1. Đầu ba một hai trí người nhị thừa muốn nhập pháp Bồ-tát, thì trước phải biết Ba thừa là quyền, Nhất thừa là thật, dùng để phá vỡ quyền thật vô minh kia, hai trí này là bắt đầu trái lại với ba, là đầu tiên trở về một cho nên trước phải phân biệt rõ ràng.

2. hai trí Không hữu: đã sửa đổi ba tin một thì phải học không hữu hai tuệ của Bồ-tát, quán Không chẳng chứng, lìa địa vị Nhị thừa, vướng hữu, chẳng chấp, vượt ra cảnh phàm phu, cho nên sinh trong nhà Phật chủng tánh tôn quí. Lại hai tuệ không hữu là cha mẹ của pháp thân, muốn cầu đại giác đâu thể không học.

3. Tức hai trí hữu không là Bồ-tát tự hành, lại nên hóa độ chúng sinh. Cho nên, lấy nội tĩnh làm thật, ngoài động làm quyền nên có hai tuệ động tĩnh thứ ba.

Hỏi: Ba thứ hai tuệ này có thứ lớp gì?

Đáp: Đầu tiên hai tuệ khiến sinh tín, kế hai tuệ khiến sinh giải, Tín Giải là tự hành, thứ ba nói hóa tha phải đầy đủ ba thứ này người Nhị thừa mới thành Bồ-tát.

Lại lúc mới hai tuệ làm tín, kế hai tuệ là giải, thứ ba hai tuệ là hạnh. Tất cả Bồ-tát cần trước phải có tín tâm, kế có giải, sau có hạnh.

Nay y năm mươi hai vị nói rõ. Trước Thập tín, kế Thập trụ, Thập trụ tức Thập giải, do giải cho nên khởi mười hạnh, hạnh giải thành tựu tùy ý vận dụng đến đạo Bồ-tát có thể gọi là Hồi hướng. Hồi hướng đã thuận dòng vô sinh thì bước lên chân ngộ bình đẳng nên gọi là Thập địa. Dùng ba thứ hai trí phối hợp với địa vị này, lúc mới hai trí là tín, tức Thập tín, kế hai trí là giải, tức Thập trụ, sau hai trí tức là Thập hạnh, giải hạnh đã thành thì năng hướng đến đạo Bồ-tát cho nên có Thập Hồi Hướng, Hồi hướng đã thuận dòng vô sinh cho nên đăng Thập địa, vì không có hai cấp mà luận nên có phân tích như thế. Nếu giai cấp không giai cấp một niệm thì đầy đủ ba thứ hai trí.

Hỏi: Vì sao trước giải sau hạnh?

Đáp: Giải hạnh chưa bắt đầu lìa nhau, chỉ tùy nghĩa lý mạnh yếu cho nên trước sau phân chia, nhưng giải thì dễ cho nên có trước, hạnh thì khó cho nên ở sau.

Kế là căn cứ đoạn sau kinh này nói một thứ hai trí: Đoạn sau kinh này nói về bản tích hai trí thường vô thường. Biết bản là vô sinh diệt, vô thỉ chung là thật trí, biết các dụng thủy chung sinh diệt v.v…. gọi là quyền trí nên đoạn đầu đầy đủ ba thứ hai trí, dứt hai trí thường vô thường cho nên kinh này đầy đủ bốn thứ hai trí. Sau thấy luận nói rộng rõ ràng pháp thân là thường, hóa thân là vô thường thì bốn thứ hai trí liền năm thời quyền thật đều hoại.

Hỏi: Vì sao kế trước ba thứ hai trí sau là nói về hai trí thường vô thường?

Đáp: Trước ba thứ hai trí gọi là hạnh giải Bồ-tát tức là nghĩa nhân, bắt đầu từ Thập tín cuối cùng đến Đẳng giác, sau hai trí thường vô thường tức là quả vị xưng là Diệu giác địa, cho nên nhân quả hai môn đầy đủ bốn thứ hai trí.

Kế là nói ba thứ hai đế nói về nghĩa hai trí tự nó nhiếp lãnh tương thừa có ba thứ hai đế:

  1. Lấy hữu làm thế đế, không làm Chân đế
  2. Do không hữu đều là tục, phi không phi hữu là chân.
  3. Nhị, không hai là tục, phi nhị phi không hai là chân.

Hai chẳng đế đã ba chuyển căn cứ đế phát trí cũng đầy đủ ba: lúc mới chiếu hữu làm tục chiếu không làm chân, kế chiếu không hữu làm tục chiếu phi không phi hữu làm chân, sau chiếu nhị không hai làm tục chiếu phi nhị phi không hai làm chân.

Hỏi: Vì sao dụng ba thứ hai đế ư?

Đáp: nói lược sáu nghĩa cho nên nói:

1) Nghĩa là đều là Tất-đàn vị nhân, tự có nghe lúc mới đắc đạo, tự có nghe sau thọ ngộ, vì chúng sinh căn tánh khác nhau hai đế chẳng phải một.

2) Vì giải thích Như lai thường y theo hai đế nói pháp. Nếu nói Như lai thường nương hai đế nói pháp, như nói không, nói hữu nên nương hai đế, nay nói phi không phi hữu cho đến phi nhị, phi không hai nên không y theo hai đế vì vậy cho nên giải thích rằng hai đế ba môn nói, ba môn này đều y hai đế. Nếu nói hữu làm tục nói không làm chân, nương sơ môn hai đế nói pháp cho đến nói nhị không hai là tục, phi nhị phi không hai là chân, nương môn sau hai đế nói pháp.

3) Vì giải thích Phật giáo khác nhau, kinh nói hai đế tuy nhiều mà không ngoài ba, như kinh chép: Bồ-tát trụ trong hai đế vì chúng sinh nói pháp. Thích luận nói: Vì chúng sinh chấp hữu nên nói không, vì chấp không nên nói hữu, đây là nói sơ môn hai đế; lại nói hoặc hữu hoặc vô đều là thế đế cho nên nói phi bậc nhất nghĩa. Hoa Nghiêm chép: Tất cả pháp hữu vô liễu đạt phi hữu vô, các kinh như vậy là lớp hai đế thứ hai. Lại Hoa Nghiêm nói pháp chẳng đắm không hai vì không có một, hai đây là lớp hai đế thứ ba. Dùng ba môn này đối với tất cả kinh không trái nhau vì vậy cho nên nói ba thứ hai đế nầy.

4) Muốn dẫn dắt chúng sinh dần dần chỉ bày giai cấp Phương Tiện, từ vô thỉ đến nay có hình tâm này và dùng ngoại vật,v.v… gọi là thật hữu, cho nên Chư Phật ra đời mà nói pháp cho nghe, đây là thế tục thật chứ chẳng phải Thánh thật. Nếu các pháp bản tánh Không chính gọi là chân đế, cho nên Trung luận chép: Phàm phu điên đảo làm hữu, đối với người đời là thật gọi là đế, các Hiền Thánh chân thật biết điên đảo, tánh Không, đối với bậc Thánh thật ấy gọi là Đế, mà chúng sinh liền cho là hữu chẳng phải thật đế, Không là chân đế tức bỏ hữu chấp không, vì vậy nên nói không và hữu nầy là hai bên đều là tục đế, phi không phi hữu là pháp Trung đạo chính gọi là chân đế, hoặc tuy xả, bỏ hai bên lại chấp đắm Trung đạo vì vậy cho nên thứ ba kế nói xa lìa hai bên không đắm Trung đạo chính là chân đế, hai bên Trung đạo đều là tục đế.

5) Vì chúng sinh năm thừa nói ba thứ hai đế này, lúc mới vì dẫn phàm phu khiến xả hữu nhập không nên nói hữu là tục, Không là chân; kế vì dẫn người Nhị thừa muốn khiến ngộ Trung đạo nên nói không hữu đều là tục, Trung đạo là chân; sau vì Bồ-tát khiến giữa hay thiên một bên đều bỏ, hoặc thiên một bên hoặc giữa đều là tục chẳng bên chẳng giữa đó mới là chân. Vì sao? Vì Bồ-tát cho rằng phàm phu, Nhị thừa mê đắm hai bên mà tâm Bồ-tát du hành nơi Trung đạo,vì phá kiến chấp này nên nói xa lìa hai bên, không chấp Trung đạo. 6) Tức học giả thế gian nói ba giả hữu làm thế đế, ba giả không làm chân đế, tuy có nghĩa này chỉ ý của sơ môn thôi! Vì vậy nên dẫn nói ba thứ giả, không, hữu đều là tục, phi không hữu là chân, kia liền nói ta tự có hai đế, lại có phi chân tục làm Trung đạo, vậy nên nay nói hai đế và Trung đạo cũng làm tục đế, phi nhị phi không hai chính là chân.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10