PHÁP HOA HUYỀN LUẬN

SỐ 1720

QUYỂN 05

Đời Hồ, Sa Môn Cát Tạng soạn.

Mở cửa Phương Tiện, chỉ bày tướng chân thật.

Hỏi: Vì sao mở cửa Phương Tiện, chỉ bày tướng chân thật?

Đáp: Khai hai thứ Phương Tiện, chỉ bày hai thứ chân thật. Hai thứ Phương Tiện là:

  1. Giáo Phương Tiện.
  2. Thân Phương Tiện.

– Hai thứ chân thật là:

  1. Giáo chân thật.
  2. Thân chân thật.

Hỏi: Vì sao chỉ khai hai tướng này ư?

Đáp: Chư Phật ba đời chỉ có hình và giáo, đối với hai thứ này có quyền có thật cho nên chỉ bày, chỉ bày hai thứ này thì mười hai bộ kinh tám muôn pháp tạng có thể rõ ràng.

Như nói: mở cửa Phương Tiện chỉ bày chân thật, có người nói trước ở vườn Nai căn cơ chúng sinh còn lẫn lộn, phần nhiều nói Ba thừa chưa liễu lý nhất. Lúc bấy giờ dùng quyền ẩn nơi chân thật cho nên lý Nhất thừa bị quyền giáo che lấp, nay Vương thành cảm mới ứng đại căn cơ nói lên chân thật, chân thật đã hiển thì phế trừ giáo xưa, giáo xưa bị phế cho nên cửa Phương Tiện mở, một lý đã rõ thì tướng chân thật biển bày, cho nên nói mở cửa Phương Tiện, bày tướng chân thật, đây là ngài Quang Trạch giải thích.

Lời bình rằng: Lấy ba che một, bày một trừ ba, chẳng phải không có nghĩa nầy, chỉ vì kinh nói khai mở cửa Phương Tiện không nói trừ cửa Phương Tiện nầy, ở đây chẳng giải thích. Như người đời mở cửa chẳng phải là trừ môn, ý chỉ văn kinh nói chính là mở che chẳng liên quan đến phế lập. Có người nói gọi thẳng ba là Phương Tiện tức là mở cửa Phương Tiện, vì sao? Vì trước không nói ba là Phương Tiện cho nên đóng mở cửa Phương Tiện, nay gọi ba là Phương Tiện cho nên mở cửa Phương Tiện khai. Chỉ bày tướng chân thật: Đã gọi ba là Phương Tiện tức chỉ một là chân thật, đây là Đạo Lãng ở Hà Tây giải thích. Lời bình rằng: Đây đắc ý chỉ của kinh. Vì sao? Vì trước nói Ba thừa là chân thật tức dùng chân thật đóng cửa Phương Tiện, cho nên cửa Phương Tiện không mở. Nay nói Ba thừa là Phương Tiện nên mở cửa Phương Tiện, đây chính là phế bỏ ba thật, mở ba Phương Tiện cho nên nói khai mở cửa Phương Tiện.

Hỏi: Đây cũng là phế lập vì sao nói không phải?

Đáp: Đây chính là phế ba thật, lập ba Phương Tiện, trước nói phế trừ ba Phương Tiện cho nên khác. Lại khai nghĩa ở trước, phế nghĩa ở sau, trước phải mở ba là Phương Tiện, rồi sau mới được phế, không như vậy thì không có nhân duyên nên không được phế bỏ.

Hỏi: Phương Tiện đương thể là môn là vì là thông thật tướng nên gọi là môn ư?

Đáp: Đầy đủ có hai nghĩa:

1) Pháp môn xứng môn thì Phương Tiện đương thể là môn, như trong Hoa Nghiêm các thiện tri thức, các loại pháp môn, hoặc giỡn cát, hoặc đùa chơi,v.v… đều là pháp môn, nay cũng vậy. Như lai có hai thứ môn:

a) môn Phương Tiện.

b) môn Chân thật. Chỉ vì hai môn nầy đều có mở, đóng, trước không nói ba là Phương Tiện cho nên Phương Tiện đóng cửa, nay nói ba là Phương Tiện cho nên mở cửa Phương Tiện. Trước không nói một là chân thật cho nên cửa chân thật đóng; nay nói một là chân thật cho nên cửa chân thật mở.

2) Pháp môn Phương Tiện nầy lại có cả thật tướng cho nên Ba thừa Phương Tiện làm môn Nhất thừa. Thật tướng cũng có hai nghĩa cho nên gọi là môn:

a) Đương thể hư, thông nên gọi là môn, như pháp môn không hai của Tịnh Danh, pháp môn Pháp giới của Hoa Nghiêm v.v…

b) Năng thông Phương Tiện cho nên gọi là Phương Tiện làm môn.

Có người nói công thông tướng chính là do một cùng cực cho nên một là cửa Phương Tiện, thứ lớp dẫn dắt công hiển rõ ở ba, cho nên ba là tướng chân thật, nói chẳng phải ba thì cửa Phương Tiện được mở, ngộ chỉ một thì tướng chân thật có thể chỉ bày, đây là chú giải. Lời bình rằng văn tự như không phải vậy nhưng ý không sai lầm với tông chỉ, vì sao? Vì đã do một có cả ba đâu chẳng phải một làm ba môn, nói ba là thông một thì ba là một môn, nhưng một là ba môn nầy từ thật đến quyền gọi là xuất môn. Nói ba có cả một từ quyền nhập thật gọi là nhập môn, môn đã có hai, tướng cũng nên như vậy. Nói ba tiêu biểu một cho nên ba làm một tướng nói thật khiến biết quyền cho nên một là ba tướng, do lý rõ ràng nên ý nầy đầy đủ, chỉ vì chú giải kinh thiên dùng một làm ba môn ba làm một tướng ý còn chưa đầy đủ. Hoặc như trước dụng nghĩa không lầm, chỉ vì trước đến nay ba thứ đều một phen mới nói, bên trong chưa rốt ráo đầy đủ, nếu luận đủ có thể có ba nghĩa:

1)  Lấy ba làm Phương Tiện, một làm chân thật.

2) ba, một đều là Phương Tiện, chẳng phải ba, một là chân thật.

3) Nói ba, một làm hai, chẳng phải ba, một là không hai, hai và không hai đều là quyền, chẳng phải hai chẳng phải không hai thật, ba thứ này xen lẫn được gọi là môn, như dùng ba làm một môn, đây là dùng quyền thông thật. Nếu dùng một làm ba môn là dùng thật ứng phó quyền cho đến hai không hai cũng như vậy. Đã xen lẫn được gọi là môn cũng xen lẫn được gọi là tướng, nhưng không được xen lẫn làm quyền thật!

Hỏi: Phương Tiện thật tướng đã xen lẫn được gọi là môn, cũng được gọi thật tướng làm thật tướng môn cho đến Phương Tiện làm môn Phương Tiện hay không? Đáp: Đầy đủ có bốn câu:

l) Phương Tiện làm môn thật tướng.

2) Thật tướng làm môn Phương Tiện, hai thứ này như trước.

3) Thật tướng làm môn thật tướng.

4) Phương Tiện làm môn Phương Tiện. Như danh làm nghĩa môn, nghĩa làm danh môn. Do danh Phương Tiện nói lên nghĩa Phương Tiện, nên, danh làm nghĩa môn, do nghĩa Phương Tiện nói lên danh Phương Tiện cho nên nghĩa làm danh môn, thật tướng cũng như vậy.

Bài tựa Trung luận chép: Thật không danh, không ngộ cho nên dựa vào trong đó để tuyên bày, tức là nghĩa ấy.

Hỏi: Nay được dùng ba để bày ba, dùng một hiển một được không?

Đáp: Cũng có bốn câu:

1) Dùng ba bày một.

2) Dùng một bày ba.

3)Dùng ba bày ba.

4) Dùng một bày một, hai câu đầu như trước.

Dùng ba bày ba, dùng nhất hiển nhất nói: ba Trước khác một nay, nay ba ở ngoài một; nay một khác trước ba, nay một ở ngoài ba, cho nên một chẳng phải một của ba; ba chẳng phải ba của một; như thế một, ba đều là kiến chấp. Nay phá bệnh này nên nói đối một Phật thừa phân biệt nói ba cho nên ba là ba của một. Các ông đã hành đạo Bồ-tát cho nên một là một của ba. Vì ba là ba của một thì ba đâu khác một, một là một của ba thì đâu khác ba. Cho nên, gọi ba, một là nghĩa nhân duyên. Dùng nhân duyên ba, một nay nói lên tự tánh ba, một, cũng dùng tự tánh ba, một nói lên nhân duyên ba, một, cho nên nói dùng ba bày ba dùng một bày một.

Hỏi: Vì sao gọi Phương Tiện lại có bao nhiêu môn?

Đáp: phẩm Phương Tiện lúc mới nói Phương Tiện được mất sự hiện nơi văn kia, nay sẽ nói nghĩa môn. Kinh này từ đầu đến cuối lược có mười lăm môn: Phẩm Phương Tiện có hai môn, phẩm Thí dụ có sáu môn, phẩm Tín Giải có ba môn, phẩm Hóa Thành có hai môn, phẩm Pháp Sư có một môn, phẩm Phổ Môn có một môn, hợp lại có mười lăm môn.

Phẩm Phương Tiện có hai môn:

1) Nói môn trí tuệ kia khó hiểu khó nhập, cho nên quyền trí làm môn thật trí. Sanh Pháp sư nói ngôn giáo làm môn, ngôn giáo làm môn ấy là nói thật trí, ngôn giáo tức là môn thật trí. Luận Pháp Hoa như Đại Sanh giải thích.

2) Kế là nói các pháp môn tuyên bày nơi Phật đạo, đây là dụng Đại thừa giáo làm môn.

Phẩm Thí Dụ có sáu môn:

  1. Nhà kia rộng lớn chỉ có một cửa, lại dùng Đại thừa giáo làm môn.
  2. Từ cửa bị cháy mà an ổn được ra đây là căn cứ ba cõi hạn cuộc làm môn như gọi nhà làm môn.
  3. Chỉ có một cửa mà lại nhỏ hẹp, lại dùng Đại thừa giáo làm môn.
  4. Ba xe như vậy nay ở ngoài cửa, lại dùng ba cõi làm môn.
  5. Nhờ Phật giáo môn mà vượt khổ ba cõi, đây dùng Tiểu thừa giáo làm môn.
  6. Bấy giờ, Trưởng giả đứng ở ngoài cửa, theo nghĩa Đại thừa nầy tức là dùng hai thứ tử hạn cuộc làm môn. Nghĩa Tiểu thừa nói Đức Phật vượt ngoài tất cả phiền não cho nên phiền não ba cõi và tập khí vô tri ba tạng, Phật đều đã dứt hết, nên nói đứng ở ngoài cửa.

Lại Phẩm Tín Giải có ba môn:

  1. Đến nhà người cha đứng ở bên cửa, đây là dùng lý giáo Đại thừa làm môn.
  2. Nói còn ở ngoài cửa dừng nghỉ nơi am tranh, cũng dùng cả lý giáo Đại thừa làm môn.
  3. Bấy giờ Trưởng giả ở trong cửa kia, cũng dùng cả lý giáo Đại thừa làm môn.

Phẩm Hóa Thành Dụ hai môn:

  1. Phạm Vương thỉnh Phật nguyện mở cửa cam lộ, gồm cả Đại Tiểu giáo làm môn.
  2. Lầu gác cao có nhiều lớp cửa là đều dùng ba không giải của Tiểu thừa làm môn.

Phẩm Pháp sư một môn: Tức là khai mở cửa Phương Tiện, thị tướng chân thật, trong văn đã nói đủ.

Phẩm Phổ Môn một môn: Dùng Đại thừa làm môn, môn này có hai thứ:

  1. Thần thông khắp.
  2. Nói pháp khắp, hai luân này đều là Bồ-tát hư thông vô ngại nên gọi là môn, lại hai luân này khiến khắp chúng sinh ngộ nhập nên nói là Môn.

Hỏi: Mở cửa Phương Tiện, bày tướng chân thật như thế nào? Là năng khai hay sở khai, năng thị hay sở thị, năng bế hay sở bế?

Đáp: Trước quyền nói Ba thừa giáo không nói ba là Phương Tiện tức ba Phương Tiện che lấp, Phật quyền trí là năng bế ba môn Phương Tiện là sở bế, nay thật trì nói ba là Phương Tiện thì cửa ba Phương Tiện mở. Thật trí của Phật là năng khai, cửa Phương Tiện là sở khai. Năng thị sở thị: Tuy mở ba là cửa Phương Tiện, mà tức chỉ bày Nhất thừa là cửa chân thật, thật trí tức là năng thị, Nhất thừa tức là sở thị, cho nên thật trí có hai năng: Năng khai và năng thị. Như tay người có khả năng mở cửa lại chỉ vật ở trong cửa, vật ở trong cửa ấy là sở thị, tay là năng thị.

Hỏi: Vì sao từ trước đến nay có môn, phi môn?

Đáp: Đối với ba đức Phật xưa có hai nghĩa:

1) Căn cứ giáo mà nói thẳng đạo Ba thừa, không nói ba là Phương Tiện lại vì thật tướng làm môn, đây là nghĩa Phật tự bế.

2) Căn cứ Phật bản làm thông một, nói ba giáo, ba đối với Phật tức là môn Nhất thừa. Căn cứ duyên làm luận cũng có hai nghĩa: Nhân ba ngộ một cho nên ba đối với duyên là môn, không ngộ một thì ba đối với duyên chẳng phải môn.

Hỏi: Đó gọi là trí thị hay giáo thị?

Đáp: Trí thuyết là giáo thị, khai cũng như vậy.

Hỏi: Vì sao đương thể môn ấy theo môn khác ư?

Đáp: Như quyền trí năng thông thật trí, thật trí là sở thông, từ sở thông đặt tên cho nên nói kia là môn trí tuệ. Trí tuệ tức là thật trí, môn tức là quyền trí, gọi quyền trí nầy là môn của nhà thật trí, theo lệ như ba môn giải thoát từ sở thông đặt tên, giải thoát là quả Niết-bàn sở thông, ba không năng thông hành nhân đắc Niết-bàn nên gọi là môn giải thoát. Lại người đời nói Phật môn, nhân môn,v.v… đều từ sở thông làm môn. Đương thể đắc danh ấy là Phương Tiện, đương thể hư thông nên gọi là môn, thật tướng cũng như vậy. Như nói trục môn, bản môn (cửa tre cửa ván). Đương môn thể là tre là ván cho nên dùng đương thể đặt tên.

Hỏi kinh này có mười lăm môn gồm có bao nhiêu thành?

Đáp: Có năm thành. Phẩm Tín Giải có bốn thành, Phẩm Hóa Thành có một thành. Phẩm Tín Giải có bốn thành là:

1) Ban đầu trong đó dừng ở một thành, tức dụ một phương thùy ứng thành Phật, thành Phật là thành.

2) Trong thành kia bỏ ta mà trốn đi, là dụ trái với sự hóa của Đại thừa, dùng đại hóa làm thành.

3) Trước ở thành cũ lo lắng tìm kiếm, dụ Đức Phật ở địa vị Pháp thân tìm kiếm chúng sinh, đại căn cơ không có, tức pháp thân Phật làm thành.

4) Lúc ấy, gã cùng tử đi đến thành cha ở, tức là đại căn cơ đã động gọi là lý giáo Đại thừa làm thành.

5) Phẩm Hóa Thành nói hóa làm một thành, tức Nhị thừa ở ngoài ba cõi có thể để dừng nghỉ, dụ như ngôi thành.

Hỏi: Đã có năm thành, gồm có bao nhiêu nhà?

Đáp: Gồm có tám nhà, y theo nhà lửa gồm có sáu nhà, là nói theo nghĩa.

  1. Ban đầu nói có một nhà lớn.
  2. Nói nhà kia mục nát.
  3. Lúc ấy chủ nhà.
  4. Nhà ấy cũ nát thuộc về một người.
  5. Các con của Trưởng giả ở trong nhà ấy.
  6. Lửa đốt cháy nhà.
  7. Phẩm Hóa Thành nói nhà cửa trang nghiêm.
  8. Phẩm An lạc hạnh nói ban cho ruộng nhà.

Hai nghĩa nhà ở đầu là nói tướng mạo ba cõi, hai kế nói thuộc về Phật, hai sau nói chúng sinh ở trong đó lại khởi phiền não chịu tám việc khổ, hai cuối cùng thí dụ người Tiểu thừa, các con và công đức; đoạn dưới sẽ nói.

Kế là nói về nghĩa ba thuyết, luận chép: Rộng bỏ ba bày một, dứt nghi, sinh tín, vì người ba căn, mà nói ba châu:

  1. Pháp nói.
  2. Thí nói.
  3. Thuyết về nhân duyên đời trước cho nên nói thuyết ba châu.

Hỏi: Tại sao vì ba căn mà thuyết ba châu ư?

Đáp: Xưa kinh dạy: Châu đầu nói cho thượng căn, châu kế là nói cho trung căn châu sau nói cho hạ căn. Lời bình rằng: Thẳng đặt tên này ở văn chưa hoàn thiện, như ba phen nói đều vì ba căn, ba căn đều nghe một phen nói, vậy thì đều là hạng thượng căn sao gọi ba phẩm. Nếu nói thượng căn nghe một lần, trung căn nghe hai lần, hạ căn nghe ba lần nói, thì không nên nói pháp nói vì thượng căn, thí nói vì trung căn, nói nhân duyên đời trước vì hạ căn. Nay nói là châu đầu nói chung cho cả ba căn, mà thượng căn một lần nghe liền hiểu, chu kế nói thông vì trung căn hạ căn mà trung căn nghe lại một lần nữa mới hiểu; nói nhân duyên đời trước chỉ vì hạ căn, hạ căn ba phen mới hiểu. Thích luận nói Thân Tử một lần nghe liền chứng Sơ quả, Mục liên nghe lại lần nữa mới chứng Kiến đế, người hạ căn đúng lý phải đến lần thứ ba.

Hỏi: Vì sao biết?

Đáp: Ban đầu ba phen thỉnh, ba căn đều nghi, cho nên biết lúc mới nói vì cả ba căn. Kế phẩm Thí Dụ nói Thân Tử đã vượt xa hạng trung’ căn hạ căn còn nghi người hối hận xin Phật giải thích, cho nên biết Thí nói chung cả trung căn hạ căn. Lại đủ ba châu nói đối với nghĩa mới đủ, nếu chỉ có pháp không có thí thì nghĩa chưa tận, nếu chỉ thí chưa có pháp thì ý cũng không tròn đầy. Cho nên phải châu đầu pháp nói, chu kế thí dụ. Pháp và thí dụ tuy tròn đầy mà chỉ nói hiện tại chưa nói về nhân tu đời trước nên kế có nói thứ ba.

Lại, đạo Nhất thừa nhập có nhiều môn, tự có người ưa nghe pháp thuyết, từ pháp nói mà nhập môn, tự có người ưa nghe thí dụ, từ thí dụ nhập môn, tức hai châu trước; tự có người ưa nghe cả pháp thuyết, thí nói cũng từ cả hai mà nhập môn, tức châu thứ ba, nên phẩm Hóa Thành về trước nói môn pháp nói, sau Hóa Thành là môn thí dụ, tự có ba môn nầy đều không đắc ngộ, đều không vì nói, như năm ngàn người bỏ đi.

Hỏi: Đây có gì khác với ba căn?

Đáp: Đây không nói vì ba căn cho nên có ba thuyết chỉ vì người ưa thích đều khác nhau cho nên giáo môn khác nhau. Lại ba châu nói là muốn chỉ bày tướng Trung đạo cho nên nếu nói một lần nói hai lần nói thì rất ít, nếu nói quá ba lần thì rất nhiều, nay muốn chỉ tướng Trung đạo không nhiều không ít cho nên chỉ có ba thuyết. Lại Thích luận nói Chư Phật nói Pháp sự không quá ba lần. Nay dựa vào quy định của Phật nên chỉ nói ba lần. Lại Ba thừa chấp khó sửa đổi, Nhất thừa khó tin nên phải nói ba lần. Lại chỉ bậc thượng tôn đại pháp thương xót chúng sinh nên ân cần nói đến ba lần.

Hỏi: Nếu vậy tất cả các kinh đều nên nói ba lần như thế ư?

Đáp: Văn dưới nói: Chư Phật đã nói nay nói và sẽ nói, kinh Pháp Hoa này rất khó tin khó hiểu cho nên phải nói ba phen. Lại lúc mới nói khiến gieo hạt giống xuống, kế nói khiến sinh trưởng, sau nói được thành thục. Lại lúc mới nói sinh văn tuệ, kế nói sinh tư tuệ, sau nói sinh tu tuệ.

Hỏi: Văn không có ý nầy cho nên gượng đào lỗ gieo mầm ư?

Đáp: ý Phật sâu xa chẳng vì một việc, như Thích luận giải thích một câu văn gồm có mười lần lại nữa.

Kế là nói thứ lớp, hỏi: ba phen nói có thứ lớp gì? Đáp: Pháp nói là gốc của thí nói cho nên thứ nhất, thí thuyết lại mượn sự để dụ cho pháp trước cho nên xếp vào thứ hai. Nhân duyên đời trước nói pháp, thí dụ từ đầu đến cuối cho nên xếp vào thứ ba.

Kế là nói chung riêng mỗi chu đều có ba thuyết, như trong pháp nói nói : như hoa Ưu-đàm tức là thí nói ; Ta ở đời trước hai muôn ức Phật đã giáo hóa tức là nói nhân duyên đời trước. Trong Thí dụ ba thuyết như: trước thí nói nói ta trước không nói đều là hóa Bồ-tát ư? Tức là pháp nói. Lại nói ba mươi người con và Trưởng giả là cha đâu chẳng phải đời trước đã kết duyên ư? Nhân duyên đời trước nói cũng có đủ ba: trước Hóa thành là pháp nói, sau Hóa thành là thí nói, cho nên trong mỗi châu thuyết có đủ ba. Chỉ đây phần lớn phê phán nói như vậy, lại từ nhiều mà luận cho nên bỏ ba thuyết.

Kế là nói về khai hợp: tóm lược ba châu thành hai ý: Ban đầu dẫn chứng theo lệ đồng nói, hai châu sau gọi là nói thẳng. Đầu dẫn chứng theo lệ đồng nói: Dẫn Rộng bốn Đức Phật làm chứng nói Đức Thích-ca theo lệ đồng, hai châu sau không còn dẫn chứng theo lệ đồng mà nói thẳng thí dụ và nhân duyên đời trước. Vì phá ba thuyết một việc nầy trái với thường tình, một lần khó tin cho nên trước phải dẫn rộng Chư Phật làm chứng, rồi mới nói đức Thích-ca theo lệ đồng. Dẫn chứng theo lệ đồng đã xong. Hai châu sau chỉ cần nói thẳng: lại châu đầu gọi là người, người rộng pháp lược: người rộng: nói năm Đức Phật. Pháp lược: Chỉ một châu thuyết. Kế là hai châu sau, pháp rộng người lược: Pháp rộng: hai châu thuyết. Nhơn lược: Chỉ nói một Đức Phật Thích-ca. Đoạn dưới giáo môn của Đức Thích-ca làm thí dụ bản, cho nên biết thí nói chỉ nói giáo môn của đức Thích-ca, nhân duyên đời trước cũng chỉ đức Thích-ca kết duyên chứ không nói các Đức Phật khác, thầy và đệ tử cho nên nói Thích-ca giáo môn. Lại châu đầu gọi là biệt nói nghĩa là biệt nói giáo môn của năm Đức Phật, hai châu sau gọi là nói chung nghĩa là thí dụ được thông suốt năm Đức Phật, hóa thành cũng vậy. Lại hai châu đầu gọi là nói hiện tại, một châu kế gọi là nói quá khứ, lại hai châu đầu nói về quả, một châu sau nói về nhân.

Kế là nói về nghĩa nhiều, ít. Hỏi: Chỉ có ba phen nói lại còn có các lần thuyết khác nữa hay không?

Đáp: Phần lớn nói về ba phen nói thôi, luận nói nghĩa quanh co tức nhiều. Đầu tiên ba châu Đức Phật tự nói, kế người ba căn lãnh giải lại có ba thuyết, hợp lại có sáu lần. Phật ba châu nói ba văn xuôi ba kệ tụng thành sáu thuyết lãnh giải cũng như vậy. Nói lược có mười hai phen nói. Căn cứ châu đầu Đức Phật nói văn xuôi nêu rõ giáo năm Đức Phật, sau kệ lại tụng năm Đức Phật hợp thành mười lần nói. Châu thứ hai văn xuôi thí nói và hợp thí hai lần nói, kệ cũng như vậy. Lại thành bốn lần nói. Chu thứ ba có văn xuôi và kệ là hai nói, đều có pháp, thí là bốn lần nói hợp với trước thành mười tám lần nói. Nếu đầy đủ lược bỏ ba bày một đều có văn xuôi và kệ thành hai mươi lần nói. Người thượng căn lãnh giải văn xuôi và kệ là hai lần nói, người trung căn văn xuôi và kệ lại hai lần nói đều có pháp, thí là bốn lần nói, đủ trước thành sáu lần nói, người hạ căn lãnh giải văn xuôi và kệ lại hai lần nói đều có pháp thí là bốn lần nói, hợp thành mười lần nói. Thầy cùng đệ tử hợp nói nghĩa bỏ ba bày một, nói lược ba mươi lần nói, trong kia nói nghĩa không chỉ ở đây thôi!

Kế là nói hoặc chướng: Hỏi: Vì sao hoặc chướng người ba căn không hiểu Nhất thừa ư?

Đáp: Thông mà nói đoạn thường Nhị thừa chướng ngại Nhất thừa Trung đạo, căn cứ nói riêng có hai thứ hoặc:

  1. Đoạn kiến.
  2. Vô minh.

Đoạn kiến: Nhị thừa chứng Không cho là diệu cực. Vô minh: không biết Như lai quyền thật ba, một, nhưng đoạn kiến và vô minh cũng là một thể, chỉ căn cứ nghĩa phân biệt ! Chấp không gọi là chấp đoạn, không biết quyền thật gọi là vô minh, cũng do vô minh nên chấp chặt. Hoặc nầy chẳng phải chín mươi tám sử, vì sao? Vì La-hán đã dứt chín mươi tám sử mà còn không biết quyền thật cho nên biết thuộc vô minh phiền não. Sau thấy luận Pháp Hoa nói: Người nhiều phiền não có nhiễm ở mạn không biết Nhất thừa và pháp thân thường trụ, nhiễm mạn nầy tức là vô minh, Chi căn cứ hoặc đây có ba phẩm khác nhau: người hạ căn thì nặng, người trung căn vừa thượng căn thì nhẹ cho nên chia ba phẩm.

Hỏi: Phát chẩn tức học Nhị thừa như luận Bà-sa, Thích luận,v.v… nói Duyên giác chậm nhất là trăm kiếp, nhanh thì làm bốn đời, Thanh văn chậm nhất là sáu mươi kiếp nhanh nhất là ba đời, Tiểu thừa chướng Đại thừa, tu tập Tiểu thừa đã lâu nên gọi là độn căn, tu tập Tiểu thừa mới đây (gần) nên gọi là lợi căn. Giữa hai hạng người này nên gọi trung căn ư?

Đáp: Nghĩa ấy cần phải tiến thoái mà luận bàn, nếu tâm Nhị thừa là hoặc mà năng chướng Đại thừa thì nên như đã hỏi, tức đã nhiều kiếp lâu xa thực hành hạnh Nhị thừa khởi hoặc lâu dài, chấp này khó phá nên gọi là hạ căn; tu tập hạnh Nhị thừa gần thì khởi hoặc ngắn ít, chấp nầy dễ dứt nên gọi là thượng căn. Giữa hai hạng này gọi là trung căn. Chỉ có Thân Tử thực hành tiểu hạnh đã lâu căn kia thì lợi nên gọi là thượng căn, tu tập tiểu thừa gần gọi là hạ căn, giữa hai hạng này gọi là trung căn. Lại Thân Tử cùng tận nguồn gốc Tiểu đối với Đại dễ ngộ, những người khác không như vậy, cho nên Thân Tử gọi là lợi căn. Lại người Nhị thừa được hội nhập thành đạo Bồ-tát thì Nhị thừa hành lâu đối với đạo Bồ-tát sẽ hành sâu. Có người nói có bốn câu:

  1. Hoặc khinh mà lợi căn.
  2. Hoặc trọng mà lợi căn.
  3. Hoặc khinh mà độn căn.
  4. Hoặc trọng mà độn căn.

Nếu hoặc khinh lợi căn mới nghe liền ngộ, nếu trung căn, hạ căn hai người lại một lần nữa nghe mới ngộ, người thứ tư ba phen nghe mới ngộ. Nghĩa nầy đến đoạn dưới trong phần năm trược sẽ giải thích rộng.

Kế là nói về chuyển căn. Hỏi: Ba căn thượng, trung, hạ có nghĩa tăng tiến hay không?

Đáp: Có người nói: Châu đầu pháp thuyết thượng căn nghe liền ngộ, trung căn chuyển thành thượng căn, hạ căn tiến thành trung căn; châu thứ hai nói trung căn đồng thượng căn đắc ngộ, hạ căn chuyển thành thượng căn; chu thứ ba nói hạ căn đồng thượng căn đắc ngộ. Co người nói: căn cứ Ba thừa nói về thượng trung hạ căn, Bồ-tát thành thượng căn, Duyên giác thành trung căn, Thanh văn thành hạ căn. Căn cứ Thanh văn tự có thượng, trung, hạ, theo ba căn này cho nên có ba châu thuyết, Tuy lại đắc ngộ còn có lợi độn khác nhau, như đao chém một vật, một phát đứt đoạn là thượng, hai phát đứt đoạn là trung, ba phát đứt đoạn là hạ, tuy đều đứt đoạn mà có lợi độn khác nhau, tuy trước sau đắc ngộ cũng có lợi độn khác nhau. Lời bình rằng: Thuyết sau đắc ý chỉ của kinh. Vì sao biết vậy? Vì khi người thượng căn đắc ngộ, người trung căn, hạ căn chưa ngộ sao đã chuyển căn ư!

Hỏi: Nay có nghĩa chuyển căn?

Đáp: Tỳ-đàm là Tiểu thừa còn có chuyển căn. Nghĩa Đại thừa không có định tánh, vì sao không chuyển ư! Gặp duyên xấu nên chuyển lợi thành độn, gặp duyên lành nên chuyển độn thành lợi.

Kế là nói Đại tiểu: Hỏi: ba châu thuyết pháp Bồ-tát ở thời nào mới đắc ngộ?

Đáp: Một phen nói về Bồ-tát là thượng căn, Duyên giác là trung căn, Thanh văn là hạ căn. Nếu vậy Bồ-tát và Duyên giác đều hơn Thanh văn, cho nên nghe châu đầu liền được ngộ. Kế lại nói người lợi căn Duyên giác hơn Thanh văn có thể được gọi là thượng căn. Thích luận chép: Duyên giác Độn căn không bằng Thân tử. Nếu vậy có thể được đồng hạ căn ba châu nói mới ngộ. Bồ-tát bất định sơ tâm hay tu hành lâu đều là Bồ-tát, nay luận chung Bồ-tát căn có đồng ba phẩm Thanh văn nên ba châu đều ngộ. Lại căn Bồ-tát cùng thân Tử đồng phẩm nghe châu đầu liền ngộ, hai phẩm trung hạ cũng như vậy. Chỉ vì Bồ-tát chấp dị, mê khinh lại không tự mê hoặc chấp chặt rốt ráo cho nên Bồ-tát lợi, độn nghe châu đầu đều ngộ. Làm sao biết được? Vì đoạn dưới Thân Tử được thọ ký, Trời người tám bộ biết đều thọ ký. Cho nên, phàm phu tuy căn độn mà hoặc nhẹ, Thân Tử tuy lợi căn mà hoặc nặng, cho nên đồng là châu đầu được ngộ.

Hỏi: Vì sao Bồ-tát không lãnh giải ư?

Đáp: có người nói: Bồ-tát cũng có lãnh giải chỉ là Kinh Pháp Hoa phần nhiều không độ hết, cho nên phẩm Phương Tiện nói: Bồ-tát nghe pháp ấy nghi ngờ đều đã trừ liền chứng kia. Có người nói: Thanh văn có bệnh chấp khác, lại có mê hoặc tự chấp chặt nên chánh phá vì thế có lãnh giải! Bồ-tát không có bệnh tự chấp chặt, dù có cho rằng Đại khác Tiểu hay Tiểu khác Đại rõ ràng Bồ-tát tự thành Phật, Nhị thừa không thành Phật, một phen nghe Pháp Hoa liền được lãnh ngộ. Chỉ vì phá ba về một chính là Nhị thừa, phụ là Bồ-tát cho nên không nói về Bồ-tát lãnh giải.

Hỏi: Thanh văn nghe kinh được thọ ký, Bồ-tát nghe kinh vì sao không được thọ ký?

Đáp: Do nói lãnh giải ví như thọ ký có thể biết. Chỉ phẩm Đềbà-đạt-đa thọ ký Long nữ, phẩm Tùy hỷ nói nghe Kinh Pháp Hoa một câu một bài kệ đều được thọ ký, dưới trong phẩm Thọ Lượng có Bồ-tát được thọ ký.

Kế là kết hợp hai kinh: Hỏi: Kinh Thắng-man nói: Sơ nghiệp của Ba thừa không ngu đối với pháp, tự biết sẽ được giác ngộ, vì sao kinh này nói ba căn La-hán lúc mới thì sinh nghi, sau liền được ngộ?

Đáp: Kinh xưa Sư nói có sự có lý, nói lý tức là sơ nghiệp của Ba thừa đã biết thành Phật, thật ra không phải lúc mới nghi và cuối cùng ngộ, chỉ là phù hợp đồng với phàm phu dẫn sơ nghiệp ở trước, ngoài phàm phu, khiến cho kia tin theo Nhất thừa sẽ được thành Phật, cho nên chỉ lúc mới nghi, sau ngộ! Trong giáo làm luận nói Nhị thừa đắc quả rồi sau mới dạo xem trong tâm, suy tìm lý chỉ một giáo không nên ba giáo, nói nhất định ba lý đâu được một, cho nên trọn ngày lại an tâm chớ nương gởi. Nên Pháp sư Diêu nói: lần lựa giữa lý giáo nghi là lầm hay không lầm, nếu dùng lý mê hoặc giáo nầy có nghĩa đắc, nếu dùng giáo mê hoặc lý nầy có nghĩa mất, cho nên lần lữa sinh nghi được mất. Nhưng căn có ba thứ: Nếu thượng căn lợi căn trí dùng lý mê hoặc giáo tình nhiều, dùng giáo mê hoặc lý tình ít, cho nên lúc mới nghe pháp nói thuận hợp với tâm thì liền lãnh ngộ, như Thân Tử, v.v… Dùng lý mê hoặc giáo tình ít, dùng giáo mê hoặc lý tình nhiều. Tuy nghe pháp, thí hai lần nói mà trái với bản tâm kia nên ba phen nghe mới ngộ như Mãn Nguyện v.v… Nếu người trung căn ở giữa lợi độn, giáo lý mê hoặc lẫn nhau tâm chánh,v.v… Nghe pháp nói chưa ngộ, nghe thí nói liền hiểu như Thiện Cát,v.v…

Lời bình rằng: Nếu trong lý đã biết đồng qui, trong giáo cũng có mê ngộ, thì Thắng-man là thuyết thật pháp Hoa là quyền giáo, nếu vậy Pháp Hoa nói một cũng chưa liễu, không nên lấy ý của Thắng-man giải thích năm trăm do-tuần! Lại Đại Kinh nói: La-hán hai muôn kiếp đến chỗ phát tâm cũng là nói bất liễu, vì sao? Vì sơ nghiệp đã biết đồng qui do nhân duyên gì mà trải qua hai muôn kiếp mới phát tâm ư? Nếu vậy Niết-bàn lẽ ra là chưa liễu, nếu Đại Kinh là liễu thì Thắng-man lẽ ra chưa liễu. Lại sơ nghiệp đã biết đồng qui sao lại chứng La-hán? Nói về chứng nghĩa là rốt ráo cho nên chứng, đã biết chẳng phải tột cùng thì đâu nên chứng ư? Lại theo luận Pháp Hoa nói chứng tánh pháp thân không khác với Thắng-man, không nên giải thích là liễu hay không liễu

và lý giáo. Có người nói: Sơ nghiệp Ba thừa, đây là người Ba thừa bắt đầu tin Đại thừa cho nên gọi là sơ nghiệp, đây giải thích Thắng-man và Pháp Hoa hai kinh không ngăn ngại. Thắng-man căn cứ bắt đầu tin Đại Thừa cho nên tự biết thành Phật, Pháp Hoa căn cứ Ba thừa chưa tin Nhất thừa cho nên sinh nghi. Có người nói Thắng-man chép: Sơ nghiệp Ba thừa không ngu đối với pháp, tự biết ấy là căn cứ người lợi căn sâu ngộ nghe ba liền lãnh hội một, vâng thọ tiểu thì ngộ đại. Pháp Hoa nói La-hán còn nghi, đây là căn cứ người độn căn nghe ba chấp giữ ba vâng thọ tiểu, trụ trong Tiểu thừa cho nên hai kinh không trái nhau.

Hỏi: Người lợi căn chẳng vượt hơn Thân tử, lại có người lợi căn nào ngộ sâu chăng?

Đáp: Trong Pháp Hoa nói ba căn: Thân Tử,v.v… nầy phần nhiều là hạng trong ẩn hạnh Bồ-tát, ngoài thị hiện Thanh văn, dẫn hạnh Tiểu thừa.

Hỏi: Vì sao biết nghe Tiểu mà ngộ sâu Đại?

Đáp: Nghĩa có bốn câu: l) Nghe ba ngộ ba.

  1. Nghe một ngộ một, hai nghĩa này dễ hiểu.
  2. Nghe một ngộ ba, như nghe giáo đại Niết-bàn mà thành La-hán.
  3. Nghe ba ngộ một tức sơ nghiệp vậy.

Hỏi: Văn kinh Pháp Hoa, có nói nghe một ngộ chung ba không?

Đáp: Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bản Sự chép: Tám muôn bốn ngàn người xa lìa trần cấu đắc pháp nhãn thanh tịnh, nghĩa nầy lẽ ra chung cho cả đại tiểu, mà trong các kinh phần nhiều cho là Tiểu thừa. Có người nói: Thắng-man vì người Phương Tiện cho nên tự biết thành Phật, Pháp Hoa căn cứ người thực hành cho nên không tự biết, hai kinh cũng không trái nhau. Có người nói: Việc nầy không thể tư duy giải thích được. Như luận Đại trí giải thích phẩm Tất Cánh Định nói: Trong năm thứ bất khả tư nghì Phật là tối thắng nhứt. Thanh văn thành Phật hay không thành Phật chỉ có Phật mới biết được thôi. Luận giả chính là có thể luận các việc khác, khi được thành Phật mới có thể hiểu. Long Thọ đã xứng với thành Phật mới biết rõ việc này, phàm phu đâu thể muốn chuyên quyết định được ư! Sau sẽ luận lại nghĩa này.

Kế là nói nghĩa Duyên giác không lãnh giải: Hỏi: Trong hội Pháp Hoa sao không có Duyên giác lãnh giải ư? Lại Pháp Hoa chính là hợp Ba thừa vì sao không có chúng Duyên giác?

Đáp: Kinh sư có các nói khác nhau đều không phân biệt rõ, nay lược giải thích khiến cho dễ hiểu. Đức Phật vì hàng Tam căn bỏ ba thừa, người trung căn chê Thanh văn theo thầy, lại sợ Phật đạo lâu dài, do đó người ấy ra đời không có Phật nên tu thành Bích-chi-phật, vì thế trong hội Pháp Hoa không có Duyên giác.

Hỏi: Nếu vậy vì sao các kinh lại nói có Duyên giác ư?

Đáp: Luận chung về Duyên giác gồm có bốn thứ:

1) Bản thừa Duyên giác, nghĩa là trước phát tâm Duyên giác sau đắc quả Duyên giác, chỉ có người này trải qua nhiều kiếp tu hành, nhưng Thích luận và các luận chỉ lược nêu có hai:

a) Hạng chậm nhất thì trăm kiếp. Trăm kiếp: Đây thuộc đại Bích-chi, luận Câu-xá đem sừng con tê ngưu dụ trăm kiếp.

b) Nhanh nhất thì bốn đời, trung gian thì nhiều ít không nhất định. Hai hạng người này thành quả Duyên giác chắc chắn không gặp Phật. Cho nên Hoa Nghiêm chép: Bồ-tát từ cõi Đâu-suất giáng xuống, phát ra ánh sáng chiếu khắp, nếu Giác biết thì xả thọ nhập vô dư, bất giác thì theo lượng đến thế giới không có Phật ở phương khác. Đại Kinh dụ nghĩa sao chổi cũng như vậy. Trung luận nói: Nếu Phật không ra đời, Phật pháp đã diệt tận, các trí Bích-chi-phật, từ đó xa lìa sinh. Nếu vậy hội Pháp Hoa do đâu mà có Duyên giác ư?

Hỏi: Đại tiểu Duyên giác khi chưa đắc quả thì thấy Phật hay không? Nếu bốn đời đắc quả, từ ba đời về sau có được gặp Phật hay không? Cho đến trăm kiếp chưa đủ để hỏi như vậy ư!

Đáp: Hoặc gặp Phật hay không gặp Phật, đây đều không nhất định.

2) Chẳng phải bản thừa Duyên giác: Người kia vốn là Thanh văn ở trong Phật pháp chứng đắc sơ quả, người sơ quả chỉ mười bốn đời đủ gặp Phật thì thành La-hán, không gặp Phật thì thành Bích-chi, người như thế hoặc có gặp Phật hoặc thành Bích-chi rồi, mà Phật liền xuất thế cho nên có nghĩa gặp Phật.

Hỏi: Kinh Hoa Nghiêm chép: phát ra ánh sáng chiếu soi, khiến cho diệt độ và chuyển đến phương khác làm sao gặp được Phật ư?

Đáp: Người này bản nguyện thấy Phật khác với người trước cho nên không thể so sánh.

Hỏi: Chỉ sơ quả không gặp Phật thành Duyên giác. Nhị quả, Tam quả không gặp Phật có thành Duyên giác chăng?

Đáp: luận Câu xá chép: Nhị quả không gặp Phật pháp cũng thành Duyên giác mà văn nói không ngoài ba quả. Chỉ đắc A-na-hàm rồi gặp Phật thành La-hán, không gặp Phật cũng có nghĩa thành Duyên giác.

Chỉ là nghĩa này ít nên Kinh luận không nói!

Hỏi: Đại Bích-chi căn tánh lanh lợi làm sao nói pháp không thể khiến người đắc Noãn pháp cho đến quả Thánh ư?

Đáp: Bích-chi xuất hiện ra đời không gặp Phật, đây là thời kỳ chánh pháp đã hết cho đến cũng không phải đời mạt pháp, thời này chúng sinh căn độn nên không đắc nghĩa Noãn pháp, chẳng phải Bíchchi-phật không có khả năng khiến họ đắc đạo. Bích-chi năng hóa sẽ lợi mà sở hóa ắt độn; Thanh Văn năng hóa sở hóa tức thông.

3) Luận Câu xá chép: Lại có Bộ hành Duyên giác, người kia tự có đồ chúng, bộ nhóm, như Phật có đệ tử quyến thuộc nên gọi là Bộ hành, người này hành và hành kế không hẳn đủ trăm kiếp cũng có thể sáu mươi kiếp như thời Thân Tử.

Hỏi: Người này có gặp Phật hay không?

Đáp: Cũng không gặp Phật.

4) Biến hóa duyên giác để chúng sinh ứng thấy người này ở trong Phật mà ngộ cho nên có gặp Phật.

Hỏi: Ca-diếp có căn tánh gì?

Đáp: Đây là người Bản thừa Duyên giác chẳng phải người đắc Tu-đà-hoàn còn bảy lần sinh tử.

Hỏi: Bản thừa Duyên giác có vô lượng người, lúc mới từ bốn đời cuối cùng đến trăm kiếp là những người nào ư?

Đáp: Ca-diếp trí thua Thân Tử tức ứng với người sáu mươi kiếp trở xuống.

Hỏi: Nghĩa Tiểu thừa nhẫn Pháp trở xuống còn có thoái, người Ba thừa căn tánh chưa định có tướng Ba thừa làm nghĩa, nhẫn pháp trở lên tức là ba căn đã nhất định vô tướng làm nghĩa, nay Ca-diếp trụ ở địa vị nào mà gặp Phật ư?

Đáp: Nay cần phải tiến thoái mà luận: nếu Đại Bích-chi ngang với Phật, Phật nhập đạo có hai thuyết:

1/ Từ Noãn pháp rồi nhập quán, đến tận vô sinh mới xuất, Bíchchi cũng vậy.

2/ Giải thích rằng Đức Phật từ bất tịnh quán trở đi đến tận vô sinh mới xuất, Đại-bích-chi cũng vậy. Ca-diếp là Đại-bích-chi nên hơn Thân Tử, mà không bằng Thân Tử cho nên biết chẳng phải Đại Bích-chi. Đã chẳng phải Đại Bích-chi thì không được dụng hai thuyết trước, Ca-diếp thua Thân tử lại hơn người bảy phen sinh nhân gian (bảy đời), tức là trung căn Bích-chi có thể được trụ hai gốc lành Noãn, Đảnh, không gặp Phật mà thành Duyên giác.

Hỏi: Duyên giác trụ trong hai gốc lành thành Thanh văn là thoái căn tánh hay không thoái căn tánh?

Đáp: Noãn, Đảnh đã có thoái đoạ đường ác sao không được thoái căn tánh ư? Luận Câu Xá nói Duyên giác khi trụ trong hai gốc lành chỉ nghe Phật giáo, y giáo đắc đạo chuyển gọi là Thanh văn, thật chẳng phải thoái trung căn thành hạ căn. Nay nói có thể đầy đủ hai người:

1/ Thoái trung căn thành hạ căn nên Duyên giác thành Thanh văn.

2/ Ca-diếp không gặp Phật thì thành Duyên giác, gặp Phật thì thờ phụng Phật làm thầy; làm đệ tử cho nên gọi là Thanh văn, căn tánh như cũ, đây không phải chuyển trung căn thành hạ căn. Lại có nghĩa không chuyển căn như người bảy phen sinh nhân gian không gặp Phật thành Duyên giác thật chẳng phải nghĩa thoái căn. Ca-diếp Duyên giác thành Thanh văn đâu có nghĩa thoái căn ư!

Hỏi: Pháp Hoa nói gom Ba thừa là gom người Duyên giác nào?

Đáp: Chính hội Duyên giác ra đời không có Phật, do bắt đầu bỏ Ba thừa nầy cho nên về sau gom.

Hỏi: Duyên giác ra đời không có Phật, thì gom chỗ nào? Đáp: Người kia nhập Niết-bàn sinh về cõi tịnh khác vì nói pháp Hoa mới được gom.

Hỏi: Nếu vậy Pháp Hoa chỉ gom người Nhị thừa nên không gom Ba thừa ư?

Đáp: Trong chúng có người cầu Duyên giác vì người này cho nên cũng cần gom ba. Vì hai người đều được gom ba không hẳn vì ba người mới gom ba.

Hỏi: Vì sao chỉ có Thanh văn lãnh giải không có Duyên giác lãnh giải?

Đáp: Bản thừa duyên giác không ở trong hội cho nên không được lãnh giải, vì người, hạnh nông cạn nên chưa được đồng ba căn Thanh văn lãnh giải thọ ký cho nên không nói. Biến hóa Duyên giác không cần nói họ lãnh giải, lại hội Pháp Hoa không có.

Hỏi: Đại Bích-chi trăm kiếp tu hành hễ một lần nghe Pháp Hoa liền ngộ như Thân Tử?

Đáp: Nghĩa nầy không nhất định cần phải phân biệt. Nếu chọn Ba thừa lợi độn mà phê phán thì Thân Tử không sánh bằng Đại Duyên giác một phen nghe liền ngộ, Duyên giác hơn Thân Tử tức nghe nói lược liền hiểu. Mà không so sánh tức là trong đây ba căn Thanh văn trải qua nhiều kiếp tu tập Đại thừa cho nên nay mới đắc Duyên giác, tuy lợi mà không tu tập Đại thừa nên chưa đắc ngộ. Lại người ba căn đều là người Phương Tiện cho nên nghe kinh được ngộ, thực hành trăm kiếp Duyên giác nghĩa tức không đúng.

Hỏi: Pháp Hoa người ba căn ngộ vì đều là quyền hành cũng là thực hành ư?

Đáp: Đều là quyền hành.

Hỏi: Không phát sinh tích người khác vì sao đều là quyền hành?

Đáp: luận Nhiếp Đại Thừa nói: Thân Tử,v.v… được thọ ký, giáo hóa người vì muốn dẫn dắt người Thanh văn chưa quyết định thẳng đến Phật đạo, người đã định khiến họ luyện căn.

Hỏi: Vì sao gọi là Thanh văn định Thanh văn chưa định?

Đáp: Nghĩa Tiểu thừa Nhẫn pháp là Ba thừa chưa định, Nhẫn pháp thì định. Lại các kinh chép: Tu-bồ-đề vốn là Phật Thanh Long Đà. Lại kinh nói là A-duy-nhan, A-duy-nhan là người đỉnh Thập địa. Lại Đại Kinh nói Ca-chiên-diên và Bạc-câu-la đều nói là Hiển phát Như lai, Phương Tiện mật giáo đến chỗ Phật cho nên biết đều là quyền hành.

Sau thấy Luận Pháp Hoa nói mười hạng người khác với xưa phê phán, nay nói về thông hợp, phẩm Thí Dụ văn từ nhà lửa trở đi đến hết phẩm Thọ Lượng các lương y, nói chung mười người. Luận nói từ đây trở xuống là bảy hạng chúng sinh có đầy đủ tánh phiền não, nói bảy thứ thí dụ đối trị bảy thứ tăng thượng mạn nên biết. Lại vì ba hạng người không có phiền não Tam-muội giải thoát v.v… nhiễm mạn, nên biết.

Những gì là bảy hạng người đầy đủ tánh phiền não.

1/ Người cầu thế lực.

2/ Người cầu Thanh văn giải thoát.

3/ Người cầu Đại thừa.

4/ Người có định.

5/ Người không định.

6/ Người chứa nhóm công đức.

7/ Người không công đức. Bảy hạng người tăng thượng mạn:

1- Điên đảo cầu công đức tăng thượng mạn, do các phiền não thế gian đốt cháy mà dùng thiên nhân làm quả báo cảnh giới mầu nhiệm để đối trị đây cho nên nói thí dụ nhà lửa.

2- Người Thanh văn chuyên hướng tăng thượng mạn cho rằng thừa của ta không khác với thừa Như lai, điên đảo vọng chấp như vậy, vì đối trị đây nên nói thí dụ cùng tử.

3- Người Đại thừa một bề tăng thượng mạn cho rằng mình không khác thừa Thanh văn Bích-chi-phật, điên đảo vọng chấp, vì đối trị đây nên thí dụ như mây mưa.

4- Người tăng thượng mạn thật không mà có, do có thế gian Tammuội Tam-ma-bạt-đề thật không có Niết-bàn mà sinh tưởng Niết-bàn, vì đối trị đây cho nên nói thí dụ hóa thành.

5- Tán loạn thật không có định: quá khứ có Đại thừa gốc lành mà không giác tri, kia không cầu Đại thừa đối với việc ngang trái xấu xa trong tâm luống dối, vọng dùng làm bậc nhất thừa, vì đối trị đây cho nên nói thí dụ buộc hạt châu trong chéo áo.

6- Người tu tập công đức nói pháp Đại thừa mà chấp cho là chẳng phải Đại thừa, vì đối trị đây nên nói thí dụ trong búi tóc buộc hạt ngọc.

7- Người không công đức đối bậc nhất thừa không tu tập các gốc lành, nói bậc nhất nghĩa không cho là bậc nhất vì đối trị đây nên nói thí dụ thầy thuốc.

Luận lại giải thích rằng: Người thứ nhất dùng các gốc lành thế gian Tam-muội công đức Phương Tiện khiến nhập Niết-bàn, người thứ hai dùng ba làm một khiến nhập Đại thừa, người thứ ba khiến biết các thừa Chư Phật Như lai bình đẳng nói pháp tùy hạt giống gốc lành của chúng sinh nẩy mầm, người thứ tư Phương Tiện khiến nhập thành Niếtbàn, thành Niết-bàn là thành các thiền Tam-muội, ra khỏi thành này vào thành Đại Niết-bàn, người thứ năm thị hiện gốc lành quá khứ khiến nhớ nghĩ giáo khiến nhập Tam-muội. Người thứ sáu nói pháp Đại thừa, pháp môn này đồng Thập địa hạnh mãn, được Chư Phật mật thọ ký cho, người thứ bảy căn chưa thuần thục khiến cho họ thuần thục, cho nên thị hiện quả Niết-bàn, vì các nghĩa nầy nên Như lai nói bảy thứ thí dụ.

Kế là ba hạng người không có phiền não nhiễm mạn, điên đảo tin:

1/ Tin các loại thừa.

2/ Tin thế gian, Niết-bàn khác.

3/ Tin thân kia đây là khác vì đối trị ba thứ nhiễm này nên nói ba pháp bình đẳng:

4/ Thừa bình đẳng thọ ký cho người Thanh văn chỉ có Đại thừa không có Nhị thừa.

5/ Thế gian, Niết-bàn bình đẳng, tức Đa Bảo Như lai đã nhập Niết-bàn thị hiện Niết-bàn thế gian bình đẳng.

6/ Thân bình đẳng, Đa Bảo Như lai đã nhập Niết-bàn lại thị hiện thân, thân mình, thân người, pháp thân bình đẳng không khác nhau, vì người ấy không có phiền não mà nhiễm mạn thấy thân kia đây tạo khác nhau, do không biết kia đây thân Phật tánh Pháp thân bình đẳng. Văn luận nói lên dễ thấy, nếu ai chưa hiểu nay lại trình bày giải thích: Ý luận từ văn Thí dụ trở xuống, trong Phẩm Thọ Lượng, thí dụ thầy thuốc gồm có bảy ví dụ tóm lược bảy ví dụ vì bảy hạng người có phiền não mà nói.

Hỏi: Nói nhà lửa xưa rằng vì người trung căn Thanh văn mà nói, vì sao nói vì các phàm phu chấp đắm cảnh giới năm dục hấp dẫn mà nói ư?

Đáp: Ý luận cũng không trái với trước, Thí dụ nhà lửa có thể bao gồm hai nghĩa: Nói rộng nhà lửa các khổ ép ngặt, do đó dẫn các con ra, đây vì các phàm phu nói. Nếu ra khỏi nhà lửa sau xin xe ban cho xe, cho xe không dối v.v… đây vì Thanh văn chưa lãnh giải mà nói, hợp mà nói nhà lửa khiến ra khỏi giai đoạn phàm phu, bỏ ba xe sau đồng ban cho xe lớn khiến ra khỏi giai vị Nhị thừa, cũng được nghĩa giải thích cho một người từ đầu đến cuối đủ hai nghĩa này, cũng được vì hai người nói hai ví dụ này. Luận chỉ nêu một nghĩa cho nên vì phàm. Từ trước cũng chỉ vì nói một nghĩa cho nên vì Thánh thì sớm quá. Xem văn sớ đã bao gồm cả hai có thể được dùng cả hai nghĩa.

Hỏi: Thí dụ Cùng tử chính là người trung căn lãnh giải, vì sao nói thí dụ này vì đối trị cho rằng Nhị thừa bình đẳng với Phật thừa mà nói ư?

Đáp: Cũng bao gồm hai: Nếu so với trung căn lãnh giải thì như xưa phê phán, nếu chọn trung căn là người quyền hành giúp trợ Phật mở kho bí mật thì như luận phê phán, đầu phẩm Thí dụ đã nêu đủ hai nghĩa này. Luận chỉ nêu ly do vì các phàm phu, chỉ nêu vì thánh nay có thể dùng cả hai.

Hỏi: Nói thí dụ Cùng tử vì sao nói Đại thừa, Tiểu thừa khác nhau ư?

Đáp: Đại thừa giàu sang dụ như trưởng giả, Tiểu thừa thấp kém như người cùng tử hốt phân văn sớ biên chép đã rõ ràng nghĩa nầy.

Hỏi: Thí dụ thứ ba: Người Đại thừa vì sao nói không có Tiểu thừa?

Đáp: Đây là nghĩa chê trách chấp không có Thanh văn, chấp không có Thanh văn ý nói: Hoàn toàn đều không có Thanh văn. Luận phá ý nầy cho nên Phật nói thí dụ mây mưa; nói tùy theo căn cơ khác nhau ba cỏ hai cây sao không có người Thanh văn ư!

Hỏi: Thí dụ thứ tư Hóa thành vì hạ căn Thanh văn mà nói, vì sao nói vì người tăng thượng mạn đắc thiền định thế tục cho là đắc Niếtbàn. Để phá người nầy cho nên nói dụ Hóa thành ư?

Đáp: Bao gồm cả hai như trước giải thích.

Hỏi: Nói hóa thành vì sao phá chấp nầy ư?

Đáp: Người này đắc thiền định thế tục, như Thích luận nói: Người này khi đắc thiền thứ tư cho là đắc quả thứ tư, nay phá bệnh này cho nên nói Nhị thừa chân thật chứng Niết-bàn còn là hóa ra, chẳng phải thật có, sở đắc của ông lẽ nào là thật ư! Lại trước nói Niết-bàn chân thật của Tiểu thừa để phá kia không mà cho là có.

Kế là dụ Hóa thành khiến cho tiến đến đảo châu báu, ba người còn lại văn luận hiểu rõ không cần phân biệt.

Kế là nói ba hạng người không có phiền não: Tức La-hán có ba thứ chấp:

1- Chấp thừa khác nhau không biết đồng Nhất thừa, vì phá bệnh này nên nói Nhất thừa.

2- Chấp thế gian Niết-bàn khác. Chấp Thế gian Niết-bàn khác: Nghĩa là sinh thân, thế gian chẳng phải Niết-bàn, diệt thân là Niết-bàn, vì phá bệnh này nên nói Đa Bảo nhập Niết-bàn tức thân này là thân Niết-bàn chẳng diệt.

3- Chấp thân kia đây khác nhau, thân kia đây khác nhau không biết Phật mười phương đồng một pháp thân, vì phá bệnh này cho nên nói Phật Đa Bảo nhập Niết-bàn lại hiện thân mình thân người đồng một Phật tánh, pháp thân không có khác nhau, tức là nói lên Phật mười phương đồng nghĩa một pháp thân.

Hỏi: Trước nói kinh có ba châu nay luận vì mười người có lẽ không trái nhau ư?

Đáp: Luận chỉ nói chung là mười người, bảy người là có phiền não ba người không phiền não, mà không lầm mất ý ba châu, ba châu cũng không mất lầm ý mười người tức có thể được dùng cả hai.

Hỏi: Nương bảy ví dụ của luận phá bảy bệnh, phẩm Phương Tiện lại phá bệnh gì ư?

Đáp: Theo luận, trong ba hạng người không có phiền não: Bệnh cho rằng thừa khác nhau, phẩm Phương Tiện chính là phá nghĩa nầy. Cho nên, văn dưới của luận nói: Phẩm Phương Tiện có năm phần, chánh là phá hai nói một. Kế là nói đại sự nhân duyên có sáu thứ: Đầu tiên là giải thích khai thị ngộ nhập: Có người nói: Khai: là lược bỏ ba bày một, Thị: là rộng bỏ ba bày một. Ngộ: là lược bỏ gần bày xa. Nhập: là rộng bỏ gần bày xa, do bốn chương kinh nên có bốn nghĩa.

Lời bình rằng: Không đúng. Phật đối với đoạn đầu liền khai thị ngộ nhập không phải hai chương mới được đủ bốn. Có người nói: câu đầu căn cứ lý, ba câu còn lại dựa theo giải, nói về chúng sinh sở dĩ không biết thành Phật vì ngăn chướng bởi năm trược tám khổ, tâm kia dụng năm trược nếu dụng mạnh thì năng chướng lý quả, lý không được nói lên tức là nghĩa bị che lấp. Như lai xuất thế nói kinh giáo này vì chúng sinh dứt trừ chướng ngại năm trược, quả tri kiến Phật liền nói lên nên gọi là khai. Nói thanh tịnh: là năm trược ở tâm lý đương quả không hiển thì có nghĩa uế lụy nay năm trược đã không thể làm chướng ngại tức lý quả đã rõ ràng nên gọi là thanh tịnh. Ba câu sau y cứ về giải: Do kia tuy có đương quả tri kiến mà không thể tự biết, nay muốn cho được biết sinh văn tuệ giải, nên gọi là chỉ tri kiến Phật, lại khiến được tư tuệ giải gọi là ngộ tri kiến Phật, sau khiến tiến đắc tu tuệ giải gọi là nhập tri kiến Phật.

Lời bình rằng khai thị ngô nhập thứ lớp nương nhau sinh, vì sao lúc mới nói lý kia ba sau nói giải. Nếu do ba tuệ cho nên chia làm ba: Địa tiền và Đăng địa có bốn mươi vị sao không chia làm bốn ư! Lại nếu nói lý và nghĩa của ba tuệ cũng không đúng. Vì Lý chưa nói Phật tánh và pháp thân, ba tuệ cũng không hiểu được Phật tánh, pháp thân, cuối cùng chưa phải là tri kiến Phật! Có người nói: Đầu tiên nói. Ba thừa Biệt giáo là khai, kế nói Thông giáo Ba thừa là thị, thứ ba nói giáo ức dương

(khen chê) là ngộ nói giáo Pháp Hoa là nhập. Có người nói: Thông giáo Ba thừa lúc mới nói Đại thừa là khai, giáo ức dương là thị, nói vô lượng nghĩa là ngộ, nói pháp Hoa là nhập.

Lời bình rằng: Giáo nghĩa trước lời đã phê bình đầy đủ, không nên làm hai giải thích hai cách.

Lại, trong kinh Pháp Hoa tự có khai thị ngộ nhập vì sao mà dẫn các giáo trước ư. Theo lệ như trong Hoa Nghiêm tự có năm mươi hai vị và kinh này tự có ba căn lãnh giải, không nên dẫn văn ngoài kinh. Có người nói khai thị ngộ nhập: Hiện bốn thứ hoa trong hiện điềm lành chính là tiêu biểu cho bốn việc này, từ tín Phương Đẳng phá các ác cũ được đến Thập trụ, Thập trụ mới khai tri kiến Phật hoa trắng tuôn trải như mưa. Kế đến Thập hạnh phân biệt tướng mạo các pháp tức là thị tri kiến Phật như hoa trắng lớn; kế nhập Thập hồi hướng sự lý không hai tức là ngộ tri kiến Phật như hoa đỏ nhỏ. Kế là biết Thập địa tự nhiên năng thông đến biển Bát-nhã gọi là nhập tri kiến Phật như hoa đỏ lớn. Cho nên, đoạn dưới nói nương xe báu ấy dạo khắp bốn phương tức là tâm du hành trong bốn vị. Có người nói: Ba mươi tâm là khai, Sơ địa đến Lục địa là thị, Thất địa đến Cửu địa là ngộ, Thập địa là nhập.

Lời bình rằng: Tìm ở Hoa Nghiêm, Anh Lạc, Nhân Vương, luận Nhiếp Đại Thừa, luận Thập Thất Địa, luận Ngũ phàm phu v.v… đều có năm mươi hai vị, thì Địa tiền có bốn mươi tâm, lúc mới tức Thập tín, Thập tín trải qua-tăng-kỳ tu hành bắt đầu mới đắc, là hai giải thích này sao không nói Thập tín, chỉ chọn ba mươi tâm Thập địa ư? Lại Đại tập nói về tứ thập tâm, ba mươi như trước. Kế là có bốn đẳng sáu độ, lại làm thập tâm không nên không lấy. Lại kinh này chính là nói người ba căn đều được tin hiểu, tin hiểu tức Thập tín vì sao không chọn ư! Có người nói:

1/ Đạo tuệ sơ đắc kiến lý thì gọi là khai tri kiến Phật.

2/ Đạo chủng tuệ năng phân biệt các pháp gọi là thị tri kiến Phật.

3/ Nhất thiết trí gọi là ngộ tri kiến Phật.

4/ Nhất thiết chủng trí gọi là nhập tri kiến Phật, do trí chỉ có bốn cho nên cũng nói bốn vị.

Lời bình rằng: Thích luận nói Nhất thiết trí, Nhất thiết chủng trí tuy có chung riêng mà vì khác nhất thời đắc, Đạo tuệ, chủng tuệ khác nhau nên thuyết khác nhau, nhưng theo lệ trí Phật ấy còn là tuệ thật, Phương Tiện tuệ cũng có nghĩa nhất thời đắc, khai thị ngộ nhập tợ như có sâu cạn khác nhau vì thế không nên đồng bốn trí. Lại bốn trí địa vị cao khai thị ngộ nhập có cả sâu cạn nghĩa chẳng theo lệ. Có người nói căn cứ theo nghĩa nhân duyên phê phán gọi là pháp do nhân duyên sinh biết pháp nhân duyên do nhân duyên tạo thành gọi là khai tri kiến Phật. Ta nói tức là không, nghĩa là biết pháp nhân duyên là không tức thị tri kiến Phật. Cũng gọi đó là giả danh nghĩa là biết không, bất không đều là giả danh tức là ngộ tri kiến Phật. Cũng là nghĩa Trung đạo tức là nghĩa nhập tri kiến Phật.

Lời bình rằng bốn nghĩa nói theo chiều ngang.

Lại trong bốn nghĩa, hai nghĩa đầu, một nghĩa sau chính là nói các pháp giả danh nói, môn giáo ấy cũng chẳng phải ý nầy. Có người nói: y cứ về lý bốn câu luận phi không phi hữu là Trung đạo tức là khai, phi không phi hữu mà năng sinh không, hữu tức là thị, biết không, hữu, chẳng hai tức là ngộ, rõ không, hữu chẳng hai mà hai tức là nhập. Có người nói: Ban đầu quán lý ba đề tức là khai. Tam đế là: Hữu đế, vô đế, Trung đạo bậc nhất nghĩa đế, dần dần rõ ràng là thị, không thấy Tam đế và một khác nhau là ngộ, kiến Trung đạo tùy ý vận dụng thuận là nhập.

Lời bình rằng ba nghĩa nầy đồng với trước.

Có người nói: Chánh quán Trung đạo nhất thiết chủng trí mất tên của ba trí trước. Chánh quán lý nầy lúc mới quán là khai như Thập trụ, kế quán là thị như Thập hạnh, kế quán là ngộ như Thập hồi hướng, sau quán là nhập như Thập địa. Cho nên căn cứ một Trung đạo quán có bốn Phẩm nên có bốn vị khác nhau. Lời bình rằng nghĩa nầy không rõ ràng, Thập tín như trước đã bình. Nay dựa theo luận Pháp Hoa giải thích bốn câu có bốn nghĩa:

1- Nghĩa vô thượng trừ nhất thiết trí thì không có việc khác, như kinh chép: muốn khai tri kiến Phật khiến chúng sinh bắt đầu được thanh tịnh nên xuất hiện ở đời.

2- Nghĩa đồng: Thanh văn, Bích-chi-phật pháp thân bình đẳng như kinh chép: muốn chỉ tri kiến Phật cho chúng sinh nên xuất hiện ở đời. Pháp thân bình đẳng: Thân Phật tánh lại không khác nhau.

3- Nghĩa bất tri: nghĩa là Nhị thừa không biết rốt ráo chỉ nhất Phật thừa, như kinh chép: Muốn ngộ tri kiến Phật nên xuất hiện ở đời.

4- Vì muốn chứng địa vị bất thoái chuyển nên thị hiện cùng vô lượng trí nghiệp, như kinh chép: muốn nhập tri kiến Phật cho nên xuất hiện ở đời. Nói rõ ý bốn môn tức thứ lớp.

Ban đầu khai trí Phật là vô thượng, kế thị Ba thừa đồng có Phật tánh, pháp thân.

– Ở trên tuy nói trí Phật vô thượng chỉ e chỉ có Đức Phật mới có đủ.

– Nói Ba thừa đồng có, tuy Ba thừa đồng có mà Nhị thừa không biết.

– Chỉ bày cho biết, tuy biết mà chưa được bất thoái.

– Nói khiến đắc bất thoái mà nhập. Lại hai phen giải thích rằng: Khai như trên nói Thị: là các Bồ-tát có nghi khiến biết như thật mà tu hành. Ngộ: người chưa phát tâm Bồ-đề khiến họ phát tâm. Nhập: người đã phát tâm Bồ-đề khiến nhập pháp. Phen thứ ba giải thích rằng ngộ: khiến ngoại đạo chúng sinh sinh giác ngộ. Nhập: khiến Nhị thừa, nhân, thiên nhập đại Bồ-đề.

Giải thích tri kiến: Hỏi: vì sao gọi là tri kiến Phật?

Đáp: Đây là tên khác của Bát-nhã Phật tánh, gọi riêng là chánh pháp Niết-bàn, chưa hội nhân quả cũng chẳng thật quyền, trăm thị không thể thị, bách phi không thể phi không biết gọi là gì! Gượng gọi là tri kiến Phật. Sở dĩ khen ngợi là tri kiến Phật ấy vì đối với Nhị thừa không thấy biết, sở dĩ nói không có tri kiến Nhị thừa vì chỉ có tri kiến Phật, chỉ có tri kiến Phật là thật đạo, chẳng phải tri kiến Phật thì đều là chẳng thật. Muốn nói lên thật đạo nên nói thật tri kiến, tuy không chiếu mà không đâu là không chiếu cho nên gọi là tri, biết rõ ràng cũng như mắt thấy nên gọi là kiến. Lại tri nghĩa là Nhất thiết trí, tức là trí tổng tướng của Như lai, kiến nghĩa là nhất thiết chủng trí tức trí biệt tướng, hai trí này thâu nhiếp hết trí Phật cho nên nói lược tri kiến. Lại tri tức là tận trí, hai thứ sinh tử năm trụ phiền não đều là thanh tịnh cho nên gọi là tận trí. Kiến: tức là trí vô sinh, nhân quả lỗi lầm rốt ráo vô sinh nên gọi là kiến. Người Nhị thừa cũng không có hai trí này nay mới được khai.

Nói về nhân quả: Hỏi: vì nói về chúng sinh có tri kiến Phật hay nói về tri kiến của quả Phật địa?

Đáp: hai nghĩa đầy đủ:

1/ Nói tri kiến của quả Phật như trước khen ngợi Phật, Nhất trí khiến người Nhị thừa thay đổi cẩn thận cầu Phật đại đạo.

2/ Nói chúng sinh có tri kiến Phật, nhưng trước chưa nói nên gọi là đóng, nay mới nói nên được gọi là khai. Về sau, thấy luận giải thích khai thị ngộ nhập đầy đủ có hai nghĩa: Nghĩa lúc mới nói tri kiến Phật Như Lai năng chứng như thật biết nghĩa kia.

3/ Chỉ bày người Ba thừa đồng một Phật tánh. Nên trước nói Phật chứng tức quả địa Phật pháp thân, sau nói Ba thừa đồng Phật tánh tức nghĩa chúng sinh có Phật tánh.

4/ Nói về hai nhân: Hỏi: Khai tri kiến Phật cho chúng sinh là nói về duyên nhân thành Phật hay chánh nhân thành Phật?

Đáp: Nguyên nhân chỉ nói duyên nhân muôn điều thiện thành Phật, trước đã phê bình xong nay lại trách. Đã chỉ nói duyên nhân chưa nói Phật tánh làm sao thành Phật! Như sửa không có, tánh lạc thì không thành lạc, nếu sữa không có tánh lạc mà thành lạc, nước không có tánh lạc vì sao không thành lạc ư! Nay nói tri kiến Phật tức là Phật tánh, do có Phật tánh lại tu hành muôn thiện, nhân duyên đầy đủ mới được thành Phật. Luận nói trong bốn nghĩa, nghĩa thứ hai nói rõ Phật tánh tức là chánh nhân, nghĩa thứ ba khiến người Nhị thừa biết, thứ tư bất thoái hành đều là nhân duyên. Lại lúc mới một là quả Phật tánh, ba sau là nhân, trong nhân có duyên chánh năm tánh đầy đủ. Lại phen đầu bốn nghĩa căn cứ quả tánh và tánh môn giải thích khai thị ngộ nhập, hai phen sau đều căn cứ liễu nhân môn giải thích thị ngộ và nhập.

5/ Nói khai mở và che lấp gồm có bốn câu:

a) Chỉ có che không có mở, phiền não của chúng sinh che lấp Nhất thừa Phật tánh.

b) Chỉ có khai không có che lấp: nghĩa là Pháp Hoa giáo chính là khai Nhất thừa Phật tánh.

c) Vừa khai vừa che tức năm thừa trước. Vì muốn khai một cho nên nói năm thừa gọi là khai, trước nói năm thừa chưa được nói về một cho nên nói năm thừa che một. Chẳng khai chẳng che tức là tướng vắng lặng của chánh đạo.

d) Nói về nhân duyên: Hỏi: vì sao gọi là Đại sự nhân duyên? Nhân duyên có nghĩa là gì? Đáp: có đủ hai nghĩa:

1/ Chúng sinh vốn có tri kiến Phật là nhân, bên ngoài nương nhờ Phật nói Nhất thừa giáo hiển rõ nghĩa chúng sinh vốn có tri kiến nên gọi là duyên, nhân duyên đầy đủ nên gọi là khai. Nếu chúng sinh không có tri kiến Phật, do có giáo môn nhưng làm sao khai? Tuy có tri kiến nhưng không có Phật giáo thì do đâu mà được khai, cho nên Phật giáo là năng khai, tri kiến Phật là sở khai.

2/ Nhân duyên tức là nguyên do: Chư Phật ba đời do đâu mà xuất hiện ở đời? Chính là vì đại sự nhân duyên khai thị ngộ nhập tri kiến Chư Phật cho nên xuất hiện ở đời. Kế là nói về nghĩa năm trược, lúc mới giới thiệu đại ý. Nói năm trược: vì giải thích ba nghĩa ba trước, một sau. Nếu nói Chư Phật ba đời đều vì đại sự nhân duyên mà xuất hiện ở đời vì sao không phát động liền nói Nhất thừa, mà trước nói Ba thừa sau nói Nhất thừa ư! Vì giải thích nghi này cho nên nói chúng sinh năm trược chướng không thể nghe Nhất thừa nên dùng trước 3 sau l, lỗi ở chúng sinh chẳng phải lỗi Phật, vì nghĩa nầy cho nên lại nói năm trược.

Về sau, thấy Luận nói: vì giải thích nghi cho nên đến, có người nghi Phật lúc nào nói các pháp Phương Tiện đấy ư! Cho nên giải thích rằng: Vì đời có năm thứ vẫn đục cho nên nói Ba thừa, ý nầy chính là dùng kiếp trược làm nguyên nhân cho nên nói nghiêng về thời. Vì ở trong đời ác có chúng sinh ác cho đến kiến chấp,v.v… phiền não kế là nói danh năm trược: Nếu thông suốt nói hễ chúng sinh có năm thứ này đều gọi là trược, vì sao? Có chúng sinh tức chúng sinh trược, có thời tức kiếp trược, có sinh tử Niết-bàn phàm Thánh các kiến v.v… đều gọi là kiến trược, có sở đắc sinh tâm động niệm lao dịch quán tâm đều là phiền não trược, chưa đắc pháp thân tuệ mạng tức là mạng trược. Do có năm trược này đều không đắc Nhất thừa tịnh quán chướng ngăn chánh đạo, sao chẳng phải trược ư! Phải trước tẩy trừ quán tâm nên tịnh. Cho nên, Bát-nhã nói: chúng sinh vô sinh cho nên Bát-nhã sinh, nếu chúng sinh sinh thì Bát-nhã vô sinh bốn thứ còn lại cũng như vậy. Muốn đắc Nhất thừa thật quán sinh ấy cần phải liễu năm vô sinh.

Hỏi: Nếu luận như thế thì đều là năm trược nên không có cõi tịnh uế khác nhau ư?

Đáp: Như trước nói đều là cõi uế không có cõi tịnh, cho nên kinh Nhân vương nói: Tam Hiền, Thập Thánh trụ quả báo, chỉ có Phật là ở cõi tịnh.

Hỏi: Nếu vậy năm trược đã chướng Nhất thừa, gồm có năm thừa này có chướng Nhất thừa không?

Đáp: Chỉ có Phật ở Tịnh độ, chỉ có sở thừa của Phật là Nhất thừa, cho nên gồm có năm thứ này đều không có Nhất thừa.

Hỏi: Vì sao kinh lại nói năm trược là cõi uế không có năm trược gọi là cõi tịnh ư?

Đáp: Đây căn cứ uế khai tịnh, trong uế trược khai tịnh trược. Nói năm: Phiền não và kiến nầy chánh là trược, hai thứ này thành chúng sinh gọi là chúng sinh trược, tức chúng sinh này kế tục giữ gìn mạng gọi là mạng trược, bốn thứ nầy với thời gọi là kiếp trược. Nếu không có hai trước thì ba sau không gọi là trước. Nhân quả phân chia: là phiền não và kiến gọi là nhân trược, ba thứ còn lại gọi là quả trược. Nhân pháp phân chia: chúng sinh là nhân trược, bốn thứ còn lại là pháp trược. Thời pháp phân chia: kiếp là thời trược, bốn thứ còn lại là pháp trược. ba chướng phân chia: chúng sinh, mạng, và thời gọi là báo chướng, phiền não và kiến tức phiền não trược, mà nghiệp bao gồm trong đó: Nhưng năm trược thông khinh trọng, ba chướng chỉ là trọng, nghĩa là chướng Thánh đạo và Thánh đạo Phương Tiện cho nên đặt tên ba chướng.

Hỏi: ba chướng năm trược kiến, tư nói về có gì khác nhau.

Đáp: kiến, tư chính là chấp tánh hoặc, số phẩm lần lượt năm trược và ba chướng thì có cả hoặc và chẳng phải hoặc, đều là chướng, lại bất luận số phẩm chướng ngại nhau.

Hỏi: Luận Nhiếp Đại Thừa nói ba chướng có gì khác nhau với nay?

Đáp: ba trược tức là phiền não, nghiệp và khổ nghĩa nầy có cả trong, ngoài ba cõi và tịnh uế hai cõi. Nay nói năm trược chỉ là trong cõi, chỉ căn cứ cõi uế. Ba giả nhiếp năm trược, chúng sinh là nhân thành, mạng gọi là sắc tâm nối kế đối đãi, bất đoạn là nối kế giả, đối đãi lẫn nhau có thể biết. Lại, Ba giả Đại thừa: chúng sinh là thọ giả, bốn trược còn lại là pháp giả, hai thứ này đều có tên gọi là danh giả.

Kế là hai biệt luận. Phiền não và kiến chia làm hai: Phiền não gọi là chung các kiến gọi là riêng. Lại kiến là năm lợi, phiền não gọi là năm độn, lại thuộc ái gọi là phiền não, thuộc kiến gọi là kiến. Lại phiền não là y theo chúng sinh tại gia, kiến là chín mươi sáu thứ ngoại đạo, lại sáu mươi hai kiến gọi là kiến, các thứ còn lại đều thuộc phiền não.

Chúng sinh: nhóm họp các pháp mà thành một chủ tể, cho nên gọi là chúng sinh, tức luận một đời, thọ sinh khắp nơi nên gọi là chúng sinh, là luận ba đời. Trước có cả phàm Thánh, sau chỉ có phàm, mạng khác với kiếp, là kiếp thì dài, mạng thì ngắn; kiếp chỉ có thời; mạng dùng pháp đeo mang thời; kiếp có cả trong lẫn ngoài, mạng chỉ căn cứ trong. Lại ba tiểu kiếp chỉ hại chúng sinh không tổn ngoại vật, ba đại kiếp chỉ tổn ngoại vật không hại chúng sinh, ba tiểu kiếp chỉ ở trong loài người, ba đại kiếp có ở cả hai cõi, đây đều là ngắn hẹp, nếu là mạng ở cả ba cõi thì có ở cả năm đường. Lại kiếp gọi là cộng trược, mạng đều có gọi là bất cộng trược cho nên khác. Nhưng lấy tiểu kiếp làm kiếp trược, thời Đại kiếp thì thông.

Hỏi: Bao nhiêu thời gọi là tiểu kiếp?

Đáp: Tám muôn năm đến mười năm gọi là một kiếp, như vậy tám mươi lần lần lại gọi là Đại kiếp.

Hỏi: Nhưng phiền não và kiến thành ba thứ còn lại, cho nên hai thứ kia gọi là truợc, ba thứ còn lại cũng gọi là trược ư?

Đáp: ba thứ còn lại cũng gọi là trược, như mạng ngắn thời ác, người ác, đây đều là quả khổ năng khiến khởi phiền não và kiến nên gọi là trược, nhưng tướng ấy đeo mang chẳng phải không có mạnh yếu.

Kế là nói về nghĩa chướng: Hỏi: năm trược chướng có Đại thừa hay không?

Đáp: chướng Đại thừa.

Hỏi nếu vậy vì sao phàm phu có đủ năm trược mà nghe Đại thừa, La-hán không có năm trược mà không nghe ư? Đáp: có thể đầy đủ bốn câu:

1)  Chướng nặng căn cơ yếu, nghĩa là phàm phu không nghe Đại thừa.

2) Chướng nặng căn cơ mạnh gọi là phàm phu nghe Đại thừa, đầy đủ năm trược cho nên chướng nặng, có đại căn cơ cho nên căn cơ mạnh, căn cơ mạnh nên tuy có năm trược mà không chướng ngại.

3) Chướng nhẹ căn cơ yếu gọi là La-hán không nghe Đại thừa, không có năm trược cho nên chướng nhẹ, không có đại căn cơ cho nên không nghe Nhất thừa.

4) Chướng nhẹ căn cơ mạnh gọi là La-hán được nghe Nhất thừa.

Hỏi: Năm trược chỉ ngăn chướng đại hay cũng chướng cả Tiểu?

Đáp: Chướng cả Đại lẫn Tiểu.

Hỏi: Làm sao biết năm trược chướng Ba thừa ư?

Đáp: Có thời gian Phật không ra đời nói Ba thừa cho nên biết năm

trược chướng Ba thừa.

Hỏi: Ngăn chướng Tiểu trước đã được nói Tiểu, ngăn chướng Đại trước vì sao không nói Đại?

Đáp: Trước căn cơ Tiểu thừa thuần thục nên tuy có năm mà không bị chướng ngại, đại căn cơ chưa thuần thục cho nên chướng đại.

Hỏi: Chỉ do căn cơ thuần thục thì khai, không thuần thục thì chẳng khai, vậy năm trược không gọi là chướng ư?

Đáp: năm trược là chướng pháp, nhưng vì căn cơ thuần thục cho nên không thể ngăn chướng, như đất là chướng pháp, chỉ khi vật muốn sinh đất không thể làm chướng ngại.

Hỏi: Chướng nặng thì không nên có căn cơ mạnh, căn cơ mạnh thì không nên chướng nặng ư?

Đáp: đúng vậy, phàm phu đầy đủ năm trược mà liền nghe Nhất thừa, đây là căn cơ mạnh mà năm trược có lúc phế bỏ không thường hiện tiền cho nên chướng yếu. Trước nói về ở đây chọn kia có năm là nặng, không có năm là nhẹ .

Hỏi: Được nói phẩm năng làm chướng Tiểu thừa, phẩm nhẹ có chướng Đại thừa hay không?

Đáp: Căn cứ một vị La-hán từ đầu đến cuối cũng có nghĩa nầy, mà La-hán dứt độn lợi đều hết không có phẩm nặng mà không biết quyền thật tức là vô minh, chứng chỗ Không dứt tức là các kiến; hai thứ này tức là hai trược, do đó thành chúng sinh gọi là chúng sinh trược, không lìa nơi thời tức là kiếp trược, sắc tâm giữ gìn gọi là mạng trược, nếu vậy La-hán có đủ năm trược nhẹ.

Hỏi: Vì sao biết năm trược là nặng, không biết quyền thật là nhẹ ư!

Đáp: La-hán dứt hết năm trược mà còn không biết quyền thật, thì biết phẩm nặng tuy bỏ, phẩm nhẹ vẫn còn.

Hỏi: Căn cứ phàm phu có thể được phán xét như dây không?

Đáp: Không hẳn như vây. Như phàm phu có đủ năm trược mà lại không biết quyền thật, thì đủ nặng, nhẹ đều ngăn chướng Nhất thừa, chỉ vì đại căn cơ đã mạnh nên hai thứ này không thể làm chướng ngại. Lại ycứ Đại thừa, Tiểu thừa đều có bốn câu, Tiểu thừa bốn câu là:

1) Căn lợi chướng nhẹ như Thân Tử,v.v…

2) Căn lợi chướng nặng như Ương-quật-ma-la,v.v…

3) Căn độn chướng nhẹ như Xà-nô,v.v…

4) Căn độn chướng nặng như phàm phu không đắc Thánh đạo.

Đại thừa bốn câu là:

1) Căn lợi chướng nhẹ phần nhiều sinh ở cõi Phật khác nghe Đại thừa.

2) Căn lợi chướng trọng.

3) Căn độn chướng nhẹ, hai hạng này phần nhiều gặp Phật mới thành đạo nói Hoa Nghiêm được Liễu ngộ.

4) Căn độn chướng nặng vì người này ban đầu Phật nói ba tạng, cho đến cuối cùng nghe Pháp Hoa, đây là Đại thừa lược phán định.

Hỏi: năm trược được nói về chướng riêng hay không?

Đáp: bài kệ ở sau nói: nghèocùng không phước tuệ, mà có năm trược, kiến trược chính là vô minh chướng tuệ, các trược khác đều chướng phước đức.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10