PHÁP HOA HUYỀN LUẬN
SỐ 1720
QUYỂN 08
Đời Hồ, Sa Môn Cát Tạng soạn.
Luận rằng xoay bánh xe pháp có bốn nghĩa:
- Bánh xe.
- Xoay.
- Phương.
- Hàng phục.
I. Bánh xe: Đại thừa dùng quán vô sinh diệt làm thể, Tiểu thừa dùng quán sinh diệt làm thể. Đại thừa dùng quán vô sinh làm bánh xe, lược có mười nghĩa:
1/ Chỉ Thánh vương có các người khác thì không, chỉ Thánh vương vô sở đắc có quán vô sinh diệt nầy. Người có sở đắc thì không.
2/ Tự nhiên thành tựu không do công sức, Phật Bồ-tát liễu các pháp vốn tự vô sinh, nay cũng không diệt, đắc quán vô sinh phá sinh diệt cho nên có vô sinh. Phẩm Phương Tiện nói: Các pháp từ xưa nay tướng thường vắng lặng.
3/ Phúc võng (bánh xe) đầy đủ, quán vô sinh tròn đầy thì các hạnh đầy đủ.
4/ Vua Tự tại dẫn trước, do quán vô sinh thường đứng đầu các hành.
5/ Người khác không thể hoại, thiên, ma, ngoại đạo không thể hoại.
6/ Dẹp bỏ được kẻ thù: đắc quán vô sinh phá được tất cả sinh tâm động niệm.
7/ Dừng nơi Không, không đọa, đắc quán vô sinh thường đối với thật tướng hư không chẳng còn lui sụt.
8/ Tròn đầy không bờ bến: đắc quán vô sinh lìa các bên đoạn thường.
9/ Trên dưới xoay vần: đắc quán vô sinh năng đối với sinh vô sinh không ngăn ngại nhau, như pháp thân vô sinh mà không nơi nào chẳng sinh, do vô sinh nên các đường đóng cửa tức là trên xoay, không chỗ nào không sinh mà sinh trong năm đường gọi là dưới vần.
10/ Mau đắc quán vô sinh tâm không gì ngăn ngại một niệm biết khắp. Cái gọi luân là lấy xoay bánh xe làm nghĩa, trước Đức Phật đắc Như thật ngộ thọ ký cho Đức Phật sau, chúng sinh bất tận xoay vần không lúc nào dừng nên gọi là xoay bánh xe. Lại luân nghĩa là đầy đủ: Quán vô sinh nầy không đức nào là không bao gồm, như Bát-nhã nói một niệm đầy đủ muôn hạnh. Lại luân là nghĩa tròn đầy ngay thẳng, vô sinh thật quán tròn đầy ngay thẳng không nghiêng lệch.
Hỏi: Vì sao gọi là Pháp luân lại gọi là Phạm luân ư?
Đáp: Có thể vâng theo phép tắc gọi là pháp, thanh tịnh gọi là phạm. Luận Thập Trụ chép: Luân đây năng trừ ba độc của chúng sinh khiến được thanh tịnh cho nên nói phạm luân. Luận Bà-sa chép: Phạm âm nói nên gọi là phạm luân. Văn Thích luận đã nói đầy đủ.
Kế là nói về vị, chỉ một vô sinh Trung đạo chánh quán, y cứ sáng tối khác nhau chia làm bốn vị: Sơ địa đến Tam địa gọi là Tín vô sinh, Tứ địa đến Lục địa gọi là Thuận vô sinh, Thất địa đến Cửu địa gọi là Chân vô sinh, Thập địa đến Phật địa gọi là Tịch diệt vô sinh, tức dụ cho bốn vua Chuyển Luân. Lại Địa tiền cũng có bốn vị: Ngoại phàm Thập tín là Tín vô sinh, kế Thập trụ là Giải vô sinh, Thập hạnh là Nhân vô sinh khởi hạnh, Thập hồi hướng nói giải hạnh đầy đủ thuận dòng vô sinh, bốn vị sau gọi là Tương tự luân, bốn vị trước gọi là chân luân, trong tự nói ngoại phàm, trong chân đều, không đều như giải thích trong Nhất thừa.
Hỏi: Vì sao Địa tiền đến quả Phật đều quán vô sinh?
Đáp: Bát-nhã nói Bồ-tát lúc mới phát tâm đều học vô sở đắc, do vô sở đắc nên từ một vị đến một vị, có sở đắc là quyến thuộc của ma không đạo không quả vì vậy nên đều học vô sinh.
Hỏi: Vì sao gọi là quán vô sinh? Đáp: Đối với tất cả duyên sinh tử, Niết-bàn và quán đều chẳng sinh tâm động niệm nên gọi vô sinh. Cho nên kinh dạy: Động tâm là lưới ma, bất động tức là pháp ấn.
II. Giải thích nghĩa xoay: Tức dùng vô sinh làm bánh xe, tức dùng vô xoay làm xoay. Tịnh Danh nói: Ba lần xoay bánh xe pháp trong cõi Đại thiên, bánh xe kia xưa nay thường thanh tịnh. Kinh Tượng Pháp Quyết Nghi chép: vườn Nai không nói cốc thọ không nói, Thiện Cát nói ta không luận bàn cho đến không nói một chữ.
Đại Kinh nói nếu biết Như lai thường không nói pháp thì đó gọi là đầy đủ học rộng, đây đều là không xoay mà xoay cho nên nói vô sở ngôn, chỉ chuyển có hai thứ:
- Tha chuyển.
- Tự chuyển.
Hai thứ này bỏ ba thứ thành Phật:
1. Pháp thân thành Phật, nghĩa là ngồi đạo Tràng quán vô sinh sẽ đầy đủ niệm không hai, hoặc nhờ Chư Phật vì làm nhân duyên nên quán vô sinh xoay chuyển trong tâm gọi là tha chuyển.
2. Ứng thân thành Phật, nghĩa là Thập địa hành mãn ngồ nơi đạo tràng không thầy mà tự ngồi gọi là tự chuyển, hai thứ này đều là Đại thừa, Ba tạng không có.
Kế là nói ba tăng kỳ kiếp hành mãn ba mươi bốn tâm thành Phật, cũng không có thầy mà tự ngộ đắc nhãn trí, minh giác ba thứ này chứa đựng thành Phật, thành Phật tuy nhiều thứ mà không ngoài ba thứ này. Nếu dùng bản tích mà nói thì đầu một là bản, sau hai là tích, Đại tiểu vì luận thì hai thứ đầu là Đại, sau là Ba tạng. Quyền thật mà nói thì Ba tạng nói về quyền Đại thừa có quyền có thật, pháp thân là thật thành, tích thân là quyền thành. Kế là căn cứ ứng thân thành Phật lại có tự tha. Luận Bà-sa nói Đức Phật ngồi dưới cội Bồ-đề xoay bánh xe pháp tự thân nghĩa là tự đắc cảnh vô lậu tuệ hành Tứ đế; ở nơi vườn Nai vì tha thân xoay bánh xe pháp nghĩa là Kiều-trần-như,v.v… có tuệ ứng phát cần ngôn giáo của Phật để họ khởi phát gọi là vì tha chuyển. Chỉ vì nghĩa tự chuyển căn cứ lúc mới thành đạo nghĩa nầy thì ngắn, từ đó về sau đều thuộc tha chuyển cho nên tha chuyển thời dài, Tiểu thừa đã vậy Đại thừa cũng đồng.
III. Nói nghĩa phương: xoay thì có phương hướng tức là nghĩa chuyển cảnh, nếu vậy Tiểu thừa quán sinh diệt chiếu cảnh Tứ đế, cho nên bánh xe xoay bốn phương, Đại thừa nói quán vô sinh diệt nơi một thật đế mới chuyển.
Hỏi: Vì sao như vậy ư?
Đáp: Tiểu thừa dùng khổ tập làm sinh nhau, diệt đạo làm hoàn diệt, cảnh tức quán sinh diệt cũng giống như vậy, cho nên cảnh sinh diệt phát quán sinh diệt, quán sinh diệt chiếu cảnh sinh diệt, do đó nên nói sinh diệt xoay vần bốn phương. Đại thừa, thì nói không khổ không tập nên không sinh, không đạo không diệt nên vô diệt, cho nên gọi là Nhất đế, dùng một đế vô sinh diệt phát bất sinh diệt một quán, một quán vô sinh diệt chiếu một cảnh vô sinh diệt, cho nên nói vô sinh diệt xoay vần nơi một đế mới chuyển. Nhưng chuyển luân đã là không chuyển mà chuyển, cảnh sinh cũng chẳng sinh mà sinh không chuyến mà chuyển tuy chuyển mà không chiếu, bất sinh mà sinh tuy sinh mà không phát.
Tiểu nói Tiểu thừa luân nơi bốn phương chuyển, Đại thừa cũng như vậy. Chỉ là Tiểu thừa đối hữu lượng bốn phương chuyển, Đại thừa đối vô lượng bốn phương chuyển.
Hỏi: Tiểu thừa hữu lượng nên có sinh diệt, Đại thừa vô lượng cũng có sinh diệt, lượng, vô lượng bèn khác, quán sinh diệt lẽ ra đồng ư?
Đáp: Cũng khác nhau. Đại thừa nói khổ, như Đại Kinh nói: Hiểu khổ không khổ gọi là khổ đế. Lại nói năm ấm rỗng suốt không, không có chỗ khởi là nghĩa khổ, pháp vốn bất sinh nay thì không diệt là nghĩa vắng lặng, đâu đồng Tiểu thừa bức não là khổ, đã có lại không gọi là diệt ư?
IV. Nói hàng phục: oán tức nói về dụng của bánh xe, Tiểu thừa đối Tứ đế mới chuyển hàng phục oán dưới Tứ đế, chánh quán luân đối nhất thật đế mới chuyển, hàng phục oán sinh diệt đoạn thường. Lại bánh xe Tiểu thừa đối với hữu lượng Tứ đế chuyển phục hoặc bên dưới hữu lượng Tứ đế, bánh xe Đại thừa đối với vô lượng Tứ đế mới chuyển phục hoặc bên dưới vô lượng Tứ đế. Kế là nói quyền thật: Do bên trong chiếu Bốn đế làm thật trí, ngoài nói giáo làm quyền trí, tức Phật tự xoay bánh xe pháp thì chuyển cùng luân đều là thật trí. Nếu vì chúng sinh xoay bánh xe pháp thì bánh xe bị xoay là thật trí giáo năng chuyển làm quyền trí. Kế là nói hai luân giáo trí.
Hỏi: Đại Kinh nói Chư Phật, Thế tôn hễ có nói ra điều gì là xoay bánh xe pháp, đây dùng vật gì để xoay sao nói làm bánh xe ư?
Đáp: Có thể đủ hai nghĩa:
1) Phật giáo làm năng xoay, chúng sinh trí làm luân bánh xe bị xoay, vì Chư Phật nói pháp đều năng sinh vật trí tuệ nên dùng Phật giáo làm năng xoay, trí chúng sinh làm bánh xe bị xoay.
2) Dùng giáo làm bánh xe bị xoay, dùng trí Phật làm năng chuyển. Vì sao? Vì hai trí Phật năng thuyết hai đế, giáo hai đế làm bánh xe bị xoay.
Hỏi: Trước nói giáo là năng chuyển, chúng sinh hai trí làm luận sở chuyển, cùng trái với sau làm sao hội thông ư?
Đáp: Phật vì chúng sinh xoay bánh xe pháp chủ yếu phải đủ hai thứ năng sở:
1) Dùng hai trí nói hai luân, thì hai trí làm năng chuyển, hai đế giáo làm bánh xe bị xoay.
2) Hai đế giáo lại năng phát sinh hai trí cho chúng sinh, thì hai đế giáo làm năng chuyển, hai trí chúng sinh làm bánh xe bị xoay. Đầu thì trí năng đế sở, kế thì đế năng trí sở.
Hỏi: Đức Phật tự xoay có năng sở hay không?
Đáp: hai đế của Phật năng phát sinh hai trí của Phật, thì đế là năng chuyển trí Phật làm bánh xe bị xoay, hợp trên thì có ba thứ năng sở.
Hỏi: Vì sao giáo gọi là bánh xe ư?
Đáp: Giáo có khả năng dứt tà bày chánh cũng gọi là bánh xe, dùng trí làm luân chung tự tha, dùng giáo làm luân chỉ có tự tha.
Hỏi: Trí giáo làm luân xuất xứ từ văn nào?
Đáp: Đại Kinh nói hễ có nói điều gì đều là xoay bánh xe pháp giáo này. Tịnh Danh nói: Đắc vô sinh nhẫn xoay bánh xe bất thoái dùng trí làm bánh xe. Luận Thập Trụ nêu ra đủ hai giải thích:
1/ Nói mười hai thứ hành làm luân. mười hai thứ hành nghĩa là nhãn trí minh, giác, những thứ này dùng trí làm luân.
2/ Nói phân biệt pháp Ba thừa gọi là xoay bánh xe pháp dùng giáo làm bánh xe.
Kế là nói nghĩa Ba luân: Vì Thanh văn chuyển Tứ đế nầy thì Ba chuyển gọi là thị chuyển, khuyến chuyển, chứng chuyển; vì Duyên giác nói tái chuyển (chuyển lại lần nữa), nghĩa là lhai nhân duyên sinh nhau và hoàn diệt; vì Bồ-tát nói sáu độ chỉ nêu một lần chuyển, không có ba lần nói sáu độ cũng không nói có hai thứ sinh diệt.
Hỏi: Vì sao biết như vậy?
Đáp: Vì văn kinh Pháp Hoa tự có giải thích ấy. Tứ đế thì nói Ba chuyển, Mười hai nhân duyên thì nói sinh diệt, sáu độ nói thắng mà thôi.
Hỏi: Vì sao như vậy?
Đáp: Vì chỉ bày hàng Thanh văn căn độn nên ba phen chuyển, chỉ bày hàng Duyên giác trung căn nên chuyển lại một lần nữa, chỉ bày Bồ-tát thượng căn nên một lần chuyển.
Kế là nói nghĩa thông phương: Thanh văn đã ba phen chuyển, hai hạng còn lại cũng lệ theo như vậy. Lại thông là người Ba thừa đồng quán mười hai nhân duyên cho nên được thông vì người Ba thừa xoay bánh xe pháp mười hai nhân duyên. Chỉ y cứ mười hai nhân duyên giáo có thể chia ra hai vị, vì người Nhị thừa nói mười hai nhân duyên sinh diệt nên gọi là hai phen chuyển, vì Bồ-tát nói vô sinh diệt một Trung đạo chánh quán gọi là một phen chuyển. Cho nên Trung luận chép: Trước ở trong pháp Thanh văn nói mười hai nhân duyên sinh diệt, kế vì các Bồ-tát nói mười hai nhân duyên vô sinh diệt. Mười hai nhân duyên sanh diệt: tức là sinh nhau và hoàn diệt. Vì Bồ-tát nói mười hai nhân duyên vô sinh diệt, mười hai vốn vô sinh nay cũng không diệt.
Kế là nói nghĩa Tứ đế chung riêng: Vì người Nhị thừa nói hữu lượng Thánh đế, vì các Bồ-tát nói vô lượng Thánh đế.
Hỏi: Vì sao văn nói vì người Duyên giác nói Tứ đế ư?
Đáp: Mười hai sinh nhau tức khổ tập, hoàn diệt tức diệt đạo, nghĩa có thể biết. Lại Phẩm Vãng Sanh trong Thích luận nói: Bồ-tát nếu chứng Tứ đế thành Bích-chi-phật tức là văn ấy.
Kế là nói sáu độ chung riêng: Thông đắc vì người Ba thừa nói sáu độ. Phẩm Phát Thú trong Đại Phẩm nói: A-la-hán Bích-chi-phật Chư Phật nhân lục Ba-la-mật mà đạt đến bờ bên kia. Luận Nhiếp Đại Thừa nói: Phàm phu Nhị thừa đều có sáu, chỉ sáu khác nhau với Bồ-tát !
Hỏi: Nếu người Ba thừa đều có sáu cũng chỉ nên gọi là Ba-la-mật hay không?
Đáp: Người Nhị thừa thực hành hạnh nầy đến bờ kia Niết-bàn cũng gọi là Ba-la-mật nhưng không thể đạt đến Phật đạo, bờ bên kia so với Bồ-tát chẳng phải Ba-la-mật. Lại Thích luận nói người Tiểu thừa có đủ sáu độ, vì Phật Tỳ-đàm tức là Bát-nhã, định tức là thiền, giới là Thi la, trong đạo phẩm tinh tấn tức Tỳ lê da, chịu đựng trách mắng tức nhẫn, có bố thí tức là đàn.
Hỏi: Sáu độ tức là Tứ đế phải không?
Đáp: Lục tế sinh nhau là khổ tập, lục hạnh năng diệt tức đạo đế sở diệt không gọi là diệt đế cũng được đầy đủ bốn đế.
Kế là nói giải thích riêng nghĩa Thanh văn ba phen chuyển.
Hỏi: Vì sao nói ba phen chuyển ư?
Đáp:
1/ Pháp ngữ của Chư Phật ba đời mười phương không quá ba lần, lúc ở vườn Nai nầy là sơ xoay bánh xe pháp chỉ bày pháp của Chư Phật nên ba phen nói.
2/ Vì chúng sinh có ba căn nên ba phen nói. Thích luận quyển một trăm nói: Người thọ pháp có ba thứ: lợi căn một lần nghe liền ngộ, trung căn hai phen nghe mới hiểu, độn căn ba phen nghe nói mới ngộ. Luận Bà-sa cũng nói về như thế.
Hỏi: Đức Phật vì năm Tỳ-kheo ba phen nói Tứ đế trong đây vì sao nói có ba căn?
Đáp: Trong đây có tám muôn chư thiên và năm người vì sao lại không có ba căn ư!
1/ Phát sinh ba tuệ cho nên ba chuyển: sơ chuyển sinh văn tuệ, kế chuyển sinh tư tuệ, chuyển lần thứ ba sinh tu tuệ.
2/ Sơ chuyển sinh vị tri dục tri căn, kế chuyển sinh Tri căn, ba phen nói sinh dĩ tri căn.
3/ Sơ nói sinh kiến đạo, kế nói sinh tu đạo, sau nói sinh vô học đạo.
Hỏi: Vườn Nai ba phen nói sinh vật gì ư?
Đáp: Chỉ sinh vị tri dục căn, chỉ sinh kiến đạo mà đầy đủ sinh ba tuệ, đến thời Kiến đạo là vị tu tuệ.
Hỏi: Làm sao biết như vậy?
Đáp: Vì năm người và tám muôn chư thiên đều đắc sơ đạo. Lại lần thứ nhất nói thì người hạ căn sinh Kiến đạo, người trung căn hạ căn chưa ngộ đều ở trước kiến đạo, lần thứ hai nói người hạ căn đạt đến Tu đạo, người trung căn ở kiến đạo, người hạ căn chưa nhập kiến đế, lần thứ ba nói người thượng căn đắc vô học đạo người trung căn đắc tu đạo, người hạ căn đắc kiến đạo, ba tuệ cũng như vậy. Người lợi căn nghe nói một lần đắc văn tuệ, hai loại người còn lại chưa đắc lần thứ hai nói người hạ căn đắc tư tuệ, hạng trung căn đắc văn tuệ, lần thứ ba nói người hạ căn đắc tu tuệ, người trung căn đắc tư tuệ, người hạ căn đắc văn tuệ.
Hỏi: Làm sao biết như vậy?
Đáp: Luận Bà-sa chép: Kiều-trần-như một người đắc sơ quả thời bốn người trụ tứ gốc lành. Nhưng ba chuyển có hai thứ:
- Tứ đế ba chuyển như trước.
- Nhất đế ba chuyển: Gọi là khổ, khổ nên biết, khổ ta đã biết, tập… cũng như vậy.
Kế là nói nghĩa mười hai hành: Chia làm hai ý:
1/ Căn cứ pháp luân Tứ đế nói mười hai.
2/ Căn cứ mười sáu đế pháp luân nói chuyển Pháp luân Tứ đế. Nói mười hai ấy: là có giáo mười hai, có hành mười hai. Giáo mười hai: Nghĩa là thị, khuyến, chứng, bốn đế thành mười hai giáo. Mười hai hành: ba phen chuyển đều sinh nhãn trí, minh, giác nếu giáo mười hai là năng chuyển thì hành mười hai là sở chuyển, mười hai hành là luân, mười hai giáo không phải luân. Nếu nói nghĩa hai luân thì mười hai đế là giáo pháp luân, mười hai hành là hành pháp luân. Nếu là giáo pháp luân thì năng chuyển chỉ là một quyền trí, sở chuyển thì có mười hai giáo. Nếu là hành pháp luân, thì năng chuyển giáo có mười hai, sở chuyển hành cũng mười hai.
Hỏi: Giáo hành đây là căn cứ một người hay căn cứ nhiều người ư?
Đáp: Giáo thông một người, nhiều người, tự có một người bẩm thọ
đầy đủ thị chuyển, khuyến chuyển, chứng chuyển, tự có người ba căn bẩm thọ ba đều được ngộ. Nếu căn cứ Kiến đế, đạo luận mười hai hành: Cốt yếu là ba người: người lợi căn nghe thị chuyển liền sinh nhãn trí minh, giác cho nên đắc Kiến đế, người trung căn hạ căn cũng như vậy.
Dùng ba hạng người hợp nêu cho nên nói mười hai hành.
Hỏi: Vì sao căn cứ kiến đế nói mười hai hành ư?
Đáp: Đây là căn cứ ở vườn Nai nói Kiều-trần-như và tám muôn chư thiên đắc pháp nhãn thanh tịnh cho nên nói điều này. Lại căn cứ nghĩa Tiểu thừa Kiến đế, đạo chính là pháp luân.
Tiểu thừa nghĩa xưa nói đức Mâu Ni nói kiến đạo nhanh, nên gọi là pháp luân, Cù-sa cũng vậy. Cho nên, nói hoặc lại nói tám chi chuyển đến tâm người, tám chi cũng là tám chánh đạo, tám chánh đạo tức là kiến đạo, nhưng Cù-sa giải chuyển cùng tạp tâm không khác nhau nhau chỉ tạp tâm nói chuyển và luân đều là kiến đế giải. Căn cứ hai nghĩa nói về chọn kiến đế vô lậu giải có nghĩa dẹp phá nên gọi là Luân. Đây giải nhanh chóng gọi là chuyển, Cù-sa nói Đức Phật tự ngộ tám chánh đạo cho đến hiểu rõ trong tâm của năm người nên gọi là chuyển.
Hỏi: Vì sao biết ba lần chuyển sinh ba đạo ư?
Đáp: Đức Thích-ca sơ chuyển chỉ nói đắc giải Kiến đế cho nên căn cứ Kiến đế đạo. Đức Đại Thông Trí Thắng sơ chuyển thì đều đắc La-hán, La-hán ắt trải qua ba đạo cho nên căn cứ ba đạo nói ba phen chuyển. Luận Tát Bà Đa nói chỉ Kiến đạo gọi là pháp luân, Tăng Kỳ bộ nói Chư Phật hễ có nói ra điều gì đều gọi là xoay bánh xe pháp, Thích Luận nói chỉ lúc mới nói gọi là xoay bánh xe pháp, sau trở đi nhân ở lúc mới cũng gọi là xoay bánh xe pháp.
Kế là nói bốn mươi tám pháp luân: Như một người đắc bốn tâm nhãn, trí, minh, giác khai nầy thì chia bốn tâm thành mười sáu tâm, nghĩa là khổ pháp nhẫn làm nhãn, khổ pháp trí làm trí, Tỉ nhẫn là minh, Tỉ trí là giác, cùng ba đế đều như vậy, cho nên thành mười sáu, người Ba căn đều đắc mười sáu cho nên thành bốn mươi tám hành.
Kế là nói chuyển mười sáu đế pháp luân: cũng nên có thị chuyển, khuyến chuyển, chứng chuyển thì thành bốn mươi tám giáo pháp luân. Người ba căn đều đắc mười sáu tâm nên gọi là bốn mươi tám hành pháp luân, đây chẳng phải là khổ nhẫn mười sáu tâm, chính là khổ vô thường mười sáu tâm. một người ba người đầy đủ đắc bốn mươi tám giáo. Nếu là hành luân bốn mươi tám chỉ căn cứ ba người.
Hỏi: Bốn đế mười sáu đế có gì khác nhau ư?
Đáp: Lược, rộng làm khác. Lại vì người hạ căn nên chỉ nói lược bốn đế, vì hàng độn căn rộng khai mười sáu đế, lại bốn đế là chương môn mười sáu đế là giải nghĩa, lại nói rộng làm mười sáu, vì dễ (giữ gìn) trì nên chỉ nói bốn.
Hỏi: Trước nói bốn mươi tám hành, sau lại nói bốn mươi tám hành có gì khác nhau ư?
Đáp: Nếu chuyển pháp bốn đế nói bốn mươi tám hành, ắt là căn cứ kiến đế, sao lại dùng kiến đế mười sáu tâm, ước về ba căn đều đắc mười sáu cho nên thành bốn mươi tám, tư duy không hẳn đầy đủ quán Tứ đế. Lại tạo tác chín vô ngại, chín giải thoát dứt hoặc, không nói mười sáu tâm cho nên không được thành bốn mươi tám. Nếu chuyển mười sáu đế pháp luân đây là thông hoặc Kiến, Tư, do Kiến, Tư đều đắc thành mười sáu đế quán nên thành mười sáu hành. Nhưng mười sáu trước chỉ căn cứ kiến đế cho nên biệt, mười sáu sau tức thông.
Kế là nói dùng bốn câu tóm lược:
1) Khai giáo khai hành, nghĩa là mười sáu đế mười sáu hành.
2) Hợp giáo hợp hành nghĩa là mười hai giáo mười hai hành.
3) Hợp giáo khai hành, ba phen chuyển mười hai giáo là hợp giáo, căn cứ ba thành bốn mươi tám là khai hành.
4) Hợp hành khai giáo: Căn cứ một người nghe đủ ba phen chuyển mười hai giáo nên gọi là khai giáo, chỉ sinh một nhãn trí minh giác gọi là hợp hành.
Hỏi: Nay nói Tiểu thừa có gì khác nhau với số luận nói Tiểu thừa?
Đáp: Lời nói tuy đồng mà tâm thì khác, như bài tựa của ngài Tịnh Danh nói về Tiểu thừa pháp luân nói ba phen xoay bánh xe pháp ở cõi Đại thiên, luân kia xưa nay thường thanh tinh. Nếu vậy tuy là khai cùng hợp cảnh cùng hành đều là nhân duyên, giả danh làm chuyển, nhân duyên chuyển nầy là không chuyển mà chuyển vô sở chuyển cho nên nói luân kia xưa nay thường thanh tịnh, cho đến cảnh vô sở cảnh, bỏ vô sở khai như thế mới được gọi là xoay bánh xe pháp, cũng mới được gọi là pháp nhãn thanh tịnh. Nếu có sở chuyển đây là chuyển điên đảo không gọi là pháp luân, nếu có sở kiến chính gọi là điên đảo kiến, không gọi là đắc pháp nhãn thanh tịnh. Bài tựa Phẩm Tánh khởi trong Kinh Hoa Nghiêm nói: Tiểu thừa pháp luân vô sở chuyển, vô sở hoàn, gọi là xoay bánh xe pháp.
Hỏi: Không chuyển mà chuyển đó là trong Đại thừa nói hay trong Tiểu thừa nói?
Đáp: Trong Đại thừa nói Phật nói Tiểu thừa xoay bánh xe pháp ý như thế, nếu không ngộ như thế thì người ấy không hiểu được ý Đại thừa cũng không đắc ý ba tạng.
Kế là biệt nói Đại thừa xoay bánh xe pháp có bốn câu: Ban đầu xoay bánh xe Tứ đế, kế là xoay bánh xe hai đế, kế là bánh xe một đế, kế là xoay bánh xe pháp vô đế, Tiểu thừa chỉ có ba phen chuyển mà Đại thừa có đầy đủ bốn chuyển, bốn chuyển đây đều là nghĩa thư giãn giãn từ vô đế là một đế, một đế là hai đế, hai đế là bốn đế, thu vào thì hợp bốn đế làm hai đế, hai đế qui về một đế, một đế qui về vô đế. Tứ xoay bánh xe pháp là nhất Trung đạo Phật tánh, Pháp Hoa cũng như vậy. Căn cứ đây chia làm bốn đế: mê thì thành khổ tập, ngộ thì thành diệt đạo. Mê thành khổ tập: Như tùy nơi dòng kia sáu vị khác nhau, tất cả nghiệp ác phiền não tức tập đế, sinh tử khổ não tức khổ đế. Ngộ thì có Thập tín cho đến Đẳng giác địa tức đạo đế, Như lai địa một đế một nương vắng lặng Niết-bàn gọi là diệt đế. Kế là hợp bốn đế này chỉ thành hai đế, ba đế nhập tướng hữu vi, diệt đế nhập tướng vô vi, chỉ có hai đế thường vô thường, cũng là hai đế không, bất không, vô thường tức là không, Niếtbàn gọi là bất không, cho nên nói hai đế không, bất không. Kế là hợp hai đế chỉ thành một đế: Hữu vi luống dối không gọi là đế, thường trụ chân thật nên gọi là đế, như Đại Kinh giải thích bảy nghĩa. Kế là diệt một đế để qui về vô đế: Như Kinh nói cái gọi là không là chẳng thấy không bất không, chẳng thấy không là chẳng thấy hữu vi sinh tử không, chẳng thấy bất không cũng là không thấy Niết-bàn bất không. Lại sinh tử là không, mà nay nói cả chẳng thấy không bất không, Niết-bàn là bất không, cũng chẳng thấy hữu, bất hữu, nếu vậy tức không thấy sinh tử không bất không, cũng không thấy Niết-bàn hữu bất hữu, cho nên phi không phi hữu phi sinh tử phi Niết-bàn tức là vô đế.
Lại nữa Đại Kinh quyển mười ba thuyết: Ở vườn Nai xướng Tiểu thừa mà không nói, ở song lâm đại âm mà không nói, quở trách Văn-thù nói là chuyển bác bỏ ở hội có nghe tức như tướng đây mới gọi là xoay bánh xe đại pháp cho nên trước nói nếu biết Như lai thường không nói pháp, đó gọi là Bồ-tát đầy đủ học rộng.
Kế là dứt cả Đại tiểu: lấy sinh diệt làm tiểu luân lấy vô sinh diệt làm đại luân, đây là vô sinh diệt sinh diệt, sinh diệt vô sinh diệt, phi sinh diệt phi vô sinh diệt, phi đại phi tiểu bất chuyển bất hoàn, nên nói luân kia xưa nay thường thanh tịnh. Đức Phật như thế mà chuyển mà hòan toàn vô sở chuyển, duyên như thế mà ngộ cuối cùng vô sở ngộ, vô sở chuyển mới gọi là diệu chuyển, vô sở ngộ mới gọi là diệu ngộ. Cho nên ngài Tăng Triệu nói: Đạo mầu nhiệm ở nơi bặt dứt bờ cõi, cho nên không đắc mà đắc, đại âm ẩn kín ở âm thanh hiếm hoi cho nên không nghe mà nghe nghĩa năm trăm do-tuần. Luận rằng: Phật pháp tuy rộng sâu mà đại khái không ra ngoài hai dấu vết sinh tử, Niết-bàn và mê ngộ, các Sư phần nhiều dẫn năm trăm do-tuần rộng chứng các nghĩa, cho nên phải lời bình sự được mất kia, nghĩa nầy nếu thành thì các chứng tích kia đều đứng vững, nghĩa nầy nếu hoại thì các chứng tích đều sai lầm. Có người nói sinh tử có bốn thứ:
- Lưu đến sinh tử.
- Biến dịch sinh tử.
- Trung gian sinh tử.
- Phần đoạn sinh tử.
Nay chỉ nói ba thứ sinh tử để dụ năm trăm không nói lưu lai, lưu lai là lúc mới thức hữu, nay nói bắt đầu ngược lại nguyên nhân nên không nói, ba trăm gọi là phần đoạn sinh tử, bốn trăm là Thất địa, trung gian sinh tử là năm trăm, Bát địa trở lên là biến dịch sinh tử.
Lời bình rằng: Ở đây giải thích năm nghĩa là sai.
1. Là bốn thứ sinh tử kinh luận không căn cứ. Thắng-man chép: Nhân năm quả hai. Quả hai: a) Phần đoạn. b) Biến dịch. Nhân năm: Nghĩa là ngũ trụ địa, lìa hai thứ sinh tử, lập riêng giữ lại sinh tử và trung gian sinh tử, nên lìa ngoài ngũ trụ lập riêng phiền não, lìa nghiệp lậu, vô lậu lập riêng lại nghiệp:
2. Pháp Hoa nói năm trăm mà không thêm thành sáu trăm giảm thành bốn trăm. Kinh nói hai thứ sinh tử cũng không thể thêm bớt, nếu hai thứ sinh tử liền có thêm bớt thì nghĩa năm trăm cũng đồng như vậy.
3. Thích luận nói: Bồ-tát có hai thứ thân: a) Nhục thân. b) Pháp tánh sinh thân. Nhục thân thì phần đoạn sinh tử, Pháp thân nghĩa là biến dịch sinh tử. Nếu ngoài hai sinh tử biệt có sinh tử thì nên lìa ngoài hai thân lại có thân riêng.
4. Luận lại nói: A-la-hán xả bỏ nhục thân trong ba cõi thọ pháp tánh sinh thân, cho nên A-la-hán chỉ có hai thân, thì chỉ có hai thứ sinh tử, lìa ngoài hai thứ sinh tử không có sinh tử riêng.
5) Nếu cho rằng bốn trăm làm Thất địa thì ba trăm Lục địa, như vậy Nhị thừa dứt hoặc thì công đức ngang bằng với Lục địa. Nếu Nhị thừa dứt hoặc ngang bằng Lục địa thì không có việc ấy. Nhị thừa lâu nhất chỉ sáu mươi kiếp hoặc một trăm kiếp, Bồ-tát đến Lục địa thì hai mươi hai đại tăng kỳ kiếp, lược nêu một văn rõ ràng thì Bồ-tát cầu Phật đạo xa tít, Nhị thừa trông mong Đại giác làm đường thẳng mà các kinh quở trách Nhị thừa liền thành nói dối! Lại Đại trí luận nói: Nhị thừa cách Phật đạo xa thẳm, không bằng thẳng đến Bồ-tát, dùng kinh luận rõ ràng không nên nói như thế. Nghĩa nầy cho đến có Thanh văn không Thanh văn trong đó sẽ nói rộng.
Có người nói chỉ có hai thứ sinh tử, như Thắng-man nói chỉ ở trong ba trăm đây dụ cho ba cõi, bốn trăm dụ Thất địa, trung gian hai nước khó có thể vượt qua, năm trăm dụ Bát địa trở lên. Lời bình rằng: Kinh nói Thất địa khó có thể vượt qua, y theo pháp Bồ-tát tự luận khó dễ, vì sao dùng đây để giáo hóa người Nhị thừa ư? Lại nếu dùng bốn trăm dụ Thất địa thì lẽ ra ba trăm dụ Lục địa, Nhị thừa công đức lại ngang bằng với Lục địa. Có người nói dứt hoặc kiến đế làm một trăm, dứt năm hạ phần kết làm hai trăm, dứt năm phần kết trên ba trăm, đoạn hằng sa phiền não làm bốn trăm, đoạn vô minh làm năm trăm. Lời bình rằng: Không đúng. Sơ quả khuynh đảo ba cõi Kiến đế đã vượt qua một nửa ba trăm không nên nói một trăm. Lại chưa đoạn tư duy cõi dục chưa vượt qua một trăm, hoặc quá hoặc không bằng vậy. Lại kinh nói ba cõi là nhà lửa, Nhị thừa ra khỏi nhà lửa tức là vượt khỏi ba trăm, không nên có giải như thế. Bốn trăm là hằng sa, năm trăm là vô minh, trở lại phối với vị địa thì đồng với trước bình phẩm. Có người nói: ba cõi làm ba trăm, Thất trụ và Nhị thừa là bốn trăm, Phật địa trở lên là năm trăm.
Lời bình rằng: ba cõi làm ba trăm thì như trước đã nói về hai trăm sau trở lại dùng phối hợp vị địa vượt qua đồng ở trước. Có người nói như Đại Kinh nói: Tu Đà hoàn tám muôn kiếp đạt đến cho đến Bích-chiphật mười ngàn kiếp đạt đến. Đến là đến tâm Bồ-đề, như người ba căn lãnh giải tức là phát tâm Bồ-đề, vì năm thứ người đạt đến tâm Bồ-đề cho nên nói rộng năm trăm. Đây là chọn hạng người rất độn căn cho nên nói tám muôn kiếp đến. Nếu người lợi căn không hẳn phải nhiều kiếp, đức Thích-ca một thời kỳ xuất thế người đắc bốn quả nghe Pháp Hoa đều phát tâm gọi là đến. Lời bình rằng nghĩa ấy không đúng, kinh nói vượt qua ba trăm do-tuần lập địa Nhị thừa đâu phải vượt qua năm người ư!
Hỏi: năm người đều phát tâm Bồ-đề gọi là vượt qua năm trăm ư?
Đáp: Như sơ quả trải qua tám muôn kiếp phát tâm Bồ-đề đó là siêu vượt Địa Nhị thừa gọi là vượt qua năm trăm.
Lời bình rằng: Đây chính là Đại Kinh nói năm người phát tâm lìa nơi năm vị, nay chẳng phải trong ý nầy, vì sao? Vì trên đã nói quyền thật, nay dụ cũng nói quyền thật, vượt qua ba trăm lập Hóa thành đây là quyền, vượt qua năm trăm đến Đảo châu báu gọi là thật, cho nên bỏi Hóa thành đến Đảo châu báu. Nếu nói vượt qua năm người đều là tiến đến đảo châu báu dụ, mất ý lập dụ hóa thành cho nên ở đây chẳng giải chích.
Kế là tổng lời bình chung: Trên các giải thích chẳng hợp ý kinh, vì sao? Vì kinh nầy ba chu nói quyền thật, có pháp, thí, có hợp thí đây là năm trăm do-tuần cũng chẳng có hợp thí, các kinh sư không xem văn hợp thí không giải ý hợp thí cho nên dẫn ý các kinh khác để giải thích văn nầy, nên đều lầm lẫn. Kế là nêu ý thí dụ này giải thích: ba cõi là ba trăm, Thanh văn địa là bốn trăm, Duyên giác địa là năm trăm.
Hỏi: Vì sao có giải thích nầy?
Đáp: Nay dùng hai nghĩa để giải thích điều này: Ba trăm là Địa phàm phu, hai trăm là Địa Nhị thừa, hai thứ nầy ngăn chướng nơi Phật đạo, muốn cầu Phật đạo phải thoát khỏi hai chướng này cho nên Thích luận nói: Bồ-tát lui sụt có hai việc:
- Tham ba cõi.
- Ưa Nhị thừa, nay muốn thoát khỏi hai việc lui sụt này cho nên được nhập Bồ-tát vị tiến đến đảo châu báu.
Lại nữa, ba cõi gọi là Hữu kiến địa, Nhị thừa gọi là Không kiến Địa, hai kiến không hữu tổn thương Bồ-tát Trung đạo chánh quán, nay muốn tu Hạnh Bồ-tát mong cầu Phật đạo nên lìa hai địa này. Lại ba trăm dùng sinh tử làm chướng, hai trăm dùng Niết-bàn làm chướng. Địa luận chép: Bồ-tát vượt qua năm đường lại Niết-bàn thanh tịnh vì năm đường v Niết-bàn đều là chướng.
Lại Hoa Nghiêm chép: Đại nhạo Thọ Vương không sinh hai chỗ:
- Nước sâu.
- Hầm lửa.
Hầm lửa nước sâu tức là Nhị thừa và phàm phu tà kiến, hai thứ này không thể sinh tâm Bồ-đề căn Đại Nhạo Thọ Vương; vì vậy nên Bồ-tát phải lìa hai địa này. Lại ba cõi là lao ngục của Nhị thừa, Địa Nhị thừa là lao ngục của Bồ-tát, cho nên Nhị thừa muốn vượt khỏi ba cõi, Bồ-tát muốn vượt khỏi địa Nhị thừa. Lại phàm phu trong ba cõi phần nhiều tu phước đức mà không có trí tuệ, người Nhị thừa phần nhiều có trí tuệ mà không có phước đức, do hai luân không đủ thì không do đâu đến Phật cho nên cần phải lìa mới bước lên Đại giác.
Lại hành có ba thứ:
- Phàm phu không thể tự hành, cũng không thể hành hóa tha.
- Nhị thừa chỉ có thể tự hành mà không thể hành hóa tha tức là hành không đầy đủ.
- Bồ-tát tu tự hành cho nên vượt ra địa phàm phu, tu hành hóa tha nên lìa Địa Nhị thừa.
Lại Nhiếp Đại thừa và Địa Trì luận nói chướng có hai thứ:
- Hoặc chướng.
- Trí chướng.
Thoát phiền não ba cõi chỉ lìa hoặc chướng chưa lìa chướng trí, nếu vượt ngoài hai trăm liền lìa hai chướng.
Lại nữa sinh tử có hai thứ:
- Phần đoạn.
- Biến dịch.
Như phàm phu chịu phần đoạn, Nhị thừa chịu biến dịch, lìa phàm phu nên không thọ phần đoạn, lìa Nhị thừa nên không thọ biến dịch. Lại sinh tử nhân duyên gồm có hai thứ:
- Nghiệp nhân Hữu lậu bốn chấp thủ làm duyên.
- nghiệp nhân Vô lậu vô minh làm duyên.
Phàm phu có nghiệp hữu lậu và bốn trụ phiền não, Nhị thừa có nghiệp vô lậu và vô minh phiền não, nay vượt qua năm trăm thì đoạn nhân duyên đây cho nên sinh tử hết hẳn.
Hỏi: Nếu như ba nghĩa sau lại đồng trước giải thích ư?
Đáp: Trước không tính số Nhị thừa là hai trăm đâu đồng với trước.
Kế là dẫn chứng: Hỏi: giải thích nầy xuất xứ văn nào?
Đáp: Thích luận giải thích phẩm Văn Trì của Đại Phẩm nói: Bồtát vượt qua bốn trăm do-tuần thì cách Phật đạo không xa. Luận nói ba trăm dụ ba cõi, bốn trăm dụ Địa Nhị thừa, Bồ-tát vượt qua hai địa này biết sẽ thành Phật. Chỉ có Đại Phẩm hợp Nhị thừa làm một trăm, Pháp Hoa khai làm hai trăm tuy khai hợp khác nhau mà ý không khác.
Hỏi: Đại Phẩm đã nói thí dụ này là có gì khác nhau với Pháp Hoa hay không?
Đáp: Bồ-tát chỉ nói Bồ-tát vượt qua hai địa Thánh phàm, chưa nói Nhị thừa là quyền, còn thiếu ý Hóa thành.
Hỏi: Đã chưa nói về Hóa thành lẽ ra cũng chưa nói về Đảo châu báu ư? Đáp: Đại Phẩm đã nói rõ thật tướng cho nên nói về đảo châu báu, vẫn chưa bỏ quyền nên không nói Hóa thành.
Hỏi: Đại Phẩm có thể dùng đây dụ cho Pháp Hoa, đâu hẳn đã giống?
Đáp: Dưới hợp trong dụ Hóa thành Đức Phật tự nói như vậy. Như kinh chép: Phật biết tâm ấy thấp kém yếu hèn, nên dừng lại nghỉ ngơi 52 nên nói hai thứ Niết-bàn. Đây là hợp thí dụ vượt qua ba trăm do-tuần.
Nếu chúng sinh trụ ở Nhị địa thì Như Lai lúc ấy vì họ mà nói: ông trụ ở địa gần với tuệ Phật, đây là hợp thí dụ vượt hai trăm do-tuần. Văn đã rõ ràng không nhọc gì mê hoặc. Mà Kinh Sư đều không thấy văn nầy, rộng dẫn các việc khác để giải thích cho nên mất ý chỉ kinh. Lại không dùng Nhị địa làm hai trăm, thì dùng văn gì hợp hai trăm ư! Lại trách các Kinh Sư xưa nói: Trong thí nói một hóa thành nay văn hợp thí vì sao lại nói nhị địa, không nên một, hai trái nhau. Nay nói khai hợp đều có ý chỉ kia, sở dĩ hợp ấy nói lược sáu nghĩa:
- Đồng ra khỏi ba cõi.
- Đồng đắc tận trí, vô sinh trí.
- Đồng dứt hết chánh sử.
- Đồng đắc Niết-bàn hữu dư, Vô dư.
- Đối với ba phẩm tuệ Bát-nhã đồng đắc nhất thiết trí.
- Đồng gọi Tiểu thừa, do sáu nghĩa đồng nên hợp Nhị thừa làm một hóa thành.
Mà khai làm hai địa ấy: nói lược mười nghĩa:
- Hành nhân lâu, gần như trăm kiếp sáu mươi kiếp v.v…
- Căn có lợi độn.
- Theo thầy cùng Độc ngộ.
- Thanh văn không có đại bi, Duyên giác có tiểu bi, như dụ hươu tê giác hiện trong Thích Luận.
- Thanh văn không hẳn có tướng tốt, Duyên giác thì có, chỉ là ít nhiều không nhất định.
- Thanh văn quán pháp lược gọi là Tứ đế, Duyên giác quán pháp rộng gọi là mười hai nhân duyên.
- Thanh văn nói pháp thì khiến người ngộ Thánh đạo, Duyên giác không thể khiến người đạt đến Noãn pháp cho đến các việc đắc Hiền Thánh, xuất xứ từ Đại kinh.
- La-hán chắc chắn ở đời có Phật, Duyên giác bất định.
- Thanh văn hoặc đốn chứng bốn quả hoặc tiệm chứng, Duyên giác ắt đốn chứng như Phật Ba tạng.
- Duyên giác hiện thần thông, thường ít nói pháp, Thanh văn bất định. Do đủ mười nghĩa nên chia làm hai địa, thế nên ba trăm dụ ba cõi hai trăm dụ hai địa.
Hỏi: Phẩm Thí dụ nói vì sao hợp ba cõi làm một nhà, khai giáo môn làm Ba thừa, nay vì sao khai nhà làm ba trăm, hợp Ba thừa làm hai trăm ư?
Đáp: Trước nói đồng bị lửa khổ thiêu đốt cho nên hợp làm một nhà. Cầu vượt ra ấy có ba căn khác nhau cho nên giáo môn khai làm Ba thừa. Nay nói Phật đạo lâu xa, ba cõi và Địa Nhị thừa là đường ác lớn phải vượt qua rồi mới thành Phật. Vì vậy nên khai một nhà làm ba cõi trong Ba thừa chỉ có Địa Nhị thừa là chướng, Phật thừa chẳng phải chướng cho nên chỉ nói hai trăm.
Hỏi: Vì sao dùng địa phàm phu làm ba trăm, Tiểu thừa địa làm hai trăm ư?
Đáp: Do nói dẫn tiến nói ông vượt qua đã nhiều, chỗ ông trụ gần với tuệ Phật chỉ có hai trăm thôi! Phải cố gắng tinh tấn đảo châu báu không còn xa. Dùng lý mà nói thì chỗ đã vượt qua ít chỗ chưa vượt qua còn nhiều, Nhị thừa phát tâm mới nhập Thập tín, mới trải qua năm mươi hai vị ba mươi ba tăng kỳ kiếp mới đến quả Phật. Trước lúc ấy rất dài một trăm kiếp tu hành cho nên chỗ vượt qua ít.
Hỏi: Nếu vượt qua đã nhiều là nói dẫn tiến, thì kinh này chưa thành liễu nghĩa?
Đáp: Có ý chỉ sâu xa nói Phật đạo tuy dài nhưng nếu có thể vượt qua địa phàm phu và lìa địa Nhị thừa, thì về sau tiến tới tu hành không còn khó nữa, nên gọi là gần Phật. Như đi muôn dặm chỉ năm trăm dặm nhiều nạn, nếu vượt qua đường này thì tiến đến trước là dễ.
Kế là nói về đường ác: Hỏi: Vì sao nói năm trăm do-tuần đều là đường ác ư?
Đáp: Các nghĩa trên là nói về đường ác.
1/ Tham đắm ba cõi và chấp sâu Nhị thừa có thể hại pháp thân tuệ mạng của Bồ-tát nên nói đường ác.
2/ Phật và đệ tử đã bốn chỗ bỏ quyền bày thật quở trách Nhị thừa, hàng độn căn nghe còn chưa lãnh ngộ. Phẩm Phương Tiện nói: Hạng tiểu trí ưa pháp Tiểu thừa không tự tin thành Phật vì vậy nên dùng Phương Tiện phân biệt nói các quả.
Kế là chương Thân tử nói: Ta trước đối với pháp Không đắc chứng mà nay mới tự giác chẳng phải thật diệt độ. Phẩm Thí Dụ chép: chỉ có một xe lớn bỏ ở ngoài cửa, thật ra không có ba xe. Phẩm Tín Giải nói: Phật thừa như Trưởng giả đại giàu sang, người Tiểu thừa như người chột mắt thân thấp xấu hạng không có oia dức, cho đến người nghèo cùng thấp hèn hốt phân. Bốn chỗ tuy quở trách Nhị thừa, khen ngợi Đại thừa nhưng Thanh văn độn căn vẫn còn chấp chặt vì vậy nên nói thí dụ là đường ác, nói ba cõi Nhị thừa đều là đường ác. Nay ông vì sao lại ham ưa trụ ư? Lại trước vào thời Đức Phật Đại Thông Trí Thắng đã muốn vượt qua năm trăm do-tuần, nay trải qua nhiều kiếp tu hành vì sao lui sụt, ở trong đường ác! Thí như cha mẹ trách con rằng: con không tiến lên sao lại thụt lùi!
Lại phàm phu thì ba đường là địa ngục, Nhị thừa thì ba cõi là địa ngục, Bồ-tát thì Nhị thừa là địa ngục, cho nên Đại Kinh nói: Nay ta sợ đạo quả Nhị thừa, như người tiếc mạng sợ bỏ thân, ông nay vì sao ưa trụ nơi địa ngục, lại vốn sợ sinh già bệnh chết cầu vui Niết-bàn. Ba cõi và Địa Nhị thừa chưa thoát khỏi khổ sinh tử, cho nên gọi là đường ác, vì sao muốn ở! Lại phàm Thánh hai địa chưa thoát khỏi bốn ma nên gọi đường ác. Ba cõi đầy đủ bốn ma, Nhị thừa đầy đủ ba ma, phiền não chưa đoạn nên có ma phiền não, Phương Tiện thọ thân nên có ma năm ấm, vô thường khẩn thiết nên có ma chết, rõ ràng hai địa nầy chưa thoát khỏi bốn ma, chỉ tiến đến trước chứ không thể ở. Lại Phẩm Tánh khởi kinh Hoa Nghiêm nói rõ tức theo sự mà nói bốn thừa đều khổ. \/ì ba đường khổ nên nói thừa trời người, vì ba cõi khổ nên nói thừa Thanh văn, vì Thanh văn căn độn ít phước có khổ theo thầy, nói Thừa Duyên giác vì Duyên giác phước tuệ chưa tròn đầy có khổ kết tập không dứt, cho nên nói Phật thừa do có bốn khổ gọi là đường ác. Vốn muốn nhàm chán khổ nay chưa thoát vì sao muốn dừng ở ư!
Hỏi: Nếu Địa Nhị thừa là đường ác vì sao văn nói vượt qua ba trăm do-tuần nói hai thứ Niết-bàn ư?
Đáp: Đây là nghĩa bỏ quyền bày thật, trước nói đường ác vì Niếtbàn, muốn dẫn ra khỏi ba cõi, nay chỉ Niết-bàn là đường ác khiến lìa Nhị thừa nghĩa không trái nhau. Lại có ba câu:
- Ác mà chẳng thiện nghĩa là vượt ba trăm.
- Thiện mà chẳng ác nghĩa là vượt năm trăm.
- Vừa ác vừa thiện. Trung gian hai trăm năng vượt ba cõi nên gọi là thiện, vì là mối lo lớn của Phật đạo nên gọi là ác. Cho nên Kinh nói: Cầu Nhị thừa gọi là bất thiện, đã gọi bất thiên đâu chẳng phải đường ác ư!
Hỏi: Hợp hai hành đều là Bồ-tát vì sao là đường ác ư! Vì thế không nên dụ Địa Nhị thừa dụ cho hai trăm phải không?
Đáp: Cũng hợp trời người khéo nhập Nhất thừa vì sao dùng ba cõi làm đường ác ư!
Hỏi: Ba cõi phiền não có thể được gọi là đường ác, thiện là trong sạch tiến lên vì sao gọi là ác ư?
Đáp: Ba cõi phiền não tâm sở khởi thiện, đều là chẳng động chẳng xuất chẳng phải là nghĩa Thừa, Nhị thừa tâm sở khởi thiện cũng chẳng động chẳng xuất cũng chẳng phải nghĩa Thừa.
Hỏi: Tại sao hai thiện phàm Thánh đều chẳng động chẳng xuất ư?
Đáp: Phàm phu thiện không thể vượt ngoài phần đoạn, Nhị thừa thiện không thể động xuất biến dịch.
Lại có hai thứ xiển đề:
- Phàm phu xiển đề.
- Bậc Thánh xiển đề.
Phàm phu không tin vượt ra khỏi ba cõi gọi là phàm phu xiển đề, Nhị thừa không tin Nhất thừa gọi là bậc Thánh xiển đề. Phá phàm phu xiển đề mới sinh chút tín, phá Nhị thừa xiển đề mới sinh Bồ-tát Thập tín, do đây chuyển ngộ mới nhập đạo Bồ-tát.
Kế là nói để đảo châu báu. Hỏi: Nếu dùng ba cõi và Nhị thừa làm năm trăm do-tuần thì vượt qua ba cõi, Nhị thừa lẽ ra đến Phật đạo. Đây thí dụ dùng đảo châu báu dụ cho Phật đạo ư?
Đáp: Ba cõi và Nhị thừa là nạn lớn của Phật đạo, nếu vượt qua ắt đến Phật đạo, cho nên Đại văn kinh có ba chỗ nói nghĩa Nhị thừa đến:
- Đến tâm Bồ-đề.
- Đến Bồ-đề.
- Đến đại Niết-bàn.
Nhưng Nhị thừa trải qua nhiều kiếp chỉ nên đến tâm Bồ-đề thôi! Mà nói đến đại Niết-bàn và Bồ-đề, cho đến tâm Bồ-đề ắt đến Phật đạo và Niết-bàn.
Hỏi: Năm người vì sao đến tâm Bồ-đề quyết đến Phật đạo ư?
Đáp: Năm người khi phát tâm Bồ-đề sẽ nhàm chán hai thứ, người đã bước lên Thánh vị nên chắc chắn không còn làm phàm phu, nay lại phát tâm Bồ-đề thì nhàm chán đạo Nhị thừa cho nên người này không còn khởi hạnh phàm phu, cũng không khởi hạnh Nhị thừa, bởi thế đến Phật đạo.
Hỏi: Đại kinh vì sao nêu ba văn ư?
Đáp: Phải ba văn nghĩa mới đầy đủ. Đến tâm Bồ-đề gọi là đến nhân, đến Bồ-đề Niết-bàn gọi là đến quả, trong quả có Bồ-đề trí quả và Niết-bàn đoạn quả, cho nên nói hai nay muốn nói đủ từ đầu đến cuối nhiếp chung nhân quả cho nên có ba văn. Lại vượt qua năm trăm dotuần đến Phật thì ý thí dụ đầy đủ ba nghĩa.
- Đường ác.
- Đường tốt.
- Đảo châu báu.
Hợp thí cũng có ba:
- Phát Bồ-đề tâm nghĩa là vượt qua đường ác.
- Hành Hạnh Bồ-tát như đường tốt đất bằng phẳng.
- Đắc Phật đạo như đến Đảo châu báu.
Hỏi: Thí như không có ý nầy vì sao xuyên tạc ư?
Đáp: Lý thường nên như vậy. Đâu thể vượt qua địa Nhị thừa liền thành Phật ư! Lại trong kệ dưới nói đầy đủ. Nay vì ông nói thật: ông đắc chẳng phải diệt. Đây là nói vượt qua năm trăm do-tuần đường ác, vì Phật nhất thiết trí sẽ phát tinh tấn mạnh mẽ gọi là hành Hạnh Bồ-tát tức là đường tốt. Ông chứng Phật pháp Nhất thiết trí, mười lực v.v,v.v… gọi là đắc Phật đạo. Lại vượt qua năm trăm tức đến quả Phật, ba trăm là phần đoạn sinh tử, hai trăm thuộc biến dịch sinh tử vượt qua hai thứ sinh tử sẽ đến Phật đạo.
Kế là nói về nhiều, ít: Hỏi vì sao vượt qua năm trăm mà không nhiều hay không ít hơn ư’?
Đáp: Như mười nghĩa trước và trong đường ác nói. Lại chỉ có năm thừa cho nên chỉ vượt qua năm trăm, thừa trời người là ba trăm, Nhị thừa là hai trăm, cho nên Phật thừa đây vượt qua năm trăm, do Thừa Thanh văn vượt qua ba trăm, Thừa Duyên giác, vượt qua bốn trăm, Phật thừa vượt qua năm trăm, không được nhiều ít. Ở đây nói một người từ đầu đến cuối vượt qua năm trăm, cũng được năm người vượt qua năm trăm, như Đại Kinh nói một người đầy đủ bảy, bảy người đầy đủ bảy.
Hỏi: Giáo môn của đức Thích-ca, Xá-na nói vượt qua như thế nào ư?
Đáp: Đức Xá-na nói thẳng Nhất thừa làm sáng tỏ pháp môn mau chong vượt qua khiến cho Bồ-tát vượt qua năm trăm. Đức Thích-ca trước ba sau một đầy đủ nghĩa tiệm đốn, trước đã khiến các con vượt qua ba trăm, nay lại khiến vượt qua hai trăm gọi là tiệm độ, nếu vì người mới phát tâm Bồ-tát nói kinh Pháp Hoa tức là đốn độ.
Hỏi: Trước có nói đốn độ (nhanh vượt qua) hay không?
Đáp: Trước vì Bồ-tát cũng khiến đốn độ năm trăm, như Đại Phẩm thí dụ bốn trăm, nhưng chưa nói ba trăm hóa thành.
Hỏi: Trước nói ba trăm là hóa thành cũng chưa nói vượt qua đường ác năm trăm do-tuần ư?
Đáp: Nhị thừa là mối lo lớn của Phật đạo cho nên nói là đường ác, chỉ vì Nhị thừa căn duyên chưa thuần thục nên không được gọi là hóa thành.
Hỏi: Trước vượt qua nay vượt qua có gì khác nhau?
Đáp: Trước chỉ khiến Bồ-tát vượt qua năm trăm, khiến Nhị thừa
vượt qua ba trăm nay giáo khiến Bồ-tát vượt qua năm trăm nói người Nhị thừa đã vượt qua ba trăm, chỉ khiến lại vượt qua hai trăm thôi.
Hỏi: Pháp Hoa không thể có Bồ-tát không vượt qua năm trăm mà tu hành ư?
Đáp: cũng có nghĩa nầy, như vị Bồ-tát bất thoái đã vượt qua hạnh phàm phu và Hạnh Nhị thừa, người này đã vượt qua đường ác năm trăm do-tuần chỉ do tu Hạnh Bồ-tát vào đường tốt bằng phẳng tiến đến quả Phật Đảo là châu báu. Nếu căn cứ hai thứ sinh tử làm năm trăm chỉ có Phật mới vượt qua năm trăm thôi!
Hỏi: Nếu vậy không có Bồ-tát được lìa Địa Nhị thừa ư?
Đáp: Kinh Thắng-man nói: Thanh văn, Duyên giác đại lực Bồ-tát đều ở trong biến dịch sinh tử bất khả tư nghì, căn cứ đây mà luận Bồ-tát cùng Nhị thừa chung ở trong sinh tử không được lìa nhau.
Hỏi: Không thể có Bồ-tát và Nhị thừa không cùng ở trong sinh tử phải chăng?
Đáp: Luận Nhiếp Đại Thừa nói bảy thứ sinh tử, nội giới gọi chung là phần đoạn tức ba thứ sinh tử, ngoại giới có bốn thứ sinh tử.
- Nghĩa là Phương Tiện sinh tử tức biến dịch.
- Nhân duyên sinh tử.
- Hữu hữu sinh tử.
- Vô hữu sinh tử.
Ba thứ sinh tử sau chỉ có Bồ-tát thọ sinh, Nhị thừa ở trong biến dịch sinh tử, cho nên Nhị thừa và Bồ-tát có cùng nghĩa sinh tử. Lại có nghĩa không cùng như luận kia nói rộng. Nghĩa hạnh an lạc có tám lớp bậc nhất ý, nhưng phẩm này tuy là một chương trong Pháp Hoa thật ra nói chung về hạnh quan trọng của Bồ-tát. Xét rằng người muốn tự tu hành giáo hóa mở mang dương đạo làm lợi lạc chúng sinh đều phải y theo đây.
Hỏi: Vì sao nói bốn hạnh ư?
Đáp: Cuối phẩm trên Bồ-tát Thanh văn đều nói mở rộng dương kinh nhiều nạn khó khăn, mở rộng ý kinh nhiều nạn hoặc lui sụt tâm, ngăn ngại tự tu hành hóa độ chúng sinh nên nói bốn hạnh, thân tâm an vui tự hành hóa tha thì không phế bỏ.
Lại nữa, Đại Thừa nói về địa vị tu hành lược có ba thứ:
1) Phát tâm Bồ-đề, 2) Hành Hạnh Bồ-tát, 3) Đắc quả Phật.
Ba châu thuyết trên pháp tức phát tâm Bồ-đề, nay đây một phẩm tức nói hành hạnh Bồ-tát, tháp báu đã qua là nói quả Phật lại ba châu trên nói nghĩa bỏ ba bày một gọi là môn trí tuệ.
Kế là người khen ngợi pháp nói lưu gọi chung là môn công đức:
vật tình tiện gọi là có ba có một có phước có đức cho nên phẩm này diệt vắng lặng niệm nầy khuyên Bồ-tát quán như thật tướng của các pháp, bất hữu, bất vô, bất nhất, nhất nhị, mà không mất ba, một Phương Tiện. Tự hành hóa tha tuy có ba, một, mà ba, một chỉ là không ba không một, vì là nhân duyên nên nói bốn hạnh đây
1) Như nói kinh giải thích đại ý.
2) Nói bốn hành danh khác nhau.
Quang Trạch nói:
1) Không tuệ hạnh. 2) Nói pháp hạnh, 3) Lìa lỗi hạnh. 4) Từ bi hạnh.
Chỉ trong hạnh lúc mới nói về không tuệ, ba hạnh sau không nói cho nên lúc mới gọi là hạnh Không tuệ. Trong hạnh thứ hai nói thuyết pháp, trong hạnh thứ ba cũng nêu nói, pháp nghĩa thuêýt pháp lược nên thứ hai gọi là hạnh thuyết pháp. Trong hạnh thứ ba nói lìa lỗi, các hạnh còn lại văn ít cho nên thứ ba gọi là hạnh lìa lỗi. Thứ tư nói rộng về hạnh từ bi nên gọi là hạnh từ bi. Thứ ba cũng có từ bi, mà văn lược không gọi là hạnh từ bi.
Ngài Đạo Sanh và chú giải kinh nêu tên bốn hạnh:
- Hạnh Không tịch.
- Hạnh lìa kiêu mạn.
- Hạnh lìa ganh ghét.
- Hạnh từ bi.
Đạo Sanh không dùng nói pháp làm một hạnh riêng. Vì kệ dưới nói: An trí trong bốn pháp rồi sau nói Kinh Pháp Hoa, đây nói trong trụ bốn pháp ngoài nói pháp Hoa cho nên không dùng nói pháp làm một hạnh, nay dùng Đạo Sanh nói.
Hỏi: Xem hành thứ hai văn nói thật nói pháp không nên nói lìa kiêu mạn?
Đáp: Do hạnh lúc mới có giải, hạnh kế không kiêu mạn, trong đầy đủ hai hạnh nầy nên ngoài không có phải quấy mới có thể nói pháp.
Kế là nói thể của bốn hạnh: Quang Trạch dùng hai không giả thật làm thể của hạnh đầu. Lời bình rằng: Hai tuệ giả thật nầy cũng là ý của luận Tiểu thừa thính có thể thông A-hàm kia nên không dùng giải thích, Phương Đẳng như trước đã bình. Có người nói: Hai không giả thật tương tự giả làm thể. Lời bình rằng: hai không sai lầm đã như nghĩa trước, nghĩa tương tự giải lại không thể. Người từ vị thấp đến cao đều dùng chung bốn hạnh, nghiêng về căn cứ tương tự giải mà bỏ chân rõ ràng chẳng thể dùng. Có người nói: Hạnh đầu dùng nhẫn nhục làm thể. Lời bình rằng không đúng. Ban đầu văn nói không, hữu hành giải, nhẫn nhục là một chi của hữu hành, cũng chẳng dùng. Nay nói hạnh đầu chính là hai tuệ làm thể, vì sao biết vậy? Vì hễ muốn nói pháp cần phải hai tuệ chánh giải, chính là diệu ngộ của Bồ-tát khác nhau phàm phu Nhị thừa nên dùng hai tuệ làm thể. Cho nên văn nói quán các pháp như thật tướng không vô sở hữu gọi là tuệ thật. Chỉ từ nhân duyên điên đảo sinh gọi là tuệ Phương Tiện. Thể hạnh thứ hai: Quang Trạch nói: Hành thuyết pháp dùng lời nói làm thể. Có người nói: Dùng quyền trí làm thể. Nay y Đạo Sanh chú giải kinh dùng lìa kiêu mạn làm thể, trên nói hai tuệ đã có công năng nói chỉ sợ bên trong ỷ lại hiểu rõ tướng thị phi bên ngoài cho nên nói rằng kiêu mạn làm thể. Hạnh thứ ba Quang Trạch nói hạnh lìa lỗi tức dùng lìa lỗi làm thể. Long Công nói: Không nói việc tốt xấu hay dở của người khác. Ấn Sư nói: lìa bảy chi ác, lại có người nói lìa kiêu mạn làm thể. Nay theo Đạo Sanh lấy lìa ganh ghét làm thể. Kiêu mạn thì quí mình khinh người, ganh tị thì ghét người hơn mình, hai thứ này là mối lo lớn của việc mở rộng pháp, tổn thương bản hoài của Bồ-tát. Cho nên nói lìa. Hạnh thứ tư: Từ bi: Kinh có văn nói các sư lại không nói khác chỉ vì Từ bi có ba:
- Chúng sinh duyên thấy có chúng sinh.
- Pháp duyên: không thấy có chúng sinh mà thấy có pháp.
- Vô duyên, ba thứ này khác nhau, cũng được ba người đủ ba, một người đủ ba.
Ba người đầy đủ ba: là ngoại đạo có chúng sinh duyên, Nhị thừa có pháp duyên, Bồ-tát có vô duyên, một người đủ 3: Hạnh đầu là chúng sinh duyên, hạnh giữa là pháp duyên, hạnh trên là vô duyên. Nay phẩm nói đã phát sinh nêu hai không sinh pháp thì dùng vô duyên làm chánh tông.
Hỏi: Đã nói vô duyên thì lẽ ra không duyên với chúng sinh sao gọi là từ bi ư? Duyên tướng như thật của chúng sinh nên gọi là vô duyên. Vô duyên không còn khởi chúng sinh kiến và pháp kiến, như thật tướng mà biết chúng sinh nên gọi là vô duyên.
-Thứ tư giải thích tên bốn hạnh: Ban đầu hai thứ hành xứ, cận xứ này là xứ sở hành, nêu sở gọi năng theo cảnh mà gọi hai hành trung gian lìa lỗi thọ tên: hạnh thứ tư là Từ bi đương thể đặt tên, gọi chung là an vui, an trụ bốn hạnh cho nên thân tâm an vui, lại hành bốn hạnh này thân tâm an vui. Lại duyên ngoài không động gọi là an, trong tâm vui thích gọi là vui, lại an vì lìa khổ lạc gọi là đắc lạc; lại thân an, tâm an thân vui, tâm vui, nghĩa lúc đầu là chính.
-Thứ năm nói khai hợp: Long Sư nói: một hạnh đầu là thân nghiệp, kế một là khẩu nghiệp. Hai sau là ý nghiệp đây đều là đại nói về. Có người nói hai hạnh đầu chủ về trí tuệ, đầu một là không tuệ, kế một là hữu tuệ, hai hạnh sau chủ về công đức: một là chỉ thiện, một sau là hành thiện. Nay nói có thể làm bốn cặp: Đầu một là giải ba sau là hạnh, trong giải đầy đủ hai giải không hữu, trong hạnh có hai hạnh ly đắc, trong đó hai là ly hạnh, một sau là đắc hạnh. Lại đầu một là trí tuệ trong đó trí tuệ có không tuệ hữu tuệ, ba sau là công đức trong công đức có chỉ có hành, trong đó có hai là chỉ, một sau là hành. Lại một đầu một sau là đắc, trong đó hai là ly. Lại ba trước là tự hành một sau là hóa tha. Hóa tha cứu khổ ban vui. Trong tự hạnh lúc mới một là sinh giải hai sau là diệt hoặc.
-Thứ sáu là nói thứ lớp: Phàm chúng sinh có khổ đều do trái lý, nếu đủ hai tuệ thì gọi là đắc lý. Đắc lý: là không còn khổ não thân tâm an vui, do đó trước phải nói hai tuệ. Tuy lại có hiểu biết sợ y vào sự hiểu biết ấy mà lấn hiếp người hoặc ganh ghét người hơn mình cho nên nói không kiêu mạn, không ganh ghét. Đầu tiên đầy đủ hai tuệ lại đủ hai hành thì đức tự thành lập rồi sau dùng từ bi che chở người cho nên có thứ lớp.
-Thứ bảy là nói địa vị: Ban đầu từ phát tâm đến cuối cùng đăng Thập địa đều thực hành bốn hạnh, nhưng Địa tiền tương tự mà chưa chân, đăng Địa thì chỉ chân không phải tợ, trong chân vị có tịnh và không tịnh, căn cứ mỗi tịnh có công dụng, vô công dụng như trước giải thích. Nhưng bốn hạnh căn cứ một đại thể mà luận thì ngang bằng phẩm vị chỉ có tập học khác nhau, hoặc công đức đã sâu, trí tuệ còn cạn, hoặc tự hành đã hơn, hóa tha còn kém không nhất định.
-Thứ tám là nói đồng khác: Phẩm Pháp Sư nói ba việc: vào nhà Từ bi, mặc áo Nhẫn nhục, ngồi trên Không tòa có khác gì với nay? Đáp: Phẩm kia trước nói hữu hành dùng hữu giúp Không, nay trước nói về Không giải và dùng Không dẫn dắt hữu, dùng Không dẫn dắt hữu Không rõ ràng mà hữu, dùng hữu giúp đỡ Không, hữu rõ ràng mà Không, chỉ văn tự không thể lụy ở sách nên trước sau nói. Lại trước nói hóa tha sau nói về tự hành, nay trước nói tự hành sau nói về hóa tha, do Bồ-tát trước vì người sau mình, trước hóa tha mà sau tự hành, nhưng phải tự thoát khỏi rồi mới có thể cứu giúp người, cho nên trước tự hành sau hóa tha.
Kế là giải thích nghĩa Pháp sư: nghĩa Pháp sư đã như trong phương pháp mở rộng ý kinh giải thích rồi, mà chưa hết ý nay sẽ nói lược: y đây có năm thứ pháp sư:
- Thọ trì.
- Đọc.
- Tụng.
- Giải thích.
- Viết chép.
Thích luận giải thích Phẩm Diệt tránh nói: Do sức tin nên thọ, niệm lực nên trì, hoặc xem văn hoặc miệng thọ nên nói là đọc, thường nhớ không quên nên tụng, tuyên tryền cho người chưa nghe nên vì người khác nói, kinh sách của bậc Thánh nói thẳng khó hiểu cho nên giải nghĩa, đây có sáu thứ Pháp sư. Đối với nay văn xen lẫn có rộng lược, ở đây văn hợp thọ trì làm một, vì người khác nói cùng giải nghĩa lại làm một, viết chép đầy đủ làm một. Thích luận giải thích phẩm Vô tác nói
Bát-nhã có mười thứ. mười thứ đều căn cứ theo thuyết pháp mà chia ra. Gọi chung là Pháp sư: Pháp nghĩa là có thể làm phép tắc, năm người ở trên mở rộng pháp này, ở dưới vì người mà làm thầy nên gọi là Pháp sư, thông tự hành hóa tha, lại Pháp sư là năm người này dùng pháp làm thầy, đây là tự hành Pháp sư. Lại Pháp sư, pháp chính là tông diệu chủ yếu do người mở rộng, người có công mở rộng pháp nên gọi người là Pháp sư, như nói sẽ làm tâm sư không sư ở tâm, nay cũng như vậy, vì mở rộng pháp cho nên vì pháp làm thầy, đây là hóa tha Pháp sư.
Kế là nói địa vị: Nếu theo lệ bốn y, nên khởi từ nội phàm chung đến thập địa đó là địa vị của người kia, chỉ lúc mới y tự có thầy giúp đỡ, đây là tự nói vị y chỉ, nay căn cứ sự mở rộng hóa phân chia, Ngoại phàm trở lên đều là địa vị Pháp sư. Kế là căn cứ thứ bậc, như kinh Niết-bàn phẩm Tứ Y nói có chín người: Người đầu phát tâm ở chỗ các Đức Phật nhiều như cát sông Hy-liên cũng được không chê bai, nhưng chưa thể tin, kế một người ở chỗ một hà sa Chư Phật phát tâm được tin mà chưa thể thọ trì đọc tụng, hai hà sa Chư Phật phát tâm năng thọ trì đọc tụng mà chưa thể vì người nói, ba hà sa Chư Phật phát tâm có thể vì người nói mà chưa hiểu nghĩa, người bốn hà sa trong mười sáu phần hiểu nghĩa một phần, năm người hà sa trong mười sáu phần hiểu nghĩa tám phần, mười sáu hà sa trong mười sáu phần hiểu nghĩa mười hai phần, người bảy hà sa trong mười sáu phần hiểu nghĩa mười bốn phần, người tám hà sa hiểu hết đầy đủ nghĩa mười sáu phần. Chín phẩm người này bốn người trước đã không hiểu là địa vị đệ tử chẳng phải thầy, năm người sau đã có hiểu nghĩa thuộc địa vị Pháp sư, năm người đây hợp làm người có bốn y, tức người với y đầu tiên (y pháp). Lại nói chung ba mươi tâm đều là Pháp sư. Bồ-tát Thập địa niệm niệm hóa người đều là Pháp sư, tự có hơn kém, như cửu địa đắc mười thứ tư vô ngại làm Đại Pháp sư.
Hỏi: Ba nghiệp làm sao nhiếp năm thứ Pháp sư ư?
Đáp: Luận nói tín lực cho nên thọ, niệm lực cho nên trì, đây là ý nghiệp. Nhưng lúc mới chẳng phải không nhờ thân nghiệp, khẩu nghiệp, viết chép là thân nghiệp mà phải nhờ ý nghiệp cũng được có khẩu nghiệp, ba thứ còn lại đều đầy đủ ba nghiệp.
Hỏi: Năm thứ này có lìa nhau hay không?
Đáp: Thọ trì là ý nghiệp, được lìa bốn thứ như đọc tụng v.v…. Nếu lìa bốn thứ như đọc tụng,v.v… thì phải thọ trì, vì sao? Vì do tín tâm nên mới có đọc tụng,v.v…
Hỏi: Cũng có người không tin mà đọc tụng, đây nên lìa thọ trì ư?
Đáp : Nay không nói điều này.
Hỏi: Trong kinh này vì sao trước nói thọ trì, đọc tụng, giải thích, biên chép lấy làm thứ lớp ư?
Đáp: Tín là môn đầu cho nên nói thọ trì, do sức tin cho nên năng đọc tụng, năng đọc tụng rồi mới hiểu nghĩa, hiểu nghĩa nên nói cho người khác nghe, khiến pháp lưu thông cho nên viết chép.
Hỏi: Năm hạng này có bao nhiêu công đức, bao nhiêu trí tuệ ư?
Đáp: Đều có cả trí tuệ, chỉ bốn thứ còn lại thuộc về công đức, gượng giải thích chính là trí tuệ.
Hỏi: Thọ trì đầy đủ hai lực tín niệm, bốn thứ còn lại có mấy lực?
Đáp: Giải thích là tuệ lực cũng là tinh tiến lực, định lực; đọc tụng chính là tinh tiến lực cũng là tuệ lực, chỉ có mạnh yếu mà thôi.
Hỏi: Năm thứ này có bao nhiêu tự hành hóa tha?
Đáp: Giải thích có cả tự tha, nhưng hóa tha mạnh, tự hành yếu, bốn có cả tự tha, tự hành mạnh, hóa tha yếu.
Hỏi: Vì sao chỉ nói năm thứ này?
Đáp: Lược nêu năm!
Kinh Đại Phẩm và phẩm Khuyến phát của kinh này lại có chánh ý niệm và tu tập đều thuộc về ba nghiệp này.
Hỏi: Thọ trì ý nghiệp có thể được hóa tha người hay không?
Đáp: Do ý nghiệp tin cho nên năng hóa tha người, cũng có nghĩa hóa tha.
Hỏi: Năm thứ nầy làm gì có sâu cạn ư?
Đáp: Y kinh thứ lớp nói sâu cạn, tin thẳng thì dễ cho nên ở trước, do có tin cho nên đọc, do đọc nên tụng, do tụng nên giải thích; do giải thích nên viết chép tức là từ cạn đến sâu.
Kế là nói về nghĩ gần xa của Phật đạo giải thích thí dụ cao nguyên tìm nước: luận rằng đây tuy một câu văn kinh mà chỉ tìm vị tức hỷ sinh, khen chê Niết-bàn dùng bốn trọng năm nghịch chê bai pháp, xiển đề đều một loại lựa chọn phán đoán. Bát-nhã nói không suy xét mà đọc tụng thọ trì cho nên thành việc ma, nay nói đủ sự nghe khác nhau nói sự được mất kia, dám hy vọng sinh thiện ngõ hầu mong thoát khỏi lỗi lầm.
Có người nói sơ giáo như đất cao nguyên, Đại Phẩm như đất thấp ướt, Pháp Hoa dụ cho bùn, quả Phật như nước. Có người nói Duy ma, Tư Ích như đất khô, Kinh Vô Lượng Nghĩa như đất ướt, Pháp Hoa như đất bùn, quả Phật như nước. Có người nói Đại Phẩm như đất khô, Vô Lượng Nghĩa như đất ướt, Pháp Hoa như bùn, quả Phật như nước; ba thứ này đều chấp năm thời nói.
Đạo Sanh nói: Khát thiếu tìm nước: Thọ trì Pháp Hoa cầu ngộ Phật đạo muốn chứng đắc như rất khát thiếu cần nước, ở chỗ đất cao khoét đục cầu tìm, Nhất thừa đối Ba thừa là khó đắc, cho nên đối Pháp Hoa cầu giải như tìm nước ở cao nguyên, thọ trì đọc tụng là đục khoét, chưa thể như nghe mà giải còn là chưa nghe như thấy đất khô, nếu hiểu mới gọi là nghe, như tìm đến bùn biết cách nước không xa. Chú giải kinh chép: Sanh tử khát cần nước vắng lặng. Nước ở cao nguyên là diệu lý Nhất thừa cầu lý ở Pháp Hoa như cầu nước, còn thấy đất khô như thọ trì viết chép dùng đục khoét lúc mới là chưa nghe; chưa hiểu cách đạo còn xa như thấy đất khô. Kế là đọc tụng dùng thí dụ thi công không ngừng, nghe rồi hiểu nên gọi là thấy đất ướt và bùn. Chú giải kinh còn chọn ý Đạo Sanh chỉ tu bổ trang sức thêm một chút thôi!
Lời bình: Thí dụ nầy chỉ có hai ý:
- Dụ cách Phật đạo.
- Dụ cách Phật đạo gần không nên lẫn lộn giải thích.
Lại ba sư đầu nói các giáo trước Pháp Hoa cách Phật đạo xa, Pháp Hoa giáo cách Phật đạo gần. Hai giải thích sau chỉ căn cứ Pháp Hoa tự nói xa gần, chưa thể như nghe hiểu gọi là xa, có thể như nghe hiểu gọi là gần nay kiểm xét kinh từ đầu đến cuối đều mất ý chỉ.
Suy tìm văn xuôi hợp thí và kệ văn đầy đủ có hai nghĩa:
- Nêu các kinh đối Pháp Hoa để nói gần, xa.
- Căn cứ Pháp Hoa tự nói gần xa.
Kệ nói: Các người như thế ấy, không nghe kinh Pháp Hoa, cách Phật đạo rất xa nếu nghe hiểu sâu kinh, là gần trí tuệ Phật. Ở đây nêu các kinh khác đối Pháp Hoa để nói nghĩa xa, gần. Văn xuôi nói: Nếu chưa nghe chưa hiểu, chưa thể tu tập thì cách Phật đạo xa, trái với ở đây là cách Phật đạo gần; văn nầy đầy đủ hai nghĩa: nếu căn cứ chưa nghe là cách Phật đạo xa, đây y cứ các kinh để đối Pháp Hoa; nếu căn cứ chưa hiểu là xa, có thể hiểu là gần, đây căn cứ Pháp Hoa tự nói gần xa, do đó các sư chỉ dùng một văn đều mất ý chỉ kinh.
Hỏi: Nêu các kinh đối Pháp Hoa nói tướng gần xa như thế nào?
Đáp: Trước Pháp Hoa chưa khai ba làm phương tiên, Nhất thừa làm chân thật liền khiến cho người cầu thành Phật còn có do dự, tâm đại tiểu mong lấy quả Phật chưa quyết định cho nên cách Phật đạo xa.
Pháp Hoa nói có một không ba, dứt hẳn tâm lui sụt, cầu Phật ý quyết định, cho nên cách Phật đạo gần.
Hỏi: Làm sao biết căn cứ nghĩa bỏ quyền bày nói thật chẳng gần, xa ư?
Đáp: Kệ dưới nói: Nếu nghe hiểu kinh này sâu tức là pháp Thanh văn quyết liễu pháp Thanh văn quyết liễu tức là biết kia ba là quyền một thừa là thật.
Lại, Văn xuôi nói mở cửa Phương Tiện thị hiện tướng chân thật, tức giải thích ý gần xa cho nên biết như vậy.
Hỏi: Trước Pháp Hoa tức là Bát-nhã có thể nói Bát-nhã cách Phật đạo xa ư?
Đáp: Trước đã giải thích nghĩa nầy rồi, nay nói lại:
1/ Căn cứ Bát-nhã chưa khai bên nghĩa quyền, tức lúc mới hành Bồ-tát còn có trông mong tiến lùi, hoặc nói tiến là Bồ-tát hoặc nói lùi là Nhị thừa không bao giờ thành Phật, cho nên Bát-nhã đối với người kia cách Phật đạo xa. Nếu nghe Pháp Hoa không có ba có một thẳng tiến không trở lại thì Pháp Hoa đối với người ấy cách Phật đạo gần.
2/ Thanh văn không giác biết Bát-nhã mật hóa Nhị thừa khiến hướng về Phật đạo, như không biết phó chúc tài vật còn nói Bát-nhã có Ba thừa giáo. Cho nên, chấp chặt Nhị thừa, Bát-nhã đối với người kia cách Phật đạo xa. Nghe Pháp Hoa bỏ quyền nói có một không ba, bỏ Nhị thừa chấp tín thọ Nhất thừa thì Pháp Hoa đối với người kia cách Phật đạo gần.
Hỏi: Căn cứ hai người Đại tiểu mà xếp hai kinh gần xa, dùng lý nói Bát-nhã Pháp Hoa vì sao có hơn kém ư?
Đáp: Bát-nhã chính là nói tuệ thật, Phương Tiện tuệ, hai thứ này là pháp thân cha mẹ của Chư Phật mười phương ba đời, người cầu Phật thì trước phải học Bát-nhã như trước đã nói.
Lại nữa người cầu Phật đạo đều còn đủ phiền não như người già bệnh nằm nghỉ trên giường không dậy được, hai người Bát-nhã Phương Tiện mạnh, một dìu, một xốc nách đến Phật đạo, cho nên người cầu Phật phải học Bồ-tát. Lại ba cõi Nhị thừa là họa lớn của Phật đạo, nhờ tuệ Phật nên không mê đắm ba cõi, dùng Phương Tiện nên không chứng Nhị thừa lìa đại ác nầy mới năng đến Phật đạo cho nên người cầu Phật phải học Bát-nhã. Lại Bát-nhã nói lên các thật tướng, thật tướng là gốc của Đại thừa, do thật tướng nên có Bát-nhã, dùng tâm Bát-nhã tu muôn hạnh, muôn hạnh đều là vô sở đắc, muôn hạnh như thế năng động năng xuất gọi là Đại thừa. Nếu vậy, kinh Bát-nhã chính nói căn bản Nhất thừa cho nên Bát-nhã là trên hết đây tức là gốc trong bản. Vì sao? Vì Nhất thừa là gốc của Ba thừa, thật tướng lại là gốc của Nhất thừa, Bát-nhã thường nói thật tướng tức Kinh Bát-nhã là gốc trong gốc.
Hỏi: Thật tướng cũng là gốc của Ba thừa, vì sao nói là gốc của Nhất thừa ư?
Đáp: Người Nhị thừa không thể biết bản tánh Không, cho nên các pháp bản tánh không chỉ là căn bản Đại thừa, chẳng phải gốc của Nhị thừa.
Hỏi: Bát-nhã chưa bỏ quyền thì Bát-nhã là kém Pháp Hoa là hơn ư?
Đáp: Pháp Hoa chỉ nói nghĩa bỏ quyền khác với Bát-nhã, nếu nghĩa bày thật chung quy Bát-nhã, vì sao? Vì bỏ quyền tức là bỏ tâm Nhị thừa, bỏ tâm Nhị thừa tức phát tâm Bồ-đề, nếu phát tâm Bồ-đề rồi tức tu hành học đạo Bồ-tát, cần phải ký gửi thai nghén hai tuệ mới thành con của pháp thân Như lai, nên nói Bát-nhã là hơn.
Lại nữa, Đức Phật từ đầu đến cuối thường dùng Bát-nhã để hóa độ tất cả chúng sinh, lúc mới hiển giáo Bồ-tát Bát-nhã, Mật giáo Nhị thừa Bát-nhã, đây là từ Đại Phẩm đến trước Pháp Hoa. Kế là Pháp Hoa hiển giáo Nhị thừa Bát-nhã cũng hiển giáo Bồ-tát Bát-nhã, do hiển giáo Nhị thừa Bát-nhã nên Bát-nhã cũng gọi là Pháp Hoa, chẳng phải ngoài Bát-nhã có Pháp Hoa riêng, cho đến Niết-bàn nói Bát-nhã tức là bốn thứ Phật tánh. Đại Phẩm chép: Nhân gọi là Bát-nhã quả gọi là Tát Bát-nhã. Niết-bàn chép: Nhân gọi là quán trí, quả gọi là Bồ-đề, Bồ-đề không lụy tức là quả quả, quán trí cùng cảnh giới không có tự thể riêng, nghĩa sở quán tức là cảnh, nghĩa năng quán tức là trí. Nghĩa phát quán là cảnh, nghĩa năng chiếu là trí cho nên Bát-nhã tức là bốn tánh. Nên biết duy nhất Bát-nhã cho nên rất lớn. Lại Địa tiền bốn mươi tâm gọi là tương tự Bát-nhã, đăng Địa cách đến Phật gọi chân Bát-nhã cho nên biết Bát-nhã theo chiều dọc có cả năm mươi hai vị tức Bát-nhã là lớn nhất.
Hỏi: Vì sao pháp Bát-nhã là lớn nhất như vậy ư?
Đáp: Bát-nhã là Chư Phật Bồ-tát quán tâm cho nên tất cả giáo đều nói pháp này, tất cả Chư Phật Bồ-tát đều tu hành theo pháp này.
Lại Bát-nhã có ba thứ:
- Sở hành tức cảnh thật tướng gọi là thật tướng Bát-nhã.
- Quán năng hành gọi là quán chiếu Bát-nhã.
- Vì chúng sinh nói tức văn tự Bát-nhã.
Cảnh sở hành tức hành xứ của Chư Phật Bồ-tát, tâm năng hành tức Phật Bồ-tát quán, hai thứ này là đức của chính mình, văn tự Bát-nhã tức là giáo môn đức hóa tha, ba thứ này thâu nhiếp tất cả Phật Bồ-tát năng hành sở hành, tự hành, hóa tha chẳng gì không cùng tận, dù có ngàn kinh muôn luận cuối cùng là nói lên pháp này, vì tất cả giáo đều nhập vào Bát-nhã cho nên Bát-nhã là lớn nhất, Long Thọ đâu thể nói suông.
Hỏi: Nếu vậy Pháp Hoa là kém ư?
Đáp: Pháp Hoa là tên khác của Bát-nhã. Chỉ nói các nghĩa trên không sánh bằng Bát-nhã nên gọi là kém, chẳng những Pháp Hoa không bằng các Kinh Đại thừa mà các kinh cũng đều không bằng Bát-nhã, như luận nêu mười thứ Kinh Đại thừa mà Bát-nhã là lớn nhất.
Hỏi: Đây nói khó tin nay lại xin giải thích, vì Bát-nhã đã liễu nghĩa các Kinh Đại thừa nói chưa liễu nghĩa nên nói về hơn kém phải không?
Đáp: Không đúng, chỉ Bát-nhã chuyện nói các nghĩa trong các kinh khác không như vậy, căn cứ và vì nghĩa này nên gọi là Bát-nhã trên hết.
Hỏi: Trước nói căn cứ vào Pháp Hoa tự nói nghĩa cách Phật đạo xa gần như thế nào?
Đáp: Đại ý như Đạo Sanh, chú giải kinh giải thích rằng: Nay lại phải lãnh giải ý nầy, nếu nghe Pháp Hoa sinh ba tuệ tức cách Phật đạo gần, dù nghe mà không sinh ba tuệ thì cách Phật đạo xa, cho nên văn nói: Nếu được nghe hiểu tư duy tu tập là cách Phật đạo gần, nghe hiểu là văn tuệ, tư duy là tư tuệ, tu tập là tu tuệ, căn cứ vào ba tuệ này tự luận gần xa, văn tuệ là xa hai tuệ khác là gần như vậy có thể biết.
Hỏi: Chỉ nên như Đạo Sanh và Chú giải Kinh giải thích, vì sao như vậy? Vì chỉ một cao nguyên cầu tìm nước có gần có xa, chỉ trong một giáo Pháp Hoa cầu Phật sinh ba tuệ là gần, không sinh ba tuệ là xa, nếu dùng các giáo trước Pháp Hoa là xa, Pháp Hoa là gần, chính là cao nguyên khác sao gọi là một cao nguyên được ư?
Đáp: Pháp Hoa Bát-nhã đồng là một Đại thừa tạng, cũng được đồng là một cao nguyên, lại y Đạo Sanh giải thích có các ngăn ngại trước đó nên có thể được cả hai nghĩa.